PDA

View Full Version : Nhiệt miệng và cách chữa nhiệt miệng dứt điểm



HIV/AIDS.
18-11-2013, 17:52
Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng, bệnh nhiệt miệng thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu khi bạn há miệng hoặc khi nhai. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng (http://amthuchanoi.org/nhiet-mieng-va-cach-chua-nhiet-mieng-dut-diem/) dứt điểm mà dễ làm.
http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/nhiet-mieng.jpg (http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/nhiet-mieng.jpg)
Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má Một số cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nước cốt dừa (http://amthuchanoi.org/tag/nuoc-cot-dua/) chữa nhiệt miệng: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng.jpg (http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng.jpg) Chữa nhiệt miệng với hạt rau mùi
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-1.jpg (http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-1.jpg)
hoặc có thể dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.
http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-3.jpg (http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-3.jpg)
Cà chua sống: ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng (http://amthuchanoi.org/tag/cach-chua-nhiet-mieng/) một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng
http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-2.jpg (http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-2.jpg) Cách chữa nhiệt miệng bằng cách uống nước khế chua
Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-4.jpg (http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-4.jpg) Cỏ mực (nhọ nồi) chữa nhiệt miệng
Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần
hoặc dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng (http://amthuchanoi.org/tag/cach-chua-nhiet-mieng/) này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-5.jpg (http://amthuchanoi.org/wp-content/uploads/2013/07/cach-chua-nhiet-mieng-5.jpg)
Với Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi. Phòng chống bệnh nhiệt miệng
Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số cách phòng chống nhiệt miệng:

- Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…



- Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…



- Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng

Trên đây là một số cách chữa nhiệt miệng cũng như cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả giúp các bạn tham khảo, hãy chăm sóc cơ thể bạn một cách tốt nhất nhé!

Wiken
18-11-2013, 18:26
Anh cũng có thẻ làm với rượu và chè mạn( chè thái nguyên).. Bỏ rượu trắng ( Vodka) + chè ngâm trong chai Đẻ 1 tuần.. Rồi súc miệng mỗi sáng và trc khi ngủ.. Công dụng tốt cho Răng lợi, viêm họng và nhiệt.. Thử đi các bạn sẽ làm cho lợi dc chắc lên và hết nhiệt trong vài ngày..

Dont_stop
22-11-2013, 13:26
em dùng dầu dừa, bôi vài lần hôm sau khỏi liền.

