PDA

View Full Version : Mẹ nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh



songchungvoi_HIV
31-03-2014, 12:33
http://baophapluat.vn/dataimages/201210/original/images663389_HIV_1.jpg.ashx?width=645&height=363&scale=both
Nhiều ý kiến xuất cho rằng nên hạn chế quyền làm mẹ của những người phụ nữ nhiễm HIV, để giảm số lượng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ, tránh cho chúng một nỗi khổ từ trong trứng nước, cũng như tránh cho xã hội gánh nặng lo lắng. Quan điểm trên cần được nhìn nhận thế nào dưới góc độ pháp luật?.


Rất nhiều trẻ nhiễm HIV đã và đang bị xã hội kỳ thị từ môi trường sống cho tới quyền vui chơi, quyền đến trường học tập. Từ thực tế này, đã có nhiều ý kiến xuất phát từ sự thương cảm có, sự ác tâm có, cho rằng nên hạn chế quyền làm mẹ của những người phụ nữ nhiễm HIV, để giảm số lượng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ, tránh cho chúng một nỗi khổ từ trong trứng nước, cũng như tránh cho xã hội gánh nặng lo lắng.
Quan điểm này cần được nhìn nhận thế nào dưới góc độ pháp luật?.

http://baophapluat.vn/dataimages/201210/original/images663389_HIV_1.jpg
Bố mẹ nhiễm "H", vẫn sinh con khỏe mạnh

Đã là phụ nữ, ai cũng khao khát được làm mẹ. Đó không những là thiên chức mà còn là quyền của mỗi người phụ nữ. Phụ nữ nhiễm HIV cũng vậy. Hai vợ chồng của một tuyên truyền viên đồng đẳng thuộc nhóm “Vì ngày mai tươi sáng” ở Hà Nội đều nhiễm HIV. Nhưng trong họ vẫn cháy bỏng mơ ước về một đứa con khỏe mạnh.

Họ biết rằng tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30% và tinh trùng của người bố có thể được lọc rửa để có thể sinh được em bé khỏe mạnh. Thế nhưng, khi họ đến nhiều bệnh viện để đề đạt nguyện vọng này thì đều bị từ chối. Để thực hiện ước mơ của mình họ đã quyết định chơi “canh bạc” số phận, tự có con như những cặp vợ chồng bình thường khác. Và, may mắn đã mỉm cười khi đứa con họ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, không nhiễm HIV.

Còn nhớ, năm 2005, khi Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM thực hiện chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đã thắp lên ngọn lửa hy vọng được làm mẹ cho rất nhiều người phụ nữ, hay những cặp vợ chồng nhiễm HIV. Vì nếu đã được dự phòng thì tỷ lệ lây truyền giảm xuống còn từ 5-7%.

Nhiều người phụ nữ nhiễm HIV khi biết mình có thai đã định đến bệnh viện để bỏ con vì không muốn con khổ như mình. Nhưng sau khi được biết đến chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã bật khóc vì sung sướng.

“Sau khi được chúng tôi tư vấn, khoảng 98% phụ nữ có HIV đến khám thai tại bệnh viện quyết định giữ lại thai nhi” – PGS.TS Vũ Thị Nhung, bác sĩ phụ trách chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Bệnh viện Hùng Vương - TPHCM, cho biết. Nói như vậy để thấy rằng, dù bị nhiễm HIV họ vẫn mong muốn được làm mẹ như những người phụ nữ khác.

Không có sự phân biệt về mặt pháp lý

Hẳn rằng nhiều người chưa quên vụ kỳ thị trẻ em nhiễm HIV đến trường diễn ra tại trường THCS Yên Bài A, xã Yên Bài, Ba Vì Hà Nội. Những đứa trẻ nhiễm HIV ở Trung tâm Lao động Xã hội số 2 đã bị các phụ huynh quây bắt, ngăn chặn như tội phạm để không cho chúng vào lớp học chung với con em mình.

Hiệu trưởng nhà trường cũng cho rằng khi xảy ra hiện tượng hai cháu chạy từ hai phía va vào nhau, cả hai cùng chấn thương, chảy máu, “nếu một trong hai cháu nhiễm HIV thì quả là nguy hiểm!”. Hay một vị ĐBQH khẳng định rằng sẽ không cho cháu mình học trường có trẻ nhiễm HIV.

Trong khi đó, số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói chung và bản thân trẻ nhiễm HIV nói riêng đang có chiều hướng tăng. Từ thực tế này, đã có ý kiến cho rằng nên chăng hạn chế quyền làm mẹ của những người phụ nữ nhiễm HIV, để giảm số lượng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ, tránh cho chúng một nỗi khổ từ trong trứng nước, cũng như tránh cho xã hội gánh nặng lo lắng?.

Khi quan điểm trên được đưa ra, về mặt xã hội đã tạo ra nhiều luồng tranh luận về tính nhân văn, quyền con người của nó. Riêng về góc độ pháp luật, quan điểm này bị coi là trái với những điều luật định, theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Khoa Pháp luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội.

Cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không cấm phụ nữ nhiễm HIV kết hôn thì việc ngăn cấm họ sinh con là hoàn toàn không hợp tình, hợp lý. Luật Phòng chống HIV/AIDS cũng có nhiều quy định đảm bảo quyền làm mẹ của phụ nữ nhiễm HIV như: phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai cho con bú được tư vấn về phòng chống HIV/AIDS; cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con…

Như vậy, việc người phụ nữ nhiễm HIV mang thai và sinh con là quyền được nhà nước và xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nhà nước, với các cách thức khác nhau sẽ hạn chế đến mức tối đa việc lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nhằm đảm bảo cho người phụ nữ nhiễm HIV không chỉ thực hiện quyền mang thai, sinh con, mà còn có thể thực hiện quyền nuôi con lâu dài.

Về vấn đề thực hiện quyền nuôi con lâu dài, theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, người mẹ nhiễm HIV khi ly hôn vẫn có quyền được nuôi con như những người phụ nữ khác. Tuy nhiên, hiện nay, vì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể vấn về này nên mỗi Tòa án có cách giải quyết khác nhau.

Có tòa xử theo hướng để người cha không nhiễm HIV nuôi để tránh nguy cơ phơi nhiễm cho đứa trẻ. Nhưng thường ở những trường hợp này, người mẹ sẽ bị chia cắt với con mình vĩnh viễn bởi bản thân người bố và gia đình bên nội sẽ ngăn cấm sự thăm nom của người mẹ.

Có tòa lại xử theo hướng phải tùy từng trường hợp để xem xét người phụ nữ nhiễm HIV vì nguyên nhân gì, tư cách phẩm chất ra sao, khả năng tài chính thế nào rồi mới quyết định giao con hay không. Quan điểm này được đánh giá là có tình có lý hơn. Tuy nhiên, để hình thành một cách thống nhất, vẫn cần hướng dẫn cụ thể, bởi đó chính là phương thức hữu hiệu giúp cho người phụ nữ với tư cách là người mẹ bị nhiễm HIV có mục đích sống rõ ràng và có ý nghĩa nhất.
Xuân Hoa
http://baophapluat.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=159634 (http://baophapluat.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=159634)

canlamnhungbantay
03-04-2014, 00:10
Đọc xong em chỉ thấy hoang mang a ơi!

songchungvoi_HIV
03-04-2014, 00:17
Đọc xong em chỉ thấy hoang mang a ơi!
Songchung khẳng định với bạn, tuân thủ chăm sóc mẹ lây truyền cho con đúng với lời chỉ dẫn của BS thì bé an toàn 100%

Vuvo
03-04-2014, 21:47
Sau khi đứa con đầu qua đời vì căn bệnh này, mình thật sự xuống sức, kể từ sau khi sinh cháu đầu đến giờ cũng đã 7 năm, mình cũng đã dùng arv đc hơn 2 năm, hiện vì mong muốn làm mẹ lần nữa nên mình đã làm liều, hiện tại mình đã có thai đc gần 3 tháng nhưng vẫn chưa dám đến bv phụ sản để khai tình hình bệnh( mình chỉ thông báo cho phòng khám chuyên khoa) bs khuyên nên đi khám thai lúc 3 tháng nhưng mình lại sợ, sợ đối diện vs bác sĩ, sợ phải bắt gặp những ánh nhìn nghi kị, sợ đủ thứ hết. Tuần sau là ngày đi khám rồi nhưng mình vẫn hoang mang lắm.

songchungvoi_HIV
03-04-2014, 21:52
Sau khi đứa con đầu qua đời vì căn bệnh này, mình thật sự xuống sức, kể từ sau khi sinh cháu đầu đến giờ cũng đã 7 năm, mình cũng đã dùng arv đc hơn 2 năm, hiện vì mong muốn làm mẹ lần nữa nên mình đã làm liều, hiện tại mình đã có thai đc gần 3 tháng nhưng vẫn chưa dám đến bv phụ sản để khai tình hình bệnh( mình chỉ thông báo cho phòng khám chuyên khoa) bs khuyên nên đi khám thai lúc 3 tháng nhưng mình lại sợ, sợ đối diện vs bác sĩ, sợ phải bắt gặp những ánh nhìn nghi kị, sợ đủ thứ hết. Tuần sau là ngày đi khám rồi nhưng mình vẫn hoang mang lắm.
Chào bạn, Bạn cần phải đến BV Phụ Sản chuyên khoa có TC chăm sóc dự phòng lây truyền sang con để chăm sóc và theo dõi thai kỳ. Lý do vì sao bạn xem các tài liệu tại chính box này:
BOX: Mang-thai-sinh-em-be (http://diendanhiv.vn/forums/28-Mang-thai-sinh-em-be)

