PDA

View Full Version : Thuốc chống dị ứng clorpheniramin, thận trọng khi sử dụng



songchungvoi_HIV
12-10-2014, 15:01
Chủ nhật, 12/10/2014 11:03
Clorpheniramin là thuốc kháng histamin chống dị ứng, thường được dùng trong điều trị các bệnh như: viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc, phù Quincke, dị ứng thuốc, thức ăn, côn trùng đốt.
http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/10/12/65246235vnm20113809152f6fbf390b_160.jpg

Là thuốc bổ trợ trong điều trị cấp cứu sốc phản vệ và phù mạch.Mặc dù thuốc được dùng khá phổ biến trong các bệnh dị ứng theo mùa và quanh năm như vậy nhưng các trường hợp sau thì tuyệt đối không dùng thuốc clorpheniramin: các trường hợp quá mẫn với clorpheniramin và các thành phần của thuốc, cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, glôcôm góc hẹp, tắc bàng quang, hẹp môn vị, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.


Ngoài ra, khi dùng clorpheniramin cần chú ý tới tác dụng an thần của thuốc, biểu hiện trên mỗi cá thể có khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, gây chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động... Do vậy, cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.


Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. Người có bệnh phổi mạn tính và trẻ em dưới 2 tuổi phải rất thận trọng khi dùng thuốc có chứa clorpheniramin, đề phòng nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp.


Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ. Thận trọng dùng cho người trên 60 tuổi.


Theo BS Hoàng Thanh Sơn - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
12-11-2014, 09:47
6 lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứngThứ ba, 11/11/2014 16:23
Là một trong những thuốc thông thường nhất trong đời sống nhưng nhiều người vẫn chủ quan, "tiếp tay" cho chúng làm hại sức khỏe.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/11/6-luu-y-khi-dung-thuoc-chong-di-ung-1.jpg
Thuốc chống dị ứng là những thuốc có tác dụng ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamine. Có hai thế hệ thuốc chống dị ứng cơ bản là thuốc thế hệ 1 (còn được gọi là thế hệ kinh điển, thế hệ cũ) và thế hệ 2 (còn được gọi là thế hệ mới). Có thể kể ra đây một số loại như Clopheniramin, Cetirizin, Diphenylhydramin, Loratadin, Fexofenadin…


1. Một số loại không nên dùng ban ngày
Thuốc chống dị ứng (http://alobacsi.com/thuoc/thuoc-chong-di-ung-clorpheniramin-than-trong-khi-su-dung-a2014101210583458c168.htm) thế hệ 1 như Clopheniramin thì không nên dùng ban ngày vì chúng dễ thấm vào thần kinh trung ương, có nguy cơ gây buồn ngủ. Bạn nên uống vào buổi tối, khi không phải làm việc.


2. Tránh dùng với bệnh nhân tim mạch
Thuốc chống dị ứng vẫn được coi là những thuốc an toàn nhưng một số loại thuốc thế hệ 2 có thể gây ra một số biến cố trên tim mạch như gây xoắn đỉnh, tức là tim tự nhiên ngừng đập sau một chu kỳ. Điều này là nguy hiểm vì nó có thể gây thiếu máu cơ tim. Với những bệnh nhân có rối loạn tim mạch thì không nên dùng một số thuốc chống dị ứng thế hệ hai như Astemizol.


3. Ngộ độc do quá liều
Vì lý do dị ứng gây ngứa râm ran khắp người nên một phản xạ là dùng nhiều thuốc chống dị ứng liều cao cho đỡ ngứa. Điều đáng nói là liều ngộ độc của thuốc chống dị ứng không cách quá xa liều điều trị.


Biểu hiện của ngộ độc là khô miệng như ngói, đỏ rực như thịt bò, nóng như hòn than, phát cuồng như kẻ mất trí và nháy mắt liên tục như cánh dơi. Liều khuyên dùng của thuốc chống dị ứng với các thuốc thế hệ 2 là chỉ dùng 1 viên/ngày, dùng quá 4 viên/ngày rất nguy hiểm.