Dont_stop
22-11-2013, 13:34
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, trong năm 2004 có khoảng 4,9 triệu người trên thế giới bị nhiễm siêu vi khuẩn làm suy giảm hệ miễn dịch của con người (HIV), là nguyên nhân gây bệnh AIDS. Năm ngoái, con số mắc bệnh AIDS đã lên tới mức kỉ lục. Ước lượng có tới 39,4 triệu người hiện đang sống chung với HIV. Ở Mỹ mỗi năm lại có thêm 40,000 trường hợp được báo cáo.Vấn đề đối với HIV là, không giống như thuốc kháng sinh có thể diệt trừ vi khuẩn, những thuốc chống siêu vi chỉ có thể làm giảm mức độ trầm trọng của nhiễm trùng, chứ không có thể loại trừ chúng hoàn toàn.HIV tấn công và làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Khi khả năng phòng thủ của hệ miễn nhiễm bị suy yếu, các loại vi-rút khác cũng như vi-khuẩn và nấm độc sẽ tận dụng cơ hội này và gây nhiễm trùng cho cơ thể. Loại nhiễm trùng chuyển biến này là nguyên nhân gây nên những nhức nhối, khó chịu, và cuối cùng dẫn đến cái chết của các nạn nhân AIDS. Vì lý do này, bệnh nhân nhiễm HIV cần phải uống một loại thuốc pha trộn gồm nhiều thứ như kháng sinh, kháng vi-rút, chống nấm. Cũng có cả các loại thuốc chống ung thư trong hỗn hợp này, vì hệ thống miễn nhiễm khi bị suy yếu dễ làm phát triển bệnh ung thư. Người ta cũng nhận thấy có cả những phản ứng phụ không tốt.Theo dòng thời gian, y khoa đã tiến những bước dài trong việc điều trị AIDS. Với những phác đồ điều trị và lối sống phù hợp, tuổi thọ của các bệnh nhân nhiễm HIV đã được tăng dần. Các loại thuốc chống vi-rút HIV đã có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Nhưng đối với tuyệt đại đa số bệnh nhân nhiễm HIV, giải pháp dùng thuốc này cũng không phải là một lựa chọn hữu hiệu. Chi phí cho việc sử dụng thuốc kiểm soát vi-rút theo kiểu này có thể lên tới 15.000 đô-la Mỹ cho mỗi người trong một năm. Con số này vượt quá khả năng tài chánh của nhiều nạn nhân.Làm sao tìm được một phương pháp điều trị an toàn, hữu hiệu, rẻ tiền, đó mới là cách duy nhất để làm giảm nỗi đau của hàng triệu nạn nhân đang chịu căn bệnh HIV/AIDS dày vò. Cũng may là các nhà nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp đầy triển vọng: dùng DẦU DỪA. Mặc dù dầu dừa chưa có vẻ như là một vị anh hùng cứu tinh, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy nó mang lại nhiều hứa hẹn cho việc điều trị HIV/AIDS.Dầu dừa được cấu tạo bởi một nhóm chất béo đặc biệt mang tên triglycerides chuỗi trung bình: Tctb Khi ăn vào, cơ thể chúng ta biến Tctb thành chất a-xít béo chuỗi trung bình: ABctb và monoglycerides, cả hai chất này có đặc điểm có khả năng chống vi-rút. Những kiến thức về tác dụng của dầu dừa đối với bệnh nhân nhiễm HIV đã từng phổ biến trong cộng đồng bệnh nhân từ khi nhà nghiên cứu xứ Iceland tên Halldor Thormar công bố những nghiên cứu của ông về đề tài này từ đầu thập niên 1990. Kể từ đó, nhiều bệnh nhân nhiễm HIV đã thành công trong việc làm giảm khối lượng vi-rút, và có nhiều cải thiện về sức vể sức khỏe tổng quát, nhờ vào việc thêm dầu dừa hoặc các sản phẩm của dầu dừa vào trong bữa ăn của họ.Những vi-rút nào được bao bọc bởi một màng mỡ, sẽ là những vi-rút rất kỵ tác động diệt trừ của ABctb trong dầu dừa. Khi ABctb tiếp xúc với những vi-rút này, nó sẽ thấm vào màng bên ngoài của vi-rút, làm chúng bị mất ổn định tới mức màng bao bị tan rã, và giết chết vi-rút. Vi-rút HIV có một màng mỏng chất béo bao bọc, do đó sẽ dễ bị tác động hủy hoại của ABctb. Các nghiên cứu đã cho thấy khi ABctb được đưa vào máu và tinh dịch của nạn nhân HIV, vi-rút sẽ bị tiêu diệt ngay. Bác sĩ Thormar và các đồng nghiệp báo cáo rằng ABctb tạo ra chất hydrogel * “và trong ống nghiệm nó có khả năng vô hiệu hóa vi-rút cao tới hơn 100.000 lần, trong một phút.” Các nhà nghiên cứu còn nói thêm rằng, chúng là “những kẻ tiêu diệt các vi-rút truyền qua đường tình dục.”Các nghiên cứu cho thấy ABctb không chỉ hiệu quả trong việc tiêu trừ vi-rút HIV, mà còn cả rất nhiều vi-rút khác có màng bọc chất béo, chẳng hạn các vi-rút gây bệnh sởi, chứng mụn giộp (herpes), viên gan C, chứng viêm miệng, CMV (cytomegalovirus). ABctb cũng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có màng bao bằng mỡ, cũng như nấm và cả kí sinh trùng. (Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori, Candida albicans, and giardia)Dầu dừa có công thức cấu tạo căn bản gồm ABctb, và có khả năng làm giảm những nhiễm trùng cơ hội mà các nạn nhân AIDS đều phải gánh chịu. Không như những thuốc hỗn hợp khác dùng trong việc điều trị HIV/AID, dầu dừa thì hoàn toàn vô hại, làm một sản phẩm của tự nhiên đã được sử dụng như một loại thức ăn an toàn hàng ngàn năm nay. Nó cũng không hề có những phản ứng phụ nguy hại.Một số những triệu chứng thường gặp gắn liền với bệnh AIDS, là chứng tiêu chảy kinh niên, kém hấp thụ chất béo, suy dinh dưỡng, sụt cân, suy kiệt, và rất nhiều biến chứng khác do nhiễm trùng chuyển biến. