PDA

View Full Version : Tiếp tục cảnh báo nguy cơ gây hại của paracetamol



songchungvoi_HIV
22-02-2014, 20:14
Cập nhật lúc 09:26 22/02/2014

KTĐT - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản cập nhật cảnh báo nguy cơ gây phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc chứa hoạt chất Paracetamol.
Theo đó, cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra cảnh báo tính an toàn của các thuốc có chứa hoạt chất. Những thuốc này có thể gây các phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỷ lệ mắc phải không cao. Nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế và các BV cập nhật cho các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn biết để tăng cường theo dõi, xử trí đối với các trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng trên da của thuốc chứa hoạt chất paracetamol.

Hoàng Nguyên
http://www.ktdt.vn/xa-hoi/y-te/2014/02/81022D9F/canh-bao-thuoc-paracetamol-gay-hai/

songchungvoi_HIV
05-05-2014, 12:18
05/05/2014 04:25 (GMT + 7)
TT - Paracetamol hay acetaminophen là thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, không có hoặc ít có tác dụng chống viêm như aspirin.
Với liều điều trị, paracetamol thường có rất ít tác dụng phụ nên được phép sử dụng không cần kê đơn. Paracetamol thường được bào chế dưới dạng đơn chất dùng hạ sốt hoặc kết hợp với các thành phần khác điều trị cảm cúm, sổ mũi, làm giảm đau khớp, đau thần kinh, đau sau chấn thương hay đau sau thủ thuật, phẫu thuật.
Gần đây, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lại tiếp tục nhắc nhở các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngừng kê đơn và các dược sĩ ngừng cung cấp các sản phẩm thuốc kết hợp, trong đó mỗi viên chứa hơn 325mg paracetamol. Theo FDA, các sản phẩm này không còn được cho là an toàn vì có nguy cơ gây tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan, ghép gan hay tử vong khi dùng quá liều. Đa số người dùng thường không biết rằng nhiều dược phẩm có chứa paracetamol kết hợp, kể cả thuốc được kê toa hay không cần kê toa, nên rất dễ ngộ độc thuốc do vô tình dùng quá liều, đặc biệt ở những người đang có sẵn bệnh gan.
Theo FDA, gần 1/2 tổng số trường hợp suy gan có liên quan đến việc dùng quá liều paracetamol trong những biệt dược kết hợp có chứa paracetamol. Tổn thương gan nghiêm trọng do paracetamol thường có thể xảy ra theo ba phương cách chung sau đây:
- Dùng cùng một lúc nhiều hơn một liều thuốc có chứa paracetamol.
- Dùng quá liều chỉ định của thuốc có chứa paracetamol trong 24 giờ.
- Uống rượu bia trong khi dùng các thuốc có chứa paracetamol.
Tuy nhiên, tổng liều 650mg (hai viên) paracetamol cho mỗi lần sử dụng vẫn có thể được bác sĩ chỉ định khi cần thiết nhưng cần xem xét thêm các thành phần thuốc kết hợp khác có trong viên thuốc.

BS LÊ ĐỨC THỌ
(Theo FDA)

songchungvoi_HIV
05-05-2014, 12:26
Paracetamol, coi chừng tác dụng phụ trên daTT - Thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol rất được ưa dùng vì mua dễ dàng, không cần toa bác sĩ. Nhưng tháng 8-2013, Cơ quan Quản lý thực phẩm - dược phẩm Hoa Kỳ đã cảnh báo về các thuốc có chứa paracetamol có thể gây phản ứng có hại ADR nghiêm trọng trên da.
Nhiều người biết rằng dùng paracetamol để giảm đau hạ nhiệt tương đối an toàn do paracetamol không gây đau dạ dày, tức không gây viêm loét dạ dày - tá tràng. Song chúng ta vẫn phải lưu ý độc tính của nó đối với gan. Khá nhiều trường hợp ngộ độc paracetamol dẫn đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc người có chức năng gan hoạt động kém.
Khi đưa thuốc vào cơ thể, thuốc được xem là chất lạ. Vì vậy, ngoài tác dụng chính là điều trị phòng bệnh do thuốc đem lại, cơ thể ta có thể chống lại chất lạ đó bằng những phản ứng gây rối loạn. Đặc biệt có phản ứng gọi là dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc biểu hiện bằng nhiều dạng. Biểu hiện nhẹ thường là trên da nổi mề đay, mẩn ngứa. Nhưng ADR trên da do paracetamol gây ra có ba hội chứng thuộc loại nghiêm trọng có thể gây tử vong. Đó là:
* Hội chứng Stevens-Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm theo sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, thận. Chẩn đoán hội chứng Stevens-Johnson khi có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tổn thương.
* Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): còn gọi hội chứng Lyell, gồm có:
- Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nước bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người.
- Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.
- Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột.
- Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.
- Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan... đưa đến tỉ lệ tử vong cao 15-30%.
* Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn, sau đó có thể lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng cao.
ADR trên da do paracetamol gây ra mặc dù tỉ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng. Vì vậy, khi cho bệnh nhân dùng thuốc chứa dược chất này, bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) vừa kể ở trên.
Còn với người bệnh, khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng dị ứng nào khác, cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
Ngoài cảnh giác với ADR trên da do paracetamol, dùng thuốc chứa paracetamol còn cần lưu ý không dùng paracetamol để tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá mười ngày ở người lớn và quá năm ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn; người uống rượu nhiều không nên dùng bừa bãi paracetamol...

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (Đại học Y dược TP.HCM)

Nếu gặp phản ứng phụ, dừng thuốc ngay
Cục Quản lý dược vừa có văn bản đề nghị các sở y tế, bệnh viện cập nhật ngay cho các thầy thuốc, cơ sở cung cấp thuốc phản ứng phụ trên da ở bệnh nhân dùng thuốc chứa paracetamol, cảnh báo bệnh nhân sử dụng thuốc biết các dấu hiệu phản ứng trên da nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc chứa paracetamol gặp phản ứng phụ, đề nghị dừng thuốc ngay và tìm loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác thay thế. Với các công ty đăng ký, sản xuất thuốc, cục yêu cầu cập nhật ngay cảnh báo nói trên vào tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Với các thuốc đang chờ cấp đăng ký, cục cho biết chỉ xét cấp đăng ký thuốc khi nhà sản xuất/đăng ký đã nộp đủ hồ sơ đã cập nhật các tác dụng phụ mới phát hiện.
Ngoài ra, PGS.TS Lê Văn Truyền - nguyên thứ trưởng Bộ Y tế - cho rằng khi đã dị ứng với paracetamol, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác đều cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. “Paracetamol là thuốc bán không cần đơn do tỉ lệ phản ứng phụ không nhiều, nhưng như vậy cũng không phải là không có phản ứng phụ và cũng cần cảnh báo về tác dụng phụ” - PGS Truyền cho biết.
Theo thống kê của Cục Quản lý dược, thuốc chứa paracetamol là nhóm thuốc có nhiều số đăng ký vào loại nhất của ngành dược, với hàng trăm loại thuốc chứa paracetamol cả sản xuất trong nước và nhập khẩu... Điều đáng nói là các tác dụng phụ nghiêm trọng kể trên đã được FDA cảnh báo từ tháng 8-2013, nhưng VN phải đến đầu năm 2014 mới cập nhật và cảnh báo cho hệ thống y tế.

L.ANH
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/594697/paracetamol-coi-chung-tac-dung-phu-tren-da.html

songchungvoi_HIV
05-05-2014, 12:29
Không dùng liều cao paracetamol mỗi lầnTT - Theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), gần 1/2 trong tổng số các trường hợp suy gan có liên quan đến việc dùng quá liều paracetamol trong những biệt dược kết hợp có chứa paracetamol.
Tổn thương gan nghiêm trọng do paracetamol thường có thể xảy ra theo ba phương cách chung sau đây:
- Dùng cùng lúc nhiều hơn một liều thuốc có chứa paracetamol.
- Dùng quá liều chỉ định của thuốc có chứa paracetamol trong 24 giờ.
- Uống rượu bia trong khi dùng các thuốc có chứa paracetamol.
Paracetamol hay acetaminophen là thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, không cần kê đơn. Paracetamol được bào chế dưới dạng đơn chất dùng để hạ sốt hoặc kết hợp với các thành phần khác dùng để điều trị cảm cúm, sổ mũi, làm giảm đau khớp, đau thần kinh, đau sau chấn thương hay đau sau thủ thuật, phẫu thuật...
Nhiều người không biết một số dược phẩm có chứa paracetamol kết hợp nên rất dễ ngộ độc thuốc này do vô tình dùng quá liều hoặc đang có sẵn bệnh gan.

BS LÊ ĐỨC THỌ
(http://www.fda.gov/safety (http://www.fda.gov/safety))

songchungvoi_HIV
24-07-2014, 17:21
Nghi ngờ tác dụng của Paracetamol đối với chứng đau thắt lưngThứ năm, 24/07/2014 12:38
Paracetamol, sự lựa chọn đầu tiên dành cho người bị đau thắt lưng, trên thực tế chẳng hơn gì những viên giả thuốc.
http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/07/24/2407_Paracetamol_160.jpg
Đây là phát hiện của các nhà nghiên cứu Australia, công bố trên tạp chí y học The Lancet của Anh ra ngày 23/7.

Trong công trình nghiên cứu "Paracetamol đối với chứng đau thắt lưng," các nhà nghiên cứu chia 1.652 bệnh nhân bị đau thắt lưng cấp tính ở Sydney, Australia, thành ba nhóm.

Nhóm thứ nhất dùng Paracetamol thường xuyên, nhóm thứ hai dùng khi cần và nhóm thứ ba dùng các viên giả Paracetamol.

Bệnh nhân được coi là phục hồi nếu bảy ngày liên tiếp không hoặc chỉ xuất hiện một cơn đau. Cả ba nhóm đều được nhận những lời khuyên và lời đảm bảo tích cực trong thời gian theo dõi.

Kết quả cho thấy nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai phục hồi sau 17 ngày dùng thuốc trong khi thời gian phục hồi đối với nhóm thưa ba là 16 ngày.

Nhóm nghiên cứu kết luận Paracetamol không tác động đến thời gian phục hồi ở bệnh nhân đau thắt lưng và cũng không tác động đến cơn đau, nguy cơ tàn tật, hoạt động của vùng thắt lưng, thay đổi về triệu chứng, giấc ngủ hay chất lượng sống của bệnh nhân.

Theo các nhà nghiên cứu, quên đi cơn đau có thể là liệu pháp tốt hơn dùng thuốc.

Sau công trình trên, các nhà nghiên cứu cho rằng cần xem xét lại phác đồ điều trị ưu tiên sử dụng Paracetamol cho người bị bệnh đau thắt lưng.



AloBacsi.vn
Theo TTXVN

songchungvoi_HIV
27-07-2014, 12:07
Xử trí khi bị ngộ độc thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol27/7/2014 10:27
Theo BS Hà Duy Cường, người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay.Paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm. Tuy nhiên, do không cẩn trọng và thiếu hiểu biết nên đã bị ngộ độc do sử dụng quá liều. Việc xử trí khi bị ngộ độc thế nào cho đúng để tránh những hậu quả đáng tiếc là một vấn đề cần được quan tâm.
Triệu chứng ngộ độc
Người dùng thuốc sau vài giờ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Trong vòng 18 - 72 giờ có thể đau bụng kèm theo gan sưng to, sờ thấy gan đau. Nếu không cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đến suy gan. Người bị suy gan sẽ bị vàng da, hôn mê, đông máu nội mạch rải rác, chảy máu, hạ đường huyết, dẫn tới tử vong.

http://skds3.vcmedia.vn/JRGSJiLd3e5GsxdM0P2pqg65KoKccc/Image/2013/03/0301/ngo-doc-para-d489b.jpg
Sử dụng quá liều paracetamol sẽ gây ngộ độc. Ảnh: TL

Xử trí thế nào?
Ngay khi uống quá liều paracetamol cần nghĩ ngay đến tình trạng ngộ độc chứ không cần phải đợi đến khi có các triệu chứng bị ngộ độc thì mới xử lý.
Sơ cứu ban đầu cần thực hiện là gây nôn ngay khi mới uống thuốc. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan.
Làm gì để phòng tránh?
Khi bị cảm cúm, đặc biệt là trẻ em không nên dùng paracetamol để tự điều trị quá 5 ngày, đối với người lớn không quá 10 ngày.Những người bị bệnh gan, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, những người đang bị mất nước (do sốt cao kéo dài), người đang dùng các thuốc chống co giật (điều trị động kinh) phải thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều thông thường giảm sốt cho trẻ là 10 - 15mg/kg cân nặng, ngày uống 3 - 4 lần, và liều tối đa cho trẻ không quá 60mg/kg/ngày. Người lớn mỗi lần uống 500 - 1.000mg, ngày uống 3 lần, không nên quá 3g trong ngày.Riêng đối với người cao tuổi, liều dùng nên thấp hơn do chức năng gan đã kém.
Tuyệt đối không nên uống rượu khi dùng thuốc và uống nhiều loại thuốc cảm cúm cùng một lúc. Khi có biểu hiện ngộ độc, bằng mọi cách phải gây buồn nôn, cho uống than hoạt tính giải độc.
Trong mọi trường hợp đều cần rửa dạ dày nên tốt nhất là đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Hà Duy Cường
Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1801390551)

songchungvoi_HIV
28-07-2014, 09:42
Phát hiện mới về thuốc giảm đau paracetamol

Thứ hai, 28/07/2014 07:54
Dùng thuốc giảm đau paracetamol không có tác dụng đối với bệnh đau lưng dưới cho dù nó được khuyến cáo là có tác dụng. Đây là kết luận của các nhà khoa học người Úc đưa ra.

Đau lưng là tình trạng bệnh phổ biến, thường gặp ở 2 trong số 5 người. Bệnh có thể xuất phát do sai tư thế hoặc nâng vác vật nặng... Trong nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi trong 12 tuần, một số trường hợp khác người bệnh phải uống thuốc giảm đau và vận động thường xuyên. Và trong nhiều trường hợp, thuốc chứa Paracetamol được coi là lựa chọn hàng đầu để đối phó với cơn đau lưng cấp tính.


Các bác sĩ thường kê liều thông thường của paracetamol cho người bệnh kết hợp với nghỉ ngơi và của thiện tư thế trong mọi hoàn cảnh. Nhưng một thử nghiệm quan trọng của các nhà khoa học người Úc mới đây lại cho thấy thuốc paracetamol không có tác dụng giảm đau lưng, các cơn đau khác hoặc cải thiện giấc ngủ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/7/28/Phat-hien-moi-ve-thuoc-giam-dau-paracetamol-1.jpg
Đau lưng là tình trạng bệnh phổ biến, thường gặp ở 2 trong số 5 người. Ảnh minh họa



Nghiên cứu được tiến hành với 1,652 người bị đau lưng cấp tính ở Sydney. Những người tham gia có độ tuổi trung bình 45 được chia thành 3 nhóm.

Một nhóm nhận được liều paracetamol thường xuyên 3 lần/ngày trong vòng 4 tuần. Liều lượng thuốc lên đến 3.990 mg mỗi ngày. Một nhóm khác nhận được lên đến 4.000 mg paracetamol mỗi ngày khi cần thiết, và nhóm thứ ba được cho dùng một loại giả dược.


Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt nhỏ trong số ngày hồi phục giữa các nhóm điều trị. Nhóm dùng giả dược có thời gian phục hồi trung bình là 16 ngày, nhanh hơn 1 ngày so với hai nhóm khác. Paracetamol cũng không có tác động nhanh trong việc giảm đau, tăng cường chất lượng giấc ngủ hoặc chất lượng cuộc sống, một báo cáo trong Tạp chí y học Lancet cho biết.



<img style="max-width: 480px; display: block;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/28/c8ePhat-hien-moi-ve-thuoc-giam-dau-paracetamol.jpg (http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/28/c8ePhat-hien-moi-ve-thuoc-giam-dau-paracetamol.jpg)
Một thử nghiệm quan trọng của các nhà khoa học người Úc mới đây lại cho thấy thuốc paracetamol không có tác dụng giảm đau lưng. Ảnh minh họa




Theo trưởng nhóm nghiên cứu TS Christopher Williams, từ Đại học Sydney, "Paracetamol có hiệu quả trong điều trị một số cơn đau cấp tính như nhổ răng và đau hậu phẫu. Nhưng kết quả nghiên cứu đã nghi ngờ vai trò của nó trong việc điều trị đau lưng. Thuốc giảm đau đơn giản như paracetamol có thể không có tác dụng trong việc quản lý cơn đau lưng cấp tính. Kết quả cho thấy chúng ta cần phải xem xét lại các khuyến nghị Paracetamol trong điều trị hàng đầu cho bệnh đau lưng thấp", ông nói.


Hiện nay, tất cả các hướng dẫn điều trị đau lưng trên thế giới khuyến cáo Paracetamol là loại thuốc giảm đau được chọn đầu tiên. Tuy nhiên, ông Williams cho biết thực tế cho thấy không có nghiên cứu nào trước đây cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về chức năng hoạt động của loại thuốc này.


AloBacsi.vn
Theo Trí thức trẻ

songchungvoi_HIV
14-08-2014, 10:37
Dùng Paracetamol giảm đau thế nào để không gây tác dụng phụ?Thứ năm, 14/08/2014 09:15
Paracetamol giảm đau nhanh chóng trong vòng 15 phút và được giới chuyên môn đánh giá có dược tính an toàn cho nhiều đối tượng ngay cả với bà bầu, hay người phải dùng thuốc trong tình trạng bụng đói….



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/8/14/Dung-Paracetamol-giam-dau-the-nao-de-khong-gay-tac-dung-phu-1.jpg
Hóa giải đớn đau ở mọi vị trí trên cơ thể
Với cơ chết giảm đau bằng cách làm tǎng ngưỡng đau, giúp hạ sốt thông qua tác động trên trung khu điều nhiệt của não Paracetamol ức chế tổng hợp prostaglandin - có vai trò như một chất trung gian hóa học cảm nhận quá trình viêm và nhận diện các cơn đau.
Với cùng một lượng thuốc, Paracetamol mang lại hiệu quả ngang với Aspirin hay Salicylate, nhưng lại an toàn hơn nhiều như: Không gây hại cho dạ dày, tá tràng, không ảnh hưởng đến cơ thể đông máu, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, an toàn cho phụ nữ mang thai.
Theo chỉ định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Khi bắt đầu bị đau ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, ví dụ nhức đầu, đau răng, trẹo cổ chân… trước tiên nên uống viên giảm đau thành phần chính là Paracetamol (có thể lựa chọn một trong các sản phẩm: Apap, Acenol, Codipar, Doliprane, Efferagan, Panadol).
Bởi lẽ, loại thuốc này nhanh thẩm thấu vào máu và qua thành ruột, qua đó cơn đau sẽ được thuyên giảm đáng kể. Cơn đau dưới tác dụng của Paracetamol thường hết sau vòng 1 giờ, và sau 4 tiếng thuốc sẽ hết tác dụng.
Qua rất nhiều công dụng, WHO đã công nhận Paracetamol là thuốc giảm đau hiệu quả và an toàn nhất. Với điều kiện giới hạn an toàn khi dùng thuốc Paracetamol trong thời gian 24 giờ. Đối với người lớn khỏe mạnh, liều dùng tối đa 1 ngày là 4.000mg (từ 6-8 viên, tùy theo độ mạnh của thuốc). Cân nhắc liều dùng có thể ít hơn nếu bệnh nhân bị bệnh gan nặng.
Khi sử dụng, bệnh nhân nên thận trọng với các loại thuốc khác có thể có thành phần Paracetamol trong đó, như là các loại thuốc cảm cúm hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Và kiểm tra thành phần các loại thuốc đó trước khi uống.

Paracetamol cũng có giới hạn liều lượng sử dụng trong một ngày nên nếu có dùng cùng lúc các loại thuốc khác có thành phần Paracetamol, bạn cần biết chắc chắn là tất cả sẽ không vượt quá lượng tổng cộng Paracetamol cho phép trong 1 ngày
Hiện nay, việc sử dụng Paracetamol trong việc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu đã được người bệnh và các bác sỹ sử dụng trở lên phổ biến, bởi những tác dụng an toàn không tác dụng phụ mà nó mang lại. Paracetamol hoàn toàn không gây kích ứng và chảy máu dạ dày như Salicylate hay các tác dụng phụ khó đông máu như Aspirin nhưng, khi sử dụng cần hiểu rõ giới hạn về liều lượng để tránh dùng quá liều.
Cơ chế "phóng thích chậm" phát huy tối đa tính an toàn hiệu quả giảm đau
Nhằm tăng hiệu quả và hạn chế những tác dụng không mong muốn khi sử dụng Paracetamol, y học hiện đại đã phát hiện nghiên cứu và thử nghiệm thành công cơ chế "phóng thích chậm" đối với Paracetamol và đã áp dụng thành công tại nhiều quốc gia.
Cơ chế mới cho phép Paracetamol giảm đau nhanh chóng trong vòng 15 phút thay vì hơn 1 giờ như thuốc truyền thống.
Ban đầu, khoảng 50% hoạt chất Paracetamol sẽ được giải phóng khỏi viên thuốc và hấp thu vào máu bệnh nhân, qua đó bệnh nhân sẽ hạ sốt và giảm đau nhanh trong vòng 15 phút đầu tiên sau khi uống.
Trong vòng 45 phút tiếp theo, khoảng 25-30% lượng thuốc được giải phóng ra khỏi viên thuốc để hấp thu vào máu, chúng có tác dụng duy trì lượng thuốc trong có thể bệnh nhân, giúp bệnh nhân hết sốt và hết đau. 120 phút cuối, lượng Paracetamol còn lại sẽ tiếp tục giải phóng hết, chúng có tác dụng duy trì lượng thuốc kéo dài đến 8 tiếng để bệnh nhân không sốt và đau trở lại.
Cơ chế "phóng thích chậm" làm cho lượng thuốc từ từ được giải phóng sau đó sẽ được hấp thu vào máu đã được tính toán một cách đầy đủ để đảm bảo tác dụng tối đa của Paracetamol. Đồng thời, trong thời gian giải phóng từ từ đó, gan của bệnh nhân có thể đủ thời gian sản sinh ra các chất sulfat, glucuronics, glurtathione các chất có lợi để trung hòa các chất làm hoại tử tế bào gan là NAPQI (N-acetyl-p-benzoquinone imine), chất này do Paracetamol bị ôxy hóa bởi cytochrome P450 có ở trong gan tạo thành.
Do đó, cơ thế "phóng thích chậm" có thể giúp ít làm hại đến gan khi sử dụng Paracetamol với liều cao và thường xuyên. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyên người bệnh chỉ nên dùng các loại thuốc giảm đau có Paracetamol liên tục không quá 7 ngày. Các trường hợp cá biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hiện nay, Paracetamol đang trở lên ngày càng phổ biến trên thế giới. Theo một số liệu điều tra ở châu Âu, trên 90% dân số tối thiểu mỗi tháng một lần tiêu thụ sản phẩm này, một nửa luôn mang bên mình (thường chứa thành phần paracetamol hoặc ibuprofen).

Hiện dân Mỹ và dân Pháp là đối tượng sử dụng thuốc giảm đau nhiều nhất thế giới. Tại Úc, Paracetamol luôn giữ ngôi vị "độc tôn" trong các thuốc giảm đau. Paracetamol có nhiều tên thương mại khác nhau và trong đó có những biệt dược đã đi vào "huyền thoại" như: Panadol, Panamax, Tylenol, Dymaton…
Tại Việt Nam, cũng như các nước khác, Paracetamol được xem là loại thuốc được bán không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ. Vì tính phổ biến của mình, Paracetamol được nhiều công ty sản xuất, và vì vậy có nhiều tên thương mại khác nhau và được trình bày theo nhiều dạng sử dụng khác nhau khi sử dụng cần lựa chọn các sản phẩm của các công ty dược có uy tín, xem kỷ hạn sử dụng trước khi dùng.
Một số lưu ý khi sử dụng Paracetamol1. Không dùng thuốc khi không đau nhức, không sốt cao trên 38,5độ dùng khi trẻ sốt trên 38,5 độ, sốt quá 5 ngày ở trẻ em và quá 10 ngày ở người lớn, trừ khi được bác sĩ chỉ định.
2. Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương… bắt buộc phải uống Paracetamol thì cần lưu ý là thuốc có tác dụng sau khi uống khoảng 15-30 phút và có tác dụng tối đa trong 3-4 giờ. Vì vậy, phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ.
3. Khi dùng thuốc không uống bia, rượu
4. Không dùng Paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người say rượu, người có bệnh tim mạch, phổi, thận, gan hoặc thiếu 6GP.
Các bạn cần chú ý, ngay lập tức phải đi gặp bác sỹ hoặc tới nơi cấp cứu gần nhất nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường và nghi ngờ mình đã uống quá nhiều Paracetamol.


Theo Trần Phương - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
12-09-2014, 14:23
Thuốc paracetamol không vô hại như ta nghĩ
12/9/2014 14:00
Paracetamol (acetaminophen) là một loại thuốc rất phổ biến, thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau.
Paracetamol (http://citinews.net/doi-song/ra-mat-he-thong-khu-trung-di-dong-phong-benh-do-virus-ebola-V6BJUIA/) (acetaminophen) là một loại thuốc rất phổ biến, thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau. Tuy vậy, nếu sử dụng một cách tùy tiện thì nguy cơ xảy ra các biến chứng hoàn toàn có thể gặp, thậm chí rất nguy hiểm đến tính mạng.
Paracetamol có đặc điểm và tác dụng phụ gì?
Paracetamol có hai đặc điểm cần lưu ý, đó là có nhiều thuốc hoặc nhiều biệt dược dù tên gọi khác nhau (tidol, panadol,...) nhưng có chứa cùng một dược chất là paracetamol. Thứ hai là có nhiều biệt dược không chỉ chứa đơn chất paracetamol mà còn kết hợp với nhiều dược chất khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc để dễ uống (viên sủi). Vì vậy, viên sủi cần được lưu ý với những người tăng huyết áp, bởi vì trong đó có chứa chất làm co mạch, gây gia tăng huyết áp; hoặc với thuốc kết hợp với kháng histamin sẽ gây buồn ngủ, rất nguy hiểm khi phải vận hành máy móc, tàu xe.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/2-6071a.jpg

Chỉ dùng paracetamol khi thật cần thiết.

Paracetamol được xem là loại thuốc tương đối an toàn (nếu dùng đúng liều chỉ định) so với các thuốc cùng nhóm như aspirin. Tuy nhiên, paracetamol lại rất nguy hiểm là gây ngộ độc cho gan khi dùng liều cao, kéo dài. Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó có một chất rất độc cho gan (có khoảng 4% paracetamol biến thành chất độc cho gan, đó là chất N-acetylbenzoquinonimin (http://citinews.net/phap-luat/bi-dam-chet-ngay-tren-xe-hop-giua-thu-do-JUEO4IY/)). Vì vậy, khi dùng paracetamol liều cao hoặc khi chức năng gan suy giảm thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan. Theo đó, khi paracetamol đến gan, gan phải huy động chất glutathion đến trung hòa, nhưng khi paracetamol vượt ngưỡng chịu đựng của gan thì gan không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa lượng paracetamol thừa đó được, vì vậy, chất độc hại cho gan tăng lên làm nguy hiểm cho gan. Bên cạnh đó cũng được khuyến cáo với phụ nữ mang thai, nếu dùng quá liều paracetamol có thể gây độc cho thai nhi vì thuốc này dễ dàng truyền qua rau thai. Ngoài ra, một số tác giả còn nhận xét rằng, với phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc paracetamol, khi mang thai, có thể mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, nếu sử dụng paracetamol lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi thuốc có thể gây mệt mỏi, vì nó làm mất đi phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu mang ôxy. Cơ quan giám sát thuốc, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về paracetamol và những nguy hại tiềm ẩn của nó có thể gây phản ứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cho da (hoại tử biểu bì độc hại, có thể bong da, thậm chí tử vong).
Đặc biệt, ngộ độc cấp paracetamol thường xảy ra ở trẻ em, thể hiện khi trẻ dùng quá liều như đau bụng, nôn mửa, mặt xanh tái, khó thở, cần cấp cứu kịp thời nếu không rất nguy hiểm. Đối với người lớn, thường ngộ độc cấp xảy ra ít hơn, chủ yếu ngộ độc trường diễn, đặc biệt đối với người có bệnh gan, nghiện rượu, sốt rét và các dấu hiệu ngộ độc cũng tương tự như ở trẻ em nhưng đôi khi không rõ rệt.
Làm thế nào để sử dụng paracetamol an toàn?
Chị A. kể, có một lần bị sốt cao, đau đầu chị tự ý uống 2 viên panadol 500mg x 2viên/lần thấy giảm sốt, giảm đau đầu. Uống thuốc như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 5-6 lần, bỗng dưng chị A. thấy đau đầu dữ dội, không ngủ được, đau tức vùng bụng, nôn nhiều, hoa mắt chóng mặt, gia đình đưa chị tới Bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm về chức năng gan, chị A. được bác sĩ chẩn đoán là viêm gan cấp do paracetamol. Và sau một tuần điều trị tích cực, tình hình sức khỏe của chị A. dần trở về trạng thái ổn định, chức năng gan đã bắt đầu hồi phục (men gan hạ thấp dần về mức an toàn), chị A. thoát hiểm trong gang tấc và may mắn là không để lại di chứng gì trên gan. Nhưng phải 3 tháng sau đó, sức khỏe của chị A. mới hoàn toàn bình phục hẳn, sau khi xác định của bệnh viện. Rõ ràng, chị A. đã dùng liều paracetamol quá cao trong 3 ngày liền (mỗi lần 1g, với 5-6 lần trong một ngày) làm cho gan quá sức chịu đựng không thể trung hòa lượng paracetamol độc hại được.
Qua câu chuyện của chị A., chúng ta cần rút kinh nghiệm trong sử dụng paracetamol. Nếu không sốt trên 38 độ rưỡi, không đau nhức hoặc bị bệnh gan, suy thận thì không dùng paracetamol. Cần hạn chế đến mức tối đa dùng paracetamol. Khi sốt cao, trước hết hãy chườm mát, nếu thấy không giảm nhiệt mới dùng paracetamol. Tuy vậy, không được dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương... bắt buộc phải uống paracetamol thì phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ. Liều dùng cho người lớn không quá 10mg/kg cân nặng và trẻ em không quá 5mg/kg cân nặng cho mỗi lần dùng. Khi dùng thuốc không uống bia, rượu và các loại thuốc có nguy cơ độc hại cho gan (thuốc chữa lao) vì sẽ làm tăng độc tính của paracetamol. Không dùng paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

TTƯT. PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (http://citinews.net/doi-song/chung-dau-vai-gay-3HV347Y/)



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1012682117)

songchungvoi_HIV
05-10-2014, 13:09
Thuốc giảm đau có nguy cơ gây hiện tượng cục máu đông

Sunday, 5 - October - 2014
Theo nghiên cứu, thuốc giảm đau có nguy cơ gây hiện tượng cục máu đông, đặc biệt bệnh nhân dễ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim khi máu đông chặn dòng lưu thông đến các bộ phận tim và não.
Trong một bài viết trên tạp chí Thấp khớp, xuất bản ngày 24/9, cho biết việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ máu đông ở tĩnh mạch. Những loại máu đông bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE). Nguy cơ xuất hiện máu đông ở những bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID đã tăng lên đến 80%, các tác giả nghiên cứu cho hay.

http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/10/acetaminophen.jpg (http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/10/acetaminophen.jpg)
Thuốc giảm đau có thể gây đột qụy hoặc nhồi máu cơ tim vì hiện tượng cục máu đông. Ảnh minh họa
Phân tích dựa trên 6 nghiên cứu cho thấy có 21.401 bệnh nhân đã mắc huyết khối tĩnh mạch (VTE), tức là xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch. Ngoài ra, ngày 24/9 Health Day cũng thông tin chi tiết về mối tương quan giữa việc sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs và nguy cơ tăng hiện tượng cục máu đông.

