PDA

View Full Version : Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV



Trang : [1] 2

Tuanmecsedec
22-07-2013, 08:11
Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
Thứ Hai, 22/07/2013 03:09 (GMT+7)

GiadinhNet - Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, diễn ra sáng 8/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tỷ lệ người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm xuống còn 1,34% sau 24 tháng điều trị, tỷ lệ người có những hành vi tạo xung đột gia đình cũng giảm còn 2,27%.


<tbody>
http://giadinh.vcmedia.vn/sjgr8lFOn5i5m1qBCwNuxqeB5PlOI/Image/2013/07/giam-nguyok-bb67a.jpg




Cấp thuốc điều trị thay thế cho người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị số 2, phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên. Ảnh: TL


</tbody>


Hiệu quả điều trị bằng Methadone
Thông tin từ Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, trong 5 năm qua, Chương trình Methadone tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đã giảm từ 100% (ở tất cả các người bệnh trước khi bắt đầu điều trị) xuống còn 14% sau 24 tháng điều trị. Ngay cả những người bệnh còn sử dụng heroin, tần suất sử dụng heroin cũng đã giảm rõ rệt (từ 60 lần/tháng xuống 1-2 lần/tháng sau 3 tháng điều trị).
Ngoài ra, khi sử dụng Methadone đều đặn sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đa số người bệnh tham gia điều trị đã có những cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống (thang đo chất lượng cuộc sống tăng từ 69 lên 81 điểm cho sức khoẻ). Nhiều người bệnh trước đây chưa có việc, hiện nay đã, đang tích cực tìm việc làm và dành thời gian hỗ trợ gia đình.
Nghiên cứu của Bộ Y tế trên 1.000 bệnh nhân ở 6 cơ sở điều trị tại Hải Phòng cũng cho thấy, chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người được điều trị bằng Methadone được cải thiện đáng kể. Nhiều người đã có việc làm, hành vi vi phạm pháp luật giảm rõ rệt.
Cùng với việc dừng hoặc giảm mức độ sử dụng ma tuý, các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị đã có sự cải thiện. Tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm giảm đi rõ rệt, số bệnh nhân sử dụng bao cao su thường xuyên trong quan hệ tình dục (kể cả với phụ nữ bán dâm, cũng như với bạn tình) tăng lên.
Ngoài tác động tích cực đến người bệnh, việc sử dụng Methadone điều trị cho người nghiện còn mang lại nhiều hiệu quả khác như: Giảm tỷ lệ người nghiện; giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C do bệnh nhân sử dụng Methadone bằng đường uống.
Mở rộng thêm cơ sở điều trị
Triển khai thực hiện Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đã có 36 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai điều trị bằng Methadone với nhu cầu thiết lập mới 42 cơ sở điều trị. Như vậy, cả nước sẽ có 56 tỉnh, thành phố thực hiện điều trị nghiện ma túy bằng Methadone với 103 cơ sở điều trị.
Tính đến ngày 31/6/2013, Chương trình điều trị bằng Methadone đối với người nghiện các chất ma tuý đang phát huy hiệu quả tích cực tại 20 tỉnh với 61 điểm điều trị cho 13.838 bệnh nhân. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, 61 cơ sở đã điều trị cho 1.533 bệnh nhân mới, tăng 12,9% so với cuối năm 2012.
Đối với Methadone, người dùng phải chịu sự giám sát chặt chẽ về liều lượng của cán bộ điều trị, phải đến lấy thuốc hàng ngày, nhờ vậy sẽ không còn nguy cơ bị tử vong do sử dụng ma túy quá liều như trước đây. Bên cạnh đó, Nhà nước bớt được một phần gánh nặng chi phí điều trị do bệnh nhân cùng chi trả. Chi phí cho điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone khá rẻ, (15.000 đồng/người/ngày), trong khi trung bình mỗi người sử dụng ma túy trước đó tiêu tốn 150.000 đồng/ngày. Với trên 13.000 bệnh nhân đang được điều trị bằng liệu pháp này, mỗi năm tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ đồng.
TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ nay đến năm 2015 sẽ mở rộng thêm 250 cơ sở điều trị, với khoảng 80.000 người sẽ được cai nghiện bằng Methadone. Việc triển khai mở rộng chương trình điều trị này từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo sẽ là một trong những biện pháp can thiệp giảm tác hại quan trọng nhất giúp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả trong nhóm người nghiện chích ma túy và từ nhóm này ra cộng đồng. Đóng góp to lớn vào việc hoàn thành mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020 theo quy định tại chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an sinh, an toàn xã hội và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta trong những năm tới đây.
Sau 5 năm triển khai điều trị Methadone tại Việt Nam, chương trình đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Quan trọng hơn, đã phản ánh bằng sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương cho đến địa phương, thể hiện tính nhân văn cao đẹp của chế độ đối với những con người lầm lỡ.




<tbody>
Methadone là một chất đồng vận với các chất dạng thuốc phiện, thuộc nhóm Opiates. Methadone nằm trong danh mục các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, được quản lý nghiêm ngặt theo Công ước năm 1961 về ma tuý.
Methadone được chỉ định điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện, là một giải pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, có nhiều ưu điểm như giá rẻ, dễ kiểm soát, hạn chế việc lây nhiễm HIV... đã được triển khai tại gần 80 nước trên thế giới.


</tbody>


Thiện Â

Tuanmecsedec
14-08-2013, 11:56
Tập huấn chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone

Cập nhật: Thứ tư, 14/8/2013 - 10h48'

(Cadn.com.vn) - Đà Nẵng- BCĐ phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Q.Cẩm Lệ sáng 13-8 phối hợp Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS thuộc Sở Y tế TP mở lớp tập huấn chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. Hơn 50 học viên là cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội, trạm y tế, CA các phường và quận đã được báo cáo viên thông tin về phương pháp, cách thức và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình điều trị cai nghiện bằng methadone tại Đà Nẵng.Được biết, Đà Nẵng hiện có 2 cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone tại Q.Hải Châu và Q.Thanh Khê hoạt động từ tháng 10-2010. Tính đến hết tháng 7-2013, 2 cơ sở này đã điều trị 348 bệnh nhân nghiện các chất ma túy.


<tbody>

</tbody>

<tbody>
http://cadn.com.vn/data_news/Image/2013/th8/ng14/48.jpg


Các học viên tham gia tập huấn chương trình điều trị nghiện bằng methadone. 

Tin, ảnh:Đinh Nga

http://cadn.com.vn/new/119_101040_tap-huan-chuong-trinh-dieu-tri-nghien-bang-thuoc-m.aspx

</tbody>

Tuanmecsedec
14-08-2013, 21:56
Gần 14.000 bệnh nhân được cai nghiện bằng methadone14-08-2013 20:28:34

PNO - Gần 14.000 bệnh nhân đang được cai nghiện bằng methadone tại 62 cơ sở ở 30 tỉnh, thành phố trong cả nước.




Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Vận động triển khai chương trình điều trị thay thế bằng Methadone” do Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 14/8 tại TP Đà Nẵng.
Bộ Y tế cho biết, cả nước hiện có 213.172 người nhiễm HIV, 62.566 người bị AIDS, 63.747 người chết vì HIV/AIDS và 170.000 người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương.
Ông Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone đã triển khai được 5 năm tại 30 địa phương. Các bệnh nhân (BN) sau 24 tháng điều trị đã có nhiều chuyển biến tích cực: chỉ còn 14% BN tiếp tục sử dụng heroin, tỉ lệ nhiễm HIV mới trong BN tham gia điều trị chỉ còn 0,5%, tỉ lệ BN xung đột trong gia đình từ 90% giảm còn 2%, BN có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 41% xuống 1,5%...
Ông Dũng cho biết thêm: Theo đề án điều trị methadone tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015, đến năm 2015 sẽ có 80.000 người nghiện được điều trị bằng phương pháp này.

ĐÌNH THỨC
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/gan-14-000-benh-nhan-duoc-cai-nghien-bang-methadone/a99766.html

Tuanmecsedec
15-08-2013, 11:22
Đến 2015: Điều trị bằng Methadone cho 80.000 người nghiện

Thứ tư, 14/08/2013, 14:59 (GMT+7)

(SGGPO).- Sáng 14-8, tại TP Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị “Vận động triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone” với sự tham gia của 30 tỉnh, thành trên cả nước.


Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cho biết, thực hiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, từ tháng 7-2010 đến tháng 7-2013, đã có 440 người đăng ký tham gia chương trình, số người đủ tiêu chuẩn xét chọn là 375 người, số người tham gia điều trị là 346 người, số người hiện đang được điều trị là 247 người.
Sau một thời gian thí điểm điều trị, thể trạng bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, sức khỏe ổn định, sau 9 tháng điều trị, cân nặng trung bình mỗi người tăng 3 kg. Quan hệ giữa bệnh nhân với gia đình được cải thiện hơn, qua thăm dò có 95,5% bệnh nhân có mối quan hệ với gia đình, trong đó được gia đình tin tưởng hơn 96,7%, giảm mâu thuẫn 71,9%, được gia đình quan tâm hơn 89%. Bên cạnh đó, trong thời gian tham gia điều trị có 186/247 người tìm được việc làm, chiếm 84,5%, trong đó lao động phổ thông chiếm tỷ lệ 27,7%, buôn bán 14,5%, kinh doanh cùng gia đình 11,8%, công nhân 8,6%, cán bộ nhà nước 0,5%... So với trước khi điều trị Methadone, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 60,8% xuống còn 15%.


Tại hội nghị, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, hiện TPHCM đã xây dựng kế hoạch phát triển bền vững chương trình Methadone giai đoạn 2012-2015 theo hướng thành phố giữ vai trò chủ động về ngân sách, nhân sự và các hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ điều trị Methadone nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân nghiện ma túy. Chương trình được chia làm 2 giai đoạn, trong đó: giai đoạn 1 (năm 2012), duy trì 7 phòng khám cung cấp dịch vụ điều trị cho 2.000 - 2.500 bệnh nhân; giai đoạn 2 (2013-2015), mở rộng thêm từ 8 đến 10 điểm phát thuốc, cung cấp dịch vụ điều trị Methadone cho 3.500 - 4.000 người. Chương trình Methadone giai đoạn 2 sẽ mở rộng theo mô hình cơ sở điều trị và các điểm cấp phát thuốc vệ tinh, gắn điều trị với đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện.
Theo các địa phương, áp dụng thí điểm chương trình Methadone thời gian qua đã có những tác động tích cực, nhưng trong khuôn khổ mô hình thí điểm vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: phạm vi can thiệp hạn chế, quy mô dịch vụ điều trị nhỏ, cơ sở điều trị còn quá ít so với nhu cầu rất lớn…


Phó ban Tuyên giáo Trung ương, TS. Trương Minh Tuấn, cho biết: Hiện nay, cả nước có 213.172 người nhiễm HIV, 62.566 người bị AIDS, 63.747 người chết vì HIV/AIDS. Sử dụng Methadone là một biện pháp can thiệp giảm tác hại hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS đã được triển khai tại 80 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, trong 5 năm qua, chương trình Methadone đạt được những kết quả đáng ghi nhận, như: tỉ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện đã giảm từ 100% (ở tất cả các người bệnh trước khi vào điều trị) xuống còn 14% sau 24 tháng điều trị; những người còn sử dụng heroin thì tần suất sử dụng heroin giảm xuống. Ngoài ra, đa số người được điều trị bằng Methadone có những cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực thái độ cũng như cuộc sống, những người bệnh trước đây chưa có việc làm nay đã và đang tích cực tìm việc làm và dành thời gian hỗ trợ gia đình.



<tbody>
http://sggp.org.vn/dataimages/original/2013/08/images466425_14-8-van-dong-dieu-tri-Meth.jpg


Hội nghị "Vận động triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone" với sự tham gia của 30 tỉnh, thành trên cả nước. Ảnh: Nguyên Khôi

</tbody>



Tuy nhiên, TS. Trương Minh Tuấn cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, còn có một số khó khăn, tồn tại như: chưa có sự đồng thuận cao giữa các ban, ngành về các giải pháp mang tính nhạy cảm liên quan đến ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, trong đó có chương trình điều trị Methadone. Một số địa phương chưa thật sự tạo điều kiện cho việc mở rộng các hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV.

Một số địa phương vẫn còn thiếu nhất quán và đồng thuận giữa các biện pháp của ngành công an nhằm kiểm soát việc sử dụng ma túy và mại dâm với các biện pháp của ngành y tế về tiếp cận các đối tượng điều trị Methadone. Nhiều địa phương chưa xây dựng được quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, do đó chưa có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất, nhất là phối hợp giữa 3 chương trình phòng chống ma túy – mại dâm và HIV/AIDS.
Đến năm 2015, chương trình sẽ mở rộng điều trị Methadone cho khoảng 80.000 người của 30 tỉnh, thành trên cả nước.


NGUYÊN KHÔI

http://sggp.org.vn/xahoi/2013/8/325736/

Tuanmecsedec
05-10-2013, 07:36
Gần 14.000 bệnh nhân được điều trị bằng Methadone



20:54:00 04/10/2013




Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế cho biết, sau 5 năm triển khai toàn quốc hiện có 61 cơ sở điều trị Methadone tại 20 tỉnh, thành phố với tổng số bệnh nhân gần 14.000 người.


Tại các cơ sở điều trị không có bệnh nhân nào tử vong do quá liều hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra.Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị Methadone càng dài thì mức độ ổn định về sức khoẻ thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Cụ thể, sau 24 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15%, tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống còn 1.34%, tỷ lệ bệnh nhân có những hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và gia đình giảm nhanh từ 90,36% trước điều trị xuống còn 2,27%..

Theo kết quả điều tra nhanh của 11 tỉnh, thành phố cho thấy, trước khi tham gia chương trình Methadone, trung bình 1 bệnh nhân tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin, khoảng 84 triệu đồng/năm. Như vậy, với 13.000 bệnh nhân đang được điều trị tại 11 tỉnh, thành phố, chương trình đã tiết kiệm được cho bệnh nhân 1.092 tỷ đồng/nămhttp://cand.com.vn/Images/reddot.gif

Hải Châu

http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/10/211051.cand

Tuanmecsedec
28-10-2013, 15:31
Hiệu quả từ chương trình điều trị Methadone trong phòng, chống HIV/AIDS tại Nam Định




09:18:00 28/10/2013






Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (năm 2011) và Dự án của Quỹ toàn cầu (năm 2012), chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được đưa vào triển khai trên địa bàn tỉnh Nam Định đã thu được nhiều kết quả khả quan trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS và giúp người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.




Từ khi triển khai chương trình đến nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã thành lập được 4 cơ sở điều trị Methadone ở 4 huyện, thành phố là Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy và thành phố Nam Định. Các phòng khám đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tiến hành xét chọn các đối tượng vào điều trị tại cơ sở, tiếp nhận bệnh nhân; tư vấn, đánh giá ban đầu; khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán và tiến hành điều trị, hỗ trợ bệnh nhân.


Hiện nay, Nam Định có khoảng 6.000 người nghiện ma túy, trong đó có khoảng hơn 1.000 người đang được điều trị thay thế bằng Methadone tại 4 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.


H.K.

http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/10/213195.cand

Tuanmecsedec
30-10-2013, 20:05
Khai trương cơ sở điều trị methadone xã hội hóa thứ hai tại Việt Nam




17:45:00 30/10/2013, cập nhật cách đây 2 giờ






Hôm nay (30/10), cơ sở điều trị methadone xã hội hóa thứ hai của Việt Nam - nơi người sử dụng ma túy và chính phủ cùng chia sẻ chi phí điều trị - đã chính thức khai trương tại Lào Cai.




Mô hình xã hội hóa này tạo cơ hội để người sử dụng ma túy được sử dụng dịch vụ điều trị có chất lượng với chi phí thấp nhất. Theo mô hình này, chi phí điều trị bằng methadone sẽ được chia sẻ giữa chính phủ và người sử dụng ma túy.
Cơ sở điều trị methadone mới mở tại Lào Cai - nơi ước tính có 40% số người nghiện chích ma túy có HIV dương tính - có thể điều trị cho 300 bệnh nhân phụ thuộc heroin và cung cấp dịch vụ điều trị và liên kết với các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Hiện nay, Việt Nam có 72 cơ sở điều trị methadone tại 27 tỉnh thành, cung cấp dịch vụ điều trị cho gần 15.000 người nghiện chích ma túy.



V.Cường

http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/10/213411.cand

Tuanmecsedec
02-11-2013, 15:32
Yên Bái đã có cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone

<time>LÚC : 01/11/13 19:25</time>

Ngày 1/11, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái đã khai trương cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đầu tiên tại địa phương.

http://img2.vietnamplus.vn/t300/Uploaded/fsmsy/2013_11_01/1101_Dieutri.jpg
Kiểm tra sức khỏe cho người nghiện ma túy được điều trị thành công bằng thuốc Methadone. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Cơ sở điều trị Methadone có với tổng diện tích mặt bang là 300m2, bảy phòng làm việc và quy mô điều trị cho 300 bệnh nhân, chính thức tiếp nhận bệnh nhân đến đăng ký và làm thủ tục điều trị ngày 20/8/2013.

Trong ngày 5 và 6/9/2013, cơ sở điều trị Methadone bắt đầu khởi liều Methadone cho 28 bệnh nhân đầu tiên tham gia chương trình. Hiện cơ sở đang điều trị cho 43 bệnh nhân, trung bình hàng tháng cơ sở tiếp nhận khoảng 30 hồ sơ bệnh nhân đăng ký điều trị.

Theo đánh giá, sau một thời gian ngắn điều trị, hội chứng cai đã giảm, nhiều bệnh nhân không còn bị hội chứng cai hành hạ, nhiều bệnh nhân không còn sử dụng heroin.

Năm 2013, cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS dự kiến tiếp nhận 100 bệnh nhân. Năm 2014, trung tâm dự kiến tiếp nhận 250 bệnh nhân và năm 2015 đạt 300 bệnh nhân.

Cơ sở điều trị Methadone chính thức đi vào hoạt động sẽ là nơi giúp những người nghiện thoát khỏi những cơn nghiện hành hạ, từ hạn chế sử dụng đến không sử dụng ma túy nữa, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, kiềm chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh./.

TUẤN ANH (TTXVN)

http://www.vietnamplus.vn/yen-bai-da-co-co-so-dieu-tri-nghien-bang-methadone/228014.vnp

Tuanmecsedec
03-11-2013, 16:25
Cơ hội cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng



QĐND - Chủ Nhật, 03/11/2013, 8:58 (GMT+7)


Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Phú Thọ đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế việc sử dụng ma túy - một trong những nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV; đồng thời góp phần đảm bảo ổn định trật tự xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện ma túy. Mô hình đang được tỉnh Phú Thọ nhân rộng trong toàn tỉnh.

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ được triển khai từ tháng 9-2012. Hiện, số lượng bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm là hơn 200 người trong đó 85% đối tượng có độ tuổi dưới 40, số người đã bị nhiễm HIV chiếm 18%. Sau một thời gian điều trị tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm xuống còn 12% sau 6 tháng điều trị và xuống 6% sau 9 tháng điều trị. Theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ, dự kiến, 100% bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng heroin sau 12 tháng điều trị.




<tbody>
http://image.qdnd.vn/Upload/vietcuong/2013/11/3/2779027820131103073702484.jpg


Dạy nghề tại một trung tâm cai nghiện ma tuý. Ảnh minh hoạ: anninhthudo.vn



</tbody>

Ông Hồ Quang Trung, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ cho biết: Điều trị bằng thuốc Methadone người nghiện sẽ dần dần từ bỏ việc sử dụng ma túy. Vì Methadone hấp thu qua đường uống nên giảm được nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu khác. Sau một thời gian điều trị bằng Methadone tại Trung tâm có bệnh nhân trước đây sử dụng ma túy từ 4 đến 10 lần/ngày, thì nay đã giảm xuống còn 1 - 2 lần/tháng. Qua theo dõi, không phát hiện nhiễm mới HIV trong số các bệnh nhân điều trị, không có bệnh nhân bỏ trị, tỷ lệ bệnh nhân chấp hành pháp luật và các nội quy, quy định của cơ sở đạt 96,3%. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiến triển rất tốt, phần lớn đều tăng cân, đồng thời có những thay đổi tích cực về tác phong, hành vi và lối sống. Nhiều bệnh nhân đã tham gia các hoạt động lao động, học tập, có bệnh nhân đã tìm được việc làm ổn địn, chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Anh Nguyễn. T.S, khu 7, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã sử dụng ma túy 20 năm. Trước đây anh đã thử nhiều phương pháp cai nghiện nhưng đều không thành công. Cách đây nửa năm, anh T.S biết đến chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone nên đã đến đăng ký sử dụng. Đến nay sức khỏe của anh đã ổn định và không sử dụng ma túy nữa.

Anh Nguyễn Đ.Đ, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì chia sẻ: “Hằng ngày, cứ khoảng trước 7 giờ sáng, tôi đến Trung tâm để uống thuốc. Từ khi điều trị bằng Methadone sức khỏe tôi đã tốt hơn rất nhiều. Điều quan trọng hơn, gia đình và hàng xóm đã tin tưởng tôi sau khi tham gia điều trị tại đây”.

Ông Hồ Quang Trung khẳng định: Trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh Phú Thọ sẽ nhân rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Cụ thể, theo kế hoạch của tỉnh trong năm 2013 sẽ thành lập và đưa vào sử dụng 2 cơ sở điều trị thay thế tại huyện Thanh Sơn và thị xã Phú Thọ. 7 cơ sở cấp phát thuốc thay thế tại các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Cẩm Khê và thành phố Việt Trì sẽ được thành lập, đưa vào sử dụng vào năm 2014 và năm 2015. Mục tiêu của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2013-2015 sẽ thực hiện điều trị bằng thuốc Methadone cho 1.000 người, đảm bảo đạt khoảng 50% số người nghiện trong tỉnh được điều trị.

Phú Thọ không phải là địa phương trọng điểm về ma túy, tuy nhiên tệ nạn ma túy và tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biễn phức tạp. Số người nghiện trong cộng đồng còn cao, toàn tỉnh có hơn 2.280 người nghiện ma túy.

Theo TTXVN

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/24/24/270951/Default.aspx

Tuanmecsedec
07-11-2013, 20:26
Giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS thông qua điều trị bằng Methadone

Thứ năm, 07/11/2013 15:19 GMT+7

UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone giai đoạn 2013-2020 hướng tới điều trị cho 70-80% số người nghiện chích ma túy trên địa bàn tỉnh.

http://tamnhin.net/Uploaded/thuky/Images/thang%2011.13/7.11/17.jpg


Theo kế hoạch đến năm 2020, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất 3 cơ sở điều trị tại thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang và Mèo Vạc; 2 cơ sở cấp phát thuốc tại huyện Vị Xuyên và Bắc Mê. Giai đoạn 2013-2015, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở điều trị Methadone đặt tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.



Ông Đặng Văn Huynh – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho biết: Hiện nay, số người nhiễm HIV/AIDS trên toàn tỉnh là 1.657 người. Nhiễm HIV chủ yếu là qua đường máu do tiêm chích ma túy. Các biện pháp điều trị cai nghiện hiện hiệu quả thấp, tỷ lệ tái nghiện rất cao. Methadone là thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP), sử dụng theo đường ống nên không làm lây nhiễm HIV và bệnh viêm gan B, C, đồng thời tiết kiệm chi phí. Nghiện ma túy cần được quản lý, theo dõi và điều trị lâu dài, kết hợp với các biện pháp tâm lý, xã hội, dạy nghề, tạo việc làm…


Mô hình cai nghiện ma tuý bằng thuốc thay thế Methadone rất hiệu quả được các nước trên thế giới triển khai từ 20 năm nay. Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 2008 tại 6 tỉnh, thành phố với 15 cơ sở điều trị ban đầu. Theo kế hoạch của Bộ Y tế, chương trình điều trị Methadone tiếp tục mở rộng tại Việt Nam, mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 30 tỉnh, thành phố triển khai chương trình với 245 cơ sở, điều trị cho 80.000 người nghiện ma tuý./.

Đỗ Bình

http://tamnhin.net/xahoi/26932/giam-ty-le-lay-nhiem-hivaids-thong-qua-dieu-tri-bang-methadone-.html#.UnuUVNIWZ9w

Tuanmecsedec
15-11-2013, 16:13
Đưa Methadone “nội” vào điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện

Thứ Sáu, 15/11/2013 14:25


(NLĐO) - Ngày 14-11 ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã sản xuất thành công thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

Thuốc được bào chế dạng dung dịch uống do Công ty CP dược phẩm Trung ương VIDIPHA sản xuất. Thuốc vừa được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp số đăng ký lưu hành. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất được Methadone trong số 5 đơn vị trong nước đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc này.


Cũng theo ông Mạnh, thuốc Methadone được sản xuất để phục vụ công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2013-2015 tại ViệtNam.


Nguyên liệu sản xuất thuốc được nhập từ nước ngoài. So với thuốc nhập khẩu hiện nay giá của Methadone “nội” rẻ hơn khoảng 30%. Thuốc không được lưu hành trên thị trường mà sẽ được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, TP thực hiện đấu thầu mua thuốc.


Hiện nhu cầu điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone rất lớn, tuy nhiên, theo ông Mạnh, cả nước mới có 72 cơ sở, tại 27 tỉnh, TP đang điều trị cho gần 15.000 trường hợp. Theo lộ trình đến cuối năm 2015 sẽ có khoảng 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone.





N. Dung

http://nld.com.vn/suc-khoe/dua-methadone-noi-vao-dieu-tri-thay-the-chat-dang-thuoc-phien-20131115022556865.htm

Tuanmecsedec
15-11-2013, 23:25
Việt Nam sản xuất methadone điều trị nghiện
15/11/2013 03:30




Ngày 14.11, ông Phạm Đức Mạnh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã sản xuất thành công methadone (thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện).Methadone được bào chế dạng dung dịch uống, do Công ty cổ phần dược phẩm T.Ư VIDIPHA sản xuất, vừa được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp số đăng ký lưu hành. Đây là doanh nghiệp đầu tiên trong số 5 đơn vị trong nước đủ điều kiện sản xuất methadone. So với sản phẩm nhập khẩu, methadone sản xuất trong nước có giá thành thấp hơn khoảng 30% (khoảng 700.000 đồng/lít so với hơn 1 triệu đồng/lít).



Nam Sơn

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131114/viet-nam-san-xuat-methadone-dieu-tri-nghien.aspx

Tuanmecsedec
21-11-2013, 09:00
Chi phí điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone
Thứ năm 21/11/2013 07:44



(VTV News)- (http://vtv.vn/) Điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone đang phát huy được tính hiệu quả rõ rệt, đồng thời sử dụng Methadone trong điều trị cai nghiện còn có chi phí rẻ hơn nhiều so với các phương pháp điều trị khác.



Trong chương trình Cuộc sống thường ngày, chuyên mục Sống khỏe, ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã trao đổi với quý vị khán giả về chi phí trong quá trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone.


Ông Phạm Đức Mạnh cho biết: Chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone ở Việt Nam đã được triển khai hơn 5 năm. Qua nhiều nghiên cứu đánh giá có thể khẳng định, nếu tiếp cận phương pháp này trên khía cạnh kinh tế thì điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone sẽ có chi phí rẻ và hiệu quả hơn rất nhiều so với các biện pháp khác.



http://vtv.vn/Uploaded/nguyenngan/2013_11_21/Laodong_Methadone%201_VBFV.jpg.ashx.jpg

Chi phí trong điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone thấp hơn nhiều so với các phương pháp điều trị khác. (Ảnh: Lao động)

Thứ nhất do thuốc Methadone rất rẻ, nếu điều trị 1 liều/1 người bình quân trong 1 ngày chỉ chi hết khoảng 7.500 đồng/người/ngày. Thứ hai, chi phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất đối với một điểm Methadone chỉ bằng 1 phần 30 của Trung tâm giáo dục lao động xã hội. Thứ ba, chi phí cho việc vận hành cơ sở điều trị Methadone cũng thấp hơn rất nhiều so với Trung tâm giáo dục lao động, chỉ bằng 1 phần 10 đến 1 phần 15.


Người nghiện ma túy không cần phải băn khoăn tới việc sau này khi không có nguồn tài trợ, có còn được điều trị miễn phí nữa hay không. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đã chỉ đạo sẽ bổ sung thêm nguồn lực, huy động từ ngân sách của Chính phủ, huy động từ xã hội và sẽ bổ sung nguồn lực do các nguồn tài trợ nước ngoài giảm dần.


Trong đó, nếu có huy động người bệnh cũng như gia đình của họ chia sẻ một phần kinh phí điều trị thì cũng không quá nhiều, với khoảng trên dưới 10.000 đồng/người/ngày. So với chi phí để mua Heroin và sử dụng Heroin thì hoàn toàn không đáng kể.


Mời quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ Video cuộc trao đổi của ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế về chi phí trong điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone.

Xem Clip : Bộ Y tế về chi phí trong điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone (http://vtv.vn/suc-khoe/chi-phi-dieu-tri-cai-nghien-ma-tuy-bang-methadone/89644.vtv)

Tuanmecsedec
23-11-2013, 10:38
Tiếp cận điều trị cai nghiện bằng Methadone như thế nào?
Thứ sáu 22/11/2013 14:31



(VTV News)- (http://vtv.vn/) Điều trị cai nghiện bằng Methadone có giá thành thấp và hiệu quả đã được minh chứng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, người nghiện ma túy cần làm gì để có thể tiếp cận các cơ sở điều trị?



Nhân tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS, chuyên mục Sống khỏe tiếp tục gửi tới quý vị và các bạn những thông tin hữu ích về điều trị nghiện ma túy bằng Methadone.

http://vtv.vn/Uploaded/nguyenngan/2013_11_22/6966b.jpg
Chính phủ đang nỗ lực để đáp ứng cao nhất nhu cầu cai nghiện ma túy bằng Methadone của người dân. (Ảnh minh họa)

Trả lời cho câu hỏi: Tại sao tại địa bàn xã tôi đang sinh sống lại không có cơ sở điều trị Methadone?, ông Hoàng Văn Kể, Chuyên gia Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV, phòng chống ma túy mại dâm cho biết: Đầu tiên tôi rất chia sẻ với bạn vì điều kiện phải đi xa để uổng Methadone trong quá trình điều trị của mình. Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong bạn có thể chia sẻ với Nhà nước, do đầu tư một cơ sở điều trị Methadone tuy không lớn và không tốn kém bằng đầu tư cho các Trung tâm giáo dục lao động xã hội, nhưng khi đầu tư rất nhiều điểm thì đây cũng là một vấn đề còn nhiều khó khăn.


Bên cạnh đó, cần phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, phải đào tạo sao cho cán bộ y tế có thể đảm bảo vận hành tốt các điểm điều trị Methadone. Chính vì vậy, Chính phủ có quy định, đối với quận, huyện có khoảng 250 người nghiện trở lên mới xem xét và quyết định đặt một điểm điều trị Methadone mới có hiệu quả cao. Nếu dưới số lượng đó, sẽ động viên người nghiện sử dụng các biện pháp khác.


Đối với câu hỏi: Tại sao người nghiện ma túy được khuyến khích điều trị tại cộng đồng? ông Hoàng Văn Kể cho biết: Nếu tiếp cận từ khía cạnh y học và khoa học, nghiện ma túy là một bệnh thì đương nhiên bệnh đó phải được điều trị. Tuy nhiên, bệnh nghiện chưa cần tới sự can thiệp kỹ thuật cao tại các bệnh viện, do đó người nghiện hoàn toàn có thể điều trị tại cộng đồng.


Nếu đưa người nghiện vào các bệnh viện và cơ sở y tế, đầu tiên sẽ tăng chi phí vất vả cho người nghiện, thứ hai nhà nước cũng tốn kém thêm, khiến các bệnh viện trở nên quá tải. Qua 5 năm triển khai chương trình ở cộng đồng, hoàn toàn có thể thực hiện chương trình cai nghiện tại cộng đồng mà không phải đưa vào các cơ sở y tế.


Mời quý vị và các bạn theo dõi Video chi tiết: http://vtv.vn/suc-khoe/tiep-can-dieu-tri-cai-nghien-bang-methadone-nhu-the-nao/89786.vtv

Tuanmecsedec
24-11-2013, 15:33
<header style="font-size: 2.2em; font-family: georgiavn, Tahoma, Geneva, sans-serif; margin-bottom: 5px; color: rgb(51, 51, 51);">Chính phủ đã công nhận tầm quan trọng của phương pháp điều trị duy trì bằng Methadone</header>
(LĐ) <time>- 9:0 AM, 24/11/2013


</time>
http://laodong.com.vn/Uploaded/phongkinhdoanh/2013_11_23/Methadone_FGWX.jpg.ashx?width=660
Hình: Giảm tỷ lệ tội phạm nhờ điều trị nghiện bằng Methadone tại Hải Phòng

Được đưa vào triển khai từ năm 2008, đến nay, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (gọi tắt là chương trình Methadone) đã phát huy hiệu quả rõ rệt, được Chính phủ và các Bộ, ban ngành đánh giá cao, khẳng định vai trò là một biện pháp quan trọng trong giải quyết vấn nạn nghiện.


Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận, chương trình Methadone cơ bản đạt được kết quả tốt trong việc điều trị nghiện, có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, cần được tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng với mục tiêu đến cuối năm 2015 sẽ điều trị thay thế bằng Methadone cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy tại 30 tỉnh, thành phố, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá các cơ sở điều trị Methadone.

Ông Phạm Đức Mạnh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, đến nay trên toàn quốc có 170.000 người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý. Chương trình điều trị bằng Methadone đã được triển khai trên 29 tỉnh thành với 74 cơ sở điều trị, đã và đang chữa trị cho gần 14.785 người nghiện. Tổng kết chương trình cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị đạt 93%; không có bệnh nhân nào tử vong do điều trị quá liều hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Sau 24 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị sử dụng ma túy đã giảm chỉ còn 14%.

Với những thành công này, Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và quy mô chương trình. Nghị định 96 đã thể hiện khung pháp lý hoàn thiện, quy định về việc sử dụng các chất dạng thuốc phiện thay thế trong điều trị nghiện ma túy. Các văn bản hướng dẫn thực hiện, khung giá dịch vụ điều trị, hướng dẫn chuyên môn và quản lý cơ sở, nội dung đào tạo nhân lực cho chương trình đều được xây dựng, ban hành và có kế hoạch thực hiện, giám sát cụ thể. Nhiều hội thảo, hội nghị được tổ chức ở các địa phương, các bản tin được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về hiệu quả của chương trình. Mới đây, Chính phủ đã ra quyết định đợt 1 cho phép 5 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn sản xuất Methadone để chủ động nguồn thuốc, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Ngoài ra, chương trình còn đem lại hiệu quả nhất định trong việc giảm tỷ lệ tội phạm và lây nhiễm HIV. Báo cáo của Cục phòng, chống AIDS cho thấy, sau khi được điều trị bằng Methadone 24 tháng, tỷ lệ nhiễm HIV mới trong bệnh nhân tham gia điều trị là 0,5%; tỷ lệ bệnh nhân còn sử dụng chung bơm kim tiêm đã giảm hẳn và tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên tăng lên theo thời gian điều trị; tình trạng bệnh nhân xung đột với gia đình cũng giảm nhanh xuống còn 2%; tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm xuống còn hơn 1%; tỷ lệ có việc làm đạt gần 76%. Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 mới được phê duyệt, là cơ sở pháp lý để đẩy mạnh chương trình, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020.

Với những chuyển biến về chính sách đối với việc phát triển và mở rộng chương trình Methadone trong 5 năm vừa qua, có thể khẳng định rằng Chính phủ đã xem chương trình như một tiêu điểm cần đầu tư và đẩy mạnh triển khai nhằm góp phần thiết yếu vào thành công của công tác dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

