PDA

View Full Version : Tướng Phan Anh Minh nêu 4 lý do bế tắc xử lý người nghiện



songchungvoi_HIV
31-10-2014, 14:33
1-10-2014 13:34 - Theo: phapluattp.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-371832545)

"Khi Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) có hiệu lực từ 1-1-2014 thì chúng ta bế tắc trong việc thực hiện các thủ tục mới do tòa án ra phán quyết. Từ đầu năm cho đến tháng 9-2014, không có trường hợp nào đưa người nghiện bắt buộc chữa bệnh do vướng mắc thủ tục.".


http://phapluattp.vn/uploaded/thanhhoa/2014_10_31/baitrungdung_y_kien_ong_minh1h_bnbn.jpg?width=500
Công an xã Bà Điểm, Hóc Môn tuần tra khu vực An Sương phát hiện người nghiện mời về trụ sở chụp ngày 29-10. Ảnh: Xuân Ngọc
Thông tin trên được Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM cho biết tại cuộc họp Ban Tuyên giáo thành ủy sáng 31-10.
Theo thiếu tướng Phan Anh Minh (http://citinews.net/xa-hoi/cong-an-tp-thuong-hai--trung-quoc-tham-va-lam-viec-tai-cong-an-tp-hhcm-DLZTSDY/), mới đây TAND quận 9 có tiếp nhận vài hồ sơ nhưng chưa ra phán quyết được. Tòa quận 2 thì đưa ra phán quyết một vụ bắt buộc chữa bệnh nhưng không thể thực hiện vì đối tượng bỏ trốn. Trước tình hình đó, đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM có gửi kiến nghị cho Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc. Hiện có bốn vướng mắc lớn mà Luật XLVPHC (http://citinews.net/kinh-doanh/giu-hang-co-dau-hieu-lam-quyen-cong-an-dong-anh-do-loi-do-doanh-nghiep-3Z6H4PA/) và các nghị định quy định không khả thi.

Một là , theo quy định hiện hành, nếu giáo dục tại phường xã, cai nghiện tại cộng đồng mà không thành công thì mới bắt buộc người nghiện chữa bệnh. Các bước giáo dục ở phường xã, khám chữa bệnh đều có giấy xác nhận của cán bộ y tế có thẩm quyền. Theo quy định, y tế có thẩm quyền phải có giấy phép hành nghề theo luật khám chữa bệnh, qua tập huấn và được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận là đủ thẩm quyền xác định tình trạng nghiện.
Thế nhưng cho đến nay, trên cả nước Bộ Y tế chưa tập huấn và chưa cấp giấy chứng nhận này cho ai hết! Trường hợp ở tòa án quận 2 đã ra quyết định cũng có thể bị tòa phúc thẩm bác vì người không có thẩm quyền xác nhận tình trạng nghiện.
Ngoài ra Bộ y tế vừa ban hành phác đồ triệu chứng xác định nghiện ma túy, trường hợp nghiện ma túy tổng hợp có 12 triệu chứng. 12 triệu chứng này chỉ có thể thu thập được tối thiểu phải quan sát họ 72 giờ trở lên.
Hai là, điều 131 Luật XLVPHC và điều 14 Nghị định 221 quy định đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định, khi phát hiện thì chủ tịch UBND phường, xã ra quyết định giao cho tổ chức xã hội quản lý. Theo điều 14 của Nghị định này thì tổ chức xã hội phải có ba bộ phận gồm điều trị, nuôi bệnh, bảo vệ và có tối thiểu 4 nhân viên. Quy định này không phải giao cho tổ chức chính trị -xã hội mà giao cho tổ chức hành nghề khám chữa bệnh để quản lý bằng quyết định UBND cấp phường, xã. Quy định này không khả thi vì ở TP.HCM chỉ có 1 trung tâm điều trị ở Thanh Đa (Bình Thạnh) của bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh Duy (http://citinews.net/doi-song/ma-tuy-da-se-gay-ra-benh-mat-tri--VAIARXA/)có chức năng này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Duy nếu có ra quyết định thì trung tâm cũng không nhận vì đây là cơ sở khám điều trị. "Nếu có gì thì ký hợp đồng thuê tôi điều trị chứ làm sao một ông chủ tịch ở xã nào đó, không quản lý nhà nước trung tâm mà bắt tôi tiếp nhận, lỡ mất người nghiện thì trung tâm chịu trách nhiệm với gia đình hay với chủ tịch xã?"- ông Minh dẫn lời bác sĩ Duy cho biết.
Ba là, thực hiện theo biểu mẫu. Theo nghị định 81 hướng dẫn Luật XPVPHC thì ban hành nghị định nào phải kèm theo biểu mẫu ấy. Hiện nay, trong giáo dục đã chống việc bài văn mẫu mà cán bộ viên chức thì cái gì cũng làm theo mẫu, không có mẫu thì bó tay, không làm được thì khó thể chấp nhận được.
Bốn là , hiện nay TP.HCM có 12 trung tâm cai nghiện với tên gọi khác nhau. Khi tòa ra quyết định thì tòa bắt buộc phải chữa bệnh ở trung nào. Tòa không thể quyết được vì tòa không nắm. Chúng ta phải có một giai đoạn để xem độ tuổi, giới tính, tiền án tiền sự hay không, nghiện ma túy loại nào, đã được cắt cơn ở mức độ nào? Và ở trung tâm nào đang trống để đưa người nghiện đến chữa bệnh. Lâu nay, Sở LĐ-TB & XH làm nhiệm vụ điều phối này. Do đó cần phải có nơi làm nhiệm vụ phân loại, thay vì để tòa tìm được người nghiện thì phải thuê một chuyến xe vừa tốn kém, chưa kể người nghiện đó chống trả.
Trung Dung

