PDA

View Full Version : Triển khai Tháng hành động QG PC HIV/AIDS năm 2014 (2766/VP-VX, ngày 20/10/2014)



songchungvoi_HIV
24-10-2014, 14:06
Kính gửi: Sở Y tế. Thực hiện Công văn số 7124/BYT-UBQG50 ngày 10/10/2014 của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, đồng chí Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:

1. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh theo đúng yêu cầu của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tại Công văn trên; dự thảo Kế hoạch gửi UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 24/10/2014.

2. Kết thúc Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, Cơ quan thường trực lĩnh vực phòng chống AIDS của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi Bộ Y tế trước ngày 31/12/2014.

Công văn số 7124/BYT-UBQG50 ngày 10/10/2014 của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm được được gửi qua Văn phòng điện tử eOffice.
Văn phòng UBND tỉnh thông báo ý kiến của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh để Sở Y tế và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
http://www.langson.gov.vn/

Charles
24-10-2014, 16:16
Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

24/10/2014 14:38 GMT+7

Bộ GTVT vừa có Công văn số 13391/BGTVT-CYT (http://www.mt.gov.vn/Uploads/File/Vu Thuy Hoa/13391.pdf.pdf) ngày 22/10/2014 gửi các đơn vị trực thuộc Bộ về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

Theo đó, thực hiện Công văn số 7124/BYT-UBQG50 ngày 10/10/2014 của Bộ Y tế, cơ quan thường trực phòng chống AIDS của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm về việc triển khai “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014" từ ngày 10/11/2014 đến ngày 10/12/2014 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị tập trung vào công tác truyền thông, tuyên truyền vận động nhằm thay đổi hành vi tự phòng tránh lây nhiễm HIV và tăng cường tiếp cận, cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; kết hợp việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS; sử dụng đồng bộ các kênh truyền thông của Ngành với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng vùng, miền và từng đơn vị; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 362/CT-BGTVT ngày 30/9/1996 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường củng cố Tiểu ban phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Chỉ thị số 06/CT-BGTVT ngày 28/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS; treo băng rôn khẩu hiệu tại cổng ra vào cơ quan, trên các phương tiện giao thông công cộng để hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014” từ ngày 10/11/2014 đến ngày 10/12/2014.

Bên cạnh đó, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014" tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT, đặc biệt tại các công trường thi công, các cơ sở đào tạo, trên các phương tiện giao thông công cộng...

Trên các trang website, các báo và tạp chí ngành Giao thông vận tải cần đăng tải các thông tin về tác hại, hậu quả của HIV/AIDS và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm của các đơn vị trong toàn ngành GTVT.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng giao cho Cục Y tế giao thông vận tải là cơ quan thường trực có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo việc thực hiện “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014" tại các đơn vị trong toàn ngành GTVT về Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.

Kết thúc Tháng hành động, yêu cầu các đơn vị đánh giá, tổng kết và gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giao thông vận tải (qua Cục Y tế Giao thông vận tải, số 73 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội, trước ngày 20/12/2014 để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.

Các cơ quan, đơn vị truy cập tại trang thông tin điện tử Cục Phòng, chống HIV/AIDS (http://www.vaac.gov.vn) để tải toàn bộ nội dung Kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (ban hành kèm theo Công văn số 7124/BYT-UBQG50).
V.H

http://www.mt.gov.vn/Default.aspx?tabid=26&catid=204&articleid=23170

Charles
30-10-2014, 20:04
Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

Thứ Năm, 30/10/2014 - 07:32

Ngày 10/10/2014, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (UBQG PC AIDS và PCTNMTMD) đã ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 kèm theo Công văn số 7124/BYT-UBQG đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và PCTNMTMD các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương, đơn vị từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2014 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Nhằm mục tiêu, thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về công tác phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.

Với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS gồm:

Ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo; Tổ chức các hội nghị, hội thảo;Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, trong đó, tổ chức Lễ phát động, Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng, tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương, đơn vị, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.

Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Công văn số 7124/BYT-UBQG của UBQG PC AIDS và PCTNMTMD, ngày 20/10/2014, Văn phòng UBND tỉnh đã có Công văn số 2766/VP-VX thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tô Hùng Khoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh như sau:

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (Ban Chỉ đạo 138) tỉnh theo đúng yêu cầu của UBQG PC AIDS và PCTNMTMD, chậm nhất vào ngày 24/10/2014.

Kết thúc Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, cơ quan thường trực lĩnh vực phòng chống AIDS của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi Bộ Y tế./.


Lưu Thị Khánh Ly
Sở Thông tin và Truyền thông


http://www.langson.gov.vn/node/46551

Charles
31-10-2014, 20:06
Yên Bái: Tăng cường các hoạt động truyền thông và vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Cập nhật lúc: 04:19:47 CH, ngày 31/10/2014
CTTĐT – Ngày 24/10/2014, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.


http://www.yenbai.gov.vn/vi/PublishingImages/Thanhthuy/Trong tỉnh/Xa hoi/images (2).jpg
Chú trọng truyền thông về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV. (Ảnh minh họa)


Mục tiêu của việc tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS...

Với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS", Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV, AIDS năm 2014 trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ được diễn ra từ ngày 10/11/2014 đến 10/12/2014.

Lễ Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS do Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tại tỉnh Yên Bái sẽ được diễn ra vào ngày 29/11/2014. Các xã, phường, thị trấn trọng điểm về HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành đồng loạt vào 7h30’ ngày Chủ nhật, 30/11/2014.

Cụ thể, trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS sẽ tăng cường các hoạt động truyền thông và vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ chức các hoạt động truyền thông phổ biến Luật Phòng, chống HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đặc biệt chú trọng truyền thông về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như nói chuyện sức khoẻ với cá nhân, các cuộc thảo luận nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS.... cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Tích cực truyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe tư vấn, hệ thống chuyến tiếp, chuyển tuyến và cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu cầu.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS của ngành làm đầu mối phối hợp với các ban ngành thành viên liên quan tổ chức triển khai các hoạt động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014; chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành quản lý tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động. Phối hợp với Tỉnh Đoàn thanh niên tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

UBND các huyện thị xã, thành phố tham gia chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn; chỉ đạo tổ chức mít tinh, diễu hành tại cơ sở, kiểm tra, giám sát và dự lễ mít tinh diễu hành tại cơ sở; tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 của địa phương mình về cơ quan thường trực Sở Y tế đảm bảo đúng thời gian. ...


Thanh Thủy

http://www.yenbai.gov.vn/vi/Pages/xemtintrongtinhchitiet.aspx?itm=b0f6ddd3-0248-4738-9ec7-118fa063e72d

Charles
31-10-2014, 20:17
Hướng tới mục tiêu 3 không trong phòng, chống HIV/AIDS<time>
Thứ Sáu, 12:10 31/10/2014</time>

Sáng 31/10, Sở Y tế Hà Tĩnh tổ chức hội nghị triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được tăng cường. Đặc biệt, việc triển khai chương trình điều trị Methadone đã tạo được kết quả tích cực.

Đến nay, Hà Tĩnh có 4 cơ điều trị methadone với 188 bệnh nhân tham gia. Nhìn chung, các bệnh nhân tham gia điều trị không chỉ dự phòng tốt việc lây nhiễm HIV cho bản thân, cho cộng đồng mà còn cải thiện sức khỏe tốt, giảm các vi phạm về ANTT...


<tbody>
http://baohatinh.vn/img/63/t63850.jpg (http://baohatinh.vn/news/y-te/huong-toi-muc-tieu-3-khong-trong-phong-chong-hiv-aids/88249)

</tbody>

Chủ đề của chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 do UNAIDS (chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS) là “Hướng tới mục tiêu 3 không” (không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS, không còn phân biệt và kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS).

Hưởng ứng chiến dịch, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Hướng tới việc thực hiện có hiệu quả các chủ đề trên, Hà Tĩnh tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV cho các tầng lớp nhân dân; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Đặc biệt, huy động các tổ chức ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy vào tham gia chương trình điều trị methadone để dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.


Thục Chi



http://baohatinh.vn/news/y-te/huong-toi-muc-tieu-3-khong-trong-phong-chong-hiv-aids/88249

Charles
31-10-2014, 20:25
Triển khai tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS 2014

Thứ sáu - 31/10/2014 14:58
Sáng 31-10, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014. Tham dự hội nghị có các thành viên BCĐ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tỉnh, lãnh đạo Trung tâm YTDP 12/12 huyện, thị xã, thành phố. Đồng chí Lê Ngọc Châu – Giám đốc Sở Y tế - Phó Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.


Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS được tăng cường. Đặc biệt, việc triển khai chương trình điều trị Methadone đã tạo được kết quả tích cực. Đến nay, đã có 4 cơ điều trị Methadone với 188 bệnh nhân tham gia. Nhìn chung, các bệnh nhân tham gia điều trị không chỉ dự phòng tốt việc lây nhiễm HIV cho bản thân và cộng đồng mà còn cải thiện sức khỏe tốt, giảm các vi phạm về ANTT, tiết kiệm kinh tế…

Công tác phòng, chống HIV/AIDS được tỉnh đặc biệt quan tâm. Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết 92 về việc đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Hà Tĩnh giai đoạn 2014 - 2020.


http://soytehatinh.gov.vn/uploads/news/2014_10/hiv.jpg
Bác sĩ Lê Ngọc Châu - Giám đốc Sở Y tế - Phó Ban chỉ đạo phòng, chống
tội phạm, tệ nạn xã hội tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị.


Chủ đề của chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 do UNAIDS (chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS) là “Hướng tới mục tiêu 3 không” (không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS, không còn phân biệt và kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS). Việt Nam tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Hướng tới việc thực hiện có hiệu quả các chủ đề trên, tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 ở Hà Tĩnh tập trung vào các hoạt động hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Ngọc Châu – Giám đốc Sở Y tế - Phó Ban chỉ đạo đề nghị thời gian tới các cấp các ngành cần phối hợp tốt với BCĐ để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là trong tháng hành động phòng chống HIV/AIDS từ 10/11/2014 – 10/12/2014 và lễ mít tinh diễu hành hưởng ứng ngày phòng chống HIV/AIDS ngày 01/12/2014 tổ chức tại huyện Hương Sơn, Trung tâm Y tế Dự phòng các huyện, thị xã, thành phố tham mưu để UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch họp Ban chỉ đạo để triển khai tháng hành động, các thành viên BCĐ theo chức năng nhiệm vụ được phân công chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện tốt tháng “hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm” 2014.

Nhật Thắng


http://soytehatinh.gov.vn/vi/news/Tin-tuc/Trien-khai-thang-hanh-dong-quoc-gia-phong-chong-HIVAIDS-2014-1923/

Charles
04-11-2014, 21:10
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/ADS sẽ diễn ra từ ngày 10/11 - 10/12/2014

04/11/2014

Nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS, Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/ADS và tệ nạn ma túy, mại dâm đã phát động Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/ADS.


http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/module/congtacvien/PublishingImages/Hiennd/nga8/hienn/051128-Mittinh-HIV.jpg

Cấp tỉnh và các huyện, thành, thị sẽ tổ chức mít tinh

diễu hành hưởng ứng Tháng hành động vào ngày 1/12


Tháng hành động diễn ra từ ngày 10/11 - 10/12/2014 với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; người nghiện ma túy hãy đến các cơ sở điều trị Methadone".

Tại Vĩnh Phúc, Tháng hành động được tổ chức với mục tiêu 100% khu dân cư, thôn, xóm được nhận sách mỏng, tờ rơi truyền thông về chủ đề Tháng hành động. Tuyên truyền đến 137/137 xã, phường, thị trấn về nội dung: Lợi ích của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, thông báo địa chỉ các cơ sở điều trị cũng như thủ tục tham gia đăng kí điều trị; đối tượng, quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; tác hại của kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, nguyên nhân gây kỳ thị, phân biệt đối xử, các hình thực kỳ thị, phân biệt đối xử...

Tại các địa phương sẽ tổ chức gặp mặt các nhóm nòng cốt, câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS, nhóm đồng đẳng của những người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng ma túy, phụ nữ bán dâm để can thiệp tiếp tục thực hiện hành vi an toàn. Đồng thời, khuyến khích các đối tượng sớm tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị những người nhiễm HIV/AIDS và đăng kí tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về nội dung phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tại các đơn vị, trường học trên địa bàn.

Ngày 1/12, tại thành phố Vĩnh Yên, Sở Y tế sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức diễu hành cổ động trên tất cả các trục đường chính. Cũng vào ngày này, các huyện, thành, thị tổ chức mít tinh diễu hành tại trung tâm hành chính và trên các trục đường liên xã, phường, thị trấn nhằm cổ động và thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân cùng tham gia phòng chống HIV/AIDS.


Nguyệt Hà

Charles
07-11-2014, 16:51
Hưng Yên: Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

07/11/2014, 11:31 [GMT+7]

Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Hưng Yên vừa xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

Với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 diễn ra từ ngày 10.11 - 10.12.2014 nhằm mục đích thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, nâng cao nhận thức của người dân về dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS... Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được tổ chức trước ngày 10.11.2014. Các địa phương, đơn vị tùy điều kiện cụ thể tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”...; đưa nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với các chỉ tiêu, trách nhiệm, nguồn lực và theo dõi, giám sát cụ thể; Tổ chức hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Tăng cường các hoạt động truyền thông phổ biến Luật Phòng, chống HIV/AIDS, các văn bản quy phạm pháp luật khác...

Để thực hiện có hiệu quả tháng hành động, Ban chỉ đạo tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sát và tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại đơn vị, địa phương.


PV
http://baohungyen.vn/xa-hoi/201411/hung-yen-trien-khai-thang-hanh-dong-quoc-gia-phong-chong-hivaids-nam-2014-555593/

Charles
09-11-2014, 17:56
<tbody>
Nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014



Chủ nhật, 09/11/2014 17 giờ 57 GMT+0


Ngày 10-11, các địa phương trong cả nước sẽ ra quân tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (từ ngày 10/11 – 10/12/2014). Tháng hành động do Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Việc tổ chức tháng hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Tháng hành động còn là cơ hội giúp nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về công tác phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.

Bên cạnh lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, tại các địa phương, đơn vị sẽ diễn ra các hoạt động trưng bày, triển lãm, ca nhạc, giao lưu với sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình, của lãnh đạo địa phương, người nổi tiếng hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS...

Trong Tháng hành động, các địa phương tổ chức các hội nghị phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Đề án Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 – 2020; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các văn bản quy phạm pháp luật khác và các hội thảo về tăng cường điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao...


PV (TTXVN)



</tbody>

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 08:45
Hôm nay 10-11: Triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Thứ Hai, 10/11/2014, 06:48 [GMT+7]
Hôm nay 10-11, các địa phương trong cả nước sẽ ra quân tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (từ ngày 10-11 đến 10-12-2014). Tháng hành động do Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.
Việc tổ chức tháng hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.Bên cạnh lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, tại các địa phương, đơn vị sẽ diễn ra các hoạt động trưng bày, triển lãm, ca nhạc, giao lưu với sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình, của lãnh đạo địa phương, người nổi tiếng hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS...
(TTXVN)
http://www.baobariavungtau.com.vn/

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 10:19
Hà Nội chuẩn bị triển khai Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS

Thứ bảy 08/11/2014 15:00
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_11_08/a36.jpg

</tbody>
Trong tháng hành động sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo; Luật phòng, chống HIV/AIDS; chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 - 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác; các hội nghị, hội thảo với lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các khu dân cư,… về tăng cường các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao; tổ chức các hoạt động truyền thông, lễ ra quân phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;


Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, dự kiến vào ngày 30/11/2014; lễ mít tinh phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp,…) được tổ chức đồng loạt vào cùng một thời điểm dự kiến ngày 30/11/2014.Việc tăng cường các hoạt động truyền thông và vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS, tiếp tục chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt, chú trọng truyền thông về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV.

Đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức truyền thông có hiệu quả khác như đội tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động, các cuộc thi tìm hiểu phòng, chống HIV/AIDS,… phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị,…

Cùng với đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng;…
Thùy An
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 10:33
<tbody>
Mở đầu Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 (10/11/2014)


Hôm nay 10-11, các địa phương sẽ đồng loạt ra quân thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 (từ 10-11 đến 10-12) do UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.





Sẽ có các hoạt động mít tinh, trưng bày, triển lãm, ca nhạc, giao lưu có sự tham gia của người nổi tiếng, người có HIV và gia đình, các sự kiện gây quỹ hỗ trợ... Đây là cơ hội giúp nâng cao nhận thức đặc biệt là của những người có hành vi nguy cơ cao, người ở vùng sâu, vùng xa về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.



Châu An


</tbody>
http://daidoanket.vn/

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 12:14
Đồng loạt ra quân thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Thứ hai 10/11/2014 11:50
Hôm nay (10/11), nhiều địa phương đồng loạt ra quân thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 do UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_10/hivvv.jpg

</tbody>
Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2014 với nhiều hoạt động thiết thực trên toàn quốc.

Các địa phương sẽ tổ chức các hội nghị phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Đề án Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 – 2020; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các văn bản quy phạm pháp luật khác và các hội thảo về tăng cường điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao...

Việc tổ chức tháng hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS còn là cơ hội giúp nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.

Bên cạnh lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (ngày 1/12), tại các địa phương, đơn vị cũng sẽ diễn ra nhiều sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS người nhiễm HIV và nhiều hoạt động trưng bày triển lãm, ca nhạc, giao lưu với sự tham gia của lãnh đạo địa phương, người nổi tiếng, người nhiễm HIV và gia đình người nhiễm…
Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 12:51
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014
(Thứ Hai, 10/11/2014 09:58)
Radiovietnam - Hôm nay (10/11), các địa phương trong cả nước ra quân tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (từ ngày 10/11 – 10/12/2014).



http://radiovietnam.vn/webmedia/RadioArticle/145852/tuyen-truyen-phong-chong-HIV-radiovietnam.vn10-11.jpg

Cán bộ y tế phát tài liệu truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân Đắc Nông (Ảnh minh họa)

Tháng hành động do Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


Tháng hành động còn là cơ hội giúp nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về công tác phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.


Bên cạnh lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, tại các địa phương, đơn vị sẽ diễn ra các hoạt động trưng bày, triển lãm, ca nhạc, giao lưu với sự tham gia của người nhiễm HIV và gia đình, của lãnh đạo địa phương, người nổi tiếng hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS...


Bản tin Thời sự (Đài TNVN)

Charles
10-11-2014, 20:02
Phát động Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

Thứ hai, 10/11/2014 - 15:17

Ngày 10-11, tại Trường THPT Yên Phong số 1, BCĐ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh phối hợp với UBND huyện Yên Phong phát động Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014. Đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.


http://baobacninh.com.vn/resources/upload/anh 10-3-2013/anh 10-11-2014/anh chieu/2.jpg


Diễu hành tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trên đường phố thị trấn Chờ, huyện Yên Phong


Lũy tích đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh có 2.381 người nhiễm HIV, trong đó 875 người chuyển sang giai đoạn AIDS, có 667 người tử vong do AIDS. Dịch HIV/AIDS xảy ra tại 8/8 huyện, thị, thành phố và ở 118/126 xã, phường, thị trấn, trong đó 107 xã, phường, thị trấn hiện đang có người nhiễm HIV/AIDS sinh sống. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 50 trường hợp nhiễm HIV mới, 9 trường hợp mới chuyển sang AIDS và 9 trường hợp tử vong.

Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 diễn ra từ ngày 10-11 đến 10-12-2014 được phát động với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm đạt mục tiêu chính: Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và đề cao trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, cộng đồng; Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao về công tác phòng, chống HIV/AIDS; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.

