PDA

View Full Version : Phỏng vấn một con người



songchungvoi_HIV
27-09-2014, 08:19
Thứ 7, 27-09-2014 08:08:23 am
Phóng viên: Thưa anh, có một nhà văn đã viết con Người hai chữ đó vang lên kiêu hãnh!. Anh biết câu đó không?

<tbody>
Người: Biết. Nhưng tôi vừa kiêu hãnh vừa… run.
Phóng viên: Run vì anh không phải Người?
Người: Không. Run vì chả hiểu mình có phải thứ Người mà thiên hạ công nhận.
Phóng viên: Xin anh nói rõ ý này?
Người: Tất cả chúng ta hầu như đều yên chí mình sinh ra đã là Người, chết đi cũng là Người (mặc dù khi sống có thể nửa Người nửa ngợm). Nhưng hóa ra chả phải như thế. Hóa ra có những cá nhân luôn luôn phải băn khoăn, day dứt, dằn vặt mình là Người kiểu gì?
Phóng viên: Người không phải xe hơi. Không có kiểu.
Người: Đúng. Người phức tạp hơn. Nếu như xe có nước sơn thì Người có màu da. Xe sửa chữa phải trả tiền, Người cũng giống hệt, xe có hạn sử dụng, Người có tuổi về hưu. Nhưng trên hết, Người có giới tính và xe cũng thế. Tuy nhiên…
Phóng viên: Anh nói tiếp đi.
Người: Tuy nhiên nếu như xe hơi dành cho nữ, dành cho nam hoặc dành cho cả hai luôn luôn được niêm yết công khai, được sử dụng một cách chả cần giấu giếm thì Người không được như vậy. Đến tận giờ phút này, rất nhiều cá nhân vẫn không dám tuyên bố giới tính của mình.
Phóng viên: À.
Người: Nhân loại đã mất bao nhiêu sức lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và chúng ta đều tin chắc điều ấy vô cùng tiến bộ. Nhưng phân biệt giới tính thì sao?

</tbody>


<tbody>

<tbody>
http://dongtinhvietnam.com/uploads/2014/thang04/tuan01/private/32_phong57-400.jpg



Minh họa: Lê Tâm.


</tbody>



</tbody>


<tbody>
Phóng viên: Kìa, đã có luật bình đẳng nam nữ đó thôi?
Người: Tuy nhiên, còn rất nhiều Người nam nhưng thực ra là nữ và ngược lại?
Phóng viên: Những Người đồng tính?
Người: Vâng. Đã đến lúc nói thẳng ra, chủ đề của chúng ta hôm nay là những Người đồng tính.
Phóng viên: Một chủ đề nhạy cảm!
Người: Nhạy cảm với ai? Bản thân những Người đồng tính không có vấn đề gì với nhau. Sự nhạy cảm là tên của ai khác gọi họ.
Phóng viên: À.
Người: “Mọi Người sinh ra đều có quyền bình đẳng” khẩu hiệu đó chắc không cần nhắc lại.
Phóng viên: Nghĩa là chỉ có Người. Không có… phó Người.
Người: Chính xác. Thế nhưng vấn đề kỳ thị đồng tính đã và còn đang diễn ra không lúc này thì lúc kia, không chỗ này thì chỗ khác. Điều đau lòng là sự kỳ thị ấy chưa khi nào công khai đến mức Liên hiệp quốc phải ra tuyên ngôn phản đối. Nhưng nó vẫn cứ ngấm ngầm khiến tôi đau lòng.
Phóng viên: Xin lỗi “tôi” là ai?
Người: Trước tiên, “tôi là ai” không liên quan gì tới ai và tôi không buộc phải trả lời nếu như không phạm pháp.
Phóng viên: Vâng.
Người: Nếu coi giới tính là một trong những quyền cơ bản của chúng ta (mà tôi thấy không có lý do gì để không coi như thế), thì quyền đó cũng bất khả xâm phạm.
Phóng viên: Và bất khả... gièm pha.
Người: Đúng. Cười cợt về giới tính chả khác nào cười cợt về ngoại hình, là điều gần như cấm kị...
Phóng viên: Ở phương Tây.
Người: Và bắt đầu được quy định ở phương Đông, phương Bắc, phương Nam . Tóm lại ở mọi phương trên thế giới này.
Phóng viên: Hình như gần đây có một nhà chính trị ở một quốc gia lỡ lời xúc phạm cộng đồng Người đồng tính và vội vã phải xin lỗi.
Người: Sự xúc phạm Người đồng tính là điều không thể chấp nhận được trên bất kỳ hình thức nào, kể cả ở những cá nhân không đồng tính. Tuyệt đối không nên nghi ngờ việc ấy.
Phóng viên: Trong một xã hội văn minh.
Người: Và trong một xã hội đang tiến đến văn minh.
Phóng viên: Vâng. Ở rất nhiều quốc gia, sự đối xử với các công dân đồng tính đang được “bình thường hóa” với một tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực từ thái độ, cách cư xử và luật pháp.
Người: Nói không ngoa, có thể căn cứ vào đấy để đánh giá một phần (nếu không muốn nói là phần khá lớn) tính nhân văn của quốc gia đấy. Tôi chả thấy chỗ nào nhiều nghèo đói, nhiều bất công mà nhiều Người đồng tính được tôn trọng.
Phóng viên: Hãy trở lại xã hội Việt Nam . Rõ ràng đang có sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức trong vấn đề đồng tính.
Người: Sự thay đổi cao nhất, theo tôi, là phải tiến tới coi đồng tính không còn là vấn đề, chứ không phải cách giải quyết nó.
Phóng viên: Đúng.
Người: Chừng nào mà một cá nhân còn phải ngập ngừng khi khai báo về giới tính, chừng đó họ còn bị thiệt thòi và đau khổ trong cuộc sống. Đó là điều tất cả mọi người nên biết, và nên cảm nhận một cách sâu sắc. Chả khi nào có một xã hội hoàn hảo khi một cá nhân của nó không thể tự hào về “sinh lý học” của mình. Tôi tin chắc như vậy
Theo ANTGCT (http://www.baomoi.com/Source/ANTGCT/129.epi)

</tbody>