PDA

View Full Version : Hướng tới loại trừ lây truyên hiv từ mẹ sang con



Nguyen Ha
17-11-2013, 13:28
Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015

Chủ nhật, 21/07/2013 - 03:06 AM (GMT+7) [+] Cỡ chữ: Mặc định

Ðó là một trong những mục tiêu chính do Ðại hội đồng LHQ đề ra tại Hội nghị cao cấp về phòng, chống

HIV/AIDS mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và xác định là một trong những mục tiêu chủ yếu của

Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Ðây cũng là chủ đề của tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2013 và những

năm tiếp theo.

Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, trong năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ

mang thai ở nước ta là 0,19%. Như vậy, trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 5.000 phụ nữ mang

thai nhiễm HIV. Trong đó, theo tính toán của các chuyên gia, nếu không có bất kỳ can thiệp nào nhằm

ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền này sẽ từ 25 đến 30%. Như vậy, nếu

không can thiệp chủ động và tích cực, mỗi năm nước ta sẽ có khoảng 1.500 trẻ em sinh ra bị nhiễm

HIV từ mẹ.

Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời và toàn diện thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm

xuống dưới 5%, thậm chí dưới 2%, có nghĩa là mỗi năm chúng ta có thể cứu được khoảng 1.000 cháu

bé khỏi bị nhiễm HIV thông qua các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC).

Thứ trưởng Bộ Y tế, TS Nguyễn Thanh Long cho biết, DPLTMC xác định là hoạt động có hiệu quả cao,

thiết thực và mang tính nhân văn. Trong những năm qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế từ trung

ương đến địa phương tích cực triển khai các hoạt động DPLTMC , nhằm làm giảm đến mức thấp nhất

tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV do mẹ truyền sang.

Từ năm 2009 đến nay, theo đề xuất của Bộ Y tế, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống

tệ nạn ma túy, mại dâm đã chọn tháng 6 hằng năm là tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ

sang con. Trong tháng này, song song với việc tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng là đẩy mạnh

các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cả các cấp lãnh đạo về lợi ích

của dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; huy động sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng vào các

hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Ðể thúc đẩy các hoạt động DPLTMC và bảo đảm cho các hoạt động này thực hiện hiệu quả trên toàn

quốc, thời gian qua, với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, các cơ quan chức năng và sự tham gia của

toàn xã hội, đến cuối năm 2012, cả nước đã có 226 điểm cung cấp dịch vụ DPLTMC (hai điểm tuyến

trung ương, 92 điểm tuyến tỉnh và 132 tuyến huyện, chiếm 25% số huyện trong toàn quốc).

Tại các điểm cung cấp dịch vụ này, phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV sớm. Nếu phát

hiện nhiễm HIV, phụ nữ mang thai được điều trị DPLTMC bằng thuốc kháng vi-rút (ARV) từ tuần thai

thứ 14, trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV bốn tuần sau sinh, được hỗ trợ

sữa ăn thay thế sữa mẹ, được điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và chẩn đoán sớm tình trạng

nhiễm HIV bằng phương pháp xét nghiệm tìm kháng nguyên. Tất cả các dịch vụ này hiện nay đều được

miễn phí hoàn toàn.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều phụ nữ mang thai không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng lây

truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu do họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức về phòng,

chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng cho nên không chủ

động tìm kiếm dịch vụ.

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm

HIV khó tiếp cận các dịch vụ và nếu có thì cũng ở giai đoạn muộn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của can

thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Với mục tiêu loại trừ tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các

quốc gia nên triển khai đồng bộ các can thiệp DPLTMC. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị

bằng ARV càng sớm càng tốt, không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh và duy trì điều trị

ARV cho mẹ sau sinh con và nuôi trẻ bằng sữa ngoài thay thế sữa mẹ, đồng thời với việc điều trị dự

phòng ARV cho trẻ từ sau khi sinh đến khi được 4 đến 6 tuần tuổi.

Mô hình này đang được triển khai thí điểm tại các huyện Ðiện Biên (tỉnh Ðiện Biên) và các quận, huyện

của thành phố Cần Thơ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Y tế sẽ có những điều chỉnh phù hợp điều kiện thực

tế tại Việt Nam trước khi áp dụng mở rộng.

Ðáng chú ý, từ năm 2013 trở đi, các dịch vụ DPLTMC được lồng ghép triệt để vào hệ thống chăm sóc

sức khỏe sinh sản, nhằm tiếp cận sớm nhất với phụ nữ mang thai để có thể khắc phục tình trạng xét

nghiệm HIV muộn và điều trị DPLTMC bằng ARV muộn ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Hệ thống chăm

sóc sức khỏe sinh sản có mạng lưới "chân rết" đến tuyến xã và thôn, bản, vì vậy sẽ chăm sóc và hỗ trợ

phụ nữ mang thai và con của họ tốt hơn trong suốt quá trình mang thai và sau sinh.

Ðể DPLTMC, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bốn giải pháp: Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ,

đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phòng tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ mang thai nhiễm

HIV; các can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV (tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng bằng

thuốc kháng HIV, hỗ trợ sữa ăn thay thế sữa mẹ cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV); cung cấp các hoạt

động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau sinh.

THANH MAI