songchungvoi_HIV
31-10-2014, 14:47
Nhiều ý kiến ủng hộ đề xuất của TP.HCM về công tác cai nghiện

Thứ sáu 31/10/2014 14:07
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM mới đây đã có văn bản gửi Quốc hội kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố. Đã có nhiều ý kiến của các Đại biểu Quốc hội và cả của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên ủng hộ đề xuất này.

Đề xuất áp dụng giải pháp tình thế để tháo gỡ khó khăn cho công tác cai nghiện
Theo Đoàn ĐBQH TP.HCM, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên do Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định, nhưng khi thực hiện rất khó khăn nên đến nay chưa thực hiện được.
Số người nghiện ma túy ở TP.HCM đến nay là 19.000 người, tăng 7.000 người so với năm 2013, trong đó có hơn 60% từ các tỉnh nhập cư về và không có địa chỉ quản lý. Mặt khác, quy trình, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc… còn phức tạp.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_10_31/a.jpg
Khám chữa bệnh tại Trung tâm cai nghiện
<table align="center" class="picBox" 0px="" auto;="" padding:="" 0px;="" border:="" outline:="" font-size:="" 14px;="" vertical-align:="" baseline;="" font-family:="" arial,="" helvetica,="" sans-serif;="" border-spacing:="" color:="" rgb(0,="" 0,="" 0);="" line-height:="" 18.719999313354492px;="" text-align:="" justify;"="" width=""><tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;"></tbody></table>Theo quy định, trước khi đưa đi cai nghiện tập trung, người nghiện phải được giáo dục tại địa phương từ 3 - 6 tháng. Tiếp đó, nếu không được thì giao cho các tổ chức xã hội, phải xét nghiệm dương tính với chất gây nghiện và giao cho tòa án quyết định… Trong khi đó, gia đình của người nghiện không cư trú ở thành phố, còn “tổ chức xã hội” lại không quy định là tổ chức nào hay phải thành lập ra một tổ chức mới. Từ đó, để đưa được người nghiện vào cai nghiện tập trung phải mất cả năm.

