PDA

View Full Version : Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H



Tuanmecsedec
26-06-2013, 10:17
KÌ THỊ ĐẨY NGƯỜI NHIỄM HIV VÀO NGÕ CỤT KHÔNG LỐI THOÁT


“Tuấnmecsedec” nickname không còn xa lạ với cộng đồng những người có HIV (NCH), thậm chí còn rất quen thuộc và gần gũi. Anh là “thần tượng” của rất nhiều bạn trẻ và cũng là “ân nhân” giúp họ tìm lại được niềm tin trong cuộc sống. Anh hiện là tham vấn viên đồng thời cũng là admin của diễn đàn - một trong những diễn đàn có tiếng và uy tín của nước ta hiện nay.

Trong suy nghĩ ban đầu của tôi về anh, “Tuấnmẹc” cái tên nghe rất “oách” thì hẳn người cũng rất “ngầu” nhưng ngược lại anh cởi mở và nhiệt tình hơn tôi tưởng. Tôi đã có một cuộc trao đổi với anh về bản thân cũng như suy nghĩ của anh về vấn đề kì thị và phân biệt đối xử với NCH trong xã hội hiện nay.

Lột xác nhờ “HIV”


Anh có thể cho em được biết động lực nào khiến anh có ý định tham gia diễn đàn và giúp đỡ các bạn?
Vào năm 2005, anh không biết HIV/AIDS là gì, không hiểu HIV đáng sợ ra sao và nó có tác hại gì, khi đó anh chỉ “biết” HIV là căn bệnh chết người và nghĩ rằng “Bị HIV chỉ có con đường chết”. Anh là người từng có nguy cơ với H và anh may mắn nhận kết quả âm tính, quả thật vui nhiều lắm nhưng điều đó cũng đã làm thay đổi cuộc sống của anh rất nhiều. Và nó cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh.

Như vậy có nghĩa nếu không có “sự cố” ấy sẽ không có một Tuấnmẹc ngày hôm nay?

Có lẽ như thế (Cười).Nhờ sự cố trong quá khứ mà anh biết diễn đàn, đó là điều may mắn và cũng là cơ duyên của anh, trời còn tha thứ cho anh giúp anh thức tỉnh để cám ơn đời và “trả ơn” cho đời.

Trong xã hội hiện nay, khi làm việc gì người ta thường đặt vấn đề “vật chất” lên hàng đầu vậy còn anh thì sao? Anh nhận được điều gì khi làm vậy?

Người anh giúp đủ mọi tầng lớp trong xã hội như giáo viên, bác sĩ, công an, và cả những thành phần không đàng hoàng,…Nhưng anh quan niệm rằng “Khi họ tìm đến mình nghĩa là họ đang cần mình” và anh sẵn sàng giúp đỡ mọi người, anh không cần biết họ là ai chỉ cần có thể giúp được gì thì anh luôn sẵn lòng.

Khi anh dẫn các bạn đi xét nghiệm, nhìn họ vui sướng nhận kết quả âm tính, họ vui một nhưng anh vui tới mười vì anh cảm thấy như mình vừa cứu một người đang rớt xuống vực sâu và mình kéo họ lên được. Anh cũng từng trải qua cảm giác lo sợ và stress nặng nên anh rất hiểu và chia sẻ với họ. Từ những niềm vui nhỏ đó dần dần anh đi sâu hơn, tìm hiểu kĩ hơn những kiến thức về HIV/AIDS và anh về diễn đàn là một tham vấn viên với tư cách phi lợi nhuận, anh giúp cộng đồng không thu bất kì chi phí nào.

HIV/AIDS đáng sợ hay đáng thương!

Một số người cho rằng nên “tập trung” người nhiễm HIV/AIDS vào một khu riêng biệt nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, vậy anh nghĩ sao về ý kiến này?

Anh hoàn toàn không đồng ý. HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường giữa người và người. Hiện nay, xã hội ta đã bình đẳng hóa các mối quan hệ vậy thì không có lý do gì lại làm thế. Như vậy, thật sự rất bất công đối với người nhiễm H. Ý kiến trên cho thấy rõ sự phân biệt đối xử và “cô lập” những người nhiễm H, họ đang dồn những người “không may mắn” bị nhiễm căn bệnh này vào bước đường cùng.

Thật ra HIV khó lây nhưng rất dễ phòng. Ngoài ba đường lây cơ bản (máu, mẹ truyền sang con, tình dục) mà bạn có thể tự bảo vệ cho mình thì HIV/AIDS không thể lây qua những giao tiếp thông thường, phải có một lượng virus đáng kể mới có thể lây nhiễm được. Trong cơ thể người, vi rút HIV nguy hiểm nhưng khi ra môi trường bên ngoài thì nó rất yếu.


http://i.imgur.com/dyBm4XR.jpg
Thực tế HIV/AIDS khó lây nhiễm nhưng lại dễ phòng hơn chúng ta nghĩ

Nên xem HIV như một căn bệnh mãn tính

Anh nghĩ gì về việc kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm H hiện nay?

Có người cho rằng người nhiễm HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, đổ lỗi cho họ ăn chơi trác táng nên phải gánh lấy hậu quả, mắc gì phải thương hại. Chính sự “áp đặt” như vậy khiến cho người nhiễm HIV/AIDS giấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng, chống AIDS và “vô tư” truyền HIV sang người khác - đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Qua những lần đi tuyên truyền và tiếp xúc với các bạn, anh thấy có rất nhiều người dù không có sự kỳ thị với người nhiễm HIV nhưng vẫn rất ái ngại khi tiếp xúc. Đó là điều hết sức bình thường. Nhưng kỳ thị chính nỗi đau vô hình của người nhiễm HIV. Tâm trạng không thoải mái, không an toàn khi tiếp cận người nhiễm HIV là tâm trạng còn khá phổ biến, kể cả với người đã hiểu biết về căn bệnh này.



“Có rất nhiều người vẫn tự hỏi tại sao mình bị nhiễm HIV. Mọi người nên hiểu rằng không phải tất cả những người nhiễm HIV đều dính dáng đến cái hành vi không tốt. Ví dụ như: những trẻ thơ nhiễm HIV từ trong bụng mẹ, những người vợ hiền chỉ biết làm tròn bổn phận trong gia đình…Họ là những người “lành” mang “bệnh”

– Anh Tuấn – tham vấn viên, admin diễn đàn cho biết.

Theo anh, tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV xuất phát từ đâu?

Vấn đề kỳ thị người nhiễm HIV mang rất nhiều khía cạnh, sự kỳ thị có thể đến từ ngay trong gia đình, bạn bè, thậm chí cán bộ y tế...Và có lẽ nguyên nhân chính nhất là do sự thiểu biết về HIV/AIDS chưa đầy đủ và chính xác nên mới có sự kỳ thị. Tất cả những sự kỳ thị và phân biệt đối xử này đều do người dân nhận thức chưa đủ và chưa đúng về việc lây truyền HIV/AIDS. Nhiều người còn cho rằng sống và làm việc với người nhiễm HIV cũng có thể bị lây. Các bạn chưa hiểu biết đầy đủ về HIV và các bạn quá sợ căn bệnh này.

...Và vấn đề này không chỉ do xã hội mà còn một phần nằm ở chính bản thân người nhiễm?

Đúng vậy. Nhưng đừng nên nghĩ, tất cả những người nhiễm HIV đều là những người không tốt trong XH để từ đó dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Mặt khác, ngay cả đối với một người sử dụng ma túy, hoặc làm mại dâm, họ cũng có những hoàn cảnh khác nhau, trong đó, có nhiều hoàn cảnh đáng thương hơn là đáng trách. Khi nhận được kết quả dương tính, người bị nhiễm H họ như bị “kết án tử hình”, mọi tương lai hy vọng bị sụp đổ hoàn toàn, họ rơi vào tuyệt vọng xen lẫn tức giận thù oán người đã gây cho mình và thù oán xã hội.

Họ luôn mặc cảm với hoàn cảnh, không muốn công khai danh tính, thậm chí lẩn trốn, xa lánh mọi người. Như vậy, sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ, cũng như phòng, chống HIV/AIDS cho những người xung quanh.
Cuộc sống không ai muốn mình như vậy, ai cũng từng mắc sai lầm và chúng ta không ai hoàn hảo cả. Chúng ta nên hiểu và bao dung với những cảnh đời khác nhau để có những cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những người nhiễm H.

Anh có thể cho em biết việc kì thị ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người nhiễm HIV?

Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV là họ bị xa lánh, ruồng bỏ, bị tổn thương, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị để bảo vệ họ và những người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng không tạo một môi trường thân thiện cần thiết cho những người muốn xét nghiệm HIV và sử dụng các dịch vụ về HIV, điều này khiến họ cảm thấy e ngại và vì vậy nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV hoặc giấu hẳn tình trạng nhiễm của mình để rồi HIV lại được dịp “âm thầm” phát tán.

Vậy nên làm gì để làm giảm sự kì thị và hắt hủi ấy?

Trong quá trình làm việc, anh đã được tiếp xúc với nhiều người có HIV, nếu không biết trước thì không ai có thể nghĩ là họ đang mang HIV trong người vì họ hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất. Trên thực tế, nhiều người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh bình thường.

Sự thật xã hội vẫn chưa thể xóa bỏ được những định kiến về người nhiễm HIV. Để khắc phục sự cố này, không có biện pháp nào khác hơn là nâng cao kiến thức cũng như hiểu biết về HIV/AIDS cho toàn thể cộng đồng. Nếu như xã hội nghĩ căn bệnh HIV như một căn bệnh siêu vi B hay căn bệnh mãn tính thì chắc hẳn sự kỳ thị đã không tồn tại.
Hạnh phúc của mình là nụ cười của mọi người

Qua cuộc trao đổi này, anh muốn gửi thông điệp gì đến mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ?

Vi rút HIV không tự sinh ra và hơn hết HIV không bao giờ tìm đến với chúng ta mà chỉ có chúng ta đi tìm HIV thông qua những hành vi nguy cơ. Mong cộng đồng đừng quá thờ ơ với những nỗi đau song song đó anh cũng hi vọng mọi người hiểu biết về AIDS sâu hơn để tránh nó chứ không phải là kì thị và xa lánh. Các bạn là những con người trẻ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức “nền” để có thể hiểu biết sâu hơn về HIV/AIDS.

Với anh "Hạnh phúc của mình là nụ cười của mọi người" đây cũng là một trong những châm ngôn sống của anh.




<tbody>

Tôi thiết nghĩ phải chăng chính chúng ta, những người có “trái tim” đã “bắt” họ phải sống một cuộc sống tủi hờn và khép kín. Mỗi ngày trôi qua bạn đang sống hay chỉ là tồn tại. Đừng vô tâm và vô cảm trước những mảnh đời “lầm lỡ”, lạc bước. Yêu thương, đồng cảm và sẻ chia những điều bình dị nhưng rất “người”, bớt đi một ánh mắt kì thị là thắp lên một tia hi vong cho người nhiễm H…Bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Hãy vì ta, vì gia đình và vì những ai có H mà giang đôi bàn tay nâng đỡ cho cuộc đời này thêm chút ý nghĩa nha các bạn! Là người bệnh, họ cần sự cảm thông; họ cũng là con người như chúng ta, họ cần tình thương yêu. HIV không từ một ai, dù bạn giàu hay nghèo, có học thức hay không... Hãy đặt mình vào vị trí của người, để chúng ta có thể cảm nhận và hiểu hơn nỗi đau của người có HIV.

</tbody>

HOÀNG YẾN

nguoimayman
06-07-2013, 14:40
Khong nen ky thi nguoi co H vi dieu nay se day ho vao ngo cut khong loi thoat,va se la nguyen nhan lam cho nhung nguoi da co nguy co lay nhiem khong dam di xet nghiem va dieu tri kip thoi dan den hien tuong lay nhiem cho nguoi khac ngay cang nhieu hon.

Tuanmecsedec
08-07-2013, 13:09
Liều thuốc tình người cho người có HIV

http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/ThuyDT/12_cac882.jpg
Các thành viên CLB Nha Trang Xanh đang sinh hoạt văn nghệ




Sự kỳ thị xa lánh sẽ đẩy người có HIV thêm mặc cảm với cuộc sống và sớm đi vào cõi chết. Ngoài những liều thuốc ARV, người có HIV còn rất cần liều thuốc tình người.

Vẻ đẹp chân quê vẫn còn hiện hữu trên khuôn mặt phúc hậu, dễ thương, cho dù đôi mắt có chút ngấn lệ, phảng phất màu buồn, nhưng vẫn ánh lên nét nhìn đầy nghị lực sống. Đó là chị Nguyễn Thị Thu Hằng - thành viên Câu lạc bộ Nha Trang Xanh ở 85 Hồng Bàng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Cú sốc nghiệt ngã...
Bằng giọng trầm tư sâu lắng, chị Hằng kể: "Tôi sinh ra ở ngoại thành Nha Trang. Bố mẹ đều là nông dân, 20 tuổi, duyên nợ đưa tôi kết hôn với một thanh niên ở nội thành. Sau hơn 2 năm chung sống, tôi nhận ra chồng mình đi sớm về khuya, nhiều lúc vật vã như người đang chuếnh choáng men say khiến cho tôi linh cảm có một điều gì đó chẳng lành.
Tuy nhiên, công việc mua bán trái cây cuốn hút thời gian, hơn nữa đứa con đầu lòng mới hơn 10 tháng làm cho tôi không có điều kiện tìm hiểu sâu về các mối quan hệ sinh hoạt của chồng. Và điều bất hạnh đã xảy ra ngoài sức tưởng tượng của tôi, bà mẹ chồng cho biết chồng của tôi đã có HIV".
Chị tâm sự: "Đã có lần tôi tính đến chuyện tiêu cực, dùng thuốc độc để tự kết liễu đời mình. Nhưng rồi nhìn hai đứa con đang ngon giấc ngủ, tôi day dứt vô cùng. Đôi lúc tôi tự nhủ con mình không có tội, chúng có quyền sống và phải được sống trong sự thương yêu đùm bọc của mẹ, nếu mình tìm đến cái chết là né tránh trách nhiệm làm mẹ, là chối bỏ tình mẫu tử thiêng liêng".
Chỉ một thời gian ngắn sau khi nằm viện, chồng chị Hằng trút hơi thở cuối cùng, tinh thần và thể xác chị suy sụp đến mức không ai có thể tin chị sẽ sống. Chị Hằng càng suy sụp hơn khi chị đi xét nghiệm máu với kết quả HIV dương tính.
Từ một phụ nữ trẻ, khỏe, chỉ sau nửa tháng chị Hằng tiều tụy, xanh xao đến tàn tệ. Sau nhiều lời động viên an ủi của người thân, chị lầm lũi đưa hai đứa con về xã Vĩnh Ngọc ở với bố mẹ ruột. Thế nhưng những lời xầm xì, đồn đại của bà con lối xóm khiến cho chị quỵ ngã.
Xót xa hơn nữa là đứa con gái đầu lòng bước vào lớp học mẫu giáo bị những cái nhìn nghi kị, dò xét của nhiều bậc phụ huynh. Thậm chí có người còn vô tâm khi buông những lời lẽ xúi quẩy: "Chồng nó chết vì mắc bệnh Siđa, thì đằng nào cũng đến lượt nó, con nó".
Không chịu đựng nổi những lời lẽ cay nghiệt của bà con lối xóm, chị Hằng đưa con trở lại gia đình nhà chồng. Bán trái cây không được, mở quán cà phê cóc cũng không xong, bày sạp báo cũng chẳng ai đến hỏi. Tất cả chỉ vì HIV đã ám ảnh, loan truyền đến tai nhiều người. Chị Hằng không trách, bởi họ và ngay cả chính chị là người nhiễm bệnh vẫn chưa có nhiều kiến thức về HIV/AIDS.
Đến nghị lực sống từ sự sẻ chia của cộng đồng xã hội
Niềm tin cuộc sống trong chị được đánh thức khi cầm kết quả xét nghiệm HIV hai đứa con đều âm tính. Thêm một niềm tin đã thắp sáng cuộc đời chị Hằng vào cuối năm 2005, một nhóm phụ nữ từ Câu lạc bộ Nha Trang Xanh tìm đến động viên, chia sẻ và gợi ý chị tham gia sinh hoạt trong nhóm giáo dục đồng đẳng.
Chị Nguyễn Thị Phúc - Chủ nhiệm Câu lạc bộ là một phụ nữ trải nghiệm trong cuộc sống, nên sau vài lần tiếp xúc đã thuyết phục được chị Hằng. Đều đặn mỗi ngày, chị Hằng đến câu lạc bộ học may thêu và đến nay đã trở thành một người thợ lành nghề.
Dù sản phẩm của Nha Trang Xanh chưa có điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ, nhưng mỗi tháng chị Hằng cũng thu nhập hơn nửa triệu đồng. Chị tâm sự: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy đồng tiền do chính mình làm ra lại quý giá hơn thế, bởi lẽ trước đó tôi không tin mình có đủ nghị lực vượt qua nỗi đau để vươn dậy với đời".
Câu chuyện thật sự cởi mở, nên khi đề cập chuyện riêng tư trong đời sống tình cảm, chị cười và bảo: "Có những điều tưởng chừng không có thật nhưng lại là sự thật". Đó là một chuyện tình đẹp như cổ tích giữa đời thường.
Cách đây gần hai năm, tình cờ một người đàn ông goá vợ tán tỉnh chị, đánh thức trái tim chị Hằng thêm một lần rung động trước tình yêu. Chị kể: "Tôi thật sự bất ngờ nên phải né tránh những câu hỏi của anh ấy. Nhiều đêm tôi thao thức và tự hỏi mình có nên cho anh ấy biết mình là người phụ nữ có HIV không? Và liệu mình có phải là kẻ có tội nếu cố tình im lặng, che giấu sự thật nghiệt ngã mà mình đang gánh lấy?".
Thêm một bất ngờ nữa là qua tìm hiểu, chị Hằng được biết người yêu thương mình là giám đốc một doanh nghiệp đang hoạt động thành đạt trên thương trường. Lo ngại nhiều điều phiền toái sẽ xảy ra đối với mình và cả vị giám đốc nọ, nên chị Hằng tìm cách từ chối mãi nhưng không được, cuối cùng chị đã nói sự thật. Nhưng vị giám đốc nọ không hề né tránh, mà ngược lại càng gần gũi động viên chị sống vui và chăm sóc tốt hai đứa con chị.
Chị Hằng thú nhận: "Trước tình cảm rất chân thành của anh ấy, tôi như sống lại thời thanh xuân. Chúng tôi đã nhiều lần quan hệ ân ái, và đương nhiên là phải lựa chọn biện pháp an toàn. Còn anh ấy thì ước nguyện sẽ được chăm sóc tôi đến cuối đời bằng tất cả tấm lòng, trái tim và tình cảm".
Trước khi khép lại câu chuyện, tôi hỏi chị Hằng: "Đến thời điểm này, điều gì làm chị hạnh phúc nhất?". Chị cười, một nụ cười tự tin và nói rất thật lòng: "Có hai điều làm cho tôi hạnh phúc nhất. Trước hết là hai đứa con tôi không lâm vào số phận nghiệt ngã của người có HIV. Thứ hai là sau cú sốc lớn trong đời mình, tôi đã gượng dậy và vươn lên trong cuộc sống bằng chính sự chia sẻ thương yêu của cộng đồng xã hội".
Vâng! Sự kỳ thị xa lánh sẽ đẩy người có HIV thêm mặc cảm với cuộc sống và sớm đi vào cõi chết. Ngoài những liều thuốc ARV, người có HIV rất cần liều thuốc tình người. Hy vọng qua bài viết này, mọi người cùng chia sẻ với chị Hằng, với tất cả những người có HIV, để họ thêm hiểu tình người, tình đời đẹp lắm!http://www.cand.com.vn/Images/reddot.gif


Hữu Toàn

Tuanmecsedec
08-07-2013, 21:49
“Sự kỳ thị, phân biệt đối xử có thể giết chết người bị nhiễm HIV nhanh hơn cả virus HIV...”

Cập nhật lúc 06:14, Chủ Nhật, 02/12/2012 (GMT+7)


Mang trong mình căn bệnh thế kỷ, rồi người chồng bị nhiễm HIV cũng ra đi, cộng thêm đứa con trai duy nhất không may bị tai nạn mà chết. Còn nỗi đau nào lớn hơn thế đối với một người phụ nữ? Thế mà chị Trần Thị Phượng, Chủ nhiệm CLB Hoa Hướng Dương (TP Hạ Long) đã phải đối mặt và vượt qua những ngày tháng đau khổ nhất của cuộc đời để tiếp tục sống...

- Chào chị! Chị có thể chia sẻ một chút về hoàn cảnh của mình được không?


<tbody>
http://www.baoquangninh.com.vn/dataimages/201211/original/images656413_tr5.gapgotrongtuan.jpg


Nụ cười và niềm tin cuộc sống vẫn ánh lên trên khuôn mặt chị Phượng.

</tbody>
+ Tôi sinh ra và lớn lên ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Năm 2000, qua lời giới thiệu của bạn bè, tôi quen chồng tôi. Trước khi đến với nhau, tôi biết anh đã từng nghiện ma tuý và ở tù… Nhưng tôi thấy anh ấy rất hiền nên cũng nghĩ đơn giản đó chỉ là những gì xảy ra trong quá khứ. Chúng tôi lấy nhau được 1 năm thì có một cháu trai kháu khỉnh. Thằng bé được 6 tháng tuổi, chồng tôi bắt đầu ốm. Đi khám về, gia đình chồng bảo là chồng tôi bị ung thư gan. Tôi rất hoang mang nhưng cũng xác định là anh ấy sẽ không còn sống được bao lâu nữa vì căn bệnh ấy. Trong thời gian đó, mọi người ở quê xì xào chồng tôi từng là con nghiện thì chắc chắn là bị “Si-đa” nên mới thế. Tôi cũng có chút nghi ngờ về điều này. Trong một lần về quê ở Hải Dương, tôi đã đi xét nghiệm máu và nhận được kết quả: HIV dương tính. Ban đầu, tôi không tin đó là sự thật. Tôi tiếp tục đến một bệnh viện nữa ở Hải Phòng để xét nghiệm lại với hy vọng kết quả trên là sai. Đến đây thì người ta bảo: “Bị “Si-đa” sắp chết rồi còn xét nghiệm cái gì nữa!”. Nghe những lời ấy, tôi như chết điếng, tay chân bủn rủn, mắt mũi lúc đó tối sầm lại, gần như ngã qụy...

- Những ngày sau đó, chị đã đối mặt với sự thật cay đắng ấy như thế nào?

+ Chồng tôi qua đời sau đó không lâu. Lúc này, gia đình nhà chồng không những không thương mà còn đổ lỗi cho tôi đã lây bệnh cho con trai họ. Điều này khiến mối quan hệ giữa hai gia đình nội - ngoại vốn dĩ đã có những xích mích nay lại càng tệ hơn. Mẹ con tôi bị hắt hủi. Đã nhiều lần, tôi có ý định tự tử nhưng cứ nghĩ đến đứa con mới 7 tháng tuổi, thương con, tôi lại khóc và không thể nào làm được. Sau đó, tôi nghĩ, con mình cũng bị nhiễm, chồng cũng đã mất, tôi quyết định sẽ sống để nuôi con cho đến khi nào con trai tôi không sống được nữa thì cũng đi theo chồng con luôn. Tôi bấm bụng vượt qua tất cả, cố gắng làm lụng nuôi con, được ngày nào hay ngày đó. Hàng ngày, tôi đi bán rau, số tiền kiếm được cũng chỉ khoảng 10.000 đồng/ngày để mẹ con trang trải. Đến lúc con tôi được 2 tuổi, đi xét nghiệm ở bệnh viện thì cho kết quả âm tính với virus HIV. Giây phút đó, cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay, tôi đã khóc oà lên vì quá sung sướng… Niềm hy vọng tưởng chừng như đã tắt từ lâu đã được thổi bùng lên trong tôi. Đó cũng là động lực rất lớn để tôi dũng cảm bước tiếp…

- Chị vừa nói khi biết mình bị nhiễm HIV, chị rất sợ nên đã giấu giếm mọi người… Vì sao vậy?

+ Thực ra đó là giai đoạn đầu, khi tôi chưa hiểu biết gì nhiều về căn bệnh thế kỷ, chỉ biết khi mắc bệnh tôi sẽ chết sớm. Và thú thực tôi rất sợ bị mọi người phát hiện ra bệnh của mình. Nhất là khi đi đâu cũng bị mọi người xì xào, bàn tán là “con ấy bị Si-đa”... Đặc biệt, tôi lại là người đầu tiên trong cái làng quê ấy bị nhiễm HIV nên mỗi lần về Hải Dương, trừ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, còn lại hàng xóm, thậm chí là họ hàng chẳng ai dám đứng gần, không dám nói chuyện, ăn cơm, uống nước cùng… Họ tránh tôi như tránh hủi. Mặc dù vậy, tôi cũng không dám trách móc ai cả, chỉ dám ở nhà bố mẹ vài hôm rồi lại quay về Quảng Ninh. Đến lúc con tôi đến tuổi đi mẫu giáo, tôi gửi con ở Trường Mầm non Cao Xanh (TP Hạ Long). Lúc đầu các cô giáo ở đấy cũng rất ái ngại, thậm chí họ còn bắt tôi mang giấy xét nghiệm chứng minh con trai tôi âm tính với HIV thì mới cho vào học khiến gia đình tôi rất bức xúc. Sau đó, đích thân cô giáo Hiệu trưởng đã đến xin lỗi gia đình và nhận cháu vào học. Tuy nhiên, về nhà sau mỗi buổi học, con trai lại mách mẹ là “các bạn bảo con bị Si-đa”. Thương con, tôi cho cháu nghỉ học, một năm sau mới đi học trở lại…

- Đấy là chuyện trước đây. Còn bây giờ, chị đang là Chủ nhiệm một câu lạc bộ dành cho những người có H. Chị nghĩ gì về những ảnh hưởng của sự kỳ thị đối với cuộc sống của những người bị nhiễm HIV?

+ Tâm lý của những người bị nhiễm HIV đã rất nặng nề rồi. Khi họ đang muốn vực dậy để sống tích cực hơn thì lại bị những ánh mắt, hành động dè bỉu, kỳ thị và bị mọi người phân biệt đối xử thì càng khiến họ trở nên ức chế, chán nản. Thậm chí, có người tìm cách trả thù đời khiến nguy cơ lây nhiễm HIV trong xã hội cao hơn. Trong khi đó, cũng có những người quá chán nản, tuyệt vọng nên tìm đến cái chết… Ngoài ra, sự kỳ thị còn khiến cuộc sống của những người có H trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì nó là nguyên nhân làm cho người có H sống khép mình, không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như thuốc điều trị làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

- “Sự phân biệt đối xử, kỳ thị có thể giết chết một người nhiễm HIV trong 3 ngày nhưng virus HIV thì không thể!”. Chị suy nghĩ như thế nào về câu nói này?

+ Hoàn toàn đúng. Đối với người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân HIV/AIDS thì tư tưởng rất quan trọng. Nếu bị phân biệt đối xử và kỳ thị thì tinh thần bị suy sụp rất nhanh. Những người bị HIV/AIDS cũng có muôn vàn mối bận tâm, lo toan như những người bình thường khác, đặc biệt là phụ nữ, đó là chồng, con, kinh tế gia đình, đối nội, đối ngoại….Thậm chí có người còn phải nuôi cả chồng nghiện hút, con cái thì ốm đau liên miên, bản thân họ cũng mang bệnh, sức khoẻ yếu. Áp lực cuộc sống rất lớn như vậy mà còn gặp phải sự kỳ thị nữa thì…

- Sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người mắc HIV/AIDS trong xã hội hiện nay theo chị có khác gì so với trước đây không?

+ Có chứ. Trước đây khi công tác truyền thông chưa tốt nên mức độ sự hiểu biết của mọi người về HIV/AIDS chưa nhiều, thậm chí có người vẫn hiểu sai. Ví dụ như họ nghĩ virus HIV có thể lây qua bất kỳ con đường tiếp xúc nào đối với người nhiễm. Chính vì vậy, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người mắc HIV/AIDS rất nặng nề. Bây giờ thì sự kỳ thị vẫn còn đấy nhưng đỡ hơn và được ẩn nấp dưới những hình thức khéo léo, tinh vi chứ không lộ liễu như trước. Cách đây vài năm, một người bạn của tôi, cũng là người nhiễm HIV, có con đến tuổi đi học mẫu giáo nhưng không được nhận vào học. Nhà trường không nói thẳng là sợ đứa trẻ sẽ làm lây nhiễm HIV cho các học sinh khác mà họ đã từ chối với lý do là trường đã đủ chỉ tiêu, không nhận thêm nữa. Cũng có không ít người bị đuổi việc vì doanh nghiệp phát hiện ra thông tin người lao động đó bị nhiễm HIV. Họ cũng đưa ra rất nhiều lý do hợp lý, như: Cắt giảm biên chế, lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc; bố trí một công việc thật nặng nhọc, quá sức đối với người đó hoặc chuyển họ sang một vị trí không thoả đáng khiến người lao động bị nhiễm HIV quá bức xúc dẫn đến bỏ việc…

- Từ những trải nghiệm của mình, theo chị, những người bị HIV/AIDS phải làm gì để xoá bỏ dần sự kỳ thị của xã hội về căn bệnh của mình?

+ Theo tôi, trước hết bản thân những người nhiễm phải sống làm sao để mọi người thấy được mình là người sống có ích cho xã hội. Mình vẫn làm việc bình thường, sống bình thường, thậm chí còn sống tốt hơn những người không mang bệnh. Đó là động lực để cộng đồng hiểu và thông cảm cho mình. Tuy nhiên, khi gặp sự kỳ thị, phân biệt đối xử thì cũng phải biết cách để đấu tranh, để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình mà pháp luật đã quy định. Thứ hai, nếu muốn xã hội cởi mở hơn với mình thì mình phải cởi mở, chủ động chia sẻ với mọi người. Thực ra hiện nay có rất nhiều người đã mạnh dạn công khai tình trạng bệnh tật nhưng cũng còn không ít người vẫn sợ sệt, lo lắng, giấu giếm. Ví dụ như năm ngoái có một chị là giáo viên ở Vân Đồn bị nhiễm HIV từ chồng không dám làm hồ sơ uống thuốc. Chị ấy đã rất sốc, đau khổ, lo sợ bị người quen phát hiện nên đã sang Hạ Long điều trị. Chúng tôi đã tâm sự với chị rất nhiều để chị ấy hiểu rằng trong cuộc sống vẫn có rất nhiều người cũng rơi vào hoàn cảnh như chị và họ vẫn sống tốt, vẫn khoẻ mạnh bình thường. Nhờ đó đã giúp chị ấy lấy lại cân bằng và niềm tin trong cuộc sống.

Một điều quan trọng nữa là những người nhiễm HIV nên tham gia vào các CLB của những người cùng hoàn cảnh để được chia sẻ. Trước năm 2006, bản thân tôi vẫn chưa hiểu biết gì về HIV. Sau khi được giới thiệu vào sinh hoạt ở CLB Đồng Cảm của phường, rồi tiếp tục gia nhập vào CLB Hoa Hướng Dương. Năm 2008, được bầu làm chủ nhiệm CLB. Tham gia CLB, được biết nhiều người có hoàn cảnh như mình, có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng nên cuộc sống của tôi trở nên vui vẻ, năng động hơn. Đó thực sự là ngôi nhà chung, giúp chúng tôi được sẻ chia để vươn lên trong cuộc sống.

- Chị có một lời nhắn nào muốn gửi tới những người bị HIV/AIDS và cộng đồng không?

+ Mình chỉ mong những người bị nhiễm HIV nói chung, đặc biệt là các chị em phụ nữ rơi vào hoàn cảnh này, hãy luôn có suy nghĩ tích cực để sống một cuộc sống có ích, khoẻ mạnh trong những ngày còn lại. Và cũng mong cộng đồng có một cái nhìn cảm thông với những người có H, sẻ chia với những người mắc căn bệnh thế kỷ… Đó chính là động lực để những người có H như chúng tôi sống tích cực, thậm chí sẽ đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

- Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này! Chúc chị luôn duy trì được sức khoẻ thể chất và tinh thần thật tốt!
Phương Thuý

http://www.baoquangninh.com.vn/phong-van-doi-thoai/201212/Su-ky-thi-phan-biet-doi-xu-co-the-giet-chet-nguoi-bi-nhiem-HiV-nhanh-hon-ca-virus-HiV-2183814/

traitimbanggia
11-07-2013, 15:15
<span style="color:#4b0082;"><span style="font-size: 16px;">Chi co nhung nguoi song chung voi H nhu minh moi hieu va cam nhan duoc noi dau cua nhung nguoi bi xa hoi ky thi</span></span>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 23:38
Hãy đặt mình vào vị trí của ngườiChúng ta đang sống trong thời đại HIV, chúng ta đang sống chung với người có HIV và chúng ta cũng có khả năng sẽ bị lây nhiễm HIV! Bởi vì đại dịch HIV đang bùng phát, cả thế giới chưa thể khống chế được. Nhưng có bao giờ chúng ta hình dung ra tất cả những khó khăn nếu chẳng may một ngày nào đó chúng ta phải cầm trên tay mảnh giấy xét nghiệm HIV, với kết quả dương tính của chính mình!?
Chắc chắn rằng bạn và tôi không mong muốn việc tệ hại đó lại xảy ra trong cuộc đời mình. Nhưng trong cuộc sống có nhiều cái thật oái oăm, thỉnh thoảng điều không mong đợi lại cứ phải đến.
http://i551.photobucket.com/albums/ii451/pibi_photos/canh doi/yeu20thuong-1.jpg
Về lý thuyết thì khi một người có HIV họ có thể sống rất bình thường như bao người khác, thậm chí vẫn lạc quan yêu đời, sống khỏe và sống lâu như không có việc gì xảy ra.
Nhưng khi biết mình bị nhiễm HIV cuộc sống của bạn và tôi thật sự sẽ thay đổi, mặc dầu HIV ta mang trong mình hoàn toàn chưa gây ảnh hưởng gì đến cơ thể của ta cả.
Với rất đông người thì thời gian đầu đều suy sụp tinh thần trầm trọng, mọi công việc và kế hoạch cho tương lai đều sụp đổ tan tành. Tâm thần trở nên bấn loạn, mất thăng bằng và mất hoàn toàn định hướng trong cuộc đời. Vì cái chết luôn luôn ám ảnh và hơn nửa cuộc sống của bạn và tôi sẽ ngắn hơn rất nhiều so với những người bình thường khác không bị nhiễm.
Gia đình và người thân khi hay tin, chắc chắn sẽ rất đau khổ, còn bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng nếu biết được sẽ có nhiều phản ứng rất khác nhau nhưng nói chung đều bất lợi cho bạn và tôi. Họ có thể sẽ lên án, xa lánh, khinh chê và miệt thị. Thỉnh thoảng cũng có số ít người cảm thông vì họ đã trải nghiệm qua trong công tác chuyên môn, từ người thân hoặc chính bản thân họ, hoặc họ là những người giàu lòng nhân ái và hay xót thương. Nhưng việc bạn và tôi tiếp cận với họ để nhận được những an ủi, chia sẽ, cảm thông và nâng đỡ quả thật là hết sức khó khăn, vì cần phải vượt qua rất nhiều trở lực từ chính mình. Điều nầy cần có một sự hiểu biết hết sức kỹ lưỡng, cần có thời gian cộng với một nghị lực phi thường mới mong có thể làm được.
Công việc làm và sinh hoạt của bạn và tôi có thể sẽ gặp khó khăn hơn, lúc nào cũng trong tâm trạng phải luôn ẩn mình vì có cảm giác bị mọi người soi mói, dòm ngó. Phải tha phương cầu thực mới có cơ may sinh tồn.
Đời sống tình cảm cũng tương tự như vậy. Nếu độc thân sẽ rất khó lập gia đình, nhưng nếu vì lý do nào đó phải chọn lập gia đình thì sẽ có hàng trăm vấn đề cân não sẽ phải liệt kê ra để lựa chọn và chấp nhận.
Nếu có gia đình rồi thì vấn đề càng trầm trọng hơn. Làm sao bạn đời của mình có thể thông cảm và tha thứ cho, nếu không tìm ra một chứng minh chính đáng cho tình trạng lây nhiễm của mình. Và làm thế nào để tránh được tình trạng lây lan cho bạn đời khi hai người phải chung sống với nhau. Có thể vợ chồng sẽ không có con hoặc ngưng sinh con, còn nếu có con thì khả năng truyền bệnh cho con không phải là thấp, nhưng truyền cho bạn đời của mình là chắc chắn.
Nếu bạn và tôi qua đời thì bạn đời của bạn và tôi sẽ đơn lẻ, con sẽ mất cha hoặc mất mẹ, hoặc mất cả hai, cả ba. Những đứa còn lại ai sẽ thay cha mẹ chúng nuôi dạy cho đến khi nên người.
Hằng ngày lúc nào bạn và tôi cũng phải chiến đấu để quên đi cái chết đang đến gần dù chúng ta còn rất khỏe, và làm thân cho được với con virus đáng ghê sợ kia, và còn rất nhiều vấn đề luôn phải chiến đấu và chiến thắng mới có thể đứng đậy và tiếp tục bước đi được trên con đường còn muôn vàn gian nan trước mặt, dù rằng nó không đến nổi quá dài?.
Rồi một ngày nào đó bắt buộc chúng ta phải đến bệnh viện để xét nghiệm CD4, điều trị ARV để hạn chế sự phát triễn của Virus, kéo dài cuộc sống, rồi phải uống thuốc hằng ngày và đúng giờ, và phải tái khám định kỳ cho đến mãn đời. . .
Đó chỉ là giai đoạn bị nhiễm HIV, chưa kể hết những khổ sở về tinh thần lẫn thể xác khi bạn và tôi đã chuyển qua giai đoạn AIDS.
Như vậy cuộc sống của người nhiễm HIV phải đang và luôn đối diện với muôn vàn khó khăn và đau khổ quả là không dễ dàng chút nào.
Cho nên hiểu biết về căn bệnh nầy và biết cách phòng tránh lây lan là việc hết sức cần thiết và cấp bách.
Tuy nhiên tất cả nổi đau của người bị nhiễm HIV phải chịu đựng đa phần không phải do HIV gây nên, mà là do chính con người chúng ta gây nên cho nhau!
Vậy “Hãy đặt mình vào vị trí của người, để khi ta thấy đau thì người cũng đau như ta” và đó là lúc chính chúng ta mới cảm nhận hết được và biết tìm được cách làm vơi nỗi đau của người có HIV và cũng là nổi đau của chính ta sau nầy nếu chẵng may bạn và tôi ngộ nhỡ.
Xin cảm ơn và chào thân ái.

Paul Trần văn Minh
GX An Hải Đà Nẵng

Tuanmecsedec
30-09-2013, 11:42
Khi kỳ thị thành “bản án” thứ hai (http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/khi-ky-thi-thanh-ban-an-thu-hai-a3344.html#)



07:38 AM, 30-09-2013


(ĐSPL) - Không ai muốn tiếp xúc hay nói chuyện, họ luôn phải đối mặt với những áp lực vô hình rất lớn từ thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Sự kỳ thị như là nỗi ám ảnh, như “bóng ma” bao trùm tất cả khiến cho họ đau đớn mà không thể hét lên tiếng cầu xin: Đừng kỳ thị tôi!



Không ít những con người từng một thời lầm lỡ, nay muốn quay về nẻo thiện, lại gặp lắm gập ghềnh. Nhiều người không may là nạn nhân của trò đùa số phận cũng câm nín mang theo cuộc đời mình nỗi đau mang tên “kỳ thị”. Uẩn khuất sau những số phận, những cuộc đời là tiếng kêu cứu không lời của chính họ. Bởi nếu vấp phải rào cản của người đời kỳ thị, thì họ như một lần nữa chơi vơi chẳng biết cuộc đời sẽ trôi về đâu.

“An tử” đến từ người thân

Sự kỳ thị bao giờ cũng là động thái tiêu cực khiến cho những người trong hoàn cảnh đó bị tổn thương nghiêm trọng, đẩy họ vào bế tắc. Thậm chí, kỳ thị còn được xem là “bản án thứ hai” dành cho người trót lầm đường, lạc lối.
Có trường hợp không phải là lỗi của nạn nhân.

Đặc biệt đối với những nạn nhân nhiễm HIV nói riêng, không chỉ đợi bị kỳ thị, ngay tại thời điểm những người khi mới phát hiện mình nhiễm loại virút này, cũng đã làm họ như chết đứng. Một cảm giác đau đớn, sợ hãi đến tột cùng bao phủ lên cuộc đời họ. Đó là những gì khủng khiếp nhất, mà chỉ những người trong cuộc mới cảm nhận được.

http://media.doisongphapluat.com/227/2013/9/29/Ky thi.jpg

Chị N. đau xót kể lại cuộc đời bất hạnh của mình khi bị chính những người thân kỳ thị


Trường hợp của chị Nguyễn Thị N. (SN 1984) ở Bắc Giang là một ví dụ minh chứng. Theo tìm hiểu của phóng viên, được biết, năm 2000, chị N. kết hôn với anh Trần Trọng T. ở Hà Nội. Cuộc sống của anh chị diễn ra êm đềm và hạnh phúc. Một năm sau đó chị N. sinh cháu trai đầu lòng khỏe mạnh, gia đình chị như được nhân đôi hạnh phúc.

Tuy nhiên, số phận thật oái oăm. Một lần anh T. “vượt rào” với gái bán hoa, nào ngờ đó là ngày định mệnh khiến cuộc đời họ tan nát. Khi cậu con trai của chị N. lên 3 tuổi, người bạn thân của T. nói với chị N: Anh T. bị nhiễm HIV và bảo chị N. nên đi xét nghiệm.

Là một phụ nữ thôn quê vốn hiền lành, chị N. nhẹ nhàng về nói với chồng: “Anh nên đi xét nghiệm xem sức khỏe thế nào, dạo này anh có vẻ không được khỏe…”. Nhưng vì quá sợ hãi nên anh T. chồng chị nhất quyết không đi.
Thấy bất an, chị N. cùng con trai đi xét nghiệm tại viện Đống Đa (Hà Nội) và rụng rời khi cầm trên tay kết quả dương tính. Trời đất như sụp đổ, chị lao một mạch về gặp chồng và đưa kết quả cho chồng xem. Hai vợ chồng ôm nhau khóc.

Anh chồng nức nở nói: “Anh giết em rồi!”. Còn chị như cái xác vô hồn, tay chân như cứng lại và tim như ngừng đập. Trong đầu chị thoáng hiện ra hình ảnh cái chết đã được báo trước, một cảm giác đau đớn xen lẫn nỗi sợ hãi đến kinh hoàng.

Điều đau đớn nhất với vợ chồng chị N., “bản án kỳ thị” lại đến không chỉ từ xã hội mà đến từ chính bố mẹ đẻ của anh T. Trước sự kỳ thị của gia đình, cộng với sự sợ hãi lo âu kéo dài và không đi khám để điều trị kịp thời, anh T. mòn mỏi và đã chết vì HIV, khi cậu con trai vừa tròn 5 tuổi.

Từ ngày chồng mất, chị N. sống trong nhà chồng lặng lẽ như một cái bóng. Chị N nói trong đau xót: “Sau khi chồng tôi mất, gia đình nhà chồng chính thức đuổi tôi ra khỏi nhà khi vành khăn trắng vẫn còn trên đầu tôi và tuyên bố: “Không cho tôi nuôi con, kể cả không cho đến thăm cháu bé (vì xét nghiệm cháu không bị nhiễm HIV). Bởi họ lo tôi sẽ lây nhiễm sang cháu, tôi đành phải quay về nhà bố mẹ đẻ để sinh sống cùng với nỗi tuyệt vọng và nhớ con đến quặn lòng”.

Về mặt luật pháp và cả đạo đức, đáng nhẽ trong hoàn cảnh như vậy, gia đình chị N. phải chia sẻ động viên chị, bởi lỗi không phải do chị gây nên. Tiếc rằng, chị N. không nhận được sự chia sẻ cảm thông từ phía gia đình nhà chồng, trái lại còn bị kỳ thị, xa lánh.

Thực tế lâu nay vẫn còn rất nhiều người do hiểu biết có hạn, nên họ xem người bị nhiễm HIV như “quái vật” hoặc thậm chí như những tên “tội phạm” đáng sợ. Nhiều người luôn né tránh, không dám đến gần người có HIV. Người bệnh phải đối diện với cuộc sống bị cô lập và đơn độc, họ không chỉ bị xã hội kỳ thị, mà còn bị chính người thân hắt hủi, né tránh. Họ không chết vì virút HIV, mà họ chết bởi chính sự kỳ thị của cộng đồng và sự ghẻ lạnh của chính người thân.

Mọi người ơi, con vô tội...

Tương tự trường hợp của bé Phạm Thị Tính (đã được đổi tên), ở Vĩnh Phúc, cháu bị nhiễm HIV nên không được đi học, do bị những người dân xung quanh kỳ thị. Tính bị HIV do lây từ bố mẹ. Mẹ Tính cũng do suy sụp tinh thần mà đã qua đời.

Năm lên 3 tuổi, gia đình cho Tính đi học mẫu giáo. Nhưng sau đó, nhiều phụ huynh học sinh đã đề nghị nhà trường không cho em đi học vì sợ lây bệnh sang con em họ. Thương cháu, bà nội thường ngắt hoa và gấp thuyền giấy hay tìm cho cháu những con búp bê cũ nát mà người ta vứt ngoài đường về cho cháu chơi.

Thấy bé Tính khao khát được đến trường, gia đình xin cho bé Tính đi học lại. Nhưng ngày bà nội đưa bé đến trường, rất nhiều người nhìn hai bà cháu với ánh mắt ghẻ lạnh, xa lánh và họ phản đối không cho Tính vào học.
Ở độ tuổi như bé Tính, dù chưa nhận thức được mình đang mang trong người bệnh tật, nhưng với những cái nhìn soi mói của hàng xóm láng giềng, sự ngăn cản không cho em đến trường… đã và đang làm cho cuộc sống của em trở nên u ám, buồn tủi và không thấy tương lai.

Hàng ngày, Tính chỉ một mình làm bạn với ti vi hoặc ngồi trước cửa nhà, mắt nhìn xa xăm, bé chỉ mong ước được đi học, có thầy cô và được chơi với bạn bè. Em vô tội, nhưng thương thay em cũng lại là một nạn nhân của thói kỳ thị khiến lòng người trăn trở..

Tái phạm vì bị kỳ thị

Theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, nhiều biểu hiện của sự kỳ thị diễn ra trong cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Sự cáu gắt, ánh mắt coi thường, lảng tránh, phân biệt đồ dùng, không nhận được thái độ tin tưởng, đối với những đối tượng từng thuộc vào nhóm tệ nạn xã hội. Không ai muốn tiếp xúc hay nói chuyện, họ luôn phải đối mặt với những áp lực vô hình rất lớn từ thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Sự kỳ thị như là nỗi ám ảnh, như “bóng ma” bao trùm tất cả khiến cho họ đau đớn mà không thể hét lên tiếng cầu xin: Đừng kỳ thị tôi!

Sự kỳ thị không chỉ đẩy một con người đến chỗ tuyệt vọng mà sự kỳ thị thực sự đã góp phần “giết chết” nhiều người. Việc một cô gái bị hiếp dâm dẫn đến nhiễm HIV, khi đến trường học, lại bị nhà trường từ chối. Đó là Nguyễn Thị Thanh B. ở Hưng Yên.

http://media.doisongphapluat.com/227/2013/9/29/ky thi 1.jpg

Vì bị kỳ thị, nhân vật trong ảnh đã dấn mình đi bán dâm để rồi bị nhiễm HIV

Mặc dù B. rất muốn được tới trường, được học hành vui chơi như bao bạn khác. Bản thân B. không phải là người xấu, B. chỉ là nạn nhân, đáng nhẽ B. phải được giúp đỡ, được sẻ chia từ phía cộng đồng. Trái lại B. lại bị phân biệt đối xử, cộng với cuộc sống gia đình khó khăn, cha mắc bệnh tim, mẹ bị tâm thần, trong trạng thái quá bức bách, bị dồn vào ngõ cụt cuối cùng B. đã hận đời mà thành gái bán dâm.

Khi mà con người ta bị dồn đến bước đường cùng, khi không còn có thể níu kéo cuộc sống bình thuờng, điều phát sinh sau những chất chứa trong lòng là sự hận thù khủng khiếp. Bởi họ nghĩ không còn gì để mất. Và những suy nghĩ tiêu cực luôn bủa vây, bám chặt lấy họ khiến họ không thể “trở về” trên con đường hoàn lương.

Phạm Văn C. (huyện Mê Linh, Hà Nội) từng là đối tượng nghiện hút, tàng trữ ma túy. Để có tiền phục vụ cơn nghiện của mình, C. tìm mọi cách kiếm tiền mua thuốc. Lấy mãi của gia đình không được, C. quay sang trộm cắp của những người xung quanh. Gia đình coi C. như một gánh nặng cho đến khi bị bắt và đi trại cai nghiện trở về.

Trên thực tế, C. đã hoàn toàn đoạn tuyệt với ma túy, lấy vợ, sinh con, nhưng trong mắt những người xung quanh, đã từng biết C. vẫn luôn coi C. là đồ nghiện ngập đáng sợ. Họ rửa cái cốc uống nước thật kỹ nếu như C. uống, rồi bình phẩm đủ chuyện sau lưng. Liên quan đến việc tiền bạc, vay mượn, dù là nhỏ nhất nhưng cũng không ai giúp đỡ C. Ai cũng giữ một khoảng cách tiếp xúc, dè chừng.

Trên đây chỉ là một trong số ít những dẫn chứng cụ thể về sự phân biệt đối xử với những đối tượng xã hội. Thực tế, sự kỳ thị còn gây nguy hiểm cho chính người đi kỳ thị người khác. Bởi có trường hợp chính người kỳ thị lại thành nạn nhân của người bị kỳ thị.

Nếu chúng ta biết đón nhận, động viên, chia sẻ cùng họ, tạo cho họ cơ hội được hòa nhập cộng đồng, thì những người nhiễm HIV, những người nghiện, hay những phạm nhân, họ có cơ hội được làm việc, và không quay ra “trả thù đời”. Bởi trên hết là họ cần được yêu thương, tin tưởng và đùm bọc của chính người thân trong gia đình. Họ cần sự cảm thông, sẻ chia của cộng đồng xã hội. Có thế họ mới không nghĩ quẩn mà trở lại con đường tội lỗi.

Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), tại Điều 4 quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS: “Người hiễm HIV có các quyền sau đây: Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, được điều trị và chăm sóc sức khỏe, được học văn hoá, học nghề, làm việc, được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS...”.

“Sự kỳ thị của cộng đồng khiến nạn nhân càng lún sâu vào tội lỗi”. “Nhiễm HIV không đồng nghĩa với án tử hình, nhưng chính sự kỳ thị của cộng đồng mới khiến người bệnh chết nhanh hơn” - Đây là hai thông điệp lớn của Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS đã diễn ra tại Mỹ năm 2012.


Lương Liễu -Trần Hải

http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/khi-ky-thi-thanh-ban-an-thu-hai-a3344.html

Tuanmecsedec
04-10-2013, 10:11
Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết chung tay . Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử ,chống kỳ thị hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những người sống chung HIV.

songchungvoi_HIV
12-10-2013, 14:09
Kỳ thị làm tăng số người nhiễm HIV

http://images1.baomoi.com/226/148/12076533.aspx

<tbody>

<tbody>





</tbody>
Khi biết con trai nhiễm HIV, ông Ngô Văn Giang (Hà Nội) giấu không cho con dâu biết. Đến khi ông quyết định tiết lộ điều này theo lời khuyên của bác sĩ thì cả người con dâu cũng đã nhiễm HIV. Các nhà tư vấn cho rằng sự giấu giếm này cũng là một dạng kỳ thị.
Theo ông Nguyễn Quang Hải, Phó tiểu ban HIV/AIDS Bộ Y tế, kỳ thị không chỉ là xa lánh, hắt hủi mà còn thể hiện ở thái độ sợ hãi thái quá đối với HIV, không xem nó cũng là một căn bệnh như những bệnh khác (ung thư, lao, cúm...). Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đã kỳ thị ngay cả với con đẻ của mình mà không biết. Như trường hợp ông Giang, nếu không nghĩ nhiễm HIV là một điều đáng xấu hổ và không giấu giếm thì biết đâu con dâu ông không lây bệnh?
Sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV là một gánh nặng mà bệnh nhân cảm thấy khó chịu đựng hơn so với gánh nặng của bệnh tật. Chị Thanh Thủy (Hà Nội) kể: "Từ khi biết tôi nhiễm HIV, gia đình chồng gần như tách tôi ra khỏi mọi sinh hoạt chung. Khi tôi sinh nở, không ai đến gần 2 mẹ con, các ông bà, cô chú không hề bế ẵm cháu. Đến khi cháu gần 2 tuổi, đi xét nghiệm kết quả âm tính mới được nâng niu. Hoàn cảnh của tôi còn khá, một số chị sinh hoạt cùng nhóm đồng đẳng với tôi còn bị nhà chồng tách con ra, không cho nuôi".
Trung tâm Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện của Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp gia đình một cháu bé 6 tuổi có cha mẹ đã chết vì AIDS. Mỗi khi sang hàng xóm chơi, cháu đều bị đuổi về. Ở trường, hễ cháu vào lớp nào là các bạn cùng học được bố mẹ chuyển ngay sang lớp khác, những trẻ còn lại không cho cháu chơi cùng. Ngay cả khi đã có kết quả xét nghiệm là âm tính, cháu vẫn bị xa lánh vì là con của người bị AIDS. Cuối cùng, cả gia đình phải chuyển đi nơi khác sinh sống.
Ngần ngại, sợ hãi, thiếu tự tin là cảm giác chung của nhiều người nhiễm HIV khi đi tìm việc. Chị Nguyễn Thanh Hà ở TP HCM kể: "Tôi nhiễm HIV do ma túy, nhưng từ 3 năm nay đã bỏ hẳn. Nhờ sự quen biết của mẹ, tôi được vào làm kiểm hàng ở một xí nghiệp chế biến thủy sản. Muốn giấu bệnh tật của mình nên đến ngày khám sức khỏe định kỳ toàn công ty, tôi đã cáo ốm; nhưng sau đó vẫn bị buộc phải xét nghiệm máu cho đủ hồ sơ. Khi có kết quả, tôi bị chuyển ngay xuống làm vệ sinh".
Một người bạn của chị Hà làm nghề bán bánh bông lan. Từ khi chồng chết vì HIV, người phụ nữ này phải đi thật xa để khỏi gặp người quen vì những ai biết chị đều không dám mua hàng. Nhưng rồi địa bàn mới cũng mất khi có người nhận ra chị.
Ông Trần Tiến Đức, Giám đốc dự án phòng chống AIDS Policy Project, cho biết; một điều tra gần đây của Viện Các vấn đề phát triển xã hội đã chứng minh, phần lớn các xí nghiệp, doanh nghiệp đều có sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Các vị lãnh đạo đều muốn tìm cách đẩy họ ra khỏi cơ quan mình. Theo ông Đức, sự kỳ thị không chỉ làm khổ bệnh nhân HIV/AIDS mà còn rất có hại cho cộng đồng. Sự mặc cảm sẽ khiến họ giấu bệnh, không tham gia giao tiếp xã hội nên không tiếp cận được thông tin về cách bảo vệ mình và ngăn ngừa lây nhiễm, làm tăng nguy cơ lây cho người khác. Nhiều người nghi mình nhiễm bệnh nhưng không dám đi xét nghiệm và rất có thể trở thành nguồn lây.
Làm thế nào để giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV? Đây là câu hỏi khó đối với cả các nước phát triển, có mặt bằng văn hóa cao. Theo ông Nguyễn Quang Hải, điều quan trọng nhất là phải làm cho mọi người hiểu rõ về cơ chế truyền bệnh vì sự thiếu hiểu biết là nguồn gốc của thái độ kỳ thị. "Bản thân tôi trước đây từng rất ngạc nhiên khi chứng kiến một bác sĩ khám cho người nhiễm HIV mà không đeo găng tay hay khẩu trang, lại ngồi ngay lên giường bệnh, nắm tay anh ta mà hỏi han. Trong các khoa truyền nhiễm, mọi người thường bịt kín mặt mũi tay chân khi vào phòng có người nhiễm HIV trong khi nếu vào khu bệnh nhân lao lại không làm thế".
Cũng theo ông Hải, muốn giảm kỳ thị, bản thân người bệnh phải thoát khỏi sự mặc cảm để tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và phòng chống HIV/AIDS. "Một khi sự có mặt của các bạn trong cuộc sống hằng ngày của cộng đồng trở nên quen thuộc và gần gũi, mọi người sẽ hiểu và xem các bạn như những người bình thường khác. Nếu không, họ sẽ nghĩ về người nhiễm HIV như một cái gì đó xa lạ và đáng sợ. Tóm lại, nếu muốn mọi người không phân biệt đối xử, bản thân các bạn phải coi mình là người bình thường".

Thanh Nhàn


</tbody>

Tuanmecsedec
23-12-2013, 12:04
Nguyên phó chủ tịch nước: Kỳ thị với người HIV còn nặng nề


23/12/2013 09:45 (GMT + 7)

TT - Đó là phát biểu của bà Trương Mỹ Hoa - nguyên phó chủ tịch nước - tại đại hội tổng kết năm năm hoạt động của Hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM sáng 22-12.
Theo bà Hoa, một trong những “bệnh” của người dân VN gây khó khăn cho công tác phòng chống HIV/AIDS là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV.


Bà Hoa đánh giá cao hoạt động của Hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM trong việc góp phần hạn chế sự kỳ thị đối với người có HIV tại nơi ở, nơi làm việc, trường học qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân. Mặc dù tổ chức hội còn nghèo và chưa nhận được sự quan tâm tài trợ của Nhà nước nhưng bằng cái tình và tấm lòng, hội đã chăm lo công ăn việc làm, hỗ trợ rất nhiều người có HIV và đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy của những gia đình có con em bị lây nhiễm HIV.



VŨ THỦY

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/586693/nguyen-pho-chu-tich-nuoc-ky-thi-voi-nguoi-hiv-con-nang-ne.html

Tuanmecsedec
24-12-2013, 20:22
Đẩy mạnh tuyên truyền chống kỳ thị người nhiễm HIV07:37 CH, 24/12/2013


(Chinhphu.vn) - Sự kỳ thị với người nhiễm HIV được xác định là nguyên nhân chính cản trở các hoạt động chăm sóc và tiếp cận với các dịch vụ cần thiết đối với người bệnh.



Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay 100% số tỉnh, thành; 98% số quận, huyện và 78% số xã, phường đã phát hiện có người nhiễm HIV. Hiện tại, HIV vẫn đang tiếp tục lan rộng ra các địa bàn trên cả nước và có đến 80% số người nhiễm HIV/AIDS tập trung ở nhóm từ 20-39 tuổi.


Thống kê của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cho thấy, hiện nay số lượng người nhiễm HIV mới phát hiện tại 46 địa phương trong cả nước được xét nghiệm đã giảm, chỉ còn 17 địa phương có số lượng người nhiễm HIV mới phát hiện tăng so với cùng kỳ năm 2012.

Tỷ lệ bị nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy qua theo dõi trong năm 2012 là 11,6%, giảm so với 13,4% ở năm 2011. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ bán dâm năm 2012 là 2,7% so với 2,9% năm 2011. Với tỷ lệ này, Việt Nam đã trở thành nước có tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhất trong khu vực.

Tại diễn đàn giao lưu “Chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV” do Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM và Ban quản lý dự án quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, tổ chức ngày 24/12, BS. Trần Thịnh, Phó chánh Văn phòng thường trực Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM, cho biết để tiến tới đẩy lùi đại dịch vào năm 2030 như mục tiêu đề ra của thành phố, phải thực hiện đồng bộ và sát sao tất cả các kế hoạch đề ra về phòng chống AIDS. Trong đó, chống kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Theo ThS. Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Can thiệp giảm hại, Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM, giải pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để chống kỳ thị chính là vận động truyền thông. Theo đó, hướng dẫn dư luận xóa bỏ những nhận thức sai, gây nên nỗi sợ hãi vô căn cứ về HIV/AIDS; tăng cường truyền thông những hoạt động đóng góp tích cực cho xã hội của người nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, phải phát huy vai trò gia đình và cộng đồng trong chăm sóc người nhiễm HIV, tạo điều kiện cho gia đình và người nhiễm HIV biết thông tin và tiếp cận với các dịch vụ y tế, giúp họ giảm bớt mặc cảm, không che giấu tình trạng nhiễm HIV và cùng tham gia vào hoạt động phòng ngừa lây lan HIV trong cộng đồng.


Thanh Thủy

http://baodientu.chinhphu.vn/doi-song/day-manh-tuyen-truyen-chong-ky-thi-nguoi-nhiem-hiv/189419.vgp

songchungvoi_HIV
27-12-2013, 08:50
Thursday, 5 - December - 2013Cứ 10 người nhiễm HIV có 1 người mất việcCứ 10 người nhiễm HIV thì có 1 người bị mất việc do họ là người nhiễm HIV. Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, và sinh kế bền vững cho người sống với HIV là những rào cản lớn trong việc tiếp cận tới các dịch vụ về HIV.Ngày Thế giới phòng, chống AIDS hôm nay (1/12), Liên Hợp Quốc tại Việt Nam kêu gọi đầu tư hiệu quả hơn cho phòng, chống AIDS để tăng tốc tiến tới mục tiêu “Ba Không”.Gia tăng HIV trong nam quan hệ tình dục đồng giớiTrong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng đáng kể chương trình điều trị kháng HIV và giảm được nhiều ca nhiễm mới. Dịch HIV đã có dấu hiệu chững lại. Tuy vậy, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại nhiều tỉnh thành vẫn tiếp tục giữ ở mức báo động. Tính đến cuối năm 2012, ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam tiêm chích ma túy ở Việt Nam là 11%, nhưng ở một vài thành phố lớn có đến hơn một nửa số nam giới tiêm chích ma túy là người nhiễm HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trung bình trên toàn quốc trong nhóm phụ nữ bán dâm là 2,7%.Các bằng chứng hiện có cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang tăng lên, và nhóm này sẽ ngày càng lớn hơn trong tổng số người sống với HIV tại Việt Nam.TS. Kristan Schoultz, Giám đốc UNAIDS Việt Nam và Chủ tọa Nhóm phối hợp chương trình về HIV của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong phòng, chống HIV nhưng vẫn còn nhiều thách thức lớn phải vươt qua. Điều quan trọng là Việt Nam cần tập trung các nguồn lực quy báu của quốc gia vào ba ưu tiên: đúng người, đúng chỗ, và mở rộng các chương trình can thiệp có hiệu quả nhất.“Đúng người nghĩa là nhắm đúng vào các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, gồm người tiêm chích ma túy và bạn tình của họ; người mua và người bán dâm; và những người nam quan hệ tình dục đồng giới. Chúng ta cần với được tới những nhóm người này tại những khu vực có dịch HIV cao trong cả nước, và cung cấp cho họ những dịch vụ có ích nhất trong việc giảm lây nhiễm HIV, như bao cao su, bơm kim tiêm sạch, dịch vụ xét nghiệm và điều trị kháng HIV”, TS. Schoultz cho biết thêm.Việt Nam đã và đang tìm kiếm các cách tiếp cận mới để đưa các dịch vụ về HIV đến gần hơn với những người có nhu cầu lớn nhất, thông qua việc tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có người sống với HIV. Đã có những sáng kiến mới tập trung vào việc chẩn đoán và khởi đầu điều trị kháng HIV sớm hơn. Liên Hợp Quốc khuyến khích tiếp tục mở rộng các sáng kiến này, để tối ưu hóa hiệu quả và tác động của các nguồn lực trong nước đầu tư cho phòng, chống AIDS khi các nguồn viện trợ nước ngoài đang giảm dần.“Ứng phó quốc gia với HIV đang ở trong một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, Việt Nam cần mở rộng các cách tiếp cận mới và sáng tạo để tiếp tục duy trì được đà phát triển của các hoạt động phòng chống AIDS và tiến xa hơn nữa”. Chúng ta giờ đã biết rằng điều trị có thể dự phòng lây nhiễm HIV. Với việc thúc đẩy hơn nữa tiếp cận sớm đến chẩn đoán và điều trị kháng HIV, Việt Nam sẽ giảm được thêm nhiều hơn nữa các ca nhiễm mới và trường hợp tử vong do AIDS”, TS. Takeshi Kasai, Đại diện WHO tại Việt Nam nói.http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2013/12/HIV_dieu-tri.jpg (http://caritasphucuong.org/tin-xa-hoi/hivaids-cong-dong/cu-10-nguoi-nhiem-hiv-co-1-nguoi-mat-viec/attachment/hiv_dieu-tri/)
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam kêu gọi đầu tư hiệu quả hơn cho phòng, chống AIDS để tăng tốc tiến tới mục tiêu “Ba Không”. Ảnh minh họaWHO kêu gọi tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tăng cường tiếp cận của các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao tới các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ. Việc này có thể thực hiện được thông qua củng cố sự phối hợp giữa Bộ Y tế và các nhóm cộng đồng; khuyến khích triển khai các chiến lược tư vấn và xét nghiệm HIV một cách chủ động và đơn giản hóa; và tối ưu hóa những lợi ích về cả điều trị và dự phòng của điều trị kháng HIV (ART).Mất việc vì nhiễm HIVKỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, và sinh kế bền vững cho người sống với HIV là những rào cản lớn trong việc tiếp cận tới các dịch vụ về HIV. Một nghiên cứu mới công bố trước thềm ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm nay của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy việc làm là một yếu tố thiết yếu để duy trì và tuân thủ tốt điều trị kháng HIV.Bản báo cáo này, mang tên Tác động của việc làm đối với tuân thủ điều trị kháng HIV, cho thấy những người nhiễm HIV có việc làm tuân thủ điều trị tốt hơn gần 40% so với những người không có việc làm. Tuân thủ điều trị kháng HIV tốt hơn có liên quan đến việc có nguồn tài chính thường xuyên để chi trả cho các dịch vụ y tế liên quan, mua thuốc, dịch vụ hỗ trợ, và mua đủ thực phẩm cho các bữa ăn.“Việc làm và môi trường nơi làm việc rất quan trọng đối với việc tuân thủ tốt điều trị kháng HIV. Trong môi trường làm việc thì điều quan trọng là cần phải xóa bỏ kỳ thị đối với những người lao động nhiễm HIV. Một số người nhiễm HIV không dám công khai tình trạng nhiễm của mình vì sợ bị kỳ thị và vì thế họ không tham gia điều trị ART.Còn một số người khác thì uống thuốc không đều do lo sợ bị đồng nghiệp nhìn thấy họ uống thuốc tại nơi làm việc”, TS. Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO Việt Nam phát biểu.Một nghiên cứu tiến hành năm 2011 của Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam cho thấy, cứ 10 người nhiễm HIV thì có 1 người bị mất việc do họ là người nhiễm HIV. UNAIDS đã khởi động một chiến dịch toàn cầu trên các trang mạng xã hội mang tên “Không phân biệt đối xử”.“Vào ngày Thế giới phòng chống AIDS hôm nay — khi cùng nhau tưởng nhớ những người thân và những người bạn đã qua đời vì AIDS — chúng ta cũng đồng thời ngập tràn một niềm hy vọng chưa từng có vào tương lai… Chẳng mấy người tin rằng chúng ta có thể đạt được bước tiến lớn như đang thấy ngày hôm nay. Bước tiến này có thể thấy rất rõ trong những đột phá trong nghiên cứu khoa học về HIV, trong việc phát huy vai trò lãnh đạo cũng như trong việc xây dựng chương trình hành động phòng, chống HIV một cách chính xác, đúng chỗ. Nhưng chúng ta cũng không được quên rằng sự kỳ thị, chối bỏ, và tự mãn vẫn còn trong chúng ta, khiến chúng ta có nguy cơ không thực hiện được lời hứa loại bỏ HIV cho thế hệ sau. Chúng ta phải hòa chung nhịp trái tim và tiếng nói – sát cánh bên nhau chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn nhiều”, Giám đốc điều hành UNAIDS ông Michel Sidibe phát biểu.
Nguồn: caritasphucuong.org - hivaids-cong-dong (http://caritasphucuong.org/tin-xa-hoi/hivaids-cong-dong/cu-10-nguoi-nhiem-hiv-co-1-nguoi-mat-viec/)

songchungvoi_HIV
27-12-2013, 12:44
Trong những năm gần đây, về mặt chính thức dịch bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam có chiều hướng suy giảm. Tuy nhiên con đường tiến đến mục tiêu « Ba không » (không người nhiễm HIV mới...) đòi hỏi những nỗ lực to lớn, bởi hàng năm vẫn có hơn 10.000 người nhiễm HIV. Ngành y phải thay đổi những gì để giảm kỳ thị và mang lại các hỗ trợ thích đáng cho người bệnh/người có nguy cơ bị lây nhiễm ? Các nhóm có nguy cơ cao đối mặt như thế nào với hiểm họa này ?... Đây là một số câu hỏi chính của tạp chí tuần này.


Về mặt chính thức Việt Nam được công nhận là nước đã thực hiện được ba giảm : giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong vì AIDS.
Mặc dù số lượng người mắc bệnh được coi là ít hơn, theo các số liệu thống kê chính thức, mỗi năm vẫn có thêm khoảng 10.000 người nhiễm. Theo một số liệu thống kê gần đây của Bộ Y tế Việt Nam, cả nước có hơn 200.000 người nhiễm HIV còn sống, hơn 52.000 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 53.000 người đã tử vong vì bệnh này.
Con đường tiến đến mục tiêu "Ba không" (không người nhiễm HIV mới, không thêm ai bị AIDS và không ai tử vong vì AIDS) đòi hỏi những nỗ lực to lớn của Việt Nam.
Tạp chí của RFI tuần này có cuộc phỏng vấn Bác sĩ Khuất Hải Oanh, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (Hà Nội), một cơ sở hoạt động từ nhiều năm nay trong lĩnh vực này. Luyến ái đồng giới (chủ yếu là đồng giới nam) ngày càng được coi là một quan hệ có nguy cơ lây truyền HIV thuộc hàng cao nhất. Về vấn đề cộng đồng những người đồng giới đối phó với thực tế này, RFI xin giới thiệu tiếng nói của ông Trần Khắc Tùng, giám đốc Trung tâm ICS (Nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin/Information Connecting and Sharing), tổ chức có mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền cho người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam.
Sợ đi xét nghiệm HIV do kỳ thị trong cộng đồng và cơ sở y tế
Bác sĩ Khuất Hải Oanh : (…) vẫn đang có khá nhiều thách thức cho chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Hiện nay một số cơ sở xét nghiệm HIV tại Việt Nam có rất ít người đến. Cũng tương tự như vậy, các bác sĩ nghĩ rằng sẽ có nhiều bệnh nhân đến điều trị hơn, nhưng số lượng bệnh nhân đến không được nhiều như mong muốn.

Bởi vì sự kỳ thị ở trong cộng đồng cũng như trong các cơ sở y tế khá lớn, cho nên bệnh nhân rất là ngại đi xét nghiệm. Và khi xét nghiệm biết là dương tính rồi, người ta cũng rất ngại đi khám và điều trị. Trong khi đó, có một số bệnh nhân không có các giấy tờ thích hợp, nên người ta không được đưa vào điều trị. Đấy là hai lý do cơ bản nhất.
Mới đây chúng tôi có một cuộc thảo luận với khoảng xấp xỉ 100 người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao nhiễm HIV, như những người có tiêm chích ma túy, những người lao động tình dục và những người có quan hệ tình dục đồng giới. Mọi người có một số nhận định chung như sau.
Thứ nhất, chủ quan không nghĩ là mình có hành vi nguy cơ cao, nên người ta không đi xét nghiệm. Thứ hai, một số người rất e ngại, nếu đi xét nghiệm HIV, thì kết quả xét nghiệm có thể sẽ bị tiết lộ. Và việc tiết lộ kết quả xét nghiệm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và gia đình người ta, cho nên nhiều người chọn không đi xét nghiệm. Thứ ba, cũng có người biết mình có HIV rồi, nhưng thấy một số bạn bè, hoặc một số người quen khi đi điều trị HIV, rồi sau đó về nhà bị phát hiện ra, bị hàng xóm xung quanh biết nên bị ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, đến công ăn việc làm nên không dám đi điều trị.
Rồi thái độ của các cán bộ y tế ở các cơ sở, đôi khi cũng làm cho người ta rất nản lòng. Ví dụ như, một người khi đến xét nghiệm HIV có thể khi thăm khám, cán bộ y tế sẽ hỏi có các hành vi nguy cơ hay không ? có tiêm chích ma túy hay không ? có bán dâm hay không ? có quan hệ tình dục với người bán dâm hay không ?... Những câu hỏi này đối với cán bộ y tế hoàn toàn là bình thường, để đánh giá về « hành vi nguy cơ » của người đến xét nghiệm. Thế nhưng đối với những người đến xét nghiệm, người ta lại rất nhạy cảm với những câu hỏi đấy, và người ta cảm thấy đời sống riêng tư của mình bị soi mói, chính vì thế họ rất ngại đến xét nghiệm. Thái độ của các y bác sĩ ở các cơ sở điều trị đôi khi cũng làm cho bệnh nhân cảm thấy rất nản lòng.
Cũng có trường hợp người nhiễm HIV đến một cơ sở cấp huyện để điều trị, và tin tưởng rằng ở xã, làng mình mọi người sẽ không biết mình nhiễm HIV. Sau đó, tự nhiên đến ngày Tết, thấy được mời lên để nhận quà của chính quyền xã, của hội phụ nữ, cho những người nhiễm HIV, hay con cái họ. Lúc đấy người ta hiểu rằng thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình đã bị lộ, nên những người khác nhìn vào thì thấy rất ngại.
Hiện nay, để được điều trị HIV tại các cơ sở y tế thì người bệnh bị đòi hỏi các giấy tờ, thí dụ như chứng minh thư, hộ khẩu, nếu như không có sổ hộ khẩu, thì phải có giấy tạm trú dài hạn. Một số địa phương chấp nhận có giấy tạm trú ngắn hạn. Một số người không có bất cứ giấy tờ nào, thì trong một số trường hợp không được điều trị.
Có một nghịch lý là những người có quê quán, đủ giấy tờ thì rất sợ bị kỳ thị (không dám đi điều trị), còn những người không có giấy tờ, rất muốn được điều trị, thì lại không được. Đấy là bất cập tương đối lớn trong chương trình điều trị HIV ở Việt Nam.
Nguy cơ lây nhiễm : Từ tiêm chích chuyển sang tình dục đồng giới
Thời gian vừa rồi, một số chương trình dự phòng đang được thực hiện rất tích cực, đặc biệt là chương trình điều trị thay thế methadone cho người nghiện hút. Chương trình này đã giúp khống chế đáng kể việc lây nhiễm HIV trong những người tiêm chích ma túy. Hiện nay, nguy cơ lây HIV cao nhất là qua đường tiêm chính ma túy. Tuy nhiên, lây nhiễm HIV ở Việt Nam đang chuyển dần từ lây nhiễm qua con đường tiêm chích sang lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có cả qua lây nhiễm qua tình dục đồng giới. Quan hệ tình dục đồng giới ở Việt Nam trong thời gian gần đây được nghe thấy nói hơn rất nhiều. Những người đồng giới bây giờ cũng mạnh dạn hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm này đang ngày càng cao, mà số người đi xét nghiệm để phát hiện thì vẫn còn đang rất là thấp.
RFI : Nói đến tình dục đồng giới là một trong những nguy cơ cao hàng đầu, hiện tại có những biện pháp gì để có thể giảm thiểu tác hại, thưa bác sĩ ?
BS Khuất Hải Oanh : Có lẽ có ba biện pháp cơ bản. Biện pháp thứ nhất là sử dụng bao cao su và chất bôi trơn.
Biện pháp thứ hai là điều trị những biện pháp lây nhiễm qua đường tình dục, cho những người này. Tôi không có số thống kê chính thức. Nhưng khi trao đổi qua các bạn nam, có các quan hệ tình dục đồng giới, thì có rất nhiều người mắc các bệnh qua đường tình dục, như bệnh « sủi mào gà » chẳng hạn, một bệnh rất phổ biến ở những người đồng tính nam. Nếu mắc bệnh về đường tình dục thì xác suất mắc HIV hoặc và truyền HIV cho người khác là cao hơn. Nếu điều trị triệt để các bệnh này thì góp phần làm giảm xác xuất lây HIV.
Biện pháp thứ ba, mà mọi người đang áp dụng, là điều trị dự phòng (theo nghiên cứu được công bố từ 2010). Với một người nhiễm HIV, nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus, thì nguy cơ lây cho người khác giảm đi đến 96%. Nhưng để làm được như vậy, thì thứ nhất, hướng dẫn về điều trị ở Việt Nam phải thay đổi. Để cho với những người nam có quan hệ tình dục đồng giới, khi phát hiện ra bị nhiễm HIV, thì được điều trị luôn.
Cái điều thứ hai là (mà có lẽ điều này phải đặt lên trước hết) người ta phải biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, người ta phải đi xét nghiệm HIV. Hiện nay, các bạn nam có quan hệ đồng giới rất ngại đi xét nghiệm, vì các bạn rất sợ, nếu mình bị nhiễm HIV, thì khả năng tìm kiếm bạn tình sẽ rất khó khăn, người ta sẽ bị kỳ thị rất nhiều. Nên ngay cả khi, biết tình trạng HIV của mình rồi, người ta cũng rất sợ chia sẻ với những người khác, rất sợ người khác biết, vì sợ cô đơn, sợ bị kỳ thị, bị bỏ rơi, sợ không có bạn tình.
Có lẽ cái thách thức lớn nhất trong phòng chống HIV trong thời gian tới là kiểm soát lây nhiễm HIV trong cộng đồng nam có quan hệ tình dục đồng giới này.
RFI : Bác sĩ nói đến thách thức lớn nhất là cộng đồng đồng tính nam như là một thực tế thuộc về lĩnh vực bệnh tật, vậy còn đứng từ góc độ của nghề y, hay hệ thống y tế, thì thách thức nào là quan trọng nhất trong việc thay đổi ứng xử của bộ máy y tế, để giúp cho những người trong môi trường này có được cách dự phòng tốt nhất và trong trường hợp bị mắc thì có thể kịp thời điều trị ?
BS Khuất Hải Oanh : Đầu tiên là việc xét nghiệm HIV. Hiện nay, muốn xét nghiệm, thì phải đến cơ sở y tế. Nếu như có xét nghiệm tại cộng đồng, hoặc có xét nghiệm mà người ta có thể tự xét nghiệm ở nhà, thì có thể giúp ích rất nhiều.
Cái thứ hai là hướng dẫn về điều trị HIV ở Việt Nam cần phải thay đổi với những người có nguy cơ cao. Để cho người ta đến cơ sở điều trị, thì thái độ của nhân viên y tế cần được cải thiện hơn nữa, để người ta cảm thấy dễ chịu và không bị kỳ thị. Và đặc biệt là việc bảo mật thông tin, sẽ phải tuân thủ tuyệt đối. Ngoài ra về giấy tờ, thủ tục, có khá nhiều việc phải làm và phải làm một cách tương đối đồng bộ, chứ không thể chỉ là một việc.
Xét nghiệm nhanh giúp phát hiện sớm người mắc HIV
RFI : Bác sĩ có nói đến chuyện xét nghiệm sớm, vậy ở Việt Nam đã áp dụng nhiều chưa ?
BS Khuất Hải Oanh : Bên ngành y tế đang e ngại rất nhiều thứ. Trong đó có việc sợ bệnh nhân xét nghiệm không có tư vấn, thì có thể có những khủng hoảng tâm lý, thì lúc đó không có ai ở xung quanh hỗ trợ, bệnh nhân có thể có những hành động tiêu cực, như tự sát.
Hiện nay, xét nghiệm HIV ở Việt Nam rất phức tạp. Gần đây ngành y tế đã có linh hoạt hơn, là tổ chức các xét nghiệm lưu động. Nhưng xét nghiệm lưu động chưa phải là nhiều. Ở các nước muốn mở rộng chương trình xét nghiệm, thì khuyến khích xét nghiệm tại cộng đồng hoặc tại nhà. Như Campuchia chẳng hạn, tổ chức các nhóm cộng đồng, của những người có cùng cảnh ngộ, thì tổ chức xét nghiệm cho nhau bằng phương pháp xét nghiệm nhanh rất đơn giản. Trong xét nghiệm nhanh, người ta loại trừ được những trường hợp không nhiễm HIV, còn những trường hợp nghi ngờ, thì người ta sẽ lấy mẫu để đi khẳng định ở phòng xét nghiệm. Các test này có giá trị loại trừ rất cao, nếu đã nói là không, thì gần như chắc chắn là không. Còn nếu dương tính với test này, thì có thể là có, có thể là không. Lúc đó, người ta sẽ đem gửi cái mẫu máu để đi xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.
Tôi được biết, Bộ Y tế đang cân nhắc việc này, hy vọng trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ quyết định thực hiện xét nghiệm tại cộng đồng. Nếu áp dụng được như vậy, tôi nghĩ là chắc chắn sẽ phát hiện được nhiều người nhiễm HIV hơn và sẽ điều trị được cho nhiều người hơn, giúp cho việc giảm lây nhiễm.
Các tổ chức « Tự lực » cần được ưu tiên hỗ trợ
RFI : Còn một cộng đồng nữa cũng trong nhóm nguy cơ cao, tức là những người làm nghề bán dâm. Thì tại Việt Nam trong thời gian gần đây, có những biến chuyển nào trong môi trường này ?
BS Khuất Hải Oanh : Gần đây, có một thay đổi rất quan trọng. Hiện nay, người bán dâm ở Việt Nam không bị bắt đưa về các trung tâm giáo dục lao động xã hội, mà trước đây gọi là trung tâm 05. Cái điều đấy cũng giúp cho những người bán dâm đỡ phải lẩn tránh hơn, và người ta cũng tự tin hơn trong việc mang bao cao su theo người. Đối với người bán dâm, hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV khá là thấp (so với nhóm có nguy cơ cao), cỡ đâu vào khoảng 3%. Còn với người bán dâm nghiện ma túy, tỷ lệ có thể rất là cao. Ví dụ ở Hà Nội, tỷ lệ nhiễm HIV trong người bán dâm là khoảng 22%. Đây có thể là số liệu về ở những người bán dâm có sử dụng ma túy.
Thời gian gần đây, có rất nhiều những tổ chức của người bán dâm, hỗ trợ lẫn nhau. Tôi thấy rất hiệu quả, bởi vì chị em giúp nhau, chia sẻ các kiến thức với nhau, kỹ năng sử dụng bao cao su như thế nào, kỹ năng thương thuyết với khách hàng để sử dụng bao cao su.
Hy vọng là những thay đổi ấy trong chính sách, cũng như việc tiếp tục chính sách dự phòng cho người bán dâm tiếp cận các điều trị bằng thuốc kháng virus, thì hy vọng tỷ lệ nhiễm ở nhóm phụ nữ bán dâm ngày càng giảm đi.
Thời gian gần đây có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là sự xuất hiện của những tổ chức « Tự lực » của những người trong cuộc. Những tổ chức của những người nhiễm HIV, của những người nam có quan hệ đồng giới, của người bán dâm, của người sử dụng ma túy… Các tổ chức này hiện nay đang tạo thành cái gọi là hệ thống cộng đồng. Tôi nghĩ rằng việc phát triển hệ thống cộng đồng này là vô cùng quan trọng đối với chương trình HIV ở Việt Nam. Bởi vì hiện nay tài trợ nước ngoài đang rút dần đi, và trong vòng vài năm nữa, thì ở Việt Nam có thể không còn tài trợ nước ngoài cho HIV nữa. Mà khi không còn tài trợ nước ngoài nữa, trong khi đầu tư của các tổ chức chính phủ rất là ít, thì việc có một hệ thống ở trong cộng đồng, tồn tại trong cộng đồng, có năng lực, có hiểu biết, có mạng lưới để tiến hành các can thiệp HIV rất là cần thiết. Vì vậy, tôi rất mong chính phủ Việt Nam, rồi các nhà tài trợ quan tâm đến việc hỗ trợ các mạng lưới Tự lực, tổ chức cộng đồng, để chương trình HIV có thể bền vững hơn trong những năm tiếp theo.
Giúp sống thật để giảm kỳ thị : Gốc rễ của việc phòng chống HIV
Những người có quan hệ đồng tính nam là nằm trong số những nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất. Bên cạnh các tổ chức của xã hội dân sự làm việc trực tiếp để hỗ trợ những người có nhu cầu, những người có nguy cơ, trong lĩnh vực này, Trung tâm ICS – cộng đồng của những người đồng giới, lưỡng giới và chuyển giới - có một chiến lược hành động riêng. Sau đây, ông Trần Khắc Tùng, giám đốc Trung tâm ICS, tổ chức thúc đẩy và bảo vệ quyền cho người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) cho biết.
Ông Trần Khắc Tùng : Trực tiếp làm về HIV, thì ICS chưa làm, vì ICS nghĩ rằng cũng có khá nhiều tổ chức làm về mảng HIV rồi. Cái công việc từ trước đến nay của ICS là tập trung vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ với HIV. Có thể chưa giải quyết trực tiếp, chưa nói đến việc xét nghiệm, chưa nói đến việc safe sex (tình dục an toàn), dùng bao cao su, dùng chất bôi trơn… Nhưng mà nó là công việc xây dựng cái nền tảng làm cho các bạn vững mạnh, làm giảm kỳ thị trong cộng đồng. Từ đó, các bạn có thể lựa chọn được lối sống phù hợp với mình, không phải sống lén lút, trong bóng tối, sợ hãi, từ đó không dám lộ diện, không dám tìm kiếm thông tin về bản thân mình, tiếp tục các thông tin đúng.

