PDA

View Full Version : Phòng ngừa và điều trị virus viêm gan A



songchungvoi_HIV
16-08-2014, 17:43
Thứ bảy, 16/08/2014 16:02
Xin hỏi viêm gan A có nguy hiểm không và có phải điều trị uống thuốc không? Bệnh này lây qua đường nào? Khi mắc bệnh này cần phải làm gì.

Thưa quý bác sỹ, tôi có người thân khi đi khám sức khỏe phát hiện viêm gan A, bệnh này có nguy hiểm không và có phải điều trị uống thuốc không? Bệnh này lây qua đường nào? Khi mắc bệnh này cần phải làm gì.
- Nếu trường hợp chưa mắc bệnh về gan thì đi tiêm ngừa tại đâu là an toàn nhất, nếu mắc bệnh rồi thì đi khám và đều trị tại bệnh viện nào chuyên về khoa này.
- Trường hợp gan nhiễm mỡ có phải là trước đây máu đã nhiễm mỡ rồi sau đó mới đến gan không? Nếu gan nhiễm mỡ thì phải làm gì? Gan nhiễm mỡ điều trị hết không?

Phuong Tran (phuonghongstyle@...)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/10/25/576468242430.jpg



1. Bạn không nói rõ tuổi nhưng qua những gì bạn trình bày thì tôi dự đoán bạn đã trên 18 tuổi và đi khám sức khỏe định kỳ nên phát hiện viêm gan A. Bạn không photo kết quả xét nghiệm cho tôi nhưng tôi có thể đoán là bạn có kết quả xét nghiệm antiHAV (+) vì các trường hợp đi kiểm tra sức khỏe đều xét nghiệm như vậy, còn thực sự để xét nghiệm tìm được virus viêm gan A cần phải có kỹ thuật chuyên sâu, rất đắt tiền không phải cơ sở nào cũng thực hiện được và cũng không cần thiết để làm cho những người chỉ có mục đích kiểm tra sức khỏe.Kết quả này nói lên một điều là bạn đã từngbị nhiễm virus viêm gan A (http://alobacsi.vn/20131024065336750p161c173/thieu-muoi-viem-gan-va-bi-soi-phai-lam-sao-bs-oi-.htm)và hiện tại trong máu của bạn đang có kháng thể để chống lại virus viêm gan A:
- Virus viêm gan A lây qua đường ăn uống dơ bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Virus viêm gan A chỉ gây viêm gan cấp tính (http://alobacsi.vn/20131015090312330p160c308/viem-gan-cap-do-uong-sua-vitamin.htm) rồi hồi phục hoàn toàn chứ không bị chuyển sang mãn tính.
- Khi chúng ta ăn uống không vệ sinh và bị nhiễm virus này, chỉ có 1 số ít trường hợp biểu hiện ra ngoài trong bệnh cảnh viêm gan cấp tính với triệu chứng tiểu vàng, vàng mắt, vàng da, gan to, xét nghiệm có men gan tăng rất cao. Còn lại đa số các trường hợp không có triệu chứng gì cả và cơ thể chúng ta vẫn âm thầm sản xuất kháng thể để bảo vệ chúng ta không bị mắc bệnh này trong suốt quãng đời còn lại.
Các nghiên cứu đã cho thấy, ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các nước Đông Nam Á, Châu Phi, … có đến 90% người trưởng thành (> 18 tuổi) không hề có tiển sử bị vàng da vàng mắt, nhưng khi xét nghiệm kiểm tra tổng quát đều có kháng thể bảo vệ antiHAV dù trước đó không hề được chủng ngừa viêm gan siêu vi A. Như vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâmlà bạn đã từng bị nhiễm virus viêm gan A trong quá khứ nhưng không biểu hiện gì cả và hiện tạibạn đã có kháng thể tự nhiên để ngừa bệnh này suốt đời.
2. KHi bị nhiễm virus viêm gan A, nếu bạn bị viêm gan cấp thì bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ, dung một số thuốc hỗ trợ gan và quan trọng bệnh này tự hồi phục và không chuyển sang mãn tính.
3. Nếu bạn đã đi kiểm tra sức khỏe rồi và phát hiện chưa mắc bệnh viêm gan thì bạn nên đi chủng ngừa. Thường có 3 loại virus viêm gan hay gặp nhất là virus viêm gan A, virus viêm gan B, virus viêm gan C. Nhưng trên thế giới chỉ có thuốc chủng ngừa viêm gan A và ngừa viêm gan B thôi. Trong trường hợp bạn đã trên 18 tuổi và ở Việt Nam, thì gần như không cần chủng ngừa viêm gan A nữa mà chỉ cần chủng ngừa viêm gan siêu vi B nếu bạn chưa bị mắc bệnh. Còn nếu bạn dưới 18 tuổi nhất là trẻ em dưới 5 tuổithì nên chủng ngừa cả 2 loại viêm gan A và viêm gan B.
4. Nếu bạn mắc bệnh viêm gan thì bạn có thể đếnbác sĩchuyên khoa tiêu hóa gan mật để khám hoặc đến khám ở các khoa tiêu hóa gan mật của các BV lớn như BV Chợ Rẫy, BV Nhiệt Đới, BV Nguyễn Tri Phương, BV 115, BV Đại Học Y Dược...
5. Bạn hỏi gan nhiễm mỡ có phải là do tăng mỡ trong máu trước rồi mới tích tụ vào gan chỉ đúng một phần thôi. Gan nhiễm mỡ có nhiều nguyên nhân như: tiểu đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, nhiễm virus viêm gan C mãn tính, do dùng thuốc, thừa vitamin A, … trong đó nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là thừa cân béo phì và rối loạn mỡ máu..
Không nhất thiết chỉ có người mập mới bị gan nhiễm mỡ mà trong trường hợp suy dinh dưỡng vẫn có thể bị thoái hóa mỡ ở gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể điều trị được nếu điều trị được nguyên nhân. Nếu bạn đã bị gan nhiễm mỡ rồi bạn nên hạn chế ăn những thức ăn có nhiều chất béo và chất bột đường và tăng cường ăn nhiều rau xanh và tập thể dục ít nhất 15-30 phút/lần và ít nhất 3 lần/ tuần. Điều này rất tốt cho gan nhiễm mỡ do bất cứ nguyên nhân gì và cho sức khỏe toàn diện nói chung.


Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ

Charles
01-11-2014, 10:13
Bạn biết gì về bệnh viêm gan A?

Thứ bảy, 01/11/2014 07:28

Bệnh viêm gan A (tên đầy đủ là viêm gan siêu vi A) gây ra bởi một loại vi-rút được các bác sĩ đặt tên là siêu vi viêm gan A.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/01/47d1613cacbenhvegan4.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/01/47d1613cacbenhvegan4.jpg)


Biểu hiện của bệnh

Siêu vi viêm gan A chỉ gây bệnh viêm gan A cấp tính chứ không gây viêm gan mạn tính. Bệnh có thể biểu hiện rõ qua chứng vàng da vàng mắt, mệt mỏi, nhưng cũng có khi dễ bị nhầm với bệnh khác hoặc bỏ qua.

Viêm gan A cấp thể không triệu chứng

- Chiếm 70% số trường hợp viêm gan A cấp.

- Bệnh nhân hoàn toàn không có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức gan.

- Thường trước đó một-hai tuần, bệnh nhân có biểu hiện giống cảm cúm, mệt mỏi, ăn uống kém thoáng qua nên thường không chú ý.

Viêm gan A cấp thể không vàng da

- Chiếm 20% số trường hợp viêm gan A cấp.

- Sau thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 30 ngày, bệnh nhân có các biểu hiện: mệt mỏi, ăn không ngon, đầy bụng nên đôi khi có thể bị chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày. Thậm chí, một số trường hợp bị ngứa, nổi mề đay nên bệnh nhân đi khám bệnh da liễu.

Tuy nhiên nếu chú ý kỹ, bệnh nhân thường có triệu chứng tiểu sậm màu, tiểu vàng mặc dù vẫn uống nhiều nước

- Xét nghiệm máu có men gan tăng cao.

Viêm gan A cấp thể có triệu chứng

- Chỉ chiếm khoảng 10% trường hợp viêm gan A cấp.

- Bệnh khởi đầu với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, mỏi cơ, ăn không ngon, sau đó từ từ bệnh nhân có các biểu hiện của viêm gan cấp như tiểu sậm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần và đau tức vùng gan.

- Khám bệnh phát hiện gan to, mềm, đau tức.

- Xét nghiệm máu có men gan và chất bilirubine tăng cao. Siêu âm có thể thấy gan to, phù nề.
Sau giai đoạn cấp tính, 99% các trường hợp gan sẽ hồi phục từ từ trong vòng một-ba tháng và sau sáu tháng thì gần như gan hồi phục hoàn toàn.

Xử lí

- Chế độ sinh hoạt - ăn uống:

+ Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, không làm việc nặng trong ít nhất một-hai tuần.
+ Tránh tập thể dục trong vòng bốn tuần lễ.
+ Không thức khuya.
+ Uống nhiều nước.
+ Ăn nhiều rau và trái cây.

http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/01/Ban-biet-gi-ve-benh-viem-gan-A_2.jpg


+ Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
+ Hạn chế thức ăn nhiều béo và thức ăn chiên xào.

- Cần nhập viện theo dõi khi:

+ Vàng da nhiều kèm theo ngứa hoặc đi phân bạc màu.
+ Người quá mệt mỏi, ăn uống kém hay không ăn uống được.
+ Đau tức vùng gan nhiều.
+ Kèm theo sốt trên 380C.
+ Có các mảng bầm máu ở da.
+ Chảy máu cam tự nhiên hay chảy máu răng tự nhiên hay khi đánh răng.
+ Ngủ nhiều, ít tiếp xúc hoặc bị run tay chân.

Phòng ngừa

Bệnh viêm gan A chỉ lây qua đường phân và miệng nên cần chú ý:

- Bảo vệ nguồn nước sạch:

+ Không nên đổ phân, nước tiểu, chất thải nói chung xuống sông, suối, ao hồ.
+ Nguồn nước ăn uống phải riêng biệt với nguồn nước sinh hoạt (tắm giặt…).
+ Nước dùng để ăn uống phải có nơi chứa riêng và được che đậy cẩn thận.

- Vệ sinh môi trường:

+ Vệ sinh nhà cửa, không để nước tù đọng.
+ Đi vệ sinh ở nhà vệ sinh, không nên làm nhà vệ sinh trên kênh rạch, ao hồ.
- Vê sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Chọn thực phẩm an toàn rõ nguồn gốc xuất xứ.
+ Rửa tay sạch dưới vòi nước chảy và rửa tay bằng xà bông trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.
+ Ăn chín, uống sôi, ở sạch. Không nên ăn thức ăn sống, thịt tái, thịt sống.

