PDA

View Full Version : Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan D



songchungvoi_HIV
17-01-2015, 10:13
Thứ sáu, 16/01/2015 19:45
Đó là cảnh báo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên trong văn bản Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút D.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết, viêm gan vi rút D (HDV) do vi rút viêm gan D gây ra. Vi rút viêm gan D được xem là vi rút ”không trọn vẹn”, chúng phải mượn lớp vỏ viêm gan vi rút B để có thể xâm nhập vào tế bào gan.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/01/16/Chan-doan-va-dieu-tri-benh-viem-gan-D_1.jpg
Viêm gan mãn tính trở thành xơ gan. Ảnh minh họa.

Viêm gan D lây nhiễm như thế nào?

Viêm gan D gây ra hai loại nhiễm trùng: đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Đồng nhiễm là khi có người bị nhiễm viêm gan B và viêm gan D cùng một lúc. Bội nhiễm là khi ai đó đã có bệnh viêm gan B và sau đó bị nhiễm viêm gan D.


Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên, bệnh có đường lây truyền giống viêm gan B: đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con (hiếm gặp). Viêm gan D có thể là cấp tính hoặc mãn tính.


Ai có thể bị viêm gan D?


Ðây là một bệnh truyền nhiễm “có điều kiện”. Bệnh chỉ nguy hiểm, cho những bệnh nhân đang hoặc sẽ bị bệnh viêm gan B. Đó là bệnh chỉ lây qua những ai chưa có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan B. Người được miễn nhiễm bệnh viêm gan B, vì thế, sẽ không phải lo lắng về bệnh viêm gan D nữa.


Triệu chứng của bệnh viêm gan D


Triệu chứng của viêm gan D lệ thuộc vào tình trạng nhiễm vi khuẩn viêm gan B của lá gan. Nếu vi khuẩn viêm gan B bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân thì vi khuẩn viêm gan D cũng sẽ “chết theo”.


Bệnh nhân có thể cùng một lúc lây cả hai bệnh viêm gan B và D (đồng nhiễm). Vì viêm gan D thường gây ra những triệu chứng tương tự như bệnh viêm gan B nên khi cơ thể bị tấn công một lúc bởi hai loại siêu vi khuẩn viêm B và D các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, và bệnh có thể kéo dài hơn.


Bệnh nhân bị nhiễm cùng một lúc viêm gan B và D sẽ có một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan B trước, rồi sau đó, khi bệnh có vẻ như đang thuyên giảm thì các triệu chứng như vàng da, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt … bắt đầu trở lại do đợt tấn công thứ hai; lần này do siêu vi khuẩn viêm gan D. Tùy theo tuổi tác khi bị lây bệnh, những triệu chứng kể trên có thể rất rõ rệt hoặc mơ hồ.


Bệnh nhân đang bị viêm gan B bị lây thêm bệnh viêm gan D ( Bội nhiễm): Ðây là trường hợp rất nguy hiểm Với sự bành trướng của siêu vi khuẩn viêm gan D trong một cơ thể đang bị nhiễm trùng bởi siêu vi khuẩn viêm gan B, bệnh sẽ trở nên rất trầm trọng với những hậu quả vô cùng tai hại trong một thời gian rất ngắn.


Ngay cả trong trường hợp siêu vi khuẩn B đang “nằm im”, siêu vi khuẩn D có thể đánh thức và cả hai sẽ cùng tàn phá lá gan. nhanh chóng (từ 3 đến 5 năm),


Phòng ngừa viêm gan D


– Hiện tại chưa có vắc xin chủng ngừa viêm gan D, tuy nhiên có thể ngăn ngừa nhiễm trùng viêm gan D bằng cách tiêm phòng viêm gan B. Do đó tránh viêm gan B có thể tránh viêm gan D.


– Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng,… giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.




Theo Phạm Minh - VnMedia

UTMIENTAY
17-01-2015, 10:20
Ghê qua´ ....Hiccc

songchungvoi_HIV
04-05-2015, 15:48
Chớ treo gan trước miệng siêu viThứ hai, 04/05/2015 12:14
Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do nhiều loại siêu vi khuẩn gây ra. Mỗi loại siêu vi có cách thức lây truyền bệnh khác nhau.Biết được phương cách lây truyền của bệnh, ta mới có thể tự bảo vệ đồng thời tránh được phần nào sự lây bệnh cho người chung quanh.


Hai đường lây

Qua đường ăn uống:
Viêm gan siêu vi A và E được lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và đại tiện. Trong thời kỳ phát bệnh, các siêu vi khuẩn này được thải ra thường xuyên trong phân của người bệnh.


Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ yếu là chú ý vệ sinh thực phẩm và ăn uống. Người đang bị bệnh viêm gan A dứt khoát không được nấu nướng hay chế biến thức ăn cho người khác, thậm chí cũng không nên buôn bán các loại thực phẩm.