Đó là cái quan niệm của ICS vào đóng góp của hiệp hội vào việc phòng chống HIV như thế nào. Tôi nghĩ rằng có hai điểm chính. Thứ nhất là làm mạnh cộng đồng, từ đó các bạn có thể sống thật, sống công khai. Thứ hai là làm môi trường xã hội giảm kỳ thị và hiểu hơn những bạn trong cộng đồng, từ đó có thể tiếp cận được các thông tin một cách dễ dàng hơn.
Trong chiến lược của ICS và thực sự trong công việc hàng ngày, trung tâm cũng nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, hay thư email cầu cứu của các bạn trong cộng đồng. Có điều những thông tin mà ICS nhận được chủ yếu liên quan đến vấn đề pháp lý, như đang sống chung với nhau như vậy, có người can thiệp thì sẽ xử lý như thế nào… Cho đến thời điểm này, ICS cũng ít khi nhận được thông tin về sự kỳ thị với những người nhiễm HIV. Có thể nó biểu hiện dưới dạng khác, hoặc khi các bạn đến thì không nói về việc đó.
Hòa giải gia đình và trách nhiệm bản thân
Cách mà ICS hỗ trợ cho các bạn thì chủ yếu là việc không được gia đình chấp nhận. Việc của ICS là cung cấp thông tin cho các bạn, hướng dẫn các bạn cách đưa thông tin, cách nói chuyện với gia đình. Cũng có trường hợp ICS phải nói chuyện trực tiếp. Cũng có trường hợp phải kết nối với các phụ huynh khác trong cùng cảnh ngộ, để họ có thể chia sẻ, có lời khuyên cho nhau. Thường thường cách ICS lựa chọn là hơi trung hòa một chút, ít khi có sự can thiệp của chính quyền… Vì ICS nghĩ rằng, cuối cùng điều tốt nhất cho các bạn vẫn là được gia đình chấp nhận, ủng hộ. Thường sau những lần tiếp xúc như vậy, không thấy các bạn quay lại nữa, nghĩa là ICS cũng cảm thấy việc ấy tạm ổn trong gia đình.
ICS cũng từng đứng ra kết nối để cung cấp các dịch vụ cho các bạn. Làm việc với nhà cung cấp dịch vụ để dịch vụ thân thiện hơn với người LGBT để các bạn đến đấy không cảm thấy bị kỳ thị, cảm thấy được nói chuyện với những người hiểu biết về mình, về cộng đồng mình. ICS từng làm việc với các trung tâm tư vấn tâm lý và các văn phòng luật.
Trong thời gian tới, ICS bắt đầu chuyển hướng một chút để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các bạn trong cộng đồng. Hướng hoạt động có thể sẽ bao gồm việc đáp ứng nhu cầu về sức khỏe tinh thần và sức khỏe tình dục. Trong tương lai, tiếp cận của ICS về HIV sẽ là thông qua việc các bạn tự thấy rằng đây là trách nhiệm của mình, mình phải là một phần của tiến trình đấy. Mình phải là người take action, phải hành động vì lợi ích của chính mình, không thể trông chờ vào ai khác. Đó là điều mà ICS đã tiến hành thành công trong tiến trình vận động luật trong cộng đồng. Hy vọng cái tiếp cận đấy (approach) nó sẽ phù hợp để giải quyết các vấn đề khác trong cộng đồng, bao gồm cả HIV.
***
Những lực cản chính hiện nay đối với cuộc chiến ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh HIV/AIDS, về phía xã hội, đó là sự kỳ thị còn rất nặng nề tại nhiều nơi trong cộng đồng, chỗ làm việc, về phía ngành y tế, bên cạnh thái độ kỳ thị (hoặc không tôn trọng con người) của nhiều nhân viên y tế, đặc biệt đáng chú ý là việc thiếu đi một hướng dẫn điều trị phù hợp (cụ thể là điều trị bằng liệu pháp kháng ARV sớm hướng đến tất cả mọi người có nhu cầu) và việc thiết lập các cơ sở xét nghiệm chẩn đoán nhanh, dễ tiếp cận cho những người có nguy cơ nhiễm HIV. Các rào cản thủ tục do người bệnh thiếu giấy tờ cũng là một trở ngại lớn cho việc điều trị.
Tại Sài Gòn, theo một nguồn tin tại chỗ, có một số dấu hiệu cho thấy bắt đầu có những thay đổi thuận lợi hơn cho việc điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở ngay tại cộng đồng, hay điều trị HIV/AIDS trong các trung tâm giam giữ. Ngành y tế cũng có một số động thái hướng đến việc đưa dần điều trị HIV/AIDS vào bảo hiểm y tế để chuẩn bị cho thời điểm không còn trợ giúp của quốc tế sau 2015.
Các tổ chức "Tự lực" có thực sự tự lực ?
Trong thời gian khoảng gần 10 năm trở lại đây, một hiện tượng được đông đảo công chúng ghi nhận là sự xuất hiện của hàng loạt các tổ chức tự lập của các giới dễ bị tổn thương, dễ có nguy cơ bị nhiễm HIV, như những người nghiện ma túy, người bán dâm hay quan hệ đồng giới. Một số chuyên gia hay nhà quan sát ghi nhận các tổ chức hiệp hội hay mạng lưới cộng đồng thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người - mang dáng dấp của một xã hội dân sự hiện đại đang thành hình tại Việt Nam - góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn dịch bệnh HIV/AIDS. Các tổ chức "Tự lực" cho phép đẩy lui sự kỳ thị là gốc rễ của việc phòng chống HIV, như chiến lược trên đây của trung tâm ICS.
Ngược lại, cũng có nhiều người cho rằng các nhóm kể trên không có tư cách độc lập, phụ thuộc nhiều vào các tổ chức ngoại vi của nhà nước hay của ngành y tế. Bản thân các tổ chức « dân sự » này không đủ thực lực để triển khai các dự án riêng. Cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động của « xã hội dân sự » trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đang « chết lâm sàng » so với nhiều hoạt động khác, sau một thời gian rộn ràng sôi nổi vì kinh phí dồi dào.
Vòng xoáy kỳ thị vô hình và những nỗi đau âm thầm
Trên thực tế, chắc chắn là có một khoảng cách không nhỏ giữa các con số được ghi nhận chính thức của ngành y tế nhà nước với thực trạng HIV/AIDS ở các nhóm xã hội khác nhau. Không khí kỳ thị ngự trị ở nhiều nơi và sự thiếu hiểu biết khiến rất nhiều người, vì các lý do cụ thể và riêng tư khác nhau, không có điều kiện được chẩn đoán HIV (để có thể được điều trị hay sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm). Thiếu điều tra nên hiện tại dường như khó có thể xác định rõ bao nhiêu người nhiễm HIV đã và đang âm thầm đau khổ vì căn bệnh này, và bao nhiêu người phải ra đi trong sự thờ ơ xung quanh. Và không loại trừ sự phát triển âm thầm của dịch bệnh tại một số khu vực, một số giới, như ghi nhận của Bác sĩ Khuất Hải Oanh : « tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam đang ngày càng cao, mà số người đi xét nghiệm để phát hiện thì vẫn còn đang rất là thấp ».
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm những người bán dâm được coi là đã xuống khá thấp, sau khi chính quyền quyết định từ bỏ chính sách đưa phụ nữ bán dâm vào trại cải tạo. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu có những nghiên cứu thực sự đáng tin cậy về số lượng người nhiễm HIV trong nhóm xã hội vốn luôn là đối tượng trấn áp của các nhân viên công lực, bị coi là các thành phần tội lỗi trong xã hội ?
Một cuộc điều tra năm 2012 với hơn 1.000 người mang HIV - tại 5 tỉnh thành có tỷ lệ nhiễm HIV thuộc hàng cao nhất nước - cho thấy những người mang HIV phải chịu nhiều hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử. Một ví dụ tiêu biểu là một tỷ lệ cao những người « có H » bị phân biệt đối xử nặng nề trong lĩnh vực công ăn việc làm (tỷ lệ thất nghiệp cao, mất việc, buộc phải thay đổi công việc hay bị kỳ thị tại nơi làm việc). Rất nhiều phụ nữ mang HIV và đặc biệt là những người bán dâm tại Hà Nội bị áp lực phải thay đổi chỗ ở hay không thể thuê được nhà. Một số người nhiễm HIV và con cái họ bị cản trở trong việc học hành... Điều tra « The People Living with HIV Stigma Index in Vietnam (http://www.aidsdatahub.org/sites/default/files/documents/Report_Stigma_Index.pdf)» kể trên do VNP+ chủ trì, với sự hỗ trợ của UNAIDS - Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, Tổ chức Y tế Thế giới và GIZ- Cơ quan hợp tác quốc tế Đức. [Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ông Đỗ Đăng Đông, Chủ tịch Mạng lưới những người sống chung với HIV tại Việt Nam (VNP+) đã hướng dẫn tham khảo tài liệu này].
Không khí kỳ thị trong xã hội khiến người nhiễm HIV hay có nguy cơ nhiễm HIV kỳ thị trở lại chính mình (theo một bài viết trên tờ báo của Quốc hội Việt Nam (http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=295228), hiện chưa có một nghiên cứu định lượng nào ghi nhận về sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV). Cũng có khi sự kỳ thị đó biến người trong cuộc trở thành kẻ trả thù đời, buông thả, vô trách nhiệm. Và không loại trừ, cũng từ đó cái vòng xoáy kỳ thị lại ngày một trở nên khốc liệt hơn.
Một đồng đẳng viên (thuộc câu lạc bộ Tự lực) tại TP Hồ Chí Minh kỳ vọng ở việc Nhà nước gia tăng các biện pháp tuyên truyền để giúp mọi người hiểu được rằng HIV/AIDS không đáng sợ, HIV/AIDS là một căn bệnh mãn tính và có thể tương đối dễ dàng phòng tránh. Trong khi đó, theo một chuyên gia của Tổ chức lao động quốc tế về mối liên hệ giữa HIV và nghề nghiệp, thì việc làm là điều kiện cơ bản để có cơ hội điều trị bằng liệu pháp kháng HIV. Tình trạng rất nhiều người nhiễm HIV bị đuổi việc được báo chí trong nước liên tục báo động. Và hầu như chúng ta ai cũng biết, bần cùng đã đẩy rất nhiều phụ nữ vào con đường bán dâm.
RFI xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Khuất Hải Oanh và Ông Trần Khắc Tùng đã dành thời gian cho tạp chí.

songchungvoi_HIV
09-01-2014, 14:54
Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS: Nguyên nhân và hậu quảhttp://images.tienphong.vn/Uploaded/Images/8/445/8445b68a36aceed1cace81b1b2318145.jpg.ashx?w=660&h=371&crop=auto

- TP - Tháng 6/2012, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trên thế giới họp tại Hoa Kỳ đã cam kết một mục tiêu có tính tầm nhìn “Ba không” tức là hướng tới không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
> Quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/tin-tuc/665211/Quyen-con-nguoi-trong-phong-chong-HIVAIDS-tpp.html)
Đây là những mục tiêu đầy thách thức. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS? Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, nhưng phổ biến là những nguyên nhân sau đây:
- Do bản chất của bệnh: Vi bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa như trước đây người dân rất sợ và tránh xa những người bệnh phong (hủi) hay bệnh lao vì không có thuốc điều trị. Trong khi HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, trong khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV nghĩa là hết. Một vấn đề khác là HIV lây qua đường tình dục vốn bị kỳ thị như các bệnh hoa liễu. Do vậy mọi người sợ bị lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.
- Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm tức là những người cho là xấu xa mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
- Do một thời gian dài việc truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp: Truyền thông quá nhấn mạnh chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa bằng hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo, hình ảnh những người lở loét toàn thân, gầy dơ xương vv... tạo ra cảnh hãi hùng. Chính việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Kỳ thị và phân biệt đối xử - lợi bất cập hại
Trước tiên phải khẳng định rằng quan niệm của nhiều người hiện nay ngay cả khi hiểu rằng HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường vẫn cho rằng “tốt nhất cứ tránh xa họ ra” đã để lại nhiều khó khăn cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS dấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác, làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận, do đó họ khó có thể tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và do vậy họ có thể “vô tư” truyền HIV cho người khác.
- Do thiếu sự thông cảm giúp đỡ của cộng đồng có thể dẫn đến bi quan, thậm chí “uất ức và trả thù đời” của người nhiễm HIV.
- Do không tiếp cận được với người nhiễm HIV nên cũng không có được số ca bệnh chính xác, cũng không ước tính và dự báo chính xác được về tình hình dịch. Như vậy, các kế hoạch và chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS dựa trên những thông tin không đầy đủ sẽ chỉ làm lãng phí tiền của và đặc biệt là không ngăn chặn được sự lây lan của HIV.
- Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV họ vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV bị tách biệt, không làm việc, không được chăm sóc và như vậy người nhiễm HIV có thể chết sớm do không được chăm sóc để lại vợ, con, bố mẹ già làm tăng tác động của HIV/AIDS đến gia đình, đến kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều người nhiễm HIV là những tuyên truyền viên rất hiệu quả nên làm mất đi một lực lượng có hiệu quả trong phòng, chống AIDS.
- Cuối cùng là kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bản vệ. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản trên.
Như vậy có thể thấy rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

songchungvoi_HIV
18-01-2014, 12:48
Kỳ thị - Rào cản lớn đối với người nhiễm HIV/AIDSTheo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau hơn 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS, là rào cản to lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người bình thường.

http://www.t4ghcm.org.vn/uploads/images/2014/2-SucKhoe/003.jpg
Một vở kịch của Ủy ban Phòng chống AIDS với nội dung về chống phân biệt kì thị với người nhiễm HIV/AIDS

<tbody>





</tbody>
Hiện nay, người nhiễm HIV/AIDS vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống do tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử gây nên. Trong gia đình, người nhiễm HIV/AIDS thường phải ăn ở riêng, nếu ở chung thì không được dùng chung các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, không được dùng chung nhà vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. Các cơ sở y tế thường miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS hoặc bắt họ phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt khám của mình, thậm chí có những cơ sở y tế từ chối phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Tại nơi làm việc, nếu phát hiện ra một người bị nhiễm HIV/AIDS, người đó sẽ ngay lập tức bị xa lánh, bị thay đổi công việc, bị gây sức ép để nghỉ việc hoặc bị bắt buộc thôi việc với những lý do không chính đáng. Tại trường học, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thường phải ngồi bàn riêng, không được tiếp xúc với các bạn khác và không được tham gia các sinh hoạt chung của trường lớp, có một số trường học không nhận trẻ vào học hoặc gây sức ép bắt trẻ phải nghỉ học. Người nhiễm HIV/AIDS bị cô lập trong gia đình và xã hội khiến họ cảm thấy mặc cảm, xấu hổ và tự kỳ thị chính mình, họ cố tình giấu diếm tình trạng của mình, khiến cho HIV khó kiểm soát và lây lan nhanh trong cộng đồng. Một số người còn có tâm lý “trả thù đời”, họ tìm cách lây nhiễm HIV cho nhiều người khác trong xã hội.
Chúng ta biết rằng, cuộc sống của một người khi nhiễm HIV sẽ có sự thay đổi rất lớn, do đó đòi hỏi họ phải có nghị lực rất cao để vượt qua. Gia đình và cộng đồng là nguồn động viên tinh thần quan trọng để họ tự tin xóa đi mặc cảm và sống tốt hơn cho xã hội. Xóa đi mặc cảm và ý định trả thù đời, người HIV/AIDS sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng.
Tại “Diễn đàn giao lưu Chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” do Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM tổ chức ngày 24/12/2013 vừa qua, nhiều giải pháp để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã được đưa ra nhưng giải pháp quan trọng nhất vẫn là cung cấp thông tin đầy đủ để mỗi người dân được hiểu chính xác và đầy đủ về HIV/AIDS, về các con đường lây truyền và biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân cũng như gia đình.
“Đã đến lúc người dân nên xem AIDS như những bệnh tiểu đường hay viêm gan, bệnh AIDS đã không còn gọi là bản án tử hình nữa mà là một bệnh mãn tính có thể kiểm soát được” – TS.BS. Lê Trường Giang – Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM chia sẻ.
Nam Sâm

songchungvoi_HIV
22-01-2014, 12:18
Xóa bỏ mọi kỳ thị đối với người có HThứ sáu 29/11/2013 14:00Không phải ngẫu nhiên lâu nay khái niệm người có H/người sống chung với HIV được thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tuy nhiên, thể hiện quan điểm và thái độ chưa đủ mà quan trọng hơn là phải có hành động cụ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những người có H để họ thực sự được hưởng đầy đủ mọi quyền mà luật pháp đã quyđịnh.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2013_11_29/hiv.jpg

</tbody>
Nhân dịp Ngày Quốc tế Phòng, chống HIV/AIDS 1/12/2013, Trang tin điện tử Tiếng Chuông xin giới thiệu bài viết của ông Trần Việt Trung - Ủy viên BCH Hội Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS.Những kết quả đáng khích lệHiện nay, cùng với các thảm họa về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, về tệ nạn ma túy… thì HIV/AIDS đang là một trong những đại dịch của cả nhân loại nói chung và đối với mỗi quốc gia, với từng dân tộc nói riêng.Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2013, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2013 với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”.Mục tiêu chính của Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 là: Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Tiếp tục phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân; Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay đồng thời cũng là một sự kiện quan trọng đánh dấu hơn 20 năm Việt Nam ứng phó với dịch HIV/AIDS và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm,trong những năm gần đây, Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng tình hình lây nhiễm HIV, khống chế thành công tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư thấp hơn chỉ tiêu 0,3% được đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS đến năm 2010.Tính đến 31/05/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 người và 65.133 trường hợp đã tử vong do AIDS. So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm HIV 5 tháng đầu năm 2013với cùng kỳ năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 32%, số bệnh nhân AIDS giảm 50%, tử vong do AIDS giảm 49%.Trong khi tại 17 địa phương có số người nhiễm HIV mới được phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 thì tại 46 địa phương có số người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm. Đáng lưu ý là tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy qua theo dõi giám sát trọng điểm đã giảm trong năm 2012 là 11,6% so với 13,4% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 là 2,7% so với 2,9% năm 2011. Với tỷ lệ này, Việt Nam tiếp tục là nước có tỷ lệ nhiễm HIV thấp trong khu vực.Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta lơ là, chủ quan và mất cảnh giác.Phân biệt, kỳ thị - “Vật chướng ngại” trong phòng, chống AIDSMặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua nhưng một trong những tồn tại lớn của cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS theo đánh giá trong Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS là “Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, làm ảnh hưởng đáng kể tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV, rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm và chuyển gửi đến dịch vụ chăm sóc điều trị”.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2013_11_29/hiv1_500.jpg

</tbody>
Trong thực tế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đã và đang là vật chướng ngại làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng chống HIV/AIDS cả trên thế giới và ở Việt Nam.Nguyên nhân cơ bản của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV (còn được gọi là người có H) và cả với người bị liên quan hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS xuất phát từ nhận thức thiếu hiểu biết về HIV, do các quan niệm sai lầm về sự lây truyền HIV và mặt khác do lâu nay nhiều người vẫn coi HIV là tệ nạn xã hội. Mặc dù người bị nhiễm HIV có thể từ những con đường và nguyên nhân khác nhau nhưng khi họ đã mang trong người loại virus nguy hiểm này thì chúng ta hãy coi họ là những người bệnh cần được giúp đỡ và chăm sóc, không nên tìm nguyên nhân vì sao họ mang căn bệnh thế kỷ này.Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng xác định rằng tuy bị nhiễm HIV nhưng người có H vẫn có đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ như mọi công dân bình thường khác.Mặc dù luật pháp nước ta có những quy định rõ ràng như vậy nhưng trong cuộc sống hàng ngày có nhiều người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử một cách nặng nề, tàn nhẫn. Nhiều trẻ em bị nhiễm HIV (do mồ côi hoặc bị bỏ rơi) đang phải sống trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc các Trung tâm đặc biệt dành riêng cho trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, chịu thiếu thốn tình cảm gia đình, không được đến trường học và vui chơi cùng bạn bè đồng lứa.Nhiều người có H trong tuổi lao động đang không được học nghề, không có công ăn việc làm và rất nhiều người trong số đó bị hắt hủi, xa lánh hoặc sống lay lắt, cùng cực. Thực tế đó làm cho cộng đồng người có H càng rơi vào hoàn cảnh tự ti, mặc cảm, khép kín và họ cảm thấy như bị hắt ra bên lề cuộc sống của xã hội. Một số người muốn công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình để mong nhận được sự cảm thông, đồng cảm của mọi người xung quanh, trước hết là người thân trong gia đình và sự hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc của cộng đồng nhưng họ còn bị ngăn cách bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử của nhiều người đối với họ, thậm chí của cả người thân trong gia đình họ.Vai trò quan trọng của cộng đồng trong phòng, chống AIDSNhư vậy, phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H trước hết đòi hỏi lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân cần tiếp tục nâng cao nhận thức và hiểu biết về HIV/AIDS. Từ đó thay đổi về quan điểm, thái độ và hành vi đối xử với người có H. Ngành Y tế cần tiếp tục tăng cường các dịch vụ cần thiết cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ về tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho cả những người có H và nhóm người có nguy cơ cao. Các gia đình, các tổ chức xã hội tăng cường sự giúp đỡ, hỗ trợ cho người có H, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính quyền các cấp cần tiếp tục tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có việc giúp đỡ, chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS.Trong việc chống và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cộng đồng dân cư có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết mỗi người dân cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, về các con đường lây truyền và biết phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và gia đình; Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện, quan niệm sai lầm về HIV/AIDS và đặc biệt là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS; Tôn trọng và bảo mật thông tin của người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cần phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam nhằm tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ; quan tâm giúp đỡ, hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho người có H và tạo điều kiện cho họ sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, góp phần tích cực thực hiện chiến dịch toàn cầu xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS do Tổ chức Y tế Thế giới phát động ngày 1/12/2002 với khẩu hiệu: “Sống và hãy cùng Sống” đầy ý nghĩa nhân văn.
Trần Việt Trung

songchungvoi_HIV
24-01-2014, 14:40
Người nhiễm và có nguy cơ cao lây nhiễm HIV mong muốn một thế giới không kỳ thị và phân biệt đối xử cho mọi người (http://www.un.org.vn/vi/what-we-do-mainmenu-203/mdgs/post-2015-development-agenda/consultations-with-people-living-with-hiv.html)

http://www.un.org.vn/images/stories/MDGs/PLHIV_2_internet.jpg
Mong ước cho tương lai
Ngọc Bảo sinh ra là nam giới, nhưng sống đời phụ nữ. Chị từng bị gia đình chối bỏ vì đã quyết định công khai là người chuyển giới. Chị phải rời khỏi nhà và vật lộn để kiếm một công việc ổn định. Đôi khi chị phải bán dâm để sống qua ngày, và để dành dụm tiền thực hiện ước mơ phẫu thuật chuyển giới.

Ngọc Bảo là một trong 80 thành viên của các nhóm tự lực của người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới, đã tham dự hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2012, để cùng xây dựng tầm nhìn chung về một thế giới trong đó họ được công nhận và được bình đẳng với những người khác trong tiếp cận đến y tế, giáo dục và việc làm. Hội thảo tham vấn này là một trong nhiều hội thảo được Liên Hợp Quốc hỗ trợ tổ chức ở Việt Nam trong nỗ lực xây dựng khung chương trình phát triển mới sau năm 2015.
Đầu năm 2012, Ngọc Bảo rời bỏ mại dâm và từ đó đến nay chị là một tuyên truyền viên đồng đẳng, tham gia truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV và phân phát bao cao su cho người bán dâm. Đối với chị, thế giới tương lai phải là một thế giới trong đó những người nam quan hệ tình dục đồng giới được xã hội chấp nhận và có thể sử dụng các dịch vụ thân thiện về chăm sóc sức khỏe tình dục, HIV cũng như có cơ hội việc làm như những người khác.
Những tiếng nói khác tại hội thảo này cũng nhấn mạnh nhu cầu được điều trị HIV với giá rẻ, cho cả những người sống ở mức cận nghèo. Điều trị HIV hiện hoàn toàn miễn phí và kinh phí cho chương trình nàyphần lớn là tài trợ của nước ngoài.
Mai, một phụ nữ sống với HIV và lao nói: “Tôi mong muốn được điều trị kháng vi-rút lâu dài”. Chồng Mai nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy và tử vong vì AIDS năm 2011. Mai đã được điều trị kháng vi-rút từ đầu năm 2012. Dù điều trị HIV được miễn phí nhưng những dịch vụ y tế liên quan khác vẫn phải trả tiền. Mai nói rằng chị chỉ là một trong nhiều người nhiễm HIV đang vật lộn để có đủ tiền trang trải những chi phí khám chữa bệnh, trong đó có chi phí điều trị những bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm gan C.
Thanh là thành viên một nhóm tự lực của những người tiêm chích ma túy, và đã tham gia điều trị methadone từ cuối năm 2010. Thanh mong muốn chương trình điều trị methadone sẽ được nhanh chóng mở rộng và việc kỳ thị đối với những phụ nữ tiêm chích ma túy sẽ giảm bớt để phụ nữ được dễ dàng tiếp cận hơn tới những thông tin về điều trị nghiện và có nhiều cơ hội được điều trị bằng methadone hơn.
Phát hiện từ hội thảo tham vấn
Những người sống với HIV và những nhóm người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV là một trong tám nhóm mục tiêu của tiến trình tham vấn về khung chương trình phát triển mới sau năm 2015 ở Việt Nam. UNAIDS, UNODC và UN Women đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, các nhóm tự lực và các mạng lưới của cộng đồng để tổ chức ba hội thảo tham vấn với những người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và nhóm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT). UN Women tham gia tất cả các hội thảo để đảm bảo tiến trình tham vấn xem xét đầy đủ các khía cạnh về giới.
Các hội thảo tham vấn này cho thấy những người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và người LGBT mong muốn sau năm 2015 sẽ cải thiện hay biến thành hiện thực được rất nhiều vấn đề. Như vậy, họ sẽ được hưởng đầy đủ các quyền theo luật quốc tế và luật Việt Nam qui định, cũng như được sống bình đẳng với những người khác.
Những mong muốn chung và nổi bật gồm có:


được thông tin đầy đủ về các nguy cơ liên quan đến sức khỏe;
được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế toàn diện, chất lượng cao, với thái độ phục vụ chuyên nghiệp và chi phí hợp lý;
những chương trình cai nghiện ma túy đa dạng, trên nguyên tắc tự nguyện tham gia và đã chứng minh có hiệu quả sẽ được mở rộng khắp trên toàn quốc;
được hỗ trợ về dạy nghề, nâng cao kỹ năng và giới thiệu việc làm để có công việc và thu nhập ổn định;
không còn kỳ thị và phân biệt đối xử trong gia đình và trường học;
có quyền sinh con và được giúp đỡ để sinh con không nhiễm HIV;
được tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định về những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của mình; và,
được chương trình bảo trợ xã hội chăm sóc nhiều hơn.

Kỳ thị và phân biệt đối xử
“Một thách thức to lớn và vẫn còn hiện hữu ở Việt Nam là kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV,” chị Huỳnh Lan Phương, Cán bộ chương trình của UNAIDS tham gia hỗ trợ hội thảo tham vấn tại TP. Hồ Chí Minh cho biết. “Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực, thậm chí nhiều hơn nữa sau năm 2015 để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Như vậy, Việt Nam mới có thể tiến tới thực hiện mục tiêu toàn cầu về Không còn phân biệt đối xử.”
Nhấn mạnh thêm tính nghiêm trọng và những tác hại mà kỳ thị và phân biệt đối xử gây nên cho những người LGBT, bà Suzette Mitchell, Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam, chủ tọa hội thảo tham vấn hồi tháng 11 năm 2012 dành cho nhóm LGBT, kêu gọi Việt Nam nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới. Bà nhấn mạnh việc xóa bỏ những định kiến và cách nhìn rập khuôn hiện đang phổ biến trong xã hội về nhóm LGBT sẽ tạo nên một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
“Một thế giới tốt đẹp hơn là thế giới trong đó mọi người đều được hưởng những quyền như nhau, kể cả những người nghiện ma túy,” chị Dương Hải Như, Cán bộ chương trình HIV của UNODC phát biểu, cùng chung mong muốn với nhiều người khác tham gia hội thảo tham vấn dành cho những người nghiện ma túy ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, tổ chức vào tháng 1 năm 2013. “Người nghiện ma túy cần được điều trị chứ không phải trừng phạt. Họ cần có nhiều chương trình điều trị đã chứng minh có hiệu quả và trên nguyên tắc tự nguyện tham gia, cũng như cần những dịch vụ hỗ trợ xã hội tốt hơn nữa.”
Bước tiếp theo
Những ý kiến thu được từ ba cuộc hội thảo này đã được tổng hợp trong báo cáo tham vấn với nhóm người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và người LGBT. Những ý kiến đó cũng sẽ được đưa vào báo cáo quốc gia tổng thể về tham vấn xây dựng khung chương trình phát triển mới sau năm 2015 của Việt Nam.
*Tên của thành viên các nhóm tự lực của cộng đồng trong bài viết này không phải là tên thật
http://www.un.org.vn/vi/what-we-do-mainmenu-203/mdgs/post-2015-development-agenda/consultations-with-people-living-with-hiv.html

songchungvoi_HIV
28-02-2014, 16:05
14:52 | 28/02/2014
(http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30127&cn_id=638025#)Ngày không phân biệt đối xử với người có HIV lần đầu tiên được phát động (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30127&cn_id=638025#)
(ĐCSVN) – Ngày 27/2, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) Michel Sidibé đã phát động các sự kiện xung quanh “Ngày không phân biệt đối xử” (1/3/2014) với một cuộc mít-tinh lớn tại thủ đô Bắc Kinh dưới sự hỗ trợ của Quỹ dải băng đỏ Trung Quốc và chính phủ nước này.

http://dangcongsan.vn/cpv/Upload/NewsFolder/2014/2/9/Butterfly_Zerodiscrimination - un.jpg

<tbody>
Hình ảnh con bướm - biểu tượng cho sự chuyển biến để thực hiện không còn phân biệt đối xử với người có HIV. (Ảnh: UN)

</tbody>
Theo đó, các sự kiện biểu trưng tương tự dự kiến cũng sẽ được tổ chức trước ngày 1/3 tại nhiều quốc gia. Ngày không phân biệt đối xử nhằm mục đích thúc đẩy và tôn vinh các quyền lợi của mỗi người được sống một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá – dù sự xuất hiện của họ và nguồn gốc của họ có thế nào và người họ yêu là ai... Ngày không phân biệt đối xử dùng hình ảnh con bướm làm biểu tượng cho sự chuyển biến để thực hiện không còn phân biệt đối xử đối với mọi người có HIV.
Ông Sidibé nhấn mạnh: "Chúng ta biết rằng quyền về sức khỏe cũng như quyền nhân phẩm thuộc về mỗi cá nhân. Cùng nhau hành động, chúng ta có thể thay đổi chính mình, thay đổi các cộng đồng và thế giới của chúng ta để đạt được việc không phân biệt đối xử”.
Trước đó, vào ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2013 (1/12/2013), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và chủ nhân giải Nobel vì hòa bình kiêm Đại sứ toàn cầu của UNAIDS về không phân biệt đối xử - bà Aung San Suu Kyi - đã cùng khởi động chiến dịch Không phân biệt đối xử (#zerodiscrimination) để kêu gọi thay đổi trên phạm vi toàn thế giới.
Giai đoạn đầu tiên của chiến dịch này đã kéo dài đến ngày 10/12/2013 – Ngày quốc tế vì quyền con người và được tiếp tục duy trì đến Ngày không phân biệt đối xử (1/3/2014).
Trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, phân biệt đối xử với người có HIV và những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV là một rào cản lớn đối với việc mở rộng tiếp cận tới các dịch vụ về HIV. Các điều tra trên thế giới cho thấy cứ 7 người nhiễm HIV thì có 1 người bị từ chối cung cấp dịch vụ y tế, và cứ 10 người nhiễm HIV thì có 1 người không được nhận vào làm việc, vì tình trạng nhiễm HIV của họ./.
Hải Lê (Theo UN, UNAIDS)
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30127&cn_id=638025

songchungvoi_HIV
02-05-2014, 14:07
Muốn chống kỳ thị, mỗi cá nhân hãy tự khẳng định mình! (http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/muon-chong-ky-thi-moi-ca-nhan-hay-tu-khang-dinh-minh-a3345.html#)(ĐSPL) - Chống kỳ thị nói chung và kỳ thị về những người mãn hạn tù, đối tượng nghiện ma tuý, đặc biệt là những bệnh nhân nhiễm HIV... là điều cần thiết, là việc phải làm ngay. Bởi người nhiễm HIV có đủ thành phần, từ trí thức cho đến các đối tượng từng vi phạm pháp luật (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/).

Trong bối cảnh nỗi lo HIV luôn treo lơ lửng như mỗi hiểm họa có thể xảy ra với bất kỳ ai. Liên quan đến vấn đề này, PV báo (http://www.doisongphapluat.com/tag/b%C3%A1o.html) ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Văn Hùng, Trưởng khoa luật hình sự- Đại học luật Hà Nội.http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/227/2013/9/30/TS%20Hoang%20Van%20hung%20DH.jpg


TS. Hoàng Văn Hùng - Trưởng khoa hình sự đại học luật Hà Nội
Thưa ông, quan điểm của ông như thế nào trước vấn đề kỳ thị đối với những người lầm lỡ hoặc bị mắc bệnh xã hội?
Những nạn nhân nhiễm HIV, những người đã cai nghiện, đối tượng mãn hạn tù… nói chung họ đều là những nạn nhân của xã hội, họ rất cần sự chăm sóc và được đối xử bình đằng, đó là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Chống kỳ thị không chỉ có tuyên truyền mà còn phải đi đôi với hành động cụ thể.
Tuy nhiên, trong một xã hội phát triển, sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà không thể có cơ quan, tổ chức hay một cá nhân nào có thể khẳng định: Sẽ điều chỉnh, khắc phục một cách kịp thời tất cả mọi vấn đề mà xã hội phát sinh.
Sự kỳ thị, thực tế khiến người bệnh chết nhanh hơn. Chính vì lẽ đó để chống kỳ thị, chống bị phân biệt đối xử, trách nhiệm trước tiên thuộc về từng cá nhân.
Có ý kiến cho rằng, hiện tại những văn bản của Nhà nước đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nằm trên văn bản, thực tế những người nhiễm HIV, những người nghiện, mãn hạn tù vẫn bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Trước tiên phải phân biệt rõ nhóm đối tượng bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử. Đối với nhóm đối tượng nhiễm HIV, hiện nay Đảng và Nhà nước đã thành lập những trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí đối với những người nhiễm HIV. Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) cũng đã quy định rõ về quyền của những bệnh nhân mắc phải căn bệnh xã hội nan y này.
Do vậy người nhiễm HIV trước tiên phải tự bảo vệ mình, nhờ đến các cơ quan y tế để can thiệp. Hiện tại những người nhiễm HIV được làm một số các xét nghiệm miễn phí theo chương trình của dự án, được uống thuốc miễn phí.
Chính bản thân từng người bị nhiễm HIV phải có ý thức, trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội. Không thể đổ lỗi cho xã hội rằng: Tôi bị kỳ thị nên tôi đi bán dâm, hay trả thù đời. Nếu cá nhân nào làm việc đó, người đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm cả về mặt đạo đức.
Đối với nhóm đối tượng nghiện hút, mãn hạn tù hiện nay, Tổng cục VIII- bộ Công an cũng đã có chương trình tái hòa nhập cộng đồng dành cho những đối tượng đã mãn hạn tù, tổ chức các hoạt động về tái hòa nhập cộng đồng, để giảm thiểu động thái kỳ thị nhằm vào những đối tượng là nạn nhân của xã hội.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của địa phương về công ăn việc làm cho nguồn lao động này cũng đã có sự lưu ý. Tuy nhiên, về vấn đề này, Nhà nước dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn không kỳ thị, không được phân biệt đối xử, song việc thực thi vẫn chưa thường xuyên, đồng bộ.
Ông có những lời khuyên gì đối với những người đang bị xã hội kỳ thị và làm sao để họ vượt qua được định kiến này ?
Người nhiễm HIV có thể do lỗi khách quan, có thể do lỗi chính bản thân họ gây nên. Muốn chống bị kỳ thị, tự cá nhân phải khẳng định mình trước xã hội, đổ lỗi cho xã hội là không đúng.
Chủ chương của Nhà nước đối với những người mãn hạn tù, đã có những chính sách ưu tiên như: Vay vốn, hay những doanh nghệp nào nhận những đối tượng trên đều nhận được sự ưu đãi từ phía Nhà nước. Tuy nhiên cần phải nói thẳng là, cho dù trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức có hỗ trợ đối với những người nhiễm HIV nói riêng và những đối tượng khác bị kỳ thị nói chung, trách nhiệm trước tiên vẫn thuộc về từng cá nhân người bị kỳ thị.
Tôi lấy ví dụ, nhiều đối tượng sau khi mãn hạn tù, nhiều người trong số họ đã lao động cống hiến hết mình, nhiều cá nhân đã trở thành những doanh nhân giỏi, đóng góp được rất nhiều cho xã hội. Vậy làm sao mà xã hội lại ghẻ lạnh hay kỳ thị họ được?
Xin cảm ơn ông!
Liễu Hải

songchungvoi_HIV
30-06-2014, 16:42
Kỳ thị HIV – nỗi đau từ cộng đồng
Cập nhật: 14:14, Thứ 2, 30/06/2014
(ANTV) - Kỳ thị người nhiễm HIV, thậm chí là kỳ thị cả gia đình người nhiễm HIV là câu chuyện không mới. Trong khi cả chính phủ và ngành y tế đang dồn mọi nguồn lực để hạn chế căn bệnh này, thì giảm kỳ thị HIV trong cộng đồng - vấn đề được coi là gốc rễ của việc gia tăng HIV lại rất khó giải quyết.
Câu chuyện mà chúng tôi ghi lại tại một xã nghèo của thủ đô Hà Nội sẽ cho thấy nỗi đau khôn cùng mà sự kỳ thị có thể đem lại.
http://image.antv.gov.vn/upload//Article/hongle/2014/6/30/20140630080836421421_vlcsnap-2014-06-30-08h07m53s212.png
Chị Bùi Thị Hiển
Chị Bùi Thị Hiển – Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: “Hai cô con gái từ lúc lớn lên, nó quen bạn nó thì bạn, rồi người nhà người ta cấm con người ta không cho chơi thì nó chán. Bây giờ nó tự đi làm, nó sống ngoài đường. Không biết nó ra sao. Nó làm nó ăn thì còn đỡ. Sợ nó gặp cái không may.”Chị Đinh Thị Uân – Trưởng nhóm tự lực Mái ấm Mỹ Đức, Hà Nội cho biết: “Tôi cũng mới biết chuyện của chị Hiển, mẹ ruột chị Hiển sau bữa ăn đánh dấu hai bát cơm. Mọi người vẫn nghĩ là bệnh này lây qua đường ăn uống. Chị Hiển buồn khóc đến mù một bên mắt.”Thật không có nỗi đau nào hơn nỗi lòng của người mẹ đã 2 năm không được gặp con. Không biết hai cô con gái đang làm gì và đang ở đâu. 18 tuổi, trẻ người non dạ; vì sự kỳ thị của bạn bè, hàng xóm về bệnh tật của cha mẹ mà hai cô con gái lớn của chị Hiển đã bỏ nhà đi. Nỗi lo lắng khôn nguôi khiến người mẹ đã khóc đến lòa cả đôi mắt, khiến bệnh tật của chị Hiển càng thêm nặng.Hiện nay Việt Nam đã được tổ chức y tế thế giới công nhận thực hiện tốt 3 giảm, giảm tỉ lệ người mắc mới, giảm số người chuyển sang AIDS, giảm số người tử vong do căn bệnh này gây ra. Nỗ lực của chính phủ và ngành y tế đã hạn chế được số người mắc mới, nhưng hơn 200.000 người đang chịu ảnh hưởng của HIV, họ không những phải đối diện với bệnh tật mà ngày qua ngày hứng chịu sự kỳ thị từ cộng đồng.Trở lại với câu chuyện của chị Hiển, căn bệnh đã cướp đi người chồng, nhưng chính sự kỳ thị của cộng đồng, làng xóm đã khiến chị mất cả hai đứa con.Chị Đinh Thị Uân chia sẻ: “Khi tôi đi mời đồng chí trưởng thôn, bí thư rất nhiệt tình nhận lời. Nhưng hôm nay thì không thấy đâu cả. Các đồng chí nói là không có quà nên không đến.”Trại hè mơ ước – hoạt động do các tình nguyện viên tổ chức cho những trẻ em kém may mắn, đang chịu ảnh hưởng của HIV. Nếu có sự tham gia của đại diện trong chính quyền xã sẽ là niềm động viên các em. Nhưng tất cả đều từ chối. Vẫn là niềm vui, nhưng đã không trọn vẹn.
Bấm vào link xem phóng sự:
http://antv.gov.vn/xahoi/ky-thi-hiv-%E2%80%93-noi-dau-tu-cong-dong/49977.html

BT

songchungvoi_HIV
14-07-2014, 13:27
Phòng chống HIV/AIDS: Hiệu quả của việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử

(14/07/2014 09:19)
LSO- Trong 5 năm qua, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong toàn tỉnh đã giảm đều và giảm sâu ở cả 3 tiêu chí là do chúng ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tuyên truyền, phát hiện đến chăm sóc và điều trị, trong đó việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử được coi là “liều thuốc” hiệu quả nhất.
Quán nước vỉa hè của chị Nguyễn Ánh D. ở thị trấn Lộc Bình khá đông người ghé qua. Khách của chị gồm những người lái xe ôm, người chờ xe ra thành phố, vào Chi Ma và cả những công chức, viên chức... người ta vào quán đơn giản là cốc trà đá, điếu thuốc lá... Khách đến rồi lại đi, có người biết, cũng có người không biết chủ quán khỏe mạnh, vui tính ấy là người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Là người quen biết, thấy chúng tôi, chị đon đả mời vào uống cốc nước và cũng để tránh nắng. Trong câu chuyện, chị cho biết: “Vẫn biết em là người có HIV, song chẳng mấy người ngại. Thật lòng em phải cảm ơn những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS, cảm ơn những nhà báo như các anh. Chính các anh đã làm thay đổi hẳn lối nghĩ xưa cũ, những quan niệm sai lầm về HIV/AIDS, để cho chúng em được sống cùng xã hội.”

Khuôn mặt xinh đẹp của cô gái đến tuổi dậy thì luôn ánh lên những niềm vui sống khi Trần Thị N. Ở thành phố Lạng Sơn kể cho chúng tôi nghe chuyện trường, chuyện lớp và bè bạn cùng trang lứa. Bố và mẹ lần lượt qua đời vì HIV/AIDS và đau xót hơn chính cháu cũng đã bị nhiễm HIV. Thương cô cháu gái bệnh tật côi cút, bà nội tìm mọi cơ hội cho cháu tiếp cận với ARV tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc. Được bà chăm sóc chu đáo, được uống thuốc thường kỳ, cháu khỏe ra và được đi học cùng các bạn. Cháu kể: “Khi vào Trường THPT Việt Bắc, cháu vẫn công khai với bạn bè, thầy cô là mình bị nhiễm và đang điều trị HIV. May thay các thầy cô giáo và các bạn đều không có biểu hiện kỳ thị, phân biệt xa lánh. Có lần cháu hỏi một bạn cùng lớp rằng tại sao các bạn không sợ; bạn ấy nói rằng, HIV/AIDS có gì ghê gớm, chẳng qua nó cũng chỉ là bệnh truyền nhiễm và mang tính nguy hiểm vì chưa có thuốc chữa. Thầy cô giảng như vậy và bọn mình cũng đã tìm hiểu qua tài liệu, sách báo rồi, chỉ cần “kiêng” đúng cách là được. Cháu coi lời nói và hành động của các bạn không khác gì những viên thuốc ARV. Còn hơn thế, thuốc uống có giờ, còn sự thân mật của bạn bè là vô tận”.
http://baolangson.vn/upload/Nam-2014/1-2014.07.14.09.17.40.jpg
Học sinh Trường THCS Cai Kinh, huyện Hữu Lũng tìm hiểu kiến thức về HIV/ADS trong thư viện thân thiện
Điều 2 của Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nêu rõ, kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác, khi biết người đó nhiễm HIV hay nghi ngờ nhiễm HIV. Phân biệt đối xử là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng đối với người nhiễm HIV hoặc người nghi nhiễm HIV. Như vậy, kỳ thị là thái độ, phân biệt đối xử là hành vi hoặc hành động cụ thể. Kỳ thị và phân biệt đối xử có tác hại rất lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Nó làm cho người nhiễm do mặc cảm mà giấu bệnh, không dám thể hiện mình; thiếu thông tin, kỹ năng tự chăm sóc và phòng lây nhiễm, và như vậy cứ “vô tư” truyền bệnh cho người khác. Do bị kỳ thị, phân biệt đối xử, người nhiễm có thể do uất ức mà nổi loạn, trả thù đời hoặc trở thành “quần thể ẩn” rất khó tiếp cận, quản lý và chăm sóc. Nghiêm trọng hơn, người nhiễm bị cô lập trước xã hội, đã có trường hợp ở thành phố Lạng Sơn khi biết một cháu bị nhiễm HIV được nhập học, các phụ huynh đã có hành động tẩy chay đến nỗi nhà trường phải chuyển cháu sang trường khác.
Trong những năm qua, tình trạng kỳ thị phân biết đối xử đã giảm rất nhiều vì người dân đã hiểu bệnh này trên cơ sở khoa học như cơ chế lây truyền, cách phòng, cách tiếp cận, chăm sóc người nhiễm từ gia đình, cơ sở y tế đến cộng đồng. Nếu trước đây, trên các trang báo, tờ rơi đến pa nô, áp phích về chủ đề phòng chống HIV/AIDS có những hình ảnh, từ ngữ khiến người ta sợ hãi, xa lánh thì nay là những hình ảnh từ ngữ mang thông điệp chia sẻ, yêu thương và thân thiện. Mặt khác, phương pháp truyền thông cũng đã đa dạng hóa và nội dung chống kỳ thị phân biệt được ***g ghép vào nội dung truyền thông về HIV/AIDS. Nhiều hoạt động truyền thông đã có sự tham gia trực tiếp của những người nhiễm; đây là nét nổi bật nhất trong hoạt động phòng chống và đã mang lại hiệu quả rất to lớn, vì không những có tác dụng trực tiếp đến người nghe mà những người nhiễm HIV thêm tự tin, dám bộc lộ mình và họ hiểu rằng mình vẫn có ích cho cộng đồng. Thạc sĩ Đào Đình Cường, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Lạng Sơn cho biết: từ 10 năm nay, Lạng Sơn đã tiếp cận và triển khai nhiều hoạt động giảm hại như chương trình bao cao su, bơm kim tiêm và sắp tới là chương trình Methadone... với độ bao phủ ngày càng cao, song việc chống kỳ thị, phân biệt luôn được coi là một “kênh” giảm hại có hiệu quả nhất, độ bao phủ rộng nhất và mang tính nhân văn sâu sắc.
Tuy vậy, sự kỳ thị, phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại ở tỉnh ta, nhất là ở vùng cao, vùng xa, vùng khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này là một bộ phận người dân có trình độ dân trí thấp lại ít được tuyên truyền, thiếu thông tin về HIV/AIDS. Với 66,3% số xã ở tất cả 11 huyện, thành phố có người nhiễm HIV, công tác tuyên truyền cần phải được thực hiện sâu hơn, rộng hơn để trang bị cho người dân những kiến thức cần thiết về HIV/AIDS. Có kiến thức, người dân sẽ có được “liều vắcxin” mạnh để tự bảo vệ mình; có kiến thức sẽ không còn tình trạng sợ hãi, dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đối xử.


Bài, ảnh: MINH HỒNG
http://baolangson.vn/tin-bai/Van-hoa-xa-hoi/phong-chong-hiv-aids-hieu-qua-cua-viec-chong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu/30-30-67465

songchungvoi_HIV
11-08-2014, 13:18
Buổi học hữu ích
Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
Trong bộ môn Giáo dục công dân lớp 8, mình đã được học về HIV nhưng đó chỉ là kiến thức sơ sài, chúng mình chưa nắm bắt và hiểu rõ thông tin. Đặc biệt khi nói về những vấn đề này, cả học sinh và giáo viên đều ngượng ngùng, chỉ lướt qua bài học một cách đơn giản. Vì vậy, nên khi được đào tạo về vấn đề này ở nhóm tình nguyện trẻ, mình cảm thấy rất thú vị và hào hứng.
http://www.tamsubantre.org/media/news/201408/1407484989_khongnen.jpg
Đầu tiên đó chính là định nghĩa rõ ràng của HIV, đấy là 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ phá huỷ hệ thống miễn dịch làm cơ thể bị suy yếu và mất khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Hoá ra nó là 1 loại vi rút, trước đây mình cứ đinh ninh trong đầu rằng đó là 1 chất bẩn ở máu người và lây truyền từ người này sang người khác.
http://tiengchuong.vn/Image.aspx?id=5725&ts=140&lm=635430240340970000
Chúng mình không nên kì thị, xa lánh người có HIV.

Và các bạn có bao giờ gặp những người bị HIV? Lúc đó hẳn không ít bạn sẽ có suy nghĩ: Tránh tiếp xúc, trò chuyện để không bị lây nhiễm. Thế nhưng sự thật lại không phải như vậy các bạn ạ! Chúng ta vẫn có thể trò chuyện, bắt tay, thậm chí ngủ chung giường với người có HIV cũng không thể lây nhiễm. Bởi HIV lây truyền khi máu và dịch tiết (dịch sinh dục, tinh dịch, dịch tiết âm đạo…) của người có HIV tiếp xúc với vết thương hở, niêm mạc (mắt, lỗ sáo đầu dương vật…) của người lành. Muỗi đốt cũng không làm lây nhiễm HIV các bạn nhé! Vì HIV không tồn tại và nhân lên được trong cơ thể muỗi. Hơn nữa, muỗi chỉ hút máu chứ không bơm máu vào cơ thế người khác. Một thông tin rất đơn giản nhưng vì không biết rõ nên lâu nay mình và các bạn bè của mình cứ nơm nớp lo sợ khi bị muỗi đốt.
http://www.tamsubantre.org/media/news/201408/1407484989_khongnen.jpg
Chính vì những lí do nêu trên, chúng mình không nên kì thị, xa lánh mà ngược lại còn nên chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ những người có HIV. Mình đã và đang chia sẻ cho bố mẹ, người thân và bạn bè để họ có thể hiểu rõ về vấn đề này. Mình còn được biết nếu bạn nào có lo ngại rằng mình đã bị nhiễm HIV thì một xét nghiệm máu sau 2,5 tháng kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ sẽ giúp bạn có kết quả chính xác.
Các bạn thấy đấy, một số kiến thức có vẻ như mình đã biết hết nhưng thực tế chúng mình lại biết không đến nơi đến chốn các bạn nhỉ! Chính vì vậy, buổi học này đã để lại nhiều ấn tượng cho mình và giúp mình tự tin hơn trong kiến thức về HIV/AIDS các bạn ạ!
Đỗ Trang (THCS Lý Thường Kiệt)
http://www.tamsubantre.org/index.php/article/Buoi-hoc-huu-ich_68_68_38160.html

songchungvoi_HIV
27-08-2014, 22:59
Cần xúc tiến xây dựng luật về chống phân biệt đối xử
4:20 ngày 27/08/2014
(PLO) - Hiện nay, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử đang diễn ra tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.

Tuy nhiên, với sự kiện Chính phủ Việt Nam chấp nhận một số khuyến nghị liên quan đến chống phân biệt đối xử trong phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc mới đây thì đây chính là cơ sở xúc tiến xây dựng một đạo luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử.


<tbody>
http://m.baophapluat.vn/uploaded/nguyenductung/2014_08_27/phanbiet-doixu-baophapluat_1_wyml.jpg?width=300

</tbody>


Giới trẻ mít tinh chống phân biệt đối xử

Diễn ra khá phổ biến và công khai
Một trong những vụ phân biệt đối xử gây bức xúc dư luận là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Nhiều quảng cáo, tờ rơi tuyển dụng ghi rõ ràng: “Không lấy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”. Gần đây, vấn đề trở nên căng thẳng khi nhiều công ty ở Bình Dương tuyên bố công khai hoặc ngầm định không tuyển công nhân người Thanh Hóa và Nghệ An.
Tuy nhiên, không có người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nào đứng ra khởi kiện các công ty này dù bị phân biệt đối xử một cách có hệ thống, bởi “muốn báo cơ quan chức năng để chúng tôi được đối xử công bằng, nhưng chẳng biết báo ai và phải báo như thế nào”.
Việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV cũng trong tình trạng tương tự. Nhiều vụ người có HIV bị đuổi việc khi bị phát hiện đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không những thế, con cái của họ cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong học tập và cuộc sống.
Một trường hợp đau xót là cháu Lê Đức M. ở Thanh Hóa, con của chị Nguyễn Thị Lệ T. là người có HIV. Tuy cháu M. âm tính song nhà trường yêu cầu cháu phải đi xét nghiệm HIV mấy lần với sự chứng kiến của giáo viên, có dấu đỏ của bệnh viện xác nhận mới cho cháu nhập học. Rồi khi cháu nhập học lại vấp phải sự phản đối của phụ huynh học sinh khác. Họ không cho con đi học khiến sĩ số của lớp từ 49 xuống còn 14 khiến nhà trường “buộc” cho M. nghỉ học.
Theo Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), sự phân biệt đối xử với người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT) rất nghiêm trọng. Nhiều người chuyển giới bị từ chối tuyển dụng vì thể hiện giới của họ khác với giới tính ghi trong chứng minh thư, có 13% người chuyển giới bị đuổi việc lúc bị phát hiện là người chuyển giới.
Một số nghiên cứu khác của iSEE còn chỉ ra người đồng tính bị phân biệt rất phổ biến trong nhà trường dẫn đến bỏ học hoặc trong các cơ sở y tế nên họ không dám tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục. Những định kiến và kỳ thị dẫn đến tỷ lệ trầm cảm, tự tử trong cộng đồng LGBT khá cao (tỷ lệ tự tử không thành trong người đồng tính nữ là 17%, gấp 30 lần so với tỷ lệ chung).
Cần xây dựng luật về chống phân biệt đối xử
Một nguyên nhân của thực trạng trên được cho là do Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng và thủ tục cụ thể giúp người dân khiếu kiện khi bị phân biệt đối xử. Mặc dù một số luật, nghị định của Việt Nam đã có vài điều khoản về chống kỳ thị và phân biệt đối xử như Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006, Luật Người khuyết tật năm 2010, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP… song các văn bản này chưa quy định rõ cơ chế để một công dân hoặc tổ chức đại diện cho công dân có thể khiếu kiện vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điều khẳng định bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Theo đó, Hiến pháp mới quy định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” tại Điều 16 và nhấn mạnh nhiều khía cạnh cụ thể như Khoản 2 Điều 5 nói về sắc tộc, Khoản 1 Điều 24 về tôn giáo, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 26 về giới.
Đáng chú ý nữa là ngày 20/6 vừa qua, trong phiên UPR lần thứ 2 của Hội đồng Nhân quyền tại Geneva, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận nhiều khuyến nghị của các nước liên quan đến chống phân biệt đối xử. Vì thế, việc xây dựng Luật Chống phân biệt đối xử không chỉ giúp Việt Nam hoàn thành cam kết với các quốc gia mà còn là cơ hội để chúng ta thúc đẩy quyền con người một cách thực chất nhất.
Tại Hội thảo chia sẻ ý nghĩa các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong phiên UPR đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ do 4 mạng lưới đồng tổ chức, Viện trưởng iSEE Lê Quang Bình cũng cho rằng, việc vận động Chính phủ xây dựng Luật Chống phân biệt đối xử sẽ bảo vệ được quyền bình đẳng cho rất nhiều nhóm yếu thế, thiểu số khác nhau.
Qua đây, ông Bình mong muốn các tổ chức phi chính phủ nên tham gia vận động, góp ý cho Luật bằng các hoạt động như lập liên minh vận động cho Luật Chống phân biệt đối xử, tiến hành các nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở thực tế cần có cho Luật tiến tới vận động Chính phủ và Quốc hội bổ sung Luật này vào chương trình xây dựng luật…
Gia Lâm
http://m.baophapluat.vn/su-kien/can-xuc-tien-xay-dung-luat-ve-chong-phan-biet-doi-xu-195341.html

songchungvoi_HIV
28-08-2014, 11:19
'HIV không giết người nhanh bằng sự kỳ thị'15:16:38, 11/08/2014
Nhiễm HIV không đồng nghĩa với án tử hình, nhưng chính sự kỳ thị của cộng đồng mới khiến người bệnh chết nhanh hơn... Đây là hai thông điệp lớn của Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS đang diễn ra tại thủ đô của Mỹ.
Mỗi ngày có gần 5.000 người chết vì AIDS và 7.000 người nhiễm mới
Tính đến thời điểm này, trên toàn thế giới đã có 65 triệu người nhiễm HIV. Khoảng 30 triệu người đã chết vì bệnh cơ hội liên quan tới AIDS. Tuy nhiên, số tử vong đang có xu hướng giảm dần từ năm 2010.
Nam và Đông Nam Á là khu vực có số người nhiễm HIV cao thứ 2 thế giới với con số 4 triệu, chiếm 12% tổng số toàn cầu, chỉ sau các quốc gia thuộc tiểu sa mạc Sahara.

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/08/14/152702_1.jpgẢnh minh họaNhóm MSM (quan hệ đồng tính nam) là thách thức mới
Quan hệ tình dục đồng tính nam được các chuyên gia tại hội nghị đánh giá là thách thức mới trong việc ngăn chặn sự lây lan của HIV và cần phải được tập trung mạnh mẽ. Nguy cơ lây nhiễm của nhóm này cao thứ 3 sau mại dâm và tiêm chích ma túy. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thì nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ đồng giới cao gấp gần 20 lần.
Thách thức đặt ra là nhóm này rất khó kiểm soát bởi họ không muốn công khai và ít được tiếp cận thông tin tình dục an toàn. Bên cạnh đó là sự kỳ thị mạnh mẽ hơn so với đối tượng đồng tình nữ. Tại hội nghị, các nhà khoa học cũng khuyến khích những người đồng tính nam hãy ‘nói ra’ tình trạng của mình để được hỗ trợ về y tế và xã hội.
Nhiễm HIV không đồng nghĩa với án tử hình
Một trong những thông điệp mới tại Hội nghị đó là: HIV/AIDS không kinh khủng như những gì chúng ta nghĩ nhưng thực sự kinh khủng như những gì chúng ta nhìn thấy và nhiễm HIV là một điều khủng khiếp nhưng không đồng nghĩa với án tử hình.
Nếu bị nhiễm HIV thì bạn hãy đối mặt với thách thức và coi nó là một căn bệnh mãn tính khó lây và dễ phòng tránh. Một người nhiễm HIV nếu được phát hiện sớm và chăm sóc tốt thì có thể sống khỏe tới hơn 10 năm, thậm chí 20 năm. Những con số qua các năm cho thấy các ca tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS cũng đang giảm xuống. Sẽ ngày càng có nhiều người nhiễm được chữa trị. 15 triệu người sẽ được chữa trị vào năm 2015, hiện nay con số này là 8 triệu.
HIV không giết chết người nhanh bằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử
Sự phân biệt đối xử có thể giết chết người nhiễm HIV trong 3 ngày, còn vi-rút HIV thì không thể. Sự phân biệt đối xử và kỳ thị là ‘vi-rút’ nguy hiểm nhất giết chết người nhiễm bệnh chứ không phải là bệnh.
Sẽ là tội ác khi để sự phân biệt đối xử, chê trách còn tiếp tục. Sự kỳ thị những người nhiễm HIV luôn nghiêm trọng ở khắp các châu lục. Ngay tại Mỹ, trước năm 2009, chính quyền không cho phép người nhiễm HIV đến Mỹ và nhận ra rằng việc này chỉ làm tình hình thêm tồi tệ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các quốc gia châu Á và châu Phi. Người bệnh sẽ lo sợ, che giấu và nguy cơ lây lan càng cao hơn, sự kiểm soát, điều trị sẽ càng khó khăn hơn.
Cách tốt nhất để ngăn chặn vi-rút HIV vẫn là sử dụng bao cao su
Sử dụng bao cao su là biện pháp đơn giản, hữu hiệu nhất và chi phí thấp nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút HIV. Đó là ý kiến của tất cả các chuyên gia và chính khách tham dự hội nghị.
‘Đã đến lúc tất cả chúng ta phải sử dụng bao cao su. Cách này thật đơn giản để ngăn chặn sự lây lan của HIV’, tiến sỹ Michel Sidibé, Giám đốc cơ quan Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.
Truyền thông cần thay đổi cách tuyên truyền về HIV/AIDS
Hơn 60% những người biết về HIV/AIDS trên toàn thế giới không phải từ nhà trường, sách vở, lại càng không phải từ bác sĩ mà từ chính báo chí, truyền thông. Truyền thông đã thành công trong việc thông tin về căn bệnh nhưng cách tuyên truyền cần phải thay đổi. Một chiếc đầu lâu xương chéo, một con vi-rút HIV được thể hiện một cách gớm ghiếc không phải là cách tuyên truyền tốt về bệnh. Cũng không ai gọi việc nhiễm HIV là án tử hình hay căn bệnh thế kỷ nữa.

Những tín hiệu lạc quan và tiến bộ mới nhất trong y học
Rất nhiều tham luận được đưa ra tại hội nghị cho thấy: Trong thời gian tới, số người nhiễm mới và chết vì HIV/AIDS được dự báo là có thể dừng lại hoặc giảm xuống vì những tiến bộ y học ngăn bệnh lây lan: Sử dụng liệu pháp Antiretroviral (viết tắt là ART) cho bạn tình dương tính với HIV có thể ngăn chặn đáng kể được việc lây lan vi-rút. Nếu sử dụng sớm cho người bị nhiễm thì khả năng ngăn chặn có thể lên tới 96%. Bên cạnh đó, việc sử dụng liệu pháp ART có thể giúp giảm bớt bệnh tật liên quan đến HIV và kéo dài sự sống.
Lần đầu tiên sau 30 năm phòng chống HIV/AIDS, một loại thuốc giúp người khỏe mạnh có thể phòng chống HIV/AIDS đã được đưa vào sử dụng. Đó là thuốc Truvada. Người khỏe mạnh uống loại thuốc này có thể chống lại việc lây nhiễm HIV từ bạn tình. Thời gian tới, loại thuốc này có thể được sử dụng rộng rãi hơn.
Vắc-xin phòng chống HIV cũng đang được tập trung nghiên cứu. HVTN là loại vắc-xin tiềm năng đã được tìm hiểu từ 2009 và dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2013. Bên cạnh đó, uống thuốc ARV thường xuyên và đúng phác đồ vẫn được đánh giá là cách hữu hiệu để kiềm chế sự phát triển của vi-rút HIV.
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/_HIV_khong_giet_nguoi_nhanh_bang_su_ky_thi_-451112.html (http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/_HIV_khong_giet_nguoi_nhanh_bang_su_ky_thi_-451112.html)

songchungvoi_HIV
31-08-2014, 16:17
Việt Nam cần một Luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử


Thứ 7, 30-08-2014 01:26:00 pm
Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyền (UPR) lần thứ 2 tại Geneva, chính phủ Việt Nam chính thức chấp nhận 182 khuyến nghị trong tổng số 227 khuyến nghị của các nước trên thế giới.

<figure><figcaption>

Đặc biệt, Việt Nam chấp nhận một khuyến nghị liên quan đến việc “thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới” [kiến nghị 143.88 của Chile]. Đây chính là cơ sở để Việt Nam xây dựng một bộ luật về bình đẳng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới, sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, điều kiện cơ thể, và vùng miền.


</figcaption>
<figcaption>
http://dongtinhvietnam.com/uploads/2014/thang04/tuan01/private/ha-va-upr.jpg
Ảnh: Hội thỏa về các cam kết của Việt Nam trong kỳ UPR 2014 và vai trò của các tổ chức NGOs được tổ chức bởi PPWG, GPAR, GENCOMNET và CIFPEN ở Hà Nội (nguồn: iSEE)
</figcaption></figure>



Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ở Việt Nam
Cho dù kỳ thị và phân biệt đối xử tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng chưa phải là chủ đề được nghiên cứu thấu đáo. Theo Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE), phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) rất nghiêm trọng. Nhiều người chuyển giới bị từ chối tuyển dụng vì thể hiện giới của họ khác với giới tính ghi trong chứng minh thư. Có 13% người chuyển giới bị đuổi việc khi họ bị phát hiện ra là người chuyển giới. Các nghiên cứu khác của iSEE cũng chỉ ra phân biệt đối xử rất phổ biến trong nhà trường dẫn đến bỏ học, hoặc trong cơ sở y tế dẫn đến việc không dám tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục. Những định kiến và kỳ thị dẫn đến tỉ lệ trầm cảm, tự tử trong cộng đồng LGBT rất cao. Ví dụ một nghiên cứu của iSEE chỉ ra tỉ lệ tự tử (không thành) trong cộng đồng đồng tính nữ là 17%, cao gấp 30 lần so với tỉ lệ chung của dân số.
Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV cũng phổ biến. Nhiều vụ việc người có HIV bị đuổi việc khi bị phát hiện đã được báo chí đăng tải. Hơn thế, con cái của họ cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong học tập và cuộc sống. Ví dụ, cháu Lê Đức Mạnh ở Thanh Hóa con của chị Nguyễn Thị Lệ Thủy là người có HIV. Tuy cháu Mạnh âm tính nhưng nhà trường yêu cầu cháu phải đi xét nghiệm HIV mấy lần với sự chứng kiến của giáo viên, có dấu đỏ của bệnh viện xác nhận mới cho cháu nhập học. Tuy nhiên, khi cháu nhập học thì gặp phải sự phản đối của phụ huynh học sinh khác. Họ không cho con đi học làm sĩ số của lớp từ 49 xuống còn 14 khiến nhà trường “bắt buộc” cho Mạnh nghỉ học.
Một trong những phân biệt đối xử công khai gây bức xúc dư luận đó là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Nhiều quảng cáo, tờ rơi tuyển dụng học viên như ở trường ASEAN ghi rõ ràng “Không lấy: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”. Gần đây, vấn đề trở nên căng thẳng khi nhiều công ty ở Bình Dương tuyên bố không tuyển công nhân người Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên, không có “người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” nào đứng ra khởi kiện các công ty này dù họ phân biệt đối xử một cách công khai, có hệ thống như vậy. Các cơ quan chức năng cũng không nhìn ra sự nghiêm trọng của sự phân biệt đối xử, mà mới tập trung vào việc “nâng cao hiểu biết và văn hóa tuyển dụng cho các công ty”.
Như vậy, kỳ thị và phân biệt đối xử khá phổ biến và công khai ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào người dân khởi kiện thành công với người/cơ quan có hành vi phân biệt đối xử. Các cơ quan nhà nước dường như cũng chưa nhận thức đầy đủ về tính nghiêm trọng của vấn đề, và người dân cũng chưa biết đầy đủ quyền của mình để tự lên tiếng. Việt Nam cũng chưa có khung pháp lý rõ ràng và thủ tục cụ thể để người dân khiếu kiện khi bị phân biệt đối xử.
Chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong luật pháp Việt Nam
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có nhiều điều bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Cụ thể là điều 16 quy định (i) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này có nghĩa bất kỳ ai sinh ra là nam hay nữ, người dân tộc thiểu số hay đa số, già hay trẻ, sống ở thành thị hay nông thôn, có khuyết tật hay không, theo tôn giáo hay không, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, và không bị phân biệt đối xử trong đời sống.
Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng có một số điều quy định về một số khía cạnh cụ thể. Ví dụ, khoản 2 điều 5 nhấn mạnh về sắc tộc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Khoản 1 điều 24 nhấn mạnh về tôn giáo: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Khoản 1 và 3 điều 26 nhận mạnh về giới: (i) Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; (ii) Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Trong các luật chuyên ngành của Việt Nam cũng có một số điều liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử, mức độ chi tiết có khác nhau giữa các văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ, trong Nghị định về công tác dân tộc (NĐ Số: 05/2011/NĐ-CP), ở khoản 1 điều 7 có ghi “Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc” bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, không có giải thích rõ ràng thế nào là hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, không có những danh mục hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử bị nghiêm cấm.
Luật người khuyết tật (năm 2010) có khoản 2 và 3 điều 2 định nghĩa rất rõ “Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”. Luật người khuyết tật cũng nhấn mạnh đến việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục để “chống kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật” [điều 13]. Đặc biệt khoản 1 điều 14 có ghi rõ “kỳ thị phân biệt đối xử người khuyết tật” là một hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, Luật người khuyết tật không nói rõ việc nghiêm cấm các hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhà trường, trong việc làm, mà chỉ tập trung vào việc “tạo điều kiện, giúp đỡ, và đảm bảo” cho người khuyết tật.
Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (gọi tắt là Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006) có ghi ở khoản 4 và 5 điều 2 “Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV”. Ở khoản 3 điều 8 về những hành vi bị nghiêm cấm có ghi “Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.
Trong luật phòng chống HIV/AIDS có ghi khá cụ thể các điều khoản liên quan đến việc phòng chống các hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV. Ví dụ, điều 8 quy định rất rõ người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng, thuyên chuyển công tác, từ chối nâng lương hoặc yêu cầu xét nghiệm HIV. Điều 9 nghiêm cấm các cơ sở giáo dục từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên vì lý do họ nhiễm HIV, tách biệt, hạn chế, hoặc cấm đoán học sinh, sinh viên tham gia hoạt động vì họ nhiễm HIV, hoặc yêu cầu xét nghiệm HIV.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều nghị định xử phạt hành chính, có những quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm và xử phát. Ví dụ Nghị định số 69/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS. Trong nghị định này, có điều 22 quy định phạt các hành vi “Vi phạm các quy định của pháp luật về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Ví dụ, khoản 1 điều 22 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); b) Cản trở hoặc từ chối tiếp nhận trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên vào học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV; v.v.
Một Luật chống kỳ thị và phân biệt đối xử
Như vậy, các văn bản pháp luật chuyên ngành có đề cập đến kỳ thị và phân biệt đối xử ở các mức độ chi tiết khác nhau. Việc xử phạt các hành vi này được quy định ở các Nghị định xử phạt hành chính. Tuy nhiên, tất cả các văn bản hiện tại chưa quy định rõ chế tài để một công dân hoặc tổ chức đại diện cho công dân có thể khiếu kiện vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Đây có thể là lý do cho đến hiện tại chưa có một tiền lệ nào để người dân kiện vì mình bị phân biệt đối xử. Chính vì vậy, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, thiểu số nên tham gia vận động, góp ý cho một Luật chống phân biệt đối xử tốt, phản ánh thực tế cũng như chuẩn mực quốc tế.
Theo Dienngon

songchungvoi_HIV
12-09-2014, 23:31
Công tác thi hành Luật Phòng chống HIV/AIDS: Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắcCập nhật ngày: 12/09/2014 19:42:50
Từ khi Luật Phòng chống (PC) HIV/AIDS chính thức có hiệu lực (ngày 1/1/2007) đến nay, bên cạnh những thuận lợi thì công tác thi hành luật vẫn còn những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc, nhiễm HIV/AIDS…
http://baobaclieu.vn/database/newsimg/2014/09/12/7.jpgMột buổi sinh hoạt của cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và thành viên câu lạc bộ Đồng đẳng. Ảnh: M.N
Với nhiều hình thức khác nhau trong công cuộc phòng chống đại dịch HIV/AIDS, từ đầu năm 2014 đến nay, Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tích cực triển khai các hoạt động như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, Hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS cho hơn 2.000 lượt cán bộ, sinh viên, công nhân và cư dân vùng ven biển; tổ chức 12 lớp tập huấn cho hơn 1.000 lượt cán bộ, cộng tác viên y tế khóm, ấp để nâng cao nhận thức về PC HIV/AIDS; cung cấp những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cũng như kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi ở nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao (gái mại dâm, người nghiện ma túy). Phối hợp với Báo Bạc Liêu, Đài PT-TH mở chuyên mục, đăng nhiều bài, tin, ảnh về các hoạt động PC HIV/AIDS ở các địa phương. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện phong trào Toàn dân tham gia PC HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư, vận động gần 18.500 hộ gia đình ký cam kết PC HIV/AIDS; thành lập câu lạc bộ Đồng đẳng nhằm tạo điều kiện cho các thành viên được chia sẻ, giao lưu, giúp người nhiễm HIV/AIDS tự tin hơn trong cuộc sống.

Tính đến ngày 30/6/2014, toàn tỉnh có 2.448 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 1.262 người, đã tử vong 678 người. Trong đó, người nhiễm HIV từ 20 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất; tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ tiếp tục tăng…
Luật PC HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đồng thời, có những quy định cấm kỳ thị phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS trên các lĩnh vực cụ thể, bao gồm trong thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS; trong chăm sóc y tế; trong nghề nghiệp, việc làm; trong giáo dục… “Thế nhưng trên thực tế, tình trạng phân biệt kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn. Điều này khiến người nhiễm HIV hạn chế tiếp cận dịch vụ điều trị, dẫn đến điều trị muộn. Công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV chỉ đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh mới dừng lại 5 phòng khám ngoại trú HIV. Việc theo dõi, hỗ trợ người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ điều trị sau xét nghiệm chưa được quan tâm. Công tác tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao để truyền thông giáo dục thay đổi hành vi theo quy định của luật còn hạn chế…”, bác sĩ Chuyên khoa I - Lê Thanh Bạch, Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh cho biết. Bên cạnh đó, công tác phối hợp liên ngành cũng như hoạt động của Ban chỉ đạo còn có một số mặt hạn chế, thiếu sự đồng bộ và thường xuyên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu; cán bộ hoạt động PC HIV/AIDS ở cơ sở kiêm nhiệm nhiều công việc và thường xuyên thay đổi…
Thiết nghĩ, ngành chức năng cần quan tâm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên để Luật PC HIV/AIDS ngày càng đi sâu vào đời sống xã hội, góp phần tích cực trong công cuộc phòng chống đại dịch.

Mỹ Nghi

http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3...vuong_mac.aspx (http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE18324A/Cong_tac_thi_hanh_Luat_Phong_chong_HIV_AIDS_Van_co n_nhieu_kho_khan_vuong_mac.aspx)

songchungvoi_HIV
19-09-2014, 18:42
Không phân biệt, kỳ thị học sinh nhiễm HIV
19/9/2014 16:22
Cơ quan chức năng vừa có thông tin chính thức về vụ việc học sinh Trường THCS Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị đâm vật nhọn nghi nhiễm HIV vào người.

http://citinews.net/images/content/2014/9/19/khong-phan-biet--ky-thi-hoc-sinh-nhiem-hiv_240x180.jpgTheo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, ngày 30/8/2014, UBND huyện này nhận được báo cáo của Trường THCS Xuân Thiên việc sáng 29/8/2014, sau tiết học thứ hai (vào giờ ra chơi), có 7 học sinh lớp 9A2 đùa nhau. Những học sinh này đã dùng lá cây vạn tuế hoặc dây thép đặc ruột kích cỡ 1 ly (làm nhọn một đầu, đầu kia cắm vào vỏ bút bi hoặc thân cây chổi đót) chọc vào người một số học sinh lớp 7, 8, 9 của Trường THCS Xuân Thiên.
Tổng số học sinh bị chọc vào người là 43 em, trong đó có học sinh tên N.D.C bị nhiễm HIV, bị lây nhiễm từ mẹ.
N.D.C đã và đang được quản lý, chăm sóc và điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân từ năm 2006 đến nay. Trong thời gian điều trị, N.D.C tuân thủ nghiêm nguyên tắc quy trình điều trị.
Trong việc đùa nghịch của các học sinh, em N.D.C có một vết xước. Theo báo cáo điều tra của Công an huyện Thọ Xuân, ảnh chụp vết xước ở người em N.D.C là vết xước da, chưa thấy chảy máu nên không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Thông tin dùng bơm kim tiêm chọc hút máu của học sinh nhiễm HIV để bơm vào người em khác là sai sự thật. Việc đùa nghịch của các em là do bộc phát, nghịch đùa vô thức của tuổi học trò, chứ không phải ý đồ xấu hay chủ định nào khác.
Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương cùng Trường THCS Xuân Thiên đã kịp thời tổ chức đưa các em cùng phụ huynh học sinh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa để khám và tư vấn về nguy cơ lây nghiễm HIV.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 34 cháu và phụ huynh được bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Đức Hạnh tiếp xúc, khám, tư vấn chu đáo. Bác sĩ khẳng định, các cháu không có nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc châm chọc của các em học sinh của Trường THCS Xuân Thiên trong ngày 29/8.
Các cháu còn lại được bác sĩ Nguyễn Thế Hùng- (http://citinews.net/xa-hoi/chua-luong-het-kho-khan-trong-cai-tao-chung-cu-cu-M656ISA/) trưởng Trạm y tế xã Xuân Thiên khám, tư vấn tại địa phương. Tất cả các cháu học sinh nói trên đã được các bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm khám sàng lọc, tư vấn đánh giá nguy cơ rất cẩn thận và khẳng định không có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS.
Sau khi được các bác sỹ tư vấn trực tiếp tại Bệnh viên đa khoa tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (từ ngày 30, 31/8 đến 1/9) và buổi tư vấn tại Trường THCS Xuân Thiên trong ngày 5/9, các cháu học sinh cũng như gia đình đã yên tâm học tập và ổn định cuộc sống.
Không phân biệt, kỳ thị học sinh HIV
Đáng chú ý, liên quan vụ việc này, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, ngành y tế địa phương luôn tâm và tăng cường công tác tuyên truyền chống phân biệt, kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, treo băng rôn tuyên truyền trong mỗi lớp học về việc không phân biệt kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV. Ngày 5/9, có 410/412 học sinh của trường dự lễ khai giảng, trong đó có cả học sinh nhiễm HIV.
Chiều 5/9, ông Hoàng Đình Cảnh, phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cùng với lãnh đạo ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, động viên và tư vấn cho em N.D.C và gia đình để em yên tâm học tập và có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Hiện nay, cùng với ngành chức năng, ngành y tế tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cháu, tư vấn kiến thức chuyên môn để mọi người hiểu biết hơn nữa về bệnh HIV.
Từ đó, ổn định tư tưởng cho học sinh, cha mẹ học sinh và có thái độ không phân biệt đối xử, xa lánh gia đình em N.D.C nói riêng và những người có nhiễm HIV nói chung.



Theo www.tienphong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1459842388)

songchungvoi_HIV
15-10-2014, 13:15
Hội thảo giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS (http://thvl.vn/?p=426305#)


Thứ Tư, 15/10/2014 13:21:09 GMT+7
Sáng nay, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và Tiểu dự án ISDS tổ chức hội thảo giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
<center><iframe src="http://thvl.vn/jwplayer/?l=http://media1.thvl.vn/Media_upload/Video/ThoiSu/2014/10/htyt.mp4&i=&w=514&h=412&a=0" width="514" height="412" scrolling="no" style="overflow: hidden;"></iframe></center>http://thvl.vn/

songchungvoi_HIV
15-10-2014, 13:19
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử, vi phạm quyền của người nhiễm HIV/AIDS.


1. Khái niệm của kỳ thị, phân biệt đối xử
Kỳ thị là thái độ làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Kỳ thị có thể dẫn đến những định kiến, hành vi hoặc hành động làm tổn thương người khác. Với những người nhiễm HIV/AIDS, đó là sự coi thường, xa lánh, từ chối và trừng phạt họ. Kỳ thị hình thành trên cơ sở xã hội do đó cần có những giải pháp mang tính xã hội để chống lại nó nhằm thay đổi thái độ và hành vi. Theo khoản 4 khoản 5 Luật Phòng, chống HIV/AIDS:
4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
5. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Phân biệt đối xử là các hành động hoặc hành vi nhằm phân biệt một cá nhân hoặc một nhóm người đưa đến những hành động, hành vi trừng phạt hoặc phỉ báng người bị kỳ thị. Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là bất cứ một hành vi, hành động phân biệt, trường phạt, phỉ báng, hạn chế quyền của người nhiễm hoặc người liên quan chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Kỳ thị nói về thái độ, còn phân biệt đối xử nói về hành vi hoặc hành động cụ thể đối với người nhiễm HIV hoặc người liên quan đến HIV/AIDS. Phân biệt đối xử là hệ quả của sự kỳ thị.
2 Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với vi phạm quyền của người nhiễm HIV
- Tại cơ sở y tế:
+ Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV
+ Trì hoẵn điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu thuật cho người nhiễm HIV
+ Từ chối điều trị
+ Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV
+ Cho nhập viện nhưng không điều trị
+ Bắt xét nghiệm HIV nhiều lân cho dù việc xét nghiệm là không cần thiết.
+ Chỉ cho nhập viện và điều trị bắt kèm theo điều kiện
+ Hạn chế cho tiếp cận các nơi công cộng
+ Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh
+ Buộc xuất viện sớm...
- Tại gia đình có người nhiễm HIV
+ Miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm như : lảng tránh, không bắt tay không muốn nói chuyện
+ Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng
+ Không cho hoặc cấm dùng chung các vật dụng trong gia đình
+ Hạn chế tiếp xúc hoặc cấm tiếp xúc với con cái, người thân họ hàng
+ Bắt ở nơi khác hoặc đổi ra khỏi nhà
- Tại cộng đồng
+ Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí, thể thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng
+ Tẩy chay không mua hàng của người nhiễm HIV hoặc của gia đình người nhiễm HIV
+ Không đến nhà của những người nhiễm HIV hoặc người có liên quan đến HIV/AIDS
+ Xua đuổi người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng
+ Không muốn cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ
- Tại nơi làm việc
+ Xa lánh ngại tiếp xúc
+ Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV
+ Cho nghỉ ốm nghỉ việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao động
+ Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người việc
+ Bắt buộc cho nghỉ việc
+ Cắt giảm quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
+ Hạn chế tiếp cận đến các nơi công cộng ở nơi làm việc
+ Thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm HIV
- Tại trường học
+ Bắt ngồi riêng bàn học
+ Các bạn học không dám gần gũi, bị cô lập
+ Không có bạn chơi cùng
+ Phụ huynh học sinh gây sức ép không cho các em nhiễm HIV được tiếp tục đi học
+ Nhà trường tạo lý do để cho thôi học
http://trogiupphaply.com.vn/

songchungvoi_HIV
17-10-2014, 10:22
“Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

Thứ năm 16/10/2014 16:38
Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2014).


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_16/phong chong hiv aids.jpg


Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 là Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

</tbody>
Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa ban hành công văn triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Theo đó, mục tiêu của tháng hành động quốc gia là thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”.
Đặc biệt, chú trọng giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội trong các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức công tác phòng, chống HIV/AIDS đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Đồng thời, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.
Các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS sẽ tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo cần thiết; tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan về Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Đề án Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 - 2020; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế...
Bên cạnh đó, tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, đặc biệt là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống; Chú trọng các mô hình, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS.
Ngoài ra, ngành y tế sẽ tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương, đơn vị. Đồng thời, tăng cường các hoạt động truyền thông, tiếp tục chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số...
Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các bộ ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị.
Kết thúc Tháng hành động, các cơ quan, đơn vị có đánh giá và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) trước ngày 31/12 để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
18-10-2014, 08:27
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS17/10/2014 00:01 GMT+7
Đây là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, từ ngày 10/11 đến 10/12/2014.

Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa ban hành văn bản triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Theo đó, mục tiêu của tháng hành động quốc gia là thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”.
Đặc biệt, chú trọng giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội trong các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức công tác phòng, chống HIV/AIDS đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. Đồng thời, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân.
Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

songchungvoi_HIV
27-10-2014, 13:43
Câu chuyện cay đắng của người mẹ có HIV bị kỳ thị

"Ngày ấy cách đây đã gần năm năm. Văn phòng tôi tổ chức hai lớp tập huấn về tư vấn HIV và để giúp các học viên hiểu và cảm thông hơn với những con người đặc biệt này, tôi mời đến mỗi khóa tập huấn vài người nhiễm. Lớp thứ nhất của tôi ở Hà Nội diễn ra suôn sẻ. Một buổi tối tôi gọi điện cho em, tên em là Dung, để chuẩn bị cho khóa tập huấn ở TP HCM. Tôi choáng váng khi nghe em nói: “Em bị mất việc rồi chị ạ!”.

Thì ra cái phong bì thư mà tôi gửi em, trong đó có thư mời tham gia tập huấn, bản câu hỏi của các học viên và một hợp đồng làm việc ngắn hạn mà văn phòng tôi ký với em đã bị người của công ty em bóc ra. Họ đã biết em nhiễm HIV và đuổi việc em. Tôi có cảm giác như mình vừa vô tình đẩy một người vô tội xuống vực thẳm.

Tôi ân hận là đã gửi những thứ giấy tờ ấy đến địa chỉ công ty em, địa chỉ duy nhất mà tôi biết. Tôi oán trách mình và oán trách những con người độc ác ở công ty em. Tôi biết mình không chỉ vô tình làm hại em mà còn làm hại cả hai con em, hai đứa trẻ mồ côi cha và chỉ còn trông cậy vào một nguồn sống duy nhất, đó là thu nhập của em. Tôi đã khóc không biết bao nhiêu là nước mắt.

Ngày hôm sau tôi đến lớp và nói tin dữ này với Maria de Bruyn, chị giảng viên người Hà Lan mang quốc tịch Mỹ đang làm việc với tôi trong khóa tập huấn này. Tôi chỉ nói với chị được đúng một câu: “Dung đã bị đuổi việc vì người ta bóc phong bì thư tôi gửi và biết rằng em nhiễm HIV”. Cổ họng tôi nghẹn tắc và tôi không thể nhìn vào mắt của Maria được nữa. Tôi quay ra cửa sổ và không thể không khóc. Một đôi bàn tay ấm áp đặt trên hai vai tôi khẽ run rẩy. Tôi biết rằng đó là Maria và tôi cũng biết rằng giống như tôi, chị đang khóc thầm...

Tôi cùng Maria bay vào TP HCM cho khóa tập huấn thứ hai. Dung xuất hiện ở cửa lớp và không hiểu vì sao tôi đã nhận ra em ngay mặc dù chưa gặp em lần nào. Đôi mắt em đen huyền và buồn lắm! Em không thể là một ai khác mà chính là Dung, người mà tôi vẫn thường liên lạc qua điện thoại. Như bị một làn gió cuốn, tôi ào ra cửa và ôm chầm lấy em: “Dung phải không em?”. Em nghẹn ngào: “Chị!” Tôi nói thầm vào tai em: “Thế nào học viên cũng hỏi em về nghề nghiệp của em. Em để chị trả lời câu hỏi của họ nhé!”. Tôi lại không cầm được nước mắt khi nói ra điều này. Tôi chẳng nói được một lời động viên nào với em mà chính em lại là người làm việc ấy với tôi.

Tôi giới thiệu với tất cả mọi người Dung là người trợ giảng của chúng tôi và một buổi sáng đã trôi qua tốt đẹp khi chúng tôi giảng về HIV và những nguyên tắc tư vấn. Buổi chiều, Dung cùng hai người bạn nữa đã xuất hiện trong lớp với vai trò là những người nhiễm HIV.

Câu chuyện mà em kể thật buồn: Cách đây năm năm em có thai cháu thứ hai. Em đi làm xét nghiệm và biết mình nhiễm HIV. Em sốc nặng lắm nhưng vẫn cố động viên chồng đi làm xét nghiệm và em đã cảm thấy như mình chết đi thêm một lần nữa khi biết chồng em cũng bị. Chồng em là thủy thủ tàu viễn dương. Gia đình em từng rất hạnh phúc và là niềm ao ước của bao người.Đứa con thứ hai của em ra đời trong không ít lời nói kỳ thị đau như dao cắt của các bác sĩ và nữ hộ sinh. Họ không hiểu được dù mang virus trong dòng máu, tất cả những người nhiễm HIV đều là những con người. Hơn ai hết họ cần được trân trọng, họ cần được thương yêu. Trong bao nỗi đắng cay, một điều may mắn đã đến với vợ chồng em: con gái em thật là xinh xắn và cũng như cậu anh, cháu không mang trên mình căn bệnh thế kỷ kia.

Nhưng tai họa vẫn chưa chịu rời bỏ gia đình em, khi con gái em được 16 tháng tuổi thì chồng em không may bị tai nạn xe máy. Anh được đưa vào bệnh viện và một lần nữa được làm xét nghiệm HIV. Tất nhiên kết quả vẫn là dương tính nhưng còn không may mắn hơn, bệnh viện đã thông báo về y tế cơ sở nơi em sống. Và cứ như vậy từ nhân viên y tế đến hàng xóm rồi những người thân trong gia đình em, ai cũng xì xào về việc cả gia đình em nhiễm HIV.

Ở trường, các con em bị các bạn xa lánh. Có những ông bố bà mẹ đã cho con mình chuyển sang lớp khác để không phải học cùng lớp với các con của em. Rồi một tai họa nữa lại xảy ra: chồng em nhiễm lao và hội chứng AIDS ngày một rõ ràng hơn. Anh ngày càng suy sụp và sau 18 tháng thì anh không còn chống cự nổi và đã ra đi để lại cho em hai đứa con và sự kỳ thị của láng giềng, bè bạn và cả những người thân. Em lầm lũi kiếm sống và nhờ có đôi bàn tay khéo léo, em làm nghề thêu ở một công ty may mặc.

Em đã cố tình không nói đến “tai nạn” mất việc do tôi gây ra. Em bảo vệ tôi, em không muốn làm cho tôi đau lòng và bị tổn thương trước các học viên trong lớp.

Tối hôm đó, chúng tôi đã có một bữa ăn cùng nhau, em, Maria, tôi và hai người bạn làm trong những dự án khác nhau về HIV. Chúng tôi cùng tìm cách để giúp em. Chúng tôi muốn cùng em trở về công ty cũ của em để ép họ phải cho em tiếp tục làm việc. Chúng tôi muốn viết báo về trường hợp bị đuổi việc của em để dấy lên một làn sóng chống kỳ thị những người nhiễm HIV.

Em cảm động vì tấm lòng của chúng tôi nhưng một mực từ chối. Em nói: “Mọi người kỳ thị mẹ con em kinh khủng lắm nhưng sau một thời gian họ thấy chúng em vẫn khỏe mạnh nên mọi chuyện đã lắng xuống. Nay nếu làm ầm ĩ việc em bị sa thải thì em sợ rằng chúng em lại bị kỳ thị như trước đây. Em có thể chịu đựng được nhưng em sợ rằng hai con em còn nhỏ không thể chống chọi nổi với sự ghẻ lạnh của mọi người”.

Maria và tôi bỏ một số tiền nhỏ vào phong bì và cố thuyết phục em nhận. Từ đáy lòng tôi vẫn biết rằng em cần một công việc ổn định chứ không phải là số tiền nhỏ nhoi đó. Thật may mắn trong bữa cơm tối hôm đó có một người bạn làm cho dự án Smart Work - một dự án hỗ trợ những người nhiễm HIV - hứa sẽ tìm cho Dung một công việc phù hợp của dự án đó. Và chỉ sau đó 11 ngày, Dung đã bắt đầu công việc mới này. Em tư vấn cho những người sống với HIV như em và thật đáng ngạc nhiên, em ngày càng tự tin và trở thành một giảng viên xuất sắc về tư vấn HIV.Em thường gửi tin nhắn và gọi điện thoại cho tôi vì vậy tuy ít gặp em nhưng tôi biết những gì đang xảy ra với em và các con em. Cơn bão số 9 năm 2007 đã hất tung mái nhà của em. Khi tôi gọi điện cho em, ba mẹ con em đang ôm nhau đứng dưới mái một ngôi trường. Maria và tôi lại gửi em một số tiền nhỏ mà vẫn biết rằng nó chẳng giúp em được bao nhiêu.

