PDA

View Full Version : Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.



Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:20
Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.


I.đối phó với những diễn biến về tâm lýVào thời điểm bạn biết là mình bị nhiễm HIV, cuộc sống của bạn dường như đảo lộn hoàn toàn. Đây thường là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất đối với một người có H.
Bạn có thể cảm thấy nhiều thứ tình cảm lẫn lộn. Tâm lý ban đầu thường là bàng hoàng, không muốn chấp nhận và sau đó là cảm giác sợ hãi khi nghĩ đến sự kỳ thị của những người xung quanh, đến cuộc sống của mình trong tương lai, và nghĩ rằng mình sắp chết. Lúc này nhiều NCH có những suy nghĩ và hành động quá khích và bất thường như bỏ đi lang thang, uống rượu, không quan tâm đến bản thân, giận dữ vô cớ thậm chí muốn tự sát.
Những bất ổn về tâm lý của những người có HIV thường xuất phát từ suy nghĩ rằng cuộc sống của mình đang trở nên bấp bênh. Các bạn thường cho rằng tương lai, công việc, sinh hoạt, thậm chí cả các mối quan hệ đều thay đổi chỉ vì mình bị nhiễm loại virus này.
Sau giai đoạn lo lắng sợ hãi, NCH thường rơi vào trạng thái trầm uất, không muốn hoạt động, luôn có những suy nghĩ tiêu cực.
Khi bắt đầu hoạt động trở lại, nhiều người tự rút mình vào trạng thái cô đơn và tự kỳ thị, tránh xa gần gũi mọi người.
Nếu NCH vượt qua được giai đoạn này và vẫn còn khoẻ mạnh hoặc được điều trị thì sẽ đến được giai đoạn chấp nhận và hy vọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, mỗi khi NCH phải đối đầu với sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì NCH lại có thể dễ có những bất ổn về tâm lý. Điều này cũng là dễ hiểu và có thể xảy đến với bất cứ ai không kể là có HIV hay không.
Đây là những đặc điểm tất yếu của việc có HIV. Điều quan trọng là các bạn có H và những người chăm sóc nắm được những đặc điểm này để vượt qua được những thời điểm khó khăn đó. Một số gợi ý về cách vượt qua những khó khăn về tâm lý được trình bày sau đây
II. Bộc lộ
Việc có nói cho ai đó biết là bạn có HIV hay không là quyền của bạn. Rất nhiều người cần có người để tâm sự khi bạn buồn chán, lo lắng và giận dữ, hoặc chỉ để nói chuyện chia sẽ. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc nói với ai và nói vào lúc nào. Có một vài yếu tố mà bạn có thể tham khảo để cân nhắc trước khi quyết định chia sẽ với ai đó.
· Việc có HIV có phải là gánh nặng tam lý quá lớn đối với bạn không? Bạn có cần người để nói chuyện, giải bày không?
· Vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần bạn có cần sự hổ trợ về mặt vật chất, chăm sóc, thuốc men hay trông nom gia đình và con cái không?
· Người mà bạn dự định chia sẽ thông có đáng tin cậy không? Việc bạn chia sẽ với người đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa hai người? Người ta có chể làm gì tốt và không tốt cho bạn hoặc những người thân của bạn nếu họ biết rằng bạn đang có HIV?
· Việc biết về thông tin của bạn có ảnh hưởng tốt và không tốt thế nào đến người mà bạn dự định sẽ chia sẽ?
· Bạn có thể làm gì để chuẩn bị tâm lý cho người đó trước khi chia sẽ?
· thời điểm nào là thích hợp để chia sẽ với người đó?
· Cách chia sẽ nào là thích hợp nhất với người đó?
Trước khi chia sẽ thông tin với ai đó, nhiều bạn chuẩn bị tinh thần cho người đó bằng cách nói xa xôi về HIV, về việc xét nghiệm HIV hoặc cố tình cho người đó biết là mình đang có các tài liệu về HIV. Nhiều người chọn những nơi vắng vẻ, riêng tư để chia sẽ, có người lại chia sẽ qua thư, E-mail hoặc nhắn tin. Cũng có người nhờ một người thứ ba đưa tin giúp.
Người thường được chia sẽ là một hoặc nhiều thành viên trong gia đình. Ngoài ra, NCH cũng nên cân nhắc việc chia sẽ với bạn tình và bạn tình cũ, và bạn chích mà đã từng chích chung để họ biết mà đi xét nghiệm. Với những người này, nếu bạn không muốn bộc lộ mình bạn vẫn có thể tìm một cách gián tiếp như viết thư, nhờ một người khác nói để báo cho họ biết là họ cần đi xét nghiệm.
Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:22
III đối phó với những thay đổi về sức khoẻ

Ngay sau khi bị nhiễm virus, một số người có triệu chứng giống như cúm, kèm theo sốt, sưng hạch, có phát ban ngoài da hoặc ho. Tuy nhiên, phần lớn những người mang virus vẫn khoẻ mạnh trong vòng nhiều năm. Trên 50% số người mang virus trên 10 năm vẫn chưa có biểu hiện AIDS.
Khi đã chuyển sang giai đoạn AIDS là lúc lượng bạch cầu trong cơ thể còn quá ít, khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh thông thường bị giảm sút. Vì vậy, bệnh nhân dễ mắc bệnh hơn những người bình thường. Khi có các triệu chứng, biểu hiện bất thường cần chú ý theo dõi và điều trị ngay
IV Dự phòng nhiễm thêm HIV
Nhiều người cho rằng một khi đã nhiễm HIV thì không cần phải giữ gìn nữa. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Virus HIV có rất nhiều dòng. Thêm vào đó. virus HIV có khả năng biến đổi rất nhanh và rất dễ trở thành các dòng virus kháng thuốc. loại virus HIV mà mỗi người nhiễm cũng thuộc một dòng nhất định. Nếu chúng ta bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể của một NCH khác, chúng ta có thể nhiễm thêm các dòng virus khác.
Trong khi mỗi loại thuốc kháng virus chỉ có tác dụng với một số dòng nhất định và đã có một số dòng virus đã kháng thuốc ( lờn thuốc). việc nhiễm nhiều dòng virus sẽ dẫn đến một nguy cơ là thuốc kháng virus không diệt được một trong số các dòng virus có trong cơ thể chúng ta.
Vì vậy, để kéo dài thời gian chuyển sang AIDS và đảm bảo hiệu quả của việc điều trị. NCH cần tự bảo vệ mình để tránh nhiễm thêm các dòng virus khác


V Dự phòng lây truyền HIV


Hãy suy nghĩ lại xem cuộc đời bạn đã thay đổi kể từ khi bạn phát hiện là mình có HIV. Chắc chắn là bạn không muốn người khác phải chịu sự không may mắn như mình. Chắc chắn là bạn không muốn trở thành nguồn gây khó khăn cho người khác. Chắc chắn là bạn muốn bảo vệ những người thân, những người xung quanh mình khỏi HIV. Càng nhiều người có HIV, việc điều trị càng khó khăn vì các khoản ngân sách chỉ có hạn. Nếu tất cả những NCH đều có ý thức bảo vệ người khác, dịch HIV sẽ bị đánh bại.
Người có HIV cần làm gì để phòng lây HIV cho người khác hoặc lây thêm các dòng virus HIV khác?
· Luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục
· Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác
· Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các dụng cụ rạch da như xăm trổ hoặc kim chích lễ với người khác
· Băng kín các vết thương, các vết lở cho đến khi khỏi hẳn
· Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
VI Dự phòng đồng nhiễm viêm gan siêu vi B và C
Mặc dù người nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B và C ít khi có biểu hiện triệu chứng nhưng ở nhiều người virus này âm thầm gây viêm gan mãn tính, dẫn đến xơ gan và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan. Trên người có H, các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ tử vong của những NCH mà cũng có viêm gan siêu vi B hoặc C cao hơn những người chỉ có HIV. Thêm vào đó, với những người đã nhiễm viêm gan siêu vi, việc điều trị bằng thuốc kháng virus cũng như các bệnh khác như lao khó khăn hơn và tốn kém hơn rất nhiều vì có những loại thuốc không thể dùng nếu bệnh nhân bị viêm gan.
Vì vậy, NCH nếu chưa mắc viêm gan siêu vi B hoặc C thì phải dự phòng đối với hai loại viêm gan này. Người đã mắc viêm gan rồi thì cần phải điều trị viêm gan và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để gan có thể phục hồi


1. phòng lây và truyền viêm gan siêu vi bằng cách nào?


Virus gây viêm gan siêu vi B có đường lây truyền tương tự như HIV, qua máu, dịch âm đạo, tinh dịch và từ mẹ sang con. Tuy nhiên viêm gan siêu vi B dễ lây hơn HIV nhiều lần. Ngoài ra viêm gan siêu vi B còn lây qua đường nước bọt.
Viêm gan siêu vi C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Ngoài ra nó còn lây qua đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
Hiện nay đã có vắc-xin dự phòng viêm gan siêu vi B ở nhiều trạm y tế xã, phường. Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố và nhiều cơ sở y tế khác. NCH nếu chưa bị viêm gan siêu vi B nên tiêm phòng loại vắc-xin này.
Tuy nhiên, hiện trên thế giới chưa có vắc-xin dự phòng viêm gan siêu vi C. Do vậy, muốn đề phòng bị lây và tránh truyền virus gây viêm gan cho người khác, tốt nhất là NCH chỉ tiêm chích bằng bơm kim tiêm riêng của mình, luôn sử dụng bao cao su trong khi giao hợp kể cả quan hệ tình dục đường miệng. Để đề phòng lây virus viêm gan cho con thì bố mẹ cần điều trị khỏi viêm gan trước khi người mẹ mang thai.


2. Làm thế nào để biết một người bị viêm gan siêu vi?


Hiện nay phần lớn các bệnh viện tình, thành phố, các cơ sở chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm và nhiều phòng xét nghiệm tu nhân ở các thành phố lớn có thể thực hiện các xét nghiệm để xác định một người có bị viêm gan siêu vi B hoặc C hay không


3. phải làm gì nếu đã mắc viêm gan siêu vi?


a. Điều trị
Hiện nay đã có thuốc điều trị khỏi viêm gan siêu vi B và C. Nếu bạn đã bị nhiễm viêm gan siêu vi thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm như khoa truyền nhiễm, khoa tiêu hoá của các bệnh viện và các trung tâm bệnh nhiệt đới để được điều trị.


b. Chăm sóc gan
Một người đã bị viêm gan siêu vi thì cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống để tránh tổn hại thêm cho gan và để cho gan có thể phục hồi.
Điều quan trọng trước hết là phải tránh xa rượu. Ma tuý và thuốc lá cũng là hai chất rất có hại cho gan.
Về dinh dưỡng, nên ăn các thức ăn nấu kỹ, các chất có nhiều tinh bột và đường, tránh ăn nhiều mỡ. Nhiều loại mật động vật ( như mật gấu, mật cá...) rất độc cho gan và thận, người đã bị viêm gan càng nên tránh xa.
Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:22
VII.Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Có rất nhiều loại nhiễm trùng lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, hạ cam, herpes, chlamydia, mào gà (mồng gà) và viêm gan siêu vi. Các nhiễm trùng này có thể biểu hiện thành các triệu chứng như tiết dịch ở niệu đạo của nam giới hoặc âm đạo ở nữ giới, loét ở bộ phận sinh dục, có hạch ở bẹn hoặc đau bụng dưới nhưng phần lớn không có biểu hiện gì. Nguy cơ bị nhiễm HIV tăng gấp 2 đến 23 lần ở những người có các nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Ngược lại, những NCH do khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên dễ mắc và khó điều trị các nhiễm trùng này hơn người không có HIV. NCH mà bị mắc các nhiễm trùng này cũng dễ lây HIV cho người khác hơn.
Để dự phòng lây truyền các nhiễm trùng lây qua đường tình dục, cách duy nhất là luôn luôn sử dụng bao cao su khi giao hợp đường âm đạo và đường hậu môn. Một số loại nhiễm trùng như lậu còn lây qua quan hệ tình dục đường miệng. Nếu một trong hai người bạn tình có các vết loét ở bộ phận sinh dục mà bao cao su không che phủ được thì nên tránh quan hệ tình dục.
Những người CD4 dưới 200 mà quan hệ tình dục bằng miệng với hậu môn của người khác thì còn dễ mắc các nhiễm trùng đường ruột.
NCH nên điều trị ngay khi có các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dịch vụ điều trị các bệnh này rất sẵn có tại các cơ sở y tế. đặc biệt là các cơ sở chuyên khoa da liễu, hoa liễu và phụ khoa.
VIII. Dự phòng các nhiễm trùng khác
NCH, đặc biệt là những người có CD4 dưới 200 dễ bị mắc các nhiễm trùng khác nên các bạn đó cần đặc biệt chú ý giữ gìn trong cuộc sống hằng ngày.
1. ký sinh trùng gây tiêu chảy
Trong số những nhiễm trùng thông thường mà NCH hay mắc phải có cryp-tosporidium là một loại ký sinh trùng gây tiêu chảy kéo dài. Loại ký sinh trùng này sống trong ruột của người và động vật và ra ngoài theo phân. Ngoài cơ thể, nó sống rất lâu và khó bị tiêu diệt. Khi vào trong cơ thể người có khả năng miễn dịch kém, chỉ một lượng nhỏ ký sinh trùng này cũng có thể gây tiêu chảy nặng.
Một người có thể bị nhiễm cryptosporidium nếu chạm tay vào bề mặt có loại ký sinh trùng này như bệ hoặc tay nắm cửa toilet, hoặc không rửa tay kỹ sau khi đi ngoài rồi vô tình sau đó đưa tay lên miệng hoặc cầm thức ăn. Nước uống cũng là một nguồn lây nhiễm lớn. Gần như tất cả các nguồn nước chúng ta vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đều có ký sinh trùng này và nhiều loại vì trùng gây bệnh khác. Phần lớn các loại nước suối và nước tinh khiết đóng chai vẫn có chứa cryptosporidium. Chỉ có nước đun sôi kỹ trong ít nhất là 1 phút mới có thể diệt được cryptosporidium.
Để phòng nhiễm crytosporidium, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
· Luôn luôn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi ngoài, thay tả lót có phân của em bé hoặc dọc rác hay phân động vật.
· Luôn luôn rửa tay trước khi cầm thức ăn hoặc vật tiếp xúc với thức ăn như chén, bát, đũa....
· Chỉ uống nước, súc miệng, đánh răng bằng nước đã đun sôi kỹ
· Chỉ ăn những thức ăn đã nấu chín kỹ, trái cây cần rữa sạch trước khi ăn và bỏ (lột) vỏ
· Không đi bơi ở ao hồ, sông biển vì trong nước có crytosposidium
· Không quan hệ tình dục miệng, hậu môn
2. Nhiễm Toxo
Toxo (tên đầy đủ là toxoplasma) là một loại ký sinh trùng có trong phân mèo và thịt sống. Người ta còn thấy loại ký sinh trùng này trong phân chim và chó. Nhiều người có thể nhiễm toxo trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ở những người hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là khi CD4 còn dưới 100 thì toxo rất dễ gây viêm não hoặc gây bệnh ở mắt.
Để phòng nhiễm toxo, cần luôn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn và sau khi dọn phân mèo, chim, chó, chỉ ăn những thịt đã nấu chín kỹ, trái cây cần rửa sạch và bỏ (lột) vỏ. Nhiều người có thể quyết định không nuôi mèo, chó và chim trong nhà. Nếu bạn muốn nuôi thì cần cẩn thận để tránh nhiễm bệnh.
3. Các nhiễm trùng khác
NCH nên tránh tiếp xúc với những người bị các bệnh truyền nhiễm như lao, thuỷ đậu, cúm, zona(giời leo)...
Mỗi khi bị xây xước hoặc bị thương ở ngoài da, bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy sau đó bôi thuốc sát trùng ( như thuốc tím gentian, cồn i-ốt loãng hoặc Betadine) và băng kín.
Để hạn chế những nhiễm trùng răng miệng, bạn nên đánh răng thường xuyên, ít nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi tỉnh dậy. Sau khi ăn bạn nên súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch miệng đồng thời làm các tổn thương trong miệng mau lành( nếu có).




<tbody>
Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không

có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp



</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:23
IX. Vấn đề sinh sản và tránh thai
1. Cân nhắc khi quyết định có con
Khi phát hiện mình có HIV, dù bạn có vững vàng đến đâu thì cuộc sống của bạn cũng thay đổi ít nhiều. Một trong những thay đổi quan trọng là quyết định về việc có con. Quyết định về việc có sinh con hay không là của hai người. Quyết định này đôi khi rất khó khăn nhưng trong bất cứ trường hợp nào, hãy nghĩ đến quyền lợi của đức trẻ. Khi cân nhắc về việc có con, bạn có thể cần để tâm đến một số yếu tố như sao:
· Khả năng đứa trẻ sinh ra có HIV.
· Sức khoẻ của bạn và người bạn đời của bạn thế nào? Bạn có tiếp cận được với thuốc điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con không?
· khả năng chăm sóc, dạy dỗ đứa bé. Bạn và bạn đời của mình có còn khoẻ mạnh trong một thời gian dài không? Các bạn có điều kiện sử dụng thuốc kháng virus không? Các bạn có các điều kiện tối thiểu để nuôi dạy con như chỗ ở, thu nhập... hay không? Ngoài các bạn ra, gia đình các bạn có sẵn sàng và có thể hổ trợ trong việc nuôi dạy con bạn không? Nếu nguy cơ lây nhiễm cho con là thấp, và nếu bạn có thể gần như đảm bảo rằng nó sẽ được chăm sóc và dạy dỗ như phần lớn những đứa trẻ khác thì quyết định của bạn có thể dễ dàng hơn
2. Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm khi quyết định có con
a. Giảm nguy cơ lây cho bạn đời không có HIV
Trên thực tế có một số trường hợp một trong hai người không có HIV. Trong trường hợp đó, điều đầu tiên phải tính đến là tránh lây nhiễm HIV cho người kia. Hiện nay ở Việt Nam đã có kỹ thuật để thực hiện được điều này. Tuy nhiên, điều khó khăn là đến nay pháp luật vẫn cấm việc sử dụng tinh dịch của NCH vì vậy các kỹ thuật này vẫn chưa thể được thực hiện. Dù sao, chúng tôi cũng xin giới thiệu để các bạn được biết. Có thể trong tương lai, các qui định của pháp luật sẽ được sữa đổi.
· Trường hợp người phụ nữ có HIV và người đàn ông không có HIV. Để tránh lây HIV, các bạn có thể cân nhắc khả năng thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tức là người bố sẽ lấy tinh dịch của mình vào một cái lọ. Sau đó bác sỹ chuyên khoa sẽ bơm tinh dịch này vào gần cổ tử cung của người mẹ. Kỹ thuật này rất đơn giản và rẻ tiền và có thể tránh được nguy cơ lây nhiễm giữa hai người
· Trường hợp người đàn ông có HIV và người phụ nữ không có HIV. Hiện nay ở một số bệnh viện lớn ở Việt Nam như bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện được kỳ thuật lọc rửa tinh trùng và thụ thai trong ống nghiệm. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở một số nước tiên tiến. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất đắt tiền và phức tạp.
b. Giảm nguy cơ lây truyền HIV cho con
Điều trị dự phòng trong quá trình bà mẹ mang thai, trong khi sinh nở và sau khi sinh là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng lây truyền từ mẹ sang con
3. Tránh thai
Khi bạn đã có HIV, bạn cần luôn luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Bao cao su không những có tác dụng tránh thai mà còn tránh lây nhHIV cho người bạn tình nếu người đó không có HIV, và nếu người đó cũng có HIV thì bao cao su sẽ giúp cả hai người tránh bị nhiễm thêm các dòng virus khác, đồng thời tránh được các bệnh lây qua đường tình dục khác như viêm gan siêu vi, chlamydia, trùng roi...
Tuy nhiên, nếu các bạn thực sự muốn đạt hiệu quả tránh thai tuyệt đối, các bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai “kép” tức là kết hợp bao cao su và một biện pháp tránh thai khác
Nếu các bạn quyết định là sẽ không có con hoặc không có thêm con nữa, bạn có thể cân nhắc biện pháp đình sản tức là phẫu thuật để thắt ống dẫn tinh ở nam hoặc ống dẫn trứng ở nữ. Kỹ thuật này có hiệu quả tránh thai cao nhất và lâu dài nhất, có thể vĩnh viễn. Kỹ thuật đình sản cho nam giới đơn giản hơn nhiều so với ở nữ giới nên người nam giới có thể lãnh trách nhiệm này.
Nếu bạn chỉ muốn tránh thai tạm thời thì ngoài bao cao su, các bạn cần áp dụng thêm một biện pháp khác như tính vòng kinh.
Với thuốc uống tránh thai, vòng tránh thai và thuốc tiêm tránh thai, hiện còn có nhiều ý kiến tranh cãi về tính an toàn cũng như hiệu quả của các biện pháp này. Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng, các quan sát thực tế cho thấy nếu bạn không điều trị thuốc kháng virus thì việc dùng thuốc tránh thai cũng không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khoẻ của bạn.