Thuốc chống viêm không steroid được tìm thấy trong các loại thuốc theo toa cũng như trong các loại chế phẩm có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Học viện chuyên Gải phẫu Chỉnh hình Mỹ đã liệt kê các thành phần phổ biến nhất trong NSAID bao gồm: aspirin, ibuprofen và naproxen thuộc những thương hiệu như Advil, Motrin, Aleve và nhiều sản phẩm aspirin do công ty Bayer sản xuất.

Acetaminophen không nằm trong danh sách thuốc NSAID, tuy nhiên nó vẫn có thể được tìm thấy trong công thức của loại thuốc này.

Đơn thuốc NSAIDs gồm chất ức chế COX-2. Vioxx và Bextra đã bị cấm khỏi thị trường do nguy cơ khiến bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ và các chứng bệnh lâm sàng Cleveland Clinic .. Celebrex vẫn có mặt trong toa thuốc nhưng tương tự như NSAIDs, thuốc này cũng được cảnh báo làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim cho người sử dụng. Mặt khác, thành phần COX-2 trong thuốc gây nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa ít hơn so với các loại thuốc giảm đau khác và có thể phù hợp hơn đối với một nhóm bệnh nhân nhất định.

Tờ Health Day đã trích dẫn lời của Tiến sĩ Steven Carsons, trưởng phân khoa bệnh thấp khớp, dị ứng và miễn dịch học tại Bệnh viện Đại học Winthrop, cho rằng aspirin tiếp tục là một loại thuốc ngăn ngừa hiện tượng cục máu đông hiệu quả. Ông cũng nhận định thêm việc sử dụng naproxen không làm tăng nguy cơ đông máu.

Tuy nhiên, hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh cảnh báo. Máu đông gây nguy hiểm nhất khi chúng hình thành trong mạch máu ở tim và não, hoặc chảy từ những khu vực khác trong cơ thể đến. Hiện tượng này dễ gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ nhiệt khi cục máu đông chặn dòng lưu thông đến các bộ phận của não hoặc tim.

Acetaminophen là thành phần hoạt chất trong hàng loạt các loại thuốc như Tylenol. Cho dù thuốc theo toa hay mua riêng lẻ tại các quầy, thì thành phần này luôn được sử dụng để giảm đau và hạ sốt tương tự như NSAIDs. Tuy nhiên, đây không phải là một loại thuốc kháng viêm không steroid, vì vậy Acetaminophen gây nguy cơ tổn thương gan. Đặc biệt, bệnh nhân không nên dùng nhiều hơn 4.000 mg Acetaminophen mỗi ngày.

Tóm lại, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và các hướng dẫn sử dụng kèm theo về các loại thuốc giảm đau hoặc hạ sốt trước khi dùng. Cả NSAIDs và Acetaminophen có trong hàng loạt các dược phẩm khác nhau. Hơn nữa, liều lượng tích lũy trong một số thuốc còn vượt giới hạn an toàn cho phép.
Nguồn: Vietq

songchungvoi_HIV
18-10-2014, 08:57
Lạm dụng thuốc giảm đau, tăng nguy cơ xuất huyết18-10-2014 06:19 Nếu lạm dụng thuốc giảm đau trong quá trình điều trị, bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với chứng xuất huyết tiêu hóa. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa.Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Gastroenterological Mỹ, khi sử dụng NSAIDs kết hợp với các thuốc khác thì nguy cơ này cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã phân tích trường hợp của 114.835 bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Việc sử dụng NSAIDs không qua chọn lọc kết hợp với các phương pháp trị liệu có chứa steroid khiến nguy cơ xuất huyết tiêu hóa tăng cao hơn so với sử dụng aspirin liều thấp. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên cân nhắc trước khi sử dụng NSAIDs để điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao. Nếu bệnh nhân có tiến triển tốt thì nên ngưng sử dụng NSAIDs hoặc sử dụng ở liều thấp nhất.


Theo: www.anninhthudo.vn

songchungvoi_HIV
19-10-2014, 15:09
Những lưu ý khi dùng thuốc đau đầuThứ ba, 14/10/2014 23:18
Đau đầu là một trong các triệu chứng bệnh tật phổ biến nhất, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua cơn đau đầu. Và việc ra hiệu thuốc tìm mua các loại thuốc giảm đau đầu là điều đương nhiên. Theo các nhà nghiên cứu về hệ thần kinh, ngay cả trẻ nhỏ mới vài ba tuổi đã biết đau đầu, nói chi người lớn trong bối cảnh cuộc sống muốn đừng căng đầu chỉ còn nước… hôn mê!

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/14/Nhung-luu-y-khi-dung-thuoc-dau-dau-1.jpg
Những lưu ý khi dùng thuốc đau đầuCó nhiều loại thuốc trị đau đầu. Dùng loại nào tùy thầy thuốc và tùy cơ tạng bệnh nhân. Nhưng nếu muốn có hiệu quả như mong muốn thì bệnh nhân cần chú ý đảm bảo đúng liều lượng. Vì thuốc nhức đầu thường được sử dụng khi không cần toa, nên đa số người dùng thuốc tự điều trị.


Thêm vào đó, phần vì ngại phản ứng phụ, nhất là tác dụng gây bào bọt thường gặp ở người yếu bao tử nên nhiều người chọn cách uống thuốc liều nhẹ, nhưng nhiều lần trong ngày.


Trong đa số trường hợp thuốc dùng như vậy vừa không công hiệu, vừa dễ gây phản ứng bất lợi trên đường tiêu hóa. Trái lại, theo các nhà nghiên cứu tại Đức, nếu phải dùng thuốc chỉ nên dùng một lần trong ngày, nhưng với liều cao như sau:


Nếu dùng Acetylsalicylate: 1000mg mỗi ngày


Nếu dùng Ibuprofen: 400mg mỗi ngày


Nếu dùng Paracetamol: 1000mg mỗi ngày


Tốt nhất là hỗn hợp 500mg Acetysalicylate + 400mg Paracetamol + 100mg Cafein


Người dùng thuốc, nếu đã từng viêm loét dạ dày, tất nhiên nên uống thuốc bao tử lót đường trước bữa ăn và dùng thuốc đau đầu sau bữa ăn. Nói cách khác, không nên vừa chớm thấy đau đầu thì dùng ngay thuốc mạnh, mặc cho dạ dày khi đó đang trống rỗng. Bệnh nhân cũng đừng đợi quá lâu, đừng đợi đến khi cơn đau đầu đã lên đến cực điểm.


Sở dĩ không nên dùng thuốc lắt nhắt khi đau đầu là vì thuốc rất dễ gây lệ thuộc. Bằng chứng là số người dùng thuốc giảm đau theo kiểu này hầu như sau đó đều phải tăng dần số lượng thuốc tiêu thụ, nhưng bệnh vẫn ngày càng nặng thêm.


Đúng là không nhất thiết phải gõ cửa thầy thuốc nếu cảm mạo thông thường. Nhưng bệnh không thể là "thông thường" nếu dây dưa mấy ngày, hay tệ hơn nữa, nếu bệnh gõ cửa quá thường. Đau đầu cũng thế mà thôi. Tự chẩn đoán rồi tự điều trị bao giờ cũng là giải pháp may ít rủi nhiều.


Theo BS. Lương Lê Hoàng - Gia đình Việt Nam

songchungvoi_HIV
05-11-2014, 17:05
9 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đauThứ ba, 04/11/2014 08:27
Chia sẻ đơn thuốc với người khác, tích trữ thuốc đến hết hạn, dùng nhiều thuốc cùng hoạt chất... là những sai lầm thường gặp trong sử dụng thuốc giảm đau.Chuyện kể rằng, vợ Dâu có một số thuốc percocet (thuốc tổng hợp gồm paracetamol và oxycodone) còn lại từ một lần đi khám răng, cùng lúc có một lọ tylenol (paracetamol) ở phía trên chậu rửa. Dâu lấy mỗi loại 2 viên và uống trôi cùng với một cốc bia.


Thật may mắn vì Dâu chỉ là nhân vật hư cấu cho bài viết này. Nhưng thực tế có rất nhiều Dâu trong đời thường đã mắc những sai lầm lớn với những thuốc không cần đơn (OTC - over the counter) cũng như những thuốc cần đơn.


Dưới đây là một số sai lầm khi dùng thuốc giảm đau mà các chuyên gia của Hiệp hội Dược sĩ Mỹ đã chỉ ra, những sai lầm này cũng rất thường gặp ở Việt Nam chúng ta.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/4/9-sai-lam-thuong-gap-khi-dung-thuoc-giam-dau-1.jpg

Uống thuốc giảm đau cần theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều chỉ định.

Nếu 1 là tốt, 2 có lẽ tốt hơn


Một số người khi dùng liều thuốc đầu tiên để giảm đau, nhưng sau vài phút không thấy đau giảm lại tiếp tục uống thêm một liều nữa với suy nghĩ "một liều đã tốt rồi thì 2 liều có lẽ tốt hơn". Suy nghĩ này là vô cùng nguy hiểm vì nếu bạn làm vậy, rất có thể bạn sẽ được đưa đến phòng cấp cứu.

Thường khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, họ đã phải cân nhắc về lợi ích và tác hại để đưa ra liều cho tác dụng tốt nhất với tác dụng phụ ít nhất. Việc tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng sẽ không làm tăng tác dụng điều trị mà ngược lại nó có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.


Một trường hợp khác cũng vô cùng tai hại đó là dùng cùng lúc nhiều loại thuốc giảm đau mà bạn có như paracetamol, ibuprofen và naproxen..., điều này cũng làm gia tăng các tác dụng phụ có hại mà bạn có thể gặp phải.


Bởi vậy, nếu bạn đã uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn về liều lượng mà sau một thời gian nó vẫn không kiểm soát cơn đau, bạn không được tăng liều gấp đôi hoặc dùng thêm thuốc khác, mà cần gặp bác sĩ để bác sĩ có thể thay đổi phương thức điều trị cho bạn.


Quá liều do dùng thuốc cùng hoạt chất


Nhiều người thường dùng thuốc giảm đau OTC và thậm chí cả thuốc giảm đau theo đơn mà không đọc nhãn và thành phần của thuốc. Có nghĩa là họ thường không biết được loại thuốc họ đang dùng. Điều đó không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì có thể bạn sẽ dùng các thuốc có cùng thành phần và gây nên tình trạng quá liều.


Trong trường hợp của Dâu, anh ta lấy 2 viên thuốc giảm đau theo đơn (percocet) có chứa paracetamol cùng với một liều đầy đủ thứ hai của paracetamol từ tylenol, làm anh ta có nguy cơ bị tổn thương do quá liều paracetamol.


Uống thuốc giảm đau cùng với rượu, bia


Sai lầm này làm tăng hiệu quả của nhau. Rượu làm bạn say và một số thuốc giảm đau làm tăng cảm giác đó. Trong một số trường hợp khác, rượu làm bạn đau đầu và bạn dùng thuốc giảm đau để chữa. Nhưng bạn cần nhớ rằng, sử dụng kết hợp thuốc giảm đau và rượu sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.


Đó là lý do tại sao nhiều loại thuốc được gán nhãn "no alcohol" (không dùng đồ uống có cồn). Nhãn này được ký hiệu bởi một cái ly rượu, xung quanh là ký hiệu "không" mang tính quốc tế với vòng tròn và dấu gạch chéo. Ký hiệu này được áp dụng cho cả rượu và bia.


Tương tác thuốc
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, bạn hãy nghĩ xem mình có đang dùng một loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác hay không. Một vài loại thuốc và thực phẩm chức năng này có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tiểu đường non-insulin; codeine và oxycodone có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.


Uống thuốc khi lái xe


Thuốc giảm đau có thể làm cho bạn buồn ngủ và gây nguy hiểm khi lái xe. Nhưng không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với các loại thuốc. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên thử trước loại thuốc đó ở nhà để xem nó có gây cho bạn cảm giác buồn ngủ hay không.


Chia sẻ đơn thuốc với người khác


Đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam và thậm chí là cả ở những nước phát triển. Điều này rất nguy hiểm cho người được chia sẻ vì có thể gây ra cho họ tình trạng dị ứng, tương tác thuốc hoặc quá liều.


Không trao đổi với dược sĩ


Các quảng cáo giới thiệu thuốc đều khuyến cáo "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng", nhưng quả thật không phải dễ dàng để đọc và hiểu được các hướng dẫn đó. Bởi vậy, bạn nên đề nghị với dược sĩ hoặc người bán thuốc hướng dẫn bạn cặn kẽ cách dùng thuốc và các nguy cơ ngay tại cửa hàng.


Tích trữ thuốc hết hạn


Vợ Dâu thực sự đã có lỗi trong sai lầm của anh ấy. Đáng lẽ cô ấy nên vứt bỏ những viên thuốc giảm đau này từ khi cố ấy hết đau răng. Lý do là thuốc được lưu trữ ở nhà bắt đầu phân hủy ngay sau khi hết hạn, đặc biệt đúng với các thuốc giữ trong môi trường ẩm ướt của tủ thuốc phòng tắm. Dùng thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng chữa bệnh, thậm chí bạn còn có thể bị ngộ độc do các sản phẩm phân hủy của thuốc.