Tạm thời không dùng chung vật dụng ăn uống hàng ngày như ly, chén, muỗng, đũa... với người bệnh ít nhất vài tuần vì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nếu có thể, không dùng chung phòng vệ sinh với bệnh nhân viêm gan A. Tập thói quen rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/05/04/Cho-treo-gan-truoc-mieng-sieu-vi_1.jpg

Đông Nam Á, trong đó có nước ta, là nơi đang có tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan A trên 90% ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu như chúng ta đều đã bị nhiễm từ lúc còn bé cho nên việc chủng ngừa viêm gan siêu vi A chưa phải là một vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành y tế nước ta.


Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B hoặc C mà chưa bị nhiễm siêu vi A, hoặc những đối tượng đặc biệt dễ có khả năng bị lây nhiễm siêu vi A như giới “gay” (đàn ông đồng tính luyến ái) có quan hệ tình dục qua đường miệng và hậu môn cần chủng ngừa viêm gan A. Nếu để bị nhiễm nhiều loại siêu vi cùng lúc, bệnh có thể nặng hơn và diễn tiến cũng phức tạp hơn.


Qua đường máu:
Bệnh viêm gan siêu vi B, C, D và G lây truyền chủ yếu do truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay...) nói chung là do tiếp xúc với máu và các chất dịch trong cơ thể của bệnh nhân khi da và niêm mạc của chúng ta trầy xước hoặc bị đâm thủng. Viêm gan siêu vi B còn lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Đặc biệt ở Việt Nam, đường lây lan chủ yếu là từ mẹ sang con trong lúc sinh nở.


Có những trường hợp bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mà bệnh nhân hoàn toàn không biết hoặc không nhớ đã bị lây từ lúc nào.


Nhiều cách tránh


Muốn phòng ngừa các loại siêu vi viêm gan B, C, D, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Người bị nhiễm siêu vi tuyệt đối không được hiến máu, cho tinh dịch hoặc các cơ quan nội tạng... Nếu bị các vết thương như đứt tay hoặc các vết lở loét ngoài da, cần phải được rửa sạch và băng kín.


Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân có thể bị dính máu hay gây trầy xước da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, đồ cạo gió... Bệnh hầu như không lây qua đường ăn uống hay qua hơi thở, cho nên không cần thiết phải ăn uống riêng. Những sinh hoạt, chung đụng hàng ngày như bắt tay, nói chuyện với người bệnh hầu như không nguy hiểm.

Không tiêm chích ma túy vì đó là phương cách lây nhiễm quan trọng của viêm gan siêu vi B, C, D và cả HIV... Khi cần tiêm chích thuốc, nên sử dụng các ống tiêm dùng một lần.


Hạn chế xăm mình, cắt lễ, xỏ lỗ tai, châm cứu ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Khi cần chữa răng, làm nội soi, mổ xẻ... hay đi làm bất cứ các thủ thuật nào gây trầy xước da niêm thì nên đến những nơi đáng tin cậy về điều kiện vô trùng.


Không quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để bảo vệ. Nên giữ chế độ “một vợ, một chồng” vì càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh hoặc áp dụng các tư thế giao hợp dễ gây xây xát hoặc chấn thương niêm mạc.


Khi một người trong gia đình bị nhiễm siêu vi B, những người còn lại trong nhà nên đi thử máu xem có bị nhiễm chưa. Nếu chưa thì nên chích ngừa, tiêm chủng đủ liều và đúng thời gian theo lịch chủng ngừa để thuốc đạt tác dụng bảo vệ tối ưu. Viêm gan siêu vi C đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, do đó biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với máu và các chất dịch của người bệnh.


Người bị viêm gan siêu vi B hoặc C vẫn có thể lập gia dình. Nếu vợ hoặc chồng của bệnh nhân bị viêm gan B được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn. Việc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp (1-3%). Nguy cơ lây lan chỉ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi.


Việc lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi thai nhi còn trong bụng mẹ rất thấp. Tuy nhiên người mẹ có thể lây bệnh sang cho con trong lúc sinh nở (sinh tự nhiên hay sinh mổ không khác biệt gì về mức độ lây nhiễm).

Việc quan trọng cần làm ngay là chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nếu người mẹ bị nhiễm siêu vi này. Siêu vi C cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở nhưng ít hơn siêu vi B rất nhiều. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không có nguy cơ lây nhiễm, cho nên người mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.




Ai cần xét nghiệm tìm siêu vi viêm gan?- Người bị viêm gan.


- Những người đi hiến máu, cho tinh dịch hoặc cho cơ quan người.


- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, truyền máu nhiều lần, chích ma túy, người bị bệnh hoa liễu, nhiễm HIV, con của các bà mẹ bị nhiễm siêu vi B, C mãn tính.


- Các nhân viên y tế, nhất là khi lấy máu cho bệnh nhân bị viêm gan B hoặc C mà chẳng may bị kim đâm trúng tay.
- Vợ hoặc chồng hay các thành viên sống trong gia đình có người bị viêm gan B, C.


