PDA

View Full Version : Thực hiện tốt mục tiêu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con



Charles
16-06-2014, 09:32
Thực hiện tốt mục tiêu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con


Cập nhật lúc 08:28, Thứ Hai, 16/06/2014 (GMT+7)



Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS việc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội và đang được chọn là 1 trong 9 chương trình ưu tiên của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tầm nhìn đến năm 2020.

<tbody>
http://baonamdinh.com.vn/dataimages/201406/original/images1029370_1.jpg


Diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2013.

</tbody>
Tại tỉnh ta, hằng năm, tỷ lệ phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV đạt khoảng 99,9% và 99% số phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính đều được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cơ sở được cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là Bệnh viện Phụ sản tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng và Thành phố Nam Định. Gói dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh do dự án VAAC-US.CDC tài trợ, cung cấp dịch vụ trọn gói, bao gồm: Tư vấn miễn phí cho phụ nữ mang thai và người nhà về xét nghiệm HIV. Xét nghiệm HIV miễn phí; giới thiệu phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được khám, chẩn đoán và điều trị ARV nếu đủ tiêu chuẩn. Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV từ tuần thai thứ 14. Hỗ trợ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 6 tháng trước và sau sinh. Hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đến 18 tháng tuổi. Điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Giới thiệu và chuyển trẻ đến cơ sở chăm sóc và điều trị cho trẻ phơi nhiễm, tư vấn chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Làm xét nghiệm PCR để phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV cho trẻ. Còn các Trung tâm Y tế được cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con do dự án Quỹ toàn cầu tài trợ không trọn gói bao gồm: Triển khai tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại tất cả các trạm y tế xã. Giới thiệu phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến các cơ sở điều trị HIV để khám và chẩn đoán giai đoạn lâm sàng, điều trị ARV. Điều trị phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV theo phương án B+ (phụ nữ mang thai được điều trị bằng 3 thuốc suốt đời ngay từ khi phát hiện nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng đến 6 tuần tuổi; tư vấn phòng tránh lây nhiễm cho người khác, tư vấn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân; chuyển tiếp trẻ tới dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho trẻ em). Từ khi triển khai hoạt động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến năm 2013, toàn tỉnh đã có 90.720 phụ nữ mang thai được tư vấn trước xét nghiệm, 114.034 phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm, trong đó 165 trường hợp được phát hiện nhiễm HIV. Đã có 140 trẻ phơi nhiễm được tham gia dự án phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Riêng năm 2013, các cơ sở được cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã tư vấn xét nghiệm cho 18.883 phụ nữ mang thai, trong đó, 8.743 phụ nữ được xét nghiệm phát hiện HIV trong thời kỳ mang thai, 28 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, trong số đó đã có 26 phụ nữ mang thai nhiễm HIV đã sinh con được điều trị phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và cả 26 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đều được tham gia dự án. Từ đầu năm đến nay, đã có 7 phụ nữ mang thai nhiễm HIV đã sinh con được điều trị phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và cả 7 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đều được tham gia dự án. Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã tích cực góp phần hạn chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV nói chung và tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng.
Tháng cao điểm chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014 với chủ đề “Hướng tới không còn trẻ em nhiễm HIV từ mẹ” do Bộ Y tế phát động từ 1-6 đến 30-6-2014 với mục tiêu tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện nhằm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ, tiến đến loại trừ tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ. Tại tỉnh ta, các hoạt động triển khai gồm: Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Tháng cao điểm chiến dịch phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở địa phương, đơn vị, triển khai các can thiệp về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại các cơ sở y tế có liên quan. Tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm, phổ biến rộng rãi các thông điệp, gói dịch vụ về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và địa chỉ cung cấp dịch vụ tại địa phương. Chuẩn bị cung cấp các dịch vụ về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Trung tâm CSSKSS tỉnh; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; các cơ sở sản khoa có sinh trên địa bàn tỉnh. Quá trình triển khai chương trình đã nhận được sự quan tâm của Sở Y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh. Hằng năm vào Tháng cao điểm đã huy động sự tham gia của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Về nguồn lực, hiện các hoạt động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đang triển khai trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ từ Dự án VAAC-US.CDC, Dự án Quỹ toàn cầu nên các hoạt động được duy trì đều đặn. Đội ngũ tham gia các hoạt động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được tập huấn đầy đủ, nhiệt tình, tích cực. Chương trình nhận được sự đồng thuận, tham gia của các ngành, đoàn thể trong tỉnh, BCĐ các huyện, thành phố, sự phối hợp của các đơn vị trong ngành Y tế, đặc biệt là vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay các dự án sẽ dần cắt giảm nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và sẽ ngừng hỗ trợ vào năm 2018. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc duy trì hoạt động phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bởi nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia cho hoạt động này hạn hẹp. Mặt khác, BHYT chưa chi trả xét nghiệm phát hiện HIV cho phụ nữ mang thai, do vậy ảnh hưởng tới việc phát hiện sớm HIV cho phụ nữ mang thai dẫn đến thực hiện chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con không kịp thời, ảnh hưởng đến mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…
Hiện, tỉnh ta đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tháng cao điểm chiến dịch phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014 (từ 1-6 đến 30-6) là: 100% phụ nữ mang thai có HIV được điều trị và chăm sóc phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, 100% trẻ sinh ra từ mẹ có HIV được điều trị và chăm sóc bằng thuốc ARV cùng với chế độ nuôi dưỡng phù hợp, được cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc và điều trị phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện, nhằm góp phần bảo vệ thế hệ tương lai./.

Bài và ảnh: Minh Thuận