PDA

View Full Version : Hỏi - Đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AID



prayforall9
15-11-2013, 14:22
Hỏi - Đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS do Vụ Pháp chế - Bộ Y tế ban hành năm 2012. Hành vi vi phạm hành chính về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS - Hình thức và mức phạt.

(Phần 1)

Câu 1: Theo quy định tại Điều 14 của Luật phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của cơ sở mình. Vậy nếu chủ sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm này thì có bị xử lý vi phạm hành chính hay không:

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS thì nếu chủ sử dụng lao động không tổ chức định kỳ 2 năm/lần việc phổ biến, tuyên truyền trong cơ sở sử dụng lao động về kiến thức, biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS sẽ bị phạt tiền với các mức sau đây:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở sử dụng lao động dưới 50 người;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 200 người;

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500 người;

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cơ sở sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên;

Việc xác định người sử dụng lao động không thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của cơ sở mình theo quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS được căn cứ vào một trong các yếu tố sau: - Không có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS do người đứng đầu cơ sở lao động phê duyệt; - Không có tài liệu truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; - Khai báo của người lao động tại cơ sở là không được truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

Câu 2: Trong trường hợp nào thì bị coi là có hành vi cung cấp, đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS? Và nếu có hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Việc xác định hành vi cung cấp, đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS được tiến hành theo phương pháp so sánh số liệu mà cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đó đã công bố so với số liệu chính thức được công bố bởi Bộ Y tế hoặc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, các số liệu được công bố này không bao giờ gồm số liệu mà các nghiên cứu khoa học tự thu thập và công bố trong nghiên cứu khoa học đó.

Trong trường hợp có vi phạm thì theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này sẽ bao gồm việc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày.

Câu 3: Thế nào là đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV và việc xử lý đối với hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lơì:

Hành vi đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV là hành vi đưa thông tin, hình ảnh sai lệch về người nhiễm HIV hoặc gắn với các tệ nạn xã hội dẫn đến việc kỳ thị, phân biệt đối xử. Ví dụ: Hình ảnh người nhiễm HIV gày gò, ốm yếu hoặc hình ảnh đầu lâu, xương chéo trong các pano truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

Trong trường hợp có các vi phạm thì theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS thì việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này cũng tương tự như việc xử lý hành vi cung cấp, đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS, tức là bao gồm việc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày, trừ trường hợp người bị nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi, đính chính công khai việc mình bị nhiễm HIV.

Câu 4: Xin cho biết sự khác nhau giữa hành vi cản trở việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và hành vi từ chối thực hiện tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS?

Trả lời:

Đây là hai hành vi hoàn toàn khác biệt nhau xuất phát từ nội hàm của hai từ “cản trở” và “từ chối” mà cụ thể là hành vi cản trở việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS có nghĩa là gây khó khăn, trở ngại hoặc làm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không tiến hành được hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Còn hành vi từ chối thực hiện tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS được hiểu là không chịu nhận thực hiện hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS theo yêu cầu của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Xét về tính chất, mức độ nguy hại theo quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì hành vi cản trở có tính chất, mức độ nguy hại thấp hơn do đó là hành vi làm hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, còn hành vi từ chối có tính chất, mức độ nguy hại hơn do đó là hành vi không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho tổ chức, cá nhân đó.

Xuất phát từ sự khác nhau này, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi cũng có sự khác biệt. Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS thì hành vi cản trở việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, còn hành vi từ chối phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương trong việc thực hiện tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Câu 5: Xin cho tôi được biết ngoaì việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động nếu không tổ chức thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của cơ sở mình thì Nghị định số 69/2011/NĐ-CP còn quy định việc xử phạt liên quan đến thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV đối với đối tượng nào không và mức xử phạt cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Ngoài việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động nếu không tổ chức thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của cơ sở mình thì Nghị định số 69/2011/NĐ-CP còn quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với một số đối tượng khác nếu có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 18 Nghị định này:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: d) Không tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác theo chương trình giảng dạy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Không tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS đối với người lao động và người đi học; c) Cho các đối tượng thuộc diện quản lý của cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

(C.M)

prayforall9
15-11-2013, 14:25
Hành vi vi phạm hành chính về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS - Hình thức và mức phạt

(Phần 2)

Câu 6: Xin cho biết làm thế nào để xác định được hành vi công bố sai thẩm quyền về số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS và việc xử lý đối với hành vi này?

