PDA

View Full Version : Bài thuốc đặc trị “diệt” mụn nhọt mùa nắng nóng



songchungvoi_HIV
18-11-2013, 13:42
<header class="article-header" style="color: rgb(51, 51, 51); font-family: Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; line-height: 19.796875px; background-color: rgb(250, 250, 250); padding-top: 10px;">Bài thuốc đặc trị “diệt” mụn nhọt mùa nắng nóng

</header>
Trong ký ức của lớp trẻ quê xứ Nghệ, có lẽ không mấy đứa tránh khỏi dăm ba bận vật vã vì mụn nhọt, mỗi lần như vậy lại được cha mẹ ôm đến nhà ông lang Quản. Mấy chục năm trôi qua, nhiều đứa trẻ khi xưa mụn nhọt đầy đầu nay đã thành đạt, trở thành cha thành mẹ giờ lại ôm con đến ông Quản nhờ ông trị giúp cho cháu “con mụn”. Bài thuốc truyền đời của ông vẫn nổi tiếng đặc trị chưa có loại thuốc nào thay thế.

Trong ký ức của lớp trẻ quê xứ Nghệ, có lẽ không mấy đứa tránh khỏi dăm ba bận vật vã vì mụn nhọt, mỗi lần như vậy lại được cha mẹ ôm đến nhà ông lang Quản. Mấy chục năm trôi qua, nhiều đứa trẻ khi xưa mụn nhọt đầy đầu nay đã thành đạt, trở thành cha thành mẹ giờ lại ôm con đến ông Quản nhờ ông trị giúp cho cháu “con mụn”. Bài thuốc truyền đời của ông vẫn nổi tiếng đặc trị chưa có loại thuốc nào thay thế.
<tbody>
http://baophapluat.vn/dataimages/201208/original/images660448_H3.jpg


Ông Trần Thái Quản

</tbody>

“Song kiếm hợp bích” đánh tan mụn nhọtÔng Trần Thái Quản (SN 1952, ngụ xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho biết năm nay thời tiết đặc biệt nắng nóng nên người mắc mụn nhọt tăng đột biến. Ông kể bệnh nhân bị nổi mụn tìm đến ông có đàn ông đàn bà ở đủ mọi lứa tuổi.Cái thứ mụn nhọt không chừa bất kỳ ai, từ trẻ con người già, đàn ông đàn bà; từ anh nông dân cày ngoài ruộng đến nam thanh nữ tú ngồi điều hòa máy lạnh. Mụn cũng không biết chọn chỗ mà mọc, có thể sưng vêu trên trán hoặc nổi cục to đùng ở giữa “bàn tọa”, vừa gây đau nhức vừa mất thẩm mỹ ghê gớm, mọc ở chỗ nhạy cảm còn khiến người bệnh không đứng không ngồi được.Chứng bệnh này thường hoành hành nhiều nhất vào mùa hè, khi cơ thể người đổ mồ hôi nhớp nháp do thời tiết nắng nóng, không khí nhiều khói bụi. Mụn nhỏ có thể mưng mủ ngày càng to, để quá lâu không chữa trị kịp thời, các vết thương sẽ bị hoại tử gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, vì thế nếu cơ thể bỗng dưng trồi lên một con mụn nhỏ cũng nhất định không được chủ quan “khinh địch”.Theo phân tích của ông Quản, làn da mỗi người đang mịn màng bỗng dưng nổi u cục là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do nóng nhiệt, chức năng gan suy giảm, không đẩy trừ kịp các độc tố ra dẫn đến mụn nhọt, lở ngứa, viêm loét…Nguyên nhân thứ hai nghe “dễ sợ” hơn là do ảnh hưởng của giun chỉ có sẵn trong cơ thể người. Thường khi thời tiết nóng nực, đám giun chỉ này không thích ứng được, co quắp lại không lưu thông bình thường cũng dẫn tới nổi mụn. Để đối phó với cả hai nguyên nhân trên, ông Quản sử dụng chiêu “song kiếm hợp bích” vừa bôi vừa uống, giúp giải độc từ trong ra ngoài. Khi người bệnh vác mụn sưng vêu đến gặp ông Quản sẽ được ông cho cao dán để đắp lên đầu mụn, kết hợp với thuốc uống là các loại thảo mộc giải độc.Thuốc điều trị mụn của ông Quản hiện có giá 50 ngàn đồng/liều dùng cả uống cả đắp trong 5 ngày, tính ra mỗi ngày 10 ngàn đồng. Người nào bị nhẹ chỉ cần uống bôi đắp và uống thuốc trong hai ngày là khỏi, số thuốc chưa dùng có thể để dành, hạn sử dụng gần như vô thời hạn. Còn sau 3 – 5 ngày mà con mụn vẫn cứng đầu không bị đánh tan thì có biện pháp mạnh hơn.
<tbody>
http://baophapluat.vn/dataimages/201208/original/images660449_H1.jpg


