PDA

View Full Version : Người nhiễm HIV có được mở rộng trợ giúp pháp lý?



songchungvoi_HIV
24-02-2016, 18:32
Người nhiễm HIV có được mở rộng trợ giúp pháp lý? Thứ tư 24/02/2016 17:00


Dự thảo Luật trợ giúp Pháp lý mới đây đã mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý, bao gồm những người nhiễm HIV. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_02_24/tre.jpg



Trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Một số ý kiến về dự thảo luật cho rằng, một trong những điểm mới của dự luật là mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, nhưng lại hạn chế cơ hội tiếp cận. Bên cạnh đó, dự thảo cần tăng cường tính sẵn có và chất lượng liên quan để giúp pháp lý miễn phí đối với các đối tượng chính sách và các nhóm thiệt thòi trong xã hội, do nhà nước hỗ trợ.

So với Luật trợ giúp Pháp lý năm 2006, dự luật trợ giúp pháp lý sửa đổi năm 2016 đã mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý, gồm những người nhiễm HIV. Theo khoản 03, điều 08, chương II. “Người bị nhiễm HIV/AISD, nạn nhân bạo lực gia đình và người có hoàn cảnh khó khăn khác: không có khả năng thuê luật sư theo quy định của Chính phủ”. Tuy nhiên, tại khoản 02, điều 19. Chương V của dự luật trợ giúp pháp lý năm 2016 “Các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Luật này được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong lĩnh vực hình sự”. Có nghĩa, người nhiễm HIV chỉ được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có liên quan đến các vụ việc tố tụng hình sự và không bao gồm các vụ việc liên quan đến hành chính và dân sự.

Trao đổi với Trang tin điện tử Tiếng Chuông, Bác sĩ, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp Pháp lý về HIV/AIDS - Chủ tịch Hội phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hà Nội nhận xét: “ Theo kinh nghiệm và thống kê của Dự án Sáng kiến Chính sách về Y tế (HPI) được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tại 05 tỉnh/ thành phố bao gồm: Hà Nội, TP.HCM, An Giang, Quảng Ninh và Hải Phòng. Các vụ việc liên quan đến hình sự, các Luật sư phải tranh tụng tại tòa cũng có, nhưng đa số các vụ việc liên quan đến hành chính hoặc dân sự như là quyền thừa kế, vi phạm luật phòng, chống HIV/AIDS, con của người nhiễm HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở giáo dục, bị kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi làm việc… Như vậy theo Theo khoản 02, điều 19. Chương V của dự luật trợ giúp pháp lý năm 2016, nhóm yếu thế như là người nhiễm HIV sẽ bị hạn về cơ hội được tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý do nhà nước hỗ trợ. Trong thực tế vẫn còn sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên cân nhắc về tính bảo mật đối với người nhiễm HIV ai được biết và ai không được biết. Ngoài ra, về câu chữ không nên dùng từ bị nhiễm HIV vì tăng tính tổn thương và sự kỳ thị. Không nên sử dụng từ người nhiễm HIV/AIDS chỉ nên dùng từ người nhiễm HIV là đủ vì các văn bản liên quan khác như là luật phòng, chống HIV/AIDS đã thống nhất cụm từ này và về y thì không phải ai nhiễm HIV cũng trở thành AIDS”.

Đây mới là dự luật, hiện Cục Trợ giúp Pháp lý (Bộ Tư pháp) đang tiếp tục lấy ý kiến để sửa đổi. Ban soạn thảo sẽ phải cân nhắc để bảo đảm tính nhân văn, ưu việt của một đạo luật. Làm thế nào các nhóm đối tượng chính sách và các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội không có điều kiện thuê, chi trả chi phí cho luật sư sẽ có cơ hội tiếp cận một cách đầy đủ và toàn diện về các cơ hội trợ giúp pháp lý miễn phí từ chính sách của nhà nước với bài toán về ngân sách để đảm bảo luật có tính khả thi cao.