Phát biểu tại lễ phát động, đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về phòng, chống HIV/AIDS gắn với kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị; Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm, sự thống nhất về tư tưởng và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội… Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Tích cực triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng chống HIV/AIDS trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho mọi người trong phòng chống HIV/AIDS, xóa bỏ phân biệt, kỳ thị đối xử với những người nhiễm HIV. Tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo… Phát huy tính chủ động của người nhiễm HIV tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS…


Tin, ảnh: Việt Hoa
http://baobacninh.com.vn/

songchungvoi_HIV
12-11-2014, 08:52
Kỳ thị và phân biệt đối xử càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn
Thứ ba, 11/11/2014 21 giờ 30 GMT+0
Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long:
Năm nay, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” diễn ra từ ngày 10-11 đến ngày 10-12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân của sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về vấn đề này.
http://www.baocantho.com.vn/img_post/3905/121.jpg
 Cục trưởng có thể cho biết vì sao năm nay tại Việt Nam, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” lại tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”?
- Hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS thì tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một số quốc gia vẫn còn những quy định cấm người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS... Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản quan trọng khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV. Chính vì kỳ thị, phân biệt đối xử mà làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn. Nhiều người đã được phát hiện nhiễm HIV, nhưng do lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV... Một số nơi, kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động ... đã được pháp luật các quốc gia quy định.
Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc (UNAIDS) đã đưa ra Mục tiêu “ba không”, bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV, qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.
 Xin Cục trưởng cho biết về thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại nước ta?
- Trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông – thay đổi hành vi liên quan đến HIV/AIDS được triển khai rộng rãi. Nhân dân đã có thông tin, hiểu biết về HIV/AIDS, ví dụ HIV/AIDS là gì, các đường lây nhiễm HIV/AIDS... Nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.
Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS. Tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối, với nhiều biến chứng, lở loét...
 Theo ông, nguyên nhân của thực trạng trên là gì?
- Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, có người coi là “bản án tử hình”, “vô phương cứu chữa”.
Bên cạnh đó là do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt... Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm... Chỉ vướng vào các tệ nạn này thì mới bị nhiễm HIV/AIDS, coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
Một nguyên nhân rất quan trọng nữa, đó chính là sự lo lắng, sợ hãi, không vượt qua được mặc cảm bệnh tật của người nhiễm HIV. Đã có nhiều tấm gương của người nhiễm HIV vượt qua được rào cản mặc cảm, sẵn sàng bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho mọi người xung quanh biết, sau đó tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xóa bỏ kỳ thị, tự mình hòa nhập cộng đồng. Trái lại, rất nhiều người khác không vượt qua được mặc cảm, tìm mọi cách giấu giếm tình trạng nhiễm HIV của mình, và chịu sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
 Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV sẽ dẫn đến những hệ lụy gì thưa ông?
- Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân rất quan trọng làm hạn chế khả năng tiếp cận đến các dịch vụ về HIV/AIDS, như các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội.
Ngày nay, đã có thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Một người nhiễm HIV, nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị đầy đủ thì vẫn sống khỏe mạnh, tránh được tử vong và giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho người khác. Tuy vậy, nhiều người đã được xét nghiệm, phát hiện là mình nhiễm HIV, nhưng do lo sợ bị phân biệt đối xử nên cố gắng giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều trị, hoặc chỉ đến điều trị khi bệnh đã quá nặng.
Có thể khẳng định rằng các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
 Cục trưởng có thể cho biết rõ hơn về các hoạt động sẽ được triển khai trong “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014”?
- Tháng hành động quốc gia năm nay sẽ tổ chức nhiều hoạt động ở cả trung ương và các địa phương. Trọng tâm của các hoạt động là nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Ở Trung ương, nhiều hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức trong Tháng hành động như: Các đồng chí lãnh đạo cấp cao đi thăm và tặng quà cho trẻ em nhiễm HIV; tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và người nhiễm HIV; tổ chức các đêm diễn kịch tuyên truyền về HIV/AIDS tại Nhà hát Âu Cơ; tổ chức gặp mặt các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các phóng viên báo chí Trung ương và khu vực Hà Nội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế nhân Tháng hành động; tổ chức mít-tinh, diễu hành tại Sân thể thao Quần Ngựa...
Các địa phương cũng tổ chức các buổi gặp mặt các nhóm tự lực, nhóm “Bạn giúp bạn”; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; tổ chức các hội thảo chuyên đề phù hợp với bối cảnh dịch HIV/AIDS địa phương, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình hiệu quả, các điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường các hoạt động truyền thông đại chúng, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức mít-tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương; tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhất là ở xã, phường, thôn, ấp, bản… Từ đó, tác động đến nhận thức của nhân dân, góp phần chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
 Trân trọng cảm ơn Cục trưởng.

THU PHƯƠNG (Thực hiện)
http://www.baocantho.com.vn/

Charles
12-11-2014, 11:27
Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 (từ ngày 10/11 đến 10/12/2014)

Cập nhật ngày: 12/11/2014 08:39

Ngày 6/11, ông Cao Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và Thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (PCTP, TNXH và THPTBVANTQ) tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 từ ngày 10/11 đến 10/12/2014.

Theo đó, mục tiêu của Tháng hành động là nhằm: Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào việc thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số về công tác phòng chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.

Chủ đề của Tháng hành động là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Hình thức truyền thông sẽ đa dạng như: Đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học tập, sinh hoạt và chống sự kỳ thị, phân biệt; tuyên truyền trên báo chí, cổ động trực quan, giao lưu văn nghệ, phổ biến các ấn phẩm như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng… Các ngành chức năng như Y tế, Công an, Bộ đội biên phòng… tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tội phạm ma túy, mại dâm…

Ngày 30/11 sẽ đồng loạt tổ chức mít tinh, diễu hành quần chúng tại 38 địa bàn trọng điểm là các xã, phường, thị trấn: Hưng Bình, Nghĩa Thắng, Đắk Wer, Quảng Tín, Kiến Đức, Đắk Sin (Đắk R’lấp); Nghĩa Tân, Nghĩa Phú, Nghĩa Thành, Đắk Nia, Đắk R’moan, Quảng Thành (Gia Nghĩa); Đắk Ngo, Đắk Búk So, Quảng Tâm, Quảng Trực (Tuy Đức); Đắk N’drung, Đắk Hòa, Trường Xuân, Đức An (Đắk Song); Đắk Lao, Đức Mạnh, Đắk Mil (Đắk Mil); Trúc Sơn, Ea Pô, Nam Dong, Tâm Thắng, Ea T’ling (Chư Jút); Buôn Choáh, Đắk D’rô, Đức Xuyên, Nam Xuân, Đắk Sôr (Krông Nô); Đắk Ha, Quảng Khê, Quảng Sơn, Đắk R’măng (Đắk Glong).


P.V


http://www.baodaknong.org.vn/

songchungvoi_HIV
12-11-2014, 14:34
Phục Hòa Cổ động, diễu hành hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDSThứ ba - 11/11/2014 16:15
Ngày 10/11, Trung tâm Y tế huyện Phục Hòa tổ chức cổ động, diễu hành hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS (01/12). Tham gia cổ động, diễu hành có 20 đoàn viên Chi đoàn Trung tâm Y tế và Bệnh viện đa khoa huyện.
http://soytecaobang.gov.vn/uploads/news/img_1393.jpg
Cổ động hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
Với chủ đề chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014: hướng tới mục tiêu ba không của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS “Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Đoàn diễu hành qua trục đường chính của Thị trấn Hòa Thuận, Thị trấn Tà Lùng và các xã lân cận để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cách phòng, chống HIV/AIDS; không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.


Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là vấn đề sức khỏe của Thế giới, của loài người; đồng hành cùng với tệ nạn ma túy, HIV đang từng ngày cướp đi nhiều sinh mạng của con người trong cộng đồng; HIV/AIDS được coi là một thảm họa của loài người bởi số người nhiễm mới HIV và tử vong do AIDS đang có xu hướng gia tăng; tác động của đại dịch HIV/AIDS là không thể lường trước, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.


Tổ chức các hoạt động truyền thông, cổ động, diễu hành nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng; cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ điều trị, giảm phân biệt kỳ thị với người nhiễm và thu hút đông đảo nhân dân tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.






Tác giả bài viết: Nguyễn Loan
http://soytecaobang.gov.vn/

songchungvoi_HIV
12-11-2014, 15:48
Kỳ thị càng làm cho HIV/AIDS khó kiểm soát

Thứ tư, 12/11/2014 13:13
Năm nay, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” diễn ra từ ngày 10/11-10/12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Theo TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS là một trong những rào cản quan trọng khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/12/Ky-thi-cang-lam-cho-HIVAIDS-kho-kiem-soat_1.jpg
Bệnh nhân HIV rất cần cái nhìn cảm thông, chia sẻ của cộng đồng. Ảnh: TL


Từ ngấm ngầm đến công khai thô bạo
Theo TS Nguyễn Hoàng Long, trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông – thay đổi hành vi liên quan đến HIV/AIDS được triển khai rộng rãi. Nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.

Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Có những gia đình còn cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV hoặc tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung...

Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; không đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS hoặc không mời người nhiễm HIV đến tham dự những sự kiện hiếu, hỷ trong cộng đồng. Có những trường hợp vứt bỏ các vật dụng mà người nhiễm HIV đã sử dụng, như cốc uống nước, bát đũa người nhiễm HIV đã dùng để ăn...

Theo Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi.

Bên cạnh đó là do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt... Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm...

Một nguyên nhân nữa là do một thời gian dài khi đại dịch mới bắt đầu, việc truyền thông về HIV/AIDS đã rất nhấn mạnh sự nguy hiểm của HIV/AIDS, đưa những hình ảnh bệnh nhân nặng, gày còm, lở loét... tạo cho nhân dân suy nghĩ rất ghê sợ về bệnh này.Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội.

Kỳ thị khiến đại dịch khó kiểm soát
Ngày nay, đã có thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Một người nhiễm HIV, nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị đầy đủ thì vẫn sống khỏe mạnh, tránh được tử vong và giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho người khác.

Tuy vậy, nhiều người đã được xét nghiệm, phát hiện là mình nhiễm HIV, nhưng do lo sợ bị phân biệt đối xử nên cố gắng giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều trị hoặc chỉ đến điều trị khi bệnh đã quá nặng.

Việc không điều trị hoặc điều trị muộn vừa nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, dẫn đến bệnh nặng, tử vong, đồng thời cũng nguy hiểm cho cộng đồng vì làm lây nhiễm HIV cho người khác.“Chính vì giấu giếm tình trạng bệnh tật, không dám tiếp cận với chương trình phòng chống HIV/AIDS nên người bệnh không được tư vấn về kỹ năng phòng lây truyền HIV cho người khác thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho người khác.

Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV. Đây là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ.
“Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Có thể khẳng định rằng các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, TS Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.

Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) đã đưa ra mục tiêu “ba không”, bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV, qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.
Theo Văn Thông - Gia đình và Xã hội

Charles
12-11-2014, 20:52
Chư Sê phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014

Cập nhật: Thứ tư, 12/11/2014 - 14h11'
Huyện Chư Sê vừa tổ chức lễ mit tinh phát động, tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014; với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện.


http://gialaitv.vn/data_news/Image/sidahiv.jpg
Lễ phát động phòng chống HIV/AIDS.

Theo số liệu thống kê, tính đến nay toàn huyện Chư Sê có 54 người nhiễm HIV, trong đó có 25 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 10 trường hợp đã tử vong vì AIDS. Với chủ đề “Hướng tới mục tiêu không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”, chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 của huyện Chư Sê sẽ tập trung vào công tác truyền thông vận động mọi người dân thay đổi hành vi tự phòng tránh lây nhiễm HIV, tăng cường tiếp cận, cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Sau lễ phát động, đông đảo các đoàn viên thanh niên đã tham gia diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 qua một số tuyến đường trên địa bàn huyện với nhiều băng rôn, khẩu hiệu nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung tay phòng, chống HIV/AIDS ./.


Mỹ Đức (Đài TT-TH Chư Sê)
http://gialaitv.vn/

Charles
13-11-2014, 17:40
Triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

Cập nhật ngày 13-11-2014

<tbody>
Số tư liệu:
6449/BGDĐT-CTHSSV


Ngày ban hành:
12-11-2014


Tệp đính kèm:
http://www.moet.gov.vn/images/doc.gif 6449CTHSSV.doc

</tbody>

Kính gửi:
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp.

Thực hiện kế hoạch hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục năm 2014 và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) triển khai các hoạt động hưởng ứng cụ thể như sau:

1. Thời gian phát động và hưởng ứng: từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 2014.

2. Chủ đề hưởng ứng: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

3. Các hoạt động hưởng ứng:

- Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của các cơ sở giáo dục cần ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị.

- Triển khai chiến dịch cao điểm về truyền thông, tuyên truyền phổ biến sâu rộng trên các phương tiện truyền thông của nhà trường về Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên; truyền thông vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học chung với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như Lễ ra quân phát động, Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (ngày 01 tháng 12 năm 2014) tại các địa phương, đơn vị vào thời điểm: Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cần được tổ chức trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng hành động (ngày 10/11/2014). Các cuộc mít tinh và diễu hành quần chúng nên được tổ chức vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia và nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (ngày 01 tháng 12 năm 2014). Ngoài mít tinh và diễu hành, có thể tổ chức các hoạt động phối hợp như toạ đàm, giao lưu về chủ đề về HIV/AIDS, trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị.

Nội dung chi tiết của văn bản đề nghị xem tại tệp đính kèm./.


http://www.moet.gov.vn/

Charles
14-11-2014, 19:13
“Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

9:22 ; 14/11/2014
BPO - Đó là chủ đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 vừa được Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp triển khai thực hiện với các hoạt động hưởng ứng cụ thể như sau:


http://baobinhphuoc.com.vn/Content/UploadFiles//EditorFiles/images/2014/Quy4/nghienmatuy.jpg
Chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Hình: Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở bệnh viện Nhân Ái (đóng trên địa bàn xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập) trong giờ lao động - Ảnh: Khánh Linh


Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của các cơ sở giáo dục cần ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị. Triển khai chiến dịch cao điểm về truyền thông, tuyên truyền phổ biến sâu rộng trên các phương tiện truyền thông của nhà trường về Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên; truyền thông vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học chung với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như lễ ra quân phát động, Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (ngày 1-12-2014) tại các địa phương, đơn vị vào thời điểm lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cần được tổ chức trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng hành động (ngày 10-11-2014). Các cuộc mít tinh và diễu hành quần chúng nên được tổ chức vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia và nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (ngày 1-12-2014). Ngoài mít tinh và diễu hành, có thể tổ chức các hoạt động phối hợp như tọa đàm, giao lưu về chủ đề HIV/AIDS, trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử; đặc biệt các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Chú trọng đến những người dễ tổn thương, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới và hải đảo.

Gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Huy động đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Biểu dương kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.

Chủ đề hưởng ứng: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Thời gian phát động và hưởng ứng: từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 2014. Nội dung trên được nêu trong Văn bản số 6449/BGDĐT-CTHSSV vừa được Bộ GD-ĐT ban hành.


HB
http://baobinhphuoc.com.vn/

Charles
15-11-2014, 18:39
<tbody>
Ngành giáo dục triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014



Thứ bảy, 15/11/2014 17 giờ 51 GMT+0



(CT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản yêu cầu các sở GD&ĐT, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ sở GD) triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

Theo đó, các cơ sở GD phát động và hưởng ứng từ ngày 10- 11 đến ngày 10- 12, với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Một số hoạt động hưởng ứng tiêu biểu là: Tăng cường truyền thông, tuyên truyền phổ biến sâu rộng trên các phương tiện truyền thông của nhà trường về Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đặc biệt chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên; truyền thông vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học chung với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV. Đồng thời, các cơ sở GD tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (lễ ra quân phát động, mít tinh và diễu hành quần chúng…); tổ chức các hoạt động tọa đàm, giao lưu về chủ đề về HIV/AIDS; trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tùy theo điều kiện cụ thể từng đơn vị.


B.NG



</tbody>

http://www.baocantho.com.vn/

songchungvoi_HIV
16-11-2014, 11:29
Ngành Giáo dục triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS(Ngày 15/11/2014 - 21:08:17)

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

http://giaoducthoidai.vn/Uploaded/nhungnt/2014_11_13/1_JHFT.jpg?width=500
Theo đó, yêu cầu đặc biệt chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên;
Truyền thông vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học chung với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như Lễ ra quân phát động, Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương, đơn vị…
Ngoài mít tinh và diễu hành, có thể tổ chức các hoạt động phối hợp như toạ đàm, giao lưu về chủ đề về HIV/AIDS, trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tùy theo điều kiện cụ thể.
Đồng thời, tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử; đặc biệt các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống.
Chú trọng đến những người dễ tổn thương, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới và hải đảo.
Gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS.
Huy động đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Biểu dương kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.


Lập Phương




Tác giả: Theo GD&TĐ -*-
http://vinhphuc.edu.vn/

Charles
16-11-2014, 18:09
Việt Nam với cuộc chiến đại dịch HIV/AIDS


Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 (10/11-10/12) với chủ đề “Tiếp cận và quyền con người” đồng thời là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu 20 năm Việt Nam đối phó với đại dịch HIV/AIDS. Hưởng ứng Tháng hành động, nhiều hoạt động phong phú, thiết thực được triển khai rộng khắp các ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.

Ngày 10/11, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã tổ chức phát động trong cả nước Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010, mở đầu của Tháng hành. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu tròn 20 năm Việt Nam đối phó với dịch HIV/AIDS, với nhiều hoạt động truyền thông, vận động, mít tinh, hội thảo tuyên truyền… về HIV, hướng đến các mục tiêu quan trọng như: nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ hành vi của lãnh đạo các cấp về tiếp cận phổ cập trong chăm sóc, hỗ trợ và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi người; mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS cũng như trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội…

Trước đó, ngày 7/11/2010, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS với chủ đề “Tiếp cận phổ cập và quyền con người”. Theo thống kê của ngành Y tế, tổng số người nhiễm HIV ở nước ta hiện còn sống là hơn 164.000 trường hợp, trong đó có hơn 37.000 trường hợp bệnh nhân AIDS và tổng số người bị HIV/AIDS đã tử vong là hơn 45.000 trường hợp. Phần lớn các trường hợp nhiễm HIV là do lây nhiễm qua đường máu (47,5%); lây truyền qua đường tình dục (38,7%)… Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên là 3 địa phương có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS đứng đầu trong toàn quốc.

Tại Bạc Liêu: Ngày 28/11, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh đã tổ chức lễ mit tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Học sinh, sinh viên và các ban, ngành, đoàn thể ở trong tỉnh đã xuống đường diễu hành ở các khu vực công cộng, đông dân cư, với nhiều pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng HIV/AIDS với khẩu hiệu “Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”… Theo thống kê, tính đến cuối tháng 11/2010, tỉnh Bạc Liêu có hơn 1.900 người bị nhiễm HIV và 548 người bị tử vong do nhiễm AIDS.

Tại Đà Nẵng: “Thanh niên với các nhà hoạch định chính sách về phòng chống HIV/AIDS” là chủ đề của diễn đàn do Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Ban quản lý Dự án phòng, chống HIV/AIDS cho thanh niên Thành phố tổ chức ngày 30/11. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và kỷ niệm 20 năm Việt Nam ứng phó với đại dịch HIV/AIDS. Diễn đàn không chỉ là cơ hội để các bạn thanh niên chia sẻ những quan tâm, đề xuất những giải pháp và hiểu biết thêm về chủ trương chính sách trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố, mà còn là cơ hội để thanh niên thành phố khẳng định cam kết và quyết tâm tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS. Từ đó, có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ người dân được tiếp cận ngày càng rộng rãi hơn với các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS, kêu gọi xoá bỏ những rào cản về phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ, thanh niên và nhóm người dễ bị tổn thương.

Tại Nghệ An: Sáng 9/11, tại thành phố Vinh, Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Nghệ An triển khai kế hoạch tổ chức Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Nghệ An là một trong 7 tỉnh trọng điểm của cả nước về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS. Tháng hành động Quốc gia năm nay nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi người đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.

Tại Điện Biên: Ngày 28/11, tỉnh Điện Biên khởi đầu Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 bằng Lễ mít tinh sôi động với hơn 2.000 người tham gia. Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay được Điện Biên thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của lãnh đạo các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về tiếp cận phổ cập phòng chống HIV/AIDS cho mọi người. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến những đối tượng dễ tổn thương và đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mặc dù là một trong những tỉnh cuối cùng trong toàn quốc phát hiện người nhiễm HIV, nhưng đến nay Điện Biên đã trở thành 1 trong 13 tỉnh trọng điểm của cả nước về HIV/AIDS. Hiện cả tỉnh có 3.380 người nhiễm HIV, trong đó 1.086 người chuyển sang giai đoạn AIDS; 100% huyện, thị xã, thành phố và 78,6% xã, phường trong toàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Trung bình mỗi ngày ở tỉnh này có 3,48 người nhiễm mới.

Tại Quảng Ninh: Tỉnh Đoàn Quảng Ninh đã phối hợp với Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2010. Quảng Ninh đã ra khỏi danh sách 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất từ cuối năm 2009 với tỷ lệ nhiễm HIV trên dân số toàn tỉnh hiện là 0,29%. Tuy nhiên, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS tại Quảng Ninh vẫn còn diễn biến phức tạp, có xu hướng lây lan trong nhóm có hành vi nguy cơ thấp và tăng số bệnh nhân chuyển sang AIDS. Trong Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Quảng Ninh hưởng ứng mạnh mẽ với các hoạt động: xuống đường tuyên truyền, phát tờ rơi, tuyên truyền qua loa phát thanh, băng rôn, áp phích… Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 ở Quảng Ninh cũng hướng tới việc thay đổi thái độ, hành vi của toàn xã hội về tiếp cận phổ cập trong chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.

