PDA

View Full Version : Nỗi đau những người lấy chồng che mắt thiên hạ



songchungvoi_HIV
30-08-2014, 13:08
Thứ 7, 30-08-2014 10:47:39 am
Mày chọn đi con! Một là mày cắt đứt quan hệ với bố mẹ, hai là trở về một đứa con gái bình thường, lấy chồng, sinh con...

- "Mày chọn đi con! Một là mày cắt đứt quan hệ với bố mẹ, hai là trở về một đứa con gái bình thường, lấy chồng, sinh con..."

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 13.63636302947998px; vertical-align: baseline; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">

http://dongtinhvietnam.com/uploads/2014/thang04/tuan01/private/t24_088d2.jpg




Nhiều người đồng tính đã tự kỳ thị mình trước khi bị xã hội kỳ thị.

</tbody>

"Mày chọn đi con! Một là mày cắt đứt quan hệ với bố mẹ, coi như không có gia đình, muốn đi đâu, làm gì thì tùy; hai là trở về thành một đứa con gái bình thường, lấy chồng, sinh con. Chọn và hứa đi, nếu không mẹ sẽ nhảy xuống đây tự tử cho mày biết"... Hoàng Châu (Đống Đa, Hà Nội) kể lại với tôi những lời chua xót mà bố mẹ đã găm vào đầu cô khi phát hiện ra, cô là đồng tính nữ.
Lấy chồng che mắt thiên hạ
Châu năm nay 22 tuổi, sở hữu một vẻ bề ngoài nữ tính, dịu dàng với mái tóc dài, làn da trắng. Không ai nghĩ rằng cô là đồng tính nữ (gọi tắt là les). Bản thân Châu cũng vậy, đến khi cô phát hiện ra mình đã "dính bùa tình yêu" bởi K.- một bạn gái cùng lớp đại học. Cô bất ngờ một, thì bố mẹ cô bất ngờ mười. Một cơn thịnh nộ đã xảy ra. Biến thái, bệnh hoạn, nảy nòi... không còn một từ ngữ ghê rợn nào Châu không bị giáng xuống đầu. Bố mẹ cắt mọi sự liên lạc giữa cô và K. Bức bách vì gia đình, Châu quyết định chia tay K. Nhưng vài tháng sau, vì tiếng sét ái tình, Châu lại yêu chị Th. cùng lớp cao học. "Lúc đó, mẹ em chỉ gào thét rồi lăm lăm đòi ra Hồ Tây tự tử. Mẹ bắt em chọn..." - Châu run run kể lại quãng thời gian "tăm tối" cách đây chưa xa...
Trong số những người tôi gặp trong Ngày hội những người đồng tính nữ (tổ chức tại Hà Nội ngày 1/8 vừa qua) Th.là les có vẻ ngoài chững chạc nhất. Hồng Th. đã trên 30 tuổi, phát hiện ra mình là les từ ngày học cấp ba. Dù vậy, Th. vẫn cố gắng làm người dị tính, vì nỗi ám ảnh trách nhiệm mà mẹ cô đã cạn nước mắt: "Mày có buồn, có chán, có không thích đi nữa thì hãy vì cái gia đình này mà sống như một người phụ nữ. Chạy chữa hết bao nhiêu tiền, bố mẹ sẽ lo hết, miễn là mày bình thường". Th. đã nhắm mắt để có quan hệ tình cảm với hai người đàn ông nhưng không thể đi đến đâu vì cô không mảy may cảm xúc. "Đấu tranh tư tưởng mãi, qua nhiều mai mối, em cũng gật đầu làm đám cưới với người thứ 3. Nhưng kinh khủng quá, trước đám cưới một tuần, em không dám nhìn mặt chồng sắp cưới của em, vì chỉ nhìn một lần nữa thôi, em sẽ hủy hôn ngay lập tức" - Th. kể.
Không thể diễn tả được niềm vui sướng của bố mẹ Th. khi đám cưới diễn ra thuận lợi. Ít lâu sau, do không thể chịu đựng việc kìm nén cảm xúc của mình, Th. và chồng cô chia tay, Th. sẵn sàng ra đi tay trắng để được sống thật với con người của mình. Lúc gặp chúng tôi, Th. rất thoải mái vì môi trường công việc. Quan trọng hơn, cái mác đã có chồng, chỉ là đã ly hôn và đang một mình khiến chị dễ chịu hơn sau cuộc hôn nhân đó.
Xót xa bố mẹ xem bói, cúng thầy...
Bên cạnh cái ồn ào, sôi nổi của buổi tọa đàm về đề tài đồng tính luyến ái trong khuôn khổ Ngày hội VietPride 2012 (tổ chức tại Viện Goethe- đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội đầu tháng 8/2012), tôi để ý thấy một người phụ nữ trung niên gầy guộc đứng rất lâu ở góc sâu cổng Viện. Bà hết nhìn đờ đẫn vào khoảng không, rồi lại trân trân vào lá cờ hình bảy sắc cầu vồng trên bàn đăng ký. Chốc chốc, người phụ nữ dáng hình khắc khổ ấy lại lấy vạt áo sơ mi cũ kỹ, quệt ngang dòng nước mắt trên khuôn mặt sạm đen. Bà tên Hoài, 50 tuổi, quê ở Hà Nam.
Rất khó khăn để bắt đầu câu chuyện bởi bà ngại, một phần nữa, như bà thổ lộ là "xấu hổ". Rồi thân tình hơn, cuộc trò chuyện lại bị ngắt quãng bởi tiếng khóc đứt đoạn của bà. Nắm chặt tay tôi, bà lắc đầu than trời rằng: "Kiếp trước nhà tôi làm gì nên tội mà kiếp này bị "trời đày" như thế này! Sinh nó ra là con gái, vậy mà nó chỉ yêu đứa nào cũng là con gái như nó".