http://www.diendanhiv.vn/image/png;base64,iVBORw0KGgoAAAANSUhEUgAAAg0AAAGKCAIAAAA AJ U AAAgAElEQVR4nOyddVxU2d Ax7XWWnXtXGPtXBNUulPARNG1KOmcYmgU6Ua6u7tBQunurqFzh oEZps77xxC6Auv 1i3f 3z4a4a5ce73nOfUPQcGICAgICAgFgf2T18ABAQEBMS/GsgTEBAQEBBLAXkCAgICAmIpIE9AQEBAQCwF5AkICAgIiKWAPA EBAQEBsRSQJyAgICAglgLyBAQEBATEUkCegICAgIBYCsgTEBAQ EBBLAXkCAgICAmIpIE9AQEBAQCwF5AkICAgIiKWAPAEBAQEBsR SQJyAgICAglgLyBAQEBATEUkCegICAgIBYCsgTEBAQEBBLAXkC AgICAmIpIE9AQEBAQCwF5AkICAgIiKWAPAEBAQEBsRSQJyAgIC AglgLyBAQEBATEUkCegICAgIBYCsgTEBAQEBBLAXkCAgICAmIp IE9AQEBAQCwF5AkICAgIiKWAPAEBAQEBsRSQJyAgICAglgLyBM TfD502NVZX11lc3dE6Tp7 p6/m3wSdjhsqr2nNKm3NbxwZnKT 09cDAQEA5AmIfwLqNLZEV9l0P6sWp1V5wSjtn76efw9Uas07Wb jDpXuGByS90EndE5ApIP4FfFOeoNOoUxOTI OEkYnpaSr9Kx6YMk3Cj08M4Yn46f90oUafJkyNjeL7xokE8ldM n4XPRSYSx8cJQzgiYZr2m5PRqaSJoqQ7TzHfX7VVimnvnaZQpi YHRyeG8KSvVYdeMBho0yTcOK5/dAo/9Q8XwNRpEh43MYQj4kmfRiplGj9JwtdkPn6qc04/993oP3WB8xdEmJwaGMYN40nE/1DsU8gT4/iBkUkc8TcPmk4mEsdxE0N40iT5z9zPUuH97fGXeYJOp1KppGkK iUwhkamLlNp0GpVCIlNI05RpMpXyp6NwcqjVE2N546HZRa3M1O 6pP3u4eci1yfEvH2EOvAzSTBv8eof926G2uOs4c4gaHcNkhNZ/xfRZkIlc34D7UvoHn4a8Su8jf/49fbotJUxMUmebZrpnbI6Xhd1xMcOryv56ObivUhwtGAzD5XlG cP2fhe3uvSmq CczN6kyNkb6se6hR17KIa1jn3/flvfypSWfbWn5Agn3t0Jveq BtDkkanjfuThn5B mC GVJMQK/tU77Coo5RlSfUn8TSW7uIt8dDg8PNwq9wByv9 it8L72 Lv8wT2PoABxeWF3a8sjbscm53bMobPqso4psqnU0s2GQcuF5Y8 6p5a6YMjv25vuqJ/npLGeQuFq0fHsVFtBL 1LE YbosLOgmuwzsprNUZO/XO zfC4VUGvqWU0htBY LWnzHwORfXTkcT7F1vMYmD NxUYvuXvjBkiZ6sL2lJfmv9Cx23jQ9LWXBcRN5US0hboD 5y9uwWAg40dzgv342RTXiDs/juv55 rHQ/H2blcvyMMumPCbFNV/8hWtJjbo8bO3KqG1VSNE0j90fbN0BRvYnbyscAKe4FePG/uPFIc975MVn2oekXx99bHlKX67hz6N/fNftjmrvTl6UQF2yVouuGXgfz/JF4T3N8Rf5QlcRQ5SRnU1s YmFo21TBq7bzuYlhDxn TL4dyQwBtsyuuva268prqW2 CcbV3PlxdevdX2jn6c0h46YXUNswIiDDTaKekd5kXvepEY0z75 9e5muiIq7J6A0op77s9j 77eYf9G6NOT5WniD1Brb7qjk7Gj039DXRqX7uTKxa 6UsQTHo9dPCMRyoP8Wa9oHtVOi23uSvFwPs5uwmVd1fKn /cWCwbaJL4oMlRIQGX/Cz PevqfqFH GSZyvX142F7CWCwk7Gs rXrQClzNT10zU0kf IclQaNWx3jwCKruk430riX9u4pCfFdKaBiPrJu8XV4u7pNvCFW 5CAXUSjEH5aSexoLsl/cUt9xzx7zHzQZUf7CB1S83FGFcLtpxXX ijPjC8P5G Ks8MVSajZBT28JleETU9MJt7b0ihswuLdjJj4qn/koHg9ebefSP3Ht9mRexXeT1GauqHsIXlw7Y9woKGNghTT6Lwqr Zzz4pGjq Yi6j1kSH3v1PewIAQOjLK29Nr8P/XZXo YykHd 7uJemOurbMzOb64fIAABAGS0pasmqGhz708NLS1YayD1VdXlVH a1/dd/botAnBgdqKhszK7G1/VO/eSL0kZ7yCmzHV6zn/K QsG0F5fX5/f wfTJFn9zU9gR1ZMykbGfJhS5v/NDcW1M3TgOAACow611mWWtRVjS7BgCdbS7u7SiKbO6v NPtY MLy/Ef4qTwyX5aDkVTeymzFJeSkYGu0RNNj3LDlzkDSbJej9eSmKku rbntvw6vpLcsN3Cr86a1P9sSdo2LpwvzB1m1i0Q7SmRaJFaPNs tYveVZhjZ HIfE9/Kzvmooy7tHWkulu2R8Xo5GCTg7LeYV6d3XJp2R0d2cnv9CyitK 3C9cKr8j4dVphuLLL1iNWwiUU7xCKswvWj60p/00ncU23jmaBhFY2wifIox6ZEJj4XUVz W09M16dmmNlHatvFoh1iNM3jXbO751qyZMLgu9B4fYc464Ixyl BHfHSKimU0wipcN6wyux/8hrHKPEe3CA2bWLRDtLpZuk9e/xeXYJTBkndGzrHadrFoh5k/pHWEXnhVbu9s9qaNvg L13dOeu2dbumdjLFNC6vFEWd/j tti3IPR7llBjQQwWR3dGAy2ioKbhNpnNTWtGjX3VRtZraFTQgm ob1zkjhUXfTKMgpuHYnyyApsnMt7MxlpxU3/1 ktbY1lZlbRCJtItHumb92nCif15Wdm6jkn6DrE6TgmmEcUp2Dn vpucOVFSB3ZorOXDOzXGQTzeBTT8TiZf2BOEnuy4BE37xFc meYeScZe6T618xczWF3s7hKIiGpq7Mf3leZp2sQgbCJRLqme1S QAAJhs9Q9OUrWMRliF60fW5g//zoMBU0MlKUmaNjEo 5nngrKPQdnHmqV3d5Goow01QX4J r4F4WXDc8 aUJtv7hqLeJtq5ptm7BhlFN9cjZ/5ioIbyY JwrimuJVPgP4m/ AkNatopHWEfnRDxSQAYLq//D3cNgZhE4VyTn5bNkH8/aKL0vou29IhUssuFmEVrh9Z82Fo/ruxitzXb2NRLmlmPhlmrrFvUj4PBlxRVJKhfTTcLhZpE2Wa3vV 5Ry95cjAzJF7fJkrLpiCze2Ku0j3e2RzpEa5mk2KW0NY9MZwfm 2xkF6XhVVHQy4hK mBTbYBLmIp9mm1a98hnNzLWVBXg6i7yzHgbh86J 3YPzKK1nZKN0rEjs/dMbK2L9IvDOMahnRL03ma6J7d0f/RUGt8XuPskGQRWZLVOLFJn qrhPdaeFBGvahWDdohF2kSiPXNCmuYbsT2l7x2cg9EJn4Q3yj0 rsJkGAACjDS5 iYwHbRjfXDW 8OX Dfy1nlh3w5xPOdojwfeCAOYnXjvjUtz4zJMZTffxY76ifgUTiA 5Pl aC7xT62BPE5g9lVnCLsxzSsOOysFMysGPKG/kc1UIrawiABuiFTq OscituKHzswhmB4vqd0d/hTEb3/BrmxxsclY1OMKH3nPPVfHV2xsimrCfZWHnFNYKvn7oWV2DBwAA ytRocUK6vqruhouysGOysFPysHMv14ta3vesLhhgxBlluqvS5p X1LjYV2AlZ2LEXu567S6i7cQqqr5H8yBP47qjgOKl7iE3nZGAn ZGGn5GCn1A48dEIlN9ROAQDA1FCjxQv4jmuqu2WCdAwcL/AqwY7Iws4prBV4fdetsmq sTxWGJOLfInZdZVxs9Kw45qHpPwsMlq7frfmP03oKkxXfolZd1 EOdkIWdlph5VW1Ddc1Vp56uloq4E05DQAqrqfJzSFAUFB15RkZ 2ElZ2El52C/w88r NsV9PVQAAOityFESebmWTee8ZoSBqdOp60qwI7KwC4qb7jjIhL VULxyao7GmVmevSn9/x1XWIlRaBrP8iDTspPxKNvQvOskB9VNkGpjJSAIaG4Rsb t4PVY0WHVEBnbm5SoWxAVUYnw7lQQAANPtJWXepjbnuV7CjsrA TsnBTsmvYkdfwqQG109O0z860T03eSO/ 1KasCOysDMvV7OiLuumpHTRSIuXhp95gtZTXR1k5XhdQAF2bOZ cK1gQp7XjPSpxjOmnjVHeggLPvhN1fGIQ PwZAnZMFnb65fesyFNqUcZeGdZmtofZFGFH5GDnFdYJmf3qW1s 3sfijwfUWRgUJ3lKHnZaFnZSDnVP6nll9HZPqynNyu3XyP CnG8P8eG48g10zF3VuwAFAnhjKj05CKKC//0UWdlwWdkoedl7hBwmbX/3rS4cBAGC6r81VQ2UzG/yIYqiervVBVkXYUfllvyhuum1/1zrTxjtC5gUSdlwWdurlqmuaR1Ui/Gun8IsmDg0QehIiE589RG/5RQZ2QhZ29BmMw/JJcGs3ANPj/bnhcWqyiOVnZWHHZWEn5WeCIaS5ambyFXmit8XbJeSmqPr3Z2V gJ2Rhx2RWS3gaZw8OfXpGMr4nXM9g9zVl2AVrdHbf7Cg4oSIhg odZGsZmzO7Y0D7c5qqK2X1VESYa7FrBiDZaY1qsJPcLGJPhJYO Sts/uoj0hQJT/KYwJdVgYs4dLc/XJ57Bz6mvRRW04OgAjeWk5qnLGBy4zcqUs7ITSZkGzpz5FuTNe H440MT/DJA3jcNVO7FmkofSXhfdp VXsOpd0U0NmwhtU DmycL9YefuT8F7DibmAiDP3SbMystzB/JLxoH8Qt1YMb235h1rAf60n1jKb8iFTE5ry5SR1DvKh2TzbWif oAAAwWmVv Gbdxdf3XN7Fl757xgnfwfDEJAAA4Ds/6CrobTmh/vNTN2n7OIxjvKaJGwuvxnZ y2fpw3gK6C3Osbd0Yr6nv4UNc1HGXcYmStM9x7NybHKwyUHF8D gfchenxnJBawnDaB2nAIlnr3ZeVtrz1FOncAoAQBysNZTS2HDT 7tc3sbpOcRjHYElpsyNXlDfecVVKGKIAQJ3sz3Oy2cOJ2MxqKm oSgXaKV1AwPsatspEdvvGB /O4fgAAbXq0JMSLiVNrA5PONe1gdcc4jGOolLzZgQsvd4o7qcf2 jwFAGm1xVjM6yYfYxqoKE7ASN4zRdQq89eL1rsvKe351R RPAgAAldxVFi0pDN90AXlJPVDVMQ7jGKuAsDnDrLr7V//XNUsHBRXfUWklh97MrXtKMUjbPg5j6c5 x2APO Lscxf5oKq8fkAcbY 0sTlwWX0rtwm/UQzKMQ7j6C9632j3BYWfnoTbl4yTABisyUf9itrPg/iRRWOlmJO0RSzGKVDsocnBq8qbb3tj0oYXalSMJds6swtqb2NT 47d4JxKCNopRlnf8QKL1nYOzEXdkgoCFYCJDCdXLkHtnZyaq7g MziiFoJ0iFeBWP7Nq7eTT4w/A9pMAAPgEU7MDHJjL2hG6TnEYxyglPYeLrFrbePSvWta2EekA4 FIYJ2JV 47T8Be1cF2nCHltq8MsWrsEDYVDegcXF8XHnojtmAKAnOfkcIo dcVI1TNcpDuMYrWbizMSB2MGJPmNcWjFGBQC0JgQ/kNLcckN9JbvuUYUQjFOUio7daT7MbjaN9UzKMEFbyVexuk7 Ys9e7bqiuPe5r2HpYg IhH2X8ExCbbWgKSc6BuMYpaFnf4ZfZx vzg2tUIO07q5pUm1kyC0h5VUCDlJeLUQAJrpKEXdU199ylrGMx TjGYRwD7z41PXxFaaOkFyJ9lAoAeaDTT1/3CB98C4v6d6IOv5rG6jr6Cv9qso8Nvu26Euw6 oBsIMYxWlPP4SwvcicH4trbxrrFJo5RSB2Z/pwC2j9cQV/VCFR1jMM4hd66/4pHMT4NAFxTvoq4yoa7rorWcRjHOIxjgMSjV4euKm96FGCUi6M DACYHcvztjzJrbOU04taPQjjG6Tj68/IZ3bUqLv3N06AS 7JDuW9htrIa3A9sbmDUswmtYY72ey9rHvnV81UNaQrf7Ys0OcU L3ywV5VvDqD3RWt4ly0ioruOz4Dav6FyoPRHk5iH63ITRnnhoH oNwTjHJ6Bknk7CF8Q/uotac1Tol4ynnEIdxjFLQsTvNpLqNy1DcsbWZQgNgLNHKgYVPb bWYr0F63yKe MvCW9fhIovWNh59JitGeIPaMA/Re1o/3pgP75dw6 Pc6F2s6muZVJbddHxuFqtr7yPwyGTnFcX9SuH2tf/MoNVf7AkmEy5UbvZYV7CByREB9I9yaVm90wBQe9Lint1VXyHmj cxqb6nLeMqpvV3o1Vmb6l4iAGDqnaMjG7/yRgk33fShmWYeqSsIqbeLT/8njdyycUY1uFBL69Wy85hbDqV1syclDDTaKesf5UXuELMW9Khr mQIATOQFBXDyqKwSc7zt10ECgILvSfCNQab0zzUgW6LDbvEore Czk3RvngLUsdYizQeo/VyYYy9SUobpAAByQ8EblPFxDo21ku7P4wYBoOE7SuFSqP1cyMN PQzzrGdPKyS1JMQ9EtL6/bMCinlFIA6Sx1rdqhif4kNtFrfjcahonAQAT aHB3Dwqq2/ai3m3TQNAJfR4a kd5YUfeBbu3zKbq5vy9Z5pLOe15LarW3L2/ERdTjQfk9bB2w6a7xkFVqeLrs2Ja8pXzYtyxgEA5ObcZClBta2 8BkzaqRkzx8JlO3ly8mutvPha0rGqC4DRmgLUI8Rubp19D1yfx HRPAgAAId/Dl09Ae/Wl13dtS sWKIrHkm2d2fk1N/EYndfPjGijAQBI2HLjp/p72HQOiPh5dE2SwVS2kyuXgMYmHqOzmLTgFhoAAFebKyuJ3Mln cEDnQ9UIFQBSTUoK0q/s/Vzrqr9CX1J7O4/BUZWsQhwVAHzqxydqBwDQRyqzn92Fb c3 lm/sH5s0XHozzxBbc3O0vPKT5zrGZxssnyqs49bd69MSmrfNACgPS H4wQO1DRwGp CJnvUUAAChKefpbd39XKjdErYiPo2dJADAaJK7FxOLyipx5wfB HQsPYNJ6Ih3czpxWPaUW5dkFAAA0bJHyQ8whPsyd8P5 GgBguiQ0eNYTzQQASCOdkV4xmKy5maf0mkB/YS7l5fxOz/1biABQBrr89HUO8SF33XK4E9Q6QAUADIbbul5g1dzCo39cPca kgQAoHUVKD7U28 F3qqWkd65YJlCJ OxPnD947zwTbe8bEtwjHGhlrxCX9/KWgCI/a3BnnEGeXOPhFri4cXLpbJc0FU5vJMO6LjmcuNnGtu4MT/LRsXNtK4nCkKzAxLb2n8bKtTp/nL4C6NDbJoHEdkJHRQAAKHqvb4ScvV1A2bN1DwimJ7s9kb8MU8 AAACxPczeZuUlFLNaXPKcrEntLnCzM zqW8TfopP7GPE 0VyIeqCznQVzSDwocHCaAnCpX iJvyK8 yr07mlv5zE8pppViKMBAOrCPETvqG/gnA/v/tLUuyKoPdzovfec7od1jNIBAAPBVm8v3lBZcddTKa73H5l58Zd 7gk37fcn0RGOC91VhnW3sTnr5g Sp3uA3TkfPqhzXTAjqm qrTH/Cqb1N6NVZm5o Ih1QmmzUrU5cVjusFmWW2lFY2ZZf2Zb/ocTJ5M1 LswhUT/39kkSAKAtT0XdZPkFjJh1QfFsys0XDdIpydiZTDJSlK75Qmklt 62YY 38uMBYb2VNa25FW35le4J/wD1JlVV8DlI HRRAaM OuM6H3CNgKB7c3T3Ti0 ri4t8wBjHThgGYBKbF80mgNrDpy/i39kxF6ZdpTb6xt9fgV9RiQwfBcTRVhc1g6O8qO3PkuI7Zw40W pqFlFZaxW0tbFs/Cqj4nnxFcb2DnOhLxu CPrQXVLblV7YVpKZpq utv6p/TSk5jQQW71kZq0wJZWaCH73vYdXAcMxojIXDFXbFI jM8G4AaP3vgryPX9PYf9/2ZTp borTdEWK7EvdlZdQAmYfiqhgvL4AJaW1jdfkHDK/dvZNKlJpspw8ZuUlJN rd5kL9K6MJds6s/GprRTzNUifLXdxfVmuVge4UftE7Q2K8DhAzH3rysWvukLUWyd5 pjihDGKDDVH7 fUOvEzP7J8txaj4ruZmxrPIyXivqwLfyWd4Uj2nGD/jid ciNzX4aeL2MOn/7NyVt7wojNNFhnHnuprbc6taPtQ2Z6XW2KqrfMTv95P8mkZ/QxPBD24r7SM3101unumA3Sw5a065hAfZq9cemY/41yU6phwSRHl1Xy2d13qFx6koHQEWDkdPK3FjE5JZAwwjDW8kd M9wo9ie9tUjwcAkEvnPdE0XxsYwZZVt ZVtOVXtsd4eYvfVVnJ/1YmqI3E8IQeaj /3iHldwWjlJkriQq5d1NpuYCzdGA7IzWJo61v1Q2O8aK2PYkLb1 5wfIky3v1BUVzvJw7UT8aFhYuMUdOGukpmrqQjwtVd8LbqSkF3 taheAEhN7 MlWLS2i5hec2se/r1hEBp5ONHM6pKg9loRH4v3wxQAGpNjpfiU1ovYiLu24gCgTXZ 5wf 4J0YbfK2sV19GXVWOjpp5BjRaW/bzZyY7mDUumRVmzNUGxrHprja7OZAHbzmbVU4R6Ph0my/yxF8R3tnpeRhl E4 w1MaOcX4GU I3Fb5TmT RLiOagt5xC5eg6PquaUzLUJSob/fTUGVlQLO0oGtS3R2/nX85Z5g1cwpB SJ9vcyknr7OZHnzSpKcrJ0EUawiwbiNqXNgN5dnvYrB8MTtf1T NDBWhlA2P8CK3MOL3MGutZlFazOL1mZWrR/ZtDZe094t NasaoIAAGif90TRbNPgo6IhKXZ2vshgQar6M6WVPLbiTnWDAAB AxXd1BZq Ps2rtvaa1mYWrS2cqD08iM1CDo/8OmlgtD7K6yc xG5hY8WU8f4ZA5Ero8PvMzyROALoY62xPof5kbsEDOQShnvnGi aj9Z6WNmuuqJyW9XFsBlOjbS7qBkd5UdufJkTOjvENFWdoP1da xWMt4tAwDqZHqtJu39Lfz4Xay4PYxjZ3s9pb2DXXXUKckY4IGw aLD1JM99bmqUmg9t98LeBcXdjUV1eZJSdtsuW8Bo9dacEkAIS2 OGeH9dc1jj5yMC6hz/fQtL9X1TBddUmZWS8tEQdwDQxPGJ Fvy fmLnhqeIkWTm976 qMKETQro/P/VMRlp10xuTMpvZxnsz3lof4IHvETGWTxobpJPeu8xMCEEk9DAS abq/018ftZ9f76BixrsBEgBgenysKNRf4o7Kmmtam1m0NrPBd3Ijd/Ibn9b8xBMfn4jU0 alg9jDp39E9d37P IJMh5XFRvx6IHKumtam1i0NrPBd/CgdvMb/KzwiSe 43dVipgRO2WkP/yV7s8COntkUlOwjBrBdEVU2D1h5dX8dvdcGxZ582y8OCJcjFNt 12M3pejuurbO94nh3ALIHewGskkDvWQAAOljT4wDAGjksbZWT0 Ojo9xq667Ph Umkd964qBiZs7gTBnUnRklLaW0nM/pmV8rw0dTw81OqozaSXxEy4KeIA5Vpt4W093LhWZxrK36rMVKp 04PN9Y76 gd4lJff11rM4vWVi70Xh7kppvuajF9AOArEkKusWrtFTeTjOgf d0ZQzRyX3qwwH3MBmbDh/7NPdMT UH Vy oHHjurVdIBADQCJ2e/4MnRhp8Zj0ROTP8TqEWxwk81l93TUPkbXXRXGlKHCgP9dzDpb1 f3FQtkzBCnciw/VJP/EXhvYPf IzWJ55YLvxxeLfPhnd2/kz6TuX7 ooIqKwUfCsT1PYV3wv7cv56T6i/KwaAQsQGoF d5kdseRypbuAg/lhtjagXIqEfAEpH6aeewFVgVMwP3YDvEzM5/8Di6kOzyw/NLj80u/rYgumRHb9iUuwAiQIAaJ3xhLjNQu2Jj6qQA/mpajOeqB8HNOJAvaWqyUl xE9ir395YHb5ofnle0YnBLV/EGR4Yqwx1vcIH2K3sLFs0uhs5xS1JjZCct4T420J/sf4kbsEDJ7HDfbMlVQjdR7mVmsuq56R83vb/rEn5nPsYFGG1keeGK3LkLylv58LdfCW6aWH5lcYNytlzvTE/MoDZ6lX SVLVteog 2RpmYH FHbuFB7 dB7eZHbeXQPCHuZpHePAAAm2hNcnTZd0/hZykGviDr/ykRbnqr6q1UXVW7op6dMzHviHPJD9ewUTUJBgoyMzvdX1K7pJI Yv8GbhbIXrpo9 2mwjbaw3zdHiAA98j/ArxdSxoY8y0twE8 n zrnCLnuIDCjjKc4enIKau4QMT983u/zQ/MoD03OiC3tCJ3mmxU3qafNE/zFPxHZMAdpkrl AkLDmLkGDU/fNLj80u/LwzXkx1B5 g8OfeUIxfKaVSBnpCzdheCIlqfvLPUGfqs7TV9HdyIHcxYPey4 few4Pczm186Ul0SBeBBMCnnmglAhq s9L4pcFRPuQBCdMLD80uPzS/fNfouID2BuHPPTFTBgEAujKiXkgpLedzeurbwihip4abHX/PE4OVKRJiunu40Ez21ZW/9QR1qLEY/UL3Z37UoVumFx aXZayuHzX8KgAfIMowxO4ivgQJlatPeJmt8J6v2BmKY3eX6wl9/qnaxrHDfIz88t9LMxXXNJhRaSk4gAAgIJv99A2OcUL3/wo2r92ZnZXR26q/K0v9ETMbHuCQi1LFHlssIFZQ8CpsmCuq4c4UBbsvodLe7 YmWY2YfSPeOIrhveZ2fA K7qwJxYJ7xlPfPh/4ImsAgAAndgU7nHjls4Wbr3Dwpi97BosxtmJ/XQAiG2lqY85Pup3ore7aFufvqJyUCPerWxibJJEmCIRpkgTE4S BgdHuoSkiYyJ0S66ymsl3F3TErAtLZqvcv MJl ZJ gQ2LfisEHwrj65USFf9OIkwOVmTEPFYUmkFn4OUTzsZTHXlx/HyIffyGfC6Ns/Mr6dNFocF3eJXXnnP/Xn8EADEvpIkYZv/cF8AACAASURBVGHUXl49TueGhtmaC6Ux30hbb/UVFJNafNLER/1OC3rCrn4U0AiDJVq39A5xoi69KczqmMJNzdwsDofv6RvrHZte auI6faq9NO2pMOYAv/7xOyanbxmflDA LhfjWTY6s0oKfehDZOClG p7b1s/jhyYvUz6SF7s4 foFZd1b1oVVdPBWB3DE0anNd/lztYPG2MC7txXX31VX9j8fT7x83PPZKTVoh5acd1TdAAAoPS2u umg93Kh9ou5mFdOEAAxx3nxjKSUlTM0Dbo vFQwXnVJ5YZRVkwXiTBFHKivslTX3slneEL963lCOim2iwSGyt Dar1deULyMiPNvIRGmiCPtzS4onQP8ur/pd/qNJ8L B0/QhrP8ArjZkftEDE/fMTktYXD0tgWLbt6HgbnFhj7yhF8nDYw3xvkd4dXaIWj0Iqa/DU8iTE6WRQbeu6u84rN pz/viaHq9PsSmD2c6N3Id1nY2UoWjUIikcmEwbJQr/2cGrtvvlZMGukmkAiTk4XBPmK3VVYIMjwxUZUUxsahtU3o1QWb KuxcpyuFTCRRFl4zjD4UbWbLzKex4WG4somvnILGKl67e64NjO KdjO/0hBuf4oVvfhDhM MJckNa3FPxpT1R721pteoy8qpydNTMM6DTewpUZF7tu6ZxSjc7 rmv2P4faIizNdnKgDt72cGgkTgF8mvWXeuIrhnfsTHhXmqtp7 QzPKkBeQIA8Kkn8gEAgEZqfvf8V P9bPBdfMhN16zkghq76eBTT1T3TgEAxpNsnFl41DZwmT/3rW aPSB5qNnttdtt73osgQ4AAK15ymqvVl5UYzVIi 2jUWl0Kp3 BZ7AdyX5H VHbuPVex471AsAAF1BNi7nWVXXCTo88molAepQa95LEZ097OiD d8J8W3DTNBr2XbyCDHI3m9b6B 7P4wYAoE/21Zq/1DvAidwtHuLRMDZJo1FJnZHOHhfZ1dfyWonZVw/QwfRYq7PqEp6oHQZgGtf2VtXoOKf2LjEX49yhubrdUEUeStf7Z eKS7/RN9eYGuOy4pntKKtynub8FO9yGHWrpIxDmY5/WXZqtfFfzRzaDX RSUnFkKo1GHamx1LE5xqq VthVI7qbDMBQTQHqMXIvN3KnmMUNx5r2cSp1stEKY338hupaob dKYe34Bc49lmzrzC6gtYULvVshwrxggkrD12fFCQnBt3PpHVNK fzdMpgNC5mcvrP42I3VkP5MzWn5JheNNXvo4AIDQnB0vIqS9jc fo1FdsTzA8MVCoqf5q2QUlZt3kqEEAAKmvLP2eOGoXt97BJdsT/4snBistDd6sOmckaPAuHTvchh1qxY50DJM KpV 44nR iivfVzwncLGCqm4UQAArd3D1PEMq9rar9 eoE8ONdqqGh3hgv8oYI9Ow/bQaFQapTYl3tQuOaFxtDzYbQeb1j5xU41sIgEAMN3iqG97klVt rai7WhQWANpAzQctKcR2dvShhz5v6wgTNBqVNpHr46fvWZi1iD axyUFiD9EbuQyOiuof5lHf/8JfP2/m2mhT4ynWpucEtTZxWmsmdPbRaONl2TrKqH1c8M0CFjxLtCcsr ddcVjst421bQyPTaFQanU7pC3tlc5lbfT2HCyK Y4BGo9JGKpIj QXgP3IZntXMLsRT6WA86QvHsb9qeGfgAACEpndxwkLa23iNTkP tCQbDZdlIOZXvrxjfUMv8wPhoqtMdZX6OW2sbJ3z941DL/FEqAAAQ20pTHrFpbRE0OW1d3UOgA0DDt cjVV7vvKL10603rApOgopOQopOfM9eHxbA7DcubWWM7ZDaPIwc Tl9R3ythyvzMllU7FJHVPznY6KCkd5AHteN5QvS8J1JUnyou57 IRc2rEA8pYe85zUcx DtQxKTseBSchBYvzN3V3s2n9IGgv5dmEB4CK60mytDzCj9rKrn/xhb2gohOXpP5BHq1t7FobJN2exfYBAOiU8eYIr9PC6E0sehee2/ErOgkqWF2SwGy jLikFhfYNQ0AII20OKro/8yD3PokLnzeE mazxRXcFkJ29b0A0CnTvUUxN rbvjGuLoQ2tuxZmb5byP2SJszuXTvlQSU4eKowPOc ocFDHj1nC/q 1xV9vjrqYLv0yEw4eZ1gN1rCPJ0XYrG3IXrxGTvKOQopOQnNkp QfTmqxg i4LscQoAoL8mH/kYuZ8XtYsHuVXEjEPOSeil RlR3W3MqhdQqaHtC06vYEwc1NrOjdjCp39cyl5I0Z79kdFeNq1 9N02fx4wMMSaYO7pw8KksF/bQjpvPSL66yL18uj8pZGYPTYPpViek9fGrGvtvm92QdxJStGN9 aLiXHb6N1 ikxownUmycWHhVV4h6oZPmM5IHCr6LV wStbSnrBV1D3Ig9rxPDGmgwgoWH9Tp9OX1fdKmF6TdRJStOd8b LSfE7GDR//Qy9R0hifiAyXvKcL4XBTC5j0Raow5xI/eJZ2cOOeJyNC7Qkor WzvuiziiclGNzP7fczok5I2wtoed7U97mm7Sai6iWukJg4wpgq QSkKCJASVVvDbP/Rqmwbkvtr0B/yovdw6Jx/b8yrOPILdbFobhJ2lA2c8MZt06VlznkiPfP5QcRmv4xOfeU84M KLu6XzU/QY6ldAV739ZXGcTC/qklDW3opOQohOzGJxJJTywh4otS7rDjdjLq3PqVwc RSchebNTwpjd7NobRN1UI7umAaBN9GS7OezhQu7k1j33zIFf0U lI0e6SoAbX67yURd49pPUUaCmZ7r2utZ0HuYkZzaqbmjBXJ6KR hjMCr9/W2ciKOvXQmlvRifex0RFeza0c8M385txmi3iCMpwdGniDWWOPs OEvT y5VDzu DUPTJEnShJuPdZdzYQ cCKR9FJUNGW5YH dmb4z/c8XhVPTNIBAKMJlvbXeVVX3vTRT1t6XuxfEN4PDPeyw7fyMqpB NABAXai78C3lZUKLhfesJ3x8hPmVlws4Swd W54YKs7SeCoHO6N76WV6HuMjGrEuyPWasPqyC0pnjfMS 2ZmlLQUJd65qvI9h/5hs0rszAuSxO62Fo/XjldZX8J UV55SXnZGdn13IZ3fZsz2/FECiNwyMPF6S f68Euqaw 8wImaPMkdYQw0GAji9hxQ3ODVOzc0m/9eYnyD6Rh1835bWoGAaBS8Q3vU56K6Gy9oPDdRUXY2dePMB6S2 oawaxa3XRtGAQB02hS2McDS8jCv vJflJadlTuJTLXxSZJ/ogYTcnw4sw4gHeAH3helPbuts/WswrJLyisvKMLYLG6afyhsH2OU0VNDTTZyqN03NNZKRoc0zfT6 DOSnKD Uhl1/w2VR1cP4iIqvry4zUTE xDRzs7DT0jvvO6smdZX3LdDj8xG0/tp8rYeovdyaay8pr7ykvPKS8orLqmuuoo8/cNONbW6hAQDIhMGuqLhwEQ6Ndb8ofndRaflFlZUCb5X8KusHph jB3V Tj3ykvYPf Jx8qKOD4xE ddhZ5TVXVH7RivGunXsv8jeMJds6s/GrrxVzVzcLVtE2gJ1RXH5BaYfI66fBrfV4xhyt8WQbR2ZWORiX i rsQmnTfe2eCI0fWRHbXqRm9E8DQB5srbDUsPz5vOKKywqwM gLD1y1rKw3cmD2v8wswFEBwCWa215mkYfxumnF98xkJGyLi6ba RhbkLrmMnKFFPTHRX28hPRcMkwBQRrrq3uranTyvtPKyAuwM4q jYW4St3Q5ena1PklL6pgEArTG 4jelYayOL4LbGLUMynBvoC58J5vWxscJcZ2Mz6ZLwwJFOWVgrB aijnWLFIxTpZERt0U0NrNprpl/NOobbxheVwlzrxidALTKYD9BDhkYm9Ut18ZxACjTY5WZ8ZL8yB 8vKi67qAQ7Z/bc0ENCVR923fqxbwsJAEp/x2zSpWTMzqXpSAmTuiUNY7GR9GhivKI2OdRozYi6B/NR9xl0QBgszIy9eQfzw3nFFZeUvzsju/aWk2pCbz8FkInDJYnRt7jhmy4qLLugvOwXC/lXHsIKujAWB/mwDiIAAFCII 3RQf7M3FrrLiotv6j03bmX26RD7IoWXyiQNhBqavfLDeW119WW s1rcc639aAE GpgYKIkMuCqB O6C8nenZQ4oRNhHF5nrGMGuGTMbl34213bmVxNdlW9Rr9cwqX//i9yy66gLDk09kwBQxmvqi9Cqbw6dYeRKBRiz/nn15Nja/qGZSB6JMbW6yCIP4/NAJfcu1e/01cP7tM7Fh67aVlY/cGAOKGQW4GgAgJrAt1xCsjDOxcKbkaCTuR4eXGyyMHa7x74t39 R8J9LIQHlhSVBydWpp/9xyAOSBzqz3FUHJpTnNYyMzj4g6MdL7Pq0sLKsmvn5sijIfFOS B7g/vSsMyKqMyKyNSS Pym5t s INFddQWx UWh6RVhqd31o9SqUQ8Y0lldEZFREFPd2EmYowcai3JL84MKMhu 3F8ttydbCyojUstC8 sCEttbenqq2tp8E tf9 Knyt1aH1tqbkVoWkVEWmluV0k4iShrbLcL7s5/5Plyqdai viU8vCMyujMsqCs9uqh YDj0rCN5ZUxWSUh dju/CzFzPcV5ZfHJhRn9Uw/vGBRpub0jJnbjY8tSS5sm/gd9ddGB/IDfVlEcScuOOlm1gWmVkZlVkZHRIq9lx/xTmVa4bvUuaHKMcq31VGp1dEZlZEZlSEve/p/mhifX9NPlJKayvfqwuoD3W9Xe8KqkNTyyNSS7PbCIvXXGYH sQDzVNauzubQ1LLw1NL4/KbG efEbmvsTk9syQwq6UMO7O I41IaKssj8qsjC7q65 Zg0sbbmtLTyoNzywPTa3/UNnbN9gemVUdWzIwTKYDQO5taErNKAl811rRy goBtSpiZaK8siMqpiS/vmFYD6DQsQ1FM8Gw8w8LjoO25mVVBqeWR6WWveupGdguDM2pzq yoLePSAMAEHo68nKLAzKbizpneu/o01Od1ZUxmRWRBb09Mwse00a7OnOzigMzG3KbcQtqioat97CwO cqif101yiGzMiqzMiqjOPCt21lR1HompGRwR s0wHV15GQVB2Y2fhR1E7V51bFp5eGZFWFp7e09fVWN9f5pDQUd E1QA6MTJj5JuJswm 7oK3hcHZDTmt EZJcqCUbcIuOri2qjU8sjMyojU0tjyvvkZ3gBXlVMVk1YenlEZ kd7R1ddXVlfnn9ZU0vXRms/Ewfc5lVGMoEovS2oYX/xVFgAAbbilJTOrNCytLCS7pfjz9feIgx KqsPe1SV/qC/vnwYA4DsaA9Jq02tHFw9C4nBnc1haRUR6WVR2bV7n1Gyq0EaaW 9PTq5MKm7OL6hLeN e2fHy66Z76xtSMksB3bVV9U4tksq8d3snlMe/rUgq66lpGxkbaI7Oq42bCG4x3tmTllARkLR3e1KG2tqzMksDMp oKOiW/q/QmIvxpia6Wthsb3bCZX4EXz6yF1ZysqGa66qHBVNy2854uOw/DENl7jM/D3ZUs3YOaZmzjohUr5E2szf6MMZkc/f6QEu Eg7T8/p5iWG8QkgdrMqnHTq7XqH k7 PfT25AQm2LgX5pQv9Cg2B9ivCs7MdkkuCyx/n9I668e3tSBhhp3jyTnpKoS3O//978QyBP/VUitlTZqGqtY9U7IBBoGZDuG5DiG5FiYOl8TUYdd0RNzLq/9sgbqnCfOwvNKf6cGOsf8BPO58TeIOQazo59IKsHY33CjY2xCc hxDchwDUlFw0wMc6qt4rJHp/YP/kY0c/l5IBZ4u7JwvYOctHrrX/7nimdoQF3pb4DnsnBGncXHLH/751w7viSZPM8tVR15suesEf/8FKzT 4A88Z8FN1CcGPlY1mDdVSXYaXnYGXnYaTnYOcWfHr29Y1MQV/ l3Zi9lbkqN18uZ0LtV8wqxH1hphiNNbU zywD43BRj8VCnvgNtJ7GCC8vttuIZedfws7Iw87Iw07JLbuqeU 45RMG7tnoUssSCEN 7vWXllIadNZd0rf1z24FRamNCJPhewM4acRgUNvzhn3/t8MY1uJlaLD8m/eNdR42cScgTEH8zU0MlmTIG/r/q j/X93 m5/9Ex/t1Zt8f2iJjrLPB18rrkV6osk9dy5fuGk0oi0tC6blLmGT4l43 3Yn Bcw3Z8bF3sP5ftM3/ 5vv9THR/p1 Fe9dT/0A7Tfz99xdnm5q43DdM8Cof/ZFCN1Ze62rqI6cWbp/b88Y6nrx7eI8Vp6QrqrorOWQnY3//vfyGQJyAgICAglgLyBAQEBATEUkCegICAgIBYCsgTEBAQEBBLA XkCAgICAmIpIE9AQEBAQCwF5AkIiD/GRFO5l4OLCDraKK7rv/l2LQTEHwPyBATEH2Is29/91BnFHQ9DncqHp37//yEg/vNAnvj2oPRUVwX6xOt654eWjpABoEwM5celWXilv4ltafnkjWt iT0OVo0uCrlPG29i2/kUP O2Dry30CkzAOBVndZE 3IoKyTztVOisUdFNXG4IidOnAe VyLQvmT483/9bzLdWV7l4xCt7fvBtxJqIEEsAOSJbw9ioZ8Pz41nsGvmN52bp gB9vLNI86b6hktqa4VD/Frml3AiDdbYa5vuv6S2jU1zDZ8bKmfgS5cB/EagTA52xsfle0TkojUMDrMrws4ZcelEOeS0VY/MvDdNp BKYwOE2VUOciKXXTEXtUy0D80wfhXvnt8ztPSx/zuQ yrs4brrDytvkol0KBv7py8H4t8I5Ilvj0/2XiYB mh7vrKgxg X1NfzBXg0zSyFTeht839jdorTSNAkwzMkTPihzg8S3pjcvvHp/ LyM/8bk70FUcxMirATcituoHbz6x4SQv5w/sWax0Hm5WQAACARGrOihfjVtz14axv2HoGy2HxOl82iuOwf2QH gf2NyuLKiNjCp8l3t4OCCC1DgesOsrY9wqO Vj/Mq/u1m2RAQDCBPfHt87IlmAgDTY9gE92AF42A5t8qKkZnNDoYqP1g a20o6F6aOAgCog3nxsq8CH/g1zm4V9f8CWn NlVmINNpL5KnRMSHULm7ji09sH7z9kNBBBQAA/FBxRNB9o0iV1GEAAMCW2jr6CqBT/ctH/zMuHShBaxrAjmpxmeQVLfgPfVU2dj7s8GR/aK1ziMWBPPHt8bEnmsYBoFFIwz39De39DT0TE SPNUAe7eupaemtae2taRlo7iZ8tJApbXJ0tKWpq6pnYoJMo NHqpp7qpqw1a39bbgvEAllor2zr7yxp6qxu3Vkmkyh4vt7S1sG W0enAQCANj2M7attxla0j43Mbi5DmsB1tnaXN/c39U/Nb/5DHG/v6Klo6qlu7q1q7K7B4kZmL5FGnR7q7q1t7mkapQAqcbCvn3G6G uz44nvcfQQR19zUU93cW9851D1BLfd34r2t8f1VZ0RS1296Xsi jA03tvdUtvbWtfbWtY Mf1crJRAK2rbu6bbCbQAfTE22dfRWNPVVN2PqBqcnFE2lqdLi5 paumn0imUImjQ WNPVVN2Or2wW7GHjg0Qhsj6ZqwdX2T E8bAXT8cENrT2VTT3VzT1UTtm5garGtdgAAxLHhlg/J0krGKy j2VEJvjXYitbBltFpKoWR/j2VHeOjsxs9UQn4rtbu8uaB1qEpIpnY19FT09RT1UUgUD/aOoyAx7Z1l7UONH0zQzMQXwbkiW Pjz3RMgXAZH 9nbLBcWGDw4ppKdiZGTrkyanmzDR1Oe3tXKhdPIjtHPqnH0b4t ozgKHQ6AAAQi4ODxARU9ilE2CZUxr112MGF3MGJ/EnMhN 5umaEttQimuQJbFY0/6 GP7IhtrFoXH VE5haZgXHrL3leDukGwBAJ3R6I1 fE0Bu zXav5YxcEprzU6Rv6O SdCS16Kikw4AnToxMlIe6s11F/UDG2I3D3oXp/bPcv5670bGpwEAgDTW5qplfEYYw2RR/D41VVnFeB0LYjen9s/SPpisEcJS10clErApIYE3 HT2cML3ir3mcahwt7Tju6O1lskJntg11/lCp5EHm5o9DQ1PCiK2cyF38aB2cr3VjmnqnKIwDt9fW4CS0j54 11rSu6YkJoT9vu5GNuReHuQZeIJfLZG0SAleE 4lelv1gFZqaGqRm6nlBhbETi74wXvWkkHtLdjhrowITkm9DazI vdyIkxrRrhWTjI3RaJTp8e6OJCfbE4LILZzI3dyoPTyI04hEr6 opwiIrX1eHuAneUt/EhTkggNnPj97Drrn po1AYDt pN0H8eqMAHrns7jgRkYnGr0lM0n6ltoPgrbizjXNw63uCOPjgp i9z6NDm YOT2nMTHp2U23jXUeJ4K7/R61OCMgT3yKfeaK31lwatYcDtf15UkLXFACATulL8vDj5UDuE9 A5JGZ0QtzomKjePi7MifuuJsWjY3QAALEgwF IX3UTN bgTaMTEkYnxA2PCevs5IDvFTGRjulbYFoQAxpxNDea/5HBZlbkfmGD42KGpySMTorpHeLWWCNmJxrYBQCgEzrcNQ2Pcmi uux/hXT3jiebMxGeiiqs4TVlfl3cDQCP1BuhbXhbVOShqeFzM6IS4w WEB9E5WrcOy/vq5BDoA5PFWJ1XDI1za2/n1j4obnZQwOiamf5Af9eMNzXMqIW8bFi3H6GOtMS7O /lQu7nQB0QNT0gYnRQ3PCqi xM/eiuLk3Z8x8wANW2qrSxd qbBEV7kflHD4 JGJ8QNDvHp7OU2fexTXUUGAIC 6g9aklo7uFB7hAyPixudlDA6Lqa7nwe1lVWbwywvZZGta6tDXA XEVTdw6R4WMzopYXxczOCIkM5uHvRPokanbxufkDA6IW50XEzv J17UFlatG0YZsT10AMB4R UbBcPjInpHxIyOixudENc/yIvayYE4jUj2qScveKa6KJ 7UogdvJj9/JiDwvpHhTF7HzrfCe/Ej7S6qxv8zKH9w8PogJmd46gNqXGPhRVWcJrx2tT1To4W zqc5NPeyKn7IKSzhTG9gYqNc3c/fklxh RbpYzx/0zPG8TXAPLEt8dnnuirs5LHHOTF7JVNScISAQA92bGyT9TXXMK w66bFduP6hnHtjRWv5TH7uXQOmRSXD1MBIBcFBYqJaG5l195wy 17Ctxk7MFD9Lk5UTGcXB3K/QUFh/8Kb7ZDGO/zQJj9zwX/kcjPIbGsbGKuKi/hVSm0zq/bGO44SwTPtCU 4ySle GapKN aGU 0vEuWkVBdz2fOZVaBBYBG7PJAmJ6GJ0dWj/QP4/qGu6LdfDmZVdbyW910ahwFgIxrd9U0OcUH386F2KwQ61Y0hB1o 9LRxOcWk8sNth7vhPYsUZLT292kK9zXXXEOdfRHoXDvW3TeY7 fCfEtnKxfyY09Mdta7YHR2X0Mcvu9lUTzUOYzrG 6JtHG6zqH0/YtIm9IJAMBATT7yMXIfN2Irv8Fh/fcfWkawnUUodYuDV5XXPw95lb/wHNOaMA/Ru5qbWbTWPfRSicViB7BZkcEsvKg9HNqbuTH7UO/SG0awPWWGCOvDV5TX/eqHyh4HAIy3lKDlXl0yK6roxvUP4/qGG5wx9heZVFbddNeI7Vmwp408OTFQmaWs/mrVZR0evdSoztGuQfwAgTI11uaqYXSCF7n119ighhlPNKYnPBN TWctnyW9dO0yfHq9Nu3dHbzc7fBc6J6N7GgBAaysyRxuuvYy6q hYT/vu7t0N8U0Ce PZYyhPJWBIAI0k2LsxXFXZIB5kVzI1e4ovdbU8JoTcJBXk14mm AVhYUKCak8j2fjZhjZQOj6xzf529geFwA ePzhJjWyYVOPT1Sn/34NmY/J qiUXHBCAAAADK IDxYQlB1zS1H8S/yRHknHQAaeaRvsHF4vgAcLUpXfai0ittKyKZ6iOEJRmH3IMgsf 4hR5e0rSFd8pLyaz4rPtmbhjTNpAyk PheZVXbfc3gR2TMzcYkwFGNvzXRTcx3znCeIzR9SpDhUdohb3P HrmJsCO5Eb8 sTOIzJVs6/ZRSA4ZoClJT2Dh7DEyrJkV2MS6CUh/iIiCsvE/ZQj8EuWHzXhHmI3FZdJfBWJqSFYdvxpkLth4jdPHqH5eMDmxkJ O5nt6c3Lo7Jc2EUmpGMKACppqq9nqPWjwaGmCP9b4srL N1UIjoXHS4YKNVHv172i46w2Yfi2c IY20uS3jCqqof0OmTQ2GvXp8V0N7A52tXOkIBoDM17tlt1VXcl qI2FV2QJv6fAXni22MJT6Qm95AArcVR1 7oVc19dy051XweIb0kEV4P4O43nxsd4EPv5rTVyR3EA3pVSKCY oPIKgbcyQR2MtgOdgEu1MTojhNz2OC6seaHpMdSJ3szQSyLo7d yYe6HY9tnXMTpyUmRFlb7/Yk90zBZDI 8TkAYuYppekgjvu0rWTGJaP/Bbi9rVDn/siacJ0W0z0hqvzNOTV/6e24LPorJrwbShdUW7uR 5qHxM1seidv7j6gBH7lsa3zPNeWKkICb4Ogtin7DhBXlPKaSXJ MJLEuElqWjxiwR64xUDcZviOgDG6gpQUlrbeE3OowrqZ4cj2hM DH0gqf8fnphq5cPFdE YhclvlOxE/o4xBxidT2GZXbcRuPoOj6nnleIYJSIX fmKCKisFnKUDW2cn4lIb4gKl0e63tb0kEd63ZE3PC2utE3FXi1 q0FxB0FaIRr7 7oCP4Ojd39nH8riewAABAGU3zv35HZ8M13SdhHX1TuFQ3zwvMS tsfeainjkGDE//fgDzx7fF7nqA2WOrYHGJB7OHW/uGKAuzcS9i5l7DzisuvqK1j0tx4w9GoaHgK0CuDA8UElVcKOD3 1bZkpy/Gj8RZGp4WQ257ER7Qs5AkyDpvkf1wUvZUH8zy6f0YvjDJIRPnL PdEFAJ2OLwyNfv4EtZVJHnb2JeycwndXNbdworYIfeaJ cIODJfloGSURlBYfwAAIABJREFUv eZK w g4aN8/A8dkn5tLyvUxOYKdpplCJvBw4JjTXznhjMC/O/yIXex4Pcdk152fmXM6l0UXXdNbUVZw3F7crbARitZXjC Cw8r3T2/cWm2IB795S/E1i0 GZ4Yrmwt05yL M3073t3hjEHj79I6rv3g8zUm3qg6 viIDKSsG3MkHtJABIo9hEJx ROxrrLr1kJMiKa/Ad3MjNYn RJ j0wUKlxyb7r2scNC5MzStwNjBdf0H7ilZscB/Umvh/B SJb4/f63eid3oZOZ6 pLb/uaecZ2FAbIF3TIF3TIF3XFFQWmV0elsjbhqA6ZKgP 4JGqH/QwznTZ1d3Doi/u1zTY6u3FQ5UaXV857ocNcyOckL3/w4NnBmHBX05Gcq3VJZz2fOZV7VRyNPNeU foD4kUWbWSfRLKLAO6bIxTng7gO1tXzWIn/KE13Rru5HLqr8LO1lVD5fLa4NdOL5pD0xXpYcwXNda5 4KZ9FjvdcEsUU KeUhSY1FLbgSAAM1uQjv4YnSD1tnujFPRHSTQeElswoNl7VrXy GQubZTtEF3nHFtmZOXBLqq4W xBMYYdO897O9YFNjrU5qRsd5kVufJoQ1T8w/I3HlNfOeAHTaSKSh RU jTW3IxBmXnLqiGXXzcSty9qh1sT/PyBPfHssPY5NAgCfYuNynVlxy313dPrIx78cqqgKr gfIgIASEX/gycAebQ955mI7n421NGXaUmMiudwe6id/TVe9XW3HcWDuwAA9MmBYH3js/zam0W9rEtwAAAw3hnl6MgiqLmR35zLsnaQPDmWEXDiJvoHduSz DHGTN7ed/H3xZTX8P45T9DH80KDOdlVtomYi9lXtjE 7Kh8g359TEBrw/U5T1Ba81N/5VTZJvRa0Kaq8 Mj9LYmvm8qHaQCAPr/Hk E9wIwUOjjtJ5da98tM71KxmEohT6enAIqq5b2RMcHbe1XsAuaX MbvsmdnHpBxvX4Yg1N88K1iPg6VEwAAMNoeamd/jV/jB/6Pko5G70vy5ryPXH/d/KqUybk7qvufBBjljkOa H8I5Ilvj6U9MQUArfNDktxj5OrTGiekvdFRxQGJxQGJxd6hsff ENVcrpr3Dzs53 sOeoJNwLR7qxvvZ4BtvWEo5ZfgkFdm/smfmV1zPBt98x1EiuAsAAChTtYH2pwS01183EHqV5JBY7GLpdI 1XbtUN FZBC26L6n7aNKEhWUgI9SMLgtUg2TK2ODAx/oXC6x2XNTYL/rl JwBGaj8YyqO u6z98y07 aDigLgPFmijnSKYfTyYfSyOWrPznXDYWlfdVzsvqW/nN3/s8cErkZFKeWgF3bU336qmjwPGfKe/oz2BBQBflxx4lll9p5ChqHWee0JxQESI8H2DHUwaG5fudxqtsc BYbftF aS0u4pPgWdKVWwjHhAJNf62x/i0f2AxFH2T4pRY7Gxmf4VHftUN FZBK4H5pKOBvnK4 psDnJo7eNA/XkELmObkQm9t/78E8sS3B7HQ35eP9QXshoX426ZJAAg91a8ea25m1lwvFR/byRjyHcqJT/n1icnPNxS/O68AO68AOyu//JLqYRm/x0GNreM0AEgffLy5WV7AbljfdWsaBwAAQMONRBmj9rGqrrwTFd S0yCJHlOmBwlRFZcMdrKrLf1GEnVbZ 8CGW8GeiV/jh9uzngAUWkuxHsZqN6fGiguKsNNyP4haimh6CkvCYcxGVwxKO wGdQumOtPHg4IRvuKC47JeXsNOIk7dfX32AhF17xWFWNQQAebz VXh61m1l1 e0In5mX9cBQcabawxcwJpPrr8oXHscGAEwPliZH8j3ArGVSXXF eHnZBZduDtw/MfcVvY348aS4f1TY4m4z9dcVohCMTr9qaCwqw2VTaJm7FafMhq nEKANBXmasqrrCSGf2T0rvC2YV46yO8hIRewG44yoZ0LLiuYmW AEzu/NIzNRSMOy/gNsbvFWV153TX4dpn07CGGJyZz3NzYb0jDWGwf rRNA/p4b60jwub8DY3Zi9G5 vj1KXFtGKv9YicCAACAL48KvyWgteyyysrTL2BsJqzeWDqNTG8 tQqMtdrFrrPhFEXZGbtNN65uaHoL34TBmk/9j7y4Dqkj7v4GfXTuQ7gbpEARBUFKRUkAwMEEQUEGUEkERExUL MFFUDErBQkqkkZDuPHQf4gQnOPV7XmCgu3J7P393dfeezztgzl xzhpn5XjFzzYqg8im7jlx6/66xlS/nqsMLV9/YG40e WZBiH8zJCf fahNmW P IQYeCecTO6hAJBHOuIuRmz0jFh/obho6HPVc7Cq PyR62s97lh73bF0v7HpSNT1KurHTuyJ rfpfj4h t7Pg1J7JiuRDCK ICZyp0/42jMF2T3TzC3LHC1O8zx x3R/uPm h ezW99mZbpaTY5jT7kEdZQEnI9c4xZu4Xp1f2wjeghfmfjEwD3K Par540BpT/zlmJ37blp43TJ1fXn3eUFMUoLB/hjf HYsAG28/9W1yG2e4eZn8t92frzfqbkyPDjE0CPWKw499Mft oQ2Wp/ yvLgbUv3m sPP/J7O4jHtD6 FrXW4em1gn7slAXp O74K3dtPW5ZeN6x9rxtsf/6oZftrR87cEbaasNPXl/r cDuZnUT8cMj4N35bwIDQ3S9E8NyB//0GZO2rNe R0N1DyXfKR6e/AwV05d0 9Z6z3u2YRU12A9tjJrUVF/vUH2fF8Fv 0gAAEzyWMMN/3ub3W9ZeNyxOJiSmJ1/ UGUzsEX3yroAxw6/lGskdut9fuv25x8EVLy8Vl1dPHhs5HGbuEWbtcOPG3tHBoreRG n5x7tGds6ddeRS17vcDq SNuT1/X5lXKkNfE/CskJxF N0ZKR7LjuDzmB Ceg1byx33tyzjJPw/N56ch8sv rkJxA/NUYzZ/vi0Vy4p FUREVYWbjNVfr9NY7lbXTzZqF DdDcgLxV6M3pifambrOsLy6LrrzPy O HXQW696XJDXPDDHKvLYm77vmYcX8a E5ATirzb1OTukPfEPQoeGt1sdTrFreckcTo9rRloT/7uQnED81Zhk7FhrQ3tRU3/jMFIl/QdhAn6krqW7sKajugc/Nt1YOeJfDskJBAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJBAKBQE wHyQkEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJBAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQC gUBMB8kJBAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJBAKBQEwHyQ kEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJBAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQCgUBM B8kJBAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJBAKBQEwHyQkEAo FATAfJCQQCgUBMB8kJBAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJ BAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJBAKBQEwHyQkEAoFATA fJCQQCgUBMB8kJBAKBQEwHyQkEAoFATAfJCQQCgUBMB8kJBAKB QEwHyQkEAoFATAfJCQTipyOPVqeGhcbkdpOpP3tTEL8KXF3yjU txuZ2YX CYQHICgfhJaH316ZH3XmTkV2cl7JYX1jn6oJ5A cFF9FSkxD1JLukgTfklkzrR/T7xxdPMegyB/n3rYWBaCpJfvs6vGWL82A38Nmx3YVTEo5fv j7 YqjmbWJcUmnH8KfrJg3bX/Xmyau0qj4yqbss6eWUbzRSWRB/7 6z/HrC37W9/18YXVmpb9/VjzA//EwZaE6/F/HoZRZ6qDXaeqWCutvd2q4ffEz8/0ByAoH4y010l6S9SkiIT3hW2oOdPO1J3VX3fazUWdg19VZZbPd 1cnhQAz 4kgufbxXXVhIb/vt qHPkUDBPt4wD4VS8MtuIH7feqh5YetFWAXM/LP gosWgzaKLsh/X9sxOvHhNxOD6NfX9 ry8cpJLXe5V9RDowETMj0Xz0Wx2d7OHf34QULVa08FFKec98v rkfbWX9DKfhlN5ABSO2pJ231hFk5lqzccCqtafQb5f5MDAYBXZ KaGLxVmI1HxsgnvqKbCDDSEHdmozyrkLbmCpsjR1yMDj2p6P7O f9BfDMkJBOKvxJwgoTNvuyjxicjJyStJbz33qm6UyAQYSA91dd 5x/v6z1zfO2Dg/qPuRZdKH2 oqWnuwZAYAEN7d9thtc hJHQAwx8c6G6urGtvfBNmsXeX2sKb7Oy/71Hc3NsvwSlqfLPyR2/lpewuOSwmo2V0uwn/4Ba44/mSg3cHIjIIr y03XcklkZkAtXddNuhuuZBW96mJMF6TclhtluAS36ThgazLWyx XuT2s7aED9L886XjM9 qTV/GHnDe5RzX9Fdv8fzacHLR5taLAvNmz5rMr7j6d0gdQk3jq6JZD cUU9CefXrfd40DBM 9kb dGvnxO08eF dHs/9pfZZYj/CwYF29/W2o l0pj/eeF/g/HGnOPa8/nEnJ/j8ROM/udXYovqW6gAQB7tba2rq6uvr29o6Rr qinBII32Y7AYzOBAR31DU3NH38D4ZIcPnTTUjm5sqK9vamlDt7 b3j4yOjQ33dPYOEWgAdAp qKu7rb38ps1iwS1H33bRgDTW19pQU1VZXY/ux1KGa1956AvLHopDt6Pb0T2jZOrX/wXaBGFsqGcIjx1oaWpsaGptw5CoTABawY0t8iLS63xfotENjU1 t3b34yeYJcbitpam vr6xubUTgyUzAWgk7NBgdzdmsL xoaGxua19gEDBD3S3NTY0tXYMEchfdlwx6aRRdNlDZ2FuWXOPy Ny2/jEiAwCoRExnXW1dQ0NdbUNL72QwUIa72ls6BvGf1zBek q3bI6gkmcKkUAY6mhr7R6ZHOChYvs6Gurq6 tqaps6hiYAgMmg4IZ6hgjYoY62lvrGFnQ/lvCH5huTONiJbmxoaOgdGRvqGxkZJdLoE/ih7o7eQRwVAOg0Aqa7e2CUTGfCBLarraW vr6hqaV9YHicAUCfIIxhvth14xPf6KWjjnW0N9VWVbQln1CTVl vjFtUwQQcAmMD2NdfWNzTW19Y2dk1 a8b4cN8QbgTT39te39DU0jWIIf2EM eXzYmJ8TEMBk8iDuY8cjWRNTr2ov vKYdJIxOwWByR/J0dtT8AnUoYHhrGEj8cQ0ygknDYMTyJSv90ADDpE0TcGA5PpjE ZE0QsdoxAoX9YnE4kjGAwY8SJP1v1r2IChyNM2aNMCmkMMzRCI FJH2164r1XW9EnoG/77dvhPNVyR4CY6eyH/zsc9/QQqkzZBYzAYQJ9ojT zS0dUUlp6sYSEhpFLdAthak0Il3bacvPe9TvsXNZLiIsIyOqtu VJGZTLoI4XXN8griIlLSooI8vDyqbhdv3v7kquKgK79g3aAoZK Hu8RlRDe57lnGt ZoRMnwWMEZe0NJcRlZWUlhlbUuV1/k3nbVETc7m/TIXXuZ9IawkjbyV5vbWxV9bLP8uiMBLkpLZMQEeTitzz9roDCY Zbd2qEqJKxpu2LFGQlRIQnXpsWwsnQm0/GsWBhpycnLSYoIyGw5ENdEYA3mhO9Yult26c7eEpLiooBCffkD YOQcbYwVxYV5Jq8MRpZSpX5SKrXjksFSOY9bMOSycAqKWx KKiAzaaM7jwybCEtJSixdLKC61uVY2QGQyyy9baArr CaU4T5 eDInRJb6JQ31vfZfqSJpE1bWMUGn4DPvHrBWU1BUVFRQXLXR 1k/hU4cK762U3Gdv5eLjqGmhAg/j97B4MzBqccgk9BVeMFMWlxYTELM3s/LRmPr3lNpfZiKiN0KvNpbwxsBGEOdj/bKyW44ntVPZDQ9dbLUkZOTk5EQljDeElIywRiujQ20/bTrhHi5rC 9rCf8ISmYtKG6GDchKTFJKal9O62F HVt/F50AjCppLrs63sN5RUV5BUU1JdvCi3qGWcwR176Gtoc2L5r005 zSXEhfqW1myPq/v461i QEwzaBJlMJlMony6TDBou56KTobjUtkO /q4Bm1b5vOrD/kWD/qSC2466mibed6r kusWk0Gj0emMKQFAa0m57iAnoWHu/rSTzAAAKi3vjLGGhMnp9Lrxj4sRapKOG0vpbb7xbqQ7wVNzqcL Ouw29NAAmvf25t/0ycXGTA1fyCb9glZzJoE1g zPO6GhaeN8uGqAxmAD0odwwH0MJCSPng2Gx993lLY6/qhr4n2lP0LHozBPWc ey8QoLSViezujFAgClIHynioSilffz2tr8h4Fr2VnkVp3KoXy aI8lHtMTmztTa9uN/JqCcC89ITaNw687hrrjfRQFbf1e5DdWXd8hoaTvEFXf9Pa8FTt Ket2NVoD 4ts2KBRqDgsX9/qrpV3FT9wMOEXNvSPLa6viDturz2XlFeaT1dgUlt/yaJcY5wytE/nNpK82t7c60l4KxSZkfiGu8H1GsLEI1yKdYxnto40xTiqzZ8kb n3hTU/Lk3HqJhVJ2t6vwlKHO2trK4rKy0oQjJrIL KwvFgyOFgabcKFYpbbdS3mf 9xXbdGChWzmJ6Lf1RddMVZhW6C5N7ZsSlAw6aSR1tKHLmJ8Cus 8I7PRfaPjtLpXR40UxLW2362tLUm 7SDOJqbs/rRrJDNIWwgl5vigYOzjhz/khJp/0kB3nLMo wzt04Xdg2W3tivpGO /nF5aWvrypruuioJlWDF IP/0GpZFC5TcrqRXlkft1uQX03R/UvP5Ko7ryzhhIcqjvOd WmlO3AFNYRSrnt b/sHiUGsOlKTxpRoARn/bLVs2Nr2Dr7vwmEF0fXlheVlp8gV7TfaFOgcTO8YbH 2S bjr3p43FuZQ2XytuPurHUztb4m0kxRgNTmVmp92312TZwanlf/rXoCO5BNmeipGXtGlpaV5aTd2rhBTcH3UOtT10mcp37yFa/Y9LKnNvuiwVIBX/3jK8A88QL/Lz84JTHniSbMlSoqKqrorg7IGJgdtmh7t01 50tnJfoeZlebm0JzWsb/umjKefmYVD4vE5rNFf8GNHJTRgitrje2CEho dryOZEfsddA13HrQ30xjybpLBQw6MJlpbpIsqMWuCWUflwJscb SzOIpP/XjaEPruJrZ5v leqOqkAXTFuulbmtjaOzis0Fl1ILrlx2/y/w0JW3HbRUtFZBEKhZrHpe13rwwL5JxLmzdqWu0NCHE0EV9hdyW 5AfuzN/PvxaRhe96l3N0tiUKhWETl1wZnFCae3SnHt9jmWgEAwEBpiJn4 AsF1t9C4T3UVbPIJQwE2mV2XKwGgNsFVbraY4fns3taIPUKCB8 PbyDD2yFZW3TAgc2zk/RUb3jnKG26jAQaK7tjMZeew9Hue3z5GIyS5a3AqrzmVMwwAhHf 3dgqi2KV2RtZ1jmCxCc6SfAv0gwpavs6J/ppIO6WFAtonyvEA0Bm U3KusPX1d61lsY6KnEJmh7IYAD1Fp1Yu4JJ1SxnFjVc8crRes0 JbS1WSZyFK1Pp0ei/u/UUzMVZ5yzs9AEzySwdxzhlKvtltAFBybL0I6 INV/O rvPRi07KiWg6hLwnAAA03ffS4uNe5vMCDwCU/hcuaqysKwNz2lOC1sjMkd37uOjT8fM5JwZ74t1kBFkMz5cMVsa 5LGefxSIou0xLS0tVTnD DHY5u5iW3tzTFvxs4jvjqkgAvXe3Kc/lXnsiaejjqvDNmce0udm0Pd6M0gEoWX76ItLLD6cNDpVctxWcr WARWgfAGOi4a8fPZ3zoTQ Rhn7ls3PtCm0tNVkhtt 5dZweN5GbHtsvYeHXmtx1RUc0 OcoH4gvH//yu Ia0g8tXcih659HAiAWBCwVlTH1fDUItMKbdrK//84iqqKtpaWhLss7DzVD/Vh2e9PzY9rcHOo D9AAzILrtsKzpcwvVf1fj8n/1k/NCUJd6mkzGQV5m7NP4yIjw04ci64bGWYA4DvKCiobsSRCfzO6o uWvzU5i5oW14nxKu0L il3PwKUd5GRRdgyv ng6TgyiK srW7BUWnftu4KWEQAAwHVWlxVXd44SP10mcKVP9ivOEl0ekEUl YlrLS0sa kkTADDeUVHU0jY8Pj5SV1lY0TX J2X ZOTOsqTYE v5OCQN7a9kNGImgD7YVNZQ3U8GGGjJK6r/FW8 VsMVmannbblmv2b7tk7V9y2yokvcXxUCQAwWBNpr8IqahJSM/apoo1NPm4gKLT8wO0mAGpFwkGlmWJaJ3Nwg9ln1/CIiCqraSnxC67xCS0aoY6 DbLimb1kY0Q7AOb9XZv5PPz7Y8cAAHDPHJZxGm0NLRkDgPHy2P 0KM8RXnKkEAAr mZMY75/nRPU9u6Wc4pbhaCIAYOL2K3KLrruS1VgY46AoJLPhVAkAs63or P5CQVmnGPSbq s05y1Z7x8e/8DLSHoOn8XpzD5sUbCpNLeqXfwYMInjL/eI8y00ulDaAQDFJ22kheS23Cz4KicmcFlHZYQ17C7kDgIAlIY6 q/AJrg7KoADAOCbr6Gpu3uW qa1Jp74rJ4oebNeYz6q1/di9 KdPE56/Sk7NK67pHRrKPW7Oz6Xuk1o/DtBxf7v6HA7Toy8 1fZHal 5K7PzmJ0qwlMAoPWmpeIyTZ/kwcH3Vzfxz1S0vNoAAJieBw6CgmaHUjqKnzoYLZIycAmJf3Jiq 9qiRdousS2kxkf26pxia2 2jNMACgM1RWfIu8aWfFUrGq1NPKjCxWN24h2ODNAZrqO4zPjA8 0GYyLm8SeQ3EQ2nywlPn8bHP09MeZtZ2DpM6or1UucWNTn1tBu AlHdjp hM6dXn3/ fjsT/Dz81J9DxgfoolKTp7cmxh57yhmEiEQCwxQ8vHthqbWW1YZvj ai3XZ8/wSC3pp3f4 h7P7ODCABdb0L83A6HPErKjDuy0/3ok0YAoE6UP/DaG3gjq2Psi8IGG1IfXTkY/CzuorWlmZnFhs1h79oJAIzs4HUyMsr6tm5 u03MLXb6 CX3AABMFEfa2643NjY2t7RxuZFQTQAYKo07d87V7crFs6YmpuZ WdvankooSgzwc15pabNgdllr ZaBRRivjvU1Xis2bwyYsr2XoEZHXQAGArpL4k3a26y0tN233OB lRRgEAaHlx9ujBc89rej7dfDKZE IrTmQSMO8fBfj73MjuG2UCQF/B3YBdNlZW623tA2 9bAcA4kj1i8tu51/GhTnabzJZu37jificzi9PRDq M/n4TmtzUxOzc9FxF3zC7j2vwY01vLzovNP/WsYAAAPTlRLqsu/isxb8BLQkejluNjY2Nlu33u58RB4GYLQp7fGUXWez WoOeuzr5hcT15YXttnaasuW7TfOuAsIGB28Xz2ZY9jGxCuuGyw t1tls8TrzsJYJwGD2pl87eP7Zw2tenruMzSxtvG/F1v6CofcDMPsrKhLD4nsmf0o5LMXKanQ55em5XUvmc1leLAAAa EzyXMbJrnMoY4T8qd2MTT5uICiwzO1mPcBE VN3xdmSesdTu9/fc1ymvd3rSkRUTEJm6zgDAGj5N7YvZpWwDqkhUcqvrOeZtYh9z 4NuIgOAmuOnzceu4PYEDQD9T46vmMci7Ro7DADj2AQn8W/kRO3DXXKzeBbvTuoBYBT7r ZDids/quypi7aXF5CyPl4IwEAXnNFjEVZ2elh7bzsH1xzLS80A5BhnlR ksZqcmc0KKa8n2WAwwxvHPncV5FxicLWpjABQet5YS JOcoOLSD4kJcpodyxgGAGiP8dZZNGupyzMCAGDrwsyFFyruely PyTm3avGs6XJCgMXw/Pv 1uRDGgt V/F60De1DNJIXqAJL6fqwdc1eID2u9vU5nKZH3vV /HvRHTJmZUzWaQs7rdTAFpvrFdayKXrn95HaYraLcsmbHKmBoBS 8dhaiI1z9eG0jhf 0sIotYPpDIDcM6vnzNRwmswJNQ5R07AGHJUJ7wI0RGYp7n9Sio MvENHFp1fOZZN3TSYAtfqWlegCDnPfpAFgVD2wk0Kx6e7L/nL5gRh3VW7h1cdjOwCIude2i86SMb5Q t3H3w/yU3NipCLOU40fxaK4ztX3ZEzF5JWHXPXCS19KSXet69GjTqsVJ blU9obnfxzEZpDbXrtIzJqv7fYUTQFqnreGJJvWvktRj/eLoVikPTIBgERMcOSeLW91vaT3i8La8i9vlkTxqdsccPL1dNLj QIloHohDY4ml1zfKcSySN3QKuui9xUCSe5HRxYL CfpA6euIm6EhISHeayW4hdS9X7Tje5IPLedCzZG38N/n47Zdgw3FukTd1tnneOB Y25OfiW76 XdU/rHqAR0friv3XI2FsGlZg5e4am13fTe0kjnNUvklWyPHvXaZa68 gNfUI64CN57ssXghSmxvfOmnfqfJnJDUO/t2EH3HZuEslE5wZQ 2Ne3iZlvLXXuDQkJCDjtarzS2u5rbO96Vcmg5iltOZ8d2v0CvD XIsPCu33ygd/LwhpNHye57LOTk0t7l67/HZqiGIEjYLzMT0ZgTo/4aSsAhrAqCjy8 a/D5XzzeznzDanBN1JzQkJOToFnVhXvHt4bWjw 9DbRd/2HUeuw15USIbT6V24qfuXepAXZTbisUzlax9Pe13r1Zgma3kGl 4yAtCde2ePw7oN9sdCQkJOeNnp61kcSWwg4KtCLdl4peQtNvmd 8XfQFuGRW mb0v63PcL1N2KONpREOVqt2Ga7detWYwW2JTZHYutG 1uyg82XqSzWsNq61VJbXVZ8zdGMegJ8PnzGXhxaOm OlP2VGgDK 8cOgigOFf/E/vq7O4RktE137jlw4KCnp9fVxPI wDbd32UoOF9Ua/3W1cvlebhRMx3C27E0ABipTvBfoaAkv3LTVlsDWSUp3YMP6zEA wMQNR9myzkSpHM1p/Pr2/P7aKBe1mfOFFcyMNmxau4QFJb7KK6EdR6m4ZsE7h3P1oVwARnN F9yctAAAgAElEQVTOkSWouXw7ojrKo3evmM8rqWtlaacn TtKctWRpJ6xvOPanL JWD4YBAYBF7uVdSZqaUB CwMg99Bqzjl8a6/kfH1zF7nn3jqR3xbwqZl4389qwHaVPXRes0xQwXTr1g3GOrJcm vsSCgco9Hx/JTYU7467 Z8qgISKV 5SqIUSB573d0XZc89BqQbko4mDNZG7l0qK82labN26devWHa7 D4tHx4eyD6 cjRLb/awCB9B63UIC9dtK7/hP7QnG Nj7e3bqqFliOms3Writ0 CdL7faP7ENiOhHzmsEZgmstNllZ7JplYbwDJ3DyR2N2X4W3DyC amutHI3lWFBCStvuNxLrImwkUCza52uxVCZke0ovRAnuelT0VX uCMT5afM9BE8WvYrbedI/9KrGZEtauMS0A M7089s1JVBShlu3bt26detOh6CEBixlIHav5O8Llh16gAYYz7h gyYLiXn6y6Ecdnt/r545P0EcaMh 62Rryo1Aodi3X8w8Lu7ozj5rwcii7xNUBABTd2sQ1j0/7UObHET4mFfvWW4ebX8s3pWew6ra1upzusbTaumRPpdmiGkfyA IBMSjwgw6 9427Fl3dIdZXc3Cg2m0/Zu4AIAEWHDblRi52e1na v7tZah6HiWc6BaAt2V1xPq9uYCGZSuh4F3sn5HzQabd1CjwooY 2XcvtHck8acs6TNQ5FA9AHH6zjXojidcvoAoCsPQaLZsjtuFv8 9ZWOmh8gKaTjEdUKAADdMYe0eblU3WPHAABXE7ZKcD772tDq7t cB2uJzVL1fVX66MfxDTugGvcW0P7IX4eNcd60WUxuzS34et4yx 3dHTp0 7b1Zb NssqX2JfT1v/Q3YF3FZPayhATQFm4kslNoZ/u7T U9syTljKMCiuicJCwAd1y1lWIRWn3031p971oJrrtq2260A9I7 qkE3cAutO5A9NUIcqXj64euHsaa/N2uK/s u5J7QRa 9sEp/Np xTSAJgpu6RZ M0OJPdMvVsx7x7tEsCJWgW2gJAfHd Nd8CGecbZTggpfjrcbPyqm04dPr06UN7TETnoOaa3Wrqq7hpJ8 kyb9nJxEEAbNz ZYs49Q49G4J/JeJgcbSbs4uTk9MeD6 4mg/TMIxWpt0 7Obi5OTievji/eIvG79AbsqIOH/uRmLxEAC9r Z1aMCl229KShI8dPm1rfd4HjlyxGOD0hwulR3nC4YBU/o23Pugq4fv0WvRsXeDLiSVjZI HIlDBQmh3vucnZz3egc/LPzQqmFSiLXPLwYdj8ju/Pp XOivfrh7OSuX7laf3S579 z38o0q7xwHgO6i2JBzl6MyugCYI53ZdwLPXk5sJNEIjUlhZ44c 8T9662ZY0MnHMdnNeHJXbuTlM1efVBOBOUGpe34x6HhETtcoE6 ArI ryuZC44s6vbxlhQm/enZAAD7e9Z6LymmkAtM6yp2e8vX39/fyPnL6YPlnj63p760LAlZeVXZ G ycGmtNuHAu /qZpHFebeOXc8YjsrmEmAKMlK qsh6uLk5OTk9OeQ6diS8eo411ZD8 dvpbUOEABGC19cj3wzIO3DVMr wxKR8qJ45779ji73Ak oC6pp v1pB4AMBWZd3w8XJ09jxyLeZv/MDgmtxXLYHTl3As tH Py7FTx0 eehTxonKYiqmIv376QmTBEIXOhM70m8EBoYlTOgmmFpQcePTAH pc995LSHl2LT0yunDz0Rzqyw33c9zo5OTk5Oe3dfzmxGTdBbEy 7cSb4Xkb1GAC1vfDJhYAr9/N6/ovD74f42ePYAADYlpeBOzctF0HN5HOMTgzesJxf0eJiXhcAQEu yn74Yl8bup5iPCzNhJOWoFrfAqnOPww/t0FfX9EkfJTcluMnNENMMeAcANEb6ITnBFTsivs6JwjAbJW65b dEDAAC9D52kuSU3hhc3Zd3ZsFhQxSGkFoDe8OaIxlyhJR5JA1V pvlYLhRRWmtqs1RBhmyG981rh4HDmMT0Jfq19yRRgjg1G7xTkY V9/s7kPAHL8TERFVJ0eln2VE8SBZC8xgZWut8tHAYCZd2qzNN9i62 sFDADAdid76XIK6R172/b8sLbE3Olygp9z3dVaTO51y6Us8yXUDC1s1q/fsHmbvaP/xajSju7UQ6t4eVaeeNdBBmi8bqEwU2DjhTcDH1c1UPx4lzSb4K bQOioDABrDjGQ0DU5kjfVmn17LMXvZ9og2AOhpurWDR3j9iby lvILu/hFZFSNbNbryPLMFjDxTewcr7q1UYlTZtOjPgadBhne8oKz1P1S aqbOiND55uoGCc7Fjne7gAFQESQlusIxtBgPgzGuhjwz GVWmm9Yv95m45aduw4euZqJHi4P3S7BobA7qnAUAPPMcxXLfG2 nh7/csPwvZjjn/nbJGcu2H7kYfvv2ZdeVohLLHM5md//Qmzx6y29ai6FYda60fPf9f8S25Cf3bqdX/OCRJ9pI5cu7MS rcf950R v7rwen4jM7seVP6PwX9DPzAkGpqm9paZj8ofBCHt2NtaNd9Kv7 dDg5V15PLsPAKAs0k6ek9/kaP7Ua9JQtq mqKTuck1hMU0jh6g gIYXnirzeTQOFwAAEX3FXIhVdWdk1Vc5UXx9o9RCcf1ztTQAqA lax/ 7hN3jyrbCOzaS/Ep2FysBaPWpfssWSmq5R1eFb1zAwbItvBuA8HiH0iyuDSGTOSH Oq n8kgCM0f7H2wS42czD6nqYwMw6ZCwi9Gc50f9qPz /zK6bNRQAgIqQ7XILOY3O5AAA4JrubpJauHjjzbKepCNa07cn DnXXa0dKo/cIv0b27rQL5vtuJ5UHz0u7uVHstFEgPqwdfKzhTZffvupbj5am eiuMINdzyuHBACj8U5qPFKrz SNjhZdsuKdp7Dtdg8AsyFlnxq7kPXxjLb4g0L8v kdKQCAzKP68 fqek7mhCKHtPXdTiqNykz3lBeYq3kk7YsBhYGce9vFZgpb32gH oDZGbORjU9x9vRQP FeeWvN/U3V9ODB1m mU6iubRNll7SLzhgEG4w8aLFq4cs9j9PcfO/ TmERi8S37jWarDPT19Q1Wm 4KflH3o9tgox0ZoR7bnE4mduC/98nWmvj9W9es8Qsv6PvPy34/Umv jd1GG53Cy g/4RHbtpenXD0O3X3X fcX/Uv6mTlBrYuJubB736WkpKSnj06sl5HQcrxV2v/ kbsRj6S5 8Xnr1/fcLZYIqnmcLfwyzFO7BsPAwEUCoVCKTufeUcEGK6IcNDm4tTwu Pf0yeWjJmLsKCn7e5VfNs66Sm5vW/wbq9CqI2FxMbdcFBbwCG28XjmIfX/JiGuh KYzZQC02tceciguhb1xzYlH1MRnL9t2KfrRjR3qC1BClpdyBzB vfNW55ivsiMcDY6TvvjXL3N8NLtZ0MYGZ7r6SnVVq 933X UEZbjgmDwnSsYiMCKjoR87kHvTRUlY1cDt3uvXsZd9TUXF9ALi GrHEt16ybCgpt2dT74uNchJD8agFpg6h721mXzDT8FJVH6bska Mai7CBzano5OTk5OSUrMKmISquO8ldY85cJa 3LeMAtRdXiaBY151N/TRAMdHX9NBJin W2NZLD59GXNmsyDNDeO253AHoyziiJ8MjZ3X 2euH/g5KHOwL1gRmdeZcX6M0W8bUPzL68cHVvCh2rf0J7YTyMHOxmfw mN9upNCozZZ8IC0rBK6lqanaT24pCrCVEuNcGPokJOWwtw4YSc Q4rHgZoTDxkxMeroul5Nzk5OTk5OT27qnucTKy6YMk5Q2jTnWw MwEDMHg0UStXuPtKeQCB ST 33wnb8CrITlZWVlZWdskKrdOZAyQAAHz2WSdzpclfG 4 9aLrD58bSbuwdbWcnJy5/4P8YQAAclvWPRcFBWUVLX0D/9DQ3Qb7Lj2v 6IKC11Ft7ZrzF krmcmLy8rKysn5x7zvp8JUHZvr5Gepd/9RgA6Ov/KJhUDm8sFeGxjnM q5UuWqqnZbjTXVN3rF1U6MlZ81c5IxzYwkwgMHCbxkP4Kzb2PW weYwCy 6LTKwObYy7qvxyco1IKLVgaqcnKyWy m1VABOl5e3auttGSp lJVzdVWF4sBAKD4orXBEpsLWZ8HFQm1qWcslY133i4c7Xnlv0p Xc8/jlgEGQHd8gL2 7AdKq7eHZI RBwsuO6xYsSX0fTcZAP1437olBl4PCkc bwRtpOmVn7KKnKysrLz77i1i/HrmJ5PbAchld05tkJOTldUxM/E5G KwyutBxfD4UNrZDXpKcnKyZmb6y9WcXC6 7SM1xXlYapm5J/TR6DRmwfl1 qq2oflf3Soz0fM 2l1OTlZFeYn3xcsOq11DosqGAACGsm/7mH/cZvnla3yfto8T0DG RsvN/V6UjQGMvDlrr6G /UTi148kIRCIX8JPHp9g0qkkHBaLxeHw48TPzUv6BAmPw2KxODy R8qfP7TJoFDKRSKRQP85mAUwGBTfa3VRVXds1SiGRJqg0xpcf7 CwIsZSaL2IeVtU7isPhx4kfprahUylkEnmCxgAABp1KJpHIVAY AMKgkTHd9dWVte 8IfmKCxmAyGZOL0gGAyaRPkEgkymQpjCnr MM3pJCJBDxunEylT/5MGulD11TUNHSNkD984w l0j9/nMmgT5BJZAqVzmTSJsifCgImjUIk4HFYLBaLxeHHyTQmMOlUCo lEpk5uCY1CJpEmaPSv9hqVSCTgcFgsOSdQU1Bphd rJgBg0mmUcQIOiyeMU2j0CfIEjcEEYNIoJAIehyMQiUTSBIVKZ wKDNkEmkT/8K/64tZ 2emKcgMfh8JMro37aCAaV9HGbsTg8aYLBZE6u8UOBdCqFRKJMf L3NCATi1/ArjGP/KKMdsa7LV r7JmL bM757pJb29WFVbc97Pru7s7SextXqWp43yn7oSN05PqU02uXGO 8XfMj1/q9yi YKq0wPZXa jMKR/wr0cl4HBZHmKxfIf6N/kU5wZwgDbVWVlW3j/zp3EE08lhve0tbL/Zbczj cYX4/oaaisq2fvwPnXOPPj7SWVde29T3U96gQh7uQnd0YcZ/6WkEEf8FJoPBYP7UpljDgx3rVWVW US9 6FzJzCZDAYDaWP Ev5FOYFA/K8ZygrZp6/jcDrpRw3tkDvK7jjpmm28kEf8/umr8Z2lmadM1rqdCKsCoNYln9u0Yr1zRBV8R4WMjK2M8DA3tru S14r/6k/91dHeGww3 L/un0DC4mdDcgKB NVROnMfn7B1PP 2/YtLZme6j ESgSVWYYVt39c2pfaVJgTZ2p9Oahr/xjV8vDrlgCQKtWBLLJbwqShyxZNju3a6X33VygQAwDZmh 2ztQ96hv74Nm9yWcSRgKPXUhrHALA5NzYsRM1a7JHxZU4QS5 cdF1vumaVno6OrsGqzZ6HU4cAyGM5h1fOnSHplFAxAl8ax1Q OGUmv1DF41Ej6QfPFj2QesnTRkdHz9DIav/ZFx9vP2Eye1 f2mSmp6OjY2C0/XJa1Yf 5rGWlAt2Bjo6OnoGFtsCknom3wjAqH100sXEQEdHR8/QzO18bMOfpdl/VxAAYFrjD6 1ttsRUTalF6Pu2UknU71pC/qLITmBQPzy0AlHV6HY13/1hAmhOTkm/nnFf/Fmlr6MYHMUi8mtbw6N0fCYxrzXaRnVA7TPz9nhkwK0WOaIbzk/Od9Af969zQKohUan3n96m/dwdUVP3 QEFZSRrqqMxPT8phH44no29uKwJvtvLEvWegcH 9YJT1n5sr9EYVdQ3kn1wpwqXqmof/06oepTkwsbPuxD1CM5t68euWw/4Xg4IOblnL9zqbn KiOCEAazozcvFxNz9n7VHDQVnk CUOniFosQHd60AEtde1tZ4NPedtrc3Np UbV42mk6mh7ZS0dK ezFy74rNeWk1y6 3Ep/psFbVTlnK6gu1VDADBWkx62dYUQCoVaMH/va8yHux 7ck/brFE33eAbHOxjuUxKfKlzXPXXbw35y/3bcoJJwVZGuR90cwvP6hlFhtX SgP5188ddDsS8bbh135V/c82PlD14t6p408f33d32 e454DnpbfFeU8fXHbb5ezmfe1ZXj8A0PG9WfecHB13OTi47Pe6 nF6D TzbA6b61U0HfRXh2QvFdWz2eD4sHiG0ZN0K9rv8sg4DANBd8Pj 6 cj09w2FscGB52IqhwEARquenj8W9PBN0 f5QEab3tzda6QuOnuBqJbFrn13CjB4GCwMDfTctWvX7j1uvuFx JVgAbHdBdMiNu29bJz5X4QlvgtYICyzbf7cNAADoDYmuSuzCGy/XjJOgOTXQ281xz35Pb7 g2NRGMsBg/Zu7l2/HFPR8mRPY5OP6AoJaPlEDANCVcXQp53xJy/CK7pwz1iKcGnb fu7e 53dDl5LftczWTKuN el6eHj4/HAe AW4VYGgBQaxNvPEyJib4fccbBcY9r4M27ZWMAAPS svu Xk6ODg579nt5HDgS8ax04Ju1bnxFwtuaZgwAEN5fsOJCccu4vM YBvjvJU2We/M7YXjoA9N62k YQswwtamtI2LdSVGzLrT4AoPfF7pRfKL4u7P1A8SVTfhTvlscN AABZ5/U5Zora3 /7ZkFF59dNV9Da4HQ8jL4JOLh6oajWKun5wmLeaUOTYdDzcKeE2 NJdDyoAAMoe2MlzCZodL/q7J8389 UEriLKzddCXHRv9Gv015Nh/omxmpSoxw9Sqr99WP2CBiuTr527GV008J8X/c9oI90FsWHh9zPRE/9V674/7 Z5K0lla7fz5QDMkY786NDbD7PbacgLar80UPtopzwKJa21w3jr DisNzt9Zl pabnE66LLdUJyHV8Ls1Ls2LA3XkHTD29PTY/ BdbIzuTQcIyuGPv4zhqpeXNu5Uklw9kJRLYvd7vcKh/GpvgqsKEGHR0UkgJF4P33ZhTpHH2U98VSa8buy/xsCMKDyhvb8BYt3hxZ97tEYbUi57WSgKjJ7vrCG6Xbnm3lD LHmt9dP 3p4eDiaKPELStjdax5szzysgJrNZReP 9zvREg/v06Gg1fFyMHP39/f/4Cd5RJuNpHNodV44ljF83PHvD08PHboinCJL/NN6hmuerCDG8Wq6Jv1Zb/Tp5zoB4DudH9VrkUyTgldfe/OWfGz8anZbNuxx8FQbD6vzpbrlQSYGHgX5rFKhkN94/bN61fJzOdes/9eyShpNNFLVU6RX9tkz8Ft1lpSfEKi9k/aCeMjRTc2LpbSNLfZtmWF2G/zuFUOXn/f/x0n9NC7s6biMxcbh7VSqW3Fp4xY cwD80dIAEBICdTjF9A5Gv08KnitArduYOo4fJh0lodzqUdyc8X be546EivNdwVcvhyw3dpI3/Z0Ss3Xkyp Lij/jMk3C9Ll59M4eL8FRkufvI67Eh0TvHaekKhHyuAEAMB40oGlAk qrT6W3AQA0pwYYinMttY/9IWf f HflhMAdCC1vbt1cuP555kt31HRbbi2Xkpc0Opqwa/3Gk4Gob8h70lCVsMgZeoZh297fthachGP5YnEjv 8Ejq ty7nybPsJsy3RgPHq5LdRFCo2RtjsPipizAwzfmJCS9zqiffDk nF9ZWnPH36tqL/Y680YCoeBHgFhsQ0AJArnjnxolAs2 NJ3zxZ/kcNNcW5KM7mEtn5rAMA8r20BVCzdM 8xAC0XnWRnsGpcThxFBhDDbnJz55ERT7wNRNhRal6vSyb2onRk RhkxSGx40n75I/Z/suEZym6PyklA4y OmWhIbAqOBPTlxdsIrFIx/FVC74req EuM6B K8ntR7IvWrLIbIpsn7yR0JvXcGbhCfRj0I9rJbMXaDlGP1 4N2plQv4pV1f4cen5ESwpTzrImE5bRNTU1NTQ60lQixsIpvCqg k0Yn9NbsrT2KhHwbt1JH7jWncyqxKd4CYzW2Llifyvc LkGglOER3bgNDQ4w7GiguErI4ltlBGCoLMuFkX6V3OxAK0hW5c zCq LaJ0oDHOWZGL3/T05As6YjfLLERpBOR1dGYGGwn8zrb WC4VoPjOZrEFsjvuV3XXX7XnEgqIJwNA2j45TUv/19/zaD 2LtJjxWKxFQeimgHwDSleqlw8RkeyMOMAMPbSfyW/yKqTd6JvB oLCugcfYUFgPGhTP/V3FzLfN 2AkCq6ypO1AfSmy6UATCGalNCr4WGhoZeDU2u6fvwCnHA1kUe0 P52QSv4BVd4RXzsCux7e9hojoCIR8rQBABAb/QOVS6J1YFpzQAA9YmH9cR4NZ0T/u4pM/99OQHQ8yrwaHxJDxMAgNRRlZVfWN3/zXZad6T9MmXZbeF/mOr1FzBQEGY9i3VNWMkXU06OFobs37sjKOE754zszbhgMYtjbX j1t74gpaf2ScB25wN3S0mUqTlBzQu1ElnEb qXRQEAwNa9dpefM1fbK63/48WnPj4y8VnWAAAAubMy2m bi9eDCipyx 2XhhqindQ5REzCGnA0gJJT2uKz5N1iyqkALfe8tAUF9E6n4EYr n 4z p1HWl1De4koy5zfdAOSK6dUcog1MQFrOcS3PqydAAAmZPqpCc9 UOhhfRgEgpJyz0eLTOZ4JgK 9s1uIk9v4QmKItYyMyb7Y q9noW1JOm/DIWRzqwTHBABs 10vRSkJMZUVK5TFOGbzrtofX97/ZznxJmiNsIDavlsNk1tTlbBHkUPU9nL1SGf9VWdBEQkZtRXL5f gWzZCwvZBX0/rnOYFLPm0mw7KQT0JZS0tbx3Cn761yACCN5R835eNU806pHwfo vL9dfQ6PzcUX6WlnjAR4NHxfjAEAjVx5yVqQXX7P09rG1 dWCQrpHopEA0yUPt4rM3OxwYXc4Y4nPsq8Zo6Xb8ed3yAnZ7Lz 1vsv3ynwJ6gDKcGrpThZTQ4mtDAAYKzu9QEVdh6TwLxRIgAQko 7p8gvpB956ePOYnqCA3vHkcQAgjuQeM bhXOqVUt3yLmKnuorU0pVr1qwxUJcTklNyiMyqr3gVoK2rpaWl pat19EX1AP1TQRysZt8sSIefX/NA If3pBHbUv2 yInH25Q5FxufykADADSlHDUQ51bbFTf4Z9/pL/TPzgkatrOpODc7MzOvtK4PRyMNtlRUVrWN0pkAVExjbXkzOtFv naK6 u5nX8/nhWuvLsnNycqqfRNsvXS50s6I8gnyaGdNaXVj7zgAMOijndWVj R0jZAYD39uE7m1ra2kqz8zKzS tbxqZrE9PYNElxTlZmVm574qLCksa0IPEKZdZ gSup7WqohPdXFSQn5X7rqi6b2iwq70uPzM7v7AG3U aXGiwJS8nOzMzM ddUVXPCOnzmTWB66l7fnGf3gIOjX0hLzPq ohUAgZdV1rdNkQAACCPdTZXN3YN4jAdNeWVrRgiAwDouO66isq GjuEPHW6Use7q CCnlQs4td2vv86q7ydTgTRQ/f5dZmZmdu67900dIzSAifHB1pr6pl4c44sTm1pwY7M0v9TGoMm XojC6cvw1ODlX WUMEGC8r6L4XWZWdl5BcTm6e4wOQCH0t9TUN/fhmb9g4P5UQw3RTurswkZXakYnAIpPaIvPkt37uIQC0BThoSUg anrlyfuMs7ooLvGANApA0WE1wZkqUyeFBBivjvJfvUDM8l7t5M/vArQFZ8u5xlcDQPcjL21pPv3AtAmAkbI4B EFM1do6c7lWhsQ 4epVsnNr4PMFwgZXytlAgAUBkgJoVT3JGAAcoNM2WZpucSXfSM njEX4VZ3DKgAAAFMcvVueS3LHhfyWuH38fLPNTr0nAeGJy7K5r OvOfDMnJt 8pOH 5eOl48N5x035OFU9Pr8 iGfD5dTc7AumPAuU9z3FAgAQc/x02Tk1fFNb21POGgoKrvC62wxAef/QRWaW1OrzeWPoZD9DMRl59eXaK3RsQ7Ib8QBAHOlsqK5s6sT SUcBeaAiyk1fTdjALbz6w6lCaM48ps21SPNAyjANAEbi9qtwCh uff/Im7twaQS7VA09GAYCGSXbXZOPXO56Rc2ObGqfEmnOFGACA8oeO oigOVecXY98qaP/tmm8WtIRTQP9I9MdbFIZyA03nCIr5Zk8uP/J6nyYHv5ZXYhMAQF28mzovt87B1L/7rZD/4JxgkvrSg7YZS0jIKSmu2OTxpHyo9poVj4DQzhgMDqAhTFuZXd VkjZaqje2WsPIpNXImk9z3PthERoxfZLHkjvWrpQW1NffFtA03 PHWTn7tY91QxAJOAfeYmJajvHNs0Pp4TZGy2RX/9Rsf1UpJC3CJLl5/MJ9Lp1P6Ms2skpcUkpKWFuRewsC3eefx165QTA9uTfnQtH8dac 1sFdU1JIXaWxdv2ebjut18uLcrLLa/n9KiLMEEndj8/qaeloaKiIi3Autg24GUT eMqMBVRxw2EuFlmzFzALSyv6vGkbaQo3EZ5rsTOGznjAOTcCAc DIT2fu7kvA/X4 AzOpA/RAAYTnZVEpKz9X3 YEmvg/f0jOoJcC2fMXMgjqqDu86JnhNqc4GpjoKKioiDBL6BleiZ/nNKRf8aATVTxwOsplwYAoBbc2qbIJ7p6X2RZTU1NTeGrW7sUOb jWHMsZHKfWxOy21FdRXaokKSCkY3WxiDiBzji2klV8qU8a TsGhf6nDNY9tFOcy6UbXDUyAVB4dCkfSswxspgC0HDLVZWdW /c06rCm vZuLnsL UUJF8xl5yLUvV4NbXfidTyLMhgzgLeXSHv63uwdHr3Uy81NkFd z1v5VXnXt2nNnCumF5A4DsAY6ox1Ep7/22 omUuPpNV fdUCSufbsLXz57PbBufXdo1NVFzWkZspYxmU9i7/4nZZ1AL13bElfXnH1H9jE3Z6jvt8MOBTTuhzs8nZXSphAAAMvH uwQ2K wKaz79qSjymLzVq 17uuyRfY34Up1xLFMoAACAASURBVNmp7KqWJ86iKH71o7lf5sR Y4hEtDnblPde/eMEwAZNzxJB1vty l1U4gLbwjQqoBaancxraXh3W4JZZtj upqY0M2a/qrCk1dG0bhI29agGG4fa/vAmAErRvV2iKFH9k0ntuZesxHQPhCTmlpaWVze09OEmgFb10El ZQMLUP MP/aCk5qi9ylwoDk3HW nVtXW1dU3ofiwd15d9aqOUoLLL/ZT3NeU3NqiLK5ufye5n9mWeMlMWW7bpZnnN R7TopCslvP5va2Jh02EhbRcglPbmhoKLp3eK3QHNVNt6q/LIj8nQUtMT Z2sSECdxAV0Nx8nW7paiFbLbXssvqukYnqIOJJ40lRFfuu5BeU 5N6xlFLTMr8XMpf y7oP/EPzglK4ZkNi5WWbAx9i 4YwJKo5O6qy2vms3LaPhoYZUDd5WUKC3 fu4hz Z5LiV1T6hRM4mjhWWtRLiWnBzmdbflnTOVnzVNze9Y2XB/rLIES0jxWCMAkYJ86C3No2Uc1jhNzzhuJzpyp4xBZO9D89KSJC KvKgfiWgY7oA1KCDmfzm7F9j11k1NbsjiwiTx3Bxfa98dGaM2/ smPRVd1tCXt0BGfMVnAIysYM5pyzl/mdd7lvQied2oeubqyvrqyseLBXRWC2rEtk0cdzm0EljZQnnLJk 4zM69appAEeiM96fXyWB4rcNzcADjGfc2LacTe1QXH1T0iENbo 7Vvhl9JFppyHJBOcPAmI/vDmBQiZiS6ABzNgHTcymtAzgyHQa6mptqSqorK9IuO2qxztfZ/7KyL 45ixOcZcXX fEHUct9lkL2AUkJCUlJcWF dnmzGdfcyJnYHx4sK2ltqSqsiI5ePsyFhZDn5Tq7gx/1RncMvuTkJz4ynBzgscqSWWbG/VjEwBlwaZL ZZ7P62gALQ OmqioGBxORdHaHvtb8wnICwuIWqkt0JYwD4ovXJKVylzvOHdZW suLgFhhWV yWNYOrXmqrG rKCIuMR6F7ud6/fZWp1JwwEAUHpTTy6fu2DWUveX7V8/kADAJLVV3NzCy8UvLL3E61kXpv31CTN1cQlpGWPDpfJillY L6oGiy aC8trHEolfG4dj2dd2bhEXt8jvIoBAIApiT gLblkd3jdGLbxvusyOSFRcfHVemriAjaOoXn17Ym mvxq5sFFX/U7pQdbKiqs9r1fO/UgI44UBm Wk9I/8qaeAND52MVQUHrLubejDGp3WvheVUFRSUkJcQkpGeeHbX1UJh BST5vJK5oFPEYDUMrjPDX5NG2uZXdX3djMKyQqrbhERUVZVpTH wOdpTWX2uXUcMxVsb/3xaYPaO/arFrOzcfGLSEpJL5aUlNXfdC4ZC0w6pjfOVVlOUkxCUkKYz9g/Lh9DBwD6UF7sYWM YQlJCTFJuSX7n/Ri6EwGteu1n/FKMRExSUlJCVEh1XWbI6q/nunhewt6ko hMwE63145sFxCXESAl4ubW0BEUl7lYEI3hkGjVN9wNFsiJCYpK SakarHvdhXl7x9L/QfnBLP5vruxHAunkPYO/6fdAPSumlBTVm7 7dFDo0xoCNWUmyNlEfiyFvPltBvkvtILqwUXLd0d14YDgPowW2 U5BceYtuGGJ3ulZ4qvPFkEwBzHP3eT4NPdHdM0Pp4bbCTAqegU WgMA1Qlu8rPE9c9m9aEjXcUF916p6GOgr1nIaKz2f938xdZhe9 J89Di5lni8aaMCNIdZyv3OZXEuDQ8w8OKMER 7glsshj7WEX9suZqqkpLyYv6Fs1EqrpG5U05uZm/ tS0cgpbXiycvGaXBa2RmiW6/loUHIGbf3qXLqer1AkfH1IRu4xYQtHtQmXzSQk59TWBK85Tjld 6Vfnkjh/CGO5UUAAAmuei /dqVCorK8uK8LL/zGO6LK/2zrgb41J4wcntc3djY2FiaHOGoNNmeIFDKH2w31VZQUpYT41n4 G5 x54uynqwAjXmCih4pSE58hUEljvR39wziqQwmwAR2oLerb2R8g glAI4wO9PQMYCkATCphsAPd0tTU1NXb19U1jCV9edsBnTY 3NGBbmlu6cfT6QBM0uBAZ2tzY2PX4NDwMG54YGyyz5LYlXRyBS vrUp 4Jvyf3bdApxNHOjvQLU3NfTgqE2gETFdzbWV5bWNzWydmcIQ4Q adgB7p6ekdJU2bMYJJxg709/SMfTiQ6ZXykr7sHg6cyAShjfV3o5qamju7uri4MBkem0oijfV2 9A9iv3uPGIGEHe3r6RwlfnI1MBgU71NPdP0qiMgBohOH ru6hMRITABgTY92tzY2NjU3NbV1jk59iEMcGenoGxgg0AObE EhfV 9gf0PiuXXiHBvOPs8uLytLv2wtxq w1ffogd0r1ZU336/ 4 135NG nq6Ozo621uamxsbGxiZ059CHIWcatru9pamxsbEZPYCnftwDDC p AN3c2NjY1NLeg/24Qhp sBc9uYbm1q6hkT8 0/BfFkQlYHpbG5ua0e2dHR3o5qbm5j4slTa5ooGOlqbGxqaWzsGx P74f72/wD84JoOEGuuqfnbbRmjef12jflZTqmjBzDl6BHTEYLEBDiIbMT GX7O/VfNzuJ3QUnVvCwa 9/2YkFgK5Ie82lcrui24br4/ZKzxTXOfkeAIj4Z/s 5cT51YKCy91vNwJQK IPKM0U0z6VgxvIOWvCKyggJackxSdufTqyDPfl/w/bk qjz8WtHZjXTgJouLpOfrbwlpBcIkD3syAzUV4Nv4e1DU88ZCTm mx6KSy2MdtcQminjdC9/SsfjRFvG5Y1sAmtD80eZAAAlwUbSM0V33MgZByDl3LbX4VBxT8 ABA1/7cBM3K8fmXdslBVdsOZbYMfXUILcknVvPJrT ZikRAKAmwlR9rqy5f1xh3jUXbbaFK/f eZc0AFALbtrKCshsCioBAABGZ86R5Tz8ZkfeduXcsdCcp2AV LQwJ2SXBssiA49XFUhO/AKoA hH9qI8bDIeyY3Y77zRuzcr0H7Vst0nU//2d2n KMSm4mBzNmEpZTVNTc2l0jzSVifO dkbbdC2v1T03S9bQkzrH5wTuPwX ZVNnYy DB99HpSU/oX05rjdKpxCJqE1o4M5l8yE56JUHG6Xft2VR8V0RthwLeJWO5H bA9B213bp/LnKe560TPS9PbqCj2vZ/rcUoNTHbxNnn63i8hQ9Pp57bpUAv7rrzXqAifKn xVmSeoFJncWhu9Q0XU Efk8LT27rOePc Fge1K99Ti5NP0nXzMXulZuluCmS1kEgK6E0ybCvMuP3Ct f9XsNzae/XFYgMoAfSGUuMOXOdGRccl0Do/04ZeTT7p2RjopswoYB6UQgPw eAf/fC51jzgMAGOs664lzxy2 YtQAtvDUlq/ODXIrUlnV8/iVTiWRgEAKPQT40MtdXs9DvAmUG/W7OV74sv6351cMZ9Pat f5QT/4vWBuRQAAFxDqrc6N7 5/5v/x955xrV1pfuae2fOPTNzzkzaTCZt0myDS9zixE7i3rDBBnfj3n vHmN5E7yCaBKL3XgWiSggQvfeOCghRJKoQ6ut wM64TRJnS2zZXs/v/8GWpb3XG0V6tPdq9DSTxZ/9nx8MCueAmGj84x//tOVBZsNgkcX3f/pkxQPoCRSRCfiM2vyi0lrWzG9eu3WKVU0hplJrGJOv7QAEmZzX XVKQlZ6WmpqaRswp7 aNMtvrW p7Frq3983lNfaEkJEfaXTmoPb bd8sW7L0HqGTw /Nsd q9r ffPPjdzu1vv9STW3jSWzZ2HMvk4vF/UU2 /7fXz5U/37b1suXtde8v3L7CVwtEI8VOJ7TUPurxkbNfZtOH9uz6A8b7sZ 0TM5QbDb87180LmFbABDVxFz5XO0f31pkD3eFnf/s69U/ah/S0ztx8uRJq6jS7mcuPCdYxDvr/vhfyx8W9vABaHHb/pnaX/c7FkwDwIiz3PzOfy25Hd03XB9y/Jv/84 vN2z5Yd/af6mprT9PKHzqvpNsqpVsvEZN7d1FP2nakQZ54qEik7UaH36os XHX XO7dyz/aaXG1cghAIBUxky//8Nf/lvt3b3utN5nx6VKxxtI t oqb2/ZLuuc/4Qvdjh Bcf/UP9p01Htyz q9ridReiq9nF5qvV/vzPiylPTa0CAIhLsLqf/OVDTWPKHAAATLYS72j81582GeQP0sswhz7 8MNlP206snnRX9TUf7yZVMsqeLRU7X8/v54J509AIG8ar7EnAJhjFCUFYDB2zkGJBf1zAADZ3AANh3NzsL ULI amR4bnkps5L10KZaIuMtzb0c7GJo5SkptWXFjQNAwA4A 0kHy9sdjA0IiSpmZSZG5Vz7hQzK7PCA9LLG4ZB0A62lsSh4tKL a8vi7q /qMdlyxd/f38XK799Lf3lx61yB186mtWxGeWpYWEJFeypyQAjDdlx LD8xoHxQDM9NUSI4LjS/uFculEG4ng5WxnYxsSFYXH55V0DD5990ou4PdQcD7uTrb2SXW8 GQCkjLzMEFcnWwwhKTW/qCYnobh7FgAA5NLuRL1P3/ Hlm3hwPP1yvlTXYV Pm5O9k6pjeMiMbeRGI3z9/VPSIyODCOlF/eMznJqUgLDoovp4mfmY8s4LfkxYdE51WwpAACIxplliSEhmVVs AZBxatJCPR1tbXBBgQQCiUjrG MPViUFhMfRmGjsZgyBQJTJa 0JpSBoindyx2Z0/uJV ERF/NXlf/hm/zVDDAZjdGLNp pb7vr8pqUClIBsdqrMRfNztf 305VE/y29XEI6McTFMjSrC5UuMQgE8poBPfEs4pHeDLuzl2/6l03 p6WXAQAACEWtCca3z584fuzYseOnzhsHU/onF6yRzyHjT1UQHjy4Z5nSOvybOgdYJV6G54 Z ZAZqrdYCQQCUTmgJyAQCATyS0BPQCAQCOSXgJ6AQCAQyC8BPQF 5m5ED4eQQe5DFmeBPjw6xert76EO8OalsbnqE3t3d08/izqLWhyOc4g6xWAPDPP78gLNpdn8/ncGZlgAgmuIM9Pf3D00I4OgyyALwtnpCJhLMTM8IRJLnhyjJpE L 5MTULPz8vQ1Ix0eSr2t88fE731sFet6 cHDZoq W69nl1XRVRN5d /XXX67dcje85987L4nFYoFAMDc3Nzc3N6tUBAJBR5ThoaV/e eDjad9igWzoy2JNju Epj9WHvsv7GGLPdqz/6 KOtj8LIg7MCgUC5jYG8NQgEAqn0Jb M3nhPyOVymUwqlYhFIpFYLJlfOlsq6Ysx2PHtrgexFc8v5D7Oy LE tu4HPd869ouTrJG3RioWiURiiVQmf 5xyeN/ePZxmVj0 PlPP1kmefLwf2zhq54IACCTyWTPP1v2H5/9RiCdoBNvv/c/f1BTW/LgpqFjZkVRW45DQEwKJqqhIDaoojI1H29oXiT6eUmfqqqqoKAg PB4fGBgYoEQCAwjBEXbnt2r8WU1N7cPVx /YWBid37r90OVL1 8aWDsbHduic0Tv7N1TmroXrt51Dg0NUmZjIG8LOBwuKiqKTqe/ El50z0hac5wuLLju3Xfrlm1atXqNZsOHCK0SIFU3u1z5J9//Pigb8HzG5qIBUO0dP3t7y8 5UwbVfAutKOUAEPdVatWr1m7QecilvzzqgIj2fZHd367atWq1W u33cNlPV6JfpJFcTu1ZtWqVatWf/fj6YAaJh8AAOTtsU5XNq5ZvWrV6jXrdK84Fj2/x8ArnKj/yeNyHjv10YYtOzZY59Anfv410Z7leGnL6lWrVq1Zp3PZkfqyE7 3mCNjM9IeXAsk5Zcn2W4/Y4BqEYCYpi5T6AN9WSSkDgDVWYGOSLxp/Mv9wfHycwWBERkbGxMTQlQiDzmCy rramutria7OLnZXHYNx57/6779//q l3 63SsFeuBNVVsGcrPW5a2trmdLJZCizMZC3iIGBgdnZl6yo8KZ7 Qlzic/irP/1luQ4mNpZge2PzX9XU9xqldvFaAi rv7/kVHDZC2v0AwCAaKCS1tCvWEtM0wIDfM3sImJjsaaHNf77/2rstC3mALlUVBl57Pv1O 5YEWJjLbW/ XLFLrNCFgCcMi D9as3XfSLCCc46y36YMkx23y2UNqdfP27n37UuR8cF4d7dHrDv z7f7UBiP7u/0CucKKcXADDdXeJ78rtP/6CmpqamF9E2Ov/jeajUWU97reZJx9hYnIHed5/8a49z/gh4bZcAejlS/lhv0C1NXa096/VOnNHZrPPjTz/omSS0drZSCNe/Xb9 5/67ePKITPzs1VR2dnZubu4CNVFclJXsd8GZRPO9b5GckUD0vvow PfLiueROlgy0Yh0DfKL7fv0gEAgy3nhPlONPLP106Qm3dgDATF fwwUV/ eAHexqznnBjxT9W6V65funGaZ3Dxw0DYpvn9w/j88pw506fPHvmpJ7eaZOkrlEJAKCdiPUPd/EhBFjs26d76MIjk6z5/fF4dYS71w/paGsfOHLihN4FG /sXvF/aslcX1ltZzsHACDri7 xQu2v/zgQ3iPhz1bb/vi3JQd8GrgAAGG29dZPPvz YXJLN9V2378 1HbpAAAAeYX59g/ /t2j7P6GqGsr/8 fNlnlAwBAe/zpL/7wrrZb 7M3FIW/ UTf3opgy6er/W21/rpM59h3f/nn xeiW7nze9Gk3v9OXUPblQoAAKxizLbP3ll7NY0jeMNEAcTSQVo Y3h/rW9BYX5CR5Ovll13GEAH5YEteEBYbGkFhvriNa2ZmZnZ2trJbx ilys76krb1V84R OLG5uznq0YmjJ46fP3wdW9uQjDE4vnfb9s0HLOPyB C6ixCl85Z44qR7JwBgsgm747O/fHCQ0MVpDbu 7O8fLNp7 p6d7fkfP/9w6Y9GeRwgGavGG 1c8sHGi/ce6F/Z9P77a/Yap/VNzFZ67Fv92Z /2X3b sE9vW2LP/jLTrfykRl e/ipZWs3H7lqaHx8/bvvf7TksmvZ4G/o/55qizi7 g8f/WBTPzU3Rg84/PEHG28k9fAAAPIK3HH1j1dedo/PjDi3 p2Vt2KGAAByWSfuzFfvLD4dVtnSSPHWW//T97suGBrePn5g508nHQtb/ NE8F850UdLjjlUSWbp5bTM4Nzi4HPvffzB6YhmnhwAIKRh9i5a svp6TDMAALDrAk6sfPer/f6d03AC90J5glcfG JkaGiCDc/qlwP5RGeev7GRqaVzTp9QKmYW4ByNjR3iy5nTv34kCAQpb74nC OfX/eM99c3njAzvnNy14n8 0TVJ6xAIuoMvLHnvr2vMk4cAmEkx OHd97dbk/oZOcYb/v7Oj4alAAAAKk23f6D25YXYJlZD1Dn1P/5t6/UMPgAssuHa//loqzVlkJ1w74sP73j1AQAa7Tf9tOlMcMNvaNFUZ7TJVvVP110P 65AA0Wi9y/ZP3/3ualznKABAXOJ9eMln3950jk7CHfny7yuuhTEBADJxC1bvi/eWno olABQaXf6c7XH/G3DHeIcAJNt6dYYE0NDQ0PDIHLzsOg3nujjZScdyh5f/wg6vM 8 493T0e28OQAgOlcA81/fbL2amQdAACwqnyPrnhf/TChZwZ6YqE8AYGoDm BJy6u/ B/PlL/UWu/zsGj180C68QAyOXduNOL3lt6LqSUCwA302TPu/ 77UF4QTXh Ffvq18JZQAAAGDH3Fz23ucHfUs6SiNOL/30mzOujQDIekpsN/3pk6UP0ofHij12/2vTrhsWHpYHVq7cddi1hPFrw4IkwwVe2uof/PfOm0mdIgCAaLjaYetH7/5wM7mXCwCQV COqX 6 qpdWLzfoS/fX3k7 vH1hP/pr95Zcja8uKUi6vqm75Zt3H/ /PnTOjtWLPlwh3lEdQcNd/LUgf379 /fb5lAYwp/44k WnLUpmTeE6KxZu/TT3uCpL/j08/W3YxrAuDJ9cTX8HpiHugJyNvGm 8J/Imln2ocd6p7 lGJuAN3ZtF7S04GFo0CMJZutPu9/932MKG0Oeb8l//1qa7vfNdgq6vOR 8suxzbPFgVflLj42UnHWsBkHZTMRv//Ok3DzI59GLnw2vXfbtlz37dw1dx5PYZAACf21NTnF9S/5Kdi4BgoDb67q4Nn 28H9j6 De/hNtBOPTlnxcfDWwdBwCIcm22f/Lh9wbBRUVR5zXe