Tại Long An: Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS tỉnh Long An đã triển khai Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2010 ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong Tháng hành động, các cán bộ y tế và đồng đẳng viên, thanh niên tình nguyện sẽ tuyên truyền cho người dân trong tỉnh hiểu hơn về căn bệnh HIV/AIDS, cách phòng tránh bệnh cho bản thân mình, cho những người xung quanh và cách chăm sóc những người bị nhiễm bệnh. Với mong muốn mọi người bớt đi những kỳ thị đối với người bị nhiễm HIV/AIDS và chính người bị nhiễm HIV/AIDS cũng bớt đi những mặc cảm để sống tốt hơn, Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Long An đưa ra nhiều giải pháp tuyên truyền phù với với điều kiện của từng địa phương, từng nhóm đối tượng.

Tại Thái Bình: Ngày 27/11, Ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Thái Bình đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS (1/12) và chiến dịch phòng chống AIDS toàn cầu năm 2010. Sau lễ mít tinh, Ban chỉ đạo đã khai trương Triển lãm ảnh “Cuộc sống vẫn tiếp diễn” để giới thiệu hàng trăm bức ảnh về sự cố gắng, nỗ lực vượt khó vươn lên trong cuộc sống của những người nhiễm HIV và những hoạt động sẻ chia, cảm thông của cộng đồng xã hội với họ. Trong những năm qua, công tác phòng chống HIV/AIDS tại Thái Bình đặc biệt được coi trọng nên đã được kết quả rất khả quan. Tính đến ngày 31/10/2010, Thái Bình đã phát hiện 3.675 người nhiễm HIV/AIDS và trên 85% số xã, phường có người nhiễm HIV.
Tại Bình Phước: Hưởng ứng Tháng hành động, tỉnh Bình Phước tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi người; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS, xóa bỏ sự kì thị xa lánh đối với người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình và xã hội. Tại Bình Phước, hiện có trên 1.100 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 232 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 82 trường hợp tử vong tại 10/10 huyện, thị và 90/111 xã, phường, thị trấn.

Tại Cần Thơ: Sở Y tế thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010 kết hợp với sơ kết 6 tháng thực hiện Đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Trong Tháng hành động, Sở Y tế Thành phố mong muốn thông qua công tác tuyên truyền, triển khai phong trào vận động toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của lãnh đạo ban, ngành các cấp, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân về tiếp cận phổ cập trong công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi người, đặc biệt là các đối tượng dễ tổn thương... Vì vậy, Cần Thơ đã đưa ra nhiều hoạt động cụ thể như: tổ chức chiến dịch đưa bao cao su vào tận phòng ngủ khách sạn, tăng cường kiểm tra sức khỏe của đối tượng nhân viên nhà hàng, khách sạn, tổ chức thu gom bơm kiêm tiêm ở những điểm nóng... Đặc biệt là mở rộng biện pháp đang thực hiện khá tốt qua đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Hiện nay, thành phố Cần Thơ phát hiện hơn 4.000 người nhiễm HIV, trong đó các đối tượng ở độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi chiếm tỷ lệ gần 52%. Ngành Y tế Thành phố đang tích cực tăng cường công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS đến đối tượng thanh thiếu niên ở các vùng xa trung tâm, đưa các dịch vụ tư vấn vào tận các khu dân cư và nhà hàng khách sạn.

Tại Kon Tum: Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Tỉnh đoàn Kon Tum phối hợp với lực lượng công an các cấp tổ chức ký kết với đoàn viên thanh niên địa phương về chương trình thanh niên tham gia phòng chống ma túy trong giai đoạn 2010-2015. Nội dung cơ bản của chương trình là: Thanh niên tích cực tham gia phòng chống buôn bán và sử dụng ma túy, chống tệ nạn mại dâm và phòng chống HIV/AIDS.


Trà Giang
http://t5g.org.vn/?u=cmdt&grnid=664&cmid=1877

songchungvoi_HIV
17-11-2014, 16:44
"Kỳ thị, phân biệt đối xử càng làm dịch HIV trở nên khó kiểm soát"THU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+) <time style="margin-right: 5px; color: rgb(153, 153, 153); font-family: Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; font-weight: bold; line-height: 11px; text-transform: uppercase;">LÚC : 11/11/14 12:34</time>
Năm nay, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.”
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/pcfo/2014_11_11/ttxvn_1111_HIV.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/pcfo/2014_11_11/ttxvn_1111_HIV.jpg)
Nhân viên y tế tuyên truyền, tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho bệnh nhân ma túy cai nghiện bằng Methadone. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)Để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân của sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về vấn đề này.

- Cục trưởng có thể cho biết vì sao năm nay tại Việt Nam, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” lại tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS thì tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Một số quốc gia vẫn còn những quy định cấm người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS.

Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản quan trọng khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV.

Chính vì kỳ thị, phân biệt đối xử mà làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn. Nhiều người đã được phát hiện nhiễm HIV, nhưng do lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV...

Một số nơi, kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật các quốc gia quy định.

Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đã đưa ra Mục tiêu “ba không,” bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV, qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

- Xin Cục trưởng cho biết về thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại nước ta?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông-thay đổi hành vi liên quan đến HIV/AIDS được triển khai rộng rãi.

Nhân dân đã có thông tin, hiểu biết về HIV/AIDS, ví dụ HIV/AIDS là gì, các đường lây nhiễm HIV/AIDS... Nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.

Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Có những gia đình còn cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV, hoặc tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung.

Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; không đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS, hoặc không mời người nhiễm HIV đến tham dự những sự kiện hiếu, hỷ trong cộng đồng.

Có những trường hợp vứt bỏ các vật dụng mà người nhiễm HIV đã sử dụng, như cốc uống nước, bát đũa người nhiễm HIV đã dùng để ăn...

Tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối, với nhiều biến chứng, lở loét...

Tại nơi học tập, làm việc, người nhiễm HIV thường bị xa lánh, những người xung quanh ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng.

- Theo ông, nguyên nhân của thực trạng trên là gì?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắcxin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, có người coi là “bản án tử hình,” “vô phương cứu chữa.”

Bên cạnh đó là do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt...

Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm... Chỉ vướng vào các tệ nạn này thì mới bị nhiễm HIV/AIDS, coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.

Một nguyên nhân nữa là do một thời gian dài khi đại dịch mới bắt đầu, việc truyền thông về HIV/AIDS đã rất nhấn mạnh sự nguy hiểm của HIV/AIDS, đưa những hình ảnh bệnh nhân nặng, gày còm, lở loét.. tạo cho nhân dân suy nghĩ rất ghê sợ về bệnh này.

Bên cạnh đó, không giải thích rõ ràng về các đường lây và khả năng lây nhiễm của HIV. Từ đó, đã tạo cảm giác sợ hãi quá mức đối với người dân, kiến họ xa lánh, kỳ thị và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Một nguyên nhân rất quan trọng nữa, đó chính là sự lo lắng, sợ hãi, không vượt qua được mặc cảm bệnh tật của người nhiễm HIV. Đã có nhiều tấm gương của người nhiễm HIV vượt qua được rào cản mặc cảm, sẵn sàng bộ lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho mọi người xung quanh biết, sau đó tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xóa bỏ kỳ thị, tự mình hòa nhập cộng đồng.

Trái lại, rất nhiều người khác không vượt qua được mặc cảm, tìm mọi cách dấu giếm tình trạng nhiễm HIV của mình, và chịu sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

- Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV sẽ dẫn đến những hệ lụy gì thưa ông?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân rất quan trọng làm hạn chế khả năng tiếp cận đến các dịch vụ về HIV/AIDS, như các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS.

Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội.

Ngày nay, đã có thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Một người nhiễm HIV, nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị đầy đủ thì vẫn sống khỏe mạnh, tránh được tử vong và giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho người khác.

Tuy vậy, nhiều người đã được xét nghiệm, phát hiện là mình nhiễm HIV, nhưng do lo sợ bị phân biệt đối xử nên cố gắng giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều trị, hoặc chỉ đến điều trị khi bệnh đã quá nặng.

Việc không điều trị hoặc điều trị muộn vừa nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, dẫn đến bệnh nặng, tử vong, đồng thời cũng nguy hiểm cho cộng đồng vì làm lây nhiễm HIV cho người khác. Chính vì dấu diếm tình trạng bệnh tật, không dám tiếp cận với chương trình phòng chống HIV/AIDS nên người bệnh không được tư vấn về kỹ năng phòng lây truyền HIV cho người khác thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV người khác.

Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV. Đây là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ.

Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Có thể khẳng định rằng các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

- Cục trưởng có thể cho biết rõ hơn về các hoạt động sẽ được triển khai trong “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014”?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Tháng hành động quốc gia năm nay sẽ tổ chức nhiều hoạt động ở cả trung ương và các địa phương. Trọng tâm của các hoạt động là nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.

Ở Trung ương, nhiều hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức trong Tháng Hành động như các đồng chí lãnh đạo cấp cao đi thăm và tặng quà cho trẻ em nhiễm HIV; tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và người nhiễm HIV; tổ chức các đêm diễn kịch tuyên truyền về HIV/AIDS tại Nhà hát Âu Cơ; tổ chức gặp mặt các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các phóng viên báo chí Trung ương và khu vực Hà Nội, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế nhân Tháng Hành động; tổ chức mit-tinh, diễu hành tại Sân thể thao Quần Ngựa...

Các địa phương cũng tổ chức các buổi gặp mặt các nhóm tự lực, nhóm “Bạn giúp bạn;” tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; tổ chức các hội thảo chuyên đề phù hợp với bối cảnh dịch HIV/AIDS địa phương, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình hiệu quả, các điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường các hoạt động truyền thông đại chúng, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ chức míttinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương; tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhất là ở xã, phường, thôn, ấp, bản... Từ đó, tác động đến nhận thức của nhân dân, góp phần chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

- Để đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS, Chính phủ nước ta đã có những giải pháp như thế nào, thưa Cục trưởng?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Ngày 16/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020. Đề án đề cập đến hai nhóm giải pháp chính đó là huy động các nguồn lực và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động được.

Đối với huy động nguồn lực, Việt Nam cần tiếp tục tăng chi ngân sách nhà nước Trung ương cho phòng chống HIV/AIDS. Mặc dù sau năm 2015 có thể không còn chương trình mục tiêu quốc gia riêng cho phòng chống HIV/AIDS nhưng Nhà nước cần có cơ chế tài chính mới để tiếp tục đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS.

Các địa phương cần xây dựng đề án đảm bảo tài chính và tăng chi ngân sách địa phương cho phòng chống HIV/AIDS tại địa phương mình, đặc biệt là các tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách lớn.

Tính đến tháng 9/2014, có 10 tỉnh phê duyệt đề án đảm bảo tài chính cho phòng chống HIV/AIDS của tỉnh, 24 tỉnh đang trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và 29 tỉnh đang lấy ý kiến góp ý của các Sở, ngành trong tỉnh. Đồng thời, xã hội hóa, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho phòng chống HIV/AIDS; xem xét thu một phần chi phí cho điều trị methadone để có thể duy trì hoạt động của các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế; tiếp tục kêu gọi các nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế.

Bên cạnh huy động các nguồn lực, Việt Nam cần phải sử dụng các nguồn tài chính hiện có một cách hiệu quả nhất như tập trung nguồn lực vào các địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS để tăng hiệu quả hoạt động; tập trung các hoạt động can thiệp vào những người có HIV dương tính và một số nhóm nguy cơ cao nhất (gồm nghiện chích ma túy, phụ nữ có quan hệ tình dục với người nghiện chích có HIV dương tính, phụ nữ mại dâm và tình dục đồng giới nam).

Đồng thời, triển khai các can thiệp có hiệu quả cao, như truyền thông thay đổi hành vi, dự phòng (phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị methadone), tăng cường tư vấn xét nghiệm và mở rộng điều trị ARV; tăng cường lồng ghép các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS (như tư vấn xét nghiệm, điều trị methadone, điều trị ARV); lồng ghép các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có; phân cấp các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS xuống tuyến cơ sở, xét nghiệm chẩn đoán, phát thuốc ARV, phát thuốc methadone...

- Trân trọng cảm ơn Cục trưởng./.

Charles
18-11-2014, 07:27
An Nhơn: Tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS

Thứ Hai, 17/11/2014, 20:31 (GMT+7)

Sáng 17.11 tại Trường THPT An Nhơn 2, Ban chỉ đạo Phòng chống HIV/AIDS thị xã An Nhơn đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS với chủ đề “Hướng tới mục tiêu ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”.

Được biết, hiện nay, thị xã An Nhơn đã có 43 người nhiễm HIV, trong đó có 38 bệnh nhân đã chết hoặc chuyển sang AIDS.


PHẠM VĂN HÙNG
http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=7&mabb=31488

Charles
18-11-2014, 18:33
<tbody>
HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2014
Hướng đến kết thúc đại dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030



Cập nhật ngày: 18/11/2014 15:26:24



Chiều 18/11/2014, BCĐ Phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh hội nghị triển khai Tháng hành động quốc gia phòng chống AIDS năm 2014.

Ngoài mục tiêu như trên, cả nước sẽ hướng đến các mục tiêu: 90% người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của mình, 90% người nhiễm được điều trị ARV liên tục, 90% người điều trị ARV kiểm soát lượng HIV ổn định.

Tại Vĩnh Long, trong tháng hành động, tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động như: gặp gỡ gia đình những người dễ bị tổn thương với HIV, người nhiễm HIV, vận động họ thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị bệnh; tổ chức họp mặt, giao lưu, sinh hoạt chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị, phân biệt, đối xử, đặc biệt là các mô hình can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống…


VĂN MINH- NGUYỄN THỊNH



</tbody>

http://www.baovinhlong.com.vn/

songchungvoi_HIV
19-11-2014, 11:41
Hướng đến mục tiêu “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

19/11/2014 07:58:00
Xung quanh các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, (từ ngày 10-11 đến ngày 10-12). BS CKII Trần Kim Long (ảnh), Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hậu Giang, cho biết:
- Việt Nam đã chọn chủ đề Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Chủ đề này đã khẳng định cam kết nỗ lực hạn chế các nguyên nhân ngăn cản người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị và những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm căn bệnh này, bao gồm: quyền học tập, lao động, sinh hoạt như những người bình thường mà Luật Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam đã quy định.


<tbody>
http://www.baohaugiang.com.vn/resources/newsimg/19-11-2014/1638-8.jpg


</tbody>


Để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS đã tham mưu cho Ban chỉ đạo 138 của tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và tổ chức triển khai thực hiện trong toàn tỉnh với các hoạt động. Cụ thể: tổ chức Lễ phát động tháng hành động ngay ngày đầu tiên của chiến dịch (10-11), chỉ đạo cho Ban chỉ đạo 138 của các huyện, thị, thành trong tỉnh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng tháng hành động trước hoặc trong ngày 1-12; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp (nói chuyện sức khỏe với cá nhân, thảo luận nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV), tổ chức sinh hoạt nhóm giáo dục đồng đẳng, sinh hoạt câu lạc bộ, các hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS trong các hội, đoàn thể ở địa phương…
Thưa bác sĩ, việc triển khai chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh như thế nào ?
- Muốn đạt được mục tiêu năm nay là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” thì phải tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ bản chất của kỳ thị, phân biệt đối xử, nguyên nhân và tình trạng người nhiễm HIV/AIDS tự kỳ thị chính mình. Trong đó, những nguyên nhân gây ra kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, bao gồm:
Thứ nhất, do bản chất của bệnh: vì bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa. Trong khi đó, HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Thứ hai, do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: có người vẫn cho rằng, HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường. Hoặc một số người cho rằng, chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm mới bị nhiễm HIV/AIDS. Họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
Thứ ba, do một thời gian dài việc truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp: truyền thông quá chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa tạo ra cảnh hãi hùng. Chính việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS của tỉnh Hậu Giang hiện nay ra sao, thưa bác sĩ ?
- Hiện nay toàn tỉnh có 2 phòng khám và điều trị ARV, bao gồm: Phòng khám ngoại trú tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngã Bảy với số bệnh nhân đang điều trị ARV 380 người.
Đối với người nhiễm HIV còn ngại chưa dám bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho người khác biết, kể cả với người thân trong gia đình, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng, chống AIDS đến tận nhà để tuyên truyền vận động người nhiễm tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị. Số người được điều trị ARV đã đạt trên 90% số người nhiễm HIV/AIDS còn sống đang quản lý được tại cộng đồng trong toàn tỉnh.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự phục vụ công tác khám và điều trị đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ngày càng tăng như hiện nay. Ngoài ra, còn tăng cường quảng bá dịch vụ, cũng như tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm, nhằm giúp cho tất cả người nhiễm HIV đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và điều trị ARV. Để công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV ngày càng tốt hơn, sắp tới trung tâm sẽ mở rộng các điểm cấp thuốc ARV đến các xã có đông người nhiễm để người nhiễm HIV/AIDS dễ dàng tiếp cận với thuốc ARV hơn.

Tại tỉnh Hậu Giang, tính đến ngày 31-10-2014, đã phát hiện 1.213 người nhiễm HIV. Trong đó, 806 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 484 người đã tử vong do AIDS. Số ca nhiễm HIV mới được báo cáo hàng năm có xu hướng duy trì tương đối ổn định trong vòng 5 năm gần đây, với khoảng 90 ca nhiễm mới mỗi năm. Địa bàn báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS bao phủ 7/7 huyện, thị, thành phố và 74/74 xã, phường, thị trấn.

Đối tượng nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa với hơn 80% tổng số người nhiễm ở tỉnh nằm trong độ tuổi 20-39. Nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy có chiều hướng giảm rõ rệt. Trong khi đó, nhiễm HIV do tình dục không an toàn đang dần chiếm ưu thế. Trong 3 năm gần đây, số phụ nữ phát hiện nhiễm HIV có xu hướng tăng, chiếm trên 45% trong các ca nhiễm HIV mới. Mỗi năm có khoảng 7-10 trường hợp phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV.

Xin cảm ơn bác sĩ !
BÍCH THIỆN thực hiện
http://www.baohaugiang.com.vn/

Charles
19-11-2014, 17:33
<tbody>
Hướng tới mục tiêu xóa bỏ dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030 (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30127&cn_id=686291#)



11:04 | 19/11/2014






(ĐCSVN) – Ngày 18/11, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đưa ra cảnh báo nếu thế giới không nhanh chóng tăng tốc trong 5 năm tới thì dịch bệnh HIV/AIDS sẽ có thể bùng phát trở lại và số lượng các trường hợp nhiễm HIV mới sẽ lên tới mức còn cao hơn hiện nay.

<tbody>
http://dangcongsan.vn/cpv/Upload/NewsFolder/2014/11/47/aids.jpg




Ảnh minh họa. (Nguồn: UNAIDS)


</tbody>

Báo cáo mới của UNAIDS với nhan đề “Đẩy mạnh: chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” chỉ ra rằng bằng cách áp dụng một cách tiếp cận nhanh chóng, gần 28 triệu trường hợp nhiễm mới HIV và 21 triệu ca tử vong do AIDS sẽ có thể được ngăn ngừa trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

"Chúng ta đã đổi hướng quỹ đạo của bệnh dịch" – Giám đốc điều hành UNAIDS Michel Sidibé cho biết. "Chúng ta hiện có 5 năm để phá vỡ nó cho tốt, nếu không chúng ta có nguy cơ tăng trở lại dịch bệnh không kiểm soát được."

Theo UNAIDS, các mục tiêu cần đạt được đến năm 2020 bao gồm việc hoàn thành các mục tiêu 90 – 90 – 90: 90% người có HIV biết tình trạng lây nhiễm của mình, 90% những người nhận thức được tình trạng lây nhiễm của mình có thể tiếp cận với điều trị, và 90% những người điều trị đạt đến mức độ HIV không thể phát hiện trong cơ thể của họ.

UNAIDS ước tính rằng trong tháng 6/2014, khoảng 13,6 triệu người đã tiếp cận với điều trị kháng virus. Đây là một bước tiến quan trọng để đạt được mục tiêu 15 triệu người có thể tiếp cận với điều trị vào năm 2015, nhưng vẫn còn xa với mục tiêu 90 – 90 – 90. Chính vì vậy, vẫn rất cần những nỗ lực đặc biệt để xóa bỏ các khoảng cách trong tiếp cận điều trị cho trẻ em.

Ngoài ra, các mục tiêu khác được xác định bao gồm giảm hơn 75% số lượng các trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm (xuống còn 500.000 trường hợp trong năm 2020) và thực hiện mục tiêu "không phân biệt đối xử".

Báo cáo của UNAIDS nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc đầu tư để đạt được những mục tiêu này. Theo ông Sidibé, bằng cách đầu tư chỉ 3 USD mỗi ngày cho mỗi người sống chung với HIV trong 5 năm tiếp theo, chúng ta có thể phá vỡ được dịch bệnh./.