Vuvo
03-04-2014, 22:10
Chào bạn, Bạn cần phải đến BV Phụ Sản chuyên khoa có TC chăm sóc dự phòng lây truyền sang con để chăm sóc và theo dõi thai kỳ. Lý do vì sao bạn xem các tài liệu tại chính box này:
BOX: Mang-thai-sinh-em-be (http://diendanhiv.vn/forums/28-Mang-thai-sinh-em-be)
Tuần sau nhất định mình sẽ đi khám, sẽ phải đối diện thôi. Hiện mình đang dùng phát đồ 3 trong 1, cũng có hỏi bs chuyên khoa về tác dụng của thuốc vs thai nhi nhưng bs bảo ko sao vẫn dùng bình thường, mình uống thuô s rất đúng giờ cd cách đây 5 tháng của mình là 712, ko biết các mẹ khác thì sao?

songchungvoi_HIV
03-04-2014, 22:18
Tuần sau nhất định mình sẽ đi khám, sẽ phải đối diện thôi. Hiện mình đang dùng phát đồ 3 trong 1, cũng có hỏi bs chuyên khoa về tác dụng của thuốc vs thai nhi nhưng bs bảo ko sao vẫn dùng bình thường, mình uống thuô s rất đúng giờ cd cách đây 5 tháng của mình là 712, ko biết các mẹ khác thì sao?
Công thức bạn đang uống là 3 trong một (1F) => TDF + 3TC + EFV, bạn yên tâm k ảnh hưởng tới em bé, CD4 bạn như vậy là khá tốt, Nhớ đến BV Chuyên Khoa đi, nghe lời songchung, nếu bạn k để BS chăm sóc dự phòng Mẹ Lây Truyền cho bé, thì bạn sẽ hối tiết. Mạnh mẽ lên bạn. Bé sẽ an toàn 100% nếu bạn tuân thủ việc chăm sóc dự phòng mẹ lây truyền cho con tốt th2i bé sẽ là một em bé tuyệt vời và khỏe mạnh

Vuvo
04-04-2014, 21:19
Cảm ơn bạn, mình vẫn còn 1 thắc mắc nữa là phụ nữ H+ khi mang thai có cần tiêm 1 số loại vắcxin cần thiết ko? Mình biết là bạn sẽ nói mình đi khám r tham khảo ý kiến bs nhưng sao mình vẫn muốn có ý kiến của ace trên forum ntn.

songchungvoi_HIV
04-04-2014, 21:23
Cảm ơn bạn, mình vẫn còn 1 thắc mắc nữa là phụ nữ H+ khi mang thai có cần tiêm 1 số loại vắcxin cần thiết ko? Mình biết là bạn sẽ nói mình đi khám r tham khảo ý kiến bs nhưng sao mình vẫn muốn có ý kiến của ace trên forum ntn.
Bạn cứ đến BV chuyên khoa sản có CDC chăm sóc Mẹ lậy truyền sang con, mọi việc sẽ đc giải đáp, NCH có mang thai vẫn đc chăm sóc như bao phụ nữ mang thai bình thường khác, bạn có thể cho songchung biết bạn ở tỉnh nào???

Vuvo
08-04-2014, 21:29
Hôm qua mình đã đi đến bv phụ sản khám và trình bày về tình trạng sk, bs hỏi: "sao lại để cho có thai?" Nghe câu đó mình thật sự thấy hoang mang. Nhưng cũng bình tĩnh mac tl: dạ do e mong muốn quá. Thế là bs bảo cứ dùng theo phác đồ điều trị bt, làm các xn sàn lọc này nọ. Bs hẹn 10 ngày sau đến tái khám và nhận kq xn, mặc dù đã thông báo là đang điều trị arv mà vẫn chứ cho mình làm test H, thấy khó chịu trong người nhưng vẫn phải làm. Hiện tại chưa có lời khuyên nào từ bs để làm cho mình thoả mãn cả. Haizzz

songchungvoi_HIV
08-04-2014, 21:50
Hôm qua mình đã đi đến bv phụ sản khám và trình bày về tình trạng sk, bs hỏi: "sao lại để cho có thai?" Nghe câu đó mình thật sự thấy hoang mang. Nhưng cũng bình tĩnh mac tl: dạ do e mong muốn quá. Thế là bs bảo cứ dùng theo phác đồ điều trị bt, làm các xn sàn lọc này nọ. Bs hẹn 10 ngày sau đến tái khám và nhận kq xn, mặc dù đã thông báo là đang điều trị arv mà vẫn chứ cho mình làm test H, thấy khó chịu trong người nhưng vẫn phải làm. Hiện tại chưa có lời khuyên nào từ bs để làm cho mình thoả mãn cả. Haizzz
Songchung rất hiểu tâm trạng của bạn, Thật sự vị BS này đáng lên án là vừa. Nếu lần sao BS này còn thái độ này, bạn nên đến TT Phòng chống AIDS tỉnh nơi bạn sinh sống nhờ can thiệp
Phạt 10 triệu đồng đối với bác sĩ kỳ thị người nhiễm HIV

Thứ ba 31/12/2013 16:00

Từ ngày 31/12, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế về HIV/AIDS, bác sĩ “gian dối” nhận hối lộ, công bố giới tính thai nhi… bắt đầu có hiệu lực thi hành.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2013_12_31/tu%20van.JPG


Tổ chức tư vấn cho người nhiễm HIV. Ảnh minh họa


</tbody>


Theo đó, tại Điều 14 của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, sẽ phạt nặng những trường hợp bác sĩ, y sĩ có hành vi kỳ thị đối với người nhiễm HIV.