Rồi cơn bão của thiên nhiên khốc liệt cũng tan đi nhưng một cơn bão khác còn dữ dội hơn lại ập đến: cơn bão trong gia đình em. Công việc của dự án đã kết thúc, em và các con phải sống dựa vào cha mẹ nhưng em càng ngày càng nhận ra rõ ràng hơn rằng đây không còn là một chỗ dựa vững chắc nữa. Em lo lắng đến ngày em phải ra đi hai đứa con nhỏ sẽ bơ vơ không nơi nương tựa. Em đi đến một quyết định tan nát lòng bất kỳ một người mẹ nào: tìm cha mẹ nuôi cho các con.Em gọi điện cho tôi và chúng tôi đã cùng nhau khóc trên điện thoại. Là một người mẹ, tôi không đồng tình với em cho đến khi gặp lại em. Tôi hỏi em đã suy nghĩ như thế nào mà đi đến quyết định cho các con làm con nuôi. Tôi hỏi em có biết rằng khi các con không còn ở trong vòng tay của em nữa thì bệnh tình của em có thể nặng lên do tâm lý nặng nề của em không.

Em nắm chặt tay tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi bằng đôi mắt đen buồn thăm thẳm như để tôi hiểu em hơn: Em đã lường hết được mọi điều! Em nói: “Cũng như chị, em không bao giờ muốn xa các con nhưng chỉ nghĩ đến khi căn bệnh của em phát ra sẽ không có ai chăm sóc con em cả và lúc đó em có chết cũng không thể nào nhắm mắt được...”.

Tôi dần cảm thấy có lẽ tôi cũng sẽ làm như em nếu ở trong hoàn cảnh của em. Sau đó vài tháng tôi được tin đã có một gia đình người Mỹ nhận cả hai đứa con em, lúc đó cậu con trai đã lên 10 và đứa bé gái lên 8. Tôi mừng cho em nhưng cũng đau lòng không kém. Rồi các thủ tục được hoàn tất và các con em lên đường cùng cha mẹ nuôi vào mùa đông năm 2007.Em bay ra Hà Nội mong được nhìn thấy các con thêm một lần nữa nhưng đó chỉ là một chuyến đi tràn đầy nước mắt. Không hiểu đó là quy định của thủ tục cho con nuôi hay do yêu cầu của gia đình người nhận con, em đã không được nhìn thấy các con thêm một lần nào nữa. Đó là những ngày vô cùng đen tối của cả em và tôi. Chắc không ít người ở khách sạn nơi em ở đã tưởng rằng chúng tôi là một cặp đồng tính. Chúng tôi hầu như chẳng biết nói chuyện gì chỉ nắm chặt tay nhau với đôi mắt âng ấng nước. Có phải chăng hơi ấm của một người mẹ cũng có thể làm cho một người mẹ khác vơi đi được phần nào nỗi đau trong lòng?

Những ngày sau đó tôi trở thành chiếc cầu nối giữa em và mẹ nuôi của con em. Em không biết tiếng Anh còn gia đình người Mỹ không biết tiếng Việt nên tôi là người phiên dịch cho cả hai phía. Thời gian đầu họ viết cho nhau hầu như hằng ngày và những trang thư như những trang nhật ký của hai người mẹ.

Em nhớ con và với bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu tình yêu thương. Người mẹ nuôi kể tỉ mỉ từ bữa ăn, giấc ngủ, từng ngày các con đến lớp, từng đứa bạn con mới làm quen, rồi những việc nhà mà các con tập làm, những đồ thủ công các con tự tay tạo nên và cả những khi các con không vui vì nhớ mẹ… Những tuần không gọi điện được cho các con, em cuống cuồng gọi tôi và nhờ tôi liên lạc với gia đình cha mẹ nuôi gấp. Em hồi hộp từ xa theo dõi từng bước chân của các con.

Thời gian trôi đi và như một triết gia nào đó đã nói “thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất cho mọi vết thương lòng”. Các con của em đã hòa nhập được với nền văn hóa mới, chúng đến trường, có nhiều bạn mới và học hành ngày càng tiến bộ. Còn em, em đã chọn được một con đường cho riêng mình: em làm tình nguyện viên cho Trung tâm Bảo trợ Trẻ em. Hàng ngày, em chăm sóc những đứa con nuôi nhiễm HIV. Em yêu những đứa con nuôi như yêu chính những đứa con đẻ của em. Trong bức hình em gửi tôi nhân dịp sinh nhật một cô bé trong số các con nuôi, tôi đã nhìn thấy em khỏe mạnh với nụ cười rạng ngời hạnh phúc bên cạnh các con nuôi.

Em thường nói với tôi: “Chị là ân nhân của em!”. Nhưng tôi lại nghĩ khác, em mới chính là người mà tôi phải chịu ơn. Em không những không oán trách tôi mà còn che chắn cho tôi khi tôi vô cùng hoang mang vì đã vô tình đẩy em vào một chặng khó khăn của cuộc đời. Em đã cho tôi biết dù ở trong hoàn cảnh nào con người ta vẫn có thể cho nhau được thật nhiều tình thương yêu.

Em cho tôi biết tấm lòng không gì đong được và sự hy sinh cao cả của một người mẹ cho những đứa con của mình. Và trên hết em đã cho tôi biết một điều: nghị lực sống có thể giúp con người ta vượt qua được mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn và cả căn bệnh mà bao người coi là một cái án tử hình
http://trogiupphaply.com.vn/

Charles
29-10-2014, 13:36
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

Cập nhật ngày: 29/10/2014 09:31:24
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, tuy vậy ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS?


http://baobaclieu.vn/database/newsimg/2014/10/29/TRANG%20C.jpg
Ảnh: T.L



Trước tiên phải khẳng định rằng quan niệm của nhiều người hiện nay ngay cả khi hiểu rằng HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường nhưng vẫn cho rằng “tốt nhất cứ tránh xa họ ra”.

Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV đã gây tác hại hết sức lớn trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bởi do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS giấu tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng, chống AIDS. Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác, làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận. Từ đó, họ khó có thể tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và do vậy họ có thể “vô tư” truyền HIV cho người khác. Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ có thể cống hiến cho gia đình và xã hội.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS, là rào cản to lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền chăm sóc sức khỏe, học tập, lao động... là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ tại Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Như vậy có thể thấy rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Do vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Gia đình và cộng đồng hãy quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ để họ xóa đi mặc cảm, sống hòa nhập với cộng đồng, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.



BS. Huỳnh Thị Thu Đông



(Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh)
http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1835B8/Khong_ky_thi_va_phan_biet_doi_xu_voi_nguoi_nhiem_H IV_.aspx

songchungvoi_HIV
31-10-2014, 14:53
Truyền thông góp phần giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Thứ sáu 31/10/2014 14:20
Trong khoảng chục năm trở lại đây, công tác truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS đã có nhiều bước chuyển đổi. Nhờ truyền thông, mọi người đã hiểu được nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_31/hiv.jpg

</tbody>
Dịch HIV/AIDS xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của Thế kỷ trước, bắt đầu hầu hết từ những người nghiện chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm và phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người. Từ đó, định kiến về người nhiễm HIV là những người mắc các tệ nạn xã hội. Mặt khác, trước đây HIV được biết đến như một bản án tử hình, rất nguy hiểm, vô phương cứu chữa và dễ bị lây nhiễm kể cả qua tiếp xúc thông thường. Chính vì những suy nghĩ như trên mà người nhiễm bị kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề.

Kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một người hoặc gia đình họ vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cả cán bộ y tế, thậm chí từ phía chính quyền gây ra với người nhiễm HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra (tự kỳ thị) vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào nếu không được xã hội tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải giấu diếm, lẩn trốn khỏi cộng đồng.

Sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, những người có hành vi nguy cơ bị nhiễm HIV không dám đi làm xét nghiệm, nhiều người biết tình trạng nhiễm HIV không dám tiếp cận với điều trị để bảo vệ họ và những người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhờ truyền thông, mọi người đã hiểu được nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt với bằng chứng là những nhân vật cụ thể đã sống khỏe mạnh sau 15 - 20 năm kể từ khi phát hiện nhiễm HIV.

Bằng những hình thức khác nhau, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đã không còn bị mọi người hình dung, “hù dọa” với những hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo hay hình ảnh những người lở loét toàn thân, gầy dơ xương... Những hình ảnh truyền thông đó vô tình đã tạo sự hiểu lầm, khiến cộng đồng sợ hãi.

Khoảng chục năm trở lại đây, công tác truyền thông về HIV/AIDS đã chú trọng đến việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, giải thích rõ những nguy cơ bị lây truyền và không thể lây truyền HIV.

Bên cạnh công tác này, chúng ta cũng đã tăng cường truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút, mặc dù đây không phải là thuốc chữa khỏi được HIV những rất đặc hiệu cho việc ức chế sự nhân lên của vi rút làm cho sức khỏe của người nhiễm HIV được nâng lên và không bị mắc các nhiễm trùng cơ hội.

Ngoài ra, nhiều gương người nhiễm HIV vượt lên số phận, sống có ích cho xã hội, cộng đồng cũng được tăng cường biểu dương. Thông qua các đơn vị truyền thông đại chúng và một mạng lưới tuyên truyền viên, công tác viên ở nhiều thành phần xã hội cũng đã tham gia các hoạt động nhằm giúp chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS.

Sau nhiều năm đổi mới trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đã từng bước nâng lên, đồng thời tạo sự cảm thông, chia sẻ, tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. Kết quả là số người nhiễm HIV tiếp cận với điều trị hiện nay tăng gấp hơn 20 lần so với năm 2005, hàng trăm nghìn người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV tiếp cận với tư vấn xét nghiệm HIV mỗi năm, số người nghiện chích ma túy tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ngày càng tăng. Điều này đã chứng tỏ, công tác truyền thông góp phần rất quan trọng trong sự thành công chung của công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Cao Kim Thoa
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
01-11-2014, 16:59
Truyền thông giảm kỳ thị với người nhiễm HIV
Cập nhật lúc 10:40 01/11/2014

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/08/14/152702_1.jpg
Ảnh minh họa
UBND huyện Thanh Trì đã tổ chức hội nghị truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và phát động Quỹ ủng hộ người nhiễm HIV/AIDS năm 2014. Lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị tập trung truyền thông trên từng nhóm đối tượng cụ thể để họ hiểu và có thể mạnh dạn tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và người thân. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tổ chức tham vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV, chăm sóc điều trị bệnh nhân AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao.
Tại hội nghị, UBND huyện cũng đã phát động ủng hộ "Quỹ phòng chống HIV/AIDS", ngay trong ngày đầu phát động, 34 cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện đã ủng hộ được 53 triệu đồng.

Hoàng Trâm
http://www.ktdt.vn/

songchungvoi_HIV
05-11-2014, 09:03
Cùng suy ngẫm
Không xa lánh người nhiễm HIV
Thứ tư, 05/11/2014 - 02:20 AM (GMT+7)
Trong những năm qua, mức độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV có xu hướng ngày càng tăng. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra ở chính tại gia đình, cộng đồng, như bị vợ hoặc chồng bỏ rơi; bị cộng đồng xã hội tẩy chay, mất công ăn việc làm và thu nhập; bị đuổi học, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Có khoảng 3% số người nhiễm HIV và 4% số trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.

Sự kỳ thị đối với các hành vi liên quan HIV/AIDS có tác động rất lớn đến người nhiễm HIV. Họ cảm thấy không an toàn trong xã hội, hình thành tâm lý bị cách ly, cô lập và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV. Họ cố tình che giấu không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình, trong đó nhiều người nhiễm HIV không cho chồng, vợ hoặc bạn tình biết họ bị nhiễm. Trong một cuộc họp về phòng, chống HIV/AIDS vừa qua tại Hà Nội, chị Nguyễn Thuý A (Hải Phòng) đã mạnh dạn chia sẻ: Khi người chồng bị chết vì AIDS, chính vì quá lo sợ về khả năng phân biệt đối xử của những người chung quanh mà chị đã không dám đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Sau gần hai năm chống chọi với các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, chị đã vượt qua sự kỳ thị để đến Trung tâm y tế phòng, chống HIV/AIDS của quận khám và điều trị. Và cho đến hôm nay, sau gần năm năm điều trị AIDS, chị đã khỏe mạnh (CD4 đã ổn định trở lại). Chị mong rằng, những người có cùng cảnh ngộ như chị hãy mạnh dạn, vượt qua sự kỳ thị và phân biệt của một số người, đến các cơ sở y tế điều trị để có sức khỏe tốt, chờ đợi vào một ngày mai tươi sáng.
Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn đã và đang là nguyên nhân hạn chế những người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, cũng như những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV đã được các quốc gia quy định.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay (từ ngày 10-11 đến 10-12) có chủ đề: "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Nhằm thực hiện tốt mục tiêu nói trên, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV. Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập vì lý do nhiễm HIV. Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ trong cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, bởi đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với HIV/AIDS. Thúc đẩy để cộng đồng và xã hội tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, với các biện pháp cụ thể nhằm giúp người nhiễm HIV xây dựng lòng tự tin, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Và trên hết, chính bản thân những người nhiễm HIV hãy dũng cảm vượt qua sự kỳ thị của chính mình, mạnh dạn đến các trung tâm tư vấn, điều trị HIV/AIDS để có được sự chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bản thân.

THANH MAI
http://www.nhandan.com.vn/

Tuanmecsedec
05-11-2014, 21:00
Không xa lánh người nhiễm HIV
Thứ tư, 05/11/2014 - 02:20 AM (GMT+7)

Trong những năm qua, mức độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV có xu hướng ngày càng tăng. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra ở chính tại gia đình, cộng đồng, như bị vợ hoặc chồng bỏ rơi; bị cộng đồng xã hội tẩy chay, mất công ăn việc làm và thu nhập; bị đuổi học, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Có khoảng 3% số người nhiễm HIV và 4% số trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.


Sự kỳ thị đối với các hành vi liên quan HIV/AIDS có tác động rất lớn đến người nhiễm HIV. Họ cảm thấy không an toàn trong xã hội, hình thành tâm lý bị cách ly, cô lập và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV. Họ cố tình che giấu không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình, trong đó nhiều người nhiễm HIV không cho chồng, vợ hoặc bạn tình biết họ bị nhiễm.

Trong một cuộc họp về phòng, chống HIV/AIDS vừa qua tại Hà Nội, chị Nguyễn Thuý A (Hải Phòng) đã mạnh dạn chia sẻ: Khi người chồng bị chết vì AIDS, chính vì quá lo sợ về khả năng phân biệt đối xử của những người chung quanh mà chị đã không dám đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Sau gần hai năm chống chọi với các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, chị đã vượt qua sự kỳ thị để đến Trung tâm y tế phòng, chống HIV/AIDS của quận khám và điều trị. Và cho đến hôm nay, sau gần năm năm điều trị AIDS, chị đã khỏe mạnh (CD4 đã ổn định trở lại). Chị mong rằng, những người có cùng cảnh ngộ như chị hãy mạnh dạn, vượt qua sự kỳ thị và phân biệt của một số người, đến các cơ sở y tế điều trị để có sức khỏe tốt, chờ đợi vào một ngày mai tươi sáng.


Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, nhưng tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn đã và đang là nguyên nhân hạn chế những người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, cũng như những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV đã được các quốc gia quy định.

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay (từ ngày 10-11 đến 10-12) có chủ đề: "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Nhằm thực hiện tốt mục tiêu nói trên, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV.

Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập vì lý do nhiễm HIV. Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ trong cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, bởi đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với HIV/AIDS.

Thúc đẩy để cộng đồng và xã hội tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, với các biện pháp cụ thể nhằm giúp người nhiễm HIV xây dựng lòng tự tin, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Và trên hết, chính bản thân những người nhiễm HIV hãy dũng cảm vượt qua sự kỳ thị của chính mình, mạnh dạn đến các trung tâm tư vấn, điều trị HIV/AIDS để có được sự chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bản thân.


THANH MAI

(http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/24749402-khong-xa-lanh-nguoi-nhiem-hiv.html)http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/24749402-khong-xa-lanh-nguoi-nhiem-hiv.html

songchungvoi_HIV
06-11-2014, 07:53
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

05/11/2014 - 14:39

Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS Thành phố vừa có Kế hoạch về Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014.
Với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, Thánh hành động sẽ tập trung việc truyền thông vận động thay đổi hành vi; tổ chức hội nghị, hội thảo; các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thiết thực nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12/2014 với mục tiêu: thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phòng trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV của cộng đồng, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao; nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.

Tính đến ngày 30/9/2014, thành phố Hải Phòng có 7.492 người nhiễm HIV còn sống và 3.296 người đã chết do AIDS được báo cáo, số bệnh nhân đang theo dõi điều trị là 4.272 người (57%), trong đó có 147 trẻ em. Trong 9 tháng đầu năm 2014 phát hiện 180 người nhiễm mới, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 34 người (16%) và tử vong 10 người, giảm so với cùng kỳ năm 2013 là 16 người (62%). Người nhiễm HIV mới phát hiện vẫn tập trung ở nhóm nghiện chích ma túy, duy trì tăng lây qua quan hệ tình dục, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch qua quan hệ tình dục không an toàn, kết quả Giám sát hành vi kết hợp chỉ số sinh học HIV/STI cho thấy chiều hướng nhiễm HIV tăng ở phụ nữ mại dâm, xuất hiện nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng ma túy.
Phạm Sen
http://haiphong.gov.vn/

songchungvoi_HIV
07-11-2014, 14:58
Không kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV

13h17" | 07/11/2014
(VnMedia) - "Không kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV". Đó là chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 10/11 - 10/12/2014 trên phạm vi cả nước.

Trong những năm qua, mức độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV có xu hướng ngày càng tăng. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra ở chính tại gia đình, cộng đồng, như bị vợ hoặc chồng bỏ rơi; bị cộng đồng xã hội tẩy chay, mất công ăn việc làm và thu nhập; bị đuổi học, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Có khoảng 3% số người nhiễm HIV và 4% số trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.



Sự kỳ thị đối với các hành vi liên quan HIV/AIDS có tác động rất lớn đến người nhiễm HIV. Họ cảm thấy không an toàn trong xã hội, hình thành tâm lý bị cách ly, cô lập và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV. Họ cố tình che giấu không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình, trong đó nhiều người nhiễm HIV không cho chồng, vợ hoặc bạn tình biết họ bị nhiễm.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 12.000 - 14.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện, vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ chẩn đoán và điều trị y tế, mới đáp ứng được 50% nhu cầu, khó khăn về nguồn nhân lực, tài chính do phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và chưa bền vững.

http://images.vnmedia.vn/images_upload/2014/vnm_2014_9332610.jpg
Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

Tại cơ sở y tế:

- Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV
- Trì hoẵn điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu thuật cho người nhiễm HIV
- Từ chối điều trị
- Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV
- Cho nhập viện nhưngkhông điều trị
- Bắt xét nghiệm HIV nhiều lân cho dù việc xét nghiệm là không cần thiết.
- Chỉ cho nhập viện và điều trị bắt kèm theo điều kiện
- Hạn chế cho tiếp cận các nơi công cộng
- Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh
- Buộc xuất viện sớm...

Tại gia đình có người nhiễm HIV

- Miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm như : lảng tránh, không bắt tay không muốn nói chuyện
- Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng
- Không cho hoặc cấm dùng chung các vật dụng trong gia đình
- Hạn chế tiếp xúc hoặc cấm tiếp xúc với con cái, người thân họ hàng
- Bắt ởnơi khác hoặc đổi ra khỏi nhà

Tại cộng đồng

- Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí, thể thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng
-Tẩy chay không mua hàng của người nhiễm HIV hoặc của gia đình người nhiễm HIV
- Không đến nhà của những người nhiễm HIV hoặc người có liên quan đến HIV/AIDS
- Xua đuổi người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng
- Không muốn cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ

Tại nơi làm việc

- Xa lánh ngại tiếp xúc
- Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV
- Cho nghỉ ốm nghỉ việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao động
- Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người việc
- Bắt buộc cho nghỉ việc
- Cắt giảm quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
- Hạn chế tiếp cận đến các nơi công cộng ở nơi làm việc
- Thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm HIV

Tại trường học

- Bắt ngồi riêng bàn học
- Các bạn học không dám gần gũi, bị cô lập
- Không có bạn chơi cùng
- Phụ huynh học sinh gây sức ép không cho các em nhiễm HIV được tiếp tục đi học
- Nhà trường tạo lý do để cho thôi học

Minh Hải
http://www.vnmedia.vn/

Charles
08-11-2014, 09:44
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Thứ Bảy, 08/11/2014, 07:36 [GMT+7]

(GLO)- “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014 triển khai từ ngày 10-11 đến ngày 10-12-2014. Đến nay, công tác chuẩn bị cho việc triển khai Tháng hành động trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã hoàn tất.


<tbody>
http://baogialai.com.vn/dataimages/201411/original/images1008017_1nguyen.gif


Giúp người mắc HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Giác


</tbody>

- Bác sĩ Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Phòng- chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Chủ đề của “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014 là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Từ đầu năm đến nay, tình hình HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh không có gì đột biến mà chủ yếu vẫn ở giai đoạn tập trung ở các đối tượng có nguy cơ cao, tuy nhiên trong những năm gần đây dịch cũng đã lây lan sang các đối tượng nguy cơ thấp như phụ nữ mang thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự... So với cùng kỳ năm 2013 thì số trường hợp phát hiện nhiễm HIV mới giảm 1,8 lần (47-76).

* Phóng viên: Thưa bác sĩ, công tác phòng-chống HIV/AIDS trong thời gian qua có những thuận lợi và khó khăn gì? Năm nay, hầu như kinh phí của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đều bị cắt giảm. Đối với công tác phòng-chống HIV/AIDS thì kinh phí hiện nay như thế nào, có đủ phục vụ cho công tác phòng-chống HIV/AIDS hay không?

- Bác sĩ Bá Tường Đăng Phong: Công tác phòng-chống HIV/AIDS trong thời gian qua có những thuận lợi là được sự quan tâm của chính quyền các cấp đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể đặc biệt là ngành Công an tạo thuận lợi cho việc triển khai các mặt của hoạt động phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, phòng xét nghiệm HIV tại Trung tâm đã được Bộ Y tế cho phép khẳng định các trường hợp nhiễm HIV dương tính nên tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị đồng thời giảm bớt chi phí và thời gian đi lại của người dân (trước đây phải qua Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên).


<tbody>
http://baogialai.com.vn/dataimages/201411/original/images1008019_khong_ky_thi_phan_biet_voi_nguoi_nhi em_HIV_AIDS.gif



Không kỳ thị phân biệt với người nhiễm HIV/AIDS.

Ảnh: Nguyễn Giác



</tbody>

Tuy nhiên, một số khó khăn đã và đang ảnh hưởng đến công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn là hiện tại Gia Lai chưa có nhóm giáo dục đồng đẳng nên gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các đối tượng nghiện chích ma túy, gái mại dâm để tư vấn giảm nguy cơ. Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV và là rào cản cho việc tư vấn xét nghiệm phát hiện HIV sớm để gửi đến dịch vụ chăm sóc điều trị. Ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm 2/3 so với năm 2013 nên chỉ tập trung vào một số hoạt động chính.

Ngoài ra, cán bộ chuyên trách HIV tuyến huyện, xã thường thay đổi và thiếu kinh nghiệm là rào cản cho việc tiếp cận tư vấn đối tượng nguy cơ cao, quản lý chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn cũng như ảnh hưởng đến việc mở rộng chương trình điều trị và can thiệp giảm tác hại ở cộng đồng dân cư.

* Phóng viên: Khắc phục những khó khăn tồn tại, trong “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014, công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào? Đối với Trung tâm Phòng- chống HIV/AIDS tỉnh, điều kiện về trang-thiết bị, cơ sở vật chất liệu có đáp ứng tốt nhu cầu khám, tư vấn, điều trị bệnh cho bệnh nhân trên địa bàn hay không?

- Bác sĩ Bá Tường Đăng Phong: Như đã nói ở trên, ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia bị cắt giảm 2/3 so với năm 2013 và ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 250 triệu đồng nên chỉ tập trung vào một số hoạt động chính.

Khắc phục những khó khăn tồn tại, trong “Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2014, công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức lễ phát động, lễ mít tinh diễu hành; tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận nhóm và các hoạt động truyền thông khác trên địa bàn tỉnh; mở rộng các dịch vụ chăm sóc, điều trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV/AIDS, gia đình họ và đối tượng nguy cơ cao dễ dàng tiếp cận. Mở rộng và triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại, đặc biệt điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

Về phần máy móc trang-thiết bị tại Trung tâm Phòng-chống HIV/AIDS tỉnh hiện nay cơ bản đảm bảo và đáp ứng công tác chuyên môn trong việc xét nghiệm, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS.


Như Nguyện (thực hiện)
http://baogialai.com.vn/channel/1604/201411/khong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-hivaids-2350352/

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 10:21
Hà Nội chuẩn bị triển khai Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS

Thứ bảy 08/11/2014 15:00
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_11_08/a36.jpg

</tbody>

Trong tháng hành động sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo; Luật phòng, chống HIV/AIDS; chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012 - 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác; các hội nghị, hội thảo với lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các khu dân cư,… về tăng cường các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao; tổ chức các hoạt động truyền thông, lễ ra quân phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;


Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, dự kiến vào ngày 30/11/2014; lễ mít tinh phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp,…) được tổ chức đồng loạt vào cùng một thời điểm dự kiến ngày 30/11/2014.Việc tăng cường các hoạt động truyền thông và vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS, tiếp tục chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt, chú trọng truyền thông về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV.

Đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức truyền thông có hiệu quả khác như đội tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động, các cuộc thi tìm hiểu phòng, chống HIV/AIDS,… phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị,…

Cùng với đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng;…
Thùy An
http://tiengchuong.vn/

Charles
11-11-2014, 15:33
<header class="article-header">"Kỳ thị, phân biệt đối xử càng làm dịch HIV trở nên khó kiểm soát"

Thu Phương (TTXVN/Vietnam+) <time>lúc : 11/11/14 12:34 </time>

</header>
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/pcfo/2014_11_11/ttxvn_1111_HIV.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/pcfo/2014_11_11/ttxvn_1111_HIV.jpg)
Nhân viên y tế tuyên truyền, tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho bệnh nhân ma túy cai nghiện bằng Methadone. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)



Năm nay, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.”

Để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân của sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về vấn đề này.

- Cục trưởng có thể cho biết vì sao năm nay tại Việt Nam, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” lại tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS thì tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Một số quốc gia vẫn còn những quy định cấm người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS.

Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản quan trọng khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV.

Chính vì kỳ thị, phân biệt đối xử mà làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn. Nhiều người đã được phát hiện nhiễm HIV, nhưng do lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV...

Một số nơi, kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật các quốc gia quy định.

Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đã đưa ra Mục tiêu “ba không,” bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV, qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

- Xin Cục trưởng cho biết về thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại nước ta?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông-thay đổi hành vi liên quan đến HIV/AIDS được triển khai rộng rãi.

Nhân dân đã có thông tin, hiểu biết về HIV/AIDS, ví dụ HIV/AIDS là gì, các đường lây nhiễm HIV/AIDS... Nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.

Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Có những gia đình còn cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV, hoặc tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung.

Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; không đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS, hoặc không mời người nhiễm HIV đến tham dự những sự kiện hiếu, hỷ trong cộng đồng.

Có những trường hợp vứt bỏ các vật dụng mà người nhiễm HIV đã sử dụng, như cốc uống nước, bát đũa người nhiễm HIV đã dùng để ăn...

Tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối, với nhiều biến chứng, lở loét...

Tại nơi học tập, làm việc, người nhiễm HIV thường bị xa lánh, những người xung quanh ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng.

- Theo ông, nguyên nhân của thực trạng trên là gì?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắcxin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, có người coi là “bản án tử hình,” “vô phương cứu chữa.”

Bên cạnh đó là do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt...

Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm... Chỉ vướng vào các tệ nạn này thì mới bị nhiễm HIV/AIDS, coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.

Một nguyên nhân nữa là do một thời gian dài khi đại dịch mới bắt đầu, việc truyền thông về HIV/AIDS đã rất nhấn mạnh sự nguy hiểm của HIV/AIDS, đưa những hình ảnh bệnh nhân nặng, gày còm, lở loét.. tạo cho nhân dân suy nghĩ rất ghê sợ về bệnh này.

Bên cạnh đó, không giải thích rõ ràng về các đường lây và khả năng lây nhiễm của HIV. Từ đó, đã tạo cảm giác sợ hãi quá mức đối với người dân, kiến họ xa lánh, kỳ thị và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Một nguyên nhân rất quan trọng nữa, đó chính là sự lo lắng, sợ hãi, không vượt qua được mặc cảm bệnh tật của người nhiễm HIV. Đã có nhiều tấm gương của người nhiễm HIV vượt qua được rào cản mặc cảm, sẵn sàng bộ lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho mọi người xung quanh biết, sau đó tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xóa bỏ kỳ thị, tự mình hòa nhập cộng đồng.

Trái lại, rất nhiều người khác không vượt qua được mặc cảm, tìm mọi cách dấu giếm tình trạng nhiễm HIV của mình, và chịu sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

- Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV sẽ dẫn đến những hệ lụy gì thưa ông?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân rất quan trọng làm hạn chế khả năng tiếp cận đến các dịch vụ về HIV/AIDS, như các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS.

Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội.

Ngày nay, đã có thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Một người nhiễm HIV, nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị đầy đủ thì vẫn sống khỏe mạnh, tránh được tử vong và giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho người khác.

Tuy vậy, nhiều người đã được xét nghiệm, phát hiện là mình nhiễm HIV, nhưng do lo sợ bị phân biệt đối xử nên cố gắng giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều trị, hoặc chỉ đến điều trị khi bệnh đã quá nặng.

Việc không điều trị hoặc điều trị muộn vừa nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, dẫn đến bệnh nặng, tử vong, đồng thời cũng nguy hiểm cho cộng đồng vì làm lây nhiễm HIV cho người khác. Chính vì dấu diếm tình trạng bệnh tật, không dám tiếp cận với chương trình phòng chống HIV/AIDS nên người bệnh không được tư vấn về kỹ năng phòng lây truyền HIV cho người khác thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV người khác.

Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV. Đây là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ.

Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Có thể khẳng định rằng các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

- Cục trưởng có thể cho biết rõ hơn về các hoạt động sẽ được triển khai trong “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014”?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Tháng hành động quốc gia năm nay sẽ tổ chức nhiều hoạt động ở cả trung ương và các địa phương. Trọng tâm của các hoạt động là nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.

Ở Trung ương, nhiều hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức trong Tháng Hành động như các đồng chí lãnh đạo cấp cao đi thăm và tặng quà cho trẻ em nhiễm HIV; tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và người nhiễm HIV; tổ chức các đêm diễn kịch tuyên truyền về HIV/AIDS tại Nhà hát Âu Cơ; tổ chức gặp mặt các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các phóng viên báo chí Trung ương và khu vực Hà Nội, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế nhân Tháng Hành động; tổ chức mit-tinh, diễu hành tại Sân thể thao Quần Ngựa...

Các địa phương cũng tổ chức các buổi gặp mặt các nhóm tự lực, nhóm “Bạn giúp bạn;” tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; tổ chức các hội thảo chuyên đề phù hợp với bối cảnh dịch HIV/AIDS địa phương, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình hiệu quả, các điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường các hoạt động truyền thông đại chúng, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ chức míttinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương; tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhất là ở xã, phường, thôn, ấp, bản... Từ đó, tác động đến nhận thức của nhân dân, góp phần chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

- Để đảm bảo tài chính cho công tác phòng chống HIV/AIDS, Chính phủ nước ta đã có những giải pháp như thế nào, thưa Cục trưởng?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long: Ngày 16/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020. Đề án đề cập đến hai nhóm giải pháp chính đó là huy động các nguồn lực và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động được.

Đối với huy động nguồn lực, Việt Nam cần tiếp tục tăng chi ngân sách nhà nước Trung ương cho phòng chống HIV/AIDS. Mặc dù sau năm 2015 có thể không còn chương trình mục tiêu quốc gia riêng cho phòng chống HIV/AIDS nhưng Nhà nước cần có cơ chế tài chính mới để tiếp tục đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS.

Các địa phương cần xây dựng đề án đảm bảo tài chính và tăng chi ngân sách địa phương cho phòng chống HIV/AIDS tại địa phương mình, đặc biệt là các tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách lớn.

Tính đến tháng 9/2014, có 10 tỉnh phê duyệt đề án đảm bảo tài chính cho phòng chống HIV/AIDS của tỉnh, 24 tỉnh đang trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và 29 tỉnh đang lấy ý kiến góp ý của các Sở, ngành trong tỉnh. Đồng thời, xã hội hóa, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho phòng chống HIV/AIDS; xem xét thu một phần chi phí cho điều trị methadone để có thể duy trì hoạt động của các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế; tiếp tục kêu gọi các nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế.

Bên cạnh huy động các nguồn lực, Việt Nam cần phải sử dụng các nguồn tài chính hiện có một cách hiệu quả nhất như tập trung nguồn lực vào các địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS để tăng hiệu quả hoạt động; tập trung các hoạt động can thiệp vào những người có HIV dương tính và một số nhóm nguy cơ cao nhất (gồm nghiện chích ma túy, phụ nữ có quan hệ tình dục với người nghiện chích có HIV dương tính, phụ nữ mại dâm và tình dục đồng giới nam).

Đồng thời, triển khai các can thiệp có hiệu quả cao, như truyền thông thay đổi hành vi, dự phòng (phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị methadone), tăng cường tư vấn xét nghiệm và mở rộng điều trị ARV; tăng cường lồng ghép các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS (như tư vấn xét nghiệm, điều trị methadone, điều trị ARV); lồng ghép các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có; phân cấp các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS xuống tuyến cơ sở, xét nghiệm chẩn đoán, phát thuốc ARV, phát thuốc methadone...

- Trân trọng cảm ơn Cục trưởng./.


http://www.vietnamplus.vn/

songchungvoi_HIV
12-11-2014, 08:53
Kỳ thị và phân biệt đối xử càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn
Thứ ba, 11/11/2014 21 giờ 30 GMT+0
Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long:
Năm nay, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” diễn ra từ ngày 10-11 đến ngày 10-12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân của sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về vấn đề này.
http://www.baocantho.com.vn/img_post/3905/121.jpg
 Cục trưởng có thể cho biết vì sao năm nay tại Việt Nam, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” lại tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”?
- Hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS thì tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một số quốc gia vẫn còn những quy định cấm người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS... Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản quan trọng khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV. Chính vì kỳ thị, phân biệt đối xử mà làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn. Nhiều người đã được phát hiện nhiễm HIV, nhưng do lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV... Một số nơi, kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động ... đã được pháp luật các quốc gia quy định.
Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc (UNAIDS) đã đưa ra Mục tiêu “ba không”, bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV, qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.
 Xin Cục trưởng cho biết về thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tại nước ta?
- Trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông – thay đổi hành vi liên quan đến HIV/AIDS được triển khai rộng rãi. Nhân dân đã có thông tin, hiểu biết về HIV/AIDS, ví dụ HIV/AIDS là gì, các đường lây nhiễm HIV/AIDS... Nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.
Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS. Tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối, với nhiều biến chứng, lở loét...
 Theo ông, nguyên nhân của thực trạng trên là gì?
- Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, có người coi là “bản án tử hình”, “vô phương cứu chữa”.
Bên cạnh đó là do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt... Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm... Chỉ vướng vào các tệ nạn này thì mới bị nhiễm HIV/AIDS, coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
Một nguyên nhân rất quan trọng nữa, đó chính là sự lo lắng, sợ hãi, không vượt qua được mặc cảm bệnh tật của người nhiễm HIV. Đã có nhiều tấm gương của người nhiễm HIV vượt qua được rào cản mặc cảm, sẵn sàng bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho mọi người xung quanh biết, sau đó tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xóa bỏ kỳ thị, tự mình hòa nhập cộng đồng. Trái lại, rất nhiều người khác không vượt qua được mặc cảm, tìm mọi cách giấu giếm tình trạng nhiễm HIV của mình, và chịu sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
 Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV sẽ dẫn đến những hệ lụy gì thưa ông?
- Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân rất quan trọng làm hạn chế khả năng tiếp cận đến các dịch vụ về HIV/AIDS, như các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội.
Ngày nay, đã có thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Một người nhiễm HIV, nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị đầy đủ thì vẫn sống khỏe mạnh, tránh được tử vong và giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho người khác. Tuy vậy, nhiều người đã được xét nghiệm, phát hiện là mình nhiễm HIV, nhưng do lo sợ bị phân biệt đối xử nên cố gắng giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều trị, hoặc chỉ đến điều trị khi bệnh đã quá nặng.
Có thể khẳng định rằng các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
 Cục trưởng có thể cho biết rõ hơn về các hoạt động sẽ được triển khai trong “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014”?
- Tháng hành động quốc gia năm nay sẽ tổ chức nhiều hoạt động ở cả trung ương và các địa phương. Trọng tâm của các hoạt động là nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Ở Trung ương, nhiều hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức trong Tháng hành động như: Các đồng chí lãnh đạo cấp cao đi thăm và tặng quà cho trẻ em nhiễm HIV; tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và người nhiễm HIV; tổ chức các đêm diễn kịch tuyên truyền về HIV/AIDS tại Nhà hát Âu Cơ; tổ chức gặp mặt các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các phóng viên báo chí Trung ương và khu vực Hà Nội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế nhân Tháng hành động; tổ chức mít-tinh, diễu hành tại Sân thể thao Quần Ngựa...
Các địa phương cũng tổ chức các buổi gặp mặt các nhóm tự lực, nhóm “Bạn giúp bạn”; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; tổ chức các hội thảo chuyên đề phù hợp với bối cảnh dịch HIV/AIDS địa phương, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình hiệu quả, các điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường các hoạt động truyền thông đại chúng, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức mít-tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại các địa phương; tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhất là ở xã, phường, thôn, ấp, bản… Từ đó, tác động đến nhận thức của nhân dân, góp phần chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
 Trân trọng cảm ơn Cục trưởng.

THU PHƯƠNG (Thực hiện)
http://www.baocantho.com.vn/

Charles
12-11-2014, 14:08
Kỳ thị càng làm cho HIV/AIDS khó kiểm soát

Thứ tư, 12/11/2014 13:13
Năm nay, “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” diễn ra từ ngày 10/11-10/12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Theo TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS là một trong những rào cản quan trọng khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/12/Ky-thi-cang-lam-cho-HIVAIDS-kho-kiem-soat_1.jpg

Bệnh nhân HIV rất cần cái nhìn cảm thông, chia sẻ của cộng đồng. Ảnh: TL


Từ ngấm ngầm đến công khai thô bạo

Theo TS Nguyễn Hoàng Long, trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông – thay đổi hành vi liên quan đến HIV/AIDS được triển khai rộng rãi. Nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.

Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Có những gia đình còn cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV hoặc tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung...

Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; không đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS hoặc không mời người nhiễm HIV đến tham dự những sự kiện hiếu, hỷ trong cộng đồng. Có những trường hợp vứt bỏ các vật dụng mà người nhiễm HIV đã sử dụng, như cốc uống nước, bát đũa người nhiễm HIV đã dùng để ăn...

Theo Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Nguyên nhân phổ biến nhất là do HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi.

Bên cạnh đó là do sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS. Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt... Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm...

Một nguyên nhân nữa là do một thời gian dài khi đại dịch mới bắt đầu, việc truyền thông về HIV/AIDS đã rất nhấn mạnh sự nguy hiểm của HIV/AIDS, đưa những hình ảnh bệnh nhân nặng, gày còm, lở loét... tạo cho nhân dân suy nghĩ rất ghê sợ về bệnh này.

Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội.

Kỳ thị khiến đại dịch khó kiểm soát

Ngày nay, đã có thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Một người nhiễm HIV, nếu được điều trị sớm và tuân thủ điều trị đầy đủ thì vẫn sống khỏe mạnh, tránh được tử vong và giảm đến 95% khả năng lây nhiễm HIV cho người khác.

Tuy vậy, nhiều người đã được xét nghiệm, phát hiện là mình nhiễm HIV, nhưng do lo sợ bị phân biệt đối xử nên cố gắng giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều trị hoặc chỉ đến điều trị khi bệnh đã quá nặng.
Việc không điều trị hoặc điều trị muộn vừa nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, dẫn đến bệnh nặng, tử vong, đồng thời cũng nguy hiểm cho cộng đồng vì làm lây nhiễm HIV cho người khác.

“Chính vì giấu giếm tình trạng bệnh tật, không dám tiếp cận với chương trình phòng chống HIV/AIDS nên người bệnh không được tư vấn về kỹ năng phòng lây truyền HIV cho người khác thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho người khác.

Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV. Đây là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ.

“Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Có thể khẳng định rằng các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, TS Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.


Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) đã đưa ra mục tiêu “ba không”, bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính vì tầm quan trọng này nên “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV, qua đó, giúp cho những người nhiễm HIV được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.


Theo Văn Thông - Gia đình và Xã hội
http://alobacsi.com/

Charles
14-11-2014, 19:02
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
14-11-2014
http://www.kiengiang.gov.vn/DefaultWebApp/img/1415956810256.jpg
Tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS


Đó là chủ đề trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2014.

Các hoạt động truyền thông vận động đưa trẻ có HIV đến trường học chung với trẻ không có HIV và chống kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ có HIV; tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS của các ngành, các cấp. Tổ chức các hội nghị phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Đề án Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phối hợp Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012-2020; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các văn bản quy phạm pháp luật khác và các hội thảo về tăng cường điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao.

Ngành Y tế phối hợp Bộ đội Biên phòng tỉnh, cơ quan dân tộc các cấp tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người có HIV, người sau cai nghiện và phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư”. Tổ chức gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người có hành vi nguy cơ cao, tuyên truyền vận động họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS... sẽ góp phần nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Theo số liệu thống kê Sở Y tế tỉnh, cho biết: Qua 10 tháng đầu năm 2014 tổng số cas xét nghiệm máu là 39.605, trong đó số cas nhiễm HIV là 217 cas; chuyển sang AIDS là 163 cas; tử vong 41 cas./.




Quốc Tuấn
http://www.kiengiang.gov.vn/

songchungvoi_HIV
19-11-2014, 11:42
Hướng đến mục tiêu “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

19/11/2014 07:58:00
Xung quanh các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, (từ ngày 10-11 đến ngày 10-12). BS CKII Trần Kim Long (ảnh), Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hậu Giang, cho biết:
- Việt Nam đã chọn chủ đề Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Chủ đề này đã khẳng định cam kết nỗ lực hạn chế các nguyên nhân ngăn cản người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị và những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm căn bệnh này, bao gồm: quyền học tập, lao động, sinh hoạt như những người bình thường mà Luật Phòng chống HIV/AIDS Việt Nam đã quy định.


<tbody>
http://www.baohaugiang.com.vn/resources/newsimg/19-11-2014/1638-8.jpg


</tbody>


Để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS đã tham mưu cho Ban chỉ đạo 138 của tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và tổ chức triển khai thực hiện trong toàn tỉnh với các hoạt động. Cụ thể: tổ chức Lễ phát động tháng hành động ngay ngày đầu tiên của chiến dịch (10-11), chỉ đạo cho Ban chỉ đạo 138 của các huyện, thị, thành trong tỉnh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng tháng hành động trước hoặc trong ngày 1-12; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp (nói chuyện sức khỏe với cá nhân, thảo luận nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV), tổ chức sinh hoạt nhóm giáo dục đồng đẳng, sinh hoạt câu lạc bộ, các hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS trong các hội, đoàn thể ở địa phương…
Thưa bác sĩ, việc triển khai chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh như thế nào ?
- Muốn đạt được mục tiêu năm nay là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” thì phải tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ bản chất của kỳ thị, phân biệt đối xử, nguyên nhân và tình trạng người nhiễm HIV/AIDS tự kỳ thị chính mình. Trong đó, những nguyên nhân gây ra kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, bao gồm:
Thứ nhất, do bản chất của bệnh: vì bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa. Trong khi đó, HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Thứ hai, do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: có người vẫn cho rằng, HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường. Hoặc một số người cho rằng, chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm mới bị nhiễm HIV/AIDS. Họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
Thứ ba, do một thời gian dài việc truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp: truyền thông quá chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa tạo ra cảnh hãi hùng. Chính việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS của tỉnh Hậu Giang hiện nay ra sao, thưa bác sĩ ?
- Hiện nay toàn tỉnh có 2 phòng khám và điều trị ARV, bao gồm: Phòng khám ngoại trú tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngã Bảy với số bệnh nhân đang điều trị ARV 380 người.
Đối với người nhiễm HIV còn ngại chưa dám bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của mình cho người khác biết, kể cả với người thân trong gia đình, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng, chống AIDS đến tận nhà để tuyên truyền vận động người nhiễm tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và điều trị. Số người được điều trị ARV đã đạt trên 90% số người nhiễm HIV/AIDS còn sống đang quản lý được tại cộng đồng trong toàn tỉnh.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự phục vụ công tác khám và điều trị đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ngày càng tăng như hiện nay. Ngoài ra, còn tăng cường quảng bá dịch vụ, cũng như tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm, nhằm giúp cho tất cả người nhiễm HIV đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và điều trị ARV. Để công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV ngày càng tốt hơn, sắp tới trung tâm sẽ mở rộng các điểm cấp thuốc ARV đến các xã có đông người nhiễm để người nhiễm HIV/AIDS dễ dàng tiếp cận với thuốc ARV hơn.

Tại tỉnh Hậu Giang, tính đến ngày 31-10-2014, đã phát hiện 1.213 người nhiễm HIV. Trong đó, 806 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 484 người đã tử vong do AIDS. Số ca nhiễm HIV mới được báo cáo hàng năm có xu hướng duy trì tương đối ổn định trong vòng 5 năm gần đây, với khoảng 90 ca nhiễm mới mỗi năm. Địa bàn báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS bao phủ 7/7 huyện, thị, thành phố và 74/74 xã, phường, thị trấn.

Đối tượng nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa với hơn 80% tổng số người nhiễm ở tỉnh nằm trong độ tuổi 20-39. Nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy có chiều hướng giảm rõ rệt. Trong khi đó, nhiễm HIV do tình dục không an toàn đang dần chiếm ưu thế. Trong 3 năm gần đây, số phụ nữ phát hiện nhiễm HIV có xu hướng tăng, chiếm trên 45% trong các ca nhiễm HIV mới. Mỗi năm có khoảng 7-10 trường hợp phụ nữ mang thai được phát hiện nhiễm HIV.

Xin cảm ơn bác sĩ !
BÍCH THIỆN thực hiện
http://www.baohaugiang.com.vn/

songchungvoi_HIV
20-11-2014, 13:45
“Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

20/11/2014 13:12 GMT+7
TT - Là chủ đề tháng truyền thông phòng chống AIDS của tuổi trẻ TP.HCM.

Theo đó, các hoạt động sẽ kéo dài đến ngày 15-12, ngoài mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề liên quan, góp phần ngăn chặn, giảm tỉ lệ thanh thiếu niên nhiễm HIV/AIDS còn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS.

Các hoạt động truyền thông giáo dục thông qua tọa đàm, hội thi, triển lãm hình ảnh về ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, giao lưu văn hóa văn nghệ.

Tổ chức Đoàn phối hợp với các ban ngành tại địa phương vận động người tái hòa nhập cộng đồng, hoàn lương trên địa bàn, nhất là người có HIV tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm nhằm tạo thêm môi trường lành mạnh giúp họ giao lưu chia sẻ, vui chơi giải trí và hỗ trợ tinh thần cho nhau.

Tùy mỗi khu vực, đối tượng thanh niên để chọn các loại hình hoạt động phù hợp. Trong đó đặc biệt làm tốt việc tuyên truyền để không chỉ nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc phòng ngừa, sử dụng các biện pháp an toàn tránh lây nhiễm HIV/AIDS mà còn góp phần để xã hội cùng chia sẻ, không phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, vượt qua khó khăn và sống có ích.
Q.NGUYÊN


http://tuoitre.vn/

Charles
20-11-2014, 20:00
Giảm kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS

20-11-2014 08:15 - Theo: laodong.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-582303891)

UBND TP cho biết sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức míttinh diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2014 vào ngày 30.11.2014, tại Cung Thi đấu thể thao Quần Ngựa.

Mục tiêu của lễ míttinh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về dự phòng lây nhiễm HIV (http://citinews.net/doi-song/skds-luon-mong-muon-duoc-nhan-phan-hoi-tu-ban-doc--HITB52A/), tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS (http://citinews.net/the-gioi/nguyen-co-van-cap-cao-ve-hiv-aids-cua-usaid-khao-sat--tang-qua-tai-hai-phong-SAQFJJQ/), giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, đồng thời tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Tham gia lễ míttinh sẽ có khoảng 3.000 người bao gồm đại biểu trung ương, thành phố, các tỉnh bạn và đông đảo lực lượng đoàn viên thanh niên, phụ nữ.

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 11:45
Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDSNGÀY 21 THÁNG 11, 2014 | 08:00

SKĐS - Đó là chủ đề Việt Nam lựa chọn cho Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014.Đó là chủ đề Việt Nam lựa chọn cho Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014. Chủ đề này nằm trong tầm nhìn “3 không” mà Liên hợp quốc lựa chọn cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011 - 2015. Đó là: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

http://skds3.vcmedia.vn/2014/images669108-a1-tr12-jpg-1416497591828.jpg


Nguyên nhân nào gây ra sự kỳ thị?
Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, nhưng phổ biến là những nguyên nhân sau đây:
Do bản chất của bệnh: Vì bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa. Trong khi HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vaccin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV nghĩa là hết.
Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng, HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm tức là những người cho là xấu xa mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗi.
Do một thời gian dài việc truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp: Truyền thông quá nhấn mạnh, chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa tạo ra cảnh hãi hùng. Chính việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Mời xem tiếp trên số 187 ra ngày 24/11/2014Thủy Xuân
http://suckhoedoisong.vn/

Charles
21-11-2014, 15:40
Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (từ 10/11 - 10/12/2014): Cần xóa bỏ rào cản đối với người nhiễm HIV/AIDS

21/11/2014 05:00 UTC+7

(Công lý) - HIV/AIDS là mối hiểm họa đối với tính mạng con người, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS thì tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Có tiến bộ nhưng vẫn còn kỳ thị

Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, các hoạt động truyền thông - thay đổi hành vi liên quan đến HIV/AIDS đã được triển khai rộng rãi. Người dân đã có thông tin cơ bản và có những hiểu biết nhất định về HIV/AIDS. Nhờ đó, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với HIV/AIDS đã có sự tiến bộ. Tuy nhiên, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.

Do bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc, nhiều người nhiễm HIV bị rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc buộc phải thay đổi công việc thường xuyên, phải thay đổi nơi ở hoặc không thuê được nhà ở, phải vật lộn để bảo đảm kế sinh nhai cho bản thân. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 3% người nhiễm HIV và 4% trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học. Ngoài ra, sự kỳ thị và phân biệt đối xử còn xảy ra ở các cơ sở phi chính quy, ở gia đình, cộng đồng, bạn bè và hàng xóm, như bị vợ, chồng bỏ rơi hoặc người thân trong gia đình ruồng rẫy, bị cộng đồng xã hội tẩy chay, mất công ăn việc làm và tài sản; bị đuổi học, bị từ chối khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, thiếu sự chăm sóc và hỗ trợ, thậm chí bị bạo hành. Chưa kể đến việc phải đối mặt với nguy cơ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, hoặc sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử có thể dẫn tới hậu quả là số lượng người đi xét nghiệm tự nguyện ít đi, ít bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của mình với người khác, ít thực hiện những hành vi bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ điều trị, chăm sóc, hỗ trợ.


http://congly.com.vn/data/news/2014/11/20/54/hivphongchongjpg1416471749.jpg
Kỳ thị làm hạn chế khả năng tiếp cận y tế của người có HIV/AIDS

Với các hình thức kỳ thị phổ biến như xì xào bàn tán, xúc phạm, nhục mạ, do vậy mà người nhiễm HIV đã cố tình che giấu không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của mình ra ngoài phạm vi gia đình, đặc biệt có tỷ lệ đáng kể người nhiễm HIV không cho chồng, vợ hoặc bạn tình biết họ bị nhiễm HIV đã gây sự truyền nhiễm sang người thân mà không thể kiểm soát nổi khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn cho xã hội.

Bên cạnh đó, kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng tiếp cận đến các dịch vụ về HIV/AIDS, như các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS. Vì lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, khiến cho việc phát hiện HIV rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện sẽ rất nguy hiểm, gây lây nhiễm HIV cho người khác trong xã hội. Chưa kể đến việc nhiều người đã được phát hiện nhiễm HIV, nhưng do lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV.

Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV. Đây là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật (http://congly.com.vn/phap-luat/) bảo vệ.

Cần nỗ lực xóa rào cản từ nhiều phía

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, tính đến thời điểm 17/10/2014, tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống của cả nước là 221,6 nghìn người, trong đó 70,6 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số người tử vong do AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 72,9 nghìn người.

Các số liệu cũng cho thấy, mỗi tháng đều có thêm người nhiễm HIV được phát hiện, cụ thể 3 tháng gần đây nhất, tháng 8/2014 phát hiện thêm 1.400 người, tháng 9 là 1.034 người và tháng 10 là 980 người. Đây chưa phải là con số cuối cùng và có thể khẳng định các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Để chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS hiệu quả hơn và có thể cải thiện cuộc sống của người nhiễm HIV ngày càng tốt hơn, thời gian tới cần nỗ lực hơn nữa từ nhiều phía, trước hết là phải bảo đảm được tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị, đặc biệt là tại các cơ sở y tế và dịch vụ xã hội. Đồng thời, cần đưa ra các quy định pháp luật (http://congly.com.vn/phap-luat/) cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV, cùng với đó là nỗ lực hơn nữa để bảo đảm việc tuân thủ và triển khai thực hiện các chính sách liên quan.

Mặt khác, cũng cần có cơ chế để hỗ trợ chính những người nhiễm HIV/AIDS trong việc tìm kiếm trợ giúp pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám chữa bệnh hoặc học tập vì lý do nhiễm HIV.

Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức về HIV, giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng. Đồng thời, tuyên truyền để cộng đồng và xã hội tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, với các biện pháp cụ thể nhằm giúp người nhiễm HIV xây dựng lòng tự tin, giảm kỳ thị và học về các quy định luật pháp liên quan về chống kỳ thị và phân biệt đối xử.

Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hợp quốc (UNAIDS) đã đưa ra mục tiêu “Ba không”, bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới, không có người tử vong vì HIV/AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chính vì vậy mà Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 có chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” nhằm tăng hiểu biết của toàn xã hội về HIV/AIDS, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV.

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. Vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua ba đường: Qua đường máu (thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết xước trên da, niêm mạc…); qua đường quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV; truyền từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và khi cho con bú).

Quang Minh
http://congly.com.vn/

songchungvoi_HIV
22-11-2014, 10:43
'Không kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS'22-11-2014 01:15 - Theo: phapluattp.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1583042325)Đó là chủ đề của Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 vừa được UBND TP.HCM phê duyệt.Nội dung chủ yếu của tháng hành động là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV (http://citinews.net/xa-hoi/giup-cnvc-ld-hieu-va-phong-chong-hiv-aids-XSVRDBY/)/AIDS vì AIDS là bệnh mạn tính có thể kiểm soát được.

Theo kế hoạch, từ đây đến ngày 5-12 sẽ diễn ra nhiều hoạt động, như tổ chức hội thi phòng, chống HIV/AIDS dành cho cán bộ, nhân viên ngành y tế; tổ chức diễn đàn giáo dục viên đồng đẳng toàn thành; thăm và tặng quà cho các bệnh nhân AIDS.

Theo Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM, dịch HIV vẫn đang ở mức cao trong các nhóm đối tượng tiêm chích ma túy, mại dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới… và có xu hướng tăng. Việc kiểm soát lây nhiễm HIV trong cộng đồng tiếp tục là một trong những mục tiêu ưu tiên của TP.HCM để hướng đến kết thúc đại dịch vào năm 2030.
DUY (http://citinews.net/the-thao/arsene-wenger---messi-co-the-da-khoac-ao-arsenal--KHF5MUQ/) TÍNH

Charles
24-11-2014, 07:29
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Ngày 24 tháng 11, 2014 | 00:33

SKĐS - Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với Chương trình phòng chống HIV/AIDS.

Tiếp theo số 185

Và lợi bất cập hại

Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với Chương trình phòng chống HIV/AIDS. Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác làm cho người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận, do đó, họ khó có thể tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và do vậy, họ có thể “vô tư” truyền HIV cho người khác.

Thiếu sự thông cảm, giúp đỡ của cộng đồng có thể dẫn đến bi quan, chán nản hoặc sợ hãi, không tiết lộ danh tính, không tiếp cận dịch vụ, do vậy, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS cũng không tiếp cận được với người nhiễm HIV nên cũng không có được số ca bệnh chính xác, cũng không ước tính và dự báo chính xác được về tình hình dịch. Việc lập kế hoạch dựa trên những thông tin không đầy đủ sẽ chỉ làm lãng phí tiền của và đặc biệt là không ngăn chặn được sự lây lan của HIV.

Một vấn đề khác là chúng ta đã bỏ phí một nguồn lực lớn, không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV bị tách biệt, không làm việc, không được chăm sóc và như vậy, họ có thể chết sớm do không được chăm sóc, để lại vợ, con, bố mẹ già làm tăng tác động của HIV/AIDS đến gia đình, đến kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều người nhiễm HIV là những tuyên truyền viên rất hiệu quả nên làm mất đi một lực lượng có hiệu quả trong phòng, chống AIDS.

Cuối cùng là kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền được chăm sóc sức khỏe, làm việc, học hành, tự do đi lại... là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ. Luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam cũng đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Thủy Xuân


http://suckhoedoisong.vn/

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 08:37
Khó xóa rào cản kỳ thị người nhiễm HIV
<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 18.2000007629395px;">Thứ Hai, ngày 24/11/2014 - 07:10</time>

ANTĐ - Khoảng 3 năm trở lại đây, số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam đã giảm dần qua từng năm. Tuy vậy, hiệu quả phòng chống HIV/AIDS vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng trong khi dịch còn diễn biến phức tạp.

http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_24/skmmhiv_qzmy123.jpg?width=500
Người nhiễm HIV cần được tư vấn đầy đủ để phòng
tránh lây nhiễm cho người thân, cộng đồng

Hơn 40% người nhiễm HIV mà không biết

Cục Phòng chống HIV-AIDS (Bộ Y tế) cho biết, mặc dù số nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm nhưng hình thái dịch đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, phức tạp. Nếu như trước đây, số mắc HIV/AIDS chủ yếu lây truyền qua nhóm nghiện chích ma túy thì từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này giảm dần, lần đầu tiên xuống dưới 11% kể từ năm 1997. Dù giảm như vậy nhưng ở hầu hết các tỉnh, dịch HIV/AIDS vẫn cao ở mức đáng báo động. Tỷ lệ lây truyền HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm thay đổi ít hơn, ở mức 2,6%, song con số này ở một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh còn ở mức rất cao (trên 10%).

Đặc biệt, trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính (MSM) được ghi nhận ngày càng rõ hơn. Số liệu giám sát trọng điểm HIV trong nhóm MSM năm 2013 (ở 8 tỉnh) cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Các chuyên gia về HIV phân tích, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ là con đường lây truyền HIV chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm chích ma túy khá cao.

Cũng theo Bộ Y tế, điều đặc biệt lo ngại là trong số 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, hơn 40% không biết tình trạng nhiễm của mình. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 6-2014, toàn quốc có 86.771 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV. Như vậy, tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV chỉ chiếm 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng.

Cần xóa bỏ rào cản

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến hiệu quả phòng chống HIV/AIDS chưa đáp ứng kỳ vọng là sự kỳ thị của cộng đồng còn nặng nề. Sự phân biệt đối xử cũng làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn bởi nhiều người nhiễm HIV do lo sợ kỳ thị mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV. Rất nhiều người làm xét nghiệm và có kết quả HIV dương tính nhưng không khai đúng tên, địa chỉ vì lo sợ bị kỳ thị nên không quản lý, theo dõi được.Sự kỳ thị cũng là rào cản lớn trong việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật quy định.

Đây cũng là lý do vì sao Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay (từ 10-11 đến 10-12-2014) có chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS chia sẻ, Việt Nam là một trong số ít các nước có Luật Phòng, chống HIV/AIDS trong đó có các quy định rất rõ về việc không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra, còn có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác quy định việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng. Tuy vậy, việc triển khai trong thực tế lại là câu chuyện khác. Một điểm hạn chế dễ nhận thấy ở Việt Nam là vấn đề vi phạm quyền giữ bí mật đời tư hay bí mật thông tin cá nhân của người nhiễm còn phổ biến hay vấn đề cơ hội việc làm cho người nhiễm HIV… Thậm chí, sự kỳ thị còn xuất phát từ bản thân người nhiễm HIV khi chính họ cho rằng, mắc HIV là định mệnh phải cam chịu hay ngại lộ diện.

Đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, Bộ Y tế phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan sẽ chú trọng đẩy mạnh truyền thông, thay thế các thông điệp, hình ảnh dễ khiến người dân ghê sợ HIV/AIDS một cách quá mức. Đồng thời, sẽ tăng cường hơn nữa sự tham gia của người nhiễm HIV trong các hoạt động truyền thông; tạo điều kiện giúp những người nhiễm HIV/AIDS tự vượt qua mặc cảm, sẵn sàng công khai tình trạng nhiễm HIV cho người thân và cộng đồng biết; tích cực tham gia các hoạt động có ích để lấy lại được niềm tin cho bản thân và sự chia sẻ, thông cảm của những người xung quanh...
Nguyễn Phan
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 13:04
"Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" (24/11/2014)

24-11-2014 09:31 - Theo: daidoanket.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=836627191)

Đây là chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS diễn ra từ 10-11 đến 10-12 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12) năm nay, theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Năm 2014 là năm bản lề chuẩn bị chuyển giao các dịch vụ phòng, chống HIV (http://citinews.net/phap-luat/tich-cuc-dau-tranh-phong--chong-ma-tuy-6MFHRQI/)/AIDS (http://citinews.net/phap-luat/tich-cuc-dau-tranh-phong--chong-ma-tuy-6MFHRQI/) từ các nhà tài trợ. Một loạt các sự kiện đã và đang diễn ra nhằm hướng tới kết thúc đại dịch AIDS ở VN, nhưng theo TS Nguyễn Hoàng Long (http://citinews.net/doi-song/pha-rao-can-cho-chuong-trinh-cai-nghien-dung-methadone--21-11-2014--LIKL7NI/), Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cần tiếp tục tập trung giải quyết tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Đây vẫn là rào cản lớn đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS dù luật pháp nước ta quy định nghiêm cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.



Ngọc Minh

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 13:16
Hướng tới xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS

24-11-2014 08:30 - Theo: baophuyen.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1860008497)

Nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (từ 10/11 đến 10/12), Báo.

Phú Yên phỏng vấn Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, về những nội dung liên quan đến chủ đề của tháng hành động: "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV (http://citinews.net/doi-song/chuyen-cam-dong-ve-nguoi-linh-va-co-con-gai-nuoi-nhiem--h--4DQA5HY/)".

* Thưa Thứ trưởng, tại sao chúng ta lại chọn chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV" cho Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014?

- Năm 2011, Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc (http://citinews.net/xa-hoi/giai-chay-huong-ung-chuong-trinh-phong-chong-bao-luc-gioi-WDLXTGY/) về HIV/AIDS (UNAIDS (http://citinews.net/doi-song/-infographics--nhung-con-so-khai-quat-ve-can-benh-hiv-aids-CZTXZBI/)) đã chọn chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là "Geting to zero", nghĩa là "Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS".

Hai năm trước, chúng ta đã chọn chủ đề "Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV". Thực tế, chúng ta đã thực hiện tốt chủ đề này khi liên tục 5 năm liền đã đạt được mục tiêu "3 giảm": giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.Có thể nói, với những nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đã có nhiều thành công, trong đó nổi bật nhất là làm cho tình hình nhiễm HIV trên toàn quốc có xu hướng giảm, số người mới phát hiện nhiễm HIV năm sau luôn ít hơn nhiều so với năm trước... Tuy nhiên, một trong những điều đáng lo ngại cần tiếp tục tập trung giải quyết, đó là tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn tồn tại khá phổ biến dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau, là rào cản lớn đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Kinh nghiệm các nước và ở Việt Nam cho thấy, muốn đạt được các mục tiêu: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS, trước hết chúng ta phải đạt được mục tiêu "Không còn kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS". Đó cũng chính là lý do để UNAIDS đề xuất mục tiêu "ba không" và chúng ta chọn chủ đề Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 là "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV". Việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV còn là nội dung quan trọng để Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

* Chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo Thứ trưởng, đâu là nguyên nhân khiến kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là vấn đề lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay?

- Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là vấn đề nhạy cảm và rất phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước đây, trong thời kỳ đầu của dịch, để cảnh báo mối nguy hiểm của HIV/AIDS, các chương trình truyền thông của chúng ta đã đưa những hình ảnh người nhiễm HIV/AIDS ốm yếu, lở loét… làm cho mọi người thấy sợ hãi. Điều đó khiến mọi người có tâm lý kỳ thị và xa lánh người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó, sự liên hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội (mại dâm, tiêm chích ma túy) khiến hình ảnh của người nhiễm HIV càng trở nên xấu hơn trong cộng đồng. Điều này dẫn đến sự "đổ lỗi", coi người nhiễm HIV là người xấu và do vậy người dân càng xa lánh, hạ thấp uy tín, thậm chí còn cô lập người nhiễm HIV...

Mặc dù các hoạt động truyền thông của chúng ta đã triển khai rầm rộ và bài bản trong suốt gần 25 năm chúng ta đương đầu với HIV/AIDS, tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ về HIV/AIDS, cho rằng có thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc với người nhiễm HIV như bắt tay, ôm hôn… dẫn đến quá lo sợ mình bị lây bệnh và thể hiện cách phòng vệ bản thân quá mức, dẫn đến những biểu hiện phân biệt đối xử như không ngồi chung bàn, không ăn chung, làm việc chung... với người nhiễm HIV.

Nhận thức sai lầm về khả năng làm việc và cống hiến của người nhiễm HIV đối với xã hội cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý. Vì không hiểu biết đầy đủ về tiến triển của nhiễm HIV/AIDS nên nhiều chủ lao động cho rằng người nhiễm HIV không còn khả năng lao động và sáng tạo nên khó có thể duy trì công việc được giao hoặc khó có thể làm tốt được việc gì, dẫn đến đánh giá thấp khả năng làm việc và kết quả công việc của người nhiễm HIV. Điều đó làm cho người nhiễm HIV khó có được môi trường để thể hiện khả năng của mình. Tại nơi làm việc có thể tồn tại nhận thức rằng người nhiễm HIV là mối đe dọa đối với tổ chức, cơ quan, xí nghiệp về sự giảm sút uy tín, giảm năng suất lao động, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, có nguy cơ làm lây nhiễm HIV cho đồng nghiệp… Điều này dẫn đến việc người nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong môi trường làm việc, thậm chí có nguy cơ không có việc làm hay mất việc làm.

Sự kỳ thị còn xuất phát từ chính bản thân người nhiễm HIV. Do sợ người thân biết nên người nhiễm HIV thường cố tình giấu bệnh, dẫn đến biểu hiện tự xa lánh, cô lập, hạn chế hợp tác, từ chối các nỗ lực trợ giúp của người thân, cộng đồng và các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ có liên quan. Khi rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng, có người đã nảy sinh ý định "trả thù đời", cố tình gây lây nhiễm HIV cho người khác, làm cho vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử càng trở nên trầm trọng hơn.

Hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS của chúng ta đã nêu rõ những điều khoản có liên quan đến chống kỳ thị, phân biệt đối xử cũng như trách nhiệm của cá nhân, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng trong việc tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật còn hạn chế nên chưa có nhiều người biết và hiểu luật. Tác động của luật nhằm điều chỉnh hành vi cá nhân liên quan tới phòng, chống HIV/AIDS còn yếu, cũng làm cho hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS chưa hiệu quả.

* Làm gì để giải quyết căn bản tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, thưa thứ trưởng?

- Muốn giải quyết tình trạng kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, cần tiến hành một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, chúng ta phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông phòng, chống HIV không chỉ theo chiều rộng mà phải hướng tới chiều sâu. Truyền thông phải tập trung vào việc giải thích cho mọi người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn... và giải thích tại sao HIV lại không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường đó. Chỉ có giải thích cặn kẽ trên cơ sở khoa học và thực tiễn, mọi người mới tin và không còn sợ lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.

Thứ hai, chúng ta phải rà soát, kiên quyết thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất là các pano, áp phích có nội dung không phù hợp hoặc gây nhầm lẫn HIV/AIDS với tệ nạn xã hội; không đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV/AIDS, ngược lại cần tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của họ, sự đóng góp của họ cho cộng đồng và gia đình.

Thứ ba, tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với sự tham gia của người nhiễm HIV, đồng thời tạo điều kiện cho các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong nhà trường, tại nơi làm việc và tuyên truyền quảng bá rộng rãi về các hoạt động này; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình là đối tượng của truyền thông sang coi họ là chủ thể của truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Bằng cách này, chúng ta một mặt sẽ làm thay đổi hành vi, giúp người nhiễm thực hiện hành vi an toàn phòng lây truyền HIV ra người thân và cộng đồng, mặt khác ta sẽ phát huy được một lực lượng truyền thông có tiềm năng, vừa làm thay đổi cách nhìn, thay đổi quan niệm của mọi người về người nhiễm HIV.

Thứ tư, cần huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các vị lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng được quần chúng mến mộ… vào các hoạt động chống kỳ thị và phân biệt đối xử. Đây chính là biện pháp "giáo dục bằng nêu gương", là cách làm có hiệu quả.

Thứ năm, chúng ta phải tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và tăng cường thực thi pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả việc tổ chức thực thi các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có hành vi phân biệt đối xử với người nhiễm HIV...

Thứ sáu, tăng cường và mở rộng các hoạt động chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ, đặc biệt là các hoạt động có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao, của những người có uy tín, những người nổi tiếng, của nhiều người dân trong cộng đồng…

Những việc làm như vậy không chỉ góp phần làm giảm tác động của nhiễm HIV đến người nhiễm HIV, đến gia đình và xã hội mà còn góp phần bình thường hóa vấn đề nhiễm HIV, coi người nhiễm HIV như những người mắc các bệnh mãn tính, khó chữa hay phải điều trị kéo dài vậy.

Cuối cùng là hỗ trợ việc nhân rộng các mô hình hoạt động có sự tham gia của người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. Đây không chỉ là giải pháp đảm bảo sự chăm sóc ngày càng tốt hơn cho người nhiễm, mà còn là cách để chống kỳ thị, phân biệt đối xử…

* Xin cảm ơn thứ trưởng!
HÀ AN (thực hiện)

Tầm nhìn "ba không"
Chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là "Geting to zero". Các mục tiêu cụ thể của tầm nhìn này bao gồm:
* Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV:
- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn vào năm 2015, đặc biệt là trong nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồng giới nam, người bán dâm.
- Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm 50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.
- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV trong nhóm những người tiêm chích ma túy vào năm 2015, tất cả những người mới nghiện ma túy đều được dự phòng lây nhiễm HIV đúng cách.
* Hướng tới không còn người tử vong do AIDS:
- Tất cả người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị đều được tiếp cận thuốc kháng virus (ARV).
- Giảm 50% các ca tử vong do lao ở những người nhiễm HIV/AIDS vào năm 2015.
- Những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ đều được quan tâm đề cập trong các chiến lược quốc gia về bảo vệ con người và có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ thiết yếu.
* Hướng tới không còn kỳ thị và phân biệt đối xử:
- Đến năm 2015, làm giảm 50% số quốc gia có quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú.
- Không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS.
http://www.baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang%2011/24/tang-hiv141124.jpg
Đại diện Phòng Hậu cần, Công an Phú Yên tặng quà cho gia đình có người nhiễm HIV - Ảnh: V.HOÀNG

Charles
24-11-2014, 18:52
<header>Khó xóa rào cản kỳ thị người nhiễm HIV </header>
<time>Thứ Hai, ngày 24/11/2014 - 07:10</time>

ANTĐ - Khoảng 3 năm trở lại đây, số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam đã giảm dần qua từng năm. Tuy vậy, hiệu quả phòng chống HIV/AIDS vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng trong khi dịch còn diễn biến phức tạp.


http://www.anninhthudo.vn/uploaded/2014_11_24/skmmhiv_qzmy123.jpg?width=500

Người nhiễm HIV cần được tư vấn đầy đủ để phòng tránh lây nhiễm cho người thân, cộng đồng


Hơn 40% người nhiễm HIV mà không biết

Cục Phòng chống HIV-AIDS (Bộ Y tế) cho biết, mặc dù số nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm nhưng hình thái dịch đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, phức tạp. Nếu như trước đây, số mắc HIV/AIDS chủ yếu lây truyền qua nhóm nghiện chích ma túy thì từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này giảm dần, lần đầu tiên xuống dưới 11% kể từ năm 1997. Dù giảm như vậy nhưng ở hầu hết các tỉnh, dịch HIV/AIDS vẫn cao ở mức đáng báo động. Tỷ lệ lây truyền HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm thay đổi ít hơn, ở mức 2,6%, song con số này ở một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh còn ở mức rất cao (trên 10%).

Đặc biệt, trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính (MSM) được ghi nhận ngày càng rõ hơn. Số liệu giám sát trọng điểm HIV trong nhóm MSM năm 2013 (ở 8 tỉnh) cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Các chuyên gia về HIV phân tích, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ là con đường lây truyền HIV chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm chích ma túy khá cao.

Cũng theo Bộ Y tế, điều đặc biệt lo ngại là trong số 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, hơn 40% không biết tình trạng nhiễm của mình. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 6-2014, toàn quốc có 86.771 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV. Như vậy, tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV chỉ chiếm 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng.

Cần xóa bỏ rào cản

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến hiệu quả phòng chống HIV/AIDS chưa đáp ứng kỳ vọng là sự kỳ thị của cộng đồng còn nặng nề. Sự phân biệt đối xử cũng làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn bởi nhiều người nhiễm HIV do lo sợ kỳ thị mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV. Rất nhiều người làm xét nghiệm và có kết quả HIV dương tính nhưng không khai đúng tên, địa chỉ vì lo sợ bị kỳ thị nên không quản lý, theo dõi được.Sự kỳ thị cũng là rào cản lớn trong việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật quy định.

Đây cũng là lý do vì sao Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay (từ 10-11 đến 10-12-2014) có chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS chia sẻ, Việt Nam là một trong số ít các nước có Luật Phòng, chống HIV/AIDS trong đó có các quy định rất rõ về việc không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra, còn có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác quy định việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng. Tuy vậy, việc triển khai trong thực tế lại là câu chuyện khác. Một điểm hạn chế dễ nhận thấy ở Việt Nam là vấn đề vi phạm quyền giữ bí mật đời tư hay bí mật thông tin cá nhân của người nhiễm còn phổ biến hay vấn đề cơ hội việc làm cho người nhiễm HIV… Thậm chí, sự kỳ thị còn xuất phát từ bản thân người nhiễm HIV khi chính họ cho rằng, mắc HIV là định mệnh phải cam chịu hay ngại lộ diện.

Đại diện Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, Bộ Y tế phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan sẽ chú trọng đẩy mạnh truyền thông, thay thế các thông điệp, hình ảnh dễ khiến người dân ghê sợ HIV/AIDS một cách quá mức. Đồng thời, sẽ tăng cường hơn nữa sự tham gia của người nhiễm HIV trong các hoạt động truyền thông; tạo điều kiện giúp những người nhiễm HIV/AIDS tự vượt qua mặc cảm, sẵn sàng công khai tình trạng nhiễm HIV cho người thân và cộng đồng biết; tích cực tham gia các hoạt động có ích để lấy lại được niềm tin cho bản thân và sự chia sẻ, thông cảm của những người xung quanh...


Nguyễn Phan
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
25-11-2014, 14:13
Không kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS
Cập nhật ngày 25-11-2014
BT - Đến cuối tháng 9/2014, tất cả 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã có người nhiễm HIV. Toàn tỉnh đã có 4.168 trường hợp nhiễm HIV, 656 bệnh nhân AIDS hiện còn sống và 414 người đã chết do AIDS.
http://baobinhthuan.com.vn//data/news/2014/11/71464/khongky-450.jpg
Truyền thông nhóm nhỏ góp phần xóa bỏ kỳ thị.
HIV/AIDS là một bệnh mà ai cũng có thể mắc. Tuy nhiên, hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS đã làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm HIV và trở thành một rào cản trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, làm cho đại dịch càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phát động từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2014 với chủ đề: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.
Một trong những nguyên nhân của sự kỳ thị là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu không đầy đủ về HIV/AIDS. Một số người đã nghe nói về HIV/AIDS nhưng không hiểu rõ nguyên nhân và cách thức lây truyền, dẫn tới cho rằng có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc hay sinh hoạt thông thường với người có HIV như ăn uống cùng nhau, bắt tay, ôm hôn, dùng chung nhà tắm, hồ bơi... Đôi khi có người còn nghi ngờ HIV có thể lây nhiễm qua vết đốt của muỗi hay côn trùng cắn. Từ đó dẫn đến quá lo sợ mình bị lây bệnh và thể hiện cách phòng vệ bản thân quá mức, có những biểu hiện phân biệt đối xử với người có HIV như: không ngồi chung bàn, không ăn chung, không cho trẻ em chơi chung, học chung với trẻ có HIV hay nghi ngờ bị nhiễm.
Để chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, cần xác định công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng để thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt là các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Trong những năm qua, chúng ta đã huy động đồng bộ các kênh truyền thông hiện có trên địa bàn và được triển khai rộng khắp với sự nỗ lực, vào cuộc của cả cộng đồng, của mọi cấp, mọi ngành. Nội dung tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cũng được lồng ghép với phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; vận động cộng đồng mở rộng vòng tay giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS. Đây cũng được coi là giải pháp chính để thực hiện mục tiêu không còn sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Thực tế cho thấy, quá trình truyền thông trước đây về HIV/AIDS thường gắn với hình ảnh người nhiễm HIV/AIDS ốm yếu, lở loét, hay gắn với đầu lâu xương chéo, biểu tượng của sự chết chóc đã làm cho mọi người thấy ghê sợ người có HIV. Sự liên hệ, gán ghép giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, tội phạm...khiến cho HIV/AIDS trở nên xấu xa, bị cộng đồng lên án. Nay cần phải thay đổi cách nghĩ về HIV/AIDS, đó là vấn đề sức khỏe không dành cho riêng ai; mọi người đều có thể mắc nếu không hiểu biết, có hành vi nguy cơ hay để nguy cơ tiềm ẩn trong cộng đồng. Tập trung vận động sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức tự nguyện và các cá nhân đối với các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động ở địa bàn dân cư.
Để thực hiện mục tiêu “Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, còn phải chú trọng đến công tác quản lý, tư vấn và điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Hiện tại đã có hơn 784 người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý theo dõi, điều trị. Công tác điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS cũng được triển khai theo hướng chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS.
Về phía người nhiễm HIV cũng có hiện tượng tự kỳ thị, cho rằng nhiễm HIV là định mệnh phải cam chịu, hay ngại lộ diện, sợ người thân, mọi người biết mình mắc bệnh hoặc có hành vi nguy cơ nhiễm HIV đã cố tình giấu bệnh dẫn đến biểu hiện tự xa lánh, cô lập, hạn chế hợp tác, từ chối các sự trợ giúp, do đó người thân và cộng đồng cần giải thích, động viên họ tự nguyện xóa bỏ mặc cảm để được tư vấn và điều trị.
Nhờ thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, chăm sóc, điều trị, hỗ trợ người nhiễm HIV nên nhìn chung nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS ở tỉnh đã có sự thay đổi lớn, sự kỳ thị đã và đang giảm đi rõ rệt. Người nhiễm HIV/AIDS được điều trị, được hỗ trợ sống hoà nhập cộng đồng...
Hà Tuân
http://baobinhthuan.com.vn/

songchungvoi_HIV
26-11-2014, 09:48
“Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”Thứ Ba, 25 Tháng mười một 2014, 22:11 GMT+7

Đó là chủ đề của chiến dịch truyền thông phòng chống HIV/AIDS do Thành đoàn TP.HCM tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2014 (diễn ra từ đầu tháng 12 đến 15-12) nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về phòng chống HIV/AIDS, góp phần ngăn chặn, giảm tỉ lệ thanh thiếu niên nhiễm mới. Theo đó, qua những hoạt động truyền thông giáo dục dưới hình thức các buổi tọa đàm, hội thi, triển lãm hình ảnh về ma túy, mại dâm, HIV/AIDS…, chiến dịch còn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đặc biệt, trong chiến dịch truyền thông 2014, Thành đoàn TP.HCM cũng sẽ phối hợp với Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên và Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp dạy nghề & Giới thiệu việc làm Thanh niên tổ chức các nội dungtư vấn pháp luật và truyền thông về HIV/AIDS, phòng chống tội phạm, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên hồi gia, hoàn lương, thanh thiếu niên chậm tiến có nguy cơ dẫn đến tội phạm và lây nhiễm HIV…

Ngọc Anh
http://www.giaoduc.edu.vn/

songchungvoi_HIV
28-11-2014, 09:38
Người nhiễm HIV: “Lơ” điều trị vì sợ bị kỳ thị

Thứ Năm, 27 Tháng mười một 2014, 22:11 GMT+7
Việt Nam là một trong số 12 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV cao nhất. Điều đáng nói ở đây là có tới 44% số người nhiễm HIV không biết tình trạng nhiễm của mình. Nguyên nhân chính vẫn là do họ sợ bị phân biệt, bị kỳ thị. Theo đó, Tháng hành động quốc gia phòng HIV/AIDS năm 2014 (từ 10-11 đến 10-12) có chủ đề “Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.

http://www.giaoduc.edu.vn/upload/image/2014/11/28/hiv-1.JPG
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục bảo trợ Phú Văn. Ảnh: N.Q


Gần 99% quận, huyện có người nhiễm HIV
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), năm 2013 có khoảng 35 triệu người nhiễm HIV còn sống trên toàn thế giới. Tính từ đầu vụ dịch đến nay, thế giới có khoảng 78 triệu người nhiễm HIV và khoảng 39 triệu người tử vong do AIDS. Số người nhiễm mới HIV trên thế giới trong những năm gần đây dao động khoảng 2,5 triệu người/năm.


Riêng tại Việt Nam, từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30-9-2014, cả nước có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và 70.734 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca/năm.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong đó chỉ có khoảng 56% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Tính đến tháng 6-2014, toàn quốc có 86.771 bệnh nhân đang được điều trị ARV (chiếm 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng).
Đại dịch HIV đã bao trùm trên cả nước với 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện có người nhiễm. Trong đó tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao, là: Người nghiện chích ma túy (NCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và phụ nữ bán dâm (PNBD).


Theo bà Cao Kim Thoa - Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và TP.HCM (18,2%). Đối với nhóm PNBD tỉ lệ này là 2,6%, riêng tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và TP.HCM là trên 10%. Trong đó, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD đường phố cao hơn nhóm PNBD nhà hàng. Riêng số PNBD tiêm chích ma túy có tỉ lệ hiện nhiễm HIV rất cao, từ 25-30%; trong nhóm MSM, tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Trong đó, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm chích ma túy là 6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. “Trong thời gian gần đây, bạn tình của người NCMT được coi là quần thể có nguy cơ cao mới. Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới trong năm 2013, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình”, bà Thoa cảnh báo.
Cái kết của kỳ thị và phân biệt đối xử

http://www.giaoduc.edu.vn/upload/image/2014/11/28/hiv-2.JPG
Bác sĩ tắm cho bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục bảo trợ Phú Văn. Ảnh: N.Q


Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm. Người nhiễm HIV không điều trị hoặc điều trị muộn khi hệ miễn dịch suy giảm mạnh sẽ là nguồn lây hết sức nguy hiểm, thậm chí là HIV đã kháng thuốc. Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV.
Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng, chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã khiến người nhiễm HIV/AIDS giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không tiếp cận với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy, họ không được tư vấn về kỹ năng phòng lây truyền HIV cho người khác. Do đó, những hành động vô tình làm tiếp xúc với máu hoặc dịch sinh học của họ với người khác sẽ có khả năng làm lây truyền HIV. Cũng vì kỳ thị mà chúng ta đã không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV trong việc tuyên truyền, hỗ trợ chăm sóc điều trị cho người mắc AIDS, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV. Vì người nhiễm HIV vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Bà Cao Kim Thoa nhấn mạnh: “Có thể khẳng định rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Cũng theo bà Thoa, một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, là tập trung giải thích cho người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV; nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, nói chuyện, ăn chung, sinh hoạt thông thường trong gia đình và xã hội hàng ngày. Việc giải thích cặn kẽ trên cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ giúp người dân tin và không còn sợ lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.
Hòa Triều


Hạn hẹp kinh phí và thiếu bác sĩ
Phải khẳng định rằng, các chương trình điều trị HIV/AIDS của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM rất hiệu quả tuy nhiên nguồn kinh phí viện trợ dồi dào trước đây đang bị “teo” lại do nước ngoài chỉ tài trợ cho người mắc bệnh đang sinh sống trong cộng đồng chứ không tài trợ cho bệnh nhân tại các trung tâm giáo dục bảo trợ. Mặt khác đầu tư của Nhà nước thời gian gần đây cũng hạn hẹp hơn. Đó là những khó khăn trước tiên của chương trình. Thấy rõ nhất là bắt đầu từ năm 2010 các dự án lớn của nước ngoài dần dần rút khỏi sở. Chính vì thế bắt đầu từ năm 2013 chúng ta bắt buộc phải tăng lộ trình đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.


Nhân sự cũng là một bài toán nan giải khác của chương trình. Ít ai ngờ rằng trong 9 trung tâm hiện nay chỉ có vỏn vẹn 6 bác sĩ được phân bổ. Ngoài một số trung tâm có 1 đến 2 bác sĩ còn lại các trung tâm khác như Phú Văn, Phú Đức, Phú Nghĩa, Bố Lá (Bình Phước) và Thanh thiếu niên 2 (Củ Chi) là những “vùng trắng” vì vẫn chưa có bác sĩ điều trị HIV/AIDS. Không ít trung tâm chủ trương đào tạo nguồn bác sĩ tại chỗ mà chủ yếu là cử y sĩ đi học chuyên tu thế nhưng sau khi ra trường các bác sĩ mới này lại không chịu trở về chỗ cũ công tác dù chấp nhận bồi thường nặng học phí theo học để “bung” ra ngoài. Đây là một thực tế và chưa có gì khắc phục được mà nguyên nhân là do công việc vô cùng vất vả trong lúc chế độ đãi ngộ quá thấp. Những bệnh viện khác lương cao, thuận lợi cho việc học để tiến cử luôn là sức hút hấp dẫn để đội ngũ thầy thuốc kế cận đi tìm “miền đất mới” đó là chưa nói đến cơ hội vàng để phát huy khả năng trau dồi nghiệp vụ.


Nguyên nhân của căn bệnh thế kỷ là “chết do thiếu hiểu biết” nhất là đối với những người chích ma túy sử dụng chung kim tiêm hay quan hệ tình dục bừa bãi ở đối tượng mại dâm nam và nữ. Như đã nói ở trên, do tỷ lệ nhiễm căn bệnh HIV/AIDS giảm nên tại các trung tâm không còn bệnh nhân mới nếu có cũng không đáng kể. Nhưng thực tế có những học viên khi vô trường mới bị nhiễm. Tuy không có bằng chứng cụ thể nhưng vẫn có trường hợp ở trong trại các học viên lén lút chích ma túy bằng những con đường bất hợp pháp chưa quản lý được làm cho căn bệnh lan nhanh. Một số học viên nam lại có quan hệ tình dục qua đường hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm HIV. Nếu đơn vị nào làm tốt khâu quản lý thì hạn chế được số lượng học viên bị nhiễm trong trường.

BS. Vũ Đình Sơn (Trưởng phòng Y tế, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM)

songchungvoi_HIV
28-11-2014, 10:58
Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV28-11-2014 09:21 - Theo: baonghean.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1726706586)(Baonghean (http://citinews.net/xa-hoi/don-bien-phong-quynh-thuan--nang-buoc-hoc-sinh-ngheo-NN6UXUQ/).vn) - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh HIV/AIDS (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/), Chương trình phối hợp củaLiên Hợp Quốc (http://citinews.net/the-gioi/quoc-vuong-malaysia-danh-gia-cao-quan-he-doi-tac-voi-viet-nam-LJGIUVI/) về HIV/AIDS đã chính thức chọn chủ đề chung cho các chiến dịch phòng chống AIDS toàn cầu giai đoạn 2011 - 2015 là " Hướng tới mục tiêu ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS".

