PDA

View Full Version : Thuốc trong cơ thể như thế nào?



songchungvoi_HIV
16-07-2014, 12:28
16/7/2014 11:00
Có thể đi vào cơ thể theo nhiều cách, bao gồm qua da, niêm mạc, uống, tiêm, truyền... với rất nhiều quá trình diễn ra khi.

http://citinews.net/images/content/2014/7/16/thuoc-trong-co-the-nhu-the-nao-_240x180.jpg
Thuốc đi vào cơ thể. Hiểu biết về cách thức thuốc hoạt động trong cơ thể, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Bài viết này sẽ tập trung vào các loại thuốc đưa vào qua đường tiêu hóa bởi đây là loại thuốc phổ biến nhất.
Khi bạn uống thuốc, thuốc sẽ đi qua đường tiêu hóa và được hấp thụ bởi các nội quan như dạ dày và ruột non. Thông thường, sau đó thuốc sẽ được chuyển tới gan, được biến đổi về mặt hóa học. Sau cùng, chúng sẽ được giải phóng vào trong máu.
Khi dòng máu chuyển thuốc tới khắp cơ thể, thuốc có thể phản ứng với rất nhiều mô và nội quan. Tác dụng phụ xảy ra khi thuốc có tác dụng không mong muốn đến một vùng của cơ thể.
Sự chuyển hóa thuốc
Giống như với thức ăn, cơ thể cố gắng phân tích hóa học các thuốc từ khi chúng đi vào cơ thể. Hầu hết các thuốc đưa vào qua đường miệng đi vào dạ dày hoặc ruột non rồi được gửi tới gan.
Gan chứa các phân tử protein, gọi là các enzym, biến đổi hóa học thuốc và các chất không phải thực phẩm khác. Sự biến đổi về mặt hóa học của thuốc do cơ thể thực hiện được gọi là chuyển hóa thuốc.
Thông thường, khi thuốc được chuyển hóa bởi cơ thể, nó được chuyển đổi thành các sản phẩm gọi là chất chuyển hóa. Các chất chuyển hóa này thông thường không mạnh như thuốc ban đầu, nhưng đôi khi tác dụng của chúng lại mạnh hơn thuốc ban đầu. Ví dụ, codein trong loại thuốc giảm đau bán theo đơn tylenol chỉ có thể có tác dụng hoàn toàn sau khi được gan chuyển hóa.
Do hầu hết các thuốc và "chất lạ" được phân giải ở gan, các nhà khoa học gọi gan là cơ quan "giải độc". Và bởi vậy, gan có thể bị tổn hại nếu có quá nhiều thuốc trong cơ thể.
Các chất chuyển hóa thuốc thường trở về gan và được biến đổi hóa học một lần nữa trước khi ra khỏi cơ thể.
Ra khỏi cơ thể
Sau khi chất chuyển hóa của một thuốc đã tuần hoàn trong dòng máu, nơi chúng có tác dụng như thuốc, cơ thể thải chúng ra theo cùng cách thải các chất thải khác - qua nước tiểu hoặc phân. Các thay đổi của thận do tuổi tác có thể có ảnh hưởng lớn đến tốc độ thuốc được thải ra khỏi cơ thể.

Phương Hà(Theo NIH (http://citinews.net/kinh-doanh/nhat-ban-thuc-day-chien-luoc-tang-truong-kinh-te-24J3WCY/))



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-120370083)

songchungvoi_HIV
27-08-2014, 11:23
Thuốc tác động vào vết thương như thế nào?


27/8/2014 10:00
Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan thường trải qua hai giai đoạn là pha 1 và pha 2, một số loại chỉ chuyển hóa ở pha 1 hoặc pha 2.


Hỏi: Khi uống thuốc để điều trị vết thương, thuốc sẽ đi đến vết thương bằng con đường nào? - Phùng Nhật Anh (Hà Nội).

<tbody>
http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/baogiay/2014_08_24/uong_thuoc_zoot.jpg


Ảnh minh họa.

