PDA

View Full Version : Bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi



songchungvoi_HIV
20-06-2014, 09:29
10/6/2014 13:31
Tưa lưỡi là những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên lưỡi của trẻ nhỏ. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu. Nguyên nhân chính là do một loại vi nấm (thường là Candida albicans) gây ra.

Để phòng và điều trị tưa lưỡi cho trẻ, hàng ngày sáng và tối nên dùng miếng gạc nhỏ sạch hoặc khăn bông nhỏ mềm sạch thấm nước muối sinh lý để vệ sinh miệng cho bé thật nhẹ nhàng, không cố gắng chà xát để cạo đi những đốm trắng có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé. Vệ sinh núm vú và luộc thật kỹ bình đựng sữa trước và sau khi bé bú. Ngoài ra, có thể dùng một số bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi như sau:

Bài 1:

Lá rau ngót tươi 5 - 10g.

Cách dùng: Lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc cọ sát lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ.

Chú ý động tác phải nhẹ nhàng và khéo léo. Một ngày làm như vậy 2 - 3 lần. Thường chỉ 2 ngày sau là trẻ bú được.



http://skds3.vcmedia.vn/2014/23-1-1402367173403.jpeg
http://skds3.vcmedia.vn/2014/23-1402367174919.jpgRau ngót, mật ong, cỏ nhọ nồi là những thuốc dân gian chữa tưa lưỡi tốt.

Bài 2:

Mật ong 1ml, nước lá nhọ nồi (cỏ mực) 10ml.

Cách dùng: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong.

Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc, bôi vào lưỡi lợi và vòm miệng cho trẻ. Mỗi ngày bôi 2 - 3 lần.

Bài 3:

Lá rau ngót 15g, hàn the 1g.

Cách dùng: Rửa sạch lá rau ngót, giã nát, vắt lấy nước, hòa hàn the vào, đem hấp cơm.

Khi cơm chín, lấy thuốc ra dùng bông sạch, thấm bôi vào chỗ có đóng váng trắng. Mỗi ngày làm 2 lần.


Bài 4:

Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy cho thành than.

Trộn với một ít mật ong rồi bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 - 3 lần/ngày.


Bài 5:

Cỏ mực (toàn cây tươi trừ rễ) 8g, lá hẹ tươi 4g.

Giã vắt lấy nước cốt hoà với mật ong chấm lên chỗ đau, 2 - 3 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ.


Chú ý: Nên dùng mật ong loại tốt đã được kiểm định chất lượng. Nếu dùng các bài thuốc trên sau 2 - 3 ngày trẻ vẫn khó chịu, khó bú và quấy khóc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bác sĩ Thu Vân


Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=778776280)

songchungvoi_HIV
24-10-2014, 09:43
Bài thuốc trị tưa miệng ở trẻ em

24-10-2014 09:13 - Theo: xinhxinh.com.vn (http://citinews.net/site/xinhxinh.com.vn/323/)

Xin giới thiệu bài thuốc của PGS TS bác sĩ Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Theo PGS (http://citinews.net/chung-khoan/chung-khoan-sang-23-10--tiep-tuc-xa--vn-index-gay-600-diem-RJZO4OI/) TS bác sĩ Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, tưa miệng là một thứ bệnh thường thấy ở trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ em mới sinh vì trong miệng, lưỡi trẻ em bị bệnh mọc dày một lớp vẩy trắng rất giống miệng con ngỗng cho nên gọi là nga khẩu sang (tuyết khẩu).
Nguyên nhân

Do nhiệt ẩn nấp từ trong bào thai, kết đọng ở tâm tỳ, sau khi sinh ra nhiệt độc hun bốc lên miệng, lưỡi thành bệnh.
Do nuôi dưỡng không đúng cách, cho bú không cẩn thận hoặc thân thể yếu cũng gây ra bệnh tưa lưỡi.
Triệu chứng

Khi bệnh này mới phát, trong miệng xuất hiện vẩy trắng, dần dần vẩy trắng lan khắp miệng, xung quanh vẩy trắng có một quầng màu đỏ hồng dính liền với nhau tương tự như một lớp váng sữa bò đóng lại, lau cũng không sạch được.http://images.xinhxinh.com.vn//web/2014/10/24/baithuoctrituamiengotreem-632d9.jpg

Một số trẻ em bị nặng, lớp vẩy trắng này mọc lan khắp miệng, chỉ trong vài ngày là lan khắp cả hầu họng, lớp này nổ chồng lên lớp khác rồi sưng lên làm tắc cửa họng, có khi lan đến lỗ mũi hoặc mình nóng, buồn phiền vật vã, miệng lưỡi lở loét, đau nhức, trẻ kêu khóc liên tục.

Một số trường hợp lớp vẩy ấy tích lại quá nhiều, làm cho ăn bú khó khăn, hơi thở cũng không thông, dẫn đến hậu quả không tốt.

