PDA

View Full Version : Dùng thuốc khi bị tiêu chảy



songchungvoi_HIV
06-06-2014, 18:16
Thứ sáu, 06/06/2014 06:59
Tiêu chảy là bệnh dễ gặp trong mùa hè. Mặc dù không phải lúc nào bị bệnh.

Tiêu chảy tiêu chảy cũng cần dùng thuốc, nhưng việc bù nước và điện giải là biện pháp luôn cần thiết trong bất kỳ trường hợp tiêu chảy nào. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có thể phải dùng đến một số loại thuốc khác kết hợp. Dưới đây là một số loại thuốc chữa trị triệu chứng bù nước và điện giải, làm giảm sự co thắt ở ruột, sửa chữa sự rối loạn tiết dịch do đó làm giảm đau bụng và làm giảm số lần đi đại tiện.
Dung dịch bù nước và điện giải
Dù không điều trị được nguyên nhân nhưng đây là biện pháp căn bản để chống mất nước và điện giải, từ đó tránh được các rối loạn, có thể dẫn tới shock do mất nước và điện giải gây ra. Thường dùng nhất là dung dịch oresol (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit). Mỗi gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, có thể uống ít một nhưng liên tục trong ngày, tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 - 3 gói trong ngày. Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi 1 viên pha vào 200ml nước để uống.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/6/6/Dung-thuoc-khi-bi-tieu-chay-1.jpg


Vi khuẩn C-difficile gây bệnh tiêu chảy.

Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải cũng gây nguy hiểm.
Thuốc làm giảm đau bụng
Thực chất đây là thuốc làm giảm nhu động ruột, làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, từ đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vì thế làm tăng độ đặc của phân. Không dùng thuốc trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp như tiêu chảy do chế độ ăn, do dị ứng...
Loperamid: Đây là thuốc chống tiêu chảy có gốc á phiện không tác dụng lên thần kinh trung ương ở liều điều trị. Thải trừ qua phân 90%, 10% qua nước tiểu, rất ít qua sữa mẹ. Tác dụng không mong muốn là gây táo bón, ban chẩn, nếu dùng quá liều có thể gây liệt ruột và gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Không dùng loại dung dịch cho trẻ dưới 2 tuổi và loại thuốc viên cho trẻ dưới 8 tuổi. Cân nhắc khi sử dụng cho người suy gan, phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Diphenoxynat: cũng là thuốc trị tiêu chảy gốc á phiện có thêm thành phần atropine, thuốc được thải trừ qua phân. Tác dụng không mong muốn là gây khô miệng, buồn ngủ, táo bón; hiếm hơn là gây nôn mửa, nhức đầu, ngứa. Dùng quá liều có thể gây ức chế hô hấp dẫn đến hôn mê. Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, nhiễm khuẩn nặng đường tiêu hóa.
Thuốc kháng tiết ở ruột non
Thuốc có tác dụng ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết dịch ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, đạt đỉnh điểm sau khi uống 1 giờ, thời gian tác dụng khoảng 8 giờ. Thuốc đôi khi gây buồn ngủ, cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn
Antibiophilus, byosybtin... Các nấm men không gây bệnh, đề kháng với kháng sinh, cung cấp các enzym, các acid amin và các vitamin nhóm B, nó ức chế sự phát triển của Candida albica và một số vi khuẩn khác (đặc biệt là các vi khuẩn xuất hiện khi dùng kháng sinh). Với đa số các thuốc này không nên dùng chung với các kháng sinh đường uống nhất là các kháng sinh phổ rộng.
Các chất hấp phụ
Là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước, có khả năng hút nước rất nhiều làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không được hấp thu vào máu và được đào thải theo phân mang theo các chất mà chúng đã hấp phụ, do đó không dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra, cần chú ý dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng.
Một số thuốc hay dùng của nhóm này như gelopectose (gồm có pectin, cellulose, silice, dextrin - maltose, natri clorit), sacolen (thành phần có lactoprotein methylelic),...
Ngoài ra, trong Đông y còn hay sử dụng thuốc berberin là alcaloit chiết xuất từ các cây vàng đắng, hoàng liên, hoàng bá, hoàng đằng. Thuốc có tác dụng diệt lỵ amíp, một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Điều trị tiêu chảy có rất nhiều thuốc và cũng có rất nhiều chú ý kèm theo. Trước khi tính đến việc dùng thuốc cầm tiêu chảy bao giờ cũng phải nghĩ đến việc bù nước và điện giải nhất là với trẻ em. Cần đến khám ở các cơ sở y tế khi đã dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện hoặc tiêu chảy có kèm theo sốt, nôn, người bệnh có tình trạng mất nước mắt trũng, môi khô, ít nước tiểu, lú lẫn, lơ mơ... Trong quá trình điều trị, người bị bệnh tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường những loại thức ăn nấu chín dễ tiêu, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ...