Khánh Linh (Theo UN, Reuters)


</tbody>

http://dangcongsan.vn/

Charles
20-11-2014, 10:00
Giảm kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS

(LĐ) - Số 272 H.N (http://laodong.com.vn/trang-ha-noi/giam-ky-thi-voi-nguoi-nhiem-hivaids-270174.bld#)<time>- 8:15 AM, 20/11/2014</time>

UBND TP cho biết sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức míttinh diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2014 vào ngày 30.11.2014, tại Cung Thi đấu thể thao Quần Ngựa.

Mục tiêu của lễ míttinh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về dự phòng lây nhiễm HIV, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, đồng thời tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Tham gia lễ míttinh sẽ có khoảng 3.000 người bao gồm đại biểu trung ương, thành phố, các tỉnh bạn và đông đảo lực lượng đoàn viên thanh niên, phụ nữ.


http://laodong.com.vn/

songchungvoi_HIV
20-11-2014, 13:44
“Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”
20/11/2014 13:12 GMT+7
TT - Là chủ đề tháng truyền thông phòng chống AIDS của tuổi trẻ TP.HCM.

Theo đó, các hoạt động sẽ kéo dài đến ngày 15-12, ngoài mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề liên quan, góp phần ngăn chặn, giảm tỉ lệ thanh thiếu niên nhiễm HIV/AIDS còn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Các hoạt động truyền thông giáo dục thông qua tọa đàm, hội thi, triển lãm hình ảnh về ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, giao lưu văn hóa văn nghệ.
Tổ chức Đoàn phối hợp với các ban ngành tại địa phương vận động người tái hòa nhập cộng đồng, hoàn lương trên địa bàn, nhất là người có HIV tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm nhằm tạo thêm môi trường lành mạnh giúp họ giao lưu chia sẻ, vui chơi giải trí và hỗ trợ tinh thần cho nhau.
Tùy mỗi khu vực, đối tượng thanh niên để chọn các loại hình hoạt động phù hợp. Trong đó đặc biệt làm tốt việc tuyên truyền để không chỉ nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc phòng ngừa, sử dụng các biện pháp an toàn tránh lây nhiễm HIV/AIDS mà còn góp phần để xã hội cùng chia sẻ, không phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, vượt qua khó khăn và sống có ích.
Q.NGUYÊN


http://tuoitre.vn/

Charles
20-11-2014, 18:51
Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2014: Thu hẹp khoảng cách trong việc phòng chống

Thứ 5, ngày 20/11/2014 http://www.impe-qn.org.vn/
http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/upload/info/image/1416468096949_h1.jpg

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Ngày 1/12/2014. Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2014: Thu hẹp khoảng cách trong phòng chống và điều trị HIV (World AIDS Day 2014: Closing the gap in HIV prevention and treatment).

Theo WikipediaNgày thế giới phòng chống AIDS được ttổ chức vào ngày 1 tháng 12 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1_tháng_12) hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS (http://vi.wikipedia.org/wiki/HIV/AIDS) do việc lây nhiễm HIV (http://vi.wikipedia.org/wiki/HIV) và tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS. Tính từ năm 1981 bệnh AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người, tới năm 2007 ước tính có khoảng 33,2 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm HIV làm cho HIV/AIDS trở thành một trong các dịch bệnh tàn phá nhất trong lịch sử. Mặc dù gần đây, việc điều trị và phòng chống HIV đã được cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới nhưng chỉ riêng năm 2007 đã có khoảng 2 triệu người bị chết vì bệnh AIDS, trong đó có khoảng 270.000 trẻ em.


http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/upload/info/image/1416470054977_image003.jpg


Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO), Ngày Thế giới phòng chống AIDS tổ chức vào1/12 nhằm tập hợp mọi người trên thế giới lại để nâng cao nhận thức về HIV/AIDS và thể hiện sự đoàn kết quốc tế đối mặt với đại dịch, đồng thời còn là dịp để các đối tác nhà nước và tư nhân truyền bá nhận thức về tình trạng đại dịch và khuyến khích tiến bộ trong phòng chống, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS ở những nước có tỷ lệ mắc HIV/AIDS cao và trên thế giới. Trong giai đoạn 2011-2015 Ngày Thế giới phòng chống AIDS hàng năm sẽ có chủ đề “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS, không còn kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV-AIDS”. Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS tập trung vào mục tiêu “không còn người tử vong do AIDS” thể hiện sự thúc đẩy hướng tới tiếp cận và điều trị rộng rãi hơn cho tất cả những người nhiễm HIV-AIDS, một lời kêu gọi chính phủ các nước hãy hành động ngay đó là lời kêu gọi hãy tôn trọng lời hứa như Tuyên bố Cam kết Abuja về phòng, chống HIV/AIDS và kêu gọi chính phủ các nước châu Phi ít nhất cùng đạt mục tiêu về chi tiêu trong nước cho y tế và phòng chống HIV/AIDS.


<tbody>
http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/upload/info/image/1416468204022_h3.jpg


Dải băng đỏ-biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với người nhiễm HIV (http://vi.wikipedia.org/wiki/HIV) và AIDS (http://vi.wikipedia.org/wiki/HIV/AIDS).

</tbody>

Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2014, WHO sẽ đưa ra các khuyến nghị mới nhằm giúp các nước thu hẹp khoảng cách quá lớn trong các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV. Các hướng dẫn sẽ bao gồm tư vấn về việc cung cấp các thuốc kháng virus ARV cho người bị phơi nhiễm với HIV như nhân viên y tế, các người hành nghề mãi dâm, nạn nhân của hiếp dâm. Chúng cũng bao gồm các khuyến nghị về ngăn ngừa và xử lý các bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp như các nhiễm trùng vi khuẩn và nhiễm sốt rét nặng, viêm màng não do nấm và nhiều bệnh nhiễm trùng răng miệng và da mà có thể ảnh hưởng đến người bị nhiễm HIV.


<tbody>
http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/upload/info/image/1416468257656_h4.jpg


1 December 2014

</tbody>

Trong năm 2013, WHO công bố các hướng dẫn hợp nhất về việc sử dụng các thuốc kháng virus nhằm thúc đẩy các can thiệp sớm, đơn giản và ít độc hại để làm cho con người mạnh khỏe lâu hơn, và giúp ngăn chặn sự lây nhiễm HIV. Một số lượng ngày càng tăng của các nước có gánh nặng cao do HIVđã áp dụng các hướng dẫn này. Trong năm 2013, một sự gia tăng kỷ lục với 13 triệu người đã có thể tiếp cận vào các thuốc kháng HIV cứu mạng sống con người nhưng có quá nhiều người vẫn chưa tiếp cận với các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV toàn diện. Ngày 01 tháng 12 bổ sung các hướng dẫn hợp nhất của WHO về việc sử dụng các thuốc kháng virus trong điều trị và phòng chống lây nhiễm HIV phát hành vào tháng 6 năm 2013 nhằm giúp thu hẹp khoảng cách đó.


<tbody>
Ngày 20/11/2014



PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, ThsBs Lê Thạnh
(Theo WHO và Wikipedia)



</tbody>

Charles
20-11-2014, 19:02
Giảm kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS

20-11-2014 08:15 - Theo: laodong.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-582303891)

UBND TP cho biết sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức míttinh diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2014 vào ngày 30.11.2014, tại Cung Thi đấu thể thao Quần Ngựa.

Mục tiêu của lễ míttinh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về dự phòng lây nhiễm HIV (http://citinews.net/doi-song/skds-luon-mong-muon-duoc-nhan-phan-hoi-tu-ban-doc--HITB52A/), tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS (http://citinews.net/the-gioi/nguyen-co-van-cap-cao-ve-hiv-aids-cua-usaid-khao-sat--tang-qua-tai-hai-phong-SAQFJJQ/), giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, đồng thời tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Tham gia lễ míttinh sẽ có khoảng 3.000 người bao gồm đại biểu trung ương, thành phố, các tỉnh bạn và đông đảo lực lượng đoàn viên thanh niên, phụ nữ.

Charles
21-11-2014, 11:08
<tbody>
Tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014



18 Tháng Mười Một 2014 4:05:00 CH



Chủ đề tháng hành động tại Thành phố Hồ Chí Minh năm nay: "KHÔNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV".

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 diễn ra từ ngày 10/11/2014 đến ngày 10/12/2014 nhằm hưởng ứng chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu nhân ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12.

Tại quận Tân Phú, ngày 14 tháng 11 năm 2014 Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS quận ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, tổ chức truyền thông để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được "AIDS là bệnh mãn tính có thể kiểm soát được"; chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người thân của họ; khuyến khích những người có hành vi nguy cơ cao thực hiện sớm xét nghiệm HIV, lợi ích của điều trị sớm; vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

Khẩu hiệu Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014:

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2014.

2. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

3. Hãy chia sẽ, giúp đỡ và chăm sóc người nhiễm HIV để họ tiếp tục sống khỏe, sống có ích.

4. Giúp đỡ người nhiệm HIV có việc làm là cách chăm sóc, hỗ trợ bền vững nhất.

5. Hãy hành động vì mục tiêu: Không có người nhiễm mới HIV.

6. Hãy dùng riêng bơm kim tiêm sạch để phòng tránh lây nhiễm HIV.

7. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để phòng tránh lây nhiễm HIV.

8. Hãy xét nghiệm HIV để bảo vệ chính mình và người thân.

9. Phòng, chống HIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn.

10. Phụ nữ mang thai cần đi tư vấn và xét nghiệm HIV trong 3 tháng đầu để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

11. Tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là quyền của mọi người dân.

12. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là góp phần phòng, chống HIV/AIDS.

13. Thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người.

14. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho mọi người dân.

15. Người nhiệm HIV tham gia bảo hiểm y tế là để bảo vệ sức khỏe, kinh tế cho bạn và người thân.

16. Không tự kỳ thị và phân biệt đối xử khi bị nhiễm HIV.

17. Người nghiện ma túy hãy đến các cơ sở điều trị Methadone đăng ký và điều trị để dự phòng lây nhiệm HIV.

18. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.


TVW.



</tbody>

http://www.tanphu.hochiminhcity.gov.vn/

songchungvoi_HIV
22-11-2014, 11:09
TTYT Trảng Bàng: Triển khai Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDSCập nhật ngày: 22/11/2014 12:00
(BTNO)- Nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, hôm 21.11, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Trảng Bàng tổ chức triển khai Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014.
Trên 50 đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS huyện Trảng Bàng; chủ tịch/phó chủ tịch UBND xã/thị trấn, trưởng, phó trạm y tế và cán bộ chuyên trách của 11 xã, thị trấn trong huyện tham dự hội nghị.

<tbody style="font-size: 13px; list-style: none; margin: 0px; padding: 0px;">
http://admin.baotayninh.vn//database/image/2014/11/22/trien%20khai.jpg



Quang cảnh hội nghị.

</tbody>

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe bác sĩ Huỳnh Văn Út- Phó giám đốc TTYT huyện Trảng Bàng triển khai các hoạt động của Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, Tháng Hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay diễn ra nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như: thăm gia đình người nhiễm; tổ chức tuyên truyền lưu động; phát tờ rơi, áp phích tuyên truyền về HIV/AIDS…

Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm kéo giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm. Đồng thời, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS.
HT
http://www.baotayninh.vn/

Charles
24-11-2014, 10:42
Hướng tới xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS

Thứ Hai, 24/11/2014 08:30 SA


http://www.baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang%2011/24/tang-hiv141124.jpg

Nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (từ 10/11 đến 10/12), Báo Phú Yên phỏng vấn Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, về những nội dung liên quan đến chủ đề của tháng hành động: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.

* Thưa Thứ trưởng, tại sao chúng ta lại chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV” cho Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014?

- Năm 2011, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã chọn chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là “Geting to zero”, nghĩa là “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”.

Hai năm trước, chúng ta đã chọn chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”. Thực tế, chúng ta đã thực hiện tốt chủ đề này khi liên tục 5 năm liền đã đạt được mục tiêu “3 giảm”: giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.

Có thể nói, với những nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đã có nhiều thành công, trong đó nổi bật nhất là làm cho tình hình nhiễm HIV trên toàn quốc có xu hướng giảm, số người mới phát hiện nhiễm HIV năm sau luôn ít hơn nhiều so với năm trước... Tuy nhiên, một trong những điều đáng lo ngại cần tiếp tục tập trung giải quyết, đó là tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn tồn tại khá phổ biến dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau, là rào cản lớn đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Kinh nghiệm các nước và ở Việt Nam cho thấy, muốn đạt được các mục tiêu: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS, trước hết chúng ta phải đạt được mục tiêu “Không còn kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Đó cũng chính là lý do để UNAIDS đề xuất mục tiêu “ba không” và chúng ta chọn chủ đề Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”. Việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV còn là nội dung quan trọng để Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

* Chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo Thứ trưởng, đâu là nguyên nhân khiến kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là vấn đề lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay?

- Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước đây, trong thời kỳ đầu của dịch, để cảnh báo mối nguy hiểm của HIV/AIDS, các chương trình truyền thông của chúng ta đã đưa những hình ảnh người nhiễm HIV/AIDS ốm yếu, lở loét… làm cho mọi người thấy sợ hãi. Điều đó khiến mọi người có tâm lý kỳ thị và xa lánh người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, sự liên hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội (mại dâm, tiêm chích ma túy) khiến hình ảnh của người nhiễm HIV càng trở nên xấu hơn trong cộng đồng. Điều này dẫn đến sự “đổ lỗi”, coi người nhiễm HIV là người xấu và do vậy người dân càng xa lánh, hạ thấp uy tín, thậm chí còn cô lập người nhiễm HIV...

Mặc dù các hoạt động truyền thông của chúng ta đã triển khai rầm rộ và bài bản trong suốt gần 25 năm chúng ta đương đầu với HIV/AIDS, tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ về HIV/AIDS, cho rằng có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc với người nhiễm HIV như bắt tay, ôm hôn… dẫn đến quá lo sợ mình bị lây bệnh và thể hiện cách phòng vệ bản thân quá mức, dẫn đến những biểu hiện phân biệt đối xử như không ngồi chung bàn, không ăn chung, làm việc chung... với người nhiễm HIV.

Nhận thức sai lầm về khả năng làm việc và cống hiến của người nhiễm HIV đối với xã hội cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý. Vì không hiểu biết đầy đủ về tiến triển của nhiễm HIV/AIDS nên nhiều chủ lao động cho rằng người nhiễm HIV không còn khả năng lao động và sáng tạo nên khó có thể duy trì công việc được giao hoặc khó có thể làm tốt được việc gì, dẫn đến đánh giá thấp khả năng làm việc và kết quả công việc của người nhiễm HIV. Điều đó làm cho người nhiễm HIV khó có được môi trường để thể hiện khả năng của mình. Tại nơi làm việc có thể tồn tại nhận thức rằng người nhiễm HIV là mối đe dọa đối với tổ chức, cơ quan, xí nghiệp về sự giảm sút uy tín, giảm năng suất lao động, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, có nguy cơ làm lây nhiễm HIV cho đồng nghiệp… Điều này dẫn đến việc người nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong môi trường làm việc, thậm chí có nguy cơ không có việc làm hay mất việc làm.

Sự kỳ thị còn xuất phát từ chính bản thân người nhiễm HIV. Do sợ người thân biết nên người nhiễm HIV thường cố tình giấu bệnh, dẫn đến biểu hiện tự xa lánh, cô lập, hạn chế hợp tác, từ chối các nỗ lực trợ giúp của người thân, cộng đồng và các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ có liên quan. Khi rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng, có người đã nảy sinh ý định “trả thù đời”, cố tình gây lây nhiễm HIV cho người khác, làm cho vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử càng trở nên trầm trọng hơn.

Hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS của chúng ta đã nêu rõ những điều khoản có liên quan đến chống kỳ thị, phân biệt đối xử cũng như trách nhiệm của cá nhân, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng trong việc tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật còn hạn chế nên chưa có nhiều người biết và hiểu luật. Tác động của luật nhằm điều chỉnh hành vi cá nhân liên quan tới phòng, chống HIV/AIDS còn yếu, cũng làm cho hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS chưa hiệu quả.

* Làm gì để giải quyết căn bản tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, thưa thứ trưởng?

- Muốn giải quyết tình trạng kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, cần tiến hành một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, chúng ta phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông phòng, chống HIV không chỉ theo chiều rộng mà phải hướng tới chiều sâu. Truyền thông phải tập trung vào việc giải thích cho mọi người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn... và giải thích tại sao HIV lại không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường đó. Chỉ có giải thích cặn kẽ trên cơ sở khoa học và thực tiễn, mọi người mới tin và không còn sợ lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.

Thứ hai, chúng ta phải rà soát, kiên quyết thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất là các pano, áp phích có nội dung không phù hợp hoặc gây nhầm lẫn HIV/AIDS với tệ nạn xã hội; không đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV/AIDS, ngược lại cần tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của họ, sự đóng góp của họ cho cộng đồng và gia đình.

Thứ ba, tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với sự tham gia của người nhiễm HIV, đồng thời tạo điều kiện cho các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong nhà trường, tại nơi làm việc và tuyên truyền quảng bá rộng rãi về các hoạt động này; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình là đối tượng của truyền thông sang coi họ là chủ thể của truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Bằng cách này, chúng ta một mặt sẽ làm thay đổi hành vi, giúp người nhiễm thực hiện hành vi an toàn phòng lây truyền HIV ra người thân và cộng đồng, mặt khác ta sẽ phát huy được một lực lượng truyền thông có tiềm năng, vừa làm thay đổi cách nhìn, thay đổi quan niệm của mọi người về người nhiễm HIV.

Thứ tư, cần huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các vị lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng được quần chúng mến mộ… vào các hoạt động chống kỳ thị và phân biệt đối xử. Đây chính là biện pháp “giáo dục bằng nêu gương”, là cách làm có hiệu quả.

Thứ năm, chúng ta phải tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và tăng cường thực thi pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả việc tổ chức thực thi các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có hành vi phân biệt đối xử với người nhiễm HIV...

Thứ sáu, tăng cường và mở rộng các hoạt động chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ, đặc biệt là các hoạt động có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao, của những người có uy tín, những người nổi tiếng, của nhiều người dân trong cộng đồng…

Những việc làm như vậy không chỉ góp phần làm giảm tác động của nhiễm HIV đến người nhiễm HIV, đến gia đình và xã hội mà còn góp phần bình thường hóa vấn đề nhiễm HIV, coi người nhiễm HIV như những người mắc các bệnh mãn tính, khó chữa hay phải điều trị kéo dài vậy.

Cuối cùng là hỗ trợ việc nhân rộng các mô hình hoạt động có sự tham gia của người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. Đây không chỉ là giải pháp đảm bảo sự chăm sóc ngày càng tốt hơn cho người nhiễm, mà còn là cách để chống kỳ thị, phân biệt đối xử…

* Xin cảm ơn thứ trưởng! HÀ AN (thực hiện)

Tầm nhìn “ba không”

Chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là “Geting to zero”. Các mục tiêu cụ thể của tầm nhìn này bao gồm:

* Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV:

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn vào năm 2015, đặc biệt là trong nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồng giới nam, người bán dâm.

- Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm 50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV trong nhóm những người tiêm chích ma túy vào năm 2015, tất cả những người mới nghiện ma túy đều được dự phòng lây nhiễm HIV đúng cách.

* Hướng tới không còn người tử vong do AIDS:

- Tất cả người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị đều được tiếp cận thuốc kháng virus (ARV).

- Giảm 50% các ca tử vong do lao ở những người nhiễm HIV/AIDS vào năm 2015.

- Những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ đều được quan tâm đề cập trong các chiến lược quốc gia về bảo vệ con người và có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ thiết yếu.

* Hướng tới không còn kỳ thị và phân biệt đối xử:

- Đến năm 2015, làm giảm 50% số quốc gia có quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú.

- Không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS.

Đại diện Phòng Hậu cần, Công an Phú Yên tặng quà cho gia đình có người nhiễm HIV - Ảnh: V.HOÀNG


http://www.baophuyen.com.vn/

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 13:03
"Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" (24/11/2014)24-11-2014 09:31 - Theo: daidoanket.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=836627191)Đây là chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS diễn ra từ 10-11 đến 10-12 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12) năm nay, theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">

<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
Năm 2014 là năm bản lề chuẩn bị chuyển giao các dịch vụ phòng, chống HIV (http://citinews.net/phap-luat/tich-cuc-dau-tranh-phong--chong-ma-tuy-6MFHRQI/)/AIDS (http://citinews.net/phap-luat/tich-cuc-dau-tranh-phong--chong-ma-tuy-6MFHRQI/) từ các nhà tài trợ. Một loạt các sự kiện đã và đang diễn ra nhằm hướng tới kết thúc đại dịch AIDS ở VN, nhưng theo TS Nguyễn Hoàng Long (http://citinews.net/doi-song/pha-rao-can-cho-chuong-trinh-cai-nghien-dung-methadone--21-11-2014--LIKL7NI/), Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cần tiếp tục tập trung giải quyết tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Đây vẫn là rào cản lớn đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS dù luật pháp nước ta quy định nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.



