PDA

View Full Version : Bong tróc da tay vào mùa đông



songchungvoi_HIV
22-10-2013, 21:14
Bong tróc da tay vào mùa đôngTôi năm nay 24 tuổi, hơn một năm nay, da tay tôi có hiện tượng bong da, lúc đầu chỉ bị bong da ở 4 đầu ngón tay bên phải, sau đó bị bong dần xuống cả bàn tay phải và bàn tay trái. Da tay tôi bị bong hết lớp này đến lớp khác, chỗ da bị bong cứ đỏ ửng lên, da rất mỏng, chỉ cần vô ý chạm vào vật cứng là da bị rách và chảy mau. Đặc biệt vào mùa đông, những ngày thời tiết khô hanh hai bàn tay rất đau, da bị khô cứng, nhăn nheo nhìn rât mất thẩm mỹ Tôi đã đi khám và dùng nhiều loại thuốc nhưng tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm Vậy xin bác sĩ cho tôi biết bệnh của tôi là do nguyên nhân gì và cách chữa trị như thế nao? tôi nên dùng loại kem bôi nào là tốt nhât?(Chu Thị Nguyệt Thu)

Trả lời:
- Da ở bàn tay còn mỏng hơn da ở mặt nên rất dễ bị bong tróc do mất nước khiến da bị khô và dễ bong ra. Bong da ở bàn tay thường gặp vào mùa khô do độ ẩm không khí giảm khiến cho những người có cơ địa dị ứng dễ bị bong tróc da.
Bong tróc da tay thường được phân làm 2 loại là:
1. Do viêm da cơ địa: thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng.
2. Do viêm do tiếp xúc: da bị bong tróc do phản ứng với các tác nhân như nước tẩy rửa, hóa chất, găng cao su, kim loại nặng...
Mặt khác các yếu tố khác khiến da dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP.
Nhưng đại đa số trường hợp, các bong tróc da tay thường không tìm được nguyên nhân.
Do đó, để điều trị bệnh này, bạn nên:
- Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (là chất được chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerin... ). Bạn thoa ngày 2 lần sau khi đã rửa sạch da.
- Nếu da bị ngứa có thể uống thuốc kháng histamine như Loratadine 10mg 1 viên/ngày.
- Uống các vitamin nhóm B như BC complex ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, Vitamin A 5.000UI uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 10 ngày.
- Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, kim loại như chì, crome...
Bạn nên tái khám tại bệnh viện da liễu để được hướng dẫn cụ thể hơn.
BS Nguyễn Đình Sang

Chuyên khoa BS gia đình, TS Y tế quận I

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

songchungvoi_HIV
22-10-2013, 21:18
Buốt và bong tróc da ở đầu ngón chân, tay

http://www.ykhoa.net/yhocphothong/dalieu/IMAGES/han.jpg

Không nên ngâm tay trong nước lâu để phòng ngừa hiện tượng Raynaud

Khi các đầu chi bị buốt và bong tróc da, bạn cần nghĩ ngay đến hiện tượng Raynaud. Nguyên nhân là do sự co thắt các vi mạch ở đầu chi một cách đột ngột, làm ngưng tưới máu tạm thời, gây tổn thương mạch máu. Bệnh thường gặp ở những vùng khí hậu ôn hoà, nữ mắc nhiều hơn nam.

Do mạch máu bị tổn thương, các đầu chi trở nên nhạt màu, hơi buốt hoặc có cảm giác đau tạm thời trong vài phút, song cũng có thể vài giờ nếu bị nặng.
Hiện tượng Raynaud được chia làm hai nhóm:
- Raynaud nguyên thuỷ (tự phát): có biểu hiện co mạch đơn độc và người bệnh hoàn toàn khỏe mạch. Những yếu tố phát sinh bệnh là lạnh, ẩm ướt, xúc cảm đột ngột, hút thuốc lá. Đôi khi còn do dùng một số loại thuốc như thuốc chẹn Beta điều trị các bệnh tim mạch ở cả dạng uống và bôi tại chỗ, thuốc Bléomycine, Vinblastine... trong hóa trị ung thư. Hiện tượng Raynaud tự phát thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về điều trị, nếu bị Raynaud tự phát do dùng thuốc thì nên ngừng thuốc ngay. Đồng thời tránh bị lạnh đột ngột, giữ ấm bàn tay và chân, không dầm nước, bỏ thuốc lá... Ngoài ra, có thể uống một đợt thuốc Nifedipin với tác dụng ức chế canxi, đặc biệt khi hiện tượng xảy ra thường xuyên, gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Ryanaud thứ phát: là một trong các dấu hiệu của một trong các bệnh như xơ cứng bì hệ thống, bệnh chất tạo keo hỗn hợp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm gan B, nghẽn mạch đầu chi, suy tuyến giáp trạng... Trong trường hợp này, bạn cần đi khám để xác định bệnh chính và điều trị triệt để, khi đó mới có hy vọng giải quyết hết hiện tượng Raynaud thứ phát.