Thuốc đắp mụn đặc trị của ông Quản

</tbody>

Ông Quản cho biết đối với những loại mụn nhọt “hàng khủng”, bôi đắp kiểu gì cũng không hiệu quả thì cách nhanh nhất là phẫu thuật chích mủ. Ông Quản có nguyên một phòng dành riêng cho việc phục vụ các bệnh nhân bị mụn nhọt hành hạ, bên cạnh chiếc giường nằm là một bộ đồ nghề trị mụn sạch sẽ gọn nhẹ.Vị thầy thuốc vừa cười vừa giải thích “bọn này” có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể mỗi người, có nhiều vị trí nhạy cảm nên việc thăm khám, đắp thuốc cần kín đáo, tránh gây ngại ngùng cho người bệnh. Trong trường hợp để lâu mưng mủ quá to thì động dao kéo một chút cũng là cần thiết để người bệnh nhanh thoát khỏi cơn vật vã vì đau nhức.Ông là lương y mát tay chữa nhiều loại bệnh. Nhưng ông lại nổi tiếng nhờ tài nhanh chóng xoa dịu những cơn đau nhức khổ sở do mụn nhọt mang lại cho người bệnh và trị tiệt nọc ít có trường hợp tái phát. Nghệ An là một trong những địa phương nắng nóng dữ dội nhất trên cả nước. Một thời ông Quản được xem là “vị cứu tinh” của đám trẻ nít, đối tượng thường bị mụn nhọt tấn công nhiều nhất. Mụn đinh, mụn bọc, ghẻ lở mẩn ngứa… đều chạy đến ông Quản.Khách bước vào nhà ông thời ấy có lúc phì cười vì cả loạt người ngồi nhăn nhó, mỗi người đeo theo một vài con mụn đang sưng tấy đôi khi làm biến dạng cả mặt mũi. Những năm gần đây ông Quản có phần “nhàn” hơn trong việc chữa trị bệnh nhân bị mụn, một phần do người dân đã có điều kiện giữ gìn vệ sinh cơ thể tốt hơn, một phần do người dân chuyển sang dùng thuốc Tây cho tiện. Nhưng với những người có cơ địa không thích hợp dùng kháng sinh, bài thuốc chữa mụn của ông thầy nhân hậu nơi vùng quê Hưng Nguyên vẫn giúp họ yên tâm xóa tan mọi nỗi lo về mụn nhọt.Kế thừa bài thuốc danh tiếngÔng Quản là người thừa hưởng nghề thuốc đã có lịch sử hơn một trăm năm của dòng tộc. Năm 19 tuổi khi vừa rời ghế nhà trường ông đã được cha tin tưởng giao trọng trách đứng ra khám bệnh cho người dân. Ông cho rằng đời ông còn có cơ duyên may mắn đặc biệt là trong suốt gần ba chục năm được kề cận bên cháu nội của cụ Nguyễn Trường Tộ. Từ khi còn trẻ ông đã được vị này tin tưởng bày lại cho bài thuốc của cụ Nguyễn Trường Tộ để chữa bệnh cứu người. Suốt một đời ông đã vừa làm vừa học, mày mò kết hợp những kiến thức y học đa dạng từ sử sách với các bài thuốc bí truyền của dòng họ để phục vụ khám chữa bệnh cho bà con.Ông dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu chữa các loại mụn nhọt vì đây là chứng bệnh phổ biến, dễ gặp, nhiều người dễ bị. Ông Quản phân tích ung nhọt có hai dạng, dạng thường gặp là nổi mụn sưng nhức trên bề mặt da, mắt thường cũng trông thấy được, còn một dạng là mụn nhọt bên trong như tràn dịch phổi, hen suyễn… Với các loại bệnh được xếp vào hàng nan y như trên cũng hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời.
<tbody>
http://baophapluat.vn/dataimages/201208/original/images660450_H2.jpg


