PDA

View Full Version : Ấm lòng bếp ăn cho học sinh nghèo



songchungvoi_HIV
13-09-2014, 15:21
13/9/2014 15:13
Tụi nhỏ ở đây khổ lắm, sáng đi học đâu có tiền ăn uống. Trưa bụng cũng đói meo đợi chiều học tiếp. Nghe thầy Hiệu trưởng tâm sự, chúng tôi mới lập nên bếp ăn này để giúp đỡ cho các cháu”, bà Lê Thị Lành - Tổ trưởng nhóm bếp ăn tình thương ở xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - bộc bạch.


Bếp ăn được thành lập cách đây ba năm, gồm 12 thành viên. Lúc đầu, công việc nấu nướng, làm cơm chay chủ yếu diễn ra ở chùa của Phật giáo Hòa hảo xã Bình Phú. Về sau, bà Lành cho mượn khoảnh đất trống trước nhà nên bếp được dời về và ổn định tại đây. "Lúc mới thành lập, bếp ăn tình thương gặp khá nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề, các thành viên trong nhóm ai có gì giúp đó, người thì củi, người thì dầu ăn, rau cải..., chủ yếu là tấm lòng", bà Lành kể.

http://congan.com.vn/images1/ToaSoan-BanDoc/09-14/7-(2)-2675.gifCác thành viên đang chuẩn bị cơm cho học sinh Kinh phí để duy trì bếp ăn từ thiện cho các em học sinh chủ yếu là nhờ vào tấm lòng hảo tâm của người dân trong và ngoài địa phương. Sáng nào ông Tưởng Thanh Hải (http://citinews.net/xa-hoi/-bai-ca-chim-chorao--va-trai-tim-toi-I44ZTDA/) - chồng bà Lành - cũng chạy xe máy ra chợ để lấy rau cải của những tiểu thương quyên góp cho bếp ăn. "Nghe có bếp ăn tình thương hoạt động, nhiều nhà hảo tâm tìm đến, người cho vài thùng nước, người cho mì tôm, dầu ăn, gia vị, nghe ở đâu có quyên góp, dù xa cách mấy, tôi cũng phải chạy đến để lấy cho các em", ông Hải kể.
Công việc nấu cơm chay của nhóm hoạt động đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi ngày trung bình phục vụ hơn 45 đến 50 phần cơm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở hai trường THCS Đoàn Thị Nghiệp và THPT Phạm Viết Thống. Tuy là món chay, nhưng bữa cơm luôn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và thực đơn luôn thay đổi liên tục trong tuần. Một phần cơm thường có 2 đến 3 món chính như kho, xào và canh. Hằng ngày, nhóm hoạt động từ 7 giờ sáng đến gần 2 giờ chiều, công việc được chia đều cho các thành viên, người thì nấu cơm, người thì làm đậu hũ, chẻ củi... Tuy khá mệt nhưng ai nấy cũng vui và làm việc rất nhiệt tình, ít ai nghỉ việc buổi nào. Đều đặn tầm 10 giờ trưa mỗi ngày, các thành viên của bếp ăn lại bận rộn công việc chuẩn bị cơm, thức ăn vào khay để sẵn sàng chào đón những thực khách nhí. "Tụi nó ăn thấy thương lắm, đứa nào cũng khen cơm ngon. Làm tụi tôi ai cũng cảm thấy vui, xua đi mệt nhọc", bà Lành kể. Tâm sự với chúng tôi, em Trần Thu Yến, học sinh lớp 9A2, Trường THCS Đoàn Thị Nghiệp, chia sẻ: "Em rất cảm ơn cô chú đã tận tình giúp đỡ chúng em. Bữa cơm của các cô chú nấu rất ngon, bọn em ngày nào cũng đến đây ăn, đứa nào cũng thích".
Ngoài công việc nấu cơm từ thiện để giúp đỡ những học sinh nghèo còn gặp khó khăn. Hàng tháng, nhóm còn xuống tận bệnh viện tâm thần tỉnh để nấu cơm cho những bệnh nhân nơi đây.
Các thành viên tình nguyện của nhóm bếp ăn tình thương đa phần đã lớn tuổi nhưng họ vẫn luôn tích cực với công việc từ thiện này. Cụ Đỗ Thị Chín năm nay đã 83 tuổi nói: "Thấy tụi nhỏ được ăn uống đàng hoàng không còn phải nhịn đói nhịn khát như trước nữa, tôi rất vui và yên tâm. Cầu mong mình có được sức khỏe để xuống đây phụ giúp mấy anh, mấy chị nấu cơm cho tụi nhỏ".






Theo congan.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=465022336)