ewwthsAAOTVmJ1/f/9bfSIl4t7uj/655gFpCAAARqvtvlP70z 1CQOi33Wiv6 84t/2 D6ZhBF08b0P37uYwpyf01XtcOiLDxYf9S8HAICBEvudn/31mwtJg7NvWv/E7wF6AvK28cZ7otT74L/ 9rGWGfXp71KJuA07Py62cASA0eT7G/ o9u2VxObRetyxZRpf7HfII WQIu sXaS /2FKD19a47Pv47/ 66B1FQDSTrLpGrX3Ft2IZzaGXFi28awBIZ1aXEwrr2pl8USS/mzj9X9/Z/n5hLHnv1Fn xL1172vpvbFLusoKoVcUEiltQ4IRHPdMaabvvhSywSbmp/vpbdp6cpdZiQG4HfE3t6jvuR7/ThSVkrQtZVfLTtmmTswWEu4uvbzpbsf hUWFmbhrY8s a9vdHyqpeLfdyKTtFYZEE0OdNBISfgrP6n9Qe0nfXxSXj19clZ QE3lzg/pKrauB fkJ9re2frF4j30mWw41AaAnIG8fb7onJPWx ns37r7tW/O0J6SSvphHO7/brR9fyQNgvND1wnerjpmlcwCY7qC4aC9fqqGurq6urnE9rIUpB kBeE3F798a9 gEtAEjpVb4nVm7e75hL7wi7tmzpYvVV333//brl/3pn VH7bFp1xJXF//eL3a4v9lQwUqzPb160aLG6xtJly5ZqaCz7YY9xPBMAIAeV7oe2 r1FX19BQX6JtFFo8vwPfXF8d4fKSJerq6uoay1fdi sdkgAA PVBt0 sVlfX0NDQUFf/XudwYOPzt4Je8URjDbE2ezTU1dXVlzw 29Xghn4JACPZ7jd3LVHX0FBX/37/xYBGpbw/ryMK9AR/TjIwNsvmzrJ5Sgh3dmBslj8HlxaAIOVN9wSQigX8Gb5A Ny3qUw8x5/hC8RSOQByiXB2Znp27vEweTF/cpzL5XJ545Nzj18lFQn4M3yBSAoAkEmFs9Mz/JnRypCTi/6m Sggu7ahoSr02rrFGppn7j0w2LNuqRa sUf3lLhLH96anp6anKcx VyudzxiZknxxfPTk/wuFwub2Lm6YZKBZPjPC6Xx5uYEv58QMnc7OMj8Man C9Z3 cVTySTzPEnuDzexOT01PTkOI/HnRZIpAAAIBfPTU/wuFze OSMAHZM/IwCPZFXN6hjTdZzpJ5wUnz0HKk6GHJB/fNTSSGQV WN94TSkI9zEm58s3zxoqXffPPNisWfLjtk6Wxvcf78 sMu5XB1tjcZBXois5K12SBnr0WBlqXis9eiYPOjnOyqAYU0FfI 2Az2BgLmxnraGmqrKysrK6rr2gYkJ3iiL2cWaejMXQ4I8RoGey K4e2GmSp4shH7BRfHQx5J2meTk1gwppKuRtBnoCAnk1oCcgbxv QExDIqwE9AXnbgJ6AQF4N6AnI2wb0BATyakBPQN42oCcgkFcDe gLytqGKnpjtys6I9Pf3D4wsrOv7ec8MEas8BIfz9/fHJdH6JucXU b3lWYnpJLbuXAcKmTBgJ6AvG2omifkQMAkuhzT3bRhwwaNxT9e NI8bmAVAMt1fn3BHb8l3367fsOGHC15FrHEw2V9GS360Z7XGT1 pWVLi6MuT3IBNNMWqLiyj59cwxVnMNJT05lVTRMTYn4jHrc1JS 0rLIzUNzzw9zhp6AvG2omiekgEMMIbZ3cAEANb4nrx49ET8IxC yqt mBPb5NTz zK mOsZex/nUzt7vm f9xCwYI5BeYZVdgVv5RTU1NNyjZ1 D weUrliw5YpVRUFcaenPNsmWLvt90yadVInrWFFlZWTk5OQo5f2 7dkLI9UVDPUUhTIW8zquYJAORSPpfJ6O3ubkl0MnG28m8EckZZ uJnmXjtiU0d3T08fY1IgAwDIJEKRhF/kb4W5YVbw0t1LIZBfQTjWEnjih2 XbzFK8HSLqu1lgL7QpPSUR0GttJzcyamm3jQL4wLRxJN1FmdnZ 7lcblJSUmpqKlcBjCUWde4yzVeeJ3aZ5SdRu7jcMUW0FvKGMzY 2Nj4 LhK9uIWjCnoCgO6oM0c3LFr01Y4z5ukNYwL5bAvZaf9/v/Pp14u/XvT1os8/vehTxZqZX 9ISsNZWF2HnoD8PmRi/khPV3sz1df63FVjfFnnRFNQQibRKryJmp7MYFY0JdtiqKLJJ56 oqqoiEAiurq4eHh44xAThfEw8YrUxVGVIYj7aGKqpZ1wQzgd5a yFvPP7 /pGRkXQ6/cUPiip6QjTOoHe1tjaleJw/e/5WRPNAc7bvjUV3Yxrb2toayoIuaeg6JJQPAQAAEBb7Q09Afi/SqYE8zPc/rVu1bJupC b8kb1Llmjomab081gUwpVlixat33o7qn5GLnty34nP54 NjSUmJqakpIwhhjs2mkDpUPr1RFEnd2wUeWshbzyjo6M8Hu 1uZ54gryTcPbezauJZe3EQP2VLvNLdcuZIdo6mPgCOgAAAHEpz tL6hjl5CsVmQl5b5JK50a5SWgm1pGGQO9LX0VBCLe2gj0sBmOR 0VhQXV9X0TLy48q8C yfy6jlK759oGFZIUyFvMyrmCZkYNIbGVg12CwEAsxV2l28dNM7 lDJZ462/egm8FAABm7q3lZ1zzqnnzL6gOtrG/bU17iQEhEOUAxztB3jZUzBNyKWCHWR49vGWLlpbWT7t0brvFdP GAaLwm1VVrw5q9e3dr/rR4z/WYiuFJ6SDF9dEFzXWLPvn0/Y/XHL6LSe1Bu/GQtwPoCcjbhop5AgAAuI2Rvm4WZmZmFv7ETx/HOQAAIABJREFUKub8Y/IpdmWQrZmZmZmtXQ5jSgIAGGtICHQzs7a1t3e0t3b0iyyF27FA FgToCWXSSwmKDY1q4wp7Swh3z5w9f90ooow9NUD1Mbp55swFs9 CiftgZufCooCcgEJUGekJpyOi1Kc67zxs7k1qFfbQww2vnj904 fdqkYLSjCG/x4Mbdw5su RUWj6PdzLcP6AkI5NWAnlAS4sGarHRqlk9qS1tlx PHOkq9HAJqBXwAAAADie64hIraUfSa LYCPQGBvBrQE8phrh17Sd/Q8N5DWxsT5/Bu9gSvpygk0te3XgAAAFP91BQvTFZ9O7zthALQExDIqwE9oRwm qnA3Tv24bvVXX369/Oid2JQM3zu73zvumF9a1MYebfU7 /7uqxYBSdVdrAm47OdCAz2xoMhnRwY7a2tq6urbezmCJ4/ODnS11NXW1DX2j06IAQCyuQl2X3NDXU1NTW1DQ/coXwp33FYhoCeUhlwuk03SaLVVDR3cuhTT7RrqS5et27EZk1ke cuPgpuVLly1bdso9tgku 7nQoO8JOQASGRBL5IqNVAakMrlcrkrfsDIBM8/xzs6vFy368otvd10O6Z0Fcrl0otnn9MY1Xyxa9Pk/tzz0KhyXgZm6CMN9//j0q0WLFi1e993l6MafF46AqADQEwuCTDw3Mz0zNTk5NTkrkghn Z2enp6YmJ2YEQvizacFB2RMisXhgdKZ1UNQxJGpnKyydHHHboK i1hzM5NYNugc8wXZKWEo9PpQ8OlqXa3d79vWeZcHK8Jfjyymv2 yWU99CK3PUdu3Elsl02URHobnCLUDw4ODrLZo9NCGfxgqBDQE5 C3DZQ9MTQynkbtzG dZAvlwyL5kFABmT9OZiUzNp0yMKBKHxLp1Pjk9KQQAMCqjnE4c jy6hctsizitY5RZPQoAALz4e7cNnUN7 yoTg63vZMPhf6oJ9ATkbQNlT7AGR4LT6giFvEoOGARgEIABZGE DMAhACUPuEtuKC88cYDHRLfA5pmuDnU6vXbt2k Yx70w2X8ofaPQ7cMi3tHkMAACEFON7GEffDmZ7tIHmO1 sWLv22 0HHmYMCl5cYwiCHtATkLcN1D0xHJRa65nJi6oG QxQMgxKR5BlGOT2gZBSmXlQCy4ia3CAhW6BzzHHbijLCA8P93V 98PDegxByF7024NhRT0rDCAAAzOQa3rOy86zhzw40UBNjIsID3 G0vH95gmtg0OftrR4YsGNATEEUykONpcHjr9j33sCV13VVxj7Z s2bptm9aJk75Fg VhZjf1dHTOu6Q2obvcBMqeYA4OB6XWehF5QSUgshrEN4KEJkSJ bwQRlQBPllqGtOAjVc4TPzNB8zXev8E8o4OKPXo8gNbKBQAAEd XkHsbKnvJUrzWvMuyAhkEqgw1XOlQZoCeQUNvNdUtu8c3sUEoy 2j1TWzsHXqv9LcfbirKiCLZnLBz8sGV9lQnOrvZGFpd3ahhktI Zf vKPampqapqY/F5U24i6JzhBqTVeRG4IDURUgugaEFWNKNE1IKISBBappCfYpfX tHS0SAACYa4px2rnRvojRmvLwoG5A7iAAQN5sde7qVefYp345S NuTTLcu1c9gDcMh4yoD9AQSYih9397J3Gaco4xsNSRtuE8sqH 91nqb7EonOFy9aROeXTPfJyliN7mau1fQRzqLogLcHO8cu KRljMoRbGJKuSJyCoQU6uARFapqicG0iIc7x46b2Zm9uDmxWNX LiTW8QSCoRLMd2u1Tl8zNruk9eN5G3wNe6aFEmVvZmZmZnbn5v Etuw8TcvpmhGi3/Y1FKmKQsT7Zle21uUk4azML5yhy/8QMqy7N1dzc0tE3u3Xq dFm0BNISC5l7DDOVUa9B2zIuphCTbM8avPrtSX4dGcKzvKukXU 0pbZXAuS8gdLgW9ciWgRPfhvyAg29QtxL0PwOgJ5YSKZaE90e7 tfS0tLWu4PJnN SD0h70 7cOL5PS2vfBZ/cJgEAIyWxtnpaWlpaWtqHL96P7Ua3zW82UjDbmul9YfPDiATnu 6YXd2ht va0TXJicWn4g607d/2ovfe8U534uXEE2dnZubm5Cjl9fsPwDuNc5Xlih0luYeOIQpqq KDIq2duNcpToCdPc8k4e2lW CtyWsvyEpCiMIzYkogXIhioLnA3N6 ZkAPDq4 PDCATT2w8C8yioug96AvL2IuX3NEZevGzide4y1lwf2zglB3Np OaTk2/7t1aW1AIzMUDCPcoS8J51DIyMjHR0dkZGRMTEx7YjpaG8NyazR NC9Unic0LQpDibUd7a3IW6sQOtpbcSnVu80KlOeJvRYFMTl1ql Pyr1If9fDohg/efe TTSed0rvaS JD7E bJXd1trbVxdxbtuyjd999X ueP6m U ktaWtr6 7unp5 yXR3tD0xwAlKqfHM5AaXgohKEF2rgERUgoAiqUUw9ATkVxCOVY df2rBh9dJPPt61TeeWe3I6NcGJkJLnk1STHeyWlR2dSrD3qBJP P7kBUFNTExYW5u7u7uXlFYSY8CC8OTZB25qqpC/NAzZkbQzVwjsxPAiPvLUKISwowNgrScu6SHkl78MUYXziw4IC0 K71txIcEhoaFh4eHh4eFhoSHBQcEhIaFhYaHBwcFBwcGvbzv4Q EK70lBAIhNjaWyXzJXALV8YR8vh8beSIqQQBFAj0B XXkMqlYOCvoT0kpqQ f1V7ifqKS7YkjnScFnFn7ZIlm3YZZvQ/NYJAJpNJpdKMjIysrCypApAQK5nK7p/IrmJJpRJFtFYhSBKL 5XdP0FpZKtSyb G7MniQnKZVCqVymQy fyfpE96xp78fUF46VpH6HuCkFLjkckNKpWHV4KoGgUkvBLgKRL z4BYc9ATktyGXy4GYPz0 OjI2PSsGAIjnprmjozzezEvGmRGJRBKJpJDz5tSyle2JvLohhT RVUaSWsZTtiZJW1eqSeQNQAU8k13hkcINK5OEVSAfFzie8AuDJ 0BMLj1wmmuXz fzZOdGzHb8yiVgoFEnlAMhlUpFglj/PrGBuTiiWvnaLV8HxTkiA451eR1D3xDAhudojY0yBngirADiy2 Cy4CXpiIRENVsXdX7FixYoVq9afxNey D//SwfR5viu3Te86wCY7S/HHlm7asWKFStWrPhm5cqVu0zjS1Xre zXgZ5AAvTE64hKeMI9Y4xQIg rAJHVCkhYOcCRxWZBTeiu2yGXy6cFIvqoqIejyNC58uYuNoulY jOJRH0dJcEmmMDk5Ohop/NbVltG1XHmAAAAjBQFhV9Y9OM5w9vEaSCZHmktTEtJTk5OTk4J ePDDyhNWceX8Xzm2qgE9gYS30BP59WyDoBrLyHplxCKi3jS0ro Ol3CnoaHticJiQXO2ePkYoloeVg8gqBSSsHOAK0feEQCAsb6BT O2d6J6UDM1LGlALC5kvLe6cJ8eTyihq06no5Uh6X09M8fyd8Kk P/Y23zmOYhAAC3EGPrYGlyJyTa924699nX1DucMcGlNr52m85ATy DhLfREUG7XurvEHSa5ysg2o5xND0llbcrdNBx9TwQmV7uljwUW y0PLQUSVAhJaDvwLRaZBjf4RRBQ9McYdj8moDCsaqx8DwwCMAD CMLCMAsEQgvnzECptcXFyKVl2/hljEib 8/oYfqW8GgL5AGwPnaGJ5Wk644620p2Y/SYT0pIMXTKOyO1Vpg5DfBvQEEt5CT0SSe7crrWQd60Iti4Kqzj GlloC6JziByVVu6aOBVHlomWI8EVIO/ApFpoRG/3A0PTHIHgqKI7unDsXWyks4oGYSVE8gSiUPZHUB97QRM/fk4uIStOr6FSScKrcb1x3zG8aEoD/Dw8w3sW4OgMrMGKxB4b8XqJGJu0N3/oSJr6C/hutWQU8gAXoCeuKVUYonaKrgCRmDycJF5nimsQOLQUwdSG4BKa 2IktAIgmnAKWnEwjOxiFqMUl2/zGxH8r2rJ4wz vhCIGh12vj9pp1a910cTU8fPbB7w1Xf8EoOAADIRZNtrpf2YJO rR1/HdaugJ5AAPQE98cowBjkByVWuaaMBVHlIGQivVEBCaMCvQGSCr ifkMgbjsSeCS0FElQLmD0ZWgVAacEkZNvdQRU9Iplnt6d4uFuf cy d7HGbrQo1u6 7du2v79h /Wa7x9aebLt9J7AZALuF35N3UPB1Y0TaFcpt/H9ATSICegJ54ZRiDnICkKtfUkYAiWTANhFcoIME04JsvMiE0qI gngkpBZLUC1q2KqlZhT0inu1L0d336xxVXCcmZ2VlEYlErZ/rniRFDqdGBdlfTZwAAQDY9Uutx4NOjLrmMCfTaiwToCSRAT0BP vDKMQQ4 ucoldQRPkQXTQFiFAhJUCnzyhcaBKuEJjzQ2oRREVCtg3arIah BCA86q6QlBd2XA5WXLli1fsWLF8uXLlq3Y51TQ9rMHhslZyUEO lGkAAJCMsLMddt8KL2S dgOdHgM9gQToCeiJV4YxyMEnVTmnDOMosqBSEFqugASVAp 8OfQ9wXziiZIn950QeqIKhJQC5 Rhc3fV84RcJhXP8WcFs/zpefhzEunP1xNyqVQqET/ u1wuEQnE0td3z2/oCSRAT0BPvDLznnBKGfYnywilIKRcASGUAO 8OaOAelXwhHvaYGAJCK8CUcjXN6wCwSrribcJ6AkkQE9AT7wyj AEOPrHSKZnjR5YFloDgMgUksFiOzRWoiidSBwOLQXgliKpGur7 hvCeckjlmHgnQEygCPYEE6AnoiVeGOcjBJVY6JnH8CqUBxSCYp oAEUOVeOQJDfJ0f2p7wf KJsEoQiXx9w0oQVAKckjhmbglFRdATqAE9gQToCeiJV4Y5wMEl VDgkDfkWSAOoIKhUAQkoknuRZh/hav3CM1H3hFvqQECxfN4TCAM9oSJATyABegJ64pWZ94R9ItsnX 4KnygmlAHnwRXJP0qyBf61fGHqeADIGg UfkeOWMhBAlYdVKGDdqvAKEFQsd0oagp5QGLKZ6fKAG9evnNZz jYlxNjbS2697FhPdwOZ25Htf0NE5cOYOvnhU9lyXO/QEEqAnoCdeGeYABxdfYZfI9s6X4KjywFKAPLgiuQeJb BX4xeWyUbfE6wAqgx6QkWR8XklBivV1NS MLayNLKzv2V4WfuuWxIhuzwOc/ruvXN3L1yxqRDzpc 8iEQi5eXlKeT8BY0jO4xzleeJHSa55CblrhD3qmRUsrcb5SjPE 7tNc8s7eb/ejgUkroS5TWklz3uika7cUeYq5An/InlgMUAef4rcPVtVPOGawsJTZaEVCliPJKwCEIrlDirgCbFEOj 4jHuQKB8bmFJihcfHYlGh6RrCw1Qw3BOFCcWFGVmH10wAAUmFe 0jWfzrrKNgD4sjKbh9lCnujxU/v6 qhUamBgYHBwMAUxVEqBVzR5j6VSvj7ms8eSjI2hUCkFyFurEKi UQpcI8h4LJZasZUXGxZOplEK0a30MlVJoF0rWVFrJuhjyPmtyc BIFeclkMrmsrGxs7CWXJuh7wj wjZhEJsn9qPI8cUAefzIcrcs/kO/Gr wDHQ94ReR45LCwhXJQsoVsB5JaDkIpMrtEodM3eKLiqgo1QXkc nln/1BR80gdc7aDI2hlKyadHEEdYya7rLu2oe2lO/QqpZa5ye7CgJBQgtOt xcvnblhh/GwNHBLLE7MK0t0vG5nb nk6BzcKpl9cj3R0tKSkpLi4 Pj7 fiJjUxDj7wEwtqyIlfmlaF9kHZqYmxiFvrUJISYyzxhP3WlGUV 7K2NcUlKCNFlUo288vao7R3WRdD3m9N8QxJR15yQkICkUhks1 ytw3anmBx/OPKbeIHvHJFvmQ5jgqQx69Q5kqceehb7ReWwR5E1RPhJOdkpj9 FFlymgHnmIWUgoEhml8A2dYunoucJqVRKojYSSL3Vg2IuADwAx hCHB8CYHFA6JtzDCnNyC2XP9wgoC9k0u8hl557tm7ZcCstKdDa 5snXTThP/0gkgqEvD7Nu06chJ55IX79pkZWXl5OQopAF59ZydxsrtnyhoGF ZIUxVFWvmAUu87aZrl0dqVe7P VYmh0pV936m 783ep2iA4xdXjoljeeYIfQrl/kUAeXwKZC6ZM/q VX5h6dATCkcqleYUN7gn9oSXictHQZsQtAiQpm0OUAeBZ aYhXduTl6BfKE88fuA/dhIWIB 7OIW1VLjAvRjV3dxf70dCEB/np1vbLl1LMudJPQukPlSAPJg86XOGdP3fap8QjMGUfWEbzjJKY npR5YRaCAE XokNICjyGzjB03d4lD3hGdyj1 hOKYOpHUAYg/I7P79IfaAlFYQUQmcU0YtfXOgJ6AnEHoCjndSOKrgiTKrGKZb9 hw2X ZLBsjjlSdxypi671PpE5qOvicSGX6FUkIpCClDuh5JUCnAkaU2 cQMmrnFUKuqe6PYni8IrQXSNIpbCrQFh5cA1FXoCegJ6AnriBR gDHJ9YmmU0wzVL4JUn9S4EyOOZK3ZMn7znXeETko7u/AmfcJJDAsO7QBpQAoJpIKQMUQilwJ8stYkdMHGJQ7Efe94THsn dfmTR/HokyLfWiKoBYRXABXoCegJ6AnriReY9YR5FdybOeuRKsIVy5PH IFdmnTdzxLvcOSUd3vJNPOMk noHNl CLAaEUBNEQJaAE BRKrGNYxi6xKHuC2uCR1O1XKAqvUJAnqkFYOXBJGbH0gf0T0BP QE9ATz8JgcbxjaGaRdKdMvnuO2LNAhjzuOUK71PHb2DLUPeEdR rKLo2PzJHiqAuaZBxQD3wKxdQxTdTwRVgEiEa9vGDW/VV8ZcE4ZsfDJJUFPQE9AT0BPPA2DxcFG00wj h0zZtxIIo88GfK4ZgttU8ZveZZhg9NQ9ASdwcKGkexi6V65Ylw RCCxBGjxV7psvsopmGDnHojjPbt4T7ondvgWisHIQWYV0fcOo6 se7mjslD1v45EBPQE9AT0BPPANjgOMVTTMJ73dIn3HNFrnnSpH HJWvOJpl305OGDUHRE3I6g4UNzbaN6ffMEflTFDDVHFck984TW kbRjZxjUL ecE/s9s0XhpaBCEUscRhR dgT5tAT0BPQE9ATz8EY4HhG0YzD uzTpl2yhO45EuRxJgowSdwbHqWoe8IrNMsmps DJPRTxBRCP4rcK1doEdlv6BSNridI1Ab3hK5/ewLx0lURlSCkFDglccx9SNAT0BPQE9ATz8BgDXlGlRiF9tqlTj kR51xzJMjjlCmwTuBedyvFBqehN8/u355wJwl9yXI/KkAaitwrV2gW2f/ojfNEeCUILgWOSRxzb gJ6AnoCeiJZ2GwhjwjSx6F9NqkTDlmzrmQxMjjkDFrmTB2zbUE G5zGHhxAqTI5g8HyCs3CRPe6Zs15F8iRzx/0KZR5kObMIlTBE/VuCV3eecJgGgirUMDSVWEVIKgEOCRyzLAkUi70BPQE9AT0xFPQ WRyPiBKD4B5M0oRD qxztgh57NP4FnGjV12KvYLS2AMoe8IqqseZKPDKl/mQAcJgC2Su2XMm4X2PHKPQ9UQ2td41vhObOxdUCkLLFbAkSWg5 IBQD 4QhU 9sUm4h9AT0BPQE9MS/obOG3COKHwZ1WyeO26XxHYlC5LFNnTGLHbniQvUKSkXVE0yvEK JlZLdT5qynIqYQeuXLXLJmjcN6DVTAEy5K8IQd9AT0BPQE9MSL 0FlDbhHFDwjdlonjNml8 4w55MGkTpvEDl9ypnoS0PZEMNEiotsxg RI8HmA2wBonjmSp0z UYhPQYOUUWortuRTa13juvwJAkCS0Aw4vVIQsof72puGz9o4gU 9AT0BPQE98Sx01pBbBPVeYIdZPNc6ZdouXYA8mOQpk2jORSeKB yF1ENX7Tp7BRPOwLvu0GTeSyDNP5pkvRxKPHIlzxoxRcNdDh0i UPVFU7xTb7pE9G1isgPVIQspAUCnAF8ls4qAnoCegJ6AnXoDOG nINo97Bd5rEcS2Tp21SZ5HHMmnSMGrovCPFnZCKYj82ncH0CMo 0Ce2wS5tyJQndc6UeeYjiRhI7pk8bBHfqO0Sg7AlKvWNMu1vW7 Pz8QYTrkQTRQGAJ8KfIrGMHjD2zFtYTcrlMIhKKRGKpTCYVi0V CoVgilQMgl0nEQqFIJJa uGUS9AQSoCegJ14ZOmvIJazoNq7dOGbUInHSOoWPPOYJE48i2O ccUPYEg8H0IGSahHTYpk65ZAvdciRuuYjiki2yT5vSJ3Q8sItA sX9CJpVmU odYlpdiTP FBBQrKAlScgyqxiWsSdxQT0hnZrIt965ccOaNfpeXvfPnv1h5a qNV71KOll1SWbbVq5ctUXXKpUlfXZ7bEV6glQzqGxP5Na ZHsyFIH7TyjDE2/4/hPznrjl32YUPWqeOGmVPIM8ZgnjBhGDZ 3JboEp6F5PuBMyjYPbbVImnbPmXEli1xxEcc4S2qVOPghov2 rAp6IbnXJnPYjy/FUhSxJAnwKpZbRTCOPzAX1hFwkGqwhZhCua5kY3b7pGUdIwN6y D0x2T6rJ9LMMDXPBW961LBFNS555kQL3s8utG1K2J1RwP7sdRs r1hAruZ6e8LfzmPVHXO6HUEtD3hHNY0U2/1kdRI6YJExZJ08hjGs/TDx84bVfoFpiMticyDAlt1kkTjpkC5ON9HTPnbJIn7uNVwhP2U S3OGVO hXJckQK2NMcVyb0LpBZRTEOPjIWfPzFZGpJWVBcRmNY/C4CMWJCbfMO3o7a8CYBJUYmNAUnIEz1 ZnNzc1JSkre3t5 fXwJikhNi7AIylL4/dkBGckIM8tYqhKSEWCtcprL3x3YmpCclxKJd62OSEmJN/YjK3R8bQ/EITkNeclxcXGZmpiruj01nDTmFUa77tRhEDpvEjZsnTiGPSSz3 QRjrlG2hWwD6nnhEaLVMGLdPn3XMEjlmCZHEPlNgnTx F99 zya8qKgIpbqATCrNJtfbRjY7Zkx6F8r8KMCfijR FDk2X2IWyVhoT4gme5JNND//8/LdNrY29 /cPXjm0EWr JrSSmr4Q81jx09dMfJMoUuFT5rT399fUlJCIBBCQkKoiCmhkrE xlD2WyvrGPGBD3mNJ9o4tKqGSkbdWIZRQKa6RlD0WSixZy4qMT ygqoVLQrvUxJVSKfRhFU2kl62LI 6zJIckKKLmoqKi8vJzLfcktLLQ9wRxyCqFc82nWD cYxfJM4yeRxyhm7F4w8wQmH3VPuBEyDAJazON5tml8 8w5hLFNn7VM5N3xb71nE4quJ4jkepvwZvu0CWy 1IesgK1qfQplXrkis8h Q/eF9gQj39XokcGdm4EZ6YGuTrcu38KnNM8CaWdxyMOrV40tolpm XngRiUTKy8tTyPkLGkd2GOcq777TDpNcctOoQpqqKDIq2cq7Ca OLKdxtmlveyUO7ymeIK2FuU/J9p0b6tFJLUAFPBFOuejffDx96FMM1ip9EHoPosTtBTD3rPFe0 PeEamKGPbzKNG8Okztim8W3TZpEEkzZjnjB2y6/5rk0ouvediORaTHiTbeqEZ54UWwi8yUjjlS9zJ4lMwvsN3NJJO XDdDoV5Ao53UgXgeCek0Jlsh2DyZe/mu2FDD6O5hnETyPMwavR2EOO4FfqecAnMuI9rMo4Zs0yewqTxb dJmkcQqZcY0buyGX/MdFfCEdVijTfK4R47EK1 OcP4gtgB45kndsueMQ3sfuqZBT0BPQE9ATzxDP4ttH1x4Cdt0J 5StHzX2KHYcefQjR24F0o9Z5rrik9D1hHNA j2/RsOoUfPESatUvnXqLJJYJk2bxIxe9266jQmloOuJwlqr0AbrRK 5btsgzV aVL0cYj1yJa5bAMKRb3wV6AnoCegJ64ln6mUP2QYUXPRtvBw8 iBh9GM1DnvsRwzcC o5a5KDvCXz6Hd9Gg8hh04QJi QZS2SxSJwyjh655tV4yxp9T1iE1FsmjLpkzbnnSBDOH/TIk7rliJ0zZw2Cux44p0BPQE9AT0BPPEM/c8iOUHjeo FG0MDd8BH9KC7y3AvjXMf1HjEjueBQ90TaLd96/QiOcTzPLGnKPGkaSUwTJh9FDV/2bLhpFYJuP3ZGYa1ZcJ15/IgjUeBCEiOcPzg/hdAhg68f1HUfegJ6AnoCeuI5 plDtoTCs 711wis22HD9yLHkOd22NBVXM8hs2xntD3hhE 74VN/P3zIMJZrkjBpmjCFJMZxEwaRnIse9TesgtH1RHp jQmh1jRm2D6d70QUumSLEcaJKLRPm3kQ2HnPMTkbegJ6AnoCeu Jp plDmMCC0251VwMZt0I5dyPGkOdmCPuSX88B02xnf9Q9kXodW3c 3lG0QzTWKmzSORxTDmHH98KHzbnXXLYMp1CKU6nrsCaOAGuMoj m3ajEPmnGOWCGHsM ZsUqbv4jvuOEBPQE9AT0BPPEsfg22NLzjpUncZz7gRzL4dNoI8 N4IHL/l26xpnOfknousJR1zqVa 6OyFsg6gxw9gJhDGI5t4PGzzrWnvNIoiC6vVEWkH1I1y1YQQbk zJllz6rgKkhabNWSZO3/dtuOyRCT0BPQE9ATzxDH4Ntjc8/4VJ7CU /HsS FTaCPNeDBi74dOkYE1H3hAMu5Ypn7a3gwQeRowYxPIOYcSR5GD V2N3TgtEvNVfMgdMfFphVUG CqDMIHrZInbdL4tukCZJnFpPItEidu rXctE/MyimQy6EnoCegJ6AnntDPGLLC5x93rrmAo18lsG EjiDPVcLAOe/O/UZER7Q9YY9LueRRfYPAuhcxrB89ph/NRZIHEaO3g1knnauvmBHQ7Z9Iy69 6F pHzZgkTRhlTJjncpHllnL5GmzeO41n YbttAT0BPQE9ATz9LPGLLC5R11rD7nR78cOHgtmIM8lwMHzmA7 tQ2Jjn4oe8IOl3zRrepaAPNOGOd 5Oj9yDEkuRc cjOIecKCPuq/AAAgAElEQVSx opZILqeSM2vfuBbcT YZZYwbp40bZE8gzDmiZPGsaNXsI3XbRKycvKhJ6AnoCegJ/5NP5M974mzfv2X8KyrwWzkuYhnnfbs3GtIdPRLHELXE37J512q ruCYt0I5dyNG74aPIcntsJFrBOZxh8rLZoHo9k k5lff96m4Q2AYx3FNEyfNkqYQxjRh0ihm9JJX4xWbuGzoCegJ6 AnoiaeZ98Rhh ozvn0X8azLQWzkuYBnnvTs2PsoE3VP2Poln3GpvISjP 6iDx9FkhshnMsB9CP2FZdM0fZEXtVd7/KbgfRH0Vzj EmThCmEMYqbMIgaueDRcMUaegJ6AnoCeuJZ plsS1zeIfuqUz69F3DMiwQ28pzHMU54tO81yHTwS2Sz0fSEjV/SaeeKi/7914MGb4ZyboUOvzxhT U/PSd0 Frw0EV8/yG78oumAUWojotNza26jS27ju9/GDVmGDthFDeJMIYx4/oRnHNudZetYqEnoCegJ6AnnqGPybbA5R60qzzp3XPOn3EhcBB5 zvoz9NzbNB9m2PsloOsJjG/SKafyc759VwgD10OGboRwXp7Qp/KfnhPCuRrEvuDfd9C27ALankjJrbzlRbuC67sfOfIwhmcQO4Es kw juffCh0671l6yhJ6AnoCegJ54lj4m2xyXo2tXcQLbc8afcS5gA HlO 9OPubftUgFPWPsknXAoO PdeymAdTWIfS14CEmuBA6e9 09YEO7YIJHtx87mVR5w6P0kl/P3XDOg6gx/Wgesozfjxy9E8o 6VxzwSI6m7SAnpBLJZPsrp5e9oRQMssd6Gtvbe8eGJuVSgWTQz 1tbe1d/SMzkudfBD2BBOgJ6IlXpo/JNvPP0bGpOObVfcqXfgbHQp6Tvv1HXFt3PEy380sYQtETdKa1d 6KePe0UtucCnnmZMIiw3 VSAOusT6 Odek5Yzy6/RNJpMqr7iUXfLtvhw7di0A6jut 5Njd8JGbwYMnHKsvmEdnkxZwXKx0cizTYOO6pScDW vSXK5qfrXoy6XHbXOrOsoj7qz56usv1m6 HdotET/7IiKRSCKRFHL nFq2sj2RVzekkKYqitQylrI9UdI6gnaVzxBd1KdsT9R0K3drJv Q9Yeqfux9Tccyz66Rv/xl/JvKc9O077NqyQz/Nzi8eTU8wmNbeicfsaCe8us/hGBcDBy4SBpHkAp552rtnvxX6nkjMrrzsWnzGu t6MPsW4v752 GjN8OGrwUNHLWvOmsalbWQngBSKbezM aWYUpviH8cpaSwu9A5KDbFKrKxMD6srp5IIRiZUUSTTy4pZDKZ RCJJT08nEolixEjE4swKhrI9kVXJlCBvq4KQiMWJxf3K9gS5YV ClSg4v6Fa2J8rbhhVSskQikcvlL35O0PeEiV/OPkz5EY uEz79p/yYyKPn03fIpWX7gzQ7X1Q9QWdaYxOO2JYe9 w i2OcDxxAmHM4xinvbm2rkrNGOHTvOyVkV1x0Ljrl1XGVMHAjhH MzdBhhrocMXQlkHrarOGMaubCeAEAmAJV2dtl0P9 sbs4oGE0gZqfpB7RVkEvkgD6SZ2OSLxp/ckFRU1MTGhrq7u7u5eUVhJiwIJw5NkHbmqqkb5ADNmRtDNUcmx AWhEPeWoUQGoQ39krSsi5SXsn7MEXW3nGhQXi0a31MaBDewCNl r9LeZV0byn4Mxc4nBnnJgYGBMTExDAbjxU8J2p5gsE18c7Styw 7d p59530ZSLPce/eg87N2 6n2vrGo9k/QWdaYRMO2ZYc9eg6408/i2chzBk/xkls117L4jOG/mh7ovy8E WkR/uVQNb1YPaNkCGEuRY0eAlPP2hbdtpkgT0h5LeF6K//6sOvbz98dF5P79sN6/RMEtp62smEa2vWrdumfSegaFQmefIDa3R0tKurKyoqKjY2thMx XZ3tocRaTfNC5V1PaFoUhmfVdXW2I2 tQujqbMen1ew2K1DWlyamcK9FQVxevUqV7JVYtUtpJetgyNpWh ankRuQld3R09Pb2zsy8uCW8CnjC2Ddnr1XZIbeOY9jeEz4M5Dm G7dV1atpyP8XGJx7N dh0ppVXwkGbkiPuXad86Wf8WQhz2o h59W1x7z49CN/dO87JWSXn3MkH3dvuxjAvBI0iHxq5GXCwAVc/wEM7ZRxxMJ6QiIabciOjAkLyq2pLUhPJfgT8qtYYiBnt5PDcbi o2JIB0Quvyc7Ozs3NVcjp8xuGdxjnKs8TO0xyCxtV62Z9RiV7u 1GO8jyhaZpb3qncm/WvSmwxY5vSSp6/79TQP6XUElD2RC DbeSTs8ey7IBrx1Gv3uPedOQ54tmj49i0 V6KjU88ivPs hlMS6 EA5jiw26dCrmldtKXfsyzU9OMegpdT8ikCdnlZx3IR1xb5/tdLhEGEeZiIOucX5 OdelJ4wjiAt93enXgeCckwPFOyvDEGz7eqZfBNvIh7bGg6bq0H/bsOepNR55Dnj37HJo23k1G3RPmXgm6GOpB187j3n0nfBkIo fbf8SzY5dp0clHfuh6Ij67/JR94SGX5jN /efwLORdL fxzDO vfssS09AT0BPQE9ATzxHH4Nt5EPStKDpuLQdehM9oYOhHnBtP bdq dLR5jj3n2H3dt3mlJQ90RcdvkJ 8IDzs2nfPvP4Fhn8QMIcwbHPOnTu9ei9LgR9AT0BPQE9MSz9DL Yhj6kXRa0/S7tBz17jmD7keegR7e2Q NPd5MxKuCJfdZUHZe2I9je4z50hDmK7Tvo1r7dlHLykR a/djznrAr1HFsnr fdtqfhTCn/BjHsb27zUuOGYYv9HinVwd6AgnQE9ATr8y8J3aa07Sd23U9eg5 h 5FH16N7r0Pjj3eSMd5ojoud94S2FXW/c9thr95j3nSEOYzt03Vt32pCOWGAsidis8qP2xbsc2iav5920o JMHo 9KPYnp1mxUcNw7IWcj727wJ6AgnQE9ATr0wvg/3Im7TDvFTLuU3Ho/ugVx/y6Lh37bFv OFOEsY7Dt15duZeCVqWRdpOrYc8e4549x/xpiPJIa9eHZf2LcYq4Ali VGbfC37xqPY3uM dD1fBsIc9 4/4tm9w5R6 FEoEXoCegJ6AnriaeY9sd2sVMupTce9 6BnH/LouHXtsWvYcDvJGlVP9DOYZl7xey0oex1bDnh0H8b2Hcb2I8lB z579Lm2bjcl6Bij3T8QSy49i8vfaNRzx6jnm3Y/8ltoxbN9hj67tptRD0BPQE9AT0BPP0ctgG3hnbzMr2ePUss 9S9ezF3n2uXXutqv//nYi6p4w9YrfY07Z49Ci49590KvvELIc8OjZ79y6yajwGNqeiCa WHcLkado2HPLsOYLtRz704IhX30H3rq0m1IMG0BPQE9AT0BPPM u JraYlexxb9rl16Xr0Io 2a cu2/rvb6mAJzzjNc0pmg4t 927D3j2IYyue7e2U tGw8LjD1XAE9a5u2zqdT26D3khvU46jO0/5Nmr69a52bhI9yH0BPQE9AT0xLP87AlNxxZtty4dj17kmffEd6 h7gs408YjfbUbebd sEAXquHdrObb89KjgmL4vup6IIpYdsMrdganTces66NmL8Drpk FffQY8eHZeOjYZkXf0Q6AnoCegJ6Iln6GWwDbBZW0yKdzs0a7l 27nfvRR4tl46dNnXf3Uy0xqLviV1m5F32zQpR4H737r2q4wnL3 O3WtftdOw949CLvUjrg3rPfpeMnQ7IO9AT0BPQE9MRz9DLYBl5 Zm02ouxya97p27nPvQZ69Lh07bOrWqYYndpqSd9o1a7l2IfffP rfuPQ4tPxoUHFUBT ha5G6zqtV27dRx71HApZJbt7Zz 4 PCvc/CIaegJ6AnoCeeIZeBvuhV9YmY pO Y9rp3a7j3Is8e5Yzumbt2NRCv0PRG3w7Rwu12TQhSo7dal6dC8 wSD/COqeyCzTMc/dalmr7dKp49aj696LMPtcu/c6tW94WLj/PvQE9AT0BPTEs/Qy2PpeWRuNqTvsmzWdO7Xce5BH07ljm8p4Yrtp4Ta7JoUoUMut a7dD83rV8MR 89zNlrV7XDr3ufUgv1TSdu3e49S HnoCegJ6AnriRZ73hFs38sx74lsV8YRJ4Tbbpj0uCihtr2vXLv vm9Q/zjzxA3RO0feY5myxr5t8ybXek0XLt0nRq /5h4b77wZnQE9AT0BPQE0/DGhq775Wz3qh0q33rLuf23a4KyC7njs2YxpXXkiy9E7hjqC2 P8jmGHkkbDQu2mTTusu5U9O1A2F2O3fusG9bq08 cN vpLQUrboAADHZlXvM8n8wr9/l1KXp0qnpijjOnTsdO9boF 25G5KdR0axtMcIOL3VmXFxCWm5DYOC57eBhJ5AAvTEW cJkUg0NDRERwCtvOaeY/SuRyn7rXIOYkgKSs4 i zNN4NMnAi1NVVImoeEsopKAwfCnkcJ yxyDlnnHLImIc9B69wd gnH77kmp6SgVVd/fx8 MuOgUaymSdYBTN4hTA7yHMbkHMDkbXuQcPCud2RsAp3e//vaxmQyp6YUsGGLsCPL/9raFSuWrN90EdsiFj5riqysrJycHORnAQDk1A9vNS7ch6Hut1F 89mGoW00K8xtUa5 i1HL2FqMCZdS734a6D1O007SwtJ2LdpXPEEVlblZaydrWRZrml LreSaWWgMgTPB4vOTkZj8fj8fiA3wsej8fh8Th8AO7xHxSSABy yVikEhZeGf3IodEt70gzFv2VISvP39w8NDW1ubkb qeitqCzIKpiZbaNnWBo/tT82n88fHR1NTExMSUkZUQQJhU17DVMOWaQftlR8Dlmk7zVKSS psRt5OLpfL5XKRH2dkZCSSVL/nUbIy6p0vWds4hVjSirydPB5vbGwM XFGRkYC02s0lVbyQfN0HZO0gspOhTSVx OJRC9u4YjMEzKZbG5ubhYBAoFAJJwTi bEQkVHNCcUzgkEAiTNU8XSRHMikRDhf3aECOd rkuguNIEYtGcGFlpAoFAIpEg V96HnolLTshvru3tC7R1rZYNPnEE1VVVQQCwdXV1cPDA6cIfHz 93b18PZQWdy9fHz9/5O3EYrHe3t7Ij4N7XLKPUkv2VUTJXl5ePj4 yI Dw G8ff2UV7K74krG4XBYLLapqenFTwTK/RMQiAoi6SHhryz7 uv1W 9EN/Hlsif3nQQCwfj4eFJSUmpqKk8RTE6M86cnZ5QW/vTk5MQ48nZGRUVlZmYiPw5vQUqeUETJoaGheXl5yI/D4/EmJ1 Pknk8XkREBJVKffETAT0BgbyAeHKkt66ior6RPvXi0CsikUgik VBoFXqkpKRQKBS0W7GgxMXFlZeXo92KhSYxMfGlexZAT0Agrwa JRMrLy0O7FQtKeno6ilueoEJSUlJFRQXarVhoUlJSaDTai49DT 0Agr8bIyMjo6CjarVhQhoeHuVzVGkSkbIaGhsbHx9FuxULD4XB eWjX0BAQCgUB CegJCAQCgfwS0BMQCAQC SWgJyAQCATyS0BPQCAqhVw4WF cm5qaUVDdxZUB2SSjIS8tLauwgjkH5AJ2LSkjLTWjljUjFfLaK wsy0jPI1R0jL5lC /ogl80yq8mk1NQMcn3fOABSXm9tTmoaiVrDFgHpDLOSmJaWSmwc EgDhSCMtJy01u6KNw0e71YiRCVi1RTmpqRmFtT08OZBO9NXlpq ZlUyoYQgDk8omuogb66LQYADBNry3OSE0n13WPStFpq8p4Qiad ZlZVldNoZZUtQ1Nz86PWZVMjfbVlNFp5TUs778lHYYbeUltGo5 VXdQ1x5x8TjQ93VZbRaGXltfX9U6r2kRFymhuraDRaRT19ZOrx 2yycZjeVzzeYw388Ql841NtSSaOVVbT0s/hyAACQi6YZlRU0Gq2sqm10DqX/Q34J2SSjt5FGo5VXtfYMzf38YE9DVRmNVl7VNzr1ZHK0fG64r6 mhfWDy3 8On9FWV06jlVd2skeFC9501UXGzbU8vXvlGg2NY/bZNUOd fZHVy1btnL3UZusQTrJ6sSa5RrLvzrkXtGXF2p6dsuKtcu3njU JblLALHTUkImGMg0Pb125Rn3ZKY ipqGmDHPdFcuXrta56J7P7k031F2mobF88Um/hu7MAP1TP61b/62eaUzxhAp IF4FuWQ4y T4jpVr1JeecCmoH2rNsj70zbJlqzSPOVLGBX0l4QZrtB0L2nhA yI6309u6aIX6hgs2MS3ofFRUxBMS4Uhz9L0Va9UXL/7q41WXQvL7xABI LRgMx2NLxcv lzjhx9MCqdlcrl0vN7jxP9n7zwDmsrSPp6dXUen2wsWEFBKELt YsCsgAhJpShHpiAWQ3kFABbEjKFW6FBFEIPQO0kvoHULohADp7 Xk/BGyjzszuzOjum983yL33nHvuOc//eU7ds5lPUJB3 V5Tn4whFjBHSgPtpVfzCwoK8IkKn7qZgyMzP9zi80vBYlPHsq4 fOyQuKCi4esMp5 AKKgCL2pr5 PzWNYIC6wWE1mpHNo xAGjYKAulvesFBPl5tqgYBLcwgTnTnn3rzAp QQFBwfWSZolVA/Svq2UwZ5rjr2pLCgoK8vLuUrwSg2MAm0XsL3Q7uVl0vYDg2qVH HJ WTrCBRRobqXl6VWkbcqfJi17OvfTJhvuaB7byCQjyrtht4vlqg P75tP4/wWbQGazp4UyvgMS82/cior2d0vCjDU2pFlqPo0zPBtd39hMLb7i9eOXu/CwxLg4dFRIeEZT3J x AVhM gM1tRQqvujF2X3bz2JvHs9a3qkqvqVxZl70Zbnnrb290/nXnNIDDhzIfhFdG5VyJ1HoQHZ01861/8ps2 N9vRPLL57Ozjqtnvm1GhlZZKneTQu3cHN30vvPqZ3FFoemj4Ij 68jdSVERj58UPtFjMDXoRPM4aGGSI A4sbWXmzdQy1RPafQBgqjJkTb OyZgApsT2GYs464UUTr2HBNoJ648Y2k8l5s0T1ZJePL8a3Ujpd 3ndT1wttGRjpfhzof33j1ef/QV2J12GR6b9ytwIz8Kiy2P8ryoLa VfY4szfH0xK13zMN24Mp87sgrOKT0TMxlGK/X9/cK70D2xhzSee8/J2S/raCRxc3nXmY19fV2xFlvfmU69Pa/q9F/wAAYDIzMiY NLUfi80Pu2okd/BRNXNyIO uOvLyw8L6HmyGx/5Tpk7oLuZ0ic81t1NnTFwcFc8/6wEAoBLrAnQ3G7nHlvZgy3wVlQ31gku kk/2lcBoivYMjE/uqE5OiPN90gmAa0u5sMfVx8Qsi0EBqPU28HueEhvnobV/00F1l5QGwtcWRf9xGHXhzoFJmX2VsZGxQRF9wO6uTjTYYX/PwiYfmCyo8ND2C7XS0lTdKS7Gt0HB3Kf4f6LGMBoirgUmpnVXP Y JfRLaA9BV8cxaM7pvsn 8M9I1tKlnFDC3rj3LLSMCAf34sbtNxuSXyObXoRNsOp2CH53h/FF6c5u8mUdBQ/kjFysLu6RpAABsboLDWS3/ggLfs0qOrypHAQDwsaaX7G6FlZe9vO mZZpJAiD15/oryXrn48a FnvKYtPwo9OcjqX2MOUz loRpY2pwc7a5wL6AQDovWUeKLV7OdmBRrq2j2MaAABohXdv2Ft ZByQkXleWf9zLAgCYyTEVueybVvXXbh78B2FO4acpZBYATNUE2 GmLXY1tai32O6PgWtBJAQAYDNHVdXgY0USfGcINdee/CL55Rie2FwDoY20hZ RsEosHAQAIzy3NrJxulf/3W7o/CTar8gnKys0jrX2CMpDkH R1LWeovyo3SEnjUbipRhimZ6gn/qJdlJexW0pydG5VdtDT2JCo1i d6/8ENote lDW0vNuTs8ktffZ7Sd3bhWN9BSlBymr3o200olqww60RupZROW UNHW01FbFOpi5e7nlkr50tv9D2GxW2SN5K/dbmV14Sl/8vQCfm/nDvUXJ97QdiynUSXJbgL1/RROO1XTf9GFMcutYVeDD 7YP6/4fxxPvMvH8yinr2/Hdo2Wedq5214oYAACDpRm mqe90Znep874FzWMAQBQcm2uuLr5lM9MtSbdOr9389Yt2w9I2U a0YkmMr6t/hgM174ahpZVX5VD7M/9r2oYvCQAApMGmEFVF7/SX3hoGd6OSOgAA2HWP7/pYmdyODnU6ucO7mgYAQC/z2IhyCc7u 5Jv8GnaMx47a2hEY7CNBfcUlQLq 2cAAKZfXdB1veNfyZHJjuxAN1WOTtCGMY9Ooe7nVA0DANAKHC1 d7d1yuWMUHFjjGWYHl/60bJWg NnrASkvc72VxUWEd8lYPqzs706zU92yWWTjIf2IhpIwp4unxHd Kbj kZRtQNvOls/0fwKINvjTc9dOPK9Zu3Kx9OyotMe2aIlJEaO9p5 C6vvZEc3kRMVFB6Yuxzc15/jZn9klKaFqGlfUSvsZW/gdgM0ZSL 5Z9NPy1RvENb2fpiZleJ4WExGWkLMNqhkcemV/QJxnySpB2Rv5zZVRd7QPbRQVOnbRP2Xo//X4xBvGC530rO68LJ9kQLGrtZOtay4FAABblHpHU/VOVvZtpTP38zgnr8ygra44udxtBOiKcFLjmbf15OnN85CmWV1f o2NKr31oYefgmzJIgdbwR27nDRLGAACI2LrHqko Gal3tQ29w5 3sAGAUfno1rXLFik97dneZ/du3LN37959u8XWfnvULa36q9xHYCAn6PaFK/drJxmTTcX3UCjfqp5pAICJRGM913uBNUwAAHYjOuDanE6MND1W Qt3KKB8EACBl2Vs4O3oUcHWCA5vSV1WYm5T4PC4mrbJlnDDTW5 Ec8yw5CzMBwCb3lSbGxzzLahqjMYjdFVkJMdHP0kowg//VfTBsFqmnPC876XlCbExGTReeMNVRlhjz7FV KwGAOd1ZGB/77Fle2ySdPFxfkBIdHV CwVF 7FfOyxyb2V TtLzhLgYdFX7BGG66/WLmGcpeS2TLCaptzwxPiExITa9boBIn otz3wWE59Xh/1Ss7y Kp1gt0WqnT3vkNCApwLQMmwtXe3cS1gAAENlWX6aijfTM24qnH lS0jgOAEDLtzG77uUZkVbw1PrKo6S0uu7enPvXLfVtktuGvjLv ajTd1Oic/r303mkAdnXgA1dto9RpAADycEuY6imvtOSbZw3uxyR3AgBA/ZPb7gYmqSSgDjW98H1w997dO/dtZLdZR5e1fn2zWuiYMB TEyZ3i4cBYAyT7yOPCsIMEAEAiGkmum53/Ct rRPDGF8FxYd51SMAAIwiJ0tXe5ec/4GWz4XL/yZfi07Qid2vn9jYOdmEY ZsfF Io9bFC95tAMBsjL11QtnmVSPmubminF96PwAw6xzOXTALin7mY 31F7XQy556ZWk hfS6ZmL/2sNg/BKE57qarjfG9gq7ZYACfEWqjp2RSPAMAtKoweZkLIZWNedf1T1 17mD0DALinDuaKxrcb3wmLiIVXz195WNAy bWMu8wymB/ka6vlFJnRyBEwVl9DuLG0fNhrEgCQii8q6V0NSJ09dhNXFnNb6 0L6FADA1FCKmdyJB0mdbABodNM11HEP7/8v70bgwuV/l69DJ5hTuHSbHd8hvt2qYWLpYGtl4RZZ2EbGFrsayYsd0LEw01 KTU0QFN0zRKMMl13ZtllLVMbfQlNpz/lpA8/BIQ/jNc/ulzlpYWJgb6sqfPOGGbhv7WnxTOqMpQIUX8Y/1R1UvOzvYWNj7JZaOj7dFXVcX3KJkYWZsePL4QU906xSD0Rl06 ojUEaXLFsYKR5SNrbK62KSR2sQ7FhYW5hcvyalIe6SW4r6ygbu x4pvyi779YdVOTTcXO0srj/txjYTJplRbcaT0eUMzC5UjEsZ3olvGYKYzJ quhab8/i2reI8bXfN62c4gD1V67dsmdfqcmYW29F4txzsVuC/9Nly4cPkUX4lOTAznPtDRPa ppoQ6paCgoKB962UNAQD76qmDsqKCwmljx8AGjn/N6n5pdllDUUFB0cAvq54AADDTmhZ8AaWgoKBw6pyuT ngV SY0hi14VamhppnVZUUFRQUFNTsHqf3AxDq0LdVTysonDpjcD1/hNMxP15665rRaQWFUxpuoZnDAEDoL3xsqqCgoKB4WiP49dTX1 WEywm8Yaahoa52WkFBQUFRz JBGYVFJ7XHG qpnFJQQF0Me91JAoDJhngfcwWUkoqaurqy6vkLIbUsKhsGM6zM tBQVFBR1H6RVf5G5fly4cPl9fB06wYULFy5cvla4OsGFCxcuXD 4HVye4cOHChcvn4OoEFy5cuHD5HFyd4MKFCxcun4OrE1y4cOHC 5XNwdYILFy5cuHwOrk5w4cKFC5fPwdUJLly4cOHyObg6wYULFy 5cPgdXJ7hw4cKFy fg6gQXLly4cPkcXJ3gwoULFy6fg6sTXLhw4cLlc3B1ggsXLly4 fA6uTnDhwoULl8/xP6ETbBaTRqVS6QzWV3Yu6J8Km0mnUak0OpP1pXPy78Ni0Gh0x v/yV LyV8NmMhh0OpNbif5O/id0Alcca7lPfNdJBb9q8ld0mN2fDD7bXVdafLPiteAqwpfOy7/FZH2Ks6KktGVEO5X pfPC5b Vged2ald0vfOHv3RG/l/xP6ETxOGeiifXr2psQT1tJ/6b54P2Zt/3c7WL6/j4r2M5Hqa2l12zv T5nNSB2pIXFtLHTcz96/56O8vqTLpmKrV3797jOo7xb9JjkkqD1VHGPrnNv1eq2tK9DQ5I Hr3o/ig84LL0ah5Z99Imwl8dElGGG0Kt9x6VO/24iPjr6GWmK/vexWOyZy9E1/x2Phik4fS7p0/L6QflDxD/ksx FHZ9rIOmpOThC/eyu ZyQuhPviklJyd1M7mf8G4tn6kO93LRM0/s cSzunLu6O3dc9Ysoum/wokiVdr6qgEAACAASURBVPj6PXAOa377Hxa11P UzKE9NjE9r OtzqtLOfnXDZK/XA5/CwYTm3JN fKd5NaR37hyOP mppl3VMFXL3p/qU6Q stCHaWlpaVlTsgpKqspo RlT0hLS0tb KLbp359ORVfEXBO3exBStt7P47VJQS7Wz0qnphr8czJUn9b96D Y6tG5S6Z7mnMCHUISCzrxdE7TZ7fHXda96BxU8t4XYE525z88q 6548oSMtLS0tIy8exwGz/mpLkhL/9ieaxUffxNiR06Qg5S2hcWL7n 7NP4Y1J78MCflc9czu6lvDF1/dkjYI5 UqpbRf7PBt0Wa6aCkpeUUldXsQnJaOQdzs0d7U1ykpWVkTiqqa J33f00gAkBTyGWJHRLSV60s5Q4ePayXMgAAwCRUPT60cfUB06i GEcrvSa8ny0X kLiMjLKi0pZNyGNXbydktpH vaz/IRgzg2XRFtKCiFViLuiuqQ9Ka7LC//QqBAKxzOrlb5cjndDlp4FAIFZfjmj5S7wEfMtLXwMtE vn9W8UDZ//2HC36LbTSsrS0lu2Sdk qyYDAG20/roUAoFASF2vH6a 84SJNBvU0VWbb9YBAMz05d47c9YqtHCAY0j7sjzMjGX0rT2vXV E3UjNLaPor3uFPoj/d1VpTer/oosUL56/Yrnc1qHoGgDLyOt5GUkPL1cPO3kBJ6ez5Oy9rcb r9v1ZYIviw 44ver5nZdT8JgkM2WDK74vmkZnfuPama48N92dclfcc9r/w0z xfylOkEdbckMc3R0dLQ0PSuxArFki4KxmaOjo2Pgy6qRj3hyDF JPYUhQdFbt0Hu2pCvZSmsLz6ngvjmDyRh4enrdFnXThLfOP2li AFP nrqMVMWERbwo6HjP76X2FPirINYcPHfJ2tHR0dFc9uhhOWf/wgEWQEuE0RVFmTuYz7xNO7Yxq/3vcsnoY21lSf4hKZjhtw4xqe1138RHBPb3QCb2Z9z3vG5j4 hop7R9KQKxVtoytpMKIw1FEfZWbo6OVpaaOxYhECv2eSf2Tk/lXd636eS56Elir7/hseVi1qVEIPYnO0jzrzjokdtB/e30AABgvCklJjm7Z5pJGihIS8jo/zdjvd/HaEmwj5PHI3TnnBGZbEiIeVqAm6tp1K5M/ tO3kF5HSOdZamRz16kNw79dic3faon2HDx4u RNokDf0m2Jyq8VBCI79a5Fbz510xzbnRIbOkYg0noyooOe1HRR wcAFpXQUhQeGxtd2j5Ffbf54LNctRRF9t/DAABQJ1qzAwJji1rxNAAAGMO8zCqrnAEAYk1OyLNq3F/yEn8SveiXQTft1Xdu3yyw59ydQHQHBYA 3V2b qyRBgC0xucvCzBjv7f2/Wm5inW6dAJ5 xNdDb CMYOtjEusn/idMTOrPzu3rKDlK48o/qZ J2b9feV18h65 LnCG29IfmRnamp61drdL6aG49MzSP2vYyILGrBT7xVxb7rLhUN IzUgsbU4nBmO0Nx8ytH/J8e2n oojPa1s7J0dnL38CgaADQDAHqtLjMkpaRx5zzRRuvJCTdYrh3T MBq1DYfr8gsf0IpqY0BVpYqsjdS2tKsrc1NTsqu21mPIh htRIDWlRHg42Tk421q53g6umxUf2nBDsl9ua01GUMANU1Mza4/glKax2Tto1I4kN1tzM1NTcxsnN0c7G9 U4t5PuEHjRf7e9uampqZWDs6Ojo63QuOaaDDdVZkbHVczzOAUB rMx6a6ng6OtjaPzo TyfjoAsAndTVUZqQ2j9Qn21hamV62dkutJNFx1xENLU1MLl8dJ dWNv06CQBgoDXrbPsACgM1Jz27eIxZKXXg7AaFN1XmT FADAZJTRop8RiEMORThcqdVh8ZPaUZMzfX6Gx9ZJuBZPdEY77V kipOifMfixIcSZvto4VydrczMLR4eXHUTa7GcfLn0V5uViZ23j 6Hk3Mr1h9Nc3wjgmMSgiJiunKDvxmqm5lb2nf1jZ NyPU1VRvq6WZmZXbZ3dPNxdXf2eFjbhsEXPPG7ff1Y9SAcAIDa nhNz1ePq6LNZCaili1c7r1TQAYGBfP3X39HB3d7KxsnPyyxugA bT7HFz1zZojt8rG8Y35YUFRz2sH3la0/vKnvhGvykuzEyKcTc2t7G9FvGoiAwBjuifIaOnyH8Rd7ge73nY 1t3Z0DcpqGJy9cWa8IvSqqamZmaWt242Q8qFpBgCrpzj64ePY7 JzCjHg3MwsbR /A2Nc4ZsdLZycLKzvXa/G1Y2/czDFM2iPdfcIL/vnDkt2Kl6ytffM6iADAxuU8D7ruaGNt63zjUUJhF8c3YJIG6lJ Cn4bkNuIpn9QJCr6jOCqypH2cNPuVaF058d52FuYWNi73w5Nna z6LMlif9CivvQ792M/T1NTc2vNpesvEh59muPS u4O5qanpk6za6tL6mrzCfhbAdF9Z/rPAvB4WHQCABf0FIbG5BZ2cYGuyqyDUxdTU1NzSySegeAgAANg TTS/985orMyPCbpmamlm5PU6o/ZVZ7M56fN3eztnFryjxnradnZJb du61Z5419P2qvlVa6cbKXWjs32gIw3oouzo3NqPN1gABq6ypLo 8v7atKMTU1Mzc/tr90j4gtyTdvGZmamp1K6F8YM4bJY9jnt80NTU1u2rl6o3uoL3 TqcsarIgPMJKW2CKwcr 6mcP10IpxEnm4Mck3taJvhFPJCY3ZqanRZaMzY43ZCbeflA3Ot Q5qT4ZfWFIBZgwAgNSeFR/rF1U/azlY9OGGpHthmZjBke7qlFcZJZ2TAExsaWrEvYD09ukPC fL8/foxNRIwXWFNdL2L7rGAACGa7IivXS1z6BQqMObN23dphLaQwQA 0mCyycIFp5yfN73X99ib5nzhiLhe8tsgg/rKcPtRQ7vkXoCp9spkXxNDLRQKJSO5Q3TtIe/afhobgF3uIrD4uKZn3nvxBKU7P/QCr8KDCuxsS216fFxcQelOPhMGEi2N9609oHZFRwalKHtUfPW6 k36lvSQAgIn6eFfdo5K7pFAoFErq6MGt6pZxNVgANrU UG6hhLTUSVkDbRRKVpxH7IT /WYyAIuIK3qhLyN WEEehZJC/oRYJiBmEJz kT4XNoPWVemofuiQtBQKhdq5av7S5ctPujypojAaw67K/bD8atYUk8Vm9BQG dioqSmjUIo7eQSlDNwLJwDY2PwnVruE5U3sr6ipqaCOiP64Wen yFXMrHW0lFOqAuISsyfXSoY NZJTfR/HP 6fYaZ/XY / u/O /JL5iKX6QQ2E6d6wCyJiovuMTExkjijKX4x8Hqq5a902veShj31 e2khjtJnUhn8s33nqtLzySRPvjO5pEkz3ZNzV3bBu3ToJWRTq Fbe9SsPXHn6uudDb7DxqaIo3wrR3Wr6ptqo4ztXfo9YKm1f1cN isEitRW4nBIS27T6pcFBwAQKB NdqDZfUyvpsq70IxPz9d8qIAADDEarC3yN 2Llr29qtG7Zeflgzw5hozfLSll62cqsCCoVSPLZh/uID2rYPHtifXPvT6iOm6f39Ja4nEYgf1julvfUi8q5vWsqzYc9 ueRVtJZTM9lXLF21Uv1fZx2RP94eZLF34/fL9KoaqhgbHxH9C/LxJ42buCBMIveXPbuhrHEOhTsntEZiPWHLgdmovBVhZrvuX/muVmLSutYu 7AGhX/4xb6WkoedVoxMq8lvXIRBrpb3i2yY5KQ9VRHsoINd 82Cn0X2nlI/6/yykYRrTrqhtpyHT1hSHoU6jOQR4Dtpl1A3BEDqf2G7AYFAnLpV P2ujOLynE2MNwdrfzT/7sATLAABqd9J1k8OSO6VRKBTqyKED /Udi/pIAKyZykcyP 2SkVU4oa NQp0QWyWmcNH/nfrJoo 2pF5S2XrgmAwKhbricFF1/xGNc 4lLABslttVSV6zdDoRAIAOOVYbD1y2SuoGILS8Trx/QV8DhUJJ79mOXH/sbvMwgw3s9giVFXuOH5CRM9ZBoeS2rRM9dPZm7VtjyIKBBj/to6K7JWRQKK3Lcgf4d55WccmlAgBQxxtTryrs3yYri0KhUCeQ 0/aR2T1kQCgKdxYU/yXnUrvNtiSHuIbH4ZW9chUd89OpcvO5iiUvNQeoYU7z7tcvGKo fhaFUtwhsk/XJ6p9GoDU35wVYnFJB4VCyR/bI7Roh312Lf5No2H25T3xUNwhLMCzSOzwae1L3nnDhPHygJO/nL2ZVcN5g 7QC2fP7HCuIgy98lbh xEV3c7pACC/vr1v9d5zd1MHAQBmym7oHBHiM8nBAwAwKb2JNmKrpFzS2rqSbM V3SOs bQCgZNvIrUf8qBTd87FG9mX5IjrR/jIYnVfMKebWly5qm2T86gHYtNF0q/U8mjdSWt/zu/uzPI13rt5j4BMQzCHwjtG tdv1XdOwACPFSeik55xgeqY56LzoXvf0YRoboPbmdoHTxneK3 um4cQTSkGtszLRfF1ZdK SY9YgQN8LS1Wexbu0npQDABAqvHYsV7mV1kEBGIjTObj5 BXfRhYAAKstzf7EhmWXYyeZNHZrhBqvMP8xm1e9NACodNdQPnD Ip4UNU23JHqqrdKM4 cq5ulXnVkDlR0d qdOdoXqrlLxSsTQAaLqjZmSuF9MHAOS6KIczq4UcC4gsBptW9f RWXi/nVaaemZ1SOWmVTQIYq3hwcePPm6SDKwEAiCW225YvXnviVtkAA AxF26COiJ5PwL5Jis2Ybs9NjA4JdlLevHoFv7z3824mAAB5tLs sITjg7m3Nrd/8LLbndskQCQAmKh47GUofPXJMzcr7tu9NZbGlkqr 6KLEmPCnEVEJ1d3T7wjQRH7QudWIbzcpR0wCANQ/z nFEybR9tuXIBYetUrEAQCj2s94LWIej5x7Ben9keWWWN0DyxDf bzz3oAqA2uCrtfibn5YZRQ4SZmpuHFm2SsIqvQeAlHrxyE 8 wzTJwCwmQ5SiIUrTvpVkgAARuN0d6/7ZsFK0V3HL3nHttCA2vfK5si8fy7Z71cPAAD0chd53n8gEIiFG/cqukYUjMFEoYfaz9 u3no9661OlNw7sPFHxMINJk8raQB1D/VWI74X1AwdBgI26tKiBQt WKcfP0ABernDkXWIn3ZfTO5jDdekx/oEcYaZx5M1Vy5G7LFI72OwSu fFkEgftxrljwIMJxuJ/ktAvGduD56jAkdUXL8PyI2agVVvRnhnKi8p7Pk2zWbvYo4f49F 6fP 8I/lyjcK8ABAyr2muhCxYKPOk346GZfmvvOnhd9rPmwc 6ROjDdFmqxeZRBYMcgC5lD6VcndGjZPBzkXYnPuqG8/6FVCZDOoDcGo1UKCss5ZOAYAlDkqKx2RvoeZKw/GdNcLh51i6k8qBgEAJsuuoTYsO3DqQQ0A4PK9HWU322fTSQAAd Ch02SVn45LWDzCcH49OeclxJSZqHmmJSHrlTNJZ0Bevs1GUb VuFYSAGDuXTgjsetaxZzDQCd3PD67RPCYA7oDAJgVT/REeHah3AroABR8eYSVlNDR4M7Zawf81Q pGt4umwLoSbT4VYP1Tn0rdazGCF3ZJauPmeaMAAClNkRp4fyVo ldT8FQAqHOT2qNwyquSAoS6/MxnIbN9Svjki5t3WofWvd8L0fvc01p178PZa iEikDldQb38xs4RqQ32tJA/4DrawBc T0d4eXqIf3AAmDU3JTeoWoZVDv7oclVkSaoTWJWaUQA9jTulZU En9qNLCyFlOGw 5Dy5RgMAL0l0ddB 8rjinH46vibdaJzrudhrK8hLz0tLS092NtA/eAm9xw2sOhj6I/pBDbPx0h4wWK TVu3cdi6af2S7zbo3cjsBQCAmbGOInRaWlpadLCTjuQa8xgciQ lQ9zGdoPYWhRqs2Gt8Nzzx1atXr 7oS0icuviwYBQAmsONzJRO3G0EAAA2fuKl5QbZ62EYPBATLm7V 0nXJmWvY1L6Ch ZisneqyARyc5T6eqP7uQ2cyjmY6Gyiv9umgAETzbHuyhtsUjg1 KecSUsbcLQMLH4E01fBEi8/wUckoAEDLLWVlDfl7NQBArY9yPLNGyDGXwDHIlM7qooy0tLS0V 16Gu5VUdeP7AIYKbjuf3OyYz6IBANAHo7VEDH1Cq2cAAMZe3VC U3yDlX/smKRZlIMla dj2bdtFeH/ZrWgWkNvRP0EDGG/IuInatm3bls0CqxagHOPSMUMzlHdM XiWp qejcec4vISjHavFxBGrluGOHAponrwja2aaczykF7xr3/9IGEelFn8unJohs2mFdhL8v7zX7I3kjm9g0P5wedWIBaLoAK73 utch5bYc7sWInaqPakDAEY3 tYxxC9rle5VjeFzXXav2aL4oBoPABWuivxiO/RSJ4Ddn UojVi0ck4nRmJ1dqxACBlHV3JqDbMtz1Pq5wUCO7yr5xIqubtn/YJ/7Ln4rJWT5f4cd7Vf5q95TyeK70nyz1 gYJ/eBwDQ/eqWwvx/rpN0LCPhe8NMli75XszheTcRALAxZw//ghBVf1LKAgDGVGdxbkZaamKkq8LCRd8K60W2TVNeP1QURCD2qD 9uAAB83ROTtfOXr7dLoQIAVLgjBeYtlr1ZOGf5AFfopbn4Wx6x axlMAGCSXhiLrvjnL qBBRwnoyfZS FHxIq9F1InSAPpnhI//y6dMAyuHGIBOdlSYtd edtH6LS0tLS09Hh/B03pJahH7azpmbqnqrzGfqUtnELDxlobGux3yJ518tnjuFcuB1 dfCXgTuPSFX9AxkrleBp/UCY5eTo 0FaLT0tLSIp/YnpfktX4 TqFDT9w5Qf0bLyo4Tx9Nu31Vf8ull7MNijVJeGEqsPHi9SIs52 sMv7hw2eCETQ4ADDeGX9q7ZJ/RgxdJaWlpaWlp6AdGG3ee0Y/EAHRFG5l/0GBPeIbWvenaZNX4q186o zXyslXZ FdBV6zhHrOwGibn6qY/FGr1AEAANpMX1lGWlpaWkLsnQv7lxs qsC F/g3RTqboSR8ZlsSjVARpML7gU4cdCpkAHv49d2r4iIaseNTVFLH w2NbLj9 /taUETGhBmrCm02LaDDdkee0W1Q9MHOADJQUa4nDypdjauGr5u/WiTEAoOF7E6 dP75RUFhYBLlRYLWQ6LYbeQDwCZ3gjE9oRPRTmCwWi8Vi0XDR5 zYfMrRP6QXWzGjeE2sUkl9YWERUaCMf/5pV5rEjVNYndII2UB6iOX/pKj5BIWFhYWHh484RNbMVqzHC2PS0jE8dAAAwx8eSrm44eTO8c RIGnigJqyi75 PnHjJSFXjt8Cb77Jmx6dZojfUGdzJnI9CBBKcL nts8ulA68u7rbvsoHlYUUHF6yAdERH96/FNH53IxyANxVvx7T3vHJVWUfHK7vCu05pOWeMAQK6PcjizRsgp f4bBYs/gim rS 7cICQsLComwLNwl8LllwMAQwW3nU6K2 fQKAAA1IFITRF97 DKKQCAkZfXFeU3yjyp zBFFovdkWh8ZP08xLITV5/OTbNgsenEkVcOG3784RvEHrdczFyvAK073kNBYr3cveTKwntaa 3mvxjZjM 7vWbND3T/znXFdRl/ UyNRkY38axZ//90irbvVuP4Uk72rEd/KeyVzDAihKsFUBLFM Ew47tc6sQixU9W/hg1A60zzOopYuEbpfj2B2BWqt2HR2uP2gXklcWb7hPgktUNaAW i9mfbHEYtWyvtXkQAAJl/o71qJ2GgYXsr51ISK MtIxGLkqdCe2aEdKL23h3/efAW7NI5j8RmdUHTM6AcA6Em9e/o7xIodhq9wEz1PLy5b8j3SNq5zGgD6otQO/YIQ0wqppJHHS/ytjn67eJ2IsJDw uX/mvfNFpNn7TOzOrH7rH89AIxX xuvmb98vW0yCdjAeu0myv/tUjnvornZroDNv6G 8FseMfdMFgDQBoJOCy5BLNIKKuAU71ie/7k1CJ69ZtlTf1An2EBOtj2wbfVKARGkiLCwsLCIiIiomOQJ 4RBIE3XhqryGj4sxHDm vbFWBnoH3TKnY2zmUN9EZc28Fx51Dg3GjAQdUnvAkcnBvJuOp7 Y4pzHIgEAsKHcY7eCrXNaD7CmR7J9zRVEZxsjrwDvOpsXBBoDe uLOCep5JpRyhjCGXvmY62298mq24THxk0lm/Idd/atmxyxGki aGspY5wDASMsz0x3zVvIjRURm30BUVPTghYcF/QAdUcZmHzRY2eth9W96Ulk1jzUuqio95EzwIrTn35bnvRJbM8Q AAGjxVdmkcNw2YwzIk9XxNzW38goLC4sIiwjyLf1B91Hd0HsGq DHCyez07ttvdOJ1oBKv8cOiRk7RDSbYmRgecMwlAQC Pu2mkrDJi1ZsWajyJuMHOZh3plKT6kPs1TdLuBQOtCd6Hxe7 rx3mAlAeGHF1Yk55nQiqXscANp81cTlj1q 7KXRKITKJLvzhza75346nuhNd7lwWOxczPAbH3csTmfLYUN79A iQUhyk5MVOB9XTaFRiV8Xji4d4r8YMfDKeoHQXhBqvlfXObcYR CATCFJH xmQ1RhiboqRv1QAAAHN89IX5hpM3wjF4YGQ77TujYZHYPnvpdO tLNw0BjaBW6gy1OUp9vb4PupqTCDbe8YLeHvsiFnuiLcF028LV gsJIpJiYyEbjR XYufFDwsTE6ARpzj6xSTNVt Q3CK7lFxYVExMVUrIOqeTUdFJdlMOZNUKupTTKFC3VSniVlk1a C4FGIw7GOh1RUdaJ7 fohKy4XRaVDABAxUZoiOjdDKogAMzpxIk5nWAzWaSJ0Tmp6o88 e/AHBGKL0b3XRDJxCj bnbFU44W/IBBrjOLLRwEA2JTS0As7129UdCmaIbXH2RxYttoqbXCm7aUm3x 6dB6m9c2VHm5khTEyQmSxCR57jlu 0HMLrM797ayyPx/HHCeXZLSn3rrxIJ/rt7nUsJ f9YTRyd2qPhVswBonak3jyAWrlG5XzeJb/DVEFz ywq DUikiNCOsy6J9WwAIPVmOUohfl4p7V/DBABq xPVTUsQQkZhxRwln65Nsd7 j3 sFrTOn22kDLTrluXzFp25ljMb0n1CJwS m3/EJLaFAQAdCa5H5s3jk/JpZE72hpssXfw90ia2YxoAeiPVDv6C2GyQUN5e6q/8y3d8u51LqVPjHdFai5fNF9KLeqMTEmf96gBgvNrPaM385ettk ojABmaZ64c6gSvw0lj8zUox1wzOBIx8u50r/vWDwoMsjk60RtrsRcwTUvTrYJNw6R67fl /EyeeoKTbSqict4nHTNNmodOZTCaT/SmneE4ngDCc7yW/8vzdUhwVAIBJrLp7FqV90us1AAwV3LKTETHL4LSd6fFE883HLN 1yRmA60eKQ3NazYU00GnWmreS 8SF mzfxhK57XAnnAw2l3DLXfasT7KmpNCvkSjV7dA8NAIDaEqJ Vv2EXS4ADDdGOsquNwhoHZmmzL4Ag8FgstjsjzbYX uEyukHnBmMhPY8HzneyzHVg /ohFMRHV4Hap5aL3m7kEajkkc6E62PrzbyLX8/nsCEO1w6tesWpxcT6ITqYGUe9ds5GAoAsEkN/gZqmodd8mYAAMa7Xnmd3nj zlP7E KXfbO63huRZnfm3bNV2W7gG EiJWYT3znFAICJWZ2oA2DTZibHh0cJlK9wmcvfpBPD e6yK47aJHaNA0C7n6qY7GGzxD4SiVAf6iC5jB95LQcA6GNpV9c sO OR3PKeTvSkOhpKbjwT3v9mvhMuSkNUUs8mbRhIrxyOy4qeetxA Is305vmrrV673CRikMoCqPXcvE7BwKfog/GJ3GDD1XK tSO/Gt7FhBlckj96sxoAAJjjo8 v8Em5h9ZPAMwUOsmISyqZxbfj8Xh8c6q/may4 tMGGptNawhVXqPjlVbFSaQ/1s7w/E77Yjaj43WUtfjloIKy6tra2jpMzxCBxlGZiSzH81pHVJ/OWQn6xHim6w6TO6GpZbW1tXUNHX3DRDobAIBUG2GrvILfqZhGm aKlWQutOGOV0kQgkfqTDU8s5T2kl4wFGMz3tpcSsc6Y1Yn MDXB854B5QQAgOEkd7kT64/P9TvRxgn53peCCks78Hg8Du10RGzet1uMomu760sSfMzjuvB4/Hhv9q1jC5csENMJa8AxARjTlQ/PSmzdreBXT2YDu7/A9/zadSbBrxvjPLbx7tYOzJ3t9QZWy/OwO YWyeOkqZ6mh3I/Ll661Smnd6r86SnRH7 TMomow PxTQnWigt/2HDQK/fDkm OUd/2I2ILyreKBUDrSPE8gPiJR9mnYrgpWm/7CqScy7Os2tq6htaeQQJnls9YXeBFvgU/81yJ6MKOtkVelVj7TwRC7GJYEccMsfHNLywOLfhpuaB1whAejx 9vClLdyvPD1svPysZnG2BftqvS99 sEHPPeHd84qDQom W37a43lXR6Wf5uZ532846lvBhOn EIOffpq30TKmfRoAesKV9n2PENWJe91R9FBx9U98Wk 6ZkaxcbZ8P3 LENKNaZuhlN2X40Ugtqv41gLAeJWv/opvFq2xTCQCG5ilThvW/uMXmRtv 51mMFEOEt/8vFbFp3JiYprCJKM9dvN v0TF6WULHo vDjY4Mv8XccXAOiaQca9cty74Yd6Z 5j3dSLD6ayc4J47DQAA443hRsuX6gaU41jAHk zOo7SsgqqJs1CplAYbACgEcoDUDy6d/PqOcrQE2muq7PPPmdOJ jTfZGWggKHr8SV9OHxoxkPNLb 9PMBNd8qFgClMd5Tiw9pndY3MoqvDzDZvuYbnvNeJRMw/cLi4InNqsHNJBKxC30ftXItj1nsBI0B3c/UebVdn80K WDyzSvaYhdfzvUQsahjifaifCq2SSUjeHxngqMCz8 bT7vk0wGY47XhzjJbNfzLe/Fzr0BhWF2DSAAAIABJREFUcObbfbzBvp3ix6r2UzNGKdxrAAAA QluulwyPSVQVjgEA0PwAJSx72L6ABuWBGvK8e24WkUiksaaES4 LrflDzqXw/nmiLcTt3SEgnqmmSMENlsckjmQ4igmddIivG8fjCQL1dP/y4Q Z60QwAAJvYk35d4odFvyyYrxhQ OH8Rjau LGD D F9x5ddSG1i8AEABh/fnX7fkWTqEYAavl9UzmhfZbpX Hc5S/S7zRZ6Xf 1Na1G0VEJVSkZFVMDLZ6FsBn44mPzotN6QXWTNdzJ53dq/iFhDYf2yOjf1GTzyYZR6J/Mp74YL7TWz7jntDwRU8MpDavFBASEhLasOeAUWDBMJEBwCLVPT 3zq3jCNofMpk535ProC 2cHVDZvEnGNbxqBADGEi/IHBM /Kh1NlU2gzHRGekgeXjXlm3btm3btkV8r6FzfAu8GZ9wyicyWWw iNs5063YRfiEhof0marLbDO0N43v WDzBYOI7C/z1Du8SFhLasHbJuiP6DzNHSEwGabo1zd/8qJCQkNCGtasWSlwIKusk0lkAjNpHhtt2bNcIquBEIYzRzpem 9esWS/As1TM6EFuz5ugCMjjmJdu2js3CAkJCq7jXajhV9hFpAOd2BZuc WDT8lXrhYSE HmEdx72eNU/9avJ7x JJxatUb6LmcaPJNiI8vGuE940WzRy m6ZvQBMYnORh9SCeYt4BIWQQjo3nTXFkT8hDUJmzRCwGeSBqhg ruW8W8mwUEhIS4l/23WGb6Dwc U1 Px5P7N 4aNHWLYf2ye4T4F3 w4pNsu7ZM3RgzfTNrp94N57YdC6ynkZuiLpyZP6SNUIiW7cJnp U5uWjREcOopj8aT7BpncUPVYXn/bScb/MW7aeVBAKhOcBgq9DKtRtERUX5eTYdPH0/F0dkAJCwr9x 9zh2 QADAKgTzSkeajLCQrOIHpa2TcUCMInVwZ LJ4DFHB/IcFYUEeYVFBLaqGp/WeOIljHKu5QKALTx5kxH cWrN2wURQppX3dS26DgcD2jD1gzbTE2Wrt4BISEtkjvk9G9eE7 AIW2CQvt8PAHAhunJ Ev7twjxbhQSUnayt9FzsDOzzSQCAJs jasJc5IR2rRh7hX2WzzIwwFAy38eT9hmTABlNOeR2eHlfEJCon u3S10xUeUxjax63zzQGtNvKPP9wsMvIWUS20dls8jjzyx3bxLm ExISUrYy0pTVM5ByzefcwiZ259qK/jjvG8lb1b eBs8aLI7QWvz9csGzz0ZmJ//PxRNNANQij3MSPwnqv j/8L4vz9 jE0z61EBrdXPfBGXWm5zpbqvIzc7OLWpoaO4ZxdUPTAOw2YzJ3 pqqjgE8 b0ObOoktruprmNsTiaATRvrqG/q6sNzuuWH upyMtHorJKS2r5RbE3/JI3JAiDhGmraugan34vhWNSp0e7q1qEZ2q9CO9JYV09rM47TVc Fm0Cd6alsGRkmz SVjW6pyMtFoNDqrtLJrthaxmcTR9pou3CSR8zTaeH93J6Z3kjm OybxncFjJ1DcpLTMzMzMz66Hx7rNuT0o6MSlXjJVP30gbnqtB1 PHWOJsTp3SdghMyMzMzMzPD7RS1Lho/qWKwSWP97dW1/RyvA jDVRX5mRlodFFrR1vz0HDXGAWAPjXY31LfR2BxZmLRxjpqO3Ej M0wAADp oLWltmX4vQh6FFOWn4FGZ2TnlbcOzZUym0LoKEaj0eiMrLyS5q E5C8Se7Goor8P0vmkybDZ5uKUoNzMzO68ON/V 5xGLNNJVmoFGZ2TmlVX0v0mTMtZRU5STiUajM7PL6jreXxczC3 m8o6GitKFtmAgAbMokrqm0oqptcBJf5ntcYvE66atPYjIzMzPv mR/gn7fq1KVXWAAmHd9ZVpqfk5GZmdU8OoFtbqqs7RiZfjdLrPGu4 vycDDQajc7MLWwdfy9lGgHbXvG6un6A8Ha4vvieJP/3P8pdCnhZXZiRmVtQ0dw1wQIANpM60lVRUV7XN05hAgB1rL2xo rSufZQEwCQOtpcU5ufmF5e87untqapq6RolMVkzQ601paWY9mE SADCIw13Vrytr jhPm8HW1byubMFNv2NDmDQCtqG4IDczK6uyF08DAPJQc2VRfn5 QX5BYXXzXHmyqHhsQ3lFecfQ 1PGGARsR2tt4yAJAIBBHuuuquoamZlrLvSR1tpc9CwZBUWYITI AsIgjbdVdQ1MkTvWijvV2dTX2f7ByHd9ZXpCVgUaj6/pe xteuCR7vWg227TxrvzsjIzMzOyWMTwW043DchojGddTk5OJRme VldX1jWJrsQQGiwXU8Y6aTuz47Aei43E9nfU9 PcCS/pwQ0V VgYaXdEzMDRIGO3vnXyTF9pIXS7nU6LRaHRefccoGQDIH2 wbysBcbiju61tds0ukzKFa6nuGSNyioU81FbX2tyLpwMAY3KoK TcLjc7Iz6/uH mr6Z Yob5fDnTSSEdVQU5mblENllNgtLG614WZaDS6pruvv3cY29Q32 06BMdL7VHftcpRbMe4jOw8wyfjemrLyqn4CzNZIxkQvpqmtZ4w MwJrGdTVW1nXjab 8UvzBfd3Gq8MtjK/eDPjK1 J MehNce7nF661KzkTZ2tsRWU1HIOCPV2v3L5cvCbFcLAwrfHGy9 doBpQOTdyMPJUUfH4AdOMr7Cq/L2Q6nyP/HMe4qDza45pqg5UX41AIA/5Nv/Gjf8mxff2rZ8/X84 849Wx5muRFtdwwtOKf1/7qZbQ9m37bVMfRI7voqNjLBhRpoGMjeK/9YNM/4LYU22o112rFB4kIf9Kr7bn8UX1ImRpszwp6Evqsd 9L/Lhj47qKoy0pHJORPKigoKCgoHD5 9srtl01tmIrappoG/Nsr2dSp9lwPvVN7TxyTV1BQUFCQPaKoYeWfUzv8X7x3 J8Ciz7c8NJa/gdeUYmjJxUUFA6J8QhslrgUntfxb 5b8lvk39y0CIE4cOn5H9xoZ6w2/ty3CARihWlO95 5jrY9UmUNAoEQ1X1nd5ovSJu/ mn1fc75/1PG78 HMY4Jusz/7UHvir6/Yx zv4//if1iv0KouIoge1tLCwsLCwsL69vobvwnLT 1M9HH05pzqaVbZFHL37gt6dfNeE3Ygxt21pYWFhbW9s6P04oGf/uef5eBysjHPj4JeZ1/cLM/ylhXbqDP3fvhJQNTf2ZAMdLwIvTuTf 4gu6/SBj/GJMN6FfouLKBv3SHrv9 mNNDJa/u Oe1kP/HBJWrE1y4cOHC5XNwdYILFy5cuHyOr0cnmJS 0lf5jX1T/ HcLlw QJM9tVVpOe2/2rXWC5cvrROMKb66guKK uxUxM1MdaKu7Qfpb8dDWQTRzr7urpGPznHgjreVZOfV90y rs6hmnTw7j2poEp9h8fI2bNDLX3dvd eud7fFd9SWFd3/gX7L5lk8e7G3qG5ibp/uHb6bSJvoaOYfzfuRp0qq f3ycBQD44cHu7ok/OWkWbXIA87pxkPwFjlmljg4N9/b82W/0K8ijHZ3dH8x /hTsGTyu f2lxqzx5qrivKquqenJ9miXo3ISOjFf80FGAADkgb5BHG7qrz4 eexrX2N7Xi/ 7z7r4WvlbdII82t6CwWAwGEzTwBTtjS2l4JtyfXWOrhbff Cie4zP YvhZX0E1tsKwKh6oHpRXcO/5aMPpUy0P7 lto P/5iqS1Jt9/hvDhxhC267yG11yKaS/nAdo5R4nTQ bxza bEfGYTBjLvaRwRWHtH1QfdN/L6axaRNj/V1dXb3fFgT2VT8cF9He8/gxG8d9U0nEsaHsPjZLftY1OZIrQ0GXikf35f2N6Hhep ZCircTmz/y852ZZCnJob6J8hzn5gN9b6nrjjbRlRj4h0sba3dC/ zOSKUyZHRkeF3NrKljleEG 6UN/fNaJshf9Q7YDMZhIHW5kbMHI3Nbe3tfYNj0yT69GhvR2vT7L8x/Xjy7KIFFmmsv60Rg8E0tfd9ykCzptCertbmzgWc31n0yV5OIo3 NbUMzb1c/0KaGOpswGExjS fcShkAANrkQFdLIwaDae4eJrxZ0MImD7c1z ayB09hAAD0pVkYXFC6nvrZwW7GzMhAB6Y0xs1ceYP8zfz6Hk6l oRGw8V5ye4XXH7/w4MEtR3Mz1VsZkx87XORj5Uab7OG8UVPryMyndZhN6O/s7OwZJb5dksAk4gfbMBgMprG1s/e9RS/AwA92c0q8sb13dOZjZ5kNR1 65ODtX8cEAGDTSKOdnHJtausce tQfvobEQd7uzo6h6berrpkUWZGOhoxGAymubVzcq45NoarqFw2 Cy/lnuQOAH 9TrAY023VjzT41gvwCwgICKxR8S5snOS0E3brc/trl43DcpoLHlsfuBxZOvSBqWdU3FE0UFJ5s3j5fVpiDU3srOIw PcVBl42O60Q1/lZW nO97I LWGfS/3jHFqXI45juWb3gjx56OoG fsrGMyQtIfKSy1XbuJ7f9cRxTIzd1l9W8gobxA2/53Tiku eF160ZO9Jt7zf2F64P8PfTV3yzuzGHCxq41O1NdqeyZX/5nSpkf5okzUyXvFtf5lODBVFeJ7ZefP12 bMGEz3VJVBiohuPHbO VUr/T9zEqsfGF010X723rFz5JHiYL3dVgGFjbPWgkaamSGQ5lJiEvB pDpLbhAVmERRYt2Lpsl1nPDNeY0Isty9dtU6AX0BAQFB0g1l8w wgTgE2fyPDVPSa4TkCAf 2mw6o3i0i0X5szdkeCiba2/HX0NBuASR/FvHKSEtrILyDAz8ezVME9s3aSCQBMcsVzRyXkGgEBfl6hbZIWy fhJJhuASe2MsD6 cz2fgMD61TvPOIQ1U5gALHJ3g5 2gIAAv4CAAC PhGlUYR dCcyZbA87y0tX0Z8TipkKf9fTwhvWLl34HWLBsi27jGKbqGwAb JrtMas7SZWdVSEXzp3T9y/AU3/fB2AxxpvQTlLCGwUEBPjXrjzjkd02 aFTw2bSZib7mgvvKG7mX7rZIqlmdvo7g1L37Ib6pvUCAvx8Ilt 2OyWOz/kNTOLAK2fNoxsEBAQEBJAy n6Fvz41lFX96CTK4FJ4OR0A6JSu7OCLEnwCAgL8fHx8fOeeNPd S2B//RgBsJnlqsL8uRO A0JL12o z mZrALUzM9BoJ5 AAP/6DRuFr4R2jFNZAMAYjbuoZ 1xp5zbDQ7w1 vESGPMRVlBkXOP6 vbWltbw 0NHifn9swuzCTgBnt7J4jUmTFsa9/0r ooo/K som6ul8zk0YkEokkMvXdZaiMqf5 HG6SSp8Z7e1u6ZpbxMhmsRh0FrAZVAqZSCSRqW/OuMLm zif3GyfTSGQSCQikUSmf A7sVlMJpPBYrPoJCKRSCRR6HOeL6X4xgkjHaOQdiaVSCSSSBTq O7eyCbj2/sHxmSk8dhA7MEkHAGCzWUxONshkEpFIItOY71uT4cpAe3EE34Y tS UCCwbfeDzs3udXfJQX8ezS32GW8nZjAzqFTCISiUQiicZJmM2k Ueuirl08usEue2KaRKGzmNSmCA1 g1spr0epZCKRSKLQ3l 0SyWRiEQiiUxhvJsTFoPK Tehp/vZlfXyPs/fxBNsBo08WxDUNxb8I8X7XiGyaXM5JdPfTYfNpFNbku6aHV5nk YrDvy1aykhXW111dV1b3wiZ85/PFx2bRSMTiUQiiUSmUClkEpXBeRCTTiFlOqE0lWV864lkCo3JZ rOZTDqTDUAZ7R3BEykMBp3BZOJSfRysFa8XzplVJnN6uLOjrbW 1tbW1ta2tNee6lPiePecSugdz3cwPC5tEd7Z2dnZ2dnUMESgMN rBbYvUk9 zQckxtbcXE3dM uG6fdVw/fKgUPREmGronnTnbYOCa0Q/Oa9x WdPS2tpU4CWLXKNsHtfGBELRtdNHNx43imptbc5KsJFZu0nfr3 GKzHztd0x0l6xTQHFra7nvxeO7xVT9qtis/nxfC6SKa2pjU1tbe/4NVVEZk3tF3QAwGOd6Wf Aff6nhILNoM2M9nU21RdHX7NUFZT3LmruJ1DZAMCcxrZhRwhkO mm0u6d/cNZ9Z7OYTCadBWw6mTRb/h 2TEJ33XMXjdtpta2trZhoE RGbdfohg/cE pIfaDtHkllW49Lksv2m4UXzs5p7s4I9Hc3DalubW3KeuqgxL/JOX2ACADssZdWcor6V4LyOjs7Ozu7 nATxF8JMLvhjuxJE5PgegYAsFqzQ7109PwKWltbG4ufW zj4zW WzkM7N7ED7 R3Ytx5vRIitehvactPC4dXbf//PX42XUyg2VJIS76fiWtrc2vU2 rr99oHlE9xAQAaHmornlJw6 OOxUY/nqd6K/w05VYLvdgbhXtRN8IHj9rEXCF/vZS2zdvEtu0Zb Mol/Rhz3jjMr7Zy1N5K7eCzBBIpFI5I5DpuFtlDl9pzVGWurs3Swmt mnL9pM6Nimc5UjU8eoEKxnP55HXlFWPI5FI5H6DW2hOQIItuOe hKnLpaazNrl3bkEik2Gn3lPZ3F/lhC588tlfxjH1mtXWLOBKJFD97K7d/EgCAUnxDwdxMzdL7oSESiUSK7ZWxjethzFYgQsFjE0WJzeLim3 ecsniYNQQAMNmWGmZ50vNFvNPhw3uQSKSYrG107bvbe FK/W g1mq43Ty1TsM3f2C2r4he7qdpYntKUcvRQsIslaMTLGJjrInkX jEkEolEIs97vmijAQxm3THfvXbF0p8WLF8vInHUKKZjbKrtue7 GCw9uO gYKyCRSKSEmk109WxhkfDV/voSW5FIJBIppv 4tH02cuspDTQ9ikQikduPHNK46W685tT95E5OXqgNYeZaOziJH jptHMfptmYQGhKtT3g j3BXU5dCIpFISd3rr5rn7AhlqPCJ mZOMkjk5cdlA29Ch4Gix7b7eXmW/jR/GZ/wtn1aQZgRKgAp39fo9D4JCQmJXaird9G494vu0KEPi46IybqjO VsSYpvEN 8Qt37ROMYEoFQ9MTkjvOKXRQt/5tkgfkLf /XIeFvUDSkZj5cjs 9T6KXr4fc06tHNy fFzdI/ETQ1hWnLnTzjlUViDac72Mjvvl79/u8dgWeFjxw2TewBAICuRBud/Ttcitkf JyD8ecPKp7UiOa4rFTiBK79zahbb5Amn6T69aLJ0bxrx45uknt UxQYAIFQ9viIpbJXUO1h069BK6fPBNQQAAEqRl6Kq/LnInqm6EFtZXuu02QItdEceMXZOawIAZnuCjZHa4WvZH40j6VV RVqq7xLduk7LQMbnsYrZVN HNOs hvBtnFbaLbxLbtGX7WduA2Y2KxxtfhFrKeSbGOUju34VEIsXkH eIw7y9cYZCJ49ie2fRGIhX59xu4oT84XoVFmx7oqKiqby8JVOE 7bhk t/aFPD48NjrCBAAgNSbZ7lwi96hskgpQF3hM5tzV2LLPLvhu8zsq hDK8lsMZaydODOO6Zpc9s0llntLLjpg/ayX1PDsv sE32ulWyiLTRnuqKjF9DdF6SGn9G/GzyxephPGxQRznA46We0kuOXotvm0aAIBW UBZXftcUPVXuH3r385frRNUXPFDnTW/IA9ZRXa9W97snpeu6rL7Dps8TExMTIy47yR/cNepu6lD747CMupD9ORW/SwibekTnZgY9cBFYQfyyK2kARIbYCjZRFbl5DnH8BcvXrx4aKN 3SlH TskEAANfdOfgfB6e7So2obGJicHG27fIqzkUTALAcOVjM7EFfF tVLO4lJSQ d1fg2ajvldTxdnygN/Oa1moEzzYtB7 khNhIhxMrhS765fQxABiVD88c5/llk5z9g eJz/ vvfuMiyrL8wbuM8/uZ/Z5dmd6eqd7etoOtvbYZm3kFjlTIDlTZMkFRZAMkhHQIufgRUEE EVChEDAAKlkkSlQQlCQ551j898UthBas7dldZ6d7zvedH8qqW/feOr T7jmx7nrCX3MHVY4tMQEak9zDo4OSchgMBl2bTJZSim5eBZh meZ8dM fD0qZ0zPvZGeHaew/pOOS2LTVUzpQEX1RDbNPexqrfuxsfNmrOQAA5nO6ip69g0dwrB/ttE3 BADM9BSFip5SsYxIZDAYjJvO6sJqDv4PepYHWqsTzxsokfZp0T PvPqh8PbO8/CpD/ Dh7w7LWMalZWenOZH5JERNckcBFga7HoSYBV9Pz2YwGImWpB9k XELLRwGg76GbpRyXtFNmdnb2rThbyjf7P G/dK9/EWCpOcFYhCyl7X4tOzs7O97DXERU1DS9CWBtviaG/K979/6o6piYkZ2dZMnFIaPi/HgMAJiDNWlefCcoLskZDAaDcdVCjkfHD3/G2o1mYbi9LsXbXJXzK3XfG1n5pR2Ti2v1SZ4RbE4dLeD2tlO3A jDTcM3HVkDDPi07OyXCTf3QbyWcIopeTy1tAKyPtz99EqgrJCn CYxXHKKxoHp0drA8w N2n gndxF7WswwqZuzh7Ofj62wkHrZ7JXEoz0hYUsY0oWsFoL/oovGB33z Awnj4hIg299oX1wDWC2w4 fVNkhsYVV0SgKdxA/ppw0u/KTmu1RNFxeXV/Mp3dllsQGtkZL75PXxptHOOANJeVHvcuKemO68HSR7gBJaWhmj f5zfNmizWG1L0jeQlvCqXJttuuMueEBALe7JeNejMDlVHf/Mmglip6D6WBNrKdWYjp1f6E2Bi5TIaSXjyOxsxhV3yokvDnPop b1lbgCsLzQmKXEr6bqFZzIYjGx/I3klA2rqCwCYaEy0O7Tni0PyVkF3bmdnB6vtO6TnkdL6oeG/ mTpw8dlAzJefuAFyw2J6t K2KfsfEZyujHO9vBfeFzL paZMHHL6rCMOBeJrMRDInHzUlzppTu7XcfunzvKre2S3Lyzp29 uvsjr9J81PQreDD/1EOPb5RqxKqfQn21yWMSQvvMx99XBLL/T 3 k3qoZJe6OmUdOklQdp8yP HTnL8ZHH8deX3jblHHJ9NSer04IicnYX38 tQIA0JKir0aW9LzNKkZW gvOS/x/pcCKoW1rH6w1xGtrcHKZX2 dBADYGCnxkf2DcmDZwPxsbaQUJmGbWsd65Uz1ZUvpU84PpmBx8 mm8/F5xnbDcfiYAQFuQBkVNJrQRAIafRjpyf63oUUjUf9ceGB RsfEv3Krl9xT4WmH71S9WdgMAwGy2zn7p89GV4wBQE6qowiVkm 9kxCwAbr0uDpf6kllAztgww1FDZN8e6BesTTPQlVFN7AaZf3rw g IW0ze1qohgos WWMz2X W6RUBiojPJRJHne7W6IUz0h4JPUOgkwVmqppUWNLWoouOpiwmF bMAfzI6UxBidIRu/WYIaKS3LKOubpnQAw ijOU5UjZHNcZvVFqs4BcSXna8T KX3JjoaynK7lc7A6O9ldX7VZixxP1j1tYI83rUFfjqWusrTXQ6 JeuNqYayH1pXhgbs8crFYFCknKWCRVsaqMA2UhBkJ/MsuY2FiYr7 q9JW4VmBWzxoAQHuYnqYKOagJYKojw0P1lKj9s3dfMdeeR8nSv jdLhUwWXXDT noVhV98DnbU8dap5Y4dbcHANrTzYyVhCJbAACm zIsD5xNrZ3YVuA3RRpZm2pmEuXL6tDzMPO9 8yTe4eYAABzBS4Kwke erzE3KGvlW71r0Hc3UPCsjaJbwGAFgc66zJvZl8Jf5y5EWnM6d PSYVnvZmZfGIjJK5rlsqaWTFRfcVP 5B6Ytf8T2Kn 5bhaXkp25TXOz9istaLj1PaM6FlfqWJriEnJx1YRdRTFt88STA 9KEe//zBY/aS0U0QlsXvoRl/WOZqmoPW9FYCV0Wdxtly//4H7 DfH1IMqBt6NsPbnOjjqCzg 3DGm3p2k z2XIC2jHQBgqfu2nbL4cZ20IYDVla4sO85TKjF1m4VxR6qVlqJ MZCPAZFOSJ/8Xso53G4iYK7Y6LWvuyKqdb1obG3hwUUGKLCZy6DMuyyulQx9q BqzO1F5R 1Z0e07MNN6PopHJItxcHIdVoxqII6imix3gFdB1Dk2Jj4930hA 4 qOcd H762vXxpL3KxjFFY7C xZf5NNOntRIKHi7tPDonAD5w9do481t48Oi23Nioasm2ZFMFhP gPf61pF9R1 K7PtaXuKKRqU5wNWpQ/K3mxQ5VREf4eViJHDtFPhdc8nZtguEkRJE0vTu0 YK5t/eChU44pHe 3ZpgsFYToWqlb5DMatGuT/fdcN53wvZa 1A/w57zyMFjYvK6mhQKhaKleoZ0 PgXlIQBmB2rSFD97tzNV2 Ji9tzg6ZPO NfAQCDJcHeCqcvPCN6k1fhGZ1X1sUjf2sOU1eeh6sSfyBrJe4F ZonPj9KegcVvAeDpJSkL6rkM4nCXu5qvWe9TiH5EbAo5khvtbq BJoVC0pfi F5BUSX4JMNl8PUDusOujZdZvtznyjJKdeUrLu88aqIzylv3R58 nEcBOu9IeTFkmti0OPrc/oG9NrVpbKI yNOOweL8J0b54D7798yymppqZJoVAoGrpypE FteIrQCA14wQJ/mTfk JmSTM5bZUnQO06OJWouAZyaOfo3La5I8DAGws1IVZ6mtQKBRNV aEjv5e3T25bXy/yP0PhU09njc2vj4/lO36vGJHTNQU9MQoHdKjRtZvjiBt9JeHuAoL0WubUeO01ynfWK W09xOntS7c1NhfzrQYYqbtscPK3B/gUtNU1KBQKRVPvzKl/ lbZMXtrQ72eQtxN9pBn8fS7JtzPP3WprwD6852t9cXCGgAA ssvcX2qHFPWv22OSwVdh3pWJYm4oCvv58QDRykpfr6znldyKnt 2q/uuv4rR5BPW9Xy4c22Khef Cp8eNklofJ7rQpbSNbvBKoNGK2PdlQ pJ3b NCfaklSOyZNds4bef5/ubEMRDl6rtPqRNYB97yFrAAAQg0lEQVQKX/VtOTHf9SBa96Dsxfdz4nU6zUhZ1KFkar7vSY7b dDIwIu /i6mhrqmF5LKeokutbFCLxdjHrOsHX1pNReFhWkm11uJgm xKTWKdlQnbRhgZfl5oNzn 4/zyStra1AoFIqOkuC fVzcbvcBJhrwS/JHPUo3WFfpeZiYooPVe9Nl12cnGu7Q/Xx8fC64eLvY2iXcqR/cdaLfLjmx2N1wD/fxueB7wdv2vLuXf/7zmdn1EreTe6X1b3SsAQCsNYQrSJ7ic3zyXvqUBHB o2KcXPbeOlrrkzVxMthpaf St/NMWMqj8ZE/fI125sTKUGdxso PzwWfC/buri6uGSVvZzcLDy1DUzXvEjRC8Td fqI37Rz2ZwXv/De9j73FNaW350RfXiDXSYeMrm2/0vdzYqb3hvNXJ22T24ff5thzivOLa5lb02g0Go1maW3nfCn XssCLIyUxivvM0uoZ3XBdyVRz1Kl6VUAMFgaQuzWwNrXt9yHW8 7F /7WHKbX Z4uctw 5bAKALCwXOR6UsYzpHQQAKro0tSzVFYRtPiqPsFsn8rl8tEF6C J0Fcjq6gZ0WiWNtpSpySl1VI6ACZbUugyB 0Yo6ytceqDJJRsLW5s/dgGKqO8ZY67laxML7Tn6Z/kc3nw4LKhJtXOtXgOFgtC7Iw47B4twGRPnrvwHwSVzMwsLIhva m133i xoHUYADoZIc4Kpy5Vr27LCeOAXGL7CRjI9rMyIjk/XoTJgSdXLc5IShqZ0Gg0azOF039Sc7zetr7 JEBWW0QznVXr3ZiczHf6XjGc0TUF/fHK3 uab UEs 9x2HmSEL2eOTVRl6S jxr37AVRir 5bmVoSr5YCzBYG2/F9amIhq3F5qGec3ALSn/avfXcVk8h7i532KdsbgUAmBvdT8J /qlL6wIYK/HVFPjdQTEzSws9NeGjmO6d52Pb5jgzK g65gaqycQFXR5sCKZ 8Z1N2uDIBgAA84mjuJW7R mH5jmOltty88l5xTbtXMyPyRzLdth/yDCkuqMoQJpHSzO2nigTB0rpruQfTG9NLP5kpLctSXlnTqy YTioCp9W9M1tJlYYbwzXE5Xnc3pENPSmu26HyO7Ti65uuGp nMPqwuNeJuu9dKmKCn5FHY j1EjHNZKJ0q3rqumpL3mtkkrHAFg5wb17TgiYGRCjvqycOKKTN gywtNQQqviloKSmEc2SuFhWtk6eUZlVvQBjdbifzCHH/Okp4ghq6CKK9jaZu09OBwBo8BH7hKROf9Kz2x93yYktE21Ravv/VT28YXC NVL2W2WLq3XEGElPlrUJmWRy571vtFtOrA/X4HoSQoKG8c IKuZy8Xkhzg9fo505sYU5dtv46G/FnfJYi3yhnHjnI fEZNfLqryHvZv/XHvqLbpPwe1O28xQPk1NjOycympaLnXn2Ql8Z4zXjm5rPK89x7 WUj504G1s/DgCwPvjYVfwvJnjN8OJc1SV cX3/gp333uLQk7i/TU6oXnk6MgFPrPf Vsu2aAYAYP1 sJSwsEJy 8/NiWMuhevLazBf5kg6oyN87CA1KLFsDGA8P9jOiMO2cA7mBooj9 Q7K0pt2m/zfcSfAUuKoRxXrbyttKTtzwq0SoL3MVfo3n/kVEy9r9lT Vs4ivnENem7pK4lzns8l0mDkQZSGwKeiAbm987BWFyZGlqDGl7 Lm0HQXBevxHncvmIbF2Zqrqjtywr8aYLIl1UPtmOblkQ/eC9D9MNZW/HunYlanz32zL37 qcvsgeWKOFeN/SL6NhY0mqWjZ CzyZ PbPUj6JFUbxK3G3rYy1x5t/9USy0dRoAYKjEQ I7Eap7wc4 CwCAtX5c98vv1d3yO9YBAGa7Wtrqnm2 dK33huqxb1T8CvrXxu5bH UkU9M7AQAWm69aSXPKx3XCTwuSvjsmmJy0TfJmSbQ 31uf4meqIqYfXb2VmvPFlyT5OEXpVQAAMP6YrnxcOODZ8NSLBI U/curHE PYQwwHRWkVj4ctdanmQn QvLE5RbwzUe7fuTQDGD0AAL05do5nBZ2LdrSS lMNDnLK2eb0AADMtF83EeM9opM2BLCy0nXT4rCYQ84uZftQLe7 LPieYk0M9jQ eb9YiXoUrfsFDufikH2C6rejOrTv3Xmx/hKczXec7SXdGC1Fsr3XXNrXVdBN/mn2VbHTi98rB9eML02X PEcUz2e1AABMFnnLkzC5S3XvtSfq46UOyBvFPNxc n1ltOVxhI2WipxtZvfWq0Zvmx/e5Rptdh5NF1gek6RFFbJ63AZevGgubWddwKmHDtz/JuaU0zkBAMBsi5c3NtULrf1HX7wZPnpODNYWxOorUH2jLuM4Ho dbKGAiZh5322cARh/76ZI5OVR9cBzHw3xtzqopXLzfOr196G lLpaq8MffHZEwsY/C8QhfW1kJEZ/cxulVgMXmZAsTPW0rrwSWKxlZ5T0LAEvDj8IlPtGNrn5JFGQd8 TqqOgJe5QDw9rG/o A m/tL8wAAq1DsckTY2vnuVr9TJ8PRWviISzGRE/NL9232CTr6P34LAOVeAjqqOvHEUOHCy po3U8kI4uH56DjlgmviLSpe2xCwuUAVaHPDwieufoCYLzxipfg 52aZw2PE7Vnty0Om6ic1v/us/tIgZ8GvrfOWFgFgKtfl6P/Z839FHXJ6VgBgIMvPTOOAcc44wMp4fY63rKqBEz1i85umFFZ1T W0AwEjJNVvhz4/pel25cb9tcmG NVnlj5o m7vV92e4GWkcsi5chuFX6T4iR4SNQ LxhIRLNtjBPbyWMXUzsPwyw16XgyRCi8PxuBgnfQnsyL9jF/K75wBW2tNMhLgFpajBOI7jfg4Gunr68TUTAGtT5dFnPtEJr2Bt EN VYETR5nYtXgOYe12Q7CipYuIVEbt5qDdLmwa2jQSMV992Ff/8kMb5uOS7jSMLjelUftGfe pSXsFyU/b1AB2P8Nu3bt26lZmZeSuzuG/7ZOqNjkRbeZ59YjYRGXnlPavLo9Vp1thnmLZb8GU8wuec6IF/4qI639vRGQTAXO16QD355d6zXoX9RGk2Vp4cYyGpHYjjOI6HXj SUPiXpmPJ0aAVgtJyudlZM3TQUx6NtzaRVRKzu7Xi8Z6UukCwq r JZvAQAsD7Tfc8F c9e/aqusYlXruagOM4fvdZ2/hE4/VzFkIS2r44Hu/lriqPaWZULa0woSPfQkRVztopBseDDJWE9TXC6xdgqCXRTeCQs GlkPI7juK 6wI/8FlFPO5cAYKU21vSclCa y0Og/cUuZDkBZaMwHL8e5WbAf wUp/K1/vUNgNWeknB1TT1z94DNi5V0t7BplAkw/CzKVfDPFowp1grHT71Oi5mbpm57PIk52PwoVFHeIiIax/E4fw0eDl6HsPL dWA2BYnv/exLzrB2gI2lidbiqwnxEc6UH36zl0/HLgBPKWrum3yeFuGiTnHDcRwPdTUXxbgoSSXTKxsw2xAlL3VG1 dAXx8ONFfgEBGzutLzf9pt8aHeUpOWY2ETsFTRSHU/Zt2fPnuPU4OvXE68k4HgC/rClf2GgLIiy8xqtL3Q9Tb2WiPsZ/vj/9p6SNryAX8uv6pjoKEj1VlJyxHEcj77oKMXJIR2a9WZqDQBgqt BR2lzXNYtN1ecfxkfvd1roK7lylsSDYRiGYdwGUeVDmyXHfEd2 oBkPF4ZhGJeUvEdB//v/dbn1zvWsuMCrKUEUEoaRhCSU8arlrT1 XqY5mwjzCggLiwrxcXMraweUjgGszTTd9dAIzetg/eIH7odcCnFOawOA8cbMRBejhLrVJQCANWhOprni155ttUkGqhJ xV1pyM1E9XFqtSzByScxsHAeAtjTnkEsh94nWz3J/R16ohkdO4zQTAPqyLYyluEgYJuPpet4lJdUjvwdg5k1BmotOTP kUawu3jnQHj5jwou53nzXWknXNxQCvWV4CABgsDdRRcL6cT0y mniaERNoElXFanWvvs51PEPmwljIjmEFb4iNojsfBOvy83AJyV jffj0x118WqBN0s5K1LPlYWUpkoFlc9QIAzPeVBAqLkDAM49KO veyvi fltowBAAw23PRQ4sYwTEJJM7KgleHjf7e j2jVD1cE21C4SRiGYXzaZvH1RGV1daY110sjJOcFa0/HwYeRAcEO15tYlcWJ2lRTPv7NI8XkfVNqtm/7M9VXEmXMz8PFK2aS8nJ0FUbyLH/uqSvshoXRl9l VPG//EgikUgkEgfPcSmraw0D2x4G7iqJtZPm4yYpmwWULgCsr76 7SorxEXCMJLTzbRIh0zG5fKd7YmN9aWKK1pK1Iv3Gt/1cyy8KI414yFhGIZhJBFRm6y2rQ6u9jy6iTgJw0gC6taJ1bv1y o8wTESV5TRvdAMArPS9SHfmFxQSEuDj4SIRb4kZR91 sQYwUp3sIkfCMIxbUoP 8N0c7cXKy Yq/BiGkci0kIdEs4Q52f7Ql0 AuA1IPFpRFZ1EhZ7ZceeciTKP985hbACA0UcRDsrcJAxTc3e/mlWbTb9UNLr5YOBkeaCWMs/mxRI0dkptXQeY7shLcdGLr5pnPU/xMs3WPTb6Se/2d51/W5pkzMNLIo5FP7ykn2gVvr7ra2ZMPZ8/DMCc7LzlzcvNTeLmFRAS5OPhJmGS529UTsF0RYyrNBfxPyXV/e4NA vMLlYnnqMIkjCMxK3mHF y21OmrxOkDiubeReNAwDMNj KpvILCgny83KzzisJs0 vGgCArh3XaGN5vDD0jAg/xsXDLyTIz8fDhQnTIvLewmJreoAycTwkwTNON19trvKyWhMhQ9 HSxGtQc J/fX2n/67V8d4X7U0dH14CCvm1WK2k68sJ8vlu9gIsdN6hfibsmfN8956 k/1X9GTY6xrKuhf 1JVT Khu9151kJY5qZuy6psyvzctYRWka7XL93 Ah6fXmAEVMluz6CDUn4BefExNF4SaWivZ5vf/5S5FftvEiLz01krhf0es3b968efOi oaf0nHVoEcvP9o6I/8N3bk2BoZyPjkf3p3qf8hqd4qxtAQ/Ja3nYy M9/ehOVFRyYSWWLb0sb/ucmOg GkZDZfCX912m/8lv/CcWF cHhsfHl9AMxJ 9ZjLs81ZXoYc 4mVmA4c51AJKe2c OnqJH8vNhZKQi95O18o/di7X/bmO1DNVekPdq568 vEnGA42vuG4c8/9i 9ZqahrVdyjNUsgDALz4nkH8oy9PDr5qbCK3tvX8XO4J wOr01NToyOzHbk szAwNjw78j 64 nduZXx0cmLir1/z a 0ONE3ND62iGKCgHICQRAEYQflBIIgCMIOygkEQRCEHZQTCIIgC DsoJxAEQRB2UE4gCIIg7KCcQBAEQdhBOYEgCIKwg3ICQRAEYQf lBIIgCMIOygkEQRCEHZQTCIIgCDsoJxAEQRB2UE4gCIIg7KCcQ BAEQdhBOYEgCIKwg3ICQRAEYQflBIIgCMIOygkEQRCEHZQTCII gCDsoJxAEQRB2UE4gCIIg7KCcQBAEQdhBOYEgCIKwg3ICQRAEY QflBIIgCMIOygkEQRCEHZQTCIIgCDsoJxAEQRB2UE4gCIIg7KC cQBAEQdhBOYEgCIKwg3ICQRAEYec/ABcia4XNoAS0AAAAAElFTkSuQmCC
Hình: Giảm tỷ lệ tội phạm nhờ điều trị nghiện bằng Methadone tại Hải Phòng

