PDA

View Full Version : Gần 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý



songchungvoi_HIV
28-09-2014, 09:18
28/9/2014 07:00
Tính đến cuối tháng 8 năm nay, cả nước có gần 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng hơn 3 lần trong 20 năm qua.Công tác cai nghiện ma túy hiện đang gặp rất nhiều khó khăn là đánh giá chung được đại diện lãnh đạo các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân tối cao đưa ra trong phiên giải trình sáng 27/9 tại Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau hơn 8 tháng kể từ khi các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực, đến nay hầu như chưa có địa phương nào tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao lại cho rằng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cập nhật chưa đầy đủ.
Khẳng định số người nghiện tại cộng đồng tăng là nguyên nhân gây bất ổn về an ninh, trật tự xã hội và gây nhiều bức xúc cho người dân, làm cho việc quản lý địa bàn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đại diện Bộ Công an cho rằng, một khó khăn khác là do thiếu văn bản hướng dẫn như: thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy.
Thượng tướng Lê Quý Vương (http://citinews.net/xa-hoi/an-toan-giao-thong-FT4JWRY/), Thứ trưởng Bộ Công an giải thích: "Khó ở đây là việc lập hồ sơ để đưa đi cai nghiện phải có chứng cứ để khẳng định có phải là nghiện hay không. Đối với đối tượng, lực lượng công an hoặc nhân dân bắt quả tang, rồi xét nghiệm là đã nghiện hoặc bị xử phạt rồi thì mới có đủ chứng cứ".
Lấy dẫn chứng trường hợp Lê Văn Luyện (http://citinews.net/phap-luat/dung-de-cai-ac-lan-rong-nhu-mot-thoi-thuong-4RDXRJQ/), hung thủ cướp tiệm vàng, giết người kinh hoàng tại Bắc Giang phạm tội khi lên cơn, thiếu thuốc, Thượng tướng Lê Quý Vương cho rằng, người nghiện vừa là vấn đề tệ nạn, vừa là vấn đề bệnh tật, nếu không quản lý chặt chẽ thì nguy hiểm vì có thể dẫn đến tội phạm.
Theo vtv.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1601754724)

songchungvoi_HIV
28-09-2014, 12:50
Công tác cai nghiện và quản lý sau cai còn gặp nhiều khó khăn

Thứ bảy 27/09/2014 15:00
Sáng 27/9, Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_09_27/PTT-VDD.jpg


Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai. Ảnh: Nhật Thy.

</tbody>
Trong những năm qua, việc cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý thông qua việc thực hiện Luật phòng, chống ma tuý và Luật xử lý vi phạm hành chính đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội tại các đại phương.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác cai nghiện và quản lý tại các địa phương như việc thông tin tình hình người nghiện, tổ chức sau cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; xã hội hoá công tác cai nghiện…
Đặc biệt, từ đầu năm 2014 đến nay, việc thực hiện các quy đinh mới về xử lý vi pham hành chính đối với người nghiện ma tuý còn khó khăn, lúng túng do việc chậm ban hành và chưa đồng bộ trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, hơn 8 tháng kể từ khi các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực, cho tới nay hầu như chưa có địa phương nào tổ chức thực hiện việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo đúng trình tự, thủ tục đã được ban hành. Số người nghiện tại cộng đồng tăng (số người chấp hành cai tại trung tâm hết thời gian được trả về địa phương, số người nghiện mới tăng) là nguyên nhân gây bất ổn về an ninh, trật tự xã hội và gây nhiều bức xúc cho người dân, làm cho việc quản lý trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết,sở dĩ, từ đầu năm đến nay các địa phương chưa đưa được người nghiện vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc do còn thiếu một số văn bản các bộ, ngành chưa ban hành như Hướng dẫn thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy; Hướng dẫn thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn kinh phí thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt ..
Những tồn tại, bất cập trong các văn bản pháp luật cũng khiến cho công tác này gặp khó khăn. Bên cạnh đó, công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng gặp phải nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, nguồn lực, kinh phí hạn hẹp nên nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện. Các địa phương đã triển khai thì phạm vi triển khai còn nhỏ hẹp.
Công tác phối hợp giữa các ngành tại địa phương chưa chặt chẽ: Sở Y tế chưa tiến hành tập huấn xác định tình trạng nghiện cho cán bộ xã, phường, thị trấn; Công an tỉnh, thành phố chưa hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Sở Tư pháp chưa hướng dẫn thẩm tra hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; ngành Tòa án chưa hướng dẫn các thẩm phán trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết chuyên đề về công tác cai nghiện ma túy, cần có một số nội dung giải pháp trước mắt cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai như giải quyết bất cập giữa các chính sách hiện hành không thuộc thẩm quyền của các Bộ và Chính phủ...
Kết thúc phiên giải trình, Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, các địa phương trong chỉ đạo điều hành công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện.
Bà Trương Thị Mai cho rằng, trước thực trạng nghiện ma tuý rất phức tạp kể cả ngoài xã hội, trong trại giam, trại cai nghiện, việc triển khai chính sách pháp luật còn nhiều vướng mắc, khó khăn thì quan trọng nhất cần làm là đẩy mạnh công tác phòng ngừa.
“Làm thế nào để hạn chế thẩm lậu ma tuý vào Việt Nam; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, cá nhân, gián tiếp là nâng cao đời sống, tạo việc làm, xây dưng môi trường lành mạnh là quan trọng”, bà Trương Thị Mai nói.
Bà Trương Thị Mai yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản pháp lý hướng dẫn thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, gia đình; xử lý hành chính tại xã, phường, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc...
Phát biểu tại phiên giải trình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan thực hiện rất quyết liệt công tác phòng, chống ma túy. Phó Thủ tướng đề nghị Quốc hội có cơ chế phối hợp giám sát công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai; đề nghị khẩn trương xây dựng Luật Điều trị và dự phòng ma túy để hoàn thiện chính sách pháp luật về vấn đề này.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt hơn nữa công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý.