</tbody>

BS Hoàng Xuân Đại (http://citinews.net/doi-song/nhiet-do-tung-bo-phan-cua-co-the-khac-nhau-2YBISYI/), nguyên cán bộ cao cấp Bộ Y tế: Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan thường trải qua hai giai đoạn là pha 1 và pha 2. Một vài loại thuốc chỉ chuyển hóa ở pha 1 hoặc pha 2.
Pha 1 xảy ra các phản ứng sinh hóa như phản ứng khử, phản ứng thủy phân nhưng chủ yếu là phản ứng oxy hóa do enzym Cytochrome (http://citinews.net/doi-song/-de-tu-luu-linh--mat-mang-nhu-choi-vi-chen-ruou-U25R7GQ/) P450 xúc tác, thuốc bị ion hóa do các phân tử thuốc bị mất điện tử.
Pha 2 xảy ra các phản ứng kết hợp giữa thuốc với các nhóm ion hóa như axit glucuronic, glutathione, glycin, gốc methyl, acetyl... tại tế bào chất của tế bào gan, kết quả tạo ra chất chuyển hóa dễ hòa tan trong nước.

Ở người cao tuổi và trẻ sơ sinh tốc độ chuyển hóa thuốc ở gan chậm. Một số bệnh lý như suy tim, suy thận... làm giảm lưu lượng máu đến gan nên làm giảm khả năng chuyển hóa thuốc.


Theo kienthuc.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1008270209)

songchungvoi_HIV
12-12-2014, 15:11
Hành trình của thuốc trong cơ thể người

12-12-2014 14:00 - Theo: suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1426415173)

Điều gì xảy ra với những viên thuốc khi chúng được đưa vào cơ thể? Chúng đi đến đâu? Làm thế nào chúng đến được nơi cần đến? Được thải trừ ra sao.

Điều gì xảy ra với những viên thuốc khi chúng được đưa vào cơ thể? Chúng đi đến đâu? Làm thế nào chúng đến được nơi cần đến? Được thải trừ ra sao,...? Dưới đây là những cách hiểu mới về hoạt động của thuốc trong cơ thể con người. Mời bạn đọc cùng khám phá.

Đường đi của thuốc

Tại sao chúng ta phải bắt buộc dùng thuốc: giảm đau, chống nhiễm trùng, chống bệnh tật, bổ sung sự thiếu hụt, dùng thuốc để điều chỉnh, làm giảm sự thừa thãi một chất nào đó, làm cân bằng các hệ thống và cơ quan nội tạng trong cơ thể. Có rất nhiều con đường và dạng thức thuốc để con người sử dụng: thuốc dùng dạng uống; thuốc ngậm (dưới lưỡi); dùng ngoài da; thuốc tiêm; liệu pháp trong tĩnh mạch (IV); thuốc xổ; thuốc hít; thuốc nhỏ...http://skds3.vcmedia.vn/thumb_w/640/2014/17-2-1418314533712.JPG
Một số dạng thuốc dùng đường uống.
Để cơ thể xử lý các loại thuốc này là một quá trình vô cùng phức tạp, nhưng đã có cách để phá vỡ sự phức tạp này: Sau khi đưa thuốc vào cơ thể bằng các con đường đã nêu ở trên, thuốc sẽ di chuyển vào mạch máu để đến các cơ quan và các mô trong cơ thể. Từ đó thuốc sẽ sản sinh hoặc gây ra các hiệu ứng. Cuối cùng cơ thể chúng ta sẽ loại bỏ thuốc và các chất gắn liền với nó ra ngoài. Do đó có những loại và đường đi của thuốc sẽ nhằm trúng mục tiêu đích, tức là nó sẽ tiến thẳng tới phần cơ thể bị bệnh. Chẳng hạn, các loại thuốc hít sẽ hỗ trợ việc thở. Đường đi và loại thuốc cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động nhanh của thuốc. Tiêm thuốc vào các cơ - chứa đầy các mạch máu - cũng là phương pháp dùng thuốc cực nhanh thẩm thấu vào cơ thể.

Các dạng thuốc thụt và thuốc xổ được chèn vào ruột thông qua hậu môn cũng có thể hoạt động nhanh chóng. Điều này là do diện tích bề mặt lớn của ruột có rất nhiều các mạch máu, hấp thụ thuốc rất nhanh chóng. Có ít nhất 3 tuyến đường mà thuốc đi qua dạ dày, tại đó chúng sẽ bị hủy diệt hoặc làm phân rã bằng acid hydrochloric.