Do đó, Đoàn ĐBQH TPHCM kiến nghị Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nghiên cứu, xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép áp dụng giải pháp tình thế để tháo gỡ khó khăn cho công tác cai nghiện tại TP.HCM.
Về kiến nghị Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã có các cuộc họp thảo luận về vấn đề này, từ đó kiến nghị Quốc hội cho phép TP.HCM quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội (thay cho các tổ chức xã hội) trong khi chờ lập hồ sơ ban hành quyết định của tòa án đưa đi cai nghiện tập trung.
Đây là vấn đề hết sức cấp bách, vì mức độ lây lan ngày càng nhanh, ngày càng nghiêm trọng, là “bước đệm” quản lý nhằm hạn chế người nghiện tràn lan ngoài xã hội, gây bất ổn cho người dân.
Nhiều ý kiến ủng hộ
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi, nghiện ma túy được xác định là bệnh lý, tuy nhiên từ bệnh lý lại sinh ra tội phạm. Vì vậy, những người nghiện phải được quản lý, để ngăn chặn những hành vi trộm cắp, phá hoại, gây thương tích cho xã hội.
“Với kiến nghị của TP.HCM, tới đây các cơ quan chức năng phải ngồi với nhau để xử lý một phương pháp thực thi. Về mặt pháp luật, tôi nghĩ các cơ quan chức năng sẽ cơ bản ủng hộ. Vấn đề là bàn cách thức tổ chức thực hiện ra sao để bảo đảm nhanh gọn, không trái luật. Có thể ngay trong kỳ họp này, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ đứng ra làm trung gian để mời các cơ quan chức năng thảo luận về kiến nghị của TPHCM.”, ông Bùi Sỹ Lợi nói.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở cho rằng, thực tiễn các cơ quan thực thi pháp luật rất khó khăn trong vấn đề xử lý cai nghiện ma túy và giáo dục tại cộng đồng nên cần tính toán lại.
Theo ông Trương Văn Vở, từ tình hình thực tiễn, Quốc hội không cần phải sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính mà có thể có nghị quyết để điều chỉnh vấn đề này.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Bình Dương Huỳnh Ngọc Đáng cũng đồng tình với đề xuất của TP.HCM và cho rằng nếu thực thi kiến nghị đó thì không có gì ảnh hưởng đến vấn đề nhân quyền. Có một cơ chế để xử lý vấn đề cai nghiện sẽ tốt cho TP.HCM cũng như một số địa phương khác khi có quá nhiều người nghiện gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, công tác quản lý nhà nước trên địa bàn và làm người dân bất an.
“Phải làm thế nào để đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung với thủ tục đơn giản mà vẫn bảo đảm nhân quyền là một vấn đề không chỉ của riêng TPHCM mà còn cả ở Hà Nội.”- Đại ĐBQH Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho biết.
Trả lời báo chí bên lề Quốc hội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng ủng hộ đề xuất của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM khi cho rằng đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung sớm là cách để bảo vệ họ.
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết thêm, Thủ tướng đang chỉ đạo các ngành tiếp tục nghiên cứu về vấn đề của TP.HCM trong bối cảnh phải thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ tháng 1/1/2014. TP.HCM đã đề xuất trên tinh thần làm thí điểm, rồi tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm để chọn ra một mô hình phù hợp mà không phải sửa luật.

Nhật Thy

Tổng hợp
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
01-11-2014, 14:12
Tìm lối ra cho cai nghiện ma túy

01/11/2014 08:11 GMT+7
TT - “Người nghiện ma túy tràn lan”, bạn đọc báo kêu lên như vậy. Nạn hút chích, mua bán ma túy diễn ra công khai giữa đường, giữa ban ngày, các tấm ảnh do phóng viên chụp về cũng nói lên điều đó.


