PDA

View Full Version : Ghen mất khôn Khi người đồng tính ghen



songchungvoi_HIV
18-08-2014, 15:21
Thứ 2, 18-08-2014 03:03:11 pm
Có yêu thì có ghen, có người ghen kiểu này, có người ghen kiểu kia, tích cực lẫn tiêu cực. Người đồng tính cũng không ngoại lệ.

Tôi tình cờ quen T. (27 tuổi, nhân viên kinh doanh của một hãng cà phê nổi tiếng ở TP.HCM) trong một bữa tiệc. Đằng sau vẻ ngoài nhỏ bé, mi nhon, khuôn mặt thanh tú là những hành động, tâm lý, suy nghĩ của một người “đàn ông”. Sau nhiều lần gặp gỡ, tôi nhận ra sâu thẳm trong con người T. là sự khát khao yêu thương, mong muốn có được một tình yêu thủy chung, hạnh phúc đúng nghĩa. Cho dù tình yêu, hạnh phúc đối với T. chỉ là khoảnh khắc và là một điều gì “xa xỉ” trong thế giới những người đồng tính.
Từ hành hạ bản thân
T. kể cô chẳng ý thức được mình bị đồng tính từ khi nào. Chỉ biết rằng những năm học cấp 3, T. chơi thân với L., cô bạn chung lớp. “Hồi đó tôi không thể lý giải được cảm xúc giới tính của mình, chỉ biết rằng hằng ngày muốn gặp L., muốn nói chuyện, vui chơi, gần gũi. Ngày nào không gặp là tôi thấy bồn chồn, lo lắng. Mỗi lần được đưa đón L. đi học là tôi cảm thấy hạnh phúc vô bờ.
Một ngày, tôi, L. và một cô bạn nữa về nhà L. chơi. Đang chơi đùa thì L. và cô bạn nói đi lấy nước uống, để lại mình tôi trên phòng. Đợi lâu không thấy, tôi xuống nhà tìm họ. Nhìn hai người thân mật đút cho nhau ăn tôi cảm thấy bực bội, tức tối trong người đến nghẹt thở. Tôi vùng vằng rời khỏi nhà L., vừa khóc vừa lao ra biển. Dĩ nhiên tôi biết bơi và không hề nghĩ đến cái chết. Tôi chỉ cảm thấy khó chịu và muốn làm một cái gì đó để giải tỏa. Đến khi giẫm phải hòn đá nhọn, chân chảy máu, tôi lại nghĩ đến L. và vội vàng quay lại nhà L. Thấy bàn chân tôi trầy máu, L. luống cuống băng bó, xuýt xoa. Nhìn khuôn mặt của L. cuống lên vì lo lắng, bỗng nhiên bao giận hờn trong tôi tan biến. Sau này khi lớn hơn một chút, tôi mới hiểu được lúc đó mình ghen”.


http://dongtinhvietnam.com/uploads/2014/thang04/tuan01/private/dongtinhvietnam_ghengtuong.jpg
Mỗi lần buồn khổ vì ghen, T. lại một mình ra với biển. (Ảnh do nhân vật cung cấp)



Trong suốt những năm cấp ba, tình cảm của T. dành cho L. cứ lớn dần. Nhưng L. lại không phải là người đồng tính. Biết bao lần T. muốn bày tỏ tình cảm với L. nhưng vì mặc cảm nên đành chôn giấu mối tình đơn phương.
Lên ĐH, T. quen một cô gái ngoài Hà Nội qua blog. Sau thời gian, T. gom góp tiền bay ra Hà Nội để gặp người yêu. “Đó là lần đầu tiên tôi được yêu một cách đúng nghĩa, được người mình yêu đáp lại trọn vẹn. Rồi tôi trở về Sài Gòn tiếp tục học tập, không nguôi nghĩ đến cô ấy. Khoảng cách về địa lý đã làm cho người con gái tôi yêu thay lòng đổi dạ. Một ngày, nhìn trên blog của người yêu, tôi thấy ảnh cô ấy chụp với một cô nàng “tom boy” khác thân mật. Tôi òa khóc nức nở ngay trong tiệm Internet và lững thững ra về, để quên cả ba lô, đồ đạc trong tiệm” - T. kể.
Những ngày sau đó T. mất ngủ liên tiếp và rơi vào tình trạng tự kỷ. “Lúc nào tôi cũng cảm thấy như có một khối gì đó đè nặng lên người mình nghẹt thở. Tôi thấy đau trong người mà không biết làm thế nào để giải tỏa. Bí bách quá tôi đã lấy dao lam cắt nhiều vết lên tay mình. Tôi làm như vậy không phải để tự tử, không phải theo trào lưu. Đơn giản lúc đó tôi cảm thấy nỗi đau trong tâm hồn mình quá lớn nên muốn cào cấu, rạch xé để cái đau của thể xác phần nào làm vơi đi nỗi đau trong lòng. Nhưng tôi chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ sẽ trả thù người yêu. Với tôi, yêu có nghĩa là mong người mình yêu được hạnh phúc. Việc cô ấy không yêu tôi, không lựa chọn tôi tức là tôi không thể mang lại hạnh phúc cho cô ấy. Vậy thì tôi níu kéo, ràng buộc cô ấy liệu có ích gì…”.
Đến học cách chấp nhận
Mối tình thứ hai đổ vỡ, T. quyết định đi du học. Những năm ở Singapore T. lại nảy sinh mối quan hệ với người khác. “Lúc này nhận thức của tôi cũng đã khác. Không còn kiểu yêu đương, ghen tuông như trước nữa. Tôi học cách chấp nhận. Chấp nhận làm mọi thứ để được ở bên cạnh người mình yêu. Những người đàn bà tôi yêu thường là những người đàn bà thực sự. Ẩn sâu trong con người họ vẫn là bản năng đàn bà nên tôi chấp nhận để người yêu mình thi thoảng ra ngoài với đàn ông để giải tỏa nhu cầu sinh lý nhưng chỉ trong giới hạn nhất định. Sau đó cô ấy sẽ trở về bên tôi, yêu tôi, yêu chính con người tôi” - T. tâm sự.