Bà Hoài kể: Gia đình có hai cô con gái, bà cả đời chỉ biết làm nông còn chồng là quân nhân đã xuất ngũ. Lấy chồng rồi sinh con muộn, bà mong mỏi ngày được nhìn thấy con mình làm cô dâu, rồi sinh cho bà những đứa cháu ngoại xinh xắn. Hoa, sinh năm 1990 là con cả trong gia đình. Kể về Hoa, bà Hoài buồn bã: "Từ bé, nó nghịch và lì lợm lắm. Năm học lớp 8, nó tự ý cắt phăng mái tóc dài thành tóc tém lởm chởm. Bố nó cả giận nên đánh, bắt nó nuôi tóc nhưng đều đều, mỗi tháng nó lại ra hàng cắt đi một ít. Tôi cũng lờ mờ nhận thấy con mình khác thường, nhưng chỉ nghĩ là vì lúc mang thai mình mong nó là con trai quá nên tính nó như vậy. Biết đâu càng lớn nó càng "thiếu nữ" ra thì sao...".
Ai ngờ đâu, cách đây hai năm, khi còn đang học nghề ở Hà Nội, nó dẫn một người bạn gái về nhà. Thấy chúng nó quấn nhau, chăm sóc nhau tỉ mỉ, lúc đầu tôi cứ tưởng là bạn bè bình thường, không để ý. Nhưng sau đó vài lần, tôi cũng nghi, rồi đỉnh điểm là có lần tôi bắt được cái Hoa thơm con bé kia một cái. Tôi giật mình, hỏi chuyện, nó thú thật: "Con và bạn ấy yêu nhau".
Tá hỏa, bà Hoài làm đủ mọi cách để con mình "nghĩ lại". Mắng mỏ nạt nộ không xong, bà "xuống chiêu" nịnh nọt "mưa dầm thấm lâu" cũng không ăn nhằm gì. Cực chẳng đã, bà đi xem bói xem mồ mả ông bà tổ tiên có "động" không, sao bà khổ thế. Rồi bà đi cúng bái, thắp hương khắp chùa chiền, đền đài nhưng vẫn không thay đổi được gì...
Rồi bà lại khóc. "Tôi chưa kịp dọa nó thì nó đã dọa tôi. Cách đây một tuần, nó nằng nặc đòi đón bố mẹ tham gia chương trình này. Nó bảo, không phải chỉ riêng nó khác người, có bao nhiêu người giống nó. Vợ chồng tôi từ chối thì nó "nổi đóa" lên. Sợ nó làm điều gì dại dột, tôi mới lặn lội lên đây. Nhìn những đứa giống nó mà thương đứt ruột", bà Hoài nức nở.
Cần lắm sự đồng cảm, chia sẻ
Bàng hoàng, lo lắng, chênh vênh và tự kỳ thị chính mình - đó là phản ứng chung khi một người phát hiện ra mình đồng tính. Nguyễn Thanh Tâm, chủ nhiệm Ngày hội VietPride 2012 lý giải: Trong quá trình các bạn trẻ lớn lên trong môi trường xã hội tại Việt Nam đã mang trong đầu suy nghĩ rằng: Đồng tính là bệnh hoạn, xấu xa, biến thái. Suy nghĩ đó đến từ cách nói chuyện, cử chỉ, ánh mắt.. của bố mẹ, bạn bè, người thân... một cách vô tình hoặc cố ý. Do đó, khi mới bắt đầu nhận thức rõ ràng hơn về bản dạng giới và xu hướng tình dục của mình, các bạn đã tự kỳ thị mình trước khi bị xã hội kỳ thị.
Mang tâm sự của một ông bố có con gái là les, ông Khang (Mỹ Hào, Hưng Yên) bày tỏ sự hoang mang: "Ngày trước có ai bị như thế này đâu? Có phải xã hội phát triển nên số người đồng tính cũng tăng lên? Thế thì tôi thà đói khổ còn hơn là con tôi bị đồng tính. Con nghiện hút, bố mẹ đã giấu biệt tăm biệt tích; con đồng tính, chẳng khác gì tội tày trời".
Bà Lê Thủy, nghiên cứu viên về cộng đồng LGBT, Viện nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) chia sẻ thông tin: Từ năm 1970, Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính ra khỏi danh sách những bệnh về tâm lý. Một nhà tâm lý học đã có một nghiên cứu phát triển một thang đo về xu hướng tình dục. Trong đó, điểm đầu là hoàn toàn thích người cùng giới, điểm cuối là hoàn toàn thích người khác giới, điểm giữa là có cả xu hướng tình dục với cả nam và nữ. Thang đo xu hướng tình dục đó là thang đo liên tục. Xu hướng tình dục của một người có thể rơi vào bất kỳ điểm nào trên thang đo đó một cách tự nhiên. Vấn đề là số lượng ở điểm cuối cùng tập trung rất nhiều, nên mọi người có suy nghĩ là: Hai điểm đầu là không bình thường, là "nảy nòi" chứ không phải có sẵn tự nhiên.
Chia sẻ suy nghĩ về việc Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến nhiều bên về việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình trong đó có nội dung về hôn nhân đồng giới, bà Lê Thủy cho hay: "Cộng đồng LGBT rất ủng hộ điều này. Không chỉ với những người "coming out" (công khai), mà với những người muốn giấu, họ cũng mạnh mẽ hơn về tâm lý. Bởi họ được pháp luật thừa nhận".
Cũng theo bà Thủy, cộng đồng những người tiến bộ cũng ủng hộ bởi theo bà, đó là chỉ số của một xã hội văn minh tôn trọng sự đa dạng, quyền hạnh phúc của mọi người. Được biết, iSEE đang tiến hành nghiên cứu online dành cho cộng đồng đồng tính nữ, với tiến độ số người tham gia trả lời hoàn chỉnh bảng hỏi như hiện nay, hi vọng trong một năm tới sẽ có báo cáo và kết luận mới nhất về cộng đồng này trên khắp Việt Nam.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 13.63636302947998px; vertical-align: baseline; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 13.63636302947998px; vertical-align: baseline; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;">

