PDA

View Full Version : Công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng



songchungvoi_HIV
30-01-2015, 21:35
0-01-2015 17:33 - Theo: xahoi.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=985081952)

Các quốc gia ở Châu Á thường sử dụng lá cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố và làm thuốc mỡ kháng khuẩn.


Trong một thí nghiệm với động vật gặm nhấm, các chiết xuất từ cây đinh lăng đã được chứng minh là có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Các nước ở khu vực Châu Á, người ta sử dụng lá cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố và làm thuốc mỡ kháng khuẩn. Lá cây đinh lăng cũng được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa. Củ cây đinh lăng dùng để làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, chống kiết lỵ và điều trị đau dây thần kinh và đau khớp. Ngoài những lợi ích được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học, cây đinh lăng còn được sử dụng làm cây cảnh hoặc gia vị.

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia (http://citinews.net/kinh-doanh/luong-lao-dong-viet-nam-trong-nhom--beo-bot--nhat-asean-YA5CODA/), người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

http://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2015/01/30/cong-dung-chua-benh-cua-cay-dinh-lang-1422611183.jpg
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ảnh minh họa.


Bệnh thận


Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Ở Indonesia (http://citinews.net/kinh-doanh/dong-yen-len-gia-sau-phat-bieu-cua-thong-doc-ngan-hang-trung-uong-IQOQEQI/), những người mắc bệnh thận được khuyến cáo uống nước ép lá đinh lăng để lọc thận.

Những lợi ích khác

Ở Trung Quốc (http://citinews.net/the-gioi/trung-quoc-xoa-so-115-to-chuc-khung-bo-o-tan-cuong-L2QSTKY/), cây đinh lăng còn được sử dụng để làm thoát mồ hôi, giải nhiệt và điều trị bệnh sốt. Với các chất kháng viêm, cây đinh lăng còn được sử dụng để điều trị bệnh đau dây thần kinh và đau khớp.

Lá cây đinh lăng có thể ăn sống hoặc nấu chín làm món ăn. Người ta cũng thường ăn lá cây đinh lăng cùng thịt và cá để làm giảm mùi của cá, thịt.
Nguồn: Doisongphapluat.com

son86
31-01-2015, 07:59
gỏi cá kim yến ở nhà thờ tân mai biên hòa , em ăn hoài, hihi

songchungvoi_HIV
20-01-2016, 13:31
Ðinh lăng gai chống viêmThứ Tư 20/1/2016 01:27:02 PM


SKĐS - Đơn châu chấu còn gọi là đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi.


Đơn châu chấu còn gọi là đinh lăng gai, cây cẩm ràng, cây cuồng, cây răng. Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi. Về mặt hóa học và dược lý, rễ đơn châu chấu chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic có tác dụng chống viêm mạnh ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính, nhất là giai đoạn viêm mạn tính. Dùng liều thích hợp dài ngày, cây không gây ảnh hưởng độc hại gì.




http://suckhoedoisong.vn/Images/duylinh/2016/01/19/18-1386663400736.jpg
Đinh lăng gai hay đơn châu chấu.


Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Tác dụng chống viêm thể hiện rõ nét ở những trường hợp sau:


Chữa sưng vú, áp-xe vú: vỏ rễ đơn châu chấu (tươi) 30g, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng) lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày.


Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ đơn châu chấu 30g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.


Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non đơn châu chấu 20g rửa sạch giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.


Ngoài ra, vỏ rễ đơn châu chấu 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Sắc uống chữa hen.


Vỏ rễ đơn châu chấu 12g, rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng.
DS. Mai Thủy




http://suckhoedoisong.vn/inh-lang-gai-chong-viem-n111226.html

songchungvoi_HIV
02-03-2016, 13:28
Đinh lăng, vị thuốc cho người đau thắt ngực.
Thứ Tư 2/3/2016 01:24:37 PM


Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông...






http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/09/1eccay-va-cu-dinh-lang.JPG
Đinh lăng



Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông... Ngoài việc dùng thuốc, món ăn cũng đã giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị. Xin được giới thiệu một số món ăn để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt khi cần thiết.