Ngọc Minh


</tbody>


</tbody>

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 13:43
Huyện Hướng Hóa tổ chức mít-tinh hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2014Ngày Cập nhật : 23-11-2014
Hưởng ứngTháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV năm 2014, UBND huyện Hướng Hóa vừa tổ chức lễ mit-tinh và diễu hành nêu bật tầm quan trọng của phòng chống HIV/AIDS đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển về mọi mặt của xã hội.
http://dohquangtri.gov.vn/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/article/thong_diep_phong_chong_hiv.JPG
Tại lễ mit-tinh, đại diện lãnh đạo UBND và Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Hướng Hóa đã nhấn mạnh thực tế đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân; kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội; sự phát triển của đất nước và tương lai của giống nòi với tốc độ gia tăng và tỷ lệ lây nhiễm HIV tuy đã được kiềm chế, khống chế trong cộng đồng dân cư nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nhiễm HIV, nhiều người bệnh AIDS và nhiều trường hợp tử vong do bệnh AIDS. Hiện nay, trên toàn huyện Hướng Hóa có 28 trường hợp nhiễm HIV, 17 người bệnh AIDS và 7 trường hợp đã tử vong do AIDS, tập trung chủ yếu ở các địa phương các thị trấn Lao Bảo, Khe Sanh và các xã Hướng Phùng, Pa Tầng, Hướng Tân, Tân Thành, Tân Lập. Trong những năm qua, cùng với việc thực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống về mọi mặt của nhân dân, cùng với cả nước và tỉnh Quảng Trị, huyện Hướng Hóa tích cực chỉ đạo và phối hợp các ngành, các cấp phòng chống HIV/AIDS; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng chống HIV/AIDS; kiện toàn, tăng cường về số lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới phòng chống HIV/AIDS; triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV…
Đặc biệt, với tinh thần hưởng ứng chủ đề Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDScủa Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS được tổ chức từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2014, lễ mit-tinh ở huyện Hướng Hóa đã có sự tham gia và trực tiếp kêu gọi cộng đồng phòng chống AIDS của người nhiễm HIV, gây sự chú ý và quan tâm của nhiều người. Phát biểu tại lễ mit-tinh, bác sỹ Trần Văn Thành-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã biểu dương những kết quả rất đáng khích lệ của huyện Hướng Hóa trong phòng chống HIV/AIDS đồng thời kêu gọi chính quyền các cấp, các ban, ngành và người dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa tiếp tục phát huy tính tự giác, chủ động và tích cực trong phòng chống HIV/AIDS để bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi nhà và sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Ngay sau lễ mit-tinh, đoàn diễu hành mang theo các thông điệp, khẩu hiệu, chủ đề truyền thông phòng chống HIV/AIDS đã đi qua một số xã, thị trấn trọng điểm HIV trên địa bàn huyện Hướng Hóa để kêu gọi mọi người, mọi nhà và toàn xã hội tham gia phòng chống HIV/AIDS, góp phần thúc đẩy đạt kết quả phòng chống HIV/AIDS tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, đại diện Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị và Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa đã đến thăm người nhiễm HIV ở xã Tân Thành, động viên họ sống có ích với cộng đồng trong thực tiễn phòng chống HIV/AIDS.


Nguyễn Bội Nhiên
http://dohquangtri.gov.vn/

Charles
25-11-2014, 09:42
Lễ phát động Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và huy động ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV năm 2014

24/11/2014

http://longbien.gov.vn/longbien/web/images/upload2/201411241558430.thang%20HIV%202014.jpg

Sáng 24/11/2014, tại Nhà văn hóa phường Thạch Bàn, Ban Chỉ đạo Phòng chống HIV và tệ nạn ma túy, mại dâm quận Long Biên tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và vận động ủng hộ Quỹ Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV năm 2014.

<big>Dự Lễ phát động có đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV Thành phố Hà Nội; đồng chí Vũ Thu Hà - Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống HIV và tệ nạn ma túy, mại dâm Quận; các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống HIV và tệ nạn ma túy, mại dâm Quận và 14 Phường; đại diện các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV; đại diện các ban ngành đoàn thể, tổ dân phố, học sinh phường Thạch Bàn.

Chủ đề của chiến dịch phòng, chống AIDS năm 2014 do Liên hợp quốc phát động nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) cho giai đoạn 2011 - 2015 là hướng tới mục tiêu ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chủ đề Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 mà Việt Nam hướng tới là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS”, với những giải pháp thiết thực để bảo đảm cho mọi người đều được tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS; chống kỳ thị, phân biệt đối xử và tăng cường các hoạt động chăm sóc, động viên, chia sẻ với người nhiễm HIV/AIDS. Việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động; nâng cao trách nhiệm của của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác phòng chống HIV/AIDS vì một xã hội phát triển.

Tính đến nay, trên địa bàn Quận lũy tích người nhiễm HIV là 1.550 người, trong đó đã tử vong do AIDS là 325 người; tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng là 0,4%, trong đó 14/14 phường đều có người nhiễm; 09 tháng đầu năm 2014 có 07 người nhiễm mới, đặc biệt có trên 210 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Quận đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu số người nhiễm mới, giảm tác hại của HIV đối với cộng đồng, đặc biệt là người nhiễm HIV và đối tượng nguy cơ cao và đã đạt được nhiều kết quả, trong đó mô hình cơ sở điều trị Methadone được Thành phố đánh giá cao.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động, đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND Quận đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời đề nghị các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND 14 phường, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn quận triển khai các biện pháp:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới“. Xây dựng các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn từ quận đến phường nhằm triển khai đồng bộ và thống nhất công tác phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quận.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; chống kì thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và gia đình của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Triển khai tốt công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS với sự tham gia tích cực của các ngành chức năng, tổ chức chính trị - xã hội và UBND các phường; đồng thời huy động các tổ chức và cả cộng đồng tích cực tham gia ủng hộ xây dựng Quỹ Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV.

4. Nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Quận, các trạm Y tế phường và quảng bá rộng rãi tới nhân dân trên địa bàn quận.

5. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng, chống HIV/AIDS, huy động sự tham gia giúp đỡ của cộng đồng trong việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; khuyến khích các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Ngay tại Lễ phát động đã có 214 tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận ủng hộ Quỹ Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV với tổng số tiền là 91.440.000 đồng; trong đó các đơn vị đã tích cực tham gia hoạt động ủng hộ Quỹ như phòng Y tế, Trung tâm Y tế Quận, Liên đoàn lao động Quận, Công an Quận, phòng Giáo dục & Đào tạo Quận, Hội Chữ thập đỏ Quận, Ban Quản lý dự án Quận, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Quận, UBND 12 Phường, công ty Lam Hồng, nhà hàng Phương Anh và nhiều tổ chức, cá nhân khác. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm chia sẻ với người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó nhăn và gia đình họ. Số tiền huy động được sẽ được chuyển cho Quỹ Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV Thành phố Hà Nội, sau đó được trao lại cho Quận quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả cho các hoạt động hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi HIV có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.</big>


Lê thị thanh Luong
http://longbien.gov.vn/

Charles
25-11-2014, 19:58
Sẽ có nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

Cập nhật lúc 14:36, Thứ Ba, 25/11/2014 (GMT+7)

QTV – Với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS", từ ngày 10/11 – 10/12/2014, tại Quảng Ninh sẽ có nhiều hoạt động hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 .


<tbody>
http://www.qtv.vn/dataimages/201411/original/images1088296_141024810_hiv.jpg


Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Ảnh minh họa


</tbody>

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội; nâng cao nhận thức của người dân về công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS...

Theo kế hoạch, Lễ mittinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 cấp tỉnh sẽ được tổ chức vào ngày 30/11, tại TP. Hạ Long, với sự tham gia của hơn 1.200 đoàn viên và 100 xe máy gắn cờ hồng.


<tbody>
http://www.qtv.vn/dataimages/201411/original/images1088297_IMG_4535.jpg


Ma túy là một trong những nguyên nhân dẫn đến HIV/AIDS. Trong ảnh: Học viên cai nghiện khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh QN


</tbody>

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông và mở rộng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tập trung vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, đặc biệt là các dịch vụ can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; vận động sự ủng hộ của cả cộng đồng nhằm gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV.

Để thực hiện có hiệu quả tháng hành động, Ban chỉ đạo tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sát và tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, địa phương./.

Hằng Ngần
http://www.qtv.vn/

songchungvoi_HIV
26-11-2014, 13:39
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014(10.11-10.12): Giấu bệnh để tránh kỳ thị (26/11/2014)
VH- Số liệu nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, kỳ thị từ cộng đồng.
http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20141126/hiv-1.jpg
Các em nhỏ tại CLB Hoa sim tím xã Tiên Lương (Cẩm Khê, Phú Thọ) gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do bố hoặc mẹ vì nhiễm HIV


Theo đó, 3% người nhiễm HIV, 4% trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học và cứ 10 người nhiễm HIV thì có một người bị mất việc. Sự phân biệt đối xử còn xảy ra tại chính người thân trong gia đình, đó là bị vợ, chồng bỏ rơi; người thân ruồng rẫy, bởi nhiều người cho rằng họ lây nhiễm HIV là do tiêm chích ma túy, mại dâm hoặc quan hệ bất chính.


Chị N.T.H. (huyện Đông Triều, Quảng Ninh) tâm sự: Tôi biết mình nhiễm HIV khi đưa chồng lên Hà Nội khám bệnh. Thấy chồng tôi sức khỏe giảm sút, sụt cân, mệt mỏi nên cả gia đình khuyên tôi đưa anh đi khám. Kết quả xét nghiệm máu chồng tôi dương tính với HIV. Bác sĩ đã gặp riêng và khuyên tôi cũng nên tiến hành xét nghiệm máu để biết tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có cách chữa trị kịp thời, nếu không may bị lây nhiễm HIV từ chồng. Qua lần khám sức khỏe đó, cả tôi và anh ấy đều bị sốc, vì cả hai đã nhiễm HIV, vì vợ chồng tôi không sử dụng biện pháp phòng tránh nào khi quan hệ vợ chồng.


Theo lời kể của chị H, sau khi biết tin mình bị nhiễm HIV, chồng chị đã ốm liệt giường và mất vài tháng sau đó. “Trước khi mất, anh ấy đã khóc và thú nhận với tôi là anh cùng hai người bạn khác có quan hệ với một gái mại dâm mà không dùng bao cao su do anh chủ tàu “chiêu đãi” sau nhiều ngày đi biển trở về. Biết tin chồng tôi nhiễm HIV, hai người bạn kia hốt hoảng đi xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với HIV”.


Chị H nói tiếp. Sau khi chồng chị qua đời, chị H đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: Bị mất việc làm, mọi người xa lánh vì sợ lây nhiễm; xì xào, bàn tán khi nhìn thấy chị. Ở trường, các con chị bị các bạn bêu riếu khiến chị nhiều lần nghĩ đến cái chết để giải thoát cho bản thân. Nhưng thương hai con, chị lại gắng gượng sống. Để có việc làm, chị đã phải rời quê ra thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) sinh sống và tìm việc làm, kiếm tiền nuôi con.

http://www.vanhoaonline.vn/upload/20141126/hiv-2.jpg

Để hạn chế sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Ảnh: Y LY NA
Sợ bị mọi người biết mình bị nhiễm HIV, chị T.T.N, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà (Điện Biên) đã mượn thẻ bảo hiểm y tế của cô ruột mình để đi khám bệnh, xin cấp thuốc ở Trung tâm y tế huyện Mường Chà. Kết quả là người cô ruột của chị N. bị nằm trong danh sách quản lý những người có HIV của xã.


Phụ nữ nhiễm HIV thường bị kỳ thị, phân biệt đối xử hơn nam giới, vì nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là qua đường tiêm chích ma tuý và hành nghề mại dâm. Vì thế, phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thường bị coi là có hành vi đạo đức không lành mạnh. Thực tế, nhiều phụ nữ là nạn nhân do nhiễm từ chồng, từ người yêu của mình. Người phụ nữ mặc dù nhiễm HIV, nhưng vẫn phải lo toan, lao động kiếm sống nuôi bản thân, gia đình và chăm sóc chồng, con. Không nhận được sự chia sẻ, cảm thông từ cộng đồng, họ còn phải chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử, đẩy họ và gia đình suy sụp nhanh hơn.


Để chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS hiệu quả hơn và có thể cải thiện cuộc sống của người nhiễm HIV, thời gian tới, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình xét nghiệm, điều trị. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu, đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ người nhiễm HIV. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng.

Xuân Khôi
http://www.vanhoaonline.vn/

Charles
27-11-2014, 07:08
Chia sẻ với người nhiễm HIV/AIDS

27/11/2014 05:00

Thành đoàn TP.HCM tổ chức đợt tuyên truyền với chủ đề: “Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” kéo dài đến ngày 15.12.

Các hoạt động truyền thông giáo dục thông qua tọa đàm, hội thi, triển lãm hình ảnh về ma túy, mại dâm (http://www.thanhnien.com.vn/pages/tags.aspx?tag=mai-dam), giao lưu văn hóa văn nghệ.

Ngoài việc nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề liên quan, tổ chức Đoàn còn vận động người tái hòa nhập cộng đồng, hoàn lương tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm nhằm tạo thêm môi trường lành mạnh giúp họ giao lưu chia sẻ, vui chơi giải trí.


Tuyết Trang
http://www.thanhnien.com.vn/

songchungvoi_HIV
27-11-2014, 10:40
TP.Thủ Dầu Một: Tuyên truyền giảm kỳ thị đối với người nhiễm HIV/ AIDSCập nhật: 27-11-2014 | 08:04:32
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS (1-12- 2014), Trung tâm Y tế TP.Thủ Dầu Một đã triển khai kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.





Theo đó, đơn vị tập trung phối hợp thực hiện tuyên truyền thông qua việc lồng ghép nội dung toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư gắn với các phong trào, như: “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, các tiêu chí xây dựng khu phố văn hóa, hộ gia đình văn hóa, xây dựng phường văn minh đô thị; phát huy tốt vai trò của nhóm tuyên truyền đồng đẳng; tổ liên gia, khu dân cư tự quản đối với việc tham gia phòng, chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; vận động người mắc tệ nạn xã hội và gia đình tham gia vào các câu lạc bộ cùng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đã phát hiện mới 26 ca nhiễm HIV, lũy kế đến nay đã có 652 ca nhiễm HIV, trong đó số ca tử vong đến nay là 148 ca và có 45 ca đang điều trị.
KIM CHI
http://baobinhduong.vn/tp-thu-dau-mot-tuyen-truyen-giam-ky-thi-doi-voi-nguoi-nhiem-hiv-aids-a105649.html

songchungvoi_HIV
28-11-2014, 10:38
Hội An tổ chức các hoạt động Tháng truyền thông phòng chống HIV/AIDS (http://hoian60s.com/tin-tuc-hoi-an/su-kien/hoi-an-to-chuc-cac-hoat-dong-thang-truyen-thong-phong-chong-hiv-aids.html)

Được đăng ngày Thứ sáu, 28 Tháng 11 2014 00:28
UBND Thành phố vừa triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng truyền thông phòng chống HIV/AIDS và Hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2014.
Theo đó với chủ đề của Việt Nam “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS”: Từ thành phố đến các xã, phường tập trung công tác truyền thông, nhằm vận động mọi người thay đổi hành vi nhằm giảm sự kỳ thị và phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
http://hoian60s.com/images/zzzzzzzzzz9z73.jpg
Tổ chức phát thanh tuyên truyền, phân phát tờ rơi, tập gấp, tập huấn công tác phòng, chống HIV/AIDS, tổ chức hỗ trợ, tư vấn sinh hoạt CLB ở cơ sở, tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội trong học đường, lồng ghép tuyên truyền trong nhân dân thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp. Ngoài ra sẽ tiếp tục tư vấn cho các đối tượng có nguy cơ để được xét nghiệm, phát hiện nhiễm HIV.

Riêng tại xã Cẩm Hà sẽ tổ chức mít ting và diễu hành vào sáng ngày 30.11, với hơn 400 đại biểu và các tầng lớp nhân dân tham gia. Các xã, phường còn lại tùy điều kiệnvà khả năng sẽ tổ chức mít ting, sinh hoạt, tọa đàm, tổ chức các hoạt động VHVN... để hưởng ứng chiến dịch. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong CB và nhân dân về “Tháng hành động quốc gia phòng chống AIDS”.

Tính đến cuối tháng 9 năm nay, Hội An có 48 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS là 30 người và số người tử vong vì HIV/AIDS là 28 người./.
http://hoian60s.com/tin-tuc-hoi-an/su-kien/hoi-an-to-chuc-cac-hoat-dong-thang-truyen-thong-phong-chong-hiv-aids.html

Charles
28-11-2014, 20:16
“Cầu vồng khuyết”: Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử những người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Thứ sáu 28/11/2014 15:08

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS (01/12), Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng chống AIDS (PEPFAR) phối hợp với Công ty Giải trí Đỉnh cao TP. HCM dàn dựng vở kịch tâm lý xã hội “Cầu vồng khuyết”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_28/cau vong.jpg

</tbody>

Vở kịch “Cầu vồng khuyết” kể về cuộc đời, số phận của những người có hành vi nguy cơ cao (bao gồm những người nghiện ma túy, mại dâm, quan hệ đồng tính nam…) nhằm kêu gọi cộng đồng hãy giữ một lối sống lành mạnh nhằm hạn chế sự lây lan của căn bệnh thế kỷ.

Ngoài các thông điệp về các hành vi có nguy cơ và cách mỗi người có thể tự bảo vệ mình trước HIV/AIDS, như xét nghiệm tự nguyện HIV, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm…, vở kịch còn hướng tới chủ đề chính của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS 2014 là giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với những người chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS và những người có nguy cơ cao.

“Cầu vồng khuyết” sẽ công diễn tại sân khấu IDECAF TP.HCM vào các ngày 29/11, 01/12 và 06/12/2014.


<tbody>
PEPFAR là tổ chức đã xây dựng chiến lược hỗ trợ Việt Nam kiểm soát một cách bền vững công tác phòng, chống HIV/AISD quy mô toàn quốc. Từ năm 2005 đến nay PEPFAR tài trợ cho Việt Nam khoảng 400 triệu USD kinh phí phòng chống HIV/AISD. Hằng năm tổ chức này cũng tài trợ cho giới nghệ sỹ thực hiện dự án nghệ thuật nhằm kêu gọi cộng đồng hãy nâng cao ý thức phòng chống căn bệnh thế kỷ, qua lối sống lành mạnh.


</tbody>


Thanh Trà
http://tiengchuong.vn/

Charles
28-11-2014, 20:40
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng, chống HIV/AIDS

Cập nhật ngày: 28/11/2014 09:23

Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được triển khai với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh xung quanh vấn đề này.

P.V: Ông có thể cho biết về tình hình nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay?

Ông Trần Thanh Bình: Theo thống kê, từ đầu năm đến giữa tháng 9, toàn tỉnh phát hiện thêm 46 trường hợp nhiễm mới HIV. Như vậy, hiện toàn tỉnh có 63/71 xã, phường, thị trấn có người nhiễm, với lũy tích nhiễm HIV là 667 trường hợp; trong đó có 251 trường hợp chuyển sang AIDS và 129 trường hợp tử vong.

Tỷ lệ nhiễm nam gấp 3 lần nữ, đối tượng nhiễm tập trung vào nhóm nghiện chích ma túy và mại dâm. Đặc biệt, độ tuổi nhiễm HIV phần lớn tập trung vào nhóm thanh niên trong độ tuổi lao động. Do đó, nếu không có biện pháp can thiệp mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như tương lai nòi giống của địa phương.



<tbody>
http://www.baodaknong.org.vn/database/image/2014/11/28/1870-XH-3.jpg


Cán bộ chuyên trách chương trình phòng, chống HIV/AIDS huyện Đắk Glong phát tài liệu truyền thông cho người dân. Ảnh: Hoa Lý

</tbody>


P.V: Đối với tỉnh ta, công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện đang gặp những khó khăn gì? Đặc biệt, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã ảnh hưởng như thế nào đến công tác phòng, chống HIV/AIDS ?

Ông Trần Thanh Bình: Hiện nay, công tác phòng, chống HIV/AIDS đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, trang thiết bị cũng như kinh phí hoạt động. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân còn hạn chế, cùng với tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV chưa được cải thiện cũng là một trong những “rào cản” lớn, tác động đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

Cụ thể, việc kỳ thị và phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp, điều trị.

Đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác tiếp cận, phát hiện và quản lý người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn, nhất là khiến cho những người nhiễm HIV trở thành “quần thể tiềm ẩn” trong cộng đồng. Ngoài ra, một số nơi, việc kỳ thị, phân biệt đối xử còn làm cho việc thực hiện các quyền của người nhiễm HIV/AIDS như: quyền học hành, quyền lao động... đã được pháp luật quy định không được đầy đủ.