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy có những cải thiện vượt bực về những tình trạng này khi các bệnh nhân được cho ăn dầu dừa hoặc Tctb (triglycerides chuỗi trung bình). Chẳng hạn trường hợp C.A.Wanke và các đồng nghiệp thử nghiệm trên 24 bệnh nhân nhiễm vi-rút HIV đang bị tiêu chảy kinh niên, kém hấp thu chất béo, hoặc suy dinh dưỡng. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm. Tctb được đưa vào khẩu phần của một nhóm. Nhóm kia thì không. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, những bệnh nhân có ăn chất Tctb giảm đáng kể số lần đi cầu, lượng phân, lượng chất béo trong phân. Điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong tình trạng dinh dưỡng. Sự hấp thụ tốt chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới sức khỏe và chức năng miễn nhiễm được cải thiện.Tổ chức Keep Hope Alive (Mãi luôn Hy vọng) đã thu thập tài liệu về nhiều trường hợp được báo cáo, có nhiều cải thiện rõ nét sau khi dùng sản phẩm dừa. Trong một số trường hợp, hoàn toàn không còn dấu hiệu nhiễm trùng. Thí dụ, một người có khối lượng vi rút từ 600.000 con, giảm xuống tới mức không tìm ra được nữa, trong vòng hai tháng, nhờ mỗi ngày dùng thêm một chén nước cốt dừa, cùng với ngũ cốc nấu chín, theo một chế độ ăn uống nhiều hoa quả và rau cải tươi . Anh ta không hề đụng tới các loại thuốc chống vi-rút.Trường hợp thứ hai, một bệnh nhân mang lượng vi-rút là 900.000, ăn một nửa trái dừa mỗi ngày. Sau bốn tuần lễ, lượng vi-rút giảm xuống còn 350.000. Sau hai tháng, lượng vi-rút này giữ nguyên như cũ, và bác sĩ đã thêm thuốc Crixivan** vào phác đồ điều trị. Sau bốn tuần lễ, lượng vi-rút xuống tới mức không thể tìm được. Không giống như trường hợp thứ nhất, bệnh nhân thứ hai này là một người Mỹ với chế độ ăn uống tiêu biểu của Mỹ, bao gồm một lượng lớn thức ăn vặt vãnh. Tình trạng của anh còn có thể tiến triển tốt nếu có một chế độ ăn uống tốt hơn.Một trường hợp khác nữa: Một người mỗi ngày dùng một ly cốt dừa, trong vòng bốn tuần lễ. Sau đó số lượng vi-rút HIV trong người anh giảm tư 30.000 còn 7.000. Cả số CD4 và CD8 đều tăng gấp đôi. Anh không hề dùng thuốc kháng vi-rút.Cuộc thí nghiệm lâm sàng đầu tiên sử dụng dừa trong việc điều trị bệnh nhân HIV do bác sĩ y khoa Conrado Dayrit báo cáo vào năm 1999. Trong cuộc nghiên cứu này, 14 bệnh nhân nhiễm HIV được cho dùng mỗi ngày ba muỗng canh dầu dừa hoặc monolaurin (một loại thực phẩm bổ sung chế biến từ dừa). Sáu tháng sau, có 60% số người tham gia chương trình có những dấu hiệu cải thiện. Những dấu hiệu này được đo lường qua số lượng CD4, lượng vi-rút giảm, và sức khỏe tổng quát tốt hơn. Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy dầu dừa thực sự có tác dụng chống vi-rút và có thể sử dụng thành công trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV.Lượng dầu dừa sử dụng cũng quan trọng. Lượng dầu càng cao thì càng hiệu quả trong việc vô hiệu hóa vi-rút và những vật vi sinh gây bệnh. Những đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu của Bác sĩ Dayrit chỉ dùng 3 muỗng canh rưỡi mỗi ngày; Tony dùng 6 muỗng. Các tài liệu nghiên cứu các trường hợp dùng dầu dừa kết hợp với những liệu pháp khác cho thấy chế độ ăn uống và lối sống cũng rất quan trọng. Ăn những thức ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, và tránh những thức ăn vặt vãnh, giúp tăng cường hệ miễn nhiễm và nâng cao tỉ lệ thành công.Sử dụng nhiều dầu dừa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, có vẻ là một giải pháp điều trị nhiễm HIV, đầy hứa hẹn, an toàn và rẻ tiềnVì dừa có thể trồng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi HIV đang là một vấn đề y tế nghiêm trọng, dùng dầu dừa xem ra lại là một giải pháp khả thi, thú vị, cho bệnh dịch toàn cầu này.Tin vui thêm cho người bệnh AIDSDẦU DỪA và HIV – AIDSDầu dừa có thể làm giảm lượng virus trong bệnh nhân HIV-AIDS không?Giáo sư Đại Học Dược Khoa của Philippines Emeritus, Dr. Conrado S. Dayrit nói: “Những thử nghiệm ban đầu đã chứng thực rằng dầu dừa đúng là có hiệu tính kháng vi sinh và hữu dụng trong việc làm giảm lượng virus của những bệnh nhân AIDS.”Một lượng dầu dừa tối thiểu 50ml chứa 20 đến 25 gram acid lauric. Acid lauric chuyển hóa trong cơ thể để tạo ra monolaurin, là một chất kháng sinh và kháng virus. Dr. Dayrit nói: “Trong các loại acid béo bão hòa, thì acid lauric có tính kháng virus mạnh nhất.” Căn cứ trên nghiên