PDA

View Full Version : Công tác thi hành Luật Phòng chống HIV/AIDS: Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc



songchungvoi_HIV
12-09-2014, 23:27
Cập nhật ngày: 12/09/2014 19:42:50
Từ khi Luật Phòng chống (PC) HIV/AIDS chính thức có hiệu lực (ngày 1/1/2007) đến nay, bên cạnh những thuận lợi thì công tác thi hành luật vẫn còn những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc, nhiễm HIV/AIDS…
http://baobaclieu.vn/database/newsimg/2014/09/12/7.jpgMột buổi sinh hoạt của cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và thành viên câu lạc bộ Đồng đẳng. Ảnh: M.N
Với nhiều hình thức khác nhau trong công cuộc phòng chống đại dịch HIV/AIDS, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tích cực triển khai các hoạt động như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, Hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS cho hơn 2.000 lượt cán bộ, sinh viên, công nhân và cư dân vùng ven biển; tổ chức 12 lớp tập huấn cho hơn 1.000 lượt cán bộ, cộng tác viên y tế khóm, ấp để nâng cao nhận thức về PC HIV/AIDS; cung cấp những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cũng như kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi ở nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao (gái mại dâm, người nghiện ma túy). Phối hợp với Báo Bạc Liêu, Đài PT-TH mở chuyên mục, đăng nhiều bài, tin, ảnh về các hoạt động PC HIV/AIDS ở các địa phương. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện phong trào Toàn dân tham gia PC HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư, vận động gần 18.500 hộ gia đình ký cam kết PC HIV/AIDS; thành lập câu lạc bộ Đồng đẳng nhằm tạo điều kiện cho các thành viên được chia sẻ, giao lưu, giúp người nhiễm HIV/AIDS tự tin hơn trong cuộc sống.

Tính đến ngày 30/6/2014, toàn tỉnh có 2.448 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 1.262 người, đã tử vong 678 người. Trong đó, người nhiễm HIV từ 20 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất; tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ tiếp tục tăng…

Luật PC HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đồng thời, có những quy định cấm kỳ thị phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS trên các lĩnh vực cụ thể, bao gồm trong thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS; trong chăm sóc y tế; trong nghề nghiệp, việc làm; trong giáo dục… “Thế nhưng trên thực tế, tình trạng phân biệt kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn. Điều này khiến người nhiễm HIV hạn chế tiếp cận dịch vụ điều trị, dẫn đến điều trị muộn. Công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV chỉ đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh mới dừng lại 5 phòng khám ngoại trú HIV. Việc theo dõi, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ điều trị sau xét nghiệm chưa được quan tâm. Công tác tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao để truyền thông giáo dục thay đổi hành vi theo quy định của luật còn hạn chế…”, bác sĩ Chuyên khoa I - Lê Thanh Bạch, Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh cho biết. Bên cạnh đó, công tác phối hợp liên ngành cũng như hoạt động của Ban chỉ đạo còn có một số mặt hạn chế, thiếu sự đồng bộ và thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu; cán bộ hoạt động PC HIV/AIDS ở cơ sở kiêm nhiệm nhiều công việc và thường xuyên thay đổi…
Thiết nghĩ, ngành chức năng cần quan tâm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên để Luật PC HIV/AIDS ngày càng đi sâu vào đời sống xã hội, góp phần tích cực trong công cuộc phòng chống đại dịch.


Mỹ Nghi

http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE18324A/Cong_tac_thi_hanh_Luat_Phong_chong_HIV_AIDS_Van_co n_nhieu_kho_khan_vuong_mac.aspx