<tbody>
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626//2014/11/01/s6jF6Et3.jpg


Dạy nghề cho các đối tượng cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân (H.Hóc Môn, TP.HCM) - Ảnh: Tiến Long

</tbody>

<tbody>
http://static9.nguyentandung.org/files/2014/11/dzyiruuq.jpg


Tọa đàm về cai nghiện ma túy tại báo Tuổi Trẻ sáng 31-10-2014 - Ảnh: Tiến Long

</tbody>
Làm sao giảm thiểu vấn nạn này? Đó là nội dung xuyên suốt cuộc tọa đàm được Tuổi Trẻ tổ chức sáng 31-10.
Cai nghiện tập trung, cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng, trong đó có biện pháp mạnh như cách ly, biện pháp nhẹ như dùng thuốc hỗ trợ, tư vấn tâm lý... đều đã được áp dụng ở TP.HCM nhưng vẫn không làm giảm được người nghiện ma túy.
Làm thế nào để tìm ra một giải pháp khả thi cho cai nghiện ma túy? Câu hỏi này được những người làm công tác phòng chống ma túy lẫn những người nghiện thảo luận sôi nổi với những đề xuất cụ thể, xuất phát từ tình hình thực tiễn.


TP.HCM đang đề xuất một cơ chế riêng là thành lập trung tâm cai nghiện tập trung với đầy đủ nhân lực, vật lực về y tế, tâm lý để đưa người nghiện vào đó trong giai đoạn cắt cơn, tư vấn. Hiện có thể tận dụng những cơ sở hạ tầng, con người có sẵn là đội ngũ bác sĩ tại 17 trung tâm cai nghiện của TP
Ông Lê Văn Tám (phó trưởng phòng quản lý cai nghiện phục hồi - Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội)
Người nghiện cần gia đình, xã hội giúp đỡ
- Ông Bùi Quang Thủy (Q.Phú Nhuận, nghiện ma túy 40 năm): Người nghiện nào cũng mong muốn cai nghiện thành công, nhưng rồi sau khi cắt cơn, sau khi cơ thể đã không còn đòi hỏi ma túy nữa thì trong óc não chúng tôi lại vẫn nhớ. Không vượt qua nổi chính mình thì tái nghiện.
Theo trải nghiệm của tôi, quan trọng nhất để cai nghiện là giải quyết vấn đề tâm lý. Người nghiện rất cần được sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng để tự kéo mình ra xa ma túy, tăng sức đề kháng tâm lý.
Các buổi sinh hoạt, tư vấn ở địa phương cũng rất có hiệu quả, khuyến khích người cai nghiện tiến bộ và giúp cộng đồng giảm kỳ thị.
- Anh Chu Thái Bảo (Q.Gò Vấp, nghiện ma túy tám năm): Tôi đang được cai nghiện bằng liệu pháp uống methadone, đồng thời được mẹ giúp đỡ, bạn bè khuyên nhủ, nên tôi tin rằng mình sẽ bỏ được ma túy. Lần cai nghiện này với tôi là lần thứ 10.
Tôi nghiện ma túy từ năm 15 tuổi. Ngày biết mình bị nghiện, tôi đã khóc và quyết tâm sẽ bỏ. Nhưng rồi không bỏ được, dù ở nhà, đến trung tâm cai nghiện dịch vụ hay lên trường cai nghiện tận trong rừng...
Hiện giờ, sáng tôi ra khỏi nhà, gặp người nghiện hút chích ngay cửa, trưa đi về gặp người bán ma túy giữa đường. Môi trường như vậy, nếu không được uống methadone, tôi chỉ có cách chích heroin.
Bằng kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói rằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ cắt cơn chỉ chiếm 30% trong cai nghiện thôi, phần còn lại là do tâm lý. Nhưng tâm lý cũng cần được giúp đỡ.
- Ông Trần Văn Thông (cán bộ phụ trách cai nghiện ma túy, Phòng LĐ-TB&XH Q.4): Nghiện ma túy vừa là bệnh, vừa là tệ nạn, hai mặt của vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính tổng thể và song hành.
Ở Q.4, chúng tôi đang tăng cường các biện pháp cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; khuyến khích người nghiện tự đăng ký để nâng cao ý thức, đề nghị cơ sở y tế xác định mức độ nghiện để tư vấn cụ thể, kỹ lưỡng.
Chúng tôi cũng duy trì các hoạt động câu lạc bộ, nhóm để giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, tạo sân chơi lành mạnh; thường xuyên đến thăm, tư vấn, hỗ trợ lẫn nhau.
Tôi cho rằng những hoạt động nhằm vào việc xây dựng lại cách sống cho người nghiện, ngăn chặn tái nghiện còn quan trọng hơn việc cắt cơn tập trung.