Trả lời:

Việc xác định hành vi công bố sai thẩm quyền về số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS được xác định thông qua việc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc công bố số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS có được giao quyền công bố số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS hay không. Một vấn đề nữa cũng cần được lưu ý đó là việc mặc dù cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc công bố số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS có được giao quyền công bố số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS nhưng chỉ được công bố các số liệu hoặc tình hình dịch trong phạm vi được giao phụ trách mà lại công bố số liệu, tình hình dịch HIV/AIDS thuộc thẩm quyền của cơ quan khác thì cũng được coi là công bố sai thẩm quyền.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế giao cho mình quyền mà vẫn thực hiện việc công bố số liệu tình hình dịch HIV/AIDS thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đồng thời phải thực hiện việc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày.

Câu 7: Theo tôi được biết thì việc thực hiện chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng là miễn phí. Vậy nếu một báo điện tử của tỉnh tôi thu phí phát sóng đối với chương trình truyền thông về phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con có đúng không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo hợp đồng với Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ. Do vậy, nếu chương trình truyền thông về phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con là chương trình thực hiện không phải bằng nguồn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ thì việc thu phí phát sóng là sai và sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đồng thời còn bị buộc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày và bị buộc hoàn trả lại số tiền đã thu không đúng theo quy định của pháp luật.


Câu 8: Xin cho biết hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Trả lời:

Khoản 5 Điều 8 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định nghiêm cấm việc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 Luật phòng, chống HIV/AIDS thì các đối tượng sau đây có thể thực hiện việc tiết lộ cho người khác biết về tình trạng nhiễm HIV của một người kể cả khi chưa được sự đồng ý của người đó:

1. Người được xét nghiệm;
2. Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
3. Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
4. Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
5. Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
6. Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.
Tuy nhiên, cần lưu ý là việc tiết lộ thông tin phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BYT ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống HIV thì những đối tượng nêu trên có trách nhiệm gĩư bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp người nhận thông tin chính là người được xét nghiệm HIV.

Trường hợp cá nhân ngoài các đối tượng nêu trên có hành vi tiết lộ cho người khác biết việc một người bị nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đồng thời còn bị buộc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi, đính chính công khai việcmình bị nhiễm HIV.

Câu 9: Xin cho biết tại sao hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật lại bị xử lý vi phạm hành chính? Căn cứ nào để xác định hành vi này và mức xử phạt cụ thể đối với hành vi này như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, trên đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin. Do vậy, nếu các cơ quan thông tin đại chúng không thực hiện quy định này sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS.

Việc xác định hành vi này sẽ được căn cứ vào các quy định trong Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT ngày 20/8/2010 của liên bộ: Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Y tế hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

Câu 10: Xin cho biết nếu có người dựa vào các bất cập, tồn tại cuả hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS và thông qua các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông người nhiễm HIV để lôi kéo, kích động người nhiễm HIV thực hiện các hiành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP thì nếu cá nhân, tổ chức có hành vi như nêu trên sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 18, cụ thể như sau:
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đối với những hành vi sau đây:
d) Lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, dân tộc, đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, tuỳ theo tính chất mức độ và hành vi vi phạm, cá nhân có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại các điều 85, 86, 87, 88, 89 Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:

Điều 85. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Điều 86. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
b) Gây thù hằn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Điều 89. Tội phá rối an ninh

1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.


(C.M)

prayforall9
15-11-2013, 14:26
Hỏi - Đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS do Vụ Pháp chế - Bộ Y tế ban hành năm 2012. Hành vi vi phạm hành chính về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS - Hình thức và mức phạt

(Phần 3)
Câu 11: Xin cho biết nếu một người tung tin là người khác bị nhiễm HIV mà trên thực tế người đó không bị nhiễm HIV thì có bị coi là có hành vi vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, thì hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Khoản 6 Điều 8 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi “đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV”. Trường hợp vi phạm quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính theo quy định của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP hoặc xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự, cụ thể như sau: Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức xử lý hình sự theo quy định tại Khoản 5 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP, người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị buộc phải xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày. Trường hợp hành vi vi phạm có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội hình sự thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại một trong hai điều 121 hoặc 122 Bộ luật hình sự:
Điều 121. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:



Phạm tội nhiều lần;
Đối với nhiều người;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 122. Tội vu khống

Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:



Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Đối với nhiều người;
Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
Đối với người thi hành công vụ;
Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.



Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Câu 12: Xin cho biết việc công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 8 Luật phòng, chống HIV/AIDS thì hành vi nêu trên là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, tại Điều 30 Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng có quy định giao quyền công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó cho một số đối tượng nhằm đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn của hoạt động của các đối tượng này. Chính vì vậy, khi xuất hiện hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV, trước hết ta cần xem xét người có hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV có thuộc một trong các đối tượng sau đây không:

Người được xét nghiệm;
Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó không thuộc các đối tượng nêu trên thì người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đó còn bị buộc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi, đính chính công khai việc mình bị nhiễm HIV.
Câu 13: Xin cho biết các sự việc khác nhau giữa hành vi đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV với hành vi sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình người nhiễm HIV?
Trả lời: Hành vi đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV là hành vi đưa thông tin, hình ảnh sai lệch về người nhiễm HIV hoặc gắn với các tệ nạn xã hội dẫn đến việc kỳ thị, phân biệt đối xử. Ví dụ: Hình ảnh người nhiễm HIV gày gò, ốm yếu hoặc hình ảnh đầu lâu, xương chéo trong các pano truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS. Còn hành vi sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình người nhiễm HIV là hành vi đưa thông điệp, thông tin có nội dung kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV hoặc làm cho người tiếp nhận thông tin có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ. Ví dụ: Việc sử dụng hình ảnh người nhiễm HIV như một bằng chứng của một hành vi vi phạm pháp luật hay việc sử dụng cách nói, cách viết làm cho người nghe, người đọc liên tưởng người nhiễm HIV với các tệ nạn xã hội. Như vậy, có thể thấy mức độ nguy hại của hành vi sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình người nhiễm HIV lớn hơn rất nhiều so với hành vi đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV. Chính vì vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình người nhiễm HIV cũng nặng hơn khá nhiều so với hành vi đưa thông tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV. Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình người nhiễm HIV sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời còn bị buộc xin lỗi, đính chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi, đính chính công khai việc mình bị nhiễm HIV.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TƯ VẤN VÀ XÉT NGHIỆM HIV/AIDS – HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Câu 1: Trong quá trình khám bệnh tại bệnh viện A, tôi được chỉ định làm một số xét nghiệm và khi trả kết quả tôi mới được biết là mình có được làm cả xét nghiệm HIV. Vậy xin cho tôi biết trong trường hợp này, bệnh viện A có vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS hay không? Nếu có thì hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Nếu đúng như bạn phản ánh thì trước hết phải khẳng định với bạn là bệnh viện A đã vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật phòng, chống HIV/AIDS. Theo quy định tại điều khoản nêu trên thì tất cả các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV. Nội dung và quy trình tư vấn phải bảo đảm tuân thủ quy định tại Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 22/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP thì bệnh viện đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu 2: Xin cho biết nếu một người sau khi xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm HIV dương tính mà không thông báo cho vợ hoặc chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn với mình biết thì có bị coi là vi phạm pháp luật không? Nếu có thì hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người nhiễm HIV có trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm HIV của mình cho vợ hoặc chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn với mình biết. Trường hợp không thông báo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Bên cạnh đó, nếu người nhiễm HIV không thông báo mà vẫn quan hệ tình dục với vợ hoặc chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn với mình và làm lây truyền cho người đó thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điều 117, 118 Bộ luật hình sự. Cụ thể như sau: Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác

Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm;



Đối với nhiều người;
Đối với người chưa thành niên;
Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Điều 118. Tội cố ý truyền HIV cho người khác

Người nào cố ý truyền HIV cho người khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:



