PDA

View Full Version : Cái ôm và niềm tin



songchungvoi_HIV
27-10-2014, 09:27
27/10/2014 08:57
Cách đây chừng hơn mươi năm, chúng tôi có dịp tham gia lớp học đặc biệt dành cho các nhà báo chuyên viết về HIV/ AIDS. Lớp học do các giảng viên người nước ngoài giảng dạy, với mục tiêu chống kì thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS. Trong quá trình học, học viên được tiếp xúc nhiều với những người nhiễm bệnh. Cho dù đã hiểu biết về cơ chế lây bệnh, song ai cũng e dè khi tiếp xúc với những người nhiễm HIV. Nhưng những giáo viên nước ngoài lại không ngần ngại. Họ nói chuyện, bắt tay và tiếp xúc với người nhiễm AIDS một cách thoải mái, tự tin.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2014/300/2014_300_12_a2.jpg
Cuộc gặp và cái ôm của Tổng thống Mỹ dành cho y tá gốc Việt


Kết thúc khóa học, một giáo viên người Thụy Điển tỏ ra hơi gay gắt với lớp học, bà nói: Chừng nào ngay cả phóng viên cũng còn dè dặt trước người bệnh, cũng có nghĩa là giữa người với người còn thiếu niềm tin… thì vẫn rất khó để việc tuyên truyền về phòng chống AIDS có hiệu quả ở Việt Nam.

Thế nên, mới đây khi nghe câu chuyện và nhìn bức ảnh Tổng thống Barack Obama ôm thân tình y tá gốc Việt Nina Phạm- người vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần Ebola - nhiều người trên thế giới này đều thấy ngỡ ngàng và cảm phục trước một hành động nhỏ- cái ôm thân thiết của Tổng thống Mỹ dành cho một cô y tá. Có người bảo, đối với nữ y tá gốc Việt này đây sẽ là cái ôm đặc biệt nhất trong đời mình. Còn với làng nhiếp ảnh thế giới thì cái ôm ấy cũng sẽ được lưu lại trong lịch sử nhiếp ảnh. Hơn thế, những hình ảnh về cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ và y tá gốc Việt cùng cái ôm thân thiết ấy cũng ngay lập tức được lan truyền một cách nhanh chóng bởi truyền thông phẳng toàn cầu. Và nó mang lại hiệu ứng thực sự tích cực. Quan trọng nhất là cái ôm ấy đã giúp trấn an dư luận Mỹ về niềm tin của họ với các cơ quan y tế, nó chứng tỏ căn bệnh chết người không dễ dàng gây khủng hoảng cho họ.

Được biết, nhằm thể hiện niềm tin vào đội ngũ bác sỹ và các nhà khoa học trình độ cao, Nhà Trắng đã không bắt buộc cô Phạm phải xét nghiệm một lần nữa trước khi gặp trực tiếp Tổng thống. Thư ký Báo chi của Nhà Trắng, Josh Earnest cho biết: Cô Phạm đã được xét nghiệm 5 lần để chắc chắn là virus không còn trong cơ thể. Do đó, cuộc gặp giữa cô ấy và Tổng thống là hoàn toàn an toàn. Và cũng cho đến ngày thứ Sáu, Nhà Trắng mới biết việc cô Phạm sẽ được ra viện, họ đã nhanh chóng liên lạc với Viện Sức khỏe Quốc gia để thông báo với cô ấy rằng Tổng thống có lời mời gặp mặt, nếu cô ấy không từ chối.

Trước đó, báo chí thế giới đã đưa tin, nhiều tuần qua, ông Obama và các quan chức cấp cao đã nhắc đi nhắc lại thông điệp trấn an người dân về tình hình dịch Ebola ở Mỹ. Việc giới truyền thông liên tục đưa tin về các ca nhiễm Ebola mới ở Mỹ, cùng những hình ảnh đáng sợ về dịch bệnh đã khiến nhiều người Mỹ lo ngại rằng Chính phủ chưa làm hết sức để bảo vệ sự an toàn của họ. Do đó, cuộc gặp giữa ông Obama và cô Phạm cũng là một lời nhắc nhở rằng Chính phủ Mỹ có cơ sở vật chất y tế tốt nhất và có khả năng bảo vệ người dân Mỹ trước đại dịch Ebola.

Theo báo chí Mỹ, đây không phải lần đầu tiên ông Obama truyền tải thông điệp trấn an bằng một cái ôm. Sau cuộc họp với các quan chức cấp cao về các biện pháp phòng chống dịch Ebola, Tổng thống Mỹ đã tới thăm Trung tâm điều trị đặc biệt ở Đại học Emory, Georgia. Khi ấy, Tổng thống Mỹ đã khẳng định rằng ông lấy bản thân ra làm minh chứng để mọi người hiểu. Ông bắt tay và ôm hôn các bác sĩ và y tá ở Emory, bởi họ là những người đã rất dũng cảm trong việc điều trị cho người bệnh. Họ đều tuân theo quy trình an toàn và biết mình đang làm gì. Vì lẽ đó, mà cái ôm của một vị Tổng thống đối với cô y tá hôm rồi cũng được hiểu rằng ông không lo lắng về bất cứ nguy cơ lây bệnh nào khi dành cho cô Phạm một cái ôm. Đó cũng là cái ôm tỏ lòng biết ơn sự dũng cảm của những y bác sĩ đang ngày đêm chống chọi với dịch bệnh Ebola.