Thực hiện các chương trình phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn Ma túy, những năm qua, dịch HIV/AIDS ở Nghệ An đã được kiềm chế ở mức độ thấp, số người mới phát hiện nhiễm đã giảm liên tục song các kết quả vẫn chưa đảm bảo bền vững. Tính đến ngày 30/10/2014, Nghệ An có 9.805 trường hợp nhiễm HIV, ở cả 21 huyện, thành, thị. Với sự đẩy mạnh của công tác truyền thông trong phòng chống HIV/AIDS, nhìn chung nhận thức của người dân trong tỉnh về HIV/AIDS đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân cư chưa nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS nên vẫn còn tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Chính vì vậy, năm nay Nghệ An đặt quyết tâm thực hiện tốt Tháng hành động Quốc gia phòng chống AIDS từ ngày 10/11-10/12/2014, tập trung vào chủ đề " Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS".


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baonghean.vn/dataimages/201411/original/images1093540_2__4_.jpg


Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia Phòng chống AIDS năm 2014

</tbody>


Để thực hiện tốt Tháng hành động Quốc gia phòng chống AIDS, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Y tế Nghệ An đã ban hành kế hoạch tổ chức Tháng hành động một cách cụ thể. Mục tiêu là thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện "Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" và "Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư"; Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chồng HIV/AIDS; Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người dân. ..



Theo đó, trọng tâm các hoạt động chủ yếu trong tháng hành động là các biện pháp, truyền thông vận động với sự tham gia của tất cả các tổ chức, cá nhân, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh; Triển khai toàn diện các chương trình phòng chống HIV/AIDS để mục tiêu Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" trở thành hiện thực.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://baonghean.vn/dataimages/201411/original/images1093541_Ti_u_ph_m_xu_t_s_c_nh_t__trong_H_i_t hi.jpg


Hội thi tuyên truyền viên giỏi Phòng chống HIV/AIDS

</tbody>


Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia Phòng chống AIDS năm 2014 được Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh phối hợp với UBND huyện Tương Dương tổ chức tại thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương vào sáng ngày nay (28/11/2014). Lễ Mít tinh có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở ban ngành trong tỉnh, đại diện các đơn vị thuộc ngành y tế và đông đảo cán bộ, nhân dân huyện Tương Dương. Trong khuôn khổ lễ mít tinh hưởng ứng, tỉnh Nghệ An còn tổ chức khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và tổ chức diễu hành tuyên truyền cổ động trên địa bàn huyện.



Lễ mít tinh sẽ góp phần nhắc nhở mọi người tăng cường trách nhiệm công tác phòng chống AIDS là của chính bản thân mình, phải cần vào nội lực, không thể trông chờ các nguồn lực từ bên ngoài…Tháng hành động Quốc gia Phòng chống AIDS năm 2014 hướng tới làm cho mọi người dân xem HIV/AIDS như những căn bệnh truyền nhiễm khác, qua đó làm cho chính người thân trong gia đình người nhiễm không còn kỳ thị, người bệnh cũng không còn tự ti mặc cảm. Một khi người bệnh còn tự kỳ thị, còn dấu bệnh thì các cơ quan chức năng cũng không thể có các hiện pháp can thiệp hữu hiệu để giúp người đỡ; Việc nâng cao nhận thức cho người dân không chỉ là việc riêng của các cơ quan chức năng, các cơ quan truyền thông đại chúng mà còn là trách nhiệm của các địa phương. Các địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người bệnh cũng như tạo cơ hôi cho người nhiễm HIV/AIDS có được sinh kế bảo đảm cuộc sống./.


Thanh Sơn

Charles
28-11-2014, 20:26
Người nhiễm HIV: “Lơ” điều trị vì sợ bị kỳ thị

Thứ Năm, 27 Tháng mười một 2014, 22:11 GMT+7
http://www.giaoduc.edu.vn/upload/image/2014/11/28/hiv-1.JPG
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục bảo trợ Phú Văn. Ảnh: N.Q


Việt Nam là một trong số 12 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV cao nhất. Điều đáng nói ở đây là có tới 44% số người nhiễm HIV không biết tình trạng nhiễm của mình. Nguyên nhân chính vẫn là do họ sợ bị phân biệt, bị kỳ thị. Theo đó, Tháng hành động quốc gia phòng HIV/AIDS năm 2014 (từ 10-11 đến 10-12) có chủ đề “Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.

Gần 99% quận, huyện có người nhiễm HIV

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), năm 2013 có khoảng 35 triệu người nhiễm HIV còn sống trên toàn thế giới. Tính từ đầu vụ dịch đến nay, thế giới có khoảng 78 triệu người nhiễm HIV và khoảng 39 triệu người tử vong do AIDS. Số người nhiễm mới HIV trên thế giới trong những năm gần đây dao động khoảng 2,5 triệu người/năm.

Riêng tại Việt Nam, từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30-9-2014, cả nước có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và 70.734 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca/năm.


Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong đó chỉ có khoảng 56% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Tính đến tháng 6-2014, toàn quốc có 86.771 bệnh nhân đang được điều trị ARV (chiếm 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng).

Đại dịch HIV đã bao trùm trên cả nước với 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện có người nhiễm. Trong đó tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao, là: Người nghiện chích ma túy (NCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và phụ nữ bán dâm (PNBD).

Theo bà Cao Kim Thoa - Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và TP.HCM (18,2%). Đối với nhóm PNBD tỉ lệ này là 2,6%, riêng tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và TP.HCM là trên 10%. Trong đó, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD đường phố cao hơn nhóm PNBD nhà hàng. Riêng số PNBD tiêm chích ma túy có tỉ lệ hiện nhiễm HIV rất cao, từ 25-30%; trong nhóm MSM, tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Trong đó, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm chích ma túy là 6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. “Trong thời gian gần đây, bạn tình của người NCMT được coi là quần thể có nguy cơ cao mới. Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới trong năm 2013, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình”, bà Thoa cảnh báo.

Cái kết của kỳ thị và phân biệt đối xử

Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm. Người nhiễm HIV không điều trị hoặc điều trị muộn khi hệ miễn dịch suy giảm mạnh sẽ là nguồn lây hết sức nguy hiểm, thậm chí là HIV đã kháng thuốc. Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV.


http://www.giaoduc.edu.vn/upload/image/2014/11/28/hiv-2.JPG

Bác sĩ tắm cho bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục bảo trợ Phú Văn. Ảnh: N.Q


Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng, chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã khiến người nhiễm HIV/AIDS giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không tiếp cận với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy, họ không được tư vấn về kỹ năng phòng lây truyền HIV cho người khác. Do đó, những hành động vô tình làm tiếp xúc với máu hoặc dịch sinh học của họ với người khác sẽ có khả năng làm lây truyền HIV. Cũng vì kỳ thị mà chúng ta đã không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV trong việc tuyên truyền, hỗ trợ chăm sóc điều trị cho người mắc AIDS, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV. Vì người nhiễm HIV vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Bà Cao Kim Thoa nhấn mạnh: “Có thể khẳng định rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

Cũng theo bà Thoa, một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, là tập trung giải thích cho người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV; nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, nói chuyện, ăn chung, sinh hoạt thông thường trong gia đình và xã hội hàng ngày. Việc giải thích cặn kẽ trên cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ giúp người dân tin và không còn sợ lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.


Hòa Triều
http://www.giaoduc.edu.vn/

songchungvoi_HIV
29-11-2014, 08:58
“Cầu vồng khuyết”: Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử những người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Thứ sáu 28/11/2014 15:08
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS (01/12), Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng chống AIDS (PEPFAR) phối hợp với Công ty Giải trí Đỉnh cao TP. HCM dàn dựng vở kịch tâm lý xã hội “Cầu vồng khuyết”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_28/cau vong.jpg

</tbody>
Vở kịch “Cầu vồng khuyết” kể về cuộc đời, số phận của những người có hành vi nguy cơ cao (bao gồm những người nghiện ma túy, mại dâm, quan hệ đồng tính nam…) nhằm kêu gọi cộng đồng hãy giữ một lối sống lành mạnh nhằm hạn chế sự lây lan của căn bệnh thế kỷ.

Ngoài các thông điệp về các hành vi có nguy cơ và cách mỗi người có thể tự bảo vệ mình trước HIV/AIDS, như xét nghiệm tự nguyện HIV, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm…, vở kịch còn hướng tới chủ đề chính của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS 2014 là giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với những người chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS và những người có nguy cơ cao.

“Cầu vồng khuyết” sẽ công diễn tại sân khấu IDECAF TP.HCM vào các ngày 29/11, 01/12 và 06/12/2014.


PEPFAR là tổ chức đã xây dựng chiến lược hỗ trợ Việt Nam kiểm soát một cách bền vững công tác phòng, chống HIV/AISD quy mô toàn quốc. Từ năm 2005 đến nay PEPFAR tài trợ cho Việt Nam khoảng 400 triệu USD kinh phí phòng chống HIV/AISD. Hằng năm tổ chức này cũng tài trợ cho giới nghệ sỹ thực hiện dự án nghệ thuật nhằm kêu gọi cộng đồng hãy nâng cao ý thức phòng chống căn bệnh thế kỷ, qua lối sống lành mạnh.

Thanh Trà
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
29-11-2014, 11:47
“Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

Cập nhật ngày: 28/11/2014 13:37:18

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh Đồng Tháp (Ban Chỉ đạo 138/ĐP), Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (tháng hành động) được tổ chức từ ngày 10/11 đến 10/12, tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
http://www.baodongthap.com.vn/database/image/2014/11/28/T 7-3.JPG
Lễ mít tinh tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại TP.Cao Lãnh năm 2013
Trong tháng hành động, tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động bằng những hình thức như hội nghị, hội thảo phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Đề án “Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020”; các hội thảo về tăng cường điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, đặc biệt là 2 địa phương có triển khai phòng khám điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone là TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc; các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao,... Đồng thời, tổ chức gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, vận động tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS; các hội nghị chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị, phân biệt đối xử, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS và phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư”,...

Đối với việc tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong tháng hành động, Ban Chỉ đạo 138/ĐP khuyến khích các huyện, thị, thành phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức lễ phát động tháng hành động chung cho toàn huyện, thị, thành (không tổ chức tại từng xã, phường, thị trấn như hàng năm); lễ mít tinh và diễu hành quần chúng phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 tổ chức tập trung tại cấp huyện cùng thời gian làm lễ phát động tại địa phương; nên chọn thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia lễ, có thể chọn ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (ngày 1/12). Ngoài mít tinh, có thể tổ chức các hoạt động phối hợp như: diễu hành, đi bộ quần chúng, trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Tuyến tỉnh sẽ do UBND TP.Cao Lãnh phối hợp Sở Y tế tổ chức lễ mít tinh.

Tháng hành động năm nay, ngành y tế sẽ phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, đồng thời tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Các cấp, các ngành có liên quan tăng cường vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân tháng hành động. Đồng thời, tổ chức thăm hỏi, động viên các tổ chức, cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS, câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực và cá nhân, gia đình bệnh nhân AIDS, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng.

Ban Chỉ đạo 138/ĐP yêu cầu Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân các huyện, thị, thành và các ban, ngành, đoàn thể căn cứ vào điều kiện thực tiễn địa phương, đơn vị mình tổ chức chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện tháng hành động đạt kết quả cao. Tháng hành động năm nay, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh sẽ đi giám sát các địa phương trong việc chuẩn bị, tổ chức và dự lễ mít tinh các huyện, thị, thành.
H.Nghĩa
http://www.baodongthap.com.vn/

Charles
30-11-2014, 08:50
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Chủ nhật, 30/11/2014 - 02:28 AM (GMT+7)

http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2496/ab2fdcf9dcbb432aaca14dd4d168dd1b_L.jpg (http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2496/ab2fdcf9dcbb432aaca14dd4d168dd1b_XL.jpg)
Tư vấn điều trị cho người bệnh nhiễm HIV ở Nghệ An.


Ðó là một trong những mục tiêu do Ðại hội đồng LHQ đề ra tại Hội nghị cao cấp về phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Ðây cũng là chủ đề phát động của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS (từ ngày 10-11 đến 10-12) nhân Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1-12).

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong năm năm gần đây, dịch HIV/AIDS ở nước ta có xu hướng giảm ở cả ba tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV, số người bệnh chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2013 là hơn 12 nghìn người (giảm khoảng 60% so với năm 2007). Trong giai đoạn này, số người bệnh chuyển từ nhiễm HIV sang AIDS và số người nhiễm HIV tử vong đã giảm 50%. Với những kết quả đạt được, cuối tháng 10-2014 vừa qua, Việt Nam được LHQ chọn là điểm đến khởi xướng cho chương trình mới: 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp và ổn định hay còn gọi là tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế). Theo Phó Tổng Thư ký LHQ, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc (UNAIDS) M. Xi-đi-bê, nếu Việt Nam đạt được ba mục tiêu 90-90-90 thì có thể phát hiện được phần lớn những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được phần lớn những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Trong suốt 25 năm đương đầu với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù, tỷ lệ nhiễm mới đã giảm, nhưng một số vùng vẫn có xu hướng gia tăng và sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn hạn chế. Số trường hợp nhiễm mới HIV hằng năm vẫn còn cao trên 12 nghìn người; lũy tích số người nhiễm và người bệnh AIDS tiếp tục tăng cao ở nước ta trên 220 nghìn người. Hình thái lây truyền dịch đã thay đổi, con đường lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục không an toàn đang là con đường chủ yếu khiến dịch ngày càng khó kiểm soát hơn. Tỷ lệ nhiễm mới HIV ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa tiếp tục gia tăng, gây khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ can thiệp. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về dịch HIV/AIDS còn hạn chế và có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Nguồn kinh phí tài trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đang bị cắt giảm nhanh và mạnh, nguồn tài chính trong nước cũng sụt giảm do suy thoái kinh tế... Tất cả các yếu tố đó khiến nguy cơ dịch HIV/AIDS có thể bùng phát, nếu chúng ta không kiên trì và đổi mới phương pháp cũng như triển khai mạnh mẽ các biện pháp can thiệp kịp thời.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để thực hiện tốt mục tiêu 90-90-90, cũng như triển khai có hiệu quả mục tiêu của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp trong đó bao gồm: Tiếp tục nâng cao nhận thức và cam kết của lãnh đạo các cấp, các ngành; nhanh chóng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS dựa vào tiền viện trợ sang sử dụng các nguồn tài chính trong nước, chủ yếu là ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, nhất là các cơ sở y tế cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV. Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập, vì lý do nhiễm HIV.

Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn các trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS. Ðáng chú ý, tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tập trung vào các khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao; vào các đối tượng nguy cơ cao nhất như người nhiễm HIV, nghiện chích ma túy, gái mại dâm... Chú trọng các mô hình, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS.

Trong Tháng hành động này, Bộ Y tế tổ chức nhiều hoạt động cao điểm chung quanh Ngày thế giới phòng, chống AIDS. Tổ chức các lễ phát động, mít-tinh, diễu hành; tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; chống kỳ thị phân biệt đối xử, nhất là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm; tổ chức sinh hoạt tại các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng... Xây dựng các cụm pa-nô, khẩu hiệu, treo băng-rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, bến xe, công viên...

THANH MAI
http://www.nhandan.com.vn/

songchungvoi_HIV
30-11-2014, 13:27
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS (http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10045&cn_id=688208#)
11:17 | 30/11/2014
(ĐCSVN) - Ngày 30/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 – 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) năm 2014 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


<tbody>
http://dangcongsan.vn/admin/Upload/News/2014/11/mit%20tinh%203011%20Hiv.JPG



Một tiết mục văn nghệ chào mừng hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2014. Ảnh: ĐT


</tbody>
Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đang xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Phân biệt đối xử đã làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác. Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS trước hết mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam; đồng thời khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…
<tbody>
http://dangcongsan.vn/admin/Upload/NewsFolder/2014/11/48/tu%20truong%20Long%2030-11.JPG



Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại lễ mít tinh sáng 30/11. Ảnh: ĐT


</tbody>
Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, cả nước hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617). Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm .



Năm 2014, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22 nghìn bệnh nhân. Trong năm 2014, toàn quốc đã có 400 nghìn lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi.Bên cạnh đó, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi cũng được tăng cường với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40 nghìn lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam...


Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Thánh hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12).


Nhân dịp này, vào 19 giờ 45 phút cùng ngày, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam cũng sẽ tổ chức công diễn vở kịch “Ba trong một” tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (số 8, đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội)./.
Đỗ Thoa

songchungvoi_HIV
30-11-2014, 13:51
Không kỳ thị và phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

30-11-2014 13:31 - Theo: baohatinh.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1069176384)

Đó là chủ đề của Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được BCĐ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tỉnh phối hợp với huyện Hương Sơn tổ chức sáng nay (30/11).

Đó là chủ đề của Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được BCĐ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tỉnh phối hợp với huyện Hương Sơn tổ chức sáng nay (30/11).
http://baohatinh.vn/img/65/t65734.jpg
Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được những kết quả tích cực. Mỗi năm, Hà Tĩnh ghi nhận mới từ 70 - 90 trường hợp, tương đối ổn định theo từng năm; đạt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư trên địa bàn ở mức dưới 0,12%.
Tuy nhiên, mô hình lây nhiễm HIV đang có sự biến đổi. Đối tượng lây nhiễm đang có xu hướng trẻ hóa. Hơn 87% số người nhiễm có độ tuổi từ 20 - 39 tuổi. Nguyên nhân lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy giảm rõ rệt, nhưng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn đang chiếm ưu thế. 3 năm trở lại đây, số phụ nữ nhiễm HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có xu hướng gia tăng trong cộng đồng.
Dịch bệnh HIV vẫn tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân, đến sự phát triển xã hội, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng đến tương lai giống nòi dân tộc. Để tiếp tục phòng, chống HIV hiệu quả, Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó xác định rõ mục tiêu chung: "Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,12% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển KT-XH (http://citinews.net/kinh-doanh/thong-cao-bao-chi-vbqppl-do-chinh-phu--thu-tuong-chinh-phu-ban-hanh-B3L542I/), ANTT và ATXH".
http://baohatinh.vn/img/65/t65733.jpg
Tại lễ mít tinh hưởng ứng, ông Lê Ngọc Châu (http://citinews.net/xa-hoi/so-y-te-ha-tinh-vao-cuoc-lam-ro-sai-pham-tai-trung-tam-mat-Z3ZRKLY/) - Phó Ban Thường trực BCĐ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tỉnh đề nghị các cấp, ngành, các địa phương, đơn vị tập trung nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, huy động sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân và từng gia đình vào công tác phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục quán triệt, phổ biến các chính sách, chương trình, kế hoạch của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; tăng cường huy động và đầu tư các nguồn lực từ địa phương, đơn vị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Những người nhiễm HIV và gia đình cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống HIV, tự cởi bỏ sự kỳ thị với bản thân, cùng toàn xã hội đấu tranh chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Riêng đối với ngành Y tế, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV và chương trình điều trị Methadone (http://citinews.net/doi-song/thieu-kinh-phi-phong-benh--benh-aids-co-nguy-co-bung-phat-44G664A/) đáp ứng nhu cầu của đối tượng.
Thục Chi

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 09:23
Xóa kỳ thị “kép” để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Báo Tin tức (http://www.baomoi.com/Source/Bao-Tin-tuc/198.epi) - 01/12/2014 06:01
Kỳ thị, phân biệt đối xử sẽ làm cho những người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội; việc giấu giếm bệnh tật sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho cộng đồng. Thế nhưng, tình trạng kỳ thị, phân biệt vẫn đang diễn ra hết sức nặng nề ngay ở gia đình, trường học, nơi làm việc...

Hơn 40% người nhiễm HIV mà không biết


Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng; trong đó, chỉ khoảng 56% số người bệnh biết mình nhiễm HIV. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 6/2014, toàn quốc có hơn 86.700 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV, tương đương 32% số người nhiễm HIV trong cộng đồng. Ngoài những khó khăn về nguồn lực, độ bao phủ các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế, thì sự kỳ thị và phân biệt đối xử đang là một trở ngại lớn ngăn cản các nhóm quần thể nguy cơ, người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV.

http://media.baotintuc.vn/2014/11/30/22/50/HIV.jpg
Cán bộ y tế huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tuyên truyền phòng, chống HIV tại hộ gia đình.Ảnh: Hoàng Cầu - TTXVN




Đánh giá về tình trạng kỳ thị người nhiễm HIV, chị Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Truyền thông, Trung tâm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng, cũng là một người nhiễm HIV, từng được Tạp chí Time bầu chọn là "Anh hùng châu Á" năm 2004 vì nỗ lực nhằm xóa bỏ sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV, cho biết: “So với hơn 10 năm trước, tình trạng kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng đã giảm rõ rệt. Song thực tế, vẫn còn nhiều bệnh nhân đang bị kỳ thị, nhất là tại các vùng ngoại thành, vùng khó khăn”.

Giọng buồn rầu, chị Huệ chia sẻ: “Mới tuần trước, tôi và các bạn trong câu lạc bộ Hoa phượng đỏ đi dự đám tang của 1 người bạn nhiễm HIV ở 1 huyện ngoại thành Hải Phòng. Đám tang ấy rất hiu quạnh, chỉ có vợ con của người đã khuất và mấy người bạn chứ không hề có những người thân khác trong gia đình; cũng vì kỳ thị, không muốn nhiều người biết, bàn tán… nên việc tổ chức đám tang diễn ra vô cùng chóng vánh, bạn tôi mất lúc 16 - 17 giờ nhưng phải hỏa táng ngay lúc 22 giờ và tới 1 - 2 giờ sáng thì tang lễ kết thúc. Ra về, chúng tôi ai nấy đều nặng trĩu tâm sự, không thể ngờ cho đến bây giờ, sự kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn nặng nề đến vậy”.

Là “người trong cuộc”, chị Phạm Thị Huệ cho rằng, việc xóa bỏ sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS cần đến từ hai phía, đó là từ cộng đồng và chính người bệnh. Hiện nay, không ít người bệnh vẫn tự kỳ thị chính mình, vì thiếu kiến thức, mặc cảm nên họ dễ bị tổn thương, không dám công khai danh tính để tiếp nhận dịch vụ điều trị từ các cơ sở y tế.

Đồng tình với quan điểm này, BS Cao Thanh Thủy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, người nhiễm HIV cần phải tự vượt qua sự tự kỳ thị và sự kỳ thị của cộng đồng. Thực tế cho thấy, vì sợ kỳ thị và phân biệt đối xử, còn có những người nhiễm HIV đã và đang tự túc điều trị, rất có thể sẽ gặp phải những BS chưa đủ kinh nghiệm theo dõi và điều trị HIV theo như quy định của Bộ Y tế.

Trong quá trình làm việc, BS Thủy và đồng nghiệp đã tiếp nhận một số người bệnh tự điều trị hoặc được bác sĩ kê đơn và theo dõi không đúng phác đồ… nên đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Có trường hợp đã thất bại điều trị nhưng khi đến BV vẫn khăng khăng tự túc mua thuốc và mong được BS kê đơn, theo dõi. Tất cả chỉ vì họ sợ lộ danh tính nên không muốn khai họ tên, không sử dụng thẻ BHYT và không dùng thuốc miễn phí trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS.


Có “hiểu” mới “thương”


Lý giải về nguyên nhân tình trạng kỳ thị và phân biệt còn tồn tại khá phổ biến, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là vấn đề nhạy cảm; trong đó, có nguyên nhân do nhiều người chưa hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Từ đó, dẫn đến cách phòng vệ quá mức như không ngồi chung bàn, không ăn chung, làm việc chung với người nhiễm HIV. Nhiều chủ lao động còn cho rằng người nhiễm HIV không có khả năng lao động và sáng tạo nên khó có thể duy trì được công việc/nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, đã xảy ra tình trạng người nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong môi trường làm việc, thậm chí bị mất việc làm. Đặc biệt, sự kỳ thị còn xuất phát từ chính bản thân người nhiễm HIV. Khi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, có người đã nảy sinh ý định "trả thù đời", cố tình gây lây nhiễm HIV cho người khác, làm cho vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử càng trở nên trầm trọng hơn…

Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao, cũng như những người nhiễm HIV tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị. Người nhiễm HIV không điều trị hoặc điều trị muộn khi hệ miễn dịch suy giảm mạnh sẽ là nguồn lây hết sức nguy hiểm… Để sớm chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (từ 10/11 đến 10/12) tại Việt Nam năm nay tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

“Ngành y tế sẽ phối hợp với các ban ngành, cùng các địa phương, tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS không chỉ theo chiều rộng mà phải hướng tới chiều sâu. Tập trung vào việc giải thích cho mọi người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV... Khi hiểu rõ về HIV/AIDS thì người dân chắc chắn sẽ tin và không còn sợ lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV nữa”, ông Nguyễn Hoàng Long khẳng định.

Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ rà soát, thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất là các pano, áp phích có tính chất “hù dọa”, làm cho người dân ghê sợ HIV/AIDS một cách quá mức. Đồng thời, tăng cường các thông tin tích cực về đóng góp của người nhiễm HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Tạo điều kiện cho các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong nhà trường, tại nơi làm việc, làm thay đổi cách nhìn và đổi quan niệm của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS…


Phương Liên

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 09:58
Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS01-12-2014 05:55 - Theo: baohatinh.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1682092967)Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nhiều bệnh nhân có H vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh, sống có ích, xây dựng hạnh phúc và tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng. Tuy nhiên, đâu đó, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn trong cộng đồng, cần được xóa bỏ.

Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nhiều bệnh nhân có H vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh, sống có ích, xây dựng hạnh phúc và tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng. Tuy nhiên, đâu đó, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn trong cộng đồng, cần được xóa bỏ.


Có H vẫn có thể sống khỏe, sống có ích…


Không may bị lây nhiễm H từ chồng, từ một giáo viên mầm non, M.A đã bị sự kỳ thị, phân biệt đối xử của các bậc phụ huynh và cả đồng nghiệp. Những ngày đầu, A. sống trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng, nhưng sau khi đến Trung tâm Y tế dự phòng để được tư vấn CSSK và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS thì nỗi khát khao cuộc sống tươi đẹp trong A. tiếp tục trỗi dậy. A. đã tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng; tham gia CLB "Vì ngày mai tươi sáng". Và cũng chính từ môi trường này, A. đã gặp T., một thầy giáo có H. Cả hai yêu thương và cùng nhau xây dựng hạnh phúc.

<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">


http://baohatinh.vn/img/65/t65755.jpg



Hàng ngày, H tận tình chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước

</tbody>
Trong ngôi nhà ấm áp đầy tiếng cười con trẻ, chị A. chia sẻ: Cuộc sống hôm nay của chúng tôi như một phép màu kỳ diệu. Chúng tôi đã sinh được 2 cháu hoàn toàn không nhiễm H., sức khỏe của vợ chồng đến bây giờ vẫn ổn định. Có được cuộc sống này, ngoài khát khao nuôi dưỡng hạnh phúc, sự lạc quan, thì sự hỗ trợ của các chương trình phòng, chống HIV/AIDS rất lớn. Chúng tôi tuân thủ điều trị và thường xuyên cập nhật các thông tin mới liên quan để giúp cho bản thân cũng như gia đình, cộng đồng.


Không chỉ vợ chồng chị A., trong CLB "Vì ngày mai tươi sáng" đã có đến 6 cặp đôi tự nguyện đến với nhau và cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Chị Lê Thị Hương (http://citinews.net/doi-song/hoi-lhpn-ha-tinh-tham-hoi--tang-qua-cho-phu-nu--tre-em-nhiem-hiv-OPQAB6Q/) Mơ ở thôn Kỳ Phong (xã Thạch Đài, Thạch Hà), một thành viên của CLB cho biết: Các bạn thành đôi bây giờ đều có cuộc sống hạnh phúc như bao gia đình khác. Có cặp đã sinh được 2 cháu, có cặp thì mới sinh được 1 cháu nhưng tất cả đều khỏe mạnh. Mừng nhất là các thành viên mới sinh không có H vì các bà mẹ đều được điều trị dự phòng tốt lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.


Có H nhưng vẫn sống khỏe, sống có ích nếu tuân thủ điều trị và sống lạc quan, tích cực. Cô giáo Đỗ Thị Thu Hà ở Trường Mầm non Sơn Kim 1 (Hương Sơn) là một điển hình. Bị lây nhiễm H từ năm 2006, nhưng đến nay cô vẫn khỏe mạnh, xinh đẹp, vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà. Còn nhớ, hồi mới bị nhiễm, khi mà sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn nặng nề thì chính cô là một trong những người dám đối diện với chính mình và xã hội để nói lên những mong muốn tha thiết là chị em hãy biết tự bảo vệ chính mình để không bị lây nhiễm từ chồng, từ bạn tình. Cũng chính thái độ tích cực, đầy trách nhiệm trong tham gia phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng nên mọi người xung quanh đã giang rộng vòng tay cùng cô. Cô được Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện công tác như bao giáo viên khác, vẫn hàng ngày tận tình chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước.


Cô giáo Thu Hà vui vẻ: "Đã gần 8 năm sống chung với H nhưng mình vẫn khỏe mạnh. Bởi thế, mình muốn chuyển tới những người có H một thông điệp: Có H không có nghĩa là hết. Tuân thủ điều trị ARV, sống tích cực thì chúng ta vẫn sống vui, sống khỏe và sống có ích như bao người khác".


Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS


Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhưng thực tế trong cộng đồng hiện nay vẫn còn nhiều người nhận thức chưa đầy đủ về bệnh dịch; vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.


Cách đây chừng một tháng, một cán bộ Làng trẻ mồ côi tỉnh phát hiện một cháu bé bị bỏ rơi trước cổng làng trẻ. Sau khi kiểm tra sức khỏe thì được biết, cháu bị nhiễm HIV. Theo phỏng đoán của nhiều người, có thể cháu bị bỏ rơi vì lý do mắc bệnh.

<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">


http://baohatinh.vn/img/65/t65010.jpg



Cán bộ Hội LHPN Hà Tĩnh (http://citinews.net/doi-song/hoi-lhpn-ha-tinh-tham-hoi--tang-qua-cho-phu-nu--tre-em-nhiem-hiv-OPQAB6Q/) tặng quà cho cháu Võ Phúc Khang, dù chưa đầy tháng nhưng đã nhiễm HIV và bị bố mẹ bỏ rơi, hiện đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Làng trẻ mồ côi tỉnh.

</tbody>
Cũng ngay trong làng trẻ, có hai cháu có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS, cháu lớn học lớp 10, cháu bé học lớp 5. Hai cháu quê ở Kỳ Anh; bố đã mất vì HIV/AIDS; mẹ bị lây nhiễm từ bố. Do bị bạn bè kỳ thị, phân biệt đối xử nên gia đình đã phải gửi hai cháu vào đây để ổn định tâm lý và đảm bảo việc học hành. Từ khi về với làng trẻ, tâm lý hai cháu đã ổn định trở lại, sống vui vẻ, hòa đồng.


Sự kỳ thị với bệnh dịch HIV/AIDS còn diễn ra trong chính những người có H. Anh Phan Văn Tính (http://citinews.net/phap-luat/tien-giang--giet-nguoi-chi-vi-bi-da-gay-rang-HDQ2ZLY/), ở Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) cho biết: "Đáng lo ngại nhất là những người bị H không đối diện với chính mình. Nhiều người giấu bệnh, sống trong lo âu, mặc cảm nên không tốt cho sức khỏe, nhanh suy sụp, mặt khác, nhiều người sống không tích cực, không đề cao trách nhiệm phòng lây nhiễm cho cộng đồng nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ"…


Cần lắm những bàn tay để những người nhiễm H có cơ hội nắm lấy. Đó là thông điệp cuộc sống giúp người có H thêm nghị lực vươn lên, chiến thắng bệnh tật và sống có ích.

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 11:20
“Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

Chủ nhật 30/11/2014 15:46
Phân biệt đối xử làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Đặc biệt, phân biệt đối xử làm những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_30/thu%20truong.jpg


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Lễ mít tinh - Ảnh Thùy Chi

</tbody>
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phát biểu như trên tại Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) năm 2014 vào sáng 30/11 tại Hà Nội.


Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện.


HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam. Đồng thời, khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…


Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, cả nước phát hiện 224.223 trường hợp báo cáo nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617).


Hiện 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo phát hiện người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.


Trong năm 2014, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22.000 bệnh nhân.


Bên cạnh đó, toàn quốc đã có 400.000 lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi.


Đồng thời, tăng cường nhiều hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40 nghìn lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam...
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_30/dieu%20hanh_copy.jpgCác lãnh đạo tham gia diễu hành sau Lễ mít tinh - Ảnh Thùy Chi

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;"></tbody>
Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.


Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Thánh hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12).


Nhân dịp này, vào 19 giờ 45 phút cùng ngày, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam cũng sẽ tổ chức công diễn vở kịch “Ba trong một” tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (số 8, đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội).

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Khong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-HIVAIDS/11895.vgp

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 12:54
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

(01/12/2014 11:00)
LSO-Ðó là một trong những mục tiêu do Ðại hội đồng LHQ đề ra tại Hội nghị cao cấp về phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Ðây cũng là chủ đề phát động của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS (từ ngày 10-11 đến 10-12) nhân Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1-12).

<tbody>
http://baolangson.vn/upload/Nam-2014/Thang-12/1-12/8.jpg

<tbody>
Tư vấn cho người nhiễm HIV

</tbody>


</tbody>
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong năm năm gần đây, dịch HIV/AIDS ở nước ta có xu hướng giảm ở cả ba tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV, số người bệnh chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2013 là hơn 12 nghìn người (giảm khoảng 60% so với năm 2007). Trong giai đoạn này, số người bệnh chuyển từ nhiễm HIV sang AIDS và số người nhiễm HIV tử vong đã giảm 50%. Với những kết quả đạt được, cuối tháng 10-2014 vừa qua, Việt Nam được LHQ chọn là điểm đến khởi xướng cho chương trình mới: 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp và ổn định hay còn gọi là tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế). Theo Phó Tổng Thư ký LHQ, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc (UNAIDS) M. Xi-đi-bê, nếu Việt Nam đạt được ba mục tiêu 90-90-90 thì có thể phát hiện được phần lớn những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được phần lớn những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.


Trong suốt 25 năm đương đầu với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù, tỷ lệ nhiễm mới đã giảm, nhưng một số vùng vẫn có xu hướng gia tăng và sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn hạn chế. Số trường hợp nhiễm mới HIV hằng năm vẫn còn cao trên 12 nghìn người; lũy tích số người nhiễm và người bệnh AIDS tiếp tục tăng cao ở nước ta trên 220 nghìn người. Hình thái lây truyền dịch đã thay đổi, con đường lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục không an toàn đang là con đường chủ yếu khiến dịch ngày càng khó kiểm soát hơn. Tỷ lệ nhiễm mới HIV ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa tiếp tục gia tăng, gây khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ can thiệp. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về dịch HIV/AIDS còn hạn chế và có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Nguồn kinh phí tài trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đang bị cắt giảm nhanh và mạnh, nguồn tài chính trong nước cũng sụt giảm do suy thoái kinh tế... Tất cả các yếu tố đó khiến nguy cơ dịch HIV/AIDS có thể bùng phát, nếu chúng ta không kiên trì và đổi mới phương pháp cũng như triển khai mạnh mẽ các biện pháp can thiệp kịp thời.


Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để thực hiện tốt mục tiêu 90-90-90, cũng như triển khai có hiệu quả mục tiêu của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp trong đó bao gồm: Tiếp tục nâng cao nhận thức và cam kết của lãnh đạo các cấp, các ngành; nhanh chóng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS dựa vào tiền viện trợ sang sử dụng các nguồn tài chính trong nước, chủ yếu là ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, nhất là các cơ sở y tế cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV. Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập, vì lý do nhiễm HIV.


Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn các trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS. Ðáng chú ý, tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tập trung vào các khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao; vào các đối tượng nguy cơ cao nhất như người nhiễm HIV, nghiện chích ma túy, gái mại dâm... Chú trọng các mô hình, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS.


Trong Tháng hành động này, Bộ Y tế tổ chức nhiều hoạt động cao điểm chung quanh Ngày thế giới phòng, chống AIDS. Tổ chức các lễ phát động, mít-tinh, diễu hành; tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; chống kỳ thị phân biệt đối xử, nhất là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm; tổ chức sinh hoạt tại các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng... Xây dựng các cụm pa-nô, khẩu hiệu, treo băng-rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, bến xe, công viên...


Theo Nhân dân điện tử

Charles
01-12-2014, 14:45
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Thứ Hai, 01/12/2014, 07:14 [GMT+7]

Ngày 30-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS (10-11 - 10-12) và Ngày Thế giới phòng-chống AIDS (1-12) năm 2014 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


<tbody>
http://www.baogialai.com.vn/dataimages/201411/original/images1015053_y_te.JPG



</tbody>

Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đang xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Phân biệt đối xử đã làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác. Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS trước hết mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng-chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam; đồng thời khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…

Theo số liệu của Cục Phòng-chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30-9-2014, cả nước hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617). Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm .

Năm 2014, hoạt động phòng-chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22 ngàn bệnh nhân. Trong năm 2014, toàn quốc đã có 400 nghìn lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi cũng được tăng cường với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40 ngàn lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam...

Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Thánh hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng-chống AIDS (1-12).


Theo đcsvn

http://www.baogialai.com.vn/

Charles
01-12-2014, 18:56
Đừng kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS

Giáo dục Thời đại (http://www.baomoi.com/Source/Giao-duc-Thoi-dai/144.epi) - 01/12/2014 17:23

GD&TĐ - Hôm nay (1/12), nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức phiên trao đổi tương tác nhằm tìm hiểu việc chung sống với HIV/AIDS.


http://giaoducthoidai.vn/Uploaded/tranghn/2014_12_01/img3913_AXNG.JPG?width=500
Tiến sĩ Kenvin P.Mulvey – Cố vấn điều trị lạm dụng chất gây nghiện, Cục quản lý Lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần (Mỹ) - phát biểu trong chương trình.


Phát biểu tại phiên trao đổi, Tiến sĩ Kenvin P.Mulvey – Cố vấn điều trị lạm dụng chất gây nghiện, Cục Quản lý Lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần (Hoa Kỳ) – cho biết: Hiện nay, những người bị nhiễm HIV/AIDS vẫn còn bị phân biệt đối xử, thậm chí là kỳ thị.

Thực tế, chúng ta đều biết rằng căn bệnh không có thuốc chữa này chỉ lây lan qua đường máu, lây từ mẹ sang con, quan hệ tình dục,…Với chương trình cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ, chúng ta hãy cùng chung tay để giúp những người bị bệnh dễ dàng hòa nhập cuộc sống, hãy thể hiện bằng hành động của mỗi người, điều đó cũng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Tham gia phiên trao đổi có đông đảo các bạn trẻ, những sinh viên đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trong việc làm thế nào để người bị nhiễm HIV và người không bị nhiễm có thể sống hòa nhập với nhau.
Thực tế, đây cũng là việc làm hết sức khó khăn, bởi căn bệnh này vốn không có thuốc chữa và có thể bị lây nhiễm nếu không có kiến thức về HIV/AIDS.

Những người tham dự đã tích cực phát triển, trao đổi và cân nhắc các chiến lược nhằm giảm sự tổn thương và phân biệt đối xử mà họ thường gặp phải, cũng như chia sẻ những chiến lược để đưa ra giải pháp thực hiện vấn đề này.

Tại chương trình, video “Những người sống với chuyện kể” được sản xuất năm 2010 đã được trình chiếu, thu hút sự quan tâm của mọi người. Đó là những câu chuyện cảm động về thân phận của người Việt Nam dương tính với HIV.

Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi tới cộng đồng thông điệp: Hãy quan tâm tới những người bị HIV, giúp họ sống tích cực hơn cũng chính là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.


http://www.baomoi.com/Dung-ky-thi-nguoi-nhiem-HIVAIDS/82/15401621.epi

Charles
01-12-2014, 21:20
WHO chỉ trích Trung Quốc kỳ thị người nhiễm HIV

01/12/2014 15:01 GMT+7

TTO - Ngày 1-12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hành động khẩn cấp để chống đại dịch HIV/AIDS đang lan rộng tại quốc gia này.



<tbody>
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2014/12/01/PUBh2Qpc.jpg


Hôm nay là ngày thế giới phòng chống HIVAIDS - Ảnh: Reuters


</tbody>

Theo Trung Quốc nhật báo, ông Bernhard Schwartlaender, đại diện WHO tại Trung Quốc, khẳng định chính quyền Bắc Kinh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để ngăn chặn tình trạng virút HIV lây lan và hỗ trợ tốt hơn người nhiễm HIV/AIDS.

“Quan trọng hơn, Trung Quốc cần chấm dứt sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và cộng đồng người có nguy cơ nhiễm HIV cao như người đồng tính nam, công nhân tình dục và người tiêm ma túy”- ông Schwartlaender nhấn mạnh.

Ông Schwartlaender chỉ trích việc nhiều bác sĩ ở Trung Quốc từ chối không chữa trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS vì giới tính khác biệt của họ.

Cùng ngày, Ủy ban Y tế và kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc (NHFPC) thông báo tính đến cuối tháng 10-2014, ở Trung Quốc có tới 497.000 người nhiễm HIV/AIDS, tăng đáng kể so với con số 434.000 người hồi tháng 9-2013.

Tuy nhiên Trung tâm Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS Trung Quốc thừa nhận trên thực tế có tới 810.000 người nhiễm HIV/AIDS ở nước này, bao gồm những người chưa bị phát hiện.
Trong 30 năm qua, ở Trung Quốc có 154.000 người đã thiệt mạng vì AIDS.

Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Trung Quốc (CCDCP) cho biết lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm hơn 90% các vụ lây nhiêm ở nước này.

Nạn phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS ở Trung Quốc rất nghiêm trọng.

Hồi tháng 8, hai hành khách nhiễm HIV đã kiện một hãng hàng không vì không được cho lên máy bay. Tháng trước, hãng hàng không này phải bồi thường cho hai hành khách trên gần 6.000 USD.


NGUYỆT PHƯƠNG
http://tuoitre.vn/tin/

Charles
02-12-2014, 08:51
Phải dùng “mưu kế” đưa trẻ nhiễm HIV đến trường



Gửi 05:52am | 02/12/2014

Có phụ huynh biết con mình “đang ngồi chung lớp với đứa nhiễm HIV” đã phản ứng dữ dội, nhất quyết đòi chuyển lớp cho con, mặc dù thế giới chưa từng ghi nhận trường hợp lây nhau nào từ trẻ sang trẻ.

<center> http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/12/02/1547cf11079c50.img.jpg
Trẻ nhiễm HIV đang được chăm sóc tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân (TPHCM)</center>
Trẻ nhiễm HIV bị từ chối quyền đến trường

Mặc dù nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai nhưng vẫn còn đó những kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đặc biệt con đường đến trường của những đứa trẻ này vẫn còn rất nhiều gập ghềnh trắc trở.

Theo mục tiêu được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020, phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định;

Phấn đấu 90% cơ sở trợ giúp, chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Bên cạnh đó, 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em được đi học theo nhu cầu.

Thế nhưng, qua các số liệu của nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Có khoảng 3% người nhiễm HIV và 4% trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.

BS Đào Thị Huê, Phó giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân, nơi tiếp nhận trẻ mồ côi, bỏ rơi nhiễm HIV tại TPHCM chia sẻ, hiện Trung tâm đang chăm sóc 127 trẻ nhiễm HIV, trong đó trẻ lớn nhất đã được 17 tuổi.

Các cháu đến tuổi đi học đều được học tại trung tâm từ lớp 1 đến lớp 3, từ lớp 4 trở lên các cháu sẽ được học hòa nhập ở các trường công lập. Thế nhưng, để đưa được các cháu có thể học hòa nhập tại trường là cả một chặng đường gian nan.

Dùng "mưu kế" đưa trẻ nhiễm HIV đến trường

Lãnh đạo, nhân viên, giáo viên Trung tâm cùng với các em nhiễm HIV đã phải tốn bao công sức, nước mắt, thậm chí phải dùng “mưu kế” để đạt được mục đích cuối cùng là cho các em nhiễm HIV có quyền được đến trường.

Theo lãnh đạo Trung tâm, ban đầu việc vận động các trường bên ngoài chấp nhận các em là hết sức khó khăn, có lúc tưởng chừng thất bại. Đến khi nhà trường đồng ý tiếp nhận rồi thì Trung tâm phải phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương giữ kín hồ sơ về các em nhiễm HIV, tránh tâm lý hoang mang cho các em học sinh khác.

Thậm chí, các em trong Trung tâm còn phải giả vờ là có cha mẹ làm việc trong quận, các cô bảo mẫu trong Trung tâm đóng vai mẹ đưa đón các em đi học, đồng thời nghe ngóng dư luận và phản ứng của phụ huynh.

Đã có trường hợp phụ huynh biết là con mình “đang ngồi chung lớp với đứa nhiễm HIV” đã phản ứng dữ dội, nhất quyết đòi chuyển lớp cho con.

Không biết bao nhiêu ngày các chị trong Trung tâm phải lặn lội đi thuyết phục các trường phổ thông trên địa bàn, phối hợp cùng Trung tâm chỉ để giúp các cháu được tiếp tục đi học.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt - Trưởng nhóm Nắng Mai - nơi tập hợp các bạn tuyên truyền và giúp đỡ người nhiễm HIV cho biết, có trẻ nhiễm HIV phải trải qua ba lần đi xin học mới được tiếp nhận.

Nhiều trường đồng ý nhận nhưng khi biết được cha qua đời vì bệnh AIDS, họ đã trả bé về cho mẹ. Cho đến khi đến trường khác, gia đình phải khai cha bé qua đời vì bệnh lao mới được nhận vào học.

Mặc dù công tác truyền thông đã được làm rất tích cực nhưng vẫn còn không ít phụ huynh tồn tại những suy nghĩ: Không thể để con mình ở chung với trẻ nhiễm HIV vì sẽ bị lây.

Trong khi, kể từ khi phát hiện HIV/AIDS trên toàn thế giới đến nay, chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp trẻ em nào có nhiễm HIV lây cho trẻ em khác qua tiếp xúc hay sinh hoạt bình thường.

Ước mơ được đến trường của trẻ nhiễm HIV là chính đáng. Bản thân các em không có lỗi khi phải mang trong mình virus của căn bệnh thế kỷ do bố mẹ truyền sang. Tuy nhiên, vì những suy nghĩ sai lệch và kỳ thị, việc trẻ nhiễm HIV được đến trường vẫn còn quá vất vả.

TP.HCM: 4.000 trẻ nhập cư, khó khăn, bị ảnh hưởng bởi HIV được hỗ trợ

Để góp phần bảo vệ quyền của trẻ thuộc các gia đình nhập cư có hoàn cảnh khó khăn, Hội Bảo trợ trẻ em TPHCM đã tổ chức lễ triển khai dự án “Quyền của trẻ em nhập cư có hoàn cảnh khó khăn tại TPHCM”.

Theo đó, dự án có tổng giá trị hơn 9,7 tỷ đồng với sự tài trợ của Hội Hữu nghị Đan Mạch - Việt Nam được thực hiện trong 3 năm (từ tháng 1.2014 – 10.2017) tại 4 quận, huyện trên địa bàn thành phố có đông trẻ và gia đình nhập cư tại quận 7, 8, Tân Phú và huyện Bình Chánh.

Dự án sẽ tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, cung cấp dịch vụ thực hiện các quyền của trẻ em nhập cư có hoàn cảnh khó khăn như giáo dục cơ bản và đào tạo nghề cho trẻ; thực hiện các hoạt động, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phục hồi về mặt xã hội cho trẻ và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, dự án sẽ triển khai các hoạt động như: giáo dục cơ bản, đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phục hồi về mặt xã hội, chăm sóc sức khỏe, cấp chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn…

Ngoài ra, dự án cũng thực hiện các hoạt động tham vấn, hỗ trợ cơ bản, tập huấn kiến thức cơ bản về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.


http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1036461

Charles
04-12-2014, 07:42
Tha thiết mong việc không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không chỉ dừng lại trong ngày hôm nay…

Thứ tư - 03/12/2014 16:52
http://hivquangtri.org.vn/hiv/files/news/thumb/thong-diep-keu-goi-cong-dong-khong-ky-thi.jpg (http://hivquangtri.org.vn/hiv/uploads/news/2014_12/thong-diep-keu-goi-cong-dong-khong-ky-thi.jpg)
Thông điệp không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV


Một người nhiễm HIV là thành viên Câu lạc bộ Yêu thương - câu lạc bộ của những người nhiễm HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Trị, đã tham gia phát biểu ý kiến hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2014 với chủ đề Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS 1/12/2014 đồng thời kêu gọi người nhiễm HIV tích cực chung tay cùng cộng đồng phòng chống HIV/AIDS.

Tại lễ mit-tinh hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV năm 2014 do UBND và Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Hướng Hóa tổ chức vào ngày 22/11/2014, một người nhiễm HIV là thành viên Câu lạc bộ Yêu thương- câu lạc bộ của những người nhiễm HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Trị, đã tham gia phát biểu ý kiến hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2014 với chủ đề Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS 1/12/2014 đồng thời kêu gọi người nhiễm HIV tích cực chung tay cùng cộng đồng phòng chống HIV/AIDS.

Trong phát biểu của mình, thành viên này của Câu lạc bộ Yêu thương nói rõ: HIV là một bệnh truyền nhiễm nhưng không phải dễ lây nếu mỗi người có đủ kiến thức về HIV/AIDS. HIV/AIDS có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Trong những người nhiễm HIV, có người bị lây nhiễm từ tình dục không an toàn, có người bị lây nhiễm từ chồng và ngược lại, có người bị lây nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy và có những trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ,… Và dù với bất cứ nguyên nhân nào thì điều khiến hầu hết những người đã nhiễm HIV day dứt là thiếu hiểu biết về căn bệnh này. Đặc biệt, hoàn cảnh cá nhân được cô kể đã chứng minh sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS là con đường vô hình, là bước đi đầu tiên đưa cô đến thực tế nhiễm HIV cùng những cố gắng giúp cô sống chung với HIV: Tôi biết mình bị nhiễm HIV khi đi khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc vào năm 2012. Khi nhận kết quả xét nghiệm máu, tôi không tin vào điều được các bác sỹ thông báo với mình. Vì muốn có kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, tôi đã đi làm xét nghiệm thêm 2 lần nữa và kết quả cuối cùng vẫn là HIV dương tính. Trên đường về nhà tôi đã ước những gì mình nghe được từ bác sỹ, những gì tôi nhìn thấy trong bản kết quả xét nghiệm máu của mình không phải là sự thật. Mọi thứ trước mắt tôi như sụp đổ hoàn toàn. Công việc, tương lai của tôi rồi sẽ như thế nào? Tôi nhốt mình trong phòng riêng, không ăn uống và thậm chí không nghĩ được gì thêm. Trong cảm giác tuyệt vọng, hàng trăm câu hỏi tại sao ập tới trong đầu và đau đớn nhất là câu hỏi “Ba mẹ, bạn bè tôi sẽ nhìn tôi như thế nào khi biết tôi mắc căn bệnh HIV/AIDS đáng sợ?”. Tôi còn quá trẻ và chưa làm được gì có ích với ba mẹ, gia đình thân yêu của mình nên tôi chỉ có thể khóc và khóc khi không biết cách để nói với ba mẹ, gia đình về việc mình đã nhiễm HIV… Điều may mắn là tôi có người bạn thân luôn động viên tôi đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiếp nhận điều trị với lý lẽ thuyết phục rằng nếu được điều trị thì tôi có thể sống và làm việc trong 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Như thế, tôi có thể làm việc vì chính bản thân mình, giúp ích gia đình và cộng đồng. Vậy là tôi tìm tới các anh, chị tư vấn viên và được giúp đỡ, lấy lại tinh thần, đi tới quyết định nói với người thân trong gia đình về tình trạng nhiễm HIV của mình. Nhiễm HIV với tôi là một cú sốc rất lớn thì với gia đình tôi càng khó chấp nhận nên mẹ tôi đã khóc rất nhiều còn ba tôi thì đã vứt hết quần áo, đồ đạc của tôi ra sân nhà. Tôi như chết lặng trước nước mắt của mẹ và đã nghĩ tới cái chết khi ba không còn nói với tôi câu nào, không còn nhìn tôi, thậm chí xa lánh tôi bởi có thể tôi chết rồi thì ba mẹ tôi sẽ không còn bị nỗi đau có con gái nhiễm HIV giày vò… Nhưng rồi với sự chăm sóc và động viên của mẹ, tôi đã hiểu mình cần phải sống và sống tốt hơn nữa để đền đáp công ơn của ba mẹ nên tôi bắt đầu tiếp nhận điều trị. Từ đây, mỗi khi có thể là tôi nói với ba tôi về HIV và bày tỏ mong muốn được ba tiếp thêm cho tôi nghị lực sống. Đây là thời gian khó khăn nhất của tôi và cả gia đình, nhưng dần dần ba tôi đã hiểu và thông cảm với con gái. Mới nhiễm HIV giai đoạn đầu, sức khỏe của tôi đã khá lên rất nhiều nhờ tình yêu thương của mẹ, của ba và người bạn thân cùng sự giúp đỡ của cán bộ phòng chống HIV/AIDS. Hơn nữa, tôi cũng ý thức được rằng mình cần phải sống, phải khỏe mạnh để ba mẹ yên tâm về mình hơn. Giờ đây, tôi 25 tuổi và chưa lập gia đình riêng, bị nhiễm HIV và tôi đã trở lại với cuộc sống bình thường với gia đình, bắt đầu làm việc và tham gia phòng chống HIV/AIDS như hôm nay, tôi hiểu mình vẫn có thể làm được những điều có ích với sự động viên, hỗ trợ của người thân và những người xung quanh.

Phần cuối trong phát biểu, cô gái trẻ nói trước sự xúc động của nhiều người tại lễ mit-tinh hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV năm 2014 ở huyện Hướng Hóa: Hiện nay trong cộng đồng vẫn còn nhiều người có hành vi nguy cơ nhưng chưa đủ cam đảm tự nguyện xét nghiệm HIV vì sợ ảnh hưởng xấu tới công việc, đời sống, gia đình và bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Vì thế họ chưa có cơ hội để tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Tôi biết mình là người may mắn được xét nghiệm và phát hiện sớm HIV nhưng tôi cũng chưa hoàn toàn tự tin để tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập trở lại với cộng đồng trong khi chính tôi rất muốn được sống, được học tập, được làm việc và được tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Tuy là căn bệnh mà đến nay con người vẫn chưa có vaccine dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu nhưng HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thường ngày như bắt tay, ngồi cạnh nhau, nói chuyện, làm việc chung phòng, học chung lớp, ăn uống chung, dùng chung điện thoại, muỗi đốt và chính sự kỳ thị của những người xung quanh làm người nhiễm HIV tự ti, mặc cảm nên giấu giếm tình trạng bệnh của mình, không tiếp cận với dịch vụ tư vấn, chăm sóc, điều trị cũng như phòng ngừa lây nhiễm HIV qua người khác. Hôm nay, hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS, tôi mong muốn mọi người hãy quan tâm và tìm hiểu thêm về HIV/AIDS để hiểu rõ hơn về các hành vi có thể làm lây truyền HIV/AIDS và biết cách chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Và, tôi tha thiết mong việc không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không chỉ dừng lại trong ngày hôm nay mà sẽ được tiếp tục trong mỗi thái độ, hành động, việc làm của mọi người và toàn xã hội trong tương lai. Thực tế đó chắc chắn sẽ giúp những người nhiễm HIV có thêm niềm tin, sức mạnh để chiến thắng HIV/AIDS và cuộc sống sẽ ngày càng tươi sáng hơn.



Tác giả bài viết: Bội Nhiên

http://hivquangtri.org.vn/

songchungvoi_HIV
05-12-2014, 08:46
“Tôi nhiễm HIV, xin đừng kỳ thị…”TRẦN NGỌC - Thứ Sáu, ngày 5/12/2014 - 02:30
(PL)- Xã hội rất cần những tiếng nói, hành động có tâm, có trách nhiệm để bảo vệ quyền lợi người nhiễm HIV.
Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS diễn ra từ ngày 10-11 đến 10-12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Là người tiếp cận thường xuyên với những người nhiễm HIV, luật sư Nguyễn Thị Ngọc Thu (Văn phòng Trợ giúp pháp lý HIV/AIDS - Hội Luật gia TP.HCM) chia sẻ: “Vẫn còn nhiều cái nhìn vô cảm trước nỗi đau của người nhiễm HIV”.
“Tại sao tôi bị nghỉ việc?”
“Tôi từng làm trong nhà hàng, quán bar, có một thời gian sống buông thả”. Người phụ nữ ngồi đối diện chúng tôi, tên chị là L. (tên đã được thay đổi, ngụ quận 3, TP.HCM), dù đã gần tuổi 40 nhưng chị vẫn còn nét thanh tú của thời trẻ.
Chị L. kể từ khi lấy chồng chị thay đổi cách sống đàng hoàng, ngăn nắp. Chồng chị là tài xế, rày đây mai đó nên bị vướng “căn bệnh thế kỷ”. “Cuối năm 2007, tôi thấy cơ thể có nhiều biến đổi, luôn mệt mỏi nên đi khám, xét nghiệm máu và kết quả nhiễm HIV. Lúc ấy tôi đang có thai con đầu lòng. May mắn thay sau đó con tôi chào đời âm tính với HIV”.
Tháng 5-2011, chị L. xin vào làm ở một công ty ăn uống trên địa bàn quận 3 và được ký hợp đồng lao động. Trong thời gian này, chị còn tham gia công tác xã hội với vai trò hỗ trợ sức khỏe cho những người nghiện ma túy nhiễm HIV. “Vì hoạt động có hiệu quả nên tôi được một tổ chức phi chính phủ mời đi Úc để trao đổi kinh nghiệm với các thành viên nước sở tại đang làm công việc như tôi. Tôi làm đơn xin nghỉ phép và được công ty chấp thuận” - chị L. kể.
Hết phép, chị L. đi làm trở lại. Thế nhưng vừa bước vô cổng công ty chị bắt gặp nhiều ánh mắt ghẻ lạnh của những người làm chung. Cả ngày chẳng ai nói chuyện với chị L. nửa lời. Thấy chị, nhiều người tìm cách tránh mặt. Thậm chí cái ly chị vừa uống cũng không ai dám cầm, chẳng ai dám đứng gần chị. Ngày hôm sau, đại diện phòng tổ chức nhân sự gọi chị L. lên thông báo cho chị nghỉ việc với lý do úp úp mở mở chị nhiễm HIV. “Thì ra trên truyền hình người ta phát về công việc tôi đang chăm sóc cho người nhiễm HIV. Thế là họ sợ không muốn tôi tiếp tục công việc ở công ty. Tôi như ngã quỵ, không biết giải thích thế nào cho họ hiểu” - chị L. nghẹn lời.
Sau đó vài ngày, công ty ra quyết định buộc chị L. nghỉ việc không ghi rõ lý do.

http://plo.vn/uploaded/thanhtung/2014_12_04/13-chot_aqdc.jpg?width=470
Bị đuổi ra khỏi nhà mình
Ở tuổi 46, lẽ ra ông S. (tên đã thay đổi, ngụ quận 2, TP.HCM) đã có một cuộc sống êm đềm bên vợ con; nhưng không, ông đã phải trải qua một giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng nhất trong đời. Hơn 15 năm trước, ham vui với bạn bè, ông đã hơn một lần sử dụng chung kim tiêm ma túy. Hậu quả là ông bị nhiễm HIV khi vừa bước qua tuổi 30. “Hơn 15 năm qua, bệnh tình đã bào mòn cơ thể khiến tôi ốm yếu, gầy gò. Nhưng đau nhất là tôi bị người thân đuổi ra khỏi nhà vì họ không chịu sống chung với người mắc HIV, trong khi căn nhà là tài sản chung do cha mẹ để lại” - ông S. thở dài nhớ lại.
Ông S. nói bệnh hoạn như ông tìm việc làm chẳng dễ. Từ khi bị đuổi ra khỏi nhà ông không có chỗ ở cố định. Nhiều hôm hết tiền bạc, bụng đói, ông S. quay về nhà nhưng vợ chồng em ruột của ông đóng cửa không cho vào, mặc ông năn nỉ, thậm chí khóc lóc.
“Tới ngày cúng giỗ cha mẹ, tôi không dám về đốt cây nhang vì sợ vợ chồng chú em xua đuổi, chửi bới giữa chỗ đông người. Tủi hổ lắm anh à!” - ông S. nói.
Chiếc phao cuối cùng
Lâm vào bước đường cùng, những người nhiễm HIV bị kỳ thị như chị L., ông S. qua giới thiệu của người quen trong giới đã tìm đến Văn phòng Trợ giúp pháp lý HIV/AIDS (thuộc Hội Luật gia TP.HCM); coi nơi đây như một chiếc phao cuối cùng để họ không bị chìm giữa dòng đời.
Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Thu nhớ lại: “Lúc chị L. và ông S. tìm đến, tôi thấy họ gần như tuyệt vọng, bế tắc. Tôi lựa lời an ủi, động viên và quyết tâm giúp họ lấy lại sự công bằng”.
Luật sư Thu đã soạn giúp đơn khiếu nại và đơn kêu cứu cho cả hai, trích dẫn những quy định của pháp luật về cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. “Trong đó Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS được công bố năm 2006 là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng tôi đấu tranh” - luật sư Thu nói.
Luật sư Thu kể chị hướng dẫn chị L. gửi đơn đến chủ tịch UBND quận, chủ tịch Liên đoàn Lao động quận, Phòng LĐ-TB&XH quận và cả công ty nơi chị L. làm việc. Riêng ông S., chị hướng dẫn gửi đơn tới chủ tịch UBND phường và trưởng công an phường nơi ông S. cư trú.
“Tôi cũng trực tiếp gặp đại diện công ty nơi chị L. làm việc, gặp em trai ông S cùng trao đổi, thương lượng, hòa giải để bảo vệ quyền lợi cho cả hai” - luật sư Thu nói.
Cuối cùng, phía công ty nhận ra việc cho chị L. nghỉ là trái luật. Họ chính thức ra văn bản xin lỗi, nhận chị vào làm việc trở lại. Với ông S., vợ chồng người em cũng nhận ra sai trái của mình và đồng ý đón người anh về sống chung hòa thuận trong nhà.
“Bây giờ những người nhiễm HIV như chị L., ông S. đã tìm lại cuộc đời, chúng tôi chẳng có niềm vui nào lớn hơn” - luật sư Thu chia sẻ.



Muốn giảm tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử thì cần tuyên truyền nội dung của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS đến từng người, ở cộng đồng dân cư, công ty, xí nghiệp… Một khi có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS thì mọi người sẽ thay đổi cái nhìn và hành vi đối xử với người nhiễm HIV.
Luật gia PHẠM THỊ HỒNG HƯƠNG, Trưởng Văn phòng Trợ giúp pháp lý HIV/AIDS (Hội Luật gia TP.HCM)


http://plo.vn/suc-khoe/toi-nhiem-hiv-xin-dung-ky-thi-513774.html

songchungvoi_HIV
05-12-2014, 10:43
Người nhiễm HIV/AIDS gia tăng mạnh do sự kỳ thị (http://vnmedia.vn/VN/suc-khoe/tin-tuc/nguoi-nhiem-hiv-aids-gia-tang-manh-do-su-ky-thi-73-3224186.html) (http://vnmedia.vn/VN/suc-khoe/tin-tuc/nguoi-nhiem-hiv-aids-gia-tang-manh-do-su-ky-thi-73-3224186.html)
Cập nhật lúc: 16h20" | 04/12/2014
(VnMedia) - Theo Bộ Y tế, đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10.000 ca nhiễm mới HIV khiến căn bệnh thế kỷ này vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam . Hiện trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đang đứng thứ 5 về số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan).

Nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 (từ ngày 10/11 đến ngày 10/12) và ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12), TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, kỳ thị, phân biệt đối xử là một trong những lý do khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc. .

Vì thế, hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam hướng tới mục tiêu 3 không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS

Năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để cùng nhau chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối người mắc bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, phân biệt đối xử vẫn đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, ở nhiều nơi, nhiều lúc, từ gia đình, nơi làm việc, trường học, công sở và ngoài cộng đồng. Đại dịch HIV/AIDS chỉ có thể chấm dứt khi phân biệt đối xử được chấm dứt.

http://images.vnmedia.vn/images_upload/2014/vnm_2014_9651724.jpg

Sống không kỳ thị để ngăn ngừa đại dịch HIV/AIDS. Ảnh minh họa.


Nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử

Theo Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS:

- Bệnh nguy hiểm: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, nhiều người coi đó là "bản án tử hình" .

- Sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS: Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt... Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm...

- Truyền thông chưa đúng, chưa đủ: Việc truyền thông về HIV/AIDS đã rất nhấn mạnh sự nguy hiểm của HIV/AIDS, đưa những hình ảnh bệnh nhân nặng, gày còm, lở loét.. tạo cho nhân dân suy nghĩ rất ghê sợ về bệnh này. Đồng thời, không giải thích rõ ràng về các đường lây và khả năng lây nhiễm của HIV, tạo cảm giác sợ hãi quá mức đối với người dân, kiến họ xa lánh, kỳ thị. .

- Sự lo lắng, sợ hãi quá mức: Nhiều người không vượt qua được mặc cảm bệnh tật của người nhiễm HIV, tìm mọi cách dấu giếm tình trạng nhiễm HIV của mình, và chịu sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Các hình thức kỳ thị đối với người nhiễm HIV

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.

- Tại gia đình: Trong gia đình có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Có những gia đình còn cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV, hoặc tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung ...

- Tại cộng đồng: Nhiều người có hành vi cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; Thậm chí, có người vứt bỏ các vật dụng mà người nhiễm HIV đã sử dụng, như cốc uống nước, bát đũa người nhiễm HIV đã dùng để ăn...

- Tại các cơ sở y tế: Vẫn còn có nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối, với nhiều biến chứng, lở loét...

- Tại nơi học tập, làm việc, người nhiễm HIV thường bị xa lánh, những người xung quanh ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng.

Phạm Minh

songchungvoi_HIV
09-12-2014, 08:40
Thách thức kỳ thị
Thứ ba,09/12/2014 08:45

<tbody>
"Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS 2014 sẽ kết thúc vào ngày 10-12 tới. Dù đã có nhiều nỗ lực đáng kể nhưng trong thực tế, kỳ thị vẫn là rào cản lớn nhất trong nỗ lực chống lại căn bệnh này.





http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2014/341/2014_341_14_a1.jpg



Chia sẻ và cảm thông



Năm 2014, Chính phủ giao cho 38 tỉnh trên toàn quốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện cho 30.850 bệnh nhân bằng thuốc Methadone. Đến hết tháng 11-2014, theo số liệu từ Cục phòng, chống HIV/ AIDS, các tỉnh đã thực hiện điều trị theo phương pháp này được 23.457 bệnh nhân tương đương 76,04%...




Nhìn chung, tình hình lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Mỗi năm, tại Việt Nam vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. Do đó, HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Mặc dù 25 năm qua, kể từ khi cùng thế giới chống lại căn bệnh này, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, kiểm soát được tốc độ gia tăng của các ca nhiễm mới HIV và giảm số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam. Một trong những điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại.



Đơn giản hoá thủ tục cấp thuốc cai nghiện


Theo Chỉ thị 32/CT-TTg được ban hành mới đây, về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Chủ tịch UBND các cấp phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu. Các tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS phải thiết lập ngay các cơ sở điều trị Methadone. Đẩy mạnh cung cấp thông tin về chương trình điều trị thay thế đến mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ưu tiên cho nhóm đối tượng nghiện ma túy và gia đình họ.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 260.000 người nhiễm HIV. Mặc dù, số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm nhưng tổng số người đang nhiễm HIV ngày càng gia tăng. Hiện có hơn 80% số xã, phường, thị trấn và gần 99% số quận, huyện có người nhiễm HIV.




Đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Đến nay, thế giới có trên 35 triệu người nhiễm HIV hiện còn sống và khoảng 39 triệu người đã tử vong do AIDS. Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á - Thái Bình dương, sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.




Có thể nói, về mặt hệ thống chính sách, pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam những năm qua liên tục được phát triển và hoàn thiện theo hướng tiến bộ, tiếp cận được chuẩn mực của pháp luật quốc tế, tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả căn bệnh HIV/AIDS. Trong đó, như chủ đề của chương trình hành động năm 2014 là ở Việt Nam hoàn toàn nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Chọn chủ đề "Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để cùng nhau chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với người mắc bệnh. Nhưng sự phân biệt đối xử vẫn đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, ở nhiều nơi, nhiều lúc, từ gia đình, nơi làm việc, trường học, công sở và ngoài cộng đồng. Và các giải pháp duy trì bền vững các ứng phó phòng chống HIV của quốc gia, đạt đến đích kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 vẫn đang là một thách thức lớn.


Minh Hoàng
http://daidoanket.vn/


</tbody>

Tuanmecsedec
10-12-2014, 09:15
Nỗi đau mang tên... kỳ thị


QĐND - Thứ tư, 10/12/2014 | 9:4 GMT+7


QĐND - Không phải ngẫu nhiên, lâu nay, khái niệm người “có H ” được thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Nhưng thực tế vẫn còn đó những nỗi đau mang tên... kỳ thị.

Sống chung với kỳ thị

Cuộc hôn nhân đầu tiên của chị Trần Thị Minh T (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị nhiễm HIV khi có bầu bé thứ hai cùng với người chồng của chị bây giờ. Gia đình chồng không chấp nhận chị, vậy là cả nhà 3 người dắt díu nhau đi thuê nhà để ở và mở hàng bán nước. Chị tâm sự: “Lúc đấy tôi chán lắm, tôi định sẽ dùng một liều thuốc phiện thật to để tự tử. Nhưng các bác sĩ tư vấn là tỷ lệ nhiễm HIV cho con là 7%-93%, có nghĩa là nhiều khả năng con tôi không bị nhiễm. May mắn là cháu không bị nhiễm. Thế nhưng cho đến tận bây giờ, mặc dù có bệnh án của bác sĩ khẳng định cháu không bị nhiễm, nhưng ai biết tôi "có H" cũng đều xa lánh cháu”. Chị T đang lo lắng không biết sang năm con gái chị nhập học kiểu gì khi cháu vẫn chưa có giấy khai sinh...


<tbody>
http://image.qdnd.vn//Upload/vietcuong/2014/12/10/31112014vietcuong2085302608.jpg


Gia đình chị Trần Thị Minh T.


</tbody>

Còn một trường hợp khác ở Câu lạc bộ (CLB) Hoa Sen (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) là chị Nguyễn Thị T - một bà mẹ đơn thân rất cố gắng tìm chỗ gửi con gái lên 3 tuổi để có thời gian đi làm kiếm tiền trang trải chi tiêu gia đình. Nhưng đến đâu cũng bị đáp lại bằng những cái lắc đầu, vì con gái chị không may mang trong người vi-rút HIV. Chị T tâm sự, nhiều hội viên của CLB mà chị tham gia có con, dù không mắc bệnh nhưng vẫn rất khó hòa nhập cộng đồng. Có cháu không được đăng ký ăn trưa ở trường mặc dù có lớp bán trú. Có cháu đi học phải ngồi một mình ở cuối lớp...

Không phải ngẫu nhiên, lâu nay, khái niệm người “có H” được thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Trong thực tế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người "có H" đã và đang là chướng ngại làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống HIV/AIDS. Mặc dù Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng xác định rằng, tuy bị nhiễm HIV nhưng người "có H" vẫn có đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ như những công dân bình thường khác, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử một cách nặng nề, tàn nhẫn.

Nhiều người "có H" trong tuổi lao động đang không được học nghề, không có công ăn việc làm và có những người trong số đó bị hắt hủi, xa lánh hoặc sống lay lắt, cùng cực. Thực tế đó làm cho cộng đồng người "có H" càng rơi vào hoàn cảnh tự ti, mặc cảm, khép kín và họ cảm thấy như bị hắt hủi ra bên lề cuộc sống của xã hội. Một số người muốn công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình để mong nhận được sự cảm thông, đồng cảm của mọi người xung quanh, trước hết là người thân trong gia đình, cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc của cộng đồng, nhưng họ còn bị ngăn cách bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử của nhiều người đối với họ, thậm chí của cả người thân trong gia đình.

Những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử của một bộ phận trong xã hội không chỉ làm thay đổi hành vi của người "có H" mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng. Bị cộng đồng ghẻ lạnh, nhiều người có suy nghĩ tiêu cực, tự làm hại bản thân hoặc cố tình gieo rắc bệnh cho người khác qua hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Mặt khác, do mức độ kỳ thị, phân biệt đối xử ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, một số người mắc HIV/AIDS có xu hướng lựa chọn về thành thị để mưu sinh. Nhưng do không có việc làm, nhiều người trong số này bắt đầu tiếp xúc với những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, gây mất trật tự an ninh xã hội.

Phá vỡ sự kỳ thị bắt đầu từ mỗi cá nhân

Ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, đã từng tâm sự: “Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người nhiễm để thông cảm hơn với những hoàn cảnh không may mắn đó. Mỗi người chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Công việc đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS không của riêng ai, một cơ quan, tổ chức nào, mà là trách nhiệm của tất cả mọi người vì nó liên quan mật thiết đến cuộc sống của cộng đồng. Mỗi chúng ta hãy trở thành một tuyên truyền viên mang những kiến thức cần thiết về HIV/AIDS đến tất cả mọi người”. Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người "có H” trước hết đòi hỏi lãnh đạo các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân cần tiếp tục nâng cao nhận thức về HIV/AIDS.

Trong việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người "có H” hoặc người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cộng đồng dân cư có vai trò hết sức quan trọng. Mỗi người dân cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, về các con đường lây truyền và cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và gia đình. Cần phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ người "có H” và gia đình họ, tạo điều kiện cho họ sống hòa nhập với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện chiến dịch toàn cầu: Không kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS do Liên hợp quốc phát động với khẩu hiệu “Sống và hãy cùng sống”.


<tbody>
Hiện nay, bệnh AIDS có thuốc điều trị. Người "có H" có thể được điều trị miễn phí bằng thuốc ARV để kéo dài cuộc sống. Người điều trị đúng, đủ liều có thể sống khỏe mạnh, làm việc như người bình thường tới 30 năm. Ngay cả những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nếu được điều trị dự phòng sớm, hoàn toàn có thể sinh con bình thường, không truyền bệnh cho con.

</tbody>

Bài, ảnh: THU HƯƠNG

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/noi-dau-mang-ten-ky-thi/335663.html
(http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/noi-dau-mang-ten-ky-thi/335663.html)

songchungvoi_HIV
15-12-2014, 11:28
Tạo hiệu ứng xóa bỏ phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV

Thứ sáu 12/12/2014 16:29
Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đã tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, giúp người dân hiểu rõ hơn về ý thức phòng tránh HIV/AIDS và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_12/ong Canh.jpg


Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Hoàng Đình Cảnh trong Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>
Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” diễn ra từ 10/11 - 10/12, đã được triển khai trên diện rộng, thu hút được sự tham gia của các cấp chính quyền và đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS.

Ông Hoàng Đình Cảnh cho hay, hiện trong xã hội, đâu đó vẫn có sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là rào cản rất lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Tuy nhiên, tại các hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm các phòng tư vấn, xét nghiệm, phòng khám ngoại trú cho những người nhiễm HIV/AIDS, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Hàng ngày, Bộ Y tế chăm sóc, điều trị cho hàng trăm nghìn người nhiễm HIV và ở đây họ được hưởng những dịch vụ chăm sóc đặc biệt và “hòa đồng” rất tốt với mọi người.

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS, vấn đề quan trọng là thay đổi suy nghĩ của con người. Trước tiên, phải thay đổi những quan niệm sai lầm, lo lắng thái quá về căn bệnh HIV/AIDS của cộng đồng. Như vậy, cộng đồng cần phải có những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về căn bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân, nhưng không có sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm.

Bên cạnh đó, chính bản thân những người nhiễm HIV cũng cần thay đổi. Thực tế nhiều người nhiễm HIV đã tự kỳ thị bản thân, lẩn tránh, giấu diếm tình trạng bệnh tật của mình vì họ sợ sẽ bị cộng đồng xa lánh, kỳ thị khi biết tình trạng bệnh của họ, nên họ không đến khám sức khỏe, thậm chí không biết mình đã nhiễm bệnh nên đã không phòng tránh cho những người thân.

Ông Hoàng Đình Cảnh cho rằng, khi Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu thiên niên kỷ trong phòng, chống HIV/AIDS thì việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử là rất quan trọng để đạt được mục tiêu này. Nếu không làm được thì sẽ rất khó để đạt được mục tiêu khác trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, bởi sự phân biệt kỳ thị, đối xử làm cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV lẩn tránh, không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc, điều trị nên không biết tình trạng bệnh để điều trị sớm. Chính những người này sẽ là nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng.

“Kỳ thị, phân biệt đối xử còn ảnh hưởng đến quyền của người nhiễm, quyền được học tập, lao động, do vậy, cần phải xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là lực lượng y tế với lương tâm, trách nhiệm, với vai trò và vị trí của mình, hãy quan tâm giúp đỡ những người nhiễm HIV và gương mẫu thực hiện các quy định pháp luật về ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này”, ông Cảnh nói.

Đối với những quy định pháp luật, Việt Nam là một trong những nước có quy định rất tiến bộ trong phòng, chống HIV/AIDS. Luật có quy định rõ, quyền của người nhiễm HIV và quy định chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Tuy nhiên, các quy định có rất nhiều, nhưng vẫn có nơi chưa thực hiện tốt việc thực thi pháp luật. Chẳng hạn như quyền bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, quyền học hành, làm việc… vẫn có lúc bị vi phạm.

Theo ông Cảnh, hiện tại các tỉnh thành đã có các trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý. Tại nơi này, người nhiễm HIV/AIDS, chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ được tư vấn về quyền lợi được hưởng.

Trong trường hợp người nhiễm HIV/AIDS bị phân biệt đối xử, kỳ thị có thể gọi điện cho đến các đường dây nóng hoặc có thể liên hệ với chính quyền sở tại, cơ quan pháp lý gần nhất tại địa phương để có được sự giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Tại các địa phương, các cán bộ y tế, trong các cơ sở giáo dục cần được nâng cao kiến thức, đào tạo để họ tôn trọng quyền của những người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sự hỗ trợ từ hai phía cũng chính là giải pháp hữu hiệu để sớm chấm dứt được tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng...

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
16-12-2014, 09:30
Góp phần giảm kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS

16-12-2014 08:17 - Theo: baophuyen.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1645647072)

Dịch HIV/AIDS xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỷ trước, bắt đầu từ những người nghiện chích ma túy, đàn ông mua dâm và phụ nữ bán dâm. Từ đó có định kiến rằng người nhiễm HIV là những người nghiện chích ma túy hoặc mua bán dâm (nói chung là mắc vào tệ nạn xã hội). Mặt khác, trước đây, nhiễm HIV coi như nhận "án tử hình", rất nguy hiểm và vô phương cứu chữa. Chính vì những suy nghĩ như trên mà người nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề.

Kỳ thị người nhiễm HIV (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/)/AIDS (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/) là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một người hoặc gia đình họ vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS. Sự kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cả cán bộ y tế… gây ra với người nhiễm HIV/AIDS. Sự kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra (tự kỳ thị) vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào, nếu không được xã hội tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải giấu giếm tình trạng bệnh của mình.

Sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi làm xét nghiệm, những người đã nhiễm HIV không dám tiếp cận điều trị để bảo vệ họ và những người khác, làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Trong khoảng 10 năm gần đây, công tác truyền thông đã có nhiều bước chuyển đổi, không còn những hình ảnh chết chóc, bệnh nhân AIDS lở loét toàn thân, gầy trơ xương... tạo sự sợ hãi trong cộng đồng. Chúng ta đã chú trọng đến việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, giải thích rõ những đường lây truyền và đường không lây truyền HIV. Cũng nhờ truyền thông về HIV/AIDS, mọi người hiểu được nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bằng chứng là nhiều người đã sống khỏe mạnh sau 15 đến 20 năm kể từ khi phát hiện nhiễm HIV.

Chúng ta đã tăng cường truyền thông về lợi ích của việc điều trị bằng thuốc kháng virus. Mặc dù đây không phải là thuốc chữa khỏi bệnh AIDS nhưng rất đặc hiệu trong việc ức chế sự nhân lên của virus, làm cho sức khỏe của người nhiễm HIV được nâng lên và không bị mắc các nhiễm trùng cơ hội. Nhiều tấm gương người nhiễm HIV vượt lên số phận, sống có ích cho xã hội, cộng đồng cũng được biểu dương. Những nội dung trên đã được truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng lưới tuyên truyền viên, cộng tác viên đông đảo thuộc nhiều thành phần xã hội.

Nội dung chống kỳ thị và phân biệt đối xử được lồng ghép vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động truyền thông được tổ chức, với sự tham gia của người nhiễm HIV và tạo điều kiện để các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong trường học, tại nơi làm việc… Song song với việc tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình; huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng được người dân mến mộ vào các hoạt động truyền thông, kết hợp với sự thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV/AIDS...

Sau nhiều năm đổi mới trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS từng bước nâng lên, đồng thời tạo sự cảm thông, chia sẻ, tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Kết quả của quá trình này là số người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị hiện nay tăng hơn 20 lần so với năm 2005. Hàng trăm nghìn người có hành vi nguy cơ cao được tư vấn, xét nghiệm HIV mỗi năm. Số người nghiện chích ma túy tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (http://citinews.net/doi-song/thieu-kinh-phi-phong-benh--benh-aids-co-nguy-co-bung-phat-44G664A/) ngày càng tăng. Như vậy, công tác truyền thông đã góp phần quan trọng trong sự thành công chung của công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
HÀ AN

songchungvoi_HIV
17-12-2014, 08:25
Trẻ nhiễm HIV đến trường: “Học chung” nhưng phải dạy riêngThứ Ba, ngày 16/12/2014 07:56 AM (GMT+7)

Đại diện Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, nhiều trẻ em không được đến trường vì bị kỳ thị nhiễm HIV, nhiều trẻ ghi danh đến trường chỉ được chào cờ rồi về.


“Lớp học ghép, hai cháu học lớp 3 ngồi quay lưng với hai cháu học lớp 4. Cùng một lúc, cô giáo dạy cả lớp 3 lẫn lớp 4. Hình ảnh này, tưởng chừng như ở vùng sâu xa hẻo lánh nào đó. Nhưng không, đây là thực tế diễn ra tại thành phố lớn nhất cả nước – TP Hồ Chí Minh”.




Đó là chia sẻ về chuyến đi thực tế của ông Đỗ Hữu Thủy – Trưởng phòng Truyền thông và Huy động cộng đồng, Cục phòng chống HIV/AIDS trong buổi thông tin báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Trao giải báo chí về HIV/AIDS ngày 15/12 tại Vĩnh Phúc.
http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-12-16/1418691399-cggvtre_hiv_prlq.jpg


Các em nhỏ tại Trung tâm Giáo dục (http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc-c216.html) lao động xã hội II tại Ba Vì, Hà Nội - nơi tiếp nhận, chăm sóc trẻ nhiễm HIV mồ côi, bị bỏ rơi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Ông Thủy kể lại, trong lần đi thực tế tại Mái ấm Mai Hòa (TP. HCM), ông chứng kiến trẻ em nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biêt đối xử nên không thể đến trường học bình thường như trẻ em khác.



Bởi phụ huynh học sinh biết là con mình “đang ngồi chung lớp với đứa nhiễm HIV” đã gây áp lực, không cho con em đến trường nữa “nếu có trẻ nhiễm HIV học chung”. Có phụ huynh rút hồ sơ của con em mình, chuyển đến trường khác.




Do sợ mất học sinh, lãnh đạo trường học động viên trẻ nhiễm HIV ghi danh, thứ 2 đầu tuần đến chào cờ xong lại về trung tâm chăm sóc trẻ nhiễm HIV. Trường học cử giáo viên đến Mái ấm Mai Hòa dạy riêng, thay vì dạy các em ở trường học bình thường.




Ông Thủy đồng tình với tâm lý chung phụ huynh, ai cũng muốn con em mình được học ở môi trường tốt, an toàn, không bệnh tật. Tuy nhiên, kỳ thị, phân biệt trẻ bị nhiễm HIV đến mức không cho học chung là “tâm lý thái quá”.




“HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Đến bây giờ trên thế giới chưa có trường hợp nào học sinh lây nhiễm khi học chung”, ông nói.




Cũng theo lời kể của ông Thủy, tại một thành phố lớn khác là Hà Nội - Trung tâm Giáo dục lao động xã hội II tại Ba Vì - nơi tiếp nhận, chăm sóc trẻ nhiễm HIV mồ côi, bị bỏ rơi, các em cũng gặp sự phân biệt đối xử tương tự.




Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Hoàng Đình Cảnh cũng cho rằng, xã hội vẫn còn sự e dè và phòng vệ một cách thái quá đối với người nhiễm HIV.




Ông nói: “Chúng tôi rất buồn khi trẻ em không được đến trường vì nhiễm HIV, hoặc sự phân biệt đối xử, phòng vệ thái quá với người nhiễm HIV. Mong rằng, xã hội thay đổi những quan niệm sai lầm về HIV/AIDS và mở rộng vòng tay với họ”.




Ông Cảnh thông tin thêm, HIV/AIDS là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mỗi năm có trên 2.000 người tử vong. Ở nước ta, mỗi năm phát hiện mới thêm khoảng hơn 12.000 người nhiễm HIV. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 200.000 người nhiễm HIV. Đáng lưu ý, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục đang có xu hướng tăng cao hơn sơ với đường máu.




Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nghiện chích ma túy, mại dâm nữ, mại dâm nam, tình dục đồng giới nam... Ông Cảnh nhấn mạnh, từ 2007 đến nay, chiều hướng của dịch giảm xuống, tạo tâm lý chủ quan cho nhiều người. Một số bộ phận cho rằng “HIV/AIDS ổn rồi, không cần đầu tư nhiều”.


Điều 15, Luật Phòng chống HIV/AIDS:


a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;


b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;


c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;


d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.


Theo Công Thọ (Dân Việt)

songchungvoi_HIV
18-12-2014, 11:18
Em bé 8 tuổi bị cả làng cô lập vì nhiễm HIV


20:41:19 17/12/2014

Một em bé 8 tuổi, sống tại huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã bị cả làng cô lập, gửi thư lên chính quyền địa phương, đòi đưa em ra khỏi làng do em mang trong mình căn bệnh thế kỉ.

Một em bé 8 tuổi, sống tại huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã bị cả làng cô lập, gửi thư lên chính quyền địa phương, đòi đưa em ra khỏi làng.


Vào năm 2011, em Khôn Khôn, 8 tuổi, sống tại huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), sau một lần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe đã được chẩn đoán mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV. Khi thông tin này bị lan truyền ra ngoài, em nhanh chóng bị cả làng cô lập.



http://k14.vcmedia.vn/k:80ggKzSVX6ev8QyoqxKSkcccccccc/Image/2014/12/U11283P1T1D31295734F1394DT20141217142931-926b8/em-be-8-tuoi-bi-ca-lang-co-lap-vi-nhiem-hiv.jpg
Hình ảnh em Khôn Khôn bị cả làng xa lánh.



Được biết em bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ. Khi bố mẹ Khôn Khôn lấy nhau thì mẹ của em đã mang thai em được 3 tháng. Sống với nhau được vài năm thì mẹ của em bỏ đi, bố của em cũng đi làm ăn xa, thỉnh thoảng gửi tiền về cho hai ông cháu sống qua ngày.


Nhưng thật trớ trêu bởi khi nghe tin Khôn Khôn nhiễm HIV, bố của em cũng cắt đứt liên hệ với gia đình. Sau đó, tin tức cậu bé nhiễm HIV cũng nhanh chóng lan truyền khắp làng, khiến cho mọi người trong làng cảm thấy bàng hoàng, rất nhiều người lo ngại vì con mình đã từng chơi đùa với em.


Những người dân trong làng đều kì thị em, cho rằng em là một "quả bom nổ chậm", đồng thời ngăn cấm con mình chơi với Khôn Khôn.



http://k14.vcmedia.vn/k:80ggKzSVX6ev8QyoqxKSkcccccccc/Image/2014/12/U11283P1T1D31295734F21DT20141217142931-926b8/em-be-8-tuoi-bi-ca-lang-co-lap-vi-nhiem-hiv.jpg
Hình ảnh cả thôn họp, ký tên yêu cầu chính quyền đưa em ra khỏi thôn



Ông Lý, một cư dân trong làng cho biết: “Căn bệnh của Khôn Khôn đang mang trong mình là một mối nguy hiểm luôn rình rập con cái chúng tôi, nhỡ may khi những đứa trẻ chơi với nhau, chúng đùa nghịch cắt tay nhau dẫn đến bị lây nhiễm thì sao? Thế nên, chúng tôi hy vọng chính quyền địa phương nhanh chóng giải quyết vấn đề”.



