PDA

View Full Version : Để bảo vệ trẻ em không lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ



songchungvoi_HIV
23-06-2014, 13:16
(23/06/2014 10:34)
LSO-Cùng với sự phát triển của xã hội thì đại dịch HIV/AIDS đang trở thành một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và sự phát triển của xã hội, trong đó có trẻ em. Vì thế những năm qua, tỉnh ta đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp để phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, bảo đảm cho ra đời những đứa trẻ khoẻ mạnh, không bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
http://baolangson.vn/upload/Nam-2014/Thang-6/23-6/1.jpg

Khám sức khỏe cho trẻ tại trung tâm y tế huyện Văn Quan - Ảnh: Bảo Vy

Cháu N.T.K, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình năm nay 14 tuổi và cũng là 14 năm chống chọi với căn bệnh HIV. Bố cháu có thời gian đi làm xa nhà, nhiễm HIV sau đó lại lây sang cho mẹ rồi truyền bệnh sang cháu từ khi còn trong bào thai. Đến khi bố phát bệnh qua đời, mẹ mới đưa K. đi xét nghiệm và biết cả 2 mẹ con đều mang trong mình căn bệnh HIV. Trong lúc lo lắng, hoang mang, mẹ con K. được giới thiệu đến Trung tâm Hoa Hồi huyện Lộc Bình. Tại đây, hai mẹ con được chăm sóc sức khoẻ, điều trị bằng phương pháp y học. Đến nay, thể chất cháu vẫn phát triển bình thường nhưng trí tuệ không được như những đứa trẻ đồng trang lứa, có lẽ một phần vì mặc cảm, tự ti. Cháu K. chỉ là một trong số rất nhiều đứa trẻ vô tội trên địa bàn tỉnh phải mang trong mình căn bệnh thế kỷ đó.Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, luỹ tích đến nay toàn tỉnh có 79 trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV từ mẹ. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 phát hiện 21 người nhiễm mới trong đó có 10 phụ nữ và 1 trẻ em. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phụ nữ bị lây nhiễm HIV từ chồng, sau đó sinh con và lây truyền sang con. Thế nhưng, nhận thức của một bộ phận người dân về HIV còn nhiều hạn chế. Thậm chí một số chị em đã được tuyên truyền vẫn chủ quan, coi thường, không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và không sử dụng các phương thuốc điều trị khi mang thai. Để phụ nữ mang thai hiểu biết về cách phòng chống lây nhiễm HIV, ngành Y tế tỉnh đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là chị em phụ nữ các dân tộc; tăng cường triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Thời gian gần đây, với sự hỗ trợ của các dự án phòng, chống HIV/AIDS, những người nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai ở tỉnh đã được tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp dự phòng lây nhiễm để giảm nguy cơ lây truyền sang con.Trong năm 2013, toàn tỉnh có hơn 17.000 phụ nữ mang thai, trong đó có hơn 70% phụ nữ được tư vấn và 70% được tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con (vượt chỉ tiêu đề ra); 90% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV đến cơ sở y tế đẻ được sử dụng thuốc điều trị ARV để phòng lây truyền HIV cho con. Trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh có 3.686 phụ nữ đến khám thai lần đầu tại các cơ sở y tế và đều được tư vấn xét nghiệm HIV; trong đó có 2.613 người được xét nghiệm HIV tự nguyện (đạt 70,8%); 8 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị và đến nay đã có 6 người sinh con. Trong số 6 đứa trẻ sinh ra, có 5 trẻ được điều trị dự phòng lây truyền; 3/5 trẻ được cung cấp đầy đủ sữa uống trong 6 tháng đầu. Để có được kết quả tích cực đó, ngoài nỗ lực của các ban, ngành chức năng còn có sự hưởng ứng một cách có trách nhiệm của tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là các bà mẹ mang thai nhiễm HIV – đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ con mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.Bà Nông Thị Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, thời gian qua, ngành y tế và các địa phương đã tăng cường các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó, chú trọng đến việc dự phòng, lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đặc biệt, hưởng ứng Tháng cao điểm Chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cơ sở đi đôi với đưa các dịch vụ về địa phương. Tới đây, trung tâm sẽ đặt ở mỗi 11 trung tâm y tế các huyện, thành phố 1 liều thuốc dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con để tiết kiệm thời gian, công sức đi lại và quan trọng là phụ nữ được uống thuốc ngay sau khi sinh để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho trẻ.Qua đó cho thấy, ngành y tế tỉnh đã có nhiều nỗ lực để đem lại quyền làm mẹ cho nhiều phụ nữ nhiễm HIV, để cho ra đời những đứa trẻ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài nỗ lực của ngành y tế, rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng. Đặc biệt là công tác tuyên truyền để cộng đồng không còn kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có phụ nữ mang thai; tăng cường tuyên truyền, vận động để cộng đồng coi việc xét nghiệm HIV đơn giản, bình thường như mọi xét nghiệm thông thường khác. Từ đó thu hút tất cả các bà mẹ khi mang thai đến các cơ sở y tế để tư vấn và xét nghiệm HIV dự phòng lây nhiễm, đảm bảo những em bé được sinh ra không bị lây nhiễm HIV, trở thành những công dân khỏe mạnh, đủ sức học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.


