PDA

View Full Version : Phòng ngừa viêm họng cấp lúc chuyển mùa



Nguyen Ha
23-11-2013, 01:56
Phòng ngừa viêm họng cấp lúc chuyển mùa
Thứ Tư, 13/11/2013 - 10:34

Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều bệnh đường hô hấp xuất hiện, trong đó phải kể đến viêm họng cấp. Viêm họng cấp xuất hiện có thể riêng biệt, nhưng thường có kèm theo viêm VA, viêm amiđan, đôi khi có thêm viêm phế quản. Bệnh hay gặp khi thời tiết chuyển mùa.

Viêm họng cấp tính là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus...), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae...). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida). Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu.

Triệu chứng điển hình.

Bắt đầu sốt cao, đột ngột (39 - 40 o C), ớn lạnh, kèm theo nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn, ngủ kém. Một số trường hợp có hạch cổ sưng và đau. Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng trong họng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Có thể có nghẹt mũi (một hoặc hai bên) và chảy nước mũi. Thông thường có rát họng và ho khan. Vài ba ngày sau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể có khàn tiếng.

Hình ảnh họng bị viêm.

Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amiđan sưng to, nếu viêm tái phát thì amiđan thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt hoặc miệng các hốc amiđan. Xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng, chỉ số CRP (C Reaction Protein) dương tính. Xét nghiệm nhày họng, bằng phương pháp nhuộm đơn thấy nhiều tế bào bạch cầu, vi khuẩn (trực khuẩn hoặc cầu khuẩn). Nhuộm bằng phương pháp gram có thể thấy cầu khuẩn gram dương (xếp đôi, hoặc thành đám hoặc đứng riêng rẽ) hoặc thấy cả xoắn khuẩn Vincent. Nếu có điều kiện nuôi cấy chất nhày họng sẽ xác định được loại vi khuẩn gây viêm họng cấp, trên cơ sở đó thực hiện kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị.

Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng. Hoặc viêm họng cấp do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ, bệnh tiế̉n triển 3 - 5 ngày. Các trường hợp viêm họng cấp do virut thì việc xác định loại virut gì còn gặp không ít khó khăn.

Bệnh viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạn tính. Hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).

Điều trị và phòng bệnh thế nào?

Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựa chọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. Tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường sử dụng ORS như sau, trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 - 3 lần/ngày; trẻ từ 2 - 6 tuổi dùng 100ml/lần, 2 - 3 lần/ngày; trẻ từ 6 - 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 - 3 lần/ngày. Với người lớn dùng theo nhu cầu.

Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.


Theo ThS. Mai Hương Sức khỏe & Đời sống

songchungvoi_HIV
25-05-2014, 08:38
Thực phẩm giúp đánh bay viêm họngThứ sáu, 23 Tháng năm 2014, 10:31 GMT+7
Đau họng, viêm họng là một bệnh phổ biến. Nó khiến người bệnh rất mệt mỏi. Để giảm bớt khó chịu mà bệnh viêm họng gây ra bạn cần bổ sung những thực phẩm sau đây để tăng sức đề kháng chống lại sự phát triển của virut gây bệnh.
Tỏi
Tỏi được sử dụng rộng rãi trong y học như một kháng sinh hiệu quả. Khi giã nát, tỏi chứa allicin - một kháng sinh mạnh tự nhiên để chữa viêm nhiễm, theo Trung tâm ung thư Memorial Sloan - Kettering. Tuy nhiên, nhược điểm của tỏi là mùi thơm khá đặc trưng có thể khiến bạn mất tự tin hơn với người xung quanh.
Tinh dầu cây chè
Theo Hiệp hội ung thư Mỹ thì tinh dầu cây chè khá phổ biến ở Úc và được sử dụng như một phương thuốc quý để điểu trị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Tinh dầu cây chè có độc tố vì vậy không nên sử dụng bằng đường miệng.
Bạn có thể kết hợp tinh dầu cây chè với liệu pháp xông hơi bằng cách thêm hai, ba giọt vào nồi nước xông. Việc xông hơi giúp bạn giảm đau, sưng tấy và nhiễm trùng cổ họng. Các đặc tính trong tinh dầu cây chè giúp kích thích các tế bào bạch cầu, làm tăng cường hể thống miễn dịch của cơ thể để chống lại sự viêm nhiễm.
Cây xô thơm
Theo trang web của trường đại học Y Tự nhiên Clayton cho biết: Cây xô thơm phổ biến trong y học dân gian để điều trị viêm họng và hỗ trợ các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm.
Cây xô thơm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm trong lá nên có tác dụng giảm viêm đau. Bạn có thể đun lá xô thơm thành dạng trà, với hương vị hơi đắng một chút. Để dễ uống hơn, thì cho thêm chút mật ong - một chất khử trùng tự nhiên khiến trà ngon hơn và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không được khuyến cáo cho trẻ dưới hai tuổi.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/best_d6cf50a4bc-1-xo-thom.jpegTrà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng có đặc tính chống viêm được sử dụng trong y học thay thế. Theo tiến sĩ Eleonore Blaurock - Busch, Chủ tịch đồng thời là giám đốc Khoáng sản quốc tế Trace, việc uống trà hoa cúc ấm có tác dụng bảo vệ màng họng khi bị kích thích do đau họng gây ra.
Lưu ý là nên ngậm và súc miệng bằng trà hoa cúc ở nhiệt độ ấm để trị bệnh hiệu quả.
Cây khuynh diệp
Cây khuynh diệp hay còn gọi là bạch đàn - một loại thảo dược hay được sử dụng để điều trị cảm lạnh và cúm. Khuynh diệp có chứa tannin, hương thơm và các tinh dầu dễ bay hơi có công dụng kháng viêm và chống oxy hóa, theo Đại học Trung tâm Y tế Maryland.
Cách dùng: Đun sôi lá bạch đàn để lấy nước súc miệng giúp giảm đau, viêm từ viêm họng, viêm phế quản và viêm xoang.
Việt quất, quất, táo, mận
Những loại quả này có chất chống oxy hóa,một loại chất tìm kiếm và phá hủy các chất có hại trong máu giúp tăng khả năng miễn dịch. Ăn những món ăn vặt này trong ngày sẽ rất tốt trong điều trị bệnh viêm họng.
Cam, dứa, dưa hấu, đu đủ
Chúng có chứa nhief vitamin C - chất dinh dưỡng được đánh giá là tốt nhất tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch. Trong vitamin C có chữa chất chống các loại virut. Nó giúp ngăn ngừa sự phát triển của virut gây viêm họng và có khả năng đào thải các virut đó ra khỏi cơ thể có tác dụng giảm cảm giác đau rát họng.
Quả mâm xôi
Là bởi nó chứa nhiều kẽm là một khoáng chất tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó kích thích việc sản xuất các tế bào máu trắng chống lại nhiễm trùng. Nước ép của các loại trái cây này được đánh giá rất tốt trong quá trình điều trị bệnh viêm họng.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/best_27ac017927-2-raspberries.jpegCà chua
Vitamin E có trong cà chua kích thích hệ miễn dịch chống lại sự lão hóa ở những người nhiều tuổi, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự phát triển của virut gây bệnh viêm họng.
Chuối
Chuối là loại trái cây không chứa axit, rất dịu nhẹ cho cổ họng. Ngoài ra chuối còn rất mềm và dễ nuốt, đặc biệt không gây đau tới vùng họng đang bị tổn thương. Bên cạnh đó, chuối còn rất giàu vitamins và khoáng chất như vitamin B6, ma giê và vitamin C.
Mật ong
Được cho là một lựa chọn tốt cho người bị viêm họng, bởi nó có tác dụng làm dịu các mô bị kích thích, giảm những cơn ho. Người bị viêm họng có thể cho một thìa cà phê nhỏ mật ong vào họng ngậm khoảng 3-5 phút, hòa một chút mật ong với nước ấm để uống, hoặc hấp cách thủy mật ong với quất và lá húng chanh để ngậm hàng ngày.
Gừng
Là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh viêm họng, cho 2 thìa gừng thái chỉ vào một chén nước sôi, để khoảng 10 phút và dùng khi bị viêm họng. Viêm họng do cảm lạnh, thì nên sử dụng phương pháp này.
Cà rốt luộc
Cà rốt luôn là một phương thuốc rất tuyệt vời mỗi khi bị ốm với hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin K, chất xơ và magiê. Nhưng ăn cà rốt sống khi đau họng sẽ dễ khiến vết viêm đau thêm, nó có tác dụng tốt nhất khi được luộc hoặc hấp trước khi ăn.

Viet Bao.vn
(Theo Phunutoday)

songchungvoi_HIV
11-07-2014, 20:20
Tuyệt chiêu chữa viêm họng, nhiệt miệng nhờ mứt bưởi

11/7/2014 14:49
Vỏ bưởi có tác dụng chống những bệnh do thiếu chất xơ gây ra, ví dụ như bệnh táo bón. Ngoài ra, nhờ có vị the nên cũng rất hữu hiệu trong việc sát khuẩn, giúp chống lại chứng viêm họng, viêm miệng.



<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/07/11/chua-nhiet-mieng-dau-hong-bang-mut-buoi-1(2).png


Tuyệt chiêu chữa viêm họng, nhiệt miệng nhờ mứt bưởi.

</tbody>
Mứt vỏ bưởi có thể được chế biến từ vỏ bưởi còn tươi xanh hoặc đã phơi héo. Nếu làm từ vỏ tươi thì mứt sẽ có màu xanh, vị the nhiều hơn, còn làm từ vỏ héo thì mứt màu vàng và vị the ít hơn. Theo đánh giá cảm quan, người dùng thích loại mứt màu vàng hơn vì nhìn màu sắc tươi đẹp, ít vị the nên dễ ăn hơn.Thành phần chính trong vỏ bưởi gồm cellulose, pectin và các chất đắng. Trong dinh dưỡng, cellulose có chức năng phòng ngừa ung thư ruột kết, xơ vữa động mạch, hình thành sỏi mật và giúp làm giảm lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa béo phì... Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ, được xem là một trong những phụ gia thực phẩm an toàn và được chấp nhận nhiều nhất, được ứng dụng phổ biến trong sản xuất bánh kẹo. Nhờ vậy, vỏ bưởi có tác dụng chống những bệnh do thiếu chất xơ gây ra, ví dụ như bệnh táo bón. Ngoài ra, nhờ có vị the nên cũng rất hữu hiệu trong việc sát khuẩn, giúp chống lại chứng viêm họng, viêm miệng.
Nguyên liệu:


<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/07/11/chua-nhiet-mieng-dau-hong-bang-mut-buoi-5.jpeg


Tuyệt chiêu chữa viêm họng, nhiệt miệng nhờ mứt bưởi.

</tbody>
- Vỏ bưởi- Đường kính trắng- Phèn chua- Muối- Vani
Cách làm:

Bước 1: Vỏ bưởi đem rửa sạch, bởi vì mình dùng vỏ của nó bạn nhé… Cắt xéo vỏ theo dạng hình thoi, lạng bỏ bớt phần cùi trắng, thái miếng vừa ăn.
<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/07/11/chua-nhiet-mieng-dau-hong-bang-mut-buoi-2.jpg


Cắt vỏ bưởi dạng hình thoi.

</tbody>
Bước 2: Cho vào tô/ thau ngâm nước muối (tỉ lệ: 1 lít nước - 1 muỗng canh nhỏ muối). Vì khi ngâm vỏ bưởi nhẹ nên thường nổi lên trân bạn lấy 1 chiếc đĩa dằn lên trên vỏ bưởi và ngâm qua đêm hoặc trong khoảng 5 tiếng.
<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/07/11/chua-nhiet-mieng-dau-hong-bang-mut-buoi-3.jpg


Ngâm vỏ bưởi cho hết đắng.

</tbody>
Sau đó vớt ra bóp xả qua nước sạch vài lần cho bớt mặn và the. Cứ bóp và xả cho đến khi cắn thử miếng vỏ bưởi chỉ còn hơi the đắng ở mức bạn có thể ăn được là được
Bước 3: Đun sôi khoảng 1 thìa cà phê phèn chua với nước, chờ sôi bùng thì cho mớ vỏ vào luộc, sôi chừng 8 đến 10 phút thì bạn vớt ra, cho vào thau nước đá lạnh, chờ nguội hẳn, vắt ráo nước.Lúc này, nhâm thử miếng vỏ, nếu hết the cay như ý là được. Nếu vẫn còn the cay thì đun sôi 1 xoong nước mới, lặp lại giai đoạn y cũ…
<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/07/11/chua-nhiet-mieng-dau-hong-bang-mut-buoi-4(3).jpg


Ướp vỏ bưởi với đường.

</tbody>
Bước 4: Sau khi đã không cảm thấy vị the của bỏ bưởi bạn vắt ráo nước, xắt sợi vừa hay to (nhỏ) là tùy thuộc vào sở thích của bạn.Đem ướp vỏ bưởi với đường theo tỉ lệ 1kg vỏ bưởi đi với 600g đường. Ướp trong một đêm hay khoảng 5-7 tiếng hoặc đến khi đường tan hoàn toàn.
Bước 5: Cho cả vỏ bưởi và nước đường vào chảo rộng, đun sôi đường thì hạ lửa nhỏ. Đun liu riu, thi thoảng đảo đều cho vỏ bưởi ngấm đường.Cứ như thế, bạn lại đảo đều và đun cho đến lúc mứt sẽ cạn hết nước, vẫn cứ tiếp tục để đó, thỉnh thoảng ghé đảo đều.
Bước 6: Khi đường cạn gần hết thì dùng đũa đảo liên tục.
<tbody>
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/07/11/chua-nhiet-mieng-dau-hong-bang-mut-buoi(1).jpg


Mứt vỏ bưởi dẻo và khô, màu vàng óng bắt mắt.

</tbody>
Đường sẽ dần keo lại, sau đó kết tinh bám trắng vào miếng cùi bưởi. Lúc này đem nhỏ vào chảo mứt vài giọt vani rồi tắt bếp.Tay vẫn đảo đều liên tục trong khoảng 1 phút. Sau đó, bạn hãy rải mứt ra giấy chờ nguội hẳn, kiếm 1 chiếc lọ thủy tinh, cho vào rồi dùng dần. Với cách làm này bạn sẽ có món mứt bưởi dẻo thơm và rất ngon. Mứt vỏ bưởi dẻo và khô, màu vàng óng bắt mắt, ăn vào có cảm giác vừa dẻo vừa giòn, tỏa ra mùi thơm mát đặc trưng và vị the the rất dễ chịu. Với cách làm rất đơn giản mà nhanh chóng, bạn đã có được món mứt bưởi ngon tuyệt cho gia đình và bạn bè thưởng thức lại tận dụng được phần bỏ đi của quả bưởi làm thành nguyên liệu chế biến được món ngon và hấp dẫn. Không những thế mứt bưởi còn có công dụng chưa bệnh thật tuyệt vời, vì thế bạn hãy chế biến ngay món mứt buởi này nhé!