Có tổ chức;
Đối với nhiều người;
Đối với người chưa thành niên;
Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Lợi dụng nghề nghiệp 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Câu 3: Trường hợp một cơ sở có thực hiện xét nghiệm nhưng không thực hiện việc thống kê báo cáo kết quả số lượng xét nghiệm HIV mà cơ sở mình đã thực hiện thì có bị coi là vi phạm pháp luật không?
Trả lời: Ngày 14/8/2008, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quy chế báo cáo và Biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Theo quy định tại Quyết định này thì tất cả các cơ sở có thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói chung và có thực hiện hoạt động xét nghiệm HIV nói riêng đều phải thực hiện việc thống kê, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mà mình thực hiện. Trong trường hợp không thực hiện việc thống kê theo báo cáo quy định nêu trên thì sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu 4: Xin cho biết nếu một cơ sở y tế vi phạm các quy định về lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP thì hành vi vi phạm các quy định về lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Việc xác định hành vi vi phạm nêu trên phải căn cứ vào Quyết định số 12/2005/QĐ-BYT ngày 28/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định chuyên môn trong công tác xét nghiệm HIV để đảm bảo an toàn truyền máu cũng như Quyết định số 3052/QĐ-BYT ngày 29/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn phòng xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính cũng như Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban Quy chế quản lý chất thải y tế.
Câu 5: Tôi được biết Nghị định số 69/2011/NĐ-CP có quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Vậy xin cho biết căn cứ để xác định hành vi vi phạm và mức xử phạt trong trường hợp xảy ra vi phạm?
Trả lời: Việc xác định hành vi vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS được căn cứ thông qua việc đối chiếu với các quy định Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 12/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, cần xác định cụ thể hành vi vi phạm theo các quy định về điều kiện đối với nhân sự, điều kiện đối với cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị và quy định về phạm vi thực hiện việc tư vấn đối với từng loại hình tổ chức tư vấn để từ đó xác định mức xử phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

prayforall9
15-11-2013, 14:29
Hỏi - Đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS do Vụ Pháp chế - Bộ Y tế ban hành năm 2012


(Phần 4)
Câu 6: Xin cho biết thế nào là hành vi cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV và mức xử phạt đối với hành vi này?
Trả lời: Khoản 1 Điều 22 Luật phòng, chống HIV /AIDS quy định mọi người có quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS do vậy mọi hành vi gây khó khăn trở ngại hoặc làm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không tiếp cận được với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS đều bị coi là có hành vi cản trở quyên tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu 7: Xin cho biết nếu cơ sở y tế không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cho tôi khi đi khám thai định kỳ thì có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?
Trả lời: Khoản 3 Điều 35 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS do vậy nếu bạn không bị nhiễm HIV hoặc không tự công bố về tình trạng nhiễm HIV của mình thì cơ sở y tế không có trách nhiệm phải tư vấn cho bạn trong trường hợp bạn đi khám thai định kỳ. Nếu bạn đã công bố về tình trạng nhiễm HIV của mình với cơ sở y tế nơi bạn theo dõi thai kỳ mà cơ sở đó vẫn không thực hiện việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cho bạn thì cơ sở đó sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu 8: Xin cho biết nếu cơ sở y tế không tuân thủ quy trình, kỹ thuật xét nghiệm HIV thì có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?
Trả lời: Trong thực hiện xét nghiệm nói chung và thực hiện xét nghiệm HIV nói riêng thì việc tuân thủ đúng các quy trình, kỹ thuật xét nghiệm là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Do vậy nếu người thực hiện xét nghiệm HIV không thực hiện đúng các quy trình, kỹ thuật xét ngiệm sẽ bị coi là có hành vi vi phạm pháp luật và bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ngoài ra cá nhân có hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời gian 06 tháng.
Câu 9: Xin cho biết quy trình thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho một người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện và nếu bệnh viện đó không tuân thủ quy trình này thì có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì mức xử phạt đối với hành vi này như thế nào?
Trả lời: Theo quy định của Thông tư số 01/2010/TT-BYT ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì quy trình thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho một người bệnh đang điều trị nội trú được quy định như sau:

Sau khi có kết quả xét nghiệm từ bộ phận xét nghiệm, người phụ trách bộ phận xét nghiệm chuyển phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho điều dưỡng viên trưởng khoa của khoa hoặc phòng nơi người bệnh đang điều trị.
Điều dưỡng viên trưởng của khoa hoặc phòng nơi người bệnh điều trị có trách nhiệm:



Lưu phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính vào hồ sơ bệnh án.
Báo cáo trưởng khoa để thông báo cho bác sĩ và điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc điều trị cho người bệnh.



Bác sĩ trực tiếp điều trị cho người bệnh có trách nhiệm tư vấn và thông báo kết quả xét nghiệm cho người bệnh.

Trong trường hợp không thể tư vấn trực tiếp cho người bệnh, bác sĩ trực tiếp điều trị cho người bệnh phải đề nghị vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ đến bộ phận tư vấn để tiến hành tư vấn và thông báo kết quả xét nghiệm cho họ.

Trường hợp người bệnh phải chuyển khoa, điều dưỡng viên trưởng khoa hoặc phòng nơi người bệnh chuyển đi phải chuyển phiếu trả lời kết quả cho điều dưỡng viên trưởng của khoa hoặc phòng nơi tiếp nhận người bệnh khi chuyển hồ sơ bệnh án.