NGỌC HIẾU
http://baolangson.vn/tin-bai/Van-hoa-xa-hoi/de-bao-ve-tre-em-khong-lay-nhiem-hiv-aids-tu-me/30-30-66606

songchungvoi_HIV
23-06-2014, 18:09
Bảo vệ trẻ không nhiễm HIV từ mẹ

Thứ hai 23/06/2014 17:00
Với sự hỗ trợ của các dự án phòng, chống HIV/AIDS, trong thời gian qua những người nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai ở tỉnh Lạng Sơn đã được tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp dự phòng lây nhiễm để giảm nguy cơ lây truyền sang con, bảo vệ trẻ không nhiễm HIV từ mẹ.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_06_23/tv.jpg


Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai


</tbody>
Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lạng Sơn, trong năm 2013, toàn tỉnh có hơn 17.000 phụ nữ mang thai, trong đó có hơn 70% phụ nữ được tư vấn, 70% được tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con, vượt so với chỉ tiêu đề ra và 90% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV đến cơ sở y tế đẻ được sử dụng thuốc điều trị ARV để phòng lây truyền HIV cho con.Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh có 3.686 phụ nữ đến khám thai lần đầu tại các cơ sở y tế và đều được tư vấn xét nghiệm HIV.

Trong đó, có 2.613 người được xét nghiệm HIV tự nguyện (đạt 70,8%); 8 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị và đến nay đã có 6 người sinh con. Trong số 6 trẻ sinh ra, có 5 trẻ được điều trị dự phòng lây truyền; 3/5 trẻ được cung cấp đầy đủ sữa uống trong 6 tháng đầu.Hiện toàn tỉnh phát hiện 79 trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV từ mẹ. 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh phát hiện 1 trẻ nhiễm HIV từ mẹ.

Theo bà Nông Thị Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân chính của là do người mẹ lây nhiễm HIV từ chồng, sau đó sinh con và lây truyền sang con. Vì nhận thức của một bộ phận người dân về HIV còn nhiều hạn chế, thậm chí một số chị em đã được tuyên truyền vẫn chủ quan, không áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và không sử dụng các phương thuốc điều trị khi mang thai.

Theo bà Mai để bảo vệ trẻ em không bị lây nhiễm HIV từ mẹ điều quan trọng nhất chính là ý thức, trách nhiệm của tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là các bà mẹ mang thai nhiễm HIV. Đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ con mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.Trong thời gian tới, ngành Y tế tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nhất là chị em phụ nữ các dân tộc.

Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình can thiệp, dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.Đặc biệt, hưởng ứng Tháng cao điểm Chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2014, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cơ sở, đưa các dịch vụ can thiệp, dự phòng về địa phương.

Bà Mai cho hay, tới đây Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh sẽ chủ động cung cấp, đặt thuốc dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con tại 11 trung tâm y tế các huyện, thành phố để tiết kiệm thời gian, đặc biệt là giúp các bà mẹ mang thai được uống thuốc ngay sau khi sinh để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho trẻ.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng công tác tuyên truyền để không còn kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, giúp cho những phụ nữ mang thai đến các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện để được dự phòng lây nhiễm HIV, đảm bảo cho những em bé sinh ra không bị lây nhiễm HIV từ mẹ.

Hồng Vân
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Bao-ve-tre-khong-nhiem-HIV-tu-me/10630.vgp