Bẻ viên thuốc không được bẻ



Viên thuốc thực sự là những cái máy nhỏ để vận chuyển thuốc. Chúng sẽ không còn hữu dụng khi chúng bị bẻ ra theo cách không được phép. Cần lưu ý, chỉ những viên thuốc có khía rãnh mới được phép bẻ ra, còn tất cả các thuốc không có rãnh đều không được bẻ.


Theo Sức khỏe và Đời sống

Charles
09-11-2014, 18:14
Paracetamol - Lưỡi hái tử thần nếu dùng không đúng

Chủ nhật, 09/11/2014 12:23

Tai biến do dùng thuốc là một cấp cứu thường gặp. Ngay cả đối với các thuốc tưởng như lành tính thì cũng có thể gây nên những tác hại khó lường.

Paracetamol là một loại thuốc hạ sốt giảm đau thông thường và khá an toàn đối với đa số người bệnh. Tuy nhiên, nó cũng là lưỡi hái tử thần với trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc hoặc dùng thuốc quá liều, không đúng chỉ định. Tưởng lành hóa dữ

Khi nhớ lại trận ốm cách đây hơn một năm, chị N.T.T.H. (Hà Nội) vẫn còn cảm giác sợ hãi. Lần ấy tưởng chỉ sốt virut đơn giản mà chị suýt bị hỏng gan chỉ vì dùng thuốc hạ sốt.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/09/ParacetamolLuoi-hai-tu-than-neu-dung-khong-dung_1.jpg
Có nhiều chế phẩm chứa hoạt chất Paracetamol


Chị H. kể, khi bị sốt cao, đau đầu 2 ngày, chị đi khám bệnh thì được chẩn đoán là sốt virut, bác sĩ có chỉ định cho uống viên hạ sốt paracetamol (http://alobacsi.com/me-va-be/bau-bi/thai-phu-uong-nhieu-paracetamol-con-de-bi-tang-dong-a20140225063313542c312.htm) 500mg/lần cách 4-6 giờ uống 1 viên, nếu sốt 5 ngày không hết thì đi khám lại.

Sốt đến 7 ngày đi khám lại, chị vẫn được chẩn đoán là sốt do virut, ngoài uống thuốc hạ sốt, vitamin, truyền dịch chị không phải dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khác. Đến khi uống viên hạ sốt efferacgan codein 500mg sủi mà chị H. không thấy hạ sốt được là bao nhiêu, chị tự ý uống 2 viên panadol cafein 500mg x 2v/lần mới thấy bớt sốt.

Uống thuốc như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 5-6 lần, chị H. thấy đau đầu dữ dội, không ngủ được, đau tức vùng bụng, nôn nhiều, hoa mắt chóng mặt chị mới tới Khoa Truyền nhiễm - BV Bạch Mai để khám bệnh...

Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, chị H. được bác sĩ chẩn đoán là viêm gan cấp do paracetamol. Chỉ số men gan của chị lên cao hơn rất nhiều lần so với giá trị bình thường đồng thời xét nghiệm các chức năng khác của gan đều rối loạn: bilrubin tăng cao > 300 umol/l, tỷ lệ prothrombin giảm chỉ còn < 50%.

Kết quả siêu âm gan của chị H. cho thấy gan của chị có hiện tượng nhu mô gan không đồng đều.Rất may, sau một tuần điều trị tích cực, tình hình sức khỏe của chị H. dần khỏe lại, men gan hạ thấp dần về với mức an toàn, chức năng gan đã có dấu hiệu hồi phục, chị H. thoát hiểm trong gang tấc và may mắn là không để lại di chứng gì trên gan.

Nhưng phải 3 tháng sau đó, sức khỏe của chị H. mới bắt đầu tạm ổn. Cũng kể từ đó, mỗi lần phải dùng thuốc gì, chị H. đều rất thận trọng, đặc biệt là khi phải dùng thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol chị lại nơm nớp lo sợ cho cái gan của mình... Vì sao ngộ độc?

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm - BV Bạch Mai thì các trường hợp tai biến do dùng thuốc như chị N.T.T.H. cũng không phải là hiếm gặp. Có nhiều bệnh nhân để lại những di chứng nặng nề mãi về sau. Trường hợp của chị H. đã rất may mắn vì chức năng gan đã được hồi phục hoàn toàn.

PGS.TS Ngọc cũng cho biết, paracetamol là một loại thuốc có thể coi là lành tính, được bán rộng rãi trên thị trường mà không cần đơn của bác sĩ. Nhưng không vì thuốc “lành” mà có thể sử dụng bừa bãi. Thực tế đã có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc thuốc, nhẹ thì gây viêm gan cấp tính, nặng có thể dẫn tới tử vong.

Trong trường hợp của chị H., uống thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol kéo dài tới hơn 10 ngày tại nhà không đến bệnh viện để được theo dõi, lại dùng liều lượng lớn khiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể không thích ứng, tạo ra một chất có tên gọi benzoquinoneimin (NAPQI) gây độc với gan.

Ngộ độc paracetamol xảy ra khi uống một lượng lớn thuốc trong một thời gian ngắn hoặc sử dụng paracetamol kéo dài không đúng cách.

Ở người ngộ độc paracetamol thường có những triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, nôn hoặc buồn nôn, có thể đau hạ sườn phải, vàng da; xét nghiệm có tăng men gan, tăng bilirubin, rối loạn đông máu; ở những trường hợp nặng hơn có thể thấy suy thận và bệnh lý não gan; thậm chí có thể tử vong do suy đa tạng. Nếu bệnh nhân sống thì chức năng gan hồi phục hoàn toàn, tổ chức gan lành trở lại, không để lại dấu vết xơ hóa.

Vì vậy, dù paracetamol là thuốc có nhiều trên thị trường, người bệnh phải thận trọng khi dùng thuốc, dùng đúng chỉ định, đúng liều dưới sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ.


Theo Sức khỏe và Đời sống
http://alobacsi.com/thuoc/paracetamol-luoi-hai-tu-than-neu-dung-khong-dung-a2014110912164395c168.htm

songchungvoi_HIV
16-11-2014, 10:44
4 bệnh nguy hiểm có thể gặp phải khi lạm dụng Paracetamol

Thứ bảy, 15/11/2014 11:14
Dù chiếm lĩnh vị trí độc tôn trên thị trường thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng paracetamol có thể âm thầm lấy đi hạnh phúc của bạn trong một cơn đau khác.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/15/4-benh-nguy-hiem-co-the-gap-phai-khi-lam-dung-Paracetamol-1.jpg
Hen suyễn và suy phổi
Năm 2005, TS Tricia M. McKeever, BV City Nottingham (Anh) đã thực hiện cuộc thí nghiệm Paracetamol (http://alobacsi.com/thuoc/paracetamol-luoi-hai-tu-than-neu-dung-khong-dung-a2014110912164395c168.htm) trên động vật. Kết quả cho thấy, Paracetamol làm giảm hoạt động chống ôxy hóa ở phổi gây tổn thương mô phổi.
Cuối năm 2010, nghiên cứu được tiến hành với 1.500 trẻ tại New Zealand cũng cho thấy trẻ nhỏ lạm dụng Paracetamol có nguy cơ cao bị bệnh hen suyễn và dị ứng. Trẻ dùng Paracetamol trước 15 tháng tuổi có nguy cơ bị dị ứng gấp 3 lần và bị hen suyễn gấp 2 lần so với những trẻ không dùng loại thuốc này.
Tổn thương gan
Khi sử dụng Paracetamol, ngay với liều dùng thông thường, cơ thể chúng ta cũng đã mất đi một lượng đáng kể glutathion (một hoạt chất trong gan giúp thải trừ và vô hiệu hóa chất độc, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ não, tim, gan, thận, hồng cầu..., giúp cơ thể chống lại bệnh tật như ung thư, nhiễm khuẩn, nhiễm virus…).

Vì vậy, thói quen dùng Paracetamol trong nhiều ngày, dùng bất cứ khi nào thấy đau sẽ làm bạn cạn kiệt glutathion, khiến cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng.
Ung thư máu
Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng, dùng Paracetamol thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu ở người trên 50 tuổi.
Nghiên cứu này cho thấy thông thường 1% người ở độ tuổi trên 50 có nguy cơ mắc một trong các bệnh về ung thư máu, nhưng việc sử dụng Paracetamol ít nhất 4 lần mỗi tuần liên tục trong vòng 4 năm trở lên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh lên khoảng 2%. Nghiên cứu này một lần nữa khiến người ta phải cẩn trọng hơn khi kết thân với paracetamol.
Suy thận cấp
Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng Paracetamol chính là thủ phạm hàng đầu gây suy thận ở nước này. Chỉ cần 10g, tương đương với 20 viên loại 500mg Paracetamol đã có thể gây suy thận cấp và đủ để gây chết người.
Vì vậy liều lượng an toàn là không quá 3g/ngày chia làm 3-4 lần cho người lớn, riêng với người cao tuổi thì liều lượng thấp hơn vì chức năng gan đã giảm. Với trẻ em, liều lượng tính theo cân nặng: không quá 60mg/kg thể trọng mỗi ngày, chia thành nhiều lần, mỗi lần không quá 15mg/kg.
Những người bị bệnh gan, thận, suy dinh dưỡng, thiếu máu, nghiện rượu, những người đang bị mất nước (do sốt cao kéo dài), người đang dùng các thuốc chống co giật (điều trị động kinh) phải đặc biệt thận trọng và cũng chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê đơn.
Nguy cơ gây ngộ độc cũng tăng cao khi paracetamol được sử dụng cho những bệnh nhân nhịn đói, bệnh nhân uống nhiều loại thuốc cảm cúm một lúc, người nghiện rượu hoặc uống rượu khi dùng thuốc.


50% người sử dụng sai
Nhiều nghiên cứu ở các nước cho thấy, số người sử dụng thuốc hạ sốt sai liều vẫn chiếm gần 50%. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng Paracetamol, chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc, khoảng 44% đã đọc nhãn thuốc và biết mình đang sử dụng quá liều nhưng vẫn chấp nhận để đẩy lùi cơn đau.

Theo Sức khỏe gia đình

Daulong
16-11-2014, 11:45
Panadol extra có phải pâraxetamol không anh hiếu???

songchungvoi_HIV
16-11-2014, 11:49
Panadol extra có phải pâraxetamol không anh hiếu???
Là 1 loại => Paracetamol hay Panadol đều là thuốc khuyến cáo chỉ định uống theo toa

Daulong
16-11-2014, 12:06
Dạ vầng...em cũng chỉ thi thoảng uống để giảm đau đầu thôi...vậy từ giờ em k uống nữa...cảm ơn ...

songchungvoi_HIV
25-11-2014, 09:00
Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cũng cần đúng cáchThứ hai, 24/11/2014 20:43
Theo PGS.TS Dược học Nguyễn Hữu Đức, paracetamol là hoạt chất được Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) công nhận có tác dụng hạ sốt ít tác dụng phụ và ít tương tác với các thuốc khác.Nhiều người bệnh gặp phải các cơn đau thông thường như đau đầu, đau vai, đau cơ hay đau xương khớp đều né tránh việc dùng thuốc để giảm đau ngay lập tức vì e ngại tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau mang lại.

Đa số các thuốc giảm đau có khá nhiều tác dụng phụ, nhưng riêng với paracetamol thì người bệnh khá yên tâm khi dùng hoạt chất để giảm đau - hạ sốt này. Dựa theo thang giảm đau được khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) paracetamol là hoạt chất giảm đau tuyến đầu.

Sở dĩ paracetamol đạt vị trí như vậy không chỉ nhờ tác dụng giảm đau hiệu quả mà còn là hoạt chất được đánh giá là phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân như: dùng được cho người cao huyết áp và người lớn tuổi, người có vấn đề tim mạch, không gây buồn ngủ, không hại dạ dày, dùng được ngay cả khi bụng đói, dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Đây là hoạt chất được chọn lựa đầu tay của giới chuyên môn và của người bị đau nhức trên toàn thế giới.

<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/24/Dung-thuoc-giam-dau-ha-sot-cung-can-dung-cach-1.jpg



Paracetamol là hoạt chất giảm đau - hạ sốt phù hợp cho nhiều đối tượng. (Nguồn hình: GSK)

</tbody>
Theo hướng dẫn của WHO, paracetamol có thể dùng cho hai mục đích là giảm đau và hạ sốt. Đối với giảm đau: khi bắt đầu bị đau ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể ví dụ như đau đầu, đau răng, đau nhức mình mẩy, đau cơ xương khớp, đau bụng kinh…trước tiên nên uống viên giảm đau có thành phần paracetamol. Đối với tác dụng hạ sốt: khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên, sử dụng paracetamol giúp người bệnh hạ sốt dần, trở về nhiệt độ bình thường (36,5 độ C -37,5 độ C).
Tuy nhiên, theo PGS.TS Dược học Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn Dược, đại học Y dược TP HCM khi dùng paracetamol để điều trị người bệnh nên dùng sớm khi cơn đau mới bắt đầu: như đã nói ở trên, nếu việc chịu đựng những cơn đau làm cho người bệnh khó chịu trở nên cáu gắt, giảm chất lượng công việc và chất lượng sống thì nên dùng sớm ngay từ khi bắt đầu có biểu hiện đau.

Vì paracetamol là hoạt chất được xếp đầu bảng trong thang giảm đau của WHO không gây hại dạ dày và phù hợp cho nhiều đối tượng. Với chỉ định điều trị sốt thì nên bắt đầu dùng paracetamol khi thân nhiệt trên 38 độ C.
Người dùng chỉ nên chọn nhãn hiệu thuốc có uy tín và được nhiều người tin dùng: vì thông thường sản phẩm của các hãng dược lớn có chất lượng ổn định và quy cách đóng gói bao bì đạt chuẩn giúp cho việc bảo quản và đảm bảo chất lượng viên thuốc tốt hơn. Bên cạnh đó, cần lưu ý hạn sử dụng khi dùng.
Bạn cũng cần lưu ý dùng theo đúng liều lượng, chỉ định: trong thời gian 24 giờ, liều dùng tối đa 60mg/kg cân nặng, liều tối đa hằng ngày không quá 4.000mg. Bệnh nhân đang bị các bệnh về gan hay thận nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này. Khi sử dụng, bệnh nhân nên thận trọng với các loại thuốc khác cùng có chung thành phần paracetamol, nhằm tránh nguy cơ dẫn đến tình trạng quá liều.
Trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống thuốc, không được uống các chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê...

Theo VnExpress/ GSK

songchungvoi_HIV
29-11-2014, 10:50
Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt không đúng cách sẽ gây ngộ độcThứ sáu, 28/11/2014 16:11
Trong nhà, nếu có trữ sẵn một vài vỉ thuốc giảm đau hạ sốt trong tủ thuốc gia đình sẽ là một cứu cánh tốt trong nhiều trường hợp, tuy nhiên sử dụng không đúng cách sẽ gây ngộ độc.Cách đây ít ngày, tôi có bàn luận về một bài báo giật tít thật kêu trên một trang báo giáo dục "Lạm dụng thuốc kháng sinh: hậu quả khó lường".