cứu này, thử nghiệm của bệnh viện đầu tiên chỉ dùng monolaurin như là cách chữa bệnh duy nhất trên một số những bệnh nhân HIV được chỉ đạo trong năm 1999-2000. Những kết luận của Dr. Dayrit sau nghiên cứu như sau: Những thử nghiệm ban đầu đã chứng thực rằng dầu dừa đúng là có hiệu tính kháng vi sinh và hữu dụng trong việc làm giảm lượng virus của những bệnh nhân AIDS. Tác động kháng virus tích cực này không những thấy ở trong monoglyceride của acid lauric mà còn thấy trong chính dầu dừa nữa. Điều này cho thấy rằng dầu dừa được chuyển hóa thành dạng monoglyceride của acid béo chuỗi trung bình C-8, C-10, C-12 có chứa hoạt tính kháng sinh.Ngày 19-7-1995, Dr. Mary Enig trích dẫn một bài báo được xuất bản trong The HINDU, India’s National Newspaper nói rằng dầu dừa được chuyến hoá bởi cơ thể thành “monolaurin”, một acid béo với đặc tính kháng virus có khả năng dùng trong việc điều trị bệnh AIDS. Những phóng viên của tờ HINDU đã viết về bài tường trình của Dr.Enig tại một hội nghị đông người ở Kochi, viết thêm:“Có một trường hợp đặc biệt xảy ra ở Hoa Kỳ, nơi mà một em bé bị HIV dương tính đã trở thành HIV âm tính. Đó là vì em bé được nuôi thức ăn có công thức với số lượng dầu dừa cao. Sự kiện này đã rõ ràng gây được sự chú ý để có nỗ lực trong việc khám phá ra làm cách nào mà lượng virus của một em bé bị nhiễm HIV lại không còn nữa khi cho ăn thức ăn để cơ thể có thể sản sinh ra monolaurin.”Tường thuật viên còn ghi chú thêm rằng “Monolaurin giúp khử hoạt tính các loại virus khác như measles (bệnh sởi), herpes (bệnh mụn giộp), vesicular stomatitis và Cytomegalovirus (CMV), và dầu dừa cũng giúp phòng chống ung thư.”Trong tờ Indian Coconut Journal, tháng 9-1995, Dr. Enig viết rằng monolaurin làm vỡ màng lipid bao bọc con virus nên diệt được virus, đồng thời cũng khử hoạt tính của các loại vi khuẩn, men và nấm. Trong các loại acid béo bão hoà, thì acid lauric có hoạt tính kháng virus mạnh hơn cả acid caprylic (C-10) hay acid myristic (C-14). Vì monolauric có khả năng thấm vào trong màng bảo vệ của virus làm tan rã màng này, nên diệt trừ được virus HIV.Bill trong Forum Thức ăn bằng Dầu Dừa trả lời cho những người yêu cầu có thông tin về dầu dừa và bệnh AIDS nói: “ Là một bệnh nhân HIV dương tính, nhưng tôi đã vượt thắng, kiềm chế được bệnh. Tôi tự hỏi phải chăng là nhờ vào dầu dừa? Vâng dầu dừa qủa đúng là một thực phẩm đáng ca ngợi. Dầu dừa đã giúp tôi hồi phục sinh lực và niềm vui mừng rằng chất kháng sinh đã loại trừ virus HIV ra khỏi người tôi.”Dr. Mary Enig cũng đã viết một quyển sách tựa đề “Nutrients ad Foods in AIDS (Chất Dinh Dưỡng và Thực Phẩm cho người bệnh AIDS).”Tháng 7-1997 tờ báo thư tựa đề: “ Mãi Luôn Hy Vọng ( Keep Hope Alive)” của anh Mark Konlee, phỏng vấn anh Chris Dafoe được thu âm. Chris Dafoe ở Cloverdale, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ, căn cứ trên kết quả xét nghiệm máu, cho rằng cái chết đã kề bên cửa. Chỉ số virus HIV đã lên trên 600.000, số CD4* chỉ còn 10 và số CD8 là 300. Anh thu xếp và trả trước cho tang lễ của anh rồi quyết định đi chuyến nghỉ nghè cuối cùng ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ với một bộ lạc người da đỏ (Indian) của nước Cộng Hòa Surinam. Từ 14-10-1996, anh bắt đầu ăn mỗi ngày với các món ăn là dừa được nấu chín của người bản tộc . Đến 27-12-1996, suýt soát hai tháng rưỡi sau, lượng virus đã xuống tới mức không còn có thế phát hiện ra được. Anh lên 14,5 kg (32 pounds) và thấy thật khỏe. Anh có nhiều bạn khác cũng bị HIV, họ thử dùng dừa trong thức ăn, và tất cả đều kinh nghiệm cùng kết quả.Bà Betty mua dầu dừa tinh khiết và dùng nó để chữa cho bệnh nhân ở giáo xứ của bà. Bà kể lại câu chuyện của một người bạn bị HIV (muốn dấu tên) sau đây:Bạn tôi, B, là một bệnh nhân HIV. Anh bị bệnh nặng và ở bệnh viện đã 3 năm rồi, toàn thân anh đầy mụn. Khi tôi bắt đầu mua dầu dừa, tôi tặng anh một lít để thử. Kết quả thật không ngờ. Sau hai tuần dùng dầu dừa, mụn biến mất. Chỗ mụn nhọt lớn ở mông bắt đầu lành và giờ đã khỏi hoàn toàn. Sau một tháng dùng dầu dừa, da của anh mịn màng như da thời trẻ. Trông anh khác hẳn lúc trước. Sau một tháng rưỡi xét nghiệm máu của anh cho thấy một tiến triển tốt đẹp. Tế bào bổ trợ (T-cells) từ 60 nay đã lên 608. Anh uống 3 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày (chia làm 3 lần, mỗi lần 1 muỗng). Lượng virus nay chỉ còn 50. Tuy anh chưa khỏi hẳn, nhưng anh đã tiến một bước rất dài nhờ dầu dừa kỳ diệu. Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu dầu dừa cho các bạn tôi.Trích dịch từ sách : “Virgin Coconut Oil” của Marianita Jader Shilhavy, CND và Brian W. Shilhavy, BA, MA