4. Không trộn nhiều loại thuốc chống dị ứng
Các thuốc chống dị ứng dù có các loại khác nhau thì đều có chung một cơ chế tác động đó là tranh chấp vị trí tác động với chất trung gian hoá học gây dị ứng histamine.


Việc tranh chấp với histamin chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất đó cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào có nhiều loại thuốc hay ít loại thuốc. Dùng nhiều loại thuốc đã không tạo ra hiệu quả tăng hơn mà lại còn làm nặng nề thêm chuyển hoá cho gan thì đó là việc rất không nên dùng.


5. Không uống chung với thuốc trị nấm
Thuốc chống dị ứng không nên dùng với thuốc trị nấm như Itraconazole (Sporanox) hay Ketoconazole (Nizoral). Vì thuốc chống dị ứng ức chế hoạt động của enzyme chuyển hoá thuốc chống nấm tại gan nên thuốc chống nấm sẽ chậm được chuyển hoá và chậm bị đào thải.


Điều này dẫn đến người bệnh bị ngộ độc thuốc trị nấm ở ngay liều điều trị an toàn, nhất là những người phải dùng thuốc trị nấm kéo dài.


6. Hạn chế tối đa dùng cho trẻ em
Thuốc chống dị ứng, đặc biệt thuốc dạng thế hệ 1 như Clopheniramin thấm vào thần kinh trung ương ở não nên làm ức chế sự phát triển của não bộ ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy ở trẻ. Với trẻ em đến trường, thuốc làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tiếp nhận, giảm khả năng tuy duy nên hiệu quả học tập giảm sút.


Trong trường hợp phải dùng thuốc thì chỉ được dùng rất ngắn trong 1-2 ngày và nhất định phải có sự tham vấn của bác sĩ.

Theo Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 10:50
Thuốc chống dị ứng có thể gây ra tai nạn giao thông và lao động

01-12-2014 09:45 - Theo: dantri.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1889934843)

Dân trí Trong sinh hoạt hàng ngày, con người thường tiếp xúc với những tác nhân có thể gây nên sự dị ứng. Để khắc phục tình trạng dị ứng, một số loại thuốc chống dị ứng được sử dụng để điều trị. Tuy vậy, tác dụng phụ của thuốc có khả thay đổi trạng thái bình thường của người dùng.


Phản ứng dị ứng, thuốc chống dị ứng kháng histamin


Dị ứng là trạng thái phản ứng khác thường của cơ thể con người khi tiếp xúc với dị nguyên hay kháng nguyên vào lần thứ hai hoặc những lần sau đó.Có thể nói dị ứng là biểu hiện bệnh lý của phản ứng quá mẫn cơ thể đối với các dị nguyên. Trên thực tế, có rất nhiều chất có thể gây nên tình trạng dị ứng như: thức ăn, hoa quả, cây cỏ, bụi bặm, lông gia súc, hóa chất, vi khuẩn, nấm... kể cả thuốc điều trị các loại bệnh. Tất cả mọi con đường đều có thể đưa các chất gây dị ứng vào cơ thể như: ăn, uống, tiêm, hít, ngửi, nhỏ mắt, tiếp xúc qua da... và gây nên tình trạng dị ứng.Để tạo nên phản ứng dị ứng, cơ thể con người phải có thời gian tạo sự mẫn cảm, hình thành kháng thể chống lại dị nguyên hay kháng nguyên; do đó chúng thường xảy ra vào lần thứ hai hoặc những lần sau đó khi tiếp với dị nguyên hay kháng nguyên này. Một đặc điểm của phản ứng dị ứng là có liên quan đến cơ địa, thường gặp ở những người hay bị dị ứng; tiền sử gia đình có cha mẹ, anh chị em hay bị dị ứng.