P.V: Theo ông, ngành Y tế cũng như toàn xã hội cần phải làm gì để từng bước hạn chế tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời thực hiện hiệu quả các mục tiêu mà chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011-2015 đã đặt ra?

Ông Trần Thanh Bình: Phải nói rằng, để làm được những điều này, hoạt động thường xuyên và lâu dài vẫn là tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, mỗi người dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào việc giải thích cho người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.

Các hình thức truyền thông cũng phải thường xuyên được đổi mới theo hướng đa dạng hóa, đồng thời mở rộng độ bao phủ đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số…Đặc biệt, việc huy động sự tham gia người nhiễm HIV trong các hoạt động truyền thông cũng đóng vai trò rất quan trọng, qua đó từng bước chuyển từ việc coi người nhiễm HIV và gia đình của họ là đối tượng của truyền thông sang coi họ là chủ thể thực hiện các hoạt động truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bản thân những người nhiễm HIV/AIDS cũng phải có ý chí, nghị lực để tự vượt qua mặc cảm, sống hòa nhập cộng đồng, đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động có ích để tạo niềm tin cho bản thân và sự chia sẻ, thông cảm của những người xung quanh.

P.V: Trong Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, tỉnh ta sẽ tập trung vào những hoạt động trọng tâm gì?

Ông Trần Thanh Bình: Tháng hành động quốc gia năm nay được triển khai tại tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, công tác truyền thông được xem là hoạt động trọng tâm với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Bên cạnh việc tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng đồng loạt tại 38 xã, phường, thị trấn trọng điểm, các địa phương còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, phổ biến các ấn phẩm như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Cùng với công tác truyền thông, ngành Y tế còn tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người nhiễm HIV và cộng đồng.

Vũ Trang thực hiện


http://www.baodaknong.org.vn/

songchungvoi_HIV
29-11-2014, 09:28
Văn Bàn triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
LCĐT - Sáng nay (27/11), UBND huyện Văn Bàn tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc giaphòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và diễu hành, truyền thông tại 8 xã, thị trấn trọng điểm trên địa bàn.

Với chủ đề “Không kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, tháng hành động năm 2014 nhằm tăng cường trách nhiệm, sự tham gia của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân.

<tbody>
http://www.baolaocai.vn/userfiles/image/Nam 2014/thang 11/27/truyen-thonget.jpg


Diễu hành, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.


</tbody>
Thời gian qua, huyện Văn Bàn đã tích cực chỉ đạo và phối hợp các ngành, các cấp phòng, chống HIV/AIDS; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; kiện toàn, tăng cường về số lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS; triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV…

Sau lễ mít tinh, huyện Văn Bàn đã tổ chức diễu hành, truyền thông, kêu gọi toàn xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
Hà Phương
Cập nhật : Thứ năm, 27/11/2014 lúc 14:56:51
http://www.baolaocai.vn/5-0-28917/van-ban-trien-khai-thang-hanh-dong-quoc-gia-phong-chong-hivaids.aspx

songchungvoi_HIV
29-11-2014, 09:34
Thi tìm hiểu HIV/AIDSThứ Sáu, 22:34 28/11/2014
Kỷ niệm ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS (1-12), Công đoàn ngành Y tế TP HCM tổ chức vòng chung kết hội thi “Ngành y tế với hoạt động phòng chống HIV/AIDS” diễn ra sáng 28-11. 12 đội được chọn vào vòng chung kết thi tiểu phẩm và giải quyết tình huống xung quanh các vấn đề chống kỳ thị,̣

http://nld.vcmedia.vn/thumb_w/540/2014/anh-tin-h-dao-1417224199354.jpg


Trước đó, tại vòng sơ kết, có 312 thí sinh đến từ 52 đội tham gia trắc nghiệm các kiến thức về phòng chống HIV/AIDS (http://nld.com.vn/phong-chong-hivaids.html). Ban tổ chức đã trao 10 giải thưởng cho các đội xuất sắc.

H.Đào
http://nld.com.vn/

Charles
30-11-2014, 10:13
Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1-12):
Không phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh HIV/AIDS

Chủ nhật, 30/11/2014 09:08


(CATP) “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” từ ngày 10-11 đến ngày 10-12-2014, có chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


MỤC TIÊU 90-90-90

Để Việt Nam tiến đến mục tiêu 90-90-90 (tức là: 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế) kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên hiệp quốc đã đưa ra mục tiêu “ba không”, gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” năm 2014 tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV. Qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong đó có khoảng 56% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Trong lĩnh vực điều trị, nửa năm 2014, Việt Nam có 86.771 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV (chiếm 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng). Hiện, việc xét nghiệm tải lượng vi-rút ở Việt Nam chưa mang tính thường quy, mới chỉ thực hiện chủ yếu trong các trường hợp có nghi ngờ. Do vậy ước tính tỷ lệ xét nghiệm tải lượng vi-rút của chúng ta mới chỉ đạt khoảng 5% số người được điều trị ARV.


http://www.congan.com.vn/images1/ToaSoan-BanDoc/11-14/7A-2719.gif
Ông Michel Sidibe, Phó tổng thư ký LHQ (bìa trái) đến thăm Trung tâm Y tế huyện Nam Từ Liêm (Hà Nội) - nơi chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS Ảnh: TTXVN


TPHCM: TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HIV/ADIS TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Hiện TPHCM, có 60.065 người nhiễm HIV, trong đó có gần 33.934 người đã chuyển sang AIDS và đã có trên 10 ngàn người tử vong. Tình hình lây nhiễm HIV khá cao, trong 9 tháng đầu năm 2014, ước tính trên địa bàn thành phố có 1.240 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, 770 trường hợp chuyển sang AIDS và đã có 160 trường hợp tử vong.

Nhóm nguy cơ cao trong lây nhiễm HIV là các đối tượng tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. Chính vì thế công tác tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV tại các quận huyện trong thành phố đã được chú trọng quan tâm, hiện có 24/24 quận huyện triển khai công tác này với 89 giáo dục viên đồng đẳng can thiệp nhóm ma túy, 101 giáo dục viên tiếp cận nhóm phụ nữ mại dâm và 8 người phụ trách nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

Trong năm 2014, do dự án của tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) kết thúc nên số lượng giáo dục viên đều giảm so với năm 2013, trong đó nhóm nam đồng tính giảm đến 50%, nhóm giáo dục viên đối với các đối tượng ma túy giảm 22%, giáo dục viên với phụ nữ bán dâm giảm 12,2%. Hiện thành phố có 35 phòng khám ngoại trú, quản lý, chăm sóc và điều trị cho 26.500 bệnh nhân, trong đó điều trị thuốc ARV cho 23.800 bệnh nhân, đưa hơn 2.800 bệnh nhân mới vào điều trị ARV.

Để chăm sóc người nhiễm HIV thành phố tiếp tục triển khai phòng khám lưu động để đưa dịch vụ chăm sóc điều trị đến với bệnh nhân ở những địa phương chưa có phòng khám ngoại trú và nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao nhưng khó tiếp cận các dịch vụ cố định, giúp việc điều trị được liên tục, tránh nguy cơ kháng thuốc và hỗ trợ tăng cường chăm sóc điều trị tại các cơ sở.

Về giảm thiểu tối đa và thực hiện tốt mục tiêu ba không: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, ngành y tế cần tăng cường chính sách nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng, có cơ chế, chính sách cho việc bình thường hóa các dịch vụ điều trị, xét nghiệm HIV.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh lồng ghép hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS, methadone vào dịch vụ y tế chung nhằm tăng việc tiếp cận của người bệnh được xét nghiệm và điều trị sớm. Đẩy mạnh việc nhận điều trị ARV qua bảo hiểm y tế, lồng ghép các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các nhóm đồng đẳng, các tổ chức tôn giáo, từ thiện tham gia hoạt động tuyên truyền, dự phòng và chăm sóc cho người nhiễm. Tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm giúp Việt Nam đạt được mục tiêu, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam.


MINH KHÔI - MINH NGHĨA

http://www.congan.com.vn/

songchungvoi_HIV
30-11-2014, 13:24
Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 201430-11-2014 12:30 - Theo: baoquangninh.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1985039349)Sáng ngày 30-11, tại Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh, Ban chỉ đạo, phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, với chủ đề: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Dự buổi lễ có đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 1200 ĐVTN.
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baoquangninh.com.vn/dataimages/201411/original/images763604_DSC_0101.JPG


Mở đầu Lễ mít tinh là các tiết mục văn nghệ do Tỉnh Đoàn tổ chức.

</tbody>
Năm 2014 là năm đánh dấu tròn 20 năm tỉnh Quảng Ninh triển khai, thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/). Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự nỗ lực của các ngành, đoàn thể và nhân dân, Quảng Ninh từ một tỉnh nằm trong 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước đến nay đã ra khỏi danh sách đó. Hiện nay, số người mắc mới ngày một giảm; hệ thống phòng chống HIV/AIDS của tỉnh đã được hoàn thiện và củng cố; các chính sách đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS được tỉnh chú trọng quan tâm; hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được triển khai thường xuyên, rộng khắp với nhiều hình thức; sự kỳ thị và phân biệt với người nhiễm HIV dần được cải thiện, không còn nặng nề như trước…
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baoquangninh.com.vn/dataimages/201411/original/images763605_2.jpg


Quang cảnh Lễ mít tinh.

</tbody>
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ mít tinh, đồng chí Vũ Thị Thu Thủy (http://citinews.net/xa-hoi/pho-chu-tich-ubnd-tinh-vu-thi-thu-thuy-chuc-mung-hoi-chu-thap-do-tinh-AGQS5UY/), Phó Chủ tịch UBND (http://citinews.net/kinh-doanh/thong-cao-bao-chi-vbqppl-do-chinh-phu--thu-tuong-chinh-phu-ban-hanh-B3L542I/) tỉnh đã biểu dương và ghi nhận những nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh. Nhất là lực lượng cán bộ trực tiếp tham gia phòng chống HIV/AIDS đã không sợ khó khăn vất vả, nguy hiểm và kỳ thị của xã hội để tổ chức, triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baoquangninh.com.vn/dataimages/201411/original/images763606_DSC_0110.JPG


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Thu Thủy phát biểu chỉ đạo.

</tbody>
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS"; hướng tới mục tiêu ba không của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, đó là "Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đổi xử có liên quan đến HIV/AIDS", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Thu Thủy kêu gọi sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng chống HIV/AIDS, góp phần đảm bảo cho sự phát triển của địa phương cũng như đảm bảo sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân bằng những hành động cụ thể, thiết thực và hiệu quả.Cũng tại Lễ mít tinh, tuổi trẻ Quảng Ninh hứa quyết tâm thực hiện tốt các nội dung cam kết trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đó là tích cực tham gia tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, tiến tới thay đổi thái độ, hành vi cho thanh thiếu nhi và nhân dân về HIV/AIDS và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; xây dựng cho thanh thiếu nhi lối sống trong sạch, lành mạnh, tuyệt đối không xa vào tệ nạn mại dâm, ma tuý; tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ, chăm sóc, thăm hỏi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ nhằm giúp họ vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baoquangninh.com.vn/dataimages/201411/original/images763607_DSC_0064.JPG


Đoàn TN phát tờ rơi tuyên truyền về phòng chống chống HIV/AIDS.

</tbody>
Ngay sau Lễ mít tinh là hoạt động diễu hành trên đường phố của ĐVTN.
<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baoquangninh.com.vn/dataimages/201411/original/images763608_DSC_0134.JPG


ĐVTN diễu hành

</tbody>

Nguyễn Hoa

songchungvoi_HIV
30-11-2014, 14:46
Mít tinh kỷ niệm Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS

30-11-2014 14:13 - Theo: baolaocai.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1603368472)

Ngày 30/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) năm 2014 với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS".

Phát biểu tại Lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (http://citinews.net/doi-song/thuc-hien-nghiem-cac-bien-phap-phong--chong-dich-benh-do-vi-rut-ebola-tren-dia-ban-quan-ly-HGP3UJY/) cho biết: Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đang xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Phân biệt đối xử đã làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác. Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS trước hết mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.
<tbody>
http://baolaocai.vn/userfiles/image/Nam%202014/thang%2011/30/mit-tinh.jpg




</tbody>
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam; đồng thời khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…

Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, cả nước hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617). Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: Người nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.

Năm 2014, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone (http://citinews.net/doi-song/thieu-kinh-phi-phong-benh--benh-aids-co-nguy-co-bung-phat-44G664A/) đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22 nghìn bệnh nhân. Trong năm 2014, toàn quốc đã có 400.000 lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi cũng được tăng cường với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40.000 lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam...

Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ, công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12).

Nhân dịp này, vào 19 giờ 45 phút cùng ngày, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam cũng sẽ tổ chức công diễn vở kịch "Ba trong một" tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8, đường Huỳnh Thúc Kháng (http://citinews.net/xa-hoi/trao-hoc-bong-cho-hoc-sinh-ngheo-hieu-hoc-DB3GQHI/), Hà Nội).

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 11:17
Nhiều địa phương hưởng ứng Tháng Hành động và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDSChủ nhật 30/11/2014 15:39
Nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (10/11-10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12), nhiều địa phương trên toàn quốc đã tổ chức mít tinh và những hoạt động thiết thực để hưởng ứng.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_30/dieu%20hanh.jpg


Diều hành kêu gọi cộng đồng chung tay phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh Trà My

</tbody>
Hải Phòng: Gần 5.000 người tham gia mít tinh phòng, chống HIV/AIDS


Ngày 29/11, tại Quảng trường Nhà hát thành phố (TP) ải Phòng, Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được tổ chức với sự tham gia của khoảng 5.000 người bao gồm lực lượng học sinh, sinh viên, Đoàn Thanh niên, các lực lượng vũ trang; các câu lạc bộ, nhóm tự lực người có H, nhóm tuyên truyền viên cắt tóc phòng, chống HIV/AIDS…


Tính đến đầu tháng 10/2014, TP Hải Phòng phát hiện 7.492 người nhiễm HIV còn sống và 3.296 người tử vong do AIDS. Số bệnh nhân đang theo dõi điều trị là 4.272 người (57%), trong đó có 147 trẻ em.


Trong 9 tháng năm 2014, TP phát hiện 180 người nhiễm mới, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 34 người (16%) và tử vong 10 người, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 16 người (62%). Người nhiễm HIV mới phát hiện vẫn tập trung ở nhóm nghiện chích ma túy, duy trì tăng lây qua quan hệ tình dục, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch qua quan hệ tình dục không an toàn. Kết quả Giám sát hành vi kết hợp chỉ số sinh học HIV/STI cho thấy chiều hướng nhiễm HIV tăng ở phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng ma túy.


Hiện Hải Phòng đang tập trung triển khai nhiều hoạt động hướng tới chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Cụ thể như, tổ chức hội nghị, hội thảo, truyền thông vận động thay đổi hành vi, kêu gọi cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.


Thái Nguyên: Chung tay giúp người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng


Cùng ngày, Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS với sự tham gia tích cực của cộng đồng.


Tính lũy kế đến hết tháng 9/2014, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện gần 10.000 người nhiễm HIV. 179/180 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh phát hiện người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 20-39 tuổi; tỷ lệ nhiễm là 622 người/100.000 dân.


Tại lễ mít tinh Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tạo thành phong trào rộng khắp, không phân biệt đối xử với những người chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS; cùng chung tay, chia sẻ, động viên những người nhiềm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng.


Bên cạnh đó tăng cường các biện pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu để mọi người đều được tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tốt nhất, nhằm hướng tới mục tiêu ba không: "Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV".


Nghệ An: Nhân rộng nhiều mô hình phòng, chống HIV/AIDS


Để nâng cao nhận thức cũng như đấu tranh phòng, chống nhiễm, lây lan bệnh HIV/AIDS, Sở Y tế Nghệ An đã tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS tại huyện Tương Dương với chủ đề “Không kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, hướng tới không còn người nhiễm mới HIV và người tử vong do AIDS”.


Tương Dương là huyện có tỷ lệ người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS cao so với toàn tỉnh Nghệ An, với trên 1.237 người nghiện và 895 người nhiễm HIV/AIDS.


Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Nghệ An là tỉnh phát hiện số người nhiễm HIV cao, đứng thứ 6 cả nước. Tính đến cuối tháng 10/2014, 87,3% xã, phường, thị trấn phát hiện người nhiễm, với trên 7.630 người nhiễm được phát hiện, số người nhiễm còn sống được can thiệp là gần 5.010.


Trong những năm qua, nhờ những hoạt động tích cực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đã được mở rộng, số bệnh nhân điều trị ARV cũng tăng cao. Đặc biệt, tỉnh cũng tập trung nhân rộng mô hình điều trị Methadone và đẩy mạnh chương trình can thiệp giảm hại giúp người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS.


Bên cạnh đó, mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh cũng được củng cố, nhân rộng rộng nhằm giảm số người nhiễm mới HIV, tỷ lệ chết do AIDS, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS.


Trong dịp này, Sở Y tế Nghệ An cũng đã tổ chức khai trương cơ sở điều trị Methadone tại huyện Tương Dương.


Quảng Ninh: Thoát khỏi danh sách 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất


Sáng ngày 30/11, tại Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh cũng đã tổ chức Lễ mít tinh với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


Năm 2014 là năm đánh dấu tròn 20 năm tỉnh Quảng Ninh triển khai, thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự nỗ lực của các ngành, đoàn thể và nhân dân, Quảng Ninh từ một tỉnh nằm trong 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước, đến nay đã ra khỏi danh sách đó.


Tính đến tháng 6/2014, dịch HIV/AIDS phát hiện ở 14/14 huyện, thị xã, thành phố và 165/186 xã, phường, thị trấn trong tỉnh; số người nhiễm hiện còn sống và xác định đúng địa chỉ là 5.200 người; số người đã tử vong do HIV/AIDS là 4.905 người.


Hiện Quảng Ninh đang tập trung mở rộng mô hình điều trị Methadone nhằm giảm thiểu số người nhiễm HIV trên địa bàn. Chương trình này đã được triển khai tại 4 cơ sở (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Đông Triều) với tổng số 819 bệnh nhân đang điều trị.


Thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thêm 1 cơ sở điều trị Methadone tại Uông Bí và 2 cơ sở vệ sinh tại TP Hạ Long nhằm đảm bảo đủ cung cấp dịch vụ cho 1.100 người nghiện ma túy.


Quảng Trị: Xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS


Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ mít tinh tại Nhà văn hoá Trung tâm thị trấn Khe Sanh huyện Hướng Hóa với đông đảo sự tham gia của cộng đồng.


Tại Lễ mít tinh, nội dung được nhấn mạnh là xóa bỏ biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS và có nguy cơ cao lây nhiễm. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng số người nhiễm HIV.


Bên cạnh công tác đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS và tổ chức mít tinh, diễu hành đồng loạt trên địa bàn tỉnh trong ngày 1/12, các ban ngành, đoàn thể từ cấp tỉnh đến xã, phường thuộc tỉnh Quảng Trị cũng tổ chức nhiều hoạt động phối hợp với ngành y tế như thảo luận nhóm, tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện tại vùng sâu, vùng xa cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao; thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV, giới thiệu họ đến cơ sở điều trị để họ được tiếp cận với thuốc kháng virus (ARV); huy động các ban ngành, đoàn thể vận động gia đình và người nghiện chích ma túy tiếp cận cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone…


Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị cũng sẽ phối hợp trao tặng nhiều suất quà cho trẻ nhiễm HIV, bị ảnh hưởng bởi HIV trên địa bàn tỉnh và trao 2 suất quà trị giá 10.000.000 đồng cho 2 gia đình người nhiễm HIV/AIDS gặp khó khăn trên địa bàn để giúp họ có vốn chăn nuôi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống…


Yên Bái: Tạo điều kiện để người nhiễm HIV tự cởi bỏ kỳ thị bản thân


Ngày 29/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên thuộc khối các cơ quan tỉnh, lực lượng vũ trang và học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái.


Tính đến hết tháng 10/2014, Yên Bái phát hiện 4.992 người nhiễm HIV, trong đó 1.445 người đã tử vong do AIDS, số người nhiễm hiện đang còn sống là 3.547 người.


Thời gian qua, Yên Bái chú trọng các chính sách đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được triển khai thường xuyên, rộng khắp tại 100% huyện, thị xã, thành phố, xã phường, thị trấn với nhiều hình thức.


Tỉnh cũng tập trung chương trình can thiệp giảm hại, chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadon nhằm góp phần giảm thiểu lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nguy cơ cao và từ nhóm nguy cơ cao lan ra cộng đồng. Ngoài ra, hệ thống phòng khám ngoại trú phục vụ cho bệnh nhân HIV/AIDS cũng được triển khai tại tất cả các huyện, thị.