Tiêm chủng

- Viêm gan A đã có thuốc chủng ngừa, hiệu quả khá cao với liều tiêm đầu tiên đã có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ sau hai tuần ở 94-100% số trường hợp. Sau đó cần tiêm nhắc lại một liều sau 6-12 tháng.

- Thực tế ở Việt Nam thì chỉ cần chủng ngừa viêm gan A cho những người dưới 18 tuổi, vì theo thống kê ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, 90% số người trên 18 tuổi đã có kháng thể bảo vệ tự nhiên đối với viêm gan A.


AloBacsi.vn
Theo BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương - BV Nguyễn Tri Phương
Phụ nữ Thành phố
http://alobacsi.com/benh-thuong-gap-gan/gan-viem-gan-a/ban-biet-gi-ve-benh-viem-gan-a-a20141101065721111c487.htm

songchungvoi_HIV
10-12-2014, 07:55
Bệnh viêm gan lây truyền qua đường tình dục

09-12-2014 06:57 - Theo: vnmedia.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1336943948)

Viêm gan là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Ngoài lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung bơm kim tiêm, viêm gan còn có thể lây truyền qua đường tình dục.

Triệu chứng lâm sàng : có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV)


Các triệu chứng chung:


- Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp
- Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa chảy
- Hội chứng vàng da: nước tiểu vàng, phân hơi bạc màu
- Gan to, ấn tức Xét nghiệm:
- Transaminaza tăng - SGPT và SGPT tăng cao
- Bilirubin (http://citinews.net/doi-song/nhung-thuc-an-khien-da--doi-mau--PM7DGAQ/) tăng - HbSAg, HBeAg, HbSAb dương tính


Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan là:


Bệnh khởi phát có thể đột ngột như trong viêm gan siêu vi A, cũng có thể âm thầm giống các triệu chứng của cảm cúm kéo dài từ 3-9 ngày với sốt nhẹ, mệt mỏi, uể oải, đau nhức các khớp, chán ăn, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu trong viêm gan siêu vi B. Sau 4-10 ngày, vàng da xuất hiện nhanh chóng. Vàng da, váng mắt xuất hiện, bệnh nhân thấy khỏe hơn, có ngứa nhẹ. Sau 6 tuần, bệnh nhân thấy khỏe hơn, ăn ngon miệng, vàng da, vàng mắt giảm dần.




http://images.vnmedia.vn/images_upload/2014/vnm_2014_9699623.jpg

Bao cao su giúp phòng tránh lây nhiễm viêm gan.
Ảnh minh họa.

Cách lây truyền


Bs Hồng Anh (http://citinews.net/doi-song/mo-rong-doi-cua-so-MUTG76I/) cho biết, có 3 loại viêm gan chính là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Cả 3 thể viêm gan virus A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.


Viêm gan A lây truyền qua tiêu hóa, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.


Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.


Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).


Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ.


Cách phòng tránh lây truyền bệnh viêm gan


Viêm gan thường không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh diễn ra âm thầm, nhiều người đã nhiễm virus gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Do vậy, hai người bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Khi thấy cơ thể có các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét có thể bạn đã bị viêm gan. Xét nghiệm máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.


Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus, mọi người có quan hệ tình dục đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vắc-xin phòng viêm gan C.


Ngoài ra, nhiều người cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virus là rất ít - mặc dù nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virus nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.


Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Trừ phi đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục.


Theo lời khuyên của một số chuyên gia nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.
Phạm Minh

songchungvoi_HIV
28-01-2015, 15:51
Cảnh báo virus viêm gan A tại các cửa hàng ăn28-01-2015 14:50 - Theo: news.zing.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1786895942)Một cửa hàng tại Canada đã đóng cửa sau khi cơ quan y tế xác nhận một khách hàng đã nhiễm virus viêm gan A ngay sau khi dùng bữa tại đây.
Nhà hàng Marj's Village tại Alma, bang Ontario (http://citinews.net/doi-song/skds-luon-mong-muon-duoc-nhan-phan-hoi-tu-ban-doc--55UBO4Y/), Canada, đã buộc phải đóng cửa vĩnh viễn sau khi cơ quan y tế địa phương cảnh báo một người đã nhiễm virus viêm gan A tại đây vào tuần trước, tờ Food Safety News (http://citinews.net/doi-song/my-thu-hoi-bo-sap-nhiem-khuan-nguy-hiem-RLG3HXA/) đưa tin ngày 26/1.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_01_28/nguoitieudung_canhbao11625.jpg


Một khách hàng đã nhiễm chủng virus viêm gan A sau khi dùng bữa tại nhà hàng. Ảnh: Food Safety News.

</tbody>

Ngay sau khi sở y tế Wellington-Dufferin-Guelph (http://citinews.net/the-thao/sau-gio-bong-lan--24-11----qua-bong-hong-2011--tamara-gorro-bo-nghe-mau-nude-lam-mc-UZ45ZEI/) cảnh báo tới bất kỳ người tiêu dùng nào đã ăn tại nhà hàng từ ngày 2-20/1, hàng trăm người dân trong vùng đã đến tiêm chủng tại các phòng khám kể từ hôm 22/1.