(Theo Khoa Học & Đời Sống)

songchungvoi_HIV
01-01-2014, 13:24
- Mùa đông lạnh giá thường phát sinh chứng tay chân bị nứt nẻ. Trung y cho rằng tay chân nứt nẻ có liên quan đến bệnh nấm ngoài da, đồng thời kết hợp (http://2suckhoe.com/hop/) huyết mạch trở trệ không thông làm da dẻ mất nhuận dưỡng mà sinh bệnh.
http://2suckhoe.com/wp-content/plugins/RSSPoster_PRO/cache/0d95a_chan-tay.jpgẢnh: Minh họa
Dưới đây, xin giới thiệu cổ phương của Trung Hoa có tên là “Thâm sư trị tay chân nứt nẻ” trích trong “Thâm sư phương”. Đây là phương có công hiệu chữa chứng da tay chân bị nứt nẻ (http://tuoigia.vn/bai-thuoc-hay).
Lấy xuyên tiêu lượng vừa đủ (khoảng 20 – 30g) sắc lấy nước để dùng.
Nước sắc của xuyên tiêu để ngâm chỗ bị nẻ ngày 2 lần, sau đó để khô tự nhiên rồi lấy tủy não heo hoặc tủy não dê làm nhuyễn để bôi lên nơi đau một lớp mỏng hoặc có thể thay thế bằng mỡ heo để bôi, hiệu quả đều như nhau).
Theo nghiên cứu dược lý thì xuyên tiêu có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và tác dụng gây tê cục bộ, làm cho giảm đau, giảm ngứa tốt.
Nếu tay chân bị nứt nẻ lại còn nóng, đau thì dùng phương “Tam vật hoàng cẩm thang”.
Trong phương gồm hoàng cầm 6g, khổ sâm 12g, cao đại hoàng 24g. Cho cả 3 vị thuốc trên sắc nhỏ lửa, kỹ, rồi chắt lấy nước để dùng. Ngày dùng 1 thang chia ra làm 3 và uống nước thuốc trước bữa ăn.
Trong phương cao đại hoàng có công năng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân, bổ ích âm dương. Hoàng cầm có tác dụng tả hỏa, giải độc, lợi tiểu. Khổ sâm khu phong sát khuẩn. Cả 3 vị hợp (http://2suckhoe.com/hop/) lại càng tăng công hiệu thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng huyết, khu phong, trừ thấp (http://tuoigia.vn/suc-khoe-nguoi-gia)khiến đẩy lùi khỏi chứng thấp nhiệt uất kết ở da thịt, tay chân bị nứt nẻ nóng đau.


Theo baithuochay

songchungvoi_HIV
22-02-2014, 09:19
Cách dứt điểm tình trạng bong tróc da quanh móng tayCông thức này sẽ giúp cải thiện tình trạng bong tróc da quanh móng đấy!http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/9vjQzbrLZ6U3wTFgpAmKq0zH8MWXVv/Image/2014/02/da-mong-tay-1-7871f/cach-dut-diem-tinh-trang-bong-troc-da-quanh-mong-tay.jpg
Lưu ý khi tạo hỗn hợp trị bong tróc da (http://kenh14.vn/bong-troc-da.html)!


- Chuối kết hợp với mật ong sẽ bổ sung và duy trì độ ẩm cho da, giúp da tay luôn mềm mại đấy!


- Công thức có thể sử dụng 2-3 lần/ tuần.


- Đừng quên một thử một phần nhỏ hỗn hợp lên tay trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!


*Công thức được tham khảo từ stylecraze.
http://kenh14.vn/gioi-tinh/cach-dut-diem-tinh-trang-bong-troc-da-quanh-mong-tay-20140219090736789.chn

songchungvoi_HIV
28-07-2014, 09:07
Viêm da cơ địa: Nhận biết và điều trị viêm da cơ địa28/7/2014 06:55
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, Liken đơn dạng mạn tính…. Viêm da cơ địa là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính.