Thuốc uống dạng bột

</tbody>

Nhiều trường hợp bị tràn dịch phổi được ông cho thuốc đã trở lại khỏe mạnh sau khoảng 3 tháng điều trị, trước đây mắc bệnh tưởng “không còn gì nữa” nhưng giờ còn chạy được cả xe ôm ngoài chợ. Người dân truyền tai nhau ông Quản ngoài tài bắt mạch bốc thuốc còn có khả năng khám bệnh lâm sàng đặc biệt, chính xác hơn cả các loại máy móc hiện đại tại các cơ sở y tế.Hỏi về điều này ông cười: “Quả thật có lần tôi chẩn đoán lâm sàng phát hiện bệnh, nhưng kết quả siêu âm tại cơ sở y tế địa phương lại khác, thành ra người bệnh phải đánh đường ra tận Hà Nội kiểm tra, kết quả giống chẩn đoán trước đó của tôi. Nhưng đó chỉ là một trường hợp thôi”.Đường vào nhà ông Quản có đoạn như mê cung nhưng hỏi đường từ xa ai cũng biết. Ông có một ngôi nhà ngoài mặt đường không sử dụng đến vì từ xưa đến nay, ngôi nhà trong ngõ của ông đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với những người dân nghèo quanh đây. Cũng chính vì lý do ấy mà ông quyết định chỉ chuyên chữa bệnh tại nhà, không đi xa khám bệnh, sợ rằng trong lúc mình đi xa phục vụ cho một người thì rất nhiều bệnh nhân khác lặn lội tìm đến nhà lại không gặp được thầy.Người thầy thuốc cho biết ông đảm nhiệm nhiều công tác xã hội nên lịch làm việc có lúc kín mít. Nhưng bất kỳ thời điểm nào nếu người bệnh đến gặp ông đều sẵn sàng phục vụ, vì một lẽ đơn giản: “Mình đã biết việc, người bệnh đến là phải làm, từ chối là không phải đạo thầy thuốc”.
<tbody>
Để ngăn ngừa mụn nhọt, cần lưu ý chế độ ăn ngủ điều độ, giữ vệ sinh cơ thể: uống đủ nước, ăn uống đủ chất, hạn chế chế dùng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, ngọt; rèn luyện thân thể, tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn. Khi bị trầy xước, mụn nhọt cần điều trị kịp thời đúng cách, tránh gây tổn thương nặng hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nguy cơ nhiễm trùng máu.

</tbody>

Phạm Tuyết

songchungvoi_HIV
18-11-2013, 13:43
Mụn nhọt – triệu chứng, nguyên nhân và cách chăm sócMụn nhọt là những u bướu nhỏ đau nhức chứa đầy mủ. Mụn nhọt hình thành dưới da khi vi khuẩn nhiễm vào nơi lông hình thành là nang lông phát triển thành mầm bệnh. Mụn nhọt có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể, nhưng phần lớn thường thấy trên khuôn mặt, cổ, nách, mông và đùi. Mụn nhọt thường tự lành trong khoảng 14 ngày.
Nguyên nhân của gây mụn nhọtHầu hết mụn nhọt đều do một loại vi khuẩn (vi khuẩn tụ cầu). Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua vết xước nhỏ hoặc vết cắt trên da hoặc có thể đi theo tóc xuống nang lông.Những vấn đề sức khỏe làm cho mọi người dễ bị mụn nhọt:

Bệnh tiểu đường
Vấn đề với hệ thống miễn dịch
Thiếu dinh dưỡng
Vệ sinh kém
Tiếp xúc với các hóa chất mạnh mà gây kích ứng da