http://giadinh.vcmedia.vn/6JDnYG1u7Ulo8W6LkDM87YS4rtW4P7/Image/2012/08/t24box_0b991.jpg


</tbody>


Cộng đồng người đồng tính Hà Nội vừa tổ chức ngày hội Viet Pride - phiên bản nhỏ của Pride festiva nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng về những người có xu hướng tính dục thiểu số này.
Ảnh:Phan Dương


> "Tôi theo dõi báo chí nước ngoài, nhiều nơi còn cho rằng: Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu bàn luận đến hôn nhân đồng giới. Khi mới thành lập ICS (Nhóm Kết nối và Chia sẻ thông tin LGBT tại Việt Nam, thành lập năm 2008), chúng tôi đã băn khoăn rằng: Liệu đến năm 2030 Việt Nam có thể bàn đến chuyện hôn nhân đồng giới hay chưa, không ngờ rằng điều đó đã xảy ra trong năm 2012 này".
Bà Lê Thủy
Nghiên cứu viên về cộng đồng LGBT, Viện nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)
> Bản thân là bố mẹ của những đứa con đồng tính, chúng ta phải dũng cảm hơn bội phần. Khi chúng ta còn sống trong xã hội có nhiều kỳ thị thì sẽ còn nhiều lo lắng. Lúc chúng ta thoải mái, không sợ bị kỳ thị khi tiết lộ giới tính của mình hay con em mình, chúng ta mới thấy LGBT cũng giống dị tính, nó là xu hướng tình dục, không liên quan đến việc con cái chúng ta có là người tốt hay không, có hiếu với cha mẹ hay có đóng góp cho xã hội hay không...".
Bà Nguyễn Thị Vân Anh
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA


Quỳnh An
http://dongtinhvietnam.com/noi+dau+nhung+nguoi+lay+chong+che+mat+thien+ha-3-189-3775.html



</tbody>