Cùng với những hiệu quả đáng kể trên, chương trình điều trị thay thế bằng Methadone còn mang lại hiệu quả kinh tế cao với quy mô điều trị 250 bệnh nhân/cơ sở điều trị, chi phí trung bình chỉ khoảng 15.000 đồng/người/ngày (trong khi trung bình 1 người sử dụng ma túy tiêu tốn 230.000 đồng/ngày), ước tính tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Theo Cục phòng, chống AIDS Bộ Y tế

http://laodong.com.vn/xa-hoi/chinh-phu-da-cong-nhan-tam-quan-trong-cua-phuong-phap-dieu-tri-duy-tri-bang-methadone-159305.bld

Tuanmecsedec
29-11-2013, 15:05
Methadone khi cắt giảm tài trợ, có còn được tiếp tục?
Thứ sáu 29/11/2013 11:51



(VTV News)- (http://vtv.vn/) Thuốc thay thế Methadone đang ngày càng đóng góp thiết thực trong việc điều trị cai nghiện ma túy với chi phí rẻ và hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi nguồn thuốc Methadone bị cắt giảm tài trợ, liệu chương trình này còn được tiếp tục hay không?



Chương trình điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế Methadone đã triển khai ở Việt Nam được 5 năm. Hiện có gần 15.000 người nghiện ma túy đang điều trị tại hơn 70 cơ sở trên 25 tỉnh thành.


Qua 5 năm, việc điều trị nghiện ma túy bằng Methadone đã chứng minh tính hiệu quả của loại thuốc này. Tuy nhiên, hầu hết kinh phí mua thuốc và duy trì hoạt động các cơ sở điều trị Methadone đều từ các nguồn viện trợ của quốc tế, những người điều trị đang được sử dụng thuốc miễn phí. Hiện các nguồn viện trợ đang bị cắt giảm và đến năm 2015, nguồn tài chính này sẽ cắt giảm đến hơn 80%.


Như vậy, liệu Việt Nam có tiếp tục duy trì được các cơ sở điều trị Methadone này hay không? Sau khi viện trợ bị cắt giảm, Việt Nam có chủ động được nguồn thuốc và chi phí của người bệnh sẽ ra sao? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, chương trình Cuộc sống thường ngày đã trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Văn Kể, Thành viên Tổ chuyên gia Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm.


Ông Hoàng Văn Kể hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật TP Hải Phòng, có nhiều năm gắn bó với công tác phòng chống HIV/AIDS, điều trị nghiện ma túy tại Hải Phòng, nơi có cơ sở điều trị Methadone đầu tiên trên cả nước. Hải Phòng cũng là nơi đang thử nghiệm mô hình xã hội hóa điều trị nghiện bằng Methadone.


Mời quý vị và các bạn theo dõi Video chương trình Cuộc sống thường ngày, để tìm hiểu thêm về vấn đề Chủ động nguồn thuốc Methadone khi cắt giảm tài trợ. Xem
http://vtv.vn/suc-khoe/methadone-khi-cat-giam-tai-tro-co-con-duoc-tiep-tuc/90508.vtv

Tuanmecsedec
05-12-2013, 12:14
Tự sản xuất thuốc cai nghiện ma túy: Rẻ 30% so với thuốc ngoại
05/12/2013 11:27


Dân Việt (https://plus.google.com/117815509347656892200/about) - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa cấp số đăng ký lưu hành cho sản phẩm thuốc Methadone dùng để điều trị cai nghiện ma túy - sản phẩm thuốc cai nghiện đầu tiên do Việt Nam sản xuất, giá thành rẻ hơn 30% so với thuốc nhập ngoại.
Nhu cầu điều trị lớn


Theo TS Đoàn Hữu Bẩy – Vụ phó Vụ Khoa giáo văn xã Văn phòng Chính phủ, từ năm 2008, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đã được thí điểm tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh, sau đó được mở rộng tới 14 tỉnh, thành phố. Tính đến nay có khoảng 15.000 người được cai nghiện bằng Methadone. Ông Bẩy cho biết, chương trình điều trị Methadone triển khai đã đạt được một số kết quả tốt về mặt kinh tế - xã hội. Nghiên cứu cho thấy, những người nghiện được điều trị bằng Methadone đã giảm tần suất và liều sử dụng.



http://images.danviet.vn/Images/Uploaded/Share/2013/12/04/images564196_thuoc_1.jpg
Thuốc Methadone sẽ do trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu.



Cụ thể, tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đối với người nghiện đã giảm từ 100% xuống còn 9% sau 12 tháng điều trị, ngay cả những người bệnh còn sử dụng heroin, tần suất sử dụng heroin cũng đã giảm rõ rệt (từ 60 lần/tháng xuống 2-3 lần/tháng). Ngoài ra, tỷ lệ người nghiện có các hành vi phạm pháp cũng giảm.


Sau 9 tháng điều trị, số người bệnh có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40% xuống còn 1,39%. Mâu thuẫn gia đình cũng giảm từ 20% xuống còn 3,5%. Theo một nghiên cứu khác với gần 1.000 người đang điều trị tại 6 cơ sở, sau 24 tháng, số người nhiễm HIV chỉ là 4 trường hợp. Trong khi đó, nếu không được điều trị Methadone, tỷ lệ nhiễm mới trong người tiêm chích ma túy là khoảng 13%, tương ứng với 130 người nhiễm mới.


Theo đánh giá của Bộ Y tế, giá thành điều trị bằng Methadone cũng khá thấp. Kinh phí đầu tư cho mỗi người điều trị bằng Methadone gần 6 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với số tiền gần 90 triệu đồng để sử dụng ma túy của trung bình mỗi người nghiện. Tuy nhiên, toàn bộ nguồn kinh phí điều trị bằng Methadone ở Việt Nam hiện nay là do các tổ chức quốc tế tài trợ. Theo kế hoạch, đến năm 2015, các nguồn tài trợ sẽ rút khoảng 70%. Việt Nam đặt mục tiêu khoảng 88.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone cho đến năm 2015.


Giảm kinh phí


Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định, Việt Nam đã thành công trong việc sản xuất thuốc Methadone, một bước đột phá để có thể giảm mạnh kinh phí điều trị cho người nghiện.


Cả nước hiện có khoảng 180.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó số người nghiện dưới 16 tuổi chiếm tới 47,8%. Loại ma túy được sử dụng nhiều nhất vẫn là heroin (75%), sau đó đến ma túy tổng hợp (10%). (Nguồn Bộ Y tế)


Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thừa quyền của Thủ tướng Chính phủ cho phép 5 công ty, doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện sản xuất thuốc Methadone để đảm bảo nguồn thuốc sản xuất trong nước về công tác điều trị các chất gây nghiện. Hiện Công ty CP Dược phẩm Trung ương VIDIPHA đã thành công trong việc pha chế thuốc Methadone dưới dạng dung dịch uống.


Thuốc vừa được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp số đăng ký lưu hành. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất được Methadone trong số 5 đơn vị trong nước đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc này.


Ông Mạnh cho biết, thuốc Methadone nội có nguyên liệu nhập từ nước ngoài và rẻ hơn khoảng 30% so với thuốc Methadone ngoại nhập khẩu. Thuốc cũng sẽ không được lưu hành trên thị trường mà sẽ được trung tâm phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố thực hiện đấu thầu mua thuốc. Trong năm 2015, các tỉnh sẽ sẵn sàng sử dụng thuốc Methadone nội.



Tuấn Kiệt

http://danviet.vn/thoi-su/tu-san-xuat-thuoc-cai-nghien-ma-tuy-re-30so-voi-thuoc-ngoai/2013120410456638p1c24.htm

Tuanmecsedec
07-12-2013, 07:16
Chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Việt Nam – Triển vọng chuyển giao bền vững
06/12/2013 17:52



http://skds3.vcmedia.vn/2013/uong-1386326951224.jpg

Uống methadone tại cơ sở y tế.



Trước đây, người tiêm chích ma túy được cách ly khỏi cộng đồng xã hội và được đưa vào các trung tâm cai nghiện tập trung của nhà nước để điều trị nghiện bằng cắt cơn giải độc và lao động trị liệu. Tuy nhiên, tình trạng tái nghiện vẫn xảy ra sau khi học viên rời khỏi các trung tâm và dịch HIV bùng lên nhanh chóng trong bối cảnh các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV vẫn còn rất hạn chế.


Theo thời gian, tình hình đã có những chuyển biến tích cực. Hiện tại, nghiện ma túy đã được thừa nhận là bệnh mạn tính cần được điều trị. Các dịch vụ dựa trên bằng chứng khoa học nay đã được triển khai và sẵn sàng trợ giúp người sử dụng ma túy. Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất đó là việc 72 cơ sở điều trị methadone được triển khai ở nhiều tỉnh/thành phố đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 15.000 bệnh nhân. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone được xem như một công cụ thiết yếu nhằm dự phòng lây nhiễm HIV thông qua việc hỗ trợ bệnh nhân giảm hành vi sử dụng ma túy cũng như tiêm chích chung, là những hành vi nguy cơ làm lây truyền dịch HIV trong nhóm người sử dụng ma túy và với bạn tình của họ. Vì điều trị methadone giúp bệnh nhân giảm hoặc ngừng tiêm chích ma túy nên cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ họ bị lây nhiễm HIV từ người khác – hoặc lây truyền HIV cho người khác. Không những thế, lợi ích của điều trị methadone còn được ghi nhận đối với việc góp phần giảm tội phạm, tăng cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống gia đình người bệnh.


Chính phủ Việt Nam đã cam kết đến năm 2015 sẽ điều trị cho 80.000 bệnh nhân. Đây là một mục tiêu khá tham vọng và rất đáng khen ngợi Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực trợ giúp cho một số lượng lớn người sử dụng ma túy có nhu cầu được hỗ trợ. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đang tìm hiểu các phương thức mua sắm thuốc methadone bằng nguồn ngân sách trong nước. Tuy nhiên, do một số trở ngại về chính sách và thủ tục, nỗ lực này của Chính phủ chưa đạt được thành công như mong đợi. Khi các cơ sở điều trị methadone đầu tiên tại Việt Nam được mở ra vào năm 2008, các dịch vụ của chương trình điều trị đều do các tổ chức quốc tế tài trợ như Kế hoạch Hỗ trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về AIDS (PEPFAR) và Ngân Hàng Thế giới và toàn bộ nguồn thuốc do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cung cấp. Hiện tại, 100% thuốc methadone vẫn được nhập khẩu bởi PEPFAR hoặc Quỹ Toàn cầu.


Để có thể điều trị methadone cho 80.000 bệnh nhân đến năm 2015, công tác phối hợp liên bộ/ngành là rất quan trọng. Trong khi Bộ Y tế (BYT) chịu trách nhiệm triển khai chương trình điều trị duy trì bằng methadone và cung cấp thuốc methadone, những người cần được điều trị methadone lại do rất nhiều cơ quan khác quản lý. Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Công an sẽ thu được nhiều lợi ích nếu các bộ ngành này cùng hợp tác nhằm đảm bảo các dịch vụ điều trị methadone luôn sẵn có và dễ tiếp cận trong cộng đồng cũng như trong các trại giam vì đây là những nơi mà gánh nặng về HIV (thường là những ca chưa được chẩn đoán) khá cao. Khu vực y tế tư nhân cũng có vai trò trong việc mua thuốc và cung cấp dịch vụ điều trị methadone. Các cơ sở đào tạo như các trường đại học có trách nhiệm đào tạo sinh viên trở thành nhân viên chăm sóc y tế trong điều trị bằng methadone nói riêng và trong điều trị nghiện ma túy nói chung, cũng giống như đào tạo về điều trị các bệnh khác. Ngoài ra, chức năng quản lý và giám sát chuyên môn cũng cần được giao cho hệ thống sức khỏe tâm thần và chuyển về tuyến tỉnh, đồng nhất với các dịch vụ y tế khác.


Do Việt Nam đang hướng đến những thay đổi về tình hình tài trợ, đang chuyển hướng tiếp cận và đảm bảo các nguồn chi cho công tác phòng chống HIV, việc duy trì những thành quả đã đạt được, mở rộng và nâng cao hiệu quả của chương trình methadone trong những năm tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đường hướng và chiến lược mới của các vị lãnh đạo Chính phủ mang tính sống còn đối với việc xây dựng chính sách và hành lang pháp lý tại Việt Nam nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ điều trị methadone rộng rãi để điều trị nghiện ma túy. Các chiến lược này cần phải bao gồm giải pháp sáng tạo về nhân sự và tìm kiếm các cơ hội nguồn lực tài chính đột phá, bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung cấp thuốc methadone bền vững.


Việt Nam đã tiến rất xa trong chỉ 5 năm vừa qua. Là một đất nước nổi tiếng về ý tưởng kinh doanh và sức sáng tạo, Việt Nam hoàn toàn đang ở một vị trí có thể thu hút nhiều bên cùng phối hợp hành động nhằm chuyển đổi từ chỗ còn nhiều chính sách và quy định không nhất quán sang một cách tiếp cận tổng thể thống nhất với vấn đề nghiện ma túy tập trung vào chăm sóc và đầu tư vào con người.



Người thực hiện: Kristin Bork - Phó Giám đốc Chương trình Y tế,Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam/USAID Việt Nam.

http://suckhoedoisong.vn/thoi-su/chuong-trinh-dieu-tri-nghien-chat-dang-thuoc-phien-bang-thuoc-thay-the-methadone-tai-viet-nam-trien-vong-chuyen-giao-ben-vung-20131206175204679.htm

Tuanmecsedec
18-12-2013, 04:56
Thách thức với Methadone

Thứ Ba, 17/12/2013 22:23


Khi nguồn tài trợ từ nước ngoài giảm gần 100% vào năm 2015, các cơ sở điều trị Methadone sẽ đối mặt tình trạng thiếu kinh phí và thiếu thuốc
Tháng 4-2008, liệu pháp điều trị cai nghiện ma túy thay thế bằng Methadone bắt đầu triển khai. Đến nay, cả nước có gần 15.000 người được điều trị Methadone tại 74 cơ sở trên 25 tỉnh, thành. Tại TP HCM, chương trình được thực hiện vào tháng 5-2008 với 3 cơ sở điều trị ở quận 4, 6 và Bình Thạnh cho 750 người, đạt nhiều thành quả quan trọng: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm số người sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tử vong do sử dụng heroin.



Xã hội hóa, càng khó khăn

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Duy Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh, việc điều trị bằng Methadone sẽ gặp khó khăn về chi phí khi từ ngày 1-1-2014 bắt đầu thực hiện xã hội hóa. Nguyên nhân sâu xa là từ năm 2012, các nhà tài trợ quốc tế bắt đầu lộ trình cắt giảm tài trợ cho chương trình phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam. Đến năm 2014, họ sẽ cắt giảm 100% chi phí vận hành của chương trình, chi phí cung ứng thuốc Methadone cũng chỉ được hỗ trợ đến hết năm 2015.


Trước tình hình này, từ tháng 5-2012, TP HCM đã xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giai đoạn 2012-2015. Trong đó, dự kiến mở thêm 2 cơ sở điều trị và 12 điểm phát thuốc vệ tinh tại 14 quận, huyện còn lại, nâng tổng số người tham gia điều trị Methadone đến năm 2015 là 4.000.



http://nld.vcmedia.vn/A5flpgLhaXMMX9kSmF2jOOr7B792r/Image/2013/12/18/7chotAnh7_a5972.jpg

“Khi chúng tôi vận động, các mạnh thường quân đều từ chối thẳng vì không ai muốn tài trợ cho người nghiện ma túy. Các đối tượng khó khăn, nghèo vẫn được tham gia điều trị thông qua chế độ ưu đãi, miễn giảm nhưng sẽ có rất nhiều người không có tiền để uống Methadone” - một cán bộ ngành LĐ-TB-XH tâm sự. Ông Lê Xuân Tâm, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH quận 10, cũng lo lắng vì không biết lấy kinh phí từ nguồn nào để thực hiện.


“Một trở ngại khác là TP HCM xã hội hóa Methadone nhưng nguồn thuốc chưa có. Chỉ có thuốc cho người sau cai, còn đối tượng tự nghiện thì không” - bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM, cho biết. Vừa qua, Chính phủ cho phép 5 doanh nghiệp dược trong nước được sản xuất thuốc Methadone. Đến nay, Công ty Vidipha đã được cấp phép lưu hành thuốc tại Việt Nam. Giá thành thuốc này khoảng 700.000 đồng/lít, bằng 2/3 giá thuốc nhập khẩu.


Ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, cho biết dù đã được phép lưu hành nhưng phải đến quý III và IV/2014, khi việc mua và cung cấp thực hiện theo Luật Đấu thầu, thuốc mới có thể đưa ra sử dụng tại các cơ sở điều trị Methadone. Mức cung cấp cũng chỉ bảo đảm 70% nhu cầu.



Lợi dụng để mua bán ma túy

Bên cạnh những mặt tích cực, phương pháp điều trị Methadone đang gây khó khăn cho việc quản lý người nghiện tại địa bàn.


Ông Đặng Văn Hiền - Trưởng Công an phường 12, quận Bình Thạnh - băn khoăn: “Nhiều đối tượng lợi dụng Methadone để mua bán ma túy, gây án, chúng tôi biết mà không xử lý được. Khi phát hiện đối tượng nghiện, chúng tôi cho kiểm tra. Nếu kết quả dương tính, chúng tôi sẽ đưa đi cai. Tuy nhiên, người uống Methadone khi kiểm tra cũng dương tính. Không chứng minh được chất nghiện là Methadone hay heroin nên không thể xử lý. Trên địa bàn phường có một đối tượng chích, mua bán ma túy liên tục nhưng chúng tôi rất khó xử lý”.


Theo ông Hiền, với người nghiện ma túy, Mathadone không đủ “đô”. Thực tế, nhiều người cai nghiện không dùng Methadone nữa, họ đến cơ sở điều trị lấy thuốc này chỉ là hình thức để che mắt, về nhà vẫn sử dụng heroin. “Vấn đề là phải cắt được cơn nghiện để trở lại là người bình thường. Cho người ta dùng thứ có thể nghiện thì họ cứ nghiện hoài rồi tăng dần liều” - ông Hiền lo ngại.


Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Duy Thái cho biết khi điều trị thay thế bằng Methadone, trung tâm phải dò liều lượng rất cẩn thận. “Chúng tôi thường xuyên tư vấn cho người nghiện và thân nhân. Cũng có trường hợp chưa “phê”, phải dùng thêm Methadone nên chúng tôi thường xuyên kiểm tra đột xuất. Tuy nhiên, người cai nghiện có nhiều cách đối phó tinh vi lắm” - bác sĩ Thái trăn trở.





<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; font-size: 12pt;">

Đưa người nghiện chữa bệnh: Tòa án sẽ quyếtBà Nguyễn Thị Hồng Phượng cho biết sắp tới, việc quản lý người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng còn khó khăn hơn khi hàng loạt luật, nghị định liên quan đi vào cuộc sống, như Nghị định 111 (có hiệu lực từ ngày 15-11-2013), Nghị định 167 (hiệu lực từ ngày 28-12-2013)...
Đặc biệt, từ ngày 1-1-2014, thay vì chủ tịch UBND quận - huyện quyết định, việc đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh phải có quyết định của tòa án.


</tbody>





Bài và ảnh: Phan Anh

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thach-thuc-voi-methadone-20131217101522631.htm

Tuanmecsedec
18-12-2013, 08:41
Việt Nam sẽ sản xuất methadone


06:08 | 18/12/2013

TP - Bộ Y tế cho biết, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone cho những người nghiện ma túy tại Việt Nam đã được triển khai tại 74 cơ sở điều trị của 29 tỉnh/thành phố với 14.875 bệnh nhân tham gia điều trị.



<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none;">
http://khoe360.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=430094&Width=400



Với công nghệ hiện nay, Việt Nam có thể sản xuất methadone .

</tbody>
Theo TS. Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AID, Chương trình điều trị methadone đã mang lại những hiệu quả rất rõ rệt cho người nghiện chích ma túy, gia đình và cho toàn xã hội.


Để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho chương trình, thừa sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã cho phép đợt một 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia vào việc sản xuất và cung ứng thuốc methadone trong nước. Trong 5 doanh nghiệp đó, Bộ Y tế đã cấp visa cho thuốc của 1 doanh nghiệp được phép sản xuất thuốc methadone trong nước.


Ngày 30/10/2013, Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng đã có công văn hướng dẫn các tỉnh, thành phố đấu thầu mua thuốc methadone trong nước. Theo đó, từ năm 2014 Việt Nam sẽ có thuốc sản xuất trong nước để đáp ứng tình hình mở rộng chương trình trong những năm tiếp theo.


Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm về lĩnh vực điều trị thay thế đi hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh, thành phố; mời các chuyên gia quốc tế này tham gia giảng dạy để cấp chứng chỉ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và cán bộ trực tiếp làm công tác điều trị tại 5 viện/trường trên đây; Chỉ đạo các chương trình, dự án quốc tế tiếp tục huy động nguồn lực về tài chính để đảm bảo nguồn thuốc methadone cho chương trình methadone trong bối cảnh tài trợ quốc tế đang cắt giảm nhanh.



Th.H

http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/663889/viet-nam-se-san-xuat-methadone-tpp.html

songchungvoi_HIV
22-12-2013, 15:22
Thứ Ba, 17/12/2013 - 07:31
Hơn 60.000 người nghiện ma túy chờ đợi
được điều trị bằng Methadone

Việt Nam đặt ra mục tiêu 80.000 người sẽ được điều trị nghiện heroin bằng Methadone vào năm 2015. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 15.000 bệnh nhân được điều trị với 100% kinh phí được huy động từ tài trợ nước ngoài.

Tương lai của hơn 60.000 người nghiện heroin còn không rõ ràng khi Việt Nam chưa có nguồn tài chính để duy trì và phát triển các cơ sở Methadone khi tài trợ kết thúc vào năm 2015.
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTMabM9Df6fjWuOYaQJ0UO7uttHzPlxq a6_7rRLijYvrrxnHkLWlQ
Chi thêm tiền để được điều trị bằng Methadone

Anh Nguyễn Văn Tr. (phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) nghiện ma túy gần 20 năm nay và đã từng đến trung tâm cai nghiện 6 lần nhưng đều tái nghiện. Qua phương tiện thông tin đại chúng, anh Tr. được biết đến phương pháp điều trị nghiện bằng Methadone. Ban đầu điều trị anh vẫn dùng heroin 1-2lần/ngày rồi 1-2lần/tuần và 3-4 lần/tháng và bây giờ, khi liều Methadone đã ổn định, anh Hiếu dừng hẳn việc sử dụng heroin. “Gia đình tôi đã rất vui khi thấy tôi đã cải thiện nhiều về sức khỏe sau khi điều trị bằng Methadone. Tuy nhiên, tôi vừa được cán bộ trung tâm thông báo tài trợ quốc tế cho chương trình Methadone đang sắp kết thúc.Tôi rất lo lắng vì có thể thời gian tới việc điều trị bằng Methadone có thể phải dừng lại”.

Coi Methadone như là một chiếc phao cứu sinh, chị Trần Thị Thanh Tuyền, đang điều trị nghiện ma túy ở Phòng khám Methadone Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn: “ Tôi đã điều trị cai nghiện bằng Methadone được 2 năm nay. Nếu bây giờ, không còn được điều trị bằng Methadone nữa thì sức khỏe và cuộc sống của tôi sẽ quay trở lại như trước đây, ăn bám gia đình và xã hội. Chúng tôi sẵn sàng chi thêm tiền để được điều trị dứt điểm cơn nghiện bằng Methadone”

80.000 người đi đâu về đâu

Sau gần 5 năm triển khai tại Việt Nam, Chương trình điều trị nghiện bằng Methadone đã đạt được các kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, Việt Nam đang có 14.785 người được điều trị bằng Methadone. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2015, có 80.000 người nghiện sẽ được điều trị bằng Methadone. Như vậy, vẫn còn 65.000 người nghiện vẫn đang chờ đợi để được điều trị.
Nghiện heroin là bệnh mãn tính nên điều trị nghiện Heroin bằng Methadone cần 1 quá trình lâu dài. Khi điều trị bằng Methadone, bác sỹ giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người nghiện để dò liều và tăng liều dần dần sao cho phù hợp đến khi chỉ phải uống một liều ổn định để duy trì, khoảng thời gian này thường kéo dài khoảng 2 năm.

Hiện tại, hoạt động của các cơ sở Methadone dựa 100% vào tài trợ kinh phí và nguồn thuốc của các tổ chức nước ngoài. Như vậy nếu chương trình điều trị bằng Methadone ngừng sau 2015, không chỉ 65.000 người nghiện chưa được điều trị chưa biết “đi đâu về đâu” mà 15.000 người đang điều trị dở dang bằng Methadone cũng sẽ đứng trước nguy cơ tái nghiện.

Trên thực tế, Việt Nam đã có một hành lang pháp lý cho việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15-11-2012) nhưng lại chưa có kế hoạch cụ thể nào để triển khai, mở rộng chương trình đáp ứng nhu cầu của 80.000 người đến năm 2015, và cho giai đoạn sau 2015, khi tài trợ quốc tế cho chương trình Methadone sẽ kết thúc.

Sau năm 2015, để tiếp tục duy trì cho tối thiểu 80.000 bệnh nhân điều trị bằng Methadone sẽ cần huy động 220 tỉ đồng/năm để mua Methadone, chưa bằng ½ ngân sách Nhà nước chi trung bình cho điều trị cắt cơn tại các trung tâm cai nghiện tập trung theo Chương trình Mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy.

Trước nguy cơ phải đóng cửa hàng loạt cơ sở điều trị bằng Methadone trên cả nước do thiếu thuốc sau năm 2015, bác sĩ Trần Huy Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Ðịnh) kiến nghị, hiện nay nhu cầu của địa phương đang rất lớn, số người đăng ký điều trị còn nhiều, nhưng chưa được tiếp nhận điều trị. Nếu như sau năm 2015, các điểm điều trị bằng Methadone trên cả nước sẽ không cung cấp đủ thuốc thì số lượng người tái nghiện ở địa phương sẽ gia tăng. Kèm theo đó, tình hình trật tự an ninh ở địa phương sẽ tiềm ẩn những vấn đề phức tạp. Vì vậy, tôi kiến nghị Chính phủ cần sớm đưa ra một lộ trình và kế hoạch tài chính và chủ động nguồn thuốc Methadone ngay từ bây giờ để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đảm bảo đủ thuốc sau năm 2015”

Nguồn: hon-60000-nguoi-nghien-ma-tuy-cho-doi-duoc-dieu-tri-bang-methadone (http://dantri.com.vn/tu-van/hon-60000-nguoi-nghien-ma-tuy-cho-doi-duoc-dieu-tri-bang-methadone-816362.htm)

songchungvoi_HIV
22-12-2013, 15:30
Thứ Bẩy, 14/12/2013 - 12:49
Việt Nam kiểm soát HIV trên cả 3 phương diện(Dân trí) - “Tôi từng nghiện ma túy trên 20 năm, nhưng sau hơn 2 năm uống thuốc cai nghiện giờ tôi đã hết nghiện ma túy. Các con tôi đang học Đại học nó không còn mặc cảm, xấu hổ về bố nó nữa..”, anh Hiền, một người thâm niên nghiện ma túy tâm sự.Giảm số người nhiễm HIV trên cả 3 phương diện
Phát biểu tại triển lãm ảnh, “con đường mới”, ông Đỗ Hữu Thủy, Trưởng phòng truyền thông, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho rằng: Việt Nam là một trong số ít các nước có môi trường pháp lý và chính sách thuận lợi để triển khai mở rộng về số lượng, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ này.


http://dantri4.vcmedia.vn/rRkIFbmSn1Ex02K2FmiW/Image/2013/12/cainghien-56ac8.gif

Triển lãm mang tên "con đường mới"

5 năm trở lại đây, Việt Nam đã kiểm soát được dịch HIV trong cộng đồng dân cư trên cả 3 phương diện: Giảm số ca nhiễm HIV; Giảm số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Việt Nam tiếp tục giữ được vị trí là nước có tỉ lệ nhiễm HIV thấp trong khu vực và trở thành điểm sáng trong trong khu vực về công tác phòng, chống HIV/AIDS được các tổ chức quốc tế và bạn bè ghi nhận. Một trong các biện pháp làm giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành, địa phương triển khai hiệu quả là việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
Qua 5 năm triển khai (từ 2008- 2013), chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, đến nay trong cả nước có 75 cơ sở điều trị bằng Mathadone tại 29 tỉnh thành. Đã và đang tiến hành điều trị có 15.286 người bệnh.Qua 24 tháng điều trị, 93% người bện tuân thủ phác đồ đi ều trị. Không có trường hợp nào tử vong do dùng quá liều hay tác dụng phụ của thuốc.Tỷ lệ người bệnh tham gia điều trị sử dụng ma túy đã giảm xuống còn 14%, tỷ lệ nhiễm HIV trong người bệnh được điều trị là 0,5%. Ngoài ra việc điều trị thay thế bằng Methadone cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao so với những người nghiện sử dụng ma túy và phấn đấu đến năm 2015, sẽ có 80.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone.
Methadone giúp người nghiện đi trên “Con đường mới”

http://dantri4.vcmedia.vn/rRkIFbmSn1Ex02K2FmiW/Image/2013/12/cainghien1-56ac8.gif

Dùng Methadone giúp người nghiện cai nghiện thành công.
Trong buổi triển lãm ảnh mang tên “con đường mới”, sáng nay, 14/12, anh Nguyễn Duy Hiền, (đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tâm sự từng có “thâm niên” nghiện ma túy trên 20 năm, kinh tế gia đình ngày một sa sút, mỗi lần đi ra đường bắt gặp nhiều ánh mắt “coi khinh” của mọi người trong xã hội. Trong hơn 20 năm ấy là quãng thời gian anh bị giày vò về mặt thể xác và tinh thần. Nhiều lần anh đã đi cai nghiện bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm điều trị, dưới sự giám sát của cán bộ y tế và gia đình, hàng ngày anh từ nhà đến cơ sở y tế để uống loại thuốc Methadone để cai nghiện ma túy, hiện anh đã hết nghiện.
Đây là phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do cơ quan phát triển kinh tế Hoa Kỳ (USAID), hỗ trợ dự án SMART TA (FHI 360), phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức từ nhiều tháng qua.

<tbody>
Theo tài liệu từ Bộ công an, tính đến tháng 6/2013, cả nước có 180.783 người nghiện chích ma túy chủ yếu là heroin có hồ sơ quản lí. 18,4% trong số đó nhiễm HIV. Ngoài ra, tỉ lệ tử vong do dùng ma túy quá liều dao động từ 11%-55%.

Trước thực trạng đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục triển khai thực hiện, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, đẩy mạnh xã hội hóa cơ sở điều trị bằng Methadone.


</tbody>



Hồng Ngân

Nguồn: viet-nam-kiem-soat-hiv-tren-ca-3-phuong-dien (http://dantri.com.vn/suc-khoe/viet-nam-kiem-soat-hiv-tren-ca-3-phuong-dien-815455.htm)

Tuanmecsedec
24-12-2013, 18:31
Methadone có phải là “thuốc tiên”?


24/12/2013 16:19 (GMT + 7)

Tin dịch vụ - Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện/heroin bằng Methadone được triển khai tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Chương trình này đã được chứng mình có hiệu quả cao trong cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghiện và gia đình giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy, giảm tội phạm …, đặc biệt là giảm tỷ lệ tái sử dụng ma túy/heroin.

Tuy nhiên, cũng vì hiệu quả như vậy, nhiều người nhầm tưởng Methadone là một thuốc đặc trị, khiến một số bệnh nhân điều trị mới được vài tháng hoặc 1 năm đã đề nghị được ra khỏi chương trình, một số khác cảm thấy nản chí khi nhận thấy cuộc sống chưa có thay đổi gì nhiều. Họ uống thuốc Methadone không đều và ngừng điều trị, một thời gian sau thì quay trở lại sử dụng ma túy/heroin như trước.

Vậy cần hiểu về thuốc Methadone, chương trình điều trị Methadone như thế nào cho đúng, và làm như thế nào để có được một kết quả khả quan nhất?

Các nghiên cứu khoa học đã minh chứng nghiện ma túy là bệnh lý mạn tính của não bộ được biểu hiện thông qua các vấn đề về thể chất (thực thể) và tâm lý. Chính vì thế một chương trình điều trị nghiện hiệu quả cần đáp ứng được cả hai mặt này. Trong khi đó thuốc Methadone có tác động chủ yếu về mặt thực thể giúp phục hồi những tổn thương ở não bộ do ma túy/heroin gây ra. Như vậy, bên cạnh việc uống thuốc Methadone hàng ngày bệnh nhân cần phải tham gia vào các hoạt động tư vấn nhằm phục hồi trạng thái tâm lý, hành vi. Nếu như bệnh nhân chỉ đơn thuần đến uống thuốc Methadone thì họ sẽ bị khuyết phần trị liệu về mặt tâm lý, nhận thức, hành vi.

Một khía cạnh quan trọng khác khi xét đến tính hiệu quả của việc điều trị Methadone chính là thời gian điều trị. Như đã trình bày ở trên, nghiện là bệnh mạn tính nên cần điều trị duy trì càng lâu càng tốt. Thời gian điều trị càng lâu, não bộ càng có thể phục hồi các chức năng đã bị tổn thương do việc sử dụng ma túy/heroin gây ra tốt hơn. Đây là lí do các bác sỹ khuyến nghị bệnh nhân nên điều trị duy trì tối thiểu là 12 tháng.

Ngoài ra,cũng như tất cả các loại thuốc khác, Methadone cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như táo bón, đổ mồ hôi, buồn ngủ…, điều quan trọng là bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc tư vấn viên để tìm giải pháp khắc phục. Trong suốt hơn 5 năm triển khai, chương trình điều trị Methadone đã mang đến rất nhiều tác động tích cực đối với bản thân bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội, nhưng không thể nói “Methadone là thuốc tiên”. Chỉ có thể nói thuốc Methadone sẽ có cơ hội phát huy tối đa tính hiệu quả khi bản thân bệnh nhân và chương trình điều trị thỏa mãn ba điều kiện sau:

1) Uống Methadone mỗi ngày, hạn chế việc bỏ liều;

2) Tham gia đầy đủ các buổi tư vấn, giáo dục nhóm;

3) Đảm bảo thời gian điều trị lâu dài, tối thiểu là 1 năm.

Bản thân người nghiện, gia đình và cả những nhân viên cung cấp dịch vụ cần phải hiểu đúng về thuốc Methadone cũng như chương trình Methadone thì mới có thể đạt kết quả cao trong điều trị.

Tin dịch vụ

http://tuoitre.vn/can-biet/suc-khoe-doi-song/586919/methadone-co-phai-la-thuoc-tien.html

Tuanmecsedec
26-12-2013, 21:59
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

Thứ Năm, 26/12/2013 16:30

Ngày 26/12, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị triển khai chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố quản lý.




<tbody>
http://media.baotintuc.vn/2013/12/26/16/21/methadone.jpg
Một bệnh nhân uống Methadone tại cơ sở điều trị cai nghiện ma túy. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN


</tbody>

Theo chương trình, Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thành phố sẽ tiếp nhận điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân là những người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone. Đối tượng được ưu tiên tham gia chương trình là những người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng đường tiêm chích; bệnh nhân AIDS đang được chăm sóc điều trị tại mạng lưới chăm sóc điều trị ARV của thành phố; người nghiện tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; người đã cai nghiện nhiều lần bằng các phương pháp khác nhưng vẫn tái nghiện.

Theo Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh, số người tái hòa nhập cộng đồng đang được hướng dẫn điều trị Methadone tại các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức và Gò Vấp là 1.334 người, trong đó chủ yếu là những người có hộ khẩu thành phố. Có 472 trường hợp là người của các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố đến điều trị có những chuyển biến tích cực về tâm lý và sức khỏe ổn định. Biện pháp điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã mang lại kết quả thiết thực trong công tác giảm tác hại lây nhiễm HIV/AIDS, giảm số người bị hủy hoại nhân cách bởi ma túy.