Cụ thể, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Tiết lộ bí mật về việc xét nghiệm, thông báo kết quả xét nghiệm HIV cho người đến xét nghiệm hoặc người khác khi không được phép;

Vi phạm các quy định về giữ bí mật tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV; Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người nhiễm HIV trong trường hợp người đó đã chết, hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Từ chối việc chữa bệnh cho người nhiễm HIV.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Vi phạm các quy định về truyền máu, về vô khuẩn, sát khuẩn và các quy định khác về chuyên môn xử lý nhiễm HIV; Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng đối tượng thông báo theo quy định;

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm HIV để xét tuyển dụng lao động hoặc nhập học, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật;

Cơ sở sản xuất, kinh doanh không cung cấp thông tin về dự phòng lây nhiễm HIV cho người lao động; Thông báo kết quả cho người đến xét nghiệm HIV đối với cơ sở chưa được Bộ Y tế công nhận có phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn khẳng định các trường hợp HIV dương tính...
Trà My

http://tiengchuong.vn/Van-ban-moi/Ph...m-HIV/9618.vgp (http://tiengchuong.vn/Van-ban-moi/Phat-10-trieu-dong-doi-voi-bac-si-ky-thi-nguoi-nhiem-HIV/9618.vgp)

tôi ơi đừng tuyệt vọng
08-04-2014, 22:02
Hôm qua mình đã đi đến bv phụ sản khám và trình bày về tình trạng sk, bs hỏi: "sao lại để cho có thai?" Nghe câu đó mình thật sự thấy hoang mang. Nhưng cũng bình tĩnh mac tl: dạ do e mong muốn quá. Thế là bs bảo cứ dùng theo phác đồ điều trị bt, làm các xn sàn lọc này nọ. Bs hẹn 10 ngày sau đến tái khám và nhận kq xn, mặc dù đã thông báo là đang điều trị arv mà vẫn chứ cho mình làm test H, thấy khó chịu trong người nhưng vẫn phải làm. Hiện tại chưa có lời khuyên nào từ bs để làm cho mình thoả mãn cả. Haizzz
nên tập làm quen với điều này đi chị
đâu phải ai cũng dễ cảm thông với những người có h dù người đó có làm bác sĩ đi chăng nữa
miễn sao chị và bé luôn được mạnh khỏe và vui vẻ là được rồi chị à...

canlamnhungbantay
13-04-2014, 13:37
Tùy từng người thôi anh chị ạ! Vợ em đi khám bên hùng vương các bác sĩ, y tá, điều dưỡng ai cung vui vẻ, nhẹ nhàng...giờ vấn đề đi khám định kỳ không còn là ác mộng của vc e nữa rồi! Hi vọng tất cả là từ tâm, chứ ko phải do sợ mất 10tr...

Vuvo
07-05-2014, 20:33
Hôm nay đi tái khám. Vào phòng siêu âm cô yta cho mình vô cuối cùng, xong rồi lấy thêm 1 tấm ga để lót cho mình nằm, lúc đầu mình thấy hơi khó chịu, sau khi siêu âm xong cô ấy mang găng tay vào dọn tấm ga mà mình vừa nằm. Một cảm giác bị kì thị thật khó diễn tả bằng lời, trong thâm tâm nghĩ chắc cô ta nghĩ những người như mình thì ghẻ lở đầy người hay sao í.
Về nhà cả ngày tâm trạng bực không chịu được. Thêm cái vụ đi tái khám ở phòng khám ngoại trú cd4 bị tụt từ 710 xuống còn 398. Bác sĩ bảo nếu tình trạng cơ thể ko có gì bất ổn thì ko sao, nhiều khi do lỗi kĩ thuật. Haizzz chả biết đâu mà lần. Cảm thấy mạng sống của BN giống như con cá nằm trên thớt vậy. :((

