PDA

View Full Version : Giảm nguy cơ gây dị ứng ở trẻ nhỏ



Charles
14-06-2014, 10:46
14:50:32, 14/06/2014


Giảm nguy cơ gây dị ứng ở trẻ nhỏ


Thời tiết thay đổi từ mùa khô chuyển sang mùa mưa, không khí bị ô nhiễm, đường phố bụi bặm, nhà cửa ẩm mốc, đồ chơi, hay vật nuôi trong nhà (chó, mèo…) đều có thể làm trẻ bị dị ứng. Vậy bạn phải làm gì để tránh cho trẻ không bị tiếp xúc với những dị nguyên thông thường này?
Dưới đây là một số lời khuyên để các bà mẹ cần chú ý giúp trẻ tránh bị dị ứng không đáng có:
Khói thuốc: Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc bởi nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu trứng dị ứng và kích hoạt bệnh hen suyễn ở trẻ (nếu có).
Đồ chơi, thú nhồi bông: Những đồ chơi hay thú nhồi bông luôn được trẻ yêu thích và thường xuyên chơi nên không thể tránh khỏi trẻ cho vào miệng ngậm, làm rơi xuống đất, sữa, thức ăn rơi vào vì vậy dễ sinh vi khuẩn, nấm mốc… Hãy đảm bảo rằng những đồ chơi này của trẻ luôn được rửa sạch, sấy khô và để ở những nơi sạch sẽ.

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/06/13/175411_500-1.jpg
Bụi bẩn: Bất cứ phòng nào trong nhà bạn có rèm cửa hoặc thảm trải (hay cả hai) đều có thể có mạt ẩn trong bụi bẩn. Loài gây hại này đặc biệt thích trú ngụ tại phòng ngủ - nơi có nệm, gối và chăn. Tuy mạt bụi không hại cho con người nhưng có thể gây phiền toái cho trẻ nhỏ, bởi trẻ rất dễ nhạy cảm. Cách tốt nhất để hạn chế loài côn trùng này đó là:
- Lau bụi thường xuyên bằng một miếng vải ẩm hoặc nước xịt.
- Hút bụi hàng tuần, và tốt nhất là sử dụng máy hút bụi có một bộ lọc thu được loài mạt (và các chất gây dị ứng trong nhà khác).
- Thường xuyên thay, giặt chăn, ga, gối bằng nước nóng (trên 55oC).
- Mỗi tháng 1 lần phải lau và giặt rèm cửa.
Vật nuôi trong nhà: Nhiều nghiên cứu cho thấy có vật nuôi trong nhà trong năm đầu đời của trẻ thực sự không làm trẻ bị dị ứng. Nhưng nếu lông của thú cưng khiến trẻ khó thở và hắt hơi, bạn hãy tách vật nuôi và trẻ ở mỗi phòng khác nhau nhé.
Nấm mốc: Nấm mốc có thể phát triển rất nhanh trong những căn phòng ẩm ướt nhất như phòng tắm, nhà bếp, phòng giặt hay nhà kho. Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, hãy lắp hệ thống thông gió cho các phòng, hoặc sử dụng một máy hút ẩm nếu nhà bạn quá ẩm ướt. Nấm mốc có thể xuất hiện trên thùng rác, rèm cửa nhà tắm và gạch phòng tắm, vì thế việc làm sạch các khu vực này với một dung dịch thuốc tẩy hoặc thuốc chống nấm mốc là rất cần thiết để trẻ có thể chơi ở bất cứ nơi đâu mà vẫn an toàn.
Chuột và gián: Không có gì có thể gây dị ứng nhanh hơn so với một con chuột hay một con gián. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những sinh vật này là nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu cho trẻ nhỏ. Phân chúng thải ra cũng như các chất gây dị ứng khác của chúng có thể dẫn đến bệnh hen suyễn. Vì vậy, bạn nhớ giữ thực phẩm trong tủ lạnh và nếu để ngoài thì phải được bọc kín.
Thức ăn: Một số thực phẩm như sữa bò, sữa bột, lúa mì, mạch đen, yến mạch, đậu, cá, tôm, cua, đi-ô-xít lưu huỳnh và sun-phit (chất bảo quản thực phẩm)… đều có thể làm trẻ bị dị ứng. Mỗi độ tuổi thường bị dị ứng với một loại thức ăn nhất định, có thể kéo dài nhưng cũng có thể khỏi ở một độ tuổi nào đó. Nếu bạn nghĩ con mình bị dị ứng thức ăn, bạn nên đem trẻ đến bác sỹ để kiểm tra và tư vấn. Nhờ các quy định về nhãn hàng sản phẩm, bạn có thể dễ dàng quyết định nên hay không nên cho trẻ ăn những thức ăn này.

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/06/13/175411_500-3.jpg
Da: Da trẻ em rất nhạy cảm vì vậy khi trẻ có các vấn đề dị ứng, chàm sữa hay rôm sảy chứng tỏ lớp thượng bì bảo vệ da bị tổn thương, cộng thêm làn da bé rất mỏng manh nên việc chăm sóc da trẻ dị ứng rôm sảy hay chàm sữa rất phức tạp. Để chăm sóc trẻ an toàn và hiệu quả khi bị dị ứng da, bạn có thể lưu ý đến những biện pháp sau:
- Cho bé uống nhiều nước.
- Chọn các loại thực phẩm cho bé có nhiều acid béo omega-6 để có thể giảm bớt tình trạng da khô cũng như khắc phục triệu chứng đỏ rát và ngứa, củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé.
- Tránh cho bé tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng.
- Chăm sóc bé hàng ngày với hai bước đơn giản sau:
Bước 1: Làm sạch da. Không nên tắm cho bé bằng sữa tắm thông thường có chứa xà phòng. Nên tắm cho bé bằng sữa tắm có nồng độ pH thích hợp 4,75 - 5,5, không mùi hoặc mùi thơm nhẹ nhàng.
Bước 2: Giữ ẩm và làm mềm da bằng kem dưỡng ẩm với thành phần acid béo omega-6 cung cấp độ ẩm cho làn da bé và ceramide củng cố hàng rào bảo vệ da đồng thời giảm đáng kể các triệu chứng ngứa đỏ, bỏng rát.
Thời tiết: Thời tiết thay đổi từ mùa khô chuyển sang mùa mưa, hay trời trở lạnh vào những tháng cuối năm… thường làm trẻ bị hắt hơi, sổ mũi… Hãy đảm bảo cho trẻ không tiếp xúc trực tiếp với dạng thời tiết thay đổi đột ngột, luôn cho trẻ ở nhiệt độ vừa phải, không khí trong lành.
Khi trẻ đi chơi, nghỉ hè, cắm trại với bạn bè: hãy kiểm tra lịch trình đi chơi của trẻ để đảm bảo trẻ không tiếp xúc với những loại dễ gây dị ứng như: phấn hoa, nước hoa, cây và cỏ, côn trùng, lông động vật...
Hy vọng với sự chăm sóc chu đáo của các mẹ, trẻ sẽ sống khỏe mà không bị dị ứng trong những ngày Hè oi bức này!

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/06/13/175411_500.jpg


Ảnh minh họa: Internet

Thùy Chi
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Giam-nguy-co-gay-di-ung-o-tre-nho-445648.html