Theo truyền thông địa phương, mặc dù nhà hàng đã vượt qua một cuộc kiểm tra y tế vào ngày 22/1, nhưng ban quản lý nhà hàng vẫn quyết định đóng cửa vào ngày 23/1. CTV đưa tin, chủ sở hữu đã đưa ra quyết định này do trước đó, việc kinh doanh đang gặp khó khăn về tài chính, tiếp đến là vấn đề thực phẩm nhiễm virus.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/pgi_xvauqbnau/2015_01_28/nguoitieudung_canhbao21626.jpg


Người tiêu dùng nên lựa chọn những cửa hàng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh minh họa.

</tbody>

"Điều quan trọng nhất là các nhân viên và những khách hàng quen thuộc được các nhân viên y tế chăm sóc cẩn thận mặc dù điều khoản này không có trong hợp đồng của cửa hàng Marj's", những người chủ sở hữu cửa hàng cho biết.

Giới chuyên môn cảnh báo các triệu chứng của nhiễm trùng virus viêm gan A bao gồm mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và chúng có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc trong nhiều tháng trước đó. Các bác sĩ khuyến báo người tiêu dùng có thể ngăn ngừa các triệu chứng bằng cách tiêm vắc xin trong hai tuần đầu sau khi tiếp xúc.

songchungvoi_HIV
04-05-2015, 15:45
Chớ treo gan trước miệng siêu viThứ hai, 04/05/2015 12:14
Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do nhiều loại siêu vi khuẩn gây ra. Mỗi loại siêu vi có cách thức lây truyền bệnh khác nhau.Biết được phương cách lây truyền của bệnh, ta mới có thể tự bảo vệ đồng thời tránh được phần nào sự lây bệnh cho người chung quanh.


Hai đường lây

Qua đường ăn uống:
Viêm gan siêu vi A và E được lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và đại tiện. Trong thời kỳ phát bệnh, các siêu vi khuẩn này được thải ra thường xuyên trong phân của người bệnh.


Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ yếu là chú ý vệ sinh thực phẩm và ăn uống. Người đang bị bệnh viêm gan A dứt khoát không được nấu nướng hay chế biến thức ăn cho người khác, thậm chí cũng không nên buôn bán các loại thực phẩm.


Tạm thời không dùng chung vật dụng ăn uống hàng ngày như ly, chén, muỗng, đũa... với người bệnh ít nhất vài tuần vì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nếu có thể, không dùng chung phòng vệ sinh với bệnh nhân viêm gan A. Tập thói quen rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/05/04/Cho-treo-gan-truoc-mieng-sieu-vi_1.jpg

Đông Nam Á, trong đó có nước ta, là nơi đang có tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan A trên 90% ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu như chúng ta đều đã bị nhiễm từ lúc còn bé cho nên việc chủng ngừa viêm gan siêu vi A chưa phải là một vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành y tế nước ta.


Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B hoặc C mà chưa bị nhiễm siêu vi A, hoặc những đối tượng đặc biệt dễ có khả năng bị lây nhiễm siêu vi A như giới “gay” (đàn ông đồng tính luyến ái) có quan hệ tình dục qua đường miệng và hậu môn cần chủng ngừa viêm gan A. Nếu để bị nhiễm nhiều loại siêu vi cùng lúc, bệnh có thể nặng hơn và diễn tiến cũng phức tạp hơn.


Qua đường máu:
Bệnh viêm gan siêu vi B, C, D và G lây truyền chủ yếu do truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay...) nói chung là do tiếp xúc với máu và các chất dịch trong cơ thể của bệnh nhân khi da và niêm mạc của chúng ta trầy xước hoặc bị đâm thủng. Viêm gan siêu vi B còn lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Đặc biệt ở Việt Nam, đường lây lan chủ yếu là từ mẹ sang con trong lúc sinh nở.


Có những trường hợp bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mà bệnh nhân hoàn toàn không biết hoặc không nhớ đã bị lây từ lúc nào.


Nhiều cách tránh


Muốn phòng ngừa các loại siêu vi viêm gan B, C, D, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Người bị nhiễm siêu vi tuyệt đối không được hiến máu, cho tinh dịch hoặc các cơ quan nội tạng... Nếu bị các vết thương như đứt tay hoặc các vết lở loét ngoài da, cần phải được rửa sạch và băng kín.


Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân có thể bị dính máu hay gây trầy xước da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, đồ cạo gió... Bệnh hầu như không lây qua đường ăn uống hay qua hơi thở, cho nên không cần thiết phải ăn uống riêng. Những sinh hoạt, chung đụng hàng ngày như bắt tay, nói chuyện với người bệnh hầu như không nguy hiểm.

Không tiêm chích ma túy vì đó là phương cách lây nhiễm quan trọng của viêm gan siêu vi B, C, D và cả HIV... Khi cần tiêm chích thuốc, nên sử dụng các ống tiêm dùng một lần.


Hạn chế xăm mình, cắt lễ, xỏ lỗ tai, châm cứu ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Khi cần chữa răng, làm nội soi, mổ xẻ... hay đi làm bất cứ các thủ thuật nào gây trầy xước da niêm thì nên đến những nơi đáng tin cậy về điều kiện vô trùng.


Không quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để bảo vệ. Nên giữ chế độ “một vợ, một chồng” vì càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh hoặc áp dụng các tư thế giao hợp dễ gây xây xát hoặc chấn thương niêm mạc.