<tbody>

Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp





</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:23
X. Làm việc
Công việc làm một trong những liều thuốc tốt nhất để đề phòng và giải quyết các khủng hoảng tinh thần cho người có HIV.
Về phương diện y học, khả năng lao động của NCH không khác gì so với những người khác. Người có HIV chưa có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội có thể làm việc như người bình thường, những người đã có các biểu hiện của bệnh AIDS có thể làm việc như những người mắc các bệnh mãn tính và cấp tính khác.
Chỉ có hai điều đáng lưu ý trong vấn đề công việc của người có HIV là để phòng nhiễm trùng cơ hội cho người có HIV và phòng lây nhiễm cho người khác.
Để phòng nhiễm trùng cơ hội, người có HIV không nên làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh như các công việc phải tiếp xúc với rác, chất thải, nước bẩn, bụi hoặc trong các môi trường bị ô nhiễm.
Để phòng lây nhiễm cho người khác, người có HIV không nên làm các công việc có tiếp xúc với dịch cơ thể hoặc máu của người khác như bác sỹ, phẫu thuật, thợ hớt tóc....
XI. Viết cho các bạn có HIV đã và đang sử dụng ma tuý
Đại đa số những người có sử dụng ma tuý đều muốn từ bỏ ma tuý. Tuy nhiên, chỉ có một số ít người thành công trong việc cai ma tuý ngay từ lần đầu tiên. Phần lớn chỉ thành công sau khi đã cố gắng rất nhiều lần.
Nếu bạn đã cai được ma tuý, xin chúc mừng bạn, và chắc bạn cũng biết rằng điều cần thiết đối với bạn bây giờ là giữ để không quay trở lại với ma tuý. Một vài bạn sau khi điều trị bằng thuốc đặc hiệu, sức khoẻ khá hơn đã dùng lại ma tuý. Điều này là cực kỳ có hại cho bạn vì khi sử dụng ma tuý. việc tuân thủ điều trị thường không được đảm bảo, dẫn đến kháng (lờn) thuốc và dễ thất bại trong điều trị.
Với những bạn chưa cai được ma tuý, xin bạn đừng quá thất vọng. Nếu bạn cố gằng nhiều lần bạn sẽ có thể thành công. Tuy nhiên, trong lúc bạn chưa cai được ma tuý, có hai điều quan trọng mà bạn cần nhớ là: tiêm chích an toàn, và uống thuốc đầy đủ và đúng giờ.
a. Tiêm chích
Tiêm chích bằng bơm kim tiêm đã bị nhiễm bẩn hoặc dính máu của người khác bạn có thể bị nhiễm các loại virus khác như viêm gan siêu vi B hoặc C. Chỗ tiêm chích của bạn cũng có thể bị nhiễm trùng có thể dẫn đến áp-xe. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm với một người bị nhiễm HIV khác, bạn và người đó có thể bị nhiễm thêm dòng virus khác, gây khó khăn thêm cho việc điều trị. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm với người khác. Cách làm này gọi là tiêm chích an toàn.
Cách tốt nhất là tiêm chích bằng bơm kim tiêm dùng một lần. Nhưng khi bạn không thể có được loại bơm kim tiêm này, bạn có thể dùng lại bơm tiêm thuỷ tinh và kim đế kim loại. Tuy nhiên, sau mỗi lần tiêm chích, bạn phải rửa sạch bơm và kim tiêm với nước ấm và xà phòng bột, tráng rửa sạch rồi luộc sôi ít nhất 20 phút.
b. Uống thuốc
Cho dù là bạn đang điều trị một bệnh, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội hay đang điều trị đặc hiệu, điều quan trọng là bạn phải uống thuốc đầy đủ và đúng giờ. Tốt nhất là bạn hãy nhờ người thân nhắc nhở mình uống thuốc. Nếu bạn hay đi khỏi nhà, nên mang theo một vài liều thuốc với bạn để bạn có thể uống thuốc đúng giờ mặc dù không ở nhà.
c. Vời người chăm sóc cho NCH có sử dụng ma tuý
Đối với bất cứ ai, phải thừa nhận người thân của mình dùng ma tuý và chưa thể cai được là một sự thật hết sức khó khăn. Tuy nhiên, người chăm sóc nên hiểu rằng từ bỏ ma tuý là một quá trình có thể rất dài và rất khó khăn. Trong khi NCH chưa từ bỏ được ma tuý, người chăm sóc cần giúp họ thực hiện các biện pháp giảm hại như không tiêm chích chung. Người chăm sóc đặc biệt chú ý đến việc giúp NCH uống thuốc đầy đủ và đúng giờ. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên thực hiện phương pháp quan sát trực tiếp trong theo dõi dùng thuốc với những người sử dụng ma tuý, tức là trực tiếp quan sát NCH uống thuốc




<tbody>

Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp




</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:25
<tbody>
Phụ nữ và HIV

</tbody>

Do đặc điểm cơ thể phụ nữ dễ bị nhiễm HIV qua đường tình dục hơn nam giới. Một khi đã mang HIV, ngoài các chú ý như đối với những người có H khác, phụ nữ còn cần quan tâm đến những vấn đề về kinh nguyệt, về đường sinh sản, vấn đề thai nghén và phòng lây nhiễm cho con.
Khi dịch HIV mới bùng nổ ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp được phát hiện nhiễm HIV đều là nam nhưng ngày càng nhiều trường hợp phụ nữ có HIV được phát hiện. Cho đến nay, trên 15% số trường hợp được phát hiện nhiễm HIV ở Việt Nam là phụ nữ. Dự kiến trong tương lai tỷ lệ này còn tăng cao hơn. Trên thế giới, gần một nửa số người nhiễm HIV là phụ nữ.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục của phụ nữ cao hơn nam giới, một khi đã có HIV thì tiến triển của HIV ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới và thuốc kháng virus cũng có tác dụng ở phụ nữ tương tự như ở nam giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ, HIV còn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khoẻ sinh sản. Bà mẹ mang thai có HIV có thể truyền sang cho con. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bà mẹ bị bệnh liên quan đến HIV có nguy cơ tử vong sớm hơn nếu cho con bú.
I. Kinh nguyệt
Những phụ nữ có CD4 dưới 200 có thể thấy một số rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, hoặc chậm/mất kinh mặc dù không có thai. Những hiện tượng này có thể do HIV phát triển làm thay đổi sự cân bằng về nội tiết hoặc do bị sút cân hoặc thiếu máu.
Dù vì lý do gì thì đây cũng là dấu hiệu là bệnh đang tiến triển và bạn nên cho BS biết.
Trên một số người, HIV có thể gây mãn kinh sớm. Các triệu chứng của mãn kinh bao gồm: kinh nguyệt thưa dần rồi ngưng hẳn, khô âm đạo, có những cơn nóng bừng mặt, giảm ham muốn tình dục, da khô và có các đốm đồi mồi trên da, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, tính tình thay đổi.
II. Lây truyền HIV từ mẹ sang con
Trong một số trường hợp, người mẹ bị nhiễm HIV truyền virus cho con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc khi cho con bú. Tuy nhiên, không phải tất cả những đứa trẻ do các bà mẹ nhiễm HIV sinh đều bị nhiễm. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con nếu không được điều trị dự phòng là khoảng dưới 30%. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho con:
· Lượng CD4 thấp.
· Mẹ vỡ ối (bể bọc nước) trước khi sinh từ 4 tiếng trở lên.
· Mẹ bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục và chưa điều trị khỏi.
· Mẹ sử dụng rượu và ma tuý trong thời gian mang thai.
· Sinh con đường âm đạo chứ không mổ đẻ (mổ bắt con) khi lượng virus trong máu cao, lượng CD4 thấp.
· Cho con bú mẹ.
Các biện pháp điều trị hiện có giúp giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống còn dưới 20%, thậm chí dưới 10%
Hiện nay tại các bệnh viện phụ sản lớn ở Việt Nam như bệnh viện Từ Dũ, bênh viện Trung ương Huế, Viện Bảo vệ Sức Khoẻ Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh (bệnh viện C), bệnh viện Phụ sản Hải phòng và nhiều khoa sản bệnh viện đa khoa tình đã có thuốc điều trị dự phòng miễn phí cho các trường hợp bà mẹ bị nhiễm HIV.
Các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV nên tìm đến các cơ sở y tế kể trên để được tu vấn và điều trị dự phòng, giảm nguy cơ lây truyền virus cho con.
Do HIV có trong sữa mẹ nên các bà mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú sữa mẹ.
Một bà mẹ mang thai có HIV nên:
· Đến một trong các bệnh viện kể trên để được tư vấn và điều trị dự phòng miễn phí, nhằm làm giảm nguy cơ lan truyền virus cho con.
· Ăn uống nhiều, đủ chất để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và con.
· Không cho con bú sữa mẹ mà cho ăn bằng sữa bột và các thức ăn phù hợp khác. Bạn nên hỏi ý kiến cán bộ y tế để biết loại thức ăn phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ.
Mặc dù phần lớn con của các bà mẹ có HIV ngay sau khi sinh đều cho kết quả xét nghiệm dương tính, điều đó không có nghĩa là các cháu này đều bị nhiễm HIV.




<tbody>

Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp

</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:26
<tbody>
Trẻ em và HIV

</tbody>

Trẻ em có HIV thường chuyển sang giai đoạn AIDS nhanh hơn người lớn. Các trẻ nghi ngờ có HIV cần được uống Cotrimoxazole ngay sau khi sinh cho đến khi xác định chắc chắn là không có HIV. Trẻ em có HIV không nên tiêm phòng lao hoặc uống phòng bại liệt.
I. Đặc điểm của nhiễm HIV ở trẻ em
So với người lớn, trẻ em có HIV thường có diễn biến bệnh nhanh hơn nhiều và nếu không được điều trị thì phần lớn các cháu sẽ bị bệnh rất nhanh và tử vong trong vòng vài năm.
Trẻ em có HIV có thể chậm lớn hơn và chậm dậy thì hơn những trẻ không có HIV.
Số lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Thông thường, lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Lượng CD4 trung bình ở trẻ 6 tháng tuổi là vào khoảng 3.000 tế bào, ở trẻ 1 tuổi là 1.500 và thường vào khoảng trên 1.000 ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi còn trẻ trên 6 tuổi có lượng CD4 gần tương đương với người lớn. Vì vậy, người ta thường phải sử dụng bảng đối chiếu CD4 để đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch ở từng độ tuổi, hoặc tính tỷ lệ tế bào CD4 trên tổng số tế bào bạch cầu (CD4%). Tỷ lệ này bình thường vào khoảng 40%. Khi tỷ lệ này giảm xuống dưới 20% thì cơ thể có nhiều khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội, như trong trường hợp CD4 của người lớn ở dưới 200 tế bào.
II. Thuốc kháng virus cho trẻ em
Việc phân giai đoạn nhiễm HIV ở trẻ em phức tạp hơn người lớn. Dự kiến đầu năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra khuyến nghị về việc phân chia giai đoạn cho trẻ em.
Nhìn chung, việc bắt đầu điều trị thuốc kháng virus cho trẻ em dựa trên 2 yếu tố, biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ CD4(CD4%). Khi trẻ có các bệnh lý nhiễm HIV nặng và có tỷ lệ CD4 từ 20% trở xuống, đặc biệt là dưới 15% thì trẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng virus.
Phần lớn các phác đồ thuốc kháng virus dùng cho người lớn đều dùng được cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý là Efavirenz (EFV, Sustiva) không được phép dùng cho trẻ em có cân nặng dưới 10kg hoặc dưới 3 tuổi.
Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em là theo cân nặng của trẻ. Hiện nay trên thế giới, nhiều loại thuốc kháng virus đã có dạng si-rô dành riêng cho trẻ em những ở Việt Nam hiện nay chưa có. Để khắc phục, một số bác sỹ đã dùng thuốc của người lớn, cắt ra để điều trị cho trẻ em. Đây là giải pháp tạm thời vì việc chia thuốc bằng phương pháp thủ công như vậy không đảm bảo liều dùng chính xác cho trẻ.
III. Một số điểm cần lưu tâm
1) Uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội
· tất cả trẻ em do các bàn mẹ có HIV sinh ra đều cần uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
· liều lượng: nửa (1/2) viên đơn (viên 480mg) cho trẻ dưới 10kg, một viên đơn cho trẻ từ 10-25/kg và một viên kép (960mg) cho trẻ trên 25kg.
· chỉ nên cho trẻ ngừng uống khi đã xác định chắc chắn là trẻ không nhiễm HIV và trẻ không bú mẹ, hoặc sau khi trẻ đã được điều trị bằng thuốc kháng virus và có dấu hiệu phục hồi tốt.

2)Tiêm phòng( chủng ngừa)

Nhìn chung việc tiêm phòng cho trẻ em có HIV là an toàn và cần thiết. Đặc biệt, một số bệnh như sởi và thuỷ đậu khi gây bệnh ở những trẻ có HIV có thể diễn biến rất nặng vì vậy nên tiêm phòng cho các em bé những bệnh này.
Vắc-xin thuỷ đậu hiện không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nhiều trung tâm y tế dự phòng của các thành phố lớn có loại vắc-xin này.
Tuy nhiên, có một số loại vắc-xin mà bản chất là virus vẫn còn sống mà bị làm yếu đi (vắc-xin giảm độc lực) thì không nên dùng cho trẻ có HIV hoặc nghi ngờ có HIV (ví dụ như con mới sinh của bà mẹ có HIV) để đề phòng trường hợp cơ thể các em quá yếu, không những không tạo được miễn dịch chống lại virus đó mà còn bị mắc bệnh ví dụ như vắc-xin tiêm phòng lao và vắc-xin uống phòng bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam hiện nay.






<tbody>

với trẻ có hoặc nghi ngờ có HIV không tiêm phòng (chủng ngừa) lao và không uống vắc-xin bại liệt.


</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:27
<tbody>
Dinh dưỡng

</tbody>


Hàng ngày NCH cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn người bình thường để chống lại virus. Tuy nhiên, NCH lại dễ bị ngộ độc thức ăn và nhiễm bệnh qua thức ăn hơn. Do vậy, NCH cần ăn nhiều gắp đối bình thường. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh và nhiều dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng của NCH là rất quan trọng vì cơ thể của bạn cần nhiều đạm (protein) và năng lượng hơn bình thường để chống đỡ với virus HIV, Các nghiên cứu đã cho thấy ngay từ giai đoạn đầu mới nhiễm HIV, cơ thể đã cần gấp đôi đạm và năng lượng so với trước khi nhiễm HIV. Mặt khác, do sức đề kháng của cơ thể NCH yếu hơn nên một lượng nhỏ mầm bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thức ăn. Thêm vào đó, do cơ thể yếu mệt, bị nhiễm trùng cơ hội hoặc do tác dụng phụ của các thuốc, NCH đôi khi chán ăn. Do tất cả những yếu tố trên, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn đối với NCH là rất quan trọng.
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ:
· Phòng giảm cân
· Phòng thiếu dinh dưỡng
· Đảm bảo đử dự trữ các chất dinh dưỡng
· Giảm nguy cơ nhiễm trùng
· Tăng cường hiệu quả điều trị
Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng
Để có thể ăn được nhiều, bạn nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hoá của mình. Không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...)
1) Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với NCH
· Đồ ăn chứa nhiều protein: thịt, tôm, cá, trứng, sữa, gan, các loại hạt đậu, đậu phụ, lạc, vừng (mè)
· Đồ ăn chứa nhiều năng lượng khoai tây, bánh mỳ, cơm, các loại đồ ăn ngọt (mía, bánh, kẹo, trái cây ngọt. nước uống có đường), các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát)
· Đồ ăn chứa nhiều vitamin: rau và trái cây các loại, trứng, sữa, gan.
NCH cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác bạn có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.
2) tỷ lệ các loại đồ ăn mà người có HIV nên sử dụng.
Tháp thực phẩm thể hiện tỷ lệ các loại lương thực, thực phẩm mà người có HIV nên ăn, uống
· Cần ăn nhiều nhất là các loại lương thực: cơm, bánh mì, khoai tây. Cần lưu ý là phở, bún, miến và phần lớn các loại mỳ hiện có tại Việt Nam đều chứa rất ít năng lượng. Trong trường hợp bạn cần ăn để lấy năng lượng thì không nên ăn các loại đồ ăn này goặc phải ăn cùng với các loại đồ ăn nhiều năng lượng như cơm, bánh mì, khoai tây.
· Kế đó là các loại rau và trái cây. Nên ăn các loại rau và trái cây khác nhau để có nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên, cần lưu ý là NCH không nên ăn các loại rau sống thừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.
· các loại thực phẩm nhiều đạm có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ và tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể nên cần được ăn thường xuyên. Các loại đó gồm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, vừng(mè), lạc. Một ngày một NCH nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.
· các loại gia vị. Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành. Những người có HIV ở Thái Lan thường được khuyên ăn nhiều tỏi để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các bạn cũng có thể áp dụng thử nếu thấy phù hợp.
Nếu bạn không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường, bạn nên dùng các loại đồ uống có nhiều ca-lo (năng lượng) như sữa và nước hoa quả pha đường. Bạn có thể uống thẳng từ cốc hoặc qua ống hút. Trong các loại sữa bột hiện nay đang có bán trên thị trường Việt Nam, Ensure là loại sữa được Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên dùng cho những người có HIV vì loại sữa này có chứa nhiều năng lượng.
Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hoá, bạn nên ăn các loại lương thực như cơm, bánh mì, hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.
Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra
· những người có HIV dễ bị nhiễm đường tiêu hoá. Do vậy cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng. Các loại thức ăn có trứng, thịt và hải sản như tôm, cá cần được nấu chín kỹ, các loại rau quả cần được rửa sạch. Nên ăn ngay sau khi nấu. Những đồ ăn, uống còn thừa hoặc để tủ lạnh, phải có lồng bàn để tránh ruồi và côn trùng. Trong trường hợp đó, thức ăn uống không thể để quá 6 giờ kể từ khi nấu.
· ngoài ra, một số người có thể dị ứng với một số loại đồ ăn, uống nhất định như sữa tươi, tôm, cá... Các biểu hiện của dị ứng có thể là ngứa, nổi cục trên da hoặc cũng có thể là đau bụng hoặc tiêu chảy. Trong những trường hợp đó bạn nên dùng loại thức ăn khác.





<tbody>

Yêu cầu về dinh dưỡng với NCH:
· Nhiều năng lượng
· Nhiều đạm
· An toàn
· Dễ ăn


</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:28
<tbody>
Dinh dưỡng

</tbody>


Hàng ngày NCH cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn người bình thường để chống lại virus. Tuy nhiên, NCH lại dễ bị ngộ độc thức ăn và nhiễm bệnh qua thức ăn hơn. Do vậy, NCH cần ăn nhiều gắp đối bình thường. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh và nhiều dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng của NCH là rất quan trọng vì cơ thể của bạn cần nhiều đạm (protein) và năng lượng hơn bình thường để chống đỡ với virus HIV, Các nghiên cứu đã cho thấy ngay từ giai đoạn đầu mới nhiễm HIV, cơ thể đã cần gấp đôi đạm và năng lượng so với trước khi nhiễm HIV. Mặt khác, do sức đề kháng của cơ thể NCH yếu hơn nên một lượng nhỏ mầm bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thức ăn. Thêm vào đó, do cơ thể yếu mệt, bị nhiễm trùng cơ hội hoặc do tác dụng phụ của các thuốc, NCH đôi khi chán ăn. Do tất cả những yếu tố trên, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn đối với NCH là rất quan trọng.
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ:
· Phòng giảm cân
· Phòng thiếu dinh dưỡng
· Đảm bảo đử dự trữ các chất dinh dưỡng
· Giảm nguy cơ nhiễm trùng
· Tăng cường hiệu quả điều trị
Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng
Để có thể ăn được nhiều, bạn nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hoá của mình. Không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...)
1) Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với NCH
· Đồ ăn chứa nhiều protein: thịt, tôm, cá, trứng, sữa, gan, các loại hạt đậu, đậu phụ, lạc, vừng (mè)
· Đồ ăn chứa nhiều năng lượng khoai tây, bánh mỳ, cơm, các loại đồ ăn ngọt (mía, bánh, kẹo, trái cây ngọt. nước uống có đường), các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát)
· Đồ ăn chứa nhiều vitamin: rau và trái cây các loại, trứng, sữa, gan.
NCH cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác bạn có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.
2) tỷ lệ các loại đồ ăn mà người có HIV nên sử dụng.
Tháp thực phẩm thể hiện tỷ lệ các loại lương thực, thực phẩm mà người có HIV nên ăn, uống
· Cần ăn nhiều nhất là các loại lương thực: cơm, bánh mì, khoai tây. Cần lưu ý là phở, bún, miến và phần lớn các loại mỳ hiện có tại Việt Nam đều chứa rất ít năng lượng. Trong trường hợp bạn cần ăn để lấy năng lượng thì không nên ăn các loại đồ ăn này goặc phải ăn cùng với các loại đồ ăn nhiều năng lượng như cơm, bánh mì, khoai tây.
· Kế đó là các loại rau và trái cây. Nên ăn các loại rau và trái cây khác nhau để có nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên, cần lưu ý là NCH không nên ăn các loại rau sống thừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.
· các loại thực phẩm nhiều đạm có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ và tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể nên cần được ăn thường xuyên. Các loại đó gồm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, vừng(mè), lạc. Một ngày một NCH nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.
· các loại gia vị. Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành. Những người có HIV ở Thái Lan thường được khuyên ăn nhiều tỏi để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các bạn cũng có thể áp dụng thử nếu thấy phù hợp.
Nếu bạn không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường, bạn nên dùng các loại đồ uống có nhiều ca-lo (năng lượng) như sữa và nước hoa quả pha đường. Bạn có thể uống thẳng từ cốc hoặc qua ống hút. Trong các loại sữa bột hiện nay đang có bán trên thị trường Việt Nam, Ensure là loại sữa được Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên dùng cho những người có HIV vì loại sữa này có chứa nhiều năng lượng.
Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hoá, bạn nên ăn các loại lương thực như cơm, bánh mì, hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.
Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra
· những người có HIV dễ bị nhiễm đường tiêu hoá. Do vậy cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng. Các loại thức ăn có trứng, thịt và hải sản như tôm, cá cần được nấu chín kỹ, các loại rau quả cần được rửa sạch. Nên ăn ngay sau khi nấu. Những đồ ăn, uống còn thừa hoặc để tủ lạnh, phải có lồng bàn để tránh ruồi và côn trùng. Trong trường hợp đó, thức ăn uống không thể để quá 6 giờ kể từ khi nấu.
· ngoài ra, một số người có thể dị ứng với một số loại đồ ăn, uống nhất định như sữa tươi, tôm, cá... Các biểu hiện của dị ứng có thể là ngứa, nổi cục trên da hoặc cũng có thể là đau bụng hoặc tiêu chảy. Trong những trường hợp đó bạn nên dùng loại thức ăn khác.





<tbody>

Yêu cầu về dinh dưỡng với NCH:
· Nhiều năng lượng
· Nhiều đạm
· An toàn
· Dễ ăn


</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:29
<tbody>
Triệu chứng thường gặp

</tbody>

NCH có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng do chính virus HIV hoặc do các nhiễm trùng cơ hội gây ra. Một số triệu chứng có thể điều trị tại nhà, một số triệu chứng báo hiệu các bệnh nguy hiểm cần được chuyển đến các bác sỹ chuyên khoa.
Các loại thuốc, dụng cụ cần có trong gia đình của người có HIV:
· Thuốc tím
· Bông gạc sạch
· Găng tay cao su dày, găng tay cao su mỏng hoặc túi ny-lon mỏng
· Thuốc mỡ kháng sinh (bất cứ loại thuốc mỡ kháng sinh thông thường nào, có thể là Tetracylin, Bactrim hoặc các loại khác).
I. Sốt/Đau đầu
Sốt và đau đầu có thể do bị một nhiễm trùng cơ hội, do nhiễm các loại siêu vi trùng thông thường hoặc do cảm cúm.
1) Chăm sóc tại nhà
͍ Mặc quần áo rộng, thoáng mát
͍ Uống nhiều nước (nước đun sôi, nước hoa quả, cháo, súp..)
͍ Dùng khăn thấm nước lạnh rồi lau toàn thân, đặc biệt là nách, khuỷu chân và bẹn
͍ Uống thuốc hạ sốt, giảm đau:
· Paracetamol 500mg, 1-2 viên, 4-6 giờ lần
· Một ngày không uống quá 8 viên.
2) Các bài thuốc nam để chữa các bệnh liên quan đến sốt/đau đầu
Cảm cúm thông thường:


Thể lạnh: Cảm giác sợ lạnh, đau đầu, không khát nước, không có mồ hôi






<tbody>

Bài 1:
· Lá tía tô 12g
· Hành hoa 08g
· gừng tươi 08g
· vỏ quít sao vàng 08g
lấy 2 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước uống 1 lần, ngày uống 2 lần.
Nếu có điều kiện thì cho thêm:
· Cam thảo đất 08g
· củ gấu (hương phụ) 12g

Bài 2 : Cháo chống lạnh


Nấu cháo gạo, khi cháo chín cho một nhánh gừng tưoi giã nhỏ và hành hoa thái nhỏ. Ăn nóng, có thể cho thêm 1-2 quả trứng gà + một ít tiêu, ớt.