- Do đã có chương trình tiêm chủng bệnh viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm tìm siêu vi B ở phụ nữ có thai không còn được đặt nặng như trước. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng nhiễm siêu vi B ở phụ nữ có thai vẫn giúp ích cho việc theo dõi người mẹ bị nhiễm cũng như khả năng lây cho con. Còn viêm gan siêu vi C vì chưa có thuốc chủng ngừa nên không cần thiết xét nghiệm cho thai phụ.
Theo PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng - Người đô thị

songchungvoi_HIV
31-01-2016, 12:59
8 triệu người Việt sẽ bị viêm gan siêu vi B vào năm 2020
Chủ nhật, 31/01/2016 10:41Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính.


<tbody>
http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/1/31/8-trieu-nguoi-Viet-se-bi-viem-gan-sieu-vi-B-vao-nam-2020-1.jpg



Ảnh minh họa: News




</tbody>
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus (http://alobacsi.com/tieu-hoa-gan-mat/benh-viem-gan-sieu-vi-b-dieu-tri-khoang-bao-lau-alobacsi-q56643c173.htm) C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E. Nhóm người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do tình trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C.


Bộ Y tế khuyến cáo, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B. Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trung bình 8-25%, viêm gan C 2,5-4,1%. Bên cạnh đó còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% mắc viêm gan siêu vi C.


Tỷ lệ dân cư mắc bệnh này có sự khác nhau giữa các địa phương. Cao nhất ở Hà Bắc 25,5%, tiếp đến là Vĩnh Phúc 23,2%, Lâm Đồng 16,74%, Khánh Hòa 15,48%, TPHCM 11,3%... Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ có thai khá cao. Đây là yếu tố quan trọng gây viêm gan B ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ. Các nghiên cứu cho thấy 90% trẻ mắc viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Đây được xem là vấn đề y tế nghiêm trọng.


Cục Y tế Dự phòng nhìn nhận hậu quả lâu dài của nhiễm viêm gan virus dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan làm tăng gánh nặng chi phí cho ngành y và toàn xã hội.


Trong khi đó công tác dự phòng và điều trị bệnh này ở nước ta còn nhiều khó khăn, nhất là ở tuyến y tế huyện, xã thiếu cơ sở vật chất, thiết bị điều trị và thuốc men. Đơn vị đủ năng lực điều trị viêm gan tập trung chủ yếu ở các bệnh viện tuyến cuối tại các tỉnh thành lớn.


Riêng viêm gan C chưa có văcxin ngừa, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc nhưng bệnh nhân viêm gan C khó có cơ hội tiếp cận các loại thuốc kháng virus mới do giá thành cao, chưa được Bảo hiểm y tế chi trả hoặc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Mặt khác, việc không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị có thể làm giảm hiệu quả điều trị.


Bệnh viêm gan virus B hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu sử dụng văcxin sớm và đúng quy định, do vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng văcxin viêm gan B. Đối với trẻ em ở khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao như nước ta, nên tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng.



Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do virus ngày càng nặng nề, WHO kêu gọi sự chung tay của các quốc gia trong việc phòng chống bệnh với mục tiêu không còn lây truyền viêm gan virus trên thế giới, tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc và điều trị an toàn, hiệu quả.


Ở góc độ khác, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lo ngại những năm gần đây xảy ra một số trường hợp tai biến liên quan đến tiêm chủng khiến nhiều phụ huynh hoang mang không cho con em đi tiêm. Các bệnh viện cũng ngại triển khai tiêm ngừa vì lo sợ rủi ro. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tiêm văcxin giảm hẳn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có viêm gan.


Theo bà Hồng, tỷ lệ tai biến do tiêm chủng ở nước ta trong giới hạn cho phép của WHO, dù vậy ngành y tế đang nỗ lực triển khai những giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ này. Thời gian qua, Bộ Y tế tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ tiêm chủng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm, xử trí kịp thời, đúng phương pháp sẽ cứu sống được các trẻ bị tai biến nặng. Bên cạnh đó còn hướng dẫn phụ huynh cách phát hiện sớm các dấu hiệu tai biến để kịp thời đưa đến cơ sở y tế xử trí theo đúng phác đồ.


Khảo sát của WHO tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh viêm gan C gia tăng do phần lớn người dân và bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh nên không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan. Rất nhiều người bệnh chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ nhiễm virus này nên không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.


Có 5 loại viêm gan virus. Viêm gan B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền của HIV (máu, quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con). Viêm gan D chỉ lây truyền khi có mặt của viêm gan B và có cũng 3 đường lây tương tự. Viêm gan A và E lây qua đường phân - miệng (virus đi từ phân của người mắc bệnh vào thức ăn đồ uống, người lành tiếp xúc với virus qua thức ăn đồ uống đã bị nhiễm). Hiện nay mới chỉ có văcxin phòng viêm gan A và B.

Theo Thi Trân - VnExpress