Thuốc trong hệ tiêu hóa

Khi thuốc đi vào dạ dày, một số sẽ bắt đầu hòa tan. Một vài loại thuốc sẽ được hấp thụ tại dạ dày, số khác sẽ di chuyển vào ruột non. Điều này tùy thuộc vào việc lớp áo của viên thuốc. Nhiều loại thuốc có lớp áo bọc đặc biệt sẽ bảo vệ viên thuốc tránh bị hủy hoại bởi acid dạ dày. Thuốc dạng con nhộng có cách thức bảo vệ dạng này, do vậy người bệnh không nên mở viên nang hay lớp áo bọc bên ngoài để lấy thuốc bên trong uống. Bên cạnh đó, lớp áo bọc ngoài ở một số viên thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì tránh cho thuốc tác động trực tiếp tới dạ dày. Tác động có hại xảy ra do một số loại thuốc kích thích dạ dày sản xuất một lượng lớn acid hydrochloric, có thể gây nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa. Thuốc không được xử lý hoàn toàn bởi dạ dày sẽ được chuyển vào ruột non. Thuốc được hấp thụ vào niêm mạc của ruột non cũng tạo thành 3 phần: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Thuốc từ ruột non sẽ di chuyển vào máu.

Thuốc trong hệ tuần hoàn

Không có vấn đề gì đối với thuốc khi chúng được hòa tan và tiến vào máu ở một điểm nào đó. Thuốc tuần hoàn quanh cơ thể rồi tiến vào cơ quan nội tạng và mô. Quá trình này diễn ra rất nhanh. Thuốc theo dòng máu từ nhịp đập của tim sẽ luân chuyển khắp cơ thể. Bộ não sẽ nhận phần lớn nhất, khoảng 16% các phân tử thuốc. Những tác động của thuốc sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi quá trình trao đổi chất bắt đầu. Sự trao đổi chất cho mỗi loại thuốc cũng rất khác nhau, có loại thuốc được đào thải nhanh, nhưng có loại lại tồn tại lâu trong cơ thể.

Thuốc trong mô và tế bào của cơ thể

Trong cơ thể, chúng ta thường nhận thuốc ở cấp độ tế bào. Các tế bào trong cơ thể có thể hấp thụ chất dịch và vì thế có thể tiếp nhận các phân tử thuốc được hòa tan trong môi trường quanh chúng. Không phải tất cả thuốc đều hoạt động cùng lúc. Điều này là bởi vì những loại thuốc khác nhau sẽ có các phân tử cụ thể và chúng sẽ hòa tan nhanh hay chậm hơn thứ khác. Thêm vào đó, một số loại thuốc dễ hòa tan trong các mô con người hơn những loại khác. Màng tế bào con người cũng có lượng chất béo cao. Vì lẽ đó, nếu thuốc của bạn tan trong chất béo thì khi đó chúng sẽ bắt đầu làm việc nhanh hơn những thuốc khác. Khả năng hòa tan trong chất béo là một tiêu chí rất quan trọng. Một khi thuốc hòa tan trong tế bào thì hoạt động của chúng sẽ thông qua các phản ứng sinh hóa. Khi đó chúng sẽ tái đăng nhập vào máu và một lần nữa tiến vào gan. Ở gan, thuốc sẽ bị phân hủy và chuẩn bị đào thải khỏi cơ thể.

Các cơ quan chính liên quan đến việc loại bỏ thuốc là gan và thận. Về cơ bản, những cơ quan này sẽ sàng lọc ra các chất độc hại. Gan sẽ phá vỡ thuốc thông qua một chuỗi các phản ứng trao đổi chất phức tạp. Những chất độc hại này/những phế thải được trữ trong gan cho đến khi chúng sẵn sàng được chuyển đến thận. Trong thận, các chất độc hại lại được xử lý kỹ hơn và loại bỏ khỏi cơ thể thông qua việc tiểu tiện.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/17-1-1418314533700.JPG
Thuốc sau khi được hấp thu sẽ chu du khắp cơ thể.
Thuốc và não

Như đã đề cập trước đó, thuốc vào máu một khi chúng được hòa tan và chu du khắp cơ thể đến nhiều cơ quan nội tạng khác nhau bao gồm cả não. Khi vào não, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các loại hóa chất gọi là chất truyền dẫn thần kinh. Chất truyền dẫn thần kinh là những yếu tố đặc biệt có trách nhiệm kiểm soát các tín hiệu được gửi đi giữa các tế bào não (nơ-ron thần kinh). Các chất truyền dẫn thần kinh chuyên biệt cũng có trách nhiệm ảnh hưởng đến cảm giác và cảm xúc của con người. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng có thể tiếp cận não. Điều này là bởi vì não có một thiết bị an toàn gọi là "Hàng rào máu não" (hay BBB). BBB có hiệu lực trong việc giúp ngăn chặn những thứ như vi khuẩn, chất độc hại và những phân tử không mong muốn từ việc thuốc tiến vào chất dịch bao quanh não.