Khi một người trong gia đình bị nhiễm siêu vi B, những người còn lại trong nhà nên đi thử máu xem có bị nhiễm chưa. Nếu chưa thì nên chích ngừa, tiêm chủng đủ liều và đúng thời gian theo lịch chủng ngừa để thuốc đạt tác dụng bảo vệ tối ưu. Viêm gan siêu vi C đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, do đó biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với máu và các chất dịch của người bệnh.


Người bị viêm gan siêu vi B hoặc C vẫn có thể lập gia dình. Nếu vợ hoặc chồng của bệnh nhân bị viêm gan B được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn. Việc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp (1-3%). Nguy cơ lây lan chỉ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi.


Việc lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi thai nhi còn trong bụng mẹ rất thấp. Tuy nhiên người mẹ có thể lây bệnh sang cho con trong lúc sinh nở (sinh tự nhiên hay sinh mổ không khác biệt gì về mức độ lây nhiễm).

Việc quan trọng cần làm ngay là chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nếu người mẹ bị nhiễm siêu vi này. Siêu vi C cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở nhưng ít hơn siêu vi B rất nhiều. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không có nguy cơ lây nhiễm, cho nên người mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.




Ai cần xét nghiệm tìm siêu vi viêm gan?- Người bị viêm gan.


- Những người đi hiến máu, cho tinh dịch hoặc cho cơ quan người.


- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, truyền máu nhiều lần, chích ma túy, người bị bệnh hoa liễu, nhiễm HIV, con của các bà mẹ bị nhiễm siêu vi B, C mãn tính.


- Các nhân viên y tế, nhất là khi lấy máu cho bệnh nhân bị viêm gan B hoặc C mà chẳng may bị kim đâm trúng tay.
- Vợ hoặc chồng hay các thành viên sống trong gia đình có người bị viêm gan B, C.


- Do đã có chương trình tiêm chủng bệnh viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm tìm siêu vi B ở phụ nữ có thai không còn được đặt nặng như trước. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng nhiễm siêu vi B ở phụ nữ có thai vẫn giúp ích cho việc theo dõi người mẹ bị nhiễm cũng như khả năng lây cho con. Còn viêm gan siêu vi C vì chưa có thuốc chủng ngừa nên không cần thiết xét nghiệm cho thai phụ.
Theo PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng - Người đô thị

songchungvoi_HIV
20-11-2015, 13:45
Bệnh viêm gan nào nguy hiểm hơn?Thứ sáu, 20/11/2015 08:25
Bác sĩ phân biệt từng loại bệnh viêm gan A, B và C giúp em với ạ? Bệnh nào nguy hiểm hơn ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thành Đô)http://media.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/11/20/f17kham-benh.jpeg (http://media.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/11/20/f17kham-benh.jpeg)
Ảnh minh họa

Chào em,

A, B, C là tên của các bác sĩ đặt cho 3 loại siêu vi trùng tấn công vô gan, gây viêm gan chứ không mang ý nghĩa B nặng hơn A, C nặng hơn B…

- 3 loại siêu vi trùng A, B, C đều có thể gây viêm gan cấp tính với triệu chứng mệt mỏi, ăn kém, đau nhức cơ thể, vàng mắt, vàng da, tiểu vàng rất rõ rệt.

- Viêm gan A chỉ có thể cấp tính chứ không bao giờ chuyển qua thể mãn tính.


- Viêm gan B và C có thể âm thầm chuyển sang thể mãn tính mà không có triệu chứng gì rõ rệt và có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

songchungvoi_HIV
09-12-2015, 14:55
Tay chạm vào miệng người bị viêm gan A có lây không?
Thứ tư, 09/12/2015 13:14Chào bác sĩ, em có lấy tay chạm vào miệng người có bệnh viêm gan A, khoảng bao lâu thì bệnh lây sang, nếu chích ngừa từ nhỏ rồi thì bây giờ có bị không ạ?


Thưa BS,

Trưa nay em có lấy tay chạm vào miệng người có bệnh viêm gan A, cũng không nhớ là có để lên miệng mình hay mắt mình chưa mà nếu có thì cho hỏi bác sĩ thì khoảng bao lâu thì bệnh lây sang, và nếu chích ngừa từ nhỏ rồi thì bây giờ có bị không bác sĩ? Cảm ơn.

(Nguyễn Tấn Thành - kant.sheni@gmail.com)


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/12/09/2datay.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/12/09/2datay.jpg)
Ảnh minh họa


Chào em,


Nếu em đã chích ngừa viêm gan A từ nhỏ thì hiện tại em ít có khả năng bị lây nhiễm viêm gan A.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

songchungvoi_HIV
03-01-2016, 17:09
Viêm gan A
Chủ Nhật 3/1/2016 05:05:34 PM



SKĐS - Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng không diễn tiến mạn tính như viêm gan B, C cho nên ít gây tổn thương gan kéo dài...


Viêm gan A (http://suckhoedoisong.vn/viem-gan-a.html) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng không diễn tiến mạn tính như viêm gan B, C cho nên ít gây tổn thương gan kéo dài, thường gặp ở những nước đang phát triển.



Triệu chứng



Viêm gan cấp tính:



• Khởi phát bằng các dấu hiệu tương tự cảm cúm: sốt, ho, đau mỏi cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu kéo dài 5-7 ngày.
• Sau đó, hết sốt nhưng vẫn mệt mỏi và chán ăn.
• Vàng mắt, vàng da kéo dài 2-4 tuần.