Tuy nhiên, với số lượng người được điều trị Methadone còn hạn chế nên phương pháp này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Vì vậy, việc áp dụng chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy là cơ hội giúp cho người nghiện có điều kiện và cơ hội tiếp cận hình thức điều trị cai nghiện phù hợp; góp phần tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức cai nghiện tập trung và quản lý sau cai cũng như giảm tải chi phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác cai nghiện tập trung, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh liên quan đến nghiện chích ma túy, thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống tệ nạn ma túy, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Kinh phí thực hiện tại Trung tâm trong giai đoạn 2013-2015 do nguồn ngân sách Nhà nước và hỗ trợ của Dự án thành phần Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS. Trước đó, Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thành phố thực hiện Đề án “Thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012-2015” đối với những bệnh nhân tự nguyện điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

H.Chung

http://baotintuc.vn/xa-hoi/dieu-tri-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-bang-methadone-20131226162406828.htm

Tuanmecsedec
07-01-2014, 05:42
63.000 người đang chờ được điều trị nghiện bằng Methadone

07:05 CH, 06/01/2014

(Chinhphu.vn) – So với mục tiêu mà Chính phủ đề ra thì từ nay đến năm 2015, vẫn còn khoảng 63.000 người đang chờ được điều trị nghiện bằng Methadone.

http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/tranducmanh/2014_01_06/SAM_1178.JPG?maxwidth=460

Ảnh: VGP/Thúy Hà


Thông tin trên được ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ Chuyên gia của UBQG phòng, chống AIDS và ma túy, mại dâm cho biết tại Hội thảo “Giải pháp mở rộng và duy trì bền vững chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone", tổ chức ngày 6/1 tại Hà Nội.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), để liệu pháp điều trị nghiện bằng thuốc Methadone có thể mang lại lợi ích tối đa thì độ bao phủ của chương trình điều trị bằng Methadone cần đạt được mức tối thiểu là 20-39%. Bằng chứng từ các nước Tây Âu và Australia cho thấy khi độ bao phủ vượt mức 40% thì dịch HIV ở nhóm người nghiện chích ma túy được khống chế và giảm.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam cũng mới chỉ điều trị được khoảng 17.000 người nghiện tại 29 tỉnh, thành phố trong cả nước, tương đương độ bao phủ điều trị bằng thuốc Methadone ở Việt Nam mới chỉ đạt 5-9%, ông Nguyễn Khắc Định cho biết.Nguyên nhân của thực trạng trên là do trong những năm qua, chi phí vận hành cho các hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS nói chung và điều trị nghiện bằng Methadone nói riêng phần lớn là dựa vào tài trợ quốc tế, với khoảng 90%.

Trong khi đó tại Việt Nam, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được tham gia sản xuất thuốc Methadone. Hiện nguồn thuốc Methadone ở nước ta vẫn nhập khẩu chủ yếu ở nước ngoài.Do đó, để đạt mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy thì phải đòi hỏi các hành động thiết thực của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương.

Cụ thể, các địa phương cần đưa việc chuyển, gửi người nghiện điều trị Methadone là một chỉ tiêu của địa phương cần phấn đấu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ khuyến khích và tạo điều kiện đẩy mạnh mô hình xã hội hóa hoặc tư nhân hóa điều trị Methadone theo nhu cầu, ông Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia y tế, phương pháp điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone hướng đến việc phục hồi sức khỏe người nghiện dần dần và lâu dài. Đặc biệt, trong thời gian điều trị, bệnh nhân đến các cơ sở điều trị uống thuốc hằng ngày dưới sự giám sát của cán bộ y tế, được sống cùng gia đình, được quan tâm, chăm sóc nên sớm hòa nhập cộng đồng và góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Được biết, sau hội thảo này, lãnh đạo UBND và các sở, ngành, địa phương sẽ cam kết xây dựng kế hoạch/chương trình hành động cụ thể và gửi tới Văn phòng Chính phủ và 3 cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia (Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an) cũng như cập nhật tiến độ thực hiện kế hoạch mở rộng và duy trì các cơ sở điều trị Methadone tại các địa phương.


Thúy Hà

http://baodientu.chinhphu.vn/doi-song/63000-nguoi-dang-cho-duoc-dieu-tri-nghien-bang-methadone/190368.vgp

songchungvoi_HIV
08-01-2014, 23:11
Sẽ đưa Suboxone vào thí điểm điều trị tại TP. HCM

Thứ tư 08/01/2014 17:00
Hiện ngành y tế đang thực hiện phương pháp điều trị nghiện bằng Methadone cho người nghiện và dự kiến sẽ đưa loại thuốc điều trị nghiện Suboxone vào nghiên cứu thí điểm trong tháng tới.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_01_08/Suboxone.jpg


Thuốc Suboxone điều trị nghiện.

</tbody>
Trao đổi với phóng viên Trang tin điện tử Tiếng Chuông, ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởngCục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Suboxone là một dạng điều trị lâu dài, có kiểm soát, được sử dụng theo đường ngậm dưới lưỡi, giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C. Đồng thời, giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.Suboxone là hợp thuốc của buprenorphine và naloxone. Trong đó, buprenorphine là một các dạng thuốc phiện tổng hợp đồng vận bán phần, có tác dụng dược lý tương tự như các dạng thuốc phiện khác nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài.Thuốc Methadone và Suboxone có cùng điểm là giúp người nghiện ma túy thực hiện được các chức năng hoạt động bình thường, không còn cảm giác them ma túy và trở lại lối sống lành mạnh, kỷ cương, hữu ích, tăng khả năng tái hoà nhập xã hội.Một số điểm khác biệt giữa hai loại thuốc này là, thuốc Methadone bán hủy trong vòng 24 giờ nên người điều trị Methadone phải uống thuốc này hàng ngày. Đối với thuốc Suboxone, thuốc này có bán hủy dài hơn, từ 37 đến 48 giờ nên người điều trị loại thuốc Suboxone chỉ cần uống 2 hoặc 3 lần một tuần. Do vậy, việc điều trị bằng Suboxone giúp người điều trị có lợi hơn về thời gian, tạo điều kiện để người điều trị có thể làm việc nhiều hơn.Bên cạnh đó, Suboxone có ưu điểm là không tương tác với ARV, giúp giảm những tác dụng đối với người điều trị thuốc ARV và thuốc lao. Điều đáng chú ý là những người nghiện chích ma túy phần lớn là những người nhiễm HIV, đồng nhiễm lao nên việc sử dụng Suboxone sẽ hiệu quả hơn đối với những đối tượng này. Tuy nhiên, thuốc Suboxone có giá thành đắt gấp hai lần so với Methadone, nên đây chính là vấn đề mà ngành y tế đang băn khoăn.Theo ông Phạm Đức Mạnh, trong thời gian tới, Suboxone có thể được đưa vào điều trị tại Việt Nam nếu nghiên cứu thí điểm cho kết quả tốt. Giống như khi đưa thuốc Methadone vào điều trị hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có quy trình triển khai như xây dựng đề án thí điểm, phác đồ thí điểm thì mới đảm bảo cả về khoa học và thực tiễn thì chúng ta mới có thể triển khai được.Mới đây, Hội đồng khoa học của Bộ Y tế đã phê duyệt đề tài nghiên cứu thí điểm Suboxone tại Gò Vấp. Hiện ngành y tế đang phối hợp với chương trình Ésther (Pháp) và Viện Dị ứng và các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIDA) để thực hiện thí điểm điều trị Suboxone tại quận Gò Vấp, TP. HCM.Ông Phạm Đức Mạnh cho biết, sau khi thí điểm điều trị khoảng 1 năm hoặc 2 năm, Hội đồng khoa học Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả, phác đồ và xem có nên đưa loại thuốc này vào sử dụng trong công tác điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc tại Việt Nam hay không. Khi được phép đưa vào điều trị, ngành y tế sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung phác đồ điều trị và nhân rộng mô hình điều trị.

Thùy Chi

Tuanmecsedec
10-01-2014, 15:53
17.000 người nghiện được điều trị methadone


Cập nhật, 09:56, Thứ Sáu, 10/01/2014 (GMT+7)


Con số này được đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp mở rộng và duy trì bền vững chương trình điều trị nghiện bằng thuốc methadone” do Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tổ chức.


<tbody>
http://giaothongvantai.com.vn/dataimages/201401/original/images910791_Methadone.jpg



</tbody>

Chương trình điều trị nghiện bằng thuốc methadone được thí điểm tại Việt Nam từ năm 2008 và trong những năm qua, 90% chi phí vận hành cho các hoạt động điều trị nghiện bằng methadone dựa vào tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, các nguồn viện trợ quốc tế sẽ giảm mạnh và dừng hẳn vào năm 2015. Chính vì vậy, để đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra từ nay đến năm 2015 sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy bằng methadone, Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa tại cơ sở điều trị methadone thông qua việc người được điều trị đóng góp một số tiền nhất định.


V.A

http://giaothongvantai.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/xa-hoi/201401/17000-nguoi-nghien-duoc-dieu-tri-methadone-439295/

songchungvoi_HIV
06-02-2014, 10:57
Nhân rộng việc cai nghiện ma túy bằng Methadone


Tôi vừa có dịp gặp ông X (đề nghị giấu tên) bệnh nhân đang cai nghiện ma túy bằng Methadone tại Trung tâm y tế TP. Vũng Tàu. Thấy sắc mặt, diện mạo của ông X tươi tắn hẳn lên, hỏi chuyện mới biết ông X đã cai nghiện ma túy từ tháng 11-2012 và hiện giờ việc cai nghiện đang có kết quả tốt nhờ dùng Methadone.

Ông X cho biết, ông đã nghiện ma túy hơn 40 năm, nhưng từ khi được giới thiệu đến Trung tâm Y tế TP. Vũng Tàu cai nghiện bằng Methadone (http://citinews.net/kinh-doanh/hoat-dong-noi-bat-cua-lanh-dao-chinh-phu-V4WVRQI/), ông không còn sử dụng ma túy nữa. Dùng Methadone ông thấy dễ chịu hơn, được miễn phí 100%, lại có bác sĩ tận tình hướng dẫn cách điều trị, nên ông rất yên tâm.Bác sĩ Trưởng khoa điều trị Mathadone Đỗ Thị Hoa cho biết, chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone rất có hiệu quả. Bệnh nhân điều trị từ 1-4 tháng sẽ cai nghiện hoàn toàn, nhiều người lên cân, khỏe mạnh, xin được việc làm, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện. Hiện nay, cơ sở đang điều trị cho 149 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân sức khỏe đều tiến triển tốt. Nếu sau khi điều trị, bệnh nhân bỏ hẳn ma túy thì càng tốt, hoặc có thể thay thế ma túy bằng Methadone sử dụng lâu dài cũng được. Hiện giá Methadone trên thị trường rất rẻ. Nếu sử dụng Methadone bệnh nhân chỉ tốn từ 15.000-20.000 đồng/ngày, trong khi dùng ma túy ít nhất phải mất 200.000 đồng/ngày, chưa kể ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần của bản thân người nghiện, cũng như gia đình.Qua những gì tìm hiểu và chứng kiến được, tôi nhận thấy chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng. Mong rằng, những ai đã lỡ bước chân vào con đường nghiện ngập hãy nhanh chóng tìm đến với chương trình cai nghiện ma túy bằng Methadone do Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế triển khai tại các địa phương để được điều trị sớm. Ngành y tế địa phương cũng cần nhân rộng mô hình cai nghiện ma túy bằng phương pháp này để giúp thêm nhiều người thoát khỏi con đường nghiện ngập.
NGUYỄN CẢNH
(103/24/2A Phạm Hồng Thái (http://citinews.net/xa-hoi/dong-chi-nguyen-thieu--bi-thu-dau-tien-cua-dang-bo-tinh-my-tho-XG6I4ZQ/), phường 7, TP. Vũng Tàu)
http://citinews.net/doi-song/nhan-rong-viec-cai-nghien-ma-tuy-bang-methadone-B76N4TQ/

Tuanmecsedec
13-02-2014, 08:45
Methadone, niềm hy vọng cho người nghiện ma túyThứ năm, 13/02/2014 - 02:42 AM (GMT+7)

Sau 5 năm triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Số người tái nghiện và lây nhiễm HIV giảm đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc tiếp tục và mở rộng chương trình sau năm 2015 đang gặp khó khăn do nguồn tài trợ nước ngoài sẽ kết thúc vào thời điểm đó

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện trên cả nước có 74 cơ sở điều trị Methadone cho 14.785 người. Methadone hiện đang được cấp miễn phí từ các chương trình tài trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, theo cam kết, nguồn tài trợ này sẽ chấm dứt sau năm 2015, điều đó đồng nghĩa với kế hoạch loại trừ tệ nạn này ra khỏi xã hội sẽ gặp khó khăn.

Trước thực trạng nói trên, để duy trì phương pháp điều trị hiệu quả này, Chính phủ đã giao Bộ Y tế và các bộ, ngành nghiên cứu đưa ra các chính sách, giải pháp để duy trì và mở rộng chương trình điều trị cai nghiện bằng Methadone phục vụ mục tiêu điều trị cho 80 nghìn người nghiện các chất ma túy vào cuối năm 2015. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã cùng các bộ, ngành khác tuyển chọn năm doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất thuốc. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để chúng ta có thể bảo đảm nguồn thuốc Methadone cho người bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các cơ sở, doanh nghiệp phải có kế hoạch nhập nguyên liệu trước khi viện trợ bị cắt giảm để bảo đảm đủ nguồn thuốc cho nhu cầu trong nước. Như vậy, theo ước tính, nếu các công ty trong nước có thể tự sản xuất thuốc, giá thuốc Methadone sẽ giảm 30% so với giá nhập khẩu thuốc từ nước ngoài (ước tính giá thuốc sản xuất trong nước là khoảng 700 nghìn đồng/lít, so với giá thuốc nhập khẩu là trên dưới một triệu đồng/lít).

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế Phạm Đức Mạnh cho biết, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone giải quyết được vấn đề kinh tế. Ước tính, thay vì tốn 300 nghìn đồng/ngày để mua hê-rô-in, người nghiện chỉ cần chi 7.500 đồng/ngày để mua thuốc Methadone. Như vậy, với mức giá này, người dùng Methadone hoàn toàn có khả năng chi trả. Cái được nhất là sẽ tạo được tiền đề cho các địa phương đẩy mạnh triển khai xã hội hóa các cơ sở điều trị Methadone (hiện mới chỉ có hai cơ sở xã hội hóa tại Hải Phòng và Lào Cai, người bệnh chi trả từ 8.000 đến mười nghìn đồng/người/ngày).

Trao đổi vấn đề này, bác sĩ Phan Trọng Khánh, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng cho biết, hiện nay, cơ sở đang tiếp nhận điều trị cho gần 500 người bệnh. Phần lớn người bệnh là người nghiện ma túy lâu năm, từng cai nghiện ma túy nhiều lần mà không thành công. Sau giai đoạn dò liều, bác sĩ sẽ chuyển người bệnh sang giai đoạn điều trị duy trì. Kết quả, đến nay nhiều người đã từ bỏ được ma túy. Đến tháng 10-2013, qua kiểm tra cho thấy kết quả hơn 90% số người bệnh có phản ứng âm tính với ma túy, nhất là trong số đó có đến 76% số người có việc làm (trước khi điều trị chỉ 30% số người có việc làm). Người bệnh hồi phục sức khỏe và tinh thần ngày càng thoải mái và có nhiều cải thiện trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, hiện các cơ sở điều trị Methadone tại Hải Phòng đều bị quá tải. Nhiều gia đình người bệnh sẵn sàng trả thêm tiền để được ưu tiên vào điều trị. Anh Nguyễn Văn Hải, một người bệnh đang điều trị ở đây chia sẻ: Từ khi dính vào ma túy, cuộc sống tôi mù mịt không tương lai, chưa khi nào tôi thấy niềm vui. Gia sản khánh kiệt bởi một ngày tôi "đốt" cả nửa triệu đồng vào ma túy. Có lúc khi cơn nghiện lên, bí bách tôi lấy từng bơ gạo của gia đình đi bán để lấy tiền mua ma túy. Nhưng bây giờ, nhờ có Methadone, tôi không còn dùng ma túy nữa, công việc đã ổn định, tôi được tuyển vào làm bảo vệ cho một công ty. Kinh tế gia đình bớt khó khăn, mua sắm được một số đồ dùng trong nhà. Tôi biết, thời gian tới, người dùng Methadone sẽ phải chi trả tiền để sử dụng Methadone, cá nhân tôi luôn ủng hộ liệu pháp này, tôi sẽ cố gắng làm việc nhiều hơn để có thêm kinh phí chi trả cho việc điều trị.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện chương trình điều trị Methadone đã điều trị cho 15 nghìn người nghiện ở 74 cơ sở tại 29 tỉnh, thành phố, đây là một thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn khá xa so với mục tiêu 80 nghìn người nghiện được điều trị bằng Methadone vào năm 2015 của Chính phủ. Năm 2015 cũng là thời điểm các nguồn tài trợ sẽ bị cắt, đồng nghĩa với việc chương trình có thể bị ngừng lại.

Điều trị nghiện hê-rô-in bằng Methadone là điều trị duy trì, đòi hỏi phải được áp dụng thường xuyên và lâu dài, do đó, hàng nghìn người nghiện sẽ đứng trước nguy cơ tái nghiện khi bị dừng điều trị do thiếu kinh phí. Như vậy, để chương trình này được tiếp tục, mang đến cơ hội được cai nghiện cho hàng nghìn người nghiện, các cấp có thẩm quyền cần đưa ra một kế hoạch tài chính cụ thể để đầu tư kinh phí cho chương trình. Theo đó, trước mắt, nguyên liệu sản xuất thuốc sẽ được nhập từ nước ngoài. Thuốc không được lưu hành trên thị trường mà sẽ được trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố phụ trách và kiểm soát.

Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam từ năm 2008. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn và khóa tác động của hê-rô-in từ từ nên được coi là giải pháp an toàn cho sức khỏe của người nghiện, giúp điều trị hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, C. Hiện chương trình đã có mặt ở 29 tỉnh, thành phố với 74 cơ sở.



THANH MAI

http://www.nhandan.org.vn/xahoi/tin-tuc/item/22356602-methadone-niem-hy-vong-cho-nguoi-nghien-ma-tuy.html

songchungvoi_HIV
17-02-2014, 14:13
Tuồn thuốc cai nghiện ra ngoài17/02/2014 09:20 (GMT + 7)
TT - Thuốc methadone được sử dụng trong các cơ sở cai nghiện ma túy, nghiêm cấm bán ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, một số người nghiện có tên trong danh sách uống thuốc tại một cơ sở điều trị ma túy bằng methadone lại tuồn thuốc ra ngoài để bán.
http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=690205
Tuấn “bê” giả vờ uống methadone rồi ra ngoài nhổ vào chai nhựa để đem bán - Ảnh: H.LỘC - ĐỨC PHÚ (cắt từ clip)
Methadone thực chất là một dạng thuốc phiện, được sử dụng trong chương trình cai nghiện ma túy. Theo đó, người nghiện muốn uống thuốc methadone phải qua đăng ký và đảm bảo các điều kiện gắt gao, đặc biệt là phải uống tại chỗ. Để đưa thuốc ra ngoài, một số người nghiện được uống thuốc methadone tại cơ sở điều trị cai nghiện Q.8 (314 Âu Dương Lân, P.3, Q.8, TP.HCM) qua mặt cán bộ cấp phát bằng cách ngậm thuốc trong miệng sau đó nhả ra.
Điểm mặt “con buôn”
Khoảng 8g20 ngày 14-1, ông Tuấn “bê” (nghiện ma túy, đang điều trị bằng methadone) mặc áo thun, quần đùi, đầu đội nón lưỡi trai chạy xe vào cơ sở điều trị cai nghiện ma túy Q.8 để uống methadone. Sau khi ký tên tại phòng phát thuốc, ông Tuấn “bê” được nhân viên y tế rót khoảng 10ml thuốc methadone (dạng xirô màu đỏ) đựng trong cốc nhựa để uống. Cùng vào uống thuốc với ông Tuấn có gần 10 người nghiện khác xếp hàng đợi đến lượt. Cầm cốc nhựa đựng thuốc methadone trên tay, ông Tuấn nhìn xung quanh rồi quay mặt vào tường “né” hai camera giám sát và đổ thuốc vào miệng ngậm. Để tránh bị phát hiện, đồng thời pha loãng lượng thuốc ngậm trong miệng, ông Tuấn tiếp tục rót nước lọc đổ vào miệng, nhanh chân đi ra ngoài khu vực gửi xe. Sau đó, Tuấn cùng một người nghiện khác chạy xe máy ra đậu ở lề đường Âu Dương Lân, cách cơ sở cai nghiện 200m nhả thuốc. Tại đây, ông Tuấn mở cốp xe, bên trong chuẩn bị sẵn một chiếc lọ màu trắng, cúi khom người nhả thuốc vào lọ sau đó bỏ lọ vào cốp xe phóng đi.
Theo tìm hiểu, ông Tuấn có vợ tên Nhi và một người con hiện sinh sống tại khu vực chợ Rạch Ông (P.2, Q.8). Ông này từng có một thời gian dài đi cai nghiện tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân (H.Hóc Môn), mới chuyển qua đăng ký điều trị cai nghiện tại cơ sở cai nghiện Q.8 gần hai năm nay. Khoảng sáu tháng trước, nắm bắt nhu cầu nhiều người nghiện muốn được uống methadone nhưng không đủ điều kiện vào cơ sở nên ông Tuấn bắt đầu chuyển qua “kinh doanh” methadone với giá từ 300.000 - 350.000 đồng/10ml.
Mạng lưới phân phối
Ngoài ông Tuấn “bê”, hai người khác đang uống thuốc methadone tại cơ sở cai nghiện Q.8 được giới mua methadone cho biết cũng chuyên tuồn thuốc ra ngoài là vợ chồng ông Hùng, bà Châu, có nhà ở đường Tạ Quang Bửu (P.5, Q.8). Để mở rộng mạng lưới bán thuốc methadone tuồn ra từ cơ sở cai nghiện Q.8, ông Hùng lập các tài khoản Yahoo, Gmail: nhannghia1982, nhantam... đăng hàng loạt thông tin rao bán thuốc methadone trên các trang mạng với cam kết: “Uy tín, chất lượng 100%”. Ngoài ra, ông Hùng còn sử dụng tên giả là Trần Nhân Nghĩa với địa chỉ “ma” ở đường Trần Hưng Đạo (P.5, Q.5) để liên hệ.
Nhờ mánh khóe “quảng bá sản phẩm”, “tên tuổi” của vợ chồng Hùng - Châu lan rộng từ Nam ra Bắc chỉ sau gần một năm bán methadone. Ngoài việc cung cấp thuốc cho người nghiện ma túy tại TP.HCM, Hùng - Châu có mạng lưới phân phối ra các tỉnh thành Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định... Thuốc methadone được hai người này bán với giá 2 triệu đồng/100ml.
11g30 ngày 13-2, một khách liên hệ với ông Hùng hỏi mua thuốc methadone cai nghiện. Qua điện thoại, Hùng nói: “Giá bán 2 triệu đồng/chai methadone dung tích 100ml. Nếu ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung thì cứ chuyển tiền qua tài khoản. Sau khi nhận tiền, tôi sẽ gửi chuyển phát nhanh methadone qua đường bưu điện. Nếu sợ thì đến gặp trực tiếp để nhận hàng, giao tiền”. Khoảng 12g30, ông Hùng chở bà Châu chạy xe Nouvo màu xanh xách theo một bịch nilông bên trong chứa lọ màu trắng đựng methadone đến giao hàng tại một quán cà phê cạnh Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (Q.5). Mở nắp lọ đựng methadone, Hùng khẳng định: “Thuốc này thật 100%, được tuồn ra từ cơ sở điều trị cai nghiện ma túy Q.8”.
Theo ông Hùng, tùy vào mức độ nghiện lâu hay mới nghiện và “chơi” ma túy nhiều hay ít để xác định liều dùng. Chẳng hạn, ngày “đốt” hết 700.000 đồng ma túy thì uống từ 5-7ml methadone, còn nếu “chơi” ma túy một ngày từ 1-2 triệu đồng thì uống 10-12ml. Ngồi cạnh, bà Châu kê đơn: “Ngày đầu chỉ uống dò liều, sáng uống 50mg/0,5ml (mg là hàm lượng, nồng độ trong thuốc) đến chiều mệt uống thêm 20mg/0,2ml. Ngày thứ hai uống một lần bằng tổng số liều ngày thứ nhất. Những ngày tiếp theo chỉ uống một liều như ngày thứ hai”.
Ông Hùng tiết lộ thêm methadone tuồn ra ngoài bằng cách “ngậm - nhả” được bảo quản trong tủ lạnh để không bị chua. Thời gian đầu, ông Hùng chỉ tuồn thuốc từ cơ sở điều trị methadone ở Q.8 cung cấp cho người nghiện. Gần đây, lượng khách hàng nhiều nên ông chủ động kết hợp với các đầu mối “nhả” thuốc từ một số cơ sở điều trị khác. “Mua 100ml thì em có liền, còn 300ml đến 400ml em phải gom từ từ. Thuốc này khó đưa ra lắm, bị quản lý rất chặt” - ông Hùng nói. Đánh giá về thuốc của Tuấn “bê”, ông Hùng nói: “Thuốc methadone Tuấn “bê” ngậm ra được pha thêm nước lạnh gấp hai, gấp ba lần để bán. Thuốc đó pha nước lạnh nên uống lỏng le, không cắt được cơn”.
Tương tự, khách hàng của ông Tuấn “bê” cũng đa số là người nghiện không có trong danh sách uống thuốc cai nghiện tại các cơ sở TP.HCM và nhiều tỉnh phía Bắc. Trưa 13-2, ông Tuấn “bê” cử vợ chạy xe tay ga mang một lọ màu trắng đựng 100ml methadone chào bán cho một người hỏi mua tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Tần (P.2, Q.8). Bà này khẳng định: “Thuốc methadone được phân phối cho người nghiện một số tỉnh thành từ Huế, Nghệ An, Hà Nội đến Lạng Sơn, Hải Dương... Đây là thuốc nguyên chất, được chồng tôi (tức Tuấn “bê”) tuồn ra từ cơ sở điều trị”. Với lọ methadone 100ml, bà này nói giá 3,5 triệu đồng vì lý do: “Đầu năm, công an đang làm chặt nên khan thuốc lắm”.


“Cung không đáp ứng được cầu”
Đó là nhìn nhận của TS.BS Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, trước hiện tượng một số người nghiện tuồn thuốc methadone từ cơ sở cai nghiện ma túy ra ngoài. Theo TS.BS Giang, methadone là một dạng của thuốc phiện nhưng được thế giới dùng để điều trị thay thế heroin giúp người nghiện không còn lệ thuộc vào heroin. Do methadone giúp người nghiện không tăng liều, duy trì sức khỏe, chi phí điều trị thấp... nên rất nhiều người sử dụng và hiện nay tại TP.HCM đã có sáu cơ sở điều trị (mỗi cơ sở từ 250-300 người nghiện). Thực tế còn rất nhiều người nghiện có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng. Sắp tới, TP.HCM đang lên kế hoạch mở rộng tiến tới xã hội hóa việc điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone.
Về quy trình quản lý thuốc methadone, theo TS.BS Giang, từ trước đến nay tại các cơ sở cai nghiện được triển khai rất nghiêm ngặt. Cụ thể, phòng chứa methadone là phòng kín, có camera, tủ sắt có hai khóa. Quy định mỗi khi lấy thuốc phải có hai cán bộ y tế, mỗi người có một mã riêng biệt. Bênh cạnh đó, để tránh trường hợp người nghiện ngậm thuốc mang ra ngoài thì người nghiện phải uống trước mặt cán bộ y tế, uống xong bắt buộc uống thêm một ly nước và cán bộ y tế phải hỏi người nghiện một câu để người nghiện trả lời.


HOÀNG LỘC - ĐỨC PHÚ
http://tuoitre.vn/ban-doc/593999/tuon-thuoc-cai-nghien-ra-ngoai.html (http://tuoitre.vn/ban-doc/593999/tuon-thuoc-cai-nghien-ra-ngoai.html)

songchungvoi_HIV
18-02-2014, 09:57
20 giây18/02/2014 00:28 (GMT + 7)



TT - Khánh Hòa lập khoa điều trị nghiện bằng methadone. Khoa điều trị thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa có quy mô điều trị mỗi ngày cho khoảng 400 người nghiện, được thực hiện thí điểm trong hai năm 2014-2015.

(PH.S.NGÂN)

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/594226/20-giay.html

songchungvoi_HIV
21-02-2014, 09:54
Sẽ điều trị nghiện bằng MethadoneCập nhật ngày: 21/02/2014 05:56:22

Kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2015 vừa được UBND tỉnh thông qua.Theo đó, việc triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ được thực hiện tại 2 điểm trên địa bàn TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc, mỗi điểm có 1 cơ sở điều trị, thời gian bắt đầu điều trị dự kiến giữa năm 2014. Tổng dự toán chi mua sắm trang thiết bị và duy trì hoạt động cho 2 cơ sở trong 2 năm 2014 - 2015 là trên 9,6 tỷ đồng.

http://baodongthap.com.vn/resources/newsimg/New2014/Thang%202/21/ADT5.jpg
Ngoài điều trị bằng các loại thuốc khác, người nghiện sẽ có thêm
cách điều trị mới là dùng MethadoneNgoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đặc biệt phải có sự tham gia của ngành công an trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các địa điểm triển khai; nghiêm cấm các hành vi ngăn cản hoặc lợi dụng các hoạt động của chương trình điều trị này để tiếp tay cho hoạt động mua bán và sử dụng ma túy.Theo bác sĩ Đoàn Tấn Bửu - Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp, Methadone là chất đồng vận toàn phần, do vậy điều trị thay thế bằng thuốc Methadone có thể giúp người nghiện chất dạng thuốc phiện giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tầng suất sử dụng chất dạng thuốc phiện, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giúp ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Các nghiên cứu quốc tế cũng đưa ra những bằng chứng thống nhất là điều trị thay thế bằng thuốc Methadone giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện giảm các hành vi tội phạm và tử vong do quá liều, tăng hiệu quả của điều trị bằng ARV.Được biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 1.080 người nghiện ma túy. Trong đó, các huyện, thị, thành có số người nghiện chích ma túy cao như: TP.Cao Lãnh, TP.Sa Đéc và thị xã Hồng Ngự. Hình thức cai nghiện hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu là tại cộng đồng quản lý và Trại 5 - 6 trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, phương thức cai nghiện chủ yếu là cai nghiện khô không đặc hiệu, do đó công tác cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai nghiện còn thấp, tỉ lệ tái nghiện trên 95% nên việc triển khai kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và cấp bách.

Hữu Nghĩa
http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE18618A/Se_dieu_tri_nghien_bang_Methadone.aspx

songchungvoi_HIV
25-02-2014, 20:25
TP HCM: Mở rộng điều trị cai nghiện bằng Methadone (http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/tp-hcm-mo-rong-dieu-tri-cai-nghien-bang-methadone-162449.html)<abbr class="published" style="border: none;">20:06 | 25/02/2014</abbr>
(PetroTimes) - Ngày 25/2, UBND TP HCM đã giao Sở Y tế xây dựng Đề án mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2014 - 2016.
UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Sở Y tế triển khai việc điều trị Methadone có thu phí tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy, trong đó xác định rõ đối tượng được điều trị miễn phí, đối tượng điều trị có thu phí.Ngoài ra, UBND thành phố cũng chấp thuận triển khai thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV trên cơ sở xã hội hóa hoàn toàn chi phí điều trị. Công an thành phố sẽ phối hợp với Sở Y tế nghiên cứu mở rộng điều trị ARV cho các phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS đang chấp hành án tại Trại giam Bố Lá.
http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/nguyenthevinh/022014/25/17/A1.jpg (http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/nguyenthevinh/022014/25/17/A1.jpg)
Điều trị cai nghiện bằng Methadone tại TP HCM đã mang lại hiệu quả cao trong thời gian quaCả nước hiện có 25 tỉnh, thành với 74 cơ sở hỗ trợ điều trị cai nghiện bằng Methadone cho 14.785 người. Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2015, có 80.000 người nghiện sẽ được điều trị bằng Methadone. Riêng tại TP HCM, chương trình được thực hiện từ tháng 5/2008 với 3 cơ sở điều trị ở quận 4, 6 và Bình Thạnh cho 750 người, đạt kết quả khả quan: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm số người sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tử vong do sử dụng heroin.Từ tháng 5/2012, TP HCM đã xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giai đoạn 2012-2015. Trong đó, dự kiến mở thêm 2 cơ sở điều trị và 12 điểm phát thuốc vệ tinh tại 14 quận, huyện còn lại, nâng tổng số người tham gia điều trị Methadone đến năm 2015 là 4.000 người.
T.V
http://www.petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/tp-hcm-mo-rong-dieu-tri-cai-nghien-bang-methadone-162449.html

songchungvoi_HIV
26-02-2014, 15:56
Khánh Hòa: Triển khai thí điểm cơ sở điều trị Methadone

Thứ sáu 21/02/2014 15:00
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh sẽ triển khai thí điểm một cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP. Nha Trang trong hai năm 2014-2015 và sẽ điều trị cho khoảng 400 người nghiện các chất dạng thuốc phiện mỗi ngày.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_02_21/methadone.jpg


Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Ảnh Thùy Chi

</tbody>
Việc triển khai cơ sở điều trị nằm trong kế hoạch triển khai thí điểm Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone với mục tiêu góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm nghiện nhằm giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, giảm, chấm dứt sử dụng thuốc phiện để tái hòa nhập cộng đồng.Kinh phí thực hiện kế hoạch triển khai từ nguồn kinh phí dự án Quỹ toàn cầu Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách địa phương, nguồn thu phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.Ngành y tế tỉnh sẽ thành lập Khoa Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trực thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Khoa sẽ có 13 cán bộ, nhân viên làm việc tại các phòng: khám bệnh, cấp phát và bảo quản thuốc, xét nghiệm, tư vấn, hành chính - kế toán. Khoa sẽ tận dụng cơ sở vật chất của Trung tâm và mua sắm thêm một số trang thiết bị chuyên dụng.Công an tỉnh Khánh Hòa sẽ phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ triển khai họat động điều trị nghiện Methadone để giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn có cơ sở điều trị.Dự kiến, sau năm 2015, tỉnh sẽ xem xét tính hiệu quả và tiếp tục nhân rộng mô hình điều trị Methadone tại một số huyện, xã, thành phố trong tỉnh.
Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Khanh-Hoa-Trien-khai-thi-diem-co-so-dieu-tri-Methadone/9880.vgp

songchungvoi_HIV
07-03-2014, 15:27
Khắc phục việc giảm chi ngân sách trong điều trị bằng methadone
11:03:45 07/03/2014
ĐBP - Ngày 6/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 và dự thảo kế hoạch triển khai xã hội hóa Chương trình điều trị methadone trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phạm Xuân Kôi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm chủ trì hội nghị.




Theo báo cáo của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, tình hình nhiễm HIV vẫn diễn biến phức tạp, kinh phí dành cho hoạt động phòng chống HIV bị cắt giảm mạnh… ảnh hưởng nhiều đến kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Đến cuối năm 2013, lũy tích trường hợp nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là gần 7.240. Trong đó, số người còn sống và đang được quản lý là trên 4.000 người, lũy tích bệnh nhân AIDS là 4.424 người, còn sống 1.753 người; lũy tích tử vong gần 2.670 trường hợp; phát hiện mới 510 trường hợp nhiễm HIV và 641 bệnh nhân chuyển giai đoạn AIDS. 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 97/112 xã, phường, thị trấn, có người nhiễm HIV/AIDS. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tỷ lệ lây, nhiễm HIV đang có xu hướng chững lại so với một vài năm trước, nhất là ở các địa bàn trọng điểm. Hầu hết số người nhiễm HIV/AIDS bị lây truyền qua đường tình dục và máu (chiếm trên 95%), tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 20 đến 39, chiếm hơn 82%.
Tại hội nghị, đại biểu đã thảo luận, đánh giá hạn chế, khó khăn về công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2013, từ đó xác định nhiệm vụ công tác trong năm 2014 về phòng, chống HIV/AIDS và nhất trí cao về chủ trương xây dựng kế hoạch triển khai xã hội hóa Chương trình điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Kôi ghi nhận sự cố gắng của các ngành thành viên, cán bộ nhân viên y tế cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế làm giảm tỷ lệ tử vong do AIDS trong thời gian qua. Trong thời gian tới: cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng đề án tổng thể về ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS; phát triển bền vững những cơ sở điều trị methadone, mở rộng nâng tần suất hoạt động tại các cơ sở điều trị methadone nhằm khắc phục việc giảm chi ngân sách của Nhà nước; trong điều kiện nguồn kinh phí viện trợ giảm, để đảm bảo tính bền vững cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tăng cường đầu tư nguồn ngân sách của tỉnh, địa phương và nguồn kinh phí xã hội hóa… các thành viên Ban chỉ đạo tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ y tế cơ sở để triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả tại cộng đồng; Triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, xác định các lĩnh vực ưu tiên trong công tác phòng chống AIDS…
Trần Hương
http://www.baodienbienphu.info.vn/B1ng-methadone (http://www.baodienbienphu.info.vn/y-t%E1%BA%BF/ph%C3%B2ng-ch%E1%BB%91ng-hiv/kh%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-vi%E1%BB%87c-gi%E1%BA%A3m-chi-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-trong-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-b%E1%BA%B1ng-methadone)

songchungvoi_HIV
11-03-2014, 15:39
<tbody>
Thanh Hóa mở rộng điều trị Methadone (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10008&cn_id=639812#)
10:57 | 11/03/2014
Cùng với 2 cơ sở thành lập ban đầu ở Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh và Trung tâm y tế thành phố, đến nay, Thanh Hóa đã có 6 cơ sở điều trị Methadone với 826 bệnh nhân. Điều trị Methadone đang trở thành một liệu pháp hữu hiệu để dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS và phòng ngừa mức độ lây nhiễm trong cộng đồng, giúp người có HIV/AIDS xóa bỏ mặc cảm, sống hòa nhập cộng đồng.
<tbody>
http://dangcongsan.vn/cpv/Upload/News/2014/3/hiv.jpg



Ảnh minh họa. Nguồn: baolangson.vn

</tbody>
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa, trong 826 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở gồm: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm y tế thành phố Thanh Hóa, Trung tâm y tế huyện Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy và thị xã Sầm Sơn đã có 615 người giảm, dừng sử dụng và không còn thèm nhớ ma túy, heroin (chiếm 74%), trong số đó, có nhiều người hiện đang điều trị liều duy trì rất thấp, chỉ 5mg (so với liều trung bình là 15mg). 70% số bệnh nhân tăng cân với mức trung bình từ 2 - 4 kg sau 3 tháng điều trị. Tác dụng thể hiện rõ nhất là cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người tham gia điều trị được cải thiện đáng kể. Người nghiện khi tham gia điều trị bằng thuốc Methadone vẫn có thể giữ được đầu óc tỉnh táo, không lên cơn thèm các loại ma túy, không phải tìm mọi cách xoay sở để có tiền chích, hút như trước.Tại 2 cơ sở điều trị Methadone mới mở cuối năm 2013 là Trung tâm y tế huyện miền núi Mường Lát và Quan Hóa, bước đầu đã có 41 bệnh nhân được điều trị, trong đó cơ bản là bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều, điều chỉnh liều.Để công tác điều trị đạt hiệu quả cao, 2 cơ sở này tiến hành chặt chẽ từ khâu xét chọn đối tượng, không xét những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, đối tượng có đăng ký thường trú tại địa phương nhưng thường xuyên vắng nhà hoặc những bệnh nhân không có khả năng đi đến cơ sở điều trị hàng ngày. Bệnh nhân được lựa chọn được khám lâm sàng và các xét nghiệm, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ điều trị.Tuy vậy, 6 cơ sở điều trị Methadone mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng số người nghiện chích ma túy, trong khi Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn rộng và khó khăn, dân số đông, có nhiều huyện miền núi vùng sâu vùng xa vì vậy bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị Methadone để uống thuốc gặp rất nhiều khó khăn…Theo lộ trình đề ra, trong năm 2014, Thanh Hóa sẽ mở thêm 1 điểm dùng methadone tại Trung tâm y tế huyện Đông Sơn và năm 2015 các cơ sở sẽ thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 2.000 người nghiện chích ma túy được dùng methadone. Tiếp đó, Thanh Hóa sẽ xây dựng kế hoạch đề xuất mở rộng điều trị methadone ở các huyện còn lại trên toàn tỉnh.Tuy nhiên, việc mở rộng các cơ sở điều trị Methadone ở Thanh Hóa cũng đang đối mặt với một số thách thức lớn như: đảm bảo kinh phí hoạt động, duy trì các cơ sở điều trị như thế thế nào sau thời điểm các nguồn tài trợ bị cắt, giảm? Được biết, hiện kinh phí hoạt động của các cơ sở điều trị methadone ở Thanh Hóa vẫn được hỗ trợ chính từ dự án do Ngân hàng Thế giới, dự án Quỹ toàn cầu, dự án Life-gap...Ông Nguyễn Bá Cẩn, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Tuy số người được điều trị hiện tại vẫn còn khiêm tốn so với tổng số đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng qua theo dõi và đánh giá bước đầu của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa, cho thấy đây là những tín hiệu khả quan, khẳng định việc đưa Methadone vào sử dụng thay thế heroin hay các chất dạng thuốc phiện khác cho người nghiện là một chủ trương đúng đắn”.Cùng với những kết quả khả quan sau gần 3 năm thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, hy vọng tới đây Thanh Hóa sẽ có nhiều hơn nữa những cơ sở điều trị Methadone để giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, có cơ hội làm lại cuộc đời, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội./.
Hoa Mai/TTXVN

</tbody>

songchungvoi_HIV
13-03-2014, 08:49
<tbody>
Methadone được cấp phát như thế nào?

Ngày cập nhật: 13/03/2014 6:22:13 SA




(QT) - Xã hội chúng ta đang sống đứng trước nhiều thử thách khi số người nghiện các chất dạng ma túy (thuốc phiện, hêrôin, cần sa, ma túy tổng hợp…) ngày càng gia tăng. Trên địa bàn Quảng Trị đến nay đã có 890 người nghiện, tăng hơn 100 người so với năm trước. Làm gì để giúp các đối tượng nghiện và gia đình họ bớt đi gánh nặng, nỗi lo trong lúc chưa có được trung tâm cai nghiện. Một trong những giải pháp được tính tới là tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng với việc sử dụng Methadone hàng ngày.

Theo quan niệm mới về điều trị và cai nghiện khi chưa tìm ra loại thuốc hữu hiệu thì cần chọn một giải pháp khả thi, hiệu quả và ít có mặt trái nhất. Methadone đáp ứng được những đòi hỏi trên. Methadone là chất có tác dụng tương tự các chất dạng thuốc phiện nhưng thời gian tác dụng kéo dài. Đây là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, sử dụng bằng đường uống, có thể thay thế hêrôin ở các điểm tiếp nhận hêrôin ở não, làm mất hiện tượng nhớ và thèm cảm giác sảng khoái của hêrôin, từ đó mất thói quen tìm kiếm hêrôin bằng mọi giá (là nguyên nhân gây ra các loại tội phạm). Mỗi ngày chỉ cần uống 1 liều là người nghiện có thể lao động, làm việc, học tập bình thường. Việc sử dụng Methadone là việc làm hợp pháp, được kiểm soát, nó không gây tăng liều và cũng không gây ra những phiền toái, hệ lụy cho người nghiện.



<tbody>
http://baoquangtri.vn/portals/0/tiensy/anh47675bfgdty6ghtyu657ghry657fdgret43fdgerty5vfdr et435vdsfe.jpg


Cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS tỉnh tư vấn về sử dụng Methadone cho người nghiện ma túy- Ảnh: THANH MINH


</tbody>

Quảng Trị là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực, quyết tâm cao trong việc xây dựng, tổ chức điều trị bằng Methadone. Từ nhiều năm trước một số cán bộ lãnh đạo và nhân viên y tế đã được cử đi tham quan, học tập ở các địa phương khác. Nhiều y, bác sĩ tham gia các khóa đào tạo do Trường Đại học Y Hà Nội mở để được cấp chứng chỉ đủ điều kiện tham gia điều trị Methadone. Tháng 9/2013, cơ sở điều trị Methadon đầu tiên của tỉnh được hình thành và đi vào hoạt động tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, số 295 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà.

Theo quy định tại Thông tư 12, ngày 12/4/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 96/2012 của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thì để hình thành một cơ sở điều trị Methadone phải đáp ứng nhiều điều kiện như: Có từ 250 người nghiện trở lên; có các bộ phận, phòng, ban chức năng như phòng hành chính, phòng tư vấn, điều trị, xét nghiệm; có từ 10-12 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có bác sĩ, dược sĩ. Đội ngũ cán bộ thầy thuốc này cũng được đào tạo, tập huấn, được cấp chứng chỉ của một trường Đại học Y mới được làm nhiệm vụ điều trị. Kho thuốc của cơ sở điều trị được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 giờ .

Từ khi đi vào hoạt động đến nay cơ sở điều trị Methadone của tỉnh đã làm thủ tục và đang cấp Methadone cho 36 người nghiện. Để được cấp Methadone sử dụng hàng ngày phải đáp ứng yêu cầu: Là người nghiện các chất dạng thuốc phiện, có nơi cư trú rõ ràng. Tự nguyện tham gia điều trị các chất dạng thuốc phiện và cam kết tuân thủ điều trị. Đối với người nghiện chưa đủ 16 tuổi chỉ được điều trị khi có văn bản đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó. Đối tượng được cấp thuốc là người không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Để được cấp thuốc phải qua một quy trình: Tư vấn, xét nghiệm, phải đăng ký điều trị tại cơ sở 295 Hùng Vương, tham gia đầy đủ các buổi tư vấn cá nhân, giáo dục nhóm; tham gia khám, đánh giá ban đầu và làm các xét nghiệm do bác sĩ chỉ định.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Methadone theo đơn của thầy thuốc mang lại lợi ích về nhiều mặt, giúp người nghiện dừng sử dụng ma túy hoặc giảm lượng ma túy; dừng tiêm chích ma túy nên giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan B, C; góp phần giảm các hành vi phạm pháp, cải thiện sức khoẻ, dinh dưỡng, mối quan hệ với gia đình và cộng đồng có chuyển biến tích cực. Do Methadone có tác dụng lâu dài nên mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần là có thể làm việc, học tập thuận lợi. Về mặt kinh tế cũng làm cho những gia đình có người nghiện bớt đi gánh nặng tài chính. Anh S., một người nghiện cho biết trước đây hàng ngày bằng mọi cách anh phải có được 200.000 đồng để mua một tép hêrôin, người nghiện nặng hơn anh thì dùng nhiều tép, hoặc “chơi” ma túy tổng hợp có khi lên tới cả triệu đồng. Nhờ sử dụng thuốc được cấp phát mà mỗi tháng bớt đi 6 triệu đồng, mỗi năm là 72 triệu đồng.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, hiện nay những người đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà có nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì được cấp Methadone dùng hàng ngày (kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ). Methadone chưa được sản xuất ở Việt Nam mà phải mua, nhập từ nước ngoài. Loại Methadone mà trung tâm đang sử dụng được Chương trình viện trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ tài trợ, thông qua tổ chức FHI (Gia đình sức khỏe thế giới). Trung tâm có đủ thuốc để cấp phát cho đến hết năm 2014.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi ở những nơi khác như Khe Sanh, Lao Bảo, Vĩnh Linh cũng có nhiều đối tượng nghiện ma túy, bao giờ những địa phương này mới có được cơ sở điều trị?, ông Nguyễn Ngọc Hiếu giải thích: "Chúng ta mới đang làm thử nghiệm ở Đông Hà, nơi có đủ các yếu tố cần thiết. Còn những nơi khác theo quy định của Thông tư 12/2013 của Bộ Y tế thì rất khó đáp ứng cả về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ thầy thuốc, phải chờ có hướng dẫn mới, có điều kiện đảm bảo mới triển khai ra địa phương khác”.

PHƯỚC AN
http://baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=88&modid=391&ItemID=78836


</tbody>

songchungvoi_HIV
15-03-2014, 22:59
Hiệu quả bước đầu điều trị nghiện ma túy bằng Methadone

Thứ bẩy, ngày 15-03-2014, 08:38
TQĐT - Sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động, cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tuyên Quang (gọi tắt là cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang) đã đạt được những kết quả bước đầu đáng mừng. Từ cơ sở điều trị Methadone đầu tiên này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều niềm vui cho người nghiện ma túy và thân nhân của họ.
http://www.baotuyenquang.com.vn/media/images/2014/03/yte.jpg
Bệnh nhân sử dụng thuốc Methadone được tư vấn sức khỏe
tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang.
Theo ông Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố, Trưởng cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang, hoạt động của cơ sở thuộc Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam do Chính phủ Úc và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan tài trợ. Mục tiêu của cơ sở là thông qua sử dụng Methadone điều trị cho người nghiện cai ma túy, giảm chi phí cho người nghiện, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C… Cơ sở đang điều trị cho 21 người sử dụng ma túy. Đa số người điều trị tại đây đều có tiến bộ, sức khỏe tốt, chủ động thời gian đến uống thuốc, tuân thủ các quy định, nội quy của cơ sở đề ra. Từ nay đến hết năm 2014, trung bình mỗi tháng, cơ sở tiếp nhận điều trị cho thêm từ 10 - 12 người sử dụng ma túy, đưa tổng số người điều trị tại cơ sở tăng lên trên 100 người.

Để cơ sở trên đi vào hoạt động, Sở Y tế đã phối hợp với sở, ban, ngành liên quan, lãnh đạo UBND thành phố tổ chức các hội nghị đồng thuận, bàn các phương án lựa chọn đối tượng điều trị, cách quản lý, hướng dẫn người nghiện làm các thủ tục cần thiết... Cùng với sự hỗ trợ của Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam giúp tỉnh ta đào tạo con người, tiền trả lương cho cán bộ y tế và cung cấp các trang thiết bị y tế, thuốc Methadone... UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015 nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Đây là kế hoạch quan trọng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp cộng đồng thay đổi nhìn nhận về đối tượng người nghiện ma túy như là người bệnh. Vì được sử dụng thuốc Methadone để cai thuốc phiện, tiến tới không còn phải lệ thuộc vào thuốc Methadone nữa giúp họ sống có ý thức trách nhiệm hơn với bản thân mình và gia đình.

Có mặt tại cơ sở điều trị Methadone thành phố Tuyên Quang mới cảm nhận được hết niềm vui của những người điều trị cai nghiện ma túy tại đây. Anh Nguyễn V. M, năm nay 41 tuổi, ở phường Phan Thiết (TP Tuyên Quang) cho biết, anh đã nghiện ma túy hơn 10 năm nay. Trung bình, mỗi ngày anh “đốt” hết từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng để mua thuốc phiện. Không dưới 10 lần anh quyết tâm cai nghiện bằng cách tự lấy xích buộc chân mình vào song cửa sổ và ném chìa khóa đi nhưng... đều thất bại. Hơn 2 tháng điều trị bằng thuốc Methadone miễn phí, anh đang từ bỏ được ma túy, sức khỏe tăng lên rõ rệt. Hàng tuần, anh còn được cán bộ y tế tư vấn, khám sức khỏe định kỳ. Anh Trần V. K, năm nay 37 tuổi ở phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) cho biết, gần 10 năm nghiện ma túy, anh cảm thấy mệt mỏi, cô độc vì không có sức khỏe, không có việc làm, lúc nào cũng chỉ tìm cách sử dụng ma túy. Anh may mắn được vào đây điều trị cũng nhờ anh bạn cùng “đội nghiện” đã điều trị Methadone ở đây đạt kết quả tốt giới thiệu. Mới 1 tháng điều trị bằng Methadone, anh đã ăn, ngủ được và đi làm như người bình thường, thắp sáng niềm hy vọng làm lại cuộc đời.

Hiệu quả hoạt động của cơ sở Methadone thành phố Tuyên Quang đang dần được khẳng định. Tình trạng sức khỏe của người nghiện ma túy được cải thiện tốt, tiết kiệm tiền cho bệnh nhân, nhờ đó hạn chế sự lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do tiêm chích ma túy trong nhóm người nghiện ma túy, giảm các vụ trộm cắp… UBND tỉnh vừa có văn bản cho phép mở cơ sở điều trị Methadone thứ hai tại huyện Sơn Dương điều trị cho khoảng 70 người nghiện ma túy trong năm 2014. Sở Y tế đang phối hợp với UBND huyện Sơn Dương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sơ sở đi vào hoạt động trong tháng 4 tới.


Bài, ảnh: Lý Thịnh
http://www.baotuyenquang.com.vn/xa-hoi/muon-mat-doi-song/hieu-qua-buoc-dau-dieu-tri-nghien-ma-tuy-bang-methadone-36936.html

songchungvoi_HIV
19-03-2014, 23:55
Cao Bằng: Triển khai điều trị cho người nghiện bằng thuốc Methadone (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30188&cn_id=641488#)
10:35 | 19/03/2014
Ngày 18/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

Theo đó, Sở Y tế Cao Bằng sẽ triển khai thí điểm 1 cơ sở điều trị Methadone đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (thành phố Cao Bằng), làm căn cứ cho việc mở rộng điều trị Methadone ra các huyện trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Dự kiến, sẽ điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho khoảng 100-200 người nghiện/năm nhằm giảm tần suất sử dụng, tiến tới ngừng sử dụng chất dạng thuốc gây nghiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị, giảm hành vi nguy cơ, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV đối với nhóm đối tượng này.

Đối tượng tham gia dùng thuốc là người đang nghiện các chất dạng thuốc phiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế, từ 16 tuổi trở lên; người chưa đủ 16 tuối chỉ được điều trị khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Người được điều trị không có hành vi phạm tội, phải có đơn tự nguyện tham gia, không có chống chỉ định sử dụng thuốc, có hộ khẩu thường trú và nơi cơ trú ổn định tại địa phương, có giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân xã/phường. Các đối tượng được ưu tiên như người nghiện các chất dạng thuốc phiện trong một thười gian dài đã cai nghiện nhiều lần nhưng không thành công, người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, và người có cam kết hỗ trợ của gia đình.

Tỉnh Cao Bằng hiện có 1.282 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, đa số còn trẻ, tập trung ở độ tuổi từ 18-37 tuổi. Năm 2013, có 300 người được cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh, có 330 - 350 đối tượng nghiện ma túy đang thụ án được quản lý trong trại giam và tạm giam; trên 82% số người nghiện ma túy đang sinh sống trong cộng đồng. Hiện các cơ sở vật chất, thuốc, thiết bị khám, theo dõi, nhân lực…tại cơ sở điều trị Methadone đã sẵn sàng, đầu tháng 4/2014 bắt đầu khám và tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân./.
Mạnh Hà/TTXVN

songchungvoi_HIV
29-03-2014, 16:59
Điều trị Methadone cho phạm nhân nghiện trong các trại giam:
Giảm nguy cơ tái nghiện, lây nhiễm HIV – AIDS


15:03:00 29/03/2014, cập nhật cách đây 1 giờ




Chiều 28/3, tại Ninh Bình, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã tổ chức Hội thảo "Triển khai thực hiện Nghị định 96/2012/NĐ-CP về điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng".


Tại hội thảo, các chuyên gia y tế, ban giám thị các trại giam đều cho rằng, việc áp dụng điều trị methadone cho các phạm nhân nghiện ma túy có hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế, xã hội, đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước.
Ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, đến năm 2013, cả nước có 181.396 người nghiện có hồ sơ quản lí, trong đó có 33.200 người được quản lí, điều trị cai nghiện tại các trung tâm. Ngoài ra ước tính, có khoảng 30.000 người nghiện đang được quản lí trong các trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dưỡng do vi phạm pháp luật. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có thêm 6.000 người nghiện ma túy. Điều tra 14.107 người đang cai nghiện tại các trung tâm giáo dưỡng, có 25,72% cho biết sử dụng heroin và 13,65% sử dụng ma túy tổng hợp là chủ yếu. Dự báo xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo triển khai điều trị methadone trong các trại giam để giảm nguy cơ tiêm chích ma túy cũng như các nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác.
Việc điều trị methadone trong các trại giam sẽ làm giảm việc sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp, giảm 55-75% hành vi tiêm chích, giảm sử dụng chung bơm kim tiêm giữa các phạm nhân, qua đó giảm sự lây truyền các bệnh lây nhiễm qua đường máu. Điều trị methadone có thể làm giảm nguy cơ quá liều ở các phạm nhân sau khi ra trại, qua đó làm giảm khả năng tái phạm tội. Ở Việt Nam có thể điều trị methadone như một thuốc hỗ trợ cắt cơn, ưu tiên điều trị cho phụ nữ mang thai. Việc điều trị methadone có thể thực hiện trong suốt thời gian ở trại hoặc 90 ngày trước khi được ra tù.
Trung tá Lê Thế Tý, Phó Giám thị Trại giam Thủ Đức cho biết, hiện trại đang giam giữ thường xuyên trên hàng chục nghìn phạm nhân. Số phạm nhân liên quan đến ma túy, bệnh HIV... chiếm khoảng 35%. Quý 1-2014, trong số 987 phạm nhân mới nhập trại, có đến 175 phạm nhân nghiện ma tuý. Phạm nhân nghiện ma tuý trong trại hầu hết là thành phần tái nghiện nên gây khó khăn cho công tác quản lí và điều trị. Việc triển khai điều trị methadone cho phạm nhân sẽ tạo bước đột phá trong công tác cai nghiện, góp phần giảm thiểu những hệ luỵ của ma tuý. Cùng quan điểm, Đại tá Bùi Ngọc Bình, Giám thị Trại tạm giam số 1 Hà Nội cho biết, hiện trại đang quản lí số đối tượng phạm tội về ma túy chiếm 30,6%. Trong năm 2013, trại đã tiếp nhận, điều trị cho 26 đối tượng vào trại trong tình trạng vật ma túy nặng.
Về phía Trại giam Phú Sơn 4, Đại tá Lương Văn Đạo, Phó Giám thị cũng khẳng định: "Việc điều trị thay thế ma tuý bằng methadone là phù hợp với tình hình hiện nay, sau khi nhiều biện pháp khác đều không đạt hiệu quả như mong muốn. Trại Phú Sơn 4 hiện có tỉ lệ phạm nhân phạm các tội về ma túy chiếm 60-70%. Một số phạm nhân móc nối với bên ngoài tìm cách đưa ma túy vào trại giam. Trong năm 2013, qua kiểm tra đột xuất, bất ngờ tại các buồng giam, trại đã phát hiện 12 vụ tàng trữ ma túy, đã xử lí kỉ luật trên 40 phạm nhân khi kiểm tra có dấu hiệu dương tính với chất ma túy".



Bộ Công an đồng ý cho thử nghiệm methadone trong các trại giamThiếu tướng Nguyễn Tiến Dẫn, Cục trưởng Cục Y tế (Bộ Công an) cho biết: "Bộ Công an đã đồng ý sẽ triển khai điều trị methadone tại các trại giam, tuy nhiên trước mắt sẽ chỉ thực hiện thí điểm, ưu tiên điều trị cho các phạm nhân đã từng điều trị methadone ngoài cộng đồng. Khó khăn hiện nay là cán bộ y tế Công an chưa được đào tạo về điều trị methadone. Trại giam không phải là cơ sở điều trị, chỉ là cơ sở cấp phát thuốc. Trung tâm AIDS các tỉnh phải phối hợp với các trại giam để điều trị methadone cho phạm nhân đề đạt hiệu quả cao nhất".


Khánh Vy
http://www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2014/3/226686.cand

songchungvoi_HIV
30-03-2014, 16:06
Yên Bái: Thêm một cơ sở cai nghiện bằng methadone15:03 | 30/03/2014
Sở LĐ, TB và XH tỉnh Yên Bái cho biết, vào đầu tháng 4 sẽ mở thêm một cơ sở cai nghiện bằng methadone.
Hiện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để tiến hành điều trị thay thế cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone với quy mô 100 người cai nghiện. Đây là cơ sở thứ hai ở Yên Bái được tổ chức điều trị thay thế cai nghiện bằng loại thuốc này.

Cũng theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Yên Bái, thời gian qua, việc điều trị thay thế cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái ban đầu đã cho kết quả khả quan. Hiện trung tâm này có 114 bệnh nhân được điều trị từ tháng 11/2013 đến nay; trong đó có 4 người vì các lý do khác nhau phải ngừng điều trị, còn lại 110 bệnh nhân đang được điều trị và đã có tới 70 bệnh nhân đã ổn định liều, không còn cảm giác thèm muốn heroin, không bị hội chứng cai (lên cơn vật thuốc) hành hạ, không sử dụng heroin nữa.

Trong những năm qua, việc cai nghiện bằng các phương pháp truyền thống tại Yên Bái cho thấy chi phí cao nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế, tỷ lệ tái nghiện cao. Vì vậy có thể nói, việc điều trị thay thế cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone đã mở ra triển vọng mới cho người cai nghiện và công tác cai nghiện cũng như phòng, chống các tệ nạn xã hội.


Theo TTXVN

songchungvoi_HIV
05-04-2014, 13:51
Điều trị methadone cho phạm nhân – Một chính sách “nhân đạo”

Thứ ba 01/04/2014 13:00
Việc triển khai thực hiện điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone trong các trại giam, tạm giam và trường giáo dưỡng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế xã hội, đồng thời thể hiện chính sách “nhân đạo” của Đảng và Nhà nước.http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_04_01/methadone22.jpg
Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
Hơn 15.500 người đang được điều trị methadone
Ông Lê Đức Hiền - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến năm 2013, cả nước có gần 181.400 người nghiện có hồ sơ quản lí, trong đó 33.200 người được điều trị cai nghiện tại các trung tâm, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang được quản lí trong các trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dưỡng do vi phạm pháp luật.Số liệu điều tra cho thấy, trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 6.000 người nghiện ma túy. Gần 14.110 người đang cai nghiện tại các trung tâm giáo dưỡng thì có 25,72% cho biết sử dụng heroin, 13,65% sử dụng ma túy tổng hợp là chủ yếu. Lứa tuổi tương đối đa dạng, trong đó thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Dự báo xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.Theo TS. Phạm Đức Mạnh – Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hiện toàn quốc có hơn 15.540 người đang được điều trị methadone, việc điều trị nghiện bằng methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, giảm số người sử dụng ma túy xuống còn 15,87%/năm giúp giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm hành vi vi phạm pháp luật từ 40,8% xuống 1,34%/năm, giảm xung đột trong gia đình người bệnh từ 90,36% xuống 2,27%/năm, gia tăng tỷ lệ bệnh nhân có việc làm từ 64,04% lên 75,9%/năm.Ngoài ra, điều trị methadone cho người nghiện cũng là một giải pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng có nhiều ưu điểm như giá rẻ, dễ kiểm soát. Hiệu quả kinh tế của điều trị methadone đã được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa ra kết luận: Với 1 USD chi cho chương trình methadone sẽ tiết kiệm được 7 USD chi cho các vấn đề khác phát sinh như các về vấn đề pháp luật, y tế.TS. Phạm Đức Mạnh cho rằng việc điều trị methadone trong các trại giam là rất cần thiết. Qua đó sẽ làm giảm việc sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp, giảm hành vi tiêm chích, giảm sử dụng chung bơm kim tiêm giữa các phạm nhân, qua đó giảm sự lây truyền các bệnh lây nhiễm qua đường máu. Điều trị methadone cho các phạm nhân cũng có thể làm giảm nguy cơ quá liều ở các phạm nhân sau khi ra trại, qua đó làm giảm khả năng tái phạm tội.Đồng quan điểm với TS. Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho rằng, việc điều trị cho người nghiện trong trại giam, tạm giam và trường giáo dưỡng là rất quan trọng, thể hiện chính sách “nhân đạo” trong nhân quyền. Theo ông Hiền, để triển khai tốt Nghị định 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ về điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng nên lưu ý đánh giá về tình hình sử dụng ma túy trong trại giam; đảm bảo duy trì được lượng thuốc điều trị cho người nghiện trong trại giam; đảm bảo tư vấn ổn định tâm lý cho học viên trong quá trình điều trị; lập kế hoạch phối hợp chuyển tiếp duy trì điều trị cho trại viên khi mãn hạn tù.Mô hình mang tính khả thi caoTheo Thiếu tướng Nguyễn Tiến Dẫn - Cục trưởng Cục Y tế, Bộ Công an, việc triển khai điều trị methadone tại các trại giam mang tính khả thi cao, thể hiện chính sách “nhân đạo” của Đảng và Nhà nước, quyền bình đẳng của phạm nhân. Tuy họ là tội phạm nhưng họ vẫn có quyền của công dân, có quyền khám và chữa bệnh. Nghiện cũng được coi là một bệnh, nên những phạm nhân đang được điều trị methadone sẽ tiếp tục được điều trị trong trại giam.Hiện nhiều nước trên thế giới đã triển khai mô hình điều trị methadone trong trại giam, tạm giam, trường giáo dưỡng và đạt hiệu quả rất cao. Ngoài những nước như Úc, Anh, Canada, Mỹ…, tại các nước trong khu vực châu Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia đã triển khai mô hình này.Thiếu tướng Nguyễn Tiến Dẫn cho biết, Cục Y tế, Bộ Công An đã phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng methadone trong trại giam, tạm giam. Đây không phải là đề án mà chỉ là kế hoạch phối hợp nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực, con người, địa điểm để triển khai thí điểm. Hiện kế hoạch đã được Bộ Công an đồng ý, phê duyệt về chủ trương và đang chuẩn bị trình lãnh đạo các cấp phê duyệt.Dự kiến trong năm 2014 – 2015 sẽ thực hiện thí điểm điều trị methadone trong 5 trại giam như Thủ Đức, Phú Sơn, Ninh Khánh hoặc một số trại tạm giam Công an Hà Nội hoặc trại tạm giam Chí Hòa, TP. HCM… Tối thiểu trong năm 2014 sẽ triển khai thí điểm được 2 trại, sau đó các ngành chức năng sẽ đưa ra những kết quả, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để triển khai, mở rộng mô hình ra cộng đồng.Việc triển khai thí điểm điều trị methadone cho các phạm nhân trong các trại giam sẽ khó tránh khỏi những khó khăn trong giai đoạn đầu. Khó khăn trước mắt là cán bộ y tế Công an chưa được đào tạo về điều trị methadone. Trại giam không phải là cơ sở điều trị, chỉ là cơ sở cấp phát thuốc. Vì vậy, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh cần phải phối hợp với các trại giam để điều trị methadone cho phạm nhân đề đạt hiệu quả cao nhất.Bên cạnh đó, các vấn đề về cơ chế, hoàn chỉnh văn bản pháp quy cũng cần giải quyết. Trước đây, khi bắt đầu triển khai điều trị ARV, lúc đầu cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, sau này qua điều tra, thí điểm thì điều trị đã đem lại hiệu quả, kết quả rất tốt. Việc điều trị methadone cũng vậy, bước đầu sẽ không tránh khỏi những khó khăn, nhưng trong tương lai nó sẽ mang tính tích cực và hiệu quả cao.Trung tá Lê Thế Tý, Phó Giám thị Trại giam Thủ Đức cho biết, hiện trại đang giam giữ thường xuyên trên hàng chục nghìn phạm nhân. Số phạm nhân liên quan đến ma túy, bệnh HIV... chiếm khoảng 35%. Quý 1/2014, trong số 987 phạm nhân mới nhập trại, có đến 175 phạm nhân nghiện ma tuý. Phạm nhân nghiện ma tuý trong trại hầu hết là thành phần tái nghiện nên gây khó khăn cho công tác quản lí và điều trị. Việc triển khai điều trị methadone cho phạm nhân sẽ tạo bước đột phá trong công tác cai nghiện, góp phần giảm thiểu những hệ luỵ của ma tuý.Cùng quan điểm, Đại tá Bùi Ngọc Bình, Giám thị Trại tạm giam số 1 Hà Nội cho rằng, việc triển khai điều trị methadone trong trại giam, tạm giam và trường giáo dưỡng là tư duy vĩ mô và chiến lược. Hiện trại tạm giam số 1 Hà Nội đang quản lí số đối tượng phạm tội về ma túy chiếm 30,6%. Trong năm 2013, trại đã tiếp nhận, điều trị cho 26 đối tượng vào trại trong tình trạng vật ma túy nặng.Về phía Trại giam Phú Sơn 4, Đại tá Lương Văn Đạo, Phó Giám thị cũng khẳng định, việc điều trị thay thế ma tuý bằng methadone là phù hợp với tình hình hiện nay, sau khi nhiều biện pháp khác đều không đạt hiệu quả như mong muốn. Trại Phú Sơn 4 hiện có tỉ lệ phạm nhân phạm các tội về ma túy chiếm 60-70%. Một số phạm nhân đã móc nối với bên ngoài tìm cách đưa ma túy vào trại giam. Trong năm 2013, qua kiểm tra đột xuất, bất ngờ tại các buồng giam, trại đã phát hiện 12 vụ tàng trữ ma túy, đã xử lí kỉ luật trên 40 phạm nhân khi kiểm tra có dấu hiệu dương tính với chất ma túy.
Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Dieu-tri-methadone-cho-pham-nhan-Mot-chinh-sach-nhan-dao/10078.vgp (http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Dieu-tri-methadone-cho-pham-nhan-Mot-chinh-sach-nhan-dao/10078.vgp)

songchungvoi_HIV
18-04-2014, 09:39
Phương pháp điều trị nghiện bằng Methadone

Cập nhật ngày: 18/04/2014 06:03:17

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Đồng Tháp, cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone dự kiến được đưa vào hoạt động bắt đầu từ tháng 6/2014. Phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ (BS) Đoàn Tấn Bửu - Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.
PV: Xin bác sĩ cho biết sơ lược về Methadone?
http://baodongthap.com.vn/resources/newsimg/New2014/Thang%204/18/ADT3.jpg
BS Đoàn Tấn Bửu:
Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, có tác dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện, nhưng gây khoái cảm yếu. Methadone được dùng bằng đường uống, tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 - 4 giờ.
Thời gian bán hủy trung bình của Methadone là 24 giờ. Thời gian đạt được nồng độ ổn định khoảng 3 đến 10 ngày. Sau một thời gian dài điều trị bằng thuốc Methadone, có thể giảm liều từ từ và tiến tới ngừng sử dụng Methadone. Trong quá trình này, người bệnh vẫn xuất hiện hội chứng cai, nhẹ hơn rất nhiều so với việc ngừng sử dụng Heroin.
PV: Vì sao Đồng Tháp phải điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone? Lợi ích của việc điều trị Methadone?
BS Đoàn Tấn Bửu: Các cơ sở điều trị cai nghiện các CDTP bằng Methadone được triển khai dựa trên nhu cầu điều trị cai nghiện các CDTP bằng Methadone tại Đồng Tháp nhằm góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở các đối tượng nghiện các CDTP, góp phần giảm các tệ nạn xã hội. Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 507 người nghiện ma túy gồm cả nam lẫn nữ có hồ sơ quản lý. Đến năm 2012, số nghiện chích ma tuý trên địa bàn tỉnh có hồ sơ quản lý là 765 người và ước tính có tổng cộng 1.080 người nghiện ma túy. Hình thức cai nghiện của người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh là cai nghiện tại cộng đồng quản lý và tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh với phương pháp cai nghiện chủ yếu là cai nghiện khô không đặc hiệu.Do đó, công tác cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai hiệu quả thấp, tỷ lệ tái nghiện rất cao (trên 95%).
Lợi ích của việc điều trị Methadone đã được công nhận, đó là: không tiếp tục sử dụng ma tuý bất hợp pháp; sử dụng bằng đường uống nên giảm lây nhiễm HIV; giảm tử vong do tiêm chích quá liều; cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghiện; cải thiện mối quan hệ của người nghiện với gia đình và cộng đồng; giảm các hành vi tội phạm, bảo đảm tốt về an ninh trật tự. Gia đình của người nghiện ma túy không phải khó khăn lo lắng về ma túy.
Hiệu quả kinh tế của điều trị Methadone đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và đưa ra kết luận: với 1 USD chi cho chương trình Methadone sẽ tiết kiệm được 7 USD chi cho các vấn đề khác phát sinh như các về vấn đề luật pháp, hành pháp, y tế, xã hội, bảo hiểm,...
PV: Quy trình điều trị Methadone? Đơn vị nào được giao tiếp nhận, thực hiện chương trình này?
BS Đoàn Tấn Bửu:
Hàng ngày người bệnh phải đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế. Nhân viên y tế có nhiệm vụ theo dõi người bệnh uống thuốc Methadone. Sau khi uống Methadone người bệnh phải uống nước trước mặt nhân viên y tế để khẳng định người bệnh đã thực sự uống Methadone. Liều Methadone sử dụng cho mỗi người bệnh theo từng giai đoạn điều trị thực hiện theo “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành.
Sau thời gian điều trị Methadone có hiệu quả, nếu người bệnh mong muốn, có thể thảo luận với người bệnh về dự kiến giảm liều để tiến tới ngừng điều trị.Đối với việc ngừng điều trị tự nguyện sẽ được thực hiện sau khi đã giảm liều và được sự đồng ý của người bệnh. Khi liều đang điều trị là 20mg/ngày, có thể thực hiện ngừng hoàn toàn Methadone nhưng phải kết hợp với điều trị hội chứng cai theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc ngừng điều trị bắt buộc được thực hiện khi có dấu hiệu chống chỉ định xuất hiện trong quá trình điều trị Methadone, vì sức khỏe người bệnh, vì sự an toàn của người bệnh khác hoặc của nhân viên cơ sở điều trị.
Quy trình thực hiện giống như ngừng điều trị tự nguyện. Cần thực hiện các chăm sóc hỗ trợ khác ít nhất trong 6 tháng sau khi ngừng điều trị Methadone. Người bệnh không được ngưng dùng methadone đột ngột, hoặc có thể có các triệu chứng cai nghiện khó chịu.
Cơ sở điều trị Methadone tại TP. Cao Lãnh (cơ sở 1) và tại TP.Sa Đéc (cơ sở 2) là Khoa Điều trị Methadone thuộc Trung tâm y tế TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Cơ sở 1 đặt tại số 100 Nguyễn Huệ, phường 2, TP.Cao Lãnh.
Cơ sở 2 tại số 68 Hùng Vương, khóm 2, phường 2, TP.Sa Đéc.
PV: Đối tượng được xét chọn vào chương trình điều trị các CDTP bằng Methadone? Người nghiện có tốn chi phí điều trị?
BS Đoàn Tấn Bửu:
Đó là những người bệnh đang nghiện các CDTP theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện CDTP của Bộ Y tế; từ 18 tuổi trở lên nghiện các CDTP trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công; không có hành vi tội phạm trong thời gian xét chọn vào chương trình điều trị; phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone theo mẫu của Bộ Y tế và cam kết tuân thủ điều trị; không có chống chỉ định sử dụng thuốc Methadone. Người nghiện phải có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ổn định tại tỉnh Đồng Tháp.
Trường hợp không có hộ khẩu thường trú nhưng đang tạm trú dài hạn tại Đồng Tháp phải có người cam kết hỗ trợ chỗ ở, điều kiện đi lại và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị Methadone; có giấy giới thiệu của UBND xã, phường, thị trấn. Những đối tượng ưu tiên: người nghiện các CDTP trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công; người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; người có cam kết hỗ trợ của gia đình. Về chi phí điều trị methadone cho người nghiện đến tham gia điều trị hoàn toàn được miễn phí, chỉ tốn các chi phí đi lại để đến cơ sở điều trị hàng ngày.PV: Xin cảm ơn bác sĩ!

Hữu Nghĩa
(Thực hiện)
http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1866E1/Phuong_phap_dieu_tri_nghien_bang_Methadone.aspx

songchungvoi_HIV
22-04-2014, 16:09
Thanh Hóa có cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ hai

Thứ ba 22/04/2014 13:36
Được sự hỗ trợ của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ban Quản lý Dự án VAAC-US.CDC (Hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam), Sở Y tế và TP Thanh Hóa vừa tổ chức khai trương cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ 2 vào hoạt động tại Phú Sơn, Thanh Hóa.http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_04_22/methadone.jpg
Cấp phát methadone cho người điều trị cai nghiện. Ảnh minh họa
Theo Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa Nguyễn Bá Cẩn, cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ hai cung cấp thuốc cho 150 bệnh nhân. Hiện toàn tỉnh có 6 cơ sở điều trị và 2 điểm cấp phát thuốc Methadone cho khoảng hơn 850 bệnh nhân.Tuy nhiên, 6 cơ sở điều trị Methadone mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng số người nghiện chích ma túy, trong khi Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn rộng và khó khăn, dân số đông, có nhiều huyện miền núi vùng sâu vùng xa vì vậy bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị Methadone để uống thuốc gặp rất nhiều khó khăn…Bên cạnh đó, việc mở rộng các cơ sở điều trị Methadone ở Thanh Hóa đang phải đối mặt với một số thách thức lớn như đảm bảo kinh phí hoạt động, duy trì các cơ sở điều trị như thế thế nào sau thời điểm các nguồn tài trợ bị cắt, giảm. Hiện kinh phí hoạt động của các cơ sở điều trị methadone ở Thanh Hóa vẫn được hỗ trợ chính từ dự án do Ngân hàng Thế giới, dự án Quỹ toàn cầu, dự án Life-Gap...Ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết, tuy số người được điều trị hiện tại vẫn còn khiêm tốn so với tổng số đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng qua theo dõi và đánh giá bước đầu của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa, cho thấy đây là những tín hiệu khả quan, khẳng định việc đưa Methadone vào sử dụng thay thế heroin hay các chất dạng thuốc phiện khác cho người nghiện là một chủ trương đúng đắn.Theo lộ trình đề ra, trong năm 2014, Thanh Hóa sẽ mở thêm 1 điểm dùng methadone tại Trung tâm y tế huyện Đông Sơn và năm 2015 các cơ sở sẽ thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 2.000 người nghiện chích ma túy được dùng methadone với dự kiến khoảng 15 cơ sở điều trị được mở rộng.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Thanh-Hoa-co-co-so-cap-phat-thuoc-Methadone-thu-hai/10243.vgp (http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Thanh-Hoa-co-co-so-cap-phat-thuoc-Methadone-thu-hai/10243.vgp)

tôi ơi đừng tuyệt vọng
22-04-2014, 16:42
điều này sẽ tốt cho những ai đang cai nghiện tại Thanh Hóa...

songchungvoi_HIV
28-04-2014, 16:20
Xã hội hóa điều trị Methadone-Duy trì tính bền vững

Thứ hai 28/04/2014 14:00
Xã hội hóa công tác điều trị cai nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone không chỉ giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống, giảm chi phí mà còn là giải pháp giúp mở rộng, duy trì hiệu quả chương trình điều trị nghiện bằng Methadone.

Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được chứng minh là có hiệu quả không chỉ đối với người nghiện chích ma túy mà cả với gia đình, cộng đồng và xã hội.Chương trình được bắt đầu triển khai thí điểm tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh với 06 cơ sở điều trị từ tháng 4/2008. Tính đến tháng 4/2014, chương trình điều trị Methadone đã được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố với 88 cơ sở điều trị cho 17.062 bệnh nhân. Dự kiến, sẽ còn nhiều hơn nữa các cơ sở điều trị Methadone được mở trong tương lai gần.

<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_04_28/methadone.jpg


Điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone giúp cải thiện sức khỏe và cuộc sống người nghiện

</tbody>
Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết, ngay sau khi Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012 về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 96. Theo đó, trong giai đoạn tiếp theo, chương trình Methadone dự kiến được mở rộng với tốc độ nhanh hơn, cứ mỗi quận/huyện có trên 250 người nghiện chích ma túy thì UBND tỉnh/thành phố phải thành lập cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone.Với tốc độ mở rộng chương trình điều trị Methadone nhanh chóng, mô hình toàn diện đang được triển khai chắc chắn không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh. Do việc điều trị Methadone là một quá trình điều trị lâu dài và cần kinh phí lớn. Tuy nhiên, kinh phí triển khai chương trình hiện nay đều do các tổ chức quốc tế tài trợ, trong khi kinh phí hỗ trợ từ các nguồn này đang ngày càng suy giảm.Bên cạnh đó, ngân sách của Chính phủ trong công tác này khó có thể đảm bảo bao cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Do đó, mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai phần nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân bằng cách, người điều trị tự chi trả một phần kinh phí khi tham gia chương trình điều trị.Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế khuyến khích các tỉnh,thành phố nên tích cực triển khai mô hình xã hội hóa để việc mở rộng chương trình được thuận lợi hơn đặc biệt là trong bối cảnh kinh phí hoạt động của chương trình đang bị cắt giảm.Để giải pháp xã hội hóa mô hình điều trị bằng Methadone triển khai hiệu quả, tháng 10/2013, Bộ Y tế đã có công văn số 6544/BYT-KH-TC về việc hướng dẫn thưc hiện khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiên quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cơ sở căn cứ để xác định khung giá chi tiết của từng dịch vụ khi thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone tại địa phương.Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, việc triển khai xã hội hóa điều trị Methadone sẽ duy trì tính bền vững và mang lại hiệu quả cao cho chương trình điều trị. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, việc mở rộng chương trình điều trị dưới hình thức xã hội hóa là điều tất yếu sẽ góp phần giúp mở rộng chương trình khi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế có xu hướng giảm dần trong thời gian tới, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của người bệnh với chính chương trình điều trị mà họ tham gia.Ngoài ra, mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ giúp huy động nguồn kinh phí từ chính bệnh nhân và gia đình, bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ, các địa phương triển khai chương trình và từ các nguồn hỗ trợ khác. Với mô hình Chính phủ và nhân dân cùng làm, chắc chắn việc mở rộng chương trình Methadone sẽ được tiến hành nhanh chóng và rộng rãi hơn.
Ngọc Dung
http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Xa-hoi-hoa-dieu-tri-MethadoneDuy-tri-tinh-ben-vung/10281.vgp

Nguyen Ha
30-04-2014, 08:15
HƯNG YÊN: SƠ KẾT 6 THÁNG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
Trung tuần tháng 4 vừa qua, Sở Y tế Hưng Yên tổ chức “Hội nghị sơ kết 6 tháng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone”. Hội nghị dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Đông - Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc – Giám đốc Sở Y tế và sự tham gia của đại biểu là đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, đại diện thuộc các phòng ban có liên quan thuộc Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội và lãnh đạo Công an, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố của tỉnh.
http://www.vaac.gov.vn/Image.ashx/image=jpeg/4befefa54c204a0a82423db622643364-image002.jpg/image002.jpg
Theo báo cáo của Hội nghị, kể từ tháng 10/2013 Hưng Yên bắt đầu triển triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (sau đây gọi tắt là chương trình điều trị Methadone) đến nay toàn tỉnh đã có 82 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị, trong đó hiện có 79 bệnh nhân đang điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị cao (84%), liều điều trị thấp nhất là 30mg/người/ngày, liều cao nhất là 260mg/người/ngày, liều trung bình là 85mg/người/ngày, có 70/79 bệnh nhân điều trị liều duy trì, 9 bệnh nhân còn sử dụng ma túy. Các ý kiến tham luận của đại diện Công an tỉnh, Công an Thành phố Hưng Yên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại Hội nghị đều đánh giá cao kết quả ban đầu chương trình điều trị Methadone khi triển khai đã đạt được một số kết quả tốt về mặt kinh tế - xã hội. Thông qua chương trình, việc sử dụng ma túy đã giảm đáng kể về cả tần suất và liều sử dụng ở người bệnh. Đa số người bệnh tham gia điều trị đã có những cải thiện tốt về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ và chất lượng cuộc sống, góp phần cải thiện về tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tuy nhiên trong thực tế triển khai chương trình điều trị Methadone vẫn tồn tại cần khắc phục. Hội nghị cũng đưa các giải pháp khắc phục khó khăn và định hướng trong thời gian sắp tới là: năm 2014 toàn tỉnh sẽ điều trị cho 300 bệnh nhân và triển khai thêm 01 cơ sở điều trị Methadone tại huyện Khoái Châu. Năm 2015 mở thêm các cơ sở điều trị Methadone tại huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào với dự kiến là với 200-250 bệnhnhân/cơ sở

songchungvoi_HIV
01-05-2014, 21:14
Thái Nguyên: Hiệu quả điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex

Thứ tư 30/04/2014 18:00
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, từ tháng 4/2013 đến nay, trong số 155 nghiện ma túy đã dùng thuốc Cedemex đủ 6 tháng, có 117 người đến nay chưa sử dụng lại ma túy, kiểm tra nhanh 74 người đang trong giai đoạn điều trị dưới 6 tháng, đều cho kết quả âm tính.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_05_01/cedemex.jpg

</tbody>
Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4/2013, với sự tham gia của 356 người ở 77 xã, phường, thị trấn thuộc sáu huyện, thành phố, thị xã. Trong số đó, có 284 người duy trì uống thuốc điều trị.Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên, đánh giá chung về việc sử dụng thuốc Cedemex để cai nghiện cho thấy, thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn êm dịu, không vật vã, sau từ 3 - 5 ngày người cai nghiện không còn cảm giác thèm, nhớ ma túy. Trong 6 tháng điều trị duy trì bằng thuốc Cedemex, hầu hết người cai nghiện đều ăn tốt, ngủ tốt, tâm lý, tinh thần thoải mái, sinh lý phục hồi, tăng từ 2 - 9 kg, sức khoẻ được cải thiện rõ rệt.Triển khai mô hình dùng thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn, điều trị nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện; nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt tổ công tác cai nghiện cấp xã. Để việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” giai đoạn 2013-2015 đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện; kết hợp việc tổ chức cai nghiện ma túy với đấu tranh, truy quét, triệt phá các đường dây, tụ điểm, điểm buôn bán ma túy trên địa bàn, nhất là ở những vùng trọng điểm; ***g ghép chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương để tạo điều kiện cho người nghiện sau cai được học nghề, tìm việc làm, tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, vay vốn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững.Hiện nay, Thái Nguyên vẫn còn gần 5.200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý sinh sống tại 166/181 xã, phường, thị trấn. Năm 2013, tỉnh đã tổ chức cai nghiện bằng các hình thức cho hơn 1.500 người, cai tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khoảng 990 người và điều trị nghiện thay thế bằng chất dạng thuốc phiện Methadone cho gần 1.500 người.

Cedemex là sản phẩm của đề tài khoa học cấp nhà nước Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Điều trị các bệnh Hiểm nghèo chủ trì thực hiện. Thuốc hoàn toàn được bào chế từ thảo dược ở Việt Nam, được Hội đồng Khoa học Nhà nước nghiệm thu và đánh giá là có tính an toàn và hiệu lực cao trong cắt cơn nghiện, không độc, không gây nghiện. Thuốc Cedemex được cho phép lưu hành tại các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam từ năm 2005. Bộ Y tế cũng đã cho phép thuốc Cedemex được lưu hành tại gia đình, cộng đồng ở 8 tỉnh và thành phố.Từ tháng 6/2010, tại tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Ðề án dùng thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy Cedemex đối với người bệnh nghiện ma túy nhóm Opiates tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh. Theo kết quả thí điểm trên 50 người nghiện tại tỉnh Thái Nguyên, sau hơn 6 tháng điều trị bằng loại thuốc này, hơn 30% không tái nghiện.
Việt Thy
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Thai-Nguyen-Hieu-qua-dieu-tri-nghien-ma-tuy-bang-thuoc-Cedemex/10292.vgp

songchungvoi_HIV
03-05-2014, 08:59
Đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân hóa trị nghiện bằng Methadone

http://img2.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_01_06/metha.jpg




Nhân viên y tế giúp bệnh nhân cai nghiện bằng thuốc methadone tại một cơ sở điều trị. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)



Ông Nguyễn Khắc Định Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ cho biết, để duy trì những thành quả trong thời gian vừa qua, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện đẩy mạnh mô hình xã hội hóa hoặc tư nhân hóa điều trị nghiện ma túy bằng methadone.

Ông Định đã cho biết như vậy tại hội thảo “Giải pháp mở rộng và duy trì bền vững chương trình điều trị nghiện bằng thuốc methadone” diễn ra sáng 6/1 tại Hà Nội, do Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tổ chức.

Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, hiện tại, việc duy trì và mở rộng các cơ sở điều trị Methadone đang gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, trong những năm qua, chi phí vận hành cho các hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong đó có điều trị nghiện bằng Methadone phần lớn là dựa vào tài trợ quốc tế (khoảng 90%).

Tuy nhiên, trong 2 năm tới, các nguồn viện trợ quốc tế sẽ giảm mạnh và tiến tới dừng hẳn vào năm 2015, trong khi nhu cầu điều trị của nhiều người tại các địa phương còn rất lớn.

Trước thực trạng nguồn viện trợ cho phòng chống HIV nói chung và dự án điều trị Methadone nói riêng ngày một giảm, việc thực hiện xã hội hóa tại cơ sở điều trị Methadone thông qua việc người được điều trị đóng góp một số tiền nhất định sẽ góp phần tạo nên sự bền vững của chương trình.

Chẳng hạn như tại thành phố Hải Phòng, toàn thành phố có 10 cơ sở điều trị Methadone tại 8 quận, huyện, trong đó có 9 cơ sở điều trị Methadone miễn phí do Sở Y tế quản lý và 1 cơ sở điều trị Methadone thí điểm mô hình xã hội hóa do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.

Mức thu tại cơ sở xã hội hóa điều trị cai nghiện Methadone là 8.000 đồng/người/ngày.
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được thực hiện thí điểm tại Việt Nam từ năm 2008. Chương trình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, được chính phủ và các bộ ngành, địa phương đánh giá cao.

Đây là một biện pháp quan trọng trong can thiệp giảm tác hại cho những người nghiện ma túy, đặc biệt là dự phòng lây nhiễm HIV từ người sử dụng ma túy ra cộng đồng.

Đến nay, Việt Nam đã điều trị được khoảng 17.000 người nghiện tại 29 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Như vậy, so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra thì từ nay đến năm 2015 sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy bằng Methadone, thì vẫn còn khoảng 63.000 người đang chờ được điều trị.

Tại hội thảo, các đại biểu của thảo luận, đánh giá những mô hình cai nghiện để đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn nhằm mở rộng và duy trì một cách bền vững những kết quả đã đạt được./.
THÙY GIANG (VIETNAM+)

songchungvoi_HIV
09-05-2014, 12:34
Kết quả bước đầu điều trị nghiện ma túy bằng Methadone tại Bắc Kạn
08:34' 09/05/2014 (GMT+7)
Sau một thời gian đi vào hoạt động, các cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả tích cực. Từ những kết quả này hứa hẹn từng bước điều trị thành công cho người nghiện ma túy…
Tính đến thời điểm này, hai cơ sở điều trị tại thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới đã có hơn 300 người nghiện ma tuý đăng ký tham gia điều trị, đa số sau khi điều trị bằng Methadone thể trạng được cải thiện rõ rệt, sức khỏe ổn định, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Người nghiện ma tuý từng bước giảm dần mức độ và tiến tới không lệ thuộc vào ma túy, hồi phục sức khỏe, thay đổi hành vi, lối sống...
<tbody>
http://www.baobackan.org.vn/dataimages/201405/original/images951198__nh_1__1_.JPG


Đối tượng điều trị đến uống thuốc, kiểm tra sức khỏe và nghe tư vấn tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Bắc Kạn

</tbody>
Có mặt tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Bắc Kạn, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của những người điều trị cai nghiện ma túy tại đây. Như những lần trước, hôm nay anh P. T. T đến để kiểm tra sức khỏe, uống thuốc và nghe bác sĩ tư vấn... Anh chia sẻ: “Đã nghiện ma túy nhiều năm, trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 600.000 đồng để mua ma túy. Sau nhiều lần tự cai nghiện không thành công đã quyết định đến cơ sở đăng ký công khai điều trị bằng Methadone miễn phí. Qua quá trình điều trị, đã từng bước “đoạn tuyệt” với ma túy, sức khỏe tăng lên rõ rệt. Hi vọng trong khoảng thời gian không xa nữa sẽ từng bước tiến tới không còn phải lệ thuộc vào thuốc Methadone nữa và có cuộc sống ổn định”.Sau hơn một năm đi vào hoạt động, đến nay đã có 262/306 bệnh nhân đang điều trị đều cho kết quả âm tính với ma túy dạng thuốc phiện sau 3 lần test, số còn lại đang trong giai đoạn dò liều. Để có được kết quả đáng mừng ban đầu ngày, ngành y tế Bắc Kạn đã không ngững nỗ lực triển khai các hoạt động chuyên môn, cùng với đó chủ động phối hợp với các cấp, ngành trong việc bàn các phương án lựa chọn đối tượng điều trị, cách quản lý… Cùng với đó là sự hỗ trợ hiệu quả của Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu á tại Việt Nam (HAARP Việt Nam) trong việc giúp đào tạo về con người và cung cấp các trang thiết bị y tế, thuốc Methadone... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2015, nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh.Bác sĩ Lục Văn Trường– Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn, Trưởng cơ sở điều trị Methadone thị xã Bắc Kạn cho biết: Các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan tài trợ thông qua Dự án phòng, chống HIV/AISD châu á tại Việt Nam (HAARP Việt Nam) với mục tiêu là thông qua sử dụng Methadone điều trị cho người nghiện cai ma túy, giảm chi phí cho người nghiện, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C và giảm tác hại lây nhiễm HIV/AISD. Đa số người điều trị tại các cơ sở đều có tiến bộ, sức khỏe tốt, chủ động thời gian đến uống thuốc, tuân thủ các quy định, nội quy của cơ sở điều trị đề ra.Với kết quả bước đầu là phần lớn bệnh nhân sau quá trình điều trị có cải thiện tốt về mặt sức khỏe; hạn chế sự lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do tiêm chích ma túy trong nhóm người nghiện ma túy. Đồng thời, từng bước giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, phục hồi các chức năng cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, tái hoà nhập được cộng đồng; giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, ổn định trật tự an toàn xã hội… cho thấy chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cần được mở rộng trong thời gian tiếp theo./.
Quý Đôn
http://www.baobackan.org.vn/channel/2262/201405/ket-qua-buoc-dau-dieu-tri-nghien-ma-tuy-bang-methadone-tai-bac-kan-2311289/

songchungvoi_HIV
09-05-2014, 21:29
Những liều thuốc hướng thiệnCập nhật: 9/5/2014
YBĐT - Hơn 8 tháng qua, ngày nào cũng vậy, đúng 7 giờ 30 phút (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, tết…), các cán bộ y, bác sỹ của Cơ sở điều trị (CSĐT) nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh lại mở cửa đón hàng trăm bệnh nhân (BN) nghiện các chất dạng thuốc phiện đến điều trị thay thế bằng Methadone.

http://www.baoyenbai.com.vn/Includes/NewsImg/5_2014/111456_10-5trang-1.jpg

Các bệnh nhân chờ đến lượt uống Methadone ở cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
Những “liều thuốc” hướng thiện này đã giúp người nghiện ma túy ở thành phố Yên Bái và một số xã giáp ranh của huyện Trấn Yên, Yên Bình cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình rất nhiều.
Cấp thiết triển khai chương trình Methadone
Yên Bái là tỉnh miền núi cửa ngõ vùng Tây Bắc, giáp ranh với nhiều tỉnh trong khu vực, có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ, đường sắt, đường thủy… Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái cũng “gánh chịu” sự gia tăng về các tệ nạn xã hội như: tình trạng mua bán và sử dụng ma túy diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, từ chỗ hút thuốc phiện nay chuyển sang sử dụng hêrôin, ma túy tổng hợp và đối tượng nghiện chích ma túy (NCMT) ngày càng trẻ hóa, đa dạng… xuất hiện hầu hết ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tệ nạn ma túy, mại dâm là tác nhân “số một” làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV ra cộng đồng.


Bác sỹ Nguyễn Văn Phúc, CSĐT nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh:

http://baoyenbai.com.vn/Includes/NewsDetail/5_2014/dt_952014933_10-5bac-si.jpg
Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện (hêrôin, thuốc phiện, morphin) nhưng không gây nhiễm độc thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ). Methadone được sử dụng bằng đường uống có tác dụng làm mất biểu hiện cai khi ngừng sử dụng ma túy, giảm thèm nhớ ma túy và phục hồi chức năng thể chất. Điều trị Methadone là một điều trị lâu dài đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị. Thực tế, qua gần 8 tháng trực tiếp điều trị cho bệnh nhân tại đây, hầu hết BN đều cải thiện về sức khỏe và tinh thần, bệnh nhân phấn khởi, tham gia lao động và các hoạt động tốt hơn.

Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, đối tượng trong nhóm NCMT tỷ lệ nhiễm HIV là 36,5%, đối tượng trong nhóm phụ nữ bán dâm nhà hàng là 4,9%, phụ nữ bán dâm đường phố là 10,6%... Đa số các trường hợp nhiễm HIV qua đường máu (34,32%) và đường tình dục (11,34%)… Trong số người nhiễm HIV, nam giới chiếm 75,56%. Tình hình ma túy, tội phạm ma túy tại Yên Bái vẫn còn nhiều phức tạp: số người nghiện tham gia bán lẻ ma túy, việc sử dụng ma túy ở các nhà nghỉ, quán karaoke có xu hướng gia tăng, người nghiện ma túy theo tập quán lâu đời ở vùng cao nay chuyển sang sử dụng hêrôin… Đa số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy (60% các vụ trộm cắp, cướp giật) là do người NCMT gây ra.
Trước thực tế như vậy, để kìm chế sự gia tăng lây nhiễm HIV và tình hình tội phạm liên quan đến ma túy, ổn định an ninh trật tự, một trong những giải pháp phù hợp với thực tế mà tỉnh Yên Bái đang thực hiện, đó là, triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, giai đoạn 2013 - 2015.
Gặp những bệnh nhân
Đầu giờ sáng một ngày trung tuần tháng 4/2014, chúng tôi đến CSĐT nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Cảm nhận đầu tiên là các BN điều trị tại đây, đi lại, chuyện trò khá nhẹ nhàng, nhất là khi vào phòng chờ uống thuốc thì trật tự, kỷ luật cao hơn. Lần lượt BN vào xếp hàng, ai đến trước cầm thẻ “uống thuốc” vào trước gặp các cán bộ y, bác sỹ điều trị, hỏi han, tư vấn... nhận thuốc theo liều uống ngay tại chỗ, cảm ơn y, bác sỹ điều trị cho mình, ngồi xuống phía sau nghỉ ngơi ít phút mới ra về làm các công việc hàng ngày giúp gia đình.
Tôi gặp BN Vương Sỹ Quyết, trú tại thôn Châu Giang, xã Âu Lâu vừa uống thuốc xong hỏi chuyện.
- Quyết “dính” nghiện lâu chưa?
- Gần 10 năm rồi anh ạ. Trước đây, đến cả thuốc lá em cũng không biết hút. Thời gian chạy xe tuyến Yên Bái - Văn Chấn em đã mua được đất, làm nhà ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ nhưng do nghiện hêrôin nên em đã bán nhà không chạy xe nữa về quê lấy vợ.
- Em đến đây điều trị bao lâu rồi?
- Em điều trị được hơn 7 tháng rồi. Sau thời gian dò liều gần 2 tháng, em được bác sỹ điều trị cho dùng liều Methadone ổn định. Sức khỏe khá dần lên, không phải lo nghĩ kiếm tiền để mua hêrôin sử dụng hàng ngày nữa mà dành thời gian giúp đỡ vợ chăn nuôi lợn, gà, cá nhiều hơn. Vợ, con em và cả gia đình đều rất vui. Em không phải xin tiền của gia đình, anh em mỗi ngày từ 200 - 300 nghìn đồng để mua hêrôin dùng như trước mà đã giúp gia đình phát triển chăn nuôi, hàng tháng thu nhập trên 3 triệu đồng...
Tiếp tục hành trình xuống phường Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái) tìm gặp các trường hợp đang điều trị Methadone xem tiến triển của các BN. Trước khi giới thiệu cho chúng tôi gặp người đang điều trị Methadone, anh Nguyễn Thanh Sơn - Phó chủ tịch UBND phường Nguyễn Phúc cho biết: “Khi nhận được các văn bản của UBND thành phố Yên Bái, Trung tâm Y tế thành phố, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh... về thực hiện kế hoạch, triển khai chương trình điều trị Methadone tại Trung phòng chống HIV/AIDS tỉnh, UBND phường Nguyễn Phúc đã thành lập Ban xét chọn BN điều trị thay thế các dạng thuốc phiện bằng Methadone của phường. Sau đó, xây dựng kế hoạch triển khai trong phường, rồi đến các cụm dân cư, tổ dân phố để các đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn và các gia đình có con, em mắc nghiện biết thông tin đến xin hồ sơ về khai, nộp cho Ban xét chọn của phường. Đến đầu tháng 4/2014, Ban xét chọn của phường đã nhận được 14 hồ sơ của người nghiện xin điều trị và đã xét chọn 11 hồ sơ đảm bảo các tiêu chí theo quy định gửi lên Ban xét chọn của thành phố và Trung tâm Y tế thành phố đề nghị cho các đối tượng này điều trị bằng Methadone...”.

Theo số liệu của Công an tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2013, địa bàn tỉnh có trên 2.500 người nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó, số ở cộng đồng trên 2.000 người, số ở trường, trại và trung tâm cai nghiện trên 500 người, số người nghi nghiện trên 1.600 người… Địa phương có số người NCMT tại cộng đồng cao nhất là: thành phố Yên Bái, huyện Văn Chấn, huyện Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Lục Yên. Thời gian sử dụng ma túy của các đối tượng nghiện trên 5 năm chiếm 70,9%, từ 2 đến 5 năm 19,3%, dưới 2 năm 9,8%. Theo tiêu chí phân loại về tình hình ma túy, mại dâm thì Yên Bái thuộc nhóm tỉnh trọng điểm có tỷ lệ người nghiện ma túy và người bán dâm so với dân số trong tỉnh chiếm từ 0,1 đến dưới 0,6%; các khu đô thị, du lịch tập trung nhiều tệ nạn ma túy, mại dâm.
Anh Nguyễn Thanh Sơn vừa thông tin nhanh những công việc mà UBND phường Nguyễn Phúc đã triển khai thực hiện thì BN chúng tôi muốn gặp đã tới. BN Trần Văn Điển vào phòng cởi mở trò chuyện, anh kể: “Tôi bị nghiện khoảng hơn 10 năm rồi. Thời điểm tháng 8/2013, khi chưa được điều trị bằng Methadone, ngày nào tôi cũng phải dùng 3 lần hêrôin, hết từ 600 - 700 nghìn đồng, dùng xong phải mất hàng giờ đồng hồ không thể làm được việc gì nên đi làm thuê công cũng không cao, vợ, con buồn lắm. Từ tháng 9/2013, tôi được xét vào điều trị bằng Methadone tại CSĐT tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thấy sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái hơn. Hàng ngày cứ 7 giờ 30 sáng, tôi đến CSĐT uống thuốc nên có thời gian đi làm thợ xây kiếm tiền thêm thắt cho sinh hoạt gia đình và nuôi con ăn học. Ngoài đi làm thợ xây, tôi cũng tham gia làm cộng tác viên của Dự án phòng, chống HIV/AIDS đi tuyên truyền, phát bơm kim tiêm cho những người nghiện ma túy... Tôi không ngại đâu, tý cho anh xem tờ rơi, bơm kiêm tiêm, chụp ảnh thoải mái...”.
Để “mục sở thị” nhiều đối tượng nghiện, nhất là những người nghiện từ 20 - 30 năm xem sự tiến triển khi điều trị bằng Methadone, chúng tôi tìm đến gặp một BN trong số tổng số 130 BN đang điều trị Methadone ở Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Đường vào nhà BN Nguyễn Văn Cường ở thôn 3 (phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái) càng trơn và lầy lội hơn do mưa kéo dài.
Thật may, khi chúng tôi đến Cường vừa đi uống Methadone về, đang giúp vợ dọn hàng tạp hóa ra bán. Tuy biết chúng tôi đến hỏi những chuyện khá tế nhị, song anh Cường và chị Trần Thị Bái (vợ BN Cường) rất cởi mở. Anh Cường vừa rót trà mời khách, vừa kể lại những năm tháng khổ cực của mình vì nghiện hêrôin: “Nói thật với các anh, năm nay tôi 54 tuổi, đã nghiện khoảng 30 năm rồi. Trước đây, gia đình tôi cũng thuộc diện khá giả nhưng từ khi tôi bị nghiện kinh tế gia đình suy sụp, có gì bán được là bán hết, kể cả mấy lô đất trên quốc lộ 37 khu trung tâm phường Hợp Minh cũng phải bán... để mua hêrôin hít, rồi sau đó không có tiền nữa thì pha ra chích. Đến cả cháu nội nhìn thấy ông, nó cũng chẳng muốn “ông cháu gì cả”....Từ tháng 9/2013, tôi được xét điều trị thay thế hêrôin bằng Methadone, tinh thần, sức khỏe, thay đổi hẳn, đến nay đã tăng 6 kg. Đầu giờ sáng hàng ngày sang CSĐT uống thuốc, sau đó, về giúp vợ dọn hàng bán, rửa xe máy kiếm tiền. Gia đình vui vẻ hơn, các cháu thấy ông đi đâu về, nó tự chạy đến rồi”.
- Những chuyện anh Cường kể có đúng không? Tôi hỏi.
- Đúng, anh ấy đã đi cai ở Trung tâm Cai nghiện tỉnh 3 lần, lần lâu nhất là 2 năm nhưng khi về được khoảng 1 tháng là tái nghiện. Từ khi anh được đi điều trị thay thế hêrôin bằng Methadone thấy tính tình thay đổi hẳn, không khó tính, chửi vợ, con như trước nữa. Gia đình mừng lắm! Chị chỉ mong anh ấy sẽ được điều trị lâu dài để bản thân anh và gia đình đỡ khổ..., chị Trần Thị Bái đáp lời.
Để chương trình đạt hiệu quả như mong muốn
Qua hơn 8 tháng triển khai chương trình điều trị Methadone cho BN nghiện tại các xã, phường của thành phố Yên Bái và một số xã của huyện Trấn Yên và Yên Bình ở CSĐT nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, nhìn chung, các BN đều chấp hành đúng các quy định của CSĐT, sức khỏe, tinh thần ổn định và được cải thiện, bản thân các BN và gia đình có BN điều trị tại đây đều phấn khởi, vui vẻ...


http://baoyenbai.com.vn/Includes/NewsDetail/5_2014/dt_952014932_10-5van-cuong-giup-vo.jpg

Bệnh nhân Trần Văn Điển chuẩn bị bơm kim tiêm đi phát cho các đối tượng nghiện trên địa bàn phường Nguyễn Phúc.
Từ kết quả này, đã có thêm một số CSĐT mới được thành lập tại Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ và kế hoạch giai đoạn 2013 – 2015 sẽ có thêm một số CSĐT nữa. Tuy nhiên, để chương trình đạt hiệu quả cao, bản thân BN phải tuân thủ nghiêm nội quy của CSĐT, không vi phạm pháp luật và các quy định trong quá trình điều trị, Quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ- CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Ví dụ: trong mục 2, Điều 21 của Nghị định 96 nêu rõ: “Trường hợp người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có xét nghiệm dương tính với các chất dạng thuốc phiện từ 2 lần trở lên (trừ thuốc điều trị thay thế) sau khi đã đạt liều điều trị duy trì từ 12 tháng trở lên thì bị chấm dứt điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và thông báo cho chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú”.
Các BN đang điều trị tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS mới được hơn 8 tháng, chưa đạt thời gian điều trị duy trì 12 tháng trở lên, song gia đình các BN và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương có BN cư trú cần quan tâm giúp đỡ tạo việc làm cho BN, nhắc nhở họ không vi phạm quy chế, nội quy của CSĐT, trong quá trình điều trị không được dùng các loại ma túy khác, không vi phạm pháp luật... (đã có hai BN đang điều trị tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã bị dừng điều trị do vi phạm pháp luật bị công an bắt). Đặc biệt, cần quản lý nghiêm ngặt thuốc điều trị, không để “lọt” ra bên ngoài vì bất cứ lý do gì. Mặt khác, các địa phương nên giảm nhẹ thủ tục hành chính để người nghiện dễ tiếp cận xin hồ sơ đăng ký xét chọn. Như vậy, việc thực hiện kế hoạch triển khai chương trình của tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn tiếp theo mới đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra.

Minh Hằng
http://www.baoyenbai.com.vn (http://www.baoyenbai.com.vn/PrintPreview/111453/)

songchungvoi_HIV
11-05-2014, 08:16
UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến về Đề án Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
Sáng ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức họp nghe và cho ý kiến về Đề án xã hội hóa Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đồng chí Cao Thị Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Ngày 30/3/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định 657/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Tháng 12/2012 cơ sở điều trị Methadone tại thành phố Thái Bình được thành lập, hiện nay 230 bệnh nhân được uống thuốc Methadone miễn phí điều trị nghiện ma túy. Nguồn kinh phí do Quỹ Toàn cầu hỗ trợ.


Kết quả, sau một thời gian không còn trường hợp xét nghiệm dương tính với ma túy, không có người vi phạm pháp luật, sức khỏe bệnh nhân tốt lên, chi phí điều trị giảm 12 lần so với số tiền phải mua ma túy trước đây.

Từ năm 2013 đến nay, nguồn kinh phí Quỹ Toàn cầu bị cắt giảm nên hoạt động của cơ sở ở Thành phố gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu người nghiện ma túy cần được điều trị Methadone tăng lên. Theo dự thảo đề án xã hội hóa, thời gian tới sẽ mở thêm 04 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 03 trung tâm y tế các huyện: Đông Hưng, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, với quy mô điều trị từ 200 - 250 bệnh nhân/cơ sở. Các huyện còn lại dự kiến sẽ triển khai trong năm 2015. Tỉnh và các địa phương sẽ hỗ trợ một phần kinh phí và thu một phần phí dịch vụ của người được điều trị để bảo đảm duy trì hoạt động của các cơ sở.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Cao Thị Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với chủ trương thực hiện xã hội hóa trong điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đồng chí đề nghị trên cơ sở Quyết định 657 của UBND tỉnh đã phê duyệt trước đây, Sở Y tế tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu để chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Trong đó, nghiên cứu kỹ để đưa ra mức giá thu dịch vụ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội và trách nhiệm của gia đình và bản thân người được điều trị. Các huyện bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở để khi Đề án được UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt có thể triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

nguồn: www.baothaibinh.com.vn

songchungvoi_HIV
12-05-2014, 09:27
Điều Trị Bằng Methadone (http://www.vdap.org.au/index.php/cai-nghien-heroin/dieu-tri-bang-methadone/132-dieu-tri-bang-methadone)

Một trong những phương pháp trị-liệu-bằng-thuốc cho những người nghiện các loại thuốc trong nhóm á phiện, đặc biệt cho những người xử dụng bạch phiến (heroin).
http://www.vdap.org.au/images/PhuongPhap/methadone_tn.jpg
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ DÀI HẠN BẰNG METHADONE
Methadone Maintenance treatment

Điều trị duy trì dài hạn bằng methadone - Methadone Maintenance treatment

Điều trị duy trì dài hạn bằng methadone hay trị liệu / liệu pháp duy trì bằng methadone là một trong những phương pháp trị-liệu-bằng-thuốc cho những người nghiện các loại thuốc trong nhóm á phiện, đặc biệt cho những người xử dụng bạch phiến (heroin). Methadone là một loại thuốc á phiện tổng hợp (synthetic opiate) có tác dụng lâu hơn heroin, làm giảm bớt cơn thèm và triệu chứng vã thuốc. Những bác sĩ có phép của Bộ Y Tế có quyền cho toa cho những người nghiện heroin dùng methadone hằng ngày. Methadone được phân phối dưới dạng xi-rô để uống. Uống methadone mỗi ngày và thường là tại trạm y tế methadone, hay tại tiệm thuốc tây có thể giúp người ghiền sinh hoạt bình thường trừ việc lái xe hoặc điều khiển máy móc. Methadone rẻ hơn heroin và tác dụng trong cơ thể lâu hơn heroin. Một liều tác dụng khoảng 24 giờ, cho nên người nghiện được ổn định cơn ghiền để làm việc, để giải quyết mọi công việc trong cuộc sống hằng ngày không phải lo nghĩ tìm kiếm heroin cho cơn ghiền sắp đến. Chương trình điều trị có thể kéo dài khoảng hai năm hoặc lâu hơn. Mục đích chương trình là giảm thiểu sự tai hại do việc xử dụng ma túy gây ra cho chính người nghiện và nghững người chung quanh. Khi nào bệnh nhân muốn kết thúc việc điều trị, bác sĩ điều trị sẽ giảm dần dần liều lượng mê-tha-đôn, thường thường là khoảng từ 3 đến 12 tháng tùy theo lượng methadone họ đang xử dụng.
Tác dụng của methadone – Effects of methadone

Methadone là loại thuốc tổng hợp thuộc nhóm có á phiện. Không giống như heroin, methadone không đem lại cảm giác “phê” cho người xử dụng. Tuy vậy những tác dụng của methadone trong cơ thể cũng giống heroin rất nhiều:

Giảm đau
Cảm giác thoải mái
Giảm áp huyết
Làm nhịp tim chậm lại
Giảm thân nhiệt

Phản ứng phụ thông thường của methadone – Common side effects of methadone

Không phải ai cũng bị phản ứng phụ với methadone, nhưng thường thì bị một hoặc vài phản ứng như sau đây:

Ra mồ hôi: Mồ hôi ra nhiều đặc biệt vào ban đêm là bình thường. Hãy uống thêm nước để tránh mất nước
Táo bón: Ăn thêm thực phẩm có chất sợi - trái cây, rau, cơm tẻ và những thực phẩm có chất cám - và uống thêm nhiều nước sẽ giúp tránh táo bón
Giảm bớt ham muốn tình dục: Đây là một phản ứng phụ của tất cả những loại thuốc có á phiện gồm cả methadone và bạch phiến, nhưng rồi sẽ ổn định. Nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, giảm liều methadone xuống có thể sẽ khá hơn
Đau các bắp thịt và khớp xương: Một số người bị những phản ứng này, mặc dù uống đúng liều lượng methadone. Có người nhận thấy cơn đau như khi bị phong thấp
Sâu răng: Đây có thể là một vấn đề vì methadone làm giảm việc tiết ra nước miếng. Nước miếng có chứa những chất sát trùng để giữ răng và lợi răng lành mạnh. Răng hư cũng có thể do ăn uống thất thường và thiếu dinh dưỡng, thiếu sự chăm sóc vệ sinh răng. Điều quan trọng là bạn cần đánh răng thường xuyên và khám răng định kỳ.
Kinh nguyệt bất thường: Khi sử dụng bạch phiến nhiều phụ nữ thấy kinh nguyệt thất thường. Nhưng sau một thời gian điều trị bằng methadone, một số thấy kinh nguyệt trở lại bình thường.

Tại sao xử dụng Methadone? – Why Methadone?

Phương pháp điều trị bằng methadone được công nhận với tầm mức quốc gia và quốc tế, là một phương pháp điều trị hữu hiệu và đã được thực hiện tại NSW, Australia từ năm 1969. Methadone loại trừ được những triệu chứng vã thuốc và ổn định cơn thèm. Mục đích chương trình điều trị duy trì methadone là để giúp người nghiện ở trong chương trình điều trị một khoảng thời gian dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các cuộc nghiên cứu cho biết nếu người nghiện ở lâu trong chương trình điều trị thì họ càng dễ đạt đến mục đích chữa trị. Không có phương pháp điều trị nào thích hợp chung cho tất cả mọi người - phương pháp điều trị thích hợp tùy vào nhu cầu và hoàn cảnh của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ điều gì về việc điều trị bằng methadone, hãy nói chuyện với chuyên viên điều trị.
Những lợi điểm khi điều trị bằng mê-tha-đôn:

Giảm được các cơn thèm liên quan đến cơn ghiền bạch phiến (heroin withdrawal)
Hành động phạm pháp giảm bớt
Sức khoẻ thể xác, tinh thần được cải thiện hơn
Giảm thiểu nguy cơ dùng chung kim và ống chích đưa đến việc lây nhiễm viêm gan B, C hay siêu vi HIV
Cuộc sống xã hội và kinh tế ổn định hơn
Methadone rẻ hơn và có tác dụng lâu hơn bạch phiến
Trong trường hợp có thai, sử dụng methadone an toàn hơn nhiều so với dùng bạch phiến
Giúp bạn giữ được việc làm hoặc kiếm được việc làm

Những bất tiện khi dùng mê-tha-đôn:

Phải chịu khó đến uống thuốc mỗi ngày
Có thể gặp khó khăn khi đi du lịch hay nghỉ mát và cần phải sắp xếp kỹ lưỡng trước khi đi
Có thể bị những phản ứng khó chịu
Vẫn còn bị lệ thuộc vào methadone cho đến khi chương trình điều trị hoàn tất và bạn không còn nghiện nữa
Methadone là một loại thuốc mạnh và có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng theo sự hướng dẫn. Sử dụng quá nhiều methadone, có thể bị “ngộ độc thuốc vì dùng quá liều” (overdose)

Làm thế nào để được tham gia chương trình điều trị bằng methadone – How to start methadone treatment

Một số bác sĩ được phép Bộ Y Tế cung cấp chương trình điều trị bằng methadone cho những người nghiện heroin. Muốn tham gia chương trình điều trị người nghiện heroin phải:

Liên lạc với các dịch vụ điều trị về ma túy của Bộ Y Tế trong vùng mình ở hay bác sĩ gia đình có phép của Bộ Y Tế cho toa methadone để làm cuộc chẩn định về mức độ nghiện ghiền ma túy. Nếu thấy thích hợp với chương trình methadone, bác sĩ sẽ nạp đơn lên Bộ Y Tế xin phép cho người nghiện tham gia chương trình. Có thể bác sĩ phải chờ đến 4 ngày mới chính thức được phép cho toa
Người nghiện phải hằng ngày đến trung tâm y tế methadone công hay tư hoặc nhà thuốc tây đã được sắp xếp để uống thuốc dưới sự giám sát của nhân viên phát thuốc
Sau ba ngày đầu có thể bác sĩ cần điều chỉnh lượng methadone cho phù hợp và trong thời gian hai tuần đầu cần gặp bác sĩ thường xuyên hơn và báo cho bác sĩ biết mình cảm thấy ra sao
Trong thời gian điều trị nên thỉnh thoảng gặp chuyên viên cố vấn về ma túy để được cố vấn, hướng dẫn thêm, hoặc được tham dự những khoá học đặc biệt khác.

Thời gian điều trị - Length of treatment

Thời gian điều trị bằng methadone của mỗi người khác nhau và nhất là tùy theo nhu cầu cá nhân của bệnh nhân. Chương trình điều trị có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm. Toán nhân viên điều trị sẽ cho biết cần điều trị khoảng bao lâu. Các nghiên cứu cho thấy chương trình điều trị càng lâu bao nhiêu, việc điều trị càng dễ thành công bấy nhiêu. Mục đích cuối cùng là giảm liều methadone cho đến khi bệnh nhân không còn dùng ma túy nữa. Bất cứ khi nào bệnh nhân cũng có thể yêu cầu cơ quan điều trị / tóan nhân viên điều trị thảo luận về việc điều trị cho mình, kể cả việc giảm dần liều methadone. Khi thảo luận với họ về chương trình điều trị bằng methadone, bệnh nhân cũng nên đề ra những mục đích cho việc cai nghiện của mình.
Quá liều - Overdose

Có thể ‘bị ngộ độc thuốc vì dùng quá liều’ trong khi điều trị bằng methadone. Nguy cơ bị quá liều tăng lên nếu
dùng kèm theo những loại thuốc khác (rượu, thuốc ngủ vv...) trong khi điều trị bằng methadone. Những dấu hiệu quá liều bao gồm:

Nôn mửa
Nói lắp bắp
Đứng không vững
Thở hổn hển
Lẫn trí, buồn ngủ, ngủ gật
Ngáy hoặc có tiếng oọc oọc trong cổ họng
Da tái, môi và móng tay tím xanh

Nguy cơ ngộ độc thuốc vì dùng quá liều cũng tăng thêm khi bạn có bệnh về thận hoặc gan, như là viêm gan, bởi vì các loại thuốc được lọc ra khỏi máu ở mức độ chậm hơn bình thường. Những ai không quen dùng methadone, có thể dễ bị quá liều với liều rất nhỏ.
Ảnh hưởng đến việc lái xe và điều khiển máy móc – Effects on driving and operating machinery

Methadone có thể gây buồn ngủ, đặc biệt là vào những giai đoạn đầu của cuộc điều trị. Không nên lái xe cho đến khi việc dùng methadone được đều đặn, ổn định, không thay đổi. Uống rượu với methadone sẽ tăng tác dụng của thuốc và có thể làm cho việc lái xe không an toàn dù lượng rượu trong máu ở dưới mức luật pháp ấn định.
Methadone và vấn đề chăm sóc con cái – Methadone and children

Chăm sóc cho con em của bạn cũng là một phần quan trọng trong chương trình điều trị bằng methadone. Toán nhân viên điều trị cho bạn có thể hướng dẫn và giúp đỡ về việc chăm sóc con cái, đặc biệt là những em dưới 5 tuổi. Khi đi đến cơ quan điều trị để nhận thuốc, đừng bao giờ để con ở nhà một mình. Nên đem con theo hay nhờ một người nào mình tin cậy chăm sóc chúng khi mình không có ở nhà.
Methadone là loại thuốc vô cùng nguy hiểm cho trẻ em. Nếu bạn được đem thuốc về nhà, điều rất quan trọng là phải cất giữ thuốc ở một nơi trẻ em không với tới được.

Hãy xin dược sĩ cho bạn lọ thuốc có nắp mà các em không mở được
Cất thuốc ở một nơi cao trong tủ – nếu tủ có khoá càng tốt
KHÔNG để thuốc cạnh giường hoặc trong tủ lạnh
KHÔNG uống methadone trước mặt trẻ nhỏ, đặc biệt các em tuổi từ 1-5.

Điều trị bằng methadone và vấn đề thai sản – Methadone treatment and pregnancy

Dùng bạch phiến trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hại cho cả mẹ lẫn thai nhi. Ăn uống thiếu thốn, sức khoẻ yếu kém, hút thuốc nhiều và không đi khám thai cũng có thể gây nhiều vấn đề trong thời kỳ mang thai.
Việc điều trị bằng methadone thường tạo cơ hội tốt cho việc thai sản bình thường và đứa bé khoẻ mạnh hơn là cứ tiếp tục dùng bạch phiến. Lý do là vì:

Dùng methadone hằng ngày người mẹ sẽ không lên cơn ghiền (cơn ghiền có ảnh hưởng tai hại đến thai nhi)
Nề nếp sinh hoạt ổn định, đều đặn hơn, đối với nhiều phụ nữ có nghĩa là sức khoẻ và việc dinh dưỡng của họ khả quan hơn
Liều methadone được phát hoàn toàn nguyên chất, không pha chế với bất cứ loại hoá chất độc hại nào khác.

Trong thời kỳ thai sản, các bà mẹ trong chương trình methadone được điều trị với liều nhẹ và tiếp tục dùng như vậy sau khi sinh. Các em sơ sinh có mẹ tham gia chương trình methadone trong lúc mang thai thường có những triệu chứng lên cơn ghiền cần được điều trị tại bệnh viện. Các bệnh viện hiện có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các trẻ sơ sinh có triệu chứng lên cơn ghiền. Hãy cho nhân viên bệnh viện biết mình đang tham gia chương trình methadone. Nói chung, phụ nữ được điều trị bằng methadone trong lúc có thai ít gặp rắc rối về phương diện sức khoẻ hơn những người tiếp tục dùng bạch phiến. Bác sĩ khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ vì lượng methadone đi vào sữa rất ít. Tác dụng lâu dài ở các em có mẹ đang được điều trị bằng methadone không đáng kể. Đa số các nghiên cứu cho thấy sự phát triển về phương diện trí tuệ, xã hội và cơ năng vận động của các em nói trên vẫn ở mức bình thường. Một khi có thai bạn sẽ được ưu tiên tham gia chương trình điều trị bằng methadone nếu bác sĩ xét thấy thích hợp. Bạn nên thảo luận vấn đề này với cơ quan điều trị cho mình. Nếu bạn muốn được giúp đỡ thêm, bạn hãy liên lạc với Cơ Quan Hướng Dẫn Các Vấn Đề Liên Quan Đến Rượu và Ma Túy (Alcohol & Drug Information Services – ADIS).
HIV/AIDS và Viêm gan – HIV/AIDS and Hepatitis

Dùng chung kim chích và ống chích là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự truyền nhiễm siêu vi HIV (gây ra bệnh AIDS) và siêu vi viêm gan B và C (gây ra các bệnh gan).
Tham gia chương trình methadone sẽ giảm nguy cơ bị (hoặc lây nhiễm) HIV và viêm gan B và C vì bạn sẽ không dùng kim tiêm chích nữa.
Bạn cũng có thể bị lây nhiễm HIV và chứng viêm gan B nếu không áp dụng các biện pháp an toàn khi giao hợp (làm tình). Cũng như bao nhiêu người khác, bạn cần áp dụng các biện pháp an toàn khi giao hợp (safe sex) để giảm nguy cơ mắc bệnh AIDS hoặc viêm gan. Một trong những biện pháp an toàn này là luôn luôn sử dụng bao cao su hay ‘áo mưa’(condom) khi làm tình.
Việc thử máu để xem cơ thể có siêu vi HIV không, không phải là điều kiện tiên quyết để quyết định bạn có được tham gia chương trình điều trị bằng methadone không. Việc thử HIV hoàn toàn do tinh thần tự nguyện – bác sĩ có thể sắp xếp việc thử HIV song song với việc hướng dẫn phù hợp với trường hợp của bạn. Nếu bạn không muốn thử HIV, quyết định này sẽ không ảnh hưởng gì đến việc bạn có được tham gia chương trình điều trị bằng methadone hay không.
Nếu khi thử máu thấy trong cơ thể có siêu vi HIV, bạn sẽ được ưu tiên điều trị bằng methadone với điều kiện bác sĩ xét thấy trường hợp của bạn thích hợp với chương trình. Những nghiên cứu mới đây cho thấy việc cai nghiện bằng methadone có thể giúp cho hệ thống miễn nhiễm của cơ thể mạnh hơn, và xét về mặt tổng quát , nó có lợi cho sức khoẻ của người dùng bạch phiến trong cơ thể có mang siêu vi HIV hơn.
Nếu trong cơ thể có siêu vi viêm gan loại C, việc cai nghiện bằng methadone có lẽ sẽ giúp cho sức khoẻ tăng tiến hơn. Lý do là vì bạn sẽ ít dùng ma túy hơn, ăn uống điều độ hơn, nghỉ ngơi được nhiều hơn và nói chung tinh thần ít bị căng thẳng hơn.
http://www.vdap.org.au/index.php/cai-nghien-heroin/dieu-tri-bang-methadone/132-dieu-tri-bang-methadone

songchungvoi_HIV
19-05-2014, 09:34
Xã hội hóa điều trị methadone19/5/2014 00:18
Giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình Nhu cầu lớn.Tính đến tháng 4/2014, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế methadone (Chương trình điều trị methadone) đã được triển khai tại 32 tỉnh/thành phố với 88 cơ sở, điều trị cho 17.062 bệnh nhân. Trong hơn 5 năm triển khai Chương trình methadone tại Việt Nam không có bệnh nhân tử vong do quá liều hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, tỷ lệ bỏ trị rất thấp.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/2222-b7c57.jpg

Người bệnh uống methadon dưới sự giám sát của cán bộ y tế.

Thực tế hơn 5 năm qua triển khai Chương trình điều trị methadone ở nước ta đã chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cho gia đình bệnh nhân và cho xã hội. Bệnh nhân tham gia điều trị đã giảm đáng kể cả về tần suất và liều sử dụng heroin, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Tình trạng về sức khỏe thể chất và tinh thần cải thiện rõ rệt (sống vui vẻ, có ích, chất lượng cuộc sống tăng lên). Tình hình trật tự, an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư nơi có người nghiện chích ma túy cũng được cải thiện đáng kể (tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị). Theo báo cáo của Công an quận Lê Chân (TP. Hải Phòng), chỉ sau 6 tháng triển khai Chương trình methadone, số vụ trộm cắp vặt liên quan đến nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực Bệnh viện Việt Tiệp giảm 60-70%, số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy, tại khu vực chợ Sắt cũng giảm hơn 70%.
Mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm mạnh khi bệnh nhân tham gia điều trị methadone. Nhiều nghiên cứu và nhiều nguồn thông tin cho thấy, những người NCMT (http://citinews.net/doi-song/thuc-hien-muc-tieu-thien-nien-ky-trong-linh-vuc-phong--chong-hiv-aids-WJQAXKY/)thường có những hành vi ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống bản thân gia đình họ như bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy. Trong nghiên cứu của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân có những hành vi trên giảm nhanh chóng từ 90% trước điều trị xuống 1,4% sau 12 tháng điều trị.
Việc tham gia điều trị thay thế bằng thuốc methadone còn làm giảm chi phí đáng kể đối với các gia đình có người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Do người nghiện không mất tiền để mua ma tuý và không tốn tiền để điều trị các bệnh tật do sử dụng, tiêm chích ma tuý gây nên. Theo kết quả điều tra nhanh của 11 tỉnh/thành phố, trước khi tham gia Chương trình methadone, trung bình một bệnh nhân phải sử dụng 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm). Hiện nay đang điều trị cho gần 7.000 bệnh nhân, như vậy là chương trình đã tiết kiệm được cho bệnh nhân 588 tỷ đồng/năm.
Đối với cá nhân bệnh nhân không còn bị ám ảnh bởi việc phải tìm kiếm ma tuý, không phải chịu tác động của các triệu chứng đói thuốc nên nhiều người đã tập trung tâm trí để làm việc và được gia đình tin tưởng, yêu thương. Theo báo cáo của các cơ sở điều trị tại Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, thu nhập bình quân do bệnh nhân có việc làm hàng tháng tăng từ 2,6 triệu đồng/tháng sau 6 tháng điều trị và lên đến 3,2 triệu đồng/tháng sau 24 tháng điều trị. Tỉ lệ người bệnh tham gia điều trị methadone có công ăn việc làm cũng gia tăng. Nếu trước điều trị chỉ có 64,04% bệnh nhân có việc làm thì sau 24 tháng điều trị đã có 75,9% bệnh nhân có việc làm.
http://skds3.vcmedia.vn/2014/22222.-b7c57.JPG

Nhiều người bệnh đã tìm lại được công ăn việc làm nhờ methadon.

Cần phải xã hội hóa
Theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Thông tư số 12/2013/TT-BYT (http://citinews.net/kinh-doanh/s-d--gia-han-thoi-gian-nop-bctc-quy-1-2014-6YRVBTY/) của Bộ Y tế thì, trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình methadone có thể được mở rộng với tốc độ nhanh hơn, cứ mỗi quận/huyện có trên 250 người nghiện chích ma túy thì UBND tỉnh/thành phố phải thành lập cơ sở điều trị methadone.
Với tốc độ mở rộng chương trình methadone như trên, mô hình toàn diện đang được triển khai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh cũng như ngân sách của Chính phủ sẽ không thể đảm bảo để bao cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Do đó, việc triển khai mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone sẽ là giải pháp giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình này.
Để giúp cho việc xã hội hóa công tác điều trị methadone, ngày 15/10/2013, Bộ Y tế đã có Công văn số 6544/BYT-KH-TC (http://citinews.net/kinh-doanh/kiem-diem-tien-do-du-an-cap-nuoc-va-nuoc-thai-do-thi-DR3FVPY/) hướng dẫn thực hiện khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị nghiện CDTP quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Sở Y tế các tỉnh/thành phố cần căn cứ theo công văn này để xác định khung giá chi tiết của từng dịch vụ khi thực hiện xã hội hóa chương trình methadone tại địa phương.
Giống với các quốc gia khác trên thế giới, việc mở rộng chương trình điều trị dưới hình thức xã hội hóa là điều tất yếu và nó sẽ góp phần giúp mở rộng chương trình khi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế có xu hướng giảm dần trong một số năm tới, cũng như sẽ góp phần nâng cao ý thức của người bệnh với chính chương trình điều trị mà họ tham gia.
Mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone sẽ giúp huy động nguồn kinh phí từ chính bệnh nhân và gia đình, bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ, các địa phương triển khai chương trình và từ các nguồn hỗ trợ khác. Với mô hình Chính phủ và nhân dân cùng làm, chắc chắn việc mở rộng chương trình methadone sẽ được tiến hành nhanh chóng và rộng rãi hơn.
Chương trình muốn đạt được hiệu quả theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế thì phải điều trị cho tối thiểu 40% số người nghiện ma tuý hiện có. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công an, đến tháng 10/2013 toàn quốc quản lý được khoảng 170.000 người nghiện (nghiện heroin chiếm khoảng 80%), do đó muốn chương trình có hiệu quả thì cần điều trị cho khoảng 54.500 người nghiện ma tuý nhưng trên thực tế đến cuối tháng 4/2014 toàn quốc mới chỉ có hơn 17.000 người nghiện được điều trị (đạt khoảng 31%).


Bài, ảnh: Thu Hương



Theo suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1590705876)
http://citinews.net/doi-song/xa-hoi-hoa-dieu-tri-methadone (http://citinews.net/doi-song/xa-hoi-hoa-dieu-tri-methadone-FTAS7II/)

songchungvoi_HIV
20-05-2014, 11:46
Khởi liều điều trị Methadone cho người nghiện ma túy20/5/2014 09:34
Sáng 19-5-2014, Cơ sở điều trị Methadone của quận Thốt Nốt khởi liều điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 7 bệnh nhân nghiện ma túy. Đại diện Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, UBND và Trung tâm Y tế dự phòng, Công an quận Thốt Nốt cùng với các ban, ngành của quận đã đến dự….Bác sĩ Bùi Văn Khanh (http://citinews.net/doi-song/chu-dong-phong--chong-dich-cum-a--h5n1--va-cum-a--h7n9--B5WJW3A/), Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Thốt Nốt., cho biết: Hiện nay, trên địa bàn quận có 271 người nghiện ma túy. Ngành y tế sẽ phối hợp với công an, cán bộ lao động, thương binh và xã hội, các ban, ngành, đoàn thể của quận và UBND các phường để tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người nghiện ma túy tham gia điều trịMethadone (http://citinews.net/phap-luat/phong-chong-aids--ma-tuy--mai-dam--tap-trung-nguon-luc--chi-dao-sat-sao-GB3TWBA/). Ngoài điều trị Methadone cho người nghiện ma túy ở quận Thốt Nốt, Cơ sở điều trị Methadone quận Thốt Nốt còn đảm nhận điều trị Methadone cho người nghiện ma túy ở huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.Đây là Cơ sở điều trị Methadone thứ 4 của TP Cần Thơ (http://citinews.net/xa-hoi/tap-trung-day-nhanh-tien-do-giai-phong-mat-bang-quoc-lo-91-SGVV7ZA/).
H.H
Theo baocantho.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1064851617)

songchungvoi_HIV
22-05-2014, 19:04
Đổi mới công tác cai nghiện ma túy, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng (http://www.binhthuantv.vn/index.php?btv=news&newsid=60755)
(22/05/2014)
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Đó là mục tiêu của Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương ký ban hành.
Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2015, nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 25% hiện nay lên 50% vào năm 2015 (trong đó, giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại trung tâm từ 90% hiện nay xuống còn 50% vào năm 2015). Đồng thời, tăng tỷ lệ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 30% hiện nay lên 50% vào năm 2015.
Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, phấn đấu nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 50% vào năm 2015 lên 70% vào năm 2020 (trong đó, giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại Trung tâm từ 50% vào năm 2015 xuống còn 20% vào năm 2020); tăng tỷ lệ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 50% năm 2015 lên 70% vào năm 2020.
Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch tập trung vào những giải pháp chính: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác cai nghiện ma túy cho các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện; huy động các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở điều trị nghiện để đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác dự phòng và điều trị nghiện; đồng thời, có kế hoạch liên ngành để triển khai tư vấn dự phòng và điều trị nghiện ***g ghép, phối hợp hiệu quả giữa các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ dạy nghề, vay vốn, tạo việc làm với dịch vụ tư vấn dự phòng và điều trị nghiện; ngoài ra, cũng cần phải ứng dụng các bài thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện, các phương pháp điều trị nghiện đã được Bộ y tế công nhận chính thức.
Theo Cổng TTĐT Bình Thuận
http://www.binhthuantv.vn/index.php?btv=news&newsid=60755

songchungvoi_HIV
01-06-2014, 21:42
Huyện Đông Sơn: Khai trương cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện
( Chủ nhật, 01/06/2014, 11:31 GMT+7 )
Theo thống kê của huyện Đông sơn, hiện nay, toàn huyện có gần 500 người nghiện và nghi nghiện ma túy. Tính đến ngày 30/4/2014, toàn huyện lũy tích có 121 người nhiễm HIV, trong đó 46 người chuyển sang giai đoạn AIDS, đã tử vong 41 người. Qua điều tra cho thấy, số người nhiễm HIV chủ yếu lây qua đường tiêm chích ma túy.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý số người nghiện và công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, vừa qua Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đông Sơn đã khai trương cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện ma túy trên địa bàn huyện.

Đây là cơ sở điều trị Methadone được Cục PC HIV/AIDS, dự án Lief- GAP Trung ương tài trợ. Đồng thời cũng là hoạt động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm mục tiêu ngăn ngừa lây nhiễm HIV và nghiện chích ma túy.

Theo đó, người nghiện trên địa bàn huyện sẽ được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone. Chương trình huy động sự phối hợp đa ngành, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn chặn, khống chế tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
Đình Hợp
http://www.conganthanhhoa.gov.vn/News/Huong-ve-co-so (http://www.conganthanhhoa.gov.vn/News/Huong-ve-co-so/24972/)

songchungvoi_HIV
01-06-2014, 21:49
An Giang: Hiệu quả từ việc nhân rộng chương trình Methadone

01/06/2014 19:30
Thị xã Tân Châu, là một trong ba địa phương thí điểm xây dựng cơ sở điều trị Methadone, theo Đề án điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của UBND tỉnh An Giang. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp cho sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và tiết kiệm chi phí. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí), thay cho người nghiện phải chi 300.000 - 600.000 đồng/ngày tiền mua ma túy.


<tbody>
Bác sĩ Võ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng thị xã Tân Châu thông tin, trước khi triển khai Methadone tại Tân Châu, đã mời các ngành, các cấp từ xã đến thị xã để nói về ý nghĩa của việc sử dụng và lợi ích của Methadone, mà mục đích là mang tính chất nhân đạo và từ thiện để cho những người nghiện trở về cuộc sống bình thường. Chủ trương này được người dân và các cấp, các ngành đồng tình, ủng hộ. Từ ngày 23/4 đến nay, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho 46 bệnh nhân trong tổng số trên 200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương.

<tbody>
http://img.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/linhchi2/uong3231-1.jpg


Bệnh nhân đang đến cơ sở uống methadone.

</tbody>
Trước khi đến cơ sở điều trị, đã có không ít bệnh nhập bị suy sụp từ thể chất đến tinh thần và kinh tế gia đình cũng khánh kiệt vì ma túy. Nhưng chỉ hơn 1 tháng dùng Methadone, người nghiện cải thiện sức khỏe, phục hồi nhân cách, xây dựng cuộc sống gia đình ổn định và tạo sự bình yên cho xã hội. Ngoài chức năng điều trị cho người nghiện, cơ sở còn làm tốt công tác tuyên truyền về chương trình điều trị Methadone đến các đối tượng nghiện, người thân của họ để tạo sự đồng thuận cả về tư tưởng và hành động.
Anh Phạm Văn Tèo, bệnh nhân đang điều trị Methadone cho hay: “Uống Methadone em thấy hiệu quả rất tốt, ngày đầu tiên em uống thì thấy không bị hỏa nữa, mà chỉ có cảm giác buồn ngủ thôi. Mấy ngày đầu thì cũng còn thèm thuốc nhưng mình kiềm chế không chơi nữa. Em thấy chương trình này rất ý nghĩa nên những người nghiện ma túy như em mong muốn chương trình cần nhân rộng ra nhiều địa phương cho những người nghiện như em được sử dụng Methadone để dần dần từ bỏ ma túy, giúp kinh tế gia đình sau này không bị eo hẹp và mình cũng có thể đi lao động được”.

<tbody>
http://img.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/linhchi2/uong3231-2.jpg



</tbody>
Mỗi bệnh nhân đến điều trị có một hoàn cảnh riêng nhưng cùng chung mong muốn từ bỏ ma túy để làm lại cuộc đời. Họ đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng với cái nhìn đồng cảm để vươn lên trong cuộc sống, bởi sự phân biệt, kỳ thị là rào cản lớn nhất trên con đường hòa nhập cộng đồng đối với người nghiện ma túy.
Các bệnh nhân tham gia chương trình Methadone, đều có một mục đích duy nhất là sẽ hòa nhập với cuộc sống và trở thành người có ích trong xã hội. Được vận hành dựa trên nguyên tắc điều trị tại cộng đồng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, để điều trị cho bệnh nhân nghiện bằng phương pháp Methadone không cần đầu tư nhiều chi phí cho xây dựng và mở rộng cơ sở, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Theo bác sĩ Võ Văn Thắng, kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ nâng số lượng điều trị Methadone lên khoảng 100 bệnh nhân để những người còn nghiện ma túy trong cộng đồng được tiếp cận với chương trình điều trị.
Điều trị methadone có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tiết kiệm được khoản tiền từ người sử dụng ma túy hàng ngày, việc điều trị bằng methadone còn mang lại các lợi ích khác như: Giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm tình trạng tiêm chích ma túy, giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C, giảm tử vong do sử dụng heroin quá liều. Để có được hiệu quả bền vững trong việc điều trị thay thế bằng methadone thì ngoài việc nỗ lực của các ngành chức năng thì điều quan trọng nhất là ý thức của từng bệnh nhân và cần có sự quan tâm, trách nhiệm của cả cộng đồng, sự động viên, hỗ trợ của gia đình người bệnh, góp phần ổn định kinh tế và đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn
CAND Portal (http://www.baomoi.com/Source/CAND-Portal/22.epi)
http://www.baomoi.com/An-Giang-Hieu-qua-tu-viec-nhan-rong-chuong-trinh-Methadone (http://www.baomoi.com/An-Giang-Hieu-qua-tu-viec-nhan-rong-chuong-trinh-Methadone/82/13956275.epi)


</tbody>

songchungvoi_HIV
05-06-2014, 12:59
Chương trình điều trị methadone còn thấp so với yêu cầu

05/6/2014 11:27
Hiện nay, độ bao phủ của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone còn thấp hơn so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS

Sáng 5/6, ông Nguyễn Khắc Định (http://citinews.net/doi-song/nghien-ma-tuy--vong-xoay-oan-nghiet-QXMC76Y/), Ủy viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy đã cho biết như vậy tại hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone" do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Định cho hay, mục tiêu điều trị methadone cho 80.000 người nghiện ma túy đến năm 2015 là một mục tiêu rất quan trọng và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy và Bộ Y tế. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở; trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai.

Trước thách thức trên, tại hội nghị các đại biểu sẽ tập trung bàn về những điểm còn tồn tại, khó khăn cũng như cách tháo gỡ các vướng mắc và các giải pháp để đạt được mục tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy vào cuối năm 2015.

Cũng tại hội nghị, Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy đề nghị Bộ Y tế và 20 địa phương có đại biểu tham dự hội nghị thống nhất được chỉ tiêu cũng như số lượng cụ thể cơ sở điều trị và số bệnh nhân được điều trị bằng methadone đến hết năm 2014 và năm 2015 của từng địa phương, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở xã hội hóa.

Phát biểu tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (http://citinews.net/kinh-doanh/nguoi-hoc-se-phai-tra-phi-sao-chep-tai-lieu--MKP4PTA/) khẳng định, để tiếp tục tăng cường triển khai mở rộng chương trình trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương tăng cường đầu tư (nhân lực, vật lực) để triển khai, duy trì và mở rộng chương trình; đẩy nhanh tiến độ mở mới các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015.

Bên cạnh đó, các đơn vị trên cần tăng tiếp nhận người bệnh tại các cơ sở đã và đang triển khai; chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên tại địa phương bố trí nguồn nhân lực cho các cơ sở điều trị; chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị theo quy định...

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone được triển khai thí điểm thành công từ tháng 4/2008 tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh (http://citinews.net/xa-hoi/hoi-thi-bao-cao-vien-truyen-dat-nghi-quyet-cua-dang-XP6YUFY/) và đến nay đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố.

Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 24 tháng điều trị methadone, chỉ còn khoảng 15% bệnh nhân tiếp tục tiêm chích heroin nhưng tần suất giảm hơn so với trước điều trị, chất lượng cuộc sống của người được điều trị bằng methadone được cải thiện. Đặc biệt, sau điều trị, tỷ lệ người có việc làm tăng, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt, góp phần làm giảm sự lây truyền HIV, giúp người nghiện ma túy sớm hòa nhập cộng đồng.../.



Theo www.vietnamplus.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1999615958)

songchungvoi_HIV
05-06-2014, 16:58
Độ bao phủ điều trị Methadone còn thấp so với yêu cầu

Thứ năm 05/06/2014 15:00
Hiện nay, độ bao phủ của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone còn thấp hơn so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_06_05/pcn.jpg


Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh Thùy Chi

</tbody>
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã cho biết như trên tại Hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” do Bộ Y tế tổ chức, ngày 05/6.Theo Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định, mục tiêu điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện ma túy đến năm 2015 là một mục tiêu rất quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy và Bộ Y tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hiện nay mới chỉ có 17.521 bệnh nhân được điều trị Methadone, độ bao phủ của chương trình điều trị còn thấp tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An…Trước thách thức trên, Hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” tập trung bàn về những điểm còn tồn tại, khó khăn cũng như cách tháo gỡ các vướng mắc và các giải pháp để đạt được mục tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy vào cuối năm 2015.Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định đề nghị Bộ Y tế và 20 địa phương thống nhất chỉ tiêu, cũng như số lượng cụ thể cơ sở điều trị và số bệnh nhân được điều trị bằng Methadone đến hết năm 2014 và năm 2015 của từng địa phương, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở xã hội hóa.Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo điều kiện cho những người nghiện muốn được điều trị Methadone. Đồng thời, chấn chỉnh các biểu hiện sai trái của một số bệnh nhân khi tham gia điều trị Methadone nhưng chỉ ngậm, không nuốt để mang bán cho người khác…
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_06_05/1.jpg


Hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone”. Ảnh Thùy Chi

</tbody>
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để tiếp tục triển khai mở rộng chương trình điều trị Methadone trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân các địa phương cần khẩn trương tăng cường đầu tư nhân lực và vật lực để triển khai, duy trì, mở rộng độ bao phủ chương trình nhằm đẩy nhanh tiến độ mở mới các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015; chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên ngành tại địa phương bố trí nguồn nhân lực cho các cơ sở điều trị; chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị theo quy định...Ngoài ra, các đơn vị đã và đang triển khai điều trị Methadone cần giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận người điều trị, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghiện muốn điều trị Methadone để tăng số người bệnh được điều trị tại các cơ sở.

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai thí điểm thành công từ tháng 4/2008 tại Hải Phòng và TP HCM. Đến nay, chương trình đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố với 17.521 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại 3 tỉnh, thành phố tại Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Do-bao-phu-dieu-tri-Methadone-con-thap-so-voi-yeu-cau/10513.vgp

songchungvoi_HIV
06-06-2014, 08:31
Mới có 14% người nghiện ma túy được điều trị methadone

Thứ sáu, 2014-06-06 04:21:06 - Nguồn: Internet
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” do Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 5-6, tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm cho biết, Chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở nước ta được triển khai từ tháng 4-2008. Đến nay, mô hình đã nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố, song độ bao phủ cũng như số người được điều trị còn rất thấp so với nhu cầu thực tế và mục tiêu đặt ra.
http://image2.tin247.com/pictures/2014/06/06/uvd1402003297.jpg

Một cơ sở điều trị methadone ở Hà Nội

Cụ thể, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đặt mục tiêu đến năm 2015 cả nước sẽ có khoảng 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng methadone. Tuy nhiên đến nay đã là giữa năm 2014 nhưng mới chỉ có hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị bằng dạng thuốc này, đạt gần 22% mục tiêu đề ra và chỉ chiếm khoảng 14% tổng số người nghiện ma túy trên cả nước. Đáng chú ý, rất nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm, có số người nghiện ma túy nhiều nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hoặc triển khai nhưng độ bao phủ rất thấp. Ông Nguyễn Hùng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế thẳng thắn chỉ ra những tỉnh có số người nghiện chích ma túy cao nhưng chưa xây dựng kế hoạch triển khai điều trị ma túy bằng methadone gồm: Vĩnh Phúc, Bình Dương, Lâm Đồng, Tây Ninh. Ngay cả các địa phương trọng điểm như Hà Nội, độ bao phủ của chương trình này hiện nay mới chỉ đạt 8,2%; tại TP Hồ Chí Minh là 11,3%, Nghệ An là 3,6%…Hiện tại, Hà Nội có 6 cơ sở điều trị methadone tại các quận: Từ Liêm, Đống Đa, Long Biên, Hai Bà Trưng, Sơn Tây, Hà Đông, với hơn 1.500 bệnh nhân tham gia. Trong thời gian tới, thành phố có kế hoạch cấp phép thêm 3 cơ sở điều trị mới tại Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương – Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tâm thần Trung ương 1 và Đại học Y Hà Nội. Đồng thời mở mới 4 cơ sở điều trị methadone, đặt tại những nơi có tỷ lệ lây nhiễm HIV qua tiêm chích cao, mỗi điểm dự kiến điều trị cho khoảng 250 bệnh nhân.Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương cần khẩn trương tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực để triển khai, duy trì và mở rộng chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone, nhất là đẩy nhanh tiến độ mở mới các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015. Với các cơ sở đang triển khai phải tăng khả năng tiếp nhận người bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 24 tháng điều trị methadone, chỉ còn khoảng 15% bệnh nhân tiếp tục tiêm chích heroin nhưng tần suất giảm hơn so với trước khi điều trị, chất lượng cuộc sống của người được điều trị bằng methadone được cải thiện. Tỷ lệ người có việc làm sau điều trị cũng tăng cao, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt.
Theo ANTD
http://www.tin247.com/moi_co_14_nguoi_nghien_ma_tuy_duoc_dieu_tri_methad one (http://www.tin247.com/moi_co_14_nguoi_nghien_ma_tuy_duoc_dieu_tri_methad one-1-22952566.html)

songchungvoi_HIV
06-06-2014, 12:29
Điều trị Methadone - Sự lựa chọn đúng đắn (06/06/2014)
Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở Việt Nam được triển khai 6 năm. Kể từ khi thí điểm thành công tại TP. Hải Phòng và TP.HCM tháng 4-2008, đến nay chương trình đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố (TP) với hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại 3 tỉnh, TP là Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai. Tuy nhiên, độ bao phủ của chương trình đến nay còn thấp so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.
Trên đây là đánh giá sơ bộ của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tổ chức hôm qua (5-6), với sự tham dự của 20 tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, sau 24 tháng điều trị bằng Methadone, chỉ còn khoảng 15% người nghiện còn tiếp tục tiêm chích heroin nhưng với tần suất giảm hơn so với trước. Chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhân cách thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ lệ người nghiện có việc làm tăng, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt…


Tại hội nghị, các báo cáo, tham luận chỉ ra một thực tế rằng: Ở đâu các cấp ủy, chính quyền cũng như cộng đồng xã hội tích cực vào cuộc thì ở đó chương trình được triển khai tốt. Đơn cử như ở TP. Hải Phòng, một trong những trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS. Trong những năm đầu của chương trình, TP chỉ có 3 cơ sở, điều trị cho 750 người bệnh. Những năm tiếp theo, TP tiếp tục duy trì và mở thêm 7 cơ sở nữa, nâng mức hỗ trợ kinh phí tăng dần đến mức 8 tỷ đồng/năm (2014), bằng 65% nhu cầu kinh phí vận hành điều trị cho hơn 3.200 bệnh nhân. Để có được sự quan tâm lớn của các cấp, các ngành như vậy, đại diện địa phương này cho biết đã vận dụng đủ các cơ chế chính sách, kể cả làm các tờ trình lên Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBQG Phòng chống ma túy Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả, sau khi được Phó Thủ tướng chấp thuận, HĐND TP. Hải Phòng quyết định cho phép thu 10.000đ/ngày/người bệnh, cao hơn mức đề nghị 9.000đ/ngày/người. Sáng tạo hơn nữa như ở tỉnh Nam Định, chương trình còn được triển khai tại một số cơ sở y tế tư nhân và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý, kinh nghiệm các nước cho thấy: Chúng ta không nên quá kỳ vọng vào giải pháp xã hội hóa trong vấn đề này, mà cần chủ động nguồn chi từ ngân sách mới thành công.


Kết quả triển khai chương trình của Hà Hội còn quá khiêm tốn, mới lập được 6 cơ sở thí điểm cho hơn 1.500 người nghiện ma túy và đại diện UBND TP. Hà Nội không tỏ ra tự tin trước kế hoạch được giao phải đạt mức bao phủ 40% số người nghiện thuốc phiện được điều trị Methadone vào năm 2015. Trần tình về thực trạng này, đại diện của Hà Nội cho biết: Là do chưa có nguồn nhân lực riêng cho điều trị Methadone mà chủ yếu nhân lực được trưng dụng từ ngành y tế, chưa có hướng dẫn chi đặc thù cũng như chưa có kế hoạch nguồn kinh phí cho chương trình này. Ngoài ra, đại diện của Hà Nội kiến nghị các cấp cần có khung giá các dịch vụ điều trị Methadone… Tuy nhiên, Thứ trưởng Long cho rằng, những băn khoăn của Hà Nội đặt ra là rất đáng quan tâm, nhưng Hà Nội cũng cần đặt câu hỏi: Tại sao trong cùng một bối cảnh hiện hành, Lai Châu, Hải Phòng và một số nơi khác lại làm tốt?