Tuanmecsedec
30-11-2013, 08:05
Làm gì khi bị loét miệng ?.


(VnMedia) - Loét miệng là một căn bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Loét miệng không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Biểu hiện khi bị loét miệng đó là khi ăn, uống rất khó khăn do đau, rát và mệt mỏi nhất là ở người cao tuổi và trẻ em. Theo Đông y thì loét miệng là do nhiệt có nghĩa là cơ thể bị nóng và phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Còn theo Tây y, người ta cho rằng loét miệng có thể còn do virút Herpes hoặc đôi khi còn do virút thủy đậu.

Ở một số trường hợp do thiếu chất hoặc do hấp thu kém, nhất là người cao tuổi và trẻ em, sẽ gây nên thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, acid folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng…Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng. Loét miệng cũng có thể do ăn thức ăn, nước uống nóng quá gây bỏng. Ngoài ra, một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng.




<tbody>
http://images.vnmedia.vn/images_upload/2013/vnm_2013_5748787.jpg


Ảnh minh họa.


</tbody>



Làm gì khi bị loét miệng

PGS.TS. Bùi Mai Hương cho biết, loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại có thể có và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi bị loét miệng nên đi khám bệnh, nhất là người cao tuổi và trẻ em để bác sĩ xác định nguyên nhân trên cơ sở đó có hướng điều trị hữu hiệu hơn. Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau là rất cần thiết nhưng dùng loại gì là công việc của bác sĩ khám bệnh cho người bệnh. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh không nên tự mua thuốc để dùng.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ khi bị loét miệng:|
- Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu và đồ uống nóng. Nên ăn các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và rau củ vào chế độ ăn uống hằng ngày.
- Hạn chế ăn kẹo, nhai kẹo cao su và các đồ uống có ga.
- Không nên ăn các loại thực phẩm rắn. Thay vào đó, nên chọn thức ăn mềm dễ nhai.

- Nên bổ sung sữa chua, bơ, phô mai và các chế phẩm từ sữa khác vào chế độ ăn uống của bạn.
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt. Sử dụng bàn chải mềm khi đánh răng.
- Bạn có thể nhai vài lá húng quế cùng với một ít nước khoảng 3-4 lần mỗi ngày,giúp cho vết loét mau lành.
- Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Nó cũng giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
- Hạn chế căng thẳng, thư giãn bằng cách tập yoga, thiền hoặc tập thể dục.
- Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày, có thể sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Các loại quả ngăn ngừa loét miệng:


Dưa hấu: Theo Đông y, dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải giải độc, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, đái đường, cao huyết áp.

Lê: Vitamin C trong quả lê giúp tăng cường khả năng đề kháng và chống viêm cho cơ thể. Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương.



Mơ: Quả mơ có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt, chữa khô miệng do nhiệt. Trong những ngày hè nóng bức, uống nước mơ giúp giúp chống mệt mỏi, giảm mồ hôi và mệt mỏi cho cơ thể.

Táo: Hàm lượng lớn vitamin C trong táo có tác dụng gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, sau bữa ăn tráng miệng bằng bằng táo sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng bởi trong táo có chứa nhiều chất xenlulô giúp làm sạch lợi và ngăn ngừa hình thành mảng bám ở răng.


Hồng: Hồng là loại quả chứa nhiều vitamin C, dưỡng chất giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus, trong đó có các loại virus gây nên các bệnh răng miệng.

Đào: Ăn đào thường xuyên có thể ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn trong cơ thể, đặc biệt là những vi khuẩn bám trên răng và nướu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ở miệng.



Minh Hải

http://www6.vnmedia.vn/vn/suc-khoe/t...oet_mieng.html (http://www6.vnmedia.vn/vn/suc-khoe/tu-van/78_1956879/lam_gi_khi_bi_loet_mieng.html)

songchungvoi_HIV
14-02-2014, 21:34
Dứt điểm nhiệt miệng với bí quyết từ dừa14h:25 (GMT+7) - Thứ sáu, 14/02/2014
Nước cốt dừa không chỉ là nguyên liệu cho các món ăn mà còn có khả năng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả đấy!

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline;">

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/9vjQzbrLZ6U3wTFgpAmKq0zH8MWXVv/Image/2014/02/nhiet-mieng-1-94607/dut-diem-nhiet-mieng-voi-bi-quyet-tu-dua.jpg



Lưu ý này!


- Nước cốt dừa có khả năng làm giảm đau rát do nhiệt miệng gây ra, bên cạnh đó mật ong sẽ sát trùng giúp chúng mình mau chóng đẩy lùi được chứng bệnh khó ưa này đấy!


- Công thức có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.


- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!


*Công thức được tham khảo từ top10homeremedies.







kenh14.vn

</tbody>

songchungvoi_HIV
20-06-2014, 09:35
10 "mẹo" dân gian đánh bay nhiệt miệng mùa nắng nóng06/5/2014 17:50
Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói.

Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.

Còn theo đông y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

- Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.

- Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi…

Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/5/6/10-meo-dan-gian-danh-bay-nhiet-mieng-mua-nang-nong-1.jpg

<tbody>
Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất.


</tbody>

Bài thuốc dân gian điều trị nhiệt miệng

1. Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

2. Uống nước khế chua: Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

3. Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

4. Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

5. Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

6. Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.

Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách "dẫn hỏa hạ hành". Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.


<tbody>
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/5/6/10-meo-dan-gian-danh-bay-nhiet-mieng-mua-nang-nong-2.jpg


Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc...


</tbody>

7. Cùi dừa:Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

8. Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

9. Vỏ dưa hấu:Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

10. Củ cải trắng:Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Chú ý:

-Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chấtđể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.

-Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu, phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

AloBacsi (http://citinews.net/doi-song/viem-gan-b--di-cau-ra-mau--sot-ve-chieu----lam-sao-bay-gio-bs-oi--JRCUQCI/).vn
Theo Giáo dục Việt Nam




Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1940920269)

songchungvoi_HIV
30-07-2014, 09:47
8 cách chữa nhiệt miệng hiệu quảThứ tư, 30/07/2014 08:29
Nhiều người bị nhiệt miệng thường xuyên luôn, gây trở ngại khi ăn uống. Bạn hãy thử chữa nhiệt miệng bằng cách sau đây nhé.Mật ongCác bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. (http://alobacsi.vn/dong-y/meo-chua-nhiet-mieng-don-gian-chi-2-ngay-la-khoi-a20140702123758255c347.htm)Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
Ngậm chất chát
Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài…

Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, chắc sẽ đỡ nhiều. Tui thử rồi.
Uống nước khế chua

http://media.lamsao.com//Resources/Data/News/Auto/trapth/201310/cf39632eeadcd466e766d3eb2c553dde.jpg

Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.
Cà chua ép
Dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.
Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.
Lá rau ngót

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/30/8-cach-chua-nhiet-mieng-hieu-qua_2.jpg

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Cùi dừa
Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Củ cải trắng
Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Công thức:
- 100 ml nước (nếu được nước ấm thì tốt).
- 1 thìa baking soda
- 1 thìa muối ăn
Hòa cái này vào với nhau, ngày xúc miệng nhiều lần, ít nhất là 3, còn nói chung được 4-6 lần thì tốt hơn.

AloBacsi.vn
Theo Webtretho

Charles
16-08-2014, 16:03
6 cách phòng tránh nhiệt miệng
Thứ bảy, 16/08/2014 10:36

Nhiệt miệng không nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên khi mắc phải. 6 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh nó hiệu quả.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/8/16/6-cach-phong-tranh-nhiet-mieng-1.jpg


1. Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Chế độ vệ sinh răng miệng kém đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng, dẫn đến hình thành các tổn thương khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Do đó, một trong những cách để loét miệng (http://alobacsi.vn/dong-y/8-cach-chua-nhiet-mieng-hieu-qua-a20140730081756287c347.htm)không "ghé thăm", bạn nên đánh răng một ngày hai lần sau khi ăn.

Bàn chải đánh răng cũng cần được thay hai lần mỗi năm. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, việc đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần cũng là điều cần thiết.

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống khoa học chính là cách giúp chúng ta tăng cường miễn dịch. Theo đó, bên cạnh bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, đậu nành, bạn ăn nhiều rau xanh và trái cây. Các loại vitamin tự nhiên có trong rau, củ, quả này có tác dụng thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mụn nhọt.

Ngoài ra, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể thải và loại nhiều độc tố ra ngoài, giúp răng miệng bạn sạch sẽ, khỏe mạnh và không bị các loại vi khuẩn tấn công.

3. Tránh làm tổn thương miệng

Loét miệng cũng được hình thành từ những vết tổn thương trong khoang miệng. Do đó, bạn nên hạn chế dùng loại bàn chải có lông cứng vì nó có thể để lại vết xước sau mỗi lần đánh răng. Các loại thức ăn quá cứng cũng có thể gây chảy máu vùng miệng.

Hay nói chuyện khi đang nhai sẽ khiến bạn có nguy cơ nhai phải chính lợi của mình và tạo ra tổn thương nên. Các chuyên gia cũng cho rằng thức ăn quá nóng sẽ làm bỏng lớp da ở niêm mạc miệng, dẫn đến nhiễm trùng, do đó bạn cần tránh xa chúng.

4. Tránh những chất gây kích ứng cho vùng miệng

Một số loại kem đánh răng có chứa chất tẩy cao hay nước súc miệng quá đậm đặc cũng sẽ khiến "vùng miệng" lên tiếng vì lớp da mỏng manh bị tấn công bởi hóa chất. Thế nên, hãy cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này.

5. Hạn chế lạm dụng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi, bởi bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nó còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn, do đó hệ vi sinh cơ thể bị mất cân bằng dẫn những vi khuẩn cơ hội khác như loét miệng được dịp bùng phát.

Thế nên, tránh thói quen lạm dụng kháng sinh là điều cần thiết trong ngăn ngừa nhiệt miệng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng loại thuốc này, hãy uống kèm men tiêu hóa mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

6. Giữ tinh thần thư thái

Các nghiên cứu lâm sàn đã ghi nhận những người stress nặng và liên tục thì mức độ loét miệng cũng xảy ra nhiều hơn. Nguyên nhân được ghi nhận là sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn chán ăn, dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Do đó, để phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy giữ tinh thần thư thái, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. Đặc biệt, khi đã bị nhiệt miệng, nếu liên tục tạo áp lực cho bản thân, bệnh sẽ rất lâu khỏi.


AloBacsi.vn
Theo Dương Phương - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
09-09-2014, 12:07
Cách chữa nhiệt miệng
09/9/2014 | 10:51
Cháu hay bị nhiệt miệng khiến cho việc ăn uống không ngon miệng. Xin hỏi bác sĩ cách chữa nhiệt miệng để tránh tái phát.


http://citinews.net/images/content/2014/9/9/cach-chua-nhiet-mieng_240x180.jpg




Hoàng Quý (Điện Biên)Nhiệt miệng thực chất là một tổn thương ở niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như răng sâu, viêm quanh răng, hoặc do những sang chấn từ bên ngoài, hoặc do nhiễm khuẩn… Biểu hiện bởi triệu chứng viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ, đau, vết loét gây khó chịu nhất là khi ăn uống. Có thể có những vết loét dưới lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí có sốt, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn.
Thông thường khi bị nhiệt miệng nhẹ, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối nhạt (pha muối với nước sôi để nguội và nếm thấy vị mặn hơn nước canh là được), tốt nhất là súc miệng bằng dung dịch natri clorid 0,9%, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B, tránh ăn cay, nóng, uống bia rượu…, khi niêm mạc vùng tổn thương chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm. Nhiệt miệng có thể khỏi trong vòng 10 ngày.
Trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, có những dấu hiệu bất thường như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hoặc có dấu hiệu của nhiễm trùng như môi khô, lưỡi bẩn, sốt…, thì bạn phải đến khám bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt để xác định tổn thương có liên quan đến tổ chức lân cận hay không và có cách chữa trị cụ thể theo nguyên nhân gây bệnh.



Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=867018960)

Charles
09-09-2014, 20:43
Tuyệt chiêu trị nhiệt miệng khỏi ngay lập tức

Cập nhật lúc: 14:54 09/09/2014
(Sức khỏe) (http://phunutoday.vn/suc-khoe.html) - Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng, bệnh nhiệt miệng thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu khi bạn há miệng hoặc khi nhai. Nhiệt miệng thường xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má.


<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/09/09/nhiet-mieng.jpg


Tuyệt chiêu trị nhiệt miệng khỏi ngay lập tức.

</tbody>

Xúc miệng thường xuyên

Bị nhiệt miệng khi ăn sẽ rất đau, để giảm đau trước khi ăn bạn nên xúc miệng bằng nước đá. Sau khi ăn xong nên xúc miệng lại bằng nước muối ấm. Đều đặn ngày 3 lần như vậy các vết loét trong miệng sẽ khỏi dần.

Nước cốt dừa chữa nhiệt miệng: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Ăn sữa chua

Sữa chua là món ăn (http://phunutoday.vn/tu-khoa-tim-kiem/món-ăn.html) khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản mà khá hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.

Uống nước khế chua

Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Rau ngót

Lá rau ngót rửa sạch, giã nát lấy nước, hòa chung với một chút mật ong. Ngày 2 -3 lần dùng bông tăm thấm vào dung dịch trên bôi lên vết lở, giúp sát khuẩn và mau liền.

Cà chua sống


<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/09/09/nhiet-mieng-1.jpg



Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng (http://phunutoday.vn/tu-khoa-tim-kiem/cách-chữa-nhiệt-miệng.html) một cách hiệu quả.


</tbody>

Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.


Theo Khoe & Dep

songchungvoi_HIV
24-09-2014, 17:18
Kinh nghiệm hay chữa lở loét miệngThứ tư, 24/09/2014 16:46
Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, thay đổi thực đơn bữa ăn, uống viên C sủi là cách điều trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.



Tôi từng khổ sở vì căn bệnh nhiệt miệng, đặc biệtvào mùa hè. Sau một thời gian tìm tòi phương pháp chữa trị, tôi rút ra một số kinh nghiệm khá hiệu quả xin chia sẻ cùng mọi người như sau:
Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó chú ý vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, thay đổi thực đơn bữa ăn, uống C sủi là cách điều trị bệnh nàyan toànvà hiệu quả.

<tbody style="font-size: 12pt;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/9/24/Kinh-nghiem-hay-chua-lo-loet-mieng-1.jpg



Ảnh: Health.

</tbody>
Nhiệt miệng hay lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thời tiết hanh khô, nắng nóng. Bệnh phổ biến đến mức gần như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Muốn đẩy lùi nhanh nhiệt miệng, cần hiểu được nguyên nhân để có cách chữa trị hợp lý.
Nguyên nhân gây bệnh này là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người.

Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa "mát", khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.
Kinh nghiệm trị bệnh:
1. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày. Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho "có lệ", sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát,tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.
2. Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.
3. Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.
Lưu ý: Nhiệt miệng diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần nên bạn cần đầu tư thời gian, kiên trì trị bệnh ít nhất 3 - 4 ngày trở lên mới hiệu quả.
Phòng bệnh:
1. Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày để cơ thể đủ nước và tươi mát. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất. Không cần phải uống nước mía, nước dừa mà chỉ cần nước lọc là đủ.
2. Hạn chế ăn những thực phẩm liên quan đến 3 chữ "khô, chiên, xào" vì nhóm này có tính háo nước. Nghĩa là khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên. Để giải quyết bài toán hám ăn đồ khô, chiên thì bạn cần uống nước khoáng hay nước biển khô để bù nước vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này.
3. Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.


Theo Lại Thị Trang - VnExpress

songchungvoi_HIV
26-09-2014, 09:13
Tại sao bị viêm loét miệng?
26/9/2014 08:00
Hơn một tuần nay tôi bị 2 - 3 vết loét ở trong miệng, phần môi dưới, má bên trái và lưỡi. Mỗi vết loét khoảng 2 - 3mm, khá đau, nhất là khi ăn uống rất xót. Bác sĩ cho hỏi, tại sao tôi bị loét trong miệng? Cách chữa thế nào.
Hơn một tuần nay tôi bị 2 - 3 vết loét ở trong miệng, phần môi dưới, má bên trái và lưỡi. Mỗi vết loét khoảng 2 - 3mm, khá đau, nhất là khi ăn uống rất xót. Bác sĩ cho hỏi, tại sao tôi bị loét trong miệng? Cách chữa thế nào?