songchungvoi_HIV
07-05-2014, 20:39
Hôm nay đi tái khám. Vào phòng siêu âm cô yta cho mình vô cuối cùng, xong rồi lấy thêm 1 tấm ga để lót cho mình nằm, lúc đầu mình thấy hơi khó chịu, sau khi siêu âm xong cô ấy mang găng tay vào dọn tấm ga mà mình vừa nằm. Một cảm giác bị kì thị thật khó diễn tả bằng lời, trong thâm tâm nghĩ chắc cô ta nghĩ những người như mình thì ghẻ lở đầy người hay sao í.
Về nhà cả ngày tâm trạng bực không chịu được. Thêm cái vụ đi tái khám ở phòng khám ngoại trú cd4 bị tụt từ 710 xuống còn 398. Bác sĩ bảo nếu tình trạng cơ thể ko có gì bất ổn thì ko sao, nhiều khi do lỗi kĩ thuật. Haizzz chả biết đâu mà lần. Cảm thấy mạng sống của BN giống như con cá nằm trên thớt vậy. :((
Thui bạn ơi, kệ xác họ, bạn để tâm làm gì cho hao hơi CD4 tuột thêm, XH là thế đó
Nhiễm HIV vẫn sống khỏe 30 năm
Thứ Hai, 5/5/2014, 11:57
TT - Không ít người khi biết mình hoặc người thân bị nhiễm HIV đã tự xem như “lãnh án tử”.
http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=704701
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Ảnh: Quang ĐịnhThực tế, các bác sĩ chuyên khoa nhiễm xem HIV như một bệnh mãn tính và nếu hiểu biết, người nhiễm vẫn sống bình thường với HIV.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về cách nhìn nhận mới này, bác sĩ TRƯƠNG HỮU KHANH - trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành viên tiểu ban nhi Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM - nói:
- Nếu so với một số bệnh truyền nhiễm khác như lao, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, cúm A... thì HIV là bệnh khó lây nhất. Cụ thể, mức độ lây nhiễm viêm gan siêu vi B gấp 100 lần HIV, viêm gan siêu vi C lây gấp 10 lần, còn bệnh lao lây rất dữ. Thậm chí có những người bị viêm gan siêu vi B và C gần như không chữa được nhưng tỉ lệ người HIV không chữa được gần như không có, bởi bệnh này có rất nhiều thuốc, phác đồ điều trị mới giúp người bệnh (nếu tiếp cận điều trị sớm, tuân thủ điều trị tốt, có lối sống lành mạnh) duy trì cuộc sống khỏe mạnh 20-30 năm là bình thường. Nếu hiểu biết về HIV thì khó có thể bị lây nhiễm. Ngoài ra, khi người bệnh được uống thuốc sớm, họ gần như là người bình thường nên khả năng người nhiễm HIV lây cho người khác có thể là con số không. Do vậy, nếu chẳng may bị nhiễm HIV, người bệnh không nên quá bi quan và tự kỳ thị mình.


Như bệnh mãn tính
Bệnh mãn tính được xem là “sống chung” với người bệnh suốt đời và bệnh không thể làm được gì người bệnh nếu họ tuân thủ điều trị tốt, có lối sống lành mạnh. Việc xem HIV như là một bệnh mãn tính thứ nhất là do công tác điều trị, dinh dưỡng cho người nhiễm HIV hiện nay rất tốt. Tại VN có đầy đủ các loại thuốc điều trị, trình độ, kỹ năng của đội ngũ chuyên môn cũng rất tốt. Thứ hai là người nhiễm HIV khi mới nhiễm rất suy sụp nhưng khi được điều trị hồi phục sức khỏe, được tham vấn tốt thì đa số họ sống có ý nghĩa hơn nhiều so với trước khi bị nhiễm HIV.