Bệnh được chữa sớm rất tốt, chỉ trong 3 - 4 ngày có thể khỏi, nếu chữa không kịp thời, để đến mức vẩy trắng nổi lan đến hầu họng kèm theo chứng mặt xanh, môi tím, trong họng đờm kéo cưa, có thể dẫn đến tử vong.
, loét miệng cũng là một bệnh ở miệng. Lở miệng là ở những chỗ mép và hai bên lưỡi mọc ra nhiều bọng nước nhỏ, sắc trắng mà vỡ loét ra, sưng đỏ, đau nhức, phát nóng nhẹ và cách quãng; loét miệng là khắp miệng đều lở loét, đỏ mà đau.

Chứng trạng và phát bệnh của 2 chứng này gần giống như tưa miệng, nhưng không phải là tưa miệng nên phải phân biệt rõ. Nguyên nhân của cả 3 bệnh đều do nhiệt tích ở 2 kinh tâm, tỳ xông bốc lên miệng lưỡi mà sinh ra nhưng tưa miệng là ảnh hưởng đối với trẻ em tương đối nặng hơn lở miệng và loét miệng. Nguyên tắc điều trị tất cả các bệnh đó đều có thể hỗ trợ cho nhau.

Sau đây là bài thuốc của PGS TS bác sĩ Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Phương pháp điều trị:

Thanh giải nhiệt tích ở tâm tỳ làm chủ yếu.

Phương thuốc:
Dùng bài thanh niệt tả tỳ tán
Sinh địa 8g
Đăng tâm 1g
Hoàng cầm 2g
Hoàng liên 2g
Chi tử 4g
Thạch cao 8g
Xích linh 8g
Nước 1 bát, sắc còn ½ bát, chia 2 lần uống.
Phối hợp dùng hoàng liên, cam thảo nấu lấy nước lau miệng, sau đó dùng băng bằng tán xát vào chỗ đau.

Băng phiến 2g
Bằng sa 20g
Huyền minh phấn 20g
Chu sa 2g
Các vị nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 ít xát vào chỗ đau, ngày 5-6 lần, nếu đem thuốc này quấy với mật thành như hồ mà bôi vào miệng lưỡi thì càng thích hợp với trẻ em./.

songchungvoi_HIV
22-12-2014, 13:41
Cách hay để trị tưa lưỡi cho trẻ

22-12-2014 11:05 - Theo: www.yeutretho.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=276828730)



Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể lây được nên bạn phải vệ sinh sạch sẽ trước khi cho con bú. Ảnh minh họa



http://media.yeutretho.com/2014/12/22/1419223999_tri-tua-luoi-cho-be-jpg.jpg

Rau ngót

Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé.

Nước trà xanh

Là trà xanh rửa sạch và đun sôi cùng với một vài hạt muối. Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Pháp này chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi .

Nước muối loãng

Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng.

Mật ong

Mật ong cũng rất hữu hiệu trong việc điều trị tưa lưỡi. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên sử dụng mật ong trị tưa lưỡi cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Lá mít và mật ong

Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy cho thành than. Trộn với một ít mật ong rồi bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 - 3 lần/ngày. Phương pháp trị tưa lưỡi cho trẻ này cũng chỉ áp dụng được với trẻ trên 1 tuổi vì trong mật ong có một số tinh chất không tốt cho dạ dày non yếu của bé dưới 1 tuổi.

Mật ong và lá nhọ nồi

Mật ong 1ml, nước lá nhọ nồi (cỏ mực) 10ml. Cách dùng: Lá nhọ nồi tươi hái về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn lẫn với 1ml mật ong. Dùng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc, bôi vào lưỡi lợi và vòm miệng cho trẻ. Mỗi ngày bôi 2 - 3 lần. Tương tự, mẹ cũng chỉ nên áp dụng phương pháp này khi trẻ được hơn 1 tuổi.

Những lưu ý khi vệ sinh tưa lưỡi cho trẻ:

Không được chà xát quá mạnh gây chảy máu lưỡi, tổn thương niêm mạc lưỡi của bé.

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể lây được nên bạn phải vệ sinh sạch sẽ trước khi cho con bú. Vệ sinh núm vú và luộc thật kỹ bình đựng sữa trước và sau khi bé bú.

Mỗi ngày mẹ cần vệ sinh cho bé 1 - 2 lần vào sáng, tối; tránh vệ sinh sau khi bé vừa ăn xong vì dễ khiến con nôn trớ.

Mẹ nên bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ.
Thảo Ly (Tổng hợp)
Theo Yeutretho/Người Đưa Tin

songchungvoi_HIV
18-12-2015, 14:45
Các bước xử lý tưa lưỡi chuẩn xác cho bé đang bú mẹ Thứ sáu, 18/12/2015 07:24Tưa lưỡi không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ khó chịu, chán ăn và lười bú hơn. Do đó mẹ cần trị dứt điểm tưa lưỡi cho bé theo các bước dưới đây. http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/12/18/Cac-buoc-xu-ly-tua-luoi-chuan-xac-cho-be-dang-bu-me-1.jpg


Theo Tuyết Trang - Công luận