Bài 3 : Nước gừng đường


Giã nát 3-4 nhánh gừng cỡ đầu ngón tay cái, Đun với 3-4 cốc nước trong vòng 5 phút. Cho đường vào và uống mỗi ngày 3 lần.


Bài 4 : Sã và gừng tươi


Thái nhỏ sã và gừng tươi và đun sôi với 3-4 cốc nước trong vòng 5 phút. Uống mỗi ngày 3 lần.

Bài 5 : Xông ( nếu người bệnh không ra mồ hôi thì xông )

Đun sôi một nồi nước sau đó cho 3-4 củ hành khô đập dập, mấy lá chanh, lá bưởi, lá cúc tần, vỏ quít, gừng, sã, lá khuynh diệp hoặc dầu gió. Đun sôi. Để ra ngoài. Để bệnh nhân ngồi cúi mặt xuống nồi rồi trùm chăn qua đầu để xông (hít hơi nước bốc lên từ nồi). Cách này sẽ giúp khỏi ngạt mũi, ra mồ hôi. Xông xong lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió. Cũng có thể pha thêm nước để tắm. Có thể làm cách này mỗi ngày 1-2 lần đến khi bệnh thấy dễ chịu (nhiều nhất là 4 ngày).

Châm bấm các huyệt:


Phong phù, Khúc trì, Phong trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Túc tam lý

</tbody>


Thể nóng: sợ gió, sốt nóng, có mồ hôi, khát nước, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng (biểu hiện của nhiệt





<tbody>

ِ Lá dâu 16g
ِ Lá hẹ 16g
ِ Kim ngân 16g
ِ củ sắn dây, lá sắn dây 16g
ِ cam thảo đất 12g
Đổ 3 bát nước, sắc còn hơn một bát thì cho thêm:
bạc hà 8g
kinh giới 8g
Đun sôi trong 5 phút rồi lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1-2 lần. Có thể uống trong 3 ngày.
Châm bấm các huyệt: Phong phú, Khúc trì, Phong trì, Phong môn, Hợp cốc, Ngoại quan, Túc tam lý


</tbody>
Đau đầu do cảm sốt thông thường



<tbody>

ِ Cúc phơi khô 10g
ِ củ gấu (hương phụ) sao vàng 12g
ِ bạc hà 8g
ِ Cây xấu hổ (trinh nữ) 12g
ِ Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống nóng


</tbody>







Đau đầu, cảm sốt do thiếu máu, mất ngủ, suy nhược thần kinh




<tbody>


Bài 1
ِ Dây lạc tiên 16g
ِ Là dấu non 16g
ِ Ngải cứu 08g
ِ Hạt tơ hồng xanh 16g
Sao thơm rồi đổ ba bát nước, Sắc còn một bát rồi uống.




Bài 2
lấy cành và lá cây xộp (Vương bất lưu hành) sắc lấy nước uống hằng ngày.
Châm bấm các huyệt:
Bách hội, Tứ thần thông, Tứ thần thuỷ, Đầu duy, Phong trì, Thái dương, Hành gian, Túc tam lý, Tam âm giao. Kích thích nhẹ đầu kim hoặc day huyệt

</tbody>

3. Khi nào cần đến khám bác sỹ
ِ Sốt không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà
ِ Sốt kèm theo ho và sụt cân
ِ Sốt kèm theo nôn (ói) vọt, co giật hoặc cổ cứng, mất tri giác, không tỉnh táo
ِ Sốt kèm vàng mắt, vàng da hoặc tiêu chảy
ِ Sốt ở phụ nữ có thai hoặc sản phụ
4. Ghi nhớ
ِ Không uống quá 8 viên Paracetamol một ngày
ِ Nếu chỉ bị đau đầu mà không sốt, cần tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:30
II. Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể do nhiễm trùng từ thức ăn hoặc nước, do nhiễm ký sinh trùng, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do quá căng thẳng.
1) chăm sóc tại nhà
có thể điều trị tiêu chảy tại nhà bằng cách uống nhiều nước theo chỉ dẫn dưới để bù lại lượng dịch bị mất do tiêu chảy và bằng cách cố gắng ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
ِ Bù lại lượng dịch đã mất do đi ngoài: uống một hoặc nhiều loại trong các loại dịch sau
§ Nước muối đường pha 2 thìa (muỗng) đường và ½ thìa muối trong 1 lít nước đã đun sôi.
§ Pha một gói Oresol (ORS) trong một lít nước đã đun sôi.
§ Nước cháo pha muối ( ½ thìa muối trong khoảng 1 lít nước cháo).
§ Uống dung dịch đó thay cho nước một cách thường xuyên hoặc uống 200ml sau mỗi lần đi ngoài (trẻ em uống 50-100ml mỗi lần).
§ Ăn thức ăn mềm, nấu chín và sạch như cháo, canh hoặc cơm nát (ướt). Tránh các loại thức ăn cứng, dai, quá ngọt, quá cay, quá béo, hoặc khó tiêu
§ Nếu tiêu chảy kèm theo đau bụng thì giảm đau bằng cách dùng một tầm chườm ấm hoặc một chai nước nóng cuốn trong khăn khô để chườm bụng
2) Các bài thuốc nam điều trị tiêu chảy:


Thể lạnh: không khát, đau bụng, phân lõng như nước





<tbody>

Bài 1:
§ gừng tươi nướng 08g
§ Riềng sao 12g
§ Củ sả 12g (sao)
§ Búp ổi 16g (sao)


Đổ 1-2 bát nước, đun sôi 5 phút cho thêm 1 thìa nhỏ đường chia nhiều lần uống trong ngày


Bài 2:
§ Cỏ phượng vĩ (xeo gà) 50g
§ Rễ sim 16g (sao vàng)
Sắc đặc uống 1-2 lần mỗi ngày

Bài 3: nước gừng
Đun một miếng gừng cỡ đầu ngón tay cái với một cốc nước trong 5 phút, cho thêm chanh và muối để uống.


</tbody>
b. thể nóng: khát nước, đau bụng, hậu môn nóng rát, phân khắm



<tbody>



Búp tre xanh 16g
Rau má 16g
Vỏ quít khô 08g
Bông mã đề 16g
Lá mơ 16g


Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia làm 2 lần uống trong ngày


</tbody>
c. tiêu chảy mãn tính



<tbody>

Trộn bột nghệ với mật ong rồi nặn thành các viên nhỏ. Uống 3-5 viên sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Viên nghệ mật ông cũng có bán ở các hiệu thuốc. Hoặc uống Beberin 10mg, người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20 viên, trẻ em tuỳ theo tuổi uống từ 1-10 viên/lần


</tbody>
3) khi nào cần đến bác sỹ


Điều trị tại nhà mà các triệu chứng không đỡ
Có sốt
Tiêu chảy ra nước liên tục
Phân có lẫn máu hoặc nhầy mũi, kèm theo đau bụng
Quá yếu
Nôn hoặc buồn nôn, hoặc không thể ăn hoặc uống.
Đau bụng dữ dội.

4) Chú ý
ِ Để đề phòng tiêu chảy cần lưu ý giữ vệ sinh:


Uống nước đã đun sôi, ăn thức ăn tươi, nấu chín và đậy kín. Không ăn các thức ăn đã để lâu hoặc bị ruồi nhặng đậu vào.
Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, khi làm thức ăn và trước khi ăn.

ِ Sau khi đi ngoài, nên rửa hậu môn sạch sẽ. Ngâm vào nước ấm pha muối sau đó lau khô và bôi kem dưỡng da.
ِ Tránh uống sữa trong khi đang bị tiêu chảy vì nó có thể gây triệu chứng nặng thêm hoặc gây đầy bụng.
ِ Dung dịch Oresol (ORS) đã pha thì phải uống hết trong ngày.
ِ Viên nghệ mật ong có bán ở các hiệu thuốc.
ِ Có thể mua gói bọt Oresol ở các hiệu thuốc, các trạm y tế.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:30
III. Một số triệu chứng ở miệng
Các triệu chứng thường gặp ở miệng là đau, ăn, nhai, nuốt khó khăn. Trong miệng hoặc họng có thể có các vết trắng, mụn rộp hoặc vết loét.
Nguyên nhân của các triệu chứng đó có thể là: đẹn miệng do nấm Cadida, mụn rộp do virus Herpes, bạch sản lưỡi, viêm lợi (nướu).


Chăm sóc tại nhà
Chăm sóc chung cho các triệu chứng ở miệng:

ِ Ăn thức ăn mềm, tránh đồ ăn cay hoặc quá nóng
ِ Nếu miệng bị đau, loét nhiều, nên nghiền loãng thức ăn và ăn bằng ống hút để thức ăn không dính vào các vết loét gây đau và lâu khỏi.
ِ Nếu miệng bị đau nhiều có thể ngậm nước đá lạnh để giảm đau.
ِ Luôn giữ cho miệng sạch để tránh bội nhiễm.
ِ Uống nhiều nước
ِ Ăn nhiều rau, ngũ cốc ví dụ như vừng(mè) quả đậu, gạo lức .... Và tỏi.


Nấm (đẹn)miệng

ِ Thường xuyên súc miệng và đánh răng bằng bàn chải mềm trước khi đi ngủ, buổi sáng và sau mỗi bữa ăn. Sau đó súc miệng bằng nước muối ( pha nửa thìa muối với một chén nước) hoặc nước chanh pha loãng.
ِ Lau miệng, lưỡi, lợi(nướu) bằng bông hoặc vải mềm sạch bằng một trong hai các nước sau:
· Nước muối loãng và ấm (1 thìa muối pha loãng với 1 lít nước)
· Rau ngót rửa thật sạch, tráng lại bằng nước chín, giã nát rồi vắt lấy nước
· Chuối xanh thái lát và luộc chín, lấy nước để lau
· Mật ong
ِ Bôi một trong các loại sau:
· Nghệ giã nhỏ và bôi sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ
· Thuốc tím (pha 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước) bôi 3-4 lần/ngày
có thể dùng bài thuốc nam như sau:



<tbody>

Lá hoặc rễ cây xạ can (rẽ quạt) 8g
Sài đất 20g
Rễ đậu chiều 8g
Cho 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một chén(ly) nhỏ.


</tbody>
có thể dùng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sỹ.


Loét do virus Herpes (nhiệt miệng) Có thể kèm theo sốt hoặc không và có thể kéo dài.

ِ Giữ vệ sinh miệng bằng cách thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng
ِ Bôi thuốc tím ngày 3-4 lần sau mỗi lần ăn và trước khi đi ngủ.
Bài thuốc loét do virus



<tbody>

ِ Hoàng đằng 12g
ِ Chi tú 12g
ِ Hoàng bá 12g
ِ Đại hoàng 4g



Sắc nước ngậm hoặc rửa hoặc có thể uống nếu loét nặng hoặc dùng lá dạ cầm nhai ngậm và nuốt nước

</tbody>


bạch sản lưỡi dạng lông

ِ Nhìn giống như nấm (đẹn) miệng nhưng không đâu, cạy không tróc.
ِ Không cần điều trị vì không ảnh hưởng đến ăn uống.
2. khi nào thì đến bác sỹ
ِ Bị đau dữ dội
ِ Không nuốt được.
ِ Có cảm giác bỏng rát, đâu sau xương ức là có thể bị nấm (đẹn) thực quản, cần được điều trị bằng thuốc chống nấm.
3. phòng ngừa
ِ Ăn đầy đủ dinh dưỡng
ِ Uống thêm các loại vitamin
ِ Súc miệng bằng nước muối ấm sau mỗi bữa ăn.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:30
IV. Một số triệu chứng ngoài da
Người có HIV thường có các triệu chứng ngoài da như phát ban ngứa, da khô, loét, vết thương chậm lành, nhọt hoặc áp-xe. Các triệu chứng này thường là mãn tính và rất khó điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, vẫn có thể đề phòng và xử trí để giảm bớt sự khó chịu.
Nguyên nhân của các triệu chứng này có thể là do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc virus Herpes, do phản ứng thuốc hoặc do nằm lâu.
1. Chăm sóc tại nhà
a) Da khô hoặc ngứa
ِ Làm mát da để giảm ngứa (đắp khăn ướt – chú ý khăn phải sạch để phòng nhiễm trùng da)
ِ Tránh để khô da. Bôi kem dưỡng da, vaseline, glycerin hoặc dầu ăn nếu cảm thấy da khô.
ِ Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông) hoặc bột giặt.
ِ Cố gắng hạn chế gãi.
ِ Cắt móng tay ngắn và giữ cho tay luôn sạch để tránh gây nhiễm trùng da khi gãi.
ِ Thuốc
· kem bôi da Calamine, bôi 2-3 lần/ngày
· uống thuốc giảm ngứa Chlorpheniramine, Promethazine (uống theo liều hướng dẫn)
ِ tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn trong khoảng nửa tiếng để làm giảm các nốt ban ở tay và chân.
các bài thuốc nam điều trị ngứa
dùng ngoài




<tbody>

ِ Nạo một củ nghệ già, trộn thêm một tí nước rồi đắp vào chỗ da bị ngứa hoặc khô
ِ Giã nát một nắm lá lạc tiên hoặc lá mần tưới, cho thêm một ít nước vào, vắt lấy nước rồi đáp hoặc bôi vào vùng da bị tổn thương. Cách này rất có tác dụng với các vết ban và các vùng da bị côn trùng đốt
ِ Giã nát lá trầu không, trộn với rượu rồi đắp vào vùng da bị tổn thương. Cách này đặt biệt hữu hiệu với các ban sần
ِ Lá và hoa khế đun nước tắm, tốt cho các trường hợp có ngứa và da khô.


</tbody>
uống



<tbody>

Bài 1:
ِ Lá đơn đỏ 12g
ِ Lá xấu hổ ( trinh nữ) 12g
ِ Lá cối xay 12g
Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, ngày uống 1-2 lần


Bài 2:
ِ Kim ngân 12g
ِ Hoa húng chó 12g
ِ Kinh giới 12g
Đổ 3 bát nước sắc xuống còn 1 bát uống 1 lần, ngày uống 1-2 lần

</tbody>

b) Vết thương chưa nhiễm trùng (chưa có biểu hiện sưng tấy hoặc có mủ)
ِ Hàng ngày rửa bằng nước muối pha loãng (pha 1 thìa muối trong 1 lít nước đã đun sôi) rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh (bất cứ loại thuốc mỡ kháng sinh nào)
ِ Dùng một miếng gạc sạch băng hờ lên vết thương, để tránh bị nhiễm vi trùng trong không khí và phòng lây lan khi tiếp xúc với người khác.
ِ Nếu vết thương ở chân: tránh đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, nên thỉnh thoảng để chân cao.
ِ Đắp gạc tắm nước muối ấm mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 20 phút
ِ Hoặc giã nát củ nghệ, trộn với nước đã đun sôi rồi bôi lên vết thương 3 lần mỗi ngày. Có thể thay bằng rau má giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương.
c) áp-xe và vết thương bị sưng nhưng vẫn còn kín, chưa bị vỡ mủ
Chườm bằng nước muối ấm trong vòng 20 phút, mỗi ngày 4 lần. Cách này có thể giúp làm khô ổ áp-xe. Khi đã vỡ mủ thì cần đến bác sỹ để được dùng thêm kháng sinh.
d) Vết thường bị nhiễm trùng và có ổ áp-xe
ِ Hàng ngày rửa sạch vết thương bằng nước muối pha loãng. Nếu có điều kiện, nên dùng nước oxy già để rửa sạch mủ. Nếu vết thương ở tay hoặc chân thì nên ngâm vào thuốc tím pha loãng (1 thìa nhỏ thuốc tím gentian pha với 4-5 lít nước). Trước khi băng vết thương bôi cồn i-ốt loãng hoặc thuốc tím gentian (pha 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước). Băng vết thương bằng gạc sạch. Thay băng mỗi ngày 1 lần. Nên tiêm phòng uốn ván.
ِ Khi có áp-xe nên đến khám bs ngay mà không cần chờ vỡ mủ, vì nếu không điều trị kịp thời gây nhiễm trùng huyết
thuốc nam:



<tbody>

Lá cây lô hội (cây lưỡi rồng): Chỉ dùng lớp keo bên trong lá. Rửa sạch chất nhựa màu vàng, cắt thành các lát mỏng và phủ lên vết thương. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại vết thương.


</tbody>
e) Các tổn thương ngoài da kéo dài hoặc vết loét
ِ Thái nhỏ quả lựu (để tươi hoặc khô), đun sôi. Dùng nước này để rửa chỗ đau.
ِ Đun một nắm lá me với 2-3 cốc nước trong vòng 15 phút và dùng nước đó để rửa vết thương mãn tính hoặc các ổ áp-xe. Cách này giúp vết thương mau lành.
ِ Đắp vết thương bằng lá lô hội như hướng dẫn ở trên.
f) Zona
ِ Mặc quần áo rộng, sạch, thoáng.
ِ Giữ vết thương khô, tránh sờ mó hay để đồ vật va chạm vào.
ِ Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng 3-4 lần mỗi ngày
ِ Bôi thuốc tím (pha loãng 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước) mỗi ngày 1 lần
ِ Bôi kem calamine mỗi ngày 2 lần để làm giảm ngứa, giảm đau và nhanh liền sẹo
ِ Nếu đau nhiều có thể uống thuốc giảm đau thông thường như paracetamol. Có thể dùng thêm thuốc an thần, gây ngủ vào buổi tối.
ِ Không ăn lạc (đậu phọng) hoặc thức ăn nào có lạc vì lạc có thể làm tăng triệu chứng.
g) loét do nằm lâu
Loét do nằm lâu thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với giường trong trường hợp dinh dưỡng kém và người bệnh không tự xoay trở được. Các vùng hay bị loét bao gồm: mông, lưng, hông, cùi chỏ và bàn chân.
Khi bị loét, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị.
Để đề phòng loét, có thể áp dụng các biện pháp sau:
ِ Giữ cho thân thể người bệnh luôn sạch sẽ.
ِ Để bệnh nhân nằm lên đệm mềm.
ِ Giữ cho giường và tấm trải luôn sạch và khô.
ِ Thường xuyên xoay bệnh nhân sang các tư thế khác nhau, lâu nhất là 2 giờ mỗi lần.
ِ Lót đệm vào các vùng da dễ bị loét như đã nêu trên.
ِ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn đầy đủ các chất trong đó có các loại vitamin.
ِ Ngoài ra có thể dùng bột thạch cao nung để xoa thường xuyên. Tại vùng loét hàng ngày lau rửa bằng bông mềm và nước muối pha loãng, sau đó thấm khô bằng bông sạch. Nếu có điều kiện có thể dùng cao sinh cơ để đắp.
h) Ung thư Kaposi
ِ Trên da, trong miệng có các đốm màu nâu hoặc tím, kèm theo có hạch to và không đau.
ِ Cần đưa đến bác sỹ để điều trị.
2. khi nào thì phải đến bác sỹ?
ِ Nếu vùng da bị thương hoặc da xung quanh đỏ, sưng lên và bệnh nhân bị sốt
ِ Khi có nhiều vết thương hoặc nhiều ổ áp-xe
ِ Nếu vùng da bị thương có mùi khó chịu, chảy máu hoặc chuyển sang màu đen
ِ Nếu vết thương đau
ِ Nếu bị thương ở mặt
ِ Nếu vết ban xuất hiện dọc theo chân, tay hoặc trên mặt sau khi dùng thuốc
3. ghi chú
ِ Để đề phòng bội nhiễm, mỗi khi bị côn trùng cắn hoặc bị trầy xước dù là nhỏ, cần rửa sạch bằng nước muối loãng rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh.
ِ Uống paracetamol 500mg, mỗi lần 1-2 viên, 4-6 giờ một lần để giảm đau.
ِ Ăn các, đậu phụ, giá đỗ, tỏi và vitamin b các loại để tăng cường dinh dưỡng cho da.
ِ Trong trường hợp người có hiv có vết thương rách da hoặc đã vỡ mủ mà cần đến sự hổ trợ của người khác thì người chăm sóc cần đi găng tay cao su không bị thủng hoặc lồng tay vào trong 2 lần túi ny-lon sạch, không bị thủng để đề phòng lây nhiễm.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:31
<tbody>
V. Ho và khó thở
Ho, khó thở thường, do bị cảm cúm, hen, lao hoặc viêm phế quản, viêm phổi hoặc do bệnh tim mạch.
1. Chăm sóc tại nhà
a) Ho có đờm
ِ Uống nước chanh pha muối, hoặc trà với đường.
ِ Uống các thuốc ho long đờm dạng si-rô.
ِ Ăn tỏi sống, hành và hạt hướng dương.
ِ Thường xuyên uống từng ngụm nhỏ nước ấm, nước gừng pha với đường, nước húng chó, nước tỏi hoặc nước rau má.
ِ Mát-xa vùng lưng, khum lòng bàn tay vỗ vào phần lưng phía trên của người bệnh để làm long đờm.
b) Ho khan.
ِ Uống nước chanh muối, trà đường.
ِ Giã gừng hoặc tiêu xanh, pha lẫn với nước chanh và muối. Ngậm thường xuyên hoặc súc họng.
Dùng bài thuốc nam sau:




<tbody>

ِ Vỏ trắng rễ dâu (tang bạch bì) 12g
ِ Lá chanh 16g
ِ Cúc hoa (hoa cúc phơi khô) 8g


ِ Củ mạch môn 12g
ِ Bạc hà 8g
Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống nhiều lần, ngậm ở cổ họng có tác dụng giảm ho tốt.


</tbody>

Nếu được chẩn đoán là lao
ِ Bệnh nhân cần uống thuốc lao thường xuyên theo chỉ định của bác sỹ.
ِ Người chăm sóc cần cẩn thận để tránh lây bệnh.
Bài thuốc giải độc lao:
ِ Phần lớn các thuốc điều trị lao thải trừ qua gan và có thể gây ngộ độc cho gan dẫn đến tổn thương chức năng gan. Để đề phòng những tổn thương này có thể dùng bài thuốc nam sau đây. Bài thuốc này rất đơn giản, rẻ tiền, có thể mua ở nhiều hàng thuốc nam hoặc hàng lá.