Nguyễn Thị Nhanh (http://citinews.net/doi-song/cac-nha-hao-tam-giup-do-cac-hoan-canh-kho-khan-4S3HNEY/) (nguyenthinhanh587@gmailcom)Bệnh loét ở môi, miệng rất hay gặp, hầu như người lớn, ai cũng đã bị ít nhất 1 lần. Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét miệng: do nhiệt, vì ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc miệng rồi bị loét; do nấm Candida (http://citinews.net/doi-song/luu-y-khi-dung-thuoc-chong-nam-tai-cho-I7V3N7Y/); do bệnh đái tháo đường; do chế độ ăn thiếu vitamin, nhất là thiếu vitamin C, PP...
Cách chữa: Phải tìm được nguyên nhân gây loét để chữa mới có hiệu quả. Bạn nên đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Phòng bệnh viêm loét miệng bằng cách: giữ vệ sinh răng miệng, chải răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là chỗ đang đau. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nước cam, chanh, uống thêm các vitamin C, PP và vitamin nhóm B. Không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

BS. Bùi Thị Thu (http://citinews.net/xa-hoi/trao-80-trieu-dong-cho-6-gia-dinh-can-bo-kiem-ngu-4434SOI/) Hương



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1781132545)

songchungvoi_HIV
02-11-2015, 15:22
Cách đơn giản đánh bay nhiệt miệng
Thứ hai, 02/11/2015 11:27 Có thể tận dụng các loại rau rẻ tiền dưới đây để trị nhiệt miệng và giải nhiệt cho cơ thể một cách nhanh chóng.Nhiều tác giả cho rằng: viêm nhiệt miệng là do virút. Các nhà miễn dịch cho rằng nhiệt miệng thường liên quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi.



Một số nguyên nhân thường gặp:



- Do phản ứng nhạy cảm của cơ thể đối với liên cầu khuẩn (Streptococcus).



- Do virút…



Các yếu tố thuận lợi cho nhiệt miệng: vết trầy do đánh răng, stress, tình trạng dị ứng của cơ thể (như viêm mũi dị ứng), phụ nữ trong những ngày trước khi có hành kinh, gia đình có tiền sử có nhiều người bị nhiệt miệng.



Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng



Nhiệt miệng là những vết loét màu trắng xung quanh là viền đỏ, sưng đau. Vết loét có thể nhỏ hay to tùy vào độ nhiệt của cơ thể bạn đến đâu.



Có người mọc rất nhiều vết loét một lúc, thậm chí vết loét cực to có thể lên tới 1cm. Nhưng thông thường vết loét chỉ ở mức vài milimét.



Vét loét thường hình thành và biến mất trong khoảng từ 10 - 15 ngày. Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với người bệnh.



Các loại rau rẻ tiền trị nhiệt miệng



Có thể tận dụng các loại rau rẻ tiền dưới đây để trị nhiệt miệng và giải nhiệt cho cơ thể một cách nhanh chóng.



Rau diếp cá: lấy 1 nắm rau diếp cá, chỉ bỏ phần lá úa và phần già cỗi, có thể dùng cả cành hay cây của riếp cá, giã nát hoặc xay ra ép lấy nước cốt để uống hàng ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, dùng liên tiếp trong 3 ngày.



Rau ngót: ép nước cốt rau ngót, cho vài giọt mật ong vào rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp rau ngót, mật ong vào vết loét. Ngày làm 2 - 3 lần, trong khoảng 2 - 3 ngày là khỏi, có thể kết hợp ăn canh rau ngót, mồng tơi, rau đay hay canh chua đậu bắp hàng ngày để tăng tính giải nhiệt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng có hiệu quả nhất.



Rau húng quế: hái vài lá húng quế, rửa sạch rồi nhai kỹ sau đó nhấp vài nguộm nước lạnh. Chủ yếu là nước cốt rau húng quế, có thể nuốt cả bã hoặc nhổ đi cũng được.



Ngày ăn khoảng 5 - 6 lần như vậy sau 3 - 5 ngày sẽ khỏi nhiệt miệng.



Quả cà chua: ngậm nước ép cà chua và nuốt dần, làm như vậy thường xuyên trong ngày. Chỉ sau 2 ngày là kết quả đã khá rõ.



Bên cạnh đó đừng quên nước muối loãng để súc miệng hàng ngày. Vệ sinh răng miệng một cách tích cực cũng là cách để ngăn ngừa và chữa trị nhiệt miệng.



- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.



- Để điều trị, bạn cần uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.



- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.



- Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi (cách này vô cùng công hiệu đối với ai thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…).



- Nấu nước rau má, râu ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc, và phải uống đủ 1,5 - 2l/ngày



- Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.



- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.




http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/11/02/Cach-don-gian-danh-bay-nhiet-mieng_1.jpg

Cách phòng nhiệt miệng



Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày: uống ít nhất 2 lít nước hàng ngày để cơ thể luôn đủ nước và cơ thể luôn được tươi mát. Đây là cách phòng bệnh nhiệt miệng nói riêng và các bệnh về nhiệt khác nói chung ít tốn kém và đơn giản nhất.



Hạn chế thức ăn khô, chiên, xào: đây là nhóm thức ăn có tính háo nước cao, hút nước từ cơ thể bạn đi khiến bạn bị thiếu nước. Nếu muốn ăn những thức ăn này thì phải uống nước đủ để bù lại phần nước bị mất. Lưu ý là cần uống nước khoáng hoặc nước biển khô vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này.



Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ: một số trái cây có nhiều vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này tăng tính mát cho cơ thể. Hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.

Theo BS Trần Thị Hạnh - Sức khỏe và Đời sống