Bệnh viêm gan A cấp tính thường
tự khỏi, bệnh nhân đi tiểu nhiều và hết vàng da, vàng mắt. Khoảng 2% trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, thậm chí
 tử vong.



Viêm gan tối cấp: Diễn biến nhanh



• Sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ trong khoảng 1 tuần.

• Hôn mê gan dẫn đến tử vong.
Viêm gan kéo dài: Ít gặp
• Ứ mật kéo dài, 2-3 tháng nhưng ít khi để lại hậu quả nặng nề.



Nguyên nhân



Do virus viêm gan A gây ra; lây qua đường ăn uống.



Cách phòng chống



• Tiêm vaccine viêm gan A để phòng bệnh.
• Giữ gìn vệ sinh ăn uống, cơ thể; rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh… tránh lây lan (Viêm gan A lây trực tiếp qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virus; Virus gây bệnh này đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh tới khi lui bệnh).
• Nghỉ ngơi; Điều trị nội trú tại bệnh viện trong thời gian mắc bệnh.
• Ăn thức dễ tiêu hóa, ít mỡ, đường để tránh quá tải cho gan.
(Theo Nhà Xuất bản y học)

songchungvoi_HIV
21-01-2016, 17:53
6 Nguyên nhân gây suy gan mà bạn không ngờ tới

Thứ Năm 21/1/2016 05:45:45 PM

SKĐS - Rượu thường bị qui là thủ phạm gây suy gan. Tuy nhiên, có những yếu tố khác có thể làm suy yếu gan và cuối cùng là khiến nó không hoạt động. Dưới đây là những nguyên nhân gây suy gan và cách phòng tránh.


1. Hội chứng chuyển hóa

http://suckhoedoisong.vn/Images/thutrang/2016/01/21/Univadis_21.1.2016_Nguyen_nhan_gay_suy_gan_va_cach _phong_tranh.jpg


Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, mỡ bụng, đường huyết cao, chu vi vòng bụng lớn. Những yếu tố nguy cơ này làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch và tiểu đường típ 2. Mặc dù, tất cả mọi người đều ý thức được điều này, nhưng ít người biết rằng hội chứng chuyển hóa cuối cùng có thể gây suy gan. Trên thực tế, nó là một nguyên nhân chính của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Quá nhiều glucose hoặc đường trong máu được tích trữ thành mỡ trong gan, có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm và để lại sẹo. Sau một thời gian, gan kém hoạt động và dẫn tới suy. Nếu các tĩnh mạch gan bị tổn hại, nó có thể hạn chế lưu thông máu và dẫn đến tăng huyết áp kịch phát đe dọa tính mạng.

Phòng tránh: Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tư vấn bác sĩ nếu bạn có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Cách này không chỉ giúp bạn phòng tránh được các bệnh tim mạch và tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe của gan.

2. Nhiễm vi-rút
Các nhiễm trùng vi-rút phổ biến nhất có thể dẫn tới suy gan là viêm gan B và C. Ngoài ra, còn có nguy cơ gắn liền với viêm gan A. Bệnh mụn rộp không được điều trị cũng có thể dẫn tới suy gan.


Phòng tránh: Suy gan do viêm gan có thể phòng trách được bằng cách tiêm phòng, điều trị sớm và uống thuốc theo chỉ định hoặc quan hệ tình dục an toàn. Nhớ là bạn có thể bị viêm gan C nếu quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.

3. Béo phì
Béo phì là một tình trạng mạn tính và có thể dẫn tới những rối loạn sức khỏe khác nhau bao gồm gan nhiễm mỡ. Dư thừa chất béo tích tụ trong gan có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, từ đó gây tổn thương cho các tế bào gan. Điều này dẫn tới xơ gan hoặc sẹo trong gan và cuối cùng là suy gan.


Phòng tránh: Nếu bạn có chỉ số BMI cao và béo phì, bạn cần kiểm soát trọng lượng của mình. Ăn uống hợp lý, luyện tập thường xuyên và có thể lựa chọn phẫu thuật giảm cân. Tuy nhiên, đây nên là lựa chọn cuối cùng. Duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh có thể giúp bạn tránh những biến chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch và hơn nữa là phòng tránh suy gan.

4. Các loại thuốc
Một số thuốc kê đơn gồm kháng sinh, các thuốc chống viêm không steroid và chống co giật có thể gây suy gan cấp. Những người bị bệnh lao và uống thuốc trong thời gian dài cũng có thể có nguy cơ cao hơn.

Phòng tránh: Dừng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về những rắc rối với thuốc kê đơn bạn gặp. Một số người dễ bị phản ứng với những loại thuốc nhất định hơn so với những người khác. Vì vậy cần thảo luận chi tiết với các bác sĩ về loại thuốc bạn uống và những nguy cơ của nó đối với những cơ quan quan trọng trong cơ thể.

5. Các bệnh tự miễn
Viêm gan tự miễn là tình trạng các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan và phá hủy chúng. Đây là tình trạng mạn tính và dẫn tới viêm và tổn thương gan. Khi hệ miễn dịch tấn công những tế bào gan khỏe mạnh, nó có thể dẫn đến xơ gan, là tình trạng các mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh và làm tắc nghẽn lưu thông máu tới gan.