Bác sĩ TRƯƠNG HỮU KHANH



* Thưa bác sĩ, người nhiễm HIV khó tránh khỏi sự kỳ thị của cộng đồng và vì sao vẫn còn sự kỳ thị này?
- Kỳ thị là không đúng bởi hai lẽ: rất nhiều người bị nhiễm HIV là do gặp tai nạn trong sinh hoạt, cuộc sống hoặc trong quá trình làm việc; còn nếu cho rằng người nhiễm HIV sẽ lây cho mình là không đúng do đã biết người ta bị nhiễm HIV thì làm sao người ta lây cho mình được. Thường với người không biết có bị nhiễm HIV hay không, chúng ta mới có nguy cơ bị lây do tâm lý chủ quan. Nếu cứ nghĩ người nhiễm HIV đều là đối tượng tệ nạn xã hội, không phải do tai nạn gây ra thì sự kỳ thị sẽ còn tồn tại mãi.
* Xin bác sĩ cho biết tỉ lệ người bị nhiễm HIV do tai nạn chiếm bao nhiêu và thường do tai nạn gì?
- Từ lúc phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên tại VN năm 1990 cho tới nay, thái độ kỳ thị người nhiễm đã giảm khá nhiều do trước đây nhiều người đánh đồng HIV với tệ nạn xã hội (tiêm chích ma túy, hoạt động mại dâm). Nay mô hình bệnh tật của HIV đã thay đổi khá nhiều, HIV không chỉ xuất hiện ở nhóm người tiêm chích ma túy, hoạt động mại dâm mà xuất hiện ở cả những người bình thường. Những người này không phải ăn chơi trác táng, nghiện hút chích nhưng vẫn bị nhiễm HIV. Người bị nhiễm HIV do tai nạn chiếm một tỉ lệ khá lớn, ước khoảng 30%.
Một số tai nạn có thể kể như người vợ bị nhiễm do ông chồng ra ngoài “vui chơi” rồi lây ngược cho vợ, người vợ sau đó mang thai lại lây cho con. Những em bé này có làm gì đâu mà sinh ra đã bị nhiễm HIV như vậy. Ngoài ra, người nhiễm HIV có thể là nhân viên y tế bị tai nạn khi phẫu thuật hoặc tiêm chích cho người nhiễm HIV; cán bộ quản giáo, giáo dưỡng trong các trại giam, cơ sở xã hội cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV. Kể cả người bình thường (nhất là ở những địa phương xa, nông thôn...), đi tiêm chích thông thường mà không bảo đảm an toàn cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV.
* Thưa bác sĩ, bản thân người nhiễm HIV cũng tự kỳ thị mình. Điều này ảnh hưởng thế nào đến chính người nhiễm HIV?
- Trong chuyện kỳ thị, ngoài việc người khác nhìn vào người nhiễm HIV thế nào thì thái độ và cách nhìn nhận về HIV của bản thân người bệnh rất quan trọng. Trước kia người nhiễm HIV tự kỳ thị, không dám công khai hoặc chia sẻ chuyện mình bị nhiễm cho người khác biết. Nhưng hiện một số người đã sẵn sàng đứng trên diễn đàn, nói trước công chúng về việc bị nhiễm HIV và chia sẻ những khó khăn khi bị kỳ thị, chia sẻ những thành công mà họ đạt được.
Tôi cho rằng người bị nhiễm HIV phải bớt tự kỳ thị. Nếu mình tự kỳ thị thì người khác sẽ kỳ thị mình là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, người nhiễm HIV cũng cần tự tìm hiểu xem nên chia sẻ ở mức độ nào, chia sẻ với ai, chia sẻ ở đâu và không thể đòi hỏi tất cả xã hội nhìn mình một cách không kỳ thị. Hiện có nhiều nhóm sinh hoạt đồng đẳng, nhóm chia sẻ, câu lạc bộ... sẵn sàng chia sẻ với người nhiễm HIV. Nếu sống khép kín thì người nhiễm sẽ gặp khó khăn hơn trong chuyện sinh hoạt và càng khó vươn lên, thoát ra khỏi sự tự kỳ thị đó để giúp chính mình và người nhiễm giống mình.

LÊ THANH HÀ thực hiện
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/S...oe-30-nam.html (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/605720/nhiem-hiv-van-song-khoe-30-nam.html)

Vuvo
07-05-2014, 20:51
Cũng đành vậy chứ biết sao giờ.
Ah mà anh Hiếu cho mình hỏi thường những phự nữ có H khi mang thai thi cd4 hay tụt lắm pk? Mình lo cái vụ này hơn. Đang nghĩ đến việc đến chỗ phòng xn làm xn cd4 dịch vụ xen như nào.

songchungvoi_HIV
07-05-2014, 21:00
Cũng đành vậy chứ biết sao giờ.
Ah mà anh Hiếu cho mình hỏi thường những phự nữ có H khi mang thai thi cd4 hay tụt lắm pk? Mình lo cái vụ này hơn. Đang nghĩ đến việc đến chỗ phòng xn làm xn cd4 dịch vụ xen như nào.Cái chính là bạn đã dự phòng phơi nhiễm mẹ lây truyền cho bé chưa?? Đã uống ARV chưa?? Cái này mới quan trọng, chuyện CD4 lên xuống của NCH là chuyện bình thường

Vuvo
07-05-2014, 21:07
Hiện tại mình đang điều trị Arv đc hơn gần 3 năm rùi. Và đang dùng phác đồ 1F loại ngày dùng 1 viên vào buổi tối( cứ uống xong là cứ như đang bay lơ lửng í :D) bác sĩ bảo cứ uống như vậy thui chứ ko thêm hay đổi thuốc gì cả cũng ko có thuốc gì dự phòng từ mẹ sang con. Còn đi khám chỗ phụ sản thì chỉ cho thuốc bổ ngoài ta ko có gì hơn.

songchungvoi_HIV
07-05-2014, 21:12
Hiện tại mình đang điều trị Arv đc hơn gần 3 năm rùi. Và đang dùng phác đồ 1F loại ngày dùng 1 viên vào buổi tối( cứ uống xong là cứ như đang bay lơ lửng í :D) bác sĩ bảo cứ uống như vậy thui chứ ko thêm hay đổi thuốc gì cả cũng ko có thuốc gì dự phòng từ mẹ sang con. Còn đi khám chỗ phụ sản thì chỉ cho thuốc bổ ngoài ta ko có gì hơn.
Ok vậy là tốt rùi, Cố gắng tuân thủ ARV cho tốt để an toàn cho bé