<tbody>

ِ Nhân trần : 30-50g
ِ Kim tiền thảo : 20-30g
ِ Xa tiền thảo (cây mã đề): 15-20g
Sắc uống hàng ngày thay cho nước uống.


</tbody>

ِ khi đã có triệu chứng vàng da thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị. Ngoài ra có thể kết hợp uống bài thuốc sau:




<tbody>

ِ Nhân trần: 20g
ِ Chi tử : 12g
ِ Đại hoàng: 04g
Sắc uống ngày 1 thang.


</tbody>

c) Khò khè hoặc thở gấp:
ِ Nằm đầu cao
ِ Ngồi xổm (chồm hổm), hai tay chống vào cằm
ِ Để thở tốt hơn có thể tập như sau: ngồi, hai tay đỡ cằm, chống khuỷu tay vào lòng, cúi người xuống phía trước.
ِ Cho uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất do thở nhanh và làm cho đờm loãng, dễ khạc ra.
ِ Nên thường xuyên có người ở bên cạnh để phát hiện kịp thời cơn khó thở nặng và cấp cứu.
d) Đau ngực.
Đau ngực có thể do ho nhiều mà cũng có thể do nguyên nhân khác. Nếu đau ngực do ho nhiều thì:
ِ Chườm ấm vùng bị đau
ِ Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol
2. Khi nào thì đến bác sỹ?
ِ Trẻ em dưới 5 tuổi
ِ Sốt cao đột ngột
ِ Đau ngực nhiều
ِ Có đờm màu xanh, vàng hoặc có máu
ِ Ho ra máu
ِ Ho kéo dài trên 3 tuần hoặc khạc ra máu kèm theo đau ngực
ِ Đau ngực và khó thở mà không đỡ sau khi điều trị tại nhà
ِ Thở gấp, tím tái, bệnh nhân mệt nhiều.
3. Dự phòng
ِ năng đi bộ, vận động
ِ tập thể dục mỗi buổi sáng khi không khí còn trong lành.
ِ với người phải nằm lâu: thường xuyên mát-xa, xoay trở thay đổi tư thế, vỗ lưng thường xuyên.
4. Ghi chú
ِ Để làm giảm triệu chứng cần thường xuyên thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm ngủ. Nên đi lại để cho long đờm và tăng trao đổi không khí trong phổi. Nên ở trong khu vực thoáng mát.
ِ Tránh uống thuốc giảm ho vào ban ngày vì thuốc giảm ho thường gây buồn ngủ và mệt.
ِ Tránh làm lây bệnh, che miệng khi ho, nhổ đờm vào một hộp hoặc khăn riêng rồi đốt hoặc chôn đi.
ِ Uống thuốc lao theo chỉ dẫn của bác sỹ. Dù có các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và đầy bụng vẫn không nên ngừng thuốc bởi vì ngưng thuốc sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, gây kho khăn cho điều trị về sau.









</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:31
VI. Buồn nôn, nôn (ói mửa)
Buồn nôn và nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp là bệnh dạ dày-ruột, ngộ độc thức ăn, bệnh não, căng thẳng, lo lắng, trầm uất. Nôn và buồn nôn cũng còn có thể do tác dụng phụ của thuốc. Nhiều người có HIV có thể bị nôn hoặc buồn nôn kéo dài mà không có nguyên nhân nào khác.
1. Chăm sóc tại nhà
ِ Ngừng không ăn uống trong vòng 1-2 giờ sau khi bị nôn/ói hoặc buồn nôn/muốn ói sau đó thì tập uống nước và ăn trở lại, bắt đầu bằng một lượng nước nhỏ và các thức ăn khô như bánh mì hoặc cơm.
ِ Chườm lạnh lên tráng để giúp thư giản.
ِ Hít thở không khí trong lành, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và buổi tối
ِ Uống thuốc chống nôn như dimenhydrinate. Uống 1 viên khi có triệu chứng, không nên uống quá 3 viên/ngày
ِ Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn hoặc nôn
ِ Người chăm sóc nên giúp người có hiv cảm thấy thư giản và thoải mái
Thuốc Nam




<tbody>

Uống nước gừng, nước húng chó hoặc lá dâu
Có thể dùng bài thuốc sau:
ِ Gừng tươi 12g
ِ Vỏ quýt 08g
ِ Cúc hoa(hoa cúc phơi khô) 12g
ِ Gạo rang 12g

Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát uống 2 lần/ngày


</tbody>

2. Lưu ý
Nếu buồn nôn, nôn do ngộ độc thức ăn tuyệt đối không dùng thuốc chống nôn(ngược lại phải gây nôn cho bệnh nhân nôn ra thức ăn nhiễm trùng hoặc nhiễm độc) mà phải cho bệnh nhân uống ORS hoặc nặng hơn phải truyền dịch.
3. Ghi chú
ِ Tránh ăn trong khi đang nằm
ِ Các thuốc chống nôn có thể gây buồn ngủ
4. Khi nào thì cần đến bác sỹ?
ِ Nôn quá nhiều hoặc không thể ăn được mặc dù làm hết cách
ِ Miệng khô, da khô do nôn nhiều
ِ Nôn kèm theo đau bụng hoặc sốt
ِ Nôn ra chất sậm màu, mùi thối
ِ Nôn ra máu
5. Phòng ngừa
ِ Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị hoặc nặng mùi
ِ Tránh mất nhiều nước do tiêu chảy dẫn đến nôn do rồi loạn điện giải
ِ Vệ sinh răng miệng, thật tốt, đánh răng trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:32
VII. Đau cơ/khớp
Trong suốt quá trình bị bệnh, người có HIV có thể bị đau cơ hoặc đau khớp bất cứ lúc nào. Nằm yên một chỗ và ít cử động sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dẫn đến đau khớp và đau cơ. Làm giảm triệu chứng đau sẽ làm cho người có HIV cảm thấy dễ chịu hơn.
Chăm sóc tại nhà
ِ Uống thuốc giảm đau
ِ Bôi dầu cao để làm giảm đau cơ
ِ Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân và lưng của người có hiv. Người xoa bóp cần xoa tay bằng phấn rôm hoặc kem bôi da trước khi xoa bóp cho người bệnh để cho tay trơn và ấm, tránh làm tổn thương da của người bệnh.
ِ Xoa nhẹ nhàng tay và chân người bệnh bằng cả hai lòng bàn tay, bắt đầu từ cánh tay cho đến đầu các ngón tay và từ đùi đến ngón chân. Xoa lại như trên, mạnh hơn một chút, hết tay rồi đến chân nhiều lần cho đến khi sờ vào cảm thấy da ấm hơn
ِ Di động các khớp sau: các khớp ngón tay, ngón chân và khuỷu tay. Gấp khuỷu tay, nâng cao ngang vai rồi duỗi tay ra, nâng toàn bộ tay lên rồi xuống. Gấp gối và gấp đùi vào bụng nếu người bệnh không tự tập thể dục được.
ِ Chỉ xoa bóp các vùng cơ, hỏi người có hiv xem có đau không. Nhẹ nhàng dò tìm các điểm đau rồi dùng ngón cái hoặc một vật nóng ấn vào điểm đau ở mức độ người bệnh có thể chịu được, đếm từ 1 đến 5 rồi thả ra.
ِ Nếu người bệnh bị đau cổ tay, cổ chân hoặc đau cơ, xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau bằng một miếng gạc nóng bọc các loại thuốc nam (ví dụ như riềng và muối bọc trong một tấm vải, hoặc nghệ và gừng). Hấp gói này trước khi xoa để các vị thuốc có thể tiết ra.
Bài thuốc: đau đầu gối



<tbody>

ِ Đơn gối hạc 30g
ِ Phòng kỳ
ِ Tô mộc
ِ Mộc thông


ِ Thổ phục
ِ Huyền sâm
ِ Huyết giác
ِ Hoàng đằng
mỗi thứ đều 15 gam, sắc uống






</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:32
VIII. Chán ăn
Căng thẳng, lo lắng hay trầm cảm đều có thể gây nên tình trạng chán ăn. Chán ăn cũng còn có thể do bị nhiễm trùng cơ hội.
1. Chăm sóc tại nhà
a. khuyến khích ăn
ِ Ăn từng ít một và ăn nhiều lần
ِ Ăn cùng với những người khác. Ăn khi thức ăn còn ấm có thể làm cho ăn ngon miệng hơn.
ِ Giữ sạch miệng bằng cách đánh răng, thường xuyên hoặc súc miệng bằng nước muối (1/2 thìa muối pha trong 1 chén nước) sau khi ăn. Uống liên tục từng ngụm nhỏ các loại nước có nhiều năng lượng như nước hoa quả pha đường
ِ Ăn uống một số vị thuốc nam để làm cho ngon miệng hơn ví dụ gừng, hành khô, cần tây, củ cải, vỏ quít, quế, mướp đắng (khổ qua) hoặc lá vông nem.
ِ Nấu cháo hạt sen với củ mài(hoài sơn) hoặc hạt ý dĩ.
ِ Uống các loại vitamin như là vitamin tổng hợp hoặc vitamin b tổng hợp để làm cho ngon miệng hơn. Uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2-3 lần.
b. Điều trị các nguyên nhân gây ra chán ăn
ِ Người chăm sóc cần giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
2. khi nào cần đến bác sỹ?
Nếu người bệnh không thể ăn được gì vì tình trạng này có thể đẫn đến suy dinh dưỡng hoặc sút cân nhanh.
3. ghi chú
Nếu bệnh nhân không thể ăn nhiều một lúc thì cố gắng ăn ít một và ăn nhiều lần để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bài thuốc “Sâm Linh Bạch truật tán”



<tbody>

ِ Đẳng sâm 16g
ِ Bạch truật 12g
ِ Phục linh 12g
ِ Cam thảo 12g
ِ Hoài sơn 12g


ِ Biến dâu 12g
ِ Liên nhục 12g
ِ Ý dĩ 12g

Sắc uống ngày 1 thang.





</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:32
IX. mệt mỏi/mất ngủ
Tình trạng mệt mỏi hay mất ngủ đều có thể do thiếu máu, bệnh tim, hen hoặc do nhiễm trùng cơ hội, Lo lắng hoặc ít nghỉ ngơi cũng có thể gây nên triệu chứng này.


chăm sóc tại nhà

ِ Nghỉ ngơi
ِ Người chăm sóc cần giúp người bệnh cảm thấy thư giản và thoải mái.
Uống các loại thuốc nam giúp ngủ dễ như sau:



<tbody>
Bài 1
ِ Dây lạc tiên 16g
ِ Cây xấu hổ ( trinh nữ) 16g


ِ Lá vông khô 16g
ِ Lá dâu khô 16g



Các vị trên sao thơm, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Nếu uống vào buổi sáng gây buồn ngủ thì có thể uống vào buổi chiều, 30 phút sau bữa ăn tối

</tbody>




<tbody>
Bài 2
ِ Củ bình vôi (thái mỏng, sao vàng) 06g
ِ Tâm sen (sao vàng) 06g
ِ Chè vàng (sao vàng) 06g
Cho vào ấm rồi cho nước sôi vào như uống trà.


</tbody>
2. khi nào cần đến bác sỹ ?
ِ Nếu tình trạng yếu mệt kéo dài hoặc nặng thêm
ِ Quá căng thẳng hoặc mất ngủ kéo dài


ghi chú

Chỉ nên dùng thuốc an thần, gây ngủ theo đơn của bác sỹ.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:33
X. một số triệu chứng tại bộ phận sinh dục
1. chăm sóc tại nhà
a) mụn rộp
ِ Phần lớn là do virus Herpes.
ِ Tại nhà: pha 1 thìa (muỗng) muối trong nửa lít nước sạch rồi rửa bộ phận sinh dục. Sau đó thấm khô, thoa bột tale (phấn rôm của em bé) hoặc bôi thuốc Calamine.
ِ Chú ý không để các mụn bị dập nát, giữ bộ phận sinh dục khô và thoáng, không nên mặc đồ lót hoặc đồ lót quá chật.
b) Nấm Candida
Phụ nữ
ِ Ra nhiều khí hư (huyết trắng) như sữa, bộ phận sinh dục sưng đỏ, đau và rất ngứa.
ِ Tại nhà : pha 1 thìa thuốc tím gentian trong nửa lít nước (tương đương nồng độ 2%), bôi vào bộ phận sinh dục ngoài mỗi ngày một lần trong 3 ngày.
ِ Đặt thuốc nystatine hoặc clotrimazole 1-2 lần mỗi ngày trong 5-8 ngày.
Thuốc nam: Thuốc ngâm rửa




<tbody>

Bài 1:
Lá nhội (1kg), phèn chua (50g) đổ 3 bát nước đun sôi 15 phút, dùng bơm kim tiêm nhựa bơm thuốc vào âm đạo, rửa ngày 2 lần.


Bài 2:
khổ sâm (1kg) sắc đặc, dùng kim tiêm nhựa bơm thuốc vào âm đạo rửa ngày 2 lần

</tbody>

Nam giới
ِ Rãnh da quy đầu đau, đỏ, ngứa, tiết ra dịch màu vàng.
ِ Tại nhà: pha nước muối theo tỷ lệ nửa thìa (muỗng) muối pha trong 1 lít nước rồi ngâm quy đầu trong 5 phút, mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc bôi thuốc tím gentian 2% (1 thìa pha trong nửa lít nước).
ِ Thuốc nam ngâm rửa như của phụ nữ.
1. Khi nào cần đến bác sỹ chuyên khoa
ِ Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
ِ Đi tiểu khô
ِ Phụ nữ đau bụng dưới, kèm sốt
ِ Kinh nguyệt thất thường
ِ Mụn rộp hoặc nấm Candida sau khi điều trị như trên mà vẫn không đỡ.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:33
<tbody>
XI co giật
Co giật là biểu hiện rối loạn chức năng của não, do viêm màng não do nấm, chấn thương não hoặc do di truyền, do sốt cao.


Chăm sóc tại nhà

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào nếu co giật do viêm màng não do nấm. Cơn co giật thường tự khỏi. Cần chăm sóc khi bệnh nhân bị co giật để đề phòng chấn thương .
Chăm sóc trong khi co giật
ِ đặt một miếng vải hoặc một vật mềm vào miệng để tránh cắn vào lưỡi.
ِ cần chú ý để người bệnh không bị va đụng hoặc bị ngã
ِ để người bệnh nằm sang một bên để dễ thở hơn và tránh trào ngược dớt dãi vào đường thở
ِ kê một gối dưới đầu bệnh nhân
ِ khi bệnh nhân lên cơn co giật, cần có người ở bên cạnh bệnh nhân
ِ nếu có sốt cao, nhanh chóng hạ nhiệt độ
Chăm sóc sau khi co giật
ِ an ủi và nói cho bệnh nhân biết về cơn co giật để giúp bệnh nhân tỉnh nhanh hơn
ِ để bệnh nhân nghỉ ngơi cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn
2. khi nào cần đến bác sỹ
ِ Khi bệnh nhân lên cơn co giật liên tiếp hoặc bị bất tỉnh
ِ Khi cơn co giật kéo dài trên 15 phút


Chú ý

ِ Không cho vật cứng hoặc thìa để mở miệng bệnh nhân vì có thể làm cho bệnh nhân bị thương ở miệng
ِ Không trói hoặc cố gắng chống lại người đang bị co giật
ِ Không cho ăn trong khi đang co giật hoặc ngay sau khi co giật vì có thể gây sặc
ِ Căng thẳng hoặc mất ngủ có thể làm cho bệnh nhân bị co giật hoặc bị co giật nặng hơn

</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:33
XII. Mất thị lực
Mất thị lực do virus Cytomegalo (CMV) thường gặp ở những người hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Ban đầu người bệnh có thể có những bất thường về nhìn, ví dụ như nhìn thấy các điểm đen trôi nổi.
1. chăm sóc tại nhà
Mất thị lực ở người có HIV do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, không giống như các dạng mất thị lực khác mà ở dạng cấp tính, thường dẫn đến mất thị lực nhanh do nhiễm CMV ở võng mạc.
Chăm sóc tại nhà để đề phòng mất thị lực
ِ Giữ gìn sức khoẽ để duy trì hệ thống miễn dịch của cơ thể
ِ Khi có biểu hiện bất thường về thị lực cần đến khám bác sỹ ngay
2. Khi nào cần đến khám bác sỹ ?
ِ Ngay sau khi thấy mất thị lực, nhìn kém hoặc thường xuyên thấy các điểm đen trôi nổi
3. Ghi nhớ
ِ Nếu không điều trị đúng cách và nhanh chóng, nhiễm CMV có thể gây mù
ِ Các thuốc điều trị mất thị lực có thể có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, sốt... Cần đến bác sỹ ngay khi có các triệu chứng này.
ِ Ăn các loại thức ăn sau: cá, thịt gà, đậu phụ, giá đỗ và tỏi để tăng cường hệ thống miễn dịch

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:34
XIII. thuốc nam tăng cường miễn dịch
Một số chuyên gia về y học dân tộc thường sử dụng các vị thuốc dưới đây khi muốn tăng cường khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Các vị thuốc này rất ít tác dụng phụ và rất dễ sử dụng. Bạn có thể sắc uống hàng ngày thay cho nước. Bạn có thể dùng thử trong một thời gian nếu bạn muốn.
Bài “Hoàng kỳ cam thảo thang” gồm:



<tbody>

Hoàng kỳ 5gam
Cam thảo 6gam
Hoặc dùng bất cứ vị nào trong số các vị thuốc có tác dụng tăng cường và điều hoà miễn dịch như: Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Xuyên qui, Linh chi, Đông trùng hạ thảo.



</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:34
XIV Đau ở người có HIV
Đau là một triệu chứng rất thường gặp ở người có HIV, Đau ở người có HIV có thể do nhiễm trùng cơ hội, do bản thân virus HIV, do tác dụng phụ của điều trị hoặc do các nguyên nhân khác.
Một người bị đau thường nhăn mặt, đôi khi nghiến răng, không muốn nhìn người khác, co chân khi nằm hoặc kêu rên. Khi bị đau dữ dội, người bệnh có thể toát mồ hôi hoặc nhợt nhạt.


Chăm sóc tại nhà

Khi một người bị đau, trước hết cần xác định vị trí và mức độ đau, sau đó áp dụng như sau:
a) Mát xa và chườm
ِ Nếu đau khớp mà không bị thương và không sưng nóng, xoa bóp và chườm ấm
ِ Nếu đau do áp-xe hoặc tổn thương phần mềm: chườm lạnh
ِ Nếu đau ở bụng, có thể do co bóp bất thường của dạ dày và ruột. Giảm đau bằng cách dùng bàn tay ấm xoa vùng bụng theo vòng tròn quanh rốn. Cũng có thể giảm đau bằng chườm ấm.
b) Thuốc giảm đau
một số thuốc giảm đau thông dụng là : paracetamol, Ibuprophen, Acetaminophen, Aspirin.
loại thuốc giảm đau thông dụng, an toàn và rẽ nhất là paracetamol. Cho người bệnh uống 2 viên. Nếu bị đau trở lại thì có thể cho uống 2 viên khác nhưng cần cách lần uống thuốc giảm đau trước ít nhất là từ 4 tiếng đến 6 tiếng.
2. Các bài thuốc nam về giảm đau
a) Đau ở vùng cổ



<tbody>

Bài thuốc
Bột Bạch chi hoặc bột Xuyên khung (3g/1lần x 4 lần/ngày).
Châm cứu và bấm huyệt
Day và xoa bóp huyệt
Day và xoa bóp huyệt Phong phù, Đại truỳ.


</tbody>
b) Đau vùng vài cánh tay



<tbody>
Bài thuốc:
ِ Xuyên qui
ِ Xuyên khung
ِ Sinh địa
ِ Bạch thược
ِ Độc hoạt
ِ Hoàng kỳ
ِ Mộc qua
ِ Mộc thông

ِ Kinh giới
ِ Ngưu tất
mỗi vị 12gam
ِ Bạch chỉ
ِ Cam thảo
mỗi vị 6gam
Đem sắc uống ngày 1 thang.
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp day các huyệt Đại chuỳ, Kiên tinh, Kiên ngưng, Tý nhu, Khúc trì.