Phòng tránh: Khi hệ miễn dịch của cơ thể chống lại bạn, sẽ rất khó để ngăn chặn. Nhưng nhờ chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp, tình trạng này có thể được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ghép gan có thể trở nên cần thiết để đối phó với tình trạng này.

6. Bổ sung thảo dược
Đôi khi các thảo thuốc thảo dược không kê đơn được cho là an toàn cũng có thể là mối đe dọa cho gan. Các độc tố hoặc hóa chất trong các chế phẩm thảo dược có thể khiến gan dần dần bị sẹo và tổn thương.

Phòng tránh: Không dùng các loại thuốc thảo dược nhất là trong thời gian dài mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
BS Cẩm Tú
(Theo THS)

songchungvoi_HIV
31-01-2016, 12:58
8 triệu người Việt sẽ bị viêm gan siêu vi B vào năm 2020
Chủ nhật, 31/01/2016 10:41Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính.


<tbody>
http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/1/31/8-trieu-nguoi-Viet-se-bi-viem-gan-sieu-vi-B-vao-nam-2020-1.jpg



Ảnh minh họa: News




</tbody>
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus (http://alobacsi.com/tieu-hoa-gan-mat/benh-viem-gan-sieu-vi-b-dieu-tri-khoang-bao-lau-alobacsi-q56643c173.htm) C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E. Nhóm người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do tình trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C.


Bộ Y tế khuyến cáo, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B. Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trung bình 8-25%, viêm gan C 2,5-4,1%. Bên cạnh đó còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% mắc viêm gan siêu vi C.


Tỷ lệ dân cư mắc bệnh này có sự khác nhau giữa các địa phương. Cao nhất ở Hà Bắc 25,5%, tiếp đến là Vĩnh Phúc 23,2%, Lâm Đồng 16,74%, Khánh Hòa 15,48%, TPHCM 11,3%... Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ có thai khá cao. Đây là yếu tố quan trọng gây viêm gan B ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ. Các nghiên cứu cho thấy 90% trẻ mắc viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Đây được xem là vấn đề y tế nghiêm trọng.


Cục Y tế Dự phòng nhìn nhận hậu quả lâu dài của nhiễm viêm gan virus dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan làm tăng gánh nặng chi phí cho ngành y và toàn xã hội.


Trong khi đó công tác dự phòng và điều trị bệnh này ở nước ta còn nhiều khó khăn, nhất là ở tuyến y tế huyện, xã thiếu cơ sở vật chất, thiết bị điều trị và thuốc men. Đơn vị đủ năng lực điều trị viêm gan tập trung chủ yếu ở các bệnh viện tuyến cuối tại các tỉnh thành lớn.


Riêng viêm gan C chưa có văcxin ngừa, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc nhưng bệnh nhân viêm gan C khó có cơ hội tiếp cận các loại thuốc kháng virus mới do giá thành cao, chưa được Bảo hiểm y tế chi trả hoặc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Mặt khác, việc không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị có thể làm giảm hiệu quả điều trị.


Bệnh viêm gan virus B hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu sử dụng văcxin sớm và đúng quy định, do vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng văcxin viêm gan B. Đối với trẻ em ở khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao như nước ta, nên tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng.



Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do virus ngày càng nặng nề, WHO kêu gọi sự chung tay của các quốc gia trong việc phòng chống bệnh với mục tiêu không còn lây truyền viêm gan virus trên thế giới, tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc và điều trị an toàn, hiệu quả.


Ở góc độ khác, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lo ngại những năm gần đây xảy ra một số trường hợp tai biến liên quan đến tiêm chủng khiến nhiều phụ huynh hoang mang không cho con em đi tiêm. Các bệnh viện cũng ngại triển khai tiêm ngừa vì lo sợ rủi ro. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tiêm văcxin giảm hẳn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có viêm gan.


Theo bà Hồng, tỷ lệ tai biến do tiêm chủng ở nước ta trong giới hạn cho phép của WHO, dù vậy ngành y tế đang nỗ lực triển khai những giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ này. Thời gian qua, Bộ Y tế tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ tiêm chủng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm, xử trí kịp thời, đúng phương pháp sẽ cứu sống được các trẻ bị tai biến nặng. Bên cạnh đó còn hướng dẫn phụ huynh cách phát hiện sớm các dấu hiệu tai biến để kịp thời đưa đến cơ sở y tế xử trí theo đúng phác đồ.


Khảo sát của WHO tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh viêm gan C gia tăng do phần lớn người dân và bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh nên không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan. Rất nhiều người bệnh chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ nhiễm virus này nên không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.


Có 5 loại viêm gan virus. Viêm gan B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền của HIV (máu, quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con). Viêm gan D chỉ lây truyền khi có mặt của viêm gan B và có cũng 3 đường lây tương tự. Viêm gan A và E lây qua đường phân - miệng (virus đi từ phân của người mắc bệnh vào thức ăn đồ uống, người lành tiếp xúc với virus qua thức ăn đồ uống đã bị nhiễm). Hiện nay mới chỉ có văcxin phòng viêm gan A và B.

Theo Thi Trân - VnExpress

songchungvoi_HIV
09-03-2016, 14:39
Viêm gan A,B,C, bệnh nào nguy hiểm hơn?Thứ tư, 09/03/2016 13:35Tôi xin hỏi bác sĩ: trong 3 bệnh viêm gan: A,B,C bệnh nào nguy hiểm hơn? Cách lây của 3 bệnh trên khác hay giống nhau, thưa bác sĩ?