Điều dưỡng viên trưởng của khoa hoặc phòng nơi tiếp nhận người bệnh có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp người bệnh phải chuyển viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh chuyển đi phải chuyển phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính kèm theo hồ sơ bệnh án.

Điều dưỡng viên trưởng của khoa hoặc phòng nơi tiếp nhận người bệnh có trách nhiệm báo cáo với trưởng khoa về tình trạng nhiễm HIV của người bệnh để trưởng khoa thông báo cho bác sĩ và điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Trường hợp người bệnh ra viện, phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV phải được lưu cùng hồ sơ bệnh án.

Trong trường hợp bệnh viện hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ không tuân thủ đúng quy định nêu trên thì sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt tiền này cũng được áp dụng đối với các trường hợp có hành vi phạm quy trình thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính đối với:

Trường hợp đến xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế thuộc hệ y tế dự phòng;
Trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm HIV tại các cơ sở tư vấn, xét nghiệm tự nguyện;
Trường hợp người được xét nghiệm HIV là người đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Người đang được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam, cơ sở chữa bệnh;
Trường hợp xét nghiệm theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.


Câu 10: Xin cho biết yêu cầu đối với việc thực hiện xét nghiệm HIV và trả kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người dưới 16 tuổi? Trường hợp có vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Theo quy định của Thông tư số 01/2010/TT-BYT ngày 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì trường hợp người được xét nghiệm là người dưới 16 tuổi hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ: Người chịu trách nhiệm trả kết quả xét nghiệm HIV dương tính tiến hành tư vấn và trả kết quả xét nghiệm xét nghiệm cho cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của họ sau khi đã tư vấn cho những người này. Việc thông báo kết quả xét nghiệm cho các đối tượng này chỉ được thực hiện sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của họ và đã tư vấn cho người được xét nghiệm HIV. Trong trường hợp vi phạm quy định này thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 11: Xin cho biết việc thu phí đối với các trường hợp bắt buộc xét nghiệm HIV có đúng không? Nếu sai thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời: Trước hết, cần xem xét người bị áp dụng biện pháp xét nghiệm HIV thuộc nhóm đối tượng nào bởi theo quy định tại Điều 28 Luật phòng, chống HIV/AIDS thì ngân sách Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm chi trả đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân. Do vậy nếu người bị bị áp dụng biện pháp xét nghiệm HIV không thuộc trường hợp nêu trên vẫn phải tự chi trả chi phí xét nghiệm. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp xét nghiệm HIV thuộc trường hợp nêu trên mà cơ sở y tế nơi thực hiện xét nghiệm vẫn thu tiền xét nghiệm thì ngoài việc bị xử phạt với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng còn bị buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV.
Câu 12: Xin cho biết nếu một cơ sở có thực hiện xét nghiệm HIV nhưng không tổ chức hoạt động tư vấn trước và sau xét nghiệm thì có vi phạm quy định nào của pháp luật không? Nếu có vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Xin trả lời bạn là có vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật phòng, chống HIV/AIDS thì cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm và theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS thì cơ quan, tổ chức vi phạm quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 13: Xin cho biết ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tuân thủ quy trình thông báo kết quả xét nghiệm HIV thì hành vi nào có liên quan đến thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính bị xử phạt không?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 69/2011/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính khi kết quả đó chưa được phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn khẳng định là dương tính;
Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người đến xét nghiệm khi không được phép.


Câu 14: Tôi được biết pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS có quy định cấm xét nghiệm HIV bắt buộc, vậy nếu vi phạm quy định này thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Khoản 7 Điều 8 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi bắt buộc xét nghiệm HIV, tuy nhiên để đảm bảo phù hợp với thực tiễn, pháp luật về phòng, chống HIV cũng quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong các trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm soát nhân dân hoặc Toà án nhân dân hoặc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh hoặc trước khi tuyển dụng đối với các ngành nghề sau:

Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định nêu trên sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Câu 15: Theo tôi biết thì việc xét nghiệm HIV phải thực hiện bằng các sinh phẩm đã được cấp phép lưu hành, vậy nếu vi phạm quy định này thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 nghị định số 69/2011/NĐ-CP thì hành vi xét nghiệm HIV bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng hoặc chưa được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng ngoài ra người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành ngề trong thời gian 06 tháng và cơ sở có hành vi vi phạm bị buộc tiêu huỷ sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng.
(C.M)