PDA

View Full Version : Chuyện hoàn lương của một nữ mại dâm: Sống lại từ câu nói "làm vợ anh nhé"



songchungvoi_HIV
08-10-2014, 10:44
08/10/2014 09:50
Trong một lần đi trao quà từ thiện cho các bé bị bỏ rơi ở chùa Phổ Linh (Tây Hồ, Hà Nội), tôi tình cờ gặp M - người cũng tham gia từ thiện trong ngày hôm đó. M từng làm gái mại dâm nay đã hoàn lương, có chồng và một con trai 3 tuổi. Sau một hồi tâm sự, M đã kể cho tôi nghe về hành trình của cô từ khi mới bước chân vào nghề đến lúc hoàn lương.



http://giadinh2.vcmedia.vn/zoom/655_361/2014/zing-mai-dam-1-1412736393788.jpg
Ảnh minh họa
Dòng đời nghiệt ngã
Năm 16 tuổi M quyết tâm lên thành phố với hi vọng đổi đời. Nhưng dòng đời nghiệt ngã lại đưa cô vào con đường mại dâm từ lúc nào không biết. M chỉ nhớ là được mấy chị cùng xóm trọ rủ rê, bảo rằng làm nghề này không cần vốn, thu nhập cao, lại được ăn ngon mặc đẹp. Cô được giới thiệu đến với một ông chủ tên H, chuyên làm nghề bảo kê và môi giới gái mại dâm. Lúc đầu, M cũng thấy sợ, nhưng sau một vài lần đi khách thành quen. Ngoài phần trăm cắt lại cho chủ, tiền kiếm được bao nhiêu, cô gửi về quê hết cho mẹ, chỉ giữ lại một phần nhỏ.M kể: Đa số gái bán dâm đều rất thiếu thốn tình cảm nên thường hay cặp kè, yêu đương nhanh chóng mà không biết người đàn ông kia có thật lòng với mình hay không. Thường thì trong mỗi cuộc tình, họ bị lợi dụng cả về tiền bạc và thể xác, sau không còn giá trị lợi dụng nữa thì bị bỏ rơi một cách phũ phàng. Vì chuyện tình cảm bị lừa gạt nên có nhiều người đâm ra chán nản lao đầu vào chơi bời, nghiện ngập. M cũng nằm trong số đó, nhưng cô may mắn hơn là chưa nghiện, chưa bị nhiễm HIV.Trong một lần bán dâm, M bị công an bắt, cho đi phục hồi nhân phẩm. Hết thời hạn giáo dục, M được trao trả về địa phương để tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng khi về quê thì ánh mắt mọi người nhìn vào cô hầu hết là không thiện cảm. M kể: "Khi tôi đi chợ, người ta chào đón đon đả, nhiệt tình, nhưng sau khi đi rồi, họ nói "là cave, là phò mà còn bày đặt". Có những người không thèm nhìn thẳng vào mặt tôi khi nói chuyện, khi tôi chào hỏi họ". Sự kì thị của xã hội lại khiến M quay lại con đường cũ.Bước ngoặt lớn nhất, có lẽ cũng là điều quyết định cuộc sống của M bây giờ là khi cô nghe tin mẹ đang ốm nặng, chỉ còn sống được vài ngày nữa. Cô vội vã bắt xe về quê để gặp mẹ lần cuối cùng. Trước khi nhắm mắt, mẹ mong cô hãy hoàn lương. M đã hứa với mẹ và tự hứa với lòng mình rằng nhất định cô sẽ làm được điều đó.
Quyết tâm hoàn lương