Bài báo cho thấy tác giả viết bài này quá thiếu kiến thức đến nỗi nhầm lẫn giữa thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau hạ sốt thông thường. Tít bài báo thì đề cập về thuốc kháng sinh nhưng trong toàn bài lại chỉ nhắc đến thuốc Paracetamol, Panadol, Efferalgan (là những loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường)


Một bài báo thường sẽ cho mọi người có cảm giác tin tưởng đó là kiến thức đúng đắn và họ sẽ làm theo. Tuy nhiên bài báo viết về một lĩnh vực chuyên môn như thế lại có sự nhầm lẫn hết sức ngô nghê.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/28/Su-dung-thuoc-giam-dau-ha-sot-khong-dung-cach-se-gay-ngo-doc_1.jpg
Thực tế, với nền y tế hiện nay, tại những nơi xa xôi, hẻo lánh như vùng Đồng Tháp Mười hoặc Mù Căng Chải, các bác sĩ sẽ khuyên mọi gia đình (nhất là những gia đình có con nhỏ) nên trữ sẵn một vài vỉ thuốc giảm đau hạ sốt như thế này trong tủ thuốc gia đình.


Do trẻ con dễ bị sốt và khi sốt cao dễ co giật, nếu ở những nơi giao thông hiểm trở phải chờ ghe xuồng hoặc xe cộ giữa đêm không có thì có một liều thuốc giảm sốt trong nhà để tự uống hoặc nhét hậu môn cho con trẻ sẽ là một cứu cánh rất tốt để có thêm thời gian chuyển đi bệnh viện.


Lời khuyên đúng đắn cho trường hợp tự sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt là bạn phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng, khoảng cách giữa các liều và xử trí tiếp theo sau khi uống thuốc giảm đau ở nhà. Đó là phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất khi có điều kiện để họ xác định nguyên nhân bệnh và điều trị chính xác, tránh trường hợp quá trễ đáng tiếc xảy ra.


Liều lượng paracetamol được khuyến cáo ở đây là 10mg-20mg/kg/lần uống và khoảng cách giữa hai lần uống từ 4-6 giờ. Không dùng quá liều và giữ người bệnh ở nhà quá lâu. Nếu tình trạng vẫn còn sốt cao sau khi dùng thuốc, biện pháp tiếp theo là chườm mát cho bệnh nhân, không nên nóng ruột lặp lại thuốc dễ gây ngộ độc. (Liều độc của paracetamol là 10g hoặc 150mg/kg ở trẻ em và 14g ở người lớn, một liều khá cao).


Ở liều cho người lớn 4g/ ngày nếu sử dụng lâu dài có thể gây ngộ độc cho GAN không phải là nguyên nhân gây chính gây suy THẬN như bài báo mô tả, vì paracetamol chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ qua thận, tuy nhiên ở các bệnh nhân đã suy thận trước đó thì phải thận trọng theo lời khuyên bác sĩ.


Phàm một việc gì liên quan đến sức khỏe con người chúng ta nên cân nhắc thận trọng trong cái cách phổ biến kiến thức, nếu không với trình độ dân trí ở nông thôn hiện nay việc đọc một bài báo lộn tùng phèo như vậy sẽ dễ làm cho người dân hiểu lầm, làm mất đi mặt tích cực trong việc tuyên truyền sơ cứu tại nhà cho trẻ ở vùng sâu như đã đề cập ở trên.


Sẽ thật tốt nếu có những bài báo đúng nghĩa, những tờ báo tích cực tuyên truyền, cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cho người dân được hiểu, mong lắm thay!



Theo BS Xuân Nga - Pháp luật TPHCM

songchungvoi_HIV
09-12-2014, 13:15
Thai phụ uống nhiều thuốc giảm đau, con dễ tăng động

09-12-2014 11:29 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1712891928)

Hiệp hội Y khoa Mỹ vừa công bố nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh tăng nguy cơ mắc Hội chứng rối loạn tăng động khi mẹ sử dụng thuốc giảm đau có chứa acetaminophen, hay còn gọi paracetamol.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát 64.000 sản phụ. Trong hơn sáu năm, hơn nửa số này đã sử dụng acetaminophen. Sau đó, điều tra viên tiếp tục quan sát các em bé cho đến khi chúng lớn, kiểm tra phát hiện Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và những vấn đề hành vi bất thường ở trẻ.


Họ nhận thấy 13% bé mà mẹ từng sử dụng acetaminophen có khả năng bị ADHD ở tuổi lên 7, bao gồm các rối loạn về khả năng tập trung và tính tình. Những bé này cũng có tới 30% nhu cầu sử dụng thuốc ADHD nhiều hơn. Ngoài ra thời gian mẹ mang thai và thời gian sử dụng thuốc càng dài thì nguy cơ con bị ADHD càng cao.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/9/Thai-phu-uong-nhieu-thuoc-giam-dau-con-de-tang-dong-1.jpg
Trẻ có nguy cơ mắc Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD nếu mẹ sử dụng thuốc giảm đau có chứa acetaminophen, hay còn gọi paracetamol.

<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" 0px;="" font-family:="" inherit;="" font-size:="" 13.333333969116211px;="" font-style:="" margin:="" outline:="" padding:="" vertical-align:="" baseline;="" border-spacing:="" 0px;"="" width=""><tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13.333333969116211px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;"></tbody></table>Một trong những tác giả chính của nghiên cứu, BS Beate Ritz, cho hay: "Chúng tôi rất bất ngờ trước những kết quả này. Acetaminophen có thể là loại thuốc an toàn, nhưng mang thai là thời kỳ rất quan trọng vì thế các bà mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào".


Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng đây chỉ là kết quả sơ bộ, vẫn chưa có kết luận rõ ràng liệu acetaminophen có phải là nguyên nhân gây ra ADHD hay không. Thực ra, đây chỉ là một bài xã luận được viết với hai kiểu khác nhau trên cùng một tạp chí.


Kate Langley từ trường ĐH Tâm lý Cardif, đồng tác giả bài xã luận trên JAMA cho hay nghiên cứu này rất thú vị nhưng chưa chỉ ra được mối quan hệ nhân quả nên cần được điều tra kỹ càng hơn nữa. Có rất nhiều lý do tại sao phụ nữ uống acetaminophen trong khi mang bầu, và những yếu tố đó có thể gây ra ADHD.


Một số bác sĩ sản khoa và chuyên gia bệnh học tâm thần trẻ em khuyên rằng các bà mẹ đừng vì nghiên cứu trên mà e ngại việc sử dụng acetaminophen nếu thật sự cần thiết, trừ trường hợp thuốc có thể gây ra những biến chứng ở trẻ sơ sinh.


TS David Rosenberg, trưởng khoa Tâm thần học và thần kinh học hành vi tại ĐH Wayne State (http://citinews.net/doi-song/loi-ich-tuyet-voi-tu-bi-do-XKSB7AY/) cho biết: "Đã có nghi ngờ việc sử dụng thuốc giảm đau có thể liên quan tới các vấn đề về hành vi bao gồm ADHD. Nhưng liên quan không có nghĩa nó là nguyên nhân hay kết quả".


Acetaminophen được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận bởi nhiều lý do trong đó bao gồm giảm đau, hạ sốt, giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên và các cơn đau nhức khi mang thai. Được xếp vào danh mục thuốc mang thai loại B, acetaminophen dễ dàng truyền qua nhau thai nhưng thường được xem là tốt cho cả mẹ lẫn con.


Vào lúc này hầu hết bác sĩ đồng ý rằng phụ nữ có thai không nên nhất thiết tránh dùng acetaminophen. Trên thực tế không có loại thuốc nào mà không có chứa acetaminophen dưới dạng này hay dạng khác. Hơn nữa hiện nay việc chẩn đoán và điều trị ADHD phát triển thuận lợi, vì thế các sản phụ cũng không nên quá lo lắng.


Điều quan trọng là các bà mẹ nên cân nhắc kỹ càng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mang thai, dùng với liều lượng thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất có thể và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo Lê Phương - VnExpress/ Abc News

songchungvoi_HIV
17-12-2014, 09:33
Đau đầu, buồn nôn có thể dùng Paracetamol?Thứ ba, 16/12/2014 13:21
Em năm nay 22 tuổi, thường xuyên bị đau đầu rất khó chịu. Thời gian gần đây em bị cảm cúm có hiện tượng đau đầu, ói và buồn nôn rất khó chịu, thỉnh thoảng có ho nữa.
http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/12/16/Dau-dau-do-can-nguyen-mach-dung-thuoc-gi_160.jpg
Vậy em xin hỏi đó là triệu chứng của bệnh gì và em dùng thuốc giảm đau Paracetamol thời gian dài có sao không? Dùng thuốc như thế có hại gì cho sức khỏe không? Xin BS giúp em. Cảm ơn BS nhiều ạ.
(Lê Thị Oanh Kiều - Cà Mau)

Chào bạn,

Một số loại virut là nguyên nhân gây cảm cúm có thể gây ra triệu chứng nhức đầu và nôn ói ở người bệnh. Tình trạng này thường đi kèm với những dấu hiệu của các bệnh do virut gây ra như: sổ mũi, tiêu chảy, sốt, đau nhức cơ thể và sốt. Trường hợp của bạn nếu chỉ đau đầu khó chịu theo đợt cảm cúm thì phần nhiều là do virut cúm gây ra.


Bạn có thể sử dụng paracetamol trong trường hợp này để giảm triệu chứng, đồng thời bổ sung thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C để giúp cơ thể nhanh chóng đánh bại virut và phục hồi trạng thái khỏe mạnh.


Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau đầu kéo dài sau khi đã khỏi cúm, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả. Lưu ý không lạm dụng paracetamol trong thời gian dài để giảm đau vì có thể gây hoại tử gan.
http://alobacsi.com/

songchungvoi_HIV
18-12-2014, 10:25
Thuốc paracetamol không vô hại như ta nghĩ
Thứ năm, 18/12/2014 08:25

Paracetamol (acetaminophen) là một loại thuốc rất phổ biến, thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau.
Tuy vậy, nếu sử dụng một cách tùy tiện thì nguy cơ xảy ra các biến chứng hoàn toàn có thể gặp, thậm chí rất nguy hiểm đến tính mạng.


Paracetamol có đặc điểm và tác dụng phụ gì?


Paracetamol có hai đặc điểm cần lưu ý, đó là có nhiều thuốc hoặc nhiều biệt dược dù tên gọi khác nhau (tidol, panadol,...) nhưng có chứa cùng một dược chất là paracetamol. Thứ hai là có nhiều biệt dược không chỉ chứa đơn chất paracetamol mà còn kết hợp với nhiều dược chất khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc để dễ uống (viên sủi).


Vì vậy, viên sủi cần được lưu ý với những người tăng huyết áp, bởi vì trong đó có chứa chất làm co mạch, gây gia tăng huyết áp; hoặc với thuốc kết hợp với kháng histamin sẽ gây buồn ngủ, rất nguy hiểm khi phải vận hành máy móc, tàu xe.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/18/Thuoc-paracetamol-khong-vo-hai-nhu-ta-nghi-1.jpg

Chỉ dùng paracetamol khi thật cần thiết.



Paracetamol được xem là loại thuốc tương đối an toàn (nếu dùng đúng liều chỉ định) so với các thuốc cùng nhóm như aspirin. Tuy nhiên, paracetamol lại rất nguy hiểm là gây ngộ độc cho gan khi dùng liều cao, kéo dài. Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó có một chất rất độc cho gan (có khoảng 4% paracetamol biến thành chất độc cho gan, đó là chất N-acetylbenzoquinonimin).


Vì vậy, khi dùng paracetamol liều cao hoặc khi chức năng gan suy giảm thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan. Theo đó, khi paracetamol đến gan, gan phải huy động chất glutathion đến trung hòa, nhưng khi paracetamol vượt ngưỡng chịu đựng của gan thì gan không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa lượng paracetamol thừa đó được, vì vậy, chất độc hại cho gan tăng lên làm nguy hiểm cho gan.


Bên cạnh đó cũng được khuyến cáo với phụ nữ mang thai, nếu dùng quá liều paracetamol có thể gây độc cho thai nhi vì thuốc này dễ dàng truyền qua rau thai. Ngoài ra, một số tác giả còn nhận xét rằng, với phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc paracetamol, khi mang thai, có thể mắc bệnh hen suyễn.


Ngoài ra, nếu sử dụng paracetamol lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi thuốc có thể gây mệt mỏi, vì nó làm mất đi phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu mang ôxy. Cơ quan giám sát thuốc, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về paracetamol và những nguy hại tiềm ẩn của nó có thể gây phản ứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cho da (hoại tử biểu bì độc hại, có thể bong da, thậm chí tử vong).


Đặc biệt, ngộ độc cấp paracetamol thường xảy ra ở trẻ em, thể hiện khi trẻ dùng quá liều như đau bụng, nôn mửa, mặt xanh tái, khó thở, cần cấp cứu kịp thời nếu không rất nguy hiểm. Đối với người lớn, thường ngộ độc cấp xảy ra ít hơn, chủ yếu ngộ độc trường diễn, đặc biệt đối với người có bệnh gan, nghiện rượu, sốt rét và các dấu hiệu ngộ độc cũng tương tự như ở trẻ em nhưng đôi khi không rõ rệt.


Làm thế nào để sử dụng paracetamol an toàn?


Chị A. kể, có một lần bị sốt cao, đau đầu chị tự ý uống 2 viên panadol 500mg x 2viên/lần thấy giảm sốt, giảm đau đầu. Uống thuốc như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 5-6 lần, bỗng dưng chị A. thấy đau đầu dữ dội, không ngủ được, đau tức vùng bụng, nôn nhiều, hoa mắt chóng mặt, gia đình đưa chị tới BV Bạch Mai để khám bệnh. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm về chức năng gan, chị A. được bác sĩ chẩn đoán là viêm gan cấp do paracetamol.


Và sau một tuần điều trị tích cực, tình hình sức khỏe của chị A. dần trở về trạng thái ổn định, chức năng gan đã bắt đầu hồi phục (men gan hạ thấp dần về mức an toàn), chị A. thoát hiểm trong gang tấc và may mắn là không để lại di chứng gì trên gan. Nhưng phải 3 tháng sau đó, sức khỏe của chị A. mới hoàn toàn bình phục hẳn, sau khi xác định của bệnh viện. Rõ ràng, chị A. đã dùng liều paracetamol quá cao trong 3 ngày liền (mỗi lần 1g, với 5-6 lần trong một ngày) làm cho gan quá sức chịu đựng không thể trung hòa lượng paracetamol độc hại được.


Qua câu chuyện của chị A., chúng ta cần rút kinh nghiệm trong sử dụng paracetamol. Nếu không sốt trên 38 độ rưỡi, không đau nhức hoặc bị bệnh gan, suy thận thì không dùng paracetamol. Cần hạn chế đến mức tối đa dùng paracetamol. Khi sốt cao, trước hết hãy chườm mát, nếu thấy không giảm nhiệt mới dùng paracetamol.


Tuy vậy, không được dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương... bắt buộc phải uống paracetamol thì phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ. Liều dùng cho người lớn không quá 10mg/kg cân nặng và trẻ em không quá 5mg/kg cân nặng cho mỗi lần dùng.