</tbody>
c) Đau vùng háng, mông, đùi



<tbody>

Bài thuốc

ِ Cẩu tích 30gam
ِ Ba kích 15gam
ِ Mộc qua 15gam
ِ Tục đoan 15gam
ِ Độc hoạt 15gam
ِ Hà thủ ô 15gam
ِ Kê huyết 15gam


ِ Sinh địa 15gam
ِ Đơn bì 10gam
ِ Hoàng kỳ 10gam
ِ Cam thảo 10gam

Sắc uống
Day và xoa bóp các huyệt

Giáp tích, Mệnh môn, Hoàn khiêu, Hỷ trung


</tbody>
3. Khi nào cần đến bác sỹ?
ِ Nếu cơn đau đột ngột và dữ dội, người bệnh vã mồ hôi hoặc rét run, nhợt nhạt, hoặc không tỉnh táo thì cần đến bác sỹ ngay. Hoặc:
ِ Khi các thuốc giảm đau thông thường không thể làm giảm đau được nữa thì cần đến bác sỹ để được kê đơn các loại thuốc giảm đau phù hợp hơn.
d) Lưu ý
ِ Khi bệnh tiến triển, một người có HIV sẽ thấy xuất hiện đau nhiều hơn và cần nhiều thuốc giảm đau hơn. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cố gắng áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản và uống các thuốc thông dụng. Như vậy, khi người bệnh thực sự cần các thuốc giảm đau mạnh hơn, các thuốc này mới có tác dụng.
ِ Người bệnh chỉ nên uống Aspirin sau bữa ăn. Uống Aspirin khi đói có thể gây loét dạ dầy.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:35
<tbody>
Điều trị
Dự phòng

</tbody>

NCH có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội, lượng CD4 dưới 200 hoặc tổng lượng Lymphô dưới 1.200 đều cần uống Cotrimoxazole mỗi ngày 960mg đề phòng viêm phổi và viêm não.
những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV cần được điều trị dự phòng ngay sau khi phơi nhiễm. Bà mẹ có HIV mang thai cần được điều trị dự phòng để giảm nguy cơ lây HIV cho con.
I. Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội
1. Lợi ích của điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội
Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội là sử dụng thuốc khi chưa mắc bệnh để ngăn ngừa vi trùng gây bệnh cho cơ thể.
Trên thế giới hiện đang nghiên cứu và sử dụng nhiều loại thuốc để dự phòng các loại nhiễm trùng cơ hội khác nhau. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, có hiệu quả cao nhất và rẻ tiền nhất hiện nay là Cotrimoxazole (các tên khác có thể là Bactrim, Cotrim, Biseptol...) Giá một tháng điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole mỗi tháng chỉ ở mức khoảng 10.000$(VND). Thuốc này tránh cho cơ thể mắc viêm phổi do P. Carinii là loại viêm phổi hay gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người có HIV. Nếu sử dụng liều kép (960mg), Cotrimoxazole còn giúp dự phòng nhiễm Toxoplasma là loại vi sinh vật gây nên viêm não, viêm phổi và tổn thương ở mắt
2. Khi nào bắt đầu uống Cotrimoxazole ?
Nên bắt đầu sử dụng Cotrimoxazole khi có một trong các dấu hiệu sau đây là các dấu hiệu chỉ điểm cho thấy sức đề kháng của cơ thể đã giảm ở mức dễ mắc bệnh:
͍ Sút trên 10% trọng lượng cơ thể mà không xác định được nguyên nhân nào khác
͍ Đã từng bị nấm miệng hoặc nấm thực quản, lao, tiêu chảy mãn tính
͍ Chẩn đoán lâm sàng là đã sang giai đoạn AIDS
͍ CD4 dưới 200 hoặc tổng lượng lympho dưới 1.200
Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng vớ Cotrimoxazole. Vì vậy cần đến gặp bác sỹ trước khi quyết định sử dụng thuốc, và đến bác sỹ khi có các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc. Những người dị ứng nặng với Cotrimoxazole có thể dùng Dapsone thay thế.
3. Khi nào thì ngừng uống Cotrimoxazole?
Thường có 3 tình huống mà bạn cần ngừng uống Cotrimoxazole tạm thời hoặc vĩnh viễn.
͍ Ngừng vĩnh viễn: nếu bạn bị dị ứng nặng với Cotrimoxazole và bác sỹ yêu cầu bạn không uống loại thuốc này.
͍ Ngừng tạm thời:
· nếu bạn điều trị một bệnh khác và loại thuốc ấy có tác dụng chéo nguy hiểm đối với Cotrimoxazole mà bác sỹ yêu cầu bạn tạm dừng. Khi đó bạn tạm dừng Cotrimoxazole và uống lại sau khi đã kết thúc điều trị bằng thuốc kia.
· trong trường hợp bạn dùng thuốc kháng virus, bạn vẫn nên tiếp tục uống Cotrimoxazole cho đến khi lượng CD4 của bạn đã tăng trên 200 và ổn định trong 6 tháng

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:35
II. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM TỪ MẸ SANG CON

Khi người mẹ mang thai mà có HIV thì điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus sẽ làm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con giảm chỉ còn dưới 10%. Điều trị dự phòng bao gồm cho mẹ dùng thuốc trong khi mang thai và/ hoặc trong khi sinh nở và cho con dùng thuốc trong những tuần đầu. Thuốc này sẽ làm cho lượng virus trong máu của mẹ còn rất ít do vậy bào thai trong tử cung cũng như em bé trong lúc được sinh ra sẽ phải tiếp xúc với lượng virus thấp hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra thuốc kháng virus trong máu của mẹ cũng có thể truyền cho thai nhi, giúp chống lại những con virus xâm nhập vào bào thai, khiến những con virus này khó có thể trụ lại trong cơ thể thai nhi. Việc cho con uống thuốc ngay sau khi sinh cũng có tác dụng tương tự như vậy.
Hiện có nhiều các điều trị dự phòng cho mẹ và con.
͍ Với các bà mẹ chưa cần điều trị thường xuyên bằng thuốc kháng virus mà phát hiện được tình trạng nhiễm HIV sớm trong quá trình mang thai thì tốt nhất là được điều trị dự phòng cả trong khi mang thai và khi sinh nở.
͍ Với các bà mẹ chỉ phát hiện nhiễm virus ngay trước khi sinh nở thì cần được điều trị dự phòng khi bắt đầu chuyển dạ hoặc 4 giờ trước khi mổ lấy thai.
͍ Với các bà mẹ đã được điều trị thường xuyên thì không cần phải điều trị dự phòng riêng.
͍ Với trẻ sau khi sinh cần được uống thuốc dự phòng trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh và có thể uống trong vài tuần, tuỳ theo từng phác đồ.
Bà mẹ có thai và gia đình cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa điều trị HIV/AIDS và các bệnh viện sản khoa lớn hoặc khoa sản bệnh viện tỉnh/thành phố để biết chi tiết về phác đồ điều trị cũng như chuẩn bị sẵn sàng thuốc điều trị cho mẹ và con.

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:38
III. Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là biện pháp nhằm chống lại sự tồn tại và phát triển của virus HIV trong cơ thể sau khi cơ thể đã tiếp xúc với virus (phơi nhiễm). Phần này dành để nói đến nguy cơ lây truyền HIV từ một NCH sang một người không có HIV.
Phơi nhiễm được chia ra thành hai loại: phơi nhiễm do nghề nghiệp (ví dụ cán bộ y tế tiếp xúc với máu và dịch của bệnh nhân), và phơi nhiễm không do nghề nghiệp (qua tiêm chích, quan hệ tình dục, không may bị tai nạn do bơm kim tiêm, dụng cụ rạch ra...). Trong đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến phơi nhiễm không do nghề nghiệp.
ở Việt Nam hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm không do nghề nghiệp. Ở đây là tổng hợp từ hướng dẫn của nhiều nước và nhiều tổ chức trên thế giới.
1. Phơi nhiễm nào là có nguy cơ?
Chúng ta có thể chia phơi nhiễm làm hai loại: hành vi không an toàn (tiêm chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su...), và tai nạn (bao cao su bị rách, thủng, giẫm phải kim tiêm có dính máu).
Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hành vi cụ thể, lượng virus có trong máu của đối tượng nguồn, có chảy máu hoặc có vết thương khi quan hệ tình dục không...
Nguy cơ cao:
͍ Tiêm chích chung với bất kỳ ai có HIV hoặc nghi ngờ có HIV
͍ Nhận qua hệ tình dục đường hậu môn với bất kỳ ai có HIV
͍ Người cho vào trong quan hệ tình dục đường hậu môn với một người có CD4 thấp, hoặc có chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đường sinh dục.
͍ Quan hệ tình đường âm đạo (cả người cho vào và người nhận) với một người có lượng virus trong máu cao, hoặc có chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đường sinh dục, hoặc trong lúc hành kinh.
͍ Bị kim mà NCH đã dùng đâm xuyên sau qua da trong trường hợp kim to, chảy máu nhiều.
Có nguy cơ:
͍ Người cho vào trong quan hệ tình dục đường hậu môn.
͍ Quan hệ tình dục đường âm đạo (cả người cho vào và người nhận)
͍ Dùng chung dụng cụ phục vụ cho tiêm chích như dụng cụ pha thuốc hoặc ma tuý, lọc ma tuý hoặc nước rửa bơm kim tiêm.
͍ Bị kim tiêm của người có hiv đâm qua da.
͍ Bị máu, mủ, dịch âm đạo, tinh dịch, nước ối của nch bắn vào chỗ da bị thương hoặc vào mắt hoặc bị cắn.
2. Phải làm gì sau khi bị phơi nhiễm?
͍ Rửa sạch vùng bị phơi nhiễm (nếu có thể) bằng nhiều nước sạch và xà phòng (trừ mắt). Chú ý không bóp nặn máu trong trường hợp bị kim tiêm đâm vì điều đó không giúp loại trừ virus mà làm tổn hại thêm vùng bị thương.
͍ Với những người có nguy cơ cao, nên làm ngay xét nghiệm HIV để xem mình có bị nhiễm HIV từ trước không và điều trị dự phòng ngay bằng thuốc kháng virus. Thuốc điều trị dự phòng có tác dụng cao nhất nếu được uống trong vòng 24 giờ đến 72 giờ sau khi xẩy ra phơi nhiễm (1 đến 3 ngày đầu).
͍ Với những người có nguy cơ, cần cân nhắc giữa mức độ nguy cơ, lợi ích và những bất lợi của điều trị dự phòng để quyết định là có điều trị hay không.
͍ Loại thuốc có thể sử dụng: sử dụng phác đồ bậc 1 gồm 3 thuốc như điều trị cho NCH hoặc hai loại thuốc là AZT và 3TC (Zidovudine + Lamivudine) với liều lượng như điều trị cho NCH
͍ Dù sao bạn cũng nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể




<tbody>

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm HIV.
Cần điều trị trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm và uống thuốc trong 4 tuần






</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:38
Diễn biến của nhiễm HIV


Tổ chức Y tế thế giới đã phân chia diễn biến lâm sàng trên những NCH theo 4 giai đoạn như trong bảng dưới đây, nếu bệnh nhân có ít nhất một biểu hiện của giai đoạn nào thì bệnh nhân thuộc giai đoạn ấy.



<tbody>
Giai đoạn 1: Chưa có triệu chứng




Không có biểu hiện
Hạch Limpho lan toả




Giai đoạn 2: Bệnh nhẹ




Giảm dưới 10% trọng lượng cơ thể
Vết đau hoặc nứt quanh môi
Sẩn ngứa trên da kéo dài
Loét miệng tái phát nhiều lần
Zona (giời leo) trong vòng 5 năm trở lại đây
Viêm đường hô hấp trên tái phát nhiều lần (viêm xoang, viêm tai....)




Giai đoạn 3: Bệnh vừa




Giảm trên 10% trong lượng cơ thể
Nấm miệng hoặc bạch sản lưỡi dạng lông
Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng mà không rõ nguyên nhân
Sốt kéo dài (liên tục hoặc ngắt quãng) trên 1 tháng không rõ nguyên nhân
Viêm âm đạo do nấm kéo dài trên 1 tháng
Lao phổi trong 1 năm trở lại đây
Nhiễm vi khuẩn nặng như viêm phổi, viêm cơ....




Giai đoạn 4: Bệnh nặng




Hội chứng suy kiệt (bao gồm triệu chứng số 9 và số 11, hoặc số 9 và yếu mệt kéo dài kết hợp với triệu chứng số 12)
Viêm phổi do Pneumocystic (PCP)
Nhiễm toxoplasmosis ở não
Nhiễm Cryptosporidiosis đường ruột và tiêu chảy trên 1 tháng
Nhiễm Cryptosporidiosis ngoài phổi (ví dụ như viêm màng não)
Nhiễm virus Cytomegalo ở một cơ quan ngoài gan, lách và hạch Lympho (ví dụ như võng mạc)
Nhiễm virus Herpes ở da và niêm mạc (trên 1 tháng) hoặc nội tạng
Nấm thực quản
Lao ngoài phổi(ví dụ như lao hạch, lao màng bụng)
U bạch huyết
Ung thư cổ tử cung xâm lấn
Ung thư biểu mô Kaposi
Bệnh lý não do HIV (có các biểu hiện lâm sàng của tình trạng giảm tri giác và/hoặc chức năng vận động ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mà không giải thích được bằng bệnh lý nào khác).




</tbody>

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:40
<tbody>
Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại nhà các bệnh: về da, loét, ho và khó thở?








Trả lời:
Về da:
- Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, apxe,...
- Xử trí:
+ Tránh gãi, tránh làm xây xát da.
+ Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở.
+ Ăn nhiều hoa quả, uống vitamin C, vitamin B2, vitamin PP,...
Loét:
- Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét.
- Biện pháp dự phòng:
+ Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt.
+ Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
+ Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương. Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
+ Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
- Xử trí loét:
+ Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
+ Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.
+ Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...
- Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi: vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi, sốt và đau nhiều nơi tổn thương, nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.
Ho và khó thở:
- Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi.
- Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
- Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...).
- Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: Ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...

Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM


</tbody>
Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM (http://nch.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=222&iNS=5&LevelID=33&sLN=Hỏi đáp)

Tuanmecsedec
15-07-2013, 03:40
Cách chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại nhà các bệnh: sốt, tiêu chảy, sụt cân?

Trả lời:
Sốt
- Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C.
- Xử trí:
+ Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
+ Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
+ Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC.
+ Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:
+ Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt.
+ Sốt dai dẳng.
+ Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
+ Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.
Tiêu chảy
- Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ).
- Xử trí:
+ Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
+ Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
+ Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
- Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:
+ Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được.
+ Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi.
+ Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh.
+ Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân.
Sụt cân
- Sụt cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.
- Xử trí:
+ Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị.
+ Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.
+ Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.



Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM

songchungvoi_HIV
08-01-2014, 21:59
Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nhà (http://www.vnpplus.com/nhung-dieu-can-biet/239-cham-soc-benh-nhan-tai-nha)



Chẩn đoán HIV/AIDS
1. Nhóm triệu chứng chính:


Sụt cân trên 10% cân nặng
Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
Sốt kéo dài trên 1 tháng

2. Nhóm triệu chứng phụ:


Ho dai dẳng trên 1 tháng
Ban đỏ, ngứa da toàn thân
Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes)
Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại
Nhiễm nấm tưa ở hầu, họng kéo dài hay tái phát
Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên thân thể (không kể hạch bẹn) kéo dài hơn 3 tháng

Chẩn đoán: khi có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch,...


Điều trị HIV/AIDS
Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh.1.Điều trị bằng thuốc:


Thuốc chống virus: có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm sự sinh sản của HIV và/hoặc không cho HIV xâm nhập vào các tế bào. Các thuốc như: AZT, DDI, DDC,...
Thuốc điều hoà miễn dịch: giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,...
Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.

2. Trị liệu bổ sung:


Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ
Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,...

Dự phòng HIV/AIDS
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục


Sống chung thuỷ, một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi .
Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng, chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.

2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu


Máu và các chế phẩm truyền máu: chỉ nên truyền máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu đã xét nghiệm HIV.
Về tiêm chích, sử dụng các dụng cụ dây dính máu: hạn chế tiêm chích, dùng loại bơm tiêm sử dụng một lần. Các dụng cụ phẫu thuật phải khử trùng bằng nhiệt, khử trùng bằng hóa chất.
Tránh tiếp xúc trực tiếp các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
Nên dùng riêng các đồ dùng cá nhân: lưỡi dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
An toàn tình dục


Sống chung thuỷ, một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi.
Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng, chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.

Sốt
Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C Xử trí:

Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC
Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt
Sốt dai dẳng.
Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.

Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:Tiêu chảy
Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ).Xử trí:

Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được
Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi
Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh
Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân

Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:Sút cân
Sút cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.Xử trí:

Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị.
Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.
Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.

Những biểu hiện bất thường trên da
Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, ápxe,...Xử trí:

Tránh gãi, tránh làm xây xát da
Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở
Ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC, vitaminB2, vitaminPP,...

Loét
Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét.Biện pháp dự phòng:

Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt
Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương.
Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.

Xử trí loét:

Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...

Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi:


Vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi.
Sốt và đau nhiều nơi tổn thương
Nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.

Ho và khó thở
Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi.


Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...)

Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...

songchungvoi_HIV
08-01-2014, 22:12
Dấu hiệu cơ thể chuyển sang giai đoạn AIDS (http://www.vnpplus.com/nhung-dieu-can-biet/186-dau-hieu-co-the-chuyen-sang-giai-doan-aids)http://www.vnpplus.com/images/upload/6-12-2010_hiv.jpg




Những người đã xét nghiệm có kết quả dương tính với HIV cần biết những dấu hiệu đã chuyển sang bệnh AIDS để đến ngay cơ sở y tế nhằm nhận được hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ.

Những người bị nhiễm HIV được xem như đã chuyển sang giai đoạn bệnh AIDS khi người bệnh xuất hiện ít nhất 2 triệu chứng chính và 1 triệu chứng phụ:
Các nhóm triệu chứng chính gồm:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể;
- Sốt kéo dài trên 1 tháng;
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
Các nhóm triệu chứng phụ gồm:
- Ho kéo dài trên 1 tháng;
- Nhiễm nấm Candida ở hầu họng;
- Nổi ban đỏ và ngứa toàn thân;
- Nổi mụn rộp và dời leo tái phát;
- Nổi hạch nhiều nơi trên cơ thể.
Người bệnh nên đến cơ sở y tế khi nào?
Đối với những trường hợp đã được xác định bị nhiễm HIV, người bệnh phải đến khám ở các cơ sở y tế khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như:
- Tiêu chảy kéo dài trên 4 ngày;
- Đau bụng, đi đại tiện ra chất nhầy, có máu;
- Sốt cao hoặc sốt kéo dài;
- Đau ngực, khó thở, ho;
- Ho kéo dài trên 10 ngày;
- Ho ra máu hoặc đờm có máu;
- Có biểu hiện mất nước với triệu chứng khát nước, khô miệng, nước tiểu sẫm màu;
- Viêm nhiễm, mụn nhọt tổn thương các vùng da trên cơ thể;
- Loét miệng nặng, viêm mắt, viêm mi mắt;
- Vết thương có mùi hôi, chảy máu hoặc thâm đen;
- Ban đỏ xuất hiện sau khi dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus;
- Mệt mỏi nhiều, đau đầu hoặc thường xuyên chóng mặt;
- Mất ngủ dài ngày liên tục.
Đối với những trường hợp bị bệnh AIDS, phải được đăng ký điều trị tại các phòng khám bệnh ngoại trú. Một số người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus, một số trường hợp khác sẽ được điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Vì vậy tất cả bệnh nhân AIDS khi có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào đều phải đến khám ngay tại các phòng khám bệnh ngoại trú để được điều trị, tư vấn và giúp đỡ.

songchungvoi_HIV
21-01-2014, 12:56
Bệnh nhân HIV/AIDS cần điều trị ARV


“Biết mình bị nhiễm HIV, tôi rất hốt hoảng và hụt hẫng, nhưng sau khi bình tĩnh chấp nhận sự thật, tôi đã phối hợp cùng với bác sĩ chiến đấu với bệnh tật. Được điều trị ARV, tôi cảm nhận được sức khỏe của mình ổn định và có thể lao động, nuôi dạy con cái” - chị N.T.M (Cẩm Khê) cho biết.




Qua theo dõi và điều trị cho bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ và qua những lời chia sẻ chân thành của chị M, có thể khẳng định sức khỏe bệnh nhân AIDS có tiến triển rất tốt sau khi được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV). Nhiều bệnh nhân khi đến với phòng khám đã ở giai đoạn lâm sàng nặng, kèm theo các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao phổi, viêm màng não do nấm… nhưng khi được điều trị ARV kết hợp với thuốc kháng lao hoặc thuốc kháng nấm thì sau 2-3 tháng sức khỏe bệnh nhân hồi phục rất nhanh, ăn uống được, lên cân, sinh hoạt tốt hơn, lâm sàng luôn ổn định.

Thạc sỹ - Bác sỹ Hồ Quang Trung - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Cần lưu ý, khi một người nhiễm HIV thường kèm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhất là ở giai đoạn nặng, như mắc lao phổi, nhiễm trùng toàn thân… Vì vậy, điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS thường là điều trị kết hợp với các chuyên khoa khác. Ví dụ, người nhiễm HIV bị lao thì phải điều trị lao, sau đó mới điều trị ARV mới có hiệu quả.
Cũng theo Bác sỹ Hồ Quang Trung, thời gian để điều trị ARV cho người nhiễm HIV có khác nhau theo điều kiện của mỗi nước. Tại Mỹ và một số nước châu Âu, người có HIV (+) là được điều trị do sự cung ứng thuốc đủ, mặt khác khi điều trị sớm, người nhiễm HIV có thể giữ sức khỏe ổn định, lâu dài như người bình thường và còn có tác dụng là không lây bệnh cho gia đình, vợ con và cộng đồng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy: các cặp vợ chồng mà chỉ có 1 người có HIV (+) mà đã được điều trị ARV thì trên 98% là không có lây nhiễm chéo giữa hai người, vì vậy, điều trị là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV có hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế, người nhiễm HIV, xét nghiệm tế bào CD4 (tế bào miễn dịch), nếu dưới 350 tế bào/mm3 máu hoặc có giai đoạn lâm sàng tương đương giai đoạn 3, 4 thì được điều trị ARV. Tuy nhiên, việc xét chọn điều trị cũng căn cứ vào các trường hợp cụ thể ưu tiêu như trẻ em, người già, thanh niên chuẩn bị kết hôn, phụ nữ, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, người có bệnh mãn tính, người bị phơi nhiễm HIV nghề nghiệp...
Tuy thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn tình trạng nhiễm HIV, nhưng có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên của HIV trong cơ thể và mục đích của điều trị ARV là làm giảm tải lượng vi-rút HIV trong máu, vì vậy, sẽ làm tăng số lượng tế bào CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS, tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ lây truyền HIV.
Ở tỉnh ta, hiện có gần 600 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì, Trung tâm Y tế thị xã Phú Thọ, Trung tâm 05, 06 và trại giam Tân Lập. Với việc cung ứng thuốc như hiện nay, dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 1000 – 1200 người được điều trị ARV.
Một trong những thành công của cả Thế giới và Việt Nam trong cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS là thành công trong lĩnh vực chăm sóc người nhiễm HIV và điều trị bằng các thuốc kháng vi rut HIV (ARV). Với hiệu quả điều trị ARV, nhiễm trùng HIV không còn được xem như là một căn bệnh “chết người” như trước đây, mà chỉ là một bệnh mãn tính. Tuy nhiên, việc điều trị cần tuân theo các quy định chuyên môn chặt chẽ thì điều trị mới có hiệu quả. Điều trị ARV là điều trị bệnh nhân phải uống thuốc hàng ngày và suốt đời, vì vậy, các bác sĩ cần tư vấn đầy đủ trước khi điều trị và cần có sự hợp tác, tự nguyện của người bệnh. Kết quả quản lý, giám sát của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh nhân được điều trị tại tỉnh đều có sức khỏe tốt, thái độ rất phấn khởi, có thể lao động học tập, công tác bình thường và chưa có trường hợp nào bỏ trị. Có thể khẳng định, điều trị ARV cho người nhiễm HIV càng sớm càng tốt, nhằm tiến tới mục tiêu “3 không” của Liên Hợp quốc là: Không mắc mới HIV, Không tử vong do AIDS và không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Để Chương trình điều trị ARV ngày càng được mở rộng, nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị sớm cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV đăng ký tại các cơ sở để được theo dõi và điều trị./.


Hồng Hà

songchungvoi_HIV
12-02-2014, 14:41
Tập thể dục tăng cường não bộ cho người nhiễm HIVTập thể dục thường xuyên có thể mang lại lợi ích to lớn trong việc tăng cường sức khỏe thần kinh cho những bệnh nhân nhiễm HIV, loại virus nguy hiểm gây bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể ở người (AIDS), hiện chưa có thuốc chữa.
http://www.cachchuabenh.net/images/news/tap-the-duc-khoe-manh.jpg
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California ở bang San Diego (Mỹ) cho biết những người trưởng thành nhiễm HIV nếu tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm sự suy yếu thần kinh nhận thức đáng kể so với những bệnh nhân không tập thể dục.

Họ đã điều tra 335 người trưởng thành nhiễm HIV trong cộng đồng giành bao nhiêu thời gian cho việc tập thể dục trong vòng 72 giờ trước đó. Sau đó, những người được hỏi sẽ được chia thành hai nhóm gồm những người tham gia tập thể dục và những người không có hoạt động này.