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại phiên giải trình cho biết: Tính đến cuối tháng 8-2014, cả nước có gần 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại Việt Nam đã tăng hơn 3 lần trong 20 năm kể từ năm 1994, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6.400 người
Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
01-10-2014, 20:38
Gần 50% số người nghiện ma túy là nông dân

Thứ tư 01/10/2014 17:00
Trong số hơn 185.000 người nghiện ma túy trong 8 tháng đầu năm 2014, số người nghiện là nông dân chiếm tỉ lệ đến 49,57%. Người nghiện ma túy thuộc nhóm công nhân chiếm 6,11%. Như vậy, phần lớn số người nghiện tập trung vào nhóm đối tượng người lao động.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_01/nghiennn.jpg
Gần 50% số người nghiện ma túy là nông dân. Ảnh minh họa

</tbody>
Thông tin trên được đưa ra tại phiên giải trình về thực hiện chính sách pháp luật cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện do Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội vừa tổ chức tại Hà Nội.
Theo Bộ Công an, tình trạng ma túy thẩm lậu vào Việt Nam ngày càng phức tạp theo mọi tuyến đường hàng không, đường bộ và đường thủy. Bắt đầu từ thuốc phiện, cao hơn là heroin, hiện nay ma túy tổng hợp, ma túy đá và các chất sử dụng gây nghiện tràn vào nước ta ngày càng nhiều, làm tăng số lượng người nghiện ma túy hàng năm.
Đặc biệt, số người nghiện ma túy không có công ăn việc làm chiếm đến 44%. Về thành phần nghiện hút, công nhân chiếm 6,11%, trong khi đó nông dân chiếm đến 49,57%, các thành phần khác chiếm 42%.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, đối tượng nghiện heroin chiếm 83%, ma túy tổng hợp chiếm hơn 10% và đối tượng nghiện ma túy tổng hợp đang dần nhích lên. Hình thức tiêm chích là chủ yếu với 52% và xu hướng hít tăng lên thay cho tiêm chích.
Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy, đến cuối tháng 8/2014 cả nước có 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, số người nghiện đều tăng qua hàng năm. Một số địa phương tỷ lệ học viên sử dụng ma túy tổng hợp cao: Đà Nẵng, Tây Ninh, Trà Vinh. Tất cả các tỉnh, thành phố, gần 90% quận huyện và khoảng 60% số xã, phường, thị trấn đều phát hiện người nghiện ma túy.
Một số đại biểu tại phiên giải trình cho rằng, tình trạng nghiện ma túy sẽ còn tăng cao và phức tạp hơn một khi đời sống xã hội ở Việt Nam ngày càng phân cấp, tỉ lệ thất nghiệp và dân trí vùng miền còn quá chênh lệch chưa được nhà nước quan tâm.
Để đẩy lùi tệ nạn ma túy, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến hiệu quả quản lý sau cai nghiện, quản lý các trung tâm cai nghiện va các giải pháp tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Hiện nay, hiệu quả mô hình cai nghiện tại cộng đồng còn hạn chế vì nhiều địa phương chưa đưa được người vào cai nghiện do vướng mắc thủ tục. Bên cạnh đó, thực trạng quản lý người nghiện ma túy tại trại tạm giam còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ trưởng Lê Quý Vương lý giải, các thành phần ở trại tạm giam thường rất phức tạp, có những trại có trên 60% là tội phạm liên quan đến ma túy, tội phạm nguy hiểm, hình sự. Chính điều này dẫn đến việc ma túy và các vật cấm có thể thẩm lậu vào các trại tạm giam bằng nhiều hình thức tinh vi. Thứ trưởng cho rằng, muốn thực hiện hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lượng ở địa phương.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nhận định, mục tiêu lớn nhất vẫn là quản lý tốt cai nghiện và sau cai nghiện, coi người nghiện ma túy như người bệnh và hướng tới triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được sản xuất trong nước cho người nghiện ma túy…

Trà My
Tổng hợp
http://tiengchuong.vn/