PDA

View Full Version : Nhận biết các bệnh u da lành tính



songchungvoi_HIV
29-04-2014, 10:26
09:33, Thứ Năm, 10/04/2014
U da lành tính là bệnh hay gặp ở độ tuổi thanh niên trở lên với nhiều dạng. Phát hiện sớm với những triệu chứng cơ bản dưới đây giúp người bệnh điều trị hiệu quả.

<tbody>
http://megafun.vn/dataimages/201404/original/nhan-biet-cac-benh-u-da-lanh-tinh-1121333.jpeg


Ảnh minh họa.

</tbody>
U nang bã: Là những u mềm hoặc cứng chắc, hình tròn hoặc oval nằm ở dưới da. Thay đổi về kích thước, xuất hiện ở đầu, cổ, mặt, da bìu và lưng, trong chứa chất bã. Điều trị: Gây tê, chích rạch tháo bỏ chất bã.
U nang dạng da: U nang dạng da là u bẩm sinh thường xuất hiện ở vùng mắt, ở mũi và ở cổ. U màu nâu sáng, lâm sàng nhiều khi giống u xơ (fibroma). Trong u chứa lông tơ, nang lông thoái hoá và tuyến bã. Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ u.
U nang tuyến bã người già: Loại u này thường xuất hiện ở người già. Vị trí thường ở vùng trán, xuất hiện các sẩn nhỏ, phẳng rải rác không đều trên vùng mặt; có thể kèm trạng thái da dầu. Điều trị tốt nhất là đốt điện.
Nang kê: Là các sẩn rất nhỏ, trắng lóng lánh như hạt trai xuất hiện trên của mặt phần nhiều quanh mắt. Nó được nghĩ là do các nang chứa chất bã và tế bào sừng. Điều trị: Chích bằng kim hoặc dao mổ sắc; các nang quá nhỏ có thể nạo bỏ.
Mắt cá và chai chân: Mắt cá là nút sừng hình nón, chủ yếu xuất hiện ở ngón chân có thể ở vùng lòng bàn chân, trung tâm màu trắng, vàng, có nút sừng ở trung tâm, đi lại tỳ ép vào thì đau chân. Chai chân là dày sừng khu trú thường ở bàn chân do áp lực liên tục (đi lại, lao động) nó thường không đau, biểu hiện là dày sừng màu trắng ngà vàng, cứng chắc. Cần phân biệt mắt cá, chai chân với mụn cóc ở bàn tay, bàn chân. Điều trị: Mắt cá cắt bỏ hoặc bôi bằng mỡ salicylic 40% 2 - 7 ngày. Chai chân: Bôi mỡ salicylic 20 - 40%, cắt gọt lạng bớt chỗ chai chân.
U xơ thần kinh: Trên da có các u mềm, kích thước khác nhau, không đối xứng, tròn, có khuynh hướng lủng lẳng treo trên da. Nắm vào u có cảm giác u nhẽo, rỗng ở giữa, là bệnh do di truyền trội. Có các đám mảng màu cà phê sữa, thâm đen màu nâu. Có thể trên người có thiểu năng trí tuệ. Điều trị: Cắt bỏ một số u do yêu cầu thẩm mỹ.


Đuôi da: Là một u nhú da (papiloma), u xơ mềm (soft fibroma), là u nhú có cuống (polyp), mềm, hình tròn hay oval, màu nâu hay như màu da. Bệnh này hay gặp ở nữ, bệnh nhân béo phì và cũng thường xuất hiện ở tuổi trung niên, người lớn tuổi. Vị trí thường gặp là vùng cổ, da quanh mắt, vùng nếp kẽ như nách, nếp dưới vú, bẹn cần chẩn đoán phân biệt với Nevi sắc tố, u xơ thần kinh, u mềm lây. Nó thường thắt lại thành cuống ở chỗ đáy nền da. Kích thước thay đổi từ dưới 1 - 10mm. Mô học thấy biểu bì mỏng và là một mô xơ nhão. Tổn thương không có triệu chứng chủ quan, đôi khi trở nên nhạy cảm đau sau chấn thương hoặc do bị xoắn lại. Điều trị: Cắt bỏ, áp lạnh.

Theo ThS Vũ Văn Tiến(Phó trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện 103)
Kiến thức
http://megafun.vn/cuoc-song/suc-khoe/kien-thuc/201404/nhan-biet-cac-benh-u-da-lanh-tinh-344001/

songchungvoi_HIV
29-06-2014, 09:59
AloBacsi ơi, bệnh giảm sắc tố da điều trị thế nào?Chủ nhật, 29/06/2014 08:20
Thưa bác sĩ,

Em đi khám da liễu, BS bảo em bị giảm sắc tố melanin ở da. Em bị ở đùi phải. Em muốn hỏi cách chữa trị thế nào và vùng da bị bệnh có thể trở lại đều màu được không?

