PDA

View Full Version : Vì sao uống kháng sinh bị đắng miệng?



Charles
26-06-2014, 09:25
(SKDS) –Sau mỗi lần tôi phải uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thì đều có vị đắng trong miệng. Xin hỏi nguyên nhân vì sao?

Nguyễn Phương Lê (Bắc Ninh)


Cảm giác đắng trong miệng mà bạn gặp phải khi uống kháng sinh là do thuốc đã làm rối loạn vị giác của bạn. Có nhiều loại kháng sinh khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng vị giác bằng các cơ chế khác nhau. Ví dụ như khi dùng liên tục và kéo dài, một số kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở niêm mạc miệng, dạ dày và ruột, dẫn đến các rối loạn vị giác và nhiễm trùng ở vùng răng miệng.




<tbody>
http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2012/06/khangsinh_82ae8.jpg


</tbody>

Một số kháng sinh có thể gây ra vị đắng, chua hoặc vị kim loại ở trong miệng, một số khác có thể gây rối loạn cảm nhận với một số loại muối, như aciclovir, ampicillin, ethambutol, pentamidin và sulfamethoxazole làm giảm cảm nhận với muối calcium chloride, ethambutol, tetracyclin và pentamidin làm giảm cảm nhận với muối kali chloride, ampicillin và pentamidin làm giảm cảm nhận với muối natri chloride. Cách uống kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ gây rối loạn vị giác của thuốc. Do các kháng sinh tan nhanh hơn trong môi trường axit và vị đắng của chúng thường không được trung hòa bởi các chất gây ngọt nên kháng sinh thường sẽ gây vị đắng trong miệng nhiều hơn nếu được uống cùng với các thức ăn hoặc đồ uống có môi trường axit so với khi được uống cùng nước.

Như vậy, bạn có thể yên tâm nhé! Chúc bạn khỏe!

BS. Hữu Trường

songchungvoi_HIV
23-07-2014, 11:42
Kháng sinh có thể gây rối loạn tiêu hóa23/7/2014 10:17
Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, người bệnh dễ bị tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu… do khi tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/23/253cf2958031bc.img.jpg
Ảh minh họa
Hệ vi khuẩn chí (vi khuẩn thường trú) tại đường ruột trong cơ thể luôn có sự cân bằng nhất định về tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn giúp bảo hệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh. Khi sử dụng kháng sinh, cùng vi khuẩn có hại, vi khuẩn có lợi cũng chịu tác dụng của thuốc và bị tiêu diệt dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn tại đường ruột, gây chứng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh, đối với cả người lớn và trẻ em.
Để xử lý những vấn đề rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, bạn nên uống nhiều nước, nước dừa, nước ép, nước luộc rau muống; tránh đồ uống có ga, rượu, cà phê, chè... vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn; tập trung vào thực phẩm mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Bạn cũng nên thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa lớn. Các khẩu phần nhỏ sẽ tiêu hóa dễ hơn; tránh thực phẩm gây kích thích hoặc chứa nhiều dầu mỡ vì có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.
Ngoài ra, sử dụng men vi sinh trong quá trình điều trị bằng kháng sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu và an toàn nhất giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Tuy vậy, việc lựa chọn loại men vi sinh phù hợp và cách sử dụng như thế nào cần được lưu ý. Đa số các loại men vi sinh thông thường thường chỉ chứa dạng vi khuẩn sống, và thường bị hao tổn nhiều khi đi qua môi trường acid cao của dạ dày và trong quá trình bảo quản.
Trong khi đó, dưới dạng bào tử - một hình thức sống khác của vi khuẩn, bào tử B.clausii với lớp màng dày bao quanh giúp chúng sống sót qua môi trường acid ở dạ dày, di chuyển đến ruột và phát triển thành lợi khuẩn. Đây cũng là loại men vi sinh được điều chế từ 4 dòng vi khuẩn đã được nghiên cứu đề kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, do đó được sử dụng trong các đợt điều trị với kháng sinh, giúp phục hồi hiệu quả hệ vi khuẩn ruột.
Được điều chế theo công nghệ hiện đại, sản phẩm men vi sinh dạng ống uống nhập khẩu từ châu Âu chứa 2 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus (http://citinews.net/doi-song/ham-di-ham-lai-coi-chung-gay-ngo-doc-thuc-pham-ASOROPI/) clausii, giúp bổ sung tối đa lượng lợi khuẩn bị kháng sinh tiêu diệt. Đây là chủng vi khuẩn trợ sinh tự nhiên sống trong đường ruột, và là một trong những chủng lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.
Để men vi sinh đạt hiệu quả điều trị cao, nên dùng xen kẽ giữa các lần uống kháng sinh hoặc uống sau khi dùng kháng sinh trên 2 giờ.



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1370292848)