Các chuyên gia đã kiểm tra bảy khu vực nhận thức của não bộ thường bị tác động bởi virus HIV bao gồm sự lưu loát trong lời nói, trí nhớ làm việc, tốc độ xử lý thông tin, học tập, khả năng hồi tưởng, chức năng quản trị và vận động.

Kết quả cho thấy những bệnh nhân HIV tập thể dục thường xuyên có quá trình suy giảm nhận thức chỉ bằng 1/2 so với những bệnh nhân lười vận động. Những bệnh nhân tham gia tập thể dục cũng có trí nhớ làm việc tốt hơn, có thể xử lý thông tin nhanh hơn nhiều so với những bệnh nhân có lối sống thụ động và ngồi nhiều.

Tác giả nghiên cứu David Moore thuộc Đại học California cho rằng tập thể dục là một hành vi đời sống có thể thay đổi, có khả năng giúp giảm hoặc ngăn chặn sự suy giảm nhận thức ở những bệnh nhân nhiễm HIV.

Theo nghiên cứu trên, bất chấp những tiến bộ gần đây trong phác đồ điều trị chống antiretroviral, suy giảm chức năng não bộ vẫn là một thực tế mà có tới 1/2 số người nhiễm HIV phải đối mặt. Rèn luyện thân thể, gắn với các yếu tố lối sống thay đổi khác như giáo dục, giao tiếp xã hội, kích thích nhận thức và ăn kiêng được xem là sự can thiệp hiệu quả tăng cường sức khỏe tinh thần cho những bệnh nhân sống chung với HIV.

Kết quả nghiên cứu này của các nhà khoa học Mỹ hiện đã được đăng tải trên tạp chí NeuroVirology số ra ngày 13/8.
Nguồn cachchuabenh.net

songchungvoi_HIV
11-04-2014, 13:51
Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà
Người nhiễm HIV có thể ăn uống chung mâm, bát, đũa với những người khác trong gia đình...

* Những phương tiện phòng hộ

Găng tay cao su dài và giày; túi nilông; dung dịch khử khuẩn: Nước javel, clorin, cloramin, thuốc tẩy (dùng để tẩy quần áo hoặc tẩy trùng); bông băng, gạc sạch; thuốc tím gentian; thuốc mỡ kháng sinh (tetracylin, bactrim hoặc các loại thuốc khác).
http://nongnghiep.vn//Upload/Image/2013/9/5/05092013151522.jpg


* Phòng lây nhiễm HIV trong gia đình

- Ăn uống: Người nhiễm HIV có thể ăn uống chung mâm, bát, đũa với những người khác trong gia đình. Tuy nhiên, nếu các dụng cụ này có dính máu của người có HIV thì cần rửa sạch bằng nước xà phòng. Người rửa bát đũa có dính máu của người có HIV cần đeo găng tay và băng kín các vết thương ở tay nếu có.

- Ngủ: Người nhiễm HIV có thể ngủ chung với những người khác trong gia đình mà không sợ lây virút cho người đó. (Lưu ý: Không để cho các chỗ da bị tổn thương của 2 người tiếp xúc nhau).

- Quan hệ tình dục: Người nhiễm HIV phải dùng bao cao su.

- Giặt chăn màn, quần áo: Quần áo của người nhiễm HIV có dính máu và dịch nên ngâm riêng trong dung dịch cloramin nồng độ 0,5% hoặc dung dịch javel (nước tẩy giặt quần áo) trong 20-30 phút.

Nếu không có các dung dịch trên, có thể luộc sôi trong 20 phút kể từ lúc sôi. Khi giặt quần áo có dính máu, mủ của người nhiễm HIV phải mang găng tay cao su.

- Làm sạch các bề mặt bị dính máu, mủ của người nhiễm HIV: Người nhiễm HIV có thể sử dụng chung bàn, ghế, tủ, giường với những người khác mà không sợ lây HIV. Nhưng nếu bàn, ghế, tủ, giường bị dính máu của người nhiễm HIV phải được làm sạch đúng cách để phòng lây nhiễm.

- Dọn các đồ thải dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV như: Bông băng, gòn, gạc, bao cao su, băng vệ sinh phải đeo găng tay để dọn hoặc dùng kẹp dài để gắp rồi cho vào túi nilông.

* Chăm sóc các triệu chứng thường gặp tại nhà

- Sốt, đau đầu: Uống nhiều nước đun sôi, nước dừa, nước cam, cháo, súp. Dùng khăn thấm nước ấm lau toàn thân, đặc biệt là vùng nách, khuỷu chân, bẹn. Cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau.

- Tiêu chảy: Uống nhiều nước để bù lại lượng dịch bị mất do tiêu chảy: Pha 1 gói oresol (ORS) trong 1 lít nước đã đun sôi, uống theo nhu cầu. Ăn thức ăn mềm nấu chín như cháo, súp, canh; tránh ăn những thức ăn quá cứng, quá ngọt, quá béo hoặc khó tiêu.

- Đề phòng loét da: Giữ cho thân thể luôn sạch sẽ. Để người bệnh nằm trên nệm mềm, giữ cho giường và tấm trải luôn sạch sẽ. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và các loại vitamin.

- Bệnh nhân bị nôn: Ngừng không ăn uống trong 1- 2 giờ sau khi bị nôn, sau đó tập uống nước và cho ăn trở lại, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị hoặc nặng mùi. Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn.

- Bệnh nhân bị tưa miệng: Ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ. Tránh ăn nhiều gia vị, mặn hay dính dễ làm đau miệng. Tránh các thức uống có gas.

- Hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị: Có thể cung cấp các công cụ hỗ trợ để người bệnh thực hiện uống thuốc như hộp nhắc thuốc, điện thoại báo giờ, thời gian biểu hoặc người hỗ trợ…



Nói chung, người bị nhiễm HIV rất cần sự gần gũi hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần để người bệnh vượt qua bệnh tật. Hơn nữa, sống với người nhiễm HIV, chúng ta không sợ lây nhiễm nếu biết áp dụng các biện pháp phòng ngừa và nhất là người nhiễm HIV tự giác phòng tránh lây nhiễm cho chúng ta.

TRẦN ĐỨC HÙNG
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/114759/Gia-dinh-Suc-khoe/Cham-soc-nguoi-nhiem-HIV-AIDS-tai-nha.html (http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/114759/Gia-dinh-Suc-khoe/Cham-soc-nguoi-nhiem-HIV-AIDS-tai-nha.html)

songchungvoi_HIV
02-05-2014, 11:41
Xử trí hội chứng tiêu chảy ở người nhiễm HIV

Thứ tư 08/01/2014 11:00
Hỏi: Tôi hiện đang nhiễm HIV. Xin cho tôi biết người nhiễm HIV thường hay bị ỉa chảy phải không? Có nguy hiểm lắm không? Tôi phải phòng tránh và điều trị như thế nào? Chị P.T.H (Hà Giang)

Trả lời:Tiêu chảy là một triệu chứng của những người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối và là lý do khiến nhiều người bệnh phải dừng điều trị hoặc chuyển sang các phương pháp điều trị kháng virus khác. Căn bệnh khiến những người nhiễm HIV nhanh chóng bị suy kiệt sức lực, héo mòn. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_01_08/tieu%20chay.jpg


Căn bệnh tiêu chảy khiến những người nhiễm HIV nhanh chóng bị suy kiệt sức lực, héo mòn. Ảnh minh họa

</tbody>
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người nhiễm HIV là do nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, kí sinh trùng và virus gây nên. Nhiễm trùng cơ hội liên quan đến bệnh AIDS do tác dụng phụ khi người nhiễm HIV sử dụng một số loại thuốc.Hai hậu quả chính của tiêu chảy là mất nước, thiếu hụt điện giải và suy dinh dưỡng. Mất nước điện giải nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Cách xử trí:Trước tiên, người bệnh cần phải xác định ngay xem bệnh nhân có bị mất nước và điện giải hay không, thông qua những dấu hiệu sau:+ Khát nước+ Da nhăn nheo lâu sau khi véo da (dấu hiệu Casper), môi se, mặt hốc hác.+ Ở trẻ em nếu còn thóp, thì thóp lõm xuống, trẻ quấy khóc, vật vã (Trẻ còn bú, đi ngoài từ 2-4 lần/ngày, nếu vượt gấp rưỡi hoặc hơn là trẻ bị tiêu chảy).+ Sụt cân, nhiều trường hợp mất nước nặng có thể sút từ 5-10% trọng lượng cơ thể.+ Mạch nhanh, có thể bị tụt huyết áp.Uống nhiều nước ngay sau khi bị tiêu chảy là cách tốt nhất ngăn ngừa mất nước và điện giải.Cần uống loại nước gì?- Uống Oresol (gói bột điện giải), pha một gói với một lít nước nguội, nếu pha không đúng quy định sẽ không phát huy hết tác dụng của thuốc. Khuấy kỹ và đều dung dịch cho tan hết trong nước, uống thay nước, từ 1-3 gói/ngày.Không kiêng ăn: Đối với bệnh nhân tiêu chảy cần ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để giữ sức khoẻ và chống sụt cân. Nên ăn thức ăn đủ dinh dưỡng như hỗn hợp gạo và đậu, hoặc hỗn hợp của gạo với thịt hoặc cá. Bổ sung dầu ăn vào thức ăn để tăng năng lượng. Những sản phẩm từ sữa, chuối, trứng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bệnh nhân.Nên khuyến khích bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt. Với trẻ nên chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn nhiều lần trong một ngày để dễ tiêu hoá.Trong trường hợp người nhiễm HIV bị tiêu chảy, cần phải đến ngay bệnh viện trong các trường hợp sau:- Cảm thấy rất khát.- Bị kích thích vật vã, sốt nhiều, hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.- Không ăn uống được bình thường.- Thấy tình trạng sức khoẻ chung bị giảm sút.- Đi ngoài trên 10 lần/ngày.- Có máu trong phân.- Ỉa chảy kéo dài.- Bị nôn mửa nhiều lần.Để phòng tránh hội chứng tiêu chảy đối với người nhiễm HIV, cần chủ động làm tốt những bước giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống.Cụ thể, người nhiễm HIV cần ăn những thức ăn được rửa sạch, nấu chín, chế biến đúng quy cách, không ăn đồ sống, tái, thức ăn để lâu; luôn uống nước đã đun sôi, đảm bảo nguồn nước sạch; rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi tắm rửa cho người ốm, sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn.Bên cạnh đó, chú ý giặt riêng quần áo của người nhiễm, gột sạch dưới vòi nước phần phân, giặt nhiều lần bằng xà phòng có độ tẩy tốt, phơi đồ riêng, dưới nắng mạnh. Tẩy trùng nhà vệ sinh sau khi sử dụng.
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Xu-tri-hoi-chung-tieu-chay-o-nguoi-nhiem-HIV/9653.vgp

songchungvoi_HIV
09-08-2014, 10:28
Làm thế nào để người nhiễm HIV tăng cân?

Thứ sáu 08/08/2014 15:06
Xin cho em hỏi, làm thế nào để người nhiễm HIV có thể tăng cân? Xin cám ơn bác sĩ. (Bùi Thiện).


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_08_08/AIDS2310.jpg

</tbody>
Trả lời:
Chào bạn,Vấn đề tăng cân hay nói chính xác hơn là giữ chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta. Một cơ thể quá gầy hay quá béo đều có những ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe chung. Do vậy, chỉ số cân nặng luôn được đề cập đến trong thăm khám tổng quát.Trên nhóm người có HIV, cân nặng càng mang ý nghĩa quan trọng, được xem là một chỉ số có tính gợi ý đến tình trạng sức khỏe và sức khỏe miễn dịch. Mặc dù không đặc hiệu và là một chỉ số có biên độ dao động lớn, bệnh nhân nhiễm HIV khi đến khám luôn được đánh giá về cân nặng và đặc biệt quan tâm đến biểu hiện “sụt cân”.Sở dĩ như vậy là vì cân nặng sẽ thay đổi trước nhất và nhanh nhất trước những thay đổi của sức khỏe, có thể báo hiệu cho một đợt bệnh cấp tính mới khởi phát hoặc đợt bùng phát của một căn bệnh mạn tính. Trên bệnh nhân nhiễm HIV, nó còn mang nhiều giá trị hơn, phản ánh: Sự tuân thủ điều trị, tái nghiện trên người tiêm chích ma túy, tâm lý không ổn định, dinh dưỡng kém, kháng thuốc…Quay trở lại câu hỏi của anh về việc làm cách nào một người nhiễm HIV đảm bảo duy trì được cân nặng ở mức độ hợp lý, tôi xin chia sẻ như sau:
1. Trước tiên, người bệnh cần tuân thủ điều trị thật tốt, tái khám đều đặn, và uống thuốc đúng giờ.
Việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng thuốc ARV sẽ kiềm hãm sự tăng sinh của virus HIV, theo đó tạo điều kiện cho hệ miễn dịch phục hồi. Đây là tiền đề cho sự phục hồi sức khỏe chung, trong đó có cân nặng. Đa số bệnh nhân khi đáp ứng tốt với điều trị ARV và thực hành tuân thủ tốt đều ghi nhận có biểu hiện “tăng cân” và duy trì ổn định cân nặng lý tưởng.Bên cạnh đó, việc tuân thủ điều trị giúp bệnh nhân có được những chăm sóc theo dõi thích hợp nhằm điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây là những nguyên nhân chính gây suy yếu trên bệnh nhân HIV, trong đó rõ ràng nhất là làm cho họ sụt cân.
2. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo duy trì cân nặng lý tưởng trên tất cả mọi người.
Về cơ bản chế độ ăn của người có HIV cũng không quá khác biệt so với người bình thường, bao gồm:- Để bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ). Thay đổi món thường xuyên sẽ bảo đảm khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.- Bữa ăn hợp lý là khẩu phần có đủ năng lượng, dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng đối tượng. Người bệnh cũng cần lưu ý đến các khuyến cáo là giảm mặn, giảm ngọt, giảm béo, nhiều chất xơ, tăng cường ăn trái cây, rau củ…
3. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nhu cầu dinh dưỡng trên người có HIV, có những khuyến cáo sau:
- Năng lượng nạp vào cơ thể cần tăng khoảng 10% trên nhóm người nhiễm HIV không biểu hiện triệu chứng (giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, đang điều trị ARV ổn định) và tăng 20-30% trong những đợt bệnh nhân có biểu hiện bệnh (bệnh cơ hội, hội chứng suy mòn trong giai đoạn AIDS).
- Không có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về nhu cầu chất đạm hay chất béo trên nhóm người có HIV. Do vậy, càng nhấn mạnh vai trò của việc cân đối các nhóm chất trong khẩu phần ăn.
- Cần lưu ý đến vitamin và các nguyên tố vi lượng vì vai trò quan trọng của nó trong hệ miễn dịch. Các vitamin A, C, E, nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt giúp tăng cường miễn dịch. Do vậy, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng nhằm đảm bảo được nạp đầy đủ các nhóm chất này thông qua khẩu phần ăn mỗi ngày.
4. Chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý.
- Tránh xa các chất gây nghiện, hạn chế bia rượu và thuốc lá, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường luyện tập các môn thể dục… là những khuyến cáo chung nhằm dảm bảo duy trì cân nặng hợp lý.
- Trên nhóm người có HIV, một số có định kiến cho rằng cơ thể mình vốn không khỏe nên họ không tham gia luyện tập thể dục hay chỉ tập luyện các môn nhẹ nhàng (không được tập tạ chẳng hạn) là những nhận định không chính xác.Trong những giai đoạn nhất định, sức khỏe của người nhiễm HIV rất yếu (như đang bị nhiễm trùng cơ hội, đang ở giai đoạn AIDS). Lúc này, việc tập luyện các môn nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh là hợp lý. Nhưng khi đáp ứng với điều trị ARV, sức khỏe của người bệnh sẽ dần hồi phục và không có khác biệt với người bình thường. Khi đó, việc lựa chọn môn thể thao nào tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện cụ thể và không bị ảnh hưởng bởi HIV.
5. Cân nặng hợp lý:
Có khá nhiều thông số liên quan đến cân nặng trung bình. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ xin nêu lên chỉ số thông dụng và dễ tính nhất là BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét). Theo WHO, một cách đơn giản, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,5 đến 24,99 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, trên 25 là người thừa cân và trên 30 là béo phì. Người châu Á có thể áp dụng tiêu chuẩn riêng. Theo đó, mức thừa cân là 23 (thay vì 25), và mức béo phì là 25 (do tầm vóc của người châu Á nhỏ hơn châu Âu).Như vậy, tăng cân không phải là mục tiêu chính trong việc duy trì sức khỏe. Mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không quá thấp và không quá cao, tức là duy trì BMI ở mức bình thường.Với người có HIV, việc duy trì cân nặng trong mức bình thường càng trở nên quan trọng và nên là tiêu chí phấn đấu của mỗi người bệnh.Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo Vnexpress

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 12:54
Chung sống an toàn với người nhiễm HIV
(Thứ Sáu, 07/11/2014 14:43)
VOVGT - Khi trong gia đình có người nhiễm HIV, các thành viên khác vẫn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường nếu chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây.



http://radiovietnam.vn/webmedia/RadioArticle/145642/radiovietnam_phuong_7_11_14_40_HIV1.jpg

Ảnh minh họa
Thông thường, người nhiễm HIV có thể ăn, uống cùng gia đình, bạn bè và sử dụng chung bát, đĩa, cốc, chén... Tuy nhiên, nếu các dụng cụ này có dính máu của người nhiễm HIV thì cần được rửa bằng nước xà phòng và rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Người rửa chén, bát… có dính máu của người nhiễm HIV phải đi găng tay cao su và băng kín các vết thương trên tay mình (nếu có).

Người nhiễm HIV vẫn có thể ngủ chung, có thể ôm ấp với những người khác mà không sợ bị lây virus cho người đó, tuy nhiên cần lưu ý không để những chỗ da đang bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau.

Người nhiễm HIV vẫn có thể quan hệ tình dục với bạn tình mà không sợ bị nhiễm HIV cho người đó nếu luôn luôn sử dụng bao cao su đúng cách. Trong trường hợp cả hai người đều nhiễm HIV thì quan hệ tình dục vẫn cần phải sử dụng bao cao su để tránh bị nhiễm thêm các dòng virus khác.

Nếu quần, áo của người nhiễm HIV không dính máu, mủ và các chất dịch tiết… thì có thể ngâm xà phòng và giặt bình thường. Nếu dính máu, mủ và dịch tiết của người có HIV thì nên ngâm trong dung dịch Chloramin 0,5% hoặc dung dịch javen từ 20 - 30 phút mới giặt.

Khi không có các dung dịch nói trên có thể đem các đồ cần giặt luộc sôi trong 20 phút trước khi giặt. Người giặt giũ quần áo phải đi găng tay cao su bảo hộ lao động.

Khi thu dọn các đồ thải (bông, băng…) có dính máu, mủ… của người nhiễm HIV cần đeo găng tay cao su để cầm hoặc dùng kẹp dài để gắp và cho vào túi ny-lon buộc lại.

Trong trường hợp không có găng tay cao su và kẹp, có thể dùng túi ny-lon không bị thủng cho tay vào trong túi cầm vật thải, sau đó lộn ngược túi để bọc vật đó và cho vào túi ny-lon khác để đựng. Những đồ rác thải này nên cho vào một hố để đốt.

Đối với các dụng cụ y tế có dính máu, mủ và dịch tiết của người nhiễm HIV thì cho các dụng cụ đó vào ngâm trong dung dịch Chlorine hoặc Chloramin 0,5% hoặc javen trong vòng 20 phút, đeo găng tay cao su để lấy ra, rửa bằng nước xà phòng, sau đó rửa sạch bằng nước sạch, rồi ngâm tiếp bằng dung dịch Chlorine trong 20 phút nữa, lấy ra tráng bằng nước đã đun sôi, để khô rồi cất vào hộp khô sạch có nắp đậy kín.



Chương trình Y tế và sức khỏe cộng đồng - VOV2 (Đài TNVN)

songchungvoi_HIV
26-11-2014, 14:39
Điều trị nhiễm trùng vết mổ ở bệnh nhân HIV?

26-11-2014 13:24 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=115177622)

Tôi mổ ruột thừa và vết mổ nhiễm trùng, sốt và kèm theo mủ. BS nghi ngờ và cho xuất viện, yêu cầu đi xét nghiệm HIV, có kết quả dương tính. Giờ tôi không biết phải điều trị vết thương nhiễm trùng ở đâu. Xin chỉ giúp cho tôi bệnh viện nào tôi có thể đến và điều trị được. Cảm ơn BS rất nhiều.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/11/26/2a7nhiem-trung-vet-mo.jpgẢnh minh họa


Chào bạn,

Bạn mổ ruột thừa, vết mổ nhiễm trùng và cùng lúc biết mình bị nhiễm . Trước hết bạn kiểm tra nhiễm mức độ nào tại BV Nhiệt đới. Khi test xong BS sẽ biết nguy cơ giảm miễn dịch của bạn và BS sẽ cùng lúc cho thuốc điều trị.Bên cạnh uống thuốc, bạn siêu âm kiểm tra dịch nhiễm trùng vùng mổ, sau đó sẽ thay băng kèm uống kháng sinh 10 ngày. Giảm miễn dịch do HIV (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/) sẽ làm vết thương chậm lành, bạn kiên trì nhé!
Nếu bạn có vợ thì nên cùng vợ kiểm tra luôn và cùng nhau hợp tác điều trị.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Thân mến,

songchungvoi_HIV
01-12-2014, 10:11
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể bị nhiễm HIV

01-12-2014 09:08 - Theo: phunuonline.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=551889531)

PNO – Dù đã xuất hiện rất lâu, nhưng bệnh HIV/AIDS vẫn luôn được cộng đồng quan tâm đặc biệt về cách thăm khám, chăm sóc và điều trị.


http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20141201/fckimage/image001(1).jpg
Ảnh: flickr.com
Để chẩn đoán bệnh HIV/ AIDS một cách chính xác, cách duy nhất là bạn nên đi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu nổi bật cảnh báo rằng, bạn có thể đang bị vi rút HIV "tấn công" - theo các chuyên gia y tế thế giới.Cụ thể:
• Cảm sốt
Một trong những dấu hiệu đầu tiên trong giai đoạn cửa sổ (ARS) là bạn có thể bị sốt nhẹ (khoảng gần 39 độ C) và thường kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, các tuyến bạch huyết sưng lên, đau cổ họng."Tại thời điểm này, vi rút HIV được di chuyển vào trong dòng máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn, gây nên các phản ứng viêm của hệ miễn dịch", bác sĩ Carlos Malvestutto - giảng dạy về các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại khoa Dược, trường đại học Y NYU ở New York (http://citinews.net/kinh-doanh/dong-yen-len-gia-sau-phat-bieu-cua-thong-doc-ngan-hang-trung-uong-IQOQEQI/) (Mỹ) cho biết.
• Mệt mỏi
Khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu sớm của cơ thể bị nhiễm HIV.Ông Ron, 54 tuổi, điều hành quan hệ công chúng ở miền Trung Tây nước Mỹ, bắt đầu lo lắng về sức khỏe khi đột nhiên khó thở khi đi bộ. "Tôi làm gì cũng như bị đứt hơi," ông nói. "Trước đó, tôi đã đi bộ ba dặm một ngày." Ron đã kiểm tra và phát hiện mình dương tính với HIV 25 năm trước.
• Đau cơ bắp, đau khớp, sưng hạch bạch huyết
Giai đoạn ARS thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm, tăng bạch cầu đơn nhân, hoặc nhiễm trùng khác do vi rút, bệnh giang mai hoặc thậm chí là viêm gan.Điều này không phải đáng ngạc nhiên vì các triệu chứng bệnh là như nhau, bao gồm đau khớp, đau cơ bắp và các tuyến bạch huyết sưng lên. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể và có xu hướng bị viêm khi có nhiễm trùng, thường tại nách, háng và cổ.
http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20141201/fckimage/image002(1).jpg
Ảnh: flickr.com
• Đau họng và đau đầu
Cũng giống như với các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu thường là biểu hiện của giai đoạn ARS, theo Tiến sĩ Horberg. Nếu gần đây bạn có các biểu hiện hành vi tình dục không an toàn thì nguy cơ mắc bệnh cao, xét nghiệm HIV là điều nên làm. Hãy đi xét nghiệm vì lợi ích của chính bạn và cho những người khác vì HIV lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu tiên.Hãy nhớ rằng, cơ thể không sản xuất kháng thể kháng HIV nên xét nghiệm kháng thể sẽ không phát hiện được bệnh. Có thể mất một vài tuần đến một vài tháng thì kháng thể HIV mới hiển thị trong một xét nghiệm máu. Kiểm tra xác suất khác như phát hiện virus RNA (virus chứa acid ribonucleic) , thường trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.
• Phát ban
Phát ban ngoài da có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình nhiễm HIV/AIDS. Đối với Ron, ông thường xuyên bị dị ứng hay cảm lạnh.