Triệu chứng của mụn nhọt

Nổi lên nhanh chóng, thường trong vòng 24 giờ
Có phần đầu mụn màu đỏ, vàng hoặc trắng
Bị chảy nước hoặc mủ khi vỡ nhọt
Sưng
Ấm
Mềm hoặc đau nhức

Chăm sóc khi bị mụn nhọt

Giữ cho da của bạn sạch sẽ.
Không được cạy hoặc nặn mụn nhọt. Vi khuẩn có thể lan truyền đến vùng da gần xung quanh và khiến nhiễm trùng lan rộng.
Đắp khăn sạch, ấm, ướt lên vùng bị nhọt vài lần trong ngày để mau lành và giảm sưng.


http://thuocdieutri.vn/wp-content/uploads/2013/05/mun-nhot-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-thuocdieutri-vn-01-300x103.png (http://thuocdieutri.vn/wp-content/uploads/2013/05/mun-nhot-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-cham-soc-thuocdieutri-vn-01.png)Nguyên nhân gây mụn nhọt (Ảnh: Medicinenet)
Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị các vấn đề về mụn nhọt:

Nhọt đau nhức nhiều hoặc nhọt lớn
Sốt
Nhọt mới
Sưng đỏ xung quanh nhọt. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn đã thâm nhập mạch máu của bạn.
Nhọt không giảm khoảng ngày thứ 10
Đã điều trị nhọt mà không khỏi trong 14 ngày

Nói chuyện với cho bác sĩ hay y tá nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về mụn nhọt.