Những dạng thuốc yêu cầu tiếp cận trực tiếp với não thì cần phải có các tính năng chất béo hòa tan đặc biệt nhằm đi qua hàng rào phòng ngự BBB. Ở một số vùng của não, BBB có vẻ suy yếu, điều này sẽ cho phép não giám sát thành phần máu và kịp thời điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Có các điều kiện và bệnh tật làm suy yếu BBB đến một mức độ nguy hiểm nhằm cho phép các chất gây hại đi xuyên qua. Một số điều kiện bao gồm: tăng huyết áp; tiếp xúc cao với lò vi sóng và bức xạ; nhiễm trùng; chấn thương đầu, thiếu máu cục bộ; viêm; tăng áp bất thường quanh não; viêm màng não, bệnh động kinh; đa xơ cứng; bệnh Alzheimer (http://citinews.net/doi-song/skds-luon-mong-muon-duoc-nhan-phan-hoi-tu-ban-doc--UUVI2IY/); viêm não HIV Encephalitis (http://citinews.net/doi-song/cac-benh-viem-nao-o-lon-Q4T4M4Q/) và virut.
(Theo Hubpages (http://citinews.net/the-gioi/viet-nam-trong-top-10-quoc-gia-than-thien-nhat-the-gioi-BG5UBAQ/), 24/11/2014)
NGUYỄN HẢI

songchungvoi_HIV
29-01-2015, 11:40
Hỏng đường tiêu hóa vì thuốc

Thứ năm, 29/01/2015 11:14
Trên đường đi của thuốc, thuốc có thể tấn công thực quản một cách mạnh bạo và đe dọa đến tính mạng của bạn nếu bạn không dùng nó một cách thận trọng.
http://skds3.vcmedia.vn/thumb_w/640/2014/17-2-1418314533712.JPG

Chữa khớp hại dạ dày


Khi mới có hiện tượng khớp ở chân chị Hồng Vinh (Q.Tân Bình, TPHCM được mách dùng đến hàng chục loại thuốc chống viêm không steroid, trong đó có Aspirin. Bệnh cũng có chiều hướng thuyên giảm, nhưng lại xuất hiện chứng đau dạ dày. Nguyên nhân là chị đã tự ý dùng thuốc mà không theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ.



Mỗi năm trên thế giới, biến chứng tiêu hóa của các thuốc chống viêm giảm đau không steroid gây ra khoảng 16.500 trường hợp tử vong và hơn 100.000 trường hợp nhập viện, thường gặp nhất là biến chứng chảy máu.

Đối với bệnh nhân khớp, đường tiêu hóa luôn luôn là “cánh cửa” để đưa thuốc khớp vào cơ thể. Nhưng không phải lúc nào “cánh cửa” này cũng hoạt động tốt vì nó bị hư hại đáng kể do tác dụng phụ của thuốc. Khi sử dụng thuốc khớp, bệnh nhân thường buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, tiêu chảy, táo bón.


Ngoài ra, sẽ xuất hiện các biến chứng nặng nề như: loét dạ dày, tá tràng, thủng đường tiêu hóa. Và nguy cơ biến chứng tiêu hóa cao nhất gặp ở những người có tiền sử loét cũ, nghiện rượu, có tuổi hoặc dùng thuốc chống đông.


Rất nhiều thuốc khớp gây rắc rối ở dạ dày với mức độ khác nhau như: thuốc không steroid, thuốc chứa corticoid (Prednisolon, Medrol, Dexamethason...). Trong số các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thì Chloroquin, Methotrexat nổi tiếng là an toàn, nhưng vẫn có tính kích thích dạ dày, gây nôn, đau dạ dày.
Thuốc chữa bệnh gút đặc hiệu là Colchicin lại có tính độc cao trên đường tiêu hóa, có thể làm cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính, thậm chí đến một chục lượt trong ngày.