Chuyện về sự kỳ thị và cái ôm đáng để gợi nhiều suy nghĩ. Cái ôm giữa một người bình thường với người vừa thoát khỏi đại dịch bệnh nguy hiểm, đã là sự ghi dấu ấn đáng kể của niềm tin. Đằng này, đó lại là cái ôm và niềm tin của chính khách. Một cái ôm để đời!

Minh Quang
http://www.baomoi.com/

songchungvoi_HIV
27-10-2014, 11:00
Sunday, 26 - October - 2014
Obama, Nina và cái ôm nổi tiếng
Tấm ảnh Tổng thống Obama ôm chặt nữ y tá gốc Việt vừa được tuyên bố hết bệnh Ebola đã được lan truyền trên nhiều phương tiện truyền thông thế giới.http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/10/obama-nina.jpg (http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/10/obama-nina.jpg)
Tổng thống Mỹ ôm chặt Nina Phạm trước sự chứng kiến của mẹ và em gái Nina tại phòng Bầu dục – Ảnh: Nhà TrắngBước vào phòng Bầu dục của Nhà Trắng buổi chiều 24-10 còn có mẹ của Nina là bà Diane và em gái Cathy.

Quyết định nhanh chóng

Nhằm thể hiện niềm tin vào đội ngũ bác sĩ, Nhà Trắng đã không bắt buộc cô Phạm phải xét nghiệm một lần nữa trước khi gặp trực tiếp tổng thống.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết: “Cô Phạm đã được xét nghiệm năm lần để chắc chắn virút không còn trong cơ thể. Do đó, cuộc gặp giữa cô ấy và tổng thống là hoàn toàn an toàn”.

Đến thứ sáu, Nhà Trắng mới biết việc cô Phạm sẽ được ra viện và đã nhanh chóng liên lạc với Viện Sức khỏe quốc gia (NIH) – nơi cô Phạm được điều trị mấy ngày qua – “để thông báo với cô ấy rằng tổng thống có lời mời gặp mặt, nếu cô ấy không từ chối” – ông Earnest cho biết.

Theo AFP, khi được hỏi liệu có bất cứ lo ngại nào về việc tổng thống tiếp xúc với một bệnh nhân Ebola vừa mới khỏi bệnh hay không, Earnest chỉ nhún vai: “Vâng, ông ấy là tổng thống, và ông ấy không lo lắng về bất cứ nguy cơ lây bệnh nào khi ôm chặt cô Phạm để tỏ lòng biết ơn”.

Đây không phải lần đầu tiên ông Obama truyền tải thông điệp trấn an bằng một cái ôm.

Sau cuộc họp với các quan chức cấp cao về các biện pháp phòng chống dịch Ebola, tổng thống Mỹ đã tới thăm trung tâm điều trị đặc biệt ở Đại học Emory, bang Georgia.Sau đó Tổng thống Obama tuyên bố: “Tôi muốn lấy bản thân ra làm ví dụ để mọi người hiểu. Tôi bắt tay và ôm hôn các bác sĩ và y tá ở Emory, những người đã rất dũng cảm trong việc điều trị cho người bệnh. Họ đều tuân theo quy trình an toàn và biết mình đang làm gì. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với họ”.

Nina trên đường về nhà

Sau cuộc gặp tại Nhà Trắng, nữ y tá Nina Phạm cùng mẹ và em gái trở về nhà ở Dallas.

Trong buổi sáng 24-10, khi được cho xuất viện ở NIH, Nina Phạm mặc bộ trang phục màu ngọc lam tươi cười và tự tin trả lời báo chí trong buổi họp báo tổ chức tại bệnh viện.“Tôi thấy mình may mắn và hạnh phúc được đứng ở đây hôm nay. Tôi đang trên đà hồi phục và tôi đang nghĩ về nhiều bệnh nhân khác vẫn chưa gặp may” – AFP dẫn lời Nina Phạm.

Nina Phạm cho biết cô luôn nghĩ về đồng nghiệp của mình là nữ y tá Amber Vinson (người cũng sắp hết bệnh) và bác sĩ Craig Spencer vừa nhiễm Ebola ở New York ngày 23-10.Cô cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với bác sĩ Kent Brantly và một điều phối viên người Mỹ từng nhiễm Ebola ở Liberia, người đã hiến huyết tương để giúp cô hồi phục.

Cô cho biết việc mình bị bệnh là một thử thách và bản thân cô rất căng thẳng khi biết mình nhiễm bệnh.

“Tôi tin vào sức mạnh của sự cầu nguyện vì tôi biết rằng có quá nhiều người đã cầu nguyện cho tôi” – báo New York Times dẫn lời Nina Phạm.

Sự hồi phục nhanh chóng của Nina cũng là một lời động viên vô cùng lớn cho đời sống nước Mỹ đang hoang mang vì các trường hợp bị nhiễm Ebola liên tiếp.

Vì thế trong cuộc họp báo chiều 24-10, thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cũng khen ngợi việc người dân New York vẫn duy trì các hoạt động thường ngày sau khi bác sĩ Craig Spencer, người vừa trở về New York từ vùng dịch Ebola, đã có biểu hiện dương tính và được đưa vào cách ly.
Nguồn: tuoitre