<tbody>
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626//2014/11/01/AwEQTEEs.jpg


Ông Lê Văn Tám - Ảnh: Tiến Long

</tbody>
Nên mở rộng sử dụng methadone
- Anh Chu Thái Bảo: Tôi xin hiến kế: công an phường, dân phòng chia nhau đến túc trực ở những địa điểm người bán ma túy và người nghiện hay tập trung. Đây là biện pháp cần thiết để hạn chế buôn bán, giảm kích thích người vừa cai nghiện.
Tôi mới được nghe về các hình thức sinh hoạt nhóm đồng đẳng ở cộng đồng. Nếu địa phương tôi ở có thành lập, tôi sẵn sàng tham gia.
Chúng tôi rất khao khát bỏ được ma túy để trở lại làm một con người đúng nghĩa, làm lại cuộc đời mình. Mọi người hãy giúp chúng tôi.
- Ông Bùi Quang Thủy: 40 năm nghiện hút, cai nghiện nhiều lần không hiệu quả nhưng nay được uống methadone, tôi rất tin tưởng. Tuy nhiên, methadone đang được tài trợ cho người cai nghiện nên phạm vi áp dụng còn hẹp.
Tôi đề nghị hãy mở rộng việc sử dụng methadone và các loại thuốc thay thế khác để nhiều người nghiện có thể tiếp cận và có thêm cơ hội cai nghiện.
- Ông Lê Văn Tám (phó trưởng phòng quản lý cai nghiện phục hồi - Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội): Việc cai nghiện được hay không chính do ở bản thân mình. Tự bản thân anh em không quyết tâm thì không ai giúp được.
Còn nói về phía các cơ quan chức năng, tôi xin khẳng định rằng việc hỗ trợ cai nghiện ma túy là một quá trình dài cần nhiều biện pháp phối hợp. Chủ trương mới, luật mới của chúng ta quy định lần lượt ba biện pháp cai nghiện:
1 - Cai nghiện tự nguyện tại nhà hay cơ sở y tế từ 3-6 tháng. 2 - Giáo dục tại địa phương từ 3-6 tháng. 3 - Đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh tập trung.
Còn rất nhiều bất cập trong việc áp dụng ba biện pháp này: các điều kiện cơ sở về nhân viên, dịch vụ y tế, tổ tư vấn, tham vấn tâm lý chưa đủ để thực hiện có hiệu quả cai nghiện tại cộng đồng.
Còn nhiều bất cập khi thực hiện luật mới
- Ông Nguyễn Văn Chung (viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Q.3): Chúng ta từng coi ma túy là tệ nạn xã hội nên giao cho ngành LĐ-TB&XH quản lý, nhưng luật mới thì coi người nghiện là người bệnh cần phải được điều trị.
Như vậy, đúng luật là phải giao ngành y tế chăm sóc họ, nhưng luật vẫn quy định bên tổ chức cai nghiện, lập hồ sơ trình ra tòa để đưa đi cai nghiện (theo bước ba) vẫn là ngành LĐ-TB&XH.
Điều này cho thấy ngành LĐ-TB&XH đang vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm hồ sơ cai nghiện, vừa quản lý các trại cai nghiện.
Tôi cho rằng các nhà làm luật đã hết sức vội vàng khi xây dựng quy trình xử lý cai nghiện. Chúng ta chưa chuẩn bị được hạ tầng: ngay từ đầu để xác định người nghiện cần phải có bác sĩ chuyên môn.
Bác sĩ chuyên môn là những ai? Ai được cấp giấy chứng nhận? Rõ ràng là chưa có ai. Vấn đề người nghiện của TP đang dừng lại ở đây và đang bế tắc.
Việc lập hồ sơ đưa đi cai nghiện cũng quá nhiêu khê với 29 biểu mẫu do Bộ Tư pháp triển khai. Giấy tờ nhiều quá, ai sẽ làm? Công an hay ngành LĐ-TB&XH? Hiện vẫn chưa tập huấn, chưa vận hành.
Luật xác định với những người lang thang, không nơi cư trú hợp pháp, sẽ giao cho tổ chức xã hội trong thời hạn 30 ngày trước khi trả về địa phương để thực hiện cai nghiện tại cộng đồng.
Vấn đề ở đây là tổ chức xã hội nào? Ở TP.HCM có 12.000 người nghiện không có hộ khẩu. 12.000 người này sẽ giao cho tổ chức nào, kinh phí ở đâu? Đó là chưa kể quy định đưa họ về địa phương là vi phạm Luật cư trú.
Chúng ta coi người nghiện là người bệnh để tăng nhân quyền, nhưng lại xảy ra việc phân biệt đối xử khi người nghiện có hộ khẩu hay KT3 ở TP.HCM thì được uống methadone, người khác thì không được. Như vậy là không thể xử lý được cái gốc.
Trước đây, một buổi ngành LĐ-TB&XH xét được 20 hồ sơ đưa người đi cai nghiện nhưng nếu đưa qua tòa thì ông thẩm phán nào xét được 20 hồ sơ một buổi? Có thể nói từ luật, quy định tới thực hiện còn rất “vênh”.
Tại sao lại có tình trạng người nghiện ma túy tràn lan? Ví dụ ở Q.3 có khoảng 500 người sử dụng ma túy thì chưa đầy 20 công an trong đội phòng chống ma túy. Mà họ còn phải đi làm án chứ không phải chỉ lập hồ sơ cai nghiện.