Vì vậy, các bác sĩ khuyên, bệnh nhân khớp phải thường xuyên kiểm tra dạ dày và thông báo kết quả cho bác sĩ điều trị để có cách dùng thuốc hợp lý. Không nên tự ý đổi thuốc vì bạn có thể không chọn đúng loại thuốc ít gây hại cho dạ dày.


Chưa khỏi loãng xương thực quản đã thủng


Mặc dù ít gặp hơn so với tổn thương ở dạ dày và ruột, nhưng tổn thương ở thực quản có xu hướng liên quan với các biến chứng nặng như: xuất huyết, chít hẹp hoặc thủng thực quản. Một nhóm thuốc có tên Bisphosphonate, được sử dụng ức chế tiêu xương trong điều trị và dự phòng loãng xương, cũng góp phần bào mòn thực quản.


Thông thường, nhóm thuốc này chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và thoáng qua như khó nuốt, đau khi ăn, nhưng tùy theo cơ địa của người dùng, chúng dẫn đến các triệu chứng loét thực quản vì niêm mạc thực quản bị kích ứng trực tiếp khi phải tiếp xúc kéo dài với thuốc. Hiện tượng này xảy ra trong tháng đầu tiên dùng thuốc và có liên quan với việc dùng thuốc không đúng cách.


Do đó, phương pháp tốt nhất để giảm thiểu loại tai biến này là phải hướng dẫn người bệnh biết sử dụng thuốc đúng cách, có nghĩa là mỗi lần phải uống thuốc với ít nhất 240ml nước và giữ tư thế ngồi thẳng trong ít nhất 30 phút sau uống thuốc để thuốc nhanh chóng di chuyển đến vị trí an toàn. Sau khi người bệnh ngừng dùng thuốc, hầu hết các triệu chứng liên quan đến tổn thương thực quản đều giảm dần.

Theo Hoàng Nam - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
03-04-2015, 15:37
Thuốc biến đổi trong cơ thể thế nào?

Thứ sáu, 03/04/2015 07:36
Thuốc khi được đưa vào cơ thể với mục đích để trị bệnh. Trong quá trình đó, thuốc sẽ phải đi tới các cơ quan của cơ thể để phát huy tác dụng.

Thuốc khi được đưa vào cơ thể với mục đích để trị bệnh. Trong quá trình đó, thuốc sẽ phải đi tới các cơ quan của cơ thể để phát huy tác dụng. Đa số thuốc sau khi tác dụng sẽ được chuyển hóa trước khi thải trừ ra khỏi cơ thể. Qua chuyến hóa, thuốc thường mất tác dụng, giảm hoặc hết độc tính và dễ dàng đào thải ra ngoài.

Gan - nhà máy chuyển hóa khổng lồ


Chuyển hóa thuốc là quá trình biến đổi rất phức tạp, làm thay đổi tính chất, cấu trúc và tác dụng của thuốc. Chuyển hóa thuốc xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau và sau khi chuyển hóa, nói chung thuốc sẽ bị giảm hoặc mất tác dụng. Tuy nhiên, có một số loại thì thuốc sau khi chuyển hóa mới có tác dụng chữa bệnh.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/4/3/Thuoc-bien-doi-trong-co-the-the-nao-1.jpg
Sơ đồ hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc



Các loại thuốc sau khi được uống sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Tiếp theo thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn rồi phân phối đến các mạch máu, phóng thích hoạt chất phát huy tác dụng điều trị. Sau đó thuốc sẽ được chuyển hóa.


Niêm mạc ruột, phổi, huyết tương, thận, não, phổi cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Quá trình chuyển hóa thuốc chủ yếu diễn ra ở gan.
Để thấm qua màng tế bào, đa số các loại thuốc là những chất dễ hòa tan trong lipid. Khi thuốc qua gan sẽ được chuyển hóa thành những chất chuyển hóa có tính phân cực, dễ dàng hòa tan trong mật và nước tiểu để được đào thải ra ngoài.


Kết quả của quá trình chuyển hóa thuốc là đa số các thuốc bị giảm hoạt tính, một số ít tăng hoạt tính hoặc vẫn giữ hoạt tính, một số tiền chất không hoạt tính chuyển sang dạng có hoạt tính, một số trở thành chất chuyển hóa có độc tính...


Quá trình chuyển hóa thuốc ở gan cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như ở người già và trẻ sơ sinh, tốc độ chuyển hóa ở gan chậm. Những người có bệnh lý mạn tính như suy tim, suy thận thì khả năng chuyển hóa thuốc cũng bị giảm.