Khi dùng thuốc không uống bia, rượu và các loại thuốc có nguy cơ độc hại cho gan (thuốc chữa lao) vì sẽ làm tăng độc tính của paracetamol. Không dùng paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Theo TTƯT. PGS.TS. Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
03-01-2015, 14:16
Ai không được dùng thuốc dạng viên sủi?Thứ bảy, 03/01/2015 08:34
Trước đây, khi bị sốt, tôi hay dùng viên nén paracetamol. Nhưng nay có tuổi, việc nuốt viên nén trở nên khó khăn hơn nên có người khuyên uống viên sủi (chỉ cần pha vào nước rồi uống).
http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2015/01/03/benh-tim-da-thuoc-sui-jtzz-1420181837567_160.jpg

Nhưng lại có thông tin nói rằng người bệnh tăng huyết áp như tôi lại không nên dùng thuốc dạng viên sủi? Vậy thực hư thế nào? Xin quý báo tư vấn giúp tôi!

Nguyễn Hương Ly (Hà Nội)
Chào bạn,


Các dạng bào chế của thuốc bao gồm: viên nén, viên nang, dung dịch, hỗn dịch, siro…, mỗi dạng đều có những ưu thế riêng và những hạn chế nhất định (đối với một số người). Dạng viên thuốc sủi là một dạng bào chế khá đặc biệt của thuốc nhằm tạo ra một sự hấp dẫn và dễ chịu khi uống thuốc, đồng thời giúp cơ thể nhanh hấp thu hơn.


Thông thường, dạng thuốc sủi bọt thường được dùng bào chế thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm cúm, sốt hoặc thuốc bổ cung cấp vitamin và khoáng chất. Một số viên thuốc sủi còn được cho thêm vào đó các chất tạo màu và tạo hương như hương chanh, hương cam... cho dễ uống.


Tuy nhiên, khi dùng dạng viên sủi này cần chú ý, các tá dược chứa trong viên thuốc bao giờ cũng gồm có một chất tạo sủi, đó là natri bicacbonat hoặc natri bicarbonat và acid hữu cơ như vitamin C (axid ascorbic). Khi bỏ viên sủi vào trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa chất kiềm và acid tạo thành muối ăn và các bọt khí CO2 trong dung dịch thuốc.


Vì vậy, những người buộc phải kiêng muối như người suy thận, người bệnh tăng huyết áp… không dùng thuốc dạng viên sủi. Đối với viên sủi chứa canxi, ngoài các đối tượng trên còn không dùng cho người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi hay người bị bệnh sỏi thận.





Theo DS. Hoàng Thu Thủy - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
07-01-2015, 16:45
Tác dụng phụ nghiêm trọng của một số thuốc thường dùng07-01-2015 14:16Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có các thông báo cảnh báo một số thuốc thường dùng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các thông tin mới này không có nghĩa là mang tới một sự lo lắng cho người sử dụng, cũng không phải để khuyến khích họ lựa chọn sang các loại thuốc khác mà nó có ý nghĩa quan trọng để giúp mọi người nhận biết và phản ứng nhanh với các triệu chứng ban đầu của các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, trong đó có khả năng gây tử vong do thuốc.

Thuốc hạ sốt, giảm đau acetaminophen

Thông báo ngày 1/8/2013 cho biết, thuốc acetaminophen (paracetamol) là thuốc hạ sốt, giảm đau đang được dùng rất phổ biến để điều trị đau và sốt, có mặt rộng rãi trong nhiều đơn thuốc cũng như người bệnh tự sử dụng.

Hoạt chất này cũng thường được phối hợp với các loại thuốc khác (bao gồm cả thuốc phiện) và các loại thuốc để điều trị cảm lạnh, ho, dị ứng, đau đầu và khó ngủ... có thể gây ra những phản ứng da nghiêm trọng. Đó là hội chứng Stevens-Johnson (http://citinews.net/the-gioi/chinh-quyen-obama-ra-sao-sau-khi-chuck-hagel-bi--loai-bo---NJSUWPI/) (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), viêm da do phản ứng cấp tính (AGEP) có thể gây tử vong.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/7/Tac-dung-phu-nghiem-trong-cua-mot-so-thuoc-thuong-dung-1.jpg
Acetaminophen (http://citinews.net/doi-song/chuc-nang-gan-JHE3V5Y/) có thể gây phản ứng da hiếm gặp nghiêm trọng


</tbody>


FDA yêu cầu các nhà sản xuất cần thêm vào nhãn thuốc lời cảnh báo về nguy cơ phản ứng da nghiêm trọng này đối với các thuốc có chứa acetaminophen. Nếu bạn sử dụng acetaminophen thấy có triệu chứng như phát ban, mụn nước... cần ngừng thuốc và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Nếu bạn đã từng có một phản ứng da khi dùng acetaminophen, không dùng lại thuốc này trong những lần sau. Cần nói với bác sĩ về phản ứng dị ứng da của mình với acetaminophen để bác sĩ có thể dùng sang các loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác.Thuốc chống sốt rét mefloquine

Thông báo ngày 29/7/2013 cảnh báo về nguy cơ gây ra tác dụng phụ về tâm thần và thần kinh nghiêm trọng của thuốc chống sốt rét mefloquine hydrochloride. Các tác dụng phụ thần kinh có thể bao gồm: chóng mặt, mất thăng bằng hoặc ù tai. Các tác dụng phụ về tâm thần bao gồm cảm thấy lo lắng, nghi ngờ, chán nản hoặc có ảo giác...

Khi sử dụng thuốc để ngăn chặn bệnh sốt rét, nếu bệnh nhân có triệu chứng thần kinh hoặc tâm thần cần ngừng thuốc và thay thế bằng một loại thuốc khác. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể tự phát hiện tác dụng phụ này và thông báo cho bác sĩ biết.

Bệnh nhân không nên tự ngưng dùng mefloquine trước khi có ý kiến của thầy thuốc. FDA yêu cầu phải ghi cảnh báo này lên nhãn thuốc và sẽ tiếp tục đánh giá sự an toàn của mefloquine, sẽ có những thông tin tiếp theo tới công chúng.

Thuốc chống nấm chứa ketoconazol

Thông báo ngày 26/7/2013 cảnh báo, viên nén uống nizoral (ketoconazol) có tác dụng chống nấm có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng và các vấn đề về tuyến thượng thận (gây suy thượng thận) và nguy cơ dẫn đến tương tác thuốc có hại với các thuốc khác khi dùng đồng thời.

Về tổn thương gan (nhiễm độc gan): FDA cho biết, viên nén nizoral có thể gây tổn thương gan dẫn đến phải ghép gan hoặc tử vong. Tổn thương gan nghiêm trọng đã xảy ra ở bệnh nhân dùng liều cao của nizoral trong thời gian ngắn hoặc những người dùng liều thấp trong thời gian dài. Các tổn thương gan đôi khi hồi phục khi ngừng sử dụng thuốc nhưng cũng có khi không hồi phục.

Vấn đề về thượng thận (gây suy thượng thận): Viên nén nizoral có thể gây suy thượng thận bằng cách làm giảm sản xuất corticosteroid của cơ thể. Corticosteroid (http://citinews.net/doi-song/co-sao-cang-tap-cang-tang-vong-so-2-AYRRPMI/) được sản xuất bởi tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến sự cân bằng của nước, muối khoáng và chất điện giải trong cơ thể.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên theo dõi chức năng tuyến thượng thận ở bệnh nhân dùng thuốc nizoral, người có vấn đề về tuyến thượng thận hoặc ở bệnh nhân bị stress...

Về tương tác thuốc: Nizoral viên có thể tương tác với các thuốc khác khi dùng đồng thời và có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Ví như như rối loạn nhịp tim... Vì vậy, tất cả các thuốc mà bệnh nhân hiện đang dùng nên được đánh giá về tương tác với nizoral.

Hiện FDA đang tiến hành một số hoạt động liên quan đến viên nén uống nizoral (ketoconazol), bao gồm hạn chế sử dụng thuốc, chấp thuận thay đổi nhãn thuốc và thêm hướng dẫn thuốc mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Theo đó, viên nén uống nizoral không phải là thuốc điều trị đầu tay cho bất kỳ nhiễm trùng nấm nào. Nizoral nên được sử dụng để điều trị nhiễm nấm nhất định và chỉ khi liệu pháp kháng nấm thay thế không có sẵn hoặc không dung nạp.

Viên nén nizoral không được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm ở da, móng tay và không được sử dụng ở bệnh nhân có bệnh gan cấp tính hoặc mạn tính. FDA cũng đã phê duyệt một hướng dẫn thuốc mới có chứa thông tin về các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến thuốc nizoral và sẽ tiếp tục đánh giá sự an toàn của thuốc này.
Theo Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
14-01-2015, 13:41
Thuốc Paracetamol không tốt như chúng ta vẫn nghĩ

14-01-2015 12:02

Paracetamol không làm giảm đau lưng cũng như cải thiện mức độ đau, giấc ngủ hay chất lượng cuộc sống, nghiên cứu mới cho thấy.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/14/Thuoc-Paracetamol-khong-tot-nhu-chung-ta-van-nghi-1.jpg


Nghiên cứu của các nhà kha học Úc công bố trong tạp chí The Lancet, là thử nghiệm ngẫu nhiên lớn đầu tiên để so sánh hiệu quả của Paracetamol (http://citinews.net/doi-song/chan-doan-va-dieu-tri-benh-glocom-6ZTR46Q/) với giả dược trong việc điều trị chứng đau lưng thấp.

Nghiên cứu phân tích thử nghiệm ngẫu nhiên 1.652 cá nhân có độ tuổi trung bình 45 và mắc chứng đau lưng thấp từ 235 trung tâm chăm sóc ban đầu tại Sydney, Úc. Họ được dùng Paracetamol với liều thông thường trong 1 tháng.

Trong số này được chia làm 3 nhóm: nhóm nhận Paracetamol 3 lần/ngày lên đến 3.990mg; lên đến 4.000mg /1 ngày khi cần thiết và nhóm dùng giả dược.

Nghiên cứu cho thấy thời gian phục hồi là 16-17 ngày cho tất cả 3 nhóm. Tức là loại thuốc giảm đau phổ biến này không tốt hơn so với giả dược trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi các cơn đau cấp.

TS Christopher Williams, trưởng nhóm nghiên cứu tại ĐH Sydney, cho biết: "Thuốc giảm đau đơn giản như Paracetamol có thể không quan trọng hàng đầu trong việc điều trị cơn đau lưng cấp tính. Kết quả cho thấy chúng ta cần phải xem xét lại các khuyến nghị Paracetamol trong điều trị hàng đầu cho bệnh đau lưng thấp".

Hiện nay, tất cả các hướng dẫn điều trị đau lưng trên thế giới khuyến cáo Paracetamol là loại thuốc giảm đau được chọn đầu tiên. Tuy nhiên, ông Williams cho biết thực tế cho thấy không có nghiên cứu nào trước đây cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về chức năng hoạt động của loại thuốc này.


Theo Huyền Chi - Sức khỏe gia đình/ Telegraph (http://citinews.net/the-gioi/skds-luon-mong-muon-duoc-nhan-phan-hoi-tu-ban-doc--TOEL2SA/)

songchungvoi_HIV
20-01-2015, 11:23
Có phải người bị bệnh gan không nên uống Paracetamol?Thứ ba, 20/01/2015 08:15
Có phải người bị bệnh gan không nên uống Paracetamol? Vậy khi cảm cúm thì nên uống thuốc gì thay thế? Uống Paracetamol có khác gì với uống Tylenol hay Decolgen?
Xin chào dược sĩ Diệp,


Mừng quá vì từ nay có thêm người giải đáp thông tin cho chúng tôi. Chân thành cảm ơn chị. Cho phép tôi hỏi chị một câu: Người bị bệnh gan không nên uống Paracetamol có phải? Vậy khi cảm cúm thì nên uống thuốc gì thay thế? Uống paracetamol có khác gì với uống Tylenol hay Decolgen? Mong được bác sĩ tư vấn.


Kính chúc sức khỏe dược sĩ Lạc Diệp.



(Thanh Trúc – Bình Thạnh, TPHCM)




<tbody>
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/01/20/f1arara.jpg



Ảnh minh họa


</tbody>




Bạn Thanh Trúc thân mến,


Paracetamol (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=Paracetamol)gây độc cho gan khi sử dụng liều cao, paracetamol cũng không được sử dụng cho người bị suy gan nặng kể cả liều thông thường.Ở đây bạn không nói rõ tình trạng bệnh lý gan như thế nào, tuy nhiên với người có bệnh gan (viêm gan virus, xơ gan,…) thì nguy cơ bị viêm gan nhiễm độc cấp do paracetamol càng cao, ngay cả liều điều trị cũng có thể khởi phát viêm gan nhiễm độc thuốc gây nguy hiểm. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để giảm liều phù hợp hoặc chuyển qua sử dụng thuốc khác, không nên tự ý dùng thuốc.

Cần lưu ý một số thuốc hạ sốt, giảm đau, điều trị cảm cúm trên thị trường có ghi thành phần là acetaminophen, thực chất đây là tên gọi khác của paracetamol, tránh trường hợp sử dụng cùng lúc nhiều thuốc có chứa paracetamol gây quá liều.

Thành phần chính của Tylenol và Decolgen là paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau (đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau lưng…) và có thêm một số hoạt chất có tác dụng chống dị ứng, an thần gây ngủ, giảm ho như chlorpheniramin, phenylephrin, dextromethorphan…để điều trị cảm cúm, sốt, nhức đầu, ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Như vậy, tùy vào triệu chứng bệnh để lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.

Thân chào bạn,
Th.S Dược Trần Thị Lạc Diệp/ Hasan - Dermapharm

songchungvoi_HIV
21-01-2015, 17:56
Thuốc Metoclopramide và Paracetamol có tương tác với nhau?Thứ tư, 21/01/2015 16:13
Em đang là sinh viên. Dạo này em hay bị nhức đầu, đôi lúc buồn nôn, thay đổi tư thế đột ngột thì bị choáng.Em từng bị viêm xoang. Em hay thức khuya. Xin hỏi bác sĩ em có dùng thuốc Metoclopramide chống nôn và uống Paracetamol để giảm đau đầu. Không biết hai thuốc này có tương tác với nhau không thưa BS? Xin BS tư vấn giúp em. Em xin cám ơn.


(Phạm Tài Thịnh – Quảng Ninh)



<tbody>
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/01/21/026Thuoc-Metoclopramide-va-Paracetamol-co-tuong-tac-voi-nhau.jpg (http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/01/21/026Thuoc-Metoclopramide-va-Paracetamol-co-tuong-tac-voi-nhau.jpg)



Ảnh minh họa


</tbody>




Chào bạn,

Các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, bị choáng khi thay đổi tư thế đột ngột nhiều khả năng do bạn học tập nhiều, căng thằng, dinh dưỡng không đầy đủ dẫn tới tình trạng máu không đủ oxy và dinh dưỡng nuôi não, có thể có kết hợp đau đầu do viêm xoang. Bạn nên xem lại điều kiện học tập, dinh dưỡng để có hướng điều chỉnh thích hợp.