Theo phunutoday.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-187349194)

songchungvoi_HIV
12-07-2014, 11:45
9 cách chữa trị đau họng đơn giản mà hiệu quả12/7/2014 11:03
Đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn sốt, hậu quả của việc căng dây thanh âm, hoặc nghiêm trọng hơn là bạn đã bị viêm khuẩn liên cầu….Có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn sốt, hậu quả của việc căng dây thanh âm, hoặc nghiêm trọng hơn là bạn đã bị viêm khuẩn liên cầu… Cho dù là nguyên nhân gì, bạn cũng nên lưu ý khi xuất hiện những cơn đau này.

Sau đây là 9 cách giúp bạn làm dịu những cơn đau họng ngay tại nhà theo lời khuyên của Jeffrey Linder, bác sĩ nội khoa tại bệnh viện "Brigham and Women's Hospital" - Boston.


http://afamily1.vcmedia.vn/k:OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2014/07/dau-hong-1-9844d/9-cach-chua-tri-dau-hong-don-gian-ma-hieu-qua.jpg
Ảnh minh họa


1. Dùng thuốc kháng viêm

Cách chữa trị có sẵn trong tủ thuốc nhà bạn chính là những loại thuốc kháng viêm không chứa Steroide như Advil hay Aleve. Linder cho biết "Những loại thuốc này vừa kháng viêm vừa giảm đau cổ họng nên sẽ giúp bạn dễ chịu và giảm sưng hiệu quả. Loại thuốc này cũng có tác dụng giảm sốt do những cơn đau cổ họng gây ra".

2. Súc miệng bằng nước muối

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Súc miệng với nước ấm hòa muối có thể giúp giảm sưng họng, tiêu đờm, tăng khả năng diệt khuẩn và giảm đau rát. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên hòa tan nửa thìa muối với một ly nước. Nếu muối quá mặn, bạn có thể thêm một lượng nhỏ mật ong để làm ngọt, nhưng lưu ý phải nhổ nước ra sau khi súc miệng.

3. Thuốc dạng kẹo ngậm và thuốc xịt cổ họng

Nhỏ thuốc ho sẽ kích thích tiết thêm nước bọt, giúp cổ họng không bị khô. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên ngậm kẹo cứng - những loại kẹo có chứa thành phần làm mát và gây tê như Menthol hayEucalyptus (http://citinews.net/xa-hoi/gia-go-nguyen-lieu-nhap-khau-tuan-tu-15-11-den-2-12-2013-2TBXJJA/). Vài loại thuốc xịt như Chloraseptic (http://citinews.net/doi-song/9-cach-giam-dau-hong-hieu-qua-RL7S66Q/) cũng có tác dụng tương tự như thuốc ngậm. Tuy không chữa dứt cơn sốt hay đau họng nhưng chúng có thể giúp bạn giảm đau tạm thời. Bởi vì những thành phần trong Chloraseptic như phenol có công hiệu kháng khuẩn khá tốt.

4. Dùng xi-rô ho

Xi-rô ho sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu vì chúng bao phủ cổ họng và giảm đau tạm thời. Nếu phải làm việc, bạn hãy chọn loại xi-rô không gây buồn ngủ. Nếu bạn bị mất ngủ vì những cơn đau này, hãy chọn loại có công thức chứa chất gây buồn ngủ như Nyquil (chứa thuốc giảm đau và các chất kháng histamine, là một amin gây buồn ngủ) hoặc là Tobitussin AC (có chứa chất tiêu đờm và giảm ho) giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.


http://afamily1.vcmedia.vn/k:OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2014/07/dau-hong-2-9844d/9-cach-chua-tri-dau-hong-don-gian-ma-hieu-qua.jpg
Ảnh minh họa


5. Uống nước lọc

Theo bác sĩ Linder: "Giữ cho cơ thể đủ nước là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi bạn bị ốm và rát cổ họng. Nên uống nước lọc để nước tiểu sạch và bớt vàng. Điều này giúp màng nhầy của bạn luôn ẩm và đề kháng tốt hơn với vi khuẩn, những chất gây dị ứng, phòng chống triệu chứng cảm lạnh".


Ông còn cho biết thêm: "Nước luôn tốt cho cơ thể. Bạn có thể uống gì tùy thích nhưng nên thêm vào chút gì đó có vị hơi ngọt hoặc hơi mặn, như nước trái cây pha loãng với nước lọc hoặc nước sốt nấu thịt gà".

6. Uống trà thảo mộc

Nếu không thích uống quá nhiều nước lọc, hãy thay bằng một tách trà thảo mộc, nó sẽ giúp bạn giảm đau lập tức. Thảo mộc chứa chất chống ôxy hóa, có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Để tăng công hiệu của trà, hãy uống kèm với một thìa mật ong. Dung dịch này có tính kháng khuẩn sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

7. Ăn súp gà

Đây là phương thuốc tại gia lâu đời để chữa cảm lạnh và đau cổ họng. "Chất Natri trong nước súp gà có tính kháng viêm và dễ hấp thu vào cơ thể" - Linder cho biết. Tuy nhiên, để tránh đau khi cổ họng bị sưng, bạn nên húp từng ngụm súp nhỏ. Như vậy vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể tăng khả năng kháng khuẩn.

8. Nghỉ ngơi

Dành một ít thời gian để nghỉ ngơi chưa hẳn là giải pháp nhanh nhất nhưng có thể là điều đầu tiên và tốt nhất mà bạn có thể làm để giảm thiểu cơn đau cổ họng. Linder cho biết "Phần lớn nguyên nhân chính của đau cổ họng là do những virus gây ra. Nếu chưa thể chữa trị ngay thì để cơ thể nghỉ ngơi ít ra cũng giúp bạn tăng khả năng kháng lại virus và nhanh hồi phục hơn".


http://afamily1.vcmedia.vn/k:OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2014/07/dau-hong-3-9844d/9-cach-chua-tri-dau-hong-don-gian-ma-hieu-qua.png
Ảnh minh họa


9. Uống thuốc kháng sinh

Tất cả những cơn đau họng ngắn ngày và dài ngày - chiếm 10% ở người trưởng thành - đều do những vi khuẩn như là khuẩn liên cầu mưng mủ gây ra. Nếu bạn xét nghiệm dương tính với khuẩn liên cầu hoặc là những loại vi khuẩn khác, các bác sĩ đều kê toa thuốc kháng sinh. (Lưu ý, nếu cơn đau họng do virus gây ra thì thuốc kháng sinh không có tác dụng). Để chữa dứt hẳn những cơn đau cổ họng, hãy nhớ luôn uống thuốc đủ toa như chỉ định của bác sĩ dù bạn đã cảm thấy khá hơn.



Theo afamily.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1096405017)

songchungvoi_HIV
28-07-2014, 09:46
9 bí quyết ngừa viêm họngThứ hai, 28/07/2014 07:41
Cảm lạnh và ho là bệnh đặc trưng khi thời tiết chuyển mùa. Kèm theo đó là tình trạng viêm họng kéo dài do nhiễm vi-rút khiến họng đau nhức, cơ thể mỏi mệt.Việc ăn uống cũng không thoải mái, khẩu vị phần nào bị thay đổi, gây khó chịu cho chúng ta. Khi bị viêm họng (http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/tai-mui-hong/nhung-thuc-pham-nen-va-khong-nen-dung-khi-bi-viem-hong-a20140123115741789c185.htm) bắt buộc chúng ta phải sử dụng kháng sinh. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và lâu dài gây tình trạng lờn thuốc. Vì vậy, cách tốt nhất hãy bảo vệ cơ thể, tránh khỏi căn bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa.
1. Nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Điều này giúp “đánh bật” các vi-rút gây cảm lạnh, gây viêm đường hô hấp đang ẩn náu trong đồ đạc, vật dụng… trong nhà.
2. Thay đổi bàn chải đánh răng mới mỗi tháng: Mặc dù được khuyến cáo thay mới mỗi 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị tưa nhưng muốn phòng ngừa viêm họng hay thường xuyên bị chứng bị chứng bệnh này “làm phiền”, bạn nên thay mới bàn chải mỗi tháng. Đồng thời làm sạch chúng bằng nước muối sau mỗi lần vệ sinh răng miệng để tránh vi khuẩn bám trên đó gây viêm họng khi chúng ta sử dụng.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/28/9-bi-quyet-ngua-viem-hong_1.jpg

3. Loại bỏ stress: Đừng ngạc nhiên khi biết rằng stress là một trong những thủ phạm hàng đầu làm suy giảm hệ miễn dịch. Stress có thể là một “sát nhân âm thầm” từ bên trong cơ thể. Vì vậy, một trong những cách để phòng viêm họng hiệu quả là tránh căng thẳng.
4. Giữ ấm kỹ lưỡng khi phải ra đường: Giữ ấm cơ thể, đặc biệt ở vùng cổ để tránh bị nhiễm lạnh gây viêm họng. Cần mặc đủ dày, đeo khẩu trang và luôn quàng khăn ở nơi có không khí lạnh. Đặc biệt khi đi du lịch ở những nơi như Đà Lạt, Sa Pa … bạn cần chú ý không nên ra đường khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp.
5. Thường xuyên súc miệng: Đừng sao lãng điều này vì nó sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả chứng viêm họng khó chịu. Thói quen tốt này giúp tẩy trùng họng và miệng. Súc họng ít nhất 2 đến 3 lần/ngày vào mỗi buổi sang, trưa và tối (sau khi đánh răng) sẽ giúp giảm thiểu sự kích thích do viêm nhiễm gây ra. Nếu đang bị viêm họng, kiên trì với phương pháp này cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh trong vòng 1 tuần.



http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/28/9-bi-quyet-ngua-viem-hong_2.jpg

6. Tìm hiểu rõ nguyên nhân để phòng ngừa kịp thời: Nguyên nhân gây viêm họng thường do môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi đột ngột, do uống nước lạnh hoặc do cũng có thể bạn nói, hát quá mức... Tuy nhiên, viêm họng còn do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Dù rất hiếm gặp nhưng các bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, bệnh nhiễm trùng như lao, giang mai hoặc nấm cũng gây ra tình trạng viêm họng. Vì vậy, trong những trường hợp căn bệnh kéo dài, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra.
7. Chấm dứt việc hút thuốc (nếu có): Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm kích ứng cổ họng của bạn và tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.
8. Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng: Rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi chạm vào mũi hay miệng và trước khi chế biến thực phẩm. Khi bị bệnh, tốt nhất bạn nên sử dụng khăn giấy dùng một lần để lau khô tay và mặt, không nên dùng khăn vải vì bạn có thể giặt khăn không sạch và vi khuẩn vẫn còn trú ngụ ở đó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhớ không dùng chung chén đĩa, dao kéo, dụng cụ nhà bếp với những người khác để tránh lây bệnh.
9. Ngủ đủ giấc: Do sự khó chịu và đau đớn vì nhiễm trùng, bạn có thể khó khăn trong việc dỗ dành giấc ngủ. Nhưng bạn hãy cố gắng ngủ đủ giấc vì giấc ngủ rất quan trọng, giúp cơ thể hồi phục và duy trì tốt hệ thống miễn dịch.



AloBacsi.vn
Theo Quỳnh Trang - Gia đình và Xã hội

songchungvoi_HIV
28-07-2014, 12:19
Đau họng, ù tai, ớn lạnh là bệnh gì, AloBacsi ơi?28/7/2014 10:39
Em soi gương thấy họng mình như trong ảnh, chỉ hơi đau họng chút thôi, hơi ù tai, có cảm thấy ớn lạnh. Xin hỏi bác sĩ em bị gì ạ? Em cảm ơn.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/28/7a7viem-hong3.jpg
Ảnh do bạn đọc cung cấp



Chào bạn,

Theo hình ảnh này bạn đã chụp được 2 amidan họng miệng (còn gọi là amidan khẩu cái). Qua hình ảnh thấy nhu mô amidan có nhiều hốc, nhiều dải mô xơ. Thành sau họng có nhiều hạt lympho quá phát. Niêm mạc và trụ trước amidan xung huyết, kèm cảm giác đau họng, ớn lạnh, ù tai... Chứng tỏ, bạn bị viêm amidan và viêm họng đợt cấp trên nền viêm mạn tính.

Nếu bạn có những khó chịu sau thì có chỉ định phẫu thuật: Hôi miệng, bệnh tái phát 4-5 lần/năm, mặc dù đã điều trị tích cực, biến chứng viêm tim, viêm phế quản, viêm phổi... Bạn hãy tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám và điều trị tích cực nhé.

Thân chào bạn.
Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=2144546256)

songchungvoi_HIV
10-08-2014, 15:57
Chữa viêm họng bằng bài thuốc Đông y (10/08/2014)

Viêm họng là chứng trong họng sưng hoặc hơi sưng, đỏ, đau. Có các dạng như viêm họng cấp, viêm họng mạn, viêm họng thể phì đại, viêm họng thể teo. Đông y gọi là Hầu tý.

Nguyên nhân viêm họng do ngoại tà bên ngoài xâm nhập vào. Họng là phần trên của phế, là nơi phế khí xuất ra. Phế có khả năng chống lại với tà khí, nếu phế khí mất chức năng kháng cự thì tà khí sẽ xâm nhập vào phế, rồi xông lên họng gây nên bệnh. Bệnh còn do ăn uống không điều độ. Nếu ăn nhiều thức ăn cay nóng, uống rượu, ăn thức ăn nhiều chất béo làm cho tỳ vị bị tổn thương, nhiệt tụ lại ở tỳ vị, đưa lên họng gây nên bệnh. Bệnh do tình chí bị tổn thương. Tình chí không điều hòa, can khí bị uất kết, khí không thông, khí trệ, đờm ngưng lại ở họng gây nên bệnh. Còn do tạng phủ không điều hòa. Khi tạng phủ suy yếu, lao nhọc quá sức, nhiệt làm tổn thương phần âm, phế thận vốn đã bị suy yếu làm cho âm tinh hao tổn, tân dịch không đủ, họng không được nhu dưỡng, hư hỏa bốc nung nấu họng gây nên bệnh.


