PDA

View Full Version : Luật Phòng, chống HIV/AIDS - Những điểm khác biệt ở các nước ASEAN



songchungvoi_HIV
20-01-2016, 15:55
Luật Phòng, chống HIV/AIDS - Những điểm khác biệt ở các nước ASEAN

Thứ tư 20/01/2016 15:01


Hiện tại, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng vận động cho trẻ trước 18 tuổi được quyền tự ra quyết định xét nghiệm HIV mà không cần có sự đồng ý của cha (mẹ) hoặc người giám hộ.


Độ tuổi có quyền quyết định làm xét nghiệm HIV


Theo nguồn tin từ Báo cáo tổng kết của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme-UNDP), do sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo Luật Phòng, chống HIV/AIDS ở các nước ASEAN vẫn có một số khác biệt nhất định. Cụ thể, Luật pháp Lào cho phép người từ 14 tuổi trở lên được quyền tự đưa ra quyết định xét nghiệm. Trong khi đó, với tình trạng trẻ hóa người nhiễm HIV như hiện nay, Philippines đang đề xuất trẻ em vị thành niên từ 15 tuổi trở lên có quyền độc lập làm xét nghiệm.

Ở Campuchia, độ tuổi được làm xét nghiệm phải từ 18 tuổi trở lên. Với các trường hợp đang ở độ tuổi vị thành niên, cha (mẹ) hoặc người giám hộ hợp pháp phải thể hiện sự đồng ý của họ và cam kết bằng văn bản để tuân thủ điều trị. Nếu trong trường hợp không có được cam kết bằng này, trẻ vị thành niên vẫn có thể có quyền được làm xét nghiệm.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2016_01_20/image001.jpg
<tbody>



Ảnh minh họa



</tbody>
Còn ở Việt Nam, việc xét nghiệm HIV được tiến hành trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm, trẻ phải từ 16 tuổi trở lên và có năng lực dân sự đầy đủ. Xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự chỉ có thể được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha (mẹ) hoặc người giám hộ của mình. Các nước còn lại đang vận động để trẻ dưới 18 tuổi được quyền tự đưa ra quyết định làm xét nghiệm.

Pháp luật về LGBT


Báo cáo tổng kết của UNDP cũng đề cập đến luật pháp của các quốc gia ASEAN về quyền của cộng đồng LGBT.

Theo UNDP, luật pháp ở 4 nước: Brunei, Myanmar, Malaysia và Singapore vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của luật pháp Anh quốc thời thuộc địa. Hiện tại, 4 nước này vẫn cấm quan hệ đồng tính (quan điểm quan hệ đồng tính là "chống lại trật tự của thiên nhiên"). Quan hệ đồng tính vẫn bị khép tội ở Brunei - đất nước với 70% dân số theo đạo Hồi. Ở Brunei, Sharia là hệ thống pháp luật có nguồn gốc từ kinh Koran, lấy cuộc đời của đấng tiên tri Mohammad làm hình mẫu và các án lệnh do các học giả Hồi giáo đưa ra. Đặc biệt, Luật Hình sự Sharia ở Brunei ban hành năm 2013 có một số quy định liên quan đến cộng đồng LGBT như: Bất cứ người đàn ông nào trang phục hoặc có điệu bộ, cử chỉ giống như phụ nữ (và ngược lại) ở nơi công cộng nếu không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền với mức dưới 1000 đôla, phạt tù với mức án không quá 3 tháng. Hay bất cứ người đàn ông có trang phục hoặc điệu bộ, cử chỉ như phụ nữ (và ngược lại) ở nơi công cộng nếu không có mục đích chính đáng, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm sẽ bị xử phạt với mức dưới 4000 đôla, phạt tù với mức án không quá 1 năm.

Ở Myanmar nếu phát hiện quan hệ đồng tính sẽ bị phạt án tù lên đến 10 năm.

Các nước còn lại là: Việt Nam, Campuchia, Lào, Philippines, Đông Timor, Thái Lan, Indonesia không có luật nào cụ thể chống lại người đồng tính và chuyển giới. Pháp luật Malaysia không cho phép chuyển đổi giới tính dưới bất kỳ hình thức nào, các quốc gia còn lại chưa có quy định cụ thể về điều này.
Bình Nguyên

(Tổng hợp)

http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Luat-Phong-chong-HIVAIDS-Nhung-diem-khac-biet-o-cac-nuoc-ASEAN/16500.vgp