Vào ngày 7/12 vừa qua, cả thôn họp lại để tìm cách giải quyết, cuối cùng đi đến thống nhất cùng nhau kí tên vào đơn gửi chính quyền, tìm cách đưa Khôn Khôn ra khỏi thôn.



http://k14.vcmedia.vn/k:80ggKzSVX6ev8QyoqxKSkcccccccc/Image/2014/12/U11283P1T1D31295734F23DT20141217142931-926b8/em-be-8-tuoi-bi-ca-lang-co-lap-vi-nhiem-hiv.jpg
Giấy xét nghiệm của Khôn Khôn


Chính quyền địa phương sau khi nhận được tin như vậy đã cử cán bộ về làm công tác tư tưởng cho toàn thôn, đồng thời chu cấp sinh hoạt phí, trợ cấp những nhu yếu phẩm cho hai ông cháu Khôn Khôn.


Theo như chính quyền địa phương cho biết: “Hiện tại chính quyền chưa nhận được thư của nhân dân, nhưng không thể chỉ vì những lá thư như vậy mà tước đi quyền bình đẳng của người khác, dù bị nhiễm HIV nhưng họ cũng có quyền bình đẳng, không thể chỉ vì có H trong mình mà ta đối xử khác với họ, chính quyền sẽ cử cán bộ xuống tận địa phương vận động tư tưởng cho bà con, không để tình trạng kỳ thị xảy ra. Đồng thời cũng hy vọng một tổ chức bảo trợ hay thiện nguyện nào đó có thể cho em một mái ấm, dù sao thì ông của em cũng lớn tuổi quá rồi”.




(Nguồn: Sina)


Theo
Đỗ Minh / Trí Thức Trẻ

(http://kenh14.vn/xa-hoi/em-be-8-tuoi-bi-ca-lang-co-lap-vi-nhiem-hiv-20141217050348872.chn)http://kenh14.vn/xa-hoi/em-be-8-tuoi...7050348872.chn (http://kenh14.vn/xa-hoi/em-be-8-tuoi-bi-ca-lang-co-lap-vi-nhiem-hiv-20141217050348872.chn)

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 10:33
Bé 8 tuổi bị cả làng cô lập vì nhiễm HIVThứ năm 18/12/2014 16:31

Ngày 17/12, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã khởi động chiến dịch giáo dục nhận thức tại địa phương sau khi hơn 200 người dân làng ký vào một bản kiến nghị đòi đuổi cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV ra khỏi làng.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_18/em%20be.jpg


Hình ảnh em Kun Kun bị cả làng xa lánh

</tbody>
Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, Kun Kun, cậu bé 8 tuổi ở ngôi làng phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên đã lây nhiễm virus HIV từ mẹ. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh năm 2011, cậu bé đã bị đuổi khỏi trường học và bị dân làng xa lánh. Có người còn gọi cậu là "quả bom nổ chậm".

Kun Kun nhiễm HIV từ trong bụng mẹ. Khi bố mẹ em lấy nhau thì mẹ em đã mang thai em được 3 tháng. Sống với nhau được vài năm thì mẹ của Kun Kun bỏ đi, bố của em cũng đi làm ăn xa, thỉnh thoảng gửi tiền về cho hai ông cháu sống qua ngày.

Khi nghe tin Kun Kun nhiễm HIV, bố của cậu bé đã cắt đứt liên hệ với gia đình. Sau đó, tin tức bé nhiễm HIV nhanh chóng lan truyền khắp làng, khiến cho mọi người trong làng cảm thấy bàng hoàng, rất nhiều người lo ngại vì con mình đã từng chơi đùa với em.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_18/be%202.jpg


Cả thôn đã tổ chức họp, ký tên yêu cầu chính quyền đưa em ra khỏi thôn

</tbody>
Đầu tháng 12 vừa qua, hơn 200 người dân trong làng, bao gồm cả người giám hộ và ông của Kun Kun đã ký vào đơn kiến nghị đòi đuổi cậu bé ra khỏi làng.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương sau khi nhận được tin như vậy đã cử cán bộ về làm công tác tư tưởng cho toàn thôn, đồng thời chu cấp sinh hoạt phí, trợ cấp những nhu yếu phẩm cho hai ông cháu Kun Kun.

Những người nhiễm HIV/AIDS ở Trung Quốc luôn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và kỳ thị rộng rãi, thậm chí các nhân viên y tế đôi khi còn từ chối chạm vào họ.



Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách và điều luật để chấm dứt nạn phân biệt đối xử và kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS, nhưng những quan niệm sai lầm về căn bệnh này vẫn khiến nhiều trẻ em nhiễm bệnh bị cấm đến trường và các bậc cha mẹ bỏ rơi con trẻ.

Trà My

Tổng hợp
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 10:44
Bé trai bị ông nội, cả làng đòi trục xuất vì HIV19-12-2014 10:10 - Theo: kienthuc.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=554166367) Thay vì cưu mang, ông nội và hơn 200 người dân tại một ngôi làng tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) viết giấy kiến nghị trục xuất bé trai 8 tuổi do nhiễm HIV.Cậu bé tội nghiệp có tên Kun Kun. Không may mắn như những đứa trẻ khác, Kun Kun nhiễm vi rútHIV (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/) từ mẹ mình. Năm 2011, các bác sĩ chẩn đoán cậu mang trong mình loại vi rút chết người. Vì lý do này, Kun Kun phải nghỉ học, bị bạn bè và dân làng xa lánh. Thậm chí, đầu tháng 12, ông nội cậu bé cùng hơn 200 người quyết định ký đơn kiến nghị chính quyền không cho phép Kun Kun cư ngụ tại địa phương.

<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13.3333339691162px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/lenguyet/2014_12_19/hivavakienthuc_posf.jpg


Hơn 200 người dân tại ngôi làng ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) điểm chỉ đề nghị chính quyền trục xuất cậu bé nhiễm HIV ra khỏi địa phương.

</tbody>

Lý do khiến dân làng quay lưng với Kun Kun là họ sợ cậu bé là mầm mống lây bệnh cho những người khác. Một người cao tuổi nơi đây cho hay: "Chúng tôi già và không sợ cái chết. Thế nhưng, để Kun Kun sống trong làng không khác nào nuôi mầm bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là bọn trẻ.


Chúng có thể chơi đùa với nhau. Và nếu Kun Kun bị thương, vi rút sẽ theo dòng máu chảy ra và tấn công những đứa trẻ vô tội khác".


Không chỉ chịu sự kỳ thị của những người hàng xóm, Kun Kun còn bị hắt hủi bởi chính ông nội Luo Wenhui (69 tuổi). Ông Wenhui cho hay: "Tôi không ưa gì thằng bé. Khi Kun Kun đến nhà, tôi cho nó ăn. Mỗi lần như vậy, tôi bắt buộc phải quẳng chiếc bát nó vừa dùng. Tôi không hổ thẹn bởi đã già mà vẫn phải cưu mang thằng cháu. Bố nó không đóng góp bất cứ khoản nào dù biết Kun Kun mang trong mình căn bệnh chết người".


Trước phản ứng tiêu cực, trưởng thôn ra sức giải thích cho người dân nơi đây rằng cậu bé không phạm tội. Kun Kun có quyền bình đẳng như bao người khác.



Từ lâu, các đối tượng nhiễm HIV thường chịu sự kỳ thị cao độ từ những người trong cộng đồng. Nhiều công ty từ chối sử dụng lao động nhiễm HIV. Không ít bác sĩ, y tá cũng từ chối điều trị cho những đối tượng này.


Cơ quan chức năng tại Trung Quốc từng ra nhiều chính sách nhằm chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Nhờ vậy, những năm gần đây, người dân bắt đầu cởi mở hơn với những đối tượng không may mắn.

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 11:49
Cậu bé 8 tuổi bị người dân đòi đuổi khỏi làng vì nhiễm HIV

Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2014 | 8:0
Hôm 17/12, chính quyền tại một ngôi làng ở Trung Quốc đã khởi động chiến dịch giáo dục nhận thức tại địa phương sau khi hơn 200 người dân làng ở đây ký vào một bản kiến nghị đòi đuổi một cậu bé 8 tuổi có HIV ra khỏi làng.


http://duongbo.vn/data/data/thuynt/n0103m 2014/2014/201412/T_03/20141219_trungquoc_hiv/20141219_HIV_China.jpg
Học sinh cầm dải ruy băng đỏ hình biểu tượng phòng chống HIV/AIDS trong chiến dịch nâng cao nhận thức về căn bệnh này nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, 1/12/2014 ở tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Những người có HIV/AIDS ở Trung Quốc luôn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và kỳ thị rộng rãi, thậm chí các nhân viên y tế đôi khi còn từ chối chạm vào họ.



Mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách và điều luật để chấm dứt nạn phân biệt đối xử và kỳ thị người có HIV/AIDS, những quan niệm sai lầm đã ăn sâu bén rễ về căn bệnh này vẫn khiến nhiều trẻ em mắc bệnh bị cấm đến trường và các bậc cha mẹ bỏ rơi con cái



Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, Kun Kun, cậu bé 8 tuổi ở ngôi làng phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên đã bị lây nhiễm virus HIV từ mẹ. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh năm 2011, cậu bé đã bị đuổi khỏi trường học và bị dân làng xa lánh. Có người còn gọi cậu là "quả bom nổ chậm."



"Không ai muốn chơi với cháu cả," tờ Nhật báo Nhân dân trích lời của Kun Kun.



Hồi đầu tháng 12 vừa qua, hơn 200 người dân trong làng, bao gồm cả người giám hộ và ông của Kun Kun đã ký vào đơn kiến nghị đòi đuổi cậu bé ra khỏi làng.


Tuy nhiên, trưởng làng cho rằng, Kun Kun hoàn toàn có quyền bình đẳng như những người khác, và "chính quyền địa phương sẽ tiến hành giáo dục nhận thức cho dân làng."



Tổ chức UNAIDS ước tính ở Trung Quốc có khoảng 780.000 người mắc bệnh AIDS hồi cuối năm 2011. Theo hãng tin Xinhua, năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới thăm các bệnh nhân có HIV ở Bắc Kinh và kêu gọi cộng đồng hãy chấm dứt các hành động phân biệt đối xử và kỳ thị, cũng như "dùng tình yêu thắp sáng" cuộc đời bất hạnh của họ

Theo Vietnamplus

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 13:45
200 người ký giấy xin đuổi bé 8 tuổi nhiễm HIV khỏi làngThứ Sáu, ngày 19/12/2014 12:47 PM (GMT+7)

Điều đáng buồn là ông nội của cậu bé cũng đã ký vào đơn đề nghị đuổi cậu bé khỏi làng để “bảo vệ sức khỏe cho dân làng”

Một vụ việc phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV ở Trung Quốc đang gây phẫn nộ mạng xã hội toàn thế giới. Nhiều đầu báo trong nước của Trung Quốc và cả nước ngoài đã đưa tin về câu chuyện đau xót này.


Kunkun (tên nhân vật đã được thay đổi) là một cậu bé khi sinh ra đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV do lây nhiễm từ mẹ. Mẹ của Kunkun đã rời khỏi gia đình vào năm 2006 trong khi cha cậu bé đã “mất liên lạc” sau khi Kunkun được chẩn đoán nhiễm HIV.


Cậu bé bị các trường từ chối cho vào học và người dân địa phương tránh tiếp xúc với cậu bé. “Không ai chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi”, Kunkun nói.


Mới đây nhất, hơn 200 người dân trong làng đã cùng tham gia một cuộc họp và thống nhất ký giấy biểu quyết trục xuất cậu bé 8 tuổi khỏi làng.


"Cậu ấy là một quả bom hẹn giờ. Con gái tôi cũng cùng độ tuổi thắng bé và cùng ở cùng trường nội trú. Điều gì sẽ xảy ra nếu con bé bị thằng bé cắn trong khi chơi? Thằng bé ở đây quá nguy hiểm," He Jialing, một trong những dân làng nói.


Khi sự việc này được báo chí phanh phui, ông ang Yishu, Bí thư làng Shufangya trả lời phỏng vấn cho biết “Những người dân làng thông cảm với cậu bé, cậu ấy vô tội và chỉ là một đứa trẻ, Nhưng việc cậu ấy nhiễm AIDS quá đáng sợ với chúng tôi”




http://eva-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-12-19/1418967929-hiv_1-1dc50.jpg
Sinh viên Trung Quốc dùng dải ruy băng đỏ để ghép thành chữ AIDS khổng lồ tại Hàn Sơn
Thái độ kỳ thị và thiếu tình người của dân làng đối với một cậu bé đáng thương đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội Trung Quốc. “Tại sao lại nhẫn tâm bỏ rơi cậu bé, như vậy là không công bằng”, rất nhiều cư dân mạng bức xúc.


Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS ở Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối ở trường học, bệnh viện, công sở, trở thành một yếu tố cản trở những nỗ lưc chẩn đoán và điều trị. Theo số liệu công bố vào đầu tháng 12/2014 của Ủy ban Y tế quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy có tổng cộng 497.000 người đã được chẩn đoán nhiễm HIV/ADIS kể từ khi trường hợp đầu tiên xuất hiện ở nước này năm 1985.




http://eva-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-12-19/1418967929-hiv_3-1dc50.jpg
Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/ADIS vàtrẻ bị nhiễm HIVvẫn hoành hành ở Trung Quốc bất chấp vô sô chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức tổ chức ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác

Theo H.G (dailymail) (Khám phá)

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 13:51
Trung Quốc: dân làng bỏ phiếu trục xuất bé trai nhiễm HIVPháp luật TPHCM - 2 giờ trước

(PLO) - Vào ngày 18-12, khoảng 200 người Trung Quốc đã cùng ký một lá đơn đòi trục xuất khỏi làng một bé trai nhiễm virus HIV. Thông tin này đã làm sôi sục cộng đồng mạng Trung Quốc và báo chí quốc tế.

Cậu bé có tên Kun Kun đã bị lây nhiễm virus từ người mẹ của mình. Cậu bé phát hiện mắc bệnh vào năm 2011 khi đang được bác sĩ điều trị vết thương.


Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đưa tin, ngay đến ông ngoại của đứa bé cũng đã đồng tình ký đơn đuổi cậu bé ra khỏi làng với lý do "bảo vệ sức khỏe của người dân".
http://toancanhbaochi.vn/pictures/picfullsizes/2014/12/19/dfh1418964528.jpg
Dân làng bỏ phiếu trục xuất bé trai nhiễm HIV Các trường học đều từ chối cho cậu bé nhập học. Trong khi đó, người dân địa phương luôn hắt hủi và xa lánh cậu. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, không một ai chịu giao tiếp với cậu bé. Cậu thậm chí bị dân làng gán cho biệt danh “quả bom nổ chậm”.


Bí thư Chi bộ của ngôi làng, ông Wang Yishu cho hay: "Dù cảm thông với hoàn cảnh cậu bé, vì cậu bé bị lây từ mẹ mình chứ không làm gì nên tội. Nhưng căn bệnh HIV/AIDS mà cậu bé mang trong người quả thật đáng sợ đối với chúng tôi."


Tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết, mẹ của cậu bé đã bỏ nhà vào năm 2006. Trong khi đó người cha của cậu đã “đi biệt tích” sau khi bệnh viện phát hiện căn bệnh của Kun Kun.


Các cư dân mạng Trung Quốc đã phẫn nộ chỉ trích vụ việc này. Họ lên án sự nhẫn tâm, dễ hoảng loạn và thiếu hiểu biết của một bộ phận “rất lớn” người Trung Quốc trước căn bệnh thế kỷ.


Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV / AIDS tại Trung Quốc hiện vẫn còn là một vấn nạn nhức nhối. Sẽ phải cần rất nhiều nỗ lực để giúp cho người dân nước này có cái nhìn thiện cảm hơn đối với người bị mắc bệnh.
Tri Thông

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 14:14
Trung Quốc: Cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị đuổi khỏi làng

19-12-2014 12:53 - Theo: www.tienphong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-210458244)


Hơn 200 cư dân trong ngôi làng ở huyện Xichong, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vừa cùng nhau ký vào một đơn kiến nghị đuổi một cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV ra khỏi làng. Sự việc thu hút hàng ngàn người theo dõi trên các trang mạng và gây bức xúc trong dư luận.


Cậu bé có biệt danh Kun Kun nhiễm HIV từ người mẹ và được phát hiện cách đây 3 năm. Người mẹ và cha dượng đi làm ở các tỉnh khác, cậu bé đang sống cùng ông bà- người từng chăm sóc cha dượng cậu khi còn nhỏ.

Kỳ thị

Việc Kun Kun bị nhiễm HIV khiến dân làng đều kỳ thị, xa lánh và đối xử tệ. Cậu bé không được đi học, chỉ quanh quẩn chơi trong những khu rừng.

"Không ai muốn chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi", Kun Kun nói

Hôm 7/12, 203 cư dân trong ngôi làng đã ký một đơn kiến nghị đòi các chính quyền địa phương đuổi cậu bé ra khỏi làng như một "biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân trong làng và những đứa trẻ khác". Và thậm chí, chính người ông- người giám hộ của Kun Kun cũng ký vào lá đơn này.

Theo những cư dân, Kun Kun đã nhiễm HIV từ người mẹ và giờ đây đang kích động nỗi sợ hãi nhiễm căn bệnh chết người này trong cộng đồng.

Từ Beijing Youth Daily đăng tải một bức ảnh cho thấy Kun Kun đứng cạnh người ông của mình đang ký vào lá đơn. Sau đó, người ông này chỉ nói "chạy về nhà, lên giường, và nằm đó đừng nói gì".

Khi được hỏi tại sao chính người ông chăm sóc Kun Kun cũng kí vào lá đơn, người ông này nói rằng cả ông và vợ đều đã già cả, ốm yếu và không có cách chăm sóc cậu bé. Ngoài ra, họ cũng không hề có tin tức của cha mẹ cậu bé.

"Mọi người đều thương thằng bé, nó vô tội và hơn hết, nó chỉ là một đứa trẻ. Nhưng sự thật thì nói lại nhiễm Aids, điều này quá sợ hãi với dân làng này. Chúng tôi không biết phải làm gì với cậu bé", người đại diện trong làng cho biết.

Những người dân trong làng còn nói với báo chí rằng họ sợ con cái sẽ nhiễm HIV Aids nếu để con chơi với Kun Kun. Thậm chí, một người còn gọi Kun Kun là "bom hẹn giờ".

Thiếu hiểu biết

Trường hợp của Kun Kun đang lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội như weibo,Twitter (http://citinews.net/the-thao/golf-24-7--tiger-woods-co-hlv-moi-BYDYE6Y/). Nhiều người tỏ ra thông cảm với Kun Kun, nhiều người khác bức xúc và chỉ trích hành vi thiếu hiểu biết các cư dân trong làng.

"Điều này chỉ xảy ra với những người thiếu hiểu biết, họ cần phải được bồi dưỡng thêm kiến thức hơn để tránh những tình trạng như vậy", một cư dân mạng bày tỏ."Tại sao cậu bé lại bị đối xử tệ đến vậy, thật không công bằng", một người khác viết.

"Tôi không nghĩ những trường hợp này lại còn tồn tại như vậy. Mọi người ở nông thôn thường không nắm chắc kiến thức về căn bệnh này. Chúng tôi sẽ tiếp tục dùng mạng xã hội để truyền thông điệp, và cũng hi vọng chính quyền địa phương có thể làm gì tốt hơn", một người khác nói thêm.

Theo một quan chức địa phương, họ đang lên kế hoạch để "giáo dục", thay đổi tư tưởng của dân làng. Đồng thời, họ cũng đang tìm cho Kun Kun một chỗ mới khi ông bà cậu đã già cả.

Nhiều người nhiễm HIV vẫn đang bị xã hội phân biệt, đối xử ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, không chỉ ở riêng Trung Quốc.

Hồi tháng 8, hai hành khách nhiễm HIV đã kiện một hãng hàng không Trung Quốc vì từ chối cho họ lên máy bay.

songchungvoi_HIV
19-12-2014, 14:23
Cậu bé 8 tuổi bị dân làng xua đuổi vì nhiễm HIV gây phẫn nộ mạng xã hội Trung Quốc19-12-2014 12:06 - Theo: afamily.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-739265318)
Câu chuyện cậu bé 8 tuổi đã bị trục xuất khỏi một ngôi làng Trung Quốc vì em bị dương tính với HIV đã khiến cộng đồng mạng nước này vô cùng phẫn nộ.
Điều đáng buồn là ông nội của cậu bé, một trong số 200 dân làng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng đã ký vào đơn đề nghị đuổi cậu bé khỏi làng để "bảo vệ sức khỏe cho dân làng".

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Kunkun, một cái tên dùng thay để bảo vệ danh tính cậu bé, đã bị nhiễm virus từ mẹ mình. Cậu bé bị các trường từ chối cho vào học và người dân địa phương tránh tiếp xúc với cậu bé. "Không ai chơi với cháu cả, cháu chỉ chơi một mình thôi", Kunkun nói.

"Những người dân làng thông cảm với cậu bé, cậu ấy vô tội và chỉ là một đứa trẻ, Nhưng việc cậu ấy nhiễm AIDS quá đáng sợ với chúng tôi", Wang Yishu, Bí thư làng Shufangya nói với các tờ báo.
http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/NuDtl90AyfgmPfKAOzOfhv4jN7VDVP/Image/2014/12/hiv_1-1dc50/cau-be-8-tuoi-bi-dan-lang-xua-duoi-vi-nhiem-hiv-gay-phan-no-mang-xa-hoi-trung-quoc.jpg
Sinh viên Trung Quốc dùng dải ruy băng đỏ để ghép thành chữ AIDS khổng lồ tại Hàn Sơn
"Cậu ấy là một quả bom hẹn giờ. Con gái tôi cũng cùng độ tuổi thắng bé và cùng ở cùng trường nội trú. Điều gì sẽ xảy ra nếu con bé bị thằng bé cắn trong khi chơi? Thằng bé ở đây quá nguy hiểm," He Jialing, một trong những dân làng nói.

Mẹ của Kunkun đã rời khỏi gia đình vào năm 2006 trong khi cha cậu bé đã "mất liên lạc" sau khi Kunkun được chẩn đoán nhiễm HIV.

Kunkun đã lẻn vào một cuộc họp đặc biệt của dân làng để thảo luận làm thế nào để trục xuất cậu bé. Những quan chức cao cấp của thị trấn cho biết: "Nói một cách hợp pháp, cậu bé không thể bị trục xuất vì Kunkun có quyền như bao người dân khác trong làng", tờ Global Times (http://citinews.net/the-gioi/trung-quoc-bat-giu-ke-do-tham-tau-san-bay-EY7CV7Q/) đưa tin. Các quan chức dự tính sẽ đến thăm và trò chuyện với dân làng để làm công tác tư tưởng với họ.
http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/NuDtl90AyfgmPfKAOzOfhv4jN7VDVP/Image/2014/12/hiv_2-1dc50/cau-be-8-tuoi-bi-dan-lang-xua-duoi-vi-nhiem-hiv-gay-phan-no-mang-xa-hoi-trung-quoc.jpg
Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/ADIS vẫn hoành hành ở Trung Quốc bất chấp vô sô chiến dịch lớn nhằm nâng cao nhận thức tổ chức ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác
Vụ việc đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội Twitter của Trung Quốc. "Tại sao lại nhẫn tâm bỏ rơi cậu bé, như vậy là không công bằng", một người dùng mạng bức xúc. "Điều này xảy ra là do một số người thiếu hiểu biết và hoảng sợ, một người khác nói.

Theo số liệu công bố vào đầu tháng 12/2014 của Ủy ban Y tế quốc gia và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc cho thấy có tổng cộng 497.000 người đã được chẩn đoán nhiễm HIV/ADIS kể từ khi trường hợp đầu tiên xuất hiện ở nước này năm 1985.

Sự phân biệt đối xử với bệnh nhân AIDS ở Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề nhức nhối ở trường học, bệnh viện, công sở, trở thành một yếu tố cản trở những nỗ lưc chẩn đoán và điều trị. Trong khi đó kiến thức về HIV/AIDS của những vùng nông thôn nghèo như cộng đồng của Kunkun là rất kém. Những nỗ lực của chính quyền để giáo dục mọi người về sự phân biệt đối xử bệnh nhân AIDS thường thất bại.
http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/NuDtl90AyfgmPfKAOzOfhv4jN7VDVP/Image/2014/12/hiv_3-1dc50/cau-be-8-tuoi-bi-dan-lang-xua-duoi-vi-nhiem-hiv-gay-phan-no-mang-xa-hoi-trung-quoc.jpg
Sinh viên Trung Quốc trong một chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV/AIDS tổ chức ở Liêu Thành. Dù vậy, ở những vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc, nhận thức về HIV/AIDS vẫn rất kém "Các chiến dịch công khai không đủ mạnh mẽ để ảnh hưởng đến các khu vực nông thôn và làng xã, đó là lý do tại sao có sự phân biệt lớn ở đó", Tang, một điều phối viên cộng đồng tại văn phòng Côn Minh của nhóm vận độngAIDS Aizhixing nói.


Tố chức phi chính phủ chống phân biệt đối xử Nam Kinh Justice for All đã viết một lá thư cho bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên kêu gọi trừng phạt nhà trường và các quan chức địa phương về vụ việc này. "Chúng tôi không thể tưởng tượng Kunkun sẽ lớn lên và nhớ lại những trải nghiệm đau buồn của tuổi thơ như thế nào", bức thư viết.
Theo CNN/Dailymail

songchungvoi_HIV
23-12-2014, 08:59
Hãy đồng cảm với những người nhiễm HIV/AIDSCập nhật: 21:34, Thứ 2, 22/12/2014
(ANTV) - Nhiễm HIV/AIDS đã là một bất hạnh, không chỉ với người mắc mà với cả gia đình họ.


Những người nhiễm H thường phải đối diện với sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng, khó khăn trong tiếp cận điều trị, nguồn thuốc hay việc làm.

Chính những điều này đã trở thành rào cản lớn trong công tác phòng chống, đẩy lùi căn bệnh thế kỷ.

Cùng chia sẻ và đồng cảm với những người nhiễm H là thông điệp mà ANTV muốn đề cập trong chuyên mục An ninh với cuộc phát sóng vào 20h45 ngày 25/12.



<tbody>
<iframe allowfullscreen="" class="Iframe-set-antv" frameborder="0" height="330" src="http://antv.gov.vn//ajax/PluginPlay.aspx?urlfile=VIDEOS/2014/12/22/hiv.mp4&urlimg=/Article/thuylinh/2014/12/22/20141222161453774758_vlcsnap-2014-12-22-16h10m26s207.png" style="width: 470px;"></iframe>

</tbody>

http://antv.gov.vn/donxem/hay-dong-cam-voi-nhung-nguoi-nhiem-hiv-aids/129573.html

songchungvoi_HIV
23-12-2014, 11:19
Trung Quốc cam kết chống phân biệt người nhiễm HIV

23-12-2014 10:30 - Theo: tuoitre.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-431455821)



TT - Bộ Y tế Trung Quốc vừa cam kết chăm sóc y tế cho cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV bị dân làng trục xuất khiến dư luận bức xúc.

http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2014/12/23/nnZgKVGk.jpgCậu bé Khôn Khôn luôn phải sống trong cảnh cô đơn vì sự kỳ thị - Ảnh: Daily Mail

<table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="desc_image slide_content" 0px;="" font-family:="" inherit;="" font-size:="" 13.3333339691162px;="" font-style:="" margin:="" outline:="" padding:="" vertical-align:="" baseline;="" border-spacing:="" 0px;"="" width=""><tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13.3333339691162px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;"></tbody></table>
Theo Trung Quốc Nhật Báo (http://citinews.net/the-gioi/quan-chuc-trung-quoc-mua----xac-chet-cho-du-chi-tieu-F7U7TWA/), Bắc Kinh khẳng định sẽ cung cấp chi phí khám chữa bệnh, sinh sống cho bé Khôn Khôn thuộc huyện Tây Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Chính quyền cũng sẽ đảm bảo cho Khôn Khôn được đi học.

Tuần trước, 203 người dân ngôi làng nghèo ở Tây Sung, trong đó có ông La - ông nội Khôn Khôn, đã ký vào lá đơn kiến nghị đòi trục xuất cậu bé 8 tuổi ra khỏi làng. Cậu bé bị phát hiện nhiễm HIV khi nhập viện vì một tai nạn. Từ lúc đó con trai ông La không trở về nhà, còn mẹ cậu bé đã bỏ đi từ năm 2006. Gia đình chỉ còn lại ông lão 69 tuổi và đứa bé nhiễm HIV. Cả thôn không ai muốn tiếp xúc với Khôn Khôn và ông La.

Chẳng ai thèm mua heo và lương thực do ông La nuôi dưỡng, trồng trọt. Trường học cũng không dám nhận Khôn Khôn. Nhiều người dân làng gọi cậu bé là “trái bom nổ chậm”. “Con gái chúng tôi cũng cỡ bằng tuổi nó. Gia đình lo sợ nếu lỡ con bé bị thằng nhỏ cắn trúng thì biết phải làm sao? Ðứa nhỏ này nguy hiểm lắm” - một thiếu phụ gần nhà ông La lo lắng.

Cách hành xử của người dân huyện Tây Sung đã vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận Trung Quốc. Theo Thời Báo Hoàn Cầu (http://citinews.net/the-gioi/skds-luon-mong-muon-duoc-nhan-phan-hoi-tu-ban-doc--YVQHBBQ/), hiện cơ quan chức năng Tứ Xuyên đang điều tra vụ việc. Ðại diện Liên Hiệp Quốc (http://citinews.net/doi-song/tren-71--nan-nhan-cua-bao-luc-gia-dinh-la-phu-nu--tre-em-gai-CBV3L3A/) (LHQ) ở Trung Quốc cũng bày tỏ “sự lo ngại lớn” về tình trạng của bé Khôn Khôn. “Nạn phân biệt đối xử là kẻ thù lớn nhất đối với cuộc chiến chống HIV/AIDS” - LHQ nhấn mạnh.

Bộ Y tế Trung Quốc cũng khẳng định sẽ điều tra khắp đất nước để phát hiện thêm các trường hợp phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Trên thực tế, nạn kỳ thị người nhiễm HIV vẫn còn rất nghiêm trọng ở Trung Quốc. Theo thống kê của LHQ, có 780.000 người nhiễm HIV đang sinh sống tại Trung Quốc. Họ luôn bị những người xung quanh xa lánh.

Ðặc biệt tại các vùng nông thôn bệnh nhân bị cách ly hoàn toàn khỏi cuộc sống thường nhật. Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời giáo sư xã hội học Cảnh Quân thuộc ÐH Thanh Hoa cho biết đa số dân Trung Quốc vẫn thiếu hiểu biết về HIV/AIDS. Trong khi đó nhà nước không có những biện pháp hỗ trợ cần thiết cho người nhiễm HIV.

ÐÔNG PHƯƠNG

songchungvoi_HIV
23-12-2014, 11:45
Chính phủ Trung Quốc can thiệp vụ trục xuất bé trai nhiễm HIVThứ ba 23/12/2014 11:02

Ngày 22/12, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức vào cuộc, cam kết hỗ trợ y tế và trợ cấp sinh hoạt cho cậu bé 8 tuổi dương tính với HIV đang bị cả làng dọa đuổi khỏi nơi sinh sống.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_23/tq.jpg


Cậu bé Kun Kun đã được cam kết hỗ trợ y tế và trợ cấp sinh hoạt - Ảnh: AFP

</tbody>

Theo China Daily, Bắc Kinh cũng đảm bảo Kun Kun sẽ được đi học sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cậu bé đang gặp khó khăn trong việc tìm một ngôi trường chịu nhận cậu vào học.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Trung Quốc đảm bảo sẽ chỉ đạo kiểm tra khắp Trung Quốc để phát hiện bất kỳ trường hợp vi phạm chính sách chống phân biệt đối xử của nhà nước như trường hợp của Kun Kun.

Trước đó, khoảng 200 người dân tại một ngôi làng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, bao gồm cả người bảo hộ là ông của cậu bé đã ký một bản kiến nghị đuổi Kun Kun ra khỏi làng.

Ông của cậu bé là La Văn Huy cho biết, sở dĩ ông chịu ký kết vào bản kiến nghị bởi “hy vọng rằng điều đó sẽ khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn” và mong rằng cháu ông có thể nhận sự chăm sóc tốt hơn từ nơi nào đó khác.

Kun Kun nhiễm HIV từ mẹ, hiện cậu bé sống với người ông 69 tuổi sau khi cha mẹ em bỏ làng đi kiếm việc làm ở Quảng Châu. Dân làng nơi em ở gọi em là “quả bom nổ chậm”, đe dọa đến sức khỏe của họ, và xa lánh Kun kun vì căn bệnh thế kỷ.

Vụ việc bé Kun kun đã gây nên làn sóng tranh luận gay gắt trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc về sự phân biệt đối xử đối với người có HIV cũng như sự hiểu biết của người dân về căn bệnh này.

Liên Hợp Quốc cũng đã ra bày tỏ sự quan ngại khi nhận được báo cáo về trường hợp của bé Kun Kun và khẳng định: “Sự kỳ thị và phân biệt đối xử là những kẻ thù lớn nhất của chúng ta trong cuộc chiến nhằm chấm dứt HIV”.

Trong thông cáo báo chí ngày 22/12, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về AIDS/Kiểm soát và Phòng ngừa STD Wu Zunyou khẳng định: "Sinh hoạt hàng ngày của một người nhiễm HIV không ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác và quyền của người bị bệnh được pháp luật, các quy định bảo vệ”.



Trà My

Theo CNN/China Daily/AFP

Tuanmecsedec
27-12-2014, 08:40
Hãy để người có HIV được sống


07:00 | 27/12/2014

(PetroTimes) - Từ khi phát hiện bệnh nhân Việt Nam nhiễm HIV đầu tiên. 24 năm, khoảng thời gian những người nhận được thông báo nhiễm HIV như nhận được “bản án tử hình” phải chịu ghẻ lạnh, thờ ơ, xa lánh của cộng đồng. Nếu có khác chỉ là từ hình thức công khai sang âm thầm nhưng không kém phần cay nghiệt. Đối với những người có HIV, cuộc sống nói chung vẫn là chặng đường “xa ngải” vốn đã gian nan càng gian nan, đặc biệt là về tinh thần.



Có HIV, không cúng giỗ

Cho đến bây giờ, sau khi chồng chị Đỗ Thị Hương, sinh năm 1980 ở Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội đã mất được gần 10 năm thì vẫn có người ác ý miệt thị rằng: “Đường quang không đi lại quàng bụi rậm”. Năm 2000, mặc dù biết rõ mười mươi người yêu nghiện ma túy nhưng chị vẫn lấy làm chồng với hy vọng bằng tình yêu thương, chị sẽ thuyết phục anh “đoạn tuyệt” hẳn với chất gây nghiện, bởi nó là nguyên nhân làm tan vỡ bao nhiêu gia đình hạnh phúc.Thế nhưng dường như “số phận” chẳng chiều lòng chị, khi cưới chồng về được thời gian ngắn chị động viên chồng đi cai nghiện, hy vọng về người chồng hoàn lương sắp đến gần thì chị hay tin chồng chị có HIV. Trời đất như sập dưới chân chị! Và điều đó càng khủng khiếp hơn khi chính chị cũng lây HIV từ anh. Nhưng điều khiến chị đau lòng hơn cả, muốn “chết đi được” là đứa con trai duy nhất của anh chị, sinh năm 2001 cũng đã nhiễm HIV từ mẹ.Điều trị đến năm 2005, tức là sau đúng 5 năm trọn nghĩa vợ chồng thì chồng chị mất. Sau khi chồng mất, cuộc sống của người có HIV, chị mới “cảm” được thực sự bởi trước đó vì lo cho chồng, con mà chị không để ý mọi chuyện xung quanh.


http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/chudiepquynh/122014/12/14/_MG_1993.jpg

Các bác sĩ đang tư vấn cho một bệnh nhân nhiễm HIV


Chị ruột của chồng chị, dẫu trước đây khi chồng chị còn sống, cũng không đến nỗi nào trong chuyện ứng xử, cũng yêu thương, giúp đỡ chồng chị trong thời gian bệnh tật, cũng chăm lo cho cháu những khi anh chị vắng nhà. Nhưng sau khi chồng chị mất đi, thì sinh ra hờ hững với mẹ con chị, đôi khi còn mỉa mai, miệt thị. Tuy nhiên, kỳ thị nhất phải kể đến bác ruột của chồng chị. Đúng hôm anh mất được 100 ngày, gia đình làm lễ có mời bà con họ hàng, bác ruột của chồng chị bảo: “Không phải làm cỗ cúng kiếc gì hết vì ăn những cỗ cúng ấy vào, con cháu, họ hàng lại lây nhiễm HIV”.Đau đớn nhất là con trai chị học ở trường, bị các bạn xa lánh, “tẩy chay” vì bị… SIDA. Có lần, con chị chạy về hỏi: “Mẹ ơi, SIDA là bệnh gì mà mỗi lần con đến gần là các bạn chạy toán loạn và hét ầm lên sợ hãi: “Ối thằng SIDA đến chạy đi không nó lây vào người”.Bế tắc, khổ đau tột cùng! Nhưng chị vẫn cắn răng chịu đựng để tiếp tục vừa điều trị bệnh cho mình, cho con vừa bảo đảm cuộc sống bằng việc “chạy chợ” bán cá mỗi ngày.

Ai cho chúng tôi sống?

Như chị Hương, nhiều người có HIV khác cũng đang phải chịu sự kỳ thị nặng nề đến mức tưởng như có lúc chỉ còn cách… chết để giải thoát bản thân. Anh Phạm Tùng Dương, sinh năm 1983 cũng ở Long Biên, Hà Nội cũng là một ví dụ như vậy. Năm 1999, sau khi trở về từ trại cai nghiện ma túy, trong một lần đi khám sức khỏe, anh như “chết đứng” khi được bác sĩ thông báo nhiễm HIV, mặc dù trước đó, anh cũng đã hình dung ra điều này bởi đám bạn nghiện của anh không ai là không gặp kết cục ấy.

Chán nản, hối hận về một thời hư hỏng chơi bời, như để kết thúc cuộc sống nhanh hơn, “giải thoát” bản thân khỏi những đau đớn thể xác và tinh thần một cách chóng vánh hơn, anh lại chìm ngập vào ma túy và lấy đó làm “cứu cánh” cho cuộc đời.Nếu như trong một ngày, ngay cả với người nghiện cũng có lúc phải tỉnh táo để sinh hoạt, để nhận biết những thứ xung quanh.

Nhưng riêng với anh, lúc nào cũng trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê vì phê thuốc. Anh không muốn thoát khỏi tình trạng ấy để nhận ra mình chỉ là cái xác không hồn và đang chờ đợi tiếng gọi của… thần chết.Sau khi đi cai nghiện về, anh xin vào làm việc tại một xưởng in với công việc thích hợp. Phần vì ái ngại về nhân thân, phần muốn sống một cuộc sống của người bình thường nên anh đã giấu nhẹm mình là người có HIV.

Tuy nhiên, chỉ được vài tháng, không hiểu sao chủ xưởng phát hiện ra, vậy là anh bị nghỉ việc theo yêu cầu của chủ để “bảo đảm an toàn” cho những người cùng làm việc tại xưởng.Rút kinh nghiệm với việc giấu mình là người có HIV, lần xin việc tiếp theo, anh Dương giới thiệu luôn mình là người có HIV ngay khi mở đầu câu chuyện để hy vọng sự thẳng thắn, đường hoàng của mình có thể là tác nhân làm những nhà tuyển dụng sẵn sàng tiếp nhận.

Nhưng hình như càng công khai, kết quả xin việc của anh càng khó khăn, mới chỉ nghe giới thiệu câu đầu tiên, họ đã chối đây đẩy việc tiếp nhận anh vào làm. Kể cả chủ một doanh nghiệp là họ hàng thân thích của anh cũng đã làm điều này một cách nhẫn tâm khi nói: “Thà tôi cho chú tiền còn hơn cho chú làm việc ở đây. Bởi chắc chắn sự xuất hiện của chú sẽ làm những người làm việc ở công ty của tôi “chạy” hết.

Cho nên chú cầm tạm ít tiền và đi chỗ khác nhé”.Không có việc làm cũng có nghĩa không có thu nhập để anh Dương duy trì sự sống. Quan trọng hơn là không có nơi nào trong xã hội, cộng đồng sẵn sàng tạo cho anh niềm tin để làm lại cuộc đời. Anh bảo: “Cuộc sống của người có HIV thật vất vả, đi đến đâu bị kỳ thị đến đó, không có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

Vậy thì với những người có HIV như chúng tôi nên sống hay nên chết? Nếu sống, ai cho chúng tôi sống?”.Đến bây giờ anh Dương vẫn chưa xin được việc ở đâu, phải sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của bố mẹ. Anh thấy cuộc sống bế tắc chẳng khác gì như khi anh đang chìm đắm trong ma túy.

Kỳ thị làm gia tăng người có HIV

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay tình trạng kỳ thị người có HIV vẫn diễn ra nặng nề trong xã hội. Đây chính là nguyên nhân khiến cho số người có HIV gia tăng nhanh chóng do họ không dám tiếp cận những dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, đồng thời chính tâm lý phải chịu kỳ thị dễ dàng đẩy họ vào chỗ làm càn lây nhiễm HIV cho người khác.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế khẳng định, để dẫn đến sự kỳ thị như vậy, sở dĩ bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: coi HIV/AIDS là bệnh nguy hiểm, không có thuốc chữa; đã mắc là chỉ có… chết nên thà tránh xa những người có HIV còn hơn là chia sẻ với họ.

Thứ hai, hiểu biết của mọi người về HIV/AIDS chưa thấu đáo, cho rằng bệnh dễ lây, kể cả qua đường tiếp xúc thông thường như ăn uống, dùng chung đồ sinh hoạt, bắt tay… và là bệnh gắn liền với các tệ nạn xã hội vì vậy phải phân biệt đối xử để “phòng” bệnh.Thứ ba, công tác truyền thông chưa đúng, đủ, cụ thể chỉ nhấn mạnh vào sự nguy hiểm, hình ảnh đáng sợ của bệnh nhân mà không giải thích, hướng dẫn rõ ràng về các hình thức có thể lây bệnh, làm cho người dân ghê sợ người có HIV.

Cuối cùng xuất phát từ chính những người có HIV là chấp nhận sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị và tìm mọi cách giấu diếm tình trạng nhiễm HIV của mình…Theo ông Nguyễn Hoàng Long, để giải quyết tình trạng kỳ thị trên đây, giải pháp quan trọng nhất là chú trọng công tác truyền thông để phản ánh khách quan đời sống của người có HIV cũng như những gì liên quan đến HIV. Từ đó có thể phòng chống HIV/AIDS hiệu quả.Còn Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Chỉ khi nào sự phân biệt đối xử với người có HIV chấm dứt thì đại dịch HIV/AIDS mới chấm dứt”.


<tbody>
Mỗi năm, với khoảng 10.000 ca nhiễm mới HIV, đã khiến Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về người có HIV, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.Vì vậy, hướng tới mục tiêu 3 không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, Bộ Y tế đã chọn chủ đề cho năm 2014 là “Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để cùng nhau chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối người mắc bệnh.

</tbody>

Tú Anh

http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/hay-de-nguoi-co-hiv-duoc-song.html

(http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/hay-de-nguoi-co-hiv-duoc-song.html)

songchungvoi_HIV
28-12-2014, 10:39
Nhiều người lo sốt vó vì lỡ chung đụng với người đàn bà nhiễm HIV


Chủ Nhật, 28/12/2014 10:41 AM

(Suckhoemoitruong.com.vn) - Câu chuyện về chị nhiều người vẫn kể lại, như một bài học về nỗi đau và sự thủy chung, khi mà cơn bão HIV càn quét qua những xóm làng nghèo khó ở Quảng Ngãi.

Câu chuyện về chị nhiều người vẫn kể lại, như một bài học về nỗi đau và sự thủy chung, khi mà cơn bão HIV càn quét qua những xóm làng nghèo khó ở Quảng Ngãi.



Dù câu chuyện ấy đã xảy ra hơn một năm về trước, khi người đàn bà ấy đã kết thúc cuộc đời mình trong tăm tối đớn đau tại một mái tranh nghèo, và hai trong số những người đàn ông đã từng mặn nồng với chị cũng đã lìa đời, nhưng nỗi ám ảnh thì vẫn còn mãi… Nỗi đau của cơn bão bệnh tật ấy phủ ập xuống xóm nghèo một tấm màn đen u ám.





http://khampha.vn/upload/4-2013/images/2013-12-08/1386485600-nhiem-hiv-1.jpg
Ngôi nhà đã bỏ hoang của chị Bùi Thị Biển. Ảnh T.G.


Đáng trách hay đáng thương?


Mặc dù nhiều câu chuyện đã được nhắc tới, nhiều khẩu hiệu đã được đưa ra, nhiều bài học đã được nói đến về căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Nhưng ở một xóm nghèo của huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) người ta chỉ được biết đến căn bệnh ấy từ một câu chuyện có thật, nạn nhân là người thân quen với họ. Nơi ấy, một làng quê vốn thanh bình, yên ả, đẹp lạ thường với những cánh đồng lúa chín vàng bát ngát. Ngôi nhà của chị Bùi Thị Biển khá bề thế nhưng lại bừa bộn, cỏ mọc um tùm vì đã lâu vắng bóng người ở. Đây cũng chính là nơi chị Biển đã sống những ngày tháng cuối đời trong sự xa lánh của bà con, hàng xóm láng giềng và sự hận thù của những người đàn ông đã từng chung chạ với chị. Bởi họ cho rằng chị đã gieo cho họ cái chết.


Theo những lời kể đầy cảm thông của những người dân nơi đây, thì chị Biển là nông dân hiền lành chân chất, sống có tình có nghĩa và luôn giúp đỡ mọi người. Chị lấy chồng đã được mười lăm năm, tuy không khá giả nhưng vợ chồng chị hết mực thương yêu nhau. Họ sống bên nhau thật hạnh phúc êm đềm và có được ba người con. Thế nhưng, bi kịch đã đổ sập xuống cuộc đời người phụ nữ tần tảo này vào đầu năm 2005, khi trong một cơn lũ tràn về bất chợt, anh đã lao mình xuống dòng nước lũ rồi mất hút mãi mãi khi cố vớt chiếc ghe bị chìm cho nhà hàng xóm.
Từ ngày người chồng mất đi, bao gánh nặng đè lên đôi vai gầy của chị vì phải lo trả khoản nợ mà anh chị đã vay mượn làm nhà và nuôi 3 con ăn học. Mỗi buổi sáng, chị lặn lội vài chục cây số xuống tít tận vùng biển mua cá, tôm ngược vùng núi bán. Rồi nhiều lúc đêm về, nằm một mình mà chị thương cho số phận của mình, thương cho ba đứa con nhỏ dại không được sự chăm sóc của người cha. Cùng với đó, số tiền nợ đã đến hạn phải trả, mà chị chẳng thể nào kiếm được số tiền dư dả để trả khoản nợ kia.


Khó khăn, vất vả cùng những áp lực cơm áo gạo tiền, dù vậy sắc đẹp trời cho của người đàn bà ở độ tuổi gần tứ tuần vẫn rực rỡ, làm say mê bao con mắt của những gã đàn ông hám của lạ trong vùng. Nhưng đời có ai học được chữ ngờ, chị đã buông mình, chùng bước trước những biến cố ấy của cuộc đời. Tận dụng nhan sắc vốn có của mình, chị đã chung đụng với nhiều người đàn ông, từ làm nông, buôn bán đến công chức "ham của lạ" để có tiền tiêu xài và trả nợ. Quãng thời gian ấy của chị quả thực rất đáng phê phán, bởi dù có lý do gì để biện minh đi chăng nữa, thì đó là điều không thể chấp nhận được.



Chuỗi ngày tăm tối và một kết thúc tất yếu


Cái giá mà chị phải trả cho những ngày sống sa đoạ này là căn bệnh HIV/AIDS. Lần ấy, chị bị sốt, trong khi tiến hành xét nghiệm máu, các bác sỹ đã phát hiện ra sự thật phũ phàng. Mặc dù biết trước nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc chung đụng với nhiều người đàn ông là rất lớn và đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận hung tin, nhưng người phụ nữ này vẫn không tránh khỏi cú sốc khi cầm trên tay tờ giấy xét nghiệm. Sau cái ngày biết hung tin định mệnh ấy, đã có thời gian khá dài, chị Biển đã sống trong trầm uất và đau khổ. Ngày nối ngày chỉ có nước mắt và uất hận làm bạn cùng với chị…





http://khampha.vn/upload/4-2013/images/2013-12-08/1386485600-nhiem-hiv-2.jpgNhiều người phụ nữ khu Tây, Sơn Tịnh kể lại câu chuyện đau lòng này với chúng tôi. Ảnh T.G.

Và rồi chẳng biết vì sao mà mọi người dân trong làng đều biết. Những người đàn ông từng chung chạ với chị đã bỏ của chạy lấy người cùng nỗi hoang mang đến tột cùng. Biết căn bệnh thế kỷ đang từng ngày ngấm ngầm cấu xé, bào mòn sức lực của cơ thể khiến chị Biển tuyệt vọng và bế tắc vô cùng. Dẫu nhận được sự an ủi, động viên của người thân nhưng sự ghẻ lạnh, dè bỉu, xa lánh, những lời kỳ thị cay nghiệt của bà con, hàng xóm láng giềng là điều làm chị càng thêm đau đớn.


Một năm sau, chị tạm biệt cõi đời trong đau đớn, lặng lẽ, để lại "nỗi oan tình" và manh mối danh tính những người đàn ông "ham của lạ" đã đi qua cuộc đời chị. Cái tin chị chết vì bị nhiễm HIV lan truyền nhanh đến chóng mặt, đâu đâu người ta cũng bàn tán xôn xao về danh tính của những người đàn ông từng chung đụng với chị đang mang án tử bổng treo lơ lửng trên đầu. Trong lúc những đứa con chị rơi vào cảnh túng quẫn, tủi nhục thì ở các gia đình của những đàn ông từng gắn bó mặn nồng, chung đụng với chị càng dậy sóng. Các bà vợ khóc lóc, vặn hỏi thì các ông chồng gãi đầu, gãi tai, quanh co chối tội.


Đỉnh điểm dư luận xung quanh câu chuyện này là khi hai người đàn ông từng "thề non hẹn biển" với chị Biển lần lượt qua đời chỉ sau cái chết của chị vài tháng. Chưa có gì chứng minh hai người đàn ông này bị lây nhiễm HIV từ chị, chỉ biết rằng sau khi chị chết, họ bị rơi vào trầm cảm, hoảng hốt, sợ hãi, lo buồn, suy sụp tinh thần trông thấy rồi qua đời nhanh chóng. Cái chết của hai người đàn ông này càng khiến dư luận không ngớt lời bàn tán, nhiều người còn đưa ra dự đoán về danh sách những người đàn ông tiếp theo đã từng ăn nằm với chị sẽ bị "án tử".


Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Lê Quang Quỳnh, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Ngãi kể lại rằng ngay sau khi ghi nhận trường hợp chị Biển bị nhiễm, trung tâm đã tuyên truyền và vận động chị đến Trung tâm nhận thuốc, nhưng chị chỉ đến một lần rồi thôi. Với tình trạng bệnh của chị Biển lúc ấy, nếu điều trị đúng theo phác đồ, chị có thể kéo dài thêm được sự sống, nhưng có lẽ vì sự suy sụp tinh thần lẫn búa rìu của dự luận nên chị Biển đã ra đi một cách nhanh chóng như vậy. Cũng theo bác sĩ Quỳnh, có thể còn rất nhiều người đàn ông khác từng chung đụng với chị Biển nghi mình nhiễm, nhưng vì sợ tai tiếng nên vẫn không dám đi xét nghiệm để được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho gia đình và xã hội.



"Nếu như HIV là án tử thì sự kỳ thị là bản án chung thân, đẩy người ta vào ngõ cụt. Muốn giảm kỳ thị, trước hết bản thân người bệnh phải thoát khỏi sự mặc cảm để tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và phòng chống HIV/AIDS. Thật ra cuộc sống không ai hoàn hảo cả, ai cũng từng mắc sai lầm. Đừng bỏ cuộc quá sớm khi mọi thứ vẫn còn có thể! Mong rằng những con người vô tội ấy biết chấp nhận thực tại và đối đầu với tương lai đầy gian nan vất vả phía trước. Hy vọng rằng, mọi người hãy đồng cảm, chia sẻ để những con người ấy vơi đi nỗi đau, có đủ bản lĩnh vững vàng để vượt qua tất cả", bác sỹ Quỳnh chia sẻ thêm.




Theo Gia Ly (Gia đình & Xã hội)

songchungvoi_HIV
31-12-2014, 15:52
Phòng, chống HIV/AIDS: Nâng cao kiến thức để xóa bỏ kỳ thị31-12-2014 14:00 - Theo: baophuyen.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=850602093)Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đã tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, giúp người dân hiểu rõ hơn về ý thức phòng tránh HIV/AIDS và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.

http://baophuyen.com.vn/upload/Images/2014/Thang%2012/31/Chong-ky-thi141231.jpg
Nguồn: Internet
Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay với chủ đề "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" diễn ra từ ngày 10/11 đến 10/12, đã được triển khai trên diện rộng, thu hút được sự tham gia của các cấp chính quyền và đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS.

Tại các hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm các phòng tư vấn, xét nghiệm, phòng khám ngoại trú cho những người nhiễm HIV/AIDS, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Hàng ngày, Bộ Y tế chăm sóc, điều trị cho hàng trăm nghìn người nhiễm HIV và ở đây họ được hưởng những dịch vụ chăm sóc đặc biệt và "hòa đồng" rất tốt với mọi người.

Ông Hoàng Đình Cảnh cho hay, hiện trong xã hội, đâu đó vẫn có sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là rào cản rất lớn trong công tác phòng, chống HIV/ AIDS. Theo ông Cảnh, để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/ AIDS, vấn đề quan trọng là thay đổi suy nghĩ của con người. Trước tiên, phải thay đổi những quan niệm sai lầm, lo lắng thái quá về căn bệnh HIV/AIDS của cộng đồng. Như vậy, cộng đồng cần phải có những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về căn bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân, nhưng không có sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm.

Bên cạnh đó, chính bản thân những người nhiễm HIV cũng cần thay đổi. Thực tế nhiều người nhiễm HIV đã tự kỳ thị bản thân, lẩn tránh, giấu giếm tình trạng bệnh tật của mình vì họ sợ sẽ bị cộng đồng xa lánh, kỳ thị khi biết tình trạng bệnh của họ, nên họ không đến khám sức khỏe, thậm chí không biết mình đã nhiễm bệnh nên đã không phòng tránh cho những người thân.

Ông Hoàng Đình Cảnh cho rằng, khi Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu thiên niên kỷ trong phòng, chống HIV/ AIDS thì việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử là rất quan trọng để đạt được mục tiêu này. Nếu không làm được thì sẽ rất khó để đạt được mục tiêu khác trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, bởi sự phân biệt kỳ thị, đối xử làm cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV lẩn tránh, không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc, điều trị nên không biết tình trạng bệnh để điều trị sớm. Chính những người này sẽ là nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng.

"Kỳ thị, phân biệt đối xử còn ảnh hưởng đến quyền của người nhiễm, quyền được học tập, lao động, do vậy, cần phải xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là lực lượng y tế với lương tâm, trách nhiệm, vai trò và vị trí của mình, hãy quan tâm giúp đỡ những người nhiễm HIV và gương mẫu thực hiện các quy định pháp luật về ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này", ông Cảnh nói.

Đối với những quy định pháp luật, Việt Nam là một trong những nước có quy định rất tiến bộ trong phòng, chống HIV/AIDS. Luật có quy định rõ, quyền của người nhiễm HIV và quy định chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Các quy định có rất nhiều, nhưng vẫn có nơi chưa thực hiện tốt việc thực thi pháp luật. Chẳng hạn như quyền bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, quyền học hành, làm việc… vẫn có lúc bị vi phạm.

Theo ông Cảnh, hiện tại các tỉnh, thành đã có các trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý. Tại nơi này, người nhiễm HIV/AIDS, chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ được tư vấn về quyền lợi được hưởng. Trong trường hợp người nhiễm HIV/AIDS bị phân biệt đối xử, kỳ thị có thể gọi điện đến các đường dây nóng hoặc có thể liên hệ với chính quyền sở tại, cơ quan pháp lý gần nhất tại địa phương để có được sự giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Tại các địa phương, cán bộ y tế trong các cơ sở giáo dục cần được nâng cao kiến thức, đào tạo để họ tôn trọng quyền của những người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sự hỗ trợ từ hai phía cũng chính là giải pháp hữu hiệu để sớm chấm dứt được tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng...


"Thế giới đã trải qua hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS. Bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản lớn khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, khiến việc phòng, chống HIV/AIDS rất khó khăn và kém hiệu quả.

Tại Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai. Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống... Tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối... Tại nơi học tập, làm việc, người nhiễm HIV thường bị xa lánh. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng.

Để tiến đến kết thúc đại dịch HIV/AIDS, Chương trình phối hợp về HIV/AIDS củaLiên Hợp Quốc (http://citinews.net/the-gioi/quoc-vuong-malaysia-danh-gia-cao-quan-he-doi-tac-voi-viet-nam-LJGIUVI/) (UNAIDS) đã đưa ra mục tiêu "ba không," bao gồm: Không có trường hợp nhiễm HIV mới; không có người tử vong vì HIV/AIDS; không còn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS".
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long (http://citinews.net/doi-song/-khong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-hiv-aids---24-11-2014--67VN2MI/),

Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
- Nguồn: suckhoedoisongTHÙY CHI

Charles
03-01-2015, 08:19
Đối xử nhân văn với 26.000 người nhiễm HIV/AIDS
Cập nhật ngày: 01/12/2014 14:17


<tbody>
http://baothainguyen.org.vn/UserFiles/image/xh1%2825%29.jpg


Chăm sóc trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP HCM).

</tbody>

Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2014 đã được phát động có chủ đề: “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS". Đây là sự hiện thực hóa mục tiêu “Ba không: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” mà Liên Hợp Quốc đã lựa chọn cho các chiến dịch phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu. Thực tiễn cho thấy, muốn thực hiện thành công mục tiêu này, cần thiết phải có một quyết tâm rất lớn trong việc xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Với việc phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12/1990, tuy muộn hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng Chính phủ Việt Nam đã sớm thể hiện quyết tâm rất mạnh mẽ trong việc ngăn chặn căn bệnh thế kỷ này thông qua việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách; đồng thời tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS đều khắp từ Trung ương tới địa phương. Bên cạnh đó, Chính phủ đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp, đầu tư kinh phí, nhân lực, huy động nguồn tài trợ quốc tế, kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng cho công tác đấu tranh phòng chống HIV. Nhờ vậy, chúng ta đã làm chậm lại quá trình lây lan của đại dịch, số ca nhiễm HIV phát hiện mới trong vòng 7 năm trở lại đây có xu hướng giảm dần.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV/AIDS ở mức cao, với khoảng 12.000-14.000 ca/năm.

Tính đến hết tháng 9 năm nay, cả nước có khoảng 260.000 người nhiễm HIV. Trong đó hơn 86.700 bệnh nhân đang được điều trị ARV. Số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là gần 69.620 người, trên 70.730 trường hợp đã tử vong. Điều đáng nói là HIV/AIDS đã có mặt ở khắp các địa bàn dân cư với 100% số tỉnh, 98% số quận/huyện và 78% số xã/phường có người mắc. Có những xã, thôn bản, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao gấp trên 10 lần so với trung bình toàn quốc. Đặc biệt là ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi người dân hiểu biết hạn chế và dịch vụ, nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị HIV. Kỳ thị, phân biệt đối xử cũng làm cho việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng rất khó khăn.

Nhiều người biết mình nhiễm HIV, nhưng vì sợ kỳ thị, phân biệt đối xử mà không dám sử dụng dịch vụ điều trị ARV... Thực trạng này còn là rào cản lớn đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động... đã được pháp luật bảo hộ, đồng thời bỏ phí một nguồn lực lớn do không phát huy hết tiềm năng của người nhiễm HIV, bởi họ vẫn có một thời gian dài để cống hiến cho xã hội.

Việc chọn chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay là “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS" cho thấy quyết tâm chính trị của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh thế kỷ, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho con người. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này không hề đơn giản, nhất là khi từ năm 2016, kinh phí phòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm mạnh từ ngân sách trong nước cũng như viện trợ quốc tế. .. Trong khi đó, sự lây lan HIV/AIDS tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu tập trung trong các nhóm nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và mãi dâm, quan hệ đồng tính nam và sự liên hệ qua lại giữa các nhóm này, gồm việc dùng chung dụng cụ tiêm chích và tình dục không an toàn.

Không kỳ thị, không phân biệt đối xử, giúp người có HIV, người nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, sống giữa tình yêu thương, chia sẻ của gia đình, người thân và xã hội bằng cách tạo nhiều cơ hội cho họ được điều trị ARV, Methadol là một chủ trương rất nhân văn, nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS. Mục tiêu cao cả ấy cần được quán triệt và triển khai một cách thực sự, trách nhiệm và hiệu quả. Muốn vậy, công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức cho mỗi người là yêu cầu hết sức bức thiết, cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và mỗi nhà, mỗi người, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ra khỏi cộng đồng./.


Nguồn: VOV.vn
http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/xa-hoi/doi-xu-nhan-van-voi-26000-nguoi-nhiem-hivaids-222431-85.html

songchungvoi_HIV
08-01-2015, 09:22
Gian nan đường đến trường của hai “chiến binh tí hon” không may có “H”19:45 PM, 07-01-2015
(ĐSPL) - Không may bị lây nhiễm HIV từ bố mẹ, em H.A. (8 tuổi) và em N.P. (14 tuổi) cùng ở Hưng Yên, phải chịu sự kỳ thị, ghẻ lạnh từ cộng đồng xung quanh, ngay cả quyền được tới trường của các em cũng bị ngăn cản. Nhưng, khát vọng tới trường cùng nỗ lực vươn lên của bản thân H.A. và N.P. đã làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng về hai em.


Điều này, khiến không ít người ví H.A. và N.P. là những “chiến binh” quả cảm, đi đầu trong cuộc chiến chống lại nạn kỳ thị của cộng đồng đối với những người không may nhiễm HIV.


http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/357/2015/1/7/hiv.jpg
Chị Nguyễn Thị H. và em H.A..


Đường đến trường đầy “giông bão”
Tôi gặp H.A. và N.P. trong hội nghị tổng kết Dự án và công bố kết quả nghiên cứu xây dựng mạng lưới tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng do trung tâm Tư vấn Pháp luật (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/) và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, trực thuộc Hội Luật gia (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/hoi-luat-gia/) Việt Nam tổ chức. H.A. và N.P. (đều đến từ Hưng Yên), kể về con đường đến trường đầy giông bão của mình, không gian hội nghị như lắng lại. H.A. và N.P. có thân hình nhỏ và gầy hơn bạn bè cùng trang lứa. Nhưng, ánh mắt của hai em thể hiện một nghị lực sống và quyết tâm lớn.

Câu chuyện của các em kể đã khiến đại biểu ở đâu đó trong góc hội trường có những giọt nước mắt lăn vội, những tiếng thút thít khóc. N.P. là một bé gái thuỳ mị, em bị nhiễm HIV từ bố mẹ mình. Bố mẹ N.P. đã chết vì AIDS khi em chưa tròn 1 tuổi. Cái chết của bố mẹ N.P. đã từng gây rúng động ở tỉnh Hưng Yên. Cũng vì thế, N.P. đã được dư luận cho rằng, bị nhiễm HIV từ mẹ và ngay từ nhỏ em đã trở thành nỗi ám ảnh của cả cộng đồng. N.P. ở với ông nội là Nguyễn Minh T.. Đến tuổi đi học, N.P. rất muốn được đến trường như các bạn cùng lứa.

Thương cháu, ông T. đã đi đăng ký học cho N.P., nhưng đã bị dư luận phản đối một cách quyết liệt. Theo ông Nguyễn Minh T., chính quyền thì lưỡng lự, nhà trường thì thờ ơ, còn dư luận thì “nổi sóng”. Phụ huynh nhất quyết gây sức ép với chính quyền, nhà trường để chống lại đến cùng việc đi học của N.P.. Sau khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng, N.P. được đi học, nhưng dư luận vẫn phản đối với những cách thức khủng khiếp. Nhiều phụ huynh đã liên kết với nhau cho rằng, việc N.P. đi học sẽ lây bệnh cho con họ. Nhiều người tuyên bố thẳng thừng, N.P. đi học, họ sẽ cho con nghỉ. Thậm chí, có hẳn âm mưu cố tình vu vạ cho N.P. để chính quyền và nhà trường đưa ra quyết định buộc N.P. thôi học.


http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/357/2015/1/7/hiv1.jpg
Ông Nguyễn Minh T. (ông nội của N.P.) kể lại chặng đường đến trường của N.P..


Quãng thời gian đầu đến trường với N.P. thực sự là những ngày khó khăn. N.P. bị bạn bè xa lánh. N.P. ngồi học bàn riêng, không bạn nào trò chuyện cùng. Mọi thứ N.P. dùng không bạn nào động tay vào từ bàn ghế ngồi đến cốc uống nước. Ngay cả các thầy cô giáo đã nhận N.P. vào học cũng sợ hãi không dám gần gũi N.P.. Nhiều phụ huynh đã liên tục viết đơn vu cáo N.P. đánh bạn, cắn, cấu các bạn cùng lớp. Ngay cả những lúc N.P. nghỉ học, trong các đơn thư của phụ huynh gửi lên nhà trường và chính quyền vẫn cho rằng, N.P. cắn bạn chảy máu. Tất cả phụ huynh đều cấm con mình chơi với N.P.. Kể lại về thời điểm đó, N.P cho rằng: “Cháu rất thích chơi với các bạn, nhưng các bạn xa lánh, cháu rất buồn. Nhưng, cháu vẫn thích được đến trường nên vẫn đi học đều đặn”.

Như trường hợp của N.P., con đường đến trường của H.A. cũng đầy trắc trở. H.A. nhiễm HIV từ mẹ ngay từ khi chào đời. Khi H.A. được hơn 3 tháng tuổi thì bố cháu mất, được 1 tuổi thì mẹ qua đời vì bệnh AIDS. Từ đó, H.A. bị hàng xóm nhìn với ánh mắt đầy nghi kị. Theo như chị Nguyễn Thị H. (SN 1971), bác của H.A., lúc lên 4 tuổi, gia đình (http://www.doisongphapluat.com/gia-dinh/) xin cho H.A. đi học mẫu giáo, thầy cô nhất quyết từ chối. Họ cho rằng, nhận H.A. thì các phụ huynh khác sẽ không cho con họ đến trường. Gia đình tuy thương H.A. nhưng không biết cách đòi quyền được học của cháu. Khi H.A. được 8 tuổi, đòi được đi học, gia đình quyết định xin cho cháu nhưng chính quyền và nhà trường lờ đi. Do đó, đến 8 tuổi mà H.A. vẫn không được đến trường.

Những “chiến binh tí hon”

Không phải ai cũng đủ nghị lực để vượt lên sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng khi đã không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Không chỉ dám đối diện với sự kỳ thị mà bằng sự nỗ lực của mình, H.A. và N.P. đã làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về những người nhiễm HIV.

N.P. nhớ lại: “Cháu chỉ biết cặm cụi học tập và nhìn các bạn vui đùa là cháu vui. Càng ngày, cháu học tốt lên, nhiều bạn trong lớp bắt đầu trò chuyện với cháu. Sau 5 năm học, học lực của cháu đều đạt loại giỏi. Thầy cô, bạn bè từ chỗ xa lánh, giờ rất quan tâm đến cháu. Các bạn vẫn hay đến nhà cháu chơi và bố mẹ các bạn cũng cho cháu đến nhà chơi nên cháu thấy rất vui”. Cũng theo ông nội của N.P., thì giờ đây các bạn đều rất quý N.P., do cháu có năng khiếu về văn nghệ nên mọi hoạt động văn nghệ của trường cháu tham gia tích cực. Thầy cô giáo thường xuyên động viên, nhắc nhở N.P. mặc ấm kẻo ảnh hưởng đến sức khoẻ và còn giao cho N.P. kèm cặp, giúp đỡ các bạn có học lực kém. Đến giờ N.P. được nêu gương là học sinh hiếu học, có ý thức vươn lên khó khăn để học giỏi. Năm nào, N.P. cũng nhận được học bổng của quỹ khuyến học.

Với H.A. thì khác, nhờ sự giúp đỡ của luật sư (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/luat-su/) Nguyễn Quang Chiến và trung tâm Tư vấn Pháp luật (http://tuvan.doisongphapluat.com/) và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS, H.A mới được đi học. Tuy nhiên, việc hoà nhập của H.A. với các bạn hiện nay rất khó khăn. Trò chuyện với H.A., tôi được biết, H.A. đã đi học được 2 tuần. H.A. được bố trí ngồi một mình ở bàn cuối cùng của lớp. Trong hai tuần, chỉ có một bạn đến trò chuyện; giờ ra chơi, H.A. ngồi một mình và nhìn các bạn vui đùa. “Cháu rất thích đi học và rất vui vì được ngồi trong lớp nghe cô giáo giảng bài”, H.A. nói.

Cũng theo chị Nguyễn Thị H., từ khi được đi học, H.A. rất vui. Mặc dù, các bạn vẫn chưa chơi với H.A., nhưng cháu vẫn thích đến trường. Quãng đường từ nhà đến trường của H.A. gần 2km nhưng H.A. vẫn xin được tự đi học một mình, không cần ai đưa đón. H.A. rất có ý thức, đến lớp rất ngoan. “Thấy cháu vui khi đi học nên chúng tôi cũng thấy rất vui. Hy vọng, sau này, thầy cô và các bạn không còn kỳ thị các cháu”, chị H. bộc bạch.



Quyền con người bị xem nhẹ

Để được đến trường, H.A. và N.P. phải cần đến sự giúp đỡ của trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS. Nói về việc đấu tranh cho cháu H.A. và N.P. đi học, luật sư (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/luat-su/) Trịnh Quang Chiến, người trực tiếp tham gia vào hai vụ việc trên chia sẻ rằng: Mọi việc không hề đơn giản như ta thấy. Để đấu tranh cho quyền lợi của hai cháu được học, đến trường, chúng tôi đã phải căn cứ vào luật pháp và phân tích, giải thích cho chính quyền, nhà trường hiểu được vấn đề. Lúc đầu, bản thân nhà trường cũng phản đối kịch liệt. Nhưng sau, họ nhận thức được và đồng ý. Gốc của vấn đề là hiện nay nhận thức về quyền con người và bệnh HIV trong cộng đồng còn chưa cao, dẫn tới giấc mơ đến trường của nhiều em nhỏ nhiễm HIV càng trở nên xa xăm.
TRINH PHÚC

songchungvoi_HIV
19-01-2015, 19:44
Chuyện đẫm nước mắt của những số phận không may nhiễm “H” (http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/chuyen-dam-nuoc-mat-cua-nhung-so-phan-khong-may-nhiem-h-a79391.html)18:44 PM, 19-01-2015
(ĐSPL) - Những người nhiễm HIV bị xâm phạm đến quyền lợi, trong đó có quyền dân sự đang là một cản trở lớn trên con đường hoà nhập với cộng đồng và vươn lên trong cuộc sống của họ. Mặc dù nhận thức về người nhiễm HIV đã có biến chuyển tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều câu chuyện đau lòng.

Nhiều việc tưởng chừng chỉ cần giải quyết trong nội bộ gia đình (http://www.doisongphapluat.com/gia-dinh/) hay trong một cộng đồng nơi người nhiễm HIV sinh sống nhưng cuối cùng đành phải kéo nhau ra toà án để xét xử. Ẩn sau những "cuộc chiến pháp lý" bất đắc dĩ mà người nhiễm HIV phải đối diện là những câu chuyện xúc động thể hiện khát vọng yêu thương, khát vọng vươn lên bệnh tật để hoà mình vào cuộc sống của những số phận không may mắn này.

Bị tước đoạt quyền vì nhiễm "H"?

Thật khó để nói hết được nỗi cơ cực của những người không may bị nhiễm "H" khi bị chính người thân, cộng đồng tìm cách tước bỏ đi những quyền dân sự tối thiểu. Những câu chuyện đẫm nước mắt do chính những người nhiễm HIV kể lại tại hội nghị tổng kết Dự án và công bố kết quả nghiên cứu xây dựng mạng lưới tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng (hội nghị do trung tâm Tư vấn Pháp luật (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/) và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS trực thuộc Hội Luật gia (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/hoi-luat-gia/) Việt Nam tổ chức vào ngày 29/12/2014) như những dấu hỏi lớn lay động lương tri trong mỗi con người. Mỗi câu chuyện trong hội nghị này là một số phận đắng cay.

Có trường hợp bệnh nhân nhiễm "H" khi mắc các căn bệnh cần đến sự phẫu thuật trong bệnh viện thì họ lại bị cản trở, đùn đẩy từ khoa nọ sang khoa kia. Nếu là người bình thường, họ sẽ được chỉ định phẫu thuật, nhưng là người nhiễm "H" thì ngược lại, họ bị bác sỹ thoái thác phẫu thuật bằng cách chỉ định cho uống thuốc. Đó chỉ là một trong những cách từ chối tinh vi của một số bác sỹ trong điều trị bệnh cho những người nhiễm HIV.

Trong lĩnh vực tiếp cận phúc lợi xã hội (http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/) như vốn vay xoá đói giảm nghèo, người nhiễm HIV cũng gặp vô vàn khó khăn. Một đại biểu đến từ tỉnh Bình Thuận bức xúc khi kể về một câu chuyện, em trai là cán bộ phường, chị gái nhiễm HIV. Khi được yêu cầu xác nhận cho chị gái của mình là hộ nghèo để được vay vốn ngân hàng chính sách, người em trai ruột đã thẳng thừng từ chối. Ngay cả khi các luật gia ở Bình Thuận vào cuộc quyết liệt, đấu tranh bằng nhiều biện pháp, sau một thời gian dài để đòi quyền lợi cho người phụ nữ (http://www.doisongphapluat.com/tag/ph%E1%BB%A5+n%E1%BB%AF.html) này, người em trai vẫn cố tình gây cản trở. Cuối cùng, người em trai cũng đành chấp nhận một cách gượng ép là xác nhận chị gái mình thuộc hộ nghèo để được tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách.

Thực tế, người nhiễm HIV bị xâm phạm quyền lợi với những lý do rất đơn giản nhưng việc đòi được quyền lợi chính đáng cho mình với họ là hết sức khó khăn. Trong nhiều trường hợp, đòi quyền lợi chính đáng của những người bị nhiễm HIV là một cuộc chiến pháp lý không cân bằng. Luật sư (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/luat-su/) Trịnh Quang Chiến, công tác tại trung tâm Tư vấn Pháp luật (http://tuvan.doisongphapluat.com/) và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS đã từng tham gia nhiều vụ việc đòi quyền cơ bản cho người nhiễm HIV tâm sự (http://www.doisongphapluat.com/doi-song/tam-su/) rằng: "Để đòi quyền thừa kế, quyền đến trường, quyền được đối xử bình đẳng trong tiếp cận y tế cho người nhiễm HIV luôn là hành trình đầy khó khăn. Có những trường hợp, buộc phải sử dụng con đường toà án mà đáng lẽ, nếu chính quyền công tâm hơn thì biện pháp tòa án thực sự không cần thiết”.

Quyết định bị tuyên hủy và ám ảnh những giọt nước mắt

Đơn cử, trường hợp đầu tiên, một người nhiễm HIV đã khởi kiện thành công một cơ quan hành chính công quyền của Nhà nước ở Bắc Giang được xem là khá hi hữu. Đằng sau vụ việc này là câu chuyện về người mẹ nhiễm HIV đối diện với bao (http://www.doisongphapluat.com/tag/b%C3%A1o.html) khó khăn, tủi cực để đòi quyền thừa kế chính đáng cho con ruột của mình.

Theo đó, chị Nguyễn T.T. lấy anh Nguyễn T.P. năm 2004, đến năm 2005 sinh ra cháu Nguyễn P.C.. Lúc này, cả gia đình của chị T. mới biết bị nhiễm HIV. Thời gian sau đó, anh Nguyễn T.P. vì chán nản, phát bệnh AIDS và chết vào năm 2008. Từ khi biết mẹ con chị T. mang căn bệnh thế kỷ, gia đình chồng bắt đầu có những đối xử tàn nhẫn với họ. "Trước đây, khi mới lấy nhau, ở thời điểm khó khăn, ông bà vẫn thường cho hai vợ chồng em tiền. Đặc biệt, trong thời gian thai nghén ông bà còn cho 4- 5 triệu đồng/tháng để bồi dưỡng. Tuy nhiên, khi biết vợ chồng em và con bị nhiễm HIV thì thái độ của ông bà thay đổi ngược lại hoàn toàn", chị T. tâm sự.


http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/357/2015/1/15/hiv.jpg


Chị Nguyễn T.T. kể về cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho con.

Năm 2011, bố chồng chị T. mất không để lại di chúc, mẹ chồng chị đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà, tuyên bố không có đứa con dâu và cháu trai là người nhiễm HIV. Chị T. tủi cực, buộc phải đưa con ra Hà Nội để mưu sinh qua ngày. Trong thời gian chị T. lên Hà Nội, mẹ chồng chị đã ngang nhiên gạt bỏ hoàn toàn quyền thừa kế của đứa cháu nội để chiếm hữu hoàn toàn mảnh đất của gia đình từ bố chồng chị T. để lại. Cũng chẳng hiểu vì lý do gì mà phòng Tài nguyên & Môi trường TP. Bắc Giang lại cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đứng tên một mình mẹ chồng chị T..

Sau khi biết thông tin con trai không được quyền thừa kế, chị T. đã có đơn khiếu nại lên UBND TP. Bắc Giang về việc bỏ lọt quyền thừa kế trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề nghị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Tuy nhiên, UBND TP. Bắc Giang vẫn khẳng định, việc cấp sổ đỏ trên là đúng. Đây là lần thứ hai, quyền thừa kế của cháu Nguyễn P.C. đã bị chính quyền tước bỏ một cách phũ phàng. Để bảo vệ quyền lợi cho con mình, chị T. phải tìm đến luật sư (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/luat-su/) Trịnh Quang Chiến để cầu xin sự giúp đỡ. Luật sư Trịnh Quang Chiến đã tư vấn cho chị T. khởi kiện vụ án (http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vu-an/) hành chính, yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho mẹ chồng chị T.. Kết quả, vào tháng 6/2014, Toà án Nhân dân TP. Bắc Giang đã buộc tuyên huỷ quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ chồng chị T. sau thời gian dài đấu tranh.

Tâm sự về quãng thời gian đấu tranh đòi quyền thừa kế cho con trai mình, chị T. đã không kìm được nước mắt và oà khóc. Chị T. không thể tưởng tượng được mọi việc lại khó khăn đến thế. Chị liên tục nhận được nhiều cú điện thoại thuyết phục có, đe dọa có để buộc chị phải rút đơn kiện. Họ cho rằng, chị T. có kiện thì cũng không thể thắng được và tìm mọi cách ngăn cản. "Điều khiến tôi đau đớn nhất và có lúc nghĩ, buông xuôi vụ kiện bởi mẹ chồng tôi nói rằng "đã lôi nhau ra toà thì không còn tình nghĩa mẹ con gì nữa, tất cả coi như đoạn tuyệt hết rồi". Câu nói đó chẳng khác gì ngàn mũi dao đâm thấu vào tim. Tôi gần như bị gục ngã và muốn dừng lại tất cả, vì tôi có cảm giác như mình đối xử không đúng với mẹ chồng", chị T. tâm sự. Được biết, cho đến thời điểm này, quyền lợi của con chị T. vẫn treo lơ lửng như một dấu hỏi về hai chữ tình người và pháp lý.


"Luật thì đẹp nhưng áp dụng thực tế chưa tương xứng"

Trước hiện tượng quyền lợi của những người nhiễm HIV bị xâm phạm, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng: "Những người không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ là một trong những đối tượng bị kỳ thị mạnh nhất trong cộng đồng. Sự ủng hộ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV - các đối tượng yếu thế là rất kém. Quyền con người đã được chúng ta quy định rõ trong luật. Luật của chúng ta rất đẹp nhưng thực tiễn áp dụng lại không được tương xứng. Câu chuyện của chị T. là điển hình cho sự phân biệt đối xử một cách nặng nề đối với người nhiễm HIV từ gia đình, chính quyền. Việc nhận thức trong cộng đồng về căn bệnh HIV chưa đúng, chính là căn nguyên dẫn đến hiện trạng trên".
TRINH PHÚC
http://www.doisongphapluat.com/

songchungvoi_HIV
03-02-2015, 10:47
Phá bỏ rào cản với người nhiễm HIV/AIDS

PhuthoPortal - Kỳ thị, phân biệt đối xử là một trong những rào cản lớn khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS, gây khó khăn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.






http://phutho.gov.vn/image/image_gallery?uuid=aac29dbb-4a10-402e-ae0f-f4deb443f98c&groupId=288185&t=1417164829620Trường Tiểu học Thanh Miếu thường xuyên tuyên truyền về xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong nhà trường

Trải lòng của những người nhiễm HIV



Trái ngược với nụ cười tươi tắn, hồ hởi của chị cách đây 2 năm, khi mà tôi có dịp được trò chuyện với chị về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Chị từng là đồng đẳng viên của Dự án Quỹ toàn cầu triển khai trên địa bàn tỉnh. Mới 30 tuổi mà dáng vẻ chị P.T.T.X giờ đây héo hon, yếu ớt. Bị lây nhiễm từ chồng, gần chục năm qua, chị can đảm chiến đấu với virut HIV. Nhưng éo le thay, đứa con trai sinh năm 2006 của chị cũng không may nhiễm HIV. Chồng mất, bản thân chị và con đều bị nhiễm HIV, chị Thu gần như suy sụp hoàn toàn dẫn đến tổn thương thần kinh. Năm lên 3 tuổi, gia đình cũng đã cho cháu L. đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, khi biết thông tin cháu bị nhiễm HIV thì các trường đều từ chối nhận cháu vào lớp với lý do hết chỉ tiêu tuyển sinh. Chị Thu thậm chí cũng đã tìm đến các trường ở cách xa nơi ở để tìm cơ hội cho con được đi học, song đều bị từ chối. Hai bên gia đình nội, ngoại khi ấy do ít hiểu biết nên không giúp đỡ được gì cho mẹ con chị. Họ hàng bên nội nhìn thấy những vết lở loét trên cơ thể L. nên không ai dám lại gần chăm sóc mỗi khi cháu ốm. Trẻ con hàng xóm thì không ai chơi với cháu và luôn gọi cháu là thằng “sida” nên L. suốt ngày chỉ thui thủi ngồi một mình ở nhà. Mặc dù L. được uống thuốc ARV kháng virut nhưng do mẹ thì “lúc tỉnh, lúc ngơ ngơ” nên không cho cháu uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng phác đồ điều trị đã dẫn đến cháu bị kháng thuốc và mất cuối năm 2012.



Cứ chiều chiều, chị D. ở phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì lại kiếm kế sinh nhai bằng chiếc xe đẩy chuyên đồ quay, nướng. Nhìn chị khỏe mạnh ít ai biết được chị bị nhiễm HIV cách đây 9 năm, khi ấy đứa con trai chị được 2 tuổi. Rất may mắn cháu trải qua bao lần xét nghiệm nhưng đều cho kết quả âm tính với virut HIV. Chồng mất, chị phải sống trong sự kỳ thị của chính người thân. Mẹ chồng không chấp nhận cho chị tiếp tục nuôi con vì sợ cháu bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Nhiều người còn nói chị rằng bị nhiễm thứ virut ấy thì vô phương cứu chữa, chỉ còn đường chết. Làm bất cứ việc gì, làm ở đâu sau một thời gian ngắn khi bị mọi người phát hiện chị bị HIV thì chị lại phải tìm việc làm mới để duy trì cuộc sống. Bị người thân xa lánh, việc làm bấp bênh, chị D. nhiều lúc tuyệt vọng. Nhưng nghĩ đến đứa con trai khỏe mạnh, thông minh, chị lại quyết tâm phải tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu giành lại sự sống từ tay tử thần.



Trong thực tế còn rất nhiều người bị nhiễm HIV có hoàn cảnh éo le, đáng buồn bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử khiến cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào, nếu không được xã hội chấp nhận, tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải giấu diếm, lẩn trốn khỏi cộng đồng, không dám tiếp cận với điều trị để bảo vệ họ và những người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.



Phá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối với những người nhiễm HIV



Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 243/277 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV không chỉ tập trung ở thành thị mà đã lan rộng ra các xã ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - nơi người dân có sự hiểu biết còn hạn chế, các dịch vụ y tế cũng như nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, người dân đã thay đổi nhiều về nhận thức, họ đã hiểu rằng nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được điều trị và chăm sóc tốt.



Công tác truyền thông về HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, giải thích rõ những nguy cơ bị lây truyền và không thể lây truyền HIV; lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với sự tham gia của người nhiễm HIV. Tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình. Việc tăng cường truyền thông về lợi ích của điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV làm cho sức khỏe của người nhiễm HIV được nâng lên và không bị mắc các nhiễm trùng cơ hội được đặc biệt chú trọng. Hiện nay, toàn tỉnh đã có hơn 900 người đang được điều trị bằng ARV.




http://phutho.gov.vn/image/image_gallery?uuid=b5a34083-5a47-4b5a-877b-b5f41a8da959&groupId=288185&t=1417164842830Hoạt động của nhóm đồng đẳng viên thuộc Dự án Quỹ toàn cầu được phát huy hiệu quả, góp phần giúp những người nhiễm HIV/AIDS có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, chủ động tiếp cận những dịch vụ chăm sóc, điều trị để tránh lây nhiễm cho những người khác
Ngoài ra, mạng lưới hơn 600 nhân viên tiếp cận cộng đồng, tình nguyện viên tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su cho người có nguy cơ lây nhiễm HIV giúp giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS được phát huy hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện truyền thông trực tiếp cho 233.645 lượt người. Tháng cao điểm phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con tại 13 huyện, thành, thị đều tổ chức các hoạt động truyền thông phong phú, đa dạng như: Mít tinh, diễu hành cổ động, treo băng zôn, khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi. Hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ của những người nhiễm HIV như: Cành cọ xanh, Vì ngày mai tươi sáng, Hoa ban trắng… thu hút ngày càng đông đảo người nhiễm HIV tham gia. Đến đây, những người nhiễm HIV được nương tựa, sẻ chia, giúp đỡ, động viên nhau sống có ích. Qua việc đổi mới trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đã từng bước nâng lên, đồng thời tạo sự cảm thông, chia sẻ, tiến tới xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.



Việc xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử là việc làm không của riêng một cá nhân nào, mà cần sự chung tay, góp sức của toàn thể xã hội, các ngành, các cấp, các đoàn thể nhằm giúp những người nhiễm HIV/AIDS có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, họ sẽ chủ động tìm đến những cơ sở y tế để tiếp cận những dịch vụ chăm sóc, điều trị, để tránh lây nhiễm cho những người khác. Bên cạnh đó, nếu được hòa nhập với cộng đồng, họ sẽ là những tuyên truyền viên hiệu quả để phòng tránh HIV/AIDS trong cộng đồng.



Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Quang Trung – Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: “Thời gian tới, chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác chống kỳ thị và phân biệt đối xử, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, kiến thức chung về HIV/AIDS cho người dân về kỳ thị, phân biệt đối xử, làm rõ tác hại của kỳ thị, phân biệt đối xử đối với xã hội nói chung và công cuộc phòng, chống AIDS nói riêng. Đa dạng hóa các phương pháp truyền thông, lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Mặt khác, tăng cường các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về HIV/AIDS, trong đó nhấn mạnh các quy định về chống kỳ thị và phân biệt đối xử; mở rộng các hoạt động chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ; nhân rộng các mô hình hoạt động có sự tham gia của người nhiễm HIV/AIDS và gia đình, cải thiện hình ảnh của người nhiễm HIV/AIDS tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng”.