Theo ThS. Nguyễn Bạch đằng
Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
31-08-2014, 08:41
Điều cần biết về thuốc trị tiêu chảy loperamid
31/8/2014 08:23
Lopradium thường được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính.
Tôi bị tiêu chảy cấp, đi khám, bác sĩ cho thuốc lopradium 2mg nhưng vì đông bệnh nhân nên tôi không dám hỏi kỹ bác sĩ. Vậy xin báo tư vấn giúp tôi rõ hơn về thuốc này. Xin cảm tạ quý báo!

Mai Hồng Liên (http://citinews.net/doi-song/nho-nguoi-mang-thai-ho--chi-nen-cho-phep-nhung-phu-nu-khong-the-sinh-con-UZF775Y/) (Nghệ An)Lopradium mà chị đề cập trong thư có thành phần chính là loperamid hydrochloride 2mg, thường được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính. Thuốc được dùng kết hợp với việc bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol.
Loperamid (http://citinews.net/doi-song/dung-loperamid-tri-tieu-chay-trong-ngo-doc-thuc-pham-GM6CVUI/) là một dạng opiat tổng hợp được dùng để chữa triệu chứng các trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng tiêu chảy mạn tính. Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó, làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng nước trong phân. Tác dụng có thể liên quan đến sự giảm giải phóng acetylcholin và prostaglandin.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/tieu-chay-c8f92.JPG
Khi dùng, thuốc có thể bị táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn. Cũng có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, trướng bụng, khô miệng, thậm chí tắc ruột do liệt, dị ứng nhưng nhìn chung, các triệu chứng này rất ít gặp khi người bệnh dùng thuốc.
Với những người bị suy giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng, cần hết sức thận trọng khi dùng loperamid. Cần ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ cũng như cần theo dõi nhu động ruột, lượng phân và nhiệt độ cơ thể khi dùng loperamid. Theo dõi tình trạng trướng bụng.
Cần lưu ý những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, các phenothiazin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của loperamid, vì vậy, cần tránh dùng những thuốc này khi đang dùng loperamid.

DS. Quang Huy


Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1417724479)

songchungvoi_HIV
09-09-2014, 17:34
Chữa tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn bằng đông y09/9/2014 15:51
Tiêu chảy là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, được miêu tả trong phạm vi chứng tiết tả của Đông y.
Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia làm 2 loại: cấp tính và mạn tính. Tiêu chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp), do nhiễm trùng (thấp nhiệt) và do ăn uống (thực tích).
Đông y có những bài thuốc có thể điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp tính đơn thuần. Khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày) làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,…), bạn cần đến bệnh viện để được điều trị theo y học hiện đại càng sớm càng tốt.

http://skds3.vcmedia.vn/2014/rauma-7d068.jpg
Rau má


Người bị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn (do thấp nhiệt) có biểu hiện đau bụng, đại tiện lỏng, lỗ đít nóng, phân ra thối, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, phân vàng thâm, đôi khi nôn mửa. Cách điều trị là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Củ sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Sắc với 400 ml nước, cô lại còn 200 ml nước, chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 3 - 4 lần trong ngày.
Bài 2 - Cát căn cầm liên thang gia vị: củ sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống.