Điều trị viêm họng cấp, với triệu chứng họng đỏ, khô, rát, niêm mạc họng hơi phù nề, kèm sốt, nhức đầu, chữa theo phương Ngân kiều tán gia giảm, gồm các vị: Kim ngân hoa 20g, Liên kiều, Kinh giới, Huyền sâm, Ngưu bàng tử, Cương tàm, Sinh địa đều 12g, Bạc hà 6g, Cát cánh, Cam thảo đều 4g. Sắc uống. Hoặc chữa theo phương Huyền thạch tán, gồm các vị: Huyền sâm 30g, Thạch hộc 35g, Thanh quả 20g, Sơn đậu căn 16g, Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Mạch môn, Cúc hoa đều 15g, Cam thảo 10g. Tán bột cho vào gói, mỗi gói 6g. Mỗi lần dùng 1 gói, cho vào ly nước ấm thêm ít mật ong uống, 15 phút sau có thể uống lại một lần nữa, ngày uống 3 lần.
Người bị họng hơi đau, nuốt khó, sợ lạnh, hơi sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, khạc đờm màu xanh, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch phù khẩn, chữa theo phương Lục vị thang gia giảm, gồm: Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà, Cương tàm, Cam thảo, Cát cánh, Tô diệp, Sinh khương. Sắc uống.
Người bị họng đau như kim đâm, nuốt vào rát, sốt cao, đau đầu, cứng gáy, đau tai, miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng, đờm vàng đục, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác, chữa theo phương Thanh yết lợi cách thang gia giảm, gồm các vị: Bạch thược, Cát cánh, Hoàng liên, Huyền sâm, Phục linh, Phòng phong, Thăng ma đều 8g, Hoàng cầm, Ngưu bàng tử đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống.


Điều trị viêm họng mạn, trường hợp họng khô, trong họng cảm thấy khó chịu, muốn nôn, nôn khan, lưỡi đỏ sẫm, ít rêu, mạch tế sác, chữa theo phương Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm, gồm: Kim ngân hoa, Liên kiều đều 25g, Bồ công anh 18g, Sinh địa, Mạch môn, Bạch thược, Đơn bì, Huyền sâm, Xuyên bối mẫu, Trạch lan đều 9g, Bạc hà, Cam thảo đều 3g. Sắc uống.


Người bị họng hơi đau, họng khô, nóng, môi khô, đầu váng, tai ù, lưng đau, gối mỏi, tâm phiền, mất ngủ, lưỡi đỏ sậm, mạch tế sác, chữa theo phương Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm, dược gồm: Sinh địa 16g, Hoài sơn, Phục linh đều 12g, Đơn bì, Sơn thù, Trạch tả đều 8g; thêm Địa cốt bì, Thiên hoa phấn, Tri mẫu, Xạ can đều 8g, Ngưu tất, Huyền sâm đều 12g. Tán bột trộn mật làm hoàn, ngày uống 16-20g.


Lương y Phan Khánh Thành
(Hội Đông y TP.Hà Nội)

Theo daidoanket.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1689363504)

songchungvoi_HIV
13-08-2014, 13:51
Thứ tư, 13/08/2014 10:10
Thủ phạm chính gây viêm họng, viêm amidan là các chủng virus cúm A, B, C… xâm nhập vào cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc hít phải khói bụi.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/8/13/Thu-pham-gay-viem-hong-viem-amidan-1.jpg
Chị Nguyễn Thị Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) là nhân viên văn phòng một công ty xuất nhập khẩu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vì cơ quan cách nhà khá xa, lại thường xuyên phải đi trên những đoạn đường bụi bẩn nên chị rất cẩn thận bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là mũi và miệng khi đi ra đường.
Dù đã đeo khẩu trang dày, mặc áo chống nắng che kín người, nhưng những ngày gần đây chị Thủy cảm thấy khó chịu, ngứa cổ, rát họng và hay chảy nước mũi.
Nghĩ đó chỉ là biểu hiện do thay đổi thời tiết và do khói bụi trên đường đi nên chị chủ quan không điều trị. Vài ngày sau, chị cảm thấy vô cùng đau rát ở họng, nuốt nước bọt khó, chị soi gương thấy họng đỏ, thậm chí đêm còn bị sốt và ho. Cuối cùng chị quyết định đi khám thì được bác sỹ kết luận bị viêm họng mãn.
Tìm “thủ phạm” gây bệnh không khó
Trao đổi với phóng viên, Ths.BS Nguyễn Hữu Anh (Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, BV Tai Mũi Họng Sài Gòn) cho biết: “Viêm họng là bệnh mà khi đó vùng họng và hầu bị viêm. Biểu hiện đầu tiên của viêm họng là bệnh nhân thấy đau họng kèm theo các triệu cứng như: Chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho, ngứa họng, nuốt đau, người mệt mỏi khó chịu… Khám lâm sàng thấy họng viêm đỏ, có thể 2 amidan sưng to có mủ”.
Vì giải phẫu vùng hầu họng nằm ở cửa ngõ của đường hô hấp nên nó rất dễ bị viêm nhiễm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bênh viêm họng và viêm amidan (http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/tai-mui-hong/thuc-pham-nen-va-khong-nen-dung-khi-viem-hong-a20140807033455980c185.htm) như: thời tiết hay độ ẩm thay đổi đột ngột, tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất… tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâp nhập gây viêm. Thủ phạm gây viêm họng chủ yếu là các chủng virus cúm A, B, C.
BS Hữu Anh cho biết thêm, viêm họng được chia làm 2 loại: viêm họng cấp và viêm họng mãn. Viêm họng cấp thường sẽ khỏi sau vài ngày nếu bị nhẹ và được điều trị sớm. Còn viêm họng mãn như trường hợp của chị Thủy trên là viêm họng cấp tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân không được điều trị đúng hoặc tự điều trị ở nhà sai cách.
Đề phòng và điều trị
Theo BS Hữu Anh, phòng bệnh là biện pháp rất quan trọng. Để phòng bệnh viêm họng, viêm amidan cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên, nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, thường xuyên tâp thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Giữ ấm vùng cổ, tránh ngồi, ngủ, tắm, làm việc… ở những nơi có gió lùa. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mũi họng.
Khi bị viêm họng, bạn súc miệng với nước muối, tránh uống đồ lạnh, uống trà gừng và mật ong, tránh xa khói thuốc lá là điều rất cần thiết. Đồng thời, bạn nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Đồng thời, tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm họng, vì nó có thể rất dễ lây lan. “Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị viêm họng bạn nên đến các trung tâm y tế để khám, nội soi chẩn đoán bênh. Không nên tự ý diều trị ở nhà vì rất dể làm cho bạn bị viêm họng mãn, đề kháng thuốc rất khó điều trị.”, BS Hữu Anh nhấn mạnh.
Theo Phương Lam - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
13-08-2014, 13:54
Thực phẩm nên và không nên dùng khi viêm họngThứ năm, 07/08/2014 15:37
Có những thực phẩm giúp người viêm họng cảm thấy thoải mái thì nên ăn. Ngược lại, ăn vào thấy khó chịu, nên tránh. Bạn đã biết chưa.Nhanh khỏi
- Bạn cần uống thuốc đủ để nhanh khỏi bệnh.
- Bạn cần hạn chế nói để giảm tổn thương.
- Bạn cần tránh gió vì họng và gió không làm bạn của nhau.
- Bạn cần uống đủ nước để dịu cơn khó chịu.

Không nên

Món cay
Món cay là món có vị cay, rất có tác dụng đưa đẩy, có lợi cho tiêu hóa. Nhưng lại không có lợi với người viêm họng cấp. Lý do là vì viêm họng làm rát đỏ toàn bộ họng. Tùy vào từng thể bệnh và từng người, có người rát nhiều, có người rát ít, có người không rát.

Nhưng chắc chắn có người viêm họng như rát đau hết cả họng. Ăn món cay như ớt, tiêu, gừng thì thực báo hại. Sẽ làm cho họng cảm thấy bị rát sưng lên bội phần. Bạn sẽ thấy nóng khó chịu và bệnh tình như nặng hơn. Về bản chất, các món cay này làm nóng đỏ phần viêm, chỉ làm nặng thêm cảm giác mà thôi.
Các món này là ớt cay, nhất là ớt bé dạng ớt chỉ thiên, hạt tiêu đen, gừng, xả.
Món nướng, chiên
Hai món không thích hợp với người viêm họng là món nướng và chiên. Nhất là với người già, người bị viêm amydan thể phì đại. Vì triệu chứng của những người này đau là chủ yếu. Nuốt nước bọt không cũng đau.
Các món cứng như nướng, chiên sẽ đi nguyên xi cả khối vào trong họng. Ngay cả khi đã được nhai nhưng chúng vẫn còn những thành cạnh rất cứng và sắc. Khi nuốt vào dạ dày, những thành cứng này sẽ cọ xát va chạm với thành họng làm cho bạn sẽ rất đau. Thậm chí chúng còn làm xước và làm tổn thương bề mặt, không có lợi cho sự hồi phục.
Các món trong nhóm này là thịt nướng, thịt xiên, thịt quay, tôm rán, cá rán.
Món đặc, tắc
Các món đặc, tắc cũng không thích hợp với người viêm họng. Vì họng bị viêm sẽ nổi xù xì, gồ ghề tạo thành các vết lồi lõm khác nhau. Khi ăn các món đặc, tắc, chúng dễ bị kẹt lại. Có hai khả năng xảy ra, họng của bạn bị các thực phẩm này vương lại.

Sự tồn dư của thực phẩm sẽ kích thích gây ho. Mặt khác, những món đặc tắc khó nuốt. Khi bị viêm amydal hoặc viêm vòi nhĩ, sự đặc, tắc càng làm khó nuốt hơn. Kết quả, viêm họng ngày càng tồi tệ và các cơn ho kéo đến nhiều hơn.
Các món có đặc điểm tắc, đặc là lòng đỏ trứng, súp khoai tây, súp khoai môn, xốt có bột đao.
Thức uống có cồn
Bạn nên bỏ ngay quan điểm là rượu có cồn, cồn có tính sát khuẩn thì sẽ sát trùng họng. Thực tế, nhiều loại viêm họng do virút. Thứ hai, sự uống rượu không đủ nồng độ cồn để sát khuẩn. Ngược lại chúng chỉ làm tai hại thêm.
Hại thêm ở điểm, thức uống có cồn gây ra cảm giác nóng rát. Uống vào sẽ làm tăng độ rát ở họng. Thức uống có cồn sẽ gây ra các thay đổi đột ngột nhiệt độ như uống bia lạnh, rượu lạnh. Chúng càng làm cho viêm họng diễn tiến nặng hơn.

Người say rượu bia, cơ hô hấp trên thường mất kiểm soát, dịch tiết ra nhiều, khi ngủ phải há miệng ra để thở. Không khí thở không đi qua mũi mà đi thẳng qua miệng, không được lọc, không được làm ấm hay làm ẩm sẽ gia tăng mức độ viêm họng hơn. Vì thế nên tránh.
Nên dùng

Xem danh sách trên thấy liệt kê ra tránh quá chừng. Vậy tránh hết rồi còn đâu? Ăn gì đây? Bạn hãy lựa chọn các món sau.
Thực phẩm có vitamin C
Thực phẩm có vitamin C rất hữu ích. Vitamin C tăng khả năng thải độc cho gan, nên sẽ loại bỏ các chất có hại của phản ứng viêm họng gây ra. Vitamin C có tác dụng làm mát, nên sẽ xoa dịu sự rát ở họng. Vitamin C còn làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể, nên sẽ giúp bệnh được đẩy lùi.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/07/Thuc-pham-nen-va-khong-nen-dung-khi-viem-hong_1.jpg


Món nhiều C là các loại hoa quả tự nhiên. Cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa, măng cụt rất giàu vitamin C. Hãy tránh thủ ăn các thực phẩm này. Vitamin C tự nhiên tốt hơn nhiều vitamin C trong các chế phẩm dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Đau họng thì nên xay ra để ăn sẽ ăn được nhiều và dễ ăn hơn.
Thực phẩm có kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng đa tác dụng. Chúng ta thường nghe thấy kẽm có tác dụng với sức mạnh sinh dục đàn ông. Đúng là như vậy, nhưng chưa đủ. Kẽm còn là nguyên tố vi lượng làm tăng cao sức khỏe đề kháng, nhất là những trường hợp bị nhiêm virút. Vì thế, tranh thủ ăn các thực phẩm có kẽm khi bị viêm họng, bạn sẽ thấy rất có lợi.
Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: sò, ngao, củ cải trắng, nướt cốt dừa.
Mật ong thực thích hợp cho người bị viêm họng. Không gì tốt hơn bằng mỗi sáng dậy, bạn bị viêm họng bạn chỉ cần ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất. Sẽ rất có lợi. Nhưng nhớ là mật ong chuẩn chứ không phải mật ong pha.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/07/Thuc-pham-nen-va-khong-nen-dung-khi-viem-hong_2.jpg


Mật ong thích hợp bởi vì mật ong làm dịu, sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn rát cổ họng. Mật ong có tính kháng khuẩn, nên có lợi để đề kháng vi khuẩn và virút. Mật ong lại có tính sinh miễn dịch, nên có lợi để tạo sức đề kháng khỏe. Với những tác dụng như vậy, khuyên nên ăn mật ong thực thích hợp.
Bạc hà
Bạc hà có tác dụng làm thông các niêm mạc tiết đầy dịch. Nếu bạn viêm họng có kèm theo ho, viêm họng có kèm theo đờm, viêm họng có kèm theo ngứa và viêm họng có kèm theo sổ mũi thì bạc hà là một lựa chọn.
Bạn đừng có ăn bạc hà không mà nên sử dụng bạc hà dưới dạng kẹo ngậm bạc hà. Một ngày chỉ cần chừng 2-3 viên, bạn sẽ thấy dịu họng ngay tức khắc. Nếu bạn đang bị sổ mũi, bạc hà cũng rất có ích lợi. Vì ngay tức khắc, loại thảo dược này làm co mạch và thông mũi ngay tức khắc. Không thích hợp cho người viêm họng đang giai đoạn đỏ rát đau.
Giấm táo
Giấm táo là một loại thực phẩm nên cho vào danh sách của người bị viêm họng. Giấm táo có tính chua, vì thế có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn. Giấm tạo lại kích thích tăng sinh miễn dịch, nên có lợi để ngừa bội nhiễm. Những người bị viêm họng mạn tính rất thích hợp với món này.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/07/Thuc-pham-nen-va-khong-nen-dung-khi-viem-hong_3.jpg


Bạn có thể sử dụng giấm táo vào trong thực phẩm, các món nấu, món canh, món mì. Hoặc bạn cũng có thể dùng dưới dạng pha với mật ong: 2 thìa giấm táo + 1 thìa mật ong. Chia 2 lần, ăn sáng 1 lần và ăn tối 1 lần rất ổn.
Món trơn, mát
Viêm họng có đặc tính là nóng rát. Lại có thêm triệu chứng đau khi nuốt khi nói. Vì thế, những món làm dịu cơn đau rát rất hữu ích. Nếu như chúng đã mát lại trơn tuột, dễ ăn, giảm cọ xát cơ học thì thích hợp không gì sánh. Những món canh trơn mát là thích hợp.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/07/Thuc-pham-nen-va-khong-nen-dung-khi-viem-hong_4.jpg




Khi bị viêm họng, nên ăn các món canh thanh mát như mùng tơi, rau đay, rau lang, bầu bí, mướp,...Ích lợi của những món canh này làm bạn dịu cơn rát sâu trong cổ họng. Món canh này cũng rất dễ ăn, dễ nuốt, không làm bạn khó chịu khi ăn hoặc khi nhai. Món ăn trơn nên không làm tổn thương cơ học bề mặt, giúp họng bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Món trơn mát thường là canh mùng tơi, rau đay, rau sâm, rau lang, bầu, bí, mướp. Rất có lợi.