http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/25/12-box.jpg

Tại sao hạnh phúc là điều xa xỉ đối với người đồng tính? Trong ảnh: T. và người yêu của mình. (Ảnh do nhân vật cung cấp)



T. kể tiếp: “Mọi người thường nghĩ rằng người đồng tính khi ghen rất dữ dội. Điều đó hoàn toàn đúng! Nhưng cách thể hiện sự dữ dội ấy thì không ai giống ai, nó phụ thuộc vào tính cách, suy nghĩ của từng người. Có nhiều người đồng tính vì ghen tuông mà đánh đập, chém giết, tạt acid hay tự sát. Tôi nghĩ nếu có giết họ hay giết mình khi họ không còn yêu mình nữa thì cũng chẳng để làm gì! Mặt khác, khi người đàn ông và phụ nữ đến với nhau là vì họ có mong muốn xây dựng một gia đình với những đứa con. Còn mối tình đồng tính thì ai biết được nó sẽ đi đến đâu, mục đích cuối cùng là gì? Vì thế tôi chỉ cần những giây phút hạnh phúc bên nhau, thực sự được yêu là đủ rồi” - T. nói.
Trên một diễn đàn của người đồng tính, nói về ghen, một người có nick name cauvongkhuyet chia sẻ: “Tốt nhất là cần bình tĩnh, tránh làm ầm ĩ ở chỗ đông người. Người bình thường gây nhau nơi công cộng mọi người đã xì xầm rồi, huống hồ là tụi mình… Tránh làm điều gì đáng tiếc, tác động không tốt cho nhau vì đôi khi “gương vỡ lại lành” nhưng vẫn còn hằn vết nứt”.
“Ai cũng có quyền ghen nhưng đừng đi quá giới hạn của mình là được. Đôi khi chỉ vì đồng tính ghen mà người ta ghép vào luôn cho chúng ta chữ “bệnh”. Tốt nhất là phải kiềm chế. Gần đây có nhiều bài báo viết về những vụ người đồng tính đánh ghen, giết người hay tự tử vì ghen, điều này phản ánh phần nào góc khuất của người đồng tính. Nó cũng đặt ra câu hỏi: Phải chăng chính chúng ta đang đẩy tình yêu đồng tính vào bế tắc, góp phần dẫn đến nhiều thái độ tiêu cực, bất mãn và cái nhìn không hay của xã hội về sự phức tạp của giới mình?” - nick name cauvongkhuyet đúc kết.


<tbody>
Yêu dữ dội, ghen cũng dữ dội
Những người đồng tính khó được xã hội công nhận nên việc tìm người yêu đối với họ là vô cùng khó khăn. Do vậy, khi có được người yêu, họ sẽ giữ rất chặt bằng mọi cách, mọi thủ đoạn… Và cũng do phải chịu nhiều sức ép tâm lý nên khi ghen họ sẽ rất dữ dội, dữ dội hơn người bình thường. Tuy nhiên, cách thể hiện sự ghen thì lại phụ thuộc vào tính cách của nhiều người.
Báo chí đưa khá nhiều tin về những vụ giết người, tạt acid vì ghen tuông đồng tính nhưng tôi biết khá nhiều người đồng tính khi ghen họ lại có cách thể hiện khác như bị rơi vào trạng thái tự kỷ, một mình gặm nhấm nỗi buồn, có người lại muốn đi đâu đó thật xa, cũng có người lại tự hành hạ cơ thể mình… Người đồng tính yêu người đồng tính thì tình yêu sẽ bền vững hơn. Nhưng nếu người đồng tính yêu người dị tính thì tình yêu thường ở dạng đơn phương, vì vậy sự ghen tuông thường bùng nổ mãnh liệt hơn và hậu quả nhiều khi rất đau lòng.
Là một người đồng tính càng phải duy trì việc cân bằng trạng thái tình cảm trong cuộc sống, ngoài “người ấy” ra cần thiết lập những mối quan hệ bạn bè. Tạo cho mình những niềm vui không phụ thuộc vào đối tượng. Kiểm soát được mọi tình huống và bản thân để tránh ghen tuông vô lối, mất lý trí.

</tbody>



<tbody>
Bà NGUYỄN THỊ DIỆU ANH, chuyên viên tâm lý lâm sàng,
BV Nhi đồng 1 (TP.HCM)
PHẠM THỦY/Báo mới

</tbody>