Thời gian tới, Yên Bái sẽ vận động nguồn lực tài chính ổn định cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn; đẩy mạnh công tác truyền thông; tăng cường quảng bá về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương…


Bên cạnh đó, tạo điều kiện để người nhiễm HIV và gia đình tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS, tự cởi bỏ sự kỳ thị vởi bản thân, cùng toàn xã hội phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.

Trà Myhttp://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nhieu-dia-phuong-huong-ung-Thang-Hanh-dong-va-Ngay-The-gioi-phong-chong-HIVAIDS/11894.vgp

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 13:14
Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12): Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIVThứ hai, ngày 01-12-2014, 09:17
TQĐT - Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12) năm nay có chủ đề “Không còn kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS” nhằm đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn, giúp đỡ những người nhiễm HIV có được cuộc sống tốt.


<tbody>
http://www.baotuyenquang.com.vn/media/images/2014/12/1che.jpg
Một buổi thu gom bơm kim tiêm của nhóm Giáo dục đồng đẳng
huyện Yên Sơn tại xã Mỹ Bằng.

</tbody>
Đánh giá của Liên Hợp Quốc cho thấy, tình hình người mới nhiễm HIV trên toàn cầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam chỉ 24% phụ nữ trẻ và nam giới có kiến thức về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV. Nguyên nhân dẫn tới sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV chính là sự thiếu hiểu biết về bệnh HIV. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh của những người nhiễm HIV/AIDS, làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng và số người tử vong do HIV/AIDS.


Là người đã nhiều năm gắn bó với công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện, y sỹ Hà Đức Hoan, Trung tâm Y tế huyện Yên Sơn khẳng định, những năm qua, thông qua công tác tuyên truyền giúp nhận thức của cộng đồng xã hội về bệnh HIV/AIDS đã được nâng cao rõ rệt, sự kỳ thị, xa lánh và đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã giảm đi rất nhiều, người HIV/AIDS được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có công ăn việc làm tốt hơn. Đến cuối tháng 11-2014, trên địa bàn huyện đã thành lập được 13 Câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS xã, thị trấn. Trung bình, mỗi Câu lạc bộ có từ 10 đến 20 thành viên, nòng cốt là các cán bộ Đoàn, Hội Phụ nữ, Trạm Y tế xã, giúp tăng hiệu quả hoạt động tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.


Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, nhóm Giáo dục đồng đẳng huyện Yên Sơn thật sự là “mái nhà chung” của 20 người nhiễm HIV. Cứ ngày 30 hàng tháng, các thành viên trong nhóm tổ chức sinh hoạt, đi phát bơm kim tiêm, bao cao su, phát tờ rơi, thu gom bơm kim tiêm… tại các điểm nóng về ma túy, mại dâm trên địa bàn huyện. Chị Trần Thị Thu ở xã Tiến Bộ, trưởng nhóm Giáo dục đồng đẳng chia sẻ, bản thân chị bị nhiễm HIV từ chồng. Ngày đầu được phát hiện mang trong mình “căn bệnh thế kỷ”, mọi thứ như sụp đổ trước mắt chị. Chị lúc nào cũng nghĩ đến cái chết, nhiều người xa lánh… Chị đã tìm đọc nhiều sách, báo nói về HIV/AIDS để có thêm kiến thức về cách phòng, chống căn bệnh nan y này cho cộng đồng. Chị Thu tâm niệm, muốn mọi người không kỳ thị, xa lánh mình thì bản thân người nhiễm HIV phải sống cho tốt, hơn hết là một người tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu biết về căn bệnh này. Nhờ sự kiên trì vận động và nỗ lực của bản thân, đến nay, chị không bị mọi người kỳ thị, xa lánh nữa. Ngoài ra, chị được điều trị đều đặn bằng thuốc ARV nên sức khỏe ổn định và làm việc bình thường, nuôi dạy con tốt.


Tháng 9-2014, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014 - 2020 tạo bước tiến mới trong công tác phòng, chống ma túy và bệnh HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh ta. Tỉnh phấn đấu ít nhất 70% người nghiện được điều trị bằng thuốc Methadone vào năm 2020, sẽ giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện tiêm chích ma túy.


Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, toàn tỉnh hiện có 48 tuyên truyền viên đồng đẳng. Trong đó, thành phố Tuyên Quang có 12 người, Sơn Dương có 16 người và Yên Sơn có 20 người. Các đồng đẳng viên có nhiệm vụ tìm kiếm các đối tượng bị nhiễm HIV, các đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS nhằm tuyên truyền, vận động, giúp họ cách phòng tránh và giới thiệu họ đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị; vận động các đối tượng từ bỏ ma túy và hành vi mua, bán dâm...

Bài, ảnh: Lý Thịnh
http://www.baotuyenquang.com.vn/xa-hoi/muon-mat-doi-song/ngay-the-gioi-phong-chong-aids-1-12-khong-ky-thi-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-hiv-46888.html

Charles
01-12-2014, 19:47
Văn Bàn triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014

(01/12/2014)

Hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2014. Sáng ngày 27/11/2014, huyện Văn Bàn tổ chức lễ mit-tinh và diễu hành tại 8 xã, thị trấn trọng điểm của huyện. Nhằm nêu bật tầm quan trọng của phòng chống HIV/AIDS đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Tại địa bàn xã Minh Lương, dự và phát biểu có đ/c Trần Thị Việt - PCT UBND huyện.

Trong những năm qua, cùng với việc thực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh. Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống về mọi mặt của nhân dân. Huyện Văn Bàn đã tích cực chỉ đạo và phối hợp các ngành, các cấp phòng chống HIV/AIDS; Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động phòng chống HIV/AIDS; Kiện toàn, tăng cường về số lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới phòng chống HIV/AIDS; triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV…

Thực tế hiện nay tại huyện Văn Bàn, đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân; kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Mặc dù đã được kiềm chế, khống chế trong cộng đồng dân cư nhưng vẫn còn nhiều trường hợp nhiễm HIV, nhiều người bệnh AIDS và nhiều trường hợp tử vong do bệnh AIDS. Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Bàn có 578 trường hợp nhiễm HIV, 95 người bệnh AIDS và 129 trường hợp đã tử vong do AIDS. Tập trung ở các địa phương như: Thị trấn Khánh Yên, xã Minh Lương, Khánh Yên Thượng,…

Với chủ đề “Không kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Tháng hành động năm 2014 nhằm tăng cường trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người,…

Phát biểu tại lễ mít tinh, đ/c Trần Thị Việt – PCT UBND huyện Văn Bàn đã kêu gọi chính quyền các cấp, các ban, ngành và người dân trên địa bàn xã Minh Lương nói riêng, huyện Văn Bàn nói chung. Tiếp tục phát huy tính tự giác, chủ động và tích cực trong phòng chống HIV/AIDS để bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi nhà và sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

Ngay sau lễ mit-tinh, xã Minh Lương đã tổ chức diễu hành mang theo các thông điệp, khẩu hiệu, chủ đề truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Kêu gọi mọi người, mọi nhà và toàn xã hội tham gia phòng chống HIV/AIDS. Góp phần thúc đẩy công tác phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.


Hà Phương: Đài TT - TH huyện
http://laocai.gov.vn/

Charles
03-12-2014, 19:04
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS: Thu hẹp khoảng cách

Thứ Tư, 03/12/2014, 08:28 [GMT+7]
“Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” là thông điệp thông qua hàng loạt hoạt động trong tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

Chung tay vì bệnh nhân AIDS

Không may qua đời vì nhiễm AIDS, chị Cao Thị T. (thôn 1, xã Ba, Đông Giang) để lại 5 đứa con nhỏ với gia cảnh hết sức khó khăn. Chị T. bị nhiễm HIV từ người chồng, vốn nghiện ma túy. Ở vùng cao, điều kiện truyền thông hạn chế, nhưng cộng đồng đã chung tay giúp đỡ cho các con của chị. Nhờ nguồn hỗ trợ từ chính quyền, các tổ chức hảo tâm, các em nay đã có nhà ở ổn định và tiếp tục đến trường. Trong số đó, có một em được Trung tâm Trẻ mồ côi, sơ sinh Quảng Nam nhận nuôi dưỡng. Vòng tay dang rộng của xã hội đối với người nhiễm HIV và gia đình người nhiễm HIV như trường hợp của chị T. không hiếm. Cái nhìn thiện cảm, không kỳ thị cũng chính là động lực giúp họ vượt qua bệnh tật, đồng thời trở thành kênh tuyên truyền, vận động cho cộng đồng phòng tránh HIV/AIDS.


<tbody>
http://baoquangnam.com.vn/dataimages/201412/original/images1096044_IMG_0010.jpg


Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS của tuổi trẻ Điện Bàn. Ảnh: A.T


</tbody>

Anh Nguyễn Thanh T., một người nhiễm HIV tại Điện Bàn, chia sẻ: “Hiện tại, tôi chỉ mong có được một công ăn việc làm ổn định, không bị phân biệt, kỳ thị để có thể phụ giúp gia đình, nuôi con cái ăn học”. Nguyện vọng của anh T. là nguyện vọng chính đáng của hàng trăm người nhiễm HIV khác trên địa bàn tỉnh. Anh T. tâm sự, chính thiện cảm, sự chở che của cộng đồng sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người như anh chống chọi lại với bệnh tật, đồng thời tiếp tục đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội. “Chúng tôi mong muốn có một cái nhìn công bằng, thiện cảm hơn từ mọi người. Chúng tôi cũng còn khả năng lao động, còn có thể cống hiến. Đồng thời chúng tôi cũng muốn mọi người hiểu thêm về tác hại của căn bệnh này, tích cực ngăn ngừa, phòng tránh” - anh T. tâm sự.

Từ ngày 10.11 đến ngày 10.12 năm nay được chọn là Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Đó là thông điệp mà chương trình muốn gửi gắm, để thay đổi hành vi, thái độ ứng xử của người dân đối với những trường hợp như chị T. anh T. Hàng loạt hoạt động nhằm truyền thông, vận động thay đổi hành vi, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã được triển khai như phân phát tờ rơi tuyên truyền, thông tin qua băng rôn, áp phích, tọa đàm về phòng chống HIV/AIDS tại các điểm nóng khu dân cư, trường học. Song song với đó, việc tư vấn người có nguy cơ cao thực hành các hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ về y tế được triển khai rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh đã từng bước phát huy hiệu quả trong việc ngăn ngừa tác hại của căn bệnh này

Sức lan tỏa trong cộng đồng

Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 849 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 410 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 310 người tử vong do AIDS. So với năm 2013, số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS và số tử vong do AIDS ở Quảng Nam đều giảm, nhưng không nhiều và chưa bền vững; 80% trường hợp nhiễm HIV chủ yếu nằm trong độ tuổi 20 - 40. Sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng và cả cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ được xem là giải pháp căn cơ nhất để hạn chế, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS. Theo đó, hàng loạt hoạt động tuyên truyền, phát động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Mới đây nhất, Trung tâm Y tế huyện Điện Bàn đã phối hợp với Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh tổ chức lễ phát động tháng hành động phòng chống HIV/AIDS năm 2014 tại điểm Trường THPT Nguyễn Khuyến (huyện Điện Bàn). Thông qua những hoạt động như tìm hiểu về HIV/AIDS, các phòng tránh, chuyển tải các thông điệp ý nghĩa bằng các cuộc thi vẽ tranh, câu hỏi kiến thức về HIV/AIDS, đông đảo cán bộ, đoàn viên thanh niên và các bạn học sinh đã được tuyên truyền về tác hại, hậu quả của HIV/AIDS cũng như các biện pháp phòng chống. Đặc biệt, người bị nhiễm HIV/AIDS đã trực tiếp sẻ chia tâm sự của mình, tạo nên một hiệu ứng sâu rộng đến các bạn trẻ với thông điệp mỗi người cần tự bảo vệ mình trước căn bệnh thế kỷ, đồng thời không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Anh Đặng Hữu Tú - Phó Bí thư Thường trực Huyện đoàn Điện Bàn cho biết: “Tuyên truyền, thay đổi nhận thức, chuyển tải các thông điệp ý nghĩa về HIV/AIDS thông qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, diễn kịch, vẽ tranh là cách hiệu quả để bạn trẻ hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó, tạo nên hiểu biết sâu rộng, thay đổi hành vi, giúp người trẻ có lối sống lành mạnh, ngăn ngừa, phòng tránh”. Ông Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết thêm: “Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi hành vi theo hướng tích cực nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS luôn được triển khai thường xuyên, tích cực. Đây cũng được xem là cách hữu hiệu nhất để từng bước phòng chống dịch HIV/AIDS trong cộng đồng. Song song với đó, chúng tôi cũng đã triển khai xét nghiệm, tư vấn cho phụ nữ mang thai, tư vấn điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS, từng bước giúp họ ổn định sức khỏe, tâm lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ để họ có thể đóng góp, cống hiến cho xã hội”.


PHƯƠNG GIANG


http://baoquangnam.com.vn/xa-hoi/201412/thang-hanh-dong-quoc-gia-phong-chong-hivaids-thu-hep-khoang-cach-565486/

songchungvoi_HIV
08-12-2014, 12:25
Châu Thành
Phát động tháng hành động phòng, chống HIV/AIDSCập nhật ngày: 08/12/2014 07:56:39

Phát biểu tại buổi lễ phát động, ông Võ Ngọc Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm huyện Châu Thành yêu cầu gia đình, người thân của người nhiễm HIV/AIDS, các tổ chức xã hội và cộng đồng tăng cường hỗ trợ cho người nhiễm HIV, chống phân biệt kỳ thị với người nhiễm; kêu gọi các tổ chức, đoàn thể và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đảm bảo cho sự phát triển của địa phương và đảm bảo an sinh xã hội.

Theo thống kê, huyện Châu Thành hiện có 237 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS là 62 trường hợp và 54 người đã tử vong. Tuy nhiên, con số nầy chỉ phản ánh số người được phát hiện.
Thanh Dự
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D99/Phat_dong_thang_hanh_dong_phong_chong_HIV_AIDS.asp x

Charles
09-12-2014, 19:18
Phường 12 (TP. Vũng Tàu): Ra mắt Câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS

Cập nhật: 07:09, 09/12/2014 (GMT+7)

Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014, ngày 7-12, phường 12 (TP. Vũng Tàu) ra mắt Câu lạc bộ (CLB) phòng chống HIV/AIDS. Ngay sau lễ ra mắt, CLB đã tổ chức buổi sinh hoạt lần đầu với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Các thành viên CLB được tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, đường lây bệnh nhiễm, cách phòng ngừa bệnh HIV/AIDS và các mục tiêu của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014.Những năm qua, tại phường 12, dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV đã được mở rộng, số bệnh nhân điều trị ARV cũng tăng cao. Địa phương tập trung nhân rộng mô hình điều trị Methadone thay thế chất gây nghiện và đẩy mạnh chương trình can thiệp giảm hại giúp người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đến ngày 30-11, trên địa bàn phường 12 có 111 người nhiễm HIV; 85 người chuyển sang AIDS, 55 người tử vong do AIDS; số người được quản lý tại địa bàn là 42 người; số đang quản lý tại các trại: 10 người; số đang điều trị ARV: 35 người; có 2 trẻ nhiễm HIV được sinh ra từ người mẹ bị HIV/AIDS.

TRẦN VĂN TỈNH
(Trạm Y tế phường 12, TP. Vũng Tàu)
http://baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/201412/phuong-12-tp-vung-tau-ra-mat-cau-lac-bo-phong-chong-hivaids-567418/index.htm

songchungvoi_HIV
10-12-2014, 13:17
Huyện Cao Lãnh
Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDSCập nhật ngày: 10/12/2014 08:08:11

Sáng 9/12, Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân (BCĐ CSSKND) huyện Cao Lãnh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số với chủ đề “Duy trì mức sinh thấp, hợp lý vì sự phát triển bền vững của đất nước” và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm HIV”. Gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, học sinh và quần chúng nhân dân trên địa bàn tham dự.
http://www.baodongthap.com.vn/database/image/2014/12/10/t%202-7.JPG
Gần 1.000 đại biểu, đoàn viên, thanh niên, học sinh, quần chúng nhân dân tham dự lễ mít tinhPhát biểu tại lễ phát động, ông Trần Văn Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ CSSKND huyện Cao Lãnh đề nghị các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động, phối hợp chặt chẽ nâng cao nhận thức trong nhân dân, đặc biệt là đối tượng vị thành niên về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần nâng cao chất lượng dân số”.

Sau lễ phát động, các đại biểu và đông đảo quần chúng nhân dân đã tham gia diễu hành trên tuyến đường chính của huyện.
BÍCH LIỄUhttp://www.baodongthap.com.vn/

Charles
11-12-2014, 14:15
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Thứ năm, 11/12/2014 09:16

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 có chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với với người nhiễm HIV/AIDS”. Thông qua các hoạt động của tháng hành động nhằm kêu gọi sự tham gia, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và cả cộng đồng cùng tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn Tiến sỹ Đỗ Văn Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.


http://image.baoninhbinh.org.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/11/MG5441.jpg
Ra quân phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Ninh Bình. Ảnh: Trần Đức


P.V: Thưa đồng chí, những năm qua, những người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được quan tâm, chăm sóc về mặt sức khỏe như thế nào?

Đ/c Đỗ Văn Dung: Trong những năm qua, cũng như các địa phương khác trong toàn quốc, cả hệ thống chính trị của tỉnh cùng vào cuộc để triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định về phòng, chống HIV/AIDS tới toàn thể các tầng lớp nhân dân, những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và người nhiễm HIV/AIDS. Về cơ bản, các tầng lớp nhân dân đã có kiến thức, thái độ và hành vi tốt trong phòng, chống HIV/AIDS.

Tính đến ngày 30-11-2014, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống trên địa bàn tỉnh là 1.769 người; số bệnh nhân AIDS còn sống là 990 trường hợp, trong đó có 849 bệnh nhân (trong đó có 24 trẻ em) được điều trị thuốc kháng vi rút (đạt 85,8%). Hoạt động chăm sóc và điều trị hiện nay tại tỉnh chủ yếu do Qũy toàn cầu hỗ trợ. Tỉnh ta đã duy trì điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS đủ tiêu chuẩn điều trị tại 2 phòng khám ngoại trú (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn), 5 điểmđiều trị ngoại trú (Bệnh viện đa khoa huyện Hoa Lư, Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn, Bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan, Trung tâm 06, Trại giam Ninh Khánh) và 12 điểm cấp phát thuốc tại các xã, phường.

Đến nay, đã chuyển 210 bệnh nhân về 12 điểm cấp phát thuốc tại trạm Y tế xã. Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị người nhiễm được triển khai có hiệu quả ở tất cả các tuyến y tế, đặc biệt công tác này đang triển khai có hiệu quả tại cộng đồng. Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và khách hàng của phụ nữ bán dâm đã được hưởng dịch vụ cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí (chỉ tiêu thực hiện đạt trên 80%). Những người nghiện chất dạng thuốc phiện đã và đang mở rộng diện được cai nghiện bằng thuốc thay thế (Methadone).

Hiện tại trong tỉnh đã triển khai 2 cơ sở điều trị thuốc methadone cho 267 bệnh nhân (đạt 65% chỉ tiêu được giao). Đây là giải pháp rất hiệu quả, ngoài giải quyết vấn đề điều trị nghiện ma túy, làm giảm đáng kể lây truyền HIV, viêm gan B, viêm gan C qua đường máu và tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân AIDS đang dùng thuốc ARV. Trong năm 2014, lũy tích có khoảng 19.000 phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV (đạt trên 90%), trong số đó đã phát hiện được 14 bà mẹ nhiễm HIV và được điều trị dự phòng lây truyền mẹ sang con đạt tỷ lệ trên 75%.

Tuy nhiên, dự kiến do cắt giảm kinh phí từ các tổ chức quốc tế, chương trình mục tiêu quốc gia, trong năm 2015 và các năm tiếp theo tỉnh Ninh Bình sẽ có thể nhận thêm gần 500 bệnh nhân AIDS hiện đang điều trị ARV tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vấn đề đặt ra là địa phương phải chủ động một lượng kinh phí không nhỏ chi trả thuốc ARV để điều trị suốt đời cho bệnh nhân AIDS.

P.V: Đồng chí có thể cho biết tình hình hòa nhập cộng đồng của những người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh?