Lệ Thủy
http://phutho.gov.vn/cddh/-/vcmsviewcontent/cS6m/127/116633/pha-bo-rao-can-voi-nguoi-nhiem-hiv-aids.html;jsessionid=25D5318A19388F3A85BC223874D72 919?_vcmsviewcontent_WAR_VCMSportlet_INSTANCE_cS6m _redirect=%2Fcddh%2F-%2Fvcmsviewcontent%2FTB9q%2F1097%2F96504%2Fphe-duyet-ke-hoach-to-chuc-ky-niem-cac-ngay-le-lon.html

Charles
05-03-2015, 20:49
Giải tỏa 'tắc đường' cho trẻ nhiễm HIV đến trường

20:16:17, 05/03/2015

Theo văn bản, để đảm bảo quyền không bị kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV (http://songkhoe.vn/quyen-cua-tre-em-bi-nhiem-hiv-cham-soc-y-te_964-0-114967.html) trong các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở phải đảm bảo quyền được học tập, làm việc và sống hoà nhập với cộng đồng của người nhiễm HIV (http://songkhoe.vn/110-nguoi-nhiem-hiv-bi-mat-viec_964-0-128423.html), trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV.

Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người học, nhà giáo, cán bộ nhân viên về phòng, chống HIV/AIDS.


http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2015/03/05/165638_tre-toi-truong.jpg
Trẻ em 'bị H' cần được đối xử bình đẳng, tránh phân biệt kỳ thị (Ảnh minh họa: Internet)


Bộ cũng yêu cầu các Sở phải có kế hoạch thực hiện và các giải pháp cụ thể, thích hợp nhằm đảm bảo không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV trong các cơ sở giáo dục.

Tuyên truyền giáo dục lòng nhân ái, chia sẻ đối với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV, không đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV/AIDS; huy động người nhiễm HIV tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (http://songkhoe.vn/phong-chong-hivaids-cho-nguoi-lao-dong_1181-0-90343.html)của cơ sở giáo dục.

Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc các học sinh bị nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV không được đi học trong thời gian qua là do sự phản đối của các phụ huynh có con học cùng trường với các em.

Vì thế, Bộ yêu cầu các sở phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung của Luật phòng, chống HIV./.


http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Giai-toa-tac-duong-cho-tre-nhiem-HIV-den-truong-464504.html

Charles
25-03-2015, 18:09
Xin đừng kỳ thị với người nhiễm HIV!

Thứ Tư, 25/03/2015, 13:12 [GMT+7]


<tbody>
http://www.baodanang.vn/dataimages/201503/original/images1125622_HIV.jpg


Văn nghệ tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống HIV tại Đà Nẵng.


</tbody>

Đà Nẵng đang hiện thực hóa mục tiêu “3 không”: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu này vẫn còn là chặng đường dài.

Tự giấu mình

Phải tự giấu bệnh để sống và làm việc là hoàn cảnh của nhiều người nhiễm HIV hiện nay. N.V.T (32 tuổi, quê tỉnh Quảng Nam) cho biết, hiện anh vẫn giấu bệnh để có thể tiếp tục làm công việc lao động phổ thông tại một công ty sửa chữa ô-tô trên địa bàn quận Liên Chiểu. “Không thể nói với mọi người tôi bị căn bệnh này, không thì chủ cơ sở sẽ cho tôi nghỉ việc. Thôi thì cứ cố gắng làm kiếm tiền uống thuốc để duy trì cuộc sống”, T. thổ lộ.

T. mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV do một lần “thử” với gái làng chơi. Một thời gian ngắn sau, T. thấy người khác lạ, sốt liên tục không rõ nguyên nhân kèm theo đau họng, buồn nôn, sút cân nhanh. T. bảo, đến nay, anh vẫn chưa thể tâm sự với người thân về căn bệnh mình đang mang và cũng ít về thăm nhà vì sợ cha mẹ biết chuyện. Đã có lúc anh muốn chết nhưng không đủ can đảm.

Còn với chị L.T.N (30 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), đau lòng là cả hai vợ chồng chị đều bị nhiễm HIV. Chồng chị N. làm nghề xây dựng thường xuyên đi công trình. Tính anh hiền lành, thương vợ con và rất chịu khó… Trong một lần bạn bè rủ rê đi “chơi” để quên nỗi buồn xa vợ, anh bị nhiễm HIV mà không hề hay biết. Tình cờ thử máu để truyền cho một người bà con bị tai nạn giao thông, anh phát hiện mình bị căn bệnh thế kỷ và vợ anh, chị N., cũng bị nhiễm từ chồng. “Đừng đưa tên chị lên báo, đừng chụp ảnh vì con chị đang đi học, chị cũng phải đi làm để trang trải cuộc sống”, chị N. đã nói như thế khi tôi muốn viết về chị.
Đẩy mạnh truyền thông

Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (Trung tâm), chỉ riêng trong năm 2014, toàn thành phố Đà Nẵng đã phát hiện 119 trường hợp nhiễm HIV mới, 47 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS và 7 trường hợp tử vong do AIDS. Các quận như: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu có số người nhiễm HIV cao nhất. Nhóm người trẻ từ 20-29 tuổi chiếm 70% tổng số ca nhiễm HIV. Nguyên nhân chính của việc lây nhiễm là do quan hệ tình dục không an toàn.

Trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố đạt những kết quả đáng khích lệ: lây nhiễm HIV có xu hướng ổn định với khoảng 130 ca nhiễm HIV mới được phát hiện mỗi năm và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư được khống chế dưới mức 0,15%.

“Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động được chúng tôi triển khai mạnh và rộng khắp, với sự phối hợp tham gia của nhiều tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Hoạt động truyền thông nhóm, cấp phát bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí và thực hiện tiếp thị xã hội bao cao su… được chúng tôi tổ chức góp phần nâng cao nhận thức dự phòng HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV”, bà Phạm Thị Đào, Giám đốc Trung tâm cho biết.

Đặc biệt, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone luôn được Trung tâm cải tiến. Trong đó, tiêu chí xét chọn bệnh nhân được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng đối tượng tham gia chương trình. Qua đó, gần 520 bệnh nhân đã được thu dung điều trị và hiện có 350 bệnh nhân được điều trị tại 2 cơ sở điều trị Methadone của thành phố.

Ngoài ra, các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc, hỗ trợ, điều trị người nhiễm HIV cũng được Trung tâm triển khai mở rộng. Khách hàng được tư vấn xét nghiệm HIV, cung cấp các thông tin về phòng ngừa lây nhiễm HIV và các dịch vụ hỗ trợ; người nhiễm HIV được chăm sóc, điều trị, tư vấn giảm nguy cơ, thực hiện các hành vi an toàn nhằm phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác. Nhờ đó, người nhiễm được nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm sự tự kỳ thị, tái hòa nhập cộng đồng và sống có ích cho xã hội.


Bài và ảnh: HƯƠNG SEN


http://www.baodanang.vn

hoangtubuon
25-03-2015, 20:58
Vì sao bạn lại xa lánh và kì thị với người bị HIV? Họ đáng sợ đến thế sao? Tôi năm nay 22 tuổi, bản thân tôi không bị HIV và gia đình, bạn bè của tôi cũng không ai bị. Tôi cũng không làm trong một tổ chức xã hội nào cả. Nhưng tôi luôn tiếp xúc, sinh hoạt với người bị HIV trong suốt 5 năm nay và đến bây giờ tôi vẫn chưa bị lây nhiễm. Tại sao tôi vẫn hoà đồng sống cùng họ, còn bạn thì không…? Tôi cũng như bạn, là người có da, có thịt, có chân, có tay, có trái tim, có suy nghĩ chứ có phải là sắt, là đồng. Tôi cũng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, đâu phải là thần thánh. Tại sao tôi vẫn coi người bị HIV là bạn, còn bạn thì coi họ như kẻ thù…? Bản năng vốn có của con người là sự đoàn kết, yêu thương. Tôi đã sống và hành động theo bản năng đó - bản năng một Con Người.
Chẳng ai mong muốn mình bị HIV. Nhưng vì một lí do nào đó mà bị, thì họ cần lắm sự chia sẻ, động viên của mọi người xung quanh. Một án tử hình không định sẵn thời gian luôn chờ đợi bên cạnh. Một nụ cười xã giao, một câu nói động viên, một cái nhìn trìu mến của bạn cũng làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều. Và họ sẽ cảm thấy tự tin sống tiếp. Bạn không cần phải làm những việc gì to tát cho họ, chỉ cần như thế thôi, sao bạn cũng không làm được…?
Cuộc sống không thể nói trước được điều gì. Nếu một ngày nào đó, bạn không may bị HIV, liệu bạn có chịu được không khi sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người. Hôm nay bạn đồng cảm, giúp đỡ người bị HIV, đến khi bạn hoặc người thân của bạn bị thì xã hội lại đồng cảm và sẻ chia cùng. Bạn không nhớ câu ác giả, ác báo sao…?
Thật nực cười khi thấy một bà mẹ cấm không cho con mình chơi đánh bi cùng với một đứa trẻ bị HIV, một ông bố đánh con vì dám để cho người bị HIV vào xin gánh nước, một dòng họ xua đuổi một đứa con vì sợ lây bệnh cho mọi người,… Bạn hãy ghi nhớ rằng, HIV chỉ lây qua đường máu, sinh hoạt tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Những người nhận thức về vấn đề này còn kém thì không nói. Nhưng vì sao ngay cả những người có học thức và địa vị trong xã hội lại vẫn hành động như thế? Họ sợ người bị HIV đó sẽ làm hoen ố địa vị của mình ư…? Một khi tình yêu thương và sự vị tha đã không còn thì mọi tiền bạc và danh vọng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Thật đau xót khi nghe câu chuyện các bậc phụ huynh của một lớp học nọ phản đối ban giám hiệu nhà trường vì để cho một em bị HIV học chung với con em của họ. Hoặc là họ sẽ cho con mình nghỉ học, hoặc là cậu bé kia phải nghỉ học. Cậu buộc phải nghỉ ở nhà, hằng ngày nhà trường sẽ cắt cử giáo viên tới dạy. Nhưng không đầy một tháng sau, giáo viên đó cũng sợ, không dám đến nữa. Cậu bé hàng ngày nhìn bạn bè đi học mà cay đắng nức nở cho tuổi thơ mình. Hay câu chuyện của một cô bé 15 tuổi, bố mẹ đã chết vì bị HIV. Em một mình sống trơ trọi trong sự ghẻ lạnh và kì thị của xóm làng. Những đứa trẻ trước đây chơi thân với em, bây giờ chúng cũng cầm đất đá ném đuổi. Quá tuyệt vọng, em nhảy xuống sông để tự kết thúc một đời mà lỗi thì không phải tại em…Bác Hồ đã nói trong bản Tuyên ngôn rằng: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tại sao những người như thế lại không được sống như bao người và mưu cầu cho mình một chút hạnh phúc nhỏ nhoi…?
Người xưa đã dạy rằng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Ấy vậy mà lại có người vô tâm trước nỗi đau của đồng loại. Cùng chung một dòng máu của mẹ Âu Cơ và cha Long Quân, sao lại nỡ sống vô tình với nhau…?
Vui mừng biết bao khi được chứng kiến lễ cưới của một người phụ nữ bị HIV do chồng trước gây ra lấy một người khoẻ mạnh gần nhà. Vượt qua bao rào cản và định kiến xã hội, anh chị đã đến được với nhau và sống rất hạnh phúc. Hay được đọc một mẩu chuyện về cậu bé 12 tuổi bị HIV nhưng vẫn sống và học tập bình thường, không bị cộng đồng xa lánh kì thị. Không những thế, em còn đựơc mọi người quan tâm, giúp đỡ…Những câu chuyện đó đáng để cho những ai còn dè bỉu, xa lánh người bị HIV nhìn nhận lại bản thân mình. Họ làm được, tôi làm được, không có lí do gì mà bạn lại không làm được như chúng tôi.
Người bị HIV không hoàn toàn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Khi bạn tạo điều kiện và giúp đỡ thì họ lại trở thành những người rất có ích cho xã hội. Thậm chí ở một góc cạnh nào đó, họ còn làm được những việc mà những người bình thường như bạn và tôi chưa chắc đã làm được.

Bạn hãy trải lòng mình ra và lắng nghe âm thanh bên ngoài cuộc sống. Và hãy thật chú ý đến âm sắc của những người không may bị HIV tạo nên. Chính những sắc âm đó đã góp phần tạo nên một bản nhạc du dương, trầm bổng của cuộc sống thường ngày. Bạn và tôi hãy chung tay góp sức cho những số phận không may mắn ấy một lối về đầy nắng và hoa. Để cho bản giao hưởng kia chỉ có những sắc âm rộn ràng và tươi mới…

Tuanmecsedec
06-04-2015, 15:45
Kỳ thị, phân biệt đối xử: Rào cản lớn cho người nhiễm HIV

13:53, 06/04/2015

(Chinhphu.vn) - Theo Nhóm tư vấn Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-132), kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong các rào cản chính trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV ở Việt Nam.



<tbody>
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2015_04_06/hiv.jpg


Người nhiễm HIV cần được đối xử bình đẳng và chăm sóc y tế tốt. Ảnh minh họa

</tbody>

Đây cũng là nguyên nhân khiến việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng gặp khó khăn, gây trở ngại trong công tác phòng chống bệnh dịch và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.Mặc dù các chỉ số về kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV giảm một cách hết sức ấn tượng, đặc biệt tại những địa bàn triển khai Sáng kiến điều trị 2.0 (uống 1 viên thuốc kháng virus duy nhất/lần/ngày), nhưng Nhóm tư vấn cho rằng Việt Nam cần tham gia mạnh mẽ và thảo luận cởi mở hơn nữa về vấn đề này.

Nhận định của Nhóm tư vấn cũng cho thấy, giống như nhiều quốc gia, Việt Nam đang đối mặt với thách thức duy trì bền vững các thành quả phòng, chống HIV/AIDS khi nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi nguồn lực đầu tư trong nước còn hạn chế.

Ngoài ra, còn rất nhiều thách thức khác như: Số người nhiễm HIV tiếp tục gia tăng; dịch HIV diễn biến ngày càng phức tạp hơn; độ bao phủ của chương trình điều trị người nhiễm HIV còn hẹp…Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường chính sách và pháp lý để đáp ứng với yêu cầu mới của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Chuyển dần từ các hình thức mang tính trừng phạt người nghiện ma túy, người bán dâm, sang các biện pháp can thiệp giảm tác hại dựa vào cộng đồng phù hợp với tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế.Đồng thời, cần phải tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội, áp dụng các mô hình có hiệu quả, đảm bảo tính dễ tiếp cận dịch vụ, trong đó cần tiếp tục mở rộng mô hình triển khai Sáng kiến điều trị 2.0.Hiện, sáng kiến này bước đầu đã giúp mở rộng việc tiếp cận sớm với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV, kết hợp lồng ghép các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã. Song song là triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.


Vũ Khoa

(http://baodientu.chinhphu.vn/doi-song/ky-thi-phan-biet-doi-xu-rao-can-lon-cho-nguoi-nhiem-hiv/224244.vgp)http://baodientu.chinhphu.vn/doi-song/ky-thi-phan-biet-doi-xu-rao-can-lon-cho-nguoi-nhiem-hiv/224244.vgp

songchungvoi_HIV
06-04-2015, 19:59
Trẻ nhiễm HIV ở TT Nuôi dưỡng Linh Xuân có bị hành hạ?Thứ hai 06/04/2015 15:00
Sau hơn một tháng theo dõi, ghi nhận sự việc, sáng 6/4, Báo Tuổi Trẻ đã đăng bài “Hành hạ trẻ HIV trong bữa ăn” phản ánh nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) có nhiều trẻ bị bảo mẫu hành hạ.



Bị hành hạ trong bữa ăn

Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân hiện có 120 trẻ, trong đó khoa măng non có 15 bảo mẫu trông 22 trẻ nhiễm HIV độ tuổi 3-6 và một số trẻ chậm phát triển ở tuổi lớn hơn. Khoa này có hai bé gái bị mù khoảng 8 tuổi có thể trạng khá yếu là bé C.T. và M.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_06/1.jpg


Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

</tbody>

Trong đó bé C.T. có thể bò trên nền nhà, còn M. không tự di chuyển được. Hai bé này thường được các bảo mẫu cho ngồi yên trên ghế để ăn.

Sáng 25/2, bảo mẫu tên C. một tay giữ đầu bé trai tên T., tay còn lại đút thức ăn. Do T. không chịu nuốt thức ăn, bà C. tát vào mặt bé rồi giơ tay dọa đánh tiếp. T. khóc, liền bị bà tát thêm hai cái. T. khóc thét và la lên “không... không” với vẻ mặt sợ hãi.

Sau đó, bà C. dùng tay đánh một bé trai khác rồi quay sang cho C.T. và M. ăn. C.T. chưa kịp nuốt muỗng cháo thì bị bà C. dùng tay đập vào đầu bé rồi quay qua chỉ vào mặt một bé trai khác bắt bé trai này đứng ăn, không cho ngồi chung bàn với những bé khác.

Cùng thời điểm trên, bảo mẫu tên Q. cho bé gái tên T. (khoảng 3 tuổi) ăn khi bé đang ngồi dưới đất. Bé T. khóc không chịu ăn thì bà Q. quát lớn, dùng tay đánh vào đầu. Bé T. nằm lăn trên nền gạch tiếp tục khóc thì bà Q. giơ tay dọa đánh.

Bà Q. lấy dép giơ lên dọa đánh hai lần sau đó vụt vào chân bé này bốn cái khiến bé khóc ré lên. T. định chạy thì bà túm áo giữ lại rồi dùng hai tay siết tay, hai chân kẹp T..Bé gái vùng vẫy, bà Q. ghì chặt lại rồi tát vào mặt. Bà nắm hai tay giật nhiều lần sau đó buông tay ra khiến bé ngã lăn xuống nền gạch.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_06/2.jpg


Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

</tbody>

Trước đó, sáng 23/1, bảo mẫu tên L. lần lượt đút cháo cho C.T. và M.. Trong lúc đút cháo cho C.T., bà L. kêu một bé trai lại gần và nhéo tai khiến bé kêu nhăn nhó. Bà L. định đút cháo cho C.T. thì buông muỗng tát bé M. đang ngồi bên cạnh.

Khi bị nhồi muỗng cháo đầy vào miệng, bé C.T. nuốt không hết liền bị bà đánh vào trán. Bà liên tục đút cháo cho bé M., mỗi muỗng cháo bà này thường nhồi liên tục 3-5 lần vào miệng bé M.. Sau khi cho ăn, bà L. cho hai bé gái này uống nước bằng cách dùng tay ấn đầu ngửa ra đằng sau rồi đổ nước vào miệng.

Sáng 24/1, khi bảo mẫu tên Q. đang cho một bé gái ăn thì bé T. làm đổ ghế nhựa. Bà này liền đứng dậy đi tới đá hai cái vào người. Cuối bữa ăn sáng cùng ngày, bà L. dùng chân đạp bé C.T. từ khu vực cho ăn vào trong phòng.

Sáng 3/2, một bé trai đang ngồi ăn mếu máo đứng dậy bị bà Đ. vả vào mặt khiến bé này khóc thét. Tiếp đến, bà B. lấy ghế cho bé T. đứng lên rồi đánh một cái vào mông, T. tụt xuống ghế thì bà tiếp tục cho đứng lên ghế, lấy dép dưới chân lên dọa đánh.

Chiều 26/2, khi T. đang ngồi trên ghế thì bảo mẫu tên H. chạy tới lấy dép đánh liên tiếp vào chân rồi lắc chân ghế để dọa T. Khoảng 10 phút sau, bà H. tiếp tục lắc ghế và lấy dép đánh T. Ngoài T, bé trai khác cũng bị bà H. đánh vào đầu khi đang ăn, bà H. còn cầm tay T. để đánh vào người bé trai này.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_06/tt_copy.jpg


Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

</tbody>
Trong giờ ăn sáng ngày 4/3, bà T.T. ngồi đút thức ăn cho các bé, liên tục lớn tiếng, tay chỉ trỏ, nhéo, đánh nhiều cái vô đầu các bé đang tự múc ăn.

Tiếp đến, bà T. đưa bé T. đứng lên ghế, bé này khó khăn lắm mới lấy thăng bằng thì bà này mau chóng chạy đến xách tay T. mang lên ghế... T. đứng trên ghế và khóc.

Sáng 5/3, bà T.T. giữ đầu cho bé T. ngẩng mặt lên, liên tục rót sữa vào miệng. Tiếp đến, bà này chồm người tát vào mặt một bé trai khác rồi tiếp tục tát ngược lại bằng mu bàn tay làm bé này khóc thét. Khoảng một phút sau, khi đang đút sữa cho T., một bé trai khác không có biểu hiện gì phá phách, bà T. bước tới nắm tay kéo đứng dậy, xoay cổ tay nhéo tai.

Đứa trẻ nước mắt ròng ròng liền bị bảo mẫu này xé miếng bánh bao nhét vào miệng, chỉ tay vào mặt, kéo đi. Đứa trẻ vừa khóc vừa nhai thì bị bà tiếp tục nhéo tai. Những đứa trẻ xung quanh ngồi đưa mắt nhìn bạn, cúi mặt ăn bánh.

Trung tâm sẽ kiểm tra, xử lý

Bác sĩ Đào Thị Huê - Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân cho biết, đối với các bé nhiễm HIV, việc chăm sóc gặp khó khăn hơn các trẻ em không nhiễm, do các bé nhiễm HIV thường xuyên bị bệnh, có thể trạng yếu hơn. Tại trung tâm, các bảo mẫu thường xuyên được tập huấn về tâm lý trẻ vị thành niên cũng như dự phòng lây truyền.

Ban Giám đốc trung tâm thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các bảo mẫu tuân thủ những quy định chăm sóc trẻ. Thời gian qua trung tâm chưa ghi nhận được tình trạng bảo mẫu đánh trẻ. “Từ thông tin của Tuổi Trẻ, Ban Giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định”, Phó Giám đốc Đào Thị Huê cho biết.
Thanh TràTheo Tuổi trẻ

songchungvoi_HIV
06-04-2015, 20:11
Bộ Y tế yêu cầu điều tra vụ bạo hành trẻ nhiễm HIV tại TP.HCMThứ hai 06/04/2015 16:00

Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) vừa đề nghị Sở Y tế TP.HCM, Văn phòng thường trực Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM chỉ đạo tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các sai phạm tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức. TP.HCM).




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_06/4_copy.jpg


Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu

</tbody>
Đồng thời, đề nghị Sở Y tế TP.HCM tổ chức đoàn công tác đến khám sức khỏe, động viên, chăm sóc các cháu tại Trung tâm và báo báo kết quả về Cục phòng, chống HIV/AIDS trước ngày 8/4/2015.

Trước đó, ngày 6/4, trên báo Tuổi trẻ online và một số báo điện tử khác có đăng clip phản ánh việc trẻ em nhiễm HIV bị bạo hành ngay trong bữa ăn bằng tay, bằng dép... tại Trung tâm này.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đây là hành động vi phạm quyền trẻ em và biểu hiện sự kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV, gây phẫn nộ trong cộng đồng và cần phải lên án những hành động này.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, trẻ nhiễm HIV/AIDS là những em nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi, thường phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu tình thương yêu của cha mẹ nên thường cảm thấy buồn tủi, sống khép mình... Vì vậy, các trẻ cần được yêu thương, bảo vệ, được điều trị, chăm sóc sức khỏe, được sống bình đẳng, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử và được cắp sách đến trường để vui chơi với các bạn bè cùng trang lứa khác.

Thùy Chihttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
06-04-2015, 20:34
Trẻ nhiễm HIV/AIDS bị bảo mẫu đánh đập
<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 18.2000007629395px; white-space: nowrap;">Thứ Hai, ngày 6/4/2015 - 15:51</time>


ANTĐ - Bản tin hôm nay gồm những nội dung chính sau: Bộ Y tế vào cuộc vụ trẻ nhiễm HIV/AIDS bị bảo mẫu đánh đậpbình…

<audio controls="control" preload="none" src="http://streaming.anninhthudo.vn/31d7ec0e1a212f273745fcdbcdf8092b/55252f01/videostore/60/2015_04_06/6-4-2015.mp3" type="audio/mp3" style="box-sizing: border-box; display: inline-block; vertical-align: baseline;"></audio>
Bản tin phát thanh ngày 6-4-2015




http://static.anninhthudo.vn/uploaded/60/2015_04_06/bao-mau-danh-tre.jpg?width=500
Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn
(Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu, Tuổi trẻ)


* Trưa ngày hôm nay, 6-4, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã giao Cục Phòng chống HIV/AIDS có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng của TP.HCM kiểm tra ngay thông tin báo chí đăng tải sáng cùng ngày, về việc trẻ em nhiễm HIV/AIDS được nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Sở LĐ-TB và XH TP.HCM) bị bảo mẫu (http://www.anninhthudo.vn/ky-su-phap-dinh/ac-mau-giam-dap-chet-be-trai-18-thang-tuoi-khoc-nuc-no-suot-phien-toa/553018.antd) đánh bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn.


Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đây là những hành động kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS rất đáng lên án và yêu cầu các bên liên quan phải xử lý nghiêm vụ việc.
Bùi Tuyết
http://www.anninhthudo.vn/

songchungvoi_HIV
06-04-2015, 20:39
Dư luận bức xúc trước vụ bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIVThứ 2, 19:47, 06/04/2015

VOV.VN - Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) đã đình chỉ 3 bảo mẫu.

Sáng 6/4, trước thông tin bảo mẫu hành hạ dã man trẻ HIV, ông Bùi Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết đã đình chỉ 3 bảo mẫu để làm rõ sự việc. Ba bảo mẫu bị đình chỉ gồm: Vũ Thị Quý (52 tuổi), Trần Thị Thu Trinh (44 tuổi), Nguyễn Thị Lan (46 tuổi).


http://vov.vn/Uploaded/laithin/2015_04_06/Bao_mau_danh_tre_BBFO.jpg (http://vov.vn/Uploaded/laithin/2015_04_06/Bao_mau_danh_tre_BBFO.jpg)Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Ảnh: Thanh Niên)


Ngay thông tin về việc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị bảo mẫu hành hạ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh rất bức xúc, đề nghị xử lý nghiêm hành vi này.

Bà Lý Thị Kim Chi, nhà ở phường 6, quận 3 bày tỏ: “Tôi quá bức xúc, theo tôi phải xử nghiêm. Hình thức phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật. Trẻ em bị HIV không phải do các cháu mà do bố mẹ các cháu. Các cô ăn lương, phải chăm sóc các cháu cẩn thận, nếu không thì phải cho thôi việc”.

Còn anh Trịnh Văn Bắc, ở quận Thủ Đức đề nghị: “Các bảo mẫu làm vậy là rất tàn nhẫn với các trẻ em bị nhiễm HIV. Bản thân các em đã phải chịu thiệt thòi nhiều. Là những người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc các em hàng ngày mà đối xử như vậy thì rõ ràng là rất vô nhân đạo. Cần phải điều tra làm rõ hành vi này”.

Được biết, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, hiện nuôi dưỡng 120 trẻ, trong đó Khoa măng non có 22 trẻ nhiễm HIV độ tuổi 3 - 6 và một số trẻ chậm phát triển ở tuổi lớn hơn.

Ban Giám đốc Trung tâm cho biết, đã thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các bảo mẫu tuân thủ những quy định chăm sóc trẻ. Đối với các bé nhiễm HIV, việc chăm sóc gặp khó khăn do các bé này thường xuyên bị bệnh, có thể trạng yếu hơn.

Các bảo mẫu tại trung tâm thường xuyên được tập huấn về tâm lý trẻ vị thành niên cũng như dự phòng lây truyền. Trước những thông tin về vụ bạo hành trẻ tại trung tâm mà báo chí nêu, Ban Giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định./.

PV/VOV

songchungvoi_HIV
06-04-2015, 21:03
Vụ hành hạ trẻ HIV trong bữa ăn: Bảo mẫu chưa học hết Tiểu học06-04-2015 15:08 - Theo: laodong.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-2034939730)Trao đổi với báo Lao Động quanh vụ việc một số bảo mẫu của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (trực thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM) đánh trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn, bác sĩ Đào Thị Huệ - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm nắm bắt sự việc trên sau khi…đọc báo. Hiện Giám đốc Trung tâm đang cùng với giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM để xác minh sự việc đúng hay sai và sẽ có hướng xử lý các cô bảo mẫu theo quy định.

Bà Huệ cho biết: “Trung tâm có quy trình chăm sóc trẻ khá rõ ràng, trong đó có quy định không được hành hạ, đánh đập trẻ, cũng không được dùng lời nói sỉ nhục trẻ. Ban giám đốc thường xuyên đi kiểm tra các phòng khoa, và thường xuyên nhắc nhở các bảo mẫu trong các cuộc họp giao ban về vấn đề này. Các cô bảo mẫu đều là những trẻ mồ côi trưởng thành ở Trung tâm và trình độ học vấn chỉ từ lớp 2-3.

Chính vì học vấn thấp nên chúng tôi cũng chú trọng đào tạo thêm về mặt chuyên môn cho các cô. Bên cạnh lớp bổ túc văn hóa, chúng tôi thường xuyên mở lớp để đào tạo về vấn đề tâm lý trẻ vị thành niên, tâm lý trẻ các độ tuổi, cách chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, một cô tên Q đã lớn tuổi, gần về hưu rồi nên… không thể học được nữa. Khoa xảy ra sự việc có 26 trẻ chậm phát triển, bị down, bị tâm thần được 13 bảo mẫu chăm sóc… Chính vì các cháu bị khuyết tật nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc ăn uống”.

Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao với một khoa nhiều trẻ đặc biệt như trên, trung tâm lại chọn những người chỉ có trình độ lớp 2-3 thay vì những bảo mẫu có trình độ, có chuyên môn cao để chăm sóc các cháu.

Bà Huệ cho rằng “Đa phần, các bảo mẫu đều là trẻ mồ côi được nuôi dưỡng và lớn lên ở Trung tâm Tam Bình. Chúng tôi, ai cũng nghĩ rằng, các cô sẽ có tâm và sự thông cảm, tình thương, trách nhiệm để chăm sóc các cháu. Bên cạnh đó, với một trình độ học vấn thấp, các cô rất khó ra ngoài xin việc. Trung tâm nhận các cô làm việc chính là tạo điều kiện cho các cô có một công việc ổn định. Tuy nhiên, có lẽ các cô đã có những giây phút không kiềm chế được. Ban giám đốc thường xuyên đi kiểm tra và chưa bao giờ phát hiện tình trạng đánh đập trẻ như báo phản ánh. Sự việc có lẽ xảy ra vào buổi sáng khoảng tầm 5-6h khi chưa tới giờ hành chính vì nếu xảy ra trong giờ hành chính, chúng tôi giám sát rất thường xuyên.

Chúng tôi cũng mới biết sự việc này khi… đọc báo. Chúng tôi đang xác minh và trong trường hợp xác minh đúng có sự việc như báo phản ánh, chúng tôi sẽ có hướng xử lý các bảo mẫu.Trước giờ chưa ghi nhận và ngay cả kiểm tra cũng chưa ghi nhận trường hợp như thế. Khi nắm được thông tin, chúng tôi quán triệt bằng việc lắp camera tại các phòng khoa để giám sát việc chăm sóc các cháu trong những giờ ban giám đốc không thể đi kiểm tra”.
Bà Nguyễn Thị Liên (http://citinews.net/xa-hoi/lang-det-choang--100-nam-tuoi-o-mien-tay-GWCTMPA/) – Phó giám đốc sở LĐTBXH TPHCM (http://citinews.net/chung-khoan/msn--mwg--vne--tsc-duoc-giao-dich-ky-quy-YAYK3FI/) cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin, Sở đã cử ngay cán bộ xuống Trung tâm Linh Xuân để kiểm tra thông tin, giải quyết vụ việc. Riêng về thông tin là “trước đó có một số em ở trung tâm đã làm đơn kêu cứu gửi lên sở LĐTBXH vì bị đánh đập nhưng không được giải quyết”, bà Liên khẳng định là không có việc đó. “Không thể có việc tiếp nhận đơn kêu cứu của các em mà không giải quyết” – Bà Liên nói.

songchungvoi_HIV
06-04-2015, 21:22
Công an vào cuộc vụ hành hạ trẻ nhiễm HIV06-04-2015 19:44 - Theo: kienthuc.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=609006123)Hình ảnh những cháu bé nhiễm HIV bị hành hạ tại Trung tâm bảo trợ trẻ em khiến dư luận vô cùng căm phẫn và công an đã vào cuộc điều tra.

Cuối ngày 6/4, thông tin của Kiến Thức xác nhận: “Công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM (http://citinews.net/giai-tri/truc-tiep--tham-do-le-trao-giai-cong-hien-2015-MXK2CGI/)đã tiến hành xác minh đoạn clip ghi lại hình ảnh nhiều cháu bé bị nhiễm HIV (http://citinews.net/doi-song/du-luan-buc-xuc-truoc-vu-bao-mau-hanh-ha-tre-nhiem-hiv-FM4RH5I/) sống tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (trụ sở trên đường Bà Giang, phường Linh Xuân) bị các bảo mẫu hành hạ dã man như quát nạt, dùng tay đánh, nhéo vào đầu, chân, mặt; dùng chân đạp, lấy dép đánh, ấn đầu cho uống nước, nhét bánh bao vào miệng…khiến các cháu khóc thét vì đau đớn, sợ hãi và có đứa bị té xuống nền nhà…”.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/vuson/2015_04_06/cong-an-vao-cuoc-vu-hanh-ha-tre-nhiem-hiv.jpg


Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, nơi đang chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm cháu bé mồ côi bị nhiễm HIV.

</tbody>



Trong ngày hôm nay (6/4), công an phường cũng đã có buổi làm việc với Ban giám đốc trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân để ghi nhận vụ việc.


Một cán bộ công an cho biết: “Công an đang tiến hành xác minh và sẽ báo cáo lãnh đạo công an quận để có những chỉ đạo xử lý tiếp theo”.


Chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Kim Tiên, phó giám đốc trung tâm bảo trợ trẻ em cho biết: “Liên quan đến vụ việc, chúng tôi đã tiến hành tạm đình chỉ công tác đối với 5 bảo mẫu có liên quan và yêu cầu những người này giải trình. Đồng thời BGĐ trung tâm cũng đã có báo cáo vụ việc về các cơ quan chức năng ở quận Thủ Đức và Sở Lao động, Thương binh Xã hội thành phố”.




Bà Tiên thông tin thêm, bước đầu các bảo mẫu thừa nhận do áp lực công việc và nóng giận trong lúc cho các cháu ăn nên đã xảy ra việc đánh các cháu.


Trung tâm Nuôi dưởng Bảo trợ trẻ em Linh Xuân nuôi dưỡng 120 cháu bé mồ côi, bị nhiễm HIV từ sơ sinh đến 16 tuổi. Toàn trung tâm có 15 bảo mẫu làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu.


Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.

songchungvoi_HIV
06-04-2015, 22:19
Bảo mẫu ở TP HCM đánh trẻ nhiễm HIVThứ hai, 6/4/2015 | 16:47 GMT+7
Các bảo mẫu thừa nhận vì các cháu bướng, không chịu ăn nên họ đánh để ép dùng hết khẩu phần.


Ngày 6/4, bác sĩ Đào Thị Huê - Phó giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, quận Thủ Đức (thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM) - cho biết nhận được phản ánh về việc các bảo mẫu tại khoa Măng non đánh đập trẻ nhiễm HIV trong giờ ăn. Có ba bảo mẫu được cho là tát liên tục; lấy dép đánh, hăm dọa hoặc nhéo các bé.


Trong bản tường trình, các bảo mẫu thừa nhận và cho rằng do các bé nghịch ngợm không chịu ăn, họ vì nổi nóng nên đánh để ép các cháu dùng hết khẩu phần. "Vụ việc đã được báo lên lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội chờ hướng xử lý. Riêng trung tâm đã tạm đình chỉ công việc của 5 bảo mẫu này”, bà Huê nói.



<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/04/06/linh-xuan-1569-1428309387.jpg


Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Linh Xuân, nơi 3 bảo mẫu đánh đập trẻ. Ảnh: S.H


</tbody>
Theo Phó giám đốc trung tâm, khoa Măng non có 13 bảo mẫu chăm 26 bé nhiễm HIV. Các bé đa phần chậm phát triển, thể trạng yếu nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn.


“Các bảo mẫu cũng là trẻ mồ côi lớn lên từ trung tâm, sau đó tình nguyện ở lại chăm sóc trẻ. Trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn tâm lý, cách chăm sóc cho họ nhưng rất tiếc sự việc vẫn diễn ra”, bà Huê nói và cho biết sắp tới sẽ cho lắp camera để giám sát, kịp thời can thiệp những trường hợp tương tự.


Trong sáng nay, Bộ Y tế đã có công văn giao Cục Phòng chống HIV/AIDS tìm hiểu và đề nghị các cơ quan chức năng của TP HCM kiểm tra, xử lý.


Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân thành lập năm 2010 trên cơ sở tách ra từ trung tâm trẻ mồ côi Tam Bình (thuộc Sở Lao động). Hiện trung tâm nuôi khoảng 110 cháu 0-16 tuổi. Đa phần các bé ở đây mồ côi, chậm phát triển, nhiễm HIV, thần kinh…

Sơn Hòa
http://vnexpress.net/

Charles
07-04-2015, 07:14
Bạo hành trẻ nhiễm HIV: Mới là phần nổi của tảng băng chìm

07/04/15 06:00

Trẻ em bị bạo hành thường để lại di chứng về tâm lý sâu sắc. Trẻ em bị nhiễm HIV tổn thương càng rõ hơn, khi xung quanh em, sự kỳ thị vốn đã rất cay nghiệt.


<tbody>
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phuongthuy/2015_04_06/MYZBSh8B.jpg (http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phuongthuy/2015_04_06/MYZBSh8B.jpg)


Trẻ bị bảo mẫu bạo hành. (Ảnh nguồn TTO)


</tbody>
Sau khi thông tin trẻ nhiễm HIV bị bạo hành (http://infonet.vn/vu-hanh-ha-tre-co-hiv-tai-tphcm-tam-dung-cong-tac-3-bao-mau-de-xac-minh-post161653.info) tại Trung tâm bảo trợ Linh Xuân, Thủ Đức, TP.HCM vỡ lở, Thạc sĩ Nguyễn Trọng An - Chuyên gia Cao cấp Chăm sóc và bảo vệ trẻ em - Bộ LĐTBXH, nguyên Cục phó Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em cho hay, đây thực ra chỉ là “mỏm nổi của tảng băng chìm” của vấn nạn bạo lực và lạm dụng trẻ em hiện nay.

Xã hội đang giật mình thon thót và phẫn uất khi xem những hình ảnh, đoạn phim ghi lại thương tật của trẻ nhỏ dưới đôi bàn tay bạc ác của người lớn, thì đối với trẻ nhỏ bị nhiễm HIV, việc bạo hành càng khiến cho người ta xót xa.

Theo bác sĩ An, những em bé này có quyền được đi học. Nhưng lúc chúng ta đã đưa các em bé đến trường lại xảy ra câu chuyện, nhiều ông bố bà mẹ không cho các em bé bị nhiễm HIV học chung. Họ phản ứng bằng cách đòi làm đơn xin chuyển trường cho con.

Điều này đã khiến cho trẻ bị nhiễm HIV phải vào các trung tâm bảo trợ trẻ em mới được đi học, được chăm sóc. Cách làm như thế của người lớn càng khiến cho những trẻ nhiễm HIV bị kỳ thị và mất nhiều cơ hội được hòa nhập cuộc sống.



<tbody>
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phuongthuy/2015_04_06/nguyentronganinfoent.JPG (http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phuongthuy/2015_04_06/nguyentronganinfoent.JPG)


Thạc sĩ Nguyễn Trọng An chia sẻ sự xót xa của mình về việc cháu bé nhiễm HIV bị bạo hành.

</tbody>
Sau này, nhà nước ký Quyết định 570 đưa ra hành động quốc gia về trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, theo đó toàn bộ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS hoặc bị ảnh hưởng bởi bệnh này sẽ được chăm sóc và điều trị, được học tập, vui chơi giải trí. Trong đó cũng nêu rõ đảm bảo các em bé được đi học và chữa trị đầy đủ, chất lượng cao.

Trong số những trẻ em này, bác sĩ An cho biết, không phải hoàn toàn các em bị lây nhiễm HIV mà có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh như ba mẹ chết vì HIV, người thân trong gia đình bị nhiễm HIV. Các em thuộc đối tượng có nguy cơ cao và dễ bị lây nhiễm. Theo chính sách của nhà nước đề ra đến năm 2020, các em bé này được chăm sóc hoàn toàn, được đi học.Các bảo mẫu khi bạo hành các em đã rất sai lầm vì họ vi phạm quyền được bảo vệ, không được xâm hại về tinh thần và trí tuệ của trẻ nhỏ. Các em bé trong trung tâm đều được đảm bảo bằng các quy định của pháp luật. Nói về vấn đề tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng như thế nào sau khi bị bạo hành, bác sĩ An cho rằng trẻ em bị bạo hành đều bị tổn thương về thể xác và tinh thần. Những tổn thương về tinh thần của các em thường rất trầm trọng. Đối với trẻ ở các trung tâm bảo trợ, thiếu thốn tình cảm người thân, càng ảnh hưởng nhiều hơn.

"Con người ta ai cũng biết rằng những vết sẹo trên da thịt có thể lành lại nhưng những hành động dạy dỗ bằng cách bóp miệng, tát, đánh như thế này có thể ám ảnh và gây tổn thương về tinh thần cho các em suốt cuộc đời..." - Thạc sĩ An ngậm ngùi.

Bác sĩ An cho biết nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do các trung tâm bảo trợ trẻ em, bảo trợ xã hội quản lý chưa tốt, chưa thực hiện đúng quyết định 570.“Tôi đã từng gặp những câu chuyện chính người trong các trung tâm bảo trợ đó đánh, hiếp dâm các em. Hành vi này của những người trong trung tâm bảo trợ xã hội đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thể hiện sự suy đồi về đạo đức” – Thạc sĩ An cho hay.

Tuy nhiên, sau khi chứng kiến những hành động của bảo mẫu qua bài báo, thạc sĩ An cho rằng cũng có thể một phần nguyên nhân của bạo lực là các em ốm đau, quấy khóc nhiều, còn các bảo mẫu làm việc trong môi trường thiếu thốn, stress dẫn đến các hành động sai lầm. Để giải quyết nguyên nhân sâu xa của các vấn đề này, bác sĩ An cho rằng cần có sự vào cuộc của cả xã hội. Các cơ quan quản lý trực thuộc các trung tâm này phải có sự quản lý chặt chẽ, thực hiện theo đúng quy định và giám sát để trẻ nhỏ có được quyền chăm sóc chất lượng cao.

Khánh Ngọc

http://infonet.vn

Charles
07-04-2015, 07:22
Xử lý nghiêm các bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV

Cập nhật lúc: 06h28" | 07/04/2015

(VnMedia) - Theo tin từ Bộ Y tế, nhận được thông tin qua phóng sự “ Hành hạ trẻ HIV trong bữa ăn” của bảo mẫu ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh qua báo tuổi trẻ online. Bộ Y tế đã yêu cầu khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm.


http://images.vnmedia.vn/images_upload/2015/vnm_2015_886716.jpg
Trẻ em nhiễm HIV được chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ
trẻ em Linh Xuân. Ảnh: DV.


GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã lên án những hành động trên. Thứ trưởng cho biết trẻ nhiễm HIV là đối tượng đặc biệt, phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn cả về vật chất cũng như tình thương yêu của cha mẹ, người thân. Trước những số phận bất hạnh này rất cần được chúng ta mở rộng tấm lòng yêu thương, che chở để phần nào vơi đi những đau khổ, mất mát của các cháu.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế giao Cục phòng, chống HIV/AIDS có văn bản đề nghị cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và xử lý nghiêm. Đồng thời Thứ trưởng cũng kêu gọi các cấp chính quyền và đoàn thể cùng quan tâm, tham gia động viên chia sẻ, chăm sóc các cháu.

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổng Biên tập tạp chí AIDS và cộng đồng cũng cho biết, rất bất bình và lên án những hành động của người bảo mẫu mà phóng sự đã nêu. Hành động này không những vi phạm pháp luật về quyền của trẻ em, về kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV mà còn là vi phạm nghiêm trọng về đạo đức xã hội.

Về phía cơ quan quản lý, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã gửi ngay công văn số yêu cầu Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các sai phạm tại Trung tâm Linh Xuân. Đồng thời, tổ chức đoàn công tác đến khám sức khỏe, động viên, chăm sóc các cháu tại Trung tâm. Báo cáo kết quả xác minh thông tin và hướng giải quyết vụ việc trên về Cục Phòng, chống HIV/AIDS để kịp thời báo cáo cấp trên.

Ông Cảnh cho rằng trường hợp này là những con sâu làm rầu nồi canh. Trong quá trình công tác, chúng tôi đã gặp và vô cùng khâm phục các bảo mẫu tại nhiều trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi. Họ đã hy sinh thầm lặng, tận tụy hết mình để làm sao chăm sóc tốt nhất cho trẻ, họ không có công sinh nhưng có sông dưỡng dục để các cháu lớn khôn. Trường hợp hành hạ trẻ em như trên là thiểu số và rất đáng tiếc, đã làm tổn thương đến biết bao những tấm lòng nhân hậu cao cả của các mẹ tại trung tâm, thật đáng buồn, thật phẫn nộ.

Về mặt phân cấp quản lý, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi đang thuộc ngành lao động thương binh và xã hội các cấp quản lý. Ngành y tế lâu nay chỉ tham gia về công tác y tế: thăm khám, điều trị, chăm sóc, tư vấn, nâng cao sức khỏe cho các cháu. Cũng như thường xuyên tổ chức tặng quà, động viên tinh thần cho các cháu.

Mặt khác, việc nâng cao năng lực cho các bảo mẫu ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi là rất cần thiết, chúng ta phải tổ chức tập huấn về kỹ năng và tâm lý cho những người chăm sóc trẻ mồ côi. Đồng thời tiếp tục công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục về các qui định về pháp luật liên quan đến quyền trẻ em và chống kỳ thị phân biệt đối với trẻ nhiễm HIV.

Ðình chỉ công tác đối với bảo mẫu đánh trẻ nhiễm HIV

Ngày 6/4, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Ðức, TP Hồ Chí Minh) đã đình chỉ công tác đối với ba bảo mẫu của khoa Măng non thuộc Trung tâm này. Lý do đình chỉ công tác vì Trung tâm nhận được phản ánh việc các bảo mẫu đánh đập trẻ nhiễm HIV trong giờ ăn.

Trung tâm đã nhận được bản tường trình từ các bảo mẫu thừa nhận có đánh trẻ do ham chơi, không chịu ăn hết khẩu phần và cho biết, các bảo mẫu cũng là trẻ mồ côi lớn lên tại Trung tâm. Hiện, các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh đang kiểm tra, xử lý vụ việc.


Minh Hải
http://vnmedia.vn

Charles
07-04-2015, 07:27
<header class="post-header cf"> Người trong cuộc nói gì về clip bạo hành trẻ nhiễm HIV đang gây phẫn nộ?

Xã Hội (http://doc.tin24h.org/chuyen-muc/tin-tuc-24h/xa-hoi) |<time class="value-datetime" datetime="2015-04-07T03:54:27+00:00" itemprop="datePublished"> 07/04/2015</time> |
</header>
GiadinhNet – Trước khi video clip được truyền thông đăng tải, phía Trung tâm không có bất kỳ phát hiện nào “vết tích” ngược đãi ở các trẻ.

Trên mạng vừa loan tải một video clip (http://tin24h.org/index.php/videos/thoi-su-24h/) bảo mẫu Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em (NDBTTE) Linh Xuân (TP.HCM) bạo hành, ngược đãi trẻ nhiễm HIV/AIDS tại đơn vị này khiến dư luận phẫn nộ.

Chiều 6/4, lãnh đạo Trung tâm nói với báo chí rằng “các bảo mẫu tường trình thiếu thành thật”, “rất bức xúc và sẽ xử lý triệt để”.

Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Tiên – Giám đốc Trung tâm cho biết đã đình chỉ công tác 3 bảo mẫu liên quan là Trần Thị Thu Trinh (1971), Nguyễn Thị Lan (1969) và Vũ Thị Quý (1963). Cả 3 bảo mẫu hiện làm việc tại Khoa Măng non của Trung tâm.

“Qua kiểm điểm, bảo mẫu Trinh giải thích mình không đánh mà chỉ vỗ vì trẻ nôn ói khi ăn. Bảo mẫu Lan thì giải thích rằng nhéo dọa một bé vì bé này đánh bạn cùng lớp bị bệnh down. Còn bảo mẫu Quý thì giải thích chỉ dùng dép dọa, đánh nhẹ vào chân để trẻ ăn”, bà Tiên thông tin.

Cũng theo bà Tiên, hàng ngày bộ phận y tế tại Trung tâm điều thăm khám các trẻ, đồng thời hoạt động kiểm tra giám sát cũng diễn ra hàng tuần. Tuy nhiên, trước khi video clip được truyền thông đăng tải, phía Trung tâm không có bất kỳ phát hiện nào “vết tích” ngược đãi ở các trẻ.


http://giadinh.vcmedia.vn/thumb_w/640/2015/bh-1-1428316832080.jpg
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội gây phẫn nộ.


Tuy nhiên, sau khi được các phóng viên hỏi “bà thấy sao về nội dung tường trình của 3 bảo mẫu liên quan?”, bà Tiên thành thật: “Họ chưa thành khẩn khi tường trình”.

Bà Tiên cũng xác nhận Trung tâm làm việc còn “sót” 2 bảo mẫu khác là Lưu Thị Hà và Nguyễn Thị Bảo Châu, những người cũng hiện diện và có những “pha” ngược đãi trẻ nhiễm HIV/AIDS. “Chúng tôi sẽ nhanh chóng làm việc với hai bảo mẫu này”, bà Tiên khẳng định.

“Chúng tôi rất bức xúc trước vụ việc này và sẽ kiên quyết xử lý đúng người đúng tội. Sắp tới chúng tôi sẽ lắp đặt camera để giám sát 24/24 nhằm ngăn chặn tình trạng tương tự”, vị nữ giám đốc đưa ra lời cam kết.

Được biết, cả 3 bảo mẫu Lan, Trinh và Quý đều xuất thân từ trẻ mồ côi, từng được nuôi dưỡng trong một cơ sở tương tự Trung tâm NDBTTE Linh Xuân. Bảo mẫu Lan và Trinh đã được Trung tâm tạo điều kiện hoàn tất bổ túc cấp 2, riêng bảo mẫu Quý vì nhiều tuổi nên không thể tham gia. Tuy nhiên, cả 3 bảo mẫu nói trên đều trải qua các khóa, lớp tập huấn về chuyên môn chăm sóc, giáo dục và y tế liên quan đến trẻ nhiễm HIV/AIDS.


http://giadinh.vcmedia.vn/thumb_w/640/2015/bh-3-1428316838969.jpg


Bà Nguyễn Thị Kim Tiên, giám đốc Trung tâm, thừa nhận các bảo mẫu “thiếu thành khẩn” và nói rằng bản thân bà cũng “rất bức xúc” sau khi trực tiếp xem video clip cùng các ký giả.


Chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thành Phụng, Trưởng phòng Bảo trợ trẻ em thuộc Sở LĐTB & XH TPHCM cho biết phía Sở đã nhận được thông tin phản ánh vụ việc qua báo chí. “Hiện chúng tôi đang tiến hành xác định, làm rõ vụ việc. Ngay khi có thông tin đầy đủ chúng tôi sẽ cung cấp đến báo chí”, bà Phụng cho hay.


Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội
http://doc.tin24h.org

Charles
07-04-2015, 19:43
Vụ trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị hành hung: Vi phạm nghiêm trọng về đạo đức xã hội

Thứ Ba, 07/04/2015 - 09:12

Dân trí TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổng Biên tập tạp chí AIDS và cộng đồng đã bày tỏ sự bất bình với những hành động ngược đãi trẻ em của bảo mẫu được đăng tải trên clip: “Hành vi này không những vi phạm pháp luật về quyền của trẻ em, về kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV mà còn là vi phạm nghiêm trọng về đạo đức xã hội”.

http://dantri4.vcmedia.vn/kSKNBSDTNdGh3BSiipZaaQIUzyhvL/Image/2015/03/1-d4064.jpg
Ông Cảnh cũng cho rằng, sự việc này mang tính cá biệt, là những con sâu làm rầu nồi canh (Ảnh: Vân Sơn)


“Trong quá trình công tác, trực tiếp đến nhiều điểm chăm sóc trẻ nhiễm HIV, trẻ mồ côi nói chung, tôi đã chứng kiến các bảo mẫu yêu thương trẻ hết mực, chăm sóc trẻ hết mực vì cảm thương sự thiệt thòi của các em. Họ đã hy sinh thầm lặng, tận tụy hết mình để làm sao chăm sóc tốt nhất cho trẻ, họ không có công sinh nhưng có sông dưỡng dục để các cháu lớn khôn.

Trường hợp hành hạ trẻ em như trên là thiểu số và rất đáng tiếc, đã làm tổn thương đến biết bao những tấm lòng nhân hậu cao cả của các mẹ tại trung tâm, thật đáng buồn, thật phẫn nộ”, ông Cảnh chia sẻ.

Vì thế, theo ông Cảnh các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan và lãnh đạo quản lý các trung tâm phải có chương trình cụ thể, làm tốt hơn nữa công tác theo dõi, giám sát để bảo vệ các cháu (ví dụ gắn các trang thiết bị theo dõi từ xa và liên tục), nhằm dự phòng những tình huống tương tự xẩy ra.

Đồng thời cần tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, tâm lý để nâng cao trình độ và trách nhiệm của các bảo mẫu. Đồng thời tiếp tục công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục về các qui định về pháp luật liên quan đến quyền trẻ em và chống kỳ thị phân biệt đối với trẻ nhiễm HIV.

Trước đó, ngay trong ngày 6/4 Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã gửi ngay Công văn số 315/AIDS-TT ngày 06/4/2015 yêu cầu Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các sai phạm tại Trung tâm Linh Xuân. Đồng thời, tổ chức đoàn công tác đến khám sức khỏe, động viên, chăm sóc các cháu tại Trung tâm. Báo cáo kết quả xác minh thông tin và hướng giải quyết vụ việc trên về Cục Phòng, chống HIV/AIDS để kịp thời báo cáo cấp trên.



<tbody>
Về mặt phân cấp quản lý, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi đang thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp quản lý. Ngành Y tế lâu nay chỉ tham gia về công tác y tế: thăm khám, điều trị, chăm sóc, tư vấn, nâng cao sức khỏe cho các cháu cũng như thường xuyên tổ chức tặng quà, động viên tinh thần cho các cháu.


</tbody>




Hồng Hải
http://dantri.com.vn

Charles
07-04-2015, 20:01
Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm vụ hành hạ trẻ nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, 07/04/2015, 15:52 GMT+7

Nhận được thông tin qua phóng sự “ Hành hạ trẻ HIV trong bữa ăn” của bảo mẫu ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh qua báo tuổi trẻ online. Bộ Y tế đã yêu cầu khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã lên án những hành động trên. Thứ trưởng cho biết trẻ nhiễm HIV là đối tượng đặc biệt, phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn cả về vật chất cũng như tình thương yêu của cha mẹ, người thân. Trước những số phận bất hạnh này rất cần được chúng ta mở rộng tấm lòng yêu thương, che chở để phần nào vơi đi những đau khổ, mất mát của các cháu.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế giao Cục phòng, chống HIV/AIDS có văn bản đề nghị cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra và xử lý nghiêm. Đồng thời Thứ trưởng cũng kêu gọi các cấp chính quyền và đoàn thể cùng quan tâm, tham gia động viên chia sẻ, chăm sóc các cháu.

Ts.Bs.Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổng Biên tập tạp chí AIDS và cộng đồng đã nêu ý kiến trên một số khía cạnh liên quan:

Trước hết tôi rất bất bình và lên án những hành động của người bảo mẫu mà phóng sự đã nêu. Hành động này không những vi phạm pháp luật về quyền của trẻ em, về kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV mà còn là vi phạm nghiêm trọng về đạo đức xã hội.

Về phía cơ quan quản lý, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã gửi ngay Công văn số 315/AIDS-TT ngày 06/4/2015 yêu cầu Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các sai phạm tại Trung tâm Linh Xuân. Đồng thời, tổ chức đoàn công tác đến khám sức khỏe, động viên, chăm sóc các cháu tại Trung tâm. Báo cáo kết quả xác minh thông tin và hướng giải quyết vụ việc trên về Cục Phòng, chống HIV/AIDS để kịp thời báo cáo cấp trên.

Ông Cảnh cho rằng trường hợp này là những con sâu làm rầu nồi canh. Trong quá trình công tác, chúng tôi đã gặp và vô cùng khâm phục các bảo mẫu tại nhiều trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi. Họ đã hy sinh thầm lặng, tận tụy hết mình để làm sao chăm sóc tốt nhất cho trẻ, họ không có công sinh nhưng có sông dưỡng dục để các cháu lớn khôn. Trường hợp hành hạ trẻ em như trên là thiểu số và rất đáng tiếc, đã làm tổn thương đến biết bao những tấm lòng nhân hậu cao cả của các mẹ tại trung tâm, thật đáng buồn, thật phẫn nộ.

Về mặt phân cấp quản lý, các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi đang thuộc ngành lao động thương binh và xã hội các cấp quản lý. Ngành y tế lâu nay chỉ tham gia về công tác y tế: thăm khám, điều trị, chăm sóc, tư vấn, nâng cao sức khỏe cho các cháu. Cũng như thường xuyên tổ chức tặng quà, động viên tinh thần cho các cháu.

Mặt khác, việc nâng cao năng lực cho các bảo mẫu ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi là rất cần thiết, chúng ta phải tổ chức tập huấn về kỹ năng và tâm lý cho những người chăm sóc trẻ mồ côi. Đồng thời tiếp tục công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục về các qui định về pháp luật liên quan đến quyền trẻ em và chống kỳ thị phân biệt đối với trẻ nhiễm HIV.

P.V
http://www.khoahocphothong.com.vn

Charles
08-04-2015, 06:08
​Kỳ thị, phân biệt đối xử - rào cản lớn với người nhiễm HIV

07/04/2015 00:10 GMT+7

Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong các rào cản chính trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị của người nhiễm HIV ở Việt Nam.

Đây là nhận định của Nhóm tư vấn Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-132), và đó cũng là nguyên nhân khiến việc phát hiện người nhiễm HIV trong cộng đồng gặp khó khăn, gây trở ngại trong công tác phòng chống bệnh dịch và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

Mặc dù các chỉ số về kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV giảm một cách hết sức ấn tượng, đặc biệt tại những địa bàn triển khai “Sáng kiến điều trị 2.0” (uống 1 viên thuốc kháng virus duy nhất/lần/ngày), nhưng nhóm tư vấn cho rằng Việt Nam cần tham gia mạnh mẽ và thảo luận cởi mở hơn nữa về vấn đề này.

Nhận định của nhóm tư vấn cũng cho thấy, giống như nhiều quốc gia, Việt Nam đang đối mặt với thách thức duy trì bền vững các thành quả phòng, chống HIV/AIDS khi nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi nguồn lực đầu tư trong nước còn hạn chế.


http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/04/07/4tBMfQIs.jpg


Ngoài ra, còn rất nhiều thách thức khác như: số người nhiễm HIV tiếp tục gia tăng; dịch HIV diễn biến ngày càng phức tạp hơn; độ bao phủ của chương trình điều trị người nhiễm HIV còn hẹp…

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường chính sách và pháp lý để đáp ứng với yêu cầu mới của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Chuyển dần từ các hình thức mang tính trừng phạt người nghiện ma túy, người bán dâm, sang các biện pháp can thiệp giảm tác hại dựa vào cộng đồng phù hợp với tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế.

Đồng thời, cần phải tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội, áp dụng các mô hình có hiệu quả, đảm bảo tính dễ tiếp cận dịch vụ, trong đó cần tiếp tục mở rộng mô hình triển khai “Sáng kiến điều trị 2.0”.

Hiện, sáng kiến này bước đầu đã giúp mở rộng việc tiếp cận sớm với các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV, kết hợp lồng ghép các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã; song song là triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.



Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
http://tuoitre.vn

songchungvoi_HIV
09-04-2015, 19:23
Cần xem xét lại việc tuyển dụng bảo mẫu chăm trẻ nhiễm HIVThứ ba 07/04/2015 17:30

Trao đổi với báo chí về việc một số bảo mẫu Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân bạo hành trẻ trong bữa ăn đang gây xôn xao dư luận, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhận định, đây là vụ việc mang tính chất nguy hiểm và bạo ngược đối với trẻ nhiễm HIV.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_07/thu%20truong.jpg


Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm - Ảnh Trà My

</tbody>

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM trực tiếp tới Trung tâm Linh Xuân để xác minh sự việc. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi báo cáo nhanh lên Chính phủ trong sáng ngày 7/4.

“Điều chúng ta cần quan tâm là đạo đức, tình cảm và trách nhiệm của các bảo mẫu chăm sóc các cháu. Đây là vấn đề quyết định. Đặc biệt khi nơi đây có nhiều cháu bị bỏ rơi rất cần có tình thương, sự chăm sóc đặc biệt và ân cần của người mẹ”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nói.

Trả lời câu hỏi về công tác giám sát của các cơ quan chức năng thời gian qua với những cơ sở nuôi dưỡng như Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, Thứ trưởng Đàm cho biết, việc giám sát vẫn được triển khai thường xuyên nhưng còn hạn chế do đội ngũ cán bộ có hạn.

“Khi được giám sát thì trung tâm triển khai tốt, khi không có giám sát thì lại xảy ra việc này việc kia. Như vậy, vấn đề trách nhiệm chính vẫn là của từng trung tâm, từng cơ sở, chứ không chỉ phải lo đối phó với việc giám sát”, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho hay.

Chính vì vậy, đòi hỏi ý thức của những người lãnh đạo trung tâm, cơ sở cần coi đây là công việc thường xuyên, tự kiểm tra, đánh giá và phân loại đúng trách nhiệm của mình.

Thứ trưởng Đàm cho rằng: “Nếu không nhờ báo chí phát hiện ra những sự việc như thế này thì chúng ta vẫn nghĩ là tốt đẹp. Cuối năm vẫn bình bầu đánh giá việc ai hoàn thành tốt nhiệm vụ, ai lao động tiên tiến. Cho nên công tác kiểm tra sẽ cần phải làm thường xuyên hơn nữa sau sự việc này”.

Đặc biệt, đối với công tác tuyển dụng những nhân sự vào làm việc tại các Trung tâm cần lưu ý tới yếu tố hàng đầu là đạo đức và cá tính. Thứ trưởng Đàm cho biết, tới đây Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ nghiêm túc rà soát lại các tiêu chuẩn tuyển chọn nhân sự tại các mô hình này, không thể vì khó tuyển được người mà không làm kỹ. Những người không có tính cách phù hợp thì không nên tham gia vào công việc này.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân được thành lập theo Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của Chủ tịch UBND TP.HCM với chức năng giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhiễm HIV/AIDS từ sơ sinh đến 16 tuổi, gồm 4 khoa: Sơ Sinh, Măng Non, Tuổi Hồng, Tuổi Xanh.

Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng gần 120 trẻ nhiễm HIV/AIDS. Các nội dung báo chí phản ánh xảy ra tại Khoa Măng Non - nơi đang nuôi dưỡng 26 trẻ em từ 3-6 tuổi với 13 nhân viên chăm sóc.
Trà My
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
09-04-2015, 19:25
Hé lộ thêm sự thật gây "sốc" trong vụ bạo hành trẻ nhiễm HIV08:48:00 09/04/2015
Hai trẻ từng sống tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em (NDBTTE) Linh Xuân cùng một cựu trưởng khoa tại trung tâm này vừa hé lộ thêm nhiều tình tiết “giật mình” về nạn bạo hành trẻ nhiễm HIV/AIDS đang gây phẫn nộ dư luận.
Phạt cả tiền trẻ nhiễm HIV?


“Nạn bạo hành đã diễn ra từ lâu rồi, hồi tụi con mới vô trường năm 2006. Đi vệ sinh mà quên đóng nắp bồn cầu tụi con cũng bị tát tai là chuyện bình thường”, em D. - học viên vừa trốn khỏi Trung tâm nói với các phóng viên vào sáng 8/4).


D. vừa bước qua tuổi 19 và chỉ còn 3 tháng nữa là có cơ hội thi tốt nghiệp THPT, nhưng vì không thể tiếp tục sống tại trung tâm nên em đành bỏ trốn. “Em rất muốn được tốt nghiệp lớp 12 nhưng không chịu nổi sự ghét bỏ của nhiều người ở trung tâm”, D. tâm sự.


“Sự ghét bỏ” mà D. đề cập bắt nguồn từ việc em vốn là học viên nhiều tuổi nhất tại trung tâm, là một trong số những người “đầu têu” viết và gửi đơn cầu cứu đến Sở LĐ-TB & XH TP.HCM hồi cuối năm 2014.


Bạn cùng ký tên với D., em T. cũng đã phải bỏ đi sau 9 năm sống tại trung tâm, cho biết các em vừa đối mặt với nạn bạo hành thường xuyên từ lâu vừa “khủng hoảng” với những hình phạt quy ra tiền.




http://k14.vcmedia.vn/OhohwxXLanqqiq98ZG5YKH46ANzAE/Image/2015/04/he-lo-them-su-that-gay-soc-trong-vu-bao-hanh-tre-nhiem-hiv_20150409084142821.jpgBà Nguyễn Thị Kim Tiên-Giám đốc Trung tâm NDBTTE Linh Xuân tiếp nhận quyết định thanh tra hôm 7/4.
“Chỉ vì ủi đồ nhiều khiến đế bàn ủi bị đen mà tụi con bị phạt tiền nhiều lắm, trẻ lớn thì phạt 100.000đ, trẻ nhỏ thì 50.000đ, tụi con tính tổng số trẻ bị phạt chỉ vì vụ này đã gần 2.000.000đ”, T. uất ức cho biết. Người ra “sắc lệnh” phạt kỳ lạ kia chính là cô T. mà trong trung tâm thường gọi là cô Linh.


Vì sao trẻ sống nơi Trung tâm NDBTTE Linh Xuân có tiền? Theo giải thích của cựu trưởng khoa Tuổi xanh, cô H.T, thì trẻ có tiền riêng do người thân cho hoặc học giỏi được trung tâm thưởng (120.000đ-150.000đ/một lần thưởng). Tiền riêng của các em, theo quy định của trung tâm là do phó khoa phụ trách quản lý.


Trút giận?


Cô H.T, người cũng xuất thân từ trẻ mồ cô nhưng phấn đấu đạt học vị cử nhân, chia sẻ rằng hồi còn công tác mình cũng từng bắt trẻ nằm giường mà vút vài roi.


“Có một số vi phạm mình cũng phải dùng đến roi để trẻ nhớ mà không tái phạm. Chỉ là cách dùng roi thế nào để trẻ tâm phục khẩu phục, chứ không thể bạ đâu đánh đó”, cô H.T nói.


Người có 11 năm gắn bó với trung tâm vừa nghỉ việc hồi tháng 3/2015 cũng nói thêm rằng “không phải ai ở Trung tâm cũng biết cách dùng roi” mà thậm chí không dùng roi, chỉ dùng tay, chân.
“Có thể họ không ác ý với trẻ không may bị đánh nhưng sự giận dữ nơi gia đình, ngoài xã hội theo họ vào trung tâm rồi trút giận lên trẻ vì thiếu kiềm chế”, cô H.T giải thích.


Chiều 7/4, Sở LĐ-TB & XH TP.HCM đã tạm đình chỉ công tác đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiên-Giám đốc Trung tâm NDBTTE Linh Xuân trong thời gian thanh tra đơn vị này. Hiện đoàn thanh tra Sở LĐ-TB & XH đang tiến hành thanh tra toàn diện đơn vị này ngay sau video clip bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV/AIDS được truyền thông loan tải hôm 6/4.


Theo Báo Gia đình & Xã hội

songchungvoi_HIV
09-04-2015, 19:36
Bạo hành trẻ nhiễm HIV: Chỉ là 'bề nổi của tảng băng chìm'?09.04.2015 | 07:00 AM
Nhiều ý kiến cho rằng, hình ảnh bảo mẫu đánh đập trẻ em nhiễm HIV bị phát hiện chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”.
Mấy ngày qua, dư luận hết sức phẫn nộ trước một sự thật phũ phàng ngay tại nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS - trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP.HCM) có nhiều trẻ bị bảo mẫu đánh... ngay trong bữa ăn.

Nhiều ý kiến cho rằng, hình ảnh bị phát hiện chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” và nguyên nhân cốt lõi là do chúng ta không truy đến cùng trách nhiệm khi xảy ra các vụ bạo hành. Xung quanh vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng.

Thiếu tình người, thiếu sự đào tạo huấn luyện

Hình ảnh các em bé bị nhiễm HIV bị bảo mẫu (http://www.nguoiduatin.vn/vu-hanh-ha-tre-hiv-dinh-chi-cong-tac-giam-doc-trung-tam-a182400.html) đánh ngay trong bữa ăn tại trung tâm Bảo trợ khiến dư luận không khỏi bức xúc. Ông nhìn nhận sự việc này như thế nào?

Để chuyện này xảy ra, điều đầu tiên tôi nhận thấy là họ thiếu tình người, thiếu sự đào tạo nghiệp vụ khiến việc này xảy ra. Dù người ta có giải thích rằng, các em bị ảnh hưởng HIV/AIDS, hoặc bị khuyết tật, các em rất hay quấy khóc, ăn kém, hay nôn, ốm đau nên tạo áp lực tinh thần không nhỏ cho những người chăm sóc nhưng không phải vì thế mà các cô được phép bạo hành các cháu.


http://xmedia-nguoiduatin.cdn.vccloud.vn/245/2015/4/8/hanh-ha-tre-nhiem-hiv.jpgBác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng.
Theo quan điểm của tôi, việc tuân thủ pháp luật (http://www.nguoiduatin.vn/c/phap-luat) của những người bảo mẫu, những người quản lý làm việc tại trung tâm này về quyền của trẻ em là rất kém. Các em có quyền được bảo vệ về tinh thần, thân thể nhưng ở đây lại có tình trạng bạo hành. Dù trung tâm này của Nhà nước hay tư nhân thì việc để xảy ra việc trẻ em bị bạo hành là vi phạm quyền trẻ em.

Rõ ràng, ở đây không chỉ là sự hạn chế về nhận thức quyền trẻ em mà còn là sự vi phạm pháp luật, ông có thể giải thích rõ hơn về điều này?

Trẻ ở trung tâm này bao gồm các em bị nhiễm và bị ảnh hưởng nhiễm HIV (có thể do bố mẹ đã chết vì nhiễm HIV). Các cháu được chăm sóc ở đây thuộc đối tượng đầu tiên của Quyết định 570 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS năm 2014- 2020. Trong đó, Thủ tướng đưa ra rất nhiều mục tiêu của kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt là các em được đảm bảo chăm sóc y tế chất lượng cao, đầy đủ, được học tập, vui chơi giải trí...Việc triển khai quyết định này đã được hai năm mà vẫn còn để xảy ra tình trạng trên là vi phạm quy định của pháp luật.

Tiếp theo là bản thân các bảo mẫu đó, nếu như ở các trung tâm tư nhân tự phát không được tập huấn, không có kiến thức chuyên sâu, người ta tuyển người không có nghề đã đành. Còn trung tâm này, thuộc sự quản lý, giám sát của ngành LĐ-TB&XH, các nhân viên ở đây ăn lương của Nhà nước. Chúng ta cần phải xem xét lại việc lựa chọn, tuyển người của các trung tâm này có đạt chuẩn hay không mà lại để xảy ra việc bạo hành như vậy? Đặc biệt, việc giám sát việc nuôi trẻ, dạy trẻ chăm sóc trẻ tại trung tâm này có theo đúng quy định?

Trên cương vị là một bác sỹ, xin ông cho biết ảnh hưởng của những bảo mẫu này đã đối xử với các em bé như thế nào?

Cái quan trọng và nguy hiểm nhất mà tôi nhận thấy trong vụ việc này, đó chính là những tổn thương về tinh thần của các em nhỏ. Bởi những vết sẹo trên da thịt có thể lành lại nhưng những hành động này có thể ám ảnh và gây tổn thương về tinh thần cho các em suốt cuộc đời. Thậm chí, hành vi này có thể khiến các em bị rối loạn về tinh thần. Tôi được biết rất nhiều em bé sau này lớn lên vi phạm pháp luật, đánh đập, bạo lực chính vì bị hành hạ lúc còn nhỏ. Đó là những hậu quả nghiêm trọng nhưng không thể đong đếm được.

Xem video:


http://imgs.meme.vn/video/clip/2015/04/07/10/05/1fc71388e8196e3bb6b7dae0947f04f4MEME1428376645.jpg




Vụ hành hạ trẻ HIV: Bảo mẫu xuất thân từ cô nhi viện
Người quản lý ở đâu khi xảy ra bạo hành (http://www.nguoiduatin.vn/vu-hanh-ha-tre-bi-hiv-bao-mau-viet-gi-trong-ban-tuong-trinh-a182169.html)?

Là người công tác lâu năm trong ngành bảo vệ trẻ em, theo ông liệu những clip bạo hành trong thời gian gần đây báo (http://www.nguoiduatin.vn/) chí thông tin (http://www.nguoiduatin.vn/) đã phản ánh hết thực tế chưa?

Thực tế, số lượng các trường hợp bạo hành chúng ta được biết qua báo chí, các phương tiện thông tin chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” mà thôi. Thực ra, không chỉ ở trung tâm này mà ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật vẫn có hiện tượng đó. Các em khuyết tật không chỉ có trường hợp khuyết tật bộ phận cơ thể mà còn có thể khuyết tật thần kinh. Những trường hợp đó, các cháu sẽ có những hành động không bình thường và gây nên các stress. Chính vì thế, với các trung tâm bảo trợ xã hội, khi lồng ghép nuôi dưỡng trẻ mồ côi (http://www.nguoiduatin.vn/bao-mau-da-nhieu-lan-danh-tre-mo-coi-dang-nam-duong-sinh-a174585.html), người tàn tật, người khuyết tật trí não... là không hợp lý. Các em không chỉ cần phòng ốc đẹp, đồ chơi đẹp mà còn cần tình thương, sự chăm sóc tận tình.

Sự chăm sóc nếu có tình thương, tình người thì sẽ không xảy ra stress, còn nếu kỳ thị, phân biệt đối xử thì stress lại tăng lên. Sự giáo dục (http://www.nguoiduatin.vn/c/giao-duc) tình yêu (http://www.nguoiduatin.vn/tag/t%C3%ACnh-y%C3%AAu) con trẻ với các em bé bị ảnh hưởng bởi HIV là cả một vấn đề.

Trong trường hợp vừa qua tại trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (quận Thủ Đức, TP.HCM), theo ông cần xử lý như thế nào với những bảo mẫu và quy trách nhiệm thuộc về ai, thưa ông?

Theo quan điểm cá nhân tôi, cần xử lý thật nghiêm minh những bảo mẫu không thực hiện đúng các quy định để mang tính răn đe cho người khác, không được xử lý hời hợt. Chúng ta cũng cần phải xem xét bản chất của các cô bảo mẫu này là người như thế nào? Bản thân các cô nuôi dạy trẻ có được đào tạo, tập huấn chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng nhiễm HIV mà lại xảy ra tình trạng ngược đãi trẻ như vậy.

Theo tôi, qua sự việc này, cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu, trước hết là trách nhiệm Giám đốc trung tâm, tiếp đến là sở LĐ-TB&XH TP.HCM giám sát thế nào để xảy ra chuyện như thế?

Xin cảm ơn ông!

H.Nguyễn – N.Lài - H.Lan – Đ.Thơm
http://www.nguoiduatin.vn/

songchungvoi_HIV
09-04-2015, 19:51
Vụ bạo hành: Tiết lộ rùng mình của trẻ nhiễm HIV đã bỏ trốn

Cập nhật lúc: 14:00 09/04/2015
(Xã hội) (http://phunutoday.vn/xa-hoi.html) - Ngoài việc bị bạo hành, trẻ ở trung tâm còn phải chịu những quy định “lạ” như phạt 100 nghìn/đôi dép nếu không để lên kệ, 100 nghìn đồng/quyển truyện bỏ quên trên giường…

http://phunutoday.vn/dataimages/201504/09/small/av1jpg_1428548163.jpg
<table align="center" class="image center" collapse;="" border-spacing:="" 0px;="" font-size:="" 14.6666669845581px;="" font-family:="" arial,="" helvetica,="" sans-serif;="" line-height:="" 24px;="" text-align:="" justify;="" background-color:="" rgb(250,="" 250,="" 250);"="" width=""><tbody></tbody></table>

Những quy định “lạ”

Bên cạnh những trẻ bị các bảo mẫu đánh trong bữa ăn dư luận lên án vừa qua thì ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, quận Thủ Đức (T.p HCM) còn có nhiều em khác cũng từng bị bạo hành nay đã về nhà hoặc phải trốn ra ngoài thuê nhà trọ.

Lần theo những thông tin trên, chúng tôi tìm gặp em N.P.D. (SN 1996) người từng bị bạo hành và nay đã trốn khỏi Trung tâm ra ngoài thuê phòng ở.

Qua lời kể nghẹn ngào của em, nhiều câu chuyện đáng thương xung quanh cuộc sống của những đứa trẻ nhiễm HIV đang được nuôi, dạy tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân từng bước được hé mở.

Theo lời D. thì em là trẻ nhiễm HIV mẹ mất sớm nên cha gửi em vào Trung tâm sống và học tập từ năm 2006. Do bức xúc với cách đối xử của các bảo mẫu trong Trung tâm nên em đã trốn khỏi nơi đây được hơn một tháng.

http://phunutoday.vn/upload_images/images/2015/04/09/1.JPG
Trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân, nơi xảy ra việc các bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
<table align="center" class="image center" style="border-collapse: collapse; border-spacing: 0px; font-size: 14.6666669845581px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; line-height: 24px; text-align: justify; background-color: rgb(250, 250, 250);" width=""><tbody></tbody></table>
Khoảng thời gian sống trong Trung tâm, D. đã không nhớ nổi biết bao lần bản thân em bị đánh và nhìn thấy các bạn khác bị bạo hành vì những lý do không chính đáng.

“Tại trung tâm, ngoài việc phải chấp hành những quy định chung thì tụi em còn phải chịu hình phạt khác do giáo viên tự đặt ra như bàn là dùng đã cũ bị cô tính gần 2 triệu. Sau đó trừ theo đầu người, đứa lớn 100 nghìn đồng, đứa nhỏ 50 nghìn đồng.

Hay như dép để dưới nền nhà bị phạt 100 nghìn đồng/đôi, quần áo mặc xong không giặt trong ngày bị phạt 100 nghìn đồng/bộ, truyện đọc xong để trên giường bị phạt 100 nghìn đồng/quyển.

Có người bị phạt tiền nhiều không còn tiền gửi xe khi đi học. Không còn cách nào khác các em phải gọi về gia đình xin chu cấp nhưng xin nhiều lần người thân cũng không cho”, D. kể.

http://phunutoday.vn/upload_images/images/2015/04/09/2.JPG
Những quy định "lạ" do giáo viên, bảo mẫu đặt ra đã được các em phản ánh lại với bà Nguyễn Thị Kim Tiên - Giám đốc Trung tâm nhưng không được xử lý
<table align="center" class="image center" style="border-collapse: collapse; border-spacing: 0px; font-size: 14.6666669845581px; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; line-height: 24px; text-align: justify; background-color: rgb(250, 250, 250);" width=""><tbody></tbody></table>
Không chịu nổi đành bỏ trốn khỏi Trung tâm

Bức xúc với cách hành xử của giáo viên, các em đã báo sự việc lên Giám đốc Trung tâm nhưng không được xử lý. Cuối năm 2014, một nhóm gồm 16 trẻ đã âm thầm viết đơn kêu cứu gửi lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM.

Từ lá đơn kêu cứu này đầu năm 2015, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành điều tra và xử lý vụ việc.

Ngày 6/4, bà Nguyễn Thị Kim Tiên, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân trong buổi làm việc với báo chí cũng đã xác nhận là có sự việc trên.

Bà Tiên cho biết: “Căn cứ vào quyết định xử phạt của Sở, Trung tâm đã cách chức Trưởng khoa và Phó khoa Tuổi Xanh đồng thời kỷ luật đối với bảo mẫu Lưu Thị Hà”.

http://phunutoday.vn/upload_images/images/2015/04/09/3.JPG
Trong buổi làm việc với báo chí chiều ngày 6/4, bà Tiên khẳng định rằng trong quá trình kiểm tra không phát hiện các em bị bầm tím. Chỉ đến khi PV mời xem clip thì bà mới nhận có sai sót trong quá trình kiểm tra.
Cũng theo D. thì sau khi âm thầm gửi đơn kêu cứu lên Sở, cuộc sống hàng ngày của các em luôn bị các cô trong Trung tâm theo dõi, tra khảo, hỏi ai là người viết đơn.

“Em thấy ngột ngạt và không thể sống nổi trong này nên đã kêu cha lên làm bảo lãnh cho em hồi gia. Nhưng chờ mãi không thấy cha lên nên em đã trốn ra ngoài thuê phòng trọ ở và đi làm thêm”, D. nghẹn ngào.

Theo chị N.T.H.T. từng công tác tại Trung tâm nay đã nghỉ việc thì những trường hợp được cha mẹ lên bảo lãnh hồi gia thì có mã số về địa phương lĩnh thuốc về uống.

http://phunutoday.vn/upload_images/images/2015/04/09/4.JPG
Do bức xúc với những quy định "lạ", cách đối xử của giáo viên, bảo mẫu nên có trẻ đã bỏ trốn ra ngoài.
Còn trường hợp trốn thì không có mã nên các em phải tự kiếm tiền mua. Số tiền mua thuốc uống mỗi em khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

"Trong 3 trường hợp bỏ trốn ra ngoài thì có em HD. là có hoàn cảnh đặc biệt nhất, HD. bị cha mẹ bỏ ở cổng của Trung tâm khi mới sinh. Lớn lên trong Trung tâm sau đó HD. trốn ra ngoài và có vài lần quay lại thăm các em nhưng bị đuổi", chị T. cho biết thêm.\.
Lâm Phương (Dailo.vn)/Theo Khỏe & Đẹp

songchungvoi_HIV
10-04-2015, 11:38
Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ nhiễm HIV: Hé lộ thêm sự thật gây "sốc"Thứ sáu 10/04/2015 09:00

Một cựu trưởng khoa tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và hai trẻ từng sống tại trung tâm vừa hé lộ thêm nhiều tình tiết gây "sốc" về nạn bạo hành trẻ nhiễm HIV/AIDS đang gây phẫn nộ dư luận.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_09/a33.jpg


Các em lớp 4 trong một buổi học tập tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân - Ảnh Hưng Nguyên


</tbody>

Phạt tiền trẻ nhiễm HIV

Ngày 8/4, em D. - một học viên vừa trốn khỏi trung tâm cho biết: “Nạn bạo hành đã diễn ra từ lâu rồi, hồi tụi con mới vô trường năm 2006. Đi vệ sinh mà quên đóng nắp bồn cầu tụi con cũng bị tát tai là chuyện bình thường”.

D. vừa bước qua tuổi 19 và chỉ còn 3 tháng nữa là có cơ hội thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng vì không thể tiếp tục sống tại trung tâm nên em đành bỏ trốn. “Em rất muốn được tốt nghiệp lớp 12 nhưng không chịu nổi sự ghét bỏ của nhiều người ở trung tâm”, D. tâm sự.

“Sự ghét bỏ” mà D. đề cập bắt nguồn từ việc em vốn là học viên nhiều tuổi nhất tại trung tâm. Em D. cũng là một trong số những em kêu gọi viết và gửi đơn cầu cứu đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM vào cuối năm 2014.

Bạn cùng ký tên với D, em T. cũng đã phải bỏ đi sau 9 năm sống tại trung tâm, cho biết các em vừa đối mặt với nạn bạo hành thường xuyên, vừa “khủng hoảng” với những hình phạt quy ra tiền.

“Chỉ vì ủi đồ nhiều khiến đế bàn ủi bị đen mà tụi con bị phạt tiền nhiều lắm, trẻ lớn thì phạt 100.000 đồng, trẻ nhỏ thì 50.000 đồng, tụi con tính tổng số trẻ bị phạt chỉ vì vụ này đã gần 2.000.000 đồng”, T. cho biết. Người ra “sắc lệnh” phạt kỳ lạ kia chính là cô T mà trong trung tâm thường gọi là cô Linh.

Vì sao trẻ sống trong trung tâm có tiền phạt?

Theo giải thích của cô H.T - cựu Trưởng khoa Tuổi xanh của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, trẻ có tiền riêng do người thân cho hoặc học giỏi được trung tâm thưởng (120.000-150.000 đồng/một lần thưởng). Tiền riêng của các em, theo quy định của trung tâm là do phó khoa phụ trách quản lý.

Cô H.T từng có 11 năm gắn bó với trung tâm và vừa nghỉ việc hồi tháng 3/2015. Cô cũng là người xuất thân từ trẻ mồ côi, nhưng cô đã phấn đấu đạt học vị cử nhân.

Cô H.T cho biết thêm, hồi còn công tác mình cũng từng bắt trẻ nằm giường mà vút vài roi, vì “có một số vi phạm cũng cần phải dùng đến roi để trẻ nhớ mà không tái phạm. Chỉ là cách dùng roi thế nào để trẻ tâm phục khẩu phục, chứ không thể bạ đâu đánh đó”, cô H.T nói.

Tuy nhiên, “không phải ai ở trung tâm cũng biết cách dùng roi” để răn đe các trẻ mà thậm chí họ chỉ dùng tay, chân. Cô H.T cho rằng: “Có thể họ không ác ý với trẻ, nhưng cũng có thể sự giận dữ từ nơi gia đình, ngoài xã hội theo họ vào trung tâm, rồi trút giận lên trẻ vì thiếu kiềm chế”.

Chiều 7/4, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM đã tạm đình chỉ công tác đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiên, Giám đốc Trung tâm Linh Xuân trong thời gian thanh tra đơn vị này. Hiện đoàn thanh tra Sở đang tiến hành thanh tra toàn diện đơn vị này ngay sau video clip bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV (http://www.doisongphapluat.com/tag/tr%E1%BA%BB-nhi%E1%BB%85m-hiv.html)/AIDS được truyền thông loan tải hôm 6/4.


Thanh Trà

Theo Gia đình & Xã hội

songchungvoi_HIV
27-04-2015, 19:19
“Đường về”: Vận động giảm kỳ thị với người nhiễm HIVThứ bảy 25/04/2015 13:50

Phim ngắn “Đường về” vừa công chiếu tại TP.HCM nhằm kêu gọi cộng đồng giảm kỳ thị phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_25/dv.jpg


Phim "Đường về" được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đến ủng hộ

</tbody>

Nằm trong chuỗi sự kiện Giải thưởng Dải Băng Đỏ 2015 do Mạng lưới người sống chung với HIV Việt Nam (VNP+) tổ chức dưới sự bảo trợ của Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y Tế và Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng Thống Hoa Kỳ (PEPFAR).

“Đường về” dựa trên câu chuyện có thật về một chàng trai 19 tuổi tên An. Khi An phát hiện mình nhiễm HIV từ người yêu tên Lâm thì đã rất đau khổ, còn Lâm thì bỏ đi xa. Ngay trong lúc đang đau ốm và tuyệt vọng, An lại bị gia đình ruồng bỏ, xa lánh. An đã cố gắng phấn đấu điều trị tốt để mong được khỏe mạnh trở về bên gia đình. Nhưng ngày An trở về cũng là lúc biết tin người mẹ thân yêu đã mất vì quá đau buồn. Chưa vượt qua được cú sốc về tinh thần, An lại bị người cha đánh đập, hắt hủi, xua đuổi… Cùng quẫn, An đã buông xuôi tất cả và tìm đến cái chết trong sự cô đơn, thiếu tình thương gia đình.


Phim ngắn lên án sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong gia đình và cộng đồng đối với người nhiễm HIV. Đây cũng chính là rào cản trong việc người nhiễm HIV có thể tiếp cận sớm điều trị thuốc kháng ARV. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần, sức khỏe của người nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, phim “Đường về” còn mang đến thông điệp mang đậm tính nhân văn “Gia đình là điểm tựa và là nơi chốn đi về dù trong hoàn cảnh nào”, vì vậy, trong gia đình, dù bất kỳ chuyện gì xảy ra đối với người thân của mình, hãy yêu thương, chia sẻ với họ để họ có thể vượt qua những nỗi đau, mất mát, sống có ích cho xã hội.

Trong ngày đầu công chiếu tại The Adora Premium Phú Mỹ Hưng, nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng đã đến để ủng hộ, đồng hành cùng chương trình Giải thưởng Dải Băng Đỏ như: Nhạc sĩ Thái Hùng, nghệ sĩ Xuân Hương, ca sĩ hải ngoại Nhật Hạ, Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, Á hậu Trương Thị May, diễn viên- người mẫu Phi Thanh Vân, ca sĩ Hồ Việt Trung… cùng phóng viên các báo đài và hơn 150 khách mời đã đến dự buổi chiếu ra mắt phim ngắn “Đường về”.