Đang từ cuộc sống có tiền, ăn ngon mặc đẹp, giờ cô lại vất vả với việc đồng áng. Nhưng họ hàng, thậm chí anh em ruột vẫn không chấp nhận M. Họ bảo cô làm xấu mặt họ. Ngay cả khi chị dâu mới sinh, cô muốn vào thăm cháu mà cũng không ai cho phép, họ sợ cô sẽ mang lại điềm gở cho cháu bé. Tủi nhục, nhiều lần M đã nghĩ đến cái chết, nhưng rồi cô lại nhớ lại lời mẹ, nhớ ánh mắt của mẹ trước khi lâm chung, nhớ những lời khuyên răn, dạy bảo của cán bộ ở trại cải tạo. Tất cả những điều đó làm ý chí muốn được sống, khát khao được vươn lên của M mãnh liệt hơn bao giờ hết, cô càng quyết tâm hoàn lương.M quyết định rời bỏ làng, đi đến một nơi rất xa. Cô thay tên đổi họ, tìm một công việc rửa bát thuê. Ban ngày làm việc vất vả thì cô quên đi mọi việc, nhưng mỗi khi đêm về, cô lại đau đớn nhớ lại cái cảm giác bị khinh rẻ. M không nhớ là mình đã khóc bao nhiêu đêm rồi. Cái sợ lớn nhất của cô không phải là khó khăn, mà là lúc chẳng may gặp phải người làng, người quen, thậm chí khách làng chơi cũ. Cô sợ họ nhận ra mình thì cuộc sống vừa mới tạo dựng ra sẽ tay trắng.Nhờ đức tính chịu thương, chịu khó mà M được chủ quán và những người xung quanh rất quý. Có một chàng trai làm thợ sửa cơ khí bên cạnh qua nhiều lần tiếp xúc đã thầm thương trộm nhớ cô, nhiều lần muốn ngỏ lời tiến xa nhưng cô ngại, không dám bước tiếp. Nhưng có lẽ do tấm lòng chân thành, cộng với sự nhiệt tình và kiên trì từng ngày của anh đã khiến M cảm động. Cô nhận lời yêu anh, nhưng trong lòng thì hết sức lo lắng, giằng xé. Cô lo sợ khi mà anh biết về cuộc sống trước đây của mình. Một ngày đẹp trời, anh cầu hôn cô, M lại càng lo sợ hơn, khi không biết phải làm sao đối mặt với gia đình nhà trai, họ sẽ nói mình là người như thế nào, quá khứ ra sao, liệu ai có thể cảm thông?Cuối cùng, M quyết định đánh một canh bạc của cuộc đời, cô hẹn anh đi uống nước, kể tất cả cho anh về cuộc đời của mình. Nghe hết câu chuyện, anh im lặng, không nói lời nào, không khí vô cùng ngột ngạt. Rồi cô và anh mỗi người đi về một hướng khác nhau. Hơn một tuần, không thấy anh đi làm, còn cô cũng thất thần như người mất hồn vậy, buồn bã, tủi nhục đan xen, M cảm thấy không còn muốn gì nữa, thậm chí ý nghĩ tự tử lại quay về quanh quẩn bên đầu óc cô.Nhưng chính vào cái lúc mà M tưởng chừng như tuyệt vọng nhất đó thì anh bỗng xuất hiện. Anh nói một câu mà cả đời cô chẳng bao giờ quên được: "Làm vợ anh nhé". Hạnh phúc khiến tim cô tưởng chừng như vỡ òa. Anh nói với M rằng, anh cần thời gian suy nghĩ và thuyết phục bố mẹ đồng ý cho cưới cô. Anh bàn với cô hai người đi vào miền trong sinh sống, khi nào ổn định mới trở lại quê hương.
Nghiêm Huy Tuấn
(Bài đạt giải Khuyến khích cuộc thi "Khát vọng yêu thương - Góc nhìn nhân văn về cuộc sống của những phụ nữ bán dâm", do Trung tâm CSAGA (http://citinews.net/doi-song/hoc-thoi-con-do-cua-cha--con-tho-cung-danh-dap-me-QKZXHVQ/), PLAN (http://citinews.net/di-dong/lam-gi-khi-bi-mat-dien-thoai--BPMFKSQ/), phối hợp với Báo Gia đình và Xã hội, Báo Lao động và Xã hội phát động)


Theo giadinh.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1841964019)