Charles
21-10-2014, 09:52
Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai: Vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

07:16am | 21/10/2014
Dù bị nhiễm HIV, phụ nữ vẫn có thể sinh con hoàn toàn khỏe mạnh nếu dự phòng và điều trị tốt trong quá trình mang thai cho đến lúc sinh. Tại BR-VT, hiện đã có 3 phòng khám dự phòng lây truyền mẹ con trọn gói để khám và điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

<center> http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/10/21/55445a5f0b7ac1.img.jpg
Trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV có thể hoàn toàn khỏe mạnh nếu được điều trị dự phòng tốt. Trong ảnh: Điều dưỡng chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Lê Lợi (ảnh minh họa).</center>
Từ khi xét nghiệm máu biết mình bị nhiễm HIV khi đang mang thai, chị M.T. ở TP.Vũng Tàu đã tham gia khám và điều trị tại phòng khám dự phòng lây truyền HIV từ mẹ con trọn gói tại Bệnh viện Lê Lợi. Nhờ được tư vấn, tham gia điều trị đúng phác đồ, chị T. đã hạ sinh em bé hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV từ mẹ.

Khi người mẹ bị nhiễm HIV/AIDS, con sinh ra có thể bị nhiễm HIV/AIDS do lây từ mẹ trong lúc mang thai, quá trình chuyển dạ và cho con bú. Do đó, nếu không có sự can thiệp thì nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con có thể lên tới 35-40%. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con giảm tới 96%, thậm chí nếu điều trị trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì khả năng lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con có thể bằng 0. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để kiểm soát lây truyền HIV sang con là người mẹ chủ động xét nghiệm sớm khi mang thai.

Theo bà Lý Tuyết Mai, chuyên viên phụ trách dự phòng lây truyền mẹ con thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV cần điều trị dự phòng ngay từ 14 tuần tuổi thai. Từ thời điểm này, phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV được khám phát hiện điều trị dự phòng càng sớm thì khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con càng thấp. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con chỉ còn dưới 2% nhờ chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Do đó, khi mẹ bị nhiễm HIV cần được tư vấn điều trị thích hợp. Nếu phát hiện ngay những tuần đầu, người mẹ được tư vấn về dinh dưỡng và xem xét điều trị ARV từ tuần thai thứ 14 nhằm mục đích giảm khả năng lây truyền HIV cho con. Sau khi sinh, sản phụ nhiễm HIV sẽ được tư vấn kế hoạch hóa gia đình, cách nuôi và chăm sóc trẻ, mẹ và con sẽ được chuyển gửi đến các phòng khám điều trị HIV ngoại trú. Em bé được chăm sóc và điều trị kịp thời giúp cải thiện sức khoẻ và tránh mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đặc biệt, trẻ được cấp sữa miễn phí thay thế và được xét nghiệm miễn phí vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 để phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV của trẻ.

Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại BR-VT được triển khai từ năm 2008. Đến nay, phòng dự phòng lây truyền mẹ con trọn gói đã được triển khai tại Bệnh viện Lê Lợi, Bệnh viện Bà Rịa và Trung tâm Y tế Xuyên Mộc đã đi vào hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả tốt. Nhiệm vụ tại các cơ sở này là xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, can thiệp sản khoa, cấp sữa cho mẹ, cho con, chuyển tiếp dịch vụ sau sinh. Ngoài ra, chương trình còn được triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai tại các huyện/thành phố và xã/phường/thị trấn, sau khi phát hiện phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV sẽ chuyển tiếp đến phòng lây truyền mẹ con trọn gói.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, người bị nhiễm HIV/AIDS được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) có thể đẩy lùi thêm 3 triệu người chết và ngăn ngừa hơn 3,5 triệu ca nhiễm mới HIV từ nay đến năm 2025, trong đó giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống dưới 3%. Tại BR-VT, tính đến năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con còn dưới 2%. Từ đầu năm 2014 đến nay, toàn tỉnh có 14 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV và đều hoàn toàn khỏe mạnh nhờ được dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=999091

songchungvoi_HIV
27-11-2014, 13:59
Thứ năm, 27/11/2014 | 14:04 GMT+7
Biện pháp dự phòng giúp giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống còn khoảng 5%. Do đó khả năng bà mẹ nhiễm HIV sinh con khỏe mạnh là rất cao.
Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, đường lây truyền từ mẹ sang con là nguyên nhân chính gây nhiễm HIV trên trẻ em. Khả năng lây nhiễm tự nhiên của đường truyền này khoảng 35-40%. Như vậy, nếu không có can thiệp y tế nào, cứ 10 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có 3-4 trẻ em bị lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp dự phòng, tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống còn khoảng 5%.
Biện pháp can thiệp dự phòng bao gồm điều trị ARV cho bà mẹ, bắt đầu từ tuần thai thứ 14 (hoặc duy trì điều trị nếu mẹ được chỉ định điều trị trước đó) kéo dài đến lúc sinh con. Sau đó tiếp tục điều trị ARV cho đứa con trong vòng một tháng đầu, đồng thời không cho trẻ bú sữa mẹ. Như vậy, đối tượng chăm sóc của phương pháp này bao gồm cả bà mẹ mang thai và em bé với sự tham gia của chuyên khoa phụ sản và chuyên khoa nhi.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/11/27/images1236655-be-yeu-me-2-5299-1417064353.jpg



Ảnh minh họa: News.