Chương trình Giải thưởng Dải băng đỏ được VNP+ khởi sướng với mục tiêu Truyền trông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống với HIV, người đồng tính nhiễm HIV và cộng đồng song tính, lưỡng tính, đồng tính và chuyển giới (LGBT). Chương trình nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế, vai trò của người sống với HIV và nhóm dễ bị tổn thương; kêu gọi sự phối hợp của văn nghệ sĩ, truyền thông báo chí, chính quyền địa phương với người sống với HIV. Đây cũng là một hoạt động chính thức kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Thúy Vân
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
17-05-2015, 15:10
Kim Tuyến kêu gọi không kỳ thị người nhiễm HIV-AIDS17/05/15 - 1:06 GMT+7

http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/16/IMG-4364-copy-9482-1431738368.jpg
Ngày 15/5, ban tổ chức chương trình Dải Băng Đỏ công bố chọn diễn viên Kim Tuyến làm đại sứ “Mạng lưới người sống chung với HIV Việt Nam” (VNP+). Nữ diễn viên xuất hiện tại buổi ra mắt ở TP HCM trong tà áo dài trắng của nhà thiết kế Thuận Việt.


http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/16/IMG-4481-copy-2739-1431738368.jpg
Ban đầu, Kim Tuyến được chọn là một trong những nghệ sĩ khách mời của giải thưởng tôn vinh những người góp sức cho cộng đồng, kêu gọi giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và nhóm nguy cơ cao. Tuy vậy, trước sự nhiệt tình của người đẹp, ban tổ chức mời cô trở thành gương mặt đại diện của chương trình.


http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/16/IMG-4541-copy-1396-1431738368.jpg
Kim Tuyến bên nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam.

http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/16/IMG-4292-copy-1345-1431738369.jpg
Sắp tới Kim Tuyến cùng nhiều nghệ sĩ tham gia đêm gala trao giải Dải Băng Đỏ, diễn ra vào 18h ngày 22/5 tại TP HCM. Chương trình có sự tham gia của nhiều gương mặt nghệ sĩ như: Á hậu Trương Thị May, diễn viên Lý Nhã Kỳ, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Xuân, Sĩ Hoàng, Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương…


http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/16/IMG-4516-copy-1741-1431738369.jpg
“Tôi cảm thấy hành trình hoạt động nghệ thuật của mình từ trước đến nay nhận được nhiều ưu ái từ mọi người. Vì thế, tôi rất muốn dành thời gian chung tay góp sức vào những hoạt động chung phát triển cộng đồng”, Kim Tuyến chia sẻ..


http://c1.f9.img.vnecdn.net/2015/05/16/IMG-4428-copy-5967-1431738369.jpg
Nghệ sĩ Kim Cương và nhà thiết kế Sĩ Hoàng (từ phải qua) tham gia vào chương trình. Đêm tôn vinh những cá nhân đóng góp tích cực cho phong trào phòng chống HIV-AIDS sắp tới còn có các hoạt động như: ký tên ủng hộ chống kỳ thị phân biệt đối xử người nhiễm bệnh, chấm điểm và trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động, giao lưu giữa nghệ sĩ với khán giả…


Ảnh: Tân Đà Lạthttp://phapluatdoisong.com/

songchungvoi_HIV
19-05-2015, 18:53
Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm bị ảnh hưởng HIV/AIDS
Thứ hai, 18/05/2015 21 giờ 22 GMT+0

Theo Tổ chức Y tế thế giới, kỳ thị và phân biệt đối xử với nhóm bị ảnh hưởng HIV/AIDS là một trong những rào cản khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận các dịch vụ dự phòng, can thiệp giảm hại, xét nghiệm và điều trị bệnh… Vì thế, chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV đã và đang được chính quyền, ban ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện, nhằm kêu gọi tinh thần trách nhiệm và sự tham gia của chính cộng đồng bị ảnh hưởng vào công cuộc phòng, chống AIDS của địa phương nói riêng và TP Cần Thơ nói chung...


Từ tháng 5-2014, Trung tâm Nâng cao chất lượng cuộc sống (LIFE) phối hợp Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ triển khai Dự án Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV phía Nam, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Dự án này được triển khai, thực hiện tại 4 quận, huyện của thành phố, gồm: Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh. Dự án nhằm tăng cường các ứng phó dựa vào cộng đồng đối với đại dịch HIV thông qua việc nâng cao năng lực của các nhóm, các tổ chức địa phương có khả năng tiếp cận, thu hút, chăm sóc và hỗ trợ được những cá nhân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi HIV và người có HIV.



http://baocantho.com.vn/img_post/4084/61.jpgNhóm CBO quận Ninh Kiều trong tiết mục kịch, tiểu phẩm “Sống thật với chính mình”.

Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố, quý I-2015, trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận giảm cả 3 chỉ số: Nhiễm HIV 28 trường hợp (giảm 33 trường hợp); bệnh nhân AIDS 23 trường hợp (giảm 10 trường hợp) và tử vong 10 trường hợp (giảm 8 trường hợp). Tuy nhiên, lây truyền HIV qua đường tình dục vẫn là con đường chính. Phân bố nhiễm HIV phát hiện hàng năm có xu hướng tăng ở nam giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm tiếp tục có xu hướng giảm, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng tăng.


Ở quận Ô Môn, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên, đến nay, toàn quận phát hiện tổng cộng 424 người nhiễm, trong đó, số bệnh nhân AIDS còn sống là 138 người và số tử vong do AIDS là 155 người. Theo số liệu thống kê từ ngành công an và cập nhật các tụ điểm, hiện nay, trên địa bàn quận có 127 người nghiện hút ma túy, 98 phụ nữ mại dâm và 155 người nam có quan hệ đồng giới; nguy cơ lây nhiễm HIV là rất lớn trong các nhóm nguy cơ cao và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng là không nhỏ. Để ngăn ngừa và làm giảm sự lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao và trong cộng đồng dân cư, trong những năm qua, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cùng ngành y tế ở quận Ô Môn đã tập trung mọi sức lực, huy động các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV cùng gia đình tự giác và chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn dân cư. Các hoạt động can thiệp và cung cấp dịch vụ HIV/AIDS đã được triển khai và thực hiện tại địa phương như: Chương trình truyền thông thay đổi hành vi, tiếp cận cộng đồng, bơm kim tiêm, bao cao su, Methadone, tư vấn và hỗ trợ người nhiễm, điều trị ARV, phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con… đã giúp các đối tượng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ của chương trình. Song song đó, việc thực hiện chống kỳ thị và phân biệt đối xử cũng được quan tâm hàng đầu tại địa phương. Bởi vì chính kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản lớn đối với việc thực hiện các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm: quyền học hành, lao động… đã được quy định tại Luật Phòng, chống HIV/AIDS.


Trong những năm qua, mặc dù có nhiều tiến bộ, song việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới hình thức và mức độ khác nhau. Chị H. (ở quận Ninh Kiều), cho biết: “Khi phát hiện mình bị nhiễm HIV, tôi bị sốc rất nặng, không thiết sống nữa. Tuy nhiên, được sự tư vấn, hỗ trợ của những cán bộ y tế, gia đình và những người cùng cảnh ngộ, tôi lấy lại bình tĩnh, tự tin sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội. Cái khó nhất của người nhiễm HIV chính là sự lo lắng bị kỳ thị và phân biệt đối xử”. Chính việc kỳ thị, phân biệt đối xử là rào cản cho những nỗ lực trong việc ngăn chặn dịch HIV/AIDS trong cộng đồng.


Theo Ban chỉ đạo 138/TTYTDP quận Ô Môn, để chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV cần nắm rõ, hiểu và tuân thủ tốt Luật Phòng chống HIV/AIDS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mỗi cán bộ y tế, nhất là cán bộ công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm, ân cần, chăm sóc người nhiễm và giúp đỡ người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể các cấp cần tạo môi trường thuận lợi để người nhiễm và các nhóm bị ảnh hưởng bởi dịch HIV/AIDS được quan tâm, giúp đỡ, có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng tốt các dịch vụ về HIV/AIDS. Đồng thời, những người nhiễm cần ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và trong dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác.


Bà Nguyễn Nguyên Như Trang, Giám đốc Trung Tâm LIFE kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng, các cơ quan chính quyền địa phương, các dịch vụ y tế, xã hội đối với các anh, chị em vì những lý do khác nhau mà dấn thân vào sử dụng ma túy, mại dâm hoặc vì khuynh hướng tình dục khác nhau mà chọn quan hệ tình dục đồng giới. Chúng ta hãy giảm và xóa những kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, để từ đó, vận động tinh thần trách nhiệm và sự tham gia của chính cộng đồng bị ảnh hưởng vào công cuộc phòng, chống AIDS.
Bài, ảnh: CHẤN HƯNG
http://baocantho.com.vn/

Charles
25-05-2015, 19:47
“Dải băng đỏ” - Góp phần chống kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS

Thứ hai, 25/05/2015, 10:11 GMT+7

http://www.khoahocphothong.com.vn/vnt_upload/news/05_2015/thumbs/400_a_hau_Truong_Thi_May_tham_gia_co_vu_cho_giai_t huong_Dai_bang_do.jpg (http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/41020/“dai-bang-do”---gop-phan-chong-ky-thi-nguoi-nhiem-hiv-aids.html#Zoom)

Sau hơn một năm chuẩn bị và hai tháng triển khai, cuộc thi “Dải băng đỏ” - cuộc thi dành cho người nhiễm HIV/AIDS sẽ kết thúc vào tối 22/5 tại TP.HCM.

Đây là cuộc thi do VPN+ (Viet Nam National Network of People Living with HIV) tổ chức dưới sự tài trợ của PEPFAR (Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS, và Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC). Cuộc thi gồm 6 nội dung: tuân thủ điều trị, dự phòng lây từ mẹ sang con, cống hiến, thành đạt, vươn lên, và đồng hành.

Trong đêm gala trao giải, cùng với diễn viên Kim Tuyến, đại sứ thiện chí đầu tiên của cuộc thi, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng: NSND Kim Cương, á hậu Trương Thị May, diễn viên Hồng Ánh, Lương Duyên, Lê Khánh, NSƯT Kim Xuân, NSƯT Thành Hội, nhiếp ảnh gia Phạm Hoàng Nam... sẽ nắm tay các thí sinh đoạt giải bước trên thảm đỏ để biểu thị thái độ ủng hộ, kêu gọi cộng đồng không kỳ thị bệnh nhân HIV/AIDS. Được biết, thứ trưởng Bộ y tế - PGS.TS. Nguyễn Thanh Long; bà Claire Pierangelo - phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; bà Rena Bitter, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM, đại diện sứ quán các nước cũng sẽ tham gia đêm gala này.

Là một trong những vị khách mời sánh bước cùng các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, nhà thiết kế Sỹ Hoàng cho biết: “Tôi vui vì được tay trong tay với một bệnh nhân HIV/AIDS. Thảm đỏ tuy không dài nhưng hoạt động này muốn nhắn gửi đến cộng đồng rằng đừng tỏ thái độ kỳ thị vì thiếu hiểu biết. Nếu chúng ta hiểu rõ nguyên nhân bệnh, cách thức lây bệnh, chúng ta sẽ không sợ hãi xa lánh người có bệnh HIV/AIDS. Tôi đã từng đọc qua nhiều sách và xem nhiều bài báo viết về cuộc sống của những bệnh nhân HIV/AIDS. Tôi luôn cảm thấy thương họ và muốn làm gì đó chia sẻ nỗi đau này”.


D.V
http://www.khoahocphothong.com.vn

Charles
23-06-2015, 15:20
Cùng nhau hành động chống lại sự kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS

Cập nhật ngày: 23/06/2015 10:27:21

Theo số liệu ghi nhận đến thời điểm hiện nay, tất cả 7 huyện, thành phố và 64 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến ngày 31/5/2015, toàn tỉnh có 2.494 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 1.575 người và tử vong 868 người. HIV/AIDS là một bệnh mà ai cũng có thể mắc. Tuy nhiên, bệnh thường không hoàn toàn gắn liền với tệ nạn xã hội. Thế nhưng, hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS đã làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.


http://baobaclieu.vn/database/newsimg/2015/06/23/14.jpg
Sinh viên Trường đại học Bạc Liêu với cuộc thi tìm hiểu HIV/AIDS. Ảnh: T.Đông



Sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến người nhiễm HIV che giấu bệnh tật, đồng thời trở thành một rào cản cho những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, làm việc, học hành. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho người khác và làm cho đại dịch càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một trong những nguyên nhân của sự kỳ thị là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu không đầy đủ về HIV/AIDS, một số người đã nghe nói về HIV/AIDS nhưng không hiểu rõ nguyên nhân và phương thức lây truyền dẫn tới cho rằng có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc hay sinh hoạt thông thường với người có HIV như ăn uống cùng nhau, bắt tay, ôm hôn, dùng chung nhà tắm, hồ bơi..., đôi khi có người còn nghi ngờ HIV có thể lây nhiễm qua vết đốt của muỗi hay côn trùng. Từ đó dẫn đến lo sợ mình bị lây bệnh và thể hiện cách phòng vệ bản thân quá mức, có những biểu hiện phân biệt đối xử với người có HIV như: không ngồi chung bàn, không ăn chung, không cho trẻ em chơi chung, học chung với trẻ có HIV hay nghi ngờ bị nhiễm.

Cần xác định công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng để thay đổi hành vi của mọi người dân. Như những hoạt động mà trong thời gian qua chúng ta đã huy động đồng bộ các kênh truyền thông hiện có trên địa bàn và được triển khai rộng khắp với sự nỗ lực, vào cuộc của cả cộng đồng, của các cấp chính quyền và các ban ngành, đoàn thể. Những hoạt động cụ thể là tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS lồng ghép vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương thông qua phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; vận động cộng đồng mở rộng vòng tay giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài ra, cùng với việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, cần chú trọng đến công tác quản lý, tư vấn và chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Hiện tại tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 1.000 người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý theo dõi, chăm sóc điều trị. Theo đó, người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ gồm: các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... Các hoạt động được kết nối trực tiếp với người bệnh như: công tác tuyên truyền giáo dục, nhất là các nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, người bán dâm... Hoạt động giới thiệu chuyển tiếp khám và điều trị lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục... Sắp tới đây, tỉnh sẽ triển khai 1 phòng khám và điều trị Methadone đặt tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, dự kiến vào tháng 8 sẽ đi vào hoạt động.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn cần được tiếp tục khẳng định là một nhiệm vụ phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài, có sự tham gia của toàn xã hội và của mỗi người dân. Mọi người cần thẳng thắn nhìn vào sự thật để thấy rằng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS hiện vẫn đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, ở nhiều nơi, từ gia đình, nơi làm việc, trường học, công sở và ngoài cộng đồng. Qua đó, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm ngăn chặn và chấm dứt tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS góp phần vào sự thành công trong việc từng bước đẩy lùi căn bệnh xã hội này trong tương lai.



HUỲNH THỊ THU ĐÔNG
http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1846E0/Cung_nhau_hanh_dong_chong_lai_su_ky_thi_voi_nguoi_ nhiem_HIV_AIDS.aspx

Tuanmecsedec
17-07-2015, 22:43
Chống kỳ thị người nhiễm HIV: Cần lắm những tấm lòng


Thứ Sáu, 17/07/2015

(HQ Online)- Ăn cơm phải ngồi riêng một góc, không được phép ăn chung với các thành viên trong gia đình. Đến bố mẹ mà còn kỳ thị với bệnh nhân HIV như vậy thì ngoài xã hội còn đáng lo thế nào", đó là chia sẻ tận tâm can của bác sỹ Nguyễn Thị Thảo- Phó Giám đốc Bệnh viện 09 (cơ sở chuyên điều trị cho bệnh nhân nghiện, HIV) khi nói về tình trạng người nhiễm HIV bị phân biệt đối xử.




http://www.baohaiquan.vn/Pictures72015/duongngan/1313hiv.jpg


Rất nhiều bệnh nhân HIV đã vươn lên chiến thắng số phận để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội. Ảnh internet.


Khắc nghiệt

Ông Hoàng Đình Cảnh- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế cho biết, trong công tác phòng chống HIV hiện đang gặp một số khó khăn nhất định, trong đó nổi bật là vấn đề kỳ thị với người nhiễm HIV và kinh phí để duy trì hoạt động phòng chống HIV.

Theo đó, việc kỳ thị của xã hội kể cả ở cộng đồng như trường học, nơi làm việc, cơ sở y tế đối với người nhiễm HIV là rào cản lớn đối với chương trình phòng chống HIV.

Kể về sự kỳ thị với bệnh nhân HIV, bác sỹ Nguyễn Thị Thảo cho biết: Một bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại BV 09 trong một lần chuyện trò đã kể rằng trước kia, bệnh nhân này bị gia đình kỳ thị, không cho ăn cùng mâm với các thành viên, phải ngồi riêng góc nhà để ăn.

"Bệnh nhân kể anh phải sống những tháng ngày như địa ngục trần gian, vừa bị bệnh tật hành hạ vừa phải chịu sự ghẻ lạnh của gia đình", bác sỹ Thảo kể lại.

Tuy nhiên theo vị bác sỹ này, sau khi biết được hoàn cảnh của bệnh nhân, các tình nguyện viên cùng chuyên viên tư vấn của bệnh viện đã đến gặp trực tiếp gia đình bệnh nhân và giải thích, thuyết phục cho các thành viên hiểu, HIV không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường như ăn uống, sinh hoạt chung mà chỉ lây qua đường máu, đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con.

"Sau một thời gian vất vả thuyết phục, các thành viên trong gia đình bệnh nhân đã nhận ra, đến thời điểm hiện tại, khi bệnh nhân về nhà, được ngồi ăn cơm cùng mâm với gia đình", bác sỹ Thảo vui mừng kể.

Tuy nhiên theo bác sỹ Thảo, chuyện không cho ăn cơm cùng chỉ là một trong nhiều minh chứng của tình trạng kỳ thị với người nhiễm HIV, đau lòng hơn cả là sự lạnh lùng đến khắc nghiệt của các thành viên trong gia đình trước những cái chết được báo trước của bệnh nhân HIV.

Bác sỹ Thảo kể, trong suốt nhiều năm qua, các bác sỹ của Bệnh viện 09 đã phải chứng kiến bao cái chết lặng lẽ, cô độc của bệnh nhân vì không có lấy một người thân đến gặp mặt lần cuối. Có nhiều bệnh nhân nằm nội trú ở bệnh viện vài năm trời nhưng tuyệt nhiên không có một người thân nào tới thăm nom.

Không những vậy, theo bác sỹ Thảo, không ít lần lãnh đạo bệnh viện còn nhận được tin nhắn từ người nhà bệnh nhân với nội dung “sao các bác không để cho nó chết đi, cứu làm gì” hay “người nhà tôi xây mộ rồi, cho chết thôi”. Thậm chí, đến khi bệnh nhân hấp hối chỉ với mong ước cuối cùng được gặp mặt người thân, bệnh viện gọi điện thông báo về gia đình cũng không hề nhận được phản hồi.

“Phần lớn bệnh nhân ra đi trong sự ghẻ lạnh của chính những người thân trong gia đình. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, khi bệnh nhân nằm xuống, các y bác sỹ trở thành “thân nhân” bất đắc dĩ, chu đáo đưa tiễn người quá cố về đất mẹ", bác sỹ Thảo buồn rầu kể lại.

Cần lắm những tấm lòng nhân văn

Thực tế cho thấy, mặc dù chúng ta đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, về thực hiện luật phòng chống HIV/AIDS về tận các đường làng, góc phố, vùng sâu vùng xa… nhưng sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn phổ biến. Có nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS.

Theo ông Hoàng Đình Cảnh- Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế, việc kỳ thị, phân biệt đối xử, không tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng... là những hành vi cần lên án. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS không chỉ thể hiện hiểu biết đúng đắn về một căn bệnh trong cộng đồng xã hội mà còn thể hiện văn minh.

"Sự kỳ thị và phân biệt sẽ giết những người nhiễm HIV/AIDS trước khi bệnh tật giết họ. Nhiều người mặc cảm, mất hết lòng tin và sống bất cần, không có trách nhiệm với xã hội. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch này lan rộng tại Việt Nam", ông Cảnh thừa nhận.

Do vậy vị Cục phó Cục phòng chống HIV này luôn trăn trở mong muốn mọi người hãy có cách nhìn nhân văn hơn với người nhiễm HIV, vì trước khi là bệnh nhân họ cũng là một con người có trái tim, biết buồn vui đau khổ. Bên cạnh đó họ cũng là một người lao động đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Rất nhiều bệnh nhân HIV đã vươn lên chiến thắng số phận để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

Vậy làm thế nào để giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV? Theo ông Hoàng Đình Cảnh, điều quan trọng nhất là bản thân người bệnh phải thoát khỏi sự mặc cảm để tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó mọi người xung quanh cần có kiến thức về việc lây nhiễm HIV để tránh sự kỳ thị không đáng có.

Nói về điều này, ông Cảnh thông tin, theo những công bố mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, ngay cả khi bị kim tiêm nhiễm máu bệnh nhân nhiễm HIV mà chọc vào da người khác, xác suất lây nhiễm HIV mới chỉ là 0,3%.

“Khi dịch sinh học máu của người nhiễm HIV bắn vào mắt và niêm mạc miệng người khác, xác suất lây nhiễm mới là 0,1%. Đó còn chưa kể vi rút HIV chỉ sống được ở ngoài môi trường khoảng vài phút”, ông Cảnh khẳng định.

Ngoài ra, theo ông Cảnh, trong phòng chống HIV hiện nay, vấn đề kinh phí để duy trì hoạt động phòng chống HIV cũng là thách thức lớn trong thời gian tới.

“Hiện nay số tiền viện trợ cho các chương trình phòng chống HIV của các tổ chức thế giới đang bị cắt giảm, do vậy bệnh nhân phải tự chi trả một phần kinh phí điều trị. Do vậy, mức đầu tư từ chính phủ và các địa phương cần phải đảm bảo để hỗ trợ thực hiện đề án phòng chống HIV như đã cam kết với quốc tế”, ông Cảnh cho biết.

D.Ngân.

(http://www.baohaiquan.vn/pages/ky-thi-nguoi-nhiem-hiv.aspx)http://www.baohaiquan.vn/pages/ky-thi-nguoi-nhiem-hiv.aspx

Charles
12-08-2015, 15:41
Kỳ thị - Nỗi ám ảnh của những người sống chung với HIV

Cập nhật 14:08 ngày 12/08/2015

VTV.vn - Tâm lý sợ hãi, sự coi thường và kỳ thị của xã hội đang trở thành nỗi ám ảnh đối với những người không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ - HIV.

Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS (http://vtv.vn/suc-khoe/bo-y-te-thay-doi-phac-do-dieu-tri-benh-nhan-hiv-aids-2015073117444671.htm), trong 6 tháng đầu năm 2015, số người mới nhiễm HIV (http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/12-nam-khong-dung-thuoc-van-khang-cu-su-phat-trien-cua-virus-hiv-20150722205242109.htm) được phát hiện là hơn 3.000 người. Tức là, trung bình mỗi ngày có 17 người nhiễm mới được phát hiện. Tổng số người nhiễm HIV hiện đang còn sống là hơn 220.000 người.

Mặc dù, HIV được biết chỉ lây qua 3 con đường: đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đối diện với người có HIV là họ có thể bị ảnh hưởng ngay tức thì.

Bằng chiếc camerra giấu kín, phóng viên VTV24 đã ghi lại chân thực nhất quan điểm và ý kiến của nhiều người về những người không may nhiễm HIV. Song, đáng buồn, tâm lý sợ hãi, sự coi thường và kỳ thị của nhiều người có lẽ là lý do chính khiến những người có HIV khó có thể hòa nhập với cộng đồng.

Khó có thể thay đổi được cái nhìn hay quan niệm của ai đó trong ngày một ngày hai, thế nhưng trong phần Tiêu điểm của chuyển động 24h hôm nay (12/8), câu chuyện về những bác sĩ bị phơi nhiễm HIV trong thời gian vừa qua, cùng câu chuyện về những người có HIV đã và đang không ngừng vươn lên trong cuộc sống, khiến chúng ta cần có cái nhìn công bằng và nhân văn hơn đối với người có HIV.

Trung tâm Tin tức VTV24
http://vtv.vn/chuyen-dong-24h/ky-thi-noi-am-anh-cua-nhung-nguoi-song-chung-voi-hiv-20150811173238642.htm

Charles
03-09-2015, 18:48
Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

QĐND - Thứ năm, 03/09/2015 | 11:11 GMT+7

QĐND Online - Ngày 3-9, Cục Phòng, chống HIV/ AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Sở Y tế Hà Nội và Chương trình phối hợp phòng chống HIV/ AIDS của Liên Hợp quốc (UNAIDS) tổ chức “Hội thảo vận động chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.


<tbody>
http://image.qdnd.vn//Upload/thuthuy/2015/9/3/01105523289.jpg


Toàn cảnh hội thảo.


</tbody>
Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/ AIDS cho biết: Tuy thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đã giảm trong những năm qua nhưng không thể phủ nhận là tình trạng đó vẫn tồn tại ở mức độ khác nhau tại trường học, gia đình, cơ sở y tế và cộng đồng. Thực trạng này ảnh hưởng đến quyền sống, lao động, học tập của người nhiễm HIV. Đây cũng là một trong những rào cản lớn khiến cho người nhiễm HIV và người nghi nhiễm HIV không tiếp cận được với các biện pháp dự phòng và điều trị.

Tại hội thảo, các báo cáo đã tập trung nêu rõ tỷ lệ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV còn rất cao; dịch vụ xét nghiệm, dự phòng và điều trị HIV đôi khi chưa thân thiện và chưa tuân theo quy định về đạo đức nghề nghiệp...

Các đại biểu tham dự hội thảo đều nhất trí, để thực hiện được mục tiêu 90-90-90 và hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, Việt Nam phải hành động mạnh mẽ hơn, trúng đích hơn để chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.

Tin, ảnh: THU HƯƠNG
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/trong-nuoc/chong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-hiv/376442.html

Tuanmecsedec
09-10-2015, 19:53
Xóa bỏ kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS


Thứ 6, 15:31, 09/10/2015

VOV.VN -Một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ

Sáng 9/10, tại TP HCM, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hỗ trợ và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020.


<tbody>
http://images.vov.vn/uploaded/dohung/2015_10_09/ky_thi_hiv_SXIQ.jpg?width=490 (http://images.vov.vn/uploaded/dohung/2015_10_09/ky_thi_hiv_SXIQ.jpg?)


Cần xóa bỏ việc kỳ thị người có HIV.

</tbody>

Hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS và quyền được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV bằng nhiều hình thức khác nhau, cho đội ngũ cán bộ và cộng đồng; triển khai xây dựng các mô hình hoạt động hỗ trợ pháp lý có hiệu quả cho những người nhiễm HIV. Việc ký kết sẽ tăng cường vận động các địa phương trên địa bàn thành phố tham gia cam kết hỗ trợ các chính sách liên quan kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Theo Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục Trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, một trong những nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh HIV/AIDS là sự kỳ thị, cấm đoán, phân biệt đối xử và cần phải xóa bỏ: “Phân biệt kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản rất lớn đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.

Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử khiến cho người nhiễm HIV và những người có nguy cơ nhiễm HIV họ không tiếp cận được với các dịch vụ xét nghiệm để biết tình trạng nhiễm để điều trị sớm. Chính vì vậy họ không biết tình trạng nhiễm của mình để dự phòng cho người thân và cộng đồng.

Tình trạng điều trị muộn làm cho họ rút ngắn tuổi thọ và có rất nhiều bệnh tật nếu anh không điều trị sớm”.

Tại TP HCM, trong vòng 6 tháng đầu năm nay, đã có 765 người nhiễm HIV mới, nâng tổng số người nhiễm HIV trên địa bàn lên gần 41 ngàn người. Trong đó, lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất với 49%./.


Kim Dung/VOV- TP HCM

http://vov.vn/xa-hoi/xoa-bo-ky-thi-nguoi-nhiem-hivaids-439224.vov

Nguyen Ha
15-10-2015, 19:33
Xóa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế
Thứ tư 14/10/2015 16:00
Qua nhóm đồng đẳng viên, người bệnh nhiễm HIV đã phản ánh trực tiếp lên Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về tình trạng kỳ thị người bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, họ không được mổ theo chỉ định ban đầu của bác sĩ; có người buộc phải chuyển viện điều trị khi bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc HIV qua kết quả xét nghiệm tiền phẫu.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_10_14/hiv.jpg
Không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV - Ảnh minh họa
 

Tại hội thảo "Vận động chống kỳ thị người bị nhiễm HIV" do Cục Phòng chống HIV/ AIDS (Bộ Y tế) phối hợp cùng Cục Hỗ trợ pháp lý và Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM vừa tổ chức, anh Giang Thanh Bình, trưởng nhóm Vượt Sóng, đơn vị hỗ trợ cho các bệnh nhân HIV tại TP.HCM bức xúc: "Tôi đã đi cùng một bệnh nhân nhiễm HIV đến cơ sở khám chữa bệnh. Người này mắc bệnh xoang, được bác sĩ chỉ định mổ. Sau khi làm xong các thủ tục xét nghiệm, bệnh nhân được cho về nhà để chờ đến ngày phẫu thuật theo lịch hẹn. Tuy nhiên, đến lịch hẹn, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn bệnh xoang hiện tại không cần mổ, chỉ cần uống thuốc". Tuy nhiên, bệnh nhân trở về nhà điều trị theo đơn thuốc nhưng bệnh càng trở nặng. Gia đình quyết định không chờ khám bệnh theo kênh bảo hiểm y tế mà đi khám dịch vụ tại bệnh viện này. Một lần nữa, họ nhận được chỉ định mổ của bác sĩ, nhưng khi làm thủ tục xét nghiệm phát hiện bệnh nhân có HIV thì bác sĩ thông báo: Không phải mổ, chỉ nên tiếp tục uống thuốc điều trị.

Một thành viên trong nhóm Vượt Sóng thừa nhận, một nữ đồng đẳng viên bị bệnh phụ khoa, u xơ tử cung khi khám được bác sĩ chỉ định mổ. Nhưng khi xét nghiệm thì biết bệnh nhân bị HIV và bác sĩ chỉ định bệnh nhân không cần mổ, chỉ cần uống thuốc thì u xơ sẽ tự tan đi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh tình không thuyên giảm mà bệnh nhân đã chuyển qua ung thư tử cung.

Ngoài việc "phân biệt" không được bác sĩ cho mổ, thì tình trạng chuyển viện với lý do không đủ điều kiện để mổ cho bệnh nhân có HIV cũng diễn ra. Anh N.T. Thuận, một đồng đẳng viên cho nhóm Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) cho biết: "Có thành viên thuộc cộng đồng MSM mắc bệnh đến điều trị tại cơ sở y tế tuyến quận tại TP Hồ Chí Minh. Tại đây qua thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cho mổ. Tuy nhiên, sau khi phát hiện người bệnh có HIV, bệnh viện trả lời rằng không có đủ trang thiết bị để điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân phải chuyển đến Bệnh viện Bình Dân để phẫu thuật".

Tương tự, chị M - một đồng đẳng viên cũng tố giác sự kỳ thị phân biệt trong cơ sở y tế: "Chính em trai tôi bị nghiện ma túy, sau đó lây nhiễm HIV. Khi tôi đưa em đến một bệnh viện chuyên khoa để khám mắt. Khi nghe tôi nói em nhiễm HIV, y tá đã cầm sổ khám bỏ qua một bên và bảo phải chờ hết bệnh nhân khám xong mới tới... xem xét ".

Biện pháp nào xóa bỏ kỳ thị?

Tại hội thảo, Nguyễn Anh Phong, đại diện cho Mạng lưới người sống chung HIV Việt Nam (VNP+) cho biết, trong năm 2014, VNP+ đã tổ chức nghiên cứu về thực trạng kỳ thị với bệnh nhân có HIV. Ở môi trường tính kỳ thị cao, bảo mật thấp thì những người có nguy cơ nhiễm HIV không đi làm xét nghiệm kiểm tra bệnh. Trong đó, nam giới chiếm 38%, 18% ở nữ giới. Điều này đã làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người có HIV, khiến bệnh nhân có thể tử vong sớm. Đồng thời, để lại hậu quả làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, vì người có HIV không được uống thuốc điều trị sớm thì không thể làm suy giảm lượng vi rút lây bệnh.

Sự kỳ thị bệnh nhân HIV có lẽ bắt đầu từ chiến lược truyền thông phòng chống bệnh HIV/AIDS. Cụ thể là có một thời chúng ta truyền thông sử dụng hình ảnh gầy còm, lở loét của người nhiễm HIV... để tuyên truyền phòng chống về sự nguy hiểm của bệnh tật. Đây là cách truyền thông cũ, có "tác dụng phụ" khiến cho người bình thường lo sợ và kỳ thị, tránh xa bệnh nhân HIV. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, việc điều trị cho bệnh nhân HIV đã đạt nhiều tiến bộ vượt bậc. Thông tin từ Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM cho biết, bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam được Viện Pasteur TP. HCM phát hiện năm 1990 cho đến nay vẫn sống khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường nhờ kiên trì điều trị thuốc. Do đó, muốn thay đổi thái độ kỳ thị bệnh nhân HIV thì cần thiết phải thay đổi chiến lược truyền thông, xóa bỏ hình ảnh đáng sợ về người bệnh HIV trong cộng đồng.

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định: "Nếu phát hiện có trường hợp kỳ thị với người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bệnh nhân hoặc người nhà cần liên hệ trực tiếp với đường dây nóng của ngành y tế để báo cáo vụ việc. Ngoài ra, bệnh nhân cần liên hệ với các đơn vị trực tiếp làm công tác phòng, chống HIV/AIDS địa phương và trung ương để được giúp đỡ".
Thanh Trà

Theo Hà Nội mới

Charles
25-10-2015, 20:00
Xóa rào cản kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

Cập nhật ngày: 25/10/2015 08:37

Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV được coi là rào cản với việc tiếp cận dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn ở mức cao

Theo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam mới đây cho thấy, thực hiện quyền của người nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm HIV và gia đình bị xì xào, bàn tán giảm từ 28,9% vào năm 2011 xuống còn 19,3% vào năm 2014. Trong số người mới được chẩn đoán, những phản ứng phân biệt đối xử từ bạn bè, hàng xóm và chủ lao động trong lần đầu phát hiện ra tình trạng nhiễm HIV của người được phỏng vấn đã giảm đáng kể từ 30,7% xuống 7,7% . Tuy đã có sự thay đổi song các số liệu thu thập được vẫn chỉ ra rằng: tỷ lệ các trường hợp bị kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn ở mức cao, đặc biệt trong nhóm phụ nữ mại dâm, người tiêm chích ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới.

Cụ thể, bị xì xào bàn tán là một trong các dạng kỳ thị và phân biệt đối xử phổ biến nhất với gần 1/4 người được phỏng vấn từng trải qua tình trạng này; tỷ lệ bị xúc phạm và bị cô lập khỏi các hoạt động xã hội là 5,8%; phụ nữ mại dâm và phụ nữ sống với HIV là các nhóm dễ bị hành hung và nhục mạ. Đặc biệt, khoảng 4,2% người được phỏng vấn cho biết họ đã bị mất việc, thu nhập và 6,7% người bị từ chối việc làm hoặc cơ hội việc làm trong 12 tháng qua. Bên cạnh đó, hơn 60% người được phỏng vấn cho biết họ không được thảo luận về kế hoạch điều trị với nhân viên y tế; dịch vụ y tế đôi lúc không thân thiện cũng như chưa đảm bảo các qui chuẩn đạo đức; việc tiết lộ thông tin mà chưa được sự đồng ý của người nhiễm HIV vẫn là vấn đề đáng quan tâm...

Nghiên cứu cho thấy còn nhiều rào cản trong việc hoàn thành mục tiêu mới về tỷ lệ xét nghiệm, điều trị HIV của Việt Nam và mục tiêu toàn cầu về chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử cao cũng như thiếu lòng tin về tính bảo mật của kết quả xét nghiệm đã dẫn đến việc nhiều người sống với HIV chỉ đi làm xét nghiệm ở giai đoạn muộn, khi sức khỏe đã suy yếu và có dấu hiệu mắc nhiễm trùng cơ hội. Như vậy, những người nhiễm HIV sẽ khởi đầu điều trị muộn ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và làm giảm tác dụng dự phòng của điều trị kháng vi rút...

Chung tay xóa rào cản kỳ thị và phân biệt đối xử

Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không mới nhưng cần quan tâm trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam . Nếu tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV còn tiếp diễn thì Việt Nam sẽ khó thực hiện được mục tiêu 90 – 90 – 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 90% người đang điều trị ARV có tải lượng ổn định dưới ngưỡng lây nhiễm).

Để có thể xóa được rào cản kỳ thị và phân biệt đối xử, ngành y tế cần tăng cường các hoạt động tiếp cận cộng đồng để hỗ trợ người sống với HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử; hỗ trợ việc thành lập và duy trì hoạt động của các nhóm tự lực để giúp họ kết nối và hợp tác với các dịch vụ giảm hại và hòa nhập cộng đồng; thiết lập các đường dây nóng, trung tâm hỗ trợ toàn diện, nhà tạm lánh và hỗ trợ của đồng đẳng với những nạn nhân của bạo lực. Đồng thời, cộng đồng tiến hành các hoạt động giám sát chất lượng dịch vụ, lập bản đồ dịch vụ HIV thân thiện với nam quan hệ tình dục đồng giới. Ngoài ra, ngành y tế cần tổ chức tập huấn về chống kỳ thị với người sống với HIV cho nhân viên y tế và phối hợp với nhóm tự lực nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế...

Để chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống với HIV có hiệu quả, ngành y tế cần có các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tính bảo mật của kết quả xét nghiệm HIV; tăng cường truyền thông thay đổi hành vi; tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế đối với người sống với HIV. Cùng với đó, lãnh đạo các địa phương cần có những biện pháp đảm bảo việc tuân thủ các qui định pháp lý hiện hành nhằm bảo vệ người sống với HIV, nhất là các quyền được làm việc và học tập, thông qua các biện pháp giáo dục cho cộng đồng và tại các cơ sở làm việc cũng như thông qua việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.


- Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV, người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV.

- Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người có nhiễm HIV, vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV, bị nghi ngờ nhiễm HIV.



Thế Hà

songchungvoi_HIV
18-11-2015, 15:18
Tại sao diễn viên Charlie Sheen nhiễm HIV nhưng vợ con không lây

Thứ tư, 18/11/2015 15:04


Vợ con nam diễn viên Charlie Sheen không lây nhiễm HIV là hiện tượng khá phổ biến ở người có quan hệ tình cảm và tình dục lâu dài với bệnh nhân, còn gọi "dị nhiễm".





http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/11/18/19369144773236064201447821818.jpg
Denise Richards, vợ thứ hai của Charlie Sheen khẳng định mình và hai con gái không bị lây nhiễm HIV. Ảnh: Access Hollywood



Charlie Sheen công khai tình trạng nhiễm HIV khiến cả thế giới xôn xao, dư luận không chỉ quan tâm đến nhân vật chính mà còn chú ý những người vợ và các con của người đàn ông hào hoa này. Liệu vợ con có bị nhiễm bệnh sau thời gian chung sống với người chồng bị bệnh thế kỷ không? Trong trường hợp Charlie Sheen, hai người vợ cũ cùng con đã chủ động xét nghiệm khẳng định âm tính, tức không nhiễm HIV. Tuy nhiên nhiều người không tin cho rằng “Họ đang che giấu tình trạng như chồng của họ”.

BS Nguyễn Tấn Thủ nhìn nhận, đây là nỗi khổ “không nói nên lời” của những người được gọi chung là “bạn tình âm tính” của bệnh nhân HIV. "Bạn tình âm tính" là cụm từ dùng để chỉ những người chưa nhiễm HIV có quan hệ tình cảm và tình dục lâu dài với người nhiễm HIV, chẳng hạn vợ chồng hay người yêu. Thuật ngữ chuyên môn gọi các trường hợp như vậy là “cặp đôi bất xứng” hay “dị nhiễm” (serodiscordant hay mixed serostatus couples). Hiện tượng này khá phổ biến.

HIV là bệnh lây nhiễm với tỷ lệ nhất định tương ứng từng hành vi nguy cơ cụ thể. Thống kê của Cơ quan quản lý bệnh tật Mỹ (CDC), khả năng lây nhiễm HIV sau một lần có hành vi quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV: Qua đường âm đạo là 0,08% cho nữ và 0,04% cho nam, qua đường hậu môn có tỷ lệ lây cao hơn với 0,11% với người cho và 1,38% ở người nhận.

Theo các chuyên gia, ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV tích lũy sau 2 năm trên một cặp đôi bất xứng dị tính vào khoảng 15%. Nói cách khác một phụ nữ có chồng nhiễm HIV nếu duy trì đời sống tình dục bình thường thì nguy cơ bị lây bệnh khoảng 15% sau 2 năm chung sống.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều yếu tố làm thay đổi khả năng lây nhiễm HIV như tần suất quan hệ, thói quen sử dụng bao cao su, xuất tinh trong hay ngoài âm đạo, giai đoạn bệnh của người nhiễm, có mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khác không, đặc biệt là việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng ARV ở người có H. Theo các nghiên cứu, điều trị bằng thuốc ARV đạt mục tiêu khống chế tải lượng virus giúp giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục đến 96%.

Trên thực tế một số người được cho là có miễn dịch tự nhiên với HIV, liên quan đến đột biến trên đồng thụ thể CCR5. Đột biến trên đồng thụ thể này khiến cho HIV không thể xâm nhập và gây bệnh cho tế bào đích Lympho T CD4. Do vậy những người mang đột biến này có đề kháng tự nhiên với HIV. Ước tính khoảng 10% người da trắng mang đột biến này.

Hai người vợ của Charlie là Denise Richards (vợ hai) và Brooke Muller (vợ ba), vẫn duy trì được tình trạng âm tính sau thời gian chung sống là hoàn toàn có thể. "Hiện chưa thể giải thích họ âm tính là nhờ đâu nhưng họ không bị lây bệnh do nguyên nhân gì, theo tôi, thái độ đúng của số đông nên mừng rỡ thay cho hai bà và các cháu bé đã thoát nạn hơn là tạo thêm áp lực cho họ", bác sĩ Thủ nói.

Theo BS Thủ, nhiều phụ nữ bị xa lánh sau khi chồng nhiễm HIV qua đời. Sự kỳ thị của cộng đồng, cái nhìn soi mói cùng thái độ e dè của mọi người khi tiếp xúc khiến cho họ phải bỏ nhà đi nơi khác.

Một số chị em bị nhà chồng hắt hủi, không cho tiếp xúc với con, bất chấp họ cố thuyết phục là mình không bị nhiễm. Tất cả kỳ thị và phân biệt đối xử như trên đều xuất phát từ quan điểm sai lầm “đã quan hệ với người bệnh HIV thì chắc chắn nhiễm theo”.

Theo Thúy Ngọc - VnExpress

songchungvoi_HIV
18-11-2015, 17:33
Thứ Tư, 18/11/2015, 13:51 (GMT+7) Chống kỳ thị và phân biệt đối xử, hướng tới kết thúc dịch HIV/AIDS HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Dịch HIV/AIDS có hầu hết các khu vực trên thế giới, từ những ca nhiễm đầu tiên tại nước Mỹ vào năm 1981. Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên cũng được phát hiện khá muộn (vào tháng 12-1990), sau đó HIV/AIDS đã phát triển khá nhanh.


<tbody>
http://baoapbac.vn/dataimages/201511/original/images1226020_chia_se_3.jpg



</tbody>

Qua hơn 30 năm đấu tranh với dịch HIV/AIDS, có thể nói rằng nhân loại chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dù ngày nay thế giới đã có rất nhiều tiến bộ trong việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu, nhưng hàng năm vẫn có hàng triệu người tiếp tục bị nhiễm HIV trên toàn cầu, mà hầu hết là ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Thế giới hiện mới chỉ có gần một nửa số người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị thuốc kháng virus được tiếp cận với thuốc điều trị và hơn một nửa số họ vẫn chưa được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc và điều trị thích hợp. Mỗi năm, Việt Nam phát hiện trên 12.000 người mới nhiễm HIV, đứng thứ 5 trong số các quốc gia có nhiều người nhiễm HIV ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hiệp quốc (UNAIDS) đã chọn chủ đề chung cho các chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011 - 2015 là “Geting to zero”, có nghĩa “Hướng tới mục tiêu 3 không”: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

Để thực hiện chủ đề chung này, tại Hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia vào tháng 7-2014, Liên Hiệp quốc đã đưa ra 3 mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020 để kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Nội dung cụ thể của 3 mục tiêu là: Có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã được chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Trong Tháng hành động năm 2015, Việt Nam đã xây dựng chủ đề “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”, kêu gọi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Mục tiêu của Tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Ngoài ra, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là trọng tâm quan trọng; đồng thời vận động để tăng cường trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS đối với gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS là 1 trong những giải pháp vô cùng quan trọng để phòng, chống HIV/AIDS đã thực hiện từ rất lâu, tuy đạt được một số kết quả về nhận thức nhưng vẫn còn phải tiếp tục vận động mọi người thực hiện, ngay cả chính những người nhiễm HIV/AIDS.

Sở dĩ số người bị nhiễm mới đang có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa bởi thiếu sự quan tâm hoặc các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS còn mang tính đối phó. Vấn đề kỳ thị, xa lánh đối với người bị nhiễm HIV đang rất nặng nề, hầu hết người dân mặc dù có ít nhiều hiểu biết về HIV/AIDS nhưng vẫn còn e ngại khi tiếp xúc và làm việc với người bị nhiễm HIV/AIDS, chứ chưa nói đến việc chia sẻ, hỗ trợ, chăm sóc họ.

Chính vì thế, những người bị nhiễm HIV thường giấu bệnh, không dám công khai, không tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người bị nhiễm HIV, không cởi mở để chia sẻ, vô tình trở thành “quần thể ẩn” rất khó cho điều trị và phòng lây nhiễm.

Điều mà chúng tôi muốn nói ở đây là: Thay vì mọi người chung tay phòng, chống đại dịch AIDS một cách có hiệu quả thông qua các biện pháp tổng hợp, trong đó có sự chia sẻ, đồng cảm và quan tâm giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS, nhưng không ít người còn bàng quan, lo sợ, thậm chí còn xa lánh, kỳ thị người bị nhiễm HIV/AIDS.

Cụ thể là: Ở nhiều gia đình, người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Khi ra ngoài xã hội, người bị nhiễm HIV cũng thường bị xa lánh, những người xung quanh không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV; có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng. Đáng buồn hơn, tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối với nhiều biến chứng, lở loét...

Chúng ta biết rằng, một người khi nhiễm HIV sẽ có cuộc sống thực sự thay đổi, đòi hỏi người đó phải có nghị lực rất lớn. Họ biết mình sẽ mất sớm hơn người khác. Do đó, ngay cả khi còn sống, khỏe mạnh, họ cũng luôn phải đấu tranh với bản thân để quên đi ý nghĩ về cái chết. Gia đình chắc sẽ rất buồn khi biết họ bị nhiễm. Người ngoài thì có thể có nhiều phản ứng rất khác nhau, người tốt bụng và nhân ái thì cảm thông, chia sẻ, nhưng cũng có người thiếu hiểu biết sẽ xa lánh, thậm chí miệt thị họ…

Để kết thúc dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, chúng ta phải triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền phổ biến các kiến thức cần thiết cho mọi người về HIV/AIDS cũng như nâng cao năng lực hệ thống y tế thông qua việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, cần phải tiếp tục đấu tranh chống lại tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, qua đó vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế để được chăm sóc, sẻ chia, vừa quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiến tới loại trừ một loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm của cả loài người.


BS CKII TRẦN THANH THẢO

.

http://baoapbac.vn/suc-khoe-doi-song/201511/chong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-huong-toi-ket-thuc-dich-hivaids-647466/

songchungvoi_HIV
18-11-2015, 18:30
“Người thắp lửa” chống kỳ thị Thứ tư 18/11/2015 16:00


“Dù bạn là ai, đang phải sống chung với H hay không nhưng một khi bản thân mình thay đổi thì thế giới xung quanh sẽ thay đổi cách nhìn về bạn. Đây cũng chính là thông điệp truyền thông mà tôi đang gây dựng”.


Quỹ thời gian là thách thức lớn


Anh Nguyễn Anh Phong là một trong những thành viên điều hành của Mạng lưới quốc gia của những người sống với HIV tại Việt Nam (VNP+). Trong thời gian qua, anh đã nỗ lực và có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Để ghi nhận sự cố gắng đó, tháng 10-2015 anh được Bộ Y Tế và Đại Sứ Hoa Kỳ trao tặng bằng khen cho cá nhân có đóng góp vào công tác y tế tại Việt Nam trong lễ kỷ niệm 20 năm hợp tác y tế giữa hai nước. Anh cũng là người đại diện xã hội dân sự duy nhất tại Việt Nam được nhận bằng khen trong đợt này.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_11_18/image001.jpg




Nguyễn Anh Phong (đứng giữa) nhận giải thưởng - Ảnh:Nhân vật cung cấp





</tbody>
Trò chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ hiện tại anh đang điều hành một công ty kinh doanh về thiết bị văn phòng, bên cạnh các hoạt động xã hội phòng chống HIV-AIDS. Do công việc kinh doanh đã ổn định, nên hiện tại anh dành thời gian nhiều hơn cho các hoạt động của Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam - VNP+. Một tuần anh chỉ dành 2 ngày cho công ty, thời gian còn lại anh hỗ trợ chăm sóc cho người sống với HIV và các hoạt động cộng đồng. Đường dây tư vấn qua điện thoại anh luôn trực 24/24.

Anh chia sẻ, do công việc cũng khá bận rộn, số người có H đang có xu hướng tăng nên khó khăn lớn nhất là sắp xếp lịch làm việc. Ngoài ra, anh phải thu xếp thời gian tham gia các chương trình tập huấn để nâng cao trình độ, phối hợp với các đơn vị khác thực hiện nhiều chương trình truyền thông giảm kỳ thị với nhóm người sống chung với HIV, nhóm nguy cơ cao nên quỹ thời gian luôn là thách thức lớn. Thông thường người sống với HIV thường gặp nhiều vấn đề về tâm lý nên cần được chia sẻ động viên kịp thời.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_11_18/image003.jpg



Nguyễn Anh Phong là MC trong nhiều sự kiện




</tbody>
Thay đổi bản thân-Thay đổi cách nhìn


Khi được hỏi về kỷ niệm khiến anh nhớ nhất trong quá trình là đại diện BĐH VNP+, anh chia sẻ về trường hợp của một MSM (Men who have sex with men- đồng tính nam) đang chung sống với HIV, bị gia đình bỏ rơi ở Sài Gòn. Không nơi nương tựa, cô đơn, tuyệt vọng, người bạn này từ chối điều trị giai đoạn cuối, muốn tìm đến cái chết dễ dàng và nhanh chóng nhất. Tâm nguyện cuối cùng của người bạn là được chết tại nhà. Anh nhớ lại, hôm đó anh rất đau đớn khi đưa người bạn từ bệnh viện về “nhà”. Nhà chính là cái gầm cầu. Tất cả đồ đạc chỉ có 1 tấm chiếu rách và bộ đồ cũ. Đêm hôm ấy, anh đã phải chạy khắp Sài Gòn để xin hòm và tiền để hỏa táng cho bạn.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_11_18/image005.jpg



Tham gia sự kiện của cộng đồng LGBT




</tbody>
Anh chia sẻ, hiện tại anh đang hỗ trợ một nhóm MSM, hơn 100 bạn. Mỗi người mỗi cảnh, đến từ nhiều vùng quê khác nhau. Các bạn đều mang nhiều hoài bão, khao khát tuổi trẻ nhưng không may có H, khiến họ rất hụt hẫng. Nhiều người trong số đó, không chùn bước chấp nhận số phận, họ mạnh mẽ đứng lên làm lại cuộc đời. Tiếp bước anh, một số bạn làm công việc cộng đồng như anh đã từng. Anh tâm sự: Tôi quan tâm các bạn như nhau. Chỉ mong các bạn có thể mạnh mẽ, giữ tinh thần ổn định và thay đổi hành vi của mình để sống tốt- sống khoẻ. Dù bạn là ai, đang phải sống chung với H hay không nhưng một khi bản thân mình thay đổi thì thế giới xung quanh sẽ thay đổi cách nhìn về bạn. Đây cũng chính là thông điệp truyền thông mà tôi đang gây dựng.


Mặc dù bận rộn nhưng thời gian quan anh cũng sắp xếp thời gian để đóng phim nhằm kêu gọi cộng đồng giảm kỳ thị phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS và các nhóm nguy cơ cao, trong đó có cộng đồng người đồng tính (LGBT). Anh vừa là cố vấn chuyên môn vừa là diễn viên trong bộ phim Đường về (đạo diễn Thái Huỳnh - Lương Duyên).



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_11_18/image008.jpg



Cố vấn chuyên môn phim “Đường về”




</tbody>
Đường về là một bộ phim vì cộng đồng, nên tất cả ekip làm phim đều bỏ công sức làm một cách tự nguyện, vui vẻ mà không nhận một đồng thù lao nào. Anh chia sẻ, sau 2 tháng khi bộ phim được công chiếu, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn. Họ hiện đang công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau: từ doanh nhân, quản lý du lịch, diễn viên, MC, sinh viên… Họ đều có điểm chung có trình độ, hiểu biết và đều là có quan hệ đồng tính. Thời gian gần đây, anh và các cộng sự đi khắp nơi để vận động các bạn trẻ tham gia xét nghiệm HIV miễn phí - bảo mật - tự nguyện, nhưng nhận được nhiều lời hồi đáp vì "em sợ", "em ngại"...



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_11_18/image009.jpg


Chương trình Tiếp bước đến trường



</tbody>
Đặc biệt, trong những năm qua anh Phong và các thành viên văn phòng phía Nam còn tổ chức nhiều chương trình từ thiện thường niên như “Tiếp bước đến trường”, “Trăng yêu thương”, “Hạt gạo chia đôi”, quỹ “Hỗ trợ bình yên”… nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.


Khi được hỏi về động lực để anh hoàn thành tốt công việc, anh chia sẻ, gia đình và bạn bè là động lực để anh có được ngày hôm nay. Đặc biệt, anh cảm thấy mình may mắn vì được sự hỗ trợ và động viên của các bạn văn nghệ sĩ. Các bạn ấy lập nên nhóm gia đình VNP++ gồm: Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, diễn viên - đạo diễn Lương Duyên, đạo diễn Thái Huỳnh, thư ký trường quay Nguyễn Hiền, Nguyễn Hằng, bạn Nhật Anh. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của vợ chồng Mc Song Khánh, báo chí truyền thông, doanh nghiệp và các nhóm tự lực đã luôn đồng hành cùng anh và VNP+… Tấm lòng của mọi người là động lực lớn nhất để anh cố gắng vượt lên tất cả mỗi khi gặp những khó khăn trong cuộc sống.
Bình Nguyên
http://tiengchuong.vn/Ho-so-tu-lieu/Nguoi-thap-lua-chong-ky-thi/15794.vgp

songchungvoi_HIV
24-11-2015, 13:29
Phim ngắn nhân văn chống kì thị người nhiễm HIV
Ngày đăng : 24/11/2015

Câu chuyện không chỉ nói về những người bị nhiễm HIV mà còn lên tiếng cho những đứa trẻ có cha mẹ bị nhiễm HIV đã phải sống trong sự kì thị của cộng đồng.Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12), nhóm tứ tấu Độc Cầm và TƯ. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị thực hiện phim ngắn “Cho em mơ”. Đây là một bộ phim âm nhạc kể chuyện về một cô bé sinh ra trong gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.


Bố em là người nghiện ma túy nhiễm HIV, sống trong bệnh tật sau khi đã làm cho gia đình khánh kiệt. Bố em qua đời khi em đang trong bụng mẹ. Vì người mẹ được uống thuốc nên cô bé không bị nhiễm HIV từ mẹ.


Ngay sau khi bố em qua đời, gia đình bên nội hắt hủi hai mẹ con em, đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mẹ em vừa mang bệnh, vừa chạy vạy xin sữa cho em ăn, vừa tranh thủ buôn bán rau ở chợ trong khi thường xuyên phải chịu đựng những câu nói cay nghiệt của gia đình chồng, sự phân biệt đối xử và xa lánh của hàng xóm.


Mặc dù không bị nhiễm HIV nhưng em lớn lên dưới sự kì thị của hàng xóm láng giềng. Có một lần em đi ngang qua lớp học nhạc, thấy thầy giáo đang dạy sáo cho các bạn, em đem lòng yêu âm nhạc và ngày nào đi ngang qua em cũng đứng ở một góc xa để nhìn vào.



https://dantri4.vcmedia.vn/k:72b62a2872/2015/11/23/hiv2-1448297666503/phim-ngan-nhan-van-chong-ki-thi-nguoi-nhiem-hiv.jpg (https://dantri4.vcmedia.vn/k:72b62a2872/2015/11/23/hiv2-1448297666503/phim-ngan-nhan-van-chong-ki-thi-nguoi-nhiem-hiv.jpg)

Phim ngắn nói về số phận 1 cô bé chịu ảnh hưởng bởi sự kì thị của xã hội đối với người thân của những người nhiễm HIV



Một ngày, thầy giáo đến tìm em và trao cho em một cây sáo tỏ ý muốn nhận em vào lớp học. Người mẹ đi làm về nhìn thấy và trong lòng cảm thấy vừa vui vừa buồn. Buồn vì sức khoẻ không còn đủ chăm sóc em, nhưng vui khi thấy em được thầy nhận vào lớp, trao cho em 1 niềm tin, 1 ước mơ.


Và rồi đến một ngày người mẹ quyết định mang em về bên ngoại gửi vì không đủ sức khỏe để chăm sóc em. Người mẹ đau khổ bỏ lại đứa con với nuôi hi vọng em sẽ được gia đình bên ngoại cưu mang, lớn lên như những đứa trẻ bình thường nếu như có gì bất trắc xẩy ra với chị.


Khi mẹ bỏ đi, cô bé rất đau khổ, luôn nuôi hi vọng được thành công trong con đường nghệ thuật. Em vẫn luôn nghĩ về mẹ em. Mơ ước, sự thành công của em mang cả niềm tin của mẹ…


Đi học nhạc, em cũng không tránh được sự kì thị, trêu ghẹo của bạn bè. Nhưng cô bé rất kiên cường vượt qua và cùng với các bạn trở thành nhóm tứ tấu thành công.


Cuối cùng, chính cô bé khi lớn lên đã tham gia vào các hoạt động xóa bỏ sự kì thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của HIV/AIDS.



https://dantri4.vcmedia.vn/k:72b62a2872/2015/11/23/hiv-1448297666432/phim-ngan-nhan-van-chong-ki-thi-nguoi-nhiem-hiv.jpg (https://dantri4.vcmedia.vn/k:72b62a2872/2015/11/23/hiv-1448297666432/phim-ngan-nhan-van-chong-ki-thi-nguoi-nhiem-hiv.jpg)
Âm nhạc là một trong những con đường của ước mơ và có khả năng hàn gắn vết thương





M.C Clip: Nhóm Độc Cầm, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
http://vntime.vn/vi/thoi-su.nd1/phim-ngan-nhan-van-chong-ki-thi-nguoi-nhiem-hiv-10353.i10353.html

songchungvoi_HIV
26-11-2015, 12:26
Xúc động với clip nói về bệnh nhân HIV/AIDS Thứ Năm, ngày 26/11/2015 11:12 AM (GMT+7)

Clip "Cho em mơ" cũng đã khiến nữ giáo sư đầu tiên phát hiện ra virus HIV/AIDS trên thế giới đã không cầm được nước mắt.

Vừa qua, sự kiện “We fight AIDS” do các tổ chức phi chính phủ cùng chung tay tổ chức, với mục đích tri ân vị giáo sư người Pháp Francoise Barre Sinoussi – người đã phát hiện ra virus HIV/AIDS trên thế giới và cùng cầu nguyện cho những người đã chết vì căn bệnh thế kỉ.


http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2015/images/2015-11-26/1448510892-1448510638-hiv-2.jpg

Giáo sư Francoise Barre Sinoussi và nhóm Độc cầm

Trong không khí ấm áp và vui vẻ, những con người không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, giới tính đã cùng gặp mặt, trò chuyện và chia sẻ về những số phận không may mắn khi mắc phải căn bệnh HIV/AIDS, những con người đã vượt qua mặc cảm để sống và cống hiến, trở thành những người có đóng góp cho xã hội.


Đã có rất nhiều vị khách nước ngoài đến tham gia, cùng hòa chung không khí ấm cúng và thân mật, cùng lắng nghe những thách thức và khó khăn của cộng đồng những người nhiễm HIV - AIDS ở Việt Nam, chia sẻ với họ niềm hạnh phúc lớn lao khi đã vượt qua căn bệnh thế kỉ và trở thành những công dân có ích của cuộc sống.


Tâm điểm của sư kiện “We fight AIDS” là sự góp mặt của chính vị giáo sư Francoise Barre Sinoussi – người đã có công lớn trong công cuộc tìm ra virus HIV/AIDS trên thế giới. Bà Francoise rất vui mừng và hạnh phúc khi được chứng kiến những con người nhỏ bé của Việt Nam đã dũng cảm vượt qua những khó khăn khi đối mặt với HIV/AIDS, tiếp tục chiến đấu, tiếp tục sống và trở thành người có ích.


Những giọt nước mắt đã lăn trên má vị giáo sư đáng kính người Pháp khi bà được xem bộ phim ngắn “Cho em mơ” do nhóm tứ tấu Độc Cầm và Trung tâm tình nguyện quốc gia Việt Nam thuộc TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị thực hiện.



http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2015/images/2015-11-26/1448510892-1448510651-hiv-3.jpg

Những cô gái xinh đẹp trong nhóm Độc Cầm làm nên thành công cho clip "Cho em mơ"


Bộ phim âm nhạc cảm động kể về một cô bé sinh ra trong gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS, sự kì thị và phân biệt đối xử mà cô bé phải hứng chịu bởi chính người thân họ hàng và xã hội. Cô bé ấy đã sống trong mặc cảm của tuổi thơ, cho đến khi em tìm đến âm nhạc. Niềm đam mê âm nhạc đã nuôi dưỡng tâm hồn và trái tim cô bé, giúp em tìm được ý nghĩa cuộc sống, hàn gắn những vết thương do HIV/AIDS gây nên.


Cô bé đã kiên cường chiến đấu với sự kì thị, trêu ghẹo của tất cả mọi người, sống với khát khao và đam mê cháy bỏng đối với âm nhạc, để rồi một ngày, cô bé cùng các bạn của mình đã trở thành nhóm tứ tấu thành công của hôm nay.


Nhóm Độc Cầm đã xuất hiện và gửi lời cám ơn chân thành đến những tổ chức phi chính phủ vì cộng đồng, và hy vọng rằng âm nhạc của mình sẽ là thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc nhất gửi đến xã hội “Âm nhạc là ước mơ, là sức mạnh, âm nhạc có thể xoa dịu nỗi đau và hàn gắn vết thương của những số phận không may mắn trong cuộc đời”.


https://www.youtube.com/watch?v=OXyQ4oT76Bw

Bà Francoise đã trao những cái ôm cảm động đối với nhóm Độc Cầm, và gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến với nhóm khi thực hiện một MV âm nhạc đầy nhân văn và cảm xúc.


Bà nói rằng: “Tôi như tìm lại được những con người, những số phận mà tôi từng gặp qua clip của các bạn. Và may mắn thay, tôi lại được nhìn thấy niềm khao khát sống, sức mạnh vượt qua căn bệnh và tình yêu thương vẫn tồn tại trong cuộc sống. Cám ơn các bạn đã tiếp thêm cho chính tôi và cộng đồng của các bạn sức mạnh, để sống tốt hơn và hạnh phúc hơn”.



Đoạn MV cảm động cũng đã lấy đi rất nhiều nước mắt của những người tham gia khi họ tìm được sự đồng cảm sâu sắc trong câu chuyện mà nhóm mang lại.
Theo Nga Trần (danviet.vn)

songchungvoi_HIV
26-11-2015, 12:26
“Cho em mơ” ngày không còn sự kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS Thứ năm, ngày 26 tháng 11 năm 2015 | 0:0
Mới đây, phim ngắn “Cho em mơ” được ra mắt tại Hà Nội. Không chỉ nói về những người nhiễm “căn bệnh thế kỷ”, phim còn nhằm thúc đẩy sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tiến tới xóa bỏ kỳ thị. Phim ra mắt trong chương trình “We Fight AIDS – Chung tay chống AIDS” nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12). “Cho em mơ” do nhóm tứ tấu Độc Cầm và TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng một số đơn vị tổ chức thực hiện.


http://thoidai.com.vn/data/data/huongdo/files/VAN%20HOA/Nam%202015/Thang%2011/Ngay%2025/Cho-em-mo-ngay-khong-con-su-ky-thi-nguoi-nhiem-hiv-aids-01.JPGNgười mẹ nhiễm HIV bị chính những người thân hắt hủi


“We Fight AIDS” có sự tham dự của bà Francoise Barre Sinouss – người phát hiện ra virus HIV vào năm 1983, mở đường cho việc chẩn đoán và điều trị "căn bệnh thế kỷ". Bà và 2 cộng sự của mình được trao giải Nobel Sinh lý và Y Khoa cho thành tựu này vào năm 2008.


Bà Francoise Barre Sinoussi bày tỏ niềm xúc động khi xem MV “Cho em mơ” của nhóm Độc Cầm. Bà đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp của nhóm trong việc truyền bá thông điệp ngày HIV/AIDS bằng sức mạnh của âm nhạc.


Đây là bộ phim âm nhạc kể về một cô bé sinh ra trong gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS. Bố em là người nghiện ma túy nhiễm HIV, sống trong bệnh tật sau khi làm cho gia đình khánh kiệt. Bố qua đời khi em còn trong bụng mẹ. Vì người mẹ được uống thuốc nên cô bé không bị nhiễm HIV.



http://thoidai.com.vn/data/data/huongdo/files/VAN%20HOA/Nam%202015/Thang%2011/Ngay%2025/Cho-em-mo-ngay-khong-con-su-ky-thi-nguoi-nhiem-hiv-aids-02.JPGhttp://thoidai.com.vn/data/data/huongdo/files/VAN%20HOA/Nam%202015/Thang%2011/Ngay%2025/Cho-em-mo-ngay-khong-con-su-ky-thi-nguoi-nhiem-hiv-aids-04.JPGCô bé đam mê tập luyện mang theo ước mơ hy vọng của cả người mẹ


Ngay sau khi bố em qua đời, gia đình bên nội hắt hủi, đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mẹ em vừa chạy vạy, xin sữa cho con ăn vừa tranh thủ buôn bán rau ở chợ. Chị thường xuyên phải chịu đựng những câu nói cay nghiệt của gia đình chồng, sự phân biệt đối xử và xa lánh của hàng xóm.


Mặc dù không bị nhiễm HIV nhưng em lớn lên dưới sự kỳ thị của hàng xóm láng giềng. Có lần đi ngang qua lớp học nhạc, thấy thầy giáo đang dạy sáo cho các bạn, em đem lòng yêu âm nhạc. Ngày nào đi ngang qua, cô bé cũng đứng ở góc xa để nhìn vào. Một ngày, thầy giáo đến tìm và trao cho em cây sáo, tỏ ý muốn nhận em vào lớp học.


Rồi người mẹ quyết định mang cô bé về bên ngoại gửi vì không đủ sức khỏe để chăm sóc em. Người mẹ đau khổ bỏ lại đứa con với mong muốn em sẽ được gia đình bên ngoại cưu mang, lớn lên như những đứa trẻ bình thường nếu như có gì bất trắc xảy ra với chị.



http://thoidai.com.vn/data/data/huongdo/files/VAN%20HOA/Nam%202015/Thang%2011/Ngay%2025/Cho-em-mo-ngay-khong-con-su-ky-thi-nguoi-nhiem-hiv-aids-05.JPGVượt qua sự kỳ thị, cô gái thành công trong con đường nghệ thuật


Khi mẹ bỏ đi, cô bé rất đau khổ, luôn ấp ủ hy vọng thành công trong con đường nghệ thuật. Em vẫn luôn nghĩ về mẹ. Mơ ước, sự thành công của em mang cả niềm tin của mẹ… Đi học nhạc, cô bé cũng không tránh được sự kỳ thị, trêu ghẹo của bạn bè. Nhưng em rất kiên cường vượt qua và cùng với các bạn lập thành nhóm tứ tấu thành công.


Cuối cùng, khi lớn lên, cô bé tham gia vào các hoạt động xóa bỏ sự kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của HIV/AIDS.


https://www.youtube.com/watch?v=OXyQ4oT76Bw


MV "Cho em mơ"
Mạnh Phúc

http://thoidai.com.vn/Cho-em-mo-ngay-khong-con-su-ky-thi-nguoi-nhiem-HIVAIDS-0703-22452.html

songchungvoi_HIV
26-11-2015, 12:35
Kỳ thị khiến HIV lây truyền nhanh trong cộng đồng đồng tính nam, chuyển giới (http://www.hungyentv.vn/96/41831/Suc-khoe-doi-song/Ky-thi-khien-HIV-lay-truyen-nhanh-trong-cong-dong-dong-tinh-nam-chuyen-gioi.htm)26/11/2015
TP HCM có tỷ lệ người đồng tính nam và người chuyển giới bị nhiễm HIV rất cao, nhưng họ lại gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ y tế do phân biệt đối xử. Điều này khiến tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm người này.

<tbody>


</tbody>

<tbody>

http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/duchanh/2015_11_26/10897803_822785321115621_6876880046741121888_n.jpg (http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/duchanh/2015_11_26/10897803_822785321115621_6876880046741121888_n.jpg )


Ảnh minh họa


</tbody>

Theo số liệu nghiên cứu gần đây của Mạng lưới quốc gia của những người sống với HIV/AIDS tại Việt Nam, ước tính có khoảng 30.000 người đồng tính nam và chuyển giới trên địa bàn TP HCM.

Người đồng tính nam và chuyển giới có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ước tính tại các khu vực thành thị, tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 16% đối với người đồng tính nam và 18% với người chuyển giới. Cũng theo các số liệu nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng gần đây do Dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường thực hiện, kỳ thị và phân biệt đối xử đã hạn chế các nhóm này tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm dự phòng HIV.

Từ những câu chuyện có thật của một số người đồng tính nam và người chuyển giới chia sẻ có thể thấy, rào cản lớn nhất đối với người đồng tính và chuyển giới trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế về HIV chính là sự kỳ thị của gia đình, xã hội. Benny Ng, một người đồng tính nam cho biết, sự kỳ thị ngay trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Hiện nay, cộng đồng vẫn có cái nhìn phân biệt đối xử với người đồng tính nam, chuyển giới và vì thế, những người như họ chỉ có thể tìm đến gia đình như một chỗ dựa, để tiếp thêm sức mạnh.

Thế nhưng, hầu hết các gia đình đều khó chấp nhận một đứa con sinh ra không giống như giới tính mà họ mong muốn. Vì thế, việc tiếp cận các dịch vụ y tế trở nên khó khăn vì họ sợ bạn bè, người thân và hàng xóm biết về giới tính thật sự của con mình nên đó thực sự là một rào cản.

Benny tâm sự: “Mỗi gia đình đang có con là người đồng tính và người chuyển giới thì hãy mở lòng đón nhận vì đó là một phần của cuộc sống. Chúng tôi cần sự yêu thương của gia đình và xã hội”.

Vivian, một người chuyển giới tại Kiên Giang cho biết, bản thân luôn bị mọi người kỳ thị. Bởi từ trước đến giờ, trong suy nghĩ của nhiều người, người chuyển giới bao giờ cũng là thành phần xấu của xã hội. Nhưng họ không hiểu rằng, người chuyển giới ở một góc độ nào đó cũng là những người thực sự có nghị lực, dám chấp nhận sống thực với giới tính của mình: “Tôi còn nhớ có lần đi khám tại bệnh viện, vừa bước vào đã bị bác sĩ hỏi thẳng “mày là trai hay gái?” Tại sao những người chuyển giới như chúng tôi lại không có quyền được thừa nhận, được tôn trọng. Chúng tôi không cần sự thương hại mà chỉ cần mọi người thấu hiểu và thông cảm”

Bác sĩ Tú Anh, Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS quận 11 cho rằng, có rất nhiều người đồng tính nam và chuyển giới đã đến Phòng khám để được tư vấn và cho biết họ không nói được với ai, không biết hỏi ai về tình trạng bệnh của mình. Chính sự bế tắc trong chia sẻ của người đồng tính đã khiến họ co cụm, lẩn trốn, dẫn đến thực hiện những “hành vi trong bóng tối” với sự hiểu biết hạn chế về HIV.

Ông Nguyễn Anh Phong, đại diện Mạng lưới quốc gia của những người sống với HIV/AIDS tại Việt Nam nhấn mạnh, việc kỳ thị trong gia đình ảnh hưởng đến việc người đồng tính và chuyển giới tìm tới các cơ sở xét nghiệm HIV. Và một khi đã có kết quả HIV rồi những người bệnh sẽ không biết chia sẻ cùng ai vì gia đình đã không chấp nhận họ. Tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng người đồng tính hiện nay rất cao, chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục.

Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS TP HCM khẳng định: “Việc thay đổi quan điểm về người đồng tính nam và chuyển giới cũng sẽ khẳng định việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử với họ là một biện pháp phòng, chống HIV/AIDS và đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe của mọi người dân. Điều này sẽ góp phần thực hiện các cam kết trong phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam với Liên hợp quốc, hướng tới việc kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030”.
Theo Infonet

songchungvoi_HIV
27-11-2015, 13:39
Video ca nhạc mang thông điệp "Cảm thông với trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS"
<time>Thứ Sáu, ngày 27/11/2015 - 11:31

</time>ANTĐ - Video ca nhạc của nhóm Tứ tấu Độc Cầm dưới dạng tiết mục biểu diễn nhạc cụ, hát hợp xướng nhằm thúc đẩy sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.



Nhóm Tứ tấu Độc Cầm (từng vào đến bán kết cuộc thi Vietnam's Got Talent 2014), Dàn nhạc trẻ Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cùng một số nhóm sinh viên tình nguyện vừa lên kế hoạch sản xuất video ca nhạc dưới dạng tiết mục biểu diễn nhạc cụ, hát hợp xướng nhằm thúc đẩy sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.




http://static.anninhthudo.vn/uploaded/65/2015_11_27/mo.jpg?width=500
Em bé không bị nhiễm HIV/AIDS (Hình ảnh cắt từ MV)




Chương trình này hướng tới kỷ niệm 27 năm ngày thế giới phòng chống AIDS (1/12/1988-1/12/2015). Mục đích là tạo một sân chơi bổ ích, lý thú, mang lại niềm vui cho các em không may mắn mắc HIV/AIDS; khơi dậy lòng nhân ái của cộng đồng và xã hội qua các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh của MV ca nhạc để cộng đồng có cái nhìn thiện cảm, nhân ái hơn đối với các bệnh nhân mắc HIV/AIDS...

MV là một video ca nhạc kể chuyện về một cô bé sinh ra trong 1 gia đình ở nông thôn có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS phải vật lộn để vượt qua khó khăn của cuộc sống do sự phân biệt đối xử, kỳ thị của những người xung quanh dù cô bé không bị nhiễm HIV/AIDS. Ca khúc được sử dụng là "Cho em mơ" của Trần Đức Quang.
Ngọc Quang
http://anninhthudo.vn/giai-tri/video...ds/647033.antd (http://anninhthudo.vn/giai-tri/video-ca-nhac-mang-thong-diep-cam-thong-voi-tre-bi-anh-huong-hiv-aids/647033.antd)

songchungvoi_HIV
27-11-2015, 13:58
Thay đổi cách nhìn về căn bệnh HIV Cập nhật, 05:58, Thứ Sáu, 27/11/2015 (GMT+7)



Trong một thông báo đưa ra gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, HIV/AIDS cần được xem như một bệnh mãn tính. Chúng ta cần xóa bỏ các định kiến chưa đúng trong xã hội về căn bệnh này. Có như vậy, việc phòng chống sự lây lan bệnh mới đạt được hiệu quả.



<tbody>
<tbody>
http://www.baovinhlong.com.vn/dataimages/201511/original/images1416387_Z032_pv_139.JPG



Người nhiễm HIV cần được sống, học tập và làm việc công bằng như mọi người. Ảnh minh họa.



</tbody>
</tbody>
Không đánh đồng HIV với tệ nạn xã hội


Hiện nay, dịch HIV ở Việt Nam được nhận định vẫn đang ở giai đoạn tập trung, tức là người nhiễm HIV vẫn tập trung chủ yếu trong nhóm người nghiện chích ma túy do dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV và nhóm phụ nữ mại dâm do quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, nhiều người trong xã hội có quan điểm cho rằng HIV/AIDS, ma túy và mại dâm đều là một tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), thì chỉ có khoảng 45% người nhiễm HIV hiện nay là người tiêm chích ma túy và khoảng 3% trong số họ là phụ nữ mại dâm. Số còn lại khoảng 52% là thuộc các nhóm khác như là vợ, chồng hay bạn tình của người nhiễm HIV; người vô tình nhiễm HIV,… HIV không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp, mà có thể lây nhiễm cho bất cứ ai nếu người đó có hành vi không an toàn.

Theo bác sĩ Lê Văn Việt- Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Vĩnh Long, việc đánh đồng hay gắn kết HIV với các tệ nạn xã hội là hết sức nguy hiểm, gây nên sự kỳ thị, phân biệt đối xử, dẫn đến tình trạng lây nhiễm do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan từ những người mang bệnh.

Các chuyên gia y tế cho rằng, kỳ thị có thể tạo ra tâm lý chủ quan trong xã hội vì cho rằng HIV là tệ nạn xã hội nên chỉ nhóm người “tệ nạn” như người nghiện ma túy, người bán dâm mới có nguy cơ lây nhiễm, khiến nhiều người không chủ động tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị lây nhiễm.

Thứ hai, tạo ra sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Khi bị đánh đồng nhiễm HIV với tệ nạn xã hội thì dư luận sẽ coi họ là người xấu xa thay vì coi họ là những bệnh nhân. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV làm họ sợ hãi, xa lánh cộng đồng và trốn tránh, từ đó gây ra tâm lý “trả thù”. Vì mặc cảm nên những người này không dám tiếp cận các dịch vụ y tế, không hợp tác với cộng đồng trong việc phòng chống bệnh.

Xóa bỏ kỳ thị, tiếp cận dịch vụ y tế


Bản thân người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với 2 “cuộc chiến” hàng ngày: cuộc chiến với căn bệnh và cuộc chiến tâm lý do tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử. Và cuộc chiến tâm lý có phần khắc nghiệt hơn đối với họ, nhất là trẻ em đang ở độ tuổi đến trường.

Do đó, một trong những giải pháp để kiểm soát sự lây lan của HIV/AIDS là phải xóa bỏ kỳ thị bằng các chương trình nâng cao nhận thức, giúp người bệnh có cơ hội hòa nhập cộng đồng, sống tích cực và tiếp tục đóng góp cho xã hội.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là người bệnh cần được tiếp cận với các phác đồ điều trị và thuốc đặc trị, giúp phục hồi sức khỏe và giảm khả năng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Một trong những loại thuốc điều trị HIV/AIDS đã được chứng minh hiệu quả và được sử dụng phổ biến là thuốc kháng vi rút ARV. Bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV sớm (khi mới phát hiện) có 2 ưu điểm đó là làm giảm tỷ lệ bệnh tật và giảm tử vong.

Theo thống kê của Bộ Y tế, điều trị ARV giúp giảm 53% nguy cơ chuyển sang AIDS và mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội (lao, viêm phổi, viêm gan B…), giảm lây truyền HIV (giảm 96% nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục, giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%).

Bác sĩ Nguyễn Văn Kích- Phó Khoa Điều trị (Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS) cho rằng, người được điều trị bằng ARV kết hợp tư vấn tốt có thể phục hồi sức khỏe, phục hồi khả năng lao động, vượt qua mặc cảm tâm lý, sống có ý nghĩa hơn.

Nguồn thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trước đây hầu hết do các tổ chức quốc tế tài trợ nhưng trong tương lai gần sẽ bị cắt giảm nhanh và chấm dứt hẳn vào năm 2017. Người nhiễm HIV đang điều trị ARV miễn phí có thể bị gián đoạn. Những người nhiễm HIV đang chờ được điều trị ARV mà không có cơ hội tham gia sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cơ hội cao, khiến chi phí y tế càng tăng,…

Bài, ảnh: NGUYỄN THỊNH



http://www.baovinhlong.com.vn/xa-hoi/201511/thay-doi-cach-nhin-ve-can-benh-hiv-2645002/#.Vlf8vF4XFkg

songchungvoi_HIV
30-11-2015, 12:47
“Sự kỳ thị giết chết chúng tôi trước cả HIV”
Thứ Hai, ngày 30/11/2015 09:04 AM (GMT+7)

Đó là tâm sự của chị Phạm Thị Hiền, Trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) trong buổi Lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS.

Ngày 29/11, tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Y tế đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2015.


Buổi lễ đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của quần chúng nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội, tương lai giống nòi của các dân tộc.



http://mst.khampha.vn/upload/4-2015/images/2015-11-30/1448848347-hiv.jpg
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi lễ.
Theo GS Long, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, chỉ có khoảng 78% trong số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 9/2015, toàn quốc có hơn 120.000 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV, tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV mới đạt 45% số người nhiễm được phát hiện.


“Hiện nay, tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng hơn 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.


Sự quay quay trở lại của đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hiện hữu khi mà nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS đang giảm xuống, đặc biệt là nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm mạnh; các biện pháp can thiệp giảm tác hại chưa được triển khai đủ mạnh trên diện rộng; tình trạng phân biệt đối xử vẫn còn; HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng mức”, GS Long thông tin thêm.



http://mst.khampha.vn/upload/4-2015/images/2015-11-30/1448848347-chi-hien.jpg
Chị Hiền thay mặt cho những người nhiễm HIV chia sẻ tâm tư nguyện vọng của mình.
Cũng tại buổi lễ này, đại diện cho những người nhiễu HIV tại tỉnh Bắc Ninh, chị Phạm Thị Hiền, Trưởng nhóm Vì ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) đã gửi lời cảm ơn đến các cơ quan đoàn thể Trung ương và địa phương đã dành sự quan tâm đến những người nhiễm HIV.


Tuy nhiên, là một người đang mang trong mình căn “bệnh thế kỷ”, nói về sự kỳ thị của xã hội đối với những người nhiễm HIV, chị Hiền chia sẻ: “Nói giảm kỳ thị với người nhiễm HIV thì có giảm nhưng giảm bằng 0 thì chưa. Kỳ thị hiện nay tinh vi và khôn khéo lắm, vẫn ngày ngày gây tổn thương đến chúng tôi. Chúng tôi chết nhanh nhất không phải vì bệnh tật mà chính là vì sự kỳ thị”.



Lê Phương


http://khampha.vn/tin-nhanh/su-ky-thi-giet-chet-chung-toi-truoc-ca-hiv-c4a373674.html

songchungvoi_HIV
30-11-2015, 17:24
Quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS Thứ hai 30/11/2015 17:00


Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, Nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt ra, thu hút sự quan tâm của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, nhân quyền. Trong đó, vấn đề quyền con người trở thành một trong những vấn đề then chốt, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công cuộc phòng, chống AIDS trên phạm vi toàn cầu cũng như ở phạm vi từng quốc gia.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_11_30/ky.jpg


Ảnh minh họa



</tbody>
Chúng ta đều biết rằng sự kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là rào cản chính của công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Sự kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS cũng chính là nhân tố làm ảnh hưởng đến việc thực hiện đầy đủ quyền con người mà nhân loại tiến bộ luôn luôn hướng đến.Trên phạm vi toàn cầu, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, đã có nhiều văn kiện quốc tế được ban hành chứa đựng những cam kết về HIV/AIDS trong đó đều đề cập việc xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS và những người có liên quan đến HIV/AIDS.


Chúng ta có thể điểm lại một số văn kiện tiêu biểu bao gồm: Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người (1996); Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (2000), Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS –“ Khủng hoảng toàn cầu, hành động toàn cầu” (2001)…Trong số các văn kiện này, các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người là văn kiện nổi bật, chứa đựng những nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề ra những mục tiêu cơ bản về bảo vệ quyền con người của những người sống chung với HIV/AIDS.

Có thể thấy rằng, các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người là văn kiện trực tiếp và cụ thể nhất về vấn đề quyền của những người sống chung với HIV/AIDS. Văn kiện này được thông qua tại Hội nghị tư vấn quốc tế lần thứ hai về HIV/AIDS và quyền con người do Cao uỷ Liên Hợp Quốc, Trung tâm Quyền con người và Chương trình về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc đồng tổ chức ở Giơnevơ trong các ngày từ 23 đến 25/9/1996.

Mục đích của hướng dẫn này là để hỗ trợ các quốc gia trong việc vận dụng những quy phạm quốc tế về quyền con người vào hoạt động thực tiễn trong bối cảnh HIV/AIDS. Hướng dẫn gồm hai phần: Phần thứ nhất xác định những nguyên tắc cơ bản về quyền con người làm nền tảng cho cách ứng xử tích cực trong bối cảnh HIV/AIDS; phần thứ hai đưa ra các biện pháp mang tính định hướng hành động mà các chính phủ cần thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, chính sách và thực tiễn quản lý hành chính nhằm bảo vệ các quyền con người và đạt được các mục tiêu về bảo vệ y tế công liên quan tới HIV/AIDS.

Hướng dẫn này không phải là một điều ước quốc tế nên không có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên, các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người đặc biệt hữu ích cho các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các chủ thể khác có liên quan tham gia vào quá trình phòng, chống đại dịch HIV/AIDS. Cũng như cho bản thân những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người và tự do cơ bản của họ. Trên thực tế, văn kiện này được coi là một cuốn cẩm nang cho các chủ thể quốc gia và quốc tế trong các hoạt động về HIV/AIDS nói chung, về quyền của những người sống chung với HIV/AIDS nói riêng. Nhiều văn bản luật của nhiều quốc gia đã dựa vào hướng dẫn này để đề ra các điều luật nhằm bảo vệ quyền con người trong ứng xử và giải quyết các vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS.

Trong hệ thống các quyền con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế, có một số quyền có ý nghĩa quan trọng đối với những người sống chung với HIV/AIDS, các quyền ấy bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng; quyền sống; quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất có thể về sức khỏe thể chất và tinh thần; quyền được tự do và an toàn cá nhân; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền được tìm kiếm và được cho lánh nạn; quyền được bảo vệ sự riêng tư; quyền được tự do bày tỏ chính kiến, diễn đạt và tự do nhận, trao đổi thông tin; quyền được tự do lập hội; quyền được kết hôn và lập gia đình; quyền bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục; quyền được có mức sống thích đáng; quyền được hưởng an sinh, trợ cấp và cứu trợ xã hội; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và công cộng của cộng đồng; quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm… Theo Luật quốc tế về quyền con người, các quốc gia có thể quy định trong pháp luật những giới hạn áp dụng với một số quyền trong những hoàn cảnh HIV/AIDS cụ thể, nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các quyền của những người sống chung với HIV/AIDS. Trên thực tế, bảo đảm sức khỏe của cộng đồng là lý do được các nhà nước viện dẫn nhiều nhất khi giới hạn các quyền của những người sống chung với HIV/AIDS.

Điều đáng nói là nguyên tắc kể trên đôi khi bị các quốc gia lạm dụng. Nhiều nước đã đưa ra những giới hạn quá mức về quyền của những người sống chung với HIV/AIDS, vi phạm nguyên tắc về không phân biệt đối xử với nhóm người này. Ví dụ, ở một số quốc gia đã ra những qui định ngăn cấm người nhiễm HIV nhập cư, lưu trú, kết hôn, loại trừ cơ hội về giáo dục, cơ hội có việc làm, chăm sóc sức khỏe, đi lại, an sinh xã hội, nhà ở và kể cả việc cho phép tị nạn. Ở nhiều nước việc đưa ra những qui định vi phạm đời tư khi cưỡng bức xét nghiệm và công khai tình trạng nhiễm HIV của một người; chia tách những người sống chung với HIV/AIDS khỏi những người bình thường… Những biện pháp như vậy là cần thiết với một số bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhưng là không cần thiết và không phù hợp với những người sống chung với HIV/AIDS. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, HIV không lây nhiễm qua những con đường tiếp xúc thông thường.