Cũng tại đây, trước một số kiến nghị của các địa phương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định khẳng định, tới đây sẽ tham mưu cho Chính phủ giao Bộ Y tế và Bộ Tài chính soạn thảo đề án đảm bảo chủ động nguồn cung thuốc Methadone, thay vì "ăn đong” từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài như hiện nay. Trước mắt, theo Thứ trưởng Long, Bộ Y tế đã lo đủ cơ số thuốc cho 30.000 người nghiện từ các nguồn hỗ trợ quốc tế, dư thừa cho nhu cầu của một vài năm tới.


Chưa bao giờ Chính phủ lại ban hành một nghị định riêng cho một bệnh như Nghị định 96/NĐ-CP về việc Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy, HIV/AIDS. Lợi ích của chương trình đã được thực tế chứng minh không chỉ đem lại sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày an lành hơn cho người nghiện ma túy, mà còn đem lại cho xã hội một nền an ninh, an toàn trật tự tốt hơn rất nhiều so với trước. Thứ trưởng Long đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tích cực vào cuộc hơn nữa để đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai chương trình. "Nếu tỉnh nào chưa có kế hoạch thì cần triển khai gấp. Hãy giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để tạo mọi điều kiện cho nhiều người nghiện tham gia”, Thứ trưởng nhấn mạnh.



Trần Ngọc Kha
http://www.daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1425&chitiet=83147&Style=1

songchungvoi_HIV
06-06-2014, 17:59
Nhiều người nghiện ma túy chưa được điều trị
Thứ Sáu, 06/06/2014 13:14
(PL&XH) -Mặc dù mục tiêu đến năm 2015 đặt ra sẽ điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy, nhưng đến nay vẫn có rất ít người nghiện ma túy được sử dụng methadone thay thế.Độ bao phủ của chương trình còn thấp so với yêu cầu, nhất là các tỉnh, TP trọng điểm.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methdone diễn ra ngày 5-6.

Theo TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 17.500 người tham gia điều trị methadone (đạt gần 22% mục tiêu). Nếu muốn đạt mục tiêu 80.000 bệnh nhân được điều trị, các tỉnh, thành cần đưa thêm 62.500 bệnh nhân vào chương trình điều trị (gấp 5 lần số bệnh nhân hiện nay). Ngay cả khi đạt con số 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng methadone thì cũng mới chỉ chiếm khoảng 14% tổng số người nghiện chất ma túy.

Thời gian qua, mặc dù Bộ Y tế đã nỗ lực đôn đốc, khuyến khích các tỉnh mở rộng và huy động nguồn tài trợ cho chương trình, nhưng tốc độ bao phủ vẫn tăng rất chậm. Hiện nay mới chỉ có 42/63 tỉnh, thành có kế hoạch triển khai điều trị cai nghiện bằng các thuốc methadone. Nhiều tỉnh có số người nghiện chích ma túy cao nhưng chưa xây dựng kế hoạch triển khai như: Vĩnh Phúc, Bình Dương, Lâm Đồng, Tây Ninh… Trong số các tỉnh đã có kế hoạch phê duyệt, mục tiêu bao phủ điều trị đặt ra còn rất thấp so với nhu cầu điều trị, đặc biệt tại các tỉnh, TP trọng điểm. Tạ Hà Nội, độ bao phủ hiện nay mới chỉ đạt 8,2%; TP HCM tỉ lệ này là 11,3% và Nghệ An có 3,6% người nghiện được điều trị bằng methadone, TS Long cho biết.

Chia sẻ về những nguyên nhân dẫn đến độ bao phủ methadone đến người nghiện ma túy trên địa bàn còn thấp, ông Nguyễn Công Huấn, GĐ Sở Y tế Lai Châu cho biết, người nghiện ma túy rất nghèo và ở những địa bàn xa trung tâm. Có xã xa trung tâm đến 80km, rất nhiều xã xa trung tâm đến 30km. Hiện trên địa bàn tỉnh có 260 bệnh nhân đang điều trị. Năm 2014, triển khai thêm 3 cơ sở điều trị, 9 cơ sở cấp phát thuốc tại xã xa trung tâm.

Theo kế hoạch, năm 2015 thêm 3 cơ sở điều trị, 10 cơ sở phát thuốc tại xã. Mặc dù tỉnh đã được cấp số tiền lên đến 11 tỷ đồng (năm 2014) nhưng việc triển khai còn khó khăn vì bệnh nhân xa trên 10km khó theo điều trị, việc vận động khó khăn trong khi Lai Châu là tỉnh trọng điểm về ma túy, nằm trong top 10 của cả nước về số người nghiện ma túy trong cộng đồng. Kinh nghiệm xã hội hóa tại Hải Phòng cho thấy, có sự gia tăng trong nhóm mại dâm. Việc phải trả tiền có thể khiến số người bỏ điều trị gia tăng dù tỉ lệ tử vong do điều trị không có. Lý do là người bệnh đang trả tiền theo kiểu ăn đong, họ đi làm thì có tiền trả, không thì không có.

Tại Hà Nội đến nay có hơn 1.500 bệnh nhân được điều trị tại 6 cơ sở điều trị methadone tại Từ Liêm, Đống Đa, Long Biên, Hai Bà Trưng, Sơn Tây, Hà Đông. Kế hoạch thời gian tới sẽ cấp phép 3 cơ sở mới tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương, BV Bạch Mai; Viện Tâm thần Trung ương 1 và ĐH Y Hà Nội. Nhưng khó khăn hiện nay chưa có khung giá dịch vụ đối với điều trị bằng methadone.

Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy đánh giá, chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở Việt Nam triển khai thời gian qua đã cho thấy những thành công. Từ 2 TP Hà Nội và TP HCM đến nay đã được nhân rộng tại 32 tỉnh, TP với 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa. Sau 24 tháng điều trị methadone, chỉ còn khoảng 15% bệnh nhân tiếp tục tiêm chích heroin, nhưng với tần suất giảm hơn so với trước điều trị.
Vân Hà
http://phapluatxahoi.vn/20140606093343284p1001c1051/nhieu-nguoi-nghien-ma-tuy-chua-duoc-dieu-tri.htm

songchungvoi_HIV
08-06-2014, 12:17
Hiệu quả từ việc nhân rộng chương trình Methadone ở An Giang


10:12:00 08/06/2014, cập nhật cách đây 2 giờ




Thị xã Tân Châu là một trong ba địa phương thí điểm xây dựng cơ sở điều trị Methadone, theo Đề án điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của UBND tỉnh An Giang.

Phương pháp này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp cho sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và tiết kiệm chi phí. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí), thay cho người nghiện phải chi 300.000 - 600.000 đồng/ngày tiền mua ma túy.
Bác sĩ Võ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Tân Châu thông tin, trước khi triển khai Methadone tại Tân Châu, đã mời các ngành, các cấp từ xã đến thị xã để nói về ý nghĩa của việc sử dụng và lợi ích của Methadone, mà mục đích là mang tính chất nhân đạo và từ thiện để cho những người nghiện trở về cuộc sống bình thường. Chủ trương này được người dân và các cấp, các ngành đồng tình, ủng hộ. Từ ngày 23/4 đến nay, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho 46 bệnh nhân trong tổng số trên 200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương.
Anh Phạm Văn Tèo, bệnh nhân đang điều trị Methadone cho hay: “Uống Methadone em thấy hiệu quả rất tốt, ngày đầu tiên em uống thì thấy không bị hỏa nữa, mà chỉ có cảm giác buồn ngủ thôi. Mấy ngày đầu thì cũng còn thèm thuốc nhưng mình kiềm chế không chơi nữa. Em thấy chương trình này rất ý nghĩa nên những người nghiện ma túy như em mong muốn chương trình cần nhân rộng ra nhiều địa phương cho những người nghiện như em được sử dụng Methadone để dần dần từ bỏ ma túy, giúp kinh tế gia đình sau này không bị eo hẹp và mình cũng có thể đi lao động được”.
http://img.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/nguyenbinh/nguyenbinh3/7_benh3238-470.jpg
Bệnh nhân đang đến cơ sở uống Methadone.
Các bệnh nhân tham gia chương trình Methadone, đều có một mục đích duy nhất là sẽ hòa nhập với cuộc sống và trở thành người có ích trong xã hội. Được vận hành dựa trên nguyên tắc điều trị tại cộng đồng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, để điều trị cho bệnh nhân nghiện bằng phương pháp Methadone không cần đầu tư nhiều chi phí cho xây dựng và mở rộng cơ sở, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Theo bác sĩ Võ Văn Thắng, kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ nâng số lượng điều trị Methadone lên khoảng 100 bệnh nhân để những người còn nghiện ma túy trong cộng đồng được tiếp cận với chương trình điều trị.
Điều trị Methadone có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tiết kiệm được khoản tiền từ người sử dụng ma tuý hằng ngày, việc điều trị bằng Methadone còn mang lại các lợi ích khác như: Giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm tình trạng tiêm chích ma túy, giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C, giảm tử vong do sử dụng heroin quá liều. Để có được hiệu quả bền vững trong việc điều trị thay thế bằng Methadone thì ngoài việc nỗ lực của các ngành chức năng thì điều quan trọng nhất là ý thức của từng bệnh nhân và cần có sự quan tâm, trách nhiệm của cả cộng đồng, sự động viên, hỗ trợ của gia đình người bệnh, góp phần ổn định kinh tế và đảm bảo tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn

Quỳnh Mai


http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2014/6/233545.cand

songchungvoi_HIV
09-06-2014, 11:05
Thứ 2 ngày 09/06/2014
Chương trình điều trị Methadone tại TP Thanh Hóa
(THO) - Theo số liệu thống kê của các trạm y tế trên địa bàn TP Thanh Hóa, đến cuối năm 2013 có 36/37 phường, xã có người nghiện ma túy với khoảng 1.900 người tiêm chích ma túy, trong đó có khoảng 1.200 người có hồ sơ quản lý.


Với mục tiêu làm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện, từ họ ra cộng đồng; hỗ trợ bệnh nhân nghiện các dạng thuốc phiện tái hòa nhập cộng đồng, tháng 9-2012, cơ sở điều trị Methadonne (Trung tâm Y tế (TTYT) TP Thanh Hóa) được thành lập (nằm trong Dự án “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ 2013-2015 và đến 2020” do UBND tỉnh phê duyệt).
Bác sĩ CKII Lê Việt Hùng, Giám đốc TTYT TP Thanh Hóa, cho biết: Chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã đem lại những kết quả khả quan, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và gia đình bệnh nhân. Methadone là loại thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trong khoảng 24 giờ) nên phải được uống đều đặn hàng ngày. Việc quản lý thuốc Methadone được thực hiện hết sức chặt chẽ, các bệnh nhân phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc dưới sự giám sát của cán bộ chuyên môn. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân còn được khám sức khỏe, tư vấn để điều chỉnh các hành vi có hại cho sức khỏe.
Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, cơ sở điều trị Methadone tại TTYT thành phố đã tiếp nhận và điều trị thường xuyên cho gần 455 bệnh nhân. Trong tháng 1-2014, TTYT thành phố đã đưa vào hoạt động cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại phường Quảng Hưng và từ tháng 4-2014 cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ 2 tại Trạm Y tế phường Phú Sơn cũng đã chính thức hoạt động. Cả 2 cơ sở cấp phát thuốc hiện đang điều trị cho gần 120 bệnh nhân, góp phần giảm tải cho các cơ sở điều trị Methadone của thành phố.
Trước khi đến điều trị, đã có không ít bệnh nhân bị suy sụp từ thể chất đến tinh thần, nhưng chỉ hơn 1 tháng dùng Methadone, người nghiện đã được cải thiện sức khỏe, cuộc sống gia đình dần ổn định. Ngoài chức năng điều trị cho người nghiện, cơ sở còn làm tốt công tác tuyên truyền về chương trình điều trị Methadone đến các đối tượng nghiện, người thân của họ để tạo sự đồng thuận cả về tư tưởng và hành động.
Anh Nguyễn Văn Đức, 32 tuổi (phường Đông Hương) bệnh nhân đang điều trị Methadone cho hay: “Uống Methadone tôi thấy hiệu quả rất tốt, ngày đầu tiên uống thì thấy không bị hỏa nữa, mà chỉ có cảm giác buồn ngủ. Tôi thấy chương trình này rất ý nghĩa nên những người nghiện ma túy như tôi mong muốn chương trình được nhân rộng ra nhiều địa phương để những người không may mắc nghiện như tôi được sử dụng Methadone để dần dần từ bỏ ma túy”.
Các bệnh nhân tham gia chương trình Methadone đều có một mục đích duy nhất là sẽ quyết tâm điều trị để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Điều trị Methadone có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tiết kiệm được khoản tiền từ người sử dụng ma túy hàng ngày, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như: Giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm tình trạng tiêm chích ma túy, giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C, giảm tử vong do sử dụng heroin quá liều.

Trần Hằng
http://baothanhhoa.vn/vn/society?ID=124677

songchungvoi_HIV
10-06-2014, 08:53
Hà Nội sẽ mở thêm nhiều điểm điều trị Methadone

Thứ hai 09/06/2014 16:00
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung, để góp phần đạt được mục tiêu điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện ma túy đến năm 2015 trên toàn quốc, Hà Nội sẽ mở mới 4 cơ sở điều trị Methadone và cấp phép cho 3 cơ sở điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương (BV Bạch Mai); Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_06_09/mt.jpg


Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa

</tbody>
Đối với 4 cơ sở điều trị mở mới, mỗi cơ sở sẽ điều trị cho khoảng 250 bệnh nhân. TP Hà Nội sẽ tập trung khảo sát, chọn địa điểm đáp ứng với các tiêu chí: Là quận/huyện có tình hình lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy cao; UBND quận/huyện cam kết ủng hộ và triển khai chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone trên địa bàn; cơ sở bố trí xa trường học, gần bệnh viện để kịp thời chuyển bệnh nhân cấp cứu khi có các tai biến trong điều trị; có sự kết nối tốt với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác như tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV (VCT), các phòng khám ngoại trú (OPC)…Với 3 cơ sở điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần TƯ (BV Bạch Mai); Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội, các đơn vị này sẽ xây dựng cơ chế phối hợp với 3 cơ sở điều trị Methadone để đảm bảo công tác điều trị cho các bệnh nhân đạt hiệu quả cao.Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì 6 cơ sở điều trị Methadone. Mỗi cơ sở điều trị điều trị tối đa 300 bệnh nhân. Các cơ sở đã tuyển đủ cán bộ biên chế, đảm bảo trình độ chuyên môn trong công tác điều trị, cung ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao cho cơ sở điều trị.Hiện nay, dù là một trong những tỉnh, thành trọng điểm về HIV/AIDS, nhưng độ bao phủ điều trị cai nghiện bằng methadone tại Hà Nội được đánh giá là rất thấp so với nhu cầu.Ông Nguyễn Văn Dung cho biết, tính đến ngày 15/5, 6 điểm điều trị Methadone tại Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây đang duy trì điều trịu cho 1.541 bệnh nhân. Tình hình cấp phát thuốc được được thực hiện theo đúng quy trình do Bộ Y tế ban hành. Việc tiếp nhận, bảo quản và cấp phát thuốc hiện không xảy ra vấn đề thất thoát Methadone.Sau hơn 3 năm triển khai chương trình điều trị Methadone, nhiều bệnh nhân được điều trị đã thay đổi hành vi, nhận thức, tăng thể trạng sức khỏe, giảm lây nhiễm HIV, nhiều người đã tìm được việc làm, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, theo ông Dung, Methadone chỉ thay thế cho nghiện các chất dạng thuốc phiện, không thể điều trị cho nghiện các chất ma túy tổng hợp như ma túy đá. Vì vậy, một số bệnh nhân mặc dù đã được điều trị ổn định bằng Methadone nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy tổng hợp, làm ảnh hưởng đến tuân thủ và hiệu quả của chương trình điều trị Methadone.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Ha-Noi-se-mo-them-nhieu-diem-dieu-tri-Methadone/10534.vgp

songchungvoi_HIV
11-06-2014, 12:27
Tiếp tục mở rộng điều trị nghiện ma túy bằng methadoneThứ tư, 2014-06-11 08:12:06 - Nguồn: AnNinhThuDo.vn
ANTĐ - Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” do Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 5-6, tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone được triển khai thí điểm từ năm 2008, đến nay đã nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố song độ bao phủ còn rất thấp. Cụ thể, mục tiêu đặt ra là đến năm 2015 cả nước có khoảng 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng methadone nhưng đến nay mới chỉ có hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị bằng dạng thuốc này, đạt gần 22% mục tiêu và chỉ chiếm khoảng 14% tổng số người nghiện ma túy trên cả nước. Tiến Hưng
http://www.tin247.com/tiep_tuc_mo_rong_dieu_tri_nghien_ma_tuy_bang_metha done-10-22959995.html

songchungvoi_HIV
12-06-2014, 08:37
Sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone điều trị cho bệnh nhân nghiện

<time style="margin-right: 5px; color: rgb(153, 153, 153); font-family: Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; font-weight: bold; line-height: 11px; text-transform: uppercase;">LÚC : 11/06/14 21:15
</time>Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), dự kiến đến cuối tháng Chín sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone.

Thuốc methadone sử dụng cho bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiện nay tại Việt Nam do Bộ Y tế làm đầu mối nhập khẩu đều do Chương trình Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tài trợ.
http://img.vietnamplus.vn/t300/Uploaded/lepz/2014_06_11/ttxvn_methadone.jpg

(Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)

Tính đến tháng Tư, Việt Nam đã nhập khẩu 14 đợt với tổng số 183.228 lít thuốc methadone. Trong đó, chương trình PEPFAR hỗ trợ 143.240 lít, Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ 39.988 lít thuốc.

Trong đó, số thuốc đã sử dụng điều trị cho bệnh nhân là 123.475 lít, còn lại 59.727 lít thuốc methadone đang được bảo quản, lưu giữ tại tổng kho của Công ty Dược phẩm trung ương I (CPC1).

Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc methadone phục vụ công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2010-2015.

Đây là hoạt động tích cực nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tuyển chọn các công ty sản xuất thuốc trong nước tham gia vào công tác đảm bảo cung ứng đủ nguồn thuốc methadone cho việc duy trì và mở rộng điều trị bằng methadone.

Hiện tại, đã có một công ty dược của Việt Nam là Công ty Vidaphar sản xuất thành công methadone.

Cục Quản lý Dược đã cấp số đăng ký để công ty này sản xuất. Dự án Phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) đã mua 2.400 lít thuốc methadone do Công ty Vidaphar sản xuất để điều trị cho bệnh nhân vào quý II năm 2014.

Giá thuốc methadone Việt Nam sản xuất là 700.000 đồng/lít. Các chương trình, dự án và các địa phương có đủ căn cứ pháp lý để tổ chức đầu thầu mua thuốc methadone sản xuất trong nước theo quy định của Luật Dược và Luật Đấu thầu.

Thời gian tới, để hoạt động điều trị mehtadone đạt hiệu quả, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đề xuất ngân sách Nhà nước phải là nguồn tài chính chủ yếu để triển khai điều trị liệu pháp duy trì bằng methadone.

Cần phải tăng kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hoặc xây dựng thành một Đề án riêng về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone để đảm bảo đủ ngân sách duy trì và kéo dài trong những năm tiếp theo.

Kinh phí của Trung ương tối thiểu phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị cho các tỉnh không có hoặc hạn chế các nguồn thu (ưu tiên các tỉnh miền núi) và đào tạo nhân lực.

Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hóa công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan ban hành khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xã hội hóa điều trị tại địa phương theo các quy định hiện hành; cho phép thu phí một phần (10.000-15.000 đồng/người/ngày) để bù đắp một phần chi phí thường xuyên và trả lương cho cán bộ hợp đồng.../.
THU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+)

songchungvoi_HIV
13-06-2014, 16:01
Tăng cường xã hội hóa công tác cai nghiện bằng phương pháp Methadone
QĐND - Thứ sáu, 13/06/2014 | 14:2 GMT+7
QĐND Online - Sáng 13-6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 và thời gian tới của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Trình bày Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng. Hoạt động điều chế ma túy tổng hợp dạng “đá” vẫn diễn ra phức tạp. Cả nước hiện có trên 180.000 người nghiện ma túy. Về tình hình dịch HIV/AIDS, trung bình mỗi tháng cả nước phát hiện thêm khoảng 800 người nhiễm HIV mới. Số trường hợp mới phát hiện và số tử vong do HIV/AIDS giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cả nước có 22 tỉnh số người nhiễm HIV mới được phát hiện, tăng so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc. Tình hình tệ nạn mại dâm có diễn biến phức tạp, có nơi gia tăng hoạt động trá hình nên rất khó đấu tranh, phát hiện, xử lý. Ước tính cả nước có gần 26.000 người bán dâm, tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

<tbody>
http://image.qdnd.vn//Upload/phucthang/2014/6/13/13062014tcq15135322109.jpg


Quang cảnh hội nghị.

</tbody>
Nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2014 là phải tiếp tục rà soát, kiểm điểm, khắc phục tồn tại, yếu kém, đổi mới cách làm, tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý địa bàn, đề ra giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm ngăn chặn có hiệu quả tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và dịch HIV/AIDS. “Sắp tới chúng tôi trình Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác điều trị Methadone vì hiện nay có 21 tỉnh chưa triển khai. Qua kiểm tra chúng tôi thấy có thể do kinh phí, cơ sở vật chất nhưng Chương trình Mục tiêu Quốc gia sẽ sẵn sàng hỗ trợ. Về điều trị ARV thì kiện toàn tổ chức cơ sở điều trị theo hướng ***g ghép với hệ thống y tế và chuyển dần điều trị ARV dựa vào nguồn quốc tế sang chi trả qua quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước. Nên có xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp ngoài vấn đề đưa vào bảo hiểm y tế chi trả”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, hiện nay, chương trình điều trị Methadone đã điều trị cho 17.000 người nghiện ở tại 29 tỉnh, thành phố. Đây là một thành tích đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn khá xa so với mục tiêu 80.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone vào năm 2015 của Chính phủ. Đặc biệt, năm 2015 cũng là thời điểm các nguồn tài trợ (là kinh phí hoạt động hiện tại của chương trình) sẽ bị cắt, đồng nghĩa với việc chương trình có thể bị ngừng lại. Điều trị nghiện heroin bằng Methadone là điều trị duy trì, đòi hỏi được áp dụng thường xuyên và lâu dài, do đó hàng nghìn người nghiện sẽ đứng trước nguy cơ tái nghiện khi bị dừng điều trị do thiếu kinh phí. Bởi vậy chúng ta phải tăng cường nguồn tài chính và đơn giản hóa thủ tục, đồng thời phải có hướng dẫn cho các biện pháp xã hội hóa công tác điều trị cai nghiện bằng Methadone.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo về kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; đồng thời thảo luận, phân tích làm rõ kết quả, nguyên nhân tồn tại, hạn chế cũng như kinh nghiệm trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của các đơn vị, địa phương, đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện công tác này 6 tháng cuối năm 2014 và thời gian tiếp theo.
Tin, ảnh: THU HƯƠNG
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/trong-nuoc/tang-cuong-xa-hoi-hoa-cong-tac-cai-nghien-bang-phuong-phap-methadone/306330.html

songchungvoi_HIV
13-06-2014, 16:44
Hội nghị đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methandone năm 201413/6/2014 15:51
Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đã tổ chức Hội nghị Đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Hà Giang năm 2014. Đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư.Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Cùngdự có lãnh đạo các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện và đại diện Công an các huyện, thành phố.
http://baohagiang.vn/images_upload/small_35707.jpg

Đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đàm Văn Bông nhấnmạnh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 400 người nghiện ma túy. Địa bàn có số người nghiện tập trung ở TP Hà Giang (http://citinews.net/phap-luat/khoi-to-vu-an--bi-can-va-bat-tam-giam-doi-tuong-gay-hong-tram-can-T7MFAKA/) và các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê. Trên thực tế, số người nghiện ma túy ẩn còn cao hơn nhiều con số thống kê hiện tại. Vì vậy, việc điều trị thay thế bằng Methadone sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người điều trị được cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm cho tỉ lệ vi phạm pháp luật giảm, góp phần giảm sự lây truyền HIV, giúp cho người cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng…Để chương trình điều trị Methadone được tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung: Đối với Ban chỉ đạo, cần tổ chức triển khai các hoạt động của kế hoạch đã được phê duyệt, hàng năm sơ, tổng kết để đánh giá tình hìnhthực hiện sau mỗi giai đoạn. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành và các cơ quan liên quan trong triển khai các hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; hướng dẫn ban chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện các hoạt động liênquan đến điều trị nghiệnchất dạng thuốc phiện theo đúng quy định; Sở Y tế cần quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị, tổ chức kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ sở điều trị thuộc quyền quản lý; tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai hoạt động điều trị thay thế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Đối với Công an tỉnh cần chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thuộc ngành Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp triển khai hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đối với UBND các huyện, thành phố cần đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; đôn đốc người tham gia chương trình tuân thủ điều trị, hỗ trợ tâm lýđiều trị và giới thiệu chuyển tiếp người bệnh đến các cơ sởy tế để điều trị các bệnh liên quan trong quá trình uống Methadone.

Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đã trình bày khái quát Nghị định số 96 của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methandone (http://citinews.net/xa-hoi/phong--chong-aids--ma-tuy-va-mai-dam--kho-khan--thieu-thon-khong-chun-buoc---11-01-2014--HRH6SJA/)giai đoạn 2013 - 2020 tại tỉnh Hà Giang và hướng dẫn triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề để cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh nhanh chóng được triển khai... Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận nhất trí cao của các cấp, các ngành, địa phương trong tổ chức triển khai chương trình Methadone.

Kết luận hội nghị, đồng chí Đàm Văn Bông nhấn mạnh: Để đưa việc sử dụng thuốc Methadone đạt hiệu quả cao, cần đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích sử dụng thuốc cho người nghiện và gia đình, xã hội; Báo Hà Giang (http://citinews.net/xa-hoi/khai-mac-hoi-bao-xuan-giap-ngo-va-trien-lam-anh-thoi-su--tai-lieu--nghe-thuat-chon-loc-voi-chu-de--sac-xuan-cao-nguyen-da--4HZ4GWA/), Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh cần tuyên truyền đồng bộ để mọi người dân hiểu về tác dụng, lợi ích của thuốc Methadone, lợi ích kinh tế đối với người nghiện; đảm bảo vấn đề thông tin cá nhân, Sở Y tế, các huyện, ngành liên quan phải lựa chọn những người có kinh nghiệm để tập huấn, giữ bí mật cho người bệnh; Công an thành phố phối hợp đảm bảo an ninh trật tự ở Trung tâm phòng chống HIV tỉnh…


TRẦN HIỀN
Theo baohagiang.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1187280472)

Charles
14-06-2014, 10:22
14/6/2014 10:03


Điều trị Methadone - Sự lựa chọn đúng đắn (06/06/2014)



Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở Việt Nam được triển khai 6 năm. Kể từ khi thí điểm thành công tại TP. Hải Phòng và TP.HCM tháng 4-2008, đến nay chương trình đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố (TP) với hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại 3 tỉnh, TP là Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai. Tuy nhiên, độ bao phủ của chương trình đến nay còn thấp so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.


Trên đây là đánh giá sơ bộ của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định (http://citinews.net/doi-song/nghien-ma-tuy--vong-xoay-oan-nghiet-QXMC76Y/) tại Hội nghị Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tổ chức hôm qua (5-6), với sự tham dự của 20 tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, sau 24 tháng điều trị bằng Methadone, chỉ còn khoảng 15% người nghiện còn tiếp tục tiêm chích heroin nhưng với tần suất giảm hơn so với trước. Chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhân cách thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ lệ người nghiện có việc làm tăng, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt…


Tại hội nghị, các báo cáo, tham luận chỉ ra một thực tế rằng: Ở đâu các cấp ủy, chính quyền cũng như cộng đồng xã hội tích cực vào cuộc thì ở đó chương trình được triển khai tốt. Đơn cử như ở TP. Hải Phòng, một trong những trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS. Trong những năm đầu của chương trình, TP chỉ có 3 cơ sở, điều trị cho 750 người bệnh. Những năm tiếp theo, TP tiếp tục duy trì và mở thêm 7 cơ sở nữa, nâng mức hỗ trợ kinh phí tăng dần đến mức 8 tỷ đồng/năm (2014), bằng 65% nhu cầu kinh phí vận hành điều trị cho hơn 3.200 bệnh nhân. Để có được sự quan tâm lớn của các cấp, các ngành như vậy, đại diện địa phương này cho biết đã vận dụng đủ các cơ chế chính sách, kể cả làm các tờ trình lên Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBQG Phòng chống ma túy Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả, sau khi được Phó Thủ tướng chấp thuận, HĐND TP. Hải Phòng quyết định cho phép thu 10.000đ/ngày/người bệnh, cao hơn mức đề nghị 9.000đ/ngày/người. Sáng tạo hơn nữa như ở tỉnh Nam Định, chương trình còn được triển khai tại một số cơ sở y tế tư nhân và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (http://citinews.net/kinh-doanh/nguoi-hoc-se-phai-tra-phi-sao-chep-tai-lieu--MKP4PTA/) lưu ý, kinh nghiệm các nước cho thấy: Chúng ta không nên quá kỳ vọng vào giải pháp xã hội hóa trong vấn đề này, mà cần chủ động nguồn chi từ ngân sách mới thành công.


Kết quả triển khai chương trình của Hà Hội còn quá khiêm tốn, mới lập được 6 cơ sở thí điểm cho hơn 1.500 người nghiện ma túy và đại diện UBND TP. Hà Nội không tỏ ra tự tin trước kế hoạch được giao phải đạt mức bao phủ 40% số người nghiện thuốc phiện được điều trị Methadone vào năm 2015. Trần tình về thực trạng này, đại diện của Hà Nội cho biết: Là do chưa có nguồn nhân lực riêng cho điều trị Methadone mà chủ yếu nhân lực được trưng dụng từ ngành y tế, chưa có hướng dẫn chi đặc thù cũng như chưa có kế hoạch nguồn kinh phí cho chương trình này. Ngoài ra, đại diện của Hà Nội kiến nghị các cấp cần có khung giá các dịch vụ điều trị Methadone… Tuy nhiên, Thứ trưởng Long cho rằng, những băn khoăn của Hà Nội đặt ra là rất đáng quan tâm, nhưng Hà Nội cũng cần đặt câu hỏi: Tại sao trong cùng một bối cảnh hiện hành, Lai Châu, Hải Phòng và một số nơi khác lại làm tốt?


Cũng tại đây, trước một số kiến nghị của các địa phương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định khẳng định, tới đây sẽ tham mưu cho Chính phủ giao Bộ Y tế và Bộ Tài chính soạn thảo đề án đảm bảo chủ động nguồn cung thuốc Methadone, thay vì "ăn đong" từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài như hiện nay. Trước mắt, theo Thứ trưởng Long, Bộ Y tế đã lo đủ cơ số thuốc cho 30.000 người nghiện từ các nguồn hỗ trợ quốc tế, dư thừa cho nhu cầu của một vài năm tới.


Chưa bao giờ Chính phủ lại ban hành một nghị định riêng cho một bệnh như Nghị định 96/NĐ-CP về việc Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy, HID/AIDS. Lợi ích của chương trình đã được thực tế chứng minh không chỉ đem lại sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày an lành hơn cho người nghiện ma túy, mà còn đem lại cho xã hội một nền an ninh, an toàn trật tự tốt hơn rất nhiều so với trước. Thứ trưởng Long đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tích cực vào cuộc hơn nữa để đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai chương trình. "Nếu tỉnh nào chưa có kế hoạch thì cần triển khai gấp. Hãy giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để tạo mọi điều kiện cho nhiều người nghiện tham gia", Thứ trưởng nhấn mạnh.


Trần Ngọc Kha (http://citinews.net/phap-luat/xac-dinh-chu-muu-vu--con-nghien-khong-che-can-bo--tron-trai--EP7ROEI/)

Theo daidoanket.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1552468418)

songchungvoi_HIV
15-06-2014, 13:28
Hội nghị đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methandone năm 2014(15.06.2014)Ngày 13/6, Ban chỉ đạo Phòng chống tệ nạn xã hội và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đã tổ chức Hội nghị Đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Hà Giang năm 2014. Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông dự và phát biểu chỉ đạo. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện và đại diện công an tỉnh, các huyện, thành phố.
Theo báo cáo của sở Lao động thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 6/2013 toàn tỉnh có 397 người có nghiện có hồ sơ quản lý và 1.650 người nhiễm HIV; 11/11 huyện, thành phố và 104/195 xã phường đã phát hiện có người nhiễm HIV. Trong đó có gần 750 người nhiễm do nghiện chích Ma túy. Đối tượng nghiện chích tập chung vào các nhóm có trình độ học vấn thấp, đối tượng có tiền án tiền sự, người bán dâm, người không có nghề nghiệp. Thực hiện chương trình Methadone, tỉnh Hà Giang sẽ đặt 1 cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho cơ sở đang được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS triển khai thực hiện và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 7/2014.Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề để cơ sở điều trị Methadone tại tỉnh Hà Giang nhanh chóng được đi vào hoạt động như: Công tác chuẩn bị điều kiện về vật chất; công tác xét chọn bệnh nhân; sự phối kết hợp của các ngành, đoàn thể cùng Ngành Y tế theo chức năng, nhiệm vụ của mình trong triển khai chương trình Methadone. Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận nhất trí cao của các cấp, các ngành, địa phương trong tổ chức triển khai chương trình Methadone. Chương trình được thực hiện sẽ giúp những người nghiện chích ma túy cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và từ đó góp phần ổn định kinh tế, an ninh, chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.
http://hagiangtv.vn/sites/default/files/chuong_trinh_dieu_tri_ngien_ong_bong_du_0.jpgChủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông phát biểu tại Hội nghịPhát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông nhấn mạnh: Việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện, sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người điều trị được cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm giảm tỉ lệ vi phạm pháp luật, giảm sự lây truyền HIV, giúp cho người cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, để chương trình điều trị Methadone được triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung cơ bản là : Đối với Ban chỉ đạo, cần tổ chức triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giai đoạn 2013 – 2020 tỉnh Hà Giangđã được phê duyệt, hàng năm sơ, tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện sau mỗi giai đoạn. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành và các cơ quan liên quan trong triển khai các hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Sở Y tế cần quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị, tổ chức kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ sở điều trị thuộc quyền quản lý; tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai hoạt động điều trị thay thế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Đối với công an tỉnh cần chỉ đạo công an các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thuộc ngành y tế và Lao động Thương binh và Xã hội cùng cấp triển khai hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng bằng Methadone. UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadon; hỗ trợ đôn đốc người tham gia chương trình tuân thủ điều trị, hỗ trợ tâm lý điều trị và giới thiệu chuyển tiếp người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị các bệnh liên quan trong quá trình uống Methadone; Các cơ quan truyền thông cần tích cực tuyên truyền rộng rãi về chương trình Methadone, để mọi người dân hiểu rõ về lợi ích mang lại của Methadone, từ đó vận động người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện đến các cơ sở để điều trị bằng Methadone.
Hải Hà - Thanh Hoài
http://hagiangtv.vn/hoi-nghi-dong-thuan-ung-ho-chuong-trinh-dieu-tri-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-bang-methandone

songchungvoi_HIV
16-06-2014, 19:47
TPHCM: Thu một phần viện phí điều trị Methadone

Thứ hai 16/06/2014 17:00
Đến đầu quý III năm 2014, TPHCM sẽ thực hiện việc thu một phần viện phí từ các bệnh nhân đang tham gia chương trình điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Methadone.

Đó là một trong những nội dung quan trọng tại văn bản về việc triển khai mở rộng chương trình điều trị nghiện bằng Methadone vừa được UBND TPHCM ban hành.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_06_16/image001-4.jpg


Bệnh nhân điều trị Methadone tại TPHCM. Ảnh Hiểu Minh

</tbody>
Theo UBND TPHCM, nguồn trợ cấp Methadone từ quốc tế cho Việt Nam đã dần bị cắt giảm nên Thành phố phải cấp bù kinh phí để duy trì hoạt động các phòng khám và điều trị ma túy.Như năm 2014, ngân sách Thành phố chi 10,9 tỉ đồng để mua thuốc điều trị và cấp bù cho các cơ sở xã hội hóa. Trong đó, 7,7 tỉ đồng để mua thuốc điều trị cho 4.500 bệnh nhân.Cùng với việc xã hội hóa, TPHCM cũng sẽ tiếp tục thực hiện mở rộng chương trình Methadone ra tất cả quận, huyện với 10 cơ sở điều trị và 15 điểm phát thuốc vệ tinh.
Hiểu Minh
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/TPHCM-Thu-mot-phan-vien-phi-dieu-tri-Methadone/10579.vgp

songchungvoi_HIV
17-06-2014, 08:41
Cai nghiện bằng Methadone - hiệu quả nhưng... thiếu tiền17/6/2014 07:15
Theo báo cáo của Bộ Y tế, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai từ năm 2008, đến nay đã có hơn 17.500 người tại 32 tỉnh, thành được cai nghiện bằng phương pháp này.


Theo đánh giá, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị đạt đến 93% sau 24 tháng điều trị. Theo Bộ Y tế, với hơn 17.500 bệnh nhân đang được điều trị bằng Methadone, mỗi năm Việt Nam tiết kiệm được khoảng 1.470 tỷ đồng. Nhiều bệnh nhân sau khi khỏe mạnh, giã từ ma túy cũng đã tìm được việc làm với tỷ lệ tăng từ 64,4% lên 75,9%.Theo ông Nguyễn Hoàng Long (http://citinews.net/xa-hoi/nong-dan-nam-dinh-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau--02-04-2014--YMTQBZA/) - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, nguồn thuốc Methadone do Chương trình PEPFER tại Việt Nam và Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tài trợ. Hiện Việt Nam (http://citinews.net/kinh-doanh/du-thao-luat-bhxh--rut-ngan-khoang-cach-bat-binh-dang-ve-luong-huu---14-05-2014--KOSSX6I/) đã sản xuất được thuốc Methadone với giá 700.000 đồng/lít.Tuy nhiên, con số người cai nghiện theo phương pháp này chỉ đạt 14% tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Ông Long cho biết, tỷ lệ bao phủ Methadone còn thấp là do nhiều tỉnh chưa xây dựng kế hoạch triển khai hoặc có kế hoạch nhưng không bố trí nguồn lực nên chương trình vẫn nằm trên giấy, như tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Dương, Lâm Đồng, Tây Ninh.Hiện tại, kinh phí cho chương trình này giảm mạnh (năm 2014 đã bị cắt giảm gần 70% so với năm 2013). Nhiều người lo ngại, nếu thiếu hỗ trợ, số người cai nghiện bằng Methadone sẽ giảm mạnh.Bộ Y tế đã có cơ chế khuyến khích các tỉnh mở rộng xã hội hóa việc điều trị bằng Methadone. Một số địa phương đã thu khoảng 10.000 đồng/bệnh nhân/ngày.Tuy nhiên, ông Phan Trọng Khánh (http://citinews.net/doi-song/du-an-phong--chong-hiv-aids-tai-hai-phong-gop-phan-giam-so-nguoi-nhiem-hiv-A524CRY/) - Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, sau 5 tháng triển khai thu phí 10.000 đồng/bệnh nhân/ngày, đã có 1% bệnh nhân (trong hơn 3.200 bệnh nhân) bỏ điều trị vì không có tiền, 30% xin nợ. "Nếu sau này kinh phí không còn, chắc chắn tỷ lệ bỏ điều trị sẽ tăng hơn nữa, và như vậy gánh nặng xã hội về người nghiện sẽ còn chất chồng" - ông Khánh cho biết.


Theo danviet.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=316831020)

songchungvoi_HIV
18-06-2014, 11:34
Heantos 4 - Bài thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy hiệu quả

Thứ tư 18/06/2014 10:00
Vào cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX, trước tình hình phát triển nhanh chóng của tệ nạn ma túy ở nước ta, ông Trần Khuông Dẫn- một lương y có nghề thuốc gia truyền đã trăn trở sưu tầm, bào chế một bài thuốc dân gian giải độc ma túy với tên gọi ban đầu là Đại Dương **D ở dạng lỏng (sau đổi tên thành thuốc giải độc thuốc phiện **D) và được sử dụng để điều trị cai nghiện ma túy ở một số địa phương trong những năm 1989 - 1990.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_06_18/Heatos4.jpg

</tbody>
Năm 1991, căn cứ vào kết luận đánh giá bước đầu của Hội đồng Khoa học, Bộ trưởng Bộ Y tế có quyết định cho phép dùng thuốc giải độc thuốc phiện **D trong các cơ sở cai nghiện thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và được chỉ đạo theo một quy trình thống nhất có theo dõi kết quả. Cuối năm 1995, nhóm cộng tác của lương y Trần Khuông Dẫn và Viện Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện nay) đứng đầu là GS-TSKH Viện trưởng Trần Văn Sung đã hợp tác cùng nhau tiến hành tiếp tục quá trình nghiên cứu, cải tiến công thức và công nghệ bào chế thuốc giải độc thuốc phiện **D và đổi tên chính thức thành bài thuốc Heantos.Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc, Viện Hóa học cùng nhóm lương y của ông Trần khuông Dẫn lần lượt cho ra đời ba loại thuốc Heantos1, Heantos 2, Heantos 3 và được Bộ Y tế cho phép thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư1 (Thường Tín, Hà Nội).Song song với quá trình thử nghiệm, Viện tiếp tục nghiên cứu, cải tiến công nghệ chiết xuất thành cao. Đến năm 2006, thuốc Heantos 4 ra đời và chính thức được Bộ Y tế giao Bệnh viện Tâm thần T.Ư1 thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiệu lực và tính an toàn của thuốc Heantos 4 hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy nhóm Opiats".Gần 400 trường hợp người nghiện ma túy đã tự nguyện đăng ký thử nghiệm lâm sàng qua ba giai đoạn tại 3 cơ sở cai nghiện ma túy là Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội số1(thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) và Bệnh viện Tâm thần T.Ư1, theo phác đồ điều trị 7 ngày/người.Theo PGS Trần Văn Cường- Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ1 đồng thời là Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, trong số người bệnh dùng Heantos 4 điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện thì có 31,7% cho kết quả tốt, 57,8% khá và 10,4% trung bình. Qua quá trình thử nghiệm trên hàng trăm bệnh nhân trong nước cũng như một số bệnh nhân nước ngoài trong đó có người đã nghiện hơn 10 năm cho thấy thuốc Heantos 4 giúp bệnh nhân cắt đứt cơn nghiện hoàn toàn sau 5 đến 7 ngày, thuốc dễ uống (dạng viên nang cứng 0,5g/ viên), số lần uống ít (2 lần một ngày và mỗi lần từ 5 đến 6 viên), nhẹ nhàng và êm dịu, không có tác dụng phụ đáng kể, giúp sức khỏe bệnh nhân trở lại bình thường nhanh chóng, người cai nghiện sớm hòa nhập với gia đình và xã hội.Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam có nhận xét các vị thuốc trong Heantos 4 có thể chia làm ba nhóm: nhóm các vị thuốc bổ, nhóm an thần định trí và nhóm điều trị triệu chứng. Ông đánh giá, Heantos 4 đã tuân thủ lý luận cơ bản của đông y (phù chính khu tà), hỗ trợ người nghiện vượt qua hội chứng cai bằng tác dụng hỗ trợ thể trạng chung, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của một số triệu chứng cai cơ bản và đặc biệt hỗ trợ người nghiện duy trì trạng thái tâm lý tích cực, quyết tâm theo đuổi việc điều trị cai nghiện để đoạn tuyệt với ma túy.Cùng với quá trình nghiên cứu trong nước, thời gian 1997 - 1998, Chính phủ cho phép Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (lúc đó) tiếp nhận Dự án "Hợp tác khoa học quốc tế phát triển bài thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy Heantos" do UNDP tài trợ và giao Viện Hóa học triển khai thực hiện.Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, Viện Hóa học đã kết hợp Viện Sinh hóa thực vật Halles (CHLB Đức) tiến hành nghiên cứu tách chiết được hơn 100 chất từ thuốc Heantos 4 và không phát hiện thấy chất nào có tính độc, cấm lưu hành trong thực phẩm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Đồng thời, Trường đại học UBC ở Van-cu-vơ (Ca-na-đa) thực hiện nghiên cứu bài thuốc Heantos 4 đã xác định được sự hình thành và vận chuyển chất dopamin trong não động vật cho sử dụng thuốc Heantos 4. Điều đó có nghĩa là Heantos 4 còn có tác dụng điều trị một số bệnh tâm thần khác như Rối loạn lưỡng cực và còn có khả năng chống tái nghiện.Thời gian qua đã có hàng chục người bệnh từ Mỹ, Italia, Thụy Sĩ, Ghana thông qua internet tự tìm đến Việt Nam xin được Viện Hóa học điều trị bằng bài thuốc Heantos 4. Thậm chí có những trường hợp đã từng điều trị bằng methadone ở nước họ không hiệu quả nhưng sang Việt Nam dùng Heantos 4 (từ 7 đến 10 ngày) đã cắt được cơn nghiện.Hiện nay, tại Cộng hòa Liên bang Đức đã thành lập Công ty tư vấn Heantos để liên kết hợp tác với Công ty Cổ phần Heantos (Việt Nam) nhằm đưa thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy Heantos 4 vào sử dụng ở Đức và một số quốc gia trong khối cộng đồng chung châu Âu.Trên cơ sở đánh giá, thẩm định thử nghiệm lâm sàng qua ba giai đoạn, cuối năm 2010, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế đã tổ chức nghiệm thu và kết luận: thuốc Heantos 4 sử dụng đơn giản, dễ uống, giúp người bệnh vượt qua cơn nghiện có hiệu quả, không có tác dụng phụ đáng lo ngạị. Với kết quả nghiệm thu trên đây, Bài thuốc Heantos 4 hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy nhóm Opiats đã được Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế cho phép sản xuất, lưu hành trong các Trung tâm cai nghiện trên toàn quốc theo Quyết định số 324/QĐ-QLD ban hành ngày 20/12/2012.Đồng thời, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đồng ý cho phép Viện Hóa học chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuốc Heantos 4 cho Công ty Cổ phần Heantos. Công ty cổ phần Heantos đã hợp tác với Công ty TNHH Dược phẩm Hà Thành để sản xuất và đưa thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy Heantos 4 ra thị trường, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của xã hội, góp phần tích cực vào chương trình phòng chống ma túy ở Việt Nam.Thời gian qua, bài thuốc Heantos 4 đã được nhiều cơ sở cai nghiện thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội sử dụng và được đánh giá cao về hiệu quả cắt cơn nghiện ma túy. Đặc biệt, Trung tâm Giáo dục-Lao động xã hội Gia Minh- Hải Phòng đã sử dụng Heantos 4 cắt cơn cho người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp (Amphetamine hoặc dạng đá) bước đầu có kết quả tốt.Tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục- Lao động xã hội tỉnh Hòa Bình đã triển khai Đề án thí điểm sử dụng thuốc Heantos 4 để chống tái nghiện cũng đạt những kết quả khả quan, sau khi cắt cơn, tiếp tục dùng Heantos 4 với liều 4v/ngày trong 3 tháng. Sau 3 tháng thí điểm, chỉ có 3 người xét nghiệm nước tiểu Dương tính (+) trong số 40 người (bằng 7,5%) tham gia chương trình chống tái nghiện bằng Heantos 4. Tỉnh Hòa Bình đang tiến hành nghiệm thu Đề tài để có kết luận mở rộng chương trình chống tái nghiện bằng thuốc Heantos 4 trong thời gian tới.Về giá thuốc, 1 đợt cắt cơn chỉ cần dùng từ 60-70 viên trong thời gian 6-7 ngày với 1 hộp 7vỉ x 10v giá 800.000 đồng. Phác đồ sử dụng thuốc rất đơn giản và có chỉ dẫn cụ thể trong hộp thuốc.* Bài viết mang tính chất tham khảo về một trong những bài thuốc cắt cơn nghiện.
Trần Việt Trung
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Heantos-4-Bai-thuoc-ho-tro-cat-con-nghien-ma-tuy-hieu-qua/10593.vgp

songchungvoi_HIV
18-06-2014, 18:02
142 cơ sở điều trị cho người cai nghiện ma túy18/6/2014 17:06
NDĐT- Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, cả nước có khoảng 123 trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội và 19 cơ sở cai nghiện dân lập.


Cơ quan này cũng cho biết, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng tăng nhanh, nhất là tại các thành phố lớn và một số tỉnh phía nam. Tới năm 2013, tỷ lệ số người đã từng sử dụng ma túy tổng hợp hay chất kích thích dạng Amphetamine (http://citinews.net/doi-song/thai-phu-stress--hut-thuoc-la-de-sinh-con-dong-tinh-RWNKX5Q/) (ATS (http://citinews.net/oto-xe-may/general-motors-se-goi-thieu-15-mau-xe-moi-trong-nam-2014-IYAKRVI/)) như hàng "đá" (Methaphetamine (http://citinews.net/phap-luat/nam-dinh-triet-pha-nhieu-chuyen-an-ma-tuy-lon-ABKNOCI/)), thuốc lắc (Ectasy) hay hồng phiến (Amphetamine) đã lên tới hơn 25%. Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên các trung tâm cai nghiện đã sử dụng ATS rất cao như Đà Nẵng (74%), Tây Ninh (61%), Trà Vinh (49%), Vũng Tàu (44%). Hầu hết số học viên sử dụng ATS có vấn đề về sức khỏe tâm thần, không ít trường hợp này đã phạm tội giết người do bị bệnh hoang tưởng.
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đề nghị, trong thời gian tới, Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn việc xác định người nghiện ma túy, đặc biệt đối với nghiện ma túy tổng hợp và nghiên cứu, hướng dẫn phác đồ điều trị cho nhóm người nghiện ma túy loại này, có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, phường, thị trấn về phác đồ điều trị cắt cơ nghiện giúp các địa phương triển khai công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Đặc biệt sớm có các văn bản thẩm định, kết luận về các bài thuốc cai nghiện chưa được thẩm định nhưng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và có các khuyến cáo cho các địa phương về việc áp dụng các bài thuốc, phác đồ này.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện có khoảng hơn 17,3 nghìn người nghiện chất dạng thuốc phiện đang được điều trị thay thế bằng methadone tại 91 cơ sở thuộc 32 tỉnh, thành phố. Trong đó có năm cơ sở methadone xã hội hóa thuộc Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đang điều trị cho 1.039 người nghiện chất dạng thuốc phiện, gồm 851 người đang điều trị duy trì và 188 người đang trong giai đoạn dò liều có kết quả điều trị khá tốt. Hiện nay, khó khăn nhất là đối với người sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy đá chưa có các giải pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.


Theo nhandan.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1924816676)

songchungvoi_HIV
20-06-2014, 10:56
Sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone để điều trị nghiện ma túy

Thứ sáu 20/06/2014 09:00
Theo Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long, dự kiến đến cuối tháng 9, ngành y tế sẽ nhập thêm 21.000 lít Methadone để đáp ứng nhu cầu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho bệnh nhân.

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, thuốc Methadone sử dụng cho bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiện nay tại Việt Nam do Bộ Y tế làm đầu mối nhập khẩu đều do nguồn kinh phí tài trợ từ Chương trình Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS.
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_06_19/methdone.jpg
Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
Tính đến tháng 4/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 14 đợt với tổng số 183.228 lít thuốc methadone. Trong đó, chương trình PEPFAR hỗ trợ 143.240 lít, Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ 39.988 lít thuốc.Trong tổng số thuốc Methadone đã nhập, hiện số thuốc đã sử dụng điều trị cho bệnh nhân là 123.475 lít, còn lại 59.727 lít thuốc Methadone đang được bảo quản, lưu giữ tại tổng kho của Công ty Dược phẩm trung ương I (CPC1).Vừa qua, Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc methadone phục vụ công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2010-2015. Đây là hoạt động tích cực nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tuyển chọn các công ty sản xuất thuốc trong nước tham gia vào công tác đảm bảo cung ứng đủ nguồn thuốc methadone cho việc duy trì và mở rộng điều trị bằng methadone.

Hiện tại, đã có một công ty dược của Việt Nam là Công ty Vidaphar sản xuất thành công methadone. Cục Quản lý Dược đã cấp số đăng ký để công ty này sản xuất. Dự án Phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) đã mua 2.400 lít thuốc methadone do Công ty Vidaphar sản xuất để điều trị cho bệnh nhân vào quý II năm 2014.

Giá thuốc methadone Việt Nam sản xuất là 700.000 đồng/lít. Các chương trình, dự án và các địa phương có đủ căn cứ pháp lý để tổ chức đấu thầu mua thuốc methadone sản xuất trong nước theo quy định của Luật Dược và Luật Đấu thầu.

Thời gian tới, để hoạt động điều trị Methadone đạt hiệu quả, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đề xuất ngân sách Nhà nước phải là nguồn tài chính chủ yếu để triển khai điều trị liệu pháp duy trì bằng Methadone.

Cần phải tăng kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hoặc xây dựng thành một Đề án riêng về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone để đảm bảo đủ ngân sách duy trì và kéo dài trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, kinh phí của Trung ương tối thiểu phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị cho các tỉnh không có hoặc hạn chế các nguồn thu (ưu tiên các tỉnh miền núi) và đào tạo nhân lực.Ngoài ra, các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác để triển khai chương trình điều trị Methadone, tối thiểu phải đủ cho các hoạt động như đầu tư ban đầu, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu. Đồng thời, chi phí vận hành thường xuyên, chi trả lương, phụ cấp cho nhân lực theo quy định hiện hành và đảm bảo kinh phí mua thuốc.

Song song với những giải pháp trên, ông Nguyễn Hoàng Long cho rằng cần hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hóa công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

Bộ Tài chính nên phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan ban hành khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng nên đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xã hội hóa điều trị tại địa phương theo các quy định hiện hành; cho phép thu phí một phần (10.000-15.000 đồng/người/ngày) để bù đắp một phần chi phí thường xuyên và trả lương cho cán bộ hợp đồng; tiếp tục ưu tiên phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ nước ngoài dành cho triển khai điều trị Methadone, đặc biệt là để đầu tư các trang thiết bị, đào tạo nhân lực và mua thuốc Methadoen để cấp phát cho các tỉnh khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách.

Chương trình điều trị Methadone đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm trước điều trị là 64,4% đã tăng lên 75,9% sau 24 tháng điều trị. Nếu không tham gia điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, trung bình một người bệnh tiêu tốn 230.000 đồng/ngày mua heroin (tức khoảng 84 triệu đồng/năm). Trong khi đó, chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/năm. Hiện ngành y tế đang điều trị cho 17.521 bệnh nhân, như vậy đã tiết kiệm được khoảng 1.470 tỷ đồng/năm.
Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Se-nhap-them-21000-lit-methadone-de-dieu-tri-nghien-ma-tuy/10611.vgp

songchungvoi_HIV
20-06-2014, 17:13
Kinh nghiệm điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc Cedemex tại Thái Nguyên

Thứ sáu 20/06/2014 16:00
Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, để có được kết quả điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc Cedemex tại gia đình, cộng đồng, cần phải phối hợp đồng độ nhiều yếu tố.

Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4/2013, với sự tham gia của 356 người ở 77 xã, phường, thị trấn thuộc sáu huyện, thành phố, thị xã. Trong số đó, có 284 người duy trì uống thuốc điều trị.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_06_20/cedemex.jpg

</tbody>
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, từ tháng 4/2013 đến nay, trong số 155 nghiện ma túy đã dùng thuốc Cedemex đủ 6 tháng, có 117 người đến nay chưa sử dụng lại ma túy, kiểm tra nhanh 74 người đang trong giai đoạn điều trị dưới 6 tháng, đều cho kết quả âm tính.Đánh giá chung về việc sử dụng thuốc Cedemex để cai nghiện cho thấy, thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn êm dịu, không vật vã, sau từ 3 - 5 ngày người cai nghiện không còn cảm giác thèm, nhớ ma túy. Trong 6 tháng điều trị duy trì bằng thuốc Cedemex, hầu hết người cai nghiện đều ăn tốt, ngủ tốt, tâm lý, tinh thần thoải mái, sinh lý phục hồi, tăng từ 2 - 9 kg, sức khoẻ được cải thiện rõ rệt.Để có được kết quả trên, theo UBND tỉnh Thái Nguyên, cần phải phối hợp đồng bộ 5 yếu tố.Một là, làm tốt công tác tư vấn để người nghiện ma tuý, gia đình có người nghiện ma tuý hiểu một cách đầy đủ về căn bệnh nghiện ma tuý, từ đó thay đổi về nhận thức, cách làm, giúp đỡ người bệnh thực hiện đúng phác đồ điều trị.Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho người nghiện ma tuý nhận thức đúng đắn về tác hại của ma tuý, mong muốn được cai nghiện, tự nguyện thay đổi lối sống, hành vi; tạo cho người bệnh có động lực, ý chí, nghị lực, quyết tâm cao, tự giác kiểm soát được hành vi của mình.Ba là, Thuốc hỗ trợ điều trị nghiện ma tuý Cedemex đã thực sự có hiệu quả hỗ trợ giúp người bệnh cắt cơn, điều trị duy trì, chống tái nghiện.Bốn là, môi trường gia đình là chỗ dựa vững chắc giúp người cai nghiện không cảm thấy cô đơn, tạo niềm tin, hy vọng cho người cai nghiện ma tuý tại nhà.Năm là, người cai nghiện ma tuý ở gia đình, ngoài việc dựa vào người thân trong gia đình, dòng họ thì cộng đồng chính là “Điểm tựa vững chắc, bền vững và lâu dài”. Sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể địa phương, huy động được sự vào cuộc của cộng đồng cùng với gia đình, dòng họ trong việc quản lý thao dõi hỗ trợ giúp đỡ đối tượng cai nghiện nghiện trong gia đình là điều không thể thiếu được.Hiện nay, Thái Nguyên vẫn còn gần 5.200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý sinh sống tại 166/181 xã, phường, thị trấn. Năm 2013, tỉnh đã tổ chức cai nghiện bằng các hình thức cho hơn 1.500 người, cai tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khoảng 990 người và điều trị nghiện thay thế bằng chất dạng thuốc phiện Methadone cho gần 1.500 ngườiTrong thời gian tới, UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” giai đoạn 2013-2015 với số bệnh nhân được điều trị 750-850 người tham gia dùng thuốc Cedemex.Để việc triển khai thực hiện Đề án đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện; kết hợp việc tổ chức cai nghiện ma túy với đấu tranh, truy quét, triệt phá các đường dây, tụ điểm, điểm buôn bán ma túy trên địa bàn, nhất là ở những vùng trọng điểm; ***g ghép chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương để tạo điều kiện cho người nghiện sau cai được học nghề, tìm việc làm, tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, vay vốn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững.
Gia Toại
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Kinh-nghiem-dieu-tri-nghien-ma-tuy-bang-thuoc-Cedemex-tai-Thai-Nguyen/10617.vgp

Charles
22-06-2014, 09:45
22/6/2014 08:57


Nhân Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6: Đặt trọn niềm tin vào Methadone


Những ngày này, dù sáng sáng liên tục mưa to, song các bệnh nhân nghiện ma túy vẫn đến đông đủ tại Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu để được uống Methadone.






Bệnh nhân Đ. H. G ở phường Tân Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) cho biết, là người có "thâm niên" nghiện ma túy ngót 20 năm nay và đã từng đi cai nghiện ở nhiều nơi trong Nam ngoài Bắc "nhưng mãi không dứt ra được". Đến cuối năm 2013, biết tỉnh Lai Châu có chương trình cai nghiện bằng Methadone miễn phí, anh đã đăng ký tham gia. Sau 7 tháng uống Methadone đều đặn hằng ngày, anh Đ. H. G cho rằng tương đối có hiệu quả bởi anh đã dừng không dùng ma túy nữa và sức khỏe cũng ổn định. Anh đã tìm được việc lái xe thuê, thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng.

B ệnh nhân Ng. V. Đ, 39 tuổi, ở phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu bị nghiện từ khi còn rất trẻ. Trung bình, mỗi ngày anh đã "đốt" từ 800.000 - 1.000.000 đồng của gia đình, thậm chí có ngày đến 3.000.000 đồng để mua ma túy về sử dụng. Tài sản trong nhà anh cũng vì thế mà hiện không còn gì đáng giá. Sau một thời gian tham gia điều trị bằng Methadone, anh tâm sự: "Tôi đã dùng nhiều loại thuốc để cai nhưng không ăn thua. Đến khi dùng Methadone, tôi thấy thuốc này uống vào không vật vã như các loại thuốc từng dùng trước đó". Bây giờ không còn vật vã vì ma túy nữa, anh hy vọng "anh em nào nếu có chung cảnh ngộ giống mình nên tìm đến cơ sở điều trị Methadone".

Bà Bùi Thị Sửu (http://citinews.net/kinh-doanh/nu-doanh-nhan-cua-nui-rung-tay-bac-547XB5Y/), mẹ của một bệnh nhân nghiện ma túy ở thành phố Lai Châu cũng cho biết, con bà không may dính phải ma túy, đã đưa con đi cai nghiện ở nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Nay sau vài tháng đăng ký cho con tham gia chương trình, uống Methadone đều đặn hằng ngày, con bà đã khá hơn nhiều. Bà Sửu xúc động: "Cảm ơn Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Lai Châu, cảm ơn chương trình một nghìn lần, một vạn lần vì đã cứu sống con chúng tôi".

Trao đổi với bà Lê Thị Mai, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Lai Châu, Chủ nhiệm Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Lai Châu, chúng tôi được biết tỉnh Lai Châu mới triển khai chương trình này được 7 tháng với hơn 250 bệnh nhân nghiện, điều trị tại hai cơ sở Thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường. Đến nay, nhiều bệnh nhân đã bỏ được ma túy. Đặc biệt, đã có hai bệnh nhân rất tự tin xin ra khỏi chương trình vì không dùng ma túy nữa và cảm thấy đã cai nghiện hẳn… Gần chục bệnh nhân khác nhờ uống Methadone, khỏe mạnh hơn và đã tìm được việc làm.

Do đặc thù của tỉnh miền núi đất rộng, người thưa, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của tỉnh được ***g ghép, đặt hoàn toàn trong hệ thống y tế, trong mạng lưới phòng chống HIV/AIDS.

Có thể nói điều trị Methadone tại Lai Châu được tổ chức liên hoàn cùng điều trị HIV/AIDS, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đây là một mô hình 3 trong 1, được đánh giá là đặc biệt, giúp giải quyết nhiều nhu cầu của bệnh nhân; giúp việc chuyển, kết nối các dịch vụ thuận lợi cho cả bệnh nhân và công tác điều trị. Việc kết hợp này cũng tiết kiệm được cả về nhân lực và trang thiết bị y tế.

Ông Lê Phú Hiếu, Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cũng cho rằng, đây là phương pháp duy nhất, có hiệu quả có thể thay thế nghiện ma túy. Theo khảo sát, tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 4.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Triển khai phương pháp này, đến năm 2015 Lai Châu thực hiện nhiệm vụ cai cho 50% số người nghiện ma túy.

Được biết, đã có rất nhiều bệnh nhân nghiện ở tận các địa bàn vùng sâu, vùng xa như huyện biên giới Mường Tè, Sìn Hồ cũng tìm đến cơ sở điều trị Methdone tại thành phố Lai Châu xin được tham gia chương trình này. Từ nay đến cuối năm 2014, Sở Y tế Lai Châu mở thêm ba cơ sở điều trị Methadone ở huyện biên giới Phong Thổ và huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên cùng 9 cơ sở cấp phát thuốc ở các xã trọng điểm có nhiều bệnh nhân nghiệm trên toàn địa bàn tỉnh… Đây là một tin vui đối với các bệnh nhân nghiện nơi vùng sâu, vùng xa, thường có hoàn cảnh kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu, đ ể được tham gia chương trình uống Methadone miễn phí, bệnh nhân nghiện chỉ cần làm đơn tự nguyện có xác nhận của chính quyền địa phương cùng giấy phôtô sổ hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân và làm một số xét nghiệm miễn phí tại cơ sở điều trị này.

Khi bệnh nhân nghiện tham gia uống Methadone, sẽ có được 6 giảm: Giảm tử vong do sốc thuốc; giảm lây nhiễm HIV, viêm gan B, C; giảm kinh phí do sử dụng ma túy; giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp; giảm tội phạm và xung đột với gia đình. Đồng thời sẽ có 4 tăng: tăng thu thập, tăng sức khỏe, tăng việc làm và tăng nhân cách con người./.

Theo TTXVN





Theo www.tuyengiao.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1343752535)

Tuanmecsedec
24-06-2014, 05:26
Xã hội hóa điều trị ma túy bằng Methadone

Thứ ba, 24/06/2014, 00:00 (GMT+7)

Sau 5 năm triển khai, chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone đã đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, kinh tế và an ninh trật tự xã hội cho một số địa phương của cả nước. Trong đó, TPHCM có 5 cơ sở điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone với hơn 1.000 bệnh nhân tham gia.



<tbody>
http://sggp.org.vn/dataimages/original/2014/06/images505564_W3a.jpg


Lãnh đạo UBND TPHCM thăm một bệnh nhân điều trị HIV/AIDS.

</tbody>


Hiệu quả thiết thực

Theo BS Phạm Thanh Hiếu, cơ sở điều trị bằng Methadone quận 8 - TPHCM, hiện cơ sở đang phát thuốc cai nghiện Methadone cho hơn 300 người, trong đó gần một nửa không thường trú tại địa bàn quận 8. Qua hơn 3 năm triển khai, BS Hiếu cho biết một số trường hợp bệnh nhân ngừng điều trị giữa chừng vì nhiều lý do khác nhau nhưng về cơ bản đa số đã cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng…Ghi nhận tại các cơ sở điều trị Methadone ở quận 6, Thủ Đức, Bình Thạnh cho thấy, hầu hết bệnh nhân nằm trong chương trình điều trị đều chấp hành tốt quy định giờ giấc uống thuốc cũng như các tư vấn, khuyến cáo của cán bộ y, bác sĩ. Theo các tư vấn viên cơ sở điều trị Methadone quận 8, tiêu chuẩn cai nghiện từ trên 18 tuổi hoặc nếu dưới 18 tuổi phải có người giám hộ, tự nguyện cai nghiện, có địa chỉ ổn định. Tại cơ sở cai nghiện bằng Methadone quận 4, qua thống kê sơ bộ có hơn 80% trường hợp đăng ký cai nghiện đã cắt cơn nghiện, trở lại cuộc sống đời thường và hòa nhập cộng đồng…

Triển khai thí điểm chương trình cai nghiện Methadone từ giữa năm 2008, TPHCM được đánh giá đạt hiệu quả đáng kể về mặt điều trị lẫn xã hội. Theo Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện ma túy cũng như gia đình và cộng đồng. Kết quả điều trị cho thấy, người nghiện đã giảm đáng kể về tần suất và liều sử dụng và sau khoảng 3 tháng thì cắt nghiện hoàn toàn. Đa số bệnh nhân tham gia điều trị được cải thiện tốt về sức khỏe.

Không riêng TPHCM, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, hiện cả nước đã có 20 tỉnh, thành phố tổ chức cai nghiện ma túy bằng Methadone tại 62 cơ sở cho gần 15.000 người. Bộ Y tế cũng nhận định chương trình cai nghiện Methadone có kết quả đáng khích lệ. Theo Bộ Y tế, sau tháng đầu tiên điều trị, chỉ còn 57% bệnh nhân sử dụng ma túy, sau tháng thứ hai còn 30% và tháng thứ ba tỷ lệ bệnh nhân sử dụng ma túy giảm còn 18%. Sau 3 tháng sử dụng Methadone, đã có 40% bệnh nhân tăng từ 2 - 4kg và hơn 20% người tìm được việc làm ổn định.

Khuyến khích xã hội hóaTheo Bộ Y tế, điều trị Methadone là phương pháp hiệu quả, chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Song hầu hết các địa phương hiện nay đang gặp khó khăn về kinh phí đầu tư cho cơ sở điều trị. Kinh phí này bao gồm chi phí cơ sở vật chất ban đầu, mua thuốc Methadone khi nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho chương trình kết thúc sau năm 2015 và đặc biệt là chi phí vận hành, tiền lương cho cán bộ nhân viên các cơ sở.Theo đánh giá của Bộ Y tế, thực trạng cai nghiện tập trung tại các trung tâm còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nghiện cao; nhiều mô hình cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng. Trong khi nguồn lực xã hội chưa được phát huy. Theo Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, hiện có 16 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó có 12 cơ sở cai nghiện bắt buộc quản lý và điều trị cho hơn 9.000 người nghiện.Tuy nhiên, thành phố đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu Methadone do các tổ chức quốc tế và trung ương cắt giảm kinh phí hỗ trợ. Để đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân được liên tục, UBND TPHCM đã phải chi thêm 3,2 tỷ đồng từ ngân sách (nâng tổng kinh phí cho chương trình Methadone lên 10,2 tỷ đồng) cho việc mua thuốc và chi phí hoạt động của các cơ sở điều trị. Trước thực trạng này, UBND TPHCM đang hướng tới triển khai xã hội hóa chương trình Methadone nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị.

Theo kế hoạch triển khai xây dựng các cơ sở điều trị cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng và giải pháp mở rộng điều trị Methadone tại TPHCM đến năm 2015, thành phố sẽ mở rộng và xã hội hóa chương trình Methadone ra tất cả các quận huyện; phát triển thêm 10 cơ sở điều trị và 15 điểm phát thuốc vệ tinh.

Trong quý 3-2014, TPHCM sẽ triển khai xã hội hóa chương trình Methadone. “Để đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động điều trị, giảm tỷ lệ người nghiện trong cộng đồng, thành phố yêu cầu bệnh nhân có nghĩa vụ phải đóng một phần chi phí điều trị”, một lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết. Tuy nhiên, trước mắt, TPHCM kiến nghị trung ương hỗ trợ đủ thuốc Methadone trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 để đảm bảo thực hiện đề án “Mở rộng xã hội hóa chương trình Methadone giai đoạn 2014 đến 2016”.“Thay vì nhà nước và các tỉnh bỏ ra hàng chục tỷ đồng mỗi năm để tạm giam người nghiện và vận hành các trại cai nghiện tập trung thì hãy tạo ra một nhu cầu thực sự được điều trị cho người nghiện. Khi có nhu cầu và có quyền lợi điều trị thì người nghiện và gia đình họ nhất định sẽ tìm đến các trung tâm cai nghiện Methadone. Nhiều gia đình bệnh nhân sẵn sàng trả thêm tiền để được ưu tiên vào điều trị”, ông Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nhìn nhận.

Hiện nay, toàn bộ kinh phí mua Methadone vẫn được trích từ tài trợ quốc tế, nhưng nguồn này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015, trong khi 65.000 người bệnh vẫn đang chờ được điều trị.Kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá nguồn kinh phí cho công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm đang giảm dần, chương trình điều trị Methadone cho người nghiện ma túy chưa đạt chỉ tiêu… Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các ban ngành liên quan sớm tổng hợp, cân đối nhu cầu người nghiện ma túy điều trị Methadone của các địa phương để xem xét, phê duyệt trong tháng 6-2014 về kế hoạch điều trị Methadone năm 2014 và năm 2015 cho hơn 80.000 người nghiện ma túy.“Bảo đảm nguồn thuốc Methadone cung ứng đầy đủ, kịp thời cho các địa phương; đẩy mạnh việc thí điểm và nhân rộng các mô hình hỗ trợ điều trị nghiện bằng các loại thuốc khác, hướng dẫn các địa phương tăng cường huy động các nguồn lực cho các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, AIDS, đặc biệt là nguồn xã hội hóa…”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo.


TẤN HIỀN

http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2014/6/353072/

Tuanmecsedec
24-06-2014, 21:55
Hơn 30 nghìn bệnh nhân được điều trị Methadone trong năm 2014

17:58, 24/06/2014

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa giao (http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=174591) chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015 cho 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/tranthithom/2014_06_24/Resize of 20131125165491.jpg?maxwidth=460
Ảnh minh họa


Theo đó, trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ giao 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều trị 30.850 bệnh nhân bằng thuốc Methadone và năm 2015 là 81.047 bệnh nhân.

Trong đó, các tỉnh, thành phố được giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị bằng thuốc Methadone nhiều nhất là thành phố Hà Nội với 2.300 bệnh nhân (năm 2014) và 8.500 bệnh nhân (năm 2015); Thành phố Hồ Chí Minh 2.280 bệnh nhân (năm 2014) và 8.000 bệnh nhân (năm 2015); thành phố Hải Phòng 3.860 bệnh nhân (năm 2014) và 4.600 bệnh nhân (năm 2015)...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai, cân đối, bảo đảm đủ nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và kinh phí để mở rộng điều trị Methadone trên địa bàn, hoàn thành chỉ tiêu bệnh nhân được trị bằng Methadone; báo cáo định kỳ và đột xuất về Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Bộ Y tế.Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không được giao chỉ tiêu thì chủ động đề xuất Bộ Y tế giao chỉ tiêu và tổ chức, thực hiện việc điều trị bằng thuốc Methadone cho người nghiện chất dạng thuốc phiện tại địa phương.Hiện nay, độ bao phủ của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone còn thấp hơn so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.

Được biết hiện mới chỉ có 17.521 bệnh nhân được điều trị Methadone.Chính vì vậy, mục tiêu điều trị Methadone cho hơn 80 nghìn bệnh nhân người nghiện ma túy đến năm 2015 là một mục tiêu rất quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy và Bộ Y tế.


Phương Nhi

http://baodientu.chinhphu.vn/chi-dao-quyet-dinh-cua-chinh-phu-thu-tuong-chinh-phu/hon-30-nghin-benh-nhan-duoc-dieu-tri-methadone-trong-nam-2014/202251.vgp

Charles
25-06-2014, 19:06
<tbody>
Quỳ Châu Khai trương phòng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. (25/06/2014 04:43 PM)



Ngày 25/6 tại Bệnh viện đa khoa, UBND huyện Quỳ Châu đã tổ chức hội nghị đồng thuận triển khai điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.



http://www.nghean.vn/wps/wcm/connect/659ea280447f31199bb99b287f4ee645/1/Quang+c%E1%BA%A3nh+h%E1%BB%99i+ngh%E1%BB%8B.JPG?MO D=AJPERES&CACHEID=659ea280447f31199bb99b287f4ee645/1




Quang cảnh hội nghị
Việc điều trị người nghiện bằng liệu pháp Methadone nằm trong chương trình can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy do dùng chung bơm kim tiêm, thuộc kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Methadone là thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện. Tuy mới triển khai từ năm 2012 đến nay nhưng bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực, đa số bệnh nhân sau khi được điều trị bằng Methadone đã không còn dùng Heroin nữa, đặc biệt một số bệnh nhân đã bắt đầu trở lại lao động và học tập.
Quỳ Châu có 515 người nhiễm HIV, là huyện có nhiều người nhiễm HIV đứng thứ 4 trong tỉnh. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS có liên quan đến tiêm chích các chất ma túy là 90%. Hiện tại Quỳ Châu có 254 người nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện.
Mục tiêu của cơ sở điều trị Methadone tại huyện Quỳ Châu đến năm 2015 điều trị được 150 người bệnh, từ năm 2016 trở đi mỗi năm điều trị thêm 100 người bệnh; đến năm 2020 phủ kín 100% người nghiện tại huyện Quỳ Châu được tiếp cận sử dụng Methadone. Qua đó góp phần giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện, người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Kế Kiên – Đài TT-TH Quỳ Châu

</tbody>

Charles
26-06-2014, 17:37
26/6/2014 09:15
Cần xã hội hóa cai nghiện ma túy bằng điều trị Methadone
(http://citinews.net/doi-song/thong-diep-cua-hy-vong--24-06-2014--VIPPTPY/)

(Baonghean) - Tháng 9/2012, tỉnh ta triển khai cai nghiện cho người nghiện ma túy bằng phương pháp điều trị thay thế methadone. Đến nay, kết quả mang lại là khá tích cực. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chương trình, rất cần sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội.

Kết quả khả quan


"Nếu không có methadone, chắc tôi vẫn ở trong tù", đó là lời khẳng định của một bệnh nhân mà chúng tôi gặp tại ở cơ sở điều trị bằng Methadone (thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS). Với nước da hồng hào, khuôn mặt sáng sủa, thật khó để hình dung được Tr. V. Th. trú ở khối 4, phường Hà Huy Tập (http://citinews.net/lam-dep/dermagenic-bo-sung-collagen-giup-tre-hoa-da--MNWGQXA/) (TP. Vinh) là một người nghiện ma túy. Người đàn ông này đã rất cởi mở khi chia sẻ với chúng tôi về quá trình nghiện và cai nghiện ma túy của mình.