Thưa bác sĩ, người thân của tôi có lần đi khám ở Hòa Hảo. Tôi xin được hỏi bác sĩ: trong 3 bệnh viêm gan: A,B,C bệnh nào nguy hiểm hơn? Cách lây của 3 bệnh trên khác hay giống nhau, thưa bác sĩ? Trong gia đình có người bị viêm gan C thì khả năng di truyền hay lây bệnh cho người thân như thế nào? Cách nào để tránh bị lây bệnh? Chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe.

(Thái Thiên Kim - TPHCM)



http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/09/cc8VG3.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/09/cc8VG3.jpg)
Ảnh minh họa


Chào bạn,

Trong 3 loại thì viêm gan B và C nguy hiểm hơn vì có khả năng chuyển thành mãn tính và gây biến chứng xơ gan, ung thư gan.


Thân ái!

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

songchungvoi_HIV
18-03-2016, 19:27
Chi phí xét nghiệm viêm gan E? Thứ sáu, 18/03/2016 15:28Em đi khám sức khỏe xin việc làm thì công ty yêu cầu xét nghiệm viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi E. Em xem bảng giá của bệnh viện chỉ thấy xét nghiệm viêm gan A là 220.000 đồng. Vậy cho em hỏi chi phí xét nghiệm viêm gan E thì bao nhiêu? Xin cảm ơn.

(Nguyễn Trâm Anh - tramanhh...@gmail.com)

Chào Trâm Anh,

Chi phí xét nghiệm viêm gan E ở các cơ sở y tế khoảng từ 120.000 - 160.000 đồng.

Xét nghiệm viêm gan E hoàn toàn không cần phải nhịn đói. Bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi đi xét nghiệm và bạn có thể hoàn toàn yên tâm là kết quả xét nghiệm hoàn toàn chính xác nhé!


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/18/6f9vien-gam-E.jpg
(http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/18/6f9vien-gam-E.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet


Bạn có thể tới khoa Tiêu hóa của các BVĐK để khám và làm xét nghiệm nhé.

Thân ái,
AloBacsi.vn

songchungvoi_HIV
20-04-2016, 20:41
Viêm gan A lây thế nào?Thứ Tư 20/4/2016 08:35:12 PM


SKĐS - Tôi được biết hiện nay có rất nhiều loại viêm gan, nhưng chỉ thấy nói tiêm vắc-xin viêm gan B thôi. Vậy viêm gan A lây theo đường nào...


Tôi được biết hiện nay có rất nhiều loại viêm gan, nhưng chỉ thấy nói tiêm vắc-xin viêm gan B thôi. Vậy viêm gan A lây theo đường nào, biểu hiện ra sao, có cách nào phòng ngừa?

Mai Văn Luôn (mailuon79@gmai.com)





(http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/18/6f9vien-gam-E.jpg)http://suckhoedoisong.vn/thumb_120x75/Images/duylinh/2016/04/19/viem-gan-a-lay-the-nao1461084553.jpg (http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/18/6f9vien-gam-E.jpg)
Hình minh họa. Nguồn Internet


Viêm gan virut A là bệnh lây qua đường tiêu hóa, do thức ăn, nước uống nhiễm virut; có khả năng gây dịch. Thời kỳ ủ bệnh là 2-6 tuần. Trong viêm gan cấp, virut trong máu xuất hiện 2 tuần trước vàng da và có thể tồn tại vài ngày sau vàng da (điều này giải thích virut rất ít khả năng lây qua đường máu); xuất hiện trong phân 2 tuần trước vàng da và tồn tại 7-10 ngày sau vàng da. Thể bệnh cấp tính, điển hình gồm: giai đoạn trước vàng da 1-3 tuần, đáng chú ý là chán ăn, ăn khó tiêu, buồn nôn, tức hoặc đau hạ sườn phải. Người mệt nhiều, mất ngủ. Biểu hiện như hội chứng cúm: sốt, váng đầu, đau mỏi cơ khớp, nổi mẩn. Giai đoạn vàng da: thấy mắt vàng, da vàng; nước tiểu ít, đậm màu; có khi ngứa da (nhưng hiếm). Khám lâm sàng không có dấu hiệu gì ngoài gan hơi to, hơi đau và có khi lách to. Chẩn đoán chủ yếu bằng xét nghiệm máu: men gan tăng, bilirubin kết hợp tăng; giai đoạn cấp tính dựa vào kháng thể IgM anti-HAV bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ hoặc miễn dịch enzyme... Phần lớn bệnh có tiên lượng tốt, khỏi trong 10-15 ngày, nước tiểu trong trở lại, phân đậm màu, vàng da nhạt dần, các dấu hiệu lâm sàng và sinh hóa trở lại bình thường, không có di chứng. Một số trường hợp rất hiếm: thể kéo dài: tồn tại dấu hiệu lâm sàng và sinh hóa nhiều tuần, nhiều tháng nhưng không gây viêm gan mạn. Nguy hiểm nhất là thể tối cấp nhưng rất may là hiếm gặp (chỉ gặp khoảng 1%). Phòng bệnh viêm gan A bằng ăn chín uống sôi, những vùng đang có dịch cần uống vắc-xin để phòng bệnh chứ không có vắc-xin tiêm bạn ạ.


BS. Trần Quang Nhật


http://suckhoedoisong.vn/viem-gan-a-lay-the-nao-n115385.html