Các hướng dẫn hành động cho quốc gia nhằm giúp các quốc gia thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS. Các hướng dẫn này gắn liền với các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con người và được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế thu thập được trong các hoạt động trên lĩnh vực này trong nhiều năm cụ thể như sau:

Về bộ máy tổ chức quốc gia điều hành công tác phòng chống HIV/AIDS:Nhà nước cần thiết lập một cơ cấu tổ chức quốc gia có đủ sức để tổ chức các hoạt động ứng phó với HIV/AIDS nhằm bảo đảm một sự tiếp cận liên ngành, lồng ghép nghĩa vụ về chính sách với chương trình liên quan đến HIV/AIDS trong hoạt động của toàn bộ các ban, ngành của chính phủ. Điều này có thể bao gồm việc thành lập một cơ quan liên bộ do chính phủ điều hành để quản lý chung hoạt động trên lĩnh vực này của tất cả các chủ thể có liên quan.

Về việc hỗ trợ các tổ chức dựa vào cộng đồng: Chính phủ cần bảo đảm để có sự tham vấn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong mọi giai đoạn xây dựng, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chính sách về HIV/AIDS. Cần bảo đảm rằng các tổ chức dựa vào cộng đồng được phép thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động của họ, kể cả trong các lĩnh vực về đạo đức, pháp luật và quyền con người.

Về việc xây dựng và sửa đổi pháp luật về y tế công, về hình sự, về chống phân biệt đối xử và bảo vệ: nhà nước cần xem xét và sửa đổi pháp luật về y tế công để bảo đảm những vấn đề về y tế công nảy sinh từ khía cạnh HIV/AIDS được chú trọng thỏa đáng, các quy định pháp luật áp dụng cho các bệnh lây truyền thông thường không áp dụng cho HIV/AIDS, và các quy định pháp luật đó là phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người.

Nhà nước cần rà soát và sửa đổi luật hình sự về HIV/AIDS. Hệ thống hình phạt để bảo đảm rằng chúng tương thích với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người và không bị lạc hậu trong bối cảnh HIV/AIDS hoặc không hướng vào việc chống lại những nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Cụ thể, luật hình sự và những quy định về y tế công không nên bao gồm những tội phạm đặc biệt về hành vi cố ý lây truyền HIV hoặc những quy định cấm các hành vi tình dục (bao gồm ngoại tình, tình dục đồng giới nam, thông dâm và mua bán dâm) giữa những người đã thành niên. Luật cần cho phép hoặc hợp pháp hóa và thúc đẩy các chương trình trao đổi bơm kim tiêm; hủy bỏ các quy định hình sự hóa việc tàng trữ, cung cấp và phân phát bơm kim tiêm và bao cao su.

Nhà nước cần ban hành hoặc củng cố luật về chống phân biệt đối xử và những luật khác để bảo vệ những người sồng chung và những người dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS. Điều này liên quan đến việc bảo đảm tính riêng tư, bảo mật và đạo đức trong nghiên cứu về HIV và trong xét nghiệm, điều trị những người nhiễm HIV. Thêm vào đó, cũng cần ban hành các quy tắc đạo đức trong việc tham gia các nghiên cứu liên quan đến HIV/AIDS nhằm bảo vệ một số nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất trong bối cảnh người nhiễm HIV là phụ nữ, trẻ em, người có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới….

Việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc, điều trị và phòng chống HIV/AIDS: nhà nước cần bảo đảm sự sẵn có và cơ hội tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ phòng chống HIV/AIDS an toàn, hiệu quả với chi phí phù hợp. Điều này bao gồm các loại thuốc chống tái phát bệnh, các biện pháp chuẩn đoán và các công nghệ liên quan tới việc chăm sóc mang tính dự phòng, chữa trị và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

Để đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, nhà nước cần cung cấp những dịch vụ pháp lý miễn phí nhằm giúp những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS biết về các quyền của họ và để tăng cường các quyền này. Trong vấn đề này cần tận dụng các cơ chế bảo vệ và hệ thống Tòa án, các cơ quan của Bộ Tư pháp, kiểm tra, giám sát Quốc hội, các ủy ban về quyền con người và những cơ quan tiếp nhận khiếu nại về y tế. Đồng thời, có thể gắn với những trung tâm trợ giúp pháp lý cộng đồng hoặc những dịch vụ pháp lý dựa trên mạng lưới các tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực đạo đức, luật, quyền con người và dịch vụ HIV/AIDS. Cũng cần hỗ trợ các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền và xây dựng lòng tự tin, tự trọng cho những người sống chung với HIV/AIDS

Để tạo môi trường trợ giúp và thuận lợi cho phụ nữ, trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương khác, nhà nước cần thực hiện điều này bằng cách phối hợp với cộng đồng và thông qua đối thoại với cộng đồng nhằm phê phán những định kiến tiềm ẩn và những hành vi hay những ứng xử bất bình đẳng, đồng thời tổ chức các dịch vụ y tế xã hội đặc biệt nhằm trợ giúp các nhóm dễ bị tổn thương này.

Để thay đổi thái độ phân biệt đối xử thông qua giáo dục, đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước cần đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi và liên tục các chương trình giáo dục, đào tạo và các chiến dịch thông tin đại chúng nhằm thay đổi thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.

Để phát triển những tiêu chuẩn ứng xử cho các khu vực tư nhân, công cộng và những cơ chế để thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến HIV/AIDS: nhà nước cần bảo đảm rằng Chính phủ và khu vực tư nhân sẽ xây dựng các bộ quy tắc ứng xử liên quan đến vấn đề HIV/AIDS trong đó đưa những nguyên tắc về quyền con người vào các bộ quy tắc về trách nhiệm và hoạt động chuyên môn cùng với những cơ chế để bảo đảm các quy tắc đó được thực thi.

Dựa trên những vấn đề về quyền con người liên quan đến HIV/AIDS do Liên Hợp Quốc đề xướng, chúng ta đã cam kếttăng cường mạnh mẽ nỗ lực quốc gia để tạo ra các khung pháp lý, xã hội và chính sách phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta.

Quốc hội vàChính phủ đã tổ chức thực hiện việc xem xét, đánh giá lại pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS (1995) cũng như các bộ luật và chính sách không còn phù hợp với tình hình HIV/AIDS.

Cho đến năm 2004 chúng ta đã ban hành hơn 80 văn bản qui phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, đặt tiền đề quan trọng cho việc đảm bảo và thực hiện quyền con người đối với người nhiễm và những người có liên quan đến HIV/AIDS ở nước ta.

Từ năm 2004 đến năm 2006 chúng ta đã tạo bước đột phá về chính sách và luật pháp liên quan đến phòng chống HIV/AIDS. Chiến lược Quốc gia Phòng chống AIDS đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã đề ra các quan điểm, mục tiêu cơ bản và mục tiêu cụ thể cùng với hệ thống 9 chương trình hành động nhằm ngăn chặn sự lan nhiễm HIV/AIDS ở nước ta vào năm 2015. Cần nhấn mạnh rằng quan điểm thứ hai của chiến lược quốc gia đã nhấn mạnh đến việc không kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm và những người liên quan đến HIV/AIDS.

Để tiếp tục lãnh đạo công tác Phòng chống AIDS trong thời kỳ mới, ngày 30 tháng 11 năm 2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau khi tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 52-1995/CTTW, đã ra chỉ thị 54-2005/CTTW đã đề ra quyết tâm không để HIV/AIDS phát triển thành đại dịch, chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS và nêu rõ việc "đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện để những người nhiễm HIV và gia đình họ thấy rõ trách nhiệm, tự giác tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới thành lập các tổ chức xã hội phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam" .

Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS, tháng 6 năm 1996, Tại kỳ họp thứ 12, Quốc hội khóa 11 đã thông qua luật phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Luật phòng chống HIV/AIDS là văn bản pháp luật mạnh mẽ khằng định nhà nước Việt Nam chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với những người sống chúng với HIV/AIDS và những người có liên quan đến HIV/AIDS và thông qua các điều luật khẳng định quyền con người được đảm bảo đầy đủ đối với những người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Tại Điều 4 (Luật PC AIDS )đã xác định rõ “Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV”. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây: Sống hoà nhập với cộng đồng và xã hội; Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; Học văn hoá, học nghề, làm việc; Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối ; Các quyền khác theo qui định của luật này và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

Luật cũng khẳng định: Người nhiễm HIV có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động sau đây; Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV; Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, pháp luật liên quan đến HIV/AIDS; Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS.

Luật Phòng, chống HIV/AIDS và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam đã rất coi trọng vấn đề quyền con người, điều đó được thể hiện trong các quy định: nghiêm cấm việc tiết lộ tên tuổi địa chỉ, tình trạng nhiễm HIV/AIDS của một người khi chưa được sự đồng ý của người đó. Nghiêm cấm việc từ chối khám chữa bệnh hoặc tuyển dụng một người vào làm việc, học tập vì lý do người đó nhiễm HIV/AIDS…

Nhờ những quy định pháp luật đó cùng với các biện pháp tuyên truyền giáo dục đồng bộ, các biện pháp chăm sóc và điều trị đối với người nhiễm HIV, người nhiễm HIV khôi phục dần niềm tin vào xã hội và tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Hàng vạn người nhiễm HIV, người quan hệ tình dục đồng giới, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhập cuộc tham gia tích cực vào các nhóm “tự lực”, các nhóm “vì ngày mai tươi sáng”, các nhóm “giáo dục đồng đẳng”…. Nhiều nười nhiễm HIV trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất, trong hoạt động truyền thông phòng chống AIDS…

Để đảm bảo ngày càng tốt hơn việc thực hiện quyền con người đối với những người nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần phải: Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống HIV/AIDS nói chung và hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến việc đảm bảo quyền con người đối với những người nhiễm HIV/AIDS và những người liên quan đến HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, chúng ta phải tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện các điều đã được pháp luật quy định có liên quan trong cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS và trong cộng đồng dân cư, làm cho các quy định pháp luật đó trở thành hiện thực tạo tiền đề vững chắc đảm bảo thực hiện quyền con người đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người có liên quan. Đồng thời, huy đông cộng đồng cùng với nhà nước đầu tư cho công cuộc phòng chống AIDS thắng lợi ở Việt nam hướng tới đạt được mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và chấm dứt đại dịch với mục tiêu “ba không”, không còn nhiễm HIV mới, không còn người chết do AIDS và không còn kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS vào năm 2030.
Phương Nam
http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Quyen-con-nguoi-trong-phong-chong-HIVAIDS/15978.vgp

songchungvoi_HIV
01-12-2015, 16:20
Nỗ lực xóa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS(VNews) <time>lúc : 30/11/15 09:38
</time>
Luật Phòng chống HIV/AIDS đã quy định rõ về quyền của người nhiễm HIV là được điều trị và chăm sóc sức khỏe, được học nghề và làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ifysv/2015_11_30/TTXVN_hiv_1.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/ifysv/2015_11_30/TTXVN_hiv_1.jpg)
Sinh viên hưởng ứng phòng, chống HIV/AIDS. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)


Tuy nhiên, trên thực tế, người nhiễm HIV ở nước ta vẫn còn nhiều trở ngại từ xã hội trong việc hòa nhập với cộng đồng./.

songchungvoi_HIV
01-12-2015, 19:35
<tbody>
Nỗ lực xóa bỏ kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS


01/12/2015 08:04








Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới công bố chọn ngày 1/12 hằng năm là ngày Thế giới phòng chống AIDS. Năm nay, Việt Nam hưởng ứng ngày này với chủ đề: Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc chiến dịch AIDS tại Việt Nam.







http://www.htv.com.vn/CMSListPic/HTV-ThieuNhi/BeVuiHoc/2015/xoa.jpg






​Năm nay, Việt Nam hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc chiến dịch AIDS ​(Ảnh minh họa: suckhoedoisong.vn)










Mục tiêu 90-90-90​ nghĩa là 90% bệnh nhân biết về tình trạng bệnh, được điều trị bằng thuốc kháng virus và kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp, hướng tới kết thúc dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.

Luật Phòng chống HIV/AIDS đã quy định rõ về quyền của người nhiễm HIV là được điều trị và chăm sóc sức khỏe, được học nghề và làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS, không bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trên thực tế, người nhiễm HIV ở nước ta vẫn còn nhiều trở ngại từ xã hội trong việc hòa nhập với cộng đồng.​


Thời gian qua, mặc dù được tuyên truyền rộng rãi bệnh HIV/AIDS như một căn bệnh mãn tính, nhưng thực tế không ít người nhiễm vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử; gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tìm việc làm, học tập.


Ngành y tế, một số tổ chức đoàn thể và nhiều tổ chức tình nguyện tham gia mạng lưới phòng chống HIV/AIDS đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, chống kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS từ gia đình, cộng đồng và xã hội.


Ngay tại gia đình, nhiều người nhiễm HIV cũng chưa xóa bỏ được rào cản kỳ thị, bỏ rơi với suy nghĩ người nhiễm là gánh nặng cho gia đình. Do vậy, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, đối với người nhiễm đang trong độ tuổi lao động, cần được quan tâm bố trí một công việc phù hợp để đảm bảo cuộc sống, không phải dựa vào gia đình, để tránh những bức xúc va chạm trong gia đình, xóa đi mặc cảm tâm lý là gánh nặng khi hầu hết hiện nay người nhiễm bệnh đều không có thu nhập ổn định.


Kỳ thị và phân biệt vẫn còn ăn sâu nơi nhiều người dân, thậm chí đối với những trẻ em vô tội, vẫn không tránh khỏi sự né tránh, hắt hủi. Quan niệm về căn bệnh HIV/AIDS, kiến thức về cơ chế lây lan bệnh vẫn còn chưa được hiểu đúng và hiểu đủ, khiến đường đến trường của trẻ nhiễm HIV vẫn còn lắm gian nan, khi phải gặp sự xa lánh của bạn bè, sự kì thị của người lớn. Tại Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Linh Xuân, quận Thủ Đức, hiện nơi đây nuôi dưỡng 114 trẻ nhưng mới chỉ có 69 trẻ được đến trường.

Câu chuyện hòa nhập cộng đồng của người nhiễm HIV chắc chắn sẽ vẫn còn dài và nhiều gian nan, sẽ chỉ chuyển biến dần khi có sự thay đổi cách nhìn về căn bệnh HIV/AIDS của toàn xã hội. Nhưng có một sự thật hiển nhiên, đó là người nhiễm HIV cũng cần có một cuộc sống ổn định, được vui chơi, học tập, được lao động và có bạn bè, người thân bên cạnh như bao người khác.


Với trẻ nhiễm HIV, đó còn là mong muốn được đến trường, được có những niềm vui như bạn bè cùng trang lứa, bởi các em xứng đáng có được một cuộc sống vui tươi để nuôi dưỡng những ước mơ và niềm tin vào một thế giới tốt đẹp.





</tbody>
Trung tâm Tin tức

http://www.htv.com.vn/Trang/TinTuc/2015-12-01/no-luc-xoa-bo-ki-thi-doi-voi-nguoi-nhiem-HIVAIDS.aspx
<tbody>








</tbody>

songchungvoi_HIV
01-03-2016, 12:53
Cả trường xa lánh bé trai 6 tuổi bị đồn 'dính' bệnh AIDS Thứ ba 01/03/2016 11:00


Một trường học ở miền Tây Sri Lanka đã bị “bỏ hoang”, chỉ còn một học sinh duy nhất do có những tin đồn sai lệch rằng cậu bé bị nhiễm AIDS.





<tbody>



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2016_03_01/A_copy.jpg

</tbody>




Ảnh minh họa



</tbody>
Mẹ của cậu bé cho biết đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử kể từ khi chồng bà qua đời.

Các phụ huynh đã chuyển con mình ra khỏi trường Kurunegela vào tuần trước, mặc dù cậu bé 6 tuổi đáng thương có bằng chứng về việc cậu không hề có bệnh.

Bà Chandani De Soysa - mẹ của cậu bé cho biết, nhiều trường học khác đã từ chối cậu, bởi vì cái chết của chồng bà bị “vu khống” là do AIDS: “Chẳng có gì thay đổi dù tôi có phản đối. Thậm chí tôi cũng gặp khó khăn khi đi xin việc”.

Sau khi trường hợp của bà được BBC tiếng Sinhala đưa tin hồi đầu tháng, các nhà chức trách về giáo dục và quyền con người đã vào cuộc. Vào tuần trước, một trường học đã nhận được yêu cầu tiếp nhận cậu bé.

Mặc dù cả bà Chandani và con trai đều có giấy chứng nhận cho thấy họ không hề nhiễm bệnh, các phụ huynh khác ngay lập tức bắt đầu ép bà chuyển cậu bé đi nơi khác, nhưng bà đã từ chối. Trả lời BBC, bà cho biết: “Con tôi tới lớp và chơi với những đứa trẻ khác, nhưng sau đó bất chợt tất cả các phụ huynh đến và đưa con họ đi chỗ khác”.

Người phụ trách giáo dục của khu vực - Saman Wijesekara chia sẻ rằng cha mẹ của tất cả 186 học sinh đã chính thức yêu cầu xin thôi học tại trường. Ông cũng cho biết: “Chúng tôi đang xét đến việc tổ chức một buổi giáo dục dành cho các bậc phụ huynh để giải quyết vấn đề này”.

Sri Lanka được cho là quốc gia có tỉ lệ HIV rất thấp. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, trong năm 2014 có 3200 người lớn và 100 trẻ em bị nhiễm HIV – chiếm chưa đến 0,1% dân số. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là nhận thức kém của người dân về căn bệnh này dẫn đến việc kỳ thị và phân biệt đối xử.

Theo Tiền phong

songchungvoi_HIV
01-03-2016, 14:17
Trường học Sri Lanka vắng hoe chỉ vì tin đồn AIDSThứ Ba 1/3/2016 02:13:38 PM

SKĐS - 186 học sinh của một trường học ở phía tây Sri Lanka hiện đang từ chối đến trường sau khi rộ lên tin đồn có một học sinh nam của ngôi trường này bị nhiễm AIDS – hãng tin BBC (Anh) đưa tin ngày 1/3.


Trước đó, gia đình của học sinh nam này đã đưa ra mọi chứng nhận cho biết cậu bé không hề mắc bệnh AIDS, song các bậc phụ huynh khác vẫn tỏ ra lo sợ và kiên quyết không cho con cái của mình đến trường.



http://suckhoedoisong.vn/Images/thutrang/2016/03/01/aids.jpg

Trước tình thế đó, ban giám hiệu nhà trường đã phải buộc đóng cửa trường học trong vòng 2 ngày và tổ chức buổi họp nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về bệnh AIDS.


Tuy nhiên, tình hình dường như không có gì thay đổi. Được biết, Sri Lanka vốn là nước có tốc độ lan truyền HIV ở mức hạn chế.


H.A
(Theo BBC)

songchungvoi_HIV
01-03-2016, 18:31
“Hãy yêu thương, mở lòng với những người nhiễm HIV/AIDS!”

Thứ ba 01/03/2016 17:55


Mỗi người trong chúng ta hãy cam kết đi đầu trong việc tạo ra thay đổi, và hãy khích lệ những người xung quanh mình cùng hành động để loại trừ phân biệt đối xử.



Nhân ngày Quốc tế chống phân biệt đối xử (ngày 1/3), Trang tin điện tử Tiếng Chuông (Trang tin của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm) có bài phỏng vấn TS. Kristan Schoultz, Giám đốc Chương trình phối hợp về phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNAIDS).



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_01/6.jpg



TS. Kristan Schoultz chia sẻ, động viên trẻ mồ côi nhiễm HIV - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
PV: Xin bà đánh giá về tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV tại Việt Nam?



TS. Kristan Schoultz: Từ những bằng chứng trong một số những nghiên cứu gần đây, và những câu chuyện vi phạm quyền thì chúng ta thấy những người nhiễm HIV ở Việt Nam và những người nguy cơ cao lây nhiễm HIV là những người tiêm chích ma túy, người mại dâm và nam có quan hệ tình dục đồng giới phải chịu sự phân biệt đối xử rất nặng nề.

Chúng ta đều cần ghi nhớ rằng, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam có nêu rõ không phân biệt đối xử được xem là một quyền con người của người dân Việt Nam. Việt Nam cũng có khung pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của người nhiễm HIV, bao gồm luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 và một số luật, nghị định quy định về đền bù thiệt hại gây ra do việc vi phạm quyền của người nhiễm HIV.

Mặc dù vậy, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và hệ quả là việc vi phạm quyền vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi, như trong các cơ sở y tế, nơi làm việc và trong cộng đồng. Tình trạng này ngăn cản người nhiễm HIV không được tiếp cận bình đẳng đến các dịch vụ thiết yếu về y tế, bảo trợ xã hội và pháp lý. Nhiều người nhiễm HIV bị phân biệt đối xử và vi phạm quyền, thậm chí còn không tìm kiếm hỗ trợ, vì họ sợ và cảm thấy mình không có nơi nào để bấu víu và được bảo vệ.

PV: Theo bà Việt Nam cần có những giải pháp gì để giải quyết tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV?


TS. Kristan Schoultz: Để giải quyết tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị, chúng ta cần phát triển dịch vụ trợ giúp pháp lý. Khi chúng ta có khung trợ giúp pháp lý thì người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ được bảo đảm quyền lợi nếu họ bị phân biệt đối xử.

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và sẽ ngày càng phải tự lực hơn trong các nguồn lực dành cho phát triển và bảo trợ xã hội. Do đó, việc cân nhắc, điều chỉnh giảm nguồn ngân sách dành cho trợ giúp pháp lý miễn phí và thu hẹp các loại hình dịch vụ trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền cho các nhóm đặc biệt, dễ bị tổn thương cần được dựa trên việc đánh giá kỹ các tác động tiềm tàng về cả pháp luật và xã hội. Người nhiễm HIV cần được thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý toàn diện, bao gồm thông tin và giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp và đại diện pháp lý trong các vụ việc dân sự, hình sự và hành chính, cũng như tham gia tố tụng tại tòa…

Bên cạnh đó, giải pháp nữa để giảm sự phân biệt đối xử, kỳ thị đó chính là thay đổi định kiến, suy nghĩ. Tình yêu thương rất quan trọng, chúng ta cần phải học để chấp nhận sự khác biệt, sự đa dạng trong xã hội. Sự khác biệt có thể là do việc làm, ví dụ như những người lao động tình dục, sự khác biệt trong hành vi như quan hệ tình dục đồng giới, hay tiêm chích ma túy... Mặc dù họ có sự khác biệt đó, nhưng họ đều là công dân của Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần có sự cảm thông và yêu thương họ, bằng cách bao dung hơn và chấp nhận sự khác biệt.

PV: UNAIDS sẽ có những hỗ trợ gì cho công tác chống phân biệt đối xử, kỳ thị tại Việt Nam?


TS. Kristan Schoultz: UNAIDS sẽ hỗ trợ về việc thu thập những bằng chứng, về tình trạng phân biệt đối xử ở Việt Nam. Định kỳ 2,3 năm/lần UNAIDS nghiên cứu chỉ số kỳ thị phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị qua các năm.

Ngoài ra, có một số đánh giá khác cũng liên quan đến các chỉ số về kỳ thị, phân biệt đối xử. Chẳng hạn như đánh giá tiếp cận về bảo hiểm y tế trong các cơ sở y tế… Dựa trên những bằng chứng và đánh giá, UNAIDS sẽ hoàn thiện các văn bản, chính sách pháp lý có liên quan để giúp bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho những người nhiễm HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, hỗ trợ những nỗ lực giảm kỳ thị, phân biệt đối xử trong cộng đồng, cũng như trong các cơ sở y tế đối với người nhiễm HIV. Cụ thể, sắp tới UNAIDS sẽ hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng kế hoạch nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV trong các cơ sở y tế. UNAIDS cũng sẽ tổ chức các hoạt động như: chiến dịch về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV và các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Nhân ngày Quốc tế chống phân biệt đối xử, tuần qua UNAIDS đã vận động những người trong cộng đồng lên tiếng, cũng như là kêu gọi xã hội mở lòng và yêu thương thông qua những câu chuyện, những bằng chứng có thật của những người nhiễm HIV/AIDS…


http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_01/5.jpg
<tbody>



UNAIDS với khẩu hiệu "Không phân biệt đối xử", kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng hành động, yêu thương mở lòng với những người nhiễm HIV/AIDS - Ảnh: Thùy Chi




</tbody>
PV: Bà muốn chia sẻ thông điệp gì đến moi người nhân ngày Quốc tế phòng, chống phân biệt đối xử?



TS. Kristan Schoultz: Nhân ngày Quốc tế chống phân biệt đối xử, tôi muốn kêu gọi mọi người hãy yêu thương, mở lòng với những người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Chúng ta hãy trân trọng, coi họ như những người bình thường và chúng ta hãy cùng nhau cam kết, đóng góp một phần nhỏ bé của mỗi cá nhân vào việc xây dựng một xã hội. Trong đó, mọi người đều được đối xử bình đẳng và không phải lo sợ, kỳ thị và phân biệt đối xử.

Không phân biệt đối xử vừa là một điều kiện, đồng thời cũng là một mục tiêu cho Việt Nam, nếu chúng ta muốn xây dựng một quốc gia, nơi mọi người dân đều được sống khỏe mạnh, hạnh phúc và phồn vinh.

Mỗi người trong chúng ta hãy cam kết đi đầu trong việc tạo ra thay đổi và hãy khích lệ những người xung quanh mình cùng hành động để loại trừ phân biệt đối xử.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Hay-yeu-thuong-mo-long-voi-nhung-nguoi-nhiem-HIVAIDS/16861.vgp

songchungvoi_HIV
04-03-2016, 17:19
Phân biệt đối xử làm suy yếu việc ứng phó với HIV/AIDS Thứ sáu 04/03/2016 16:02


Tại châu Á, nhiều người nhiễm HIV vẫn đang phải đối mặt với việc bị phân biệt, đối xử tại các cơ sở y tế, làm cản trở họ được tiếp cận của với dịch vụ y tế, chăm sóc, điều trị.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_04/k.jpg



Hình minh họa



</tbody>
Phân biệt đối xử lan rộng trong cung cấp dịch vụ y tế



Báo cáo mới nhất của Asia Catalyst - tổ chức độc lập bảo vệ quyền được chăm sóc y tế cho những người bị thiệt thòi tại Châu Á, nhấn mạnh vào sự từ chối cung cấp dịch vụ, từ chối phẫu thuật, khu vực đợi tách biệt và chi phí phát sinh phân biệt do tình trạng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

Báo cáo dựa trên những chia sẻ được tổng hợp từ 8 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs), bao gồm 202 đối tượng nữ, nam và người chuyển giới nhiễm HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam khi tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Tại Myanmar, Campuchia và Việt Nam, những đối tượng nữ nhiễm HIV chia sẻ, họ đã bị từ chối cung cấp các dịch vụ y tế về sức khoẻ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Điều này bao gồm những áp lực về việc không được có con và sự từ chối cung cấp thông tin y tế chính xác về việc làm cách nào có thể giảm thiểu rủi ro về truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Phụ nữ từ Campuchia và Myanmar chia sẻ, họ đã phải trải qua thủ tục khử trùng theo hướng dẫn của bác sĩ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Tất cả những người phụ nữ chuyển giới được phỏng vấn tại Trung Quốc đều bị từ chối phẫu thuật tăng vòng ngực vì tình trạng HIV của mình.

Jebli Shrestha, Quản lý Chương trình Khu vực của Asia Catalyst cho biết: “Việc hiểu được những tổn thất là chìa khoá để xác định nguyên nhân của việc phân biệt, đối xử và bảo đảm phản quyền lợi cho người nhiễm HIV. Sự phân biệt đối xử, kỳ thị chính là nguyên nhân ngăn cản người nhiễm tìm đến sự giúp đỡ, trợ giúp pháp lý”.

Bản báo cáo còn chi tiết hoá môi trường pháp lý tại cả 4 quốc gia, trong đó đều có những chính sách được đặt ra với mục đích bảo vệ công dân của mình khỏi việc bị phân biệt đối xử, nhưng đều chưa được thi hành thống nhất. Bên cạnh đó, tổ chức đã lưu ý, những cộng đồng đang rủi ro cao về HIV, như người lao động tình dục, nam đồng tính và lưỡng tính, phụ nữ chuyển giới, đều đang phải chịu phân biệt đối xử nhiều gấp đôi.

Cần loại bỏ những điều luật phân biệt đối xử


Để xóa bỏ tình trạng phân biệt, đối xử, Charmain Mohamed, Giám đốc Điều hành của Asia Catalyst mới đây đã kêu gọi chính phủ, bảo đảm sự triển khai hiệu quả trong việc chống phân biệt đối xử và loại bỏ những điều luật phân biệt đối xử và hình sự hoá những cộng đồng dễ bị tổn thương. “Ít nhất, những nhân viên và cán bộ y tế cần được đào tạo phù hợp và tiếp cận với những nguồn lực để bảo đảm rằng họ có thể đối xử đúng mực với toàn bộ bệnh nhân của mình, bất kể tình trạng HIV, giới tính, khuynh hướng tính dục hoặc nghề nghiệp”, Mohamed nói.

Người nhiễm HIV sẽ có những trải nghiệm tốt hơn về các dịch vụ y tế khi những dịch vụ đó được cung cấp thông qua các thành viên cộng đồng. Hai tổ chức cộng đồng ở Campuchia khẳng định, sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng và sự hợp tác chủ động giữa những tổ chức cộng đồng với những cán bộ y tế và chính phủ đã làm giảm đi đáng kể sự phân biệt đối xử tại quốc gia này. Đồng thời, cải thiện đáng kể việc tiếp cận những dịch vụ về sức khoẻ tình dục và sinh sản cho phụ nữ nhiễm HIV.

Trà My
http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Phan-biet-doi-xu-lam-suy-yeu-viec-ung-pho-voi-HIVAIDS/16912.vgp

songchungvoi_HIV
04-03-2016, 20:15
Phân biệt đối xử, kỳ thị: Thách thức từ thái độ của xã hội Thứ sáu 04/03/2016 17:00


Bị anh em họ hàng xa lánh, người thân ghẻ lạnh, hắt hủi, bạn bè, đồng nghiệp kỳ thị …Những phận đời bất hạnh mang trong mình “căn bệnh thế kỷ” đang phải sống trong sự phân biệt đối xử, kỳ thị rất cần cả xã hội quan tâm, chung tay để xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử.



“Cô độc” trong chính ngôi nhà của mình


Với những giọt nước mắt lăn dài, kèm theo tiếng nấc nghẹn ngào, em Nguyễn Thanh X, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang không tránh khỏi xúc động khi bày tỏ về thảm cảnh trớ trêu của mình. X nhiễm HIV và mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với bà ngoại từ nhỏ. Khi biết em nhiễm HIV, những người sống xung quanh đều cấm con cái của họ chơi với em. Thậm chí, chính người cậu ruột của em cũng hắt hủi cô cháu gái tội nghiệp. Lúc nào cũng dặn các con phải “giữ khoảng cách” với em. Em phải đối mặt với sự kỳ thị của chính người thân. Khi đi học X cũng bị các bạn xa lánh, hắt hủi.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_04/c.jpg



Em N.T.X luôn bị dằn vặt, đau khổ và thấy mình bị “cô độc” trong chính căn nhà của mình - Ảnh Thùy Chi



</tbody>
“Con luôn phải sống lủi thủi trong ánh mắt kỳ thị của mọi người. Nhiều lúc, chính con cũng thấy khiếp sợ căn bệnh trong người mình...”, X bộc bạch trong dòng nước mắt.

Thoạt nhìn, không ai nghĩ rằng, cô bé người nhỏ nhắn, gương mặt thân thiện đã bước sang tuổi 18. Gần 20 năm sống chung với HIV, X luôn bị dằn vặt, đau khổ và thấy mình bị “cô độc” trong chính căn nhà của mình.

Từ khi bà ngoại mất, X càng trở nên bơ vơ, không nơi nương tựa, thậm chí có nhà mà không được về. May mắn thay, hoàn cảnh của em được những thành viên trong Mạng lưới những người sống với HIV Việt Nam (VNP+) biết đến và giúp đỡ. Hiện tại, X đang sống nhờ trong nhà của một thành viên của tổ chức này.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, X cho biết, em sẽ ôn tập thật kỹ để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới. Mong muốn của em là được trở thành sinh viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được sống hòa đồng cùng mọi người.

Bị “gạch tên” khỏi hộ khẩu vì nhiễm HIV


Cùng chung hoàn cảnh bị phân biệt, đối xử giống như X là trường hợp của chị T, Bắc Giang. Câu chuyện của T cũng đau lòng không kém. Trước kia T cũng có một công việc làm ổn định, khi biết mình nhiễm HIV, chị đã cố giấu mọi người tình trạng bệnh tật của mình, nhưng khi thấy ngày nào chị cũng phải uống thuốc vào giờ đó, mọi người thắc mắc nhiều nên chị đã phải bỏ việc.

Khi biết hai vợ chồng của chị T bị nhiễm HIV, bố mẹ chồng chị đã không chia sẻ, động viên mà bỏ rơi, từ mặt hai vợ chồng chị, không thèm quan tâm. Chị T đã phải lận đận đi tìm nhiều công việc khác, nhưng sự kỳ thị, phân biệt đối xử khiến chị phải tự kiếm công việc bán hàng vất vả để nuôi sống bản thân, gia đình.

Tệ hơn khi sau khi chồng chị T chết, bố chồng chị đã nhờ người tư vấn sang tên, đổi chủ ngôi nhà, đuổi mẹ con chị ra ngoài đường. Được nghe tư vấn, từ năm 2013 chị T đã “mòn chân” đến các cơ quan chức năng để nhờ công lý bảo vệ, nhưng đều không được giúp đỡ. Trong khi đó, mẹ chồng chị luôn trì triết, “chúng mày đã làm ô uế thanh danh dòng họ, mày đi đến đâu tao sẽ ‘chơi’ với mày, không tha cho mày đâu…!”.

Sau quãng thời gian “đấu tranh” đòi quyền lợi cho con trai, cuối cùng công lý cũng mỉm cười với mẹ con chị T. Chị T đã được quay lại nhà chồng, con chị được quyền thừa kế số tài sản chồng chị để lại. Nhưng theo chị T, chữ “tình” vẫn quá xa vời với mẹ con chị, vì tuy thừa nhận về mặt pháp lý nhưng mọi người vẫn xa lánh và hắt hủi mẹ con chị. Đó là điều khiến chị T day dứt và suy nghĩ rất nhiều…

Thách thức từ thái độ của xã hội


Những trường hợp người nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biệt đối xử như trường hợp của em X và chị T còn rất nhiều. Dù đã trải qua 25 năm phòng, chống AIDS với rất nhiều nỗ lực, nhưng HIV vẫn còn là một trong những vấn đề y tế công cộng đang phải đối mặt với những thách thức liên quan đến thái độ của xã hội đối với người nhiễm HIV.

Kỳ thị, phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người nhiễm HIV, hoặc những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, mà còn khiến HIV âm thầm lây lan trong cộng đồng. Những người nhiễm HIV sợ thái độ kỳ thị hoặc bị phân biệt đối xử sẽ tránh né xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Sợ hãi không dám xét nghiệm HIV đồng nghĩa với việc họ có thể vô tình làm lây lan HIV sang người thân hoặc những người khác trong cộng đồng.

Thậm chí, với những người đã biết mình nhiễm HIV, do e ngại tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử còn tồn tại ở nhiều cơ sở y tế, trường học và trong cộng đồng, họ sẽ không dám tiết lộ tình trạng nhiễm của bản thân với vợ/chồng hay gia đình và bạn bè thân thiết. Đồng thời, họ cũng sẽ dễ trì hoãn hay thậm chí từ chối được đưa vào chăm sóc và điều trị HIV.

Không chỉ có vậy, kết quả của nghiên cứu mới đây, về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người sống với HIV đưa ra bằng chứng về rào cản trong việc hoàn thành mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc, để tiến tới chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030. Mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử cao, đồng nghĩa với việc nhiều người nhiễm HIV giấu bệnh, chỉ đi làm xét nghiệm nhiễm HIV sau khi họ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Hậu quả kéo theo là họ được điều trị kháng virus ARV rất muộn, điều này không chỉ nguy hiểm cho sức khỏe người nhiễm HIV, mà từ góc độ y tế công cộng, còn không phát huy được lợi ích dự phòng của điều trị.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn về nguồn lực, kinh phí khi nguồn viện trợ cho công tác phòng, chống HIV đang giảm mạnh và tiến tới kết thúc sau năm 2017. Vì vậy, để giảm thiểu những gánh nặng, giải quyết những thách thức lớn trong công tác này, trước mắt cộng đồng hãy chung tay, xóa bỏ thách thức - tình trạng phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS, để có thể đạt được mục tiêu 90-90-90, tiến tới kết thúc đại dịch AIDS trên toàn cầu vào năm 2030.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Phan-biet-doi-xu-ky-thi-Thach-thuc-tu-thai-do-cua-xa-hoi/16915.vgp

songchungvoi_HIV
09-03-2016, 15:44
Sri Lanka dậy sóng khi cậu bé bị đuổi học vì tin đồn nhiễm HIV12:08 Thứ tư ngày 09/03/2016

(HNMO) - Các quan chức ngành giáo dục Sri Lanka đã quyết định buộc một học sinh phải chuyển trường vì có tin đồn cậu bé này mang trong mình virus HIV.



<tbody>
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/maichi/2016/3/3/_88548731_boy.jpg (http://hanoimoi.com.vn/Uploads/maichi/2016/3/3/_88548731_boy.jpg)



</tbody>
Trước đó, phụ huynh tại ngôi trường phía tây thành phố Kurunegela đã phản đối việc con cái họ học cùng với cậu bé này và kiên quyết không cho con em mình đến trường.



<tbody>
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/maichi/2016/3/3/_88500438_88500437.jpg (http://hanoimoi.com.vn/Uploads/maichi/2016/3/3/_88500438_88500437.jpg)





Trường học vắng tanh sau tin đồn có học sinh nhiễm HIV.

</tbody>

Theo lời mẹ cậu bé, gia đình cô phải chịu rất nhiều điều tiếng và sự kỳ thị của những người xung quanh kể từ khi cái chết của chồng cô bị cho là có liên quan đến bệnh AIDS, mặc dù đó là một kết luận sai lầm. Bản thân cô cũng phủ nhận việc mình dương tính với virus HIV.

Quyết định buộc cậu bé thôi học được đưa ra trong một cuộc họp vào thứ tư (2/3) giữa phụ huynh học sinh, ban giám hiệu nhà trường và các cán bộ giáo dục. Tuy nhiên, đại diện cơ quan y tế và nhân quyền lại phản đối quyết định này.

Để xoa dịu làn sóng phẫn nộ từ phía phụ huynh học sinh, đại diện ngành giáo dục tỉnh đưa ra kết luận cuộc họp: “Chúng tôi sẽ không để cậu bé phải chịu thiệt thòi. Cậu bé sẽ được chuyển đến một ngôi trường khác. Bởi vậy xin các phụ huynh hãy đưa con em mình trở lại trường vào ngày mai”.

Trong khi đó, gia đình cậu bé được hứa hẹn rằng con mình sẽ được nhận vào một ngôi trường khác trong vòng 2 tuần. “Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là chờ đợi họ thực hiện lời hứa của mình”.

Ông Sajeeva Samaranayake - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em – cho biết các phụ huynh khác đã không thể suy nghĩ một cách tiến bộ về trường hợp của cậu bé.

Nhận thức kém về HIV

Sau khi nhận được báo cáo về trường hợp này, cơ quan giáo dục và quyền con người đã vào cuộc và đề nghị một trường học khác phải tiếp nhận cậu bé.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh tại Kurunegela liên tục gây áp lực và buộc cậu bé chuyển trường dù chính quyền Sri Lanka đã xác nhận rằng cậu bé không hề nhiễm virus HIV.

Một giáo viên tại ngôi trường cho biết cô cảm thấy rất buồn khi cậu bé liên tục hỏi rằng tại sao bạn bè lại xa lánh con như vậy, và tại sao cảnh sát lại có mặt ở đây.


<tbody>
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/maichi/2016/3/3/_88498345_88498344.jpg (http://hanoimoi.com.vn/Uploads/maichi/2016/3/3/_88498345_88498344.jpg)




Tấm biển do người dân làng dựng nên để cảnh báo về việc không nên tiếp cận ngôi trường có học sinh nhiễm HIV.


</tbody>

Sri Lanka là nước có tỷ lệ lây lan virus HIV tương đối thấp. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, có 3.200 người trưởng thành và 100 trẻ em nhiễm HIV tại quốc gia này năm 2014, chiếm chưa tới 0,1% dân số.

Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết của người dân về đại dịch này cũng vô cùng nghèo nàn, dẫn tới tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử.

Trường hợp của cậu bé trên là một ví dụ điển hình. Mọi cơ hội được tiếp tục đến trường của cậu dường như đều đóng lại bởi tin đồn đã lan rộng trên khắp cả nước.
Mai Chi Theo BBC

songchungvoi_HIV
11-03-2016, 15:06
Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn
Thứ Sáu 11/3/2016 03:01:31 PM



SKĐS - Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh...



Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh... chỉ vì sợ bị người thân và cộng đồng kỳ thị. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.


Hệ lụy của kỳ thị



Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh. L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.



http://suckhoedoisong.vn/Images/duylinh/2016/03/11/khong_ky_thi_phan_biet_doi_xu_voinguoi_nhiem_HIV.j pg
Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.




Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt của mình. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.


Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N. - một giáo viên tại Điện Biên được xác định nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.


Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Và cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.


Xóa bỏ cách nào?



BS. Trịnh Thị Thảo - Khoa Truyền thông-Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như: ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.


Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.


Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường. Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội.

Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng. Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.


Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.



BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
Thu Hương

http://suckhoedoisong.vn/ky-thi-phan-biet-doi-xu-lam-dich-hiv-phat-trien-nhanh-hon-n113361.html

songchungvoi_HIV
11-03-2016, 17:54
Châu Á: Phân biệt đối xử lan rộng trong cung cấp dịch vụ y tế làm suy yếu việc ứng phó với HIV 16:32 | 07/03/2016


Trước thềm ngày Quốc Tế Không Phân Biệt Đối Xử (1.3), người nhiễm HIV tại Châu Á vẫn đang phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế, làm cản trở việc tiếp cận của họ với dịch vụ y tế và khiến họ bị từ chối khỏi quyền được chăm sóc y tế. Đây là thông tin do Asia Catalyst, một tổ chức độc lập đang làm việc để quảng bá quyền được chăm sóc y tế cho các cộng đồng bị thiệt thòi tại Châu Á công bố ngày hôm nay.


Dựa trên những lời chia sẻ tổng hợp từ 8 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) xuyên suốt khu vực Châu Á, bản báo cáo dài 83 trang, KHÔNG GÂY HẠI: Phân biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ y tế đối với Người có HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam, với các chi tiết từ kinh nghiệm của 202 đối tượng nữ, nam và người chuyển giới có HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Vietnam khi tiếp cận với các dịch vụ y tế. Những phát hiện này nhấn mạnh vào sự từ chối cung cấp dịch vụ, khu vực đợi tách biệt, từ chối phẫu thuật và chi phí phát sinh phân biệt do tình trạng nhiễm HIV của một người.

Tại Myanmar, Campuchia và Việt Nam, những đối tượng nữ nhiễm HIV chia sẻ rằng họ đã bị từ chối cung cấp các dịch vụ y tế về sức khoẻ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Điều này bao gồm cả những áp lực về việc không được có con và sự từ chối cung cấp thông tin y tế chính xác về việc làm cách nào có thể giảm thiểu rủi ro về truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ từ Campuchia và Myanmar chia sẻ rằng họ đã phải trải qua thủ tục khử trùng theo hướng dẫn của bác sĩ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Tất cả những người phụ nữ chuyển giới được phỏng vấn tại Trung Quốc đều bị từ chối phẫu thuật tăng vòng ngực vì tình trạng HIV của mình.


<tbody>
http://daibieunhandan.vn/media/16/03/160307160939218/hinh-4-1433132196489.jpg

</tbody>

“Việc hiểu được những tổn thất về người là chìa khoá để xác định nguyên nhân gốc rễ của việc phân biệt đối xử và đảm bảo một phản hồi toàn diện cho đại dịch HIV,” Jebli Shrestha – Quản lý Chương trình Khu vực của Asia Catalyst phát biểu. “Nhu cầu này đã được phóng đại khi sự kỳ thị đã không những không khuyến khích mà thậm chí còn ngăn cản mọi người trong việc tìm đến sự giúp đỡ.”

Bản báo cáo còn chi tiết hoá môi trường pháp lý tại cả 4 quốc gia, trong đó đều có những chính sách được đặt ra với mục đích bảo vệ công dân của mình khỏi việc bị phân biệt đối xử, nhưng đều chưa được thi hành thống nhất. Tổ chức đã lưu ý rằng những cộng đồng đang có rủi ro cao về HIV, như người lao động tình dục, nam đồng tính và lưỡng tính, phụ nữ chuyển giới, đều đang phải chịu phân biệt đối xử nhiều gấp đôi.

“Hôm nay, vào ngày Không Phân biệt Đối xử, chúng tôi muốn kêu gọi chính phủ để đảm bảo sự triển khai hiệu quả trong việc chống phân biệt đối xử và loại bỏ những điều luật phân biệt đối xử và hình sự hoá những cộng đồng dễ bị tổn thương,” Charmain Mohamed, Giám đốc Điều hành của Asia Catalyst nói. “Ít nhất, những nhân viên và cán bộ y tế cần được đào tạo phù hợp và tiếp cận với những nguồn lực để đảm bảo rằng họ có thể đối xử đúng mực với toàn bộ bệnh nhân của mình, bất kể tình trạng HIV, giới tính, khuynh hướng tính dục hoặc nghề nghiệp.”

Báo cáo ghi lại rằng người có HIV có những trải nghiệm tốt hơn về các dịch vụ y tế khi những dịch vụ đó được cung cấp thông qua các thành viên cộng đồng. Hai tổ chức cộng đồng ở Campuchia phát hiển a rằng sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng và sự hợp tác chủ động giữa những tổ chức HIV cộng đồng, những cán bộ y tế, và chính phủ đã giảm đi đáng kể phân biệt đối xử và cải thiện việc tiếp cận những dịch vụ sức khoẻ tình dục và sinh sản cho phụ nữ có HIV.

“Ngày Quốc Tế Không Phân Biệt Đối Xử đã nhắc lại cho chúng ta về nhu cầu về sự hợp tác được củng cố giữa những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và cộng đồng, cũng như sự đại diện mạnh mẽ hơn cho cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách và chương trình HIV.” Han Sienghorn và Heng Chheang Kim của Hiệp hội Người ARV của Campuchia nói.

Bích Ngọc


http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=159&NewsId=368524

songchungvoi_HIV
14-03-2016, 16:13
(http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Ky-thi-phan-biet-doi-xu-lam-dich-HIV-phat-trien-nhanh-hon/17013.vgp)


Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn Thứ hai 14/03/2016 15:12


Không dám tiết lộ thông tin bản thân nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh... chỉ vì sợ bị người thân và cộng đồng kỳ thị. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.



Hệ lụy của kỳ thị


Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh. L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_14/doi%20xu.jpg



Tuyên truyền chống phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng



</tbody>
Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt của mình. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.

Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N, một giáo viên tại Điện Biên nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng, chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.

Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.

Xóa bỏ cách nào?


BS. Trịnh Thị Thảo, Khoa Truyền thông, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như: ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.

Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.

Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường. Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội.

Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng. Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.

Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời, cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Thu Hương
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Ky-thi-phan-biet-doi-xu-lam-dich-HIV-phat-trien-nhanh-hon/17013.vgp

songchungvoi_HIV
19-03-2016, 20:14
Đối mặt với sự kỳ thị để sống có ích hơn...Thứ Bảy 19/3/2016 08:09:49 PM


SKĐS - Sau bao nhiêu giằng co, đấu tranh tư tưởng với chính mình và sự ngăn cản của gia đình... cuối cùng Tuân đã quyết định công khai danh tính. Và cũng kể từ cái ngày đó anh thấy mình được sống thoải mái, tự tin hơn... và tham gia vào nhiều hoạt động có ích cho cộng đồng.



Những khó khăn phải đối mặt



Nhớ lại cái ngày vừa phát hiện ra mình nhiễm HIV (năm 2005), mặc dù đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận tin này nhưng anh vẫn thấy sốc, vì chỉ có vài lần chích chung mà anh bị nhiễm HIV, nhưng cái lúc ấy cơn “thèm” nó lên cộng với sự cổ vũ của đám bạn khiến anh không đừng được. Ân hận thì cũng đã muộn rồi. Anh chỉ còn biết trách bản thân và nuối tiếc. Nhưng cái mà anh sợ nhất lúc này là sự kỳ thị phân biệt đối xử.


http://suckhoedoisong.vn/Images/duylinh/2016/03/19/Ky_7-_Tham_gia_hoat_dong_tiep_can_cong_dong_giup_nguoi_ nhiem_HIV_tu_tin_hon_trong_cuoc_song.jpg
Tham gia hoạt động cộng đồng giúp người HIV tự tin hơn trong cuộc sống.


Rồi, cái điều anh sợ đã diễn ra ngay chính trong gia đình của mình. Anh được mẹ mua mới xô, chậu và các đồ dùng cá nhân để dùng riêng và tự giặt giũ lấy. Đến bữa anh cũng không được ăn cùng mâm mà phải ngồi ăn riêng một góc. Thương con sau này mẹ bảo anh ngồi chung mâm nhưng bát, đũa thì vẫn phải dùng riêng. Đến bát nước chấm mẹ Tuân cũng phải chia làm hai: một bát dành riêng cho Tuân, còn một bát cho cả nhà, sợ chấm chung sẽ làm lây HIV.


Rồi cái tin anh bị nhiễm HIV “ngấm ngầm” lan sang hàng xóm. Người nọ rỉ tai người kia, xì xào, bàn tán, rồi chỉ trỏ vào anh: Thằng ý nghiện đấy, Trông thế mà lại bị “si-đa”, si-đa rồi thì chết sớm... Tới các quán nước, hàng ăn anh đều bị từ chối hoặc miễn cưỡng bán hàng. Cái quán nước ngày nào anh vẫn ngồi đông đúc là vậy, giờ thấy anh vào mọi người chẳng ai bảo ai tự nhiên đứng dậy lảng đi hết.


Không chỉ có anh bị xa lánh mà người nhà của anh người ta cũng hạn chế tiếp xúc, trò chuyện. Chỉ còn có bà N. - người hàng xóm thân thiết của gia đình anh trước kia thi thoảng sang chơi. Rót chén trà, Tuân mời bà N. uống nước và lần này cũng như cách đây hai hôm trước đều được bà từ chối khéo.


Anh tâm sự, đó là một chuỗi ngày cô đơn, buồn tủi. Mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo và sự thờ ơ, đã có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống khép mình, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng. Và đã có những lúc tôi có ý nghĩ muốn tự giải thoát bằng cách tự kết thúc cuộc đời mình...


Lấy lại chính mình...



Ấy là vào năm 2008, trong một buổi mít tinh và diễu hành của tỉnh, Tuân đã dũng cảm đứng công khai danh tính của mình trước cộng đồng. Rồi anh nói về nguyên nhân lây nhiễm HIV của bản thân, về sự hối hận muộn màng... Từ cuộc đời mình Tuân kêu gọi mọi người hãy tránh xa những hành vi nguy cơ cao. Những người nghiện chích ma tuý đừng bao giờ chích chung bơm kim tiêm như Tuân đã từng làm. Rồi giọng Tuân chùng xuống như muốn tìm sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng...


Anh tâm sự: có được sự dũng cảm này cũng là cả một quá trình giằng co, đấu tranh tư tưởng và sự động viên của gia đình. Vì anh biết, chưa công khai anh và gia đình còn gặp sự kỳ thị thì khi công khai cuộc sống của anh và gia đình sẽ trở nên khó khăn hơn gấp bội. Và, trước khi công khai anh đã dành thời gian tìm kiếm thông tin về HIV, tìm hiểu trên sách, báo, chịu khó nghe đài, xem tivi... Vì, anh cho rằng khi hiểu rõ về bệnh rồi thì ngay chính bản thân anh cũng không thấy sợ nữa. Có kiến thức anh còn tham gia vào các câu lạc bộ đi tư vấn, tuyên truyền trong cộng đồng để các bạn trẻ đừng sa chân vào con đường nghiện ngập, biết cách bảo vệ mình trước những nguy cơ lây nhiễm HIV.


Từ hôm công khai, lúc đầu cuộc sống của Tuân dường như trở nên khó khăn hơn nhưng điều quan trọng là anh không còn cảm giác lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ nữa. Anh muốn được sống và làm việc, được người thân trong gia đình động viên, anh càng nỗ lực hơn. “Tôi phải tìm hiểu, học hỏi nhiều kiến thức về lĩnh vực này hơn nữa. Có kiến thức mình mới đi tuyên truyền được bởi người dân quê tôi khi nói đến HIV/AIDS người ta còn sợ lắm. Hy vọng, khi có sự hiểu biết nhiều hơn thì cộng đồng cũng sẽ hiểu, thông cảm và gần gũi chúng tôi hơn”... Tuân tâm sự.


Rồi hàng xóm láng giềng thấy anh vẫn sống khỏe mạnh (vì anh tham gia điều trị, uống thuốc rất đều đặn) và tham gia hoạt động có ích cho cộng đồng, thậm chí còn giúp đỡ con em của họ nên đã có cái nhìn thiện cảm hơn, trò chuyện cởi mở hỏi anh kiến thức phòng tránh HIV nữa. Anh làm cộng tác viên cho Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh, cùng cán bộ của trung tâm đi đến các trường học tuyên truyền về HIV/AIDS. Vui nhất là cái lần Tuân đi tuyên truyền ở Trung tâm dạy nghề. Mấy hôm sau đó khi gặp Tuân trên đường, các bạn học sinh người Mông của trung tâm nhận ra anh đã tay bắt mặt mừng, mặc dù các bạn biết tôi là người có HIV. Cảm giác đó khiến tôi rất hạnh phúc và thực sự tôi đã tìm lại được chính mình.
Thu Hương



http://suckhoedoisong.vn/doi-mat-voi-su-ky-thi-de-song-co-ich-hon-n113724.html

Charles
24-03-2016, 15:06
Kỳ thị phân biệt đối xử làm dịch HIV phát triển nhanh hơn

<time datetime="2016-03-24T11:00:00+07:00">24/03/2016 11:00 GMT+7

</time> Không dám tiết lộ thông tin mình bị nhiễm HIV, từ chối điều trị hoặc không áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho những người xung quanh...

Đây là một trong những nguyên nhân làm cho HIV ngấm ngầm gia tăng trong cộng đồng.

Hệ lụy của kỳ thị

Khi biết mình nhiễm HIV, L. ở Mường Thanh (Điện Biên) đã không khỏi bàng hoàng. Anh như bị chìm trong sự đau khổ đến tuyệt vọng. Nhưng điều sợ nhất đối với anh lại là những chuỗi ngày sau đó anh phải đối mặt với sự soi mói, ghẻ lạnh của những người xung quanh.

L. cho biết: “Họ nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, thờ ơ và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tôi và gia đình. Một thời gian dài tôi phải sống trong sự cô đơn, tách rời khỏi các sinh hoạt của cộng đồng”.


http://1.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/03/24/272/18958521/1_146540.jpg (http://1.i.baomoi.xdn.vn/16/03/24/272/18958521/1_146540.jpg)


Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Thiệt thòi hơn là trường hợp của Th. Cô gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử ngay chính trong gia đình, bởi những người ruột thịt. Th. bị nhiễm HIV từ chồng (chồng Th. là người nghiện ma túy). Một lần về thăm bố mẹ đẻ, khi Th. lấy chậu rửa mặt, cô cũng không thể ngờ vừa rửa xong thì bố đẻ cô lập tức lấy ngay dầu hỏa đốt chậu mà cô vừa sử dụng vì sợ lây nhiễm HIV sang người khác.

Cũng chính vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên N. - một giáo viên tại Điện Biên được xác định nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS phải từ chối điều trị bằng thuốc ARV tại cơ sở y tế gần nhà. Còn T. ở thị trấn Mường Ảng khi đến Trung tâm để tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được cung cấp sách hướng dẫn phòng chống HIV/AIDS nhưng không dám nhận. Thậm chí, ngay cả việc một người đột nhiên quan tâm đến các kiến thức về phòng, chống HIV cũng khiến những người xung quanh để ý và đặt câu hỏi: “Tại sao nó nghiên cứu kỹ về vấn đề này thế nhỉ? Phải chăng nó đã bị nhiễm HIV?”.

Do bị kỳ thị phân biệt đối xử nên người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã không dám tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV của mình. Những người có hành vi nguy cơ cao không dám đi xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người khác vì sợ bị phát hiện. Và cũng chính do bị kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS đôi khi có những phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như cố tình làm lây lan HIV cho người khác... Tất cả những điều này đã làm cho dịch HIV/AIDS ngấm ngầm lan ra trong cộng đồng.

Xóa bỏ cách nào?

BS. Trịnh Thị Thảo - Khoa Truyền thông-Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên cho biết, nguồn gốc và nguyên nhân của sự kỳ thị và phân biệt đối xử là do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, nhất là việc cho rằng HIV có thể lây qua những tiếp xúc thông thường như ăn cùng mâm, đi chung xe, dùng chung nhà vệ sinh... Do việc truyền thông không đúng đắn trong một thời gian dài trước đây, khi nói đến HIV/AIDS, người ta luôn đưa ra những hình ảnh đầu lâu, lưỡi hái tử thần... khiến người dân sợ bệnh AIDS và sợ luôn cả người mắc AIDS.

Hơn nữa, người nghiện ma túy và mại dâm lại nằm trong số những người đầu tiên bị nhiễm HIV. Điều này đã làm cho cộng đồng gắn HIV với các tệ nạn xã hội càng làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người sống cùng HIV/AIDS.

Chống kỳ thị và phân biệt đối xử là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Nhưng theo BS. Trịnh Thị Thảo, trước hết phải xóa bỏ những quan niệm không đúng về HIV/AIDS trong mỗi người dân. Vì AIDS là một bệnh và không được gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội. HIV không lây qua những tiếp xúc thông thường.

Việc chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong cộng đồng, mọi gia đình, các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội. Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em trong mỗi gia đình. Bởi vậy, việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang, đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS là rất quan trọng.

Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống cũng như cần sự tư vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.

Hơn nữa, cũng cần phải loại bỏ kiểu truyền thông mang tính hù dọa, những hình ảnh chết chóc hay tiêu cực làm cho mọi người sợ hãi và hiểu lầm sự lây lan của HIV. Song song với truyền thông về các đường lây truyền của HIV thì cũng cần truyền thông cho người dân hiểu rằng HIV là bệnh lây nhưng không dễ dàng như mọi người lầm tưởng.

HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, ăn uống chung, sinh hoạt chung. Đồng thời cũng cần huy động người nhiễm HIV tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để tiến tới bình thường hóa sự hiện diện của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

BS. Thảo cho biết, nếu xóa bỏ được kỳ thị, người nhiễm HIV/AIDS sẽ tự công khai danh tính. Họ sẽ được tư vấn các biện pháp phòng ngừa và tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị. Nếu họ được tư vấn, chăm sóc, điều trị tốt vẫn có thể sống và làm việc lâu dài có ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực và có hiệu quả nhất trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

Mọi thông tin liên quan đến Cảnh báo, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây



Theo Sức khỏe & đời sống
http://www.baomoi.com/Ky-thi-phan-biet-doi-xu-lam-dich-HIV-phat-trien-nhanh-hon/c/18958521.epi



<time datetime="2016-03-24T11:00:00+07:00"></time>

Charles
26-03-2016, 10:29
Kỳ thị làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm chuyển giới

Thứ sáu 25/03/2016 15:10

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR<wbr>) tổ chức Hội thảo “MSM, Người chuyển giới - Họ là ai ?”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_25/a canh.jpg


Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thùy Chi


</tbody>
Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết, quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) hiện là vấn đề không mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và rõ ràng, bởi đối tượng MSM đang là thiểu số và bị ảnh hưởng, tác động nặng nề của dư luận xã hội.

Vì vậy, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức về giới, tình dục và hành vi nguy cơ của nhóm thiểu số (nam có quan hệ đồng tính, chuyển giới) với lây nhiễm HIV và các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho các nhóm này. Đồng thời, để có cái nhìn toàn diện về giới, tránh phân biệt, đối xử đối với nhóm thiểu số, giúp họ vượt qua sự tự ti, mặc cảm và được hưởng quyền lợi cơ bản giống như những người bình thường khác.

Theo báo cáo gần đây, trên thế giới, quan hệ tình dục đồng giới nam nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 19 lần; phụ nữ chuyển giới nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 49 lần... trong khi đó, việc dự phòng HIV không tiếp cận đủ đến nhóm MSM.

Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến các nhóm thiểu số về giới và tình dục có tác động đến y tế và làm nguy cơ lây nhiễm HIV tăng cao trong nhóm MSM và nữ chuyển giới.

Mặc dù là một yếu tố quan trọng trong phòng chống HIV trên toàn thế giới nhưng các nhóm thiểu số về giới và tình dục chưa nhận được đầy đủ nguồn lực phòng chống HIV. Hiện nay, việc ủng hộ nhân quyền của các nhóm thiểu số về giới và tình dục đang tăng, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm...

Các báo cáo tại hội thảo nhấn mạnh nội dung: Để hoạt động phòng, chống HIV thời gian tới đạt hiệu quả, việc lồng ghép nội dung giới cần được đặc biệt quan tâm. Bởi vì các quan niệm, tương quan và sự bất bình đẳng về giới có ảnh hưởng đến các kết quả y tế cho tất cả mọi người.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_25/tc.jpg


Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>
Hiểu biết đúng về giới tính sẽ hiểu được các nhu cầu riêng biệt và tính chất dễ tổn thương của tất cả mọi người. Đồng thời, giúp xác định quần thể đích, thiết kế phù hợp ứng phó và dành đủ nguồn lực cho những lĩnh vực, khu vực cần nhất.

Khi nội dung giới được lồng ghép với hoạt động phòng, chống HIV thì đối tượng được hưởng lợi chính là phụ nữ, trẻ em gái, nam giới, trẻ em trai, MSM, người chuyển giới và người được coi là có hành vi, ý thức của người chuyển giới.


Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Ky-thi-lam-tang-nguy-co-lay-nhiem-HIV-trong-nhom-chuyen-gioi/17197.vgp

songchungvoi_HIV
23-04-2016, 18:05
http://images.vov.vn/web/App_Themes/Images/logo_2015.png
Trẻ nhiễm HIV vẫn bị ăn riêng, ngồi một mình trong lớp <time>Thứ 7, 15:34, 23/04/2016</time>

VOV.VN -Hiện vẫn còn trường hợp trẻ nhiễm HIV bị từ chối nhập học, hoặc bị ăn riêng, ngồi một mình, không được tham gia các hoạt động tập thể…

Thông tin tại Hội thảo về công tác chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, do Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hôm nay (23/4) tại Hà Nội cho thấy, theo thống kê nước ra hiện có khoảng 187.630 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.


Điều đáng nói là số trẻ này được tiếp cận các dịch vụ quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 50%; chưa thiết lập được mạng lưới kết nối và cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho nhóm trẻ này; sự kỳ thị, phân biệt đối xử dẫn đến mất bình đẳng giữa các em vẫn diễn ra.



<tbody>
http://images.vov.vn/w490/uploaded/iu64d3kthw/2016_04_23/IMG_7740_SYWR.jpg (http://images.vov.vn/uploaded/iu64d3kthw/2016_04_23/IMG_7740_SYWR.jpg)



TS. Trần Thị Thanh Thanh phát biểu tại hội thảo




</tbody>

TS. Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, ngày 22/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 570 phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020”. Trong đó đặt ra mục tiêu: phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định; 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học theo nhu cầu…

Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam với tư cách là một tổ chức xã hội, được giao sứ mạng phấn đấu vì mục đích làm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, trọng tâm là nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trong những năm qua đã tích cực tham gia vào lĩnh vực hoạt động này. Đặc biệt, Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em CLB Vì Ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) được thành lập, tạo môi trường sinh hoạt, chia sẻ, hỗ trợ các thành viên gia đình bị HIV/AIDS có trẻ em bị ảnh hưởng.

Chị Phạm Thị Hiền, Chi hội Vì Ngày mai tươi sáng cũng chia sẻ những khó khăn trong hoạt động, nhất là trẻ nhiễm HIV đến trường. Khi nhà trường, phụ huynh học sinh hoặc xóm làng bàn tán về việc cháu nào đó nhiễm HIV, hoặc nghi ngờ cháu đến trường, cháu bé và gia đình sẽ phải được yêu cầu xét nghiệm hoặc xuất trình giấy tờ xét nghiệm, có thể bị từ chối nhập học, hoặc bị ăn riêng, mang cốc uống nước riêng, ngồi một mình, không được tham gia các hoạt động tập thể…

“Điều này đã vi phạm quyền học tập, vui chơi của trẻ, kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ đó” – chị Hiền chia sẻ.

Chị Phạm Thị Hiền cũng đề nghị cần có chính sách tặng thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ nhiễm HIV để các cháu được khám chữa bệnh và giảm chi phí cho gia đình. Xã hội cũng cần quan tâm hơn nữa đến nhóm trẻ yếu thế này, tạo cơ hội cho các em nhận thấy giá trị của bản thân qua sự nhìn nhận không kỳ thị, phân biệt đối xử; hoặc có chính sách tạo cơ hội học nghề, việc làm cho nhóm trẻ là con của người nhiễm HIV./.


Lại Thìn/VOV.VN

songchungvoi_HIV
20-05-2016, 18:43
Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015

Thứ Sáu, Ngày 20/05/2016

Nội dung được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính trên 300 người nhiễm HIV/AIDS và các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015.



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bieu%20do%203_3.jpg
















Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy như sau: thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong nghiên cứu này có tỷ lệ tương đối thấp. Nói cách khác, tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tương đối cao ở tất cả các địa điểm nghiên cứu so với mục tiêu của Bộ Y tế đề ra (60% không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HV/AIDS vào năm 2015), cụ thể:

- Người nhiễm HIV/AIDS tự kỳ thị: tại cộng đồng là 37,3%; tại gia đình là 30,7%; tại cơ sở y tế là 18,8%; tại nơi làm việc là 16,3% và tại trường học là 8,8%.

- Người nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị, phân biệt đối xử: tại cộng đồng là 33,7%; tại gia đình là 24,7%; tại cơ sở y tế là 13,0%; tại nơi làm việc là 16,0% và tại trường học là 15,6%.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỉnh Ninh Bình, từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về “kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Hoa Lư là một huyện có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất trong tỉnh (0,66%), hình thái dịch tương đối phức tạp, tình hình kiểm soát dịch còn khó khăn. Để góp phần triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS (NCH) cũng như giải quyết những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học tập, lao động, sinh hoạt... đã được pháp luật quy định tại tỉnh Ninh Bình, đó là giải pháp làm giảm, tiến tới không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Xuất phát từ những lý do trên, và để trả lời câu hỏi “Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV lên 60% vào năm 2015”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015”. Với mục tiêu: Mô tả thực trạng sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2015.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Người nhiễm HIV/AIDS, một số cơ quan, ban ngành, cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.

Mẫu nghiên cứu:

- Nghiên cứu định lượng: 300 người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình.

- Nghiên cứu định tính:

+ Thảo luận nhóm 4 cuộc: cộng đồng, cơ sở y tế, trường học, người nhiễm HIV/AIDS.

+ Phỏng vấn sâu 4 cuộc: phòng Lao động, phòng Giáo dục, trung tâm Y tế, hộ gia đình người nhiễm HIV/AIDS.

Xử lý và phân tích số liệu:

Nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và làm sạch, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Số liệu được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ kết hợp với phiên giải, bàn luận.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Một số thông tin chung về người nhiễm HIV/AIDS

Trong 300 đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy:

- Nam giới chiếm tỷ lệ (62,0%) cao hơn nữ giới (38,0%); xét về tuổi cho thấy 97% đối tượng nằm trong độ tuổi lao động, trong đó tuổi từ 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (54,3%), sau đó là lứa tuổi từ 40-49 (31,3%), các nhóm tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.

- Học vấn của người nhiễm HIV/AIDS chiếm 3/4 từ THCS trở xuống.

- Về tình trạng hôn nhân, tỷ lệ đang sống cùng vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao (76%); số ly dị, ly thân và góa chiếm tỷ lệ 11,4%.

- Người nhiễm HIV/AIDS đang sống chung với vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao nhất (70,7), sau đó là sống chung với cha/mẹ/anh/chị/em (23,7%), số sống độc thân chiếm 5,6%.

- Trước khi họ bị nhiễm HIV, nghề của họ là nghề tự do và làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,7% và 37,3%), số người là viên chức, công nhân chiếm 7,3%, số thất nghiệp rất thấp (1%). Sau khi bị nhiễm HIV, nghề nghiệp của họ có thay đổi, nghề tự do và làm nông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (48,7% và 35,7%), số thất nghiệp tăng lên 8,3%, số viên chức và công nhân giảm đáng kể (từ 7,3% giảm xuống 4,3%).

- Thu nhập trung bình hộ gia đình của họ trước khi nhiễm HIV tương đối cao 1.696.533 đồng/người/tháng, nhưng sau khi nhiễm HIV - hiện tại thu nhập trung bình giảm đáng kể, giảm xuống còn 870.833 đồng/người/tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.

- Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán HIV dương tính trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lại đây chiếm tỷ lệ rất cao (88,7%); số nhiễm trên 10 năm chiếm 11,3%, người có thời gian nhiễm lâu nhất là 22 năm.

- Trong tổng số 300 đối tượng được điều tra, có 165 người đang được quản lý điều trị ARV, còn lại 108 người đang điều trị ARV ở các cơ sở khác không được quản lý tại địa bàn nghiên cứu, Như vậy có tổng số 273 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV chiếm tỷ lệ tương đối cao (91,0%), trong số đó có 60,3% được điều trị ARV từ 5 năm trở lại đây.

- Số nghiện chích ma túy là 149 chiếm 49,7%. Trong đó số người có thời gian nghiện chích ma túy từ 10 năm trở lại đây chiếm 75,8%. Số người nghiện chích ma túy đang tham gia cai nghiện bằng thuốc methadone là 31, chiếm 20,8%.

- Trong 300 đối tượng được phỏng vấn, có 249 người có con chiếm 83%, số người có 2 con và 1con chiếm tỷ lệ cao (45,8% và 43,8%). Số đối tượng có con nhiễm HIV là 46 chiếm 18,5%.

- Số đối tượng đạt về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS là 235 chiếm tỷ lệ tương đối cao (78,3%). Số không đạt chiếm 21,7%. Số đạt về kiến thức pháp luật liên quan đến HIV/AIDS là 216 chiếm 72%. Số không đạt chiếm 28%.

3.2. Các hình thức và nội dung kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS



Bảng 3.1. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và PBĐX tại gia đình (n=300)



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bang%203_1.jpg
Qua bảng 3.1 cho chúng ta thấy: Trong gia đình, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 30,7%. Tỷ lệ này tại Sri Lanka là 19% [8].

Số người nhiễm HIV bị gia đình kỳ thị và phân biệt đối xử là 74 chiếm 24,7%; tỷ lệ này theo Đặng Văn Khoát là 21,3% [3], theo Lưu Bích Ngọc là 50% [4]. Trong số đó, hình thức xì xào, bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (52,7%); khinh bỉ, miệt thị, nhục mạ 48,6%; tiết lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS 45,9%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn từ 5,4% đến 18,9%.


Bảng 3.2. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại cộng đồng (n=300)



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bang%203_2_1.jpg
Qua bảng 3.2 cho chúng ta thấy: Trong cộng đồng, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 37,3%. Tỷ lệ này theo Lưu Bích Ngọc là 23% [4].

Số người nhiễm HIV bị cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử là 101 chiếm 33,7%; tỷ lệ này theo Đặng Văn Khoát là 28% [3], theo Vũ Văn Xuân là 38,3% [5]. Trong số đó,hình thức xì xào,bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (86,1%); tiết lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS chiếm 34,7%; cấm/hạn chế NCH tham gia các hoạt động nơi công cộng chiếm 22,8%; khinh bỉ, miệt thị, nhục mạ chiếm 21,8%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn từ 1% đến 18,8%.


Bảng 3.3. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi học tập (n=249)



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bang%203_3.jpg
Bảng 3.3 cho chúng ta thấy:

Trong trường học, người nhiễm HIV đánh giá con của họ tự kỳ thị chiếm tỷ lệ tương đối thấp (8,8%).

Tỷ lệ học sinh bị trường học kỳ thị, phân biệt đối xử chiếm 15,6%; tỷ lệ này theo Lê Thị Mỹ Hạnh là 31,1% [2]. Trong số bị kỳ thị, các hình thức xì xào, bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (76,9%); công khai người nhiễm chiếm 28,2%; khinh bỉ, miệt thị, nhục mạ, và bạn bè, giáo viên xa lánh có tỷ lệ 15,4%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, từ 0,3% đến 7,7%.


Bảng 3.4. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc (n=300)



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bang%203_4.jpg
Qua bảng 3.4 cho thấy:

Tại nơi làm việc, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 16,3%.

Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc là 48 chiếm 16%; theo Ann P.Zukoski (2009) tại Bangladesh có 14,6% người nhiễm HIV là nam giới và 14,3% là nữ giới báo cáo bị đồng nghiệp kỳ thị [6]. Trong số đó, hình thức xì xào, bàn tán chiếm tỷ lệ cao nhất (68,8%); xa lánh, ngại tiếp xúc với NCH chiếm tỷ lệ 29,2%; tiết lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS chiếm 20,8%; khinh bỉ, miệt thị chiếm 10,4%; buộc thôi việc, nghỉ việc với lý do không chính đáng chiếm tỷ lệ 10,4%; các hình thức khác chiếm tỷ lệ thấp hơn từ 2,1% đến 6,3%.


Bảng 3.5. Phân bố người nhiễm HIV theo sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế (n=300)



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bang%203_5.jpg
Nhìn vào bảng 3.5 cho ta thấy:

Tại cơ sở y tế, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 18,8%.

Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và PBĐX tại cơ sở y tế là 41 chiếm tỷ lệ tương đối thấp (13%), tỷ lệ này theo Đặng Văn Khoát là 21,3% [3], theo UNAIDS tỷ lệ này giao động từ 4-33% [7]. Trong số bị kỳ thị, phân biệt đối xử, hình thức thầy thuốc miễn cưỡng tiếp xúc hoặc bắt người bệnh phải chờ lâu chiếm tỷ lệ cao nhất (87,8%); sau đó là hình thức đùn đẩy bệnh nhân chiếm 63,4%; gây khó khăn khi nhập viện chiếm 41,3%, hình thức khinh bỉ, miệt thị người bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn (31,7%).


http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bieu%20do%203_1.jpg
Biểu đồ 3.1 cho chúng ta thấy:

- Người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ cao nhất là tại cộng đồng (37,3%), tiếp theo là tại gia đình (33,7%), sau đó là tại cơ sở y tế (18,8%), tại nơi làm việc họ tự kỳ thị chiếm tỷ thấp hơn (16,3%), thấp nhất là tại nơi học tập (8,8%).

- Nhìn chung tỷ lệ người nhiễm HIV bị kỳ thị thấp hơn tỷ lệ tự kỳ thị ở hầu hết các địa điểm, ngoại trừ tại nơi học tập, tỷ lệ trẻ em bị kỳ thị cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tự kỳ thị (15,6% so với 8,8%); ngược lại tại cơ sở y tế, tỷ lệ bị kỳ thị thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tự kỳ thị (13,7% so với 18,8%).

3.3.Một số thái độ và hành vi khác của người nhiễm HIV/AIDS liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử


Bảng 3.6. Một số thái độ và hành vi khác của người nhiễm HIV (n=300)



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bang%203_6.jpg
Bảng 3.6 cho chúng ta thấy:

- Phần lớn người nhiễm HIV hòa nhập cộng đồng tương đối tốt, thể hiện bằng những hành vi tích cực của họ như: có tới 88,7% số họ đã tự giác, tự tin, tự lực trong cuộc sống;

- Hơn một nửa số họ (57,7%) đã công khai tình trạng nhiễm HIV; gần một nửa (42,3%) có tham gia các câu lạc bộ tự lực; Theo Đỗ Đăng Đông có ¾ người nhiễm HIV công khai tình trạng nhiễm HIV của mình [1].

- Đặc biệt có tới 94,3% người nhiễm HIV đồng ý với quan điểm “không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là một giải pháp hữu hiệu giúp họ tiếp cận tốt các dịch vụ dự phòng, hỗ trợ, chăm sóc, điều trị, giảm hại cho người nhiễm HIV/AIDS và bảo đảm các quyền của họ”; - Nhưng vẫn có 10,3% người nhiễm HIV cho rằng “nhóm người nhiễm HIV/AIDS là những người sống trái pháp luật, thiếu đạo đức”.


http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bieu%20do%203_2.jpg
Biểu đồ 3.2 cho thấy: trong số 300 người nhiễm HIV được phỏng vấn họ rằng đối tượng chính bị kỳ thị, phân biệt đối xử chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp như sau: người nhiễm HIV đồng thời NCMT chiếm 27,7%, người NCMT 24,3%, NCH 18%, GMD 15,3%, người nhiễm HIV là gái mại dâm 7% và quan hệ tình dục đồng tính nam (MSM) là 0,7%. Theo Đỗ Đăng Đông có 56,5% người được phỏng vấn cho là NCMT là lý do phổ biến nhất của sự kỳ thị và phân biệt đối xử [1].


Bảng 3.7. Người nhiễm HIV là nữ giới bị bạo hành giới trong 3 tháng gần đây nhất (n=114 )



http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bang%203_7.jpg
Qua bảng 3.7 cho thấy: Trong số 114 người nhiễm HIV là nữ giới có 20 người (chiếm 17,5%) bị bạo hành trong 3 tháng trước điều tra. Hơn một nửa số họ bị bạo hành đồng thời cả 3 hình thức (tinh thần, thể xác và tình dục); hình thức bạo hành tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (70%).


http://khoahockythuat.ninhbinh.gov.vn/uploads/image/Nam%202016/Thang%2003/Bieu%20do%203_3.jpg
Qua biểu đồ 3.3 cho thấy: Hậu quả do kỳ thị, phân biệt đối xử mang lại cho người nhiễm HIV và xã hội là tương đối nhiều. Hậu quả có thể mang lại nhiều nhất là làm cho người nhiễm HIV tự ti, hổ thẹn (61,3%), tiếp theo là làm cho họ dấu bệnh (58,7%), cơ hội tìm việc làm ít đi (54,7%); các hậu quả khác chiếm từ 20,3% đến 47%.

KẾT LUẬN

1. Các thông tin chung về 300 người nhiễm HIV trong nghiên cứu: nam giới chiếm tỷ lệ cao (62,0%); hầu hết nằm trong độ tuổi lao động (97%); đa số có trình độ học vấn thấp từ THCS trở xuống; thời gian nhiễm HIV của đối tượng chủ yếu dưới 10 năm, liên quan tới nghiện chích ma túy cao; tỷ lệ có vợ/chồng cao và tỷ lệ có con cũng cao, nhưng tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con ở mức thấp (18,5%).

Về kiến thức của NCH: tỷ lệ không đạt về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS (21,7%) và kiến thức pháp luật (28%) còn cao.

2. Về kỳ thị, PBĐX với người nhiễm HIV:

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong nghiên cứu này có tỷ lệ tương đối thấp. Nói cách khác, tỷ lệ của người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV tương đối cao ở tất cả các địa điểm nghiên cứu so với mục tiêu của Bộ Y tế đề ra (60% không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HV/AIDS vào năm 2015), cụ thể:

- Trong gia đình, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 30,7%. Số người nhiễm HIV bị gia đình kỳ thị và phân biệt đối xử chiếm 24,7%.

- Trong cộng đồng, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 37,3%. Số người nhiễm HIV bị cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử chiếm 33,7%.

- Trong trường học, người nhiễm HIV đánh giá con của họ tự kỳ thị chiếm tỷ lệ thấp (8,8%). Tỷ lệ học sinh bị trường học kỳ thị, phân biệt đối xử chiếm 15,6%.

- Tại nơi làm việc, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 16,3%. Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc chiếm 16%.

- Tại cơ sở y tế, người nhiễm HIV tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 18,8%. Số người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở y tế chiếm tỷ lệ tương đối thấp (13%).

- Các thái độ và hành vi của người nhiễm HIV liên quan tới phòng, chống HIV/AIDS cũng được thể hiện theo chiều hướng tích cực trong kết quả nghiên cứu.

KHUYẾN NGHỊ

Tuy tỷ lệ tự kỳ thị và bị kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS ở mức tương đối thấp, nhưng để nói không với kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm vào năm 2030 là mục tiêu kỳ vọng của hành tinh này. Vì vậy đề nghị hệ thống chính trị của huyện Hoa Lư và của tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi nói chung về phòng, chống HIV/AIDS và về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm nói riêng.


Đỗ Văn Dung, Liên hiệp Các Hội KH&KT Ninh Bình
Vũ Thị Lan, Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đăng Đông, Nguyễn Phương Hiền, Phạm Đức Mạnh và cộng sự (2012), Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ở ba nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao để phân biệt được sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, năm 2013, số 889+890, (tr.411-416). 2. Lê Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thanh Trang (2013), Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi ở tỉnh Long An năm 2012, Tạp chí Y học thực hành, năm 2013, số 889+890, (tr.386-389). 3. Đặng Văn Khoát & Chu Quốc Ân (2005), Phân tích tình hình phân biệt đối sử liên quan đến HIV/AIDS trong lĩnh vực y tế ở Hà Nội, Việt Nam, Y tế Công cộng, 4, pp 33-38. 4. Lưu Bích Ngọc (2010), Gia đình Việt Nam đối mặt với HIV/AIDS: Các thái độ kỳ thị, Tạp chí Y học thực hành, năm 2010, số 742 + 743 (tr590 - tr592). 5. Vũ Văn Xuân và CS (2009), Nghiên cứu thông tin phản hồi của người nhiễm HIV/AIDS về sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, Tạp chí Y học thực hành số 3(860). 6. Ann P. Zukoski, and Sheryl Thorburn (2009), Experiences of Stigma and Discrimination among Adults Living with HIV in a Low HIV-Prevalence Context: A Qualitative Analysis, AIDS patient care and STDs, 23(4): 267-276. 7. UNAIDS, IPPF, ICW global (2011), People living with HIV stigma index, Asia Pacific regional analysis. 8. Ullah Ahsan (2011), "HIV/AIDS-Related Stigma and Discrimination: A Study of Health Care Providers in Bangladesh", J Int Assoc Physicians AIDS Care (Chic), 10(2), pp. 97-104.

Tuanmecsedec
19-10-2017, 15:55
Điều đáng sợ nhất của người nhiễm HIV không phải là cái chết

19/10/2017,

Đối với người nhiễm HIV, nỗi sợ bị kỳ thị còn lớn hơn nỗi sợ cái chết sẽ đến mang họ đi vao cõi vĩnh hằng.

Hôm ấy, Thúy vừa đứng trò chuyện với đám bạn lớp 4 của mình thì bị mẹ trông thấy. Mẹ lôi Thúy về nhà, đánh một trận nên thân. “Tao đã bảo là không được chơi với ai cơ mà, sao không nghe lời hả?”.Bình thường mẹ rất thương Thúy, nhưng khi mẹ xưng hô “mày, tao” là Thúy biết mẹ giận lắm. Cho đến giờ, Thúy vẫn không biết vì sao mẹ lại cấm đoán em không được giao tiếp với bất kỳ ai.

<figure class="expNoEdit" style="padding: 0px; list-style: none; outline: 0px; line-height: normal; box-sizing: border-box; border: 0px; font-size: 14px; vertical-align: bottom; background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; width: 639px; color: rgb(0, 0, 0); font-family: robotolabR, Arial, Helvetica, sans-serif; margin: 0px auto 8px !important; text-align: center !important;">http://media.giadinhvietnam.com/files/ankhe1980/2017/10/18/1-1_600x364-2309.jpg<figcaption style="margin: 0px auto; padding: 3px; list-style: none; outline: 0px; line-height: normal; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: bottom; background: rgb(53, 170, 71); color: rgb(255, 255, 255); width: 606px; font-size: 13px !important;">Không nên kỳ thị với những người bị HIV - AIDS

</figcaption></figure>
Gia đình Thúy chỉ có hai mẹ con, mới chuyển từ nơi ở cũ đến đây được một năm. Ngay từ khi bước chân đến làng quê xa lạ này, mẹ đã dặn Thúy không được trò chuyện, giao tiếp với bạn bè hay láng giềng.

Khi đến lớp chỉ được học xong là về nhà, không được chơi với bạn. Mẹ cũng dặn kỹ là giờ ra chơi cũng không được trò chuyện với ai. Thúy có hỏi thì mẹ chỉ bảo: “Con cứ nghe lời là được, nếu không thì sẽ phải vào tận trong rừng mà ở với cọp”.Nghe những lời đe dọa của mẹ, Thúy rất sợ nên không dám chơi với ai. Ai cũng cho rằng em bị tự kỷ và hai mẹ con em là những người kỳ quặc. Sống cô đơn mãi, cuối cùng Thúy cũng trở thành một cô bé tự kỷ thật. Em lặng lẽ như cái bóng cứ đi đi về về ngôi nhà ở cuối làng.

Gặp ai cũng không chào, ai hỏi cũng chỉ lắc đầu nói không biết. Người duy nhất Thúy giao tiếp chính là mẹ.Khi chúng tôi đến gặp mẹ Thúy thì chị hốt hoảng từ chối và một mực nói rằng hai mẹ con chị không bị nhiễm HIV, không cần ai giúp đỡ. Với những thông tin chúng tôi được cung cấp thì mẹ con Thúy đều bị nhiễm HIV do lây nhiễm từ người chồng đã mất cách đây 3 năm. Sau khi bị hàng xóm và kể cả những người thân xa lánh, chị đưa con đến mảnh đất hoang sơ này để mong sống yên ổn hết quãng đời còn lại.“Đằng nào cũng không thể chữa khỏi bệnh, cho nên tôi đưa con đến đây, không ai biết mẹ con tôi bị nhiễm HIV, chúng tôi còn được sống yên thân.

Nhưng tôi lo sợ mọi người biết cho nên không muốn con bé tiếp xúc với ai, nhỡ mọi người biết được thì nó cũng sẽ không được đến trường. Lúc đó chắc hai mẹ con chỉ có cách vào rừng mà sống. Ở đây, tôi còn bán được chút hàng để sinh sống, chứ ở nơi cũ, khi biết tôi bị nhiễm HIV không ai dám đến mua hàng, hai mẹ con sẽ không có gì để trang trải cuộc sống”. Chị tâm sự khi chúng tôi giải thích về công việc thiện nguyện của mình.

<figure class="expNoEdit" style="padding: 0px; list-style: none; outline: 0px; line-height: normal; box-sizing: border-box; border: 0px; font-size: 14px; vertical-align: bottom; background-image: initial; background-position: initial; background-size: initial; background-repeat: initial; background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; width: 639px; color: rgb(0, 0, 0); font-family: robotolabR, Arial, Helvetica, sans-serif; margin: 0px auto 8px !important; text-align: center !important;">http://media.giadinhvietnam.com/files/ankhe1980/2017/10/18/1-2_600x450-2309.jpg<figcaption style="margin: 0px auto; padding: 3px; list-style: none; outline: 0px; line-height: normal; box-sizing: border-box; border: 0px; vertical-align: bottom; background: rgb(53, 170, 71); color: rgb(255, 255, 255); width: 606px; font-size: 13px !important;">Nỗi sợ bị kỳ thị còn lớn hơn nỗi sợ cái chết sẽ đến mang những con người thiếu may mắn này đi vao cõi vĩnh hằng

</figcaption></figure>
“Thà chúng tôi tự kỳ thị bản thân mình còn hơn để người khác kỳ thị chúng tôi. Tôi sợ lắm ánh mắt khinh ghét của người khác khi họ nhìn con mình. Có người mẹ nào chịu được cảnh con mình bị hắt hủi, xua đuổi chứ”. Chị nói trong nước mắt.Có lẽ nỗi sợ bị kỳ thị còn lớn hơn nỗi sợ cái chết sẽ đến mang những con người thiếu may mắn này đi vao cõi vĩnh hằng.


Theo Nghị định 176 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, phân biệt đối xử, kỳ thị người bị nhiễm HIV): Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Từ chối tuyển dụng vì lý do người lao động nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV, trừ một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật;

Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;

Tách biệt, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.


Minh Phương

http://www.giadinhvietnam.com/dieu-dang-so-nhat-cua-nguoi-nhiem-hiv-khong-phai-la-cai-chet-d119378.html
(http://vhttp://www.giadinhvietnam.com/dieu-dang-so-nhat-cua-nguoi-nhiem-hiv-khong-phai-la-cai-chet-d119378.html)