"Da như mọc nhọt vậy, với một số vùng màu hồng, ngứa, trên cánh tay tôi," Ron nói. Các vùng phát ban cũng có thể xuất hiện trên các vùng của cơ thể. "Nếu phát ban không có lý do hoặc khó điều trị, bạn nên suy nghĩ đi xét nghiệm HIV", tiến sĩ Horberg nói.
• Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Theo tiến sĩ Malvestutto, có khoảng 30% - 60% số người bị buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy trong giai đoạn đầu đều dương tính với HIV. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong và sau khi điều trị kháng vi rút, thường là hậu quả của đợt nhiễm trùng cơ hội."Tiêu chảy không ngừng và không đáp ứng với cách điều trị thông thường có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn bị HIV", tiến sĩ Horberg nói. Các triệu chứng có thể được gây ra bởi một sinh vật không thường thấy ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ông này nói thêm.
• Sút cân
Từng được gọi là triệu chứng "suy mòn do AIDS", sút cân là một dấu hiệu của bệnh nặng hơn và có thể một phần do tiêu chảy nặng.
"Nếu bạn đã giảm cân, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch thường khá cạn kiệt. Đây là trường hợp bệnh nhân mất rất nhiều cân nặng, ngay cả khi họ ăn càng ngày càng nhiều. Đây thường là giai đoạn cuối. Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp bị triệu chứng này", tiến sĩ Malvestutto nói. Tuy nhiên, trình trạng này đang được cải thiện nhờ dùng thuốc kháng vi rút.Một người được xem là có hội chứng suy mòn nếu họ bị mất trọng lượng cơ thể từ 10% trở lên và đã có tiêu chảy, đau yếu hoặc sốt hơn 30 ngày, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
• Ho khan
Lần đầu tiên bị một cơn ho khan, Ron đã thấy có gì đó không ổn. Lúc đầu, ông bỏ qua nó vì nghĩ rằng chỉ vì mình không khỏe. Nhưng ông bị dai dẳng trong 1,5 năm và bệnh ho khan trở nên tồi tệ hơn. Benadryl, kháng sinh, thuốc hít đã không giải quyết được vấn đề. Ông cũng không mắc bệnh dị ứng. Tiến sĩ Malvestutto cho biết đó chính là dấu hiệu điển hình của các bệnh nhân nhiễm HIV nặng.
• Viêm phổi
Ho và sút cân có thể là giai đoạn đầu của một đợt nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ra bởi một loại vi trùng tưởng chừng vô hại nếu hệ thống miễn dịch của bạn còn khỏe mạnh."Có rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác nhau và diễn biến khác nhau trên mỗi người", tiến sĩ Malvestutto nói. Trong trường hợp của Ron, ông bị bệnh viêm phổi (PCP), hay còn gọi là "AIDS viêm phổi", đây là bệnh cuối cùng đã đưa ông vào bệnh viện.Các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác bao gồm toxoplasmosis, nhiễm ký sinh trùng có ảnh hưởng đến não, một loại virus herpes gọi là cytomegalovirus, nấm men nhiễm trùng như bệnh tưa miệng.
http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20141201/fckimage/image005(2).jpg
Ảnh: flickr.com
• Đổ mồ hôi đêm
Khoảng một nửa số người bị đổ mồ hôi đêm trong giai đoạn đầu nhiễm HIV. Tương tự như tình trạng bốc hỏa xảy ra với phụ nữ mãn kinh. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều hơn sau này khi bị nhiễm trùng, không liên quan đến tập thể dục hoặc nhiệt độ của căn phòng.
• Móng thay đổi
Một dấu hiệu khác của nhiễm HIV giai đoạn cuối là thay đổi móng, chẳng hạn móng bị dày và cong, móng bị chia tách, hoặc sự đổi màu (đen hoặc đường nâu hoặc theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang).Thường thì điều này là do một nhiễm trùng nấm, chẳng hạn như candida. "Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị nhiễm nấm", tiến sĩ Malvestutto nói.
http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20141201/fckimage/image006(2).jpg
Ảnh: wisegreek.com
• Nhiễm nấm men
Nhiễm nấm phổ biến trong giai đoạn sau là bệnh tưa miệng, nhiễm trùng miệng do Candida, một loại nấm men."Đó là một loại nấm rất phổ biến và là một trong những là nguyên nhân gây nhiễm nấm ở phụ nữ", tiến sĩ Malvestutto nói. "Chúng có xu hướng xuất hiện trong miệng hoặc thực quản, làm cho bệnh nhân khó nuốt". Các nhiễm trùng rất khó chữa, nhưng cuối cùng đã được dọn sạch sau khi bệnh nhân bắt đầu uống thuốc để chống lại HIV.
• Sa sút trí tuệ
Nhận thức bị suy giảm có thể là một dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ liên quan đến HIV, thường xảy ra vào kỳ cuối trong quá trình của bệnh.

Ngoài bị nhầm lẫn, khó tập trung, sa sút trí tuệ liên quan đến AIDS, còn có các vấn đề về trí nhớ và hành vi như hay tức giận, thậm chí có thể bao gồm các thay đổi về động cơ: trở thành vụng về, thiếu phối hợp, và các vấn đề với công việc đòi hỏi kỹ năng vận động như viết bằng tay.
• Ngứa ran
Nhiễm HIV giai đoạn muộn cũng có thể gây ngứa ran ở tay và chân. "Đây là khi các dây thần kinh thực sự bị tổn thương", tiến sĩ Malvestutto nói. Điều này được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi, cũng xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát. Những triệu chứng này có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống co giật như Neurontin (http://citinews.net/doi-song/bai-thuoc-hoat-huyet-gia-truyen--hieu-qua-vuot-troi-dieu-tri-dau-moi-vai-gay-co--te-bi-chan-tay-WS35FCQ/) (gabapentin).
• Kinh nguyệt không đều
Khi bị vi rút HIV "tấn công", nguy cơ mắc bệnh kinh nguyệt không đều ở phụ nữ sẽ tăng cao, thường biểu hiện qua triệu chứng xuất kinh ít và thời gian ngắn hơn.Bên cạnh đó, Nhiễm vi rút HIV cũng khiến giai đoạn mãn kinh đến sớm (từ 47 đến 48 tuổi đối với phụ nữ bị nhiễm bệnh so với 49 đến 51 năm đối với phụ nữ không bị nhiễm)...

Tuy nhiên, những thay đổi này không quan trọng bằng sự giảm cân và suy giảm sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.
ĐÌNH HUỆ(Theo health.com)

songchungvoi_HIV
12-12-2014, 10:36
Biến chứng nhiễm khuẩn ở người nhiễm HIV/AIDSThứ năm 11/12/2014 15:34

Nhiễm khuẩn là một trong những nguy cơ đầu tiên mà người nhiễm HIV phải đối mặt sau khi lây nhiễm HIV. Người nhiễm HIV do bị suy giảm sức đề kháng nên thường dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Chính vì thế, nhận diện được các loại nhiễm khuẩn sẽ giúp họ biết cách phòng tránh và điều trị có hiệu quả.



<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_11/virus.jpg


Virus HIV - Ảnh Internet


</tbody>
Phức hợp Mycobacterium avium (MAC)

Nhiễm trùng này do một nhóm vi khuẩn có tên chung là MAC gây ra. Bình thường vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nhưng nếu người nhiễm HIV giai đoạn muộn và số lượng lympho CD4 < 50 sẽ dễ bị nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan bên trong cơ thể, bao gồm tuỷ xương, gan hoặc lách. MAC gây các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ra mồ hôi trộm, sút cân, đau dạ dày và ỉa chảy.

Nhiễm khuẩn gây bệnh lao (TB)

Trên thế giới, lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất liên quan với HIV, chiếm 15% số ca tử vong do AIDS. HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống lại sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh.

Người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp từ 10 đến 30 lần người không nhiễm và từ nhiễm lao chuyển thành bệnh lao là 10% cho 1 năm. Khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50%. Bệnh lao thường tiến triển nhanh và lan tràn.

Người HIV dương tính nên làm kiểm tra da đơn giản để sớm phát hiện lao trong quá trình điều trị. Nếu kiểm tra này dương tính, cần chụp X-quang phổi và làm các xét nghiệm thích hợp khác để đảm bảo không bị nhiễm trùng.

Bệnh lao nguy hiểm hơn nhiều nhiễm trùng cơ hội khác vì nó lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác, kể cả những người có hệ miễn dịchkhỏe mạnh.

Nhiễm khuẩn thương hàn

Người nhiễm HIV dễ nhiễm vi khuẩn này từ thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng bao gồm: ỉa chảy nặng, sốt, ớn lạnh, đau bụng và đôi khi buồn nôn. Những người nhiễm HIV dễ bị bệnh thương hàn gấp 20 lần người bình thương khi tiếp xúc với vi khuẩn salmonella.

Người nhiễm HIV có thể giảm nguy cơ bằng cách rửa tay, vệ sinh cẩn thận sau khi tiếp xúc với động vật, chế biến thức ăn và nấu kỹ thịt các đồ ăn.

Viêm mạch trực khuẩn

Loại khuẩn này thường hiếm khi gặp ở người không nhiễm HIV. Nhiễm trùng này có biểu hiện đầu tiên là những mảng đỏ tía hoặc đỏ rực trên da, giống với nhiễm khuẩn sarcom Kaposi. Người nhiễm HIV nhiễm loại khuẩn này cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng, gây bệnh sang những bộ phận khác như gan và lá lách.

Thúy Vân

Tổng hợp
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
21-12-2014, 12:10
Hoại tử võng mạc cấp ở người nhiễm HIV/AIDS19:03:11, 20/12/2014

Viêm võng mạc hoại tử do vi-rút (http://songkhoe.vn/co-the-tieu-diet-vi-rut-hiv_1181-0-88456.html) herpes zoster hoặc herpes simplex loại 1 và 2 gây ra. Tổn thương thường đồng thời ở hai mắt.


Thị lực giảm, bệnh nhân thấy những thể lơ lửng như ruồi bay trước mắt.


Soi đáy mắt thấy những ổ hoại tử võng mạc màu trắng ở chu biên. Thường có viêm tắc tiểu động mạch võng mạc và xuất huyết võng mạc. Khi viêm thoái triển, các ổ hoại tử võng mạc thay thế bằng sẹo sắc tố và teo võng mạc.


Viêm võng mạc hoại tử hay kèm Zona da cùng bên và tổn thương (http://songkhoe.vn/ton-thuong-da-va-niem-mac-o-tre-nhiem-hiv-%28p1%29_964-0-106249.html) hệ thần kinh trung ương.

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/12/18/191520_vongmac2.jpg
Vi-rút herpes làm bong võng mạc ở 2/3 bệnh nhân (ảnh: Internet)Các xét nghiệm: có kháng thể chống vi-rút herpes trong máu và thủy dịch, phát hiện AND của vi-rút herpes trong bệnh phẩm cắt dịch kính.


Biến chứng hay gặp là bong võng mạc do lỗ, rách ở vùng võng mạc hoại tử và tăng sinh dịch kính võng mạc. Bong võng mạc xảy ra trong 3 tháng từ khi bệnh khởi phát và gặp ở 2/3 số bệnh nhân (http://songkhoe.vn/benh-nhan-hiv-chiu-it-nguy-co-mac-benh-da-xo-cung_1181-0-87005.html).


Điều trị viêm võng mạc hoại tử do vi-rút herpes bao gồm thuốc chống virut (Acyclovir), chống viêm (corticosteroit chỉ được dùng sau khi đã dùng thuốc chống vi-rút 1-2 ngày để tránh sự nhân lên của vi-rút), chống huyết khối (Aspirin), dự phòng bong võng mạc (điều trị laser sau vùng võng mạc hoại tử) và điều trị bong võng mạc (cắt dịch kính kết hợp laser và dầu silicon nội nhãn). Điều trị nhiễm HIV để tăng cường khả năng miễn dịch.
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Hoai-tu-vong-mac-cap-o-nguoi-nhiem-HIVAIDS-459584.html

songchungvoi_HIV
21-12-2014, 13:00
Bệnh da ở người bệnh AIDS: Sarcome Kaposi13:30:30, 20/12/2014
Biểu hiện bệnh da thường gặp của AIDS (http://songkhoe.vn/trieu-chung-nhie%CC%83m-hivaids-giai-doan-aids_964-0-105785.html) là Sarcome Kaposi. Là dạng rất hiếm của ung thư chiếm khoảng 20% những trường hợp AIDS. Chẩn đoán Sarcome Kaposi nhờ Biopsy (sinh thiết). Thương tổn Sarcome Kaposi không đau, không ngứa. Thương tổn có thể xuất hiện bất cứ vùng da nào hay ở miệng. Màu sắc thương tổn thay đổi từ màu hồng đến màu đỏ sẫm, màu tím hay nâu và thường dễ bị nhầm với những thương tổn do vết cắn côn trùng, vết chàm, vết thâm tím... kích thước thay đổi từ đầu ghim đến đồng xu lớn và phát triển ngày càng lớn cho đến khi thành u. Có thể có một hoặc nhiều thương tổn, nhữngthương tổn (http://songkhoe.vn/chi-tiet-benh_ton-thuong-da,-niem-mac-o-tre-hiv-dang-phong-nuoc_531-875-459293.html) mới phát triển bất kỳ nơi nào trên da trong quá trình tiến triển của bệnh. Đôi khi Sarcome Kaposi có thể kèm theo u lympho và có thể u ở lách, gan, dạ dày, phổi...

http://media.songkhoe24.vn/archive/images/2014/12/17/184001_kaposi.jpgSarcome Kaposi là dạng rất hiếm của ung thư chiếm khoảng 20% những trường hợp AIDS (ảnh: Internet)Thương tổn u lớn ở mặt và các vùng da hở khác là vị trí đáng lưu ý làm cho bệnh nhân khó chịu, nên cắt bỏ hay phẫu thuật tại chuyên khoa da liễu. Khi khối u lan toả phải cần hoá trị liệu để kiểm soát.
http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Benh-da-o-nguoi-benh-AIDS-Sarcome-Kaposi-459512.html

songchungvoi_HIV
21-12-2014, 13:06
Triệu chứng nhiễm HIV/AIDS: Giai đoạn AIDS

11/12 (http://songkhoe.vn/chuyen-muc-can-biet.html)/2014
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS, người nhiễm HIV sẽ phải chịu những triệu chứng rất khó chịu khiến cơ thể chết dần chết mòn.
Đến khi phát bệnh AIDS (http://songkhoe.vn/phong-ngua-hivaids_964-0-105300.html), hệ miễn dịch đã bị tổn thương nghiêm trọng, làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Các dấu hiệu và triệu chứng của một số nhiễm trùng này có thể bao gồm:
- Ra mồ hôi trộm
- Rét run hoặc sốt cao (http://songkhoe.vn/dau-hieu-canh-bao-ban-co-the-da-nhiem-hiv_1181-0-91982.html) trong nhiều tuần
- Ho khan và khó thở

http://media.songkhoe.vn//archive/images/2014/12/11/143903_ho.jpg
Ho và khó thở là triệu chứng khi ở giai đoạn AIDS (ảnh: Internet)

- Ỉa chảy mãn tính
- Xuất hiện những đốm trắng kéo dài hoặc những tổn thương bất thường ở lưỡi hoặc miệng.
- Đau đầu (http://songkhoe.vn/dau-hieu-co-the-ban-nhiem-hiv_1181-0-89285.html)
- Nhìn mờ hoặc lóa
- Sút cân

Theo Suckhoedoisong.vn

songchungvoi_HIV
06-11-2015, 13:28
Sức khỏe tâm thần - những điều bạn cần biết
Hôm nay, thứ 6 ngày 06/11/2015


Việc tự chăm sóc tốt bản thân, cả thể chất lẫn tinh thần rất quan trọng với tất cả mọi người. Đối với người nhiễm HIV lại càng quan trọng hơn nữa vì đó là một phần trong sức khỏe chung và có tác động lớn đến tình trạng nhiễm HIV, chất lượng cuộc sống, khả năng điều chỉnh và ngược lại.
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc trong điều trị kháng Retrovirus (ART), người nhiễm HIV có khả năng sống thọ hơn. Khi đó, các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ ngày càng được quan tâm hơn. Trạng thái sức khỏe tâm thần có thể tác động lên quá trình chiến đấu chống lại HIV. Bằng chứng cho thấy những người có vấn đề sức khỏe tâm thần (ví dụ như trầm cảm, lo âu) thường sẽ không tuân thủ tốt việc dùng thuốc kháng vi rút (ARV), cuối cùng dẫn đến kháng thuốc và các biến chứng liên quan đến HIV. Dùng thuốc ARV có thể gây các vấn đề về sức khỏe tâm thần do tác dụng phụ của chúng, đôi khi cản trở việc duy trì thuốc lâu dài, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra với một tỷ lệ nhỏ.


Việc tìm hiểu tốt quá trình bệnh và các thông tin giúp cải thiện sức khỏe tâm thần có thể giúp người nhiễm HIV vượt qua các căng thẳng về cảm xúc như lo âu, trầm cảm, và một số vấn đề khác một cách thuận lợi, để có một cuộc sống chất lượng hơn.

Rối loạn cảm xúc

Một số biến cố nặng nề, như chẩn đoán nhiễm HIV, cùng có các tác dụng phụ nặng, bệnh lý nặng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc. Các biểu hiện thường thấy có thể giống với quá trình đau khổ là phủ nhận, giận dữ, buồn bực, than vãn, và đôi lúc có rối loạn hành vi bất ngờ. Bên cạnh đó còn có ý nghĩ sợ bị kỳ thị và bị cô lập khi bộc lộ thông tin, khó khăn trong việc tìm nguồn nâng đỡ. Các hỗ trợ về tâm lý rất quan trọng trong những lúc như vậy. Người nhiễm nên đến các chuyên gia điều trị HIV, các chuyên viên tâm lý hoặc trao đổi với người thân và bạn bè để được giúp đỡ phụ hồi về tinh thần, trang bị thêm những kiến thức và kỹ thuật mới giúp cải thiện tổng trạng cũng như sức khỏe tâm thần.

Lo âu

Lo âu là cảm xúc thường có của con người. Tuy nhiên lo âu sẽ trở thành vấn đề bệnh lý khi nó gây cản trở các hoạt động thường ngày hoặc khi nó xuất hiện quá thường xuyên mà không có lý do rõ rệt. Các triệu chứng lo âu thường thấy như: Cảm giác hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi, cảm giác đỏ phừng phừng mặt hay tái mét, tim đập nhanh, cảm giác nghẹn thở ở cổ, khó thở hay thở dồn dập, cảm giác nôn nao trong bụng, cảm giác căng thẳng, khó ngủ… Lo âu rất hay gặp ở những người nhiễm HIV, ước tính tỷ lệ là 33%. Việc điều trị cũng tương tự như những bệnh nhân bị rối loạn lo âu khác, là phối hợp giữa điều trị thuốc và tâm lý liệu pháp. Mức độ cải thiện triệu chứng tùy thuộc vào đáp ứng thuốc, khả năng nhận ra và giải quyết các nguyên nhân gây ra lo âu, và hợp tác của người nhiễm và thân nhân. Các trị liệu hỗ trợ như châm chứu, massage, và các liệu pháp thư giãn cũng giúp ích một phần, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và nguyên nhân của lo âu.

Trầm cảm

Chúng ta thường tự nhận là mình bị trầm cảm khi cảm thấy chán nản, suy sụp, bị mắc kẹt trong một vấn đề chưa giải quyết xong, hay thất vọng về một việc gì đó. Tuy nhiên, trầm cảm thực sự thường là trầm trọng hơn và kéo dài hơn. Chúng ta có thể có các triệu chứng của trầm cảm nhưng chưa chắc là đã bị rối loạn trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy, người nhiễm dễ trầm cảm hơn so với những người khác. Tỷ lệ có triệu chứng trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS ước tính khoảng 15%. Rối loạn trầm cảm được nhận diện khi có ít nhất 6 trong 9 triệu chứng sau thường xảy ra trong ít nhất là 2 tuần:

1. Bệnh nhân cảm thấy trầm buồn;

2. Giảm hứng thú hay giảm ham thích các hoạt động mà trước đây họ rất thích;

3. Không ngủ được hay ngủ rất nhiều;

4. Không muốn ăn (mất cảm giác ngon miệng) hay ăn rất nhiều rất đến sụt hay tăng cân tương ứng;

5. Cảm giác mệt mỏi hay mất năng lượng;

6. Cảm thấy bản thân vô dụng và tự trách bản thân;

7. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ;

8. Cảm giác bị bứt rứt hay một tình trạng ngược lại là chậm chạp tâm thần vận động;

9. Ý tưởng và hành vi hướng về tự tử. Vấn đề nghiêm trọng của rối loạn trầm cảm là khả năng tự sát và đôi khi có khuynh hướng kích động. Một số yếu tố có thể làm trầm cảm tăng nặng thêm như bệnh tật, mức độ căng thẳng, mức độ trầm trọng trong biểu hiện triệu chứng, các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến người bệnh. Tuy vậy, có khi không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng của trầm cảm; và một số người dễ bị trầm cảm hơn so với người khác. Bác sĩ có kinh nghiệm có thể chẩn đoán và điều trị tình trạng này. Nếu người nhiễm nghĩ mình bị trầm cảm cần nhanh chóng nhận diện và tìm kiếm sự giúp đỡ. Có 3 giai đoạn trong quá trình này (3 chữ R):

Nhận biết (Regconize):
Hãy tự hỏi mình rằng các cảm giác này có khác với cảm giác buồn phiền thường khi của bạn. Nó có gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn hay làm cho bạn không còn hứng thú với các hoạt động trước đây của bạn nữa hay không?