Không để người nghiện trở thành nguồn gốc của tội phạm
Chiều 31-10, ông Đặng Đình Luyến - phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - chủ trì cuộc họp với bộ ngành gồm: Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Bộ Công an, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Bộ LĐ-TB&XH để xem xét các kiến nghị của TP.HCM về việc thí điểm mô hình “cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý” cho người nghiện ma túy trong khi chờ phán quyết của tòa án.
Ông Huỳnh Thành Lập, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, trình bày lại các vấn đề mà TP.HCM kiến nghị.
Ông Lập nói TP.HCM có ba vấn đề cần giải quyết: Thứ nhất, việc hút chích công khai sẽ chấm dứt, không để người nghiện ngang nhiên thách thức chính quyền, thách thức xã hội.
Thứ hai, không để người nghiện trở thành nguồn tội phạm, nguồn lôi kéo gia tăng người nghiện mới.
Thứ ba, đề nghị các cơ quan chức năng trung ương chỉ rõ cho TP “địa chỉ để quản lý” người nghiện trong thời gian làm thủ tục có phán quyết của tòa án.
Địa chỉ này có thể là Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... nhằm giúp TP xúc tiến việc tiếp nhận người nghiện trong thời gian chờ thủ tục.
Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan trung ương đều chia sẻ những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý người nghiện của TP.HCM trong bối cảnh người nghiện ma túy tăng cao, đồng thời lắng nghe tất cả giải pháp, phương án mà TP đề xuất để báo cáo, nghiên cứu và chọn ra giải pháp hợp lý nhất.

VIỄN SỰ
PHẠM VŨ - HOÀNG ĐIỆP thực hiện
http://tuoitre.vn/

songchungvoi_HIV
01-11-2014, 14:58
Không nên để người nghiện tự do đi lại

01-11-2014 14:00 - Theo: www.thanhnien.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1513877746)

Liên quan đến đề xuất của TP.HCM về các biện pháp cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố, Thanh Niên Online đã ghi nhận thêm ý kiến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về vấn đề này.