Theo BS Yên Lâm Phú - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
14-08-2014, 10:33
Trị viêm họng với cây rau traiThứ năm, 14/08/2014 09:44
Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng;.Thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng…
Cây rau trai hay còn gọi là rau trai thường, cỏ lài trắng,... là loại cây thảo mọc bò, có rễ ở các mấu, gần như không có lông, thân mềm. Lá thon hay xoan thon, chóp nhọn, bẹ có rìa lông. Mo rộng ở gốc ít khi có lông, trong mỗi mo có 3-5 hoa xếp thành xim có cuống.

Hoa nhỏ, màu xanh lơ. Quả nang, chứa hạt đen. Mùa ra hoa tháng 5 - 9, quả tháng 6 - 11. Cây mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn bãi hoang. Ở các tỉnh Nam bộ, bà con thường hái rau trai về luộc để chấm với nước thịt, cá kho.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/8/14/Tri-viem-hong-voi-cay-rau-trai-1.jpg
Một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Trị viêm họng: Rau trai tươi 30g rửa sạch, cắt khúc đổ 750ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày, có thể giã nát (cho thêm một chút muối), vắt lấy nước cốt ngậm và nuốt dần. Ngày 2 lần sáng tối, dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Chữa bí tiểu do nhiệt: Rau trai tươi 30g, mã đề tươi 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống lúc đói bụng. Dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): Rau trai tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng, đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2 giờ, ngày thay thuốc một lần.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/8/14/Tri-viem-hong-voi-cay-rau-trai-2.jpg

Rau trai giải nhiệt, chống viêm.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Rau trai tươi 90g, hoa cây đậu tằm 12g. Các vị thuốc rửa sạch, cắt khúc cho vào ấm đổ 750ml nước sắc còn 300ml, uống thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày.
Bài 5: Chữa kiết lỵ do ăn đồ sống lạnh: Rau trai tươi 30g (hoặc khô 10g), cắt khúc, rửa sạch. Cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc còn 150ml nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.
Bài 6: Hỗ trợ trị phong thấp :Rau trai 40g, đậu đỏ 40g. Các vị thuốc rửa sạch, rau trai cắt khúc để riêng, đậu đỏ ngâm 15 phút rồi cho vào ấm, đổ 800ml nước ninh nhừ, cho rau trai vào đun nhỏ lửa 10 phút, thêm chút đường, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi liệu trình 5 - 10 ngày.
Kiêng kỵ: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.


Theo ThS Nguyễn Sơn - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
18-08-2014, 09:34
Sai lầm dễ gặp khi chăm trẻ viêm mũi họng cấp18/8/2014 08:00
Thời tiết chuyển mùa, bệnh viêm mũi - họng cấp ở trẻ em bùng phát mạnh. Nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc nhỏ mũi hoặc dùng tăm bông ngoáy tai, ngoáy mũi cho con, dễ gây biến chứng và hiện tượng nhờn thuốc ở trẻ.Viêm mũi họng cấp- bệnh trẻ em thường gặp

Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và gây ra những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người; trong đó phải kể đến các bệnh về tai mũi họng mà đặc biệt là viêm mũi họng cấp. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em và khiến các bậc phụ huynh lo lắng.http://ttol.vietnamnetjsc.vn/2014/08/15/09/52/cuc1.jpg
Tình trạng viêm mũi họng do thời tiết ở trẻ luôn khiến cha mẹ lo lắng…
Các bác sĩ Khoa tai mũi họng - bệnh viện Thu Cúc cho biết, viêm mũi họng cấp là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết chuyển mùa là giai đoạn bệnh bùng phát mạnh nhất. Cứ vào thời điểm giao mùa, số lượng người dân đến khám bệnh tai mũi họng tại khoa lại tăng lên đột biến mà trong đó hầu hết là trẻ em.

Bác sĩ cũng nhận định, sở dĩ bệnh thường gặp ở trẻ em là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Hơn nữa, trẻ rất nhạy cảm với thời tiết. Vì thế, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh tai mũi họng mà tiêu biểu là viêm mũi họng cấp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mũi họng cấp ở trẻ. Ngoài nguyên nhân chính là do nhiễm vi rút, vi khuẩn; các yếu tố nguy cơ, như: thay đổi thời tiết đột ngột, nắng mưa thất thường, môi trường sống quá lạnh, ẩm quá, nhiều bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm, rạ)… cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ.

Phòng và chữa bệnh đúng cách

Khi trẻ bị viêm mũi họng, cha mẹ thường thấy trẻ có các biểu hiện như: ngứa mũi, hắt hơi, đau họng, mỏi tay chân, ăn ngủ kém và có thể kèm theo sốt cao.

Bệnh viêm mũi họng cấp do thời tiết thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng của trẻ tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng nếu trẻ có sức đề kháng yếu thì bệnh dễ diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như: viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản và trở thành viêm mũi họng mạn tính; hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A.

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi con trẻ có những biểu hiện như trên, cần cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.

Nên cho trẻ tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Nên cho trẻ xúc họng bằng nước muối nhạt hàng ngày để phòng và trị bệnh.http://ttol.vietnamnetjsc.vn/2014/08/15/09/52/cuc2.jpg
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị cho bé tại nhà để tránh biến chứng và hiện tượng nhờn thuốc ở trẻ
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ hay kháng sinh điều trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm và tránh tình trạng trẻ nhờn thuốc, khó cho việc điều trị sau này.

Để có phương pháp điều trị an toàn và triệt để nhất, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho tình trạng của trẻ.http://ttol.vietnamnetjsc.vn/2014/08/15/09/53/cuc3.jpg
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị tốt nhất
Là bệnh viện đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, cho hiệu quả khám chữa bệnh cao, bệnh viện Thu Cúc được đông đảo phụ huynh lựa chọn là địa chỉ thăm khám, chăm sóc sức khỏe bé yêu uy tín.

Tại đây, trẻ sẽ được thăm khám, chăm sóc theo quy trình y tế hiện đại trong môi trường bệnh viện khách sạn, tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Minh Tuấn


Theo tintuconline.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1966901569)

Charles
18-08-2014, 11:00
Nguy cơ viêm thanh quản trong mùa hè
Thứ hai, 18/08/2014 08:33

Mùa hè nóng bức, nhu cầu sử dụng nước đá, bật điều hòa, các đồ ăn lạnh như kem, nước giải khát… tăng cao. Những thói quen này có thể gây viêm thanh quản, dẫn đến khản tiếng, mất tiếng.

Thanh quản là đường dẫn khí nằm ngang với 3 đốt sống cổ 4, 5 và 6, có 2 dây thanh đới khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói. Vì vậy, mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc. Nhiễm lạnh, nói nhiều (ở những người như phát thanh viên, giáo viên, ca sĩ…) hay tình trạng nhiễm khuẩn vùng lân cận như: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai,… cũng có thể dẫn tới viêm thanh quản.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/18/Nguy-co-viem-thanh-quan-trong-mua-he_1.jpg

Uống nước lạnh quá nhiều có thể gây viêm họng trong mùa hè (Ảnh minh họa).







Vào những ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng đồ ăn lạnh như: uống nước đá, ăn kem… tăng cao. Nếu liên tục ăn uống đồ lạnh trong thời gian dài, có thể làm nhiệt độ trong họng giảm thấp, gây hiện tượng co mạch, từ đó giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch. Tình trạng này làm khô, rát họng , là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển gây viêm họng.

Bên cạnh đó, viêm nhiễm ở niêm mạc họng dễ dàng và nhanh chóng lan xuống thanh quản, gây viêm thanh quản . Triệu chứng đặc trưng nhất của viêm thanh quản là tình trạng khản tiếng kéo dài, có khi mất tiếng, đi kèm với cảm giác ngứa, đau họng, ho khan nhẹ, sau đó có thể chuyển sang ho có đờm.

Trong điều trị viêm thanh quản, phương pháp phổ biến là sử dụng thuốc chống viêm, giảm ho, kháng sinh,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ, bệnh dễ tái phát.

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa và điều trị viêm thanh quản trong mùa hè, bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân nên hạn chế những thói quen như: uống nước đá, ăn kem, hút thuốc lá, hò hét quá mức,… Nếu làm việc hoặc đi lại trong môi trường bụi bẩn, nên đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ lao động.

Trước khi đi ngủ, nên nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi có những dấu hiệu của bệnh như: mất tiếng hoặc giọng khản, nói khó khăn, kèm theo hiện tượng ho, sốt, nhiều đờm, khó thở, hít vào có tiếng rít,… người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị.


http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/18/Nguy-co-viem-thanh-quan-trong-mua-he_2.jpg

Cây rẻ quạt rất tốt cho các bệnh về thanh quản.



Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược, không gây tác dụng phụ, đặc biệt là sản phẩm đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín đang được đông đảo bác sĩ cũng như bệnh nhân lựa chọn. Điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh .

Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… Tiêu Khiết Thanh có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát.

Năm 2014, Tiêu Khiết Thanh đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.

Để phòng ngừa viêm thanh quản trong mùa hè, ngoài việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân nên súc họng bằng nước muối ấm hoặc uống nước trà gừng, mật ong,… Nếu bệnh nặng, cần có sự theo dõi và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân viêm thanh quản cần lưu ý:

Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm; bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại…

- Không nên la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ gây ảnh hưởng đến thanh quản; không uống nước lạnh hay sử dụng các gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu,…; không uống rượu, bia, hút thuốc lá.


AloBacsi.vn
Theo Thùy Dương - Sức khỏe và Đời sống

songchungvoi_HIV
18-08-2014, 13:22
Trị viêm họng bằng những cách tự nhiên18/8/2014 10:31
Viêm họng là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu không được chăm sóc và điều trị hợp lý, bệnh có thể biến chứng thành viêm họng mãn tính, gây khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày.


http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/viem-h-ng.jpg
Ảnh: flickr.comTuy có nhiều loại thuốc kháng sinh trị viêm họng nhưng bạn vẫn có thể tự chữa lành bệnh bằng những cách tự nhiên sau đây, theo tờ Times of India (http://citinews.net/kinh-doanh/an-do--tim-lai-tai-san-quoc-gia-bi-that-thoat-P4VOVEQ/).
• Trộn 1 muỗng cà phê hạt ngò rí khô và đường với tỷ lệ bằng nhau rồi nhai từ 2 - 3 lần trong ngày sẽ giảm đau họng rất tốt.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image002.jpg
Ảnh: flickr.com• Súc miệng với nước phèn chua cũng là cách làm đơn giản nhất để trị viêm họng. Bạn chỉ cần pha 2 g phèn chua xay nhuyễn với ½ cốc nước ấm rồi súc miệng sẽ giảm đau họng hiệu quả.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image003.jpg
Ảnh: flickr.com• Bạn cũng có thể dùng tỏi để trị viêm họng. Bởi lẽ, tỏi có chứa hợp chất allicin có đặc tính kháng viêm rất mạnh. Do đó, chỉ cần bạn nhai vài tép tỏi khoảng 3 lần trong ngày là có thể chống lại bệnh viêm họng hiệu quả.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image004.jpg
Ảnh: flickr.com• Nước ép trái thơm (dứa) cũng là cách làm hay khác mà bạn nên áp dụng để trị viêm họng. Tuy nhiên, bạn nên uống nước ép này với lượng nhỏ và thời gian cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image005.jpg

Ảnh: flickr.com• Các loại rau thơm như gừng, rau húng quế… cũng có tác dụng trị viêm họng rất hay. Bạn có thể dùng các loại nguyên liệu này ép lấy nước uống. Nhớ là thêm 1 muỗng cà phê mật ong để tác dụng kháng viêm họng và diệt khuẩn của loại thức uống này hoạt động tích cực nhất.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image006.gif
Ảnh: flickr.com• Thêm nữa, súc miệng bằng nước muối hoặc giấm cũng mang lại hiệu quả trị viêm họng rất cao. Bởi lẽ, nước muối và giấm có tính chất sát khuẩn rất tốt, từ đó giúp giảm viêm và đau họng khá nhanh. Bạn nên súc miệng với nước muối cách nhau khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image007.jpg
Ảnh: flickr.com• Thông thường, bệnh viêm họng cũng có thể gây ra triệu chứng sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Để xoa dịu các triệu chứng nói trên, bạn có thể hít nhiều hơi nước bốc lên và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image008.jpg
Ảnh: flickr.com• Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhai kẹo trị viêm họng để khắc phục tình hình, vì những loại kẹo này sẽ giúp tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn và giữ cho cuống họng luôn ẩm ướt. Hơn nữa, các loại kẹo này còn chứa vitamin C, pectin và kẽm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image009.jpg
Ảnh: flickr.com• Khi bị viêm họng, bạn cũng nên uống thật nhiều nước để giữ cho cổ họng được ẩm ướt. Hơn nữa, nước còn giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên thành cổ họng dễ dàng hơn. Từ đó, kiềm hãm sự phát triển của bệnh viêm họng…
Một số loại thức uống tốt mà bạn nên dùng khi bị viêm họng gồm trà nóng hoặc nước chanh pha mật ong vì chất kháng viêm trong các loại thức uống này rất dồi dào.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image010.jpg
Ảnh: flickr.com• Không chỉ vậy, bạn cũng có thể khắc phục chứng viêm họng bằng cách dùng món súp gà nóng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên ăn súp gà vì chất sodium trong nước dùng gà có khả năng kháng khuẩn cao, từ đó góp phần làm cho bệnh viêm họng mau lành hơn.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2014/20140818/fckimage/image011.jpg
Ảnh: flickr.com• Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp nước ép cần tây, cà rốt, khoai tây, bột nghệ hoặc rau diếp cá với nước chanh và muối uống khoảng vài lần trong ngày sẽ trị viêm họng một cách triệt để.