Cháo đinh lăng tim lợn: Lá đinh lăng (dùng lá non) 60g, tim lợn 1 quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.


Tim lợn thái mỏng ướp gia vị, lá đinh lăng rửa sạch thái ngắn, gạo tẻ đãi sạch. Bỏ chung gạo và lá đinh lăng nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Cho gia vị, ăn nóng.


Công dụng: hoạt huyết bổ tâm, bệnh nhân có tiền sử đau thắt ngực nên dùng.


Cháo đan sâm chim bồ câu: Đan sâm 40g, chim bồ câu 1 con, gạo tẻ 100g.


Chim bồ câu làm thịt, bỏ nội tạng, băm nhỏ nêm gia vị, phi hành mỡ rồi cho thịt chim vào xào chín kỹ. Đan sâm sắc lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo. Khi cháo chín cho thịt chim bồ câu vào trộn đều, cho gia vị, ăn nóng.


Đan sâm bổ khí hoạt huyết, thông mạch. Chim bồ câu bổ ngũ tạng, bổ tinh tủy. Bệnh nhân đau thắt ngực, thiếu máu, hồi hộp nên dùng.


Cháo thịt thăn cát căn: Cát căn 100g, gạo tẻ 100g, thịt thăn lợn 200g, gia vị vừa đủ.


Thịt thăn băm nhỏ, phi hành mỡ cho thơm, cho thịt vào xào chín, để riêng. Cát căn bỏ vào nồi, đổ vừa nước nấu sôi 15 - 20 phút, lấy nước cát căn này cùng với gạo nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ, cho thịt thăn đã xào vào trộn đều, nêm gia vị, ăn nóng.


Cát căn giãn cơ, chống co thắt; thịt thăn lợn bổ tâm thận, thông huyết mạch. Bệnh nhân bị co thắt mạch vành, có cơn đau thắt ngực nên dùng.


Lương y Trịnh Văn Sỹ
http://suckhoedoisong.vn/dinh-lang-vi-thuoc-cho-nguoi-dau-that-nguc-n32853.html

songchungvoi_HIV
17-03-2016, 15:58
Đinh lăng: Lá thuốc quý trở thành rau sạch trong bữa cơm gia đình

16-03-2016 20:01 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1540685564)

Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi đinh lăng là "cây sâm của người nghèo", bởi tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực...

Việc lá cây đinh lăng được nhiều gia đình sử dụng như một loại rau tươi, sạch và an toàn đã thúc đẩy nhiều nông dân trồng trọt để cung cấp cho thị trường. Trong thời gian sắp tới, loại rau vừa sạch, vừa an toàn, vừa bổ dưỡng như lá cây đinh lăng có thể sẽ là sự lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ khi muốn chăm sóc sức khỏe cho gia đình.



Đinh lăng thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Lá của cây này cũng được dùng làm rau, rất được ưa thích khi ăn kèm gỏi cá, nem cuốn hay xào với thịt bò hoặc nấu canh... Đặc biệt, lá đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, giảm mệt mỏi và tăng cường sức dẻo dai của cơ thể.


Trong thời gian gần đây, với nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi, sạch, an toàn thì lá cây đinh lăng được xử dụng như một loại rau là sự lựa chọn tốt cho bạn.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/16/Dinh-lang-La-thuoc-quy-tro-thanh-rau-sach-trong-bua-com-gia-dinh_1.jpg
Lá cây đinh lăng tươi là một loại rau sạch, an toàn.(Ảnh minh họa từ Internet)



Theo các tài liệu nghiên cứu thì Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 - 2 m.

Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ; rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Do đó, danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi cây đinh lăng là "cây sâm của người nghèo" hay "cây Sâm Nam".

Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20 - 40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7 - 18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3 - 4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.