Metoclopramid khi dùng chung với paracetamol làm nhanh rỗng dạ dày sẽ làm giảm thời gian hấp thu paracetamol, giảm hiệu quả giảm đau. Khắc phục bằng cách uống 2 thuốc này cách nhau 2h. Tuy nhiên, nếu triệu chứng còn kéo dài bạn nên khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm
http://alobacsi.com/

songchungvoi_HIV
01-02-2015, 09:08
7 sai lầm với thuốc giảm đau

Thứ bảy, 31/01/2015 23:36
Loại bỏ những sai lầm đáng tiếc dưới đây để phát huy tối đa tác dụng và không gây nên tác dụng phụ của thuốc.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/31/7-sai-lam-voi-thuoc-giam-dau-1.jpg

1. Dùng quá liều


Lạm dụng các loại thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng sẽ khiến bạn phải gánh chịu những hệ lụy khôn lường. Thật sai lầm nếu bạn cho rằng dùng càng nhiều thuốc giảm đau thì sẽ giúp "đánh đuổi" cách cơn đau một cách tuyệt đối và dễ dàng hơn. Trái lại, dùng nhiều thuốc giảm đau sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc làm mất tác dụng của nó và còn gây hại đến chức năng gan.


2. Tự ý mua thuốc


Trên thị trường có rất nhiều những loại thuốc giảm đau khác nhau, mỗi loại có những công dụng cũng như hệ lụy nhất định. Vậy nên phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và mức độ đau đớn của bạn ra sao để quyết định loại thuốc giảm đau nên dùng.


Hơn nữa cũng cần lưu ý đến loại thuốc bạn đang sử dụng cùng thời điểm để tránh xảy ra tình trạng tương tác thuốc. Vậy nên việc dùng thuốc giảm đau không thể tùy tiện sử dụng mà nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sĩ.


3. Uống thuốc bằng loại thức uống bạn thích


Có những người do sợ vị đắng của thuốc mà uống thuốc bằng nước ngọt, đồ uống có chất kích thích, có chứa càphein... tuy nhiên điều này rất phản khoa học.


Trên thực tế đã có những trường hợp dùng những loại đồ uống khác nhau mà không phải là nước lọc uống thuốc giảm đau ibuprofen gây nên tình trạng chảy máu dạ dày và tổn thương gan. Các bác sĩ khuyến cáo bạn chỉ nên uống thuốc nói chung và thuốc giảm đau nói riêng bằng nước lọc thông thường.


4. Uống thuốc khi lái xe


Các minh chứng cho rằng thuốc giảm đau có thể gây nên tình trạng ngủ gà, mơ màng. Mặc dù mức độ của nó ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, giữ cho tinh thần được thư giãn thoải mái bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau khi lái xe.


5. Không quan tâm đến tương tác thuốc


Bạn đọc toa thuốc nhưng chỉ chú ý đến cách dùng và công dụng của nó mà đã sai lầm khi bỏ quan tương tác của thuốc với các loại thuốc khác.


Theo các chuyên gia thì có khá nhiều loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc giảm đau và ngược lại.


Ví như thuốc aspirin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát huy tác dụng của thuốc tiểu đường. Bởi vậy nên trước khi kê đơn thuốc giảm đau cho bạn bác sĩ sẽ hỏi bạn câu hỏi: hiện tại bạn đang sử dụng những loại thuốc nào?.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/1/31/7-sai-lam-voi-thuoc-giam-dau-2.jpg

6. Dùng chung thuốc với người khác


Việc kê đơn cho bạn loại thuốc giảm đau nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bị đau của mỗi người. Chính vì thế, không thể dùng chung lẫn lộn loại thuốc giảm đau dành cho người này đối với người khác.


7. Bẻ thuốc



Không nên tự ý bẻ thuốc hay chia nhỏ thuốc thành nhiều phần trước khi dùng nếu không có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Điều này sẽ khiến thuốc bị mất tác dụng và thậm chí gây nên tác dụng "phản chủ".



Theo Thu Hà - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
09-02-2015, 10:07
Độ quỵ vì tự ý dùng viên sủi giảm đauThứ hai, 09/02/2015 10:06
Sau khi uống 4 viên thuốc sủi giảm đau trong ngày, buổi tối ông Ngô Quang H.bị đột quỵ phải đi cấp cứu.Ông Ngô Quang H. (54 tuổi ở Hà Nội) vào viện trong tình trạng huyết áp cao 190/145mmHg, bị tai biến tê bì nửa người. Tìm hiểu thì được biết là do ông thấy người mỏi mệt, đau đầu và hâm hấp sốt nên uống viên sủi giảm đau.


Sau khi uống 4 viên thuốc trong ngày, buổi tối ông bị đột quỵ phải đi cấp cứu. Bác sĩ cho biết, nguyên nhân có thể do ông tự ý uống viên sủi trong khi có bệnh cao huyết áp.




<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/2/9/Do-quy-vi-tu-y-dung-vien-sui-giam-dau-1.jpg


Lạm dụng viên bổ sủi bọt, dùng liên tục và nhiều viên trong ngày thì chẳng khác gì như ăn mặn, huyết áp sẽ tăng lên. Ảnh minh họa.

</tbody>



Viên bổ sủi bọt vẫn được coi là thuốc bổ, dễ uống và có tác dụng giảm đau nhanh nên mọi người thường sử dụng mà không biết với nhiều bệnh có thể xảy ra nguy cơ lớn. Chẳng hạn, với bệnh huyết áp, thành phần của viên bổ sủi có thể tăng nặng thêm mức độ bệnh. Đó chính là chất sủi bọt. Chất này thực ra là một loại muối gần giống với muối ăn về mặt gây ra tăng huyết áp.




Vì vậy, nếu lạm dụng viên bổ sủi bọt, dùng liên tục và nhiều viên trong ngày thì chẳng khác gì như ăn mặn, huyết áp sẽ tăng lên ngay lập tức và tăng lên theo tỷ lệ thuận với mức độ lạm dụng. Tăng huyết áp có thể gây biến chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim... Do đó, người bị tăng huyết áp không nên dùng viên sủi bọt.


Theo BS Yên Lâm Phúc - Kiến thức

songchungvoi_HIV
03-04-2015, 15:27
Paracetamol không chữa được đau lưng, viêm khớpThứ sáu, 03/04/2015 06:09
Khảo sát của các nhà khoa học Úc mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy thuốc paracetamol không công hiệu đối với bệnh đau lưng... nhưng lại có thể gây hại cho gan.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét lại 13 thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả và an toàn của thuốc paracetamol, bao gồm 10 thử nghiệm chữa trị bệnh viêm khớp gối và khớp háng mạn tính ở 3.541 bệnh nhân và 3 thử nghiệm trị đau lưng trên 1.825 bệnh nhân.


Các nhà khoa học nhận thấy paracetamol không công hiệu trong giảm đau và không giúp phục hồi vận động cho bệnh nhân đau lưng.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/4/3/Paracetamol-khong-chua-duoc-dau-lung-viem-khop-1.jpg

Paracetamol không làm giảm đau lưng Ảnh: BBC


Đối với bệnh viêm khớp, họ chỉ phát hiện lợi ích nhỏ và không quan trọng khi sử dụng paracetamol. Điều đáng lo ngại là thuốc này có thể gây độc cho gan vì những kết quả xét nghiệm chức năng gan cho thấy tỉ lệ bất thường ở bệnh nhân dùng paracetamol cao hơn 4 lần so với những người dùng giả dược để đối chiếu. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các thầy thuốc nên tìm giải pháp thay thế paracetamol để chữa đau lưng và viêm khớp.
Viện Y tế quốc gia Anh (NHS) thông báo sẽ xem xét lại hướng dẫn sử dụng thuốc đối với các chứng bệnh nêu trên đồng thời khuyến cáo bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn đổi thuốc.



Theo Trúc Lâm - Người lao động

songchungvoi_HIV
14-01-2016, 13:37
Paracetamol - chỉ lành khi sử dụng đúng
Thứ năm, 14/01/2016 07:19Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, và paracetamol là thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.

(http://alobacsi.com/kham-benh-online.htm)



Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, và paracetamol (http://alobacsi.com/thuoc/lieu-paracetamol-cho-tre-a20150129042455834c168.htm) là thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này. Thế nhưng người bệnh cần sử dụng sao cho an toàn để tránh những tai biến do thuốc gây ra…


Tác dụng của paracetamol

Paracetamol là loại thuốc rất quen thuộc với người dân ở cộng đồng cũng như trong các cơ sở y tế. Thuốc được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau (có nguồn gốc không phải nội tạng) và sốt từ nhẹ đến vừa.


Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin (aspirin cũng là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt thuộc nhóm kháng viêm không steroid). Nhưng khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.


Paracetamol làm giảm thân nhiệt (http://alobacsi.com/benh-thuong-gap/benh-thuong-gap-so-cap-cuu/cach-so-cuu-khi-bi-ha-than-nhiet-dot-ngot-mua-lanh-a20151018041121222c546.htm) ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.


Ở liều điều trị, thuốc ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.


Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu… Vì thế, nằm trong nhóm hạ nhiệt, giảm đau nhưng paracetamol được cho là thuốc “lành” hơn cả so với các thuốc khác có tác dụng này.



<tbody>








http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/01/14/Paracetamolchi-lanh-khi-su-dung-dung_1.jpg
Rất nhiều thuốc có chứa paracetamol



</tbody>
Và nguy cơ gây tổn thương gan

Ở liều điều trị thông thường paracetamol tương đối không độc, dung nạp tốt, nhưng khi dùng quá liều (trên 10 gam) sẽ gây ngộ độc cấp tính. Việc dùng quá liều thuốc đã làm cho một chất chuyển hóa của paracetamol là N-acetyl-benzoquinonimin được tạo thành với lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan, và phản ứng của nó với nhóm sulfhydryl của protein gan tăng lên, gây ngộ độc nặng cho gan, hoại tử gan. Việc uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol (nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc này).


Nguyên nhân dẫn đến việc dùng quá liều thuốc là do có ý định tự tử hoặc vô tình dùng quá liều. Hiện trên thị trường các sản phẩm có chứa paracetamol rất phong phú và đa dạng ở cả dạng đơn chất và kết hợp. Đây cũng là thuốc có nhiều tên biệt dược nhất (tới hàng trăm loại) nên nhiều người sử dụng thường không biết rằng các sản phẩm này (ở cả thuốc theo đơn và thuốc OTC) đều có chứa paracetamol và dễ dẫn đến việc vô tình dùng quá liều thuốc.


Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5-10 g mỗi ngày, trong 1-2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.


Do có nguy cơ gây hại cho gan, nên mới đây FDA (Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) đã có khuyến cáo yêu cầu các nhân viên y tế ngừng kê đơn dạng thuốc phối hợp giảm đau chứa paracetamol (acetaminophen) có hàm lượng vượt quá 325 mg mỗi viên nén (viên nang, hoặc đơn vị phân liều khác).


Khuyến cáo này hướng đến các thuốc giảm đau kê đơn chứa paracetamol và hoạt chất khác như các opioid (như codein, oxycodon, hydrocodon). Vì, hiện nay một số chế phẩm phối hợp có hàm lượng paracetamol cao hơn 325 mg, thậm chí đến 750 mg mỗi liều. FDA nhấn mạnh, các ca tổn thương gan nghiêm trọng do paracetamol thường diễn ra ở những bệnh nhân dùng nhiều hơn liều kê đơn của chế phẩm chứa paracetamol trong vòng 24 giờ; dùng đồng thời nhiều chế phẩm cùng chứa paracetamol hoặc dùng thức uống có cồn chung với các chế phẩm paracetamol.


Ngoài gây độc cho gan, một số tác dụng không mong muốn khác của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (ít gặp) hoặc ban da (thường là ban đỏ hoặc mày đay). Nếu người bệnh sử dụng paracetamol thấy có triệu chứng như phát ban, mụn nước... cần ngừng thuốc và đến cơ sở y tế ngay lập tức. Trường hợp đã từng có một phản ứng da khi dùng paracetamol thì không dùng lại thuốc này trong những lần sau. Cần nói với bác sĩ về phản ứng dị ứng da của mình với paracetamol để bác sĩ có thể dùng sang các loại thuốc hạ sốt, giảm đau khác.


Những lưu ý khi sử dụng

Paracetamol thường được dùng theo đường uống. Đối với người bệnh không uống được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng (liều đặt trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống).


Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát bởi thầy thuốc.


Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39,5ºC), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.


Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em dùng quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi có ý kiến của thày thuốc.


Đối với dạng viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, khi uống không được nghiền nát, nhai hoặc hòa tan trong chất lỏng.


Khi sử dụng thuốc ở nhà cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và xem kỹ hàm lượng paracetamol có trong sản phẩm để sử dụng đúng liều cho từng đối tượng (trẻ em, người lớn).


Không dùng thuốc trong các trường hợp người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan; Người bệnh quá mẫn với paracetamol; Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.



Theo DS Hoàng Thu - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
19-01-2016, 14:30
Thuốc paracetamol không vô hại như ta nghĩ
Thứ hai, 18/01/2016 14:43Paracetamol (acetaminophen) là một loại thuốc rất phổ biến, thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau.

(http://alobacsi.com/kham-benh-online.htm)



Paracetamol (http://alobacsi.com/thuoc/lieu-paracetamol-cho-tre-a20150129042455834c168.htm) (acetaminophen) là một loại thuốc rất phổ biến, thường được mọi người sử dụng trong các trường hợp hạ sốt, giảm đau (http://alobacsi.com/thuoc/dung-thuoc-giam-dau-ha-sot-cung-can-dung-cach-a20141124083023931c168.htm). Tuy vậy, nếu sử dụng một cách tùy tiện thì nguy cơ xảy ra các biến chứng hoàn toàn có thể gặp, thậm chí rất nguy hiểm đến tính mạng.


Paracetamol có đặc điểm và tác dụng phụ gì?



Paracetamol có hai đặc điểm cần lưu ý, đó là có nhiều thuốc hoặc nhiều biệt dược dù tên gọi khác nhau (tidol, panadol,...) nhưng có chứa cùng một dược chất là paracetamol. Thứ hai là có nhiều biệt dược không chỉ chứa đơn chất paracetamol mà còn kết hợp với nhiều dược chất khác để tăng hiệu quả điều trị hoặc để dễ uống (viên sủi).


Vì vậy, viên sủi cần được lưu ý với những người tăng huyết áp, bởi vì trong đó có chứa chất làm co mạch, gây gia tăng huyết áp; hoặc với thuốc kết hợp với kháng histamin sẽ gây buồn ngủ, rất nguy hiểm khi phải vận hành máy móc, tàu xe.


Paracetamol được xem là loại thuốc tương đối an toàn (nếu dùng đúng liều chỉ định) so với các thuốc cùng nhóm như aspirin. Tuy nhiên, paracetamol lại rất nguy hiểm là gây ngộ độc cho gan khi dùng liều cao, kéo dài.


Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất, trong đó có một chất rất độc cho gan (có khoảng 4% paracetamol biến thành chất độc cho gan, đó là chất N-acetylbenzoquinonimin). Vì vậy, khi dùng paracetamol liều cao hoặc khi chức năng gan suy giảm thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan.


Theo đó, khi paracetamol đến gan, gan phải huy động chất glutathion đến trung hòa, nhưng khi paracetamol vượt ngưỡng chịu đựng của gan thì gan không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa lượng paracetamol thừa đó được, vì vậy, chất độc hại cho gan tăng lên làm nguy hiểm cho gan. Bên cạnh đó cũng được khuyến cáo với phụ nữ mang thai, nếu dùng quá liều paracetamol có thể gây độc cho thai nhi vì thuốc này dễ dàng truyền qua rau thai.