HUỆ NGUYỄN (Theo medicmagic.net)

Theo phunuonline.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1604654729)

songchungvoi_HIV
19-08-2014, 14:57
Vì sao vẫn bị đau họng, khạc đờm sau cắt amidan?19/8/2014 14:34
Con đã mổ amidan gần 2 năm nhưng tại sao lâu lâu con hay bị đau cổ họng. Mỗi lần đau như vậy con lại bị sốt. Và thời gian lúc mổ tới giờ con lun khạc đàm vào buổi sáng và ăn gì vào cũng hay khạt đàm. Triệu chứng như vậy có bị sao không? Mong BS giải đáp.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/08/19/a93dau-hong5.jpgẢnh minh họa


Chào bạn,

Viêm Amidan mạn không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng sức khỏe. Sau cắt amidan, người ta vẫn có thể bị mắc các bệnh viêm hô hấp như: viêm mũi xoang họng, viêm phế quản, viêm phổi... do nhiều nguyên nhân khác nhau: do vi trùng, do siêu vi trùng... Những lần như vậy, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: sốt, ho sổ mũi, nghẹt mũi, khạc đờm, khò khè...

Trường hợp của bạn, khi mắc bệnh cần phải tới cơ sở y tế, bác sĩ thăm khám, điều trị dứt điểm bệnh lý, tránh để bệnh kéo dài, dẫn tới các biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe nhé.
Bạn hãy giữ gìn sức khỏe, tích cực phòng bệnh, loại trừ và tránh các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều, môi trường khói bụi, lạnh...
Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=926805454)

songchungvoi_HIV
20-08-2014, 11:09
Vướng họng khi nuốt nước bọt là triệu chứng bệnh gì, thưa AloBacsi?20/8/2014 10:43
Tôi nuốt nước bọt thấy vướng trong cổ họng, đi khám 3 lần và uống thuốc nhưng vẫn không khỏi. Nhờ AloBacsi tư vấn.
Thưa bác sĩ, Tôi nuốt nước bọt thấy vướng trong cổ họng. Tôi đi khám ở BV ĐH Y, BS bảo tôi bị viêm amidan mạn tính. Sau đó tôi sang BV Tai Mũi Họng TW (http://citinews.net/doi-song/giao-luu-truc-tuyen-voi-bs-tai-mui-hong-nguyen-hong-dung-3KTS2KQ/) khám thì được chẩn đoán trào ngươc dạ dày thưc quản và viêm họng mãn tính.

Tôi đã uống thuốc theo đơn của BV TMH hơn 1 tháng nhưng vẫn không khỏi. Sau đó tôi lại đi khám BV TMH Sài Gòn, BS lại bảo tôi bị viêm amidan hốc mủ, chỉ định cắt nhưng vẫn cho tôi đơn thuốc uống 1 tuần nhưng vẫn không khỏi. Giờ tôi phải làm thế nào, khám và chữa bệnh ở đâu để bệnh khỏi hẳn. Mong BS tư vấn.

(Đặng Thị Hiên - hien…@gmail.com)


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/07/29/cb0vuong-hong3.jpg
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet


Bạn Hiên thân mến,

Với triệu chứng "nuôt nước bọt thấy vướng trong cổ họng" chỉ là triệu chứng cơ năng do bạn cảm nhận, chưa đủ cơ sở để AloBacsi chẩn đoán bệnh lý.
Tuy nhiên, bạn đã khám ở 3 bệnh viện đều có cùng chẩn đoán là viêm họng và viêm amidan mạn. Vì amidan khẩu cái nằm trong họng, nên khi viêm làm cho người bệnh khó chịu trong họng.

Những triệu chứng viêm mạn khá phong phú như: nuốt vướng, cảm giác có vật chẹn trong họng gây cảm giác khó thở (nhưng nhịp thở bình thường), như vướng dị vật (hóc xương), hôi miệng, rát đau, ngứa họng, ho khan... Do đó, những khó chịu của bạn có thể do viêm amidan mạn.

Nếu uống thuốc đúng, đủ, đều theo chỉ định của bác sĩ nhưng các triệu chứng không cải thiện, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để thực hiện phẫu thuật amidan.
Việc phẫu thuật amidan (nếu có chỉ định) phải tiến hành tại bệnh viện do bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thực hiện bạn nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1411021974)

songchungvoi_HIV
20-08-2014, 12:31
Viêm họng: Cách phòng ngừa và điều trị

Thứ tư, 20/08/2014 08:42
Viêm họng là bệnh thông thường.

Viêm họng thường biểu hiện bằng nuốt đau, rát họng, sốt, có thể kèm theo ho, chảy nước mũi, đau tai, nổi hạch cổ.




Viêm họng (http://alobacsi.vn/benh-thuong-gap/tai-mui-hong/thuc-pham-nen-va-khong-nen-dung-khi-viem-hong-a20140807033455980c185.htm): Cách phòng và điều trị như thế nào?
Phần lớn viêm họng là do siêu vi và là một phần của bệnh cảm thông thường, một số viêm họng là do vi khuẩn, trong đó thường gặp nhất là liên cầu khuẩn (Streptococcus) tán huyết bêta nhóm A. Khoảng 15-30% viêm họng ở trẻ từ 5-15 tuổi có nguyên nhân do liên cầu khuẩn (Streptococcus) này.
Cách phòng ngừa viêm họng
Theo BS Trần Quốc Ninh chia sẻ trên báo Sức Khỏe và Đời sống, khi mới thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm họng, người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện hoặc loại trừ loại viêm họng nguy hiểm này và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất.

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/8/20/Viem-hong-Cach-phong-ngua-va-dieu-tri-1.jpgViêm họng: Cách phòng và điều trị như thế nào?
Phòng bệnh là biện pháp rất quan trọng, đặc biệt khi có dịch viêm mũi họng. Giữ ấm vùng cổ, tránh ngồi, ngủ, tắm... ở nơi có gió lùa. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mũi họng.
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Cách điều trị viêm họng
Có hai loại viêm họng: viêm họng cấp và viêm họng mãn tính.
Để điều trị viêm họng cấp cần phải uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao. Súc miệng và họng bằng nước muối loãng hàng ngày, nên đi cắt amidan khi thường xuyên bị viêm họng và viêm họng lâu không khỏi. Đối với trẻ em, việc điều trị viêm họng cấp bằng cách bôi họng bằng một số loại thuốc đặc trị và nhỏ mũi bằng thuốc.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi. Để bệnh diễn tiến tốt hơn, bệnh nhân viêm họng mạn tính cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có.
Ngoài ra, bệnh nhân cần giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu, đồ ăn cay; nên đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hóa chất; tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng; giữ ấm vùng cổ, ngực; thay đổi điều kiện khí hậu, môi trường sinh hoạt làm việc nếu có thể. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nên uống nước ấm, bổ sung thêm vitamin C, A, D.
Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Khí dung họng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc súc miệng bằng nước muối, có thể ngậm chanh với muối; gừng với muối; quất với đường phèn hoặc mật ong…


Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Charles
26-08-2014, 08:03
Cẩn trọng kẻo chết vì suy hô hấp cấp
Thứ ba, 26/08/2014 07:23

Suy hô hấp cấp là tình trạng thiếu ôxy máu do các bệnh phổi, tim, chấn thương… gây ra.




Suy hô hấp

nếu được điều trị đúng có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Trái lại, nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị hôn mê và tử vong.



http://Images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/8/26/Can-trong-keo-chet-vi-suy-ho-hap-cap-1.jpg


Một số cách nhận biết kịp thời và xử lý bệnh suy hô hấp cấp:


Bệnh do đâu?

Bệnh có thể do nhiều cơ chế gây ra nhưng có thể một cơ chế chung cho nhiều bệnh có biến chứng suy hô hấp:

- Do phổi:Yếu tố làm dễ là nhiễm trùng phế quản – phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi; Hay phù phổi cấp do tim.

- Do hen phế quản đe dọa nặng, hen phế quản cấp nặng: Đây là bệnh thường gặp, thường là do điều trị không đúng cách hay không kịp thời có thể do cơ địa bệnh nhân dễ bị hen phế quản nặng.

- Tắc nghẽn phế quản cấp: Bệnh nầy ít gặp, ở trẻ em có thể do vật lạ, ở người lớn có thể do u, xẹp phổi cấp có thể do đặt nội khí quản.

- Tràn dịch màng phổi: Ít gây suy hô hấp cấp nếu tràn dịch từ từ, chỉ gây suy hô hấp cấp khi tràn dịch cấp, lượng dịch tăng nhanh.

- Chấn thương lồng ngực: Bệnh này gây gãy xương sườn từ đó gây tổn thương màng phổi và phổi.

- Tổn thương thần kinh trung ương: Nguyên nhân thường là chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, tai biến mạch máu não; những nguyên nhân gây nên tổn thương trung tâm hô hấp…

Dấu hiệu bạn bị suy hô hấp cấp

- Nhịp thở và biên độ hô hấp: Thiếu ôxy máu và hay là tăng khí carbonic máu gây nên thở nhanh, tần số thở khoảng 40 lần /1 phút.

- Tím tái: Tím là dấu chứng chủ yếu, xuất hiện ở môi, đầu tay chân, mặt hay toàn thân khi hemoblogine khử > 50g/l. Tím thường phối hợp với tăng khí carbonic máu, tím đi kèm giãn mạch ở đầu chi, đôi khi có vã mồ hôi.

- Dấu hiệu tuần hoàn: Thiếu ôxy máu và tăng khí carbonic máu làm tăng tỉ catécholamine và như vậy làm mạch nhanh, gây nên những cơn tăng huyết áp và tăng cung lượng tim, có thể có loạn nhịp trên thất, giai đoạn sau huyết áp có thể hạ.


- Dấu chứng thần kinh tâm thần: Dấu chứng nầy chỉ gặp trong suy hô hấp cấp nặng; đó là trạng thái kích thích, vật vã, rối loạn tri giác như lơ mơ hay hôn mê…

Cấp cứu khi suy hô hấp

- Tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt đối với nạn nhân bị suy hô hấp cấp.

- Nếu ngừng tim, phải ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, khoảng 70-100 lần/phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp.

- Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt liên tục, một người ép tim ngoài lồng ngực liên tục, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.

Điều trị tại bệnh viện

- Dùng máy hút đờm dãi, chất xuất tiết sạch ở miệng, mũi, họng bệnh nhân.

- Rửa phế quản, làm loãng đờm bằng khí dung, bằng bơm dung dịch bicarbonat natri 14‰ hay dung dịch chlorua natri 0,9%, 2-5ml mỗi lần rồi hút ra.

- Bồi phụ nước và điện giải và cân bằng kiềm toan.

- Thở ôxy: khí ôxy phải được làm ẩm và làm ấm trước khi sử dụng cho bệnh nhân.

- Đối với bệnh nhân có nồng độ khí carbonic trong máu cao mạn tính do suy hô hấp mạn, cho thở khoảng 1-3lít/phút, thở ngắt quãng và được kiểm soát nồng độ các khí trong máu…



AloBacsi.vn
Theo Ngân Khánh - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
28-08-2014, 13:17
Cách chữa viêm họng nhanh khỏi nhất, không dùng thuốc tây
28/8/2014 12:00
Muốn chữa viêm họng nhanh khỏi, ngoài phát hiện sớm, điều trị kịp thời, triệt để thì hằng ngày cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, tránh môi trường ô nhiễm. Bên dưới là các cách chữa viêm họng đơn giản.


<article style="font-size: 14px !important;">
<tbody style="font-size: 14px !important;">
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/daoly/2014_08_28/cach_chua_viem_hong_nhanh_khoi_infonetvn.jpg


Muốn chữa viêm họng nhanh khỏi cần giữ vệ sinh răng miệng, vòm họng, tránh tiếp xúc môi trường ô nhiễm.

</tbody>


Súc miệng nước muối, ngậm chanh muốiBiện pháp đơn giản giúp giảm đau họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Nước muối có tác dụng làm sạch vòm họng, đỡ viêm sưng.
Ngoài ra, có thể thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng.
Ngậm gừng với mật ongGừng kết hợp với mật ong là một phương thuốc tuyệt vời để chữa viêm họng. Giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt chúng để cơn đau do viêm họng dịu dần.Ngậm cam thảoCam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra giúp giảm cơn đau họng.
Củ cải tươiÁp dụng hiệu quả với những trường hợp ho và viêm họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng. Các bạn cần chuẩn bị nước củ cải tươi giã nát hoặc ép lấy nước uống, hoặc có thể nấu cháo củ cải với hành, tía tô.
10 bài thuốc nam có tác dụng chữa viêm họngBài 1: lá nụ áo (hay cây lu lu) nghiền nát cùng với chút muối, ngậm nuốt nước dần, ngậm 2 – 3 lần một ngày, liên tục 3 – 5 ngày. Trị các chứng cổ họng sưng đau, nuốt vướng…

Bài 2: lá mướp 2 – 3 lá, lá tỏi hoặc củ tỏi đem giã, chiết lấy nước cốt chia uống dần 2 – 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Bài 3: quất hồng bì thêm chút muối ngậm nuốt nước dần cho tới khi khỏi, bài thuốc có tác dụng trị viêm họng, họng sưng đau, rát…

Bài 4: ô mai 2g, sài đất 4g, húng chanh 2g. Sắc ngậm nuốt dần, hoặc giã sống ngậm nuốt dần. Bài thuốc có tác dụng trị viêm đau họng, nói khó, nuốt vướng, khàn tiếng…

Bài 5: củ hoặc lá rẻ quạt, gừng tươi mỗi thứ 1 lát, nhai ngậm nuốt nước dần. Ngày 1 – 2 lần, bài thuốc có tác dụng trị viêm họng, họng sưng đau, thở khó, nuốt vướng, ăn uống không được…

Bài 6: đậu đen một lượng vừa phải sắc nước thật đặc, ngậm nuốt nước dần, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trị chứng sưng đau họng không nói được.