http://skds3.vcmedia.vn/thumb_w/640/2014/lamo-7d068.JPG
Lá mơ lông


Bài 3: sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày
Bài 4: hương nhu 20g, bông mã đề 28g, cúc tần 28g, hoắc hương 20g, mộc thông 20g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Chữa người nóng, khát nước, ỉa lỏng tiểu tiện vàng ít.
Bài 5: rau má 200g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, mã đề thảo 60g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g. Rau má, mã đề, lá mơ dùng tươI, giã nhỏ ép lấy nước; cho thêm nước vắt lại lần 2; hợp 2 nước sấy khô, lấy bột. Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng, tán mịn. Búp ổi sao qua, sấy ròn, tán mịn. Trộn tất cả thành bột kép. Bảo quản trong lọ kín. Liều lượng: người lớn : 1 - 2 thìa cà phê 1 lần. Trẻ em 0,5 - 1 thìa / lần; uống với nước đun sôi để nguội
Bài 6: búp lá tre tẩm nước gừng 40g, hoắc hương 12g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hương nhu 8g. Sắc lấy nước để uống. Nếu khát nước nhiều thì thêm cám gạo nếp sao cháy đen, thêm 3 lát gừng. Uống thay nước trong ngày.
Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc day các huyệt đại trường du, hợp cốc, nội đình, âm lăng tuyền, quan nguyên, khúc trì, túc tam lý.

http://skds3.vcmedia.vn/2014/huyettuctamly-7d068.jpg
Huyệt túc tam lý


http://skds3.vcmedia.vn/2014/huyetquannguyen-7d068.jpg
Huyệt quan nguyên


http://skds3.vcmedia.vn/2014/huyetnoidinh-7d068.jpg
Huyệt nội đinh


http://skds3.vcmedia.vn/2014/huyethopcoc-7d068.jpg
Huyệt hợp cốc


http://skds3.vcmedia.vn/2014/huyet%20dai%20truong%20du-7d068.jpg
Huyệt đại trường du


Vị trí huyệt:
Đại trường du: Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 thốn,
- Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Nội đình: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
Âm lăng tuyền: Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
Quan nguyên: Dưới rốn 4 tấc.
- Khúc trì: Co khuỷ tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷ, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.
- Túc tam lý: úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.

Lương y Thảo Nguyên


Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1255477037)

songchungvoi_HIV
04-10-2014, 08:44
Ngộ độc thức ăn chớ dùng thuốc cầm tiêu chảy loperamid
04/10/2014 08:00
Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu thuốc hỏi mua thuốc cầm đi ngoài và được người bán thuốc bán cho loại thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu thuốc hỏi mua thuốc cầm đi ngoài và được người bán thuốc bán cho loại thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid. Tuy nhiên, việc làm này cần phải được cảnh báo vì nếu người bệnh bị đau bụng đi ngoài có nguyên nhân là ngộ độc thức ăn mà lại dùng thuốc cầm tiêu chảy loperamid thì vô tình đã làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Loperamid (http://citinews.net/doi-song/dung-loperamid-tri-tieu-chay-trong-ngo-doc-thuc-pham-GM6CVUI/) là dược phẩm chứa hoạt chất gắn kết với thụ thể opiat tại thành ruột, làm giảm tính kích ứng niêm mạc và kích thích gây co thắt ống tiêu hóa. Làm giảm nhu động ruột đẩy tới, kéo dài thời gian lưu thông trong lòng ruột. Loperamid làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn, vì vậy, làm giảm sự gấp gáp trong phản xạ đại tiện không kìm chế. Do cơ chế tác dụng này của thuốc nên khi người bệnh bị ngộ độc thức ăn mà lại dùng loperamid sẽ làm cho các chất độc của thức ăn không được cơ thể tống ra ngoài mà lại bị giữ, phát tác và gây hại cho người bệnh.
Vì vậy, khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cần bình tĩnh xử trí đúng. Việc làm trước tiên là bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Sau đó, người bệnh cần tới khám bác sĩ tiêu hóa để tìm nguyên nhân gây bệnh. Trong nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn, sau khi người bệnh tống được hết chất độc của thức ăn ra khỏi cơ thể thì sức khỏe sẽ ổn định trở lại mà không cần dùng thêm bất cứ thứ thuốc nào khác ngoài dung dịch bù nước oresol.

DS. Quang Huy



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-369356142)