</tbody>
Hiện ngành y tế nước ta đã triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV rộng rãi cho tất cả các bà mẹ đến khám thai lần đầu ở cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tư vấn và chuyển gửi đến cơ sở điều trị lây truyền mẹ sang con nếu phát hiện thai phụ dương tính với HIV.
Để bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm đáng tiếc, bác sĩ khuyên mọi người nên:
1. Quản lý hành vi nguy cơ
Đây được xem là biện pháp then chốt trong dự phòng HIV/AIDS. Hai đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến là quan hệ tình dục không an toàn và tiêm chích chung kim. Do đó cần trang bị kiến thức về tình dục an toàn (http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/hieu-dung-ve-nhung-hanh-vi-lay-nhiem-hiv-3020864.html) và hạn chế tối đa việc chia sẻ kim tiêm và dung dịch pha tiêm với bạn chích chung.
2. Xét nghiệm HIV
Việc tham gia xét nghiệm mang lại những tác động tích cực: Nếu âm tính, tham vấn viên có thể cung cấp thêm kiến thức, chia sẻ về biện pháp cũng như hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch quản lý hành vi nguy cơ. Nếu dương tính, người bệnh có cơ hội tiếp cận với chương trình điều trị sớm, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post exposure prophylaxis – PEP)
Đây là biện pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV nhờ tác dụng của thuốc kháng virus ARV. Nhiễm HIV không xảy ra ngay lập tức trên toàn hệ thống, mà có một thời gian trì hoãn ngắn kéo dài khoảng 2-3 ngày sau khi phơi nhiễm với HIV. Trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội” này, thuốc kháng virus có thể phòng ngừa bằng cách khống chế sự sinh sản của HIV, cô lập và đào thải những tế bào đã bị nhiễm HIV ra khỏi cơ thể.
Những nghiên cứu khoa học thực nghiệm cho thấy phương pháp này bảo vệ cơ thế đến 90-95%. Hiệu quả của phương pháp này giảm dần theo thời gian, gần như không còn giá trị nếu sử dụng sau 72 giờ. Như vậy, phương pháp này sử dụng trong những tình huống mới phơi nhiễm với HIV (http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/cach-xu-tri-khi-bi-dam-boi-vat-nhon-nghi-dinh-mau-hiv-3075036.html): quan hệ tình dục không bao cao su, bị rách bao khi quan hệ, bị kim đâm…
4. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Pre exposure prophylaxis – PrEP)
Phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đòi hỏi người sử dụng phải uống ARV hàng ngày. Biện pháp này nhằm mục đích duy trì nồng độ ARV trong máu ở mức có hiệu quả bảo vệ khỏi sự xâm nhập của HIV. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả bảo vệ dao động từ khoảng 45-60%, có thể đạt đến 70-80% nếu tuân thủ nghiêm ngặt.
Phương pháp này chưa được triển khai rộng rãi ở Việt Nam. Ở quốc gia phát triển như Mỹ có áp dụng phương pháp này nhưng chỉ tập trung trên những nhóm nguy cơ cao như nam quan hệ đồng giới, người hành nghề mại dâm, bạn tình âm tính của người có H... Đây được xem là một lựa chọn mang tính cá nhân bên cạnh biện pháp quản lý hành vi nguy cơ vốn đơn giản hơn và có chi phí thấp hơn nhiều.
5. Điều trị như là một biện pháp dự phòng
Việc điều trị ARV cho người bệnh giúp khống chế tốt tải lượng virus HIV trong máu, làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV được nâng từ chỉ số CD4 > 350 tế bào/mm3 thành 500 tế bào/mm3. Tổ chức này cũng đưa ra chỉ định điều trị cho những người nhiễm có bạn tình âm tính.
Như vậy, bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, người nhiễm HIV có thêm một mục đích để tham gia điều trị: Giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, trước tiên là người thân trong gia đình. Song song với điều trị, người bệnh cũng được tham vấn để biết cách quản lý hành vi nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm qua các tiếp xúc thân mật ở gia đình hay trong đời sống tình cảm.

Thúy Ngọc
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/phu-nu/me-nhiem-hiv-van-co-the-sinh-con-khoe-manh-3112935.html