Bài 7: cỏ roi ngựa 1 nắm, cắt bỏ đầu giã nát, đổ vào bát nước, chiết lấy dịch uống 1 – 2 lần trong ngày. Trị chứng phong táo, viêm đau họng sưng lan ra má, ăn uống, cười nói khó khăn…

Bài 8: rau hẹ 1 nắm giã nát, có thể xào với giấm đắp ngoài cổ băng lại 5 – 6 tiếng, ngày thay thuốc 1 lần. Làm liên tục tới khi cải thiện được triệu chứng, trị chứng họng sưng đau, ăn uống khó khăn, khạc ra đờm, mủ…

Bài 9: vỏ cây vải 1 nắm, sắc nước ngậm nuốt dần, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trị hầu họng viêm tấy, ăn uống khó khăn, nói khó…

Bài 10: ngọn lá ngải non 10 – 15 ngọn, thêm chút muối nhai nuốt nước dần, ngày nhai 2 – 3 lần trong 3 – 5 ngày.
* Các bài thuốc dẫn theo nguồn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (vusta.vn)


Đ.L (tổng hợp)

</article>

Theo infonet.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1080446872)

songchungvoi_HIV
29-08-2014, 13:07
Phòng ngừa viêm họng cấp khi giao mùa


29/8/2014 13:00
Thời tiết giao mùa là lúc môi trường rất thuận lợi cho siêu vi phát triển, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên, điển hình là viêm họng cấp. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể yếu (đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản, thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp. Do đó cần có biện pháp phòng ngừa sớm.
http://citinews.net/images/content/2014/8/29/phong-ngua-viem-hong-cap-khi-giao-mua_240x180.jpg


</tbody>
Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu có bội nhiễm có thể, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản… Do đó, khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.

http://laodong.com.vn/Uploaded/phamthuhien/2014_08_28/v (10)_WCJU.jpg


Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không nên tự chuẩn đoán bệnh hoặc tự mua thuốc để điều trị cho mình và người nhà tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.


<tbody style="px&quot;font-size:" 14px="" !important;"=""></tbody>
Cách phòng bệnh hiệu quả
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.Để phòng ngừa viêm họng cấp, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh sau khi tắm xong.
Cách phòng ngừa bệnh cho bé:

- Nâng sức đề kháng của bé bằng việc ăn đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, uống sữa, bổ sung vào chế độ ăn uống của bé các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B12 (http://citinews.net/xa-hoi/dieu-chinh-quy-hoach-chi-tiet-khu-ben-cang-lach-huyen-KZLLZVY/), C, D,Folate (http://citinews.net/doi-song/9-thuc-pham-chua-tao-bon-sau-sinh-cho-ba-bau-WNPMJTA/), Canxi, Sắt, Magiê.
- Giữ ấm vùng hầu, cổ khi thời tiết lạnh với khăng choàng cổ, khẩu trang hoặc các loại kẹo có 4 loại tinh dầu thảo dược gồm tần, gừng, tràm, bạc hà.
- Tránh tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm siêu vi.
- Không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều .
- Rửa tay bé thường xuyên với xà phòng đặc biệt các bé đi nhà trẻ.
- Bảo đảm vệ sinh ăn uống cho trẻ, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
- Sát trùng cổ họng cho bé mỗi ngày bằng nước muối hoặc sử dụng các loại kẹo ngậm có thành phần thảo dược như tần, tràm, gừng, bạc hà để thường xuyên bảo vệ cổ họng. Do có tác dụng tương hỗ nên các thành phần này cần sử dụng kết hợp và đều đặn để phát huy hiệu quả cao.




Theo laodong.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=789373467)

songchungvoi_HIV
02-09-2014, 09:02
Những cách chữa đau họng đơn giản và hiệu quả


02/9/2014 08:26

Chữa đau họng đơn giản và hiệu quả chỉ bằng một vài gợi ý dưới đây. Hãy cùng tham khảo để giúp cổ họng của bạn hết cảm giác khó chịu nhé.


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/02/554051ccd4892f.img.jpg

Ảnh minh họa

Chữa đau họng đơn giản và hiệu quả
Trong chúng ta, ai cũng từng trải qua cơn đau họng khiến mình khó chịu, mệt mỏi. Để giúp xua tan cảm giác đau rát và khó chịu đó, bạn hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.
Chữa đau họng bằng cách nhấm nháp trà
Một tách trà thảo dược ấm có thể ngay lập tức làm dịu cổ họng bị đau. Trà thảo dược có chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng. Để có hiệu quả nhanh hơn, bạn có thể thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà.
Chữa đau họng bằng cách uống nước ấm
Nước rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc bị viêm. Uống nước sẽ giúp màng nhầy ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng, và các triệu chứng cảm lạnh.
Chữa đau họng bằng muối
Đây là biện pháp đơn giản giúp bạn giảm tình trạng đau họng. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối: lấy nước ấm bỏ thêm một chút muối sạch vào, sau đó súc miệng khoảng 15 phút, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt sau khi làm nhiều lần việc này, thường xuyên trong ngày.
Hoặc bạn có thể lấy muối rang khô, giã nhỏ, thổi vào trong họng, nhổ nước bọt ra. Khi đó cảm giác đau sẽ hết, lại chữa được viêm.
Chữa đau họng bằng cam thảo
Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn.
Chữa đau họng bằng tỏi
Tỏi là thảo dược rất tốt, có tác dụng chữa khàn giọng và ho. Nếu bạn chưa quen, hãy chịu khó cho một nhánh tỏi vào miệng và từ từ nhai cho đến khi bạn nuốt hẳn. Nó sẽ giúp họng bạn giảm đau đáng kể.
Nếu bạn không ăn được tỏi sống thì có thể đập dập 4-5 nhánh tỏi hấp chín với mật ong. Mỗi ngày ăn từ 1-2 lần cũng có tác dụng làm giảm tình trạng đau, sưng họng.


Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1753010650)

songchungvoi_HIV
06-09-2014, 12:01
Họng đau như hóc xương, khạc máu, mùi tanh… dấu hiệu bệnh gì, thưa BS?

06/9/2014 11:19
Tôi bị đau họng cách đây 2 tháng. Tưởng rằng do hút thuốc nhiều nên tôi đã bỏ thuốc nhưng tình hình không thuyên giảm. Cổ họng đau giống như bị hóc những xương nhỏ li ti kèm theo việc khạc ra máu. Cảm giác có mùi tanh hôi. Xin bác sĩ cho biết tôi bị gì? Thăm khám và chữa trị ra sao.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/566dau-hong8.jpg
Ảnh minh họa


Bạn Minh Trí (http://citinews.net/doi-song/giam-can-cho-quy-ong-van-phong--M2N7W4Y/) thân mến,

Bệnh kéo dài 2 tháng, với những triệu chứng: đau họng như bị hóc xương, khạc ra máu, mùi tanh hôi... Đấy là những dấu hiệu của các bệnh lý có thể là: viêm amidan mạn, viêm họng mạn, viêm xoang, lao phổi... không loại trừ những bệnh lý ác tính của vòm mũi họng...
Bạn phải tới cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không nên chậm trễ bạn nhé.
Thân chào bạn,
Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1597160110)

songchungvoi_HIV
08-09-2014, 14:52
Viêm họng, khi nào cần dùng kháng sinh?
08/9/2014 14:00
Cháu 20 tuổi, thường xuyên bị viêm họng, có khi nhẹ có khi viêm họng nhiều ngày mới khỏi. Xin quý báo cho biết cháu có thể dùng kháng sinh để chữa viêm họng không, dùng khi nào.
Cháu 20 tuổi, thường xuyên bị viêm họng, có khi nhẹ có khi viêm họng nhiều ngày mới khỏi. Xin quý báo cho biết cháu có thể dùng kháng sinh để chữa viêm họng không, dùng khi nào?

Lê Vũ Khanh (Hà Nội)Viêm họng là một bệnh thông thường xảy ra quanh năm, ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi, người có thể trạng yếu... là đối tượng của bệnh. Viêm họng thường biểu hiện bằng nuốt đau, rát họng, sốt, có thể kèm theo ho, chảy nước mũi, đau tai, nổi hạch cổ. Phần lớn viêm họng là do virut và là một phần của bệnh cảm thông thường, một số viêm họng là do nhiễm khuẩn, trong đó có liên cầu khuẩn (Streptococcus (http://citinews.net/doi-song/bo-y-te-bac-moi-tin-don-da-co-benh-nhan-ebola-o-viet-nam-HSYCIQI/)) tán huyết bêta nhóm A.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/kham-1410094882429.jpg
GS.TS. Trần Hữu Tuân (http://citinews.net/doi-song/nghe-tu-van--lam-khi-bi-viem-thanh-quan--FM6ZHHA/) - Nguyên Viện phó viện Tai mũi họng TW khám họng cho bệnh nhân.

Rất khó để phân biệt viêm họng do siêu vi, do nhiễm khuẩn hay do liên cầu khuẩn bằng khám thông thường vì triệu chứng viêm họng gần như giống nhau. Vì vậy, cấy bệnh phẩm hoặc làm xét nghiệm nhanh phết họng tìm Streptoccocus (kết quả có trong vòng 15 phút) là phương pháp hiện nay dùng để phân biệt viêm họng virut hay do vi khuẩn.
Thông thường, viêm họng do virut thường sẽ tự khỏi, triệu chứng đau họng sẽ hết trong vòng 5-7 ngày, còn ho và sổ mũi có thể kéo dài 2-3 tuần. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, dinh dưỡng đầy đủ, tránh khói thuốc lá, tránh bụi và ô nhiễm, dùng nước muối xịt rửa mũi để giảm nhẹ triệu chứng, dùng nước súc miệng... Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong viêm họng do virut vì kháng sinh không thể trị được virut nên không thể hết viêm họng mà còn có thể gặp các tác dụng phụ khi dùng kháng sinh như dị ứng thuốc, tiêu chảy... Và xa hơn là việc lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này và hậu quả là rất khó kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn, khó điều trị bệnh...
Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng khi có bằng chứng của nhiễm khuẩn. Việc dùng loại kháng sinh nào với từng trường hợp phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kháng sinh phải đủ liều và đủ thời gian. Dùng kháng sinh quá ngắn ngày hoặc quá dài ngày đều làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Đặc biệt, khi có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A thì người bệnh sẽ phải dùng ngay kháng sinh để giảm nhanh triệu chứng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng hậu nhiễm liên cầu khuẩn như thấp tim, viêm cầu thận cấp. Nhóm kháng sinh thường dùng là penicillin (hoặc ampicillin, amoxicillin), cephalosporin, macrolid và clindamycine...

DS. Minh Trung



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=2012530150)

songchungvoi_HIV
10-09-2014, 18:38
Họng và lưỡi bị như trong ảnh là bệnh gì, AloBacsi ơi?
10/9/2014 18:15
Em muốn hỏi họng và lưỡi em bị như trên hình là bệnh gì ạ? Thỉnh thoảng em có cảm giác khô họng và buồn nôn. Em vẫn ăn uống ngon miệng. Lúc ăn không có cảm giác gì. Cũng không đau họng. Cám ơn BS.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/10/hong-luoi.pngẢnh do bạn đọc cung cấp


Chào bạn,

Hình ảnh lưỡi có niêm mạc ướt, rêu mỏng, bề mặt sạch, bờ 2 bên gọn đều, đưa thẳng ra trước, cân đối... là hình ảnh lưỡi bình thường.Trụ trước của niêm mạc họng miệng và lưỡi gà hồng nhạt, niêm mạc thành sau họng có các hạt lympho, xung huyết nhẹ, không có đờm nhớt. Bạn cảm thấy dấu hiệu khô họng và buồn nôn, nhưng không ho, không đau họng... là những triệu chứng có thể do viêm họng cấp hay trào ngược dịch vị dạ dày thực quản gây nên. Do đó, bạn hãy tới bác sĩ khám và theo dõi diễn tiến sức khỏe nhé.
Thân chào bạn,
Theo alobacsi.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1847326583)

songchungvoi_HIV
17-09-2014, 21:31
Có thể dùng kháng sinh để chữa viêm họng không?

Tuesday, 16 - September - 2014
Viêm họng là một bệnh thông thường xảy ra quanh năm, ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi, người có thể trạng yếu… là đối tượng của bệnh. Viêm họng thường biểu hiện bằng nuốt đau, rát họng, sốt, có thể kèm theo ho, chảy nước mũi, đau tai, nổi hạch cổ. Phần lớn viêm họng là do virut và là một phần của bệnh cảm thông thường, một số viêm họng là do nhiễm khuẩn, trong đó có liên cầu khuẩn (Streptococcus) tán huyết bêta nhóm A.http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/09/viem-hong.jpg (http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/09/viem-hong.jpg)
GS.TS. Trần Hữu Tuân – Nguyên Viện phó viện Tai mũi họng TW khám họng cho bệnh nhân
Rất khó để phân biệt viêm họng do siêu vi, do nhiễm khuẩn hay do liên cầu khuẩn bằng khám thông thường vì triệu chứng viêm họng gần như giống nhau. Vì vậy, cấy bệnh phẩm hoặc làm xét nghiệm nhanh phết họng tìm Streptoccocus (kết quả có trong vòng 15 phút) là phương pháp hiện nay dùng để phân biệt viêm họng virut hay do vi khuẩn.Thông thường, viêm họng do virut thường sẽ tự khỏi, triệu chứng đau họng sẽ hết trong vòng 5-7 ngày, còn ho và sổ mũi có thể kéo dài 2-3 tuần. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, dinh dưỡng đầy đủ, tránh khói thuốc lá, tránh bụi và ô nhiễm, dùng nước muối xịt rửa mũi để giảm nhẹ triệu chứng, dùng nước súc miệng… Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh trong viêm họng do virut vì kháng sinh không thể trị được virut nên không thể hết viêm họng mà còn có thể gặp các tác dụng phụ khi dùng kháng sinh như dị ứng thuốc, tiêu chảy… Và xa hơn là việc lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này và hậu quả là rất khó kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn, khó điều trị bệnh…Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng khi có bằng chứng của nhiễm khuẩn. Việc dùng loại kháng sinh nào với từng trường hợp phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kháng sinh phải đủ liều và đủ thời gian. Dùng kháng sinh quá ngắn ngày hoặc quá dài ngày đều làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.Đặc biệt, khi có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A thì người bệnh sẽ phải dùng ngay kháng sinh để giảm nhanh triệu chứng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng hậu nhiễm liên cầu khuẩn như thấp tim, viêm cầu thận cấp. Nhóm kháng sinh thường dùng là penicillin (hoặc ampicillin, amoxicillin), cephalosporin, macrolid và clindamycine…
DS. Minh Trung
Nguồn: Suckhoedoisong

songchungvoi_HIV
19-09-2014, 10:53
Mẹo hay trị viêm họng trong mùa thu

Thứ sáu, 19/09/2014 07:33
Mùa thu được coi là gia đoạn thời tiết có nhiều thay đổi. Vào mùa thu, nhiệt độ ngày và đêm có thể thất thường, biến động lớn.




Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe.Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng. Hầu hết mọi người đều đến gặp bác sĩ vì lý do đau, viêm họng. Nhưng bạn nên nhớ rằng không nên lạm dụng kháng sinh và một số cách đơn giản có thể chữa đau họng ngay tại nhà.
Nước muối
Muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nên thường được sử dụng làm chất bảo quản. Nghiên cứu khoa học cho thấy, súc miệng nước muối có thể giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng.
Trong thực tế, một nghiên cứu của Tạp chí Y tế dự phòng cho thấy 40% những người bị ốmvà súc miệng nước muối ba lần trong một ngày đều có sự cải thiện về sức khỏe đường hô.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/19/Meo-hay-tri-viem-hong-trong-mua-thu_1.jpg

Trộn một muỗng cà phê muối với nửa cốc nước ấm và súc miệng trong 30 giây để thấy được tác dụng tuyệt vời của nước muối khi chữa đau họng.
Mật ong
Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Mật hoa tự nhiên thực sự là hiệu quả hơn xi-rô ho. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe.
Pha một cốc trà nóng với một thìa cà phê mật ong và nước cốt nửa quả chanh là bài thuốc hữu hiệu để chữa đau họng. Nước cốt chanh là một chất làm se chất nhầy ở cổ họng. Vì vậy, loại thức uống này sẽ tăng gấp đôi công dụng chữa đau họng.
Súp gà
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, thịt gà có chứa một loại a-xít amin làm tan chất nhầy khiến cổ họng nhanh được hồi phục. Hơn nữa, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Đại học Nebraska Medical Center cũng cho rằng súp gà giống như một chất chống viêm có thể phòng chống một loại vi rút.
Kết hợp các loại rau với thịt gà và nước dùng sẽ làm cho món canh của mẹ trở nên ngon và bổ dưỡng hơn.
Tỏi
Có thể tỏi tươi hơi khó ăn ngậm một tép tỏi trong 5-10 phút sẽ có ích cho cổ họng và bệnh nhiễm trùng họng. Tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh cực mạnh, giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo đã được sử dụng trong Đông y để điều trị viêm họng, viêm loét, và nhiễm vi rút trong nhiều thế kỷ. Rễ cam thảo có tác dụng tốt nhất khi trộn với nước và súc miệng. Một nghiên cứu trong ngành gây mê và giảm đau phát hiện ra rằng, những bệnh nhân súc miệng nước rễ cam thảo sẽ thấy giảm đau cổ họng sau phẫu thuật.



Theo An Nhiên - Dân trí

songchungvoi_HIV
04-10-2014, 11:46
Viêm họng mãn tính, nổi hạch ở cổ do “trào ngược”?Thứ bảy, 04/10/2014 11:20
Thưa bác sĩ,

Cháu bị viêm họng mãn tính, nổi hạch ở cổ do bị trào ngược dạ dày thì điều trị như thế nào? Có gây ung thư vòm họng không ạ? Mỗi sáng thức dậy, cháu có rất nhiều đờm, phải khạc nhổ lien tục. Cháu rất mong bác sĩ trả lời giúp.
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/04/5fetrao-nguoc.jpg
Ảnh minh họa

Chào em,

1- Viêm họng mãn tính thường do nhiều nguyên nhân trong đó có trào ngược dạ dày (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=tr%C3%A0o%20ng%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%E1%BA%A1%20 d%C3%A0y). Tuy nhiên nếu kèm theo triệu chứng tăng đàm nhớt phải khạc nhổ nhiều buổi sáng thì nhiều khả năng em bị mắc chứng trào ngược dạ dày (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=tr%C3%A0o%20ng%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%E1%BA%A1%20 d%C3%A0y) thực quản với biểu hiện triệu chứng không liên quan đến thực quản. Em nhớ kỹ lại xem thỉnh thoảng mình có bị ợ chua hoặc bị nóng rát (cảm giác nóng như xức dầu gió hoặc cồn cào xót ruột) ở vùng bụng trên hay vùng trước ngực không? Nếu có thì chắc chắn em đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.2- Em cần đi khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để được nội soi dạ dày, chụp XQ phổi xét nghiệm máu để có chẩn đoán chính xác rồi mới bắt đầu điều trị.

3- Riêng tình trạng nổi hạch ở cổ do trào ngược mãn tính thì phải nói là RẤT HIẾM GẶP. Nguyên nhân của hạch cổ to có thể là viêm amiđan mãn tính, sâu răng, mọc răng khôn, viêm xoang mãn tính hay hạch trong ung thư, lao hạch… Để chính xác em cần siêu âm vùng cổ và nếu cần phải sinh thiết hạch nhìn dưới kính hiển vi mới chính xác.
4- Trào ngược dạ dày (http://alobacsi.com/Search.aspx?utm_source=Search_Box&utm_medium=Search_Box&utm_campaign=Search_Box&key=tr%C3%A0o%20ng%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%E1%BA%A1%20 d%C3%A0y) thực quản không gây biến chứng ung thư vòm họng. Hút thuốc lá nhiều và nghiện rượu là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng.
5- Trước mắt, em không nên ăn quá khuya (bữa ăn cuối cùng nên cách 2-3 giờ trước khi lên giường nằm ngủ). Tối ngủ nên gối cao đầu. Hạn chế rượu bia và thực phẩm chua cay.
Thân mến,
ThS-BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phươnghttp://alobacsi.com/

Charles
09-10-2014, 08:49
Ứng dụng kháng sinh thực vật vào điều trị Viêm họng cấp.

24h.com.vn (http://www.baomoi.com/Source/24hcomvn/12.epi) - 09/10/2014 08:00
Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Hà Nội, đứng đầu là PGS.TS. Hoàng Minh Chung đã nghiên cứu thành công Kháng sinh thực vật (KSTV) đặc trị viêm họng cấp đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới, mở ra một phương pháp điều trị mới với những ưu điểm vượt trội, giải quyết được những nhược điểm ngày càng lớn của những phương pháp điều trị viêm họng cấp hiện tại.

Viêm họng cấp là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam với số người mắc khoảng 27 triệu người mỗi năm, bệnh không quá khó để điều trị song có thể gây ra nhiều biến chứng như Viêm họng mãn, Viêm phế quản, Viêm phổi hay nặng hơn là thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng máu… nếu không được điều trị triệt để.

Từ trước tới nay Viêm họng cấp vẫn được điều trị bằng hai phương pháp: sử dụng kháng sinh tổng hợp cùng một số thuốc điều trị hỗ trợ (hạ sốt, giảm đau, giảm ho, long đờm…) hoặc dùng các bài thuốc dân gian.

Với cách điều trị bằng kháng sinh tổng hợp thì nhược điểm là nhiều tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn.

Theo thống kê, cứ 3 người dùng kháng sinh tổng hợp thì có 1người bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống do loạn khuẩn ruột. Đặc biệt ở trẻ em, tình trạng đi ngoài phân sống kéo dài ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và khả năng phục hồi của trẻ. Kháng sinh tổng hợp còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ có thể gây tử vong. Một số nhóm kháng sinh rất độc với gan, thận, dạ dày…


http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-10-08/1412736779-ung-dung-khang-sinh-thuc-vat--1-.jpg
Một hạn chế rất lớn của kháng sinh tổng hợp hiện nay là tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Việc điều trị Viêm họng cấp bằng kháng sinh tổng hợp không còn đơn giản như trước mà thường phải kết hợp 2 kháng sinh, điều trị dài ngày hoặc sử dụng các kháng sinh thế hệ mới với chi phí tốn kém. Thậm chí ngay cả các kháng sinh thế hệ mới cũng nhanh chóng mất tác dụng chỉ sau một số lần sử dụng.

Với phương pháp sử dụng các bài thuốc dân gian thì ưu điểm là rất an toàn song hiệu quả điều trị không cao, thời gian điều trị kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Từ năm 2005, việc nghiên cứu ứng dụng một giải pháp kháng sinh mới trong điều trị Viêm họng cấp đã được tiến hành với công trình khoa học của PGS. Ts. Hoàng Minh Chung. Trong công trình này, các nhà khoa học đã phối hợp nhiều vị thuốc quý có tính kháng sinh mạnh, cộng với công nghệ chiết xuất – bào chế hiện đại và quy trình sản xuất phức tạp để cho ra đời thế hệ KSTV đầu tiên có hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh tổng hợp.

http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-10-08/1412736779-ung-dung-khang-sinh-thuc-vat--2-.jpg
Nghiên cứu so sánh hiệu quả kháng khuẩn của KSTV với một số kháng sinh tổng hợp trên các chủng vi khuẩn được phân lập từ bệnh phẩm của bệnh nhân Viêm họng cấp tại Viện Nhi TƯ (kháng sinh đồ) cho thấy KSTV có tác dụng tốt với cả 5 chủng vi khuẩn bao gồm tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh và E. Coli. Tác dụng kháng khuẩn của KSTV được đánh giá tương đương với Amikacin, Amoxycillin hay Ciprofloxacin. Đặc biệt trên chủng tụ cầu vàng khi Erythromycin đã bị kháng hoàn toàn thì KSTV vẫn có tác dụng diệt khuẩn tốt.

Để gia tăng hiệu quả điều trị của KSTV, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bổ sung vào công thức thêm những vị thuốc quý có tác dụng điều trị triệu chứng một cách hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Với sự phối hợp này, KSTV điều trị viêm họng trở giải pháp đầu tiên có tác dụng 4 trong 1, giúp giải quyết tất cả những vấn đề của viêm họng:

- Chống nhiễm khuẩn
- Chống viêm – giảm phù nề
- Hạ sốt – giảm đau
- Trị ho – long đờm.

Kết quả kiểm chứng lâm sàng cho thấy khả năng hỗ trợ điều trị triệu chứng của KSTV đặc trị viêm họng có hiệu quả không kém bất kỳ thuốc tân dược nào.




http://24h-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-10-08/1412736779-ung-dung-khang-sinh-thuc-vat--3-.jpg
So sánh hiệu quả điều trị triệu chứng của KSTV và Anginovag

Theo PGS. Ts. Hoàng Minh Chung, KSTV có thể giải quyết được vấn đề kháng thuốc của kháng sinh tổng hợp. Công thức của KSTV kết hợp đa kháng sinh và có tác dụng đa cơ chế nên rất khó để vi khuẩn có thể kháng thuốc. Trong suốt thời gian 10 năm nghiên cứu công trình này, trải qua hàng ngàn thí nghiệm trên mẫu phẩm, vật phẩm và hàng trăm bệnh nhân cũng chưa từng ghi nhận tình trạng kháng thuốc.

KSTV với thành phần 100% từ thảo dược, không chứa những dược chất có hại cho gan thận, thuốc dùng tại chỗ (xịt họng) và lượng dược chất dùng mỗi ngày rất nhỏ nên rất an toàn và dùng được cho những bệnh nhân có bệnh gan, thận, người cơ địa dị ứng, trẻ em và phụ nữ cho con bú… mà không phải e ngại bất kỳ tác dụng phụ nào. KSTV thực sự đã kết hợp được những ưu điểm và khắc phục tốt những nhược điểm của các phương pháp điều trị Viêm họng cấp từ trước tới nay.

Việc nghiên cứu và ứng dụng thành công KSTV đầu tiên trong điều trị Viêm họng cấp đã mở ra một hướng đi mới trong điều trị nhiễm khuẩn. Chúng ta hy vọng đây sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng khác của KSTV trong cuộc chiến chống nhiễm khuẩn hiện nay khi mà kháng sinh tổng hợp đã bộc lộ quá nhiều hạn chế.

Công trình nghiên cứu trên đã được chuyển giao và đưa vào sử dụng rộng rãi với tên thương mại ArgelomaG. Để tìm hiểu kỹ hơn về KSTV đặc trị viêm họng, vui lòng truy cập website: www.khangsinhthucvat.com (http://www.khangsinhthucvat.com)

songchungvoi_HIV
14-10-2014, 21:55
Điều trị viêm họng cấp bằng kháng sinh thực vật


Thứ ba, 14/10/2014 | 10:00 GMT+7
Các bác sĩ thuộc Đại học Y Hà Nội vừa nghiên cứu và ứng dụng thành công loại kháng sinh thực vật đặc trị viêm họng cấp.
Công trình khoa học này do Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Chung đứng đầu được tiến hành từ năm 2005 và công bố năm 2014.

<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/10/13/anh-c-9613-1413189839.jpg


Viêm học cấp thường xảy ra vào mùa lạnh, ở cả trẻ em lẫn người lớn.

</tbody>
Viêm họng cấp là bệnh hô hấp phổ biến ở Việt Nam, với khoảng 27 triệu người mắc mỗi năm. Bệnh không khó chữa, song có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm họng mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi hoặc nặng hơn là thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng máu… nếu không được điều trị triệt để.

Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh tổng hợp cùng các thuốc điều trị hỗ trợ (chống viêm – giảm phù nề, hạ sốt - giảm đau, giảm ho - long đờm) hoặc dùng các bài thuốc dân gian.

Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh tổng hợp, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ tiêu chảy, đi ngoài phân sống, dị ứng thuốc và ảnh hưởng tới gan, thận. Ngoài ra, tình trạng kháng thuốc gia tăng khiến bệnh nhân viêm họng cấp thường phải kết hợp 2 loại kháng sinh, điều trị dài ngày hoặc sử dụng các kháng sinh thế hệ mới tốn kém hơn.

Điều trị bằng các bài thuốc dân gian có ưu điểm là an toàn song hiệu quả thường không cao và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em.

Khắc phục nhược điểm của cả 2 phương pháp, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y Hà Nội đã phối hợp nhiều vị thuốc quý có tính kháng sinh mạnh, sử dụng công nghệ chiết xuất và bào chế hiện đại để tạo ra thế hệ kháng sinh thực vật có hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh tổng hợp.

<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/10/13/9-10-201436-567137757-7162-1413189839.png


Biểu đồ so sánh hiệu quả điều trị của kháng sinh thực vật (cột màu đỏ) với các loại kháng sinh thông dụng khác.