songchungvoi_HIV
18-11-2013, 13:46
Mụn nhọt cũng có thể đe dọa tính mạng (http://phoiphai.blogspot.com/2012/01/mun-nhot-cung-co-e-doa-tinh-mang.html)Mụn nhọt cũng có thể đe dọa tính mạng
Nhiều người quan niệm mụn nhọt là chuyện nhỏ nên thường bỏ qua, không điều trị, để đến khi mụn nhọt “già” thì tự lể, nặn hay đắp lá hút cùi theo kinh nghiệm dân gian. Những cách xử lý này có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết khi không được điều trị đúng, kịp thời. Nếu hiểu rõ về căn nguyên, cách chăm sóc thì mụn nhọt không phải là vấn đề lớn.
Cháu N.N.T., 15 tháng tuổi, ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, đến Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ khám bệnh trong tình trạng: sốt, đầu nổi đến hơn 10 mụn nhọt. Xen kẽ với những mụn nhọt đã nổi mủ, viêm đỏ là nhiều sẹo cũ do những nhọt từ trước đó để lại. Không những ở đầu mà cổ và trán của cháu T., cũng nổi nhọt rải rác. Cháu T. bị nhọt tái đi tái lại nhiều lần rồi bỏ ăn, quấy khóc, gia đình mới đưa đến bệnh viện.
Cũng nổi nhọt như cháu T., ông P.V.N., 47 tuổi, ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phải nằm viện với chẩn đoán “đinh râu” (nổi nhọt ở vùng gần mũi, môi trên). Vùng môi trên của ông nổi một khối đỏ, có mủ ở giữa làm cho môi trên của ông bị sưng to, đau nhức, người bị nóng lạnh. Theo ông N. kể thì trước đó ông thấy nổi mụn ở mặt nên đã lấy tay nặn. Việc làm này vô tình gây nhiễm trùng nặng.
Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 5-7 trường hợp nổi nhọt như ông N. và cháu T., trong đó, trẻ em chiếm đa số. Ghi nhận tại bệnh viện cũng cho thấy, bệnh xuất hiện nhiều hơn trong mùa hè nóng nực, có lúc hơn 10 ca/ngày.
Nhọt là tình trạng viêm nang lông sâu. Bệnh thường do vi khuẩn tụ cầu vàng có tên Staphylococcus aureus sống thường trú trên da gây ra. Việc chà xát, cào gãi hoặc tăng tiết mồ hôi, viêm da, nhiễm nấm là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập, gây bệnh. Ngoài ra, cũng phải kể đến các yếu tố thuận lợi dẫn đến nhọt như: nghiện rượu, suy dinh dưỡng, tiểu đường, chàm thể tạng, suy giảm miễn dịch, tiếp xúc hóa chất, vệ sinh kém, béo phì, nhà có người đang bị nhọt… Biểu hiện ban đầu của nhọt là trên da xuất hiện một cục cứng, đỏ, bóp đau và lớn nhanh. Khi nhọt to ra thì trở nên mềm và rất đau sau vài ngày. Sau đó, nhọt vỡ ra, xì mủ, máu và một lõi chứa chất hoại tử (thường gọi là cùi). Khi đó, bệnh nhân thấy giảm đau, giảm sưng đỏ trong vài ngày đến vài tuần. Nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng cọ xát, ra mồ hôi nhiều như: cổ, mặt, đầu, nách, mông. Nhọt nổi nhiều tạo thành nhọt cụm, viêm nặng hơn, lan rộng hơn.
Có thể chữa nhọt bằng phương pháp tây y hoặc theo đông y. Tuy nhiên, khi đã xác định nguyên nhân rõ ràng gây nên nhọt thì tốt nhất là nên điều trị theo phương pháp tây y. Kinh nghiệm dân gian có nhiều bài thuốc đắp lên nhọt để lấy cùi nhưng cũng có nhiều trường hợp trị không dứt điểm, dẫn đến tái đi tái lại nhiều lần hay làm cho nhiễm trùng nặng hơn. Chưa kể trường hợp sử dụng không đúng bài thuốc, vệ sinh kém, làm bội nhiễm thêm, dẫn đến bệnh nặng hơn.
Tây y điều trị nhọt bằng cách sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần lưu ý kết hợp giữ vệ sinh cá nhân và đồ dùng, tắm bằng xà phòng có tính sát khuẩn, mặc quần áo rộng, thoáng, nhẹ, tránh chấn thương da. Điều cần lưu ý là không được tự ý rạch hoặc nặn nhọt sớm. Nếu nhọt còn cứng thì đắp nước ấm hoặc ngâm thuốc tím pha loãng, bôi cream hoặc mỡ kháng sinh (Bactroban, Fucidin) uống kháng sinh Oxacillin, Erythromycin hoặc Clindamycin, hạ sốt. Khi nhọt đã làm mủ, khu trú và mềm thì cần rạch để rửa sạch, dẫn lưu (tạo đường dẫn cho mủ chảy ra hết) và vẫn phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi nhọt xuất hiện nhiều, bệnh nhân có thể bị sốt, mệt mỏi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể đưa đến nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt, nhọt ở mặt và mũi dễ theo đường máu đến xoang tĩnh mạch hang đưa đến áp xe não, viêm nội tâm mạc cấp, viêm xương – tủy xương,… Sự xâm nhập này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không thể tiên đoán trước. Về mặt thẩm mỹ, nhọt có thể để lại sẹo xấu. Bệnh nhân cần được điều trị sớm để phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, gây ra các biến chứng khác nặng nề hơn.
Để phòng tránh nhọt, cần giữ vệ sinh thân cá nhân tốt, tắm bằng xà phòng sát khuẩn, tránh chấn thương da (không gãi, nặn, chích lể). Đối với trẻ nhỏ, đối tượng thường bị nổi nhọt, cần được tắm bằng sữa tắm dành riêng cho trẻ. Khi trẻ bị rôm sảy hay xuất hiện các nốt đỏ, ngứa, vết thương ngoài da… cần được giữ vệ sinh vùng da đó, bôi dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, giảm ăn đồ ngọt, ăn uống đầy đủ đạm, vitamin, mặc quần áo rộng thoáng, giữ môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ… cũng góp phần phòng tránh mụn nhọt.
BS: TỪ QUYẾT TÂM

songchungvoi_HIV
18-11-2013, 13:48
Mát trời, người vẫn “bốc hỏa”
Thời tiết oi bức khiến trong và ngoài cơ thể đều nóng, mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, ngay cả khi trời mát mẻ, dễ chịu nhiều người vẫn thấy “nóng trong người”, mụn nhọt như ngày hè.