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/07/28/953d5915adaf88.img.jpg

Bệnh viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa là một căn bệnh không xa lạ với người Việt Nam, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác. Bệnh rất dễ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thận, suy giảm chức năng thận.
Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tín mạng nhưng khó chữa lành, thời gian chữa trị kéo dài, hay tái phát. Viêm da cơ địa nằm trong số những bệnh chưa có cách điều trị triệt để.
Biểu hiện đa dạng
Theo BS. Phạm Thị Hương (http://citinews.net/xa-hoi/chu-tich-nuoc-gui-loi-dong-vien-tap-the-tau-ca-bi-trung-quoc-tan-cong-LPSI6PQ/) - Chuyên Khoa Da (http://citinews.net/lam-dep/15-phut-tai-tao-lan-da-dep-khong-ty-vet--JNIQCSQ/) liễu bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (http://citinews.net/xa-hoi/vong-thanh-pho-JR6AXSQ/), bệnh viêm da cơ địa có nhiều biểu hiện khác nhau. Các bác sỹ không tìm được hình ảnh lâm sàng riêng biệt hoặc xét nghiệm để chuẩn đoán. Chỉ có thể dựa vào một số tiêu chuẩn đưa ra tại "Hội nghị về Tiêu chuẩn Chẩn đoán Viêm da cơ địa" ở Anh để chẩn đoán như ngứa ngáy, trẻ nhỏ tổn thương chàm ở mặt, người lớn tổn thương lichen hóa ở nếp gấp, viêm da mãn tính hoặc tái phát mãn tính, có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị bệnh cơ địa (hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa).
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn phụ như khô da, vảy cá, dày đường chỉ bàn tay, dày sừng nang long, IgE/ huyết thanh tăng, dễ nhiễm trùng da (đặc biệt tụ cầu vàng, HSV), viêm da bàn tay, bàn chân, chàm núm vú, viêm môi, viêm kết mạc tái phát, nếp Nennie-Morgan, giác mạc hình chop, đục giác mạc dưới mạng bọc trước, quầng thâm quanh mắt, mặt nhợt hoặ đỏ, vảy phấn Alba, ngứa khi ra mồ hôi, không chịu được len và chất hòa tan lipid, to quanh nang lông, dị ứng thức ăn, chứng da vẽ nổi trắng, tiến triển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.
Những người mắc bệnh luôn bị mặc cảm tâm lý, vì bệnh luôn gây khó chịu, ngứa ngáy và mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cuộc sống, nhất là những người làm các công việc ngoại giao, môi trường tiếp xúc rộng.
Cách điều trị
Để chữa bệnh nhanh cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh.
Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà... Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-2101683380)

songchungvoi_HIV
31-07-2014, 12:19
Da tay bi tróc bệnh gì?


31/7/2014 10:48
Cháu năm nay19 tuổi cháu bị tróc da tay đã 1 năm nay. Cứ khoảng 2 hoặc 3 tháng bị tróc một lần, chỉ tróc ở các ngón tay làm da tay mỏng và khi làm việc cháu thấy đau, khi chạm nước thi da héo lại thấy rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì và cách chữa trị. Cháu xin cảm ơn bác sĩ.


Bạn Lê Hiển hỏi
Trả lời: Chào cháu, cháu bị tróc ở các ngón tay làm da tay mỏng và khi làm việc thấy đau thì có thể cháu đã bị á sừng. Đây là một trong những căn bệnh mãn tính. Bệnh á sừng coi là một bệnh biểu hiện của viêm da cơ địa đặc trưng bởi các tổn thương dạng sừng ở các đầu ngón tay, chân, gót, bàn tay, bàn chân.Tuy bệnh này không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại làm cho mình có cảm giác khó chịu, vùng da thường bị khô và tróc, nếu tiếp xúc nhiều với nước hoặc khi gặp khí hậu lạnh thì vùng bệnh lại bị nứt xé nhiều hơn, có khi còn bị rớm máu. Điều đáng ngại là số người mắc bệnh ngày càng nhiều và những biến chứng nặng của bệnh chàm á sừng xảy ra cùng với cách phòng tránh thì ít người biết đến. Thông thường với bệnh ngoài da nhiều người rất chủ quan cho rằng chỉ xử lý phần bôi là xong nhưng càng bôi nhiều thuốc tây thì càng ảnh hưởng nhiều đến da và làm cho bệnh càng nặng, càng phức tạp hơn.

<tbody>
http://giadinh.vcmedia.vn/WF1cccccccccccci2c6bcccccccccc/Image/2014/07/a-2_121518588-738d0-74510.jpg

</tbody>


Các phương pháp điều trị hiện nay người bệnh thường hay dùng các thuốc tây bôi nhằm hạn chế sự bong tróc của da chứ không xử lý được dứt điểm bệnh. Để được điều trị tốt nhất và tránh tái phát thì phải kết hợp vừa uống và bôi bằng đông y. Thuốc uống ngoài hết bệnh còn làm cho sức khỏe tốt và quan trọng hơn là không có tác dụng phụ. Để tránh bệnh tái phát, ngoài việc tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất, hạn chế cào gãi khi ngứa. Cháu có thể đến bệnh viên, phòng khám để được khám, xem mạch và có hướng điều trị cụ thể.
Tư vấn bởi BS Nguyễn Phan Anh
Theo giadinh.net.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=2117400769)