<tbody>
http://baonghean.vn/dataimages/201406/original/images1001603__DSC0477.jpg


Bệnh nhân nghiện ma túy điều trị bằng methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

</tbody>


Sinh năm 1976, thông minh, học giỏi, tương lai Th. rộng mở khi anh thi đậu vào Trường Đại học giao thông - Vận tải. Năm 1998, khi đang là sinh viên năm cuối, chỉ vì tò mò, đua đòi bạn bè nên Th. đã "bập" vào ma túy. Kể từ đó, ma túy đã phủ bóng đen lên cuộc đời anh, dù anh đã vật vã, cố gắng để thoát khỏi nó. 7 lần cai nghiện, trong đó có 5 lần cai tập trung tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội, nhưng đều thất bại; đã một lần phải vào tù vì tàng trữ heroin, tưởng như cuộc đời Th. sẽ không bao giờ thoát khỏi ma túy. Nhưng đến tháng 9/2012, chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone lần đầu tiên được triển khai ở Nghệ An đã đem đến cho anh hy vọng. Là một trong những người đầu tiên đăng ký điều trị, từ đó đến nay, đều đặn mỗi ngày anh đều đến đây để uống thuốc. Th. tâm sự: "Nhờ uống methadone, tôi thấy mình khỏe ra, tăng hơn 10 kg so với cách đây gần 2 năm, không phải vật vã thèm thuốc như trước nữa. Vì thế, tôi lại có cảm giác tự tin vào cuộc sống, cùng vợ mở một quầy tạp hóa, việc buôn bán khá suôn sẻ. Không những thế, tình cảm gia đình, quan hệ với anh em họ hàng cũng thay đổi tích cực. Vợ tôi đã sinh thêm một cháu bé sau khi đã có cháu đầu vào năm 2006 và cả gia đình tôi đều tin tưởng vào tương lai".

Còn D. (SN 1990) trú ở xóm 13, xã Diễn An, huyện Diễn Châu. Bắt đầu sử dụng ma túy từ năm 2008. D đã có 5 năm liên tục khiến cả gia đình khổ sở vì không thể dứt ra được sự đày đọa của heroin. Tháng 6/2013, gia đình đã đưa D vào đăng ký cai nghiện thay thế bằng methadone. "Sau vài tháng điều trị, em không còn cảm giác thèm heroin như trước đây và đã tham gia vào các công việc của gia đình".

Bác sỹ Luyện Văn Trịnh (http://citinews.net/doi-song/sau-cat-giam-tai-tro-phong--chong-hiv-aids--F4DQHMY/) - Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Tỉnh ta là địa phương thứ 12 trong cả nước triển khai chương trình điều trị thay thế các chất gây nghiện bằng thuốc methadone (theo Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 của UBND tỉnh). Đến ngày 31/5/2014, đã có 426 bệnh nhân đến từ 11 huyện, thành, thị trong tỉnh đăng ký tham gia điều trị, trong đó có 378 bệnh nhân đã được điều trị và có 268 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị. Cùng với đó, cơ sở đã tổ chức được 76 buổi giáo dục nhóm tuyên truyền về tác hại của ma túy cũng như hiệu quả điều trị methadone, thu hút 882 lượt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tham gia; tổ chức tư vấn cho gần 3 nghìn lượt người trước và trong quá trình điều trị.

Theo các bác sỹ tại trung tâm thì việc điều trị các chứng nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở tỉnh ta bước đầu đã có nhiều kết quả khả quan: Khoảng 98% bệnh nhân chấp hành tốt phác đồ điều trị, hơn 80% bệnh nhân sau khi tham gia điều trị đã không còn sử dụng heroin, nhờ đó cải thiện về sức khỏe, tăng cân, tâm lý ổn định, giao tiếp tự tin, cải thiện mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Gần 20% bệnh nhân còn sử dụng heroin nhưng với tần suất ít hơn rất nhiều và với hình thức sử dụng đỡ nguy hiểm hơn là hít thay vì tiêm chích như trước đây. Do đó, có thể khẳng định, việc triển khai điều trị bằng methadone như một mũi tên trúng nhiều đích: Hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.

Những khó khăn

Điều trị methadone được xem là phương pháp cai nghiện ma túy hiệu quả, chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, toàn bộ chi phí cho cơ sở vật chất ban đầu, mua methadone và chi phí vận hành, tiền lương cho cán bộ, nhân viên các cơ sở được trích từ tài trợ của Dự án PEPFAR nên tất cả các bệnh nhân tham gia điều trị không phải chi trả tiền thuốc và bất cứ khoản chi phí nào khác. Nhưng nguồn hỗ trợ này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015, điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thành lập các cơ sở điều trị methadone. Dự kiến đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 7 cơ sở điều trị bằng methadone, với hơn 1.700 bệnh nhân tham gia điều trị. Tuy nhiên, đến tháng 6/2014, mới chỉ có 2 cơ sở đi vào hoạt động là cơ sở ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và ở Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong), trong đó cơ sở Quế Phong mới chỉ tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ ngày 24/6.

Cũng do khó khăn về kinh phí nên các cơ quan chức năng chưa tổ chức được nhiều cuộc hội thảo, tuyên truyền về methadone xuống cơ sở, do đó nhận thức của các cấp chính quyền cũng như người dân về điều trị methadone còn nhiều hạn chế. Bác sỹ Luyện Văn Trịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết: "Nhiều bệnh nhân đến điều trị cho chúng tôi biết rằng ở một số địa phương, do chưa nhận thức đúng về điều trị methadone, coi người nghiện là đối tượng phạm tội nên còn gây khó khăn cho họ khi đến xin xác nhận. Ngoài ra, với những bệnh nhân ở xa, dù đã được cấp thuốc miễn phí nhưng họ vẫn phải tốn kém chi phí đi lại; sau vài tháng điều trị, thấy không còn thèm heroin, người nhà của một số bệnh nhân và chính bản thân họ tưởng đã cai nghiện thành công, lại bỏ dở điều trị cho đỡ tốn kém mà không biết rằng điều trị methadone phải thực hiện lâu dài và gần như suốt đời".

Tuy nhiên, để điều trị thành công ngoài việc cần có phác đồ điều trị phù hợp và bản thân, người bệnh phải kiên trì, tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của thầy thuốc. Đặc biệt, trong quá trình điều trị rất cần có sự quan tâm ủng hộ của người thân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Ngay cả nhiều bệnh nhân đã điều trị methadone lâu dài và tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị vẫn phải thừa nhận rằng dù không còn cảm giác thèm heroin như trước đây nhưng nếu vẫn thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng nghiện ma túy ngoài xã hội thì họ vẫn rất dễ tái nghiện. Con số 110 bệnh nhân phải từ bỏ điều trị methadone đã cho thấy điều đó.

Mặt khác, hiện nay, chế độ cho những người làm công tác điều trị methadone còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ. Theo bác sỹ Trần Mạnh Cường (http://citinews.net/xa-hoi/chuyen-giao-cong-nghe--khuyen-nong-cho-lao-VPWL3KI/) - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trong số 13 cán bộ, nhân viên của cơ sở, hàng ngày có đến 4 - 5 người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và công việc này có thể xếp vào nhóm độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, các cán bộ, nhân viên ở đây không được hưởng bất cứ chế độ phụ cấp độc hại nào, dẫn đến nhiều người không muốn gắn bó lâu dài với công việc.

Như vậy, để tăng độ bao phủ của chương trình điều trị methadone, giúp nhiều người nghiện ma túy có cơ hội cai nghiện, các ban, ngành liên quan cần tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các dự án, đẩy nhanh tiến độ thành lập các cơ sở điều trị methadone. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và người dân về công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện cũng như hiệu quả của điều trị methadone để từ đó tạo điều kiện cho người nghiện tham gia điều trị methadone, giúp họ hòa nhập cộng đồng, giải quyết việc làm, đồng thời tiến dần đến việc xã hội hóa chương trình điều trị methadone để giải quyết khó khăn về kinh phí sau khi các dự án HIV/AIDS kết thúc.

Bài, ảnh: Minh Quân


<tbody>
Methadone là một loại ma túy hợp pháp (không phải là loại thuốc cai nghiện) dùng để thay thế các loại ma túy dạng thuốc phiện như heroin. Tuy là ma túy, nhưng methadone có ưu điểm là không phải tiêm chích, không tăng liều, có tác dụng trong 24 giờ nên mỗi ngày chỉ dùng 1 lần. Methadone cũng không tạo những kích thích, hưng phấn cao như heroin... Người nghiện khi dùng methadone vẫn có khoái cảm nhưng yếu, nên đây được gọi là phương pháp điều trị thay thế.

</tbody>




Theo baonghean.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-538310659)

songchungvoi_HIV
30-06-2014, 12:20
Hiệu quả từ mô hình cai nghiện ma túy bằng Methadone
Thứ hai, 30/06/2014 08:46
Sau 6 năm triển khai, chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone đã giúp cải thiện sức khỏe cho nhiều người, góp phần ổn định kinh tế và an ninh trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước. Hiện toàn quốc có 92 cơ sở điều trị theo phương pháp này tại 32 tỉnh, thành phố với hơn 17.000 bệnh nhân (BN). Trong đó, TPHCM có 5 cơ sở với trên 1.400 người tham gia.
http://congan.com.vn/images1/TratTu-XaHoi/06-14/10matuy-w.jpg
Tư vấn về tác hại của ma túy


TỶ LỆ BỎ ĐIỀU TRỊ THẤP
Chương trình được triển khai tại TPHCM từ tháng 4-2008 và mở rộng từ năm 2011 đến nay. Hiện đa số áp dụng theo phương pháp này đã cai nghiện thành công và tái hòa nhập cộng đồng. Tư vấn viên tại các cơ sở điều trị cho biết họ đã chủ động cấp phát thuốc, BN cũng phối hợp và chấp hành tốt quy định về giờ giấc điều trị, giúp hơn 80% người cải thiện sức khỏe... Theo Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, cai nghiện ma túy bằng Methadone đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện và cộng đồng. Sau 6 năm triển khai, số nghiện ma túy ở thành phố giảm đáng kể.
Các địa phương trên cả nước cũng đang áp dụng mô hình này nhằm góp phần giảm số người nghiện, đồng nghĩa với việc giảm tệ nạn xã hội và sự lây truyền HIV trong cộng đồng. Trên thế giới, điều trị cai nghiện bằng Methadone không phải là giải pháp mới trong hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV (từng được triển khai ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 1.000.000 người tham gia). Điều trị theo phương pháp này đã góp phần làm giảm sự lây truyền HIV trong nhóm người nghiện ma túy và từ nhóm này ra cộng đồng.
Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 24 tháng là 93%, đặc biệt số tiếp tục sử dụng ma túy sau 24 tháng chỉ còn 15,87% (trước đó là 100%). Những BN tham gia điều trị bằng Methadone thời gian càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống càng cao, đồng thời số vụ vi phạm pháp luật cũng giảm đáng kể. Cụ thể sau hai năm điều trị, nhiều BN tăng từ 10 - 12kg, tỷ lệ có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40,8% xuống còn 1,34%, số có hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và gia đình giảm nhanh từ 90,3% còn 2,27%... Đặc biệt, sau 24 tháng điều trị chỉ phát hiện 1 trường hợp nhiễm HIV mới trong tổng số 1.000 BN.
CHI PHÍ THẤP
Điều trị bằng Methadone là phương pháp hiệu quả, chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, sử dụng phương pháp này ngoài việc giúp giảm chi phí đối với các gia đình có người nghiện ma túy, sau khi điều trị, người bệnh không phải chịu tác động và chẳng còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy nên nếu trước điều trị chỉ có 64,4% BN tìm được việc làm thì sau 24 tháng, con số này đã lên 75,9% và thu nhập cũng tăng dần. Mặt khác, theo kết quả điều tra của 11 tỉnh, thành phố trên cả nước, trước đây trung bình một BN tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi đó chi phí điều trị bằng Methadone chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/người/năm. Như vậy, với 17.521 người tham gia điều trị tại các tỉnh, thành phố, chương trình đã tiết kiệm được khoảng 1.470 tỷ đồng/năm.
Hiện nay, thuốc Methadone sử dụng cho BN đều được nhập khẩu thông qua Chương trình kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tài trợ. Tính đến tháng 4-2014, Việt Nam đã nhập khẩu 183.228 lít thuốc Methadone, trong đó sử dụng 123.475 lít; còn lại 59.727 lít đang được bảo quản tại Công ty dược phẩm trung ương I. Dự kiến cuối tháng 9-2014 sẽ nhập thêm 21.000 lít. Tuy nhiên, về lâu dài không thể cứ chờ nguồn tài trợ nên Bộ Y tế cũng đã phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất Methadone phục vụ công tác điều trị cai nghiện giai đoạn 2010-2015. Hiện Việt Nam đã có một công ty dược sản xuất thành công loại thuốc này là Công ty CP dược phẩm Trung ương Vidipha.
Việc triển khai điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone tại Việt Nam bước đầu góp phần tạo sự ổn định về an ninh trật tự cũng như hiệu quả về y tế, cải thiện kinh tế, việc làm, đảm bảo đời sống và đem lại hạnh phúc cho các gia đình... Bộ Y tế đã có kế hoạch mở rộng chương trình, theo đó đến cuối năm 2015 trên toàn quốc sẽ có 182 cơ sở điều trị cho khoảng 39.360 BN.
MINH KHÔI
http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=520460

songchungvoi_HIV
01-07-2014, 19:49
Hải Phòng nhân rộng mô hình xã hội hóa các cơ sở điều trị methadone

Thứ ba 01/07/2014 19:00
Từ việc triển khai thành công Đề án thí điểm điều trị methadone theo mô hình xã hội hóa tại cơ sở điều trị methadone thuộc Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội do Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hải Phòng quản lý, sau khi được Chính phủ cho phép, Hải Phòng đã triển khai nhân rộng mô hình xã hội hóa đến toàn bộ các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn thành phố từ tháng 1/2014 đến nay.




<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_07_01/m.jpg


Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa

</tbody>
Năm 2008, TP Hải Phòng là địa phương được Chính phủ chọn thí điểm điều trị bệnh nhân ma túy bằng methadone. Bước đầu liệu pháp này đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên còn một số hạn chế do bao cấp, khiến một số bệnh nhân chỉ ngậm methadone rồi sau đó nhổ ra ngoài.Thậm chí có người đem bán lấy tiền mua heroin. Từ tháng 6/2011, khắc phục tồn tại trên, TP Hải Phòng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và sự giúp đỡ của Tổ chức FHI, đã thí điểm xây dựng mô hình điều trị Methadone xã hội hóa đầu tiên trên toàn quốc. Mô hình được giao cho Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai. Cho đến nay, Hải Phòng được coi là triển khai rất thành công mô hình điều trị methadone xã hội hóa.Theo thống kê của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP. Hải Phòng, hiện cơ sở điều trị xã hội hóa có 245 bệnh nhân. Sau 6 tháng điều trị chỉ còn 9% bệnh nhân dương tính với heroin, số còn lại đã cải thiện được sức khỏe rất tốt, giúp họ có thêm tự tin để hòa nhập cộng đồng. Nhờ vậy, tỷ lệ bệnh nhân điều trị cai nghiện có việc làm cũng tăng lên 67% với mức thu nhập 3 đến 5 triệu đồng/tháng.Một ưu điểm khác của điều trị xã hội hóa là tổng chi phí điều trị cho 250 người/năm trong chương trình methadone xã hội hóa, chỉ bằng 44% cho lượng bệnh nhân trên trong cơ sở cai nghiện tập trung.Sau khi được Chính phủ cho phép, thành phố Hải Phòng đã triển khai nhân rộng mô hình xã hội hóa đến toàn bộ các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn thành phố từ tháng 1/2014 với mức thu một phần chi phí điều trị là 10.000 đồng/người bệnh/ngày, tỷ lệ thu đạt được từ 85% đến 90% trên tổng số bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone là 3.043 người.Từ những kết quả trên, Hải Phòng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai chương trình điều trị Methadone, đặc biệt là triển khai xã hội hóa điều trị methadone. Theo Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố, việc triển khai cần có sự thống nhất cao trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của các ngành Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Tài chính và chính quyền cơ sở.Trước và trong quá trình triển khai xã hội hóa điều trị methadone, Hải Phòng tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật, phương án xã hội hóa tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân. Đồng thời xây dựng các quy định, thủ tục, quy trình chặt chẽ, công khai, minh bạch; tổ chức giải thích, hướng dẫn đến từng người bệnh tham gia điều trị methadone và gia đình họ về quyền lợi, nghĩa vụ và tiêu chuẩn, thủ tục xét miễn, giảm chi phí theo quy định của Nhà nước để họ tự nguyện chấp hành.Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Lê Khắc Nam, trong quá trình triển khai mở rộng xã hội hóa điều trị methadone, nhất là triển khai thực hiện Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong công tác này.Cụ thể như khó khăn, vướng mắc về cơ chế cung ứng thuốc methadone khi triển khai mở thêm các cơ sở điều trị methadone và tăng thêm chỉ tiêu điều trị người nghiện. Vì hiện nay, các cơ sở điều trị methadone của thành phố vẫn đang thực hiện theo chỉ tiêu người bệnh được Bộ Y tế giao, thuốc methadone được các tổ chức quốc tế hỗ trợ, cung cấp theo chỉ tiêu này.Khó khăn, vướng mắc về thực hiện giá dịch vụ điều trị methadone vì liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính chưa ban hành khung giá. Thành phố Hải Phòng phải xin phép Chính phủ thực hiện thí điểm từ ngày 01/01/2014, mức thu hiện nay là 10.000 đồng/người bệnh/ngày, chỉ chiếm khoảng 1/3 so với tổng chi phí điều trị, mới chỉ thu một phần chi phí thường xuyên; chưa có tiền thuốc methadone (do các tổ chức quốc tế cấp), chi phí cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực (do ngân sách thành phố cấp).Ngoài ra, trong việc cấp thuốc methadone cho người bệnh khi đi chữa bệnh nội trú, đi việc riêng hoặc làm ăn tại địa phương không có cơ sở điều trị Methadone và trong việc thực hiện quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định số 96/2012/NĐ-CP: “Phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam, trại viên, học sinh đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện ngoài cộng đồng bị đưa vào các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam” được tiếp tục tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.Từ những khó khăn trên, Phó Chủ tịch Lê Khắc Nam cho rằng, việc Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để giúp các địa phương có cơ sở triển khai thuận lợi mở rộng điều trị methadone là rất cần thiết

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Hai-Phong-nhan-rong-mo-hinh-xa-hoi-hoa-cac-co-so-dieu-tri-methadone/10692.vgp

songchungvoi_HIV
02-07-2014, 19:11
Năm 2015: Sẽ có 296 cơ sở điều trị Methadone hoạt động

Thứ tư 02/07/2014 14:00
Để đạt được mục tiêu điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 80.000 bệnh nhân vào năm 2015, trong thời gian tới cần mở rộng chương trình điều trị trên toàn quốc, đặc biệt tại các tỉnh trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_07_02/dt.jpg


Phát thuốc Methadone cho người điều trị nghiện

</tbody>
Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay còn 64 cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone đã đăng k‎ý mở mới nhưng chưa triển khai, trong đó chỉ có 32 cơ sở dự kiến từ nay đến cuối năm 2014 có thể đi vào hoạt động. 32 cơ sở còn lại mặc dù đã đăng ký nhưng chưa thể triển khai do còn thiếu kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và nhân lực.Hiện toàn quốc có 92 cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 32 tỉnh, thành cho 17.521 bệnh nhân. Chương trình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội. Tỷ lệ người nghiện được điều trị có việc làm tăng lên từ 64,4% lên gần 76% sau 24 tháng điều trị. Nếu không tham gia điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, trung bình một người bệnh tiêu tốn 230.000 đồng/ngày mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi đó, chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/năm.Tính đến cuối năm 2015, dự kiến sẽ có khoảng 296 cơ sở điều trị Methadone đi vào hoạt động điều trị cho 80.000 bệnh nhân. Để đưa các cơ sở điều trị mới vào hoạt động, theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, các địa phương phải chịu trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động như sửa chữa cơ sở vật chất, mua trang thiết bị, mua thuốc Methadone (ước tính khoảng 54,8 tỷ đồng), chi phí hoạt động thường xuyên.Bộ Y tế sẽ hỗ trợ kinh phí mua thuốc Methadone cho các tỉnh miền núi (ước tính khoảng 56,6 tỷ đồng) và kinh phí đào tạo để đảm bảo việc triển khai điều trị nghiện các dạng thuốc phiện đạt hiệu quả cao.Để đạt được mục tiêu điều trị nghiện cho 80.000 bệnh nhân vào năm 2015, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chỉ tiêu điều trị 30.850 bệnh nhân bằng thuốc Methadone trong năm 2014. Trong đó, các tỉnh, thành phố được giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị bằng thuốc Methadone nhiều nhất là TP Hà Nội với 2.300 bệnh nhân (năm 2014) và 8.500 bệnh nhân (năm 2015); TP.HCM là 2.280 bệnh nhân (năm 2014) và 8.000 bệnh nhân (năm 2015)…
Thu Hường
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Nam-2015-Se-co-296-co-so-dieu-tri-Methadone-hoat-dong/10702.vgp

songchungvoi_HIV
03-07-2014, 11:52
Bà Rịa- Vũng Tàu: 1.200 người điều trị Methadone vào năm 2015

Thứ năm 03/07/2014 10:00
Ngành y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đặt mục tiêu đến năm 2014 có 1.200 người nghiện ma tuý được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai chương trình Methadone từ tháng 10/2012 tại TP.Vũng Tàu và huyện Long Điền. Đến nay, các cơ sở điều trị Methadone đã tiếp nhận và điều trị cho 370 bệnh nhân. Chương trình được tài trợ trang thiết bị và nguồn thuốc Methadone từ dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS.
<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_07_02/images.jpg


Ảnh minh hoạ

</tbody>
Theo đánh giá của Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu, chương trình Methadone bước đầu đã mang lại lợi ích cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Người bệnh sống tích cực hơn, gia đình giảm gánh nặng về chi phí, xã hội giảm gánh nặng về tệ nạn. Tuy nhiên, so với số người nghiện trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ bệnh nhân tham gia chương trình còn ít; bệnh nhân không tuân thủ uống thuốc đều đặn làm giảm hiệu quả điều trị; nhiều khoản kinh phí hỗ trợ tổ chức quốc tế bị cắt giảm...Ngành y tế đặt mục tiêu phấn đấu tăng số lượng bệnh nhân được điều trị nghiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 550 người vào 2014 và 1.200 người vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung vào quản lý và đưa các đối tượng tái nghiện sau khi cai nghiện ở các trung tâm và tại xã, phường vào chương trình Methadone; phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành trong việc giảm dần đối tượng cai nghiện tập trung chuyển sang cai nghiện chương trình Methadone.Bên cạnh đó, để chương trình đạt hiệu quả hơn cần tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông đến người dân và cơ quan ban, ngành các cấp hiểu được lợi ích của việc điều trị Methadone; huy động đông đảo các nguồn lực, các tổ chức chính trị cùng tham gia chương trình...
Việt Thy
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Ba-Ria-Vung-Tau-1200-nguoi-dieu-tri-Methadone-vao-nam-2015/10704.vgp

songchungvoi_HIV
04-07-2014, 10:09
TP HCM mở điểm trị cai nghiện ở 24 quận huyện cho 8.000 người04/7/2014 09:19
Từ quý 3 năm nay, TP HCM sẽ mở rộng phạm vi điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc methadone tại tất cả các bệnh viện của 24 quận huyện.
Theo đề án của UBND TP HCM (http://citinews.net/xa-hoi/tp-hcm--xu-ly-nghiem-tieu-cuc-trong-kiem-soat-tai-trong-xe-KNSSIMA/) được phổ biến trong buổi giao ban tại Sở Y tế TP HCM ngày 3/7, 8 điểm điều trị cai nghiện thành phố hiện có được đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động thương binh xã hội.

<tbody style="font-size: 14px !important;">
http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/07/03/methadone-1876-1404376925.jpg


Người nghiện ma túy ở các quận huyện tại TP HCM chỉ cần đến bệnh viện quận huyện nơi mình sinh sống đăng ký để được điều trị. Ảnh: Thiên Chương


</tbody>
Các điểm này nhận điều trị cho gần 1.600 người nghiện, trong khi chỉ tiêu từ đây đến hết năm 2015, thành phố phải hoàn tất điều trị cho 8.000 người. Để đẩy nhanh tiến độ, ngoài những điểm đang hoạt động, ngành y tế phải khẩn trương bổ sung điều trị tại các bệnh viện quận huyện chưa có mô hình này.
Cũng theo chỉ đạo, song song với các cơ sở mới, thành phố sẽ thí điểm phát thuốc methadone tại trạm y tế các phường xã trực thuộc các quận huyện có cơ sở điều trị cai nghiện. Mô hình này sau đó sẽ được đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng nếu thấy hiệu quả. Trước mắt, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế khẩn trương rà soát và bổ sung cơ sở vật chất hiện có của các bệnh viện quận huyện và trạm y tế để đảm bảo việc tiếp nhận bệnh nhân.
Để được điều trị, sau khi đăng ký và khám, mỗi ngày, người nghiện sẽ phải đến cơ sở một lần để uống thuốc và được các bác sĩ chuyên trách theo dõi, tư vấn. Hiện nay, toàn bộ kinh phí mua methadone vẫn được trích từ tài trợ quốc tế, nhưng nguồn này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015.
Để đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân được liên tục, UBND TPHCM (http://citinews.net/xa-hoi/ong-dinh-la-thang-yeu-cau-siet-tai-trong-FXBKEBA/) đã phải chi thêm hơn 3 tỷ đồng từ ngân sách cho việc mua thuốc và chi phí hoạt động của các cơ sở điều trị. TP cũng đang hướng đến việc triển khai xã hội hóa chương trình methadone nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị. Trong thời gian tới, nếu thuốc không còn được các tổ chức nước ngoài tài trợ, người điều trị bằng methadone có thể phải trả phí mỗi lần là 10.000 đồng.
Mục đích chính của việc điều trị bằng thuốc methadone là ngăn nhiễm HIV (http://citinews.net/xa-hoi/tang-cuong-tiep-nhan-va-cham-soc-doi-tuong-xa-hoi-IYPE5UI/) qua đường tiêm chích, đồng thời quên dần thói quen sử dụng ma túy. Việc từ bỏ hẳn ma túy và bỏ luôn dùng chất methadone thay thế phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức bản thân của người trót nghiện.
Theo ước tính mới nhất, TP HCM hiện có khoảng 13.000 - 16.000 người nghiện ma túy.

Thiên Chương

Theo vnexpress.net (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1539352212)

songchungvoi_HIV
04-07-2014, 10:11
TP.HCM thí điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế phường01/7/2014 17:48
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận vừa chỉ đạo triển khai thí điểm mở điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế phường thuộc các quận đã có cơ sở điều trị Methadone.
*Tiếp tục kiến nghị cấm kinh doanh thuốc shisha
Bên cạnh đó, TP sẽ mở cơ sở điều trị Methadone (http://citinews.net/phap-luat/phong-chong-aids--ma-tuy--mai-dam--tap-trung-nguon-luc--chi-dao-sat-sao-GB3TWBA/) tại bệnh viện của các quận, huyện hiện chưa có cơ sở điều trị Methadone.
Hiện nay, trên địa bàn TP có 8 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế dự phòng các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đang điều trị cho gần 1.600 bệnh nhân.
Theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, đến hết năm 2015, TP.HCM phải hoàn thành chỉ tiêu điều trị bằng thuốc Methadone cho 8.000 bệnh nhân.
* UBND TP.HCM vừa có văn bản tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ xem xét đưa mặt hàng thuốc shisha bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Cách đây 1 năm, vào tháng 7-2013, TP đã kiến nghị Bộ Y tế về vấn đề này nhưng chưa nhận được phản hồi.
Theo nhận định của UBND TP, trong thời gian gần đây, việc hút thuốc shisha đang trở nên phổ biến, được nhiều người, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên rất ưa thích. Tại TP.HCM việc hút và mua bán thuốc shisha ngày càng phổ biến gây nguy hiểm trong việc lây lan mầm bệnh của các bệnh truyền nhiễm.
MAI HƯƠNG



Theo tuoitre.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-339754251)

songchungvoi_HIV
14-07-2014, 20:12
Methadone hy vọng cho người nghiện ma túy, hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS


http://t5g.org.vn/upload/news/nhuhien97141.jpg
Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
“HIV/AIDS là nguyên nhân hàng đầu tạo gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển, như Việt Nam. Nhóm đối tượng nghiện chích ma túy là nguyên nhân chính làm lây truyền HIV tại nước ta (chiếm 77%). Sau 6 năm triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Số người tái nghiện và lây nhiễm HIV đã giảm đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội” - TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
Hiệu quả của phương pháp điều trị Methadone sau 6 năm triển khai thực hiện
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được chính thức triển khai thí điểm tại Việt Nam từ tháng 4/2008 tại thành phố Hài Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Với những thành công bước đầu tại 2 thành phố, từ năm 2011 đến nay, Chương trình liên tục được nhân rộng ra nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến 30/6/2014, Chương trình đã được triển khai tại 32 tỉnh/thành phố với 101 cơ sở, điều trị cho 18.157 bệnh nhân. Một số địa phương có chương trình điều trị bằng Methadone đạt độ bao phủ cao (tính trên số người nghiện chích ma túy được quản lý) như: Hải Phòng (43,2%), Nam Định (42,6%), Quảng Ninh (30,5%), Cần Thơ (29,9%)... Tuy nhiên, vẫn còn có 31 tỉnh chưa triển khai và 5 tỉnh đã triển khai nhưng đạt mức bao phủ thấp dưới 5%.
Thực tế đã chứng minh các phương pháp cai nghiện chất dạng thuốc phiện bắt buộc ít có hiệu quả, tỷ lệ tái nghiện cao. Điều trị nghiện bằng thuốc thay thế từ lâu đã được coi là một biện pháp can thiệp giảm tác hại có hiệu quả cho nhóm đối tượng nghiện chích ma túy. Một số thuốc thay thế đang được sử dụng trên thế giới như: Methadone, Buprenorphin, LAAM... Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giúp người nghiện chích ma túy giảm việc sử dụng ma túy, giảm các hành vi gây hại liên quan đến việc sử dụng ma túy. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình Methadone được triển khai đã làm giảm đáng kể hành vị sử dụng ma túy trong nhóm được điều trị. Trước khi tham gia điều trị, 100% đối tượng đã sử dụng Heroin. Sau 6 tháng điều trị, số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy giảm xuống còn 19,29% và sau 24 tháng chỉ còn 15,87%. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn giảm đáng kể các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV. Nếu trước khi điều trị có trên 86,9% số bệnh nhân có hành vi tiêm chích ma túy, thì sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ này chỉ còn 53,9% và sau 24 tháng giảm xuống còn 42,4%. Sau 24 tháng điều trị, trong 1000 bệnh nhân chỉ phát hiện 1 trường hợp nhiễm mới HIV. Việc giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm, tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm bệnh nhân tham gia Chương trình đã góp phần dự phòng lây nhiễm HIV từ nhóm đối tượng tiêm chích ma túy sang bạn tình của họ và cộng đồng. Chương trình điều trị bằng Methadone còn giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, mang lại lợi ích kinh tế, an ninh, xã hội. TS. Nguyễn Hoàng Long Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: “nếu không tham gia điều trị, trung bình một người nghiện tiêu tốn khoảng 230.000 đồng/ngày, khoảng 84 triệu đồng/ năm. Trong khi đó, chi phí điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone chỉ từ 6-8 triệu đồng/năm. Với việc đang điều trị cho 18.157 bệnh nhân, chúng ta sẽ tiết kiệm được khoảng 1.524 tỷ đồng mỗi năm”.
Công tác triển khai điều trị thay thế bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn
BS.Phan Trọng Khánh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng cho biết, hiện nay, cơ sở đang tiếp nhận điều trị cho gần 500 người bệnh. Phần lớn người bệnh là người nghiện ma túy lâu năm, từng cai nghiện ma túy nhiều lần mà không thành công. Sau giai đoạn dò liều, Trung tâm sẽ chuyển người bệnh sang giai đoạn điều trị duy trì. Kết quả là đến nay, nhiều người đã từ bỏ được ma túy, qua kiểm tra cho thấy kết quả hơn 90% số người bệnh có phản ứng âm tính với ma túy, trong số đó có đến 76% số người có việc làm (trước khi điều trị chỉ 30% số người có việc làm). Người bệnh hồi phục, sức khỏe, tinh thần ngày càng thoải mái, cải thiện được các mối quan hệ gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hiện các cơ sở điều trị Methadone tại Hải Phòng đều bị quá tải. Nhiều gia đình người bệnh sẵn sàng trả thêm tiền để được ưu tiên vào điều trị.
Đề đạt được mục tiêu điều trị cho 81.047 bệnh nhân vào năm 2015 theo quy định tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone năm 2014-2015. Thì từ nay đến cuối năm 2015, tại 61 tỉnh/thành phố cần mở thêm 101 cơ sở điều trị , nâng số cơ sở điều trị trên toàn quốc lên 296 cơ sở. Để đạt chỉ tiêu điều trị cho trên 80.000 bệnh nhân vào cuối năm 2015, các tỉnh cần tăng thêm 62.000 bệnh nhân, tức là gấp 4 lần so với hiện nay. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình điều trị thay thế bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn do sự thiếu quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo địa phương. Một số Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình, nhưng không kèm theo nguồn lực, hoặc nguồn lực không đảm bảo. Đặc biệt là về việc bố trí cơ sở vật chất và nhân lực. Do vậy, nhiều cơ sở nằm trong kế hoạch 2014 nhưng trên thực tế không được triển khai; nguồn nhân lực cho điều trị Methadone gặp khó khăn do hầu hết cán bộ tham gia công tác là kiêm nhiệm hoặc do dự án viện trợ nước ngoài trả lương; thiếu kinh phí hoạt động do công tác điều trị bằng Methadone chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ. Hiện nay, các nhà tài trợ đã công bố lộ trình cắt giảm kinh phí viện trợ. Trong khi đó, nhiều địa phương coi Chương trình Methadone thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS nên không bố chí kinh phí triển khai, mà yêu cầu ngành Y tế lo nguồn lực để thực hiện. Vì vậy, một số địa phương đã không mở thêm được điểm điều trị, hoặc đã có thì khó có thể tăng được số lượng bệnh nhân, ngay cả khi có nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, cấp chứng chỉ điều trị Methadone cũng gặp khó khăn, do trong 5 cơ sở được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo, cấp chứng chỉ điều trị Methadone chỉ có duy nhất trường Đại học Y Hà Nội đang triển khai thực hiện.
Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014, định hướng 2015, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị, UBND tỉnh/thành phố phối hợp với ngành Y tế bố trí, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có để thực hiện mục tiêu đã đề ra; Cục Phòng, chống HIV/AIDS khẩn trương phối hợp với các cơ sở đào tạo nhanh chóng mở rộng mạng lưới đào tạo cấp chứng trị điều trị Methadone. Thứ trưởng nhấn mạnh, Sở Y tế, UBND các tỉnh/thành phố có thể linh hoạt trong việc mở mới các trung tâm điều trị Methadone - “ Bất cứ một cơ sở y tế của địa phương là bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng…, nếu có đủ điều kiện thì có thể quy hoạch, triển khai xây dựng thành cơ sở điều trị Methadone”. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có những chỉ đạo, can thiệp quyết liệt nhằm đạt được chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao và để người nghiện ma túy có được cơ hội tiếp cận với biện pháp cai nghiện hiệu quả hàng đầu hiện nay.


Bài, ảnh: Như Hiển
http://t5g.org.vn/?u=dt&id=6096

songchungvoi_HIV
15-07-2014, 08:00
Giúp người nghiện ma túy có cuộc sống tốt hơn
Ngày cập nhật: 15/07/2014 6:37:42 SA
(QT) - Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị bước đầu đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, tư vấn và điều trị cho người nghiện chích ma túy. Nhờ vậy, số lượng bệnh nhân đến cơ sở uống thuốc ngày một đông hơn. Qua một thời gian điều trị, phần lớn bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực về sức khỏe, trong nhận thức và hành động, tham gia lao động, sản xuất, sống có ích hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2013, lúc ấy chỉ có 7 bệnh nhân tình nguyện tham gia điều trị. Chỉ sau ít tháng, số lượng người đến đăng ký uống thuốc Methadone tăng lên 82 người/359 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương, trong đó có 2 bệnh nhân nữ. Phần lớn người tham gia điều trị đều sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà. Do nhận thức chưa đầy đủ về tác dụng của Methadone cũng như không kiềm chế được hành vi bản thân, có 17 người ngừng uống thuốc tại cơ sở (8 người bị bắt giam vì vi phạm pháp luật, 9 người tự ý bỏ điều trị). Từ đó đến nay, 65 bệnh nhân còn lại đều đặn đến cơ sở điều trị Methadone điều trị hàng ngày và được bác sĩ theo dõi, tư vấn về sức khỏe, động viên họ sống tốt hơn.


<tbody>
http://www.baoquangtri.vn/portals/0/tiensy/7696hftr6fgdret5ghyt6fdgret4ghyt6fbdgrefdgrevfderd sfewdsfe.jpg


Bệnh nhân đến uống thuốc thay thế tại cơ sở điều trị Methadone


</tbody>

Trước khi tổ chức điều trị, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền, công an địa phương thực hiện các buổi truyền thông, phát tờ rơi, áp phích đến tận khu phố, người dân trên địa bàn Đông Hà về chương trình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone đến các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Bên cạnh đó, cử cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone trực tiếp gặp từng người nghiện chích ma túy và gia đình có con em bị nghiện để tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên đối tượng tham gia chương trình. Bệnh nhân đến cơ sở điều trị sẽ được đánh giá tình trạng bản thân, được tư vấn đầy đủ lợi ích của thuốc Methadone trước và sau khi điều trị. Trong quá trình điều trị, cán bộ của cơ sở sẽ tiếp tục rà soát toàn diện về tư vấn điều trị và hỗ trợ tâm lý xã hội.

Bác sĩ điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh Nguyễn Tiến Nam cho biết: “So với mặt bằng chung của cả nước thì tỷ lệ bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị Methadone ở Quảng Trị tương đối cao. Qua theo dõi, tất cả bệnh nhân đều có tiến bộ rõ rệt về sức khỏe, tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái hơn. Nhờ sử dụng đều đặn thuốc, người bệnh sống tích cực hơn. Số người có việc làm ổn định tăng hơn trước, từ 16 người hiện tăng lên 42 người. Nhiều gia đình bệnh nhân phấn khởi khi thấy chồng, con em mình thay đổi, từ bỏ ma túy, trở lại cuộc sống bình thường, hăng hái tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định”.

Chương trình điều trị thuốc thay thế Methadone đã được sự phối hợp tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn Đông Hà, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình họ. Trong quá trình triển khai cơ sở hoạt động, cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone có nhiều cố gắng, phối hợp tốt với các khoa, phòng khác của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; khắc phục khó khăn, làm việc năng động, sáng tạo có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một bệnh nhân tham gia uống thuốc Methadone chia sẻ: “Lúc đầu đến cơ sở điều trị tôi rất ngại. Được sự động viên, khích lệ của cán bộ điều trị Methadone, tôi cố gắng vượt qua khó khăn, đấu tranh tư tưởng của bản thân vì cơn thèm thuốc vẫn còn. Sau một thời gian ngắn dùng Methadone, tôi thấy người mình tỉnh táo, sức khỏe tốt hơn trước, có thể lao động và sống bình thường như những người khác. Thấy tôi tiến bộ, gia đình vui và luôn nhắc nhở tôi phải điều trị cho dứt điểm không để tái nghiện. Tôi rất mong chương trình này tiếp tục được nhân rộng để nhiều người nghiện chích ma túy tham gia điều trị Methadone, hạn chế đi những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội”.

Điều trị cai nghiện ma túy thông qua phương pháp sử dụng Methadone được đánh giá là có chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều trị Methadone cần phải có thời gian lâu dài. Người nghiện ma túy sẽ có được 6 lợi ích khi điều trị Methadone như: giảm lệ thuộc vào hêrôin, tiến tới ngừng hêrôin; dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; cải thiện sức khỏe; hiệu quả kinh tế hơn so với các liệu pháp điều trị khác; hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

Tính đến tháng 6/2014, cơ sở điều trị Methadone ở tỉnh đã tiến hành cho bệnh nhân sử dụng với tổng số lượng thuốc 55.180 ml. Trong đó, số bệnh nhân đang dùng liều điều trị cao nhất 11,5 ml/ngày, bệnh nhân dùng thấp nhất 2,5 ml/ngày, liều điều trị trung bình 6,04 ml/ngày/bệnh nhân. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai điều trị Methadone ở tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Theo yêu cầu, nhiệm vụ thì cơ sở điều trị Methadone ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS phải có từ 10-12 biên chế nhưng hiện nay cơ sở chỉ mới có 2 biên chế, còn lại cán bộ kiêm nhiệm và hợp đồng. Hiện toàn tỉnh mới tổ chức thí điểm điều trị Methadone ở thành phố Đông Hà, do đó, lượng người dân nắm bắt thông tin ở khắp các vùng, miền địa phương khác chưa nhiều, chưa có bệnh nhân ngoài thành phố đến điều trị. Hiện chưa có khu điều trị tách biệt nên cơ sở phải đóng tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Gia đình và người nghiện chưa dám công khai đến điều trị vì sợ bị kỳ thị…

Để chương trình điều trị Methadone ở Quảng Trị triển khai thực hiện tốt hơn, theo bác sĩ Nguyễn Tiến Nam thì việc xây dựng cơ sở điều trị Methadone riêng biệt là rất cần thiết, thuận lợi cho việc quản lý và điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa sự đồng thuận, ủng hộ từ phía các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị các cấp; tăng cường vận động từ phía người dân, người nghiện ma túy và gia đình của họ tích cực tham gia điều trị Methadone. Cần phổ biến rộng rãi chương trình này trên các kênh thông tin đại chúng để đông đảo nhân dân trong tỉnh biết và tham gia. Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở về chương trình điều trị Methadone.

Bài, ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG
http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=88&modid=391&ItemID=83590

Charles
18-07-2014, 07:07
Tốc độ bao phủ Methadone còn chậm


Thứ năm 17/07/2014 16:00


Mặc dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực đôn đốc, khuyến khích các tỉnh, thành mở rộng và huy động nguồn tài trợ từ cộng đồng quốc tế cho chương trình điều trị Methadone, nhưng tốc độ bao phủ vẫn còn chậm.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_07_17/methadone.jpg


Phát thuốc Methadone cho người điều trị nghiện

</tbody>

21 tỉnh chưa có kế hoạch triển khai

Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, nguyên nhân của sự chậm trễ này là do hiện mới chỉ có 41/63 tỉnh, thành có kế hoạch triển khai điều trị Methadone được Chủ tịch UBND phê duyệt, tức là còn 21 tỉnh chưa có kế hoạch. Nhiều tỉnh có số người nghiện chích ma túy cao (trên 1.000 người nghiện có hồ sơ quản lý), tuy nhiên cũng chưa xây dựng kế hoạch triển khai như Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Tiền Giang, Bình Phước, Cà Mau…

Trong số các tỉnh đã có kế hoạch được duyệt, mục tiêu bao phủ điều trị đặt ra còn thấp so với nhu cầu điều trị tại địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS như Hà Nội có độ bao phủ đạt 8,2%, TP. HCM là 11,3% và Nghệ An có độ bao phủ là 3,6%.

Bên cạnh đó, những cơ sở dự kiến sẽ triển khai điều trị trong năm 2014 do công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực chậm nên phần lớn các cơ sở mới mở thường chỉ tiếp nhận điều trị vào những tháng cuối năm, thu dung bệnh nhân với số lượng ít.

Bộ Y tế vừa qua đã có hướng dẫn yêu cầu về nhân lực cho các điểm điều trị Methadone, nhưng việc bố trí nhân lực vẫn còn rất khó khăn do hầu hết các cán bộ đang tham gia công tác điều trị đều làm kiêm nhiệm hoặc do các dự án viện trợ từ nước ngoài trả lương. Trong khi nguồn viện trợ từ các tổ chức nước ngoài đang cắt giảm mạnh nên cần phải sớm có nguồn kinh phí để trả lương cho đội ngũ cán bộ này trong thời gian tới.

Thêm vào đó, nhiều cơ sở điều trị Methadone đã tiếp nhận điều trị cho 200 đến 300 người bệnh hoặc hơn. Vì vậy, các điểm điều trị này đã quá tải cho đội ngũ cán bộ y tế, trong khi mức lương còn rất thấp. Có điểm điều trị đã không tiếp nhận được thêm người do không có nhân lực để triển khai.

Ngoài ra, nhiều địa phương coi chương trình điều trị Methadone thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, do vậy không bố trí thêm kinh phí để triển khai mà yêu cầu ngành y tế tự cân đối ngân sách và nhân lực để triển khai. Trong khi đó, kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đã bị cắt giảm tới gần 70% so với năm 2013 và kinh phí cho chương trình điều trị Methadone còn rất ít. Nhiều cơ sở phải sử dụng kinh phí chi thường xuyên của cơ quan để chi cho điểm điều trị Methadone, vì vậy một số địa phương không muốn mở thêm điểm, hoặc đã mở điều trị nhưng hạn chế không tăng số lượng bệnh nhân vào điều trị.

Việc triển khai xã hội hóa điều trị Methadone là phương án cần thiết để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước đã mang lại hiệu quả tốt ở một số địa phương với mức thu là 10.000 đồng/bệnh nhân/ngày nhưng chưa được mở rộng ra ở các tỉnh khác.

Cần tăng thêm 62.000 bệnh nhân được điều trị

Tính đến hết ngày 30/6, trên toàn quốc có 32 tỉnh triển khai chương trình điều trị Methadone với gần 18.160 bệnh nhân tham gia điều trị, đạt 22,7% mục tiêu đặt ra cho năm 2015 là 80.000 người nghiện được điều trị.

Theo Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long, để đạt được chỉ tiêu điều trị cho 80.000 người bệnh vào cuối năm 2015, các tỉnh, thành cần nỗ lực triển khai mở rộng các điểm điều trị Methadone để tăng thêm gần 62.000 bệnh nhân, tức là phải gấp 4 lần số bệnh nhân hiện nay.

Đối với các tỉnh chưa có kế hoạch mở rộng điều trị Methadone cần khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt.Các tỉnh, thành trên toàn quốc cần đẩy nhanh tiến độ mở các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015 và chỉ đạo ngành y tế tăng tối đa số bệnh nhân tại các cơ sở điều trị đã, đang và sẽ triển khai. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xã hội hóa điều trị tại địa phương theo quy định hiện hành.

Sở Y tế các tỉnh, thành chủ động rà soát và điều phối nguồn nhân lực hiện có của ngành đã được UBND tỉnh, thành phân bổ chỉ tiêu cho các cơ sở điều trị thuộc thẩm quyền quản lý, điều chỉnh để có đủ nhân lực cho các cơ sở điều trị Methadone.

Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác để triển khai chương trình điều trị Methadone, tối thiểu đủ cho cho các hoạt động: Đầu tư ban đầu, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị yếu; Chi phí vận hành thường xuyên, chi trả lương, phụ cấp cho nhân lực theo quy định hiện hành và kinh phí mua thuốc Methadone.

Theo Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, cũng cần xem xét, sửa đổi luật bảo hiểm y tế để bảo hiểm chi trả kinh phí điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, cần tiếp tục ưu tiên phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ nước ngoài dành cho chương trình điều trị Methadone. Đặc biệt là để đầu tư các trang thiết bị đào tạo nhân lực, mua thuốc Methadone để cấp phát cho các tỉnh khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách.

Trà My
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Toc-do-bao-phu-Methadone-con-cham/10816.vgp

songchungvoi_HIV
18-07-2014, 17:04
Nha Trang triển khai thí điểm điều trị Methadone

Thứ sáu 18/07/2014 16:00
Tính đến thời điểm hiện tại, số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hồ sơ quản lý hơn là 1.170 người. Riêng TP. Nha Trang chiếm đến 52%, trong đó, 85% người nghiện heroin, các đối tượng chủ yếu là thanh niên chiếm gần 68%.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_07_18/m.jpg


Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Hiện tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục tăng và phức tạp. Để đẩy lùi tệ nạn ma túy và ngăn chặn lây nhiễm HIV trong các đối tượng có hành vi nguy cơ cao, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone sẽ được triển khai thí điểm tại TP. Nha Trang vào cuối tháng 7/2014 với số lượng người nghiện được điều trị khoảng 400 người/ngày.Đây là một trong những hoạt động cần gấp rút triển khai nằm trong kế hoạch do UBND tỉnh phê duyệt về triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP. Nha Trang trong 2 năm 2014 và 2015.Theo đó, mục tiêu chung của chương trình là góp phần làm giảm lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện và từ nhóm nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng. Đồng thời, cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng này.Các đối tượng tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP. Nha Trang phải đáp ứng đủ các quy định như: Người nghiện các chất dạng thuốc phiện; có nơi cư trú rõ ràng; tự nguyện tham gia và cam kết tuân thủ điều trị; không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đối với những người chưa đủ 16 tuổi, chỉ được điều trị sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.Trong hai năm 2014-2015, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục duy trì cơ sở điều trị tại Nha Trang và xem xét tính hiệu quả để nhân rộng mô hình tại một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Dự kiến, trong năm 2014 có khoảng 40% người nghiện được điều trị và đến năm 2015 sẽ tăng lên 70%.Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa Bùi Xuân Minh, Khánh Hòa là tỉnh triển khai chương trình điều trị Methadone chậm so với các tỉnh, thành khác. Hiện tỉnh đã thành lập Khoa Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trực thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí, nhân sự nên trong giai đoạn thí điểm, mới chỉ tuyển dụng 5 vị trí gồm: bác sĩ điều trị, nhân viên cấp phát thuốc, nhân viên tư vấn và nhân viên hành chính. Đối với các nhân sự khác thì người của Trung tâm sẽ kiêm nhiệm.Để tiết kiệm chi phí, tỉnh tận dụng Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh làm cơ sở điều trị thí điểm. Trước mắt, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, tổ chức các buổi nói chuyện về những ưu điểm của chương trình để vận động nhiều người tham gia điều trị trong thời gian tới.

Thanh Trà

http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Nha-Trang-trien-khai-thi-diem-dieu-tri-Methadone/10828.vgp

songchungvoi_HIV
18-07-2014, 17:07
Hà Giang triển khai chương trình điều trị Methadone

Thứ sáu 18/07/2014 16:00
Từ ngày 16/7, tỉnh Hà Giang bắt đầu triển khai chương trình điều trị thí điểm bằng Methadone cho các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.


http://tiengchuong.vn/Image.aspx?id=5576&ts=140&lm=635412987788600000
Hiện, cơ sở điều trị Methadone tỉnh Hà Giang được đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh và điều trị cho 20 đối tượng nằm trong chương trình. Trong thời gian thực hiện, người sử dụng được miễn phí hoàn toàn tiền thuốc.
Theo đánh giá của các cán bộ của Trung tâm, tại buổi khởi liều đầu tiên hầu hết các đối tượng tham gia đều tuân thủ theo đúng nguyên tắc của việc sử dụng thuốc. Trước khi tiến hành uống Methadone, các bác sĩ của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh đã tiến hành tư vấn cho đối tượng và người nhà đối tượng về các tác dụng của việc dùng Methadone, qua tư vấn đa số các đối tượng đều yên tâm sử dụng.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Giang cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có gần 400 người nghiện ma túy. Trên thực tế số người nghiện ma túy ẩn còn cao hơn nhiều con số thống kê hiện tại.
Vì vậy, việc điều trị thay thế bằng Methadone sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người điều trị được cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm cho tỉ lệ việc làm tăng, tỉ lệ vi phạm pháp luật giảm, góp phần giảm sự lây truyền HIV, giúp cho người cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng.
Methadone là chất nghiện thay thế ma túy dùng bằng đường uống, sau một thời gian dùng Methadone người dùng có thể giảm liều và ngừng hẳn. Thời gian sử dụng Methadone tùy vào mức độ nghiện và thời gián sử dụng ma túy của từng người.
Diệu Anh
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Ha-Giang-trien-khai-chuong-trinh-dieu-tri-Methadone/10829.vgp

Charles
20-07-2014, 08:11
20/7/2014 03:13


Methadone, niềm hy vọng cho người cai nghiện ma túy


Ði vào hoạt động từ năm 2013, Khoa Ðiều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam) đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm lây nhiễm HIV, ngăn chặn tệ nạn ma túy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố.


Nhiều cuộc đời được hồi sinh

Chúng tôi đến cơ sở điều trị Methadone của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nam vào một buổi sáng hè oi ả. Mới đầu giờ sáng, nhưng đã có rất đông người nghiện ma túy đến điều trị bằng Methadone. Trong số những bệnh nhân đến điều trị, chúng tôi có dịp trao đổi với anh L.T.T, 39 tuổi (ở Phủ Lý), anh kể: Tôi có thâm niên nghiện ma túy 15 năm, với biết bao lần cai nghiện ma túy rất tốn kém, nhưng đều thất bại. Tôi đã gây cho gia đình nhiều nỗi buồn đau, người thân và bạn bè ngày càng xa lánh... Sau bốn tháng điều trị Methadone tôi đã từ bỏ được ma túy, sức khỏe được cải thiện rõ rệt, đến nay tôi đã có thể làm việc giúp đỡ gia đình. Vừa qua tôi đã vận động được một số "bạn" nghiện của mình đến cơ sở để được tư vấn và điều trị bằng Methadone.

Anh P. N. H, 37 tuổi (ở Lý Nhân), là người nghiện có thâm niên. Ðược bạn bè trong nhóm "đồng đẳng" giới thiệu và vận động, anh đã tìm đến cơ sở điều trị Methadone, anh chia sẻ: Hơn mười năm nay, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn phiền, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ma túy. Sau gần năm tháng điều trị tại cơ sở, đến nay sức khỏe của tôi đã hồi phục, người thân trong gia đình và cộng đồng không còn xa lánh nữa. Methadone như chiếc phao cứu sinh đối với chúng tôi, nếu không có Methadone, bây giờ chúng tôi vẫn phải sống ăn bám gia đình và sự xa lánh của xã hội.
Là một thanh niên còn trẻ tuổi, nhưng gương mặt của N.H.T đã sạm đen với thân hình tiều tụy. N.H.T sinh năm 1985 ở Phủ Lý đã năm năm sa vào con đường tiêm chích ma túy. Cũng đã bao lần anh được đưa đi cai nghiện nhưng khi trở về, anh vẫn sa ngã vào con đường cũ. Lần này thì anh thấy khác, khác rất nhiều. Anh hạnh phúc tâm sự: Tôi thấy may mắn khi là một trong những trường hợp đầu tiên được điều trị Methadone tại trung tâm. Thời gian đầu tôi vẫn còn thấy rất thèm thuốc. Nhưng với quyết tâm làm lại cuộc đời, đến nay tôi cũng đã không chích hê-rô-in nữa mà chăm chỉ đến trung tâm để uống Methadone vào mỗi buổi sáng. Tôi mong sớm từ bỏ hoàn toàn ma túy để có điều kiện lo cho bố mẹ và xây dựng hạnh phúc cho riêng mình.

Bước tiến trong nỗ lực làm giảm lây nhiễm HIV

Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh (http://citinews.net/xa-hoi/phong-tho-ngay-them-tru-phu-VKDLC5A/), phụ trách khoa điều trị cho biết: Mục tiêu của chương trình Methadonne nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường máu, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, đồng thời giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện trong nhóm người tham gia điều trị. Như vậy, có thể nói, giải pháp thay thế nghiện các chất gây nghiện Methadone là một bước tiến mới trong việc ngăn chặn tệ nạn ma túy, giảm tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng và nó có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hơn thế nữa, đây là giải pháp có tác động không nhỏ trong việc ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Sau một thời gian dài điều trị, đến nay đã có 90- 95% số người bệnh uống Methadone không còn sử dụng ma túy. Người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe, tinh thần, lao động và học tập hòa nhập cuộc sống. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện tại những người bệnh đến điều trị không phải mất tiền, trong khi đó nếu sử dụng ma túy mỗi ngày có người tốn từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng/ngày.

Rất nhiều người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị bằng Methadone tại đây đều cảm nhận cuộc sống ý nghĩa hơn. Giờ đây họ đã tự tin hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Họ đã tham gia lao động, sản xuất, kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ được gia đình.

THANH MAI




<tbody>
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long (http://citinews.net/kinh-doanh/nguoi-hoc-se-phai-tra-phi-sao-chep-tai-lieu--MKP4PTA/) (Bộ Y tế), với tốc độ mở rộng chương trình Methadone nhanh chóng như hiện nay, sẽ không đủ kinh phí để đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh. Do đó mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone triển khai sẽ đáp ứng được nhu cầu người bệnh bằng cách họ sẽ chi trả một phần kinh phí điều trị của chính mình khi họ tham gia vào chương trình này. Với mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm, chắc chắn việc mở rộng chương trình Methadone sẽ được tiến hành nhanh chóng và rộng rãi hơn.

</tbody>



Theo nhandan.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=2053555277)

songchungvoi_HIV
21-07-2014, 19:49
Methadone, niềm hy vọng cho người cai nghiện ma túy
Điểm báo điện tử ngày 20/7/2014
Ði vào hoạt động từ năm 2013, Khoa Ðiều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam) đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm lây nhiễm HIV, ngăn chặn tệ nạn ma túy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố.
Nhiều cuộc đời được hồi sinh
Chúng tôi đến cơ sở điều trị Methadone của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nam vào một buổi sáng hè oi ả. Mới đầu giờ sáng, nhưng đã có rất đông người nghiện ma túy đến điều trị bằng Methadone. Trong số những bệnh nhân đến điều trị, chúng tôi có dịp trao đổi với anh L.T.T, 39 tuổi (ở Phủ Lý), anh kể: Tôi có thâm niên nghiện ma túy 15 năm, với biết bao lần cai nghiện ma túy rất tốn kém, nhưng đều thất bại. Tôi đã gây cho gia đình nhiều nỗi buồn đau, người thân và bạn bè ngày càng xa lánh... Sau bốn tháng điều trị Methadone tôi đã từ bỏ được ma túy, sức khỏe được cải thiện rõ rệt, đến nay tôi đã có thể làm việc giúp đỡ gia đình. Vừa qua tôi đã vận động được một số "bạn" nghiện của mình đến cơ sở để được tư vấn và điều trị bằng Methadone.
Anh P. N. H, 37 tuổi (ở Lý Nhân), là người nghiện có thâm niên. Ðược bạn bè trong nhóm "đồng đẳng" giới thiệu và vận động, anh đã tìm đến cơ sở điều trị Methadone, anh chia sẻ: Hơn mười năm nay, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn phiền, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ma túy. Sau gần năm tháng điều trị tại cơ sở, đến nay sức khỏe của tôi đã hồi phục, người thân trong gia đình và cộng đồng không còn xa lánh nữa. Methadone như chiếc phao cứu sinh đối với chúng tôi, nếu không có Methadone, bây giờ chúng tôi vẫn phải sống ăn bám gia đình và sự xa lánh của xã hội.
Là một thanh niên còn trẻ tuổi, nhưng gương mặt của N.H.T đã sạm đen với thân hình tiều tụy. N.H.T sinh năm 1985 ở Phủ Lý đã năm năm sa vào con đường tiêm chích ma túy. Cũng đã bao lần anh được đưa đi cai nghiện nhưng khi trở về, anh vẫn sa ngã vào con đường cũ. Lần này thì anh thấy khác, khác rất nhiều. Anh hạnh phúc tâm sự: Tôi thấy may mắn khi là một trong những trường hợp đầu tiên được điều trị Methadone tại trung tâm. Thời gian đầu tôi vẫn còn thấy rất thèm thuốc. Nhưng với quyết tâm làm lại cuộc đời, đến nay tôi cũng đã không chích hê-rô-in nữa mà chăm chỉ đến trung tâm để uống Methadone vào mỗi buổi sáng. Tôi mong sớm từ bỏ hoàn toàn ma túy để có điều kiện lo cho bố mẹ và xây dựng hạnh phúc cho riêng mình.
Bước tiến trong nỗ lực làm giảm lây nhiễm HIV
Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, phụ trách khoa điều trị cho biết: Mục tiêu của chương trình Methadonne nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường máu, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, đồng thời giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện trong nhóm người tham gia điều trị. Như vậy, có thể nói, giải pháp thay thế nghiện các chất gây nghiện Methadone là một bước tiến mới trong việc ngăn chặn tệ nạn ma túy, giảm tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng và nó có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hơn thế nữa, đây là giải pháp có tác động không nhỏ trong việc ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Sau một thời gian dài điều trị, đến nay đã có 90- 95% số người bệnh uống Methadone không còn sử dụng ma túy. Người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe, tinh thần, lao động và học tập hòa nhập cuộc sống. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện tại những người bệnh đến điều trị không phải mất tiền, trong khi đó nếu sử dụng ma túy mỗi ngày có người tốn từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng/ngày.
Rất nhiều người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị bằng Methadone tại đây đều cảm nhận cuộc sống ý nghĩa hơn. Giờ đây họ đã tự tin hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Họ đã tham gia lao động, sản xuất, kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ được gia đình.
Thanh Mai
(Báo điện tử Nhân Dân)
http://t5g.org.vn/?u=dt&id=6116

songchungvoi_HIV
22-07-2014, 17:50
Quy định tạm thời mức thu phí điều trị methadone tại Thái Bình

Thứ ba 22/07/2014 17:00
Các cơ sở y tế công lập tại tỉnh Thái Bình sẽ tạm thời thu phí điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
http://tiengchuong.vn/Image.aspx?id=5610&ts=140&lm=635416465973870000
Đó là nội dung quan trọng trong Nghị quyết phê duyệt quy định tạm thời mức thu phí điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone vừa được Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình thông qua.Theo đó, mức thu đối với người được điều trị không thuộc đối tượng ưu tiên là 10.000 đồng/người/ngày; Đối với các đối tượng ưu tiên quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% tương đương 5.000 đồng, thu của người được điều trị 5.000 đồng/người/ngày.Thái Bình có gần 6.000 người nghiện ma túy đang được quản lý tại 8 huyện, thành phố. Hiện, các bệnh nhân đang tham gia điều trị bằng Methadone tại thành phố Thái Bình chưa phải đóng thêm bất kỳ khoản kinh phí nào, vì đây là nguồn hỗ trợ từ Dự án phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Diệu Anh

http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Quy-dinh-tam-thoi-muc-thu-phi-dieu-tri-methadone-tai-Thai-Binh/10865.vgp

songchungvoi_HIV
25-07-2014, 08:20
Cơ hội làm lại cuộc đời cho người nghiện ma túy

25/7/2014 08:01
Sau 1 năm đi vào hoạt động, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa tại tỉnh bước đầu đem lại những kết quả đáng mừng, hứa hẹn là địa chỉ tin cậy cho nhiều người nghiện ma túy.

Ưu điểm vượt trội
Cai nghiện ma túy luôn là mối quan tâm của các địa phương trên địa bàn tỉnh, bởi những hậu quả nặng nề mà ma túy gây ra. Trong thời gian qua, nhiều hình thức cai nghiện đã được triển khai, nhưng dường như chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Dự án "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa" được triển khai tại Lào Cai từ năm 2013 đã đem lại cơ hội mới cho những người nghiện ma túy muốn làm lại cuộc đời. Bác sỹ Phạm Quang Thành (http://citinews.net/kinh-doanh/cac-bao-viet-ve-tai-chinh-ngay-06-12-2013-WDLPSLA/), người phụ trách chuyên môn trị liệu tại cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa tại Lào Cai cho biết: Khi tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, mỗi người nghiện sẽ được coi như một người bệnh, được theo dõi, chăm sóc sức khỏe chu đáo. Trước khi vào khởi liều, mỗi bệnh nhân đều được khám lâm sàng, đánh giá sàng lọc tình hình sức khỏe, làm các xét nghiệm cần thiết. 15 ngày đầu khởi liều, ngày nào bệnh nhân cũng được các y, bác sỹ thăm khám và tư vấn. Khi hết thời gian khởi liều và điều chỉnh liều 30 ngày, bệnh nhân không còn dùng ma túy sẽ được chuyển sang giai đoạn duy trì ổn định liều điều trị, kết hợp chữa các bệnh phát sinh khác, như lao, viêm gan, ARV… Đến khi sức khỏe bệnh nhân tốt sẽ được tư vấn và giảm liều Methadone, dần dần tiến tới ngừng sử dụng Methadone.
<tbody>
http://baolaocai.vn/userfiles/image/Nam 2014/Thang 7/25/co-hoi-lam-lai-cuoc-doi.jpg


Người bệnh đang được thăm khám, tư vấn trước khi uống Methadone.

</tbody>
Một điểm khác nữa so với hình thức cai nghiện tập trung tại các trung tâm cai nghiện ma túy là trong suốt quá trình điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt, lao động, làm việc bình thường tại cộng đồng. Người bệnh sẽ được tư vấn hỗ trợ để tự đối phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống như sự kì thị, sự phức tạp về buôn bán ma túy, hay sự thờ ơ của gia đình và các vấn đề liên quan đến việc làm… Thông qua đó, người bệnh sẽ tự tin hòa nhập cộng đồng, tránh xa những cám dỗ. Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý mà mỗi người dân cần phải hiểu rõ, đó là điều trị nghiện bằng Methadone là một liệu pháp điều trị thay thế, bởi bản chất của Methadone cũng là một chất gây nghiện. Lý do Methadone được sử dụng để điều trị thay thế hêrôin bởi đặc tính giảm liều dùng theo thời gian và có thể tiến tới ngừng sử dụng thuốc. Còn đối với hêrôin thì người sử dụng sẽ ngày càng phụ thuộc vào thuốc và tăng liều dùng theo thời gian.
Những hiệu quả ban đầu
Với giọng nghẹn ngào, xúc động cùng ánh mắt thể hiện rõ sự vui mừng và biết ơn đội ngũ cán bộ công tác tại cơ sở điều trị, anh Lưu Đình V, sinh năm 1971, phường Duyên Hải (thành phố Lào Cai) chia sẻ với tôi câu chuyện của mình. Anh V bắt đầu sử dụng ma túy từ năm 1996. Vì không có tiền để mua thuốc, anh đã phạm tội buôn bán và tàng trữ ma túy. Với tội danh này, anh bị tuyên án 15 năm tù. Những năm tháng trong tù cũng không làm anh từ bỏ được chất độc chết người này và anh đã tái nghiện ngay sau khi ra tù. Quyết tâm cai nghiện với mong muốn làm lại cuộc đời, anh đăng ký cai nghiện tập trung tại trung tâm cai nghiện nhưng vẫn chưa thành công. Khi biết tin có cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, anh đã đăng kí trị liệu vào tháng 3/2014. Tuy mới trải qua 4 tháng điều trị, nhưng anh V cho biết đã không còn cảm thấy thèm ma túy nữa và trong người thấy khỏe hơn rất nhiều. Anh chăm chỉ lao động, mỗi ngày kiếm được 100 - 200 nghìn đồng, có tiền để đưa các con đi chơi, chứ không còn phải lo kiếm tiền để mua ma túy dùng như trước kia. Anh V cũng tâm sự rằng ma túy đã lấy đi của anh quá nhiều: Hạnh phúc gia đình, sức khỏe, tiền bạc… Những năm tháng còn lại, anh muốn mình sống là người có ích cho xã hội. Dù thời gian trị liệu còn dài, nhiều khó khăn còn chờ đợi phía trước, nhưng anh rất hi vọng lần điều trị này sẽ giúp mình được quay trở về với cuộc sống đúng nghĩa.Hiệu quả điều trị nghiện bằng Methadone được thể hiện rõ khi có ngày càng nhiều người nghiện đến đăng ký để được tham gia tiến trình điều trị. Điều đáng nói là chính những người đang điều trị cũng giới thiệu cho người cùng hoàn cảnh đến tham gia trị liệu. Trường hợp của hai bố con ông Phạm Ngọc N và Phạm Ngọc V là một ví dụ. Ông N là người tham gia điều trị trước, sau hơn 1 tháng trị liệu, nhận thấy rõ tác dụng của Methadone, ông đã đưa con trai mình là V đến cùng trị liệu. Hiện tại, sức khỏe của hai bố con ông N đã đi vào giai đoạn ổn định, duy trì liều dùng ở mức trung bình, có điều kiện để tiếp tục công việc kinh doanh của gia đình.Sau một năm triển khai Dự án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa tại tỉnh, cơ sở đã tuyên truyền vận động được 330 người nghiện ma túy đến tham gia trị liệu và dự kiến sẽ tăng lên 380 người vào cuối năm 2014.
Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất
Ông Nguyễn Tường Long (http://citinews.net/doi-song/ghi-tai-co-so-dieu-tri-methadone-dau-tien-o-tinh-WQOVQSQ/), Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Trưởng Cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa tại tỉnh cho biết: Để điều trị nghiện bằng Methadone thành công, cần có đầy đủ 4 yếu tố. Thứ nhất, phải có sự tự nguyện của chính bản thân người nghiện ma túy, bởi có sự chủ động thì người bệnh mới đủ kiên trì để vượt qua thời gian dài trị liệu, mới đủ sức để đối phó lại với những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Thứ hai, gia đình người tham gia điều trị phải có cam kết hỗ trợ cơ sở trong suốt quá trình trị liệu. Thứ ba, chính quyền địa phương nơi người được trị liệu cần tạo điều kiện để giúp họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng như giới thiệu việc làm, khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, không phân biệt đối xử…Và cuối cùng là sự nỗ lực, cố gắng của cơ sở điều trị Methadone trong việc tư vấn tâm lý, các kỹ thuật về mặt chuyên môn. Như vậy, để giúp một người nghiện các chất dạng thuốc phiện từ bỏ hẳn sự phụ thuộc vào các chất độc hại này, ngoài sự quyết tâm và nỗ lực của chính bản thân người nghiện, rất cần sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ của gia đình và xã hội để họ có thêm nghị lực, niềm tin vượt qua được giai đoạn khó khăn, sống hòa nhập, khẳng định được giá trị của bản thân và vươn lên làm lại cuộc đời.


Theo baolaocai.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=448927693)

songchungvoi_HIV
28-07-2014, 17:19
Thuốc Naloxone - giải pháp giảm tử vong do sốc heroine

Thứ hai 28/07/2014 16:00
Tình trạng sử dụng heroin quá liều gây tử vong tăng vọt tại Hoa Kỳđã nâng mức báo động về một cuộc khủng hoảng y tế công cộng ở đất nước này.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_07_28/_76453035_emt_overdose_nosting.jpg


Cảnh sát Mỹ trợ giúp người bị sốc do sử dụng heroin quá liều.

</tbody>
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết, từ năm 2006 đến năm 2010, số lượng các ca tử vong do sử dụng quá liều heroin đã tăng vọt 45% ở Hoa Kỳ."Rõ ràng nghiện thuốc phiện (các dẫn xuất thuốc phiện) đã trở thành một cuộc khủng hoảng đáng báo động của y tế công cộng," Holder cho biết.Theo một cuộc khảo sát quốc gia về sử dụng ma túy, số người sử dụng ma túy thường xuyên tăng từ 239.000 năm 2010 lên 335.000 vào năm 2012.Số lượng heroin bị thu giữ cũng tăng cao, chỉ riêng tại biên giới Mỹ-Mexico, con số này tăng 320% từ năm 2008 đến năm 2013.Hiện nay 25 bang của Mỹ đã thông qua việc sử dụng thuốc Naloxone, một thuốc giải độc heroin. Đây được coi là một giải pháp để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các vụ sử dụng heroin quá liều gây tử vong.Theo đó, nhân viên cảnh sát sử dụng bộ dụng cụ Naloxone trên đường phố khi họ gặp phải một trường hợp sử dụng quá liều, và các thành viên gia đình người nghiện-có bộ dụng cụ riêng của họ để cố gắng ngăn ngừa tử vong ở nhà."Thuốc giải độc Naloxone" có thể chống lại các tác động của heroin, giúp hồi sinh những trường hợp sử dụng heroin quá liều, nhưng thuốc này chỉ thật sự mang lại tác dụng khi con nghiện được cho uống ngay sau khi bị sốc thuốc. Nó giúp kéo dài 30-45 phút đủ cho nhân viên y tế cấp cứu một nạn nhân sử dụng heroin quá liều, qua đó cứu sống những người có nguy cơ tử vong.
Thu Hà(Reuters, BBC)

songchungvoi_HIV
31-07-2014, 16:48
Đồng Tháp: Sẽ thêm 3 điểm điều trị nghiện bằng Methadone

Thứ năm 31/07/2014 15:00
Theo kế hoạch, từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2015, điều trị nghiện bằng Methadone sẽ được triển khai thực hiện tại 2 điểm trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc, trong đó, mỗi cơ sở sẽ điều trị cho khoảng 150 người nghiện các chất dạng thuốc phiện.


http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_07_18/m.jpg

Dự kiến đến năm 2015, sau khi đánh giá kết quả triển khai tốt, chương trình sẽ mở rộng cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn thị xã Hồng Ngự.
Đối tượng được điều trị theo chương trình là người đang nghiện các chất dạng thuốc phiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện chất dạng thuốc phiện của Bộ Y tế, người từ 18 tuổi trở lên nghiện các chất dạng thuốc phiện trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công.


Mục tiêu chung của kế hoạch này là góp phần làm giảm tỉ lệ người nghiện ma tuý và lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện ma tuý ra cộng đồng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.080 người nghiện ma túy, trong đó, tập trung nhiều ở thành phố Cao Lãnh (300 người), thành phố Sa Đéc (184 người), thị xã Hồng Ngự (152 người).

Bích Phương

http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Dong-Thap-Se-them-3-diem-dieu-tri-nghien-bang-Methadone/10939.vgp

songchungvoi_HIV
01-08-2014, 08:21
Đồng Tháp triển khai điều trị Methadone để “giảm cầu”

Thứ năm 31/07/2014 17:00
Trong 6 tháng đầu năm, tình hình tội phạm ma túy tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được kiểm soát chặt chẽ, diễn biến ít phức tạp nên chưa phát hiện đường dây, tổ chức mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn qua biên giới.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_07_31/methadone.jpg


Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp, 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh phát hiện 01 vụ, bắt giữ 01 đối tượng người Việt Nam mua 17,9 gram ma túy đá ở xã Cô Rô Ca, tỉnh Pray Veng. Đồng thời, phát hiện và xử lý hình sự 03 vụ (4 đối tượng) mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy ở các huyện, thị xã biên giới.
Tuy tình hình tội phạm ma túy đã kiểm soát được trên địa bàn tỉnh, nhưng tệ nạn mua bán, trồng cần sa ở phía bên kia biên giới, giáp với tỉnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, không loại trừ khả năng các đối tượng tăng cường hoạt động vận chuyển ma túy qua biên giới trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, do số người sử dụng ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn đang ở mức cao nên nguy cơ cung để đáp ứng cầu là rất dễ xảy ra.
Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh phát hiện khoảng 1.080 người nghiện ma túy. Trong đó, tập trung nhiều ở thành phố Cao Lãnh (300 người), thành phố Sa Đéc (184 người), thị xã Hồng Ngự (152 người).
Bên cạnh đó, dịch vụ tiếp cận về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm tiêm chích ma túy còn thấp như truyền thông thay đổi hành vi đạt 79,4%, nhận bơm kim tiêm sạch tiêm chích ma túy đạt 84,5%. Vì vậy, tiềm ẩn lây nhiễm HIV/AIDS của nhóm tiêm chích ma túy cũng là vấn đề đáng lưu ý.
Để góp phần làm giảm tỉ lệ người nghiện ma tuý và lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện ma tuý ra cộng đồng. Đồng thời, cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, tỉnh tập trung thực hiện nghiêm “Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy”, Dự án “Xây dựng xã phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” và Đề án phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự 08 xã biên giới tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020.
Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng gồm ngành công an, quân sự, biên phòng thuộc tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế phối hợp ký kết giữa 3 lực lượng; thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình tội phạm ma túy trên tuyến biên giới; chủ động xây dựng các phương án phòng ngừa và phát hiện đấu tranh, bắt giữ tội phạm.
Đặc biệt, trong thời gian tới, tỉnh chú trọng công tác triển khai điều trị Methadone cho người nghiện để “giảm cầu”. Theo đó, ngày 30/7 tỉnh đã tổ chức triển khai kế hoạch Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015.
Theo lộ trình kế hoạch, từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2015, tỉnh triển khai mở rộng điều trị Methadone tại 02 điểm trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc. Trong đó, cơ sở ở Cao Lãnh sẽ điều trị cho khoảng 440 người nghiện và cơ sở tại Sa Đéc sẽ điều trị cho khoảng 360 bệnh nhân. Trong năm 2015, tỉnh sẽ tiếp tục duy trì