Đinh lăng có nhiều giống có hình dạng lá khác nhau, nhưng chỉ có loại đinh lăng lá nhuyễn là được ưa thích nhất.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/16/Dinh-lang-La-thuoc-quy-tro-thanh-rau-sach-trong-bua-com-gia-dinh_2.jpg
Hình ảnh một vùng trồng cây Đinh Lăng .(Ảnh minh họa từ Internet)



Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ cần mỗi ngày sử dụng một lượng lá đinh lăng tươi khoảng 250g thì đáp ứng đầy đủ việc bồi bổ cơ thể.

Hiện tại, việc dùng lá cây đinh lăng như một loại rau tươi, sạch và an toàn đã thúc đẩy một vài nông dân trồng trọt để cung cấp cho thị trường. Thế nhưng diện tích trồng loại cây này chưa rộng, nên việc cung cấp đầy đủ cho mọi người như một loại thực phẩm sạch vẫn còn giới hạn.



http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/03/16/Dinh-lang-La-thuoc-quy-tro-thanh-rau-sach-trong-bua-com-gia-dinh_3.jpg
Một món ăn sử dùng lá đinh lăng tươi như thực phẩm an toàn (Ảnh minh họa từ Internet)



Trong thời gian sắp tới, có thể loại rau vừa sạch, an toàn, vừa bổ dưỡng như lá cây đinh lăng sẽ là sự lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ khi muốn chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình.

Theo Ngọc Trác - Một thế giới

Trần Quang Vinh
29-04-2016, 11:24
Đăng lúc 15:04 PM - 27/04/2016
Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh.
Chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ (Tieghemopanax Fruticosus Vig) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Người ta thu hoạch rễ đinh lăng vào mùa thu- đông ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; lúc này rễ mềm, có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái nhỏ rễ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Dược liệu có tên thuốc trong y học cổ truyền là nam dương lâm, có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát bình không độc, được dùng dưới các dạng thuốc sau:

http://media.songkhoe.vn/archive/images/2016/04/26/173512_dinh-lang.jpg
Cây và rễ đinh lăng.
- Thuốc sắc:
Rễ đinh lăng thái nhỏ, sao vàng 8-16g, sắc với 400ml nước còn 100ml, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, uống thay chè để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa (Hải Thượng Lãn Ông).
- Thuốc ngâm rượu: Rễ đinh lăng khô 100g không sao tẩm, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-35 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml trước bữa ăn nửa giờ.
- Thuốc hãm: Rễ đinh lăng đã sao tẩm 5-10g, thái nhỏ, hãm với nước sôi như hãm trà, uống làm nhiều lần trong ngày.
- Thuốc bột và thuốc viên: Rễ đinh lăng sao tẩm 100g, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 0,5-1g. Hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong vừa đủ làm thành viên, mỗi viên 0,25 - 5g. Ngày uống 2-4 viên, chia làm 2 lần.

Rễ đinh lăng phối hợp với nhiều vị thuốc khác còn chữa được những bệnh sau:

- Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng: rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, rễ sài hồ 20g, lá tre 20g, cam thảo dây 30g, rau má 30g, chua me đất 20g. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Chữa thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100g; tam thất 20g, tán nhỏ, rây bột sắc uống ngày 100g.
- Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12g; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc suống trong ngày.
DSCKII. Đỗ Duy Bích

http://doisongkhoe.com/thuoc/re-dinh-lang-chua-thieu-mau-viem-gan-man-tinh-12760.html

songchungvoi_HIV
13-05-2016, 22:46
Bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng
Thứ sáu, 13/05/2016 20:32Bài thuốc quý hơn vàng từ cây đinh lăng - nhà nào cũng cần biết để luôn khỏe mạnh.

(http://alobacsi.com/kham-benh-online.htm)



Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 - 2 m.


Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.


Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.


Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…



<tbody>
http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/5/12/Bai-thuoc-quy-hon-vang-tu-cay-dinh-lang-1.jpg




Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình




</tbody>
Chữa ho lâu ngày

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.



Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.


Bồi bổ và thanh lọc cơ thể

Lá Đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ cũng đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể.


Chú ý: Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ Đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Càng không được dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.


Theo Thanh Thu - Khỏe và Đẹp