(Duy An - Quảng Bình)BS Đoàn Mạnh Khải:
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/06/28/b76giam-sac-to-da2.jpgẢnh minh họa


Chào Duy An,

Bệnh giảm hoặc mất sắc tố ở da (còn gọi là bệnh bạch biến (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=b%E1%BB%87nh%20b%E1%BA%A1ch%20bi%E1%BA%BFn)), nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ nhưng có liên quan nhiều đến các bệnh lý miễn dịch hệ thống.Tùy theo kích thước, tính chất, tính ổn định (không thay đổi kích thước sau từ 1-2 năm) của vùng da mất sắc tố mà các biện pháp điều trị có thể thay đổi từ việc sử dụng thuốc thoa, thuốc uống, laser (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=%20laser), ghép tế bào sắc tố tự thân, hoặc cắt bỏ sang thương.
Em nên đến khám trực tiếp tại BV chuyên khoa da để xác định chính xác nguyên nhân điều trị hiệu quả.
http://alobacsi.vn/da-lieu-di-ung/alobacsi-oi-benh-giam-sac-to-da-dieu-tri-the-nao-q41333c188.htm

songchungvoi_HIV
29-06-2014, 10:02
Màu da sáng hơn sau tẩy nốt ruồi, do đâu?Thứ sáu, 27/06/2014 11:33
Chào bác sĩ,

Cháu năm nay 21 tuổi. Cách đây 5 năm cháu có đi tẩy 1 nốt ruồi trên mặt ở hiệu cắt tóc. Thời gian gần đây, cháu thấy vùng da xung quanh nốt ruồi sáng lên, cháu có gửi kèm hình đây ạ. Cho cháu hỏi là có phải là bạch biến không ạ? Làm sao để có thể làm mất vết trắng đó được ạ. Mong bác sĩ tư vấn và giúp đỡ. Cháu xin cảm ơn!

(An Trần - an…@gmail.com)BS Đoàn Mạnh Khải:
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/06/27/a8bsau-tay-not-ruoi2.JPGẢnh do bạn đọc cung cấp



An Trần thân mến,

Sang thương theo hình bạn gửi kèm là sang thương giảm sắc tố ở da (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=gi%E1%BA%A3m%20s%E1%BA%AFc%20t%E1%BB%91%20%E1% BB%9F%20da), không phải bệnh bạch biến.Sang thương này có thể là hậu quả của việc tẩy nốt ruồi (http://alobacsi.vn/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=t%E1%BA%A9y%20n%E1%BB%91t%20ru%E1%BB%93i) bằng hóa chất mà bạn đã thực hiện cách đây 5 năm.
Điều trị dát giảm sắc tố này bạn có thể sử dụng thuốc thoa hoặc laser. Bạn nên đến khám trực tiếp tại phòng khám hoặc BV chuyên khoa da để được điều trị.
http://alobacsi.vn/da-lieu-di-ung/mau-da-sang-hon-sau-tay-not-ruoi-do-dau-q41245c188.htm

songchungvoi_HIV
30-06-2014, 09:22
Cách loại bỏ hạt cơm trên daChủ nhật, 29/06/2014 21:50
Hạt cơm là bệnh da thường gặp do virut HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/06/29/Cach-loai-bo-hat-com-tren-da_160.jpg
Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời gian "không có hạt cơm" càng lâu càng tốt.
Các nhà khoa học đã tìm ra được một số phương pháp loại bỏ hạt cơm (http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/da-lieu-di-ung/hat-com-co-chua-khoi-a2013072108575154c188.htm), đó là: dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố, phương pháp này hữu hiệu đối với những mụn cơm khô ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật.

Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân, người ta có thể điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại, có thể để băng trong 5 ngày rồi bỏ đi, tiếp tục làm như thế trong hàng tuần hay hàng tháng để trừ hẳn mụn cơm. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ.

Ngoài ra, còn có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm. Liệu pháp laser CO2 đặc biệt có hiệu quả để điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm dưới móng, mụn cơm gan bàn chân. Khi mắc hạt cơm, không được tự ý cậy, tẩy, bóc gây tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt.

AloBacsi.vn
Theo BS. Vũ Thu Dung - Sức khỏe và Đời sống