Bác sĩ, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm bày tỏ, hy vọng dự luật sẽ được thông qua và đi vào cuộc sống để các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội như là người nhiễm HIV sẽ nhận được sự trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí, toàn diện và có chất lượng từ luật trợ giúp pháp lý sửa đổi trong thời gian sớm nhất.
Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nguoi-nhiem-HIV-co-duoc-mo-rong-tro-giup-phap-ly/16801.vgp

songchungvoi_HIV
01-03-2016, 16:58
Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV Thứ ba 01/03/2016 16:00


Hiện nguồn viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đang bị giảm mạnh, chính vì vậy nguồn lực tài trợ cho những người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng bị cắt giảm. Trong khi đó, người nhiễm HIV vẫn chưa được bảo đảm trợ giúp pháp lý. Vì vậy, việc tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV là vô cùng cần thiết, giúp bảo vệ quyền lợi cho những người nhiễm HIV/AIDS.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_01/2_copy.jpg


TS Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
TS Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết như trên tại "Hội thảo về hỗ trợ pháp lý và tiếp cận công lý của người nhiễm HIV tại Việt Nam" do Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS thuộc Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Chương trình phối hợp về phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) tổ chức ngày 1/3, tại Hà Nội.

Bà Trần Thị Thanh Vân, Thành viên Ban điều hành của Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam (VNP+) cho biết, nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người sống với HIV trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM, Điện Biên, Hải Phòng và Cần Thơ cho thấy, kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn rất cao. Trên 1.625 người được phỏng vấn, có đến 23,3% bị xì xào bàn tán một cách kỳ thị, 6,7% bị từ chối việc làm, 5,8% bị xúc phạm, 4,2% bị mất việc làm hoặc nguồn thu nhập, 2,8% phụ nữ nhiễm HIV bị hành hung, 2,6% bị loại khỏi các hoạt động xã hội.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_01/4_copy.jpg


TS.Kristan Schoultz, Giám đốc UNAIDS Việt Nam - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản lớn trong việc hoàn thành mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc để tiến tới chấm dứt dịch AIDS. Vì ở môi trường kỳ thị ở mức độ cao và tính bảo mật thấp, thì những người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV không muốn đi làm xét nghiệm cho tới khi họ ốm. Điều này kéo theo hậu quả điều trị muộn, khiến cho sức khỏe của họ bị ảnh hưởng, và từ khía cạnh y tế cộng đồng không phát huy được tác dụng dự phòng của điều trị kháng virus. Bên cạnh đó, sợ bị kỳ thị và không tiết lộ tình trạng nhiễm HIV cho vợ, chồng hoặc bạn tình gây tác động dự phòng HIV, chăm sóc và điều trị.

TS Nguyễn Văn Quyền cho biết, trong thời gian tới, Quốc hội sẽ tiến hành sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý. Hiện Bộ Tư pháp đã dự thảo bổ sung Luật Trợ giúp pháp lý và đang lấy ý kiến của các bộ ngành, cơ quan liên quan. Chính vì vậy, hội thảo nhằm tổng hợp, lấy ý kiến có những cơ sở pháp lý, quyết sách đứng đắn để giải quyết các vấn đề về chính sách pháp lý cho những người nhiễm HIV/AIDS.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2016_03_01/3_copy.jpg


Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Tại hội thảo, TS.Kristan Schoultz, Giám đốc UNAIDS Việt Nam cho biết, bà rất vui mừng được biết dự thảo luật sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý có đề xuất mở rộng các nhóm được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước, sẽ bao gồm cả những người nhiễm HIV.

“Chúng ta có những bằng chứng rõ ràng và đầy đủ về kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV để làm căn cứ cho việc đề xuất thay đổi này. Người nhiễm HIV cần được xem là một nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương và kỳ thị, phân biệt đối xử. Vì thế, họ cần được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý do nhà nước cung cấp”, TS.Kristan Schoultz nhận định.

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Tang-cuong-tro-giup-phap-ly-cho-nguoi-nhiem-HIV/16859.vgp

songchungvoi_HIV
11-03-2016, 19:28
Nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV Thứ sáu 11/03/2016 18:53


Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS hiện là rào cản khiến những người nhiễm HIV không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị, bảo trợ xã hội và pháp lý. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS bị phân biệt đối xử, kỳ thị và vi phạm quyền không tìm kiếm sự hỗ trợ, vì họ cảm thấy mình không được bảo vệ.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Image.aspx?id=12057&ts=466&lm=635933162931370000