Chăm giải nhiệt vẫn “nóng trong người”

Chị Nguyệt Hằng, 41 tuổi (quận 10, Tp.HCM) chia sẻ: “Mấy hôm trời nóng, người mình như sắp “cháy” đến nơi rồi, lúc nào cũng phải để cạnh chai nước mát và ăn nhiều hoa quả mát. Lúc đầu mình cứ nghĩ là do thời tiết nóng quá nhưng mà mấy ngày nay trời mưa, mát mẻ trở lại mình vẫn thấy nóng, bực bội khó chịu, da mặt sạm, nổi nhiều mụn nhọt sau lưng.”

Anh Thành, 43 tuổi (Bình Dương) cũng than phiền: “Không hiểu sao tôi thường xuyên cảm thấy nóng trong người, hơi thở nóng, hay đổ mồ hôi khiến mọi hoạt động thường ngày đều trở nên khó chịu”.

Cơ thể con người là một bộ máy hoàn chỉnh, luôn cân bằng giữa nhiệt lượng sinh ra và đào thải, nên nhiệt độ cơ thể ổn định (37độC ), chỉ thay đổi ít trong phạm vi hạn hẹp (±1độC) tùy thuộc vào lứa tuổi, trạng thái tâm - sinh lý, vị trí khác nhau trên cơ thể, chu kỳ ngày đêm… Do đó, khi bị nóng trong người, đa phần cơ thể thường sẽ tự điều chỉnh trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu tình trạng “nóng trong người” kéo dài nhiều ngày, gây ra nhiều triệu chứng cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể thì đó là dấu hiệu của bệnh lý. Đông Y gọi chứng “nóng trong người” là nội nhiệt.
<tbody>
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/06/19/10/20130619103150-gan1.jpg




</tbody>
Biểu hiện của tình trạng này là thường xuyên cảm thấy nóng trong người, khô táo, người gầy, da khô, khát nước nhiều, tiểu tiện nóng sắc vàng hoặc đỏ, đại tiện bí táo…đặc biệt là dễ nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.

Ngoài ra nóng trong người cũng là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu trở nên hay cáu gắt, khó chịu, bứt rứt và khó ngủ ngon giấc.
<tbody>
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/06/19/10/20130619103150-gan2.jpg




</tbody>
"Hạ nhiệt" cơ thể: bắt đầu từ giải độc gan

Khi bị nóng trong người, nhiều người nghĩ đơn giản chỉ cần ăn đồ mát, giống như trường hợp của chị Nguyệt Hằng kể trên. Tuy nhiên, dường như điều này chỉ có tác dụng giải khát tạm thời, không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bởi theo Đông y, “nóng trong người” là do các độc tố bị tích lũy lâu dài trong cơ thể, chuyển hóa thành nhiệt độc khó kiểm soát.

Nguyên nhân gây ứ đọng độc tố bao gồm nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

Yếu tố từ bên trong là do chức năng giải độc của gan bị suy giảm khiến các độc tố bị tích tụ lại và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người. Thường gặp nhất là những người nhiễm virus viêm gan B, C bởi virus khi xâm nhập vào tế bào gan, gây tổn thương tế bào gan và làm suy giảm chức năng gan.

Nguyên nhân quan trọng khác từ bên ngoài cơ thể là do uống nhiều bia rượu. Thói quen uống nhiều bia rượu khiến men gan không đào thải và ngoài và trở thành độc tố gây hại cơ thể. Điều này lý giải tại sao người thường xuyên uống nhiều bia rượu dễ bị nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.

Ngoài ra việc uống nhiều thuốc tân dược hút nhiều thuốc lá, ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng - chính năng lượng thừa bị đốt cháy sinh nhiệt gây nóng cho cơ thể.

Để giúp cơ thể giảm nhiệt và bớt nóng, theo đông y cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp với nhau. Người bị nóng trong nên thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn như lựa chọn các loại rau quả có tính mát, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Không nên ăn những đồ cay nóng, kích thích như tiêu ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê.... Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ - không thức quá khuya và nên dùng các sản phẩm thảo dược tăng cường giải độc cho gan.