<tbody>



http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/01/18/Thuoc-paracetamol-khong-vo-hai-nhu-ta-nghi_1.jpg


Chỉ dùng paracetamol khi thật cần thiết



</tbody>
Ngoài ra, một số tác giả còn nhận xét rằng, với phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc paracetamol, khi mang thai, có thể mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, nếu sử dụng paracetamol lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi thuốc có thể gây mệt mỏi, vì nó làm mất đi phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu mang ôxy.


Cơ quan giám sát thuốc, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về paracetamol và những nguy hại tiềm ẩn của nó có thể gây phản ứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cho da (hoại tử biểu bì độc hại, có thể bong da, thậm chí tử vong).


Đặc biệt, ngộ độc cấp paracetamol thường xảy ra ở trẻ em, thể hiện khi trẻ dùng quá liều như đau bụng, nôn mửa, mặt xanh tái, khó thở, cần cấp cứu kịp thời nếu không rất nguy hiểm. Đối với người lớn, thường ngộ độc cấp xảy ra ít hơn, chủ yếu ngộ độc trường diễn, đặc biệt đối với người có bệnh gan, nghiện rượu, sốt rét và các dấu hiệu ngộ độc cũng tương tự như ở trẻ em nhưng đôi khi không rõ rệt.


Làm thế nào để sử dụng paracetamol an toàn?



Chị A. kể, có một lần bị sốt cao, đau đầu chị tự ý uống 2 viên panadol 500mg x 2viên/lần thấy giảm sốt, giảm đau đầu. Uống thuốc như vậy trong 3 ngày, mỗi ngày 5-6 lần, bỗng dưng chị A. thấy đau đầu dữ dội, không ngủ được, đau tức vùng bụng, nôn nhiều, hoa mắt chóng mặt, gia đình đưa chị tới Bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh.


Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm về chức năng gan, chị A. được bác sĩ chẩn đoán là viêm gan cấp do paracetamol. Và sau một tuần điều trị tích cực, tình hình sức khỏe của chị A. dần trở về trạng thái ổn định, chức năng gan đã bắt đầu hồi phục (men gan hạ thấp dần về mức an toàn), chị A. thoát hiểm trong gang tấc và may mắn là không để lại di chứng gì trên gan.


Nhưng phải 3 tháng sau đó, sức khỏe của chị A. mới hoàn toàn bình phục hẳn, sau khi xác định của bệnh viện. Rõ ràng, chị A. đã dùng liều paracetamol quá cao trong 3 ngày liền (mỗi lần 1g, với 5-6 lần trong một ngày) làm cho gan quá sức chịu đựng không thể trung hòa lượng paracetamol độc hại được.


Qua câu chuyện của chị A., chúng ta cần rút kinh nghiệm trong sử dụng paracetamol. Nếu không sốt trên 38 độ rưỡi, không đau nhức hoặc bị bệnh gan, suy thận thì không dùng paracetamol. Cần hạn chế đến mức tối đa dùng paracetamol. Khi sốt cao, trước hết hãy chườm mát, nếu thấy không giảm nhiệt mới dùng paracetamol. Tuy vậy, không được dùng paracetamol quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.


Trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau khớp, đau do ngã, chấn thương... bắt buộc phải uống paracetamol thì phải dùng thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ. Liều dùng cho người lớn không quá 10mg/kg cân nặng và trẻ em không quá 5mg/kg cân nặng cho mỗi lần dùng. Khi dùng thuốc không uống bia, rượu và các loại thuốc có nguy cơ độc hại cho gan (thuốc chữa lao) vì sẽ làm tăng độc tính của paracetamol. Không dùng paracetamol với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.



Theo TTƯT. PGS.TS Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
07-05-2016, 16:51
Lý do không nên tùy tiện dùng paracetamol
Thứ Bảy 7/5/2016 04:50:27 PM


SKĐS - Khi bị sốt hoặc cúm bạn có thể không ngần ngại uống paracetamol không có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần bỏ thói quen này vì uống paracetamol không kê đơn có thể gây ra những tác hại dưới đây:



http://suckhoedoisong.vn/Images/hahien/2016/05/06/Univadis_6.5.2016_Ly_do_khong_nen_tuy_tien_dung_pa racetamol.jpg
Ảnh minh hoạ.


Khi bị sốt hoặc cúm bạn có thể không ngần ngại uống paracetamol không có chỉ định của bác sĩ. Theo TS Akshay Challani, chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện Akshjyot, Navi Mumbai, Ấn Độ, bạn cần bỏ thói quen này vì uống paracetamol không kê đơn có thể gây ra những tác hại dưới đây:


Tổn thương gan
Nếu từng đọc chỉ dẫn trên vỏ hộp đựng viên paracetamol, bạn sẽ biết thuốc này có thể gây tổn thương gan khi dùng quá liều. Theo TS Challane, một người không nên dùng quá 3g paracetamol mỗi ngày. Ngoài ra, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol.


Viêm dạ dày
Trong một số trường hợp, lượng paracetamol dư thừa có thể dẫn tới viêm dạ dày. Do đó, nếu bạn bị đầy hơi hoặc khó tiêu, cần hỏi ý kiến bác sĩ vì đó có thể là tác dụng phụ của paracetamol.


Quá mẫn
Paracetamol có thể dẫn tới tình trạng quá mẫn và sốc phản vệ. Trong trường hợp nặng, nó có thể gây phá ban da là biểu hiện của phản ứng dị ứng.


Buồn ngủ
Một trong những tác dụng phụ của việc dùng paracetamol là buồn ngủ gây ra do bệnh não gan. Do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol ngay cả khi điều trị sốt hoặc cúm.


Suy gan
Nếu bạn bị vàng da hoặc bệnh gan, dùng paracetamol không có chỉ định của bác sĩ có thể khiến gan bị tổn thương thêm. Trong một số trường hợp hiếm, nó có thể gây suy gan.



BS Cẩm Tú
(Theo THS)


http://suckhoedoisong.vn/ly-do-khong-nen-tuy-tien-dung-paracetamol-n116187.html

songchungvoi_HIV
14-05-2016, 11:58
Những lý do để không quá “tín” paracetamol



Thứ sáu, 13/05/2016 12:59

Hiện nay đang bắt đầu vào mùa nắng nóng nên các bệnh gây sốt, cảm cúm... gia tăng. Đây là lý do mà nhiều người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau hạ sốt có chứa hoạt chất acetaminophen.




Hiện nay đang bắt đầu vào mùa nắng nóng nên các bệnh gây sốt, cảm cúm... gia tăng. Đây là lý do mà nhiều người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau hạ sốt có chứa hoạt chất acetaminophen. Việc làm này đang gây những hậu quả không nhỏ, bởi thuốc không hề “lành” như chúng ta vẫn nghĩ. Dưới đây là các tác hại của thuốc nếu không được dùng đúng chỉ định.


Paracetamol (http://alobacsi.com/thuoc/thuoc-paracetamol-khong-vo-hai-nhu-ta-nghi-a20160118023938118c168.htm) có tên hóa học acetaminophen. Đây là thuốc được sử dụng để giảm đau, hạ sốt phổ biến từ 1 thế kỷ nay với các chứng đau như: đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc có rất nhiều tên thương mại và dạng bào chế như viên nén, viên sủi, viên đặt hậu môn, dung dịch tiêm truyền…


Paracetamol (http://alobacsi.com/thuoc/paracetamol-chi-lanh-khi-su-dung-dung-a20160114071656326c168.htm)được xem là loại thuốc tương đối an toàn nếu dùng đúng liều chỉ định. Chính vì lý do “an toàn” này mà thuốc hiện đang bị lạm dụng trong cộng đồng. Do đây là loại thuốc không kê đơn (OTC) nên có thể dễ dàng mua nó tại bất kỳ hiệu thuốc nào với số lượng bao nhiêu.


Dù chưa có số thống kê chính xác, nhưng đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc gan, suy gan, thậm chí là tử vong do paracetamol. Những trường hợp này chủ yếu là do bệnh nhân tự ý sử dụng mà không lường được tác hại của thuốc có thể mang lại.




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/5/13/Nhung-ly-do-de-khong-qua-tin-paracetamol-1.jpg
Dùng quá liều paracetamol dễ gây độc cho gan



Vì sao thuốc gây độc trên gan?
Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ đi vào máu và chuyển hóa ở gan. Trong quá trình chuyển hóa đó, nó sản sinh ra nhiều chất, trong đó có chất gây bất lợi cho gan (là N-acetylbenzoquinonimin). Khi uống paracetamol, gan phải huy động chất glutathion đến để trung hòa thuốc này.


Nhưng khi dùng quá liều, gan không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa lượng thuốc, chất có hại cho gan (N-acetylbenzoquinonimin) tăng vượt ngưỡng chịu đựng và gây ngộ độc… Đó là lý do khi dùng paracetamol liều cao hoặc khi chức năng gan suy giảm thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan.


Thuốc ảnh hưởng trên hệ thần kinh
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Toronto (Canada) và Trường đại học British Columbia (Mỹ) đã chỉ ra rằng paracetamol có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Cụ thể là thuốc ức chế khả năng hoạt động hệ thần kinh, có thể cản trở khả năng nhanh nhạy của bộ não.


Qua 2 nhóm người tham gia thử nghiệm, các nhà khoa học đã thấy rõ ở những người sử dụng 1.000mg acetaminophene - tương đương với liều sử dụng thông thường - có một sự khác biệt trên điện não đồ so với nhóm người không sử dụng thuốc.


Những người đau đầu không được dùng thuốc, mặc dù phải trải qua các cơn đau về thể chất, tinh thần, nhưng sau cơn đau, não bộ của họ vẫn hoạt động bình thường. Còn nhóm đối chứng được sử dụng acetaminophen, thì để lại dấu vết trên một vùng của bộ não. Cụ thể, não hoạt động chậm lại và phản ứng kém nhạy bén với một số tình huống nhất định xảy ra thường ngày. Khả năng nhận ra các lỗi trên máy tính cũng bị suy giảm.


Các cảnh báo đặc biệt khác
Đối với phụ nữ mang thai, nếu dùng quá liều paracetamol có thể gây độc cho thai nhi vì thuốc này dễ dàng truyền qua rau thai. Một nghiên cứu gần đây cũng cho biết rằng nếu phụ nữ thường xuyên phải sử dụng thuốc paracetamol thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.


Nếu sử dụng paracetamol lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi, thuốc có thể gây mệt mỏi. Do thuốc làm mất đi phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu, phân tử này có nhiệm vụ mang oxy tới các tế bào khác trong cơ thể, do vậy khi thiếu nó, cơ thể trở nên mệt mỏi.


Ngộ độc cấp paracetamol thường xảy ra ở trẻ em hơn. Đối với người lớn, thường ngộ độc cấp xảy ra ít hơn, chủ yếu là ngộ độc trường diễn, đặc biệt đối với người có bệnh gan, nghiện rượu, sốt rét và các dấu hiệu ngộ độc cũng tương tự như ở trẻ em nhưng đôi khi không rõ rệt.


Nên sử dụng thuốc như thế nào cho an toàn?
Nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp chưa được kê đơn thì chỉ dùng đúng theo chỉ dẫn trong toa thuốc kèm theo. Không tự ý tăng liều nếu thấy thuốc chưa có tác dụng. Vì thuốc có rất nhiều dạng bào chế khác nhau và được kết hợp với các thành phần khác trong các loại thuốc điều trị cảm, ho - sổ mũi thông thường… nên khi dùng thuốc phải lưu ý chúng có trùng hoạt chất với nhau không. Lưu ý cách hướng dẫn sử dụng từng dạng bào chế có ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc…


Ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay nếu: vẫn còn sốt sau 3 ngày sử dụng, vẫn đau sau 7 ngày dùng thuốc (5 ngày đối với trẻ em). Thấy xuất hiện phát ban trên da, đau đầu liên tục hoặc các triệu chứng không giảm mà còn xấu hơn, xuất hiện triệu chứng mới…


Không nên dùng thuốc khi đã có tiền sử dị ứng với thuốc. Trước khi dùng paracetamol, cần phải biết xem có bệnh gan hay không, tiền sử nghiện rượu (vì rượu làm tăng độc tính của thuốc), không dùng thuốc khi trước đó đã từng mắc bệnh gan do rượu, không uống thuốc khi uống rượu.


Khi có dấu hiệu quá liều thuốc (chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, đổ mồ hôi, đau đầu, nhầm lẫn, suy yếu, nước tiểu đậm màu, vàng da, vàng mắt…) thì phải đến bệnh viện ngay.


Theo DS Bùi Ngọc Lan Hương - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
17-05-2016, 15:22
Dùng thuốc giảm đau dạng sủi có nguy cơ đột quỵ


Thứ ba, 17/05/2016 10:34

Những người có thói quen uống thuốc giảm đau dạng sủi như aspirin, paracetamol có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và tử vong do các thuốc này có hàm lượng muối quá cao.





Các nhà nghiên cứu tại ĐH Dundee (Anh) đã khảo sát hơn 1 triệu người và kết luận những người sử dụng nhiều thuốc giảm đau dạng viên sủi hòa tan dễ bị đột quỵ hơn 22%, bị cao huyết áp cao gấp 7 lần và 28% có khả năng chết sớm do mọi nguyên nhân so với những người dùng các loại thuốc tương tự nhưng không chứa muối.


Các nhà khoa học đã kiểm tra tác động của hàng chục loại thuốc dạng sủi như paracetamol, aspirin, ibuprofen, vitamin C, canxi và kẽm. Đây là những loại thuốc được kê đơn cho bệnh nhân nhưng cũng có thể mua bên ngoài.


Những bệnh nhân thường uống thuốc hòa tan vì gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc, và uống thuốc này cảm thấy dễ chịu do có tác dụng nhanh hơn. Nhưng các bác sĩ cho biết, một người trưởng thành uống 8 viên paracetamol hòa tan mỗi ngày sẽ vượt quá số lượng muối hàng ngày được phép, đó là chưa tính đến lượng muối có trong các bữa ăn.
lại.





http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/5/17/Dung-thuoc-giam-dau-dang-sui-co-nguy-co-dot-quy-1.jpg
Những người uống thuốc giảm đau hòa tan có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn những người uống loại thuốc tương tự không chứa muối. Ảnh: Telegraph.




<tbody>




</tbody>

TS George, phụ trách nghiên cứu này khuyến cáo, hàm lượng muối trong các loại thuốc như vậy phải được dán nhãn, ghi rõ và chú thích cẩn thận. Người tiêu dùng đặc biệt lưu ý khi mua những loại thuốc giảm đau sủi bọt hòa tan.


TS Madina Kara, nghiên cứu về thần kinh tại Hiệp hội Đột quỵ, phân tích thêm: "Điều quan trọng là phải nhận thức được lượng muối trong thuốc. Muối dư thừa trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến huyết áp cao, đó là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh đột quỵ. Mọi người nên có chế độ ăn ít muối và chất béo, nên tập thể dục và kiểm tra huyết áp thường xuyên để hạn chế khả năng đột quỵ".

Theo Lê Anh - VnExpress/ Telegraph