</tbody>
Nghiên cứu lâm sàng trên 60 bệnh nhân trên 18 tuổi, bị viêm họng đỏ cấp, chia thành 2 nhóm (nhóm 30 bệnh nhân chứng và 30 bệnh nhân nghiên cứu) cho thấy, kháng sinh thực vật có tác dụng kháng và diệt khuẩn tốt đối với hầu hết các chủng vi khuẩn thường gặp trong viêm họng cấp (phế cầu, tụ cầu, liên cầu tan huyết nhóm A… ).

Hiệu quả kháng khuẩn được đánh giá tương đương với các kháng sinh thông dụng (Erythromycin, Penicillin V, Amoxycillin, Amikacin, Ciprofloxacin). Thậm chí, kháng sinh thực vật còn diệt được tụ cầu vàng ngay cả khi thuốc Erythromycin đã bị kháng hoàn toàn.

Theo Phó giáo sư Hoàng Minh Chung, kháng sinh thực vật có thể giải quyết được vấn đề kháng thuốc thường gặp, nhờ công thức đa kháng sinh có tác dụng đa cơ chế lên vi khuẩn. Điều này khiến vi khuẩn khó nhận diện cơ chế tác động của thuốc và gần như không có khả năng kháng thuốc.

Trong suốt thời gian 10 năm nghiên cứu công trình này, chưa từng ghi nhận tình trạng này trên bệnh nhân.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn bổ sung vào công thức các vị thuốc quý để điều trị triệu chứng, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Với sự kết hợp này, kháng sinh thực vật có thể giải quyết 4 vấn đề của bệnh nhân viêm họng cấp: chống nhiễm khuẩn; chống viêm, giảm phù nề; hạ sốt, giảm đau; trị ho và long đờm.

Có 100% bệnh nhân dùng kháng sinh thực vật dạng xịt tại chỗ (xịt họng) khỏi bệnh trong 7 ngày mà không có dấu hiệu buồn nôn, kích ứng viêm mạc họng hay gặp tác dụng phụ.

<tbody>
http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/10/13/9-10-201441-8451-1413189839.png


Biểu đồ so sánh hiệu quả điều trị triệu chứng của kháng sinh thực vật và thuốc tân dược Anginovag.

</tbody>

Minh Tân
http://doisong.vnexpress.net/

songchungvoi_HIV
20-10-2014, 14:35
Bài thuốc trị viêm họng và thanh quản

20-10-2014 14:00 - Theo: suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/site/suckhoedoisong.vn/335/)

Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.



http://images.citinews.net/Images/content/2014/10/20/bai-thuoc-tri-viem-hong-va-thanh-quan_240x180.jpg
Là những bộ phận dễ bị bệnh nhất. Xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản trị bệnh này để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Viêm họng: Biểu hiện họng khô, đau rát, nuốt nước bọt thấy đau, niêm mạc họng bị phù nề, sung huyết. Tiếng nói thô, không còn trong và bình thường như trước. Có thể có sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Dùng một trong các bài:
Bài 1: huyền sâm 12g, tía tô 16g, kinh giới 16g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đinh lăng 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: phòng phong 12g, kinh giới 16g, xạ can 10g, cát cánh 12g, tế tân 6g, ngân hoa 10g, tang diệp 16g, quế 6g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, bồ công anh 16g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, tô diệp 16g, trần bì 10g, phòng sâm 12g, hoàng bá 12g, sinh khương 4g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Viêm thanh quản: Biểu hiện tiếng nói khàn hoặc mất tiếng. Ho kéo dài, đau rát họng, hơi thở nóng. Nguyên nhân do bị nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt, người bệnh không được điều trị đúng cách, diễn biến dai dẳng dẫn đến hậu quả này. Nguyên tắc điều trị: Trừ phong tà, thanh yết hầu, chống viêm, tuyên phế. Dùng một trong các bài:
Bài 1: phòng phong 12g, tế tân 6g, xạ can 10g, huyền sâm 12g, mạch môn 12g, ngũ vị 10g, thương nhĩ (sao) 16g, tang bạch bì 12g, bách bộ 10g, trần bì 12g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: huyền sâm 12g, đan bì 10g, khương hoạt 12g, tế tân 6g, mạch môn 12g, tang diệp 16g, rau má 20g, đinh lăng 20g, cát cánh 12g, trần bì 10g, hạnh nhân 10g, bạch thược 12g, cam thảo 10g. Ngày 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần.

Lương y Trịnh Văn Sỹ (http://citinews.net/doi-song/thuoc-nam-chua-benh-thuong-gap-sau-mua--bao-MM4MSDY/)

songchungvoi_HIV
17-12-2014, 18:44
Bài thuốc dân gian triệt tiêu viêm họng ngay từ mướp đắng17-12-2014 17:44 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-606496061)Mướp đắng được ví như một loại thuốc dân gian rất tốt, lành tính, chữa được nhiều bệnh, dễ sử dụng. Rất ít người biết mướp đắng còn là vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu quả.
Mướp đắng người ta có thể chế ra được rất nhiều , đồ uống ngon như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, trà khổ qua… thậm chí cả các loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13.3333339691162px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/17/Bai-thuoc-dan-gian-triet-tieu-viem-hong-ngay-tu-muop-dang-1.jpg



Rất ít người biết mướp đắng còn là vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu quả

</tbody>

Ngoài ra, mướp đắng còn được ví như một loại thuốc dân gian rất tốt, lành tính, chữa được nhiều bệnh, dễ sử dụng. Rất ít người biết mướp đắng còn là vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu quả.

Chữa viêm họng

Ăn sống vài quả mướp đắng , chắt lấy nước nuốt từ từ, nhả bã. Sau đó, dùng hạt và bã vừa nhai trà xung quanh cổ. Cách này sẽ có tác dụng ngay sau 15 phút.

Mướp đắng chữa ho

Người bị ho, viêm họng, đau rát họng do thời tiết, dùng chừng 200 gr khổ qua, 100 gr thịt heo nạc, 100 gr củ cải. Cách chế biến: khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, cắt lát; thịt heo rửa sạch, cắt miếng; củ cải rửa sạch, cắt miếng, rồi cho tất cả vào nồi để hầm, nêm nếm gia vị.

Hoặc mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

Chữa viêm họng mạn tính, lâu ngày

Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng hầm với nước.

Khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

Mướp đắng trị cảm do nắng, nóng

Quả mướp tươi bổ ra bỏ ruột, cha lá chè vào khép lại, treo vào chỗ thông gió mà phơi khô. Đun nước uống hoặc như chè uống. Mỗi lần 10 -15g.
Theo Thanh Lê - Khỏe và đẹp

songchungvoi_HIV
24-12-2014, 08:45
Lạm dụng kháng sinh khi bị viêm họng dễ dẫn đến suy tim

24-12-2014 07:24

Viêm họng thường do nhiễm khuẩn, thời tiết thay đổi bất thường mà người bệnh không phòng bị kịp. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm thận.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/24/Viem-hong--dung-nhieu-thuoc-khang-sinh--suy-tim-1.jpg

Chị Hoàng Phương Trang, 45 tuổi hiện đang làm nhân viên hành chính cho một công ty thời trang, ở Q.7, TPHCM. Gần đây, do thời tiết mưa nắng thất thường, công việc lại nhiều khiến chị mệt mỏi và viêm họng cảm cúm. Giống như mọi lần, cứ bị ốm là chị Trang lại ra hiệu thuốc gần nhà nói bệnh rồi nhờ lấy cho một số loại thuốc chữa ho cảm cúm thông thường.


Nhưng lần này uống mãi vẫn không thấy khỏi, chị Trang bèn tự ý tăng liều lượng, nhưng chỉ dùng sang ngày thứ hai đã khiến chị bị tức ngực khó thở. Sợ tim phổi của mình có vấn đề gì, nên chị Trang đã nhờ chồng đưa đến bệnh viện khám và chụp chiếu.

Sau khi nghe bác sĩ kết luận rằng, chị bị cúm viêm họng lâu ngày không khỏi, lại dùng thuốc kháng sinh quá lâu và không đúng liều nên bệnh cúm và đau họng không khỏi mà chi còn bị thêm bệnh suy tim, bệnh tình của chị cần được điều chị ngay.

Cùng hoàn cảnh với chị Trang, chị Minh Thu (ở Nguyễn Thi Minh Khai (http://citinews.net/xa-hoi/chay-toa-nha-tuoi-tre-o-trung-tam-tp-hcm-TGSNAPQ/), Q.1, Tp.HCM), cũng bị họ dai dẳng kéo dài nhiều tuần nay, uống thuốc kháng sinh liều cao và nhiều nhưng không khỏi, chỉ đến khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng nhưng cơn ho kéo dài liên tục khiến chị kiệt sức, mất giọng chị Thu mới chịu đi khám bác sĩ.

Qua kiểm tra sức khỏe các bác sĩ đã chữa dứt điểm bệnh viêm họng cho chị Thu, nhưng do quá trình dùng thuốc lâu ngày kiến cho chức năng tim của chị Thu bị suy giảm buộc phải nằm viện điều trị lâu dài.

Theo BS Nguyễn Quang Hùng (Khoa Tim Mạch, BV Quân y 354, Hà Nội): Đa số bệnh nhân mắc bệnh cúm, sau đó là dẫn đến viêm họng là do nhiễm khuẩn hoặc virus, nhưng họ đều tự ý uống thuốc, đặc biệt là một số loại thuốc kháng sinh, uống nhiều gây nhờn thuốc mà không hiệu quả, vì không diệt được các loại virus gây bệnh.


Việc dùng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ gây áp lực cho sức co bóp của van tim, cơ tim dẫn tới suy tim. Nội tâm mạc là lớp mô bao phủ thành trong của các buồng tim và van tim.

Khi vi khuẩn, nấm hoặc các vi sinh vật theo dòng máu đến lớp nội tâm mạc này và chúng sẽ sinh sôi ở đây thì sẽ gây viêm nhiễm, tạo ra các sang thương. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh thường là vi khuẩn.

Chính quá trình tự ý dùng thuốc của người bệnh, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh đã làm cho vi khuẩn càng phát sinh nhiều hơn gây ra những cơn sốt kéo dài, khó thở, yếu cơ, đau ngực, đau khớp… Tổn thương tại van tim thường là loét và sùi, gây biến dạng lá van, tổn thương cấu trúc và chức năng của van tim.

Đây là bệnh rất nặng, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra suy tim, các biến chứng nặng nề, dẫn đến tử vong. Trường hợp của chị Trang và chị Thu trên là những điển hình của những người dùng kháng sinh "vô tội vạ".

Cũng theo BS Hùng: Ngoài ra, việc các loại virus không được tiêu diệt sẽ xâm nhập vào các bộ phận khác trên cơ thể ảnh hưởng tới chức năng của van tim gây suy tim, suy thận, viên khớp… kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Phòng bệnh không khó

Chỉ bằng những cách thông thường sau với các đồ có sẵn trong nhà, lại dễ làm, dễ dùng… bạn có thể phòng và trị cúm, viêm họng hiệu quả:

Tăng cường sức đề kháng

- Trà xanh+mật ong: Pha nước trà xanh với mật ong theo tỷ lệ 3 phần nước, 1 phần mật. Thêm vào ít giọt dầu khuynh diệp rồi cho vào vỉ làm nước đá và đặt vào ngăn đông đá. Ngậm viên nước đá có trà xanh, mật ong, tinh dầu ngày vài lần, thay vì dùng kẹo thuốc.


Hoạt chất kháng sinh có trong trà xanh giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, còn mật ong |là tác chất lý tưởng vì vừa trị viêm họng, vừa tiếp hơi cho sức kháng bệnh. Trà xanh+mật ong còn giúp làm mát cho cổ họng đang nóng rát…


- Ăn trứng luộc hay tốt hơn nữa là xào gan bò để vừa tận dụng chất đạm lysin cần thiết để chống siêu vi, vừa bổ sung khoáng tố kẽm thường thiếu trong lúc viêm họng.

- Ăn hành sống: Nếu người bệnh có thể ăn được củ hành sống thì càng tốt, vì hoạt chất trong củ hành có tác dụng kháng sinh, long đờm và giảm đau.

- Ăn ớt và rau bí: Trong rau bí và ớt Đà Lạt có nhiều vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc cổ họng, làm tăng cường sức đề kháng trong lúc viêm họng.

Làm sạch họng, giúp diệt khuẩn

Các loại dung dịch sau có tác dụng làm sạch vòm họng của bạn, diệt sạch khuẩn giúp bạn tránh được nhưng cơn viêm họng ghé thăm:

- Súc miệng bằng nước muối loãng: Nếu bạn thấy trong người khó chịu, có những dấu hiệu sắp cảm cúm bạn nên súc họng hàng ngày bằng nước muối loãng.

- Nước ép gừng+mật ong: Buổi sáng, có thể ép một ít nước gừng tươi khoảng 3-4ml, trộn với 5ml mật ong để uống sau khi đánh răng.

- Nước muối+bột nghệ: Buổi tối, pha một ít muối với 5g bột nghệ vào nửa cốc nước nóng để uống trước khi đi ngủ.

Lưu ý:
- Hạn chế dùng thuốc súc miệng, kẹo thuốc. Tuy chúng có tác dụng nhất thời nhưng nếu lạm dụng thì sau đó lại là nguyên nhân làm khô niêm mạc vùng cổ họng.


- Thời thiết nóng nực, việc dùng điều hòa và uống nước lạnh sẽ khiến bạn mắc bệnh viêm họng nhiều hơn… Vì sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ khiếm vòm họng của bạn bị tổn thương gây viêm họng.


- Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần, cần xét nghiệm anbumin trong nước tiểu để bác six chỉ định có nên cắt amidan hay không.


- Nếu viêm họng cấp tính do virus, có thể sử dụng thuốc hạ nhiệt như Efferalgan, Paracetamol, Aspegic…


- Trường hợp viêm họng bạch hầu, phải chuyển vào các khoa truyền nhiễm để điều trị, không nên điều trị tại nhà.


Theo Thảo Đan - Sức khỏe gia đình

songchungvoi_HIV
30-01-2015, 14:56
Những cách đơn giản chữa đau họng không phải ai cũng biết29/01/2015 17:21 GMT+7









Đây đều là những biện pháp tự nhiên, đơn giản và dễ thực hiện để giúp điều trị đau họng hiệu quả.Cách đơn giản nhất để chữa đau họng là súc miệng nước muối và còn nữa!
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/01/29/17/20150129172351-dauhong.jpg

(Theo Trí thức trẻ)