<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201411/Nguyet_Minh/lenhutien-tb.jpg
Đại biểu Lê Như Tiến - Ảnh: Ngọc Thắng


</tbody>


Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến:
Không nên để người nghiện tự do đi lại

Tôi cũng đã đọc đề xuất của đoàn ĐBQH TP.HCM về vấn đề này. Đúng là chúng ta cần phải có một giải pháp hợp lý cho vấn đề cai nghiện. Trên thế giới, đã có nhiều mô hình, cách thức giải quyết vấn đề cai nghiện ma túy mà ta nên tham khảo. Có nước thì họ đưa người nghiện về cho gia đình quản lý, đưa về khu phố có cảnh sát khu vực, tổ trưởng khu phố quản lý, giám sát, theo dõi. Còn các gia đình tự chịu trách nhiệm về vấn đề cai nghiện cho con em mình. Người ta cũng có khuôn khổ nhất định chứ không để cho người nghiện đó tự do. Ví dụ như gia đình phải cai nghiện cho con em theo phương pháp nào. Như thế cũng đỡ gánh nặng cho Nhà nước vì ngân sách ta còn hạn hẹp.

Hiện nay, nếu cứ để người nghiện tự do ngoài xã hội thì rất nguy hiểm, lại tạo ra những tội phạm xã hội mới, những bất ổn mới, nên cần phải có mô hình cai nghiện phù hợp. Tiếp tục đưa vào các trung tâm cai nghiện cũng là một giải pháp nhưng cũng cần thêm giải pháp khác như kết hợp giáo dục ở gia đình, kết hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên để họ quản lý đối tượng của chính họ. Chứ không phải cái gì cũng để Nhà nước phải làm. Cái gì xã hội hóa được thì nên xã hội hóa, kể cả vấn đề tổ chức cai nghiện cho người nghiện như thế này.Nhà nước tập trung cho việc quản lý như xây dựng khung chính sách, quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý tốt hơn. Cũng có nơi làm hơi ngặt nghèo quá... thì không nên. Cai nghiện ở gia đình có thể có một không gian tốt hơn. Nhưng nói chung, không nên buông để cho người nghiện tự do đi lại vì như thế, xã hội sẽ phải gánh chịu những hậu quả không tốt.

Cai nghiện mà chưa cắt được cơn nghiện đi ra xã hội như ta thấy, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Nên đã làm phải làm dứt điểm, không làm nửa vời.

ĐB Trương Văn Vở (http://citinews.net/kinh-doanh/khong-vay-de-nuoi--sieu--du-an-QRAARQY/), Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: Quốc hội cần chấp nhận giải pháp hợp lý hơn để giải quyết cai nghiện

Tôi rất đồng tình với kiến nghị của đoàn ĐBQH TP.HCM. Đề xuất đó xuất phát từ thực tiễn, rất cần phải giải quyết. Tình trạng có những bất ổn về trật tự, an toàn xã hội do người nghiện gây ra không chỉ ở TP.HCM mà ở nhiều tỉnh, thành phố khác, như Bình Dương, Đồng Nai…
<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201411/Nguyet_Minh/truongvanvo-tb.jpg
Đại biểu Trương Văn Vở - Ảnh: Ngọc Thắng


</tbody>
Yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở các thành phố này rất lớn để đảm bảo môi trường xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, xử lý đối tượng nghiện ma túy như thế nào rất cần phải có giải pháp vì nếu chỉ xử lý theo luật Xử phạt vi phạm hành chính như vừa qua là không đáp ứng yêu cầu quản lý, nhóm đối tượng này đã không được tập trung đưa vào quản lý để tổ chức giáo dục, cai nghiện, sau đó mới đưa về cộng đồng, để đảm bảo an toàn cho xã hội.

Chính từ hình thức xử lý vi phạm như luật Xử phạt vi phạm hành chính như vậy nên các địa phương rất lúng túng trong xử lý. Tôi đồng tình với kiến nghị của TP.HCM và đề nghị Quốc hội, Chính phủ chấp nhận những giải pháp hợp lý hơn để tổ chức cai nghiện cho những đối tượng này.Tôi nghĩ là các trung tâm cai nghiện tập trung cũng là một cách tốt để gom những đối tượng nghiện ma túy lại, tổ chức giáo dục, cai nghiện có phương pháp, để dần đưa họ trở lại cộng đồng. Trung tâm này không phải nơi giam giữ như nhà tù mà có tổ chức giáo dục, học tập, lao động. Chứ nếu để người nghiện về địa phương, đi lại không ai quản lý sẽ làm phức tạp tình hình trật tự xã hội, thậm chí gây ra những hậu quả, vụ việc nghiêm trọng thì rất không nên.Xử lý vấn đề này đúng là không đơn giản, nhưng nó cũng phải phù hợp với thực tế ở các địa phương, nhất là những vùng tập trung, phát triển. Tôi nghĩ là cũng nên sửa đổi, tính toán lại các quy định, chính sách, kể cả các quy định về tư pháp để có cách giải quyết phù hợp khi đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện tập trung.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi (http://citinews.net/xa-hoi/ong-dao-trong-thi---giao-vien-chua-hieu-thi-lam-sao-giang-day--YMCSRMQ/):
Phải có giải pháp tạm thời để xử lý việc xã hội đang cần