Một số thuốc như chloramphenicol, cimetidin, quinine gây ức chế enzym làm chậm tốc độ trao đổi chất hoặc một số thuốc như phenobarbital, meprobamat, clorpromazin gây cảm ứng enzym làm tăng tốc độ trao đổi chất.


Nước ép bưởi cũng ức chế sự hoạt động của enzym nên làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc, tích lũy nồng độ thuốc gây hại cho cơ thể. Vì vậy, không được uống nước ép quả bưởi khi đang sử dụng các loại thuốc giảm cholesterol nhóm statin, thuốc huyết áp nhóm đối kháng canxi...


Các cơ quan xử lý "rác" thải từ thuốc


Thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể theo nhiều đường khác nhau, trong đó có một đường chính là thải qua thận. Tốc độ thải trừ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất của thuốc và trạng thái của các cơ quan bài tiết; đường đưa thuốc vào cơ thể; tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương.


Thải trừ thuốc qua thận


Thải trừ thuốc qua thận là đường thải trừ quan trọng nhất; có khoảng 90% thuốc thải trừ qua đường thận. Phần lớn các thuốc hay sản phẩm chuyển hóa dễ tan trong nước sẽ thải trừ chủ yếu qua đường này. Khả năng thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc vào các yếu tố như sức lọc qua mao mạch cầu thận; sự bài tiết và tái hấp thu của ống thận; độ pH nước tiểu.


Trong ba yếu tố trên, yếu tố pH nước tiểu có vai trò rất quan trọng. Khi pH của nước tiểu thấp, các thuốc có tính kiềm dễ thải trừ, khi pH nước tiểu cao các thuốc có tính acid nhẹ dễ thải trừ. Dựa vào mối liên quan giữa pH nước tiểu với tốc độ thải trừ thuốc qua thận, người ta có thể áp dụng để tăng hay giảm tốc độ thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể.


Đa số các kháng sinh đào thải qua thận và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không, các chất chuyển hóa bất hoạt hay ít nhiều có hoạt tính. Cơ chế thải trừ rất quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu.


Các kháng sinh đào thải qua thận thường tập trung trong nước tiểu bàng quang với nồng độ cao hơn nồng độ huyết thanh. Điều này rất hữu ích về mặt trị liệu vì một số tác nhân gây bệnh có thể đề kháng với kháng sinh ở nồng độ thông thường trong huyết thanh, nhưng vẫn nhạy cảm với nồng độ kháng sinh trong nước tiểu bàng quang.


Ngược lại, các kháng sinh đào thải qua gan thường không đạt đủ nồng độ trong nước tiểu. Vì vậy, tùy thuộc vào kháng sinh và bệnh tật cùng với quá trình chuyển hóa - đào thải thuốc, bác sĩ sẽ có những lựa chọn thuốc hiệu quả.


Thải trừ thuốc qua đường tiêu hóa


Hầu hết các thuốc không tan trong nước hoặc tan trong nước nhưng không hấp thu qua đường uống đều được thải trừ qua đường tiêu hóa. Có nhiều thuốc được thải trừ từ gan, qua mật rồi theo đường tiêu hóa ra ngoài.


Một số thuốc qua mật xuống ruột non, lại bị chuyển hóa ở ruột, rồi qua tĩnh mạch cửa để trở lại gan theo chu kỳ gan - ruột. Những thuốc tham gia vào chu kỳ gan - ruột sẽ tồn tại lâu trong cơ thể.


Thải trừ (tiết) thuốc vào sữa mẹ


Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, nếu người mẹ ở thời kỳ cho con bú đang dùng thuốc thì trong 24 giờ có khoảng 1% lượng thuốc do người mẹ dùng trong ngày được tiết vào sữa.


Lượng thuốc tiết vào sữa phụ thuộc vào các yếu tố: bản chất của thuốc đang dùng; liều lượng dùng, số lần dùng thuốc trong ngày và cách dùng thuốc (uống hoặc tiêm); lượng sữa con đã bú, thời gian và khoảng cách các lần cho con bú...


Ngoài các đường thải trừ thuốc như đã nêu, thuốc còn có thể được thải trừ qua các đường khác như: qua tuyến mồ hôi, qua niêm mạc mũi, tuyến nước bọt, nước mắt.

Theo ThS Nguyễn Bạch Đằng - Sức khỏe và Đời sống