Bác sĩ, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm - Ảnh: Thùy Chi



</tbody>
Trao đổi với phóng viên Trang tin điện tử Tiếng Chuông về vấn đề này, Bác sĩ - Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về Y tế - Chủ tịch Hội Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội cho rằng, những người nhiễm HIV rất cần được thụ hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý toàn diện, bao gồm thông tin và giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp và đại diện pháp lý trong các vụ việc dân sự, hình sự và hành chính… Trong suốt thời gian làm việc trong lĩnh vực HIV/AIDS, bà đã biết rất nhiều trường hợp người nhiễm HIV/AIDS, những người nguy cơ cao lây nhiễm HIV bị phân biệt đối xử, kỳ thị và bị vi phạm quyền.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, khảo sát của Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về Y tế, trên 320 người nhiễm HIV, 160 người dân và cán bộ tại Hà Nội, Thanh Hóa, Yên Bái, Long An; một số luật gia, luật sư và người nhiễm HIV tại 3 tỉnh Bạc Liêu, Lai Châu, Bắc Ninh; số người nhiễm HIV, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tư vấn miễn phí trên điện thoại 18001521 và trợ giúp pháp lý từ năm 2009 - 2014 cho thấy, định kiến của cộng đồng với các nhóm nguy cơ cao và HIV còn rất nặng nề. Cụ thể, 88% lên án gái mại dâm là người làm lây lan HIV trong cộng đồng; 83,8% lên án người tiêm chích ma túy; 71,3% coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội; 55,6% cho rằng người nhiễm HIV nên chịu đựng hậu quả do các hành vi xấu của họ đem lại; 51,3% người cho rằng những người nhiễm HIV là lăng nhăng, bừa bãi; 48,8% cho biết sẽ rất xấu hổ nếu trong gia đình có người nhiễm HIV…

Đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử nặng nề như vậy, nhưng đa số người nhiễm HIV không biết hoặc có nghe nói đến Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Có đến 66,7% trong số họ chưa được đọc và tập huấn về luật này; 75,9% cho biết họ chưa từng được tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đối với việc trợ giúp pháp lý, chỉ có 10,2% luật gia, luật sư tham gia trả lời khảo sát cho biết, đã từng trợ giúp pháp lý cho những người nhiễm HIV. Trong khi đó, số lượng khách hàng gọi điện đến đường dây nóng 18001521 để yêu cầu tư vấn về HIV/AIDS và pháp luật có liên quan liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2009 chỉ có khoảng 1.200 người gọi tư vấn, thì đến năm 2014 có đến gần 3.200 người liên hệ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm cho biết, những người nhiễm HIV có nhu cầu tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm: lao động việc làm, hôn nhân và gia đình, giáo dục đào tạo, bảo trợ xã hội, chăm sóc điều trị, bảo mật thông tin, dân sự hành chính, hình sự…

Qua đó cho thấy, khó khăn của người nhiễm HIV/AIDS trong tiếp cận trợ giúp pháp lý của nhà nước. Có những trường hợp người nhiễm HIV/AIDS chia sẻ, họ bị khó khăn về thủ tục, tâm lý sợ sệt và lo ngại vì sợ công khai danh tính. Một khó khăn nữa là do địa điểm thường nằm trong khuôn viên cơ quan nhà nước.

Để tăng cường trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho những người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận trợ giúp dễ dàng hơn, Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm cho rằng, cần thiết phải có sự tham gia của liên ngành trong công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS để công tác này thực sự đạt được hiệu quả cao nhất trong bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, Hội Luật gia của 63 tỉnh, thành phố cần có các hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại địa phương.

Trong chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hàng năm nên cấu trúc phần kinh phí cho công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích và có sự hỗ trợ về kinh phí từ nguồn kinh phí của trợ giúp pháp lý nhà nước hàng năm cho các tổ chức tư vấn pháp luật đang thực hiện tốt hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV.

Ngoài ra, việc truyền thông giáo dục kiến thức về HIV/AIDS và pháp luật phòng, chống HIV/AIDS vẫn phải tiếp tục được tăng cường. Không chỉ đối với người dân mà ngay cả những cán bộ công quyền, những người thực thi chế độ và chính sách trong phòng, chống HIV/AIDS.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Nhu-cau-tro-giup-phap-ly-cua-nguoi-nhiem-HIV/16992.vgp