PDA

View Full Version : Bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý



songchungvoi_HIV
11-05-2014, 14:03
Thứ hai 05/05/2014 15:00
Mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý khi phát hiện phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai và đúng pháp luật.

Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BTP (http://tiengchuong.vn:1619/Uploaded/tranthitiep/2014_05_05/TT11BTP.pdf) quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
Thông tư hướng tới mục tiêu bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp lý, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý. Đồng thời củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý và trong giám sát việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.

<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_05_05/binhdanggioi.jpg


Ảnh minh hoạ

</tbody>
Việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Không định kiến giới, không cản trở hoặc ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng trong hoạt động trợ giúp pháp lý của nam và nữ trên thực tế. Bên cạnh đó, mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý khi phát hiện phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai và đúng pháp luật.
Thông tư cũng quy định, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phân công đơn vị hoặc cán bộ làm đầu mối tham mưu thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
Căn cứ kết quả xác định, phân tích vấn đề giới tính, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý thông qua việc ***g ghép trong kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác.
Bảo vệ và hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình, mua bán người
Thông tư nêu rõ, khi người được trợ giúp pháp lý là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông tin về quyền được pháp luật bảo vệ cho họ.

Đồng thời, động viên, giải thích để người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin về vụ việc, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật, giải thích quyền, nghĩa vụ, bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý; hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý tiếp cận với các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân...
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ từ cơ quan công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể, các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân và dịch vụ xã hội khác cho nguời được trợ giúp pháp lý khi cần thiết.
Khi phát hiện người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thông tin, phối hợp với cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân để thực hiện biện pháp hỗ trợ, bảo vệ và trợ giúp theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân nêu trên nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chuyển vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý hoặc đề nghị cơ quan công an có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014.



<tbody>
Theo quy định tại Điều 2, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.Căn cứ Điều 10, Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12-1-2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 14/2013/NĐ-CP ngày 5-2-2013 của Chính phủ) thì những đối tượng được trợ giúp pháp lý bao gồm:
1- Người nghèo được trợ giúp pháp lý là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật;
2- Người có công với cách mạng được trợ giúp pháp lý bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
3- Người già được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa;
4- Người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới những dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa;
5- Trẻ em được trợ giúp pháp lý là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa;
6- Người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý là người thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
7- Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
8- Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người.

</tbody>

Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/Van-ban-moi/Bao-dam-binh-dang-gioi-trong-tro-giup-phap-ly (http://tiengchuong.vn/Van-ban-moi/Bao-dam-binh-dang-gioi-trong-tro-giup-phap-ly/10313.vgp)