PDA

View Full Version : Tham vấn ý kiến dự thảo Luật về Hội



songchungvoi_HIV
05-11-2015, 15:40
Thứ tư 04/11/2015 13:00


Sáng 4/11, tại Hà Nội, Dự án thành phần VUSTA- Dự án toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tham vấn ý kiến của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng với dự thảo luật về Hội”.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_11_04/t.jpg



TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thùy Chi


</tbody>

Hội thảo nhằm thảo luận, chia sẻ các ý kiến đóng góp của các tổ chức cộng đồng và các tổ chức xã hội vào Dự thảo Luật về Hội để tạo khung pháp lý thuận lợi trong quá trình thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

Luật về Hội do Quốc hội dự thảo gồm 8 chương, 36 điều, quy định về lập Hội, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về Hội. Áp dụng với các tổ chức có tên gọi khác của công dân, pháp nhân Việt Nam được đăng ký thành lập và tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này.

TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, thời gian qua, nhiều hội thảo được tổ chức để lấy ý kiến của các chuyên gia tham vấn ý kiến của các tổ chức xã hội và cộng đồng. Những ý kiến do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã được Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng tiếp nhận và phát triển. Dự thảo Luật về Hội lần này có nhiều điều luật mới so với Luật cũ. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo sẽ được tập hợp, sau đó trình các cơ quan chức năng xem xét.

Tại hội thảo bà Đỗ Thị Vân, Giám đốc Dự án thành phần VUSTA nhận xét, luật mới về Hội bao phủ được các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng để các tổ chức có thể hoạt động hợp pháp, ko bị cơ quan địa phương “thổi còi”. Tuy nhiên, luật cần nhấn mạnh chuyển giao dịch vụ công, phải coi Hội là đối tác, không nên quản lý chồng chéo, hoặc giao cho nhân viên không có kinh nghiệm phụ trách về Hội. Chúng ta cũng nên nghiên cứu luật của một số nước có mô hình quản lý giống Việt Nam để có thể đưa ra được điều luật phù hợp.

PGS.TS Hồ Uy Liêm, Chủ tịch NGO-IC cho rằng, nên gọi là Luật về quyền lập Hội để khẳng định mục tiêu chính của luật là đảm bảo quyền, ý chí, nguyện vọng lập hội của người dân, chứ không phải là khẳng định thiện chí hay vai trò quản lý hành chính của nhà nước đối với các hội.

Về phạm vi điều chỉnh của luật thì dự thảo chỉ điều chỉnh các hội có pháp nhân được nhà nước cho phép thành lập, giống như trong các nghị định trước đây cũng như nghị định hiện hành về hội. Dự thảo luật cũng không điều chỉnh những hội không có pháp nhân, mà số lượng các hội này ở các cấp trong xã hội lại vô cùng lớn...



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_11_04/2.jpg



Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>

Tại hội thảo, đại diện mạng lưới Hoa Hướng Dương chia sẻ quá trình hoạt động của mạng lưới, những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động và vấn đề về tư cách pháp nhân, cơ sở pháp lý thành lập…; chia sẻ về việc đăng ký thành công của Trung tâm tham vấn cộng đồng Pháp Bảo; nhu cầu mong muốn thành lập Hội những người dễ bị tổn thương của diễn đàn xã hội dân sự hợp tác phòng, chống AIDS…

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Tham-van-y-kien-du-thao-Luat-ve-Hoi/15648.vgp