PDA

View Full Version : Hướng tới tương lai



songchungvoi_HIV
30-08-2014, 12:52
Thứ 7 ngày 30/8/2014
Em là La Thị Nga, sinh năm 1979. Quê em ở Chu Túc, huyện Văn Quang, tỉnh Lạng Sơn. Năm 1998, khi em 18 tuổi, em lập gia đình với anh Nguyễn Xuân Hùng. Khi lấy nhau, chồng em hiền lắm, nhưng hoàn cảnh nhà chồng có nhiều chuyện buồn, nên chồng em hay uống rượu và hay đi chơi đêm.

Khi em sinh cháu trai, hội bạn của chồng em chưa có ai có con trai cả, nên tha hồ rủ nhau mà đi nhậu nhẹt, vui vẻ, đặc biệt là những nơi có tiếp viên nhà hàng nữa, thế là sa vào chuyện trai gái. Mặc dù em cũng đã nhiều lần nhắc nhở, khuyên răn chồng em rồi những cũng chẳng thay đổi được mấy. Năm 2004, chồng em bị một đợt ốm nặng. Em đưa anh ấy đến bệnh viện thì mới phát hiện ra là chồng em bị nhiễm HIV. Khi đó em vẫn bình tĩnh lắm vì em cũng chẳng hiểu biết mấy về căn bệnh này cả. Thấy anh ấy bị nấm họng, không ăn uống được vì đau, rồi mấy ngày sau lại bí giải, không tiểu tiện được. Đến lúc chồng em bị cứng bụng, em cứ nghĩ là bị khối u, nhưng chồng em không chịu đi bệnh viện nữa, rồi tới khi các ngón tay, ngón chân bị nổi cục giống như có con gì ở bên trong ấy – mà nó cũng không bị mưng mủ đâu. Hôm ấy chồng em đòi ăn cua biển, em mua về, hấp lên và bón chồng ăn, anh ấy lại bảo là ăn rồi, mà rõ ràng con cua còn nguyên, tới 7 giờ tối thì cứ ngơ ngác và còn bảo em là anh không chết đâu. Lo quá, em gọi cho bà nội – thì mẹ chồng em và mọi người lúc này mới sang thăm, chứ trước đấy trong quá trình anh bị ốm, mọi người chẳng quan tâm gì đến, chỉ mình em vừa lo chăm chồng, vừa lo kiếm tiền thuốc men cho chồng, vừa phải lo cho 2 đứa con đi học nữa chứ. Thậm chí có nhiều đêm chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng đồng hồ. Có lúc em sút chỉ còn 36kg thôi.<o:p></o:p>
Lúc đó, bên gia đình chồng em còn đem 2 đứa nhỏ đi xét nghiệm máu mà tránh không cho em biết. Sau này em cho cả 3 mẹ con đi kiểm tra, xét nghiệm ở bệnh viện tỉnh. May sao là 2 cháu không bị nhiễm bệnh mà chỉ mình em bị nhiễm thôi. Đến tận bây giờ, em cũng không biết chính xác vì sao chồng em lại mắc AIDS, để mang căn bệnh này về cho gia đình mình.<o:p></o:p>
Hoàn cảnh trong gia đình chồng em cũng buồn lắm. Cả hai vợ chồng anh chồng em đều đã chết vì căn bệnh này, để lại cho bà nội nuôi một đứa con đang bị nhiễm bệnh. Mà chỉ có mình em lo chăm sóc cho nó, đưa nó đi khám bệnh hay tắm rửa cho nó chứ còn ai vào đây nữa. Chị dâu mất năm 2002, còn anh trai chồng thì mất năm 2004. Đứa con 10 tuổi của họ bị nhiễm nay đã yếu lắm rồi – thương lắm, vì chẳng biết khi nào nó đi. Nhiều lúc em buồn lắm. Buồn đến độ em như đi lễ, đi chùa ở khắp nơi. Xa mấy em cũng cố đi. Gia đình nhà chồng chỉ bằng mặt mà chẳng bằng lòng, nhiều lúc làm em rất đau khổ khi họ hỏi em nhiều câu hỏi cạnh khóe, nghe đau tức cả tim.<o:p></o:p>
Mẹ chồng em chỉ sợ em đi bước nữa nên bà “canh” em kỹ lắm, không cho giao tiếp với người ngoài đâu, nhất là nam giới. Ngay cả với công ăn việc làm của em, bà cũng đối xử như thế. Muốn tham gia chương trình chăm sóc người bệnh nhiễm H của y tế tỉnh, bà cũng can ngăn, không muốn cho em sinh hoạt.<o:p></o:p>
Nhưng em cũng xác định được rồi. Cuộc sống của mình mà không tự lo thì chẳng ai lo thay mình. Và mình bị nhiễm AIDS rồi mà cứ lo lắng bao nhiêu thì sức khỏe càng bị suy sụp bấy nhiêu.<o:p></o:p>
Cuộc sống của mẹ con em, em vẫn tự chăm lo lấy. Em chăm lo cho chúng ăn học, bằng cái nghề mà em học được từ chồng em, đó là nghề may. Em nhận hàng về may ở nhà. Vẫn có những người tốt bụng không xa lánh mà vẫn đặt may ở chỗ em. Em hay sang lấy thuốc ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và được mọi người đối xử, tư vấn tốt lắm, họ không ác cảm với em, không phải e dè gì cả.<o:p></o:p>
Sau này, được các anh chị bên phòng chống AIDS tuyên truyền, em đã tham gia vào nhóm đồng đẳng, chăm sóc những người khác. Từ bản thân mình, em thấy rằng những người đã nhiễm bệnh HIV/AIDS, họ rất mặc cảm với cuộc sống. Họ không muốn đi đâu, không muốn giao lưu với ai, trừ khi là với những người cùng cảnh ngộ. Ngay cả em, nếu gặp người lạ đến hỏi thăm, có khi cũng có ác cảm với họ và không muốn chia sẻ gì hết. Còn tham gia chương trình, nếu mình có tên trong danh sách là đã bị nhiễm bệnh, song mình lại trực tiếp đi tiếp xúc với bệnh nhân và khuyên bảo hay chăm sóc người ta thì mới được chứ, mới dễ gần gũi chứ.<o:p></o:p>
Suy nghĩ của em, tâm sự của em với bạn bè, với những người cùng cảnh, em vẫn khuyên mọi người nên vui tươi lên, vô tư hơn mà sống, đừng quá lo lắng, sợ hãi. Còn với những người tìm đến với em với ý định lập gia đình, em cứ nói thẳng là ở vào hoàn cảnh như em, một nách 2 con, lại bị bệnh như thế, nếu em có thương thì em cũng muốn chờ đến khi có thuốc chữa được bệnh này đã, em không muốn làm ai khác lại khổ vì căn bệnh này như em.<o:p></o:p>
Em sẽ cố sống, cố ăn, cố ngủ để chờ đến ngày đó. Em luôn tự nhủ mình rằng: Phải nhìn vào tương lai chứ.<o:p></o:p>