Thông báo (Report):
Đừng giữ im lặng về các cảm giác của bạn. Hãy mạnh dạn nói cho bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên y tế. Bạn cũng có thể ghi lại các cảm giác này của bạn vào giấy và cho các bác sĩ xem ở lần khám sau.

Đối phó (Respond):
Bạn hãy nhớ rằng, phần lớn các vấn đề về tâm thần có thể điều trị hay làm thuyên giảm được. Có rất nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị từ đơn giản ví dụ như bằng cách nói hay chia sẻ cảm xúc, đến các phương pháp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, các phương pháp tâm lý trị liệu, hay phối hợp cả hai.

Hỗ trợ

Có nhiều nhà chuyên môn có thể giúp được cho bạn: Bác sĩ tâm thần: Được đào tạo chuyên về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có kinh nghiệm điều trị về thuốc men và có thể có kinh nghiệm về tâm lý trị liệu. Nhà tâm lý trị liệu: Được đào tạo chuyên về các trị liệu tâm lý. Có kinh nghiệm nhận diện và lựa chọn các phương pháp trị liệu tâm lý thích hợp cho từng cá nhân người bệnh. Phối hợp điều trị với Bác sĩ tâm thần để có tiến triển tốt nhất. Chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn: Có khả năng giúp bạn bộc lộ, chia sẻ thông tin, cảm xúc và khó khăn, có khả năng cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình điều trị của bạn. Xin bạn hãy nhớ là nhiều thói quen thường ngày tuy nhỏ lại có thể cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn như ăn điều độ theo chế độ dinh dưỡng thích hợp; ngủ đủ giấc; tập thể dục thường xuyên theo sở thích; hạn chế bia rượu và các chất kích thích.

Trong quá trình điều trị, bạn cần nhớ là:

Nên tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi sử dụng một tứ thuốc nào đó (ví dụ thuốc bắc).

Không nên tự ý dừng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo với bác sĩ điều trị ngay.

Đừng bao giờ e ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ bất kỳ nhân viên y tế nào tham gia chăm sóc cho bạn.

Việc chia sẻ thông tin và yêu cầu giúp đỡ của bạn giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.

Có nhiều tổ chức được thành lập để giúp đỡ bạn. Bạn có thể tham khảo để tìm kiếm sự giúp đỡ của những tổ chức này.

Bs. Phạm Thị Minh Châu - ĐHYD TPHCM

songchungvoi_HIV
23-11-2015, 15:30
Làm thế nào để không lây nhiễm HIV từ bạn tình dương tính Chủ nhật 22/11/2015 16:05


Điều trị ARV giúp giảm đến 96% nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình, trong 2 năm không ghi nhận ca lây nhiễm nào từ bệnh nhân đã khống chế tốt lượng virus trong máu.





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_11_22/ko%20lay%20nhiem.jpg

</tbody>


Ảnh minh họa


Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, chuyên viên tư vấn Trung tâm Hành động vì người sống với HIV Việt Nam giải thích thuật ngữ "Cặp đôi bất xứng" dùng để chỉ 2 người có quan hệ tình cảm, tình dục, trong đó một người đã nhiễm HIV, người còn lại âm tính (gọi là bạn tình âm tính).



Những bạn tình âm tính được xếp vào nhóm nguy cơ cao bị lây HIV. Tuy nhiên, với những hiểu biết mới cũng như các bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị và dự phòng, các chuyên gia khẳng định nguy cơ lây nhiễm HIV ở những cặp đôi bất xứng giảm đi đáng kể, thậm chí được kỳ vọng là “không còn lây nhiễm”.



Nhiều bằng chứng cho thấy điều trị bằng thuốc ARV đạt mục tiêu khống chế tốt tải lượng virus trong máu, làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm.



Nghiên cứu HPTN052 năm 2012 ghi nhận hiệu quả dự phòng của ARV giúp giảm khả năng lây nhiễm đến 96%. Mới đây nghiên cứu PARTNER cũng có kết luận tương tự, sau 2 năm theo dõi, không một ca lây nhiễm nào được ghi nhận từ bệnh nhân đã khống chế tốt tải lượng virus.



Do vậy nhiều quan điểm cho rằng điều trị ARV là chìa khóa quan trọng trong dự phòng lây nhiễm HIV nói chung, ở các cặp đôi bất xứng nói riêng.



Sử dụng bao cao su cũng là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hữu hiệu, có thể gia tăng hiệu quả dự phòng trên các cặp đôi bất xứng bên cạnh điều trị đặc hiệu.



Hiệu quả và độ an toàn của "vũ khí mềm" này được ghi nhận qua nhiều năm nay. Mặt khác bao cao su cũng giúp bảo vệ khỏi các nhiễm trùng khác lây truyền qua đường quan hệ tình dục.



Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post – exposure prophylaxis, PEP) có thể được áp dụng trong các trường hợp gặp "tai nạn ngoài ý muốn" khi quan hệ, chẳng hạn như rách hay tuột bao cao su, nhằm làm gia tăng tính an toàn.



Hiệu quả dự phòng của điều trị PEP vào khoảng 80%, có thể cao hơn nếu sử dụng trong những giờ đầu. Hiệu quả giảm dần và được xem là không còn hiệu quả sau 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm. Dịch vụ điều trị này được cung cấp ở các cơ sở y tế chuyên khoa.



Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Pre – exposure prophylaxis, PrEP) là một giải pháp làm tăng đáng kể hiệu quả dự phòng, với tỷ lệ thành công vào khoảng 92-96%. PrEP được biết đến là liệu pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho người âm tính bằng cách uống mỗi ngày một viên thuốc.



Lưu ý: Tất cả các biện pháp dự phòng trên đều nhằm mục đích hướng đến một đời sống tình dục viên mãn và an toàn cho người nhiễm cũng như các cặp đôi bất xứng.



Tùy mức độ chấp nhận, mỗi cặp đôi có thể chọn một hay kết hợp các biện pháp kể trên.



Không chỉ dừng lại ở mục đích đảm bảo đời sống tình dục, y học hiện đại còn hướng đến đảm bảo nhu cầu có con cho các cặp đôi bất xứng giúp nam giới nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.



Trong trường hợp người nhiễm là vợ, điều trị dự phòng mẹ sang con giúp làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ 35- 40% xuống dưới 2%.



Theo bác sĩ Thủ, người hỗ trợ cho bệnh nhân HIV đóng vai trò vô cùng quan trọng, được xem là cánh tay nối dài của ngành y tế.



Trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như bệnh nhân nhập viện hay nặng lên, vai trò chăm sóc của bạn tình âm tính là biểu hiện thăng hoa của tình yêu và là động lực giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn ấy.



Trong bối cảnh hiện nay, điều trị ARV được chỉ định sớm hơn và cho hiệu quả cao hơn, nhờ đó bệnh nhân ít khi lâm vào tình trạng nặng. Khi đó, vai trò chính của người hỗ trợ là giúp cho bệnh nhân tuân thủ tốt, nhắc uống thuốc đúng giờ, chuẩn bị thuốc, giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc.



Để đạt được điều này, người hỗ trợ cần tìm hiểu kiến thức về chăm sóc và điều trị, trao đổi với bác sĩ, tham khảo từ các kênh thông tin chính thức để trang bị kiến thức hiệu quả.



Bên cạnh đó, bạn tình âm tính còn đóng vai trò giúp ổn định tâm lý cho bệnh nhân, là điểm tựa đem lại sự cân bằng khi họ đối diện với những bất ổn tâm lý như lo âu, buồn chán, thất vọng, căng thẳng vì sự kỳ thị và tự kỳ thị.



Theo Vnexpress

songchungvoi_HIV
13-03-2016, 13:24
Hỏi: Đi nhổ răng ở người bị nhiễm HIV - Bệnh khác 13/03/2016 13:10

Xin bác sĩ vui lòng cho cháu hỏi là cháu đã bị nhiễm hiv cách đây 2 năm và hiện tại đang uống thuốc Arv mỗi ngày 1 viên cùng với thuốc cotrim. Hiện giờ cháu bị răng sâu và mẻ. Nhiều lúc rất đâu chịu hông nỗi. Cháu muốn đi nhổ răng nhưng lại sợ lâu lành hoăc không lành. Vậy cháu có nên đi nhổ răng hay không thưa bác sĩ, nếu nhổ thì vết thương có lành hay không.
HIV/AIDS (http://doisongkhoe.com/hoi-dap.html?q=HIV/AIDS&topic_id=0&option=0) | (Tử Thiên - 11:02 13/03/2016)

Trả lời:

( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 11:02:46 13/03/2016)
Chào cháu.

Trước hết cần trả lời câu hỏi là việc cháu nhổ răng có cần thiết hay không ? Cháu cần khám bác sĩ nha khoa, có thể cháu bị sâu men răng hoặc viêm chân răng thì chỉ định nhổ răng là không cần thiết.

Nếu cháu có chỉ định nhổ răng, có thể biến chứng nhiễm khuẩn nếu số lượng tế bào CD4 của cháu ở mức thấp. Do đó cháu cần sử dụng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Chi tiết cháu cần tới khám bác sĩ để đánh giá, kiểm tra và có chỉ định điều trị cụ thể.

Chúc sức khỏe.


http://doisongkhoe.com/di-nho-rang-o-nguoi-bi-nhiem-hiv-101100.faq

songchungvoi_HIV
16-03-2016, 14:34
Hỏi: người nhiễm HIV bị thương - Dị ứng 16/03/2016 14:19

Khi bị HIV thì nếu bị trầy chảy máu (chỉ chạy té) thì khoảng bao lâu vết thương sẽ lanh như tình thường ạ?
(David - 00:25 16/03/2016
Trả lời:

( - 00:25:34 16/03/2016)


Chào bạn!


Nếu chỉ vết trầy xước nhỏ ở người khỏe mạnh chỉ vài ngày là vết thương sẽ khô và bong vảy.


Thế nhưng ở những bệnh nhân nhiễm HIV suy giảm miễn dịch, vết thương nhỏ có thể sẽ kéo dài hơn bình thường, nhất là bệnh nhân giai đoạn cuối, vết thương trở lên lở loét và rất lâu sau mới lành lại được.


Chúc bạn sức khỏe!
http://doisongkhoe.com/nguo-i-nhie-m-hiv-bi-thuong-101523.faq (http://doisongkhoe.com/nguo-i-nhie-m-hiv-bi-thuong-101523.faq)



<ins data-adsbygoogle-status="done" class="adsbygoogle" style="display: inline-block; width: 300px; height: 250px;" data-ad-client="ca-pub-7688811034310802" data-ad-slot="6840035371"><ins id="aswift_0_expand" style="display:inline-table;border:none;height:250px;margin:0;padding:0; position:relative;visibility:visible;width:300px;b ackground-color:transparent"><ins id="aswift_0_anchor" style="display:block;border:none;height:250px;margin:0;pa dding:0;position:relative;visibility:visible;width :300px;background-color:transparent"></ins></ins></ins>

songchungvoi_HIV
14-04-2016, 14:47
Dấu hiệu rõ rệt cho thấy bạn đã nhiễm HIV Ngày Nay (http://www.baomoi.com/www.ngaynay.vn-bao-ngay-nay-ngay-nay/p/325.epi) <time datetime="2016-04-14T06:45:00+07:00">14/04/2016 06:45 GMT+7

</time> Sốt, nổi hạch, phát ban ở da, giảm cân, mụn rộp hoặc herpes sinh dục,... là những dấu hiệu cho thấy một người đã nhiễm HIV.


Số bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV đang tăng cao. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.


http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/04/14/286/19124243/1_32649.jpg (http://3.i.baomoi.xdn.vn/16/04/14/286/19124243/1_32649.jpg)
HIV là gì?



HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.


Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.




Bệnh HIV lây truyền qua con đường nào?



Đại đa số người nhiễm HIV là qua đường tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra, HIV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con (phụ nữ nhiễm HIV có thể sinh con bị nhiễm), và qua đường máu (người bị truyền máu nhiễm HIV cũng bị lây nhiễm).


Chắc hẳn mọi người đều biết rằng nhiễm HIV thường phải trải qua một thời gian tiềm ẩn lâu, tiếp đó là các triệu chứng suy giảm miễn dịch, và kết thúc trong trạng thái suy giảm miễn dịch trầm trọng đặc trưng bởi nhiễm trùng và u. Đôi khi, những biểu hiện ngoài da có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh… Tuy nhiên sự đa dạng của các triệu chứng và dấu hiệu trong quá trình lây nhiễm HIV không khó để chúng ta có thể nhận ra. Vậy các dấu hiệu nhận biết bị nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ 3 tháng đầu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.


Sốt



Bị sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất của việc nhiễm HIV. Cơn sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV. Thông thường, cơn sốt thường là nhẹ cho đến trung bình.


Nhiệt độ thường vượt quá 38 độ C. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sốt như ra mồ hôi và ớn lạnh. Triệu chứng sốt này có thể tiếp tục trong gần 2 tuần trước khi hết.


"Tại thời điểm này, virus được di chuyển vào trong dòng máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn", bác sỹ Carlos Malvestutto, giảng dạy các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại khoa Dược, trường ĐH Y NYU, New York, nói, "Đó là phản ứng viêm của hệ miễn dịch."


Mệt mỏi



http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/04/14/286/19124243/2_24890.jpg

(http://3.i.baomoi.xdn.vn/16/04/14/286/19124243/2_24890.jpg)

Phản ứng viêm tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của bạn bị bao vây cũng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Mệt mỏi có thể là một dấu hiệu sớm của nhiễm HIV.


Đau nhức cơ bắp, đau khớp



HIV thường nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc nhiễm virus, thậm chí bệnh giang mai hoặc viêm gan. Đó là điều không đáng ngạc nhiên, nhiều người có các triệu chứng giống nhau, bao gồm đau ở các khớp và cơ bắp. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Người bị nhiễm cần phải nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc.


Sưng hạch bạch huyết



Một dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu và cũng rất phổ biến ở nam giới là số lượng các tuyến bạch huyết bị sưng. Viêm hoặc sưng có thể xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết.


Vùng bị nhiễm thường thấy là cổ và nách. Đa phần, việc viêm hoặc sưng sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì, ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó. Thế nên, thường họ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác.


Đau họng và đau đầu



Cũng như với các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu thường là biểu hiện của giai đoạn ARS, theo Tiến sĩ Horberg. Nếu gần đây bạn dính lứu vào các hành vi nguy cơ cao, xét nghiệm HIV là một ý tưởng tốt. Hãy đi xét nghiệm vì lợi ích của chính bạn và cho những người khác: HIV lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu tiên.


Hãy nhớ rằng cơ thể không sản xuất kháng thể kháng HIV nên xét nghiệm kháng thể không thể phát hiện được. Có thể mất một vài tuần đến một vài tháng thì kháng thể HIV mới hiển thị trong một xét nghiệm máu. Kiểm tra xác suất khác như phát hiện virus RNA (virus chứa acid ribonucleic), thường trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.


Đó không phải là đáng ngạc nhiên: Nhiều người trong số các triệu chứng là như nhau, bao gồm đau ở các khớp và cơ bắp và các tuyến bạch huyết sưng lên. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể và có xu hướng bị viêm khi có nhiễm trùng, thường tại nách, háng và cổ.


Phát ban đỏ ở da



http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/04/14/286/19124243/3_31637.jpg

(http://3.i.baomoi.xdn.vn/16/04/14/286/19124243/3_31637.jpg)

Phát ban da có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình phòng chống HIV/AIDS. Khi đó người nhiễm HIV sẽ thấy xuất hiện các nốt ban màu đỏ trên da của mình.


Các vùng phát ban cũng có thể xuất hiện trên các vùng của cơ thể. "Nếu phát ban không có lý do hoặc khó điều trị, bạn nên suy nghĩ đi xét nghiệm HIV", tiến sĩ Horberg nói.


Viêm phổi



Ho và sút cân có thể là giai đoạn đầu của một đợt nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ra bởi một loại vi trùng tưởng chừng vô hại nếu hệ thống miễn dịch của bạn còn khỏe mạnh.


"Có rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác nhau và diễn biến khác nhau trên mỗi người", tiến sĩ Malvestutto nói. Trong trường hợp của Ron, ông bị bệnh viêm phổi (PCP), hay còn gọi là "AIDS viêm phổi", đây là bệnh cuối cùng đã đưa ông vào bệnh viện.


Các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác bao gồm toxoplasmosis, nhiễm ký sinh trùng có ảnh hưởng đến não, một loại virus herpes gọi là cytomegalovirus, nấm men nhiễm trùng như bệnh tưa miệng.


Lẫn lộn hoặc khó tập trung



Có vấn đề về nhận thức có thể là một dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ liên quan đến HIV, thường xảy ra vào kỳ cuối trong quá trình của bệnh.


Ngoài bị nhầm lẫn, khó tập trung, sa sút trí tuệ liên quan đến AIDS, còn có các vấn đề về trí nhớ và hành vi như hay tức giận, thậm chí có thể bao gồm các thay đổi về động cơ: trở thành vụng về, thiếu phối hợp, và các vấn đề với công việc đòi hỏi kỹ năng vận động như viết bằng tay.


Giảm cân



Giảm cân quá mức hoặc “hội chứng suy mòn” là một vấn đề đối với khoảng 20% những người bị nhiễm HIV. Nó gắn liền với một sự mất mát không rõ nguyên nhân của 10% hoặc hơn trọng lượng cơ thể bình thường, cộng với tiêu chảy mạn tính (30 ngày hoặc hơn) hoặc sốt . Giảm cân là một dấu hiệu của bệnh tiến triển hơn và có thể một phần do tiêu chảy nặng. Nếu bạn đang giảm cân, có nghĩa là hệ thống miễn dịch đã khá yếu.


Các triệu chứng thường biến mất trong vòng một tuần đến một tháng, và người đó sẽ cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể trở lại bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, các triệu chứng của nhiễm HIV tương tự như triệu chứng của các bệnh khác, vì thế cần lưu ý tới các dấu hiệu nhận biết bị nhiễm HIV sau 2-12 tuần nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh HIV do việc quan hệ tình dục không an toàn hay do nhiễm máu HIV … gây ra. Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có nhiễm HIV hay không là bạn nên đến các trung tâm y tế chất lượng cao để xét nghiệm.


Buồn nôn, nôn, tiêu chảy



Theo tiến sĩ Malvestutto, có khoảng 30% đến 60% số người bị buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy trong giai đoạn đầu có HIV. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong và sau khi điều trị kháng virus, thường là hậu quả của đợt nhiễm trùng cơ hội.


"Tiêu chảy không ngừng và không đáp ứng với cách điều trị thông thường có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn bị HIV", tiến sĩ Horberg nói. Các triệu chứng có thể được gây ra bởi một sinh vật không thường thấy ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ông này nói thêm.


Mụn rộp hoặc herpes sinh dục



http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/04/14/286/19124243/4_39859.jpg

(http://3.i.baomoi.xdn.vn/16/04/14/286/19124243/4_39859.jpg)

Lở loét lạnh (herpes miệng) và herpes sinh dục có thể là một dấu hiệu của cả giai đoạn ARS và nhiễm HIV giai đoạn cuối.
Mặt khác, có herpes cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Điều này là do herpes sinh dục có thể gây viêm loét làm HIV dễ dàng đi vào cơ thể khi quan hệ tình dục. Và những người có HIV có xu hướng bùng phát nghiêm trọng herpes hơn vì HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch.


Đổ mồ hôi đêm



Khoảng một nửa số người bị đổ mồ hôi đêm trong giai đoạn đầu nhiễm HIV. Tương tự như tình trạng bốc hỏa xảy ra với phụ nữ mãn kinh. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều hơn sau này khi bị nhiễm trùng, không liên quan đến tập thể dục hoặc nhiệt độ của căn phòng.


Kinh nguyệt không đều



HIV tiến triển sẽ làm gia tăng nguy cơ có kinh nguyệt không đều, chẳng hạn như xuất kinh ít hơn và thời gian ngắn hơn.
Những thay đổi này không quan trọng bằng sự giảm cân và suy giảm sức khỏe của phụ nữ ở giai đoạn cuối. Nhiễm vi rút HIV cũng khiến giai đoạn mãn kinh đến sớm (từ 47 đến 48 tuổi đối với phụ nữ bị nhiễm bệnh so với 49 đến 51 năm đối với phụ nữ không bị nhiễm)...


Móng thay đổi



http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/04/14/286/19124243/5_23740.jpg

(http://3.i.baomoi.xdn.vn/16/04/14/286/19124243/5_23740.jpg)

Một dấu hiệu khác của nhiễm HIV giai đoạn cuối là thay đổi móng, chẳng hạn móng bị dày và cong, móng bị chia tách, hoặc sự đổi màu (đen hoặc đường nâu hoặc theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang).


Thường thì điều này là do một nhiễm trùng nấm, chẳng hạn như candida. "Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị nhiễm nấm", Tiến sĩ Malvestutto nói.


Ngứa ran và yếu



Có HIV giai đoạn muộn cũng có thể gây tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Điều này được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi, cũng xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát.


"Đây là khi các dây thần kinh thực sự bị tổn thương", tiến sĩ Malvestutto nói. Những triệu chứng này có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống co giật như Neurontin (gabapentin).


Cho đến nay, bệnh HIV vẫn là căn bệnh hiểm nghèo khiến chúng ta hoảng sợ mỗi khi nhắc đến. Bệnh do virus HIV gây ra và hiện nay chưa có thuốc đặc trị vì vậy việc hiểu và nhận biết được các triệu chứng bệnh sẽ giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe của mình tốt hơn.


T.Mỹ


http://www.baomoi.com/dau-hieu-ro-ret-cho-thay-ban-da-nhiem-hiv/c/19124243.epi