Tôi rất hiểu vấn đề mà đoàn ĐBQH TP.HCM đề xuất đưa người cai nghiện trở lại các trung tâm cai nghiện bắt buộc. Đây là vấn đề bức xúc thực sự trong xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng, chỉ có tòa án mới có quyền tước đoạt tự do của con người khi họ được chứng minh là có tội. Đó là quan điểm đúng đắn.
<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201411/Nguyet_Minh/daotrongthi-tb.jpg
Đại biểu Đào Trọng Thi - Ảnh: Ngọc Thắng


</tbody>
Mong muốn của TP.HCM là rất tốt và đúng là vấn đề cần phải giải quyết, nhưng chúng ta phải có phương pháp để giải quyết một cách đúng đắn. Bởi vì, chúng ta vừa phải có yêu cầu tổ chức cai nghiện cho người nghiện hiệu quả, vừa phải đảm bảo quyền con người của họ. Nhưng do tình hình thực tiễn như vậy, tôi cũng cho là phải có giải pháp tạm thời, tình huống nào đó để xử lý việc xã hội đang cần.Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thảo luận để ra một quy trình rút gọn ở tòa án, chuẩn bị cho việc giải quyết, phán quyết cho những việc này mà không phải qua một quy trình quá phức tạp. Các nước họ cũng làm như vậy, một thẩm phán, giải quyết một vấn đề trong một buổi là xong. Ta cứ làm cứng nhắc thì không đáp ứng yêu cầu.

Ông Huỳnh Thành Lập (http://citinews.net/phap-luat/-tim-loi-ra-cho-cai-nghien-ma-tuy-SOBUESI/), Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM:
Để người nghiện ngoài xã hội rất nguy hiểm

TP.HCM đã kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết hay lồng ghép vào nội dung nghị quyết về kinh tế-xã hội tại kỳ họp này, giao cho TP tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy tại Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội, thay cho tổ chức xã hội, trong khi chờ hồ sơ ban hành quyết định của tòa án.
<tbody>

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures201411/Nguyet_Minh/huynhthanhlap-tb.jpg
Đại biểu Huỳnh Thành Lập - Ảnh: Ngọc Thắng


</tbody>
Theo tôi, đây là cách làm tốt hơn, nhân đạo hơn khi hiện nay, để người nghiện ngoài xã hội rất nguy hiểm, là nguồn phát sinh ra tội phạm. Đưa họ đi cai nghiện, tổ chức có hiệu quả, quản lý hiệu quả để không phát sinh tội phạm cũng là cách làm nhân văn.

Hiện nay, có vướng mắc là từ 1.1.2014, khi luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thì tòa án có trách nhiệm đưa ra quyết định với người nghiện. Nhưng để người nghiện ra tòa thì bản thân họ phải có thời gian được giáo dục tại cộng đồng, gia đình từ 3 - 6 tháng. Nhưng thực tế vừa qua, việc giáo dục tại cộng đồng và gia đình không hiệu quả. Chính vì thế, người nghiện hiện nay tràn ngập cộng đồng, gây nên những phức tạp mới.

Do đó, cần phải có giải pháp cho vấn đề này và TP.HCM đề xuất, mong Quốc hội chấp nhận cách giải quyết này (đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc).
Hà Nguyễn (ghi)