La Thị Nga (Lạng Sơn)


Bài viết trên đây nằm trong cuốn sách Hoa của Đất do Trung tâm COHED thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Ford tại Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, tháng 4-2007). Ban Biên tập Trang tin điện tử Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương biên tập và đăng lại bài viết này bằng tấm lòng trân trọng những cuộc đời, những con người đang sống chung với HIV/AIDS, với mong muốn tha thiết rằng các bạn trẻ hãy biết cách bảo vệ bản thân và gia đình của mình trước hiểm họa HIV/AIDS.<o:p></o:p>Với thông điệp: “HIV đã không thể bẻ gãy được nghị lực sống, không thể hủy hoại cuộc đời họ và tình yêu thương của họ dành cho gia đình, bản thân, cho cuộc sống thêm mãnh liệt”, cuốn sách Hoa của Đất chứa đựng những câu chuyện chân thực từ chính ngòi bút của những người bị nhiễm HIV/AIDS đã thực sự gây ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Những dòng chữ, câu văn trong từng trang sách làm trái tim người đọc tràn ngập sự cảm thông, chia sẻ với những con người, những cuộc đời khác nhau nhưng cùng giống nhau ở một điểm: họ đều đang sống chung với HIV/AIDS.
http://t5g.org.vn/?u=cmdt&grnid=664&cmid=1865