PDA

View Full Version : Điều trị tay chân miệng hiệu quả ở trẻ nhỏ



DaoBang
20-08-2014, 10:03
Tay chân miệng thường ủ bệnh lâu ngày trong một tuần và có những triệu chứng khó nhận biết như: biếng ăn, trẻ hay quấy khóc, khi ngủ co giật và sốt nhẹ…

Tay chân miệng thường ủ bệnh lâu ngày trong một tuần và có những triệu chứng khó nhận biết như: biếng ăn, trẻ hay quấy khóc, khi ngủ co giật và sốt nhẹ… Nhưng nếu các bậc phụ huynh để ý sẽ thấy có những vết phồng nước màu hồng nhỏ trong miệng lòng bàn tay và chân của trẻ. Bệnh có thể tự khỏi, nhưng trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
Phụ huynh cũng đừng quá lo lắng khi trẻ mắc bệnh, vì có thể điều trị tại nhà và chăm sóc cẩn thận sẽ khỏi. Khi thấy trẻ có dấu hiệu, nên tìm hiểu kỹ về bệnh tay chân miệng, xác định xem trẻ nhà bạn đang ở trong giai đoạn nào? Hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mặc dù người lớn ít bị bệnh nhưng vẫn dễ lây lan từ trẻ nhỏ.

1. Điều trị ngay từ giai đoạn đầu
Bệnh tay chân miệng chuyển biến qua nhiều cấp độ khác nhau. Nguyên nhân chính là do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Chia làm 2 cách điều trị, tại nhà và nhập viện:
Điều trị tại nhà:
+ Trẻ biếng ăn, hoặc bỏ ăn và quấy khóc, vì khó chịu trong người. Miệng bắt đầu có dấu hiệu lở loét bởi các vết phồng rộp gây đau rát khó chịu.
+ Hạ sốt và giảm đau bằng paracetamol cách nhau 6 tiếng một lần khi trẻ sốt từ 38 độ C.
+ Dùng nước muối pha loãng và dùng bông sạch lau miệng cho trẻ hoặc để trẻ tự xúc miệng
+ Cho trẻ nghĩ ngơi nhiều hơn chế độ dinh dưỡng hợp lý và điều trị theo hướng dẫn toa thuốc của bác sĩ


http://www.benhtaychanmieng.com/kcfinder/upload/images/baby-with-fever_0(1).jpg

Điều trị tại trung tâm y tế hoặc bệnh viện:
Đây là giai đoạn trẻ bị nặng quấy khóc vô cớ, sốt cao và cấp độ giật mình liên tiếp, trẻ bị tiêu chảy và không chịu ăn uống gì. Nặng hơn nữa là khi mạch đập nhanh, thở gấp khó nhọc, huyết áp cũng tăng cao. Ở cấp độ nguy hiểm hơn nữa là thở nấc, tím tái mặt và tay chân, phổi bị sưng…


Chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng:


http://www.benhtaychanmieng.com/kcfinder/upload/images/tre em khoc.jpg
Thức ăn và chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, để tăng sức đề kháng cho trẻ, tránh trường hợp tái phát bệnh. Vì khi trẻ bị bệnh biếng ăn do vết thương đau rát và mệt mỏi trong người dễ dẫn đến suy dinh dưỡng nếu tình trạng biếng ăn kéo dài.
Bổ sung các vitamin C, vitamin A, Vitamin PP và kẽm. Thức ăn mềm mịn mát lạnh tạo cảm giác dễ chịu như sữa, sữa chua, phô mai, bột dinh dưỡng… Khi trẻ có dấu hiệu lành bệnh thì không cần phải kiêng các loại thực phẩm nào nữa.
Lưu ý: dùng muỗng hay vật dụng cho trẻ ăn không sắc nhọn, và để riêng ra. Cùng với vệ sinh cơ thể cho trẻ hoặc thay tả cũng phải cẩn thận vì rất dễ lây lan.

2. Phương pháp phòng tránh chung
Hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin điều trị đặc hiệu, cũng như thuốc phòng chống lây nhiễm. Nhưng bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, nên cẩn thận khi thay tả hoặc khi trẻ hắt xì hơi rất dễ lây lan với nhau.
+ Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, nên để trẻ ở nhà để không nặng hơn hoặc lây bệnh ra các bạn khác ở nhà trẻ hay công viên đông có nhiều trẻ nhỏ.
+ Vệ sinh chân tay bằng xà bông.
+ Các vật dụng như đồ chơi, sàn nhà hay những thứ mà trẻ thích cũng cần vệ sinh sạch sẽ.

Nguồn: http://www.benhtaychanmieng.com/tin-tuc/dieu-tri-tay-chan-mieng-hieu-qua-o-tre-nho.html