PDA

View Full Version : Tháo gỡ khó khăn trong công tác cai nghiện



songchungvoi_HIV
19-11-2014, 13:07
Thứ tư 19/11/2014 09:00
Thời gian gần đây, những khó khăn, vướng mắc khi thực thi Luật xử lý vi phạm hành chính trong việc đưa người vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Toà án; việc học viên cai nghiện trốn ra khỏi trung tâm; công tác cai nghiện tại cộng đồng… đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm.

Trang tin điện tử Tiếng Chuông đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm về những vấn đề “nóng” này.
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_11_19/ttt_copy_copy_copy_copy.jpg

<tbody>
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm trả lời về những vấn đề nóng trong công tác cai nghiện. Ảnh Nhật Thy
Tạo cơ hội cho người sau cai hoà nhập cộng đồngĐánh giá về công tác quản lý sau cai nghiện, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, thời gian qua, các địa phương đã cố gắng hết sức để làm tốt công tác này.Cụ thể, cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể của nhiều địa phương đã có kế hoạch cụ thể để tiếp nhận người nghiện trở về từ các Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục-Lao động xã hội; nhiều xã, phường đã liên hệ với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tạo việc làm cho người sau cai. Những việc làm thiết thực đã giúp được nhiều người sau cai nghi
Trên thực tế, dù việc cai nghiện rất khó khăn, nhưng nếu bản thân người nghiện quyết tâm cùng sự giúp đỡ của gia đình, chính quyền thì hoàn toàn có thể cai nghiện thành công. Tại Việt Nam, ở nhiều tỉnh, thành phố đã có hàng nghìn người sau cai nghiện 3-5 năm chưa tái nghiện. Nhiều người từng nghiện nặng, nghiện nhiều năm những đã quyết tâm cai nghiện, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, được công đồng ghi nhận. Một số người hiện đang là chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, chủ nhiệm câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng đều tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ người cùng cảnh ngộ.
“Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, bên cạnh những địa phương đã làm rất tốt công tác này, vẫn còn nhiều địa phương vẫn chưa thực sự vào cuộc. Chúng ta vẫn còn quá nhiều sự kì thị đối với người nghiện, thậm chí nhiều cơ quan tổ chức nhà nước còn e ngại khi người nghiện đến xin việc làm. Chúng ta nói chung chung rất nhiều nhưng những kế hoạch cụ thể thì chưa làm được. Đã có những học viên đi cai nhiều lần nhưng vẫn tái nghiện, bởi khi trở về địa phương họ phải tự lặn lội đi tìm việc nhưng không tìm được vì sự kì thị, thất nghiệp họ lại chán nản rồi lại sa vào con đường nghiện. Do đó, để đẩy lùi nghiện ma túy, xã hội cần gạt bỏ sự kì thị thay vào đó cho họ một cơ hội để họ tái hòa nhập và cũng là xây dựng một môi trường sống lành mạnh cho tất cả.”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nói.
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_11_19/ho.jpg
Học viên học nghề tại một trung tâm cai nghiện
Đảm bảo quyền con người của các học viên tại Trung tâmVề việc học viên cai nghiện bỏ trốn tại một số trung tâm trong thời gian gần đây, theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do phần lớn những người đưa vào cai nghiện bắt buộc về tâm lý cũng như về nhận thức đều chưa hoàn toàn tự nguyện đi cai mà họ thường coi mình là bị bắt cai, thế nên lúc nào cũng có tư tưởng muốn ra. Lợi dụng tâm lí đó, một bộ phận người nghiện là những đối tượng cộm cán trong các Trung tâm đã tìm cách kích động, xúi giục. Do đó mới có thực trạng nhiều học viên phá cổng bỏ về tập thể. “Trong những vụ việc vừa qua, các cán bộ Trung tâm đã xử lý đúng mức theo hướng đảm bảo quyền con người của học viên. Học viên bỏ về, chúng ta lại thuyết phục, vận động họ quay lại, tiếp tục cung cấp các dịch vụ cai nghiện. Các học viên ra khỏi Trung tâm hầu như đã quay trở lại. Một số học viên không muốn nhận sự giúp đỡ của Trung tâm vẫn đang được các cán bộ động viên, thuyết phục với tinh thần vận động chứ không cưỡng chế, bắt buộc”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết thêm.Tháo gỡ khó khăn trong công tác cai nghiệnVề việc tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc đưa người nghiện vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Toà án, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho hay, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ hướng dẫn cho các địa phương tổ chức các Trung tâm trợ giúp xã hội để tiếp nhận những người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong một thời gian nhất định nào đó để họ có nơi ăn nghỉ, sau đó các cơ quan chức năng có thể tiến hành lập hồ sơ đưa qua tòa án quyết định xem có cần phải vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc không. Về chỉ đạo chung, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để nghiên cứu sửa đổi làm thế nào có thể rút được ngắn thời gian, quy trình, thủ tục để đưa người nghiện cần phải vào trung tâm cai nghiện bắt buộc càng sớm càng tốt. Đồng thời đẩy mạnh cai nghiện tại cộng đồng, đẩy mạnh giải pháp điều trị bằng Methadone.Là thành viên của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, được giao chủ trì về công tác cai nghiện, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội đã tham mưu Chính phủ ban hành Đề án về đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020. Trong đó, sẽ tiến hành đồng thời nhiều phương thức cai nghiện, có những người sẽ phải cai bắt buộc, có những người cai tại cộng đồng. Nhưng dù là đối tượng nào thì việc nâng cao chất lượng công tác cai nghiện, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện phải được chú trọng. Quản lý sau cai ở xã phường cần phải có kế hoạch cụ thể phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và các trung tâm cai nghiện, tránh trường hợp chỉ làm chung chung. Hiện Bộ đang trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổng thể để triển khai Đề án này. Sau khi Thủ tướng phê duyệt, Bộ sẽ chủ trì phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành địa phương thực hiện có hiệu quả. Liên quan tới các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính, hiện chỉ còn duy nhất một Thông tư liên tịch do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Công an về trình tự thủ tục và thẩm quyền xác định tình trạng nghiện của người nghiện. Thông tư này hiện đang được gấp rút hoàn thiện và sẽ được ban hành trong ít ngày tới.

</tbody>

<tbody>


</tbody>

<tbody>

Nhật Thy
http://tiengchuong.vn/ (http://tiengchuong.vn/)



</tbody>