Đ/c Đỗ Văn Dung: Sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm HIV/AIDS cũng còn nhiều vấn đề cần phải chia sẻ và quan tâm. Sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm tốt hay chưa tốt phụ thuộc rất nhiều vào thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm. ở đâu, vào thời gian nào sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm giảm, ít hoặc không có thì ở đó, khi sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm được cải thiện và tốt hơn. Với người nhiễm HIV/AIDS, họ hơn bao giờ hết luôn mong được hỗ trợ chăm sóc, điều trị, được tôn trọng, được bảo vệ các quyền công dân, luôn khao khát và chủ động hòa nhập cộng đồng.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm HIV/AIDS có sự cải thiện đáng kể, nhiều địa phương đã coi căn bệnh HIV/AIDS là một trong những bệnh nhiễm trùng thông thường khác và hoàn toàn không có sự mặc cảm với căn bệnh này. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS đã vượt qua được mặc cảm, kỳ thị, tích cực hòa nhập cộng đồng thông qua việc công khai danh tính, tình trạng bệnh tật, tham gia sản xuất, lao động. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều câu lạc bộ của người nhiễm HIV/AIDS như: câu lạc bộ “Vì ngày mai tươi sáng”, “Khát vọng tình thương”, “Mái ấm tình thương”, “Hoa ngọc lan”... là địa chỉ để những người có H giao lưu, gặp gỡ, giúp đỡ lẫn nhau.

Đây cũng là hình thức giúp quản lý những người có H, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để hạn chế tình trạng lây nhiễm ra cộng đồng. Nhiều trường hợp công khai tình trạng phơi nhiễm, giúp nhau trong cuộc sống hàng ngày, tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, quan niệm và sự nhìn nhận của cộng đồng, xã hội về HIV/AIDS đã có sự thay đổi cơ bản. Nhiều người đã nhận thức và hiểu đúng HIV là một loại bệnh tật và những người mắc căn bệnh này đã được chăm sóc, tư vấn, điều trị, thăm hỏi, động viên như những người mắc bệnh khác.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử ở các mức độ, hình thức khác nhau, vì thế đã trở thành rào cản không nhỏ cho sự hòa nhập cộng đồng của người nhiễm cũng như bảo đảm các quyền của người nhiễm; là rào cản trong công tác dự phòng HIV/AIDS, tới việc tiếp cận các dịch vụ điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm, các can thiệp giảm hại...

P.V: Chủ đề của Tháng hành động năm nay là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Theo đồng chí, để thực hiện hiệu quả chủ đề này, cần phải quan tâm đến những vấn đề gì?

Đ/c Đỗ Văn Dung: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” cần phải được xem là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm và gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể thông qua việc thực hiện hiệu quả công tác huy động sự tham gia tích cực của cả cộng đồng và sự phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS.

Trong đó, cần quan tâm thực hiện tốt công tác truyền thông nhằm làm thay đổi hành vi cho gia đình, cộng đồng và xã hội để có đầy đủ kiến thức, thái độ và hành vi về HIV/AIDS, từ đó không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Làm tốt công tác tư vấn với người nhiễm HIV/AIDS để họ không tự kỳ thị, phân biệt đối xử. Khi người bệnh biết bị nhiễm HIV/AIDS, thường bị khủng hoảng cả về tâm lý lẫn hành vi, vì thế rất cần sự tư vấn, chia sẻ, giúp đỡ của người thân, gia đình, cộng đồng, cơ quan chuyên môn... để nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng, thăng bằng về tâm lý và hành vi, tự làm chủ bản thân và có các quyết định đúng về vấn đề sức khỏe của mình; sớm có được tính tự giác, tự tin và tự lực trong cuộc sống, có thể chủ động công khai danh tính của bản thân.

Bên cạnh đó, cần phát hiện sớm người nhiễm HIV và cung cấp thuốc ARV cũng như các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khác cho người nhiễm tại cộng đồng. Điều trị thuốc ARV sớm cho người nhiễm HIV/AIDS là cách dự phòng lây nhiễm HIV bền vững nhất. Thực tế cho thấy, làm tốt công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV, chúng ta sẽ quản lý tốt được người bệnh. Đồng thời, quan tâm thành lập và duy trì tốt các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS cho người nhiễm và các tầng lớp nhân dân tham gia. Nếu mô hình này được phát huy, sẽ tạo điều kiện tốt cho người nhiễm tự giác, tự tin và tự lực trong chăm sóc, điều trị bệnh và trong cuộc sống.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!


Phan Hiếu (Thực hiện)
http://baoninhbinh.org.vn/khong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-hivaids-20141211091343271p3c23.htm

songchungvoi_HIV
12-12-2014, 16:12
Caritas Huế phát động chương trình “Hưởng ứng tháng quốc gia phòng chống HIV/AIDS” và “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”Ngày 10/12/2014
Lúc 9 giờ ngày 09/12/2014, tại văn phòng Caritas Huế, Ban phụ trách HIV/AIDS tổ chức buổi họp mặt các thành viên nhóm Tự lực của Caritas Huế để phát động chương trình “Hưởng ứng tháng quốc gia phòng chống HIV/AIDS” và “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”.

Tham dự buổi họp mặt có linh mục Phêrô Trần Văn Quý, Trưởng ban Bác ái - Xã Hội giáo phận, Giám đốc Caritas Huế; linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Caritas Huế; linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Thành Hưng, Phó Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Huế; quý sơ Dòng Phaolô Huế, các tình nguyện viên và nhóm Tự Lực của Caritas Huế.

Phía các tổ chức xã hội có Bác sĩ Nguyễn Lê Tâm thuộc Trung tâm Phòng Chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Lê Ngọc Tình thuộc Trung Tâm Phát triển Năng lực Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế; Bác sĩ Nguyễn Minh Phúc thuộc tổ chức NCA (Norwegian Church Aid).

Nhóm Tự Lực gồm 15 thành viên được thành lập ngày 14/11/2014, có nhiệm vụ giúp đỡ, chăm sóc người có HIV, bệnh nhân AIDS, trẻ nhiễm, và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (OVC) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Đây là lực lượng thực hiện chương trình “Hưởng ứng tháng quốc gia phòng chống HIV/AIDS” và “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS” của Caritas Huế.

“Bằng phương châm ‘tự chăm sóc và chăm sóc lẫn nhau với sự giúp đỡ của Caritas Huế’, các tình nguyện viên và nhóm Tự lực sẽ đa dạng hình thức hoạt động, chủ động phối hợp với các tổ chức xã hội, các tôn giáo bạn để thực hiện chương trình”, anh Giuse Nguyễn văn Hoàng, nhân viên Caritas Huế, phụ trách công tác HIV/AIDS cho biết.

Phát biểu trong phần khai mạc, linh mục Phêrô Trần Văn Quý chia sẻ: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (Cđ. Vatican II, Hc. Giáo Hội trong thế giới ngày nay - Gaudium Et Spes, số 1). Đại dịch HIV/AIDS đang gây biết bao đau khổ cho cộng đồng nhân loại hôm nay đã gieo âm hưởng rất lớn không chỉ trong lòng chúng tôi mà cả trong lòng mọi người trong xã hội. Giáo Hội Công Giáo, trong đó có Giáo phận Huế chúng tôi, như Đức Cựu Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nói nhân Ngày Thế giới dành cho các Bệnh nhân AIDS (01/12/2006), qua các hoạt động của Caritas Huế, chung tay góp sức với các cơ quan, tổ chức xã hội, các tôn giáo khác trong việc phòng chống HIV/AIDS, như là một phần trong sứ vụ của chúng tôi”.

Phát biểu ý kiến trong dịp này, các Bác sĩ Nguyễn Lê Tâm, Bác sĩ Nguyễn Minh Phúc, và ông Lê Ngọc Tình đánh giá cao tinh thần, hiệu quả hoạt động của các tình nguyện viên nhóm Tự Lực; về phần mình, các ông sẵn sàng cộng tác với ban HIV/AIDS của Caritas Huế và tạo mọi điều kiện thuận lợi để ban HIV/AIDS hoạt động nhằm góp phần hạn chế sự lây lan HIV, giảm thiểu sự kỳ thị đối với người có HIV trong cộng đồng và nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc tinh thần, thể chất và xã hội cho người có HIV.

Buổi họp mặt tiếp tục với phần sinh hoạt đón mừng Giáng Sinh 2014 và Năm mới 2015 với những anh chị em có HIV. Lời ca tiếng hát của mọi người làm cho bầu khí buổi họp mặt thêm phần vui vẻ, ấm đậm tình người.

Chương trình họp mặt này được hỗ trợ kinh phí của các sơ dòng Phaolô ở Huế.

Một thành viên nhóm Tự Lực xúc động nói lên niềm vui, và lời cảm ơn khi được Caritas Huế và các các tổ chức xã hội tận tình giúp đỡ. Anh cam kết sẽ “tự chăm sóc” mình đúng quy định và “chăm sóc những người cùng hoàn cảnh” như mình cách nhiệt tình và cảm thông. Thay mặt những người có HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương, anh gởi đến quý linh mục, quý sơ, quý khách và các tình nguyện viên lời cảm ơn và chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới.

Buổi họp mặt kết thúc lúc 12g00 sau bữa cơm trưa thân mật giữa mọi người với anh chị em có HIV.


Caritas Huế

Charles
15-12-2014, 19:59
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS:

Dịch HIV/AIDS chủ yếu lây qua đường tình dục

11:23 15/12/2014
Theo Bộ Y tế, dịch HIV/AIDS tập trung ở nhóm tiêm chích ma túy, đồng tính nam và phụ nữ bán dâm. Đường lây chủ yếu là quan hệ qua đường tình dục.

Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ngày 15/12, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị đánh giá về hoạt động này thời gian qua, đồng thời, trao giải báo chí viết về HIV/AIDS lần thứ 4.

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) những năm gần đây, tình hình dịch HIV/AIDS đã giảm nhưng chưa bền vững và vẫn là mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng. Mỗi năm vẫn có khoảng 14.000 người mắc mới được phát hiện, số tích lũy tiếp tục gia tăng và hiện có 220 nghìn người nhiễm HIV cần chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Dịch tập trung ở nhóm tiêm chích ma túy, đồng tính nam và phụ nữ bán dâm. Đường lây chủ yếu là quan hệ qua đường tình dục. Khó khăn lớn hiện nay là những vấn đề này đang rất khó kiểm soát, độ bao phủ xét nghiệm điều trị thấp. Việc kỳ thị với người nhiễm HIV vẫn là rào cản lớn. Hiện Bộ Y tế chưa có phác đồ điều trị ma túy đá trong khi 70-80% người nghiện hiện là sử dụng ma túy đá. Đặc biệt, người sử dụng ma túy đá gây ảo giác, gây kích ứng nhu cầu tình dục gây nên tình trạng quan hệ tình dục theo kiểu “bầy đàn”, làm tăng nguy cơ lây lan dịch HIV/AIDS. Đang có khoảng 500.000 người quan hệ tình dục đồng giới nam, là những tiềm ẩn nguy cơ cao.

Để ngăn chặn dịch, Việt Nam đang tiến hành các giải pháp cho các nhóm nguy cơ cao: cung cấp bơm kim tiêm cho người nghiện ma túy lên 65%; cấp miễn phí cho khu vực miền núi; mở rộng điều trị nghiện bằng methadone khi hiệu quả hiện đã chỉ ra: giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy, cải thiện sức khỏe, tránh lây nhiễm và giảm tệ nạn xã hội; cung cấp bao cao su, tư vấn xét nghiệm và điều trị ARV. Tới đây, sẽ triển khai điều trị nghiện ma túy bằng methadone ở cả các trại giam và các trại 05-06.

Nhân dịp này, Bộ Y tế và Hội Nhà báo Việt Nam cũng trao giải báo chí viết về đề tài phòng, chống HIV/AIDS cho 49 tác phẩm, nhóm tác phẩm.

Thanh Hằng
http://cand.com.vn/y-te/Cao-dich-HiV-aidS-chu-yeu-lay-qua-duong-tinh-duc-334542/

songchungvoi_HIV
23-12-2014, 11:21
Trung Quốc cam kết chống phân biệt người nhiễm HIV

23-12-2014 10:30 - Theo: tuoitre.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-431455821)



TT - Bộ Y tế Trung Quốc vừa cam kết chăm sóc y tế cho cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị dân làng trục xuất khiến dư luận bức xúc.

http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2014/12/23/nnZgKVGk.jpgCậu bé Khôn Khôn luôn phải sống trong cảnh cô đơn vì sự kỳ thị - Ảnh: Daily Mail


TheoTrung Quốc Nhật Báo (http://citinews.net/the-gioi/quan-chuc-trung-quoc-mua----xac-chet-cho-du-chi-tieu-F7U7TWA/), Bắc Kinh khẳng định sẽ cung cấp chi phí khám chữa bệnh, sinh sống cho bé Khôn Khôn thuộc huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Chính quyền cũng sẽ đảm bảo cho Khôn Khôn được đi học.

Tuần trước, 203 người dân ngôi làng nghèo ở Tây Sung, trong đó có ông La - ông nội Khôn Khôn, đã ký vào lá đơn kiến nghị đòi trục xuất cậu bé 8 tuổi ra khỏi làng. Cậu bé bị phát hiện nhiễm HIV khi nhập viện vì một tai nạn. Từ lúc đó con trai ông La không trở về nhà, còn mẹ cậu bé đã bỏ đi từ năm 2006. Gia đình chỉ còn lại ông lão 69 tuổi và đứa bé nhiễm HIV. Cả thôn không ai muốn tiếp xúc với Khôn Khôn và ông La.

Chẳng ai thèm mua heo và lương thực do ông La nuôi dưỡng, trồng trọt. Trường học cũng không dám nhận Khôn Khôn. Nhiều người dân làng gọi cậu bé là “trái bom nổ chậm”. “Con gái chúng tôi cũng cỡ bằng tuổi nó. Gia đình lo sợ nếu lỡ con bé bị thằng nhỏ cắn trúng thì biết phải làm sao? Ðứa nhỏ này nguy hiểm lắm” - một thiếu phụ gần nhà ông La lo lắng.

Cách hành xử của người dân huyện Tây Sung đã vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận Trung Quốc. Theo Thời Báo Hoàn Cầu (http://citinews.net/the-gioi/skds-luon-mong-muon-duoc-nhan-phan-hoi-tu-ban-doc--YVQHBBQ/), hiện cơ quan chức năng Tứ Xuyên đang điều tra vụ việc. Ðại diện Liên Hiệp Quốc (http://citinews.net/doi-song/tren-71--nan-nhan-cua-bao-luc-gia-dinh-la-phu-nu--tre-em-gai-CBV3L3A/) (LHQ) ở Trung Quốc cũng bày tỏ “sự lo ngại lớn” về tình trạng của bé Khôn Khôn. “Nạn phân biệt đối xử là kẻ thù lớn nhất đối với cuộc chiến chống HIV/AIDS” - LHQ nhấn mạnh.

Bộ Y tế Trung Quốc cũng khẳng định sẽ điều tra khắp đất nước để phát hiện thêm các trường hợp phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Trên thực tế, nạn kỳ thị người nhiễm HIV vẫn còn rất nghiêm trọng ở Trung Quốc. Theo thống kê của LHQ, có 780.000 người nhiễm HIV đang sinh sống tại Trung Quốc. Họ luôn bị những người xung quanh xa lánh.

Ðặc biệt tại các vùng nông thôn bệnh nhân bị cách ly hoàn toàn khỏi cuộc sống thường nhật. Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời giáo sư xã hội học Cảnh Quân thuộc ÐH Thanh Hoa cho biết đa số dân Trung Quốc vẫn thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Trong khi đó nhà nước không có những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho người nhiễm HIV.

ÐÔNG PHƯƠNG

Charles
20-01-2015, 20:50
Kết quả triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tháng 12/2014

<tbody>



Thứ Ba, 20/01/2015, 08:40



Được sự hỗ trợ về kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự tích cực tham gia của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng đồng người dân, gia đình và cá nhân trong việc triển khai kế hoạch. Tháng 12/2014- Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm được triển khai rầm rộ từ tỉnh đến các huyện và thành phố.


<tbody>
http://www.kontum.gov.vn/_layouts/LacVietBIO/fckUploadKonTum_Tinh/Van%20hoa%20xa%20hoi/20-1-2015-2-vhxh.JPG



Cổ động phòng chống HIV/AIDS - Ảnh minh họa



</tbody>

Các hoạt động tại tuyến tỉnh đã triển khai tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kết quả cụ thể như: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh với số lần phát sóng: 13; Phim/ Phóng sự với số lần phát sóng: 09; Spot cổ động với số lần phát sóng: 05; Toạ đàm với số lần phát sóng: 25; Báo in, báo điện tử với số tin, bài viết: 26; Xây dựng khẩu hiệu, treo băng rôn với số khẩu hiệu, băng rôn: 15; Phân phát tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng, áp phích với số tranh gấp, tờ rơi: 1.250, số áp phích: 101, số sách mỏng: 650, Bản tin HIV: 10, Tạp chí AIDS và cộng đồng: 627; Đĩa CD "Thông điệp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS": 127 chiếc; Bao cao su: 1.500 cái. Ngoài ra, tại tuyến tỉnh còn tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như: Tiếp cận với cá nhân, nhóm với số lượt người: 867; Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng với số lần: 17 (Đoàn thanh niên, hội phụ nữ); Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp, nói chuyện chuyên đề với số lần: 36; Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động với số lần: 15; Tổ chức các cuộc thi phòng, chống HIV/AIDS với số lần: 03.

Các hoạt động tại tuyến huyện, thành phố được tổ chức như mít tinh và diễu hành quần chúng với số huyện/thị có mít tinh và diễu hành: 3/9; Tổng số người tham dự: 800. Đối với các hoạt động được tổ chức thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Đài Truyền thanh - Truyền hình với 6/9 huyện, thành phố; Phim/ Phát thông điệp truyền thông với số lần phát sóng: 67; Spot cổ động với số lần phát sóng: 02; Toạ đàm với số lần phát sóng: 06; Xây dựng các khẩu hiệu, treo băng rôn với số khẩu hiệu, băng rôn: 123; Tạp chí AIDS và cộng đồng: 469; Đĩa CD "Thông điệp phòng, chống HIV/AIDS: 115 đĩa. Bên cạnh đó, tại tuyến huyện, thành phố còn tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như: Nói chuyện sức khoẻ với cá nhân/ nhóm với số lần: 128; Thăm gia đình với số lần: 53; Tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, nhóm giáo dục đồng đẳng với số lần: 09 (Câu lạc bộ đồng cảm, Nhóm nòng cốt); Tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động với số lần: 16. Ngoài ra, huyện, thành phố còn tổ chức các chuyến giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS với số lần: 78 lần và thành phần tham gia là Ngành Y tế và các Liên ngành.

Các hoạt động tại xã/phường/thị trấn tổ chức mít tinh và diễu hành quần chúng

với tổng số cuộc mít tinh tại xã, phường, thị trấn là 23/102 và tổng số người tham dự là 4.554 người. Các hoạt động khác như tổ chức nói chuyện Nhóm, Cụm dân cư với tổ chức nói chuyện chuyên đề ở cụm dân cư: 988 người tham dự; Tổ chức truyền thông trực tiếp tại thôn, làng: 58 lần; Tổ chức thăm hộ gia đình người nhiễm HIV/AIDS: 47 lần.

Ngoài ra, hầu hết các Sở, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đều tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS. Sở Tư pháp tổ chức lồng ghép phổ biến, giới thiệu các nội dung liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS như Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003... cho đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân thông qua việc tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy và tội phạm trên địa bàn huyện Kon Plông và huyện Đăk Hà; Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật có nội dung liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS dưới nhiều hình thức như tờ gấp, cuốn hỏi đáp pháp luật..., giới thiệu một số quy định của pháp luật về phòng, chống HIV trên báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Tập san của Sở Tư pháp...; Chủ động tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp, kiểm tra tình hình tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và một số nội dung liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tại 4 huyện: Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà và Kon Plông; Treo băng rôn hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.

Trường Trung học Y tế tỉnh lập kế hoạch triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong đơn vị; Tổ chức lồng ghép hái hoa dân chủ giữa các Chi đoàn học sinh trong nhà trường với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" thu hút hơn 500 đoàn viên, thanh niên tham gia; Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động sinh hoạt toàn trường cuối tuần, vào chương trình giảng dạy của một số môn học như: bệnh học Nội, bệnh học Truyền nhiễm...

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức truyền thông trực tiếp "Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS" cho 867 cá nhân và 8 nhóm người dân ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi; Tổ chức 13 buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống HIV/AIDS cho 600 cán bộ chiến sĩ trong đơn vị; Tổ chức 03 cuộc thi về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân ở xã Bờ Y và các chiến sĩ trong đơn vị; Treo 01 băng rôn hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013.

Trại tạm giam Công an tỉnh tổ chức 02 buổi truyền thông trực tiếp cho cán bộ trại viên, phạm nhân và can phạm; Cấp phát 500 tờ rơi, 100 áp phích, 300 sách mỏng, 10 bản tin tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS và treo 02 băng rôn hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

Tháng 12/2014- Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả thiết thực.


N.T.Kiều
http://www.kontum.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=%2Ftintuc&Category=V%C4%83n+h%C3%B3a+x%C3%A3+h%E1%BB%99i&ItemID=11152&Mode=1



</tbody>