Khi phát hiện tình trạng dị ứng dù với bất kỳ tác nhân nào, phải ngừng ngay việc ăn uống, tiếp xúc với các loại tác nhân nghi ngờ do chất histamin gây dị ứng có thể hình thành trong cơ thể. Nếu bị dị ứng nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi thì những triệu chứng lâm sàng như: nổi ban đỏ, nổi mày đay, mẫn ngứa; ngứa lòng bàn tay, bàn chân; buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy... giảm đi nhanh. Nếu bị dị ứng nặng, phải xử trí điều trị bằng thuốc chống dị ứng; phổ biến là các loại thuốc kháng histamin.

Các thuốc kháng histamin thường sử dụng

Để điều trị phản ứng dị ứng trong những trường hợp nặng, thường sử dụng các loại thuốc kháng histamin H1 cổ điển và các loại thuốc thế hệ mới.

Các loại thuốc kháng histamin H1 cổ điển còn có tác dụng kháng cholinergic. Thuốc thường hay được dùng là chlorpheniramin, promethazin, diphenhydramin, ciproheptadin, hydroxyzin... Do thuốc có cả tác dụng kháng cholinergic nên nhóm thuốc này có khả năng dễ gây ra một số tác dụng phụ như làm an thần, buồn ngủ; có tác dụng giống atropin gọi là hội chứng kháng cholinergic với biểu hiện triệu chứng khô miệng, nói lầm bầm không rõ tiếng, vật vã, kích thích, mạch nhanh, huyết áp tăng; giãn đồng tử, rối loạn điều tiết mắt; da nóng đỏ, khô; giảm nhu động ruột, táo bón, bí tiểu...; trường hợp nặng có thể bị hôn mê, co giật. Vì vậy nhóm thuốc kháng histamin H1 cổ điển không nên sử dụng khi lái tàu xe, làm việc ở nơi nguy hiểm và trên cao, tiếp xúc vận hành với các loại máy móc... Lưu ý không được uống rượu khi dùng thuốc, không được dùng kèm với các loại thuốc an thần và ức chế thần kinh trung ương khác.Các loại thuốc kháng histamin thế hệ mới giúp người sử dụng khắc phục được tình trạng buồn ngủ và hạn chế tác dụng giống atropin của hội chứng kháng cholinergic như các loại thuốc kháng histamin H1 cổ điển. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống viêm hoặc ức chế tác nhân dị ứng nên thường hay được dùng trong xử trí điều trị hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt dị ứng, nổi mẩn ngứa, eczema... Thuốc thường được sử dụng là astemisol, citerizin, loratadin, mequitazin, ketotifen...

Lời khuyên của thầy thuốc

Hiện nay các cơ sở dược phẩm thường sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh cảm cúm thông thường có phối hợp với thuốc chống dị chứng kháng histamin H1 cổ điển nên rất dễ có nguy cơ gây nên những phản ứng phụ không mong muốn đã nêu trên cho người sử dụng mà hậu quả dẫn đến tai nạn giao thông và tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không lường trước được. Vì vậy mọi người cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc cảm cúm thông thường như Decolgen (http://citinews.net/doi-song/ban-thuoc-tay-nhu-ban----tap-hoa--VC32X7A/), Panadol...; trong đó có thành phần paracetamol hay acetaminophen giúp giảm đau, hạ sốt kết hợp với thuốc chống dị ứng kháng histamin H1 cổ điển như chlorpheniramine có tác dụng giúp chống viêm mũi dị ứng hoặc một số thuốc khác kết hợp với thuốc dextromethorphan giúp giảm ho.

Thuốc kết hợp giúp hỗ trợ chống viêm mũi dị ứng, giảm ho thường có tác dụng phụ gây an thần, buồn ngủ nên cần thận trọng khi sử dụng; đặc biệt là đối với những người lái tàu xe; lao động, làm việc ở chỗ nguy hiểm và trên cao; tiếp xúc, vận hành các loại máy móc... để hạn chế tai nạn giao thông và tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh (http://citinews.net/the-thao/nhung-dinh-thu--nhin-la-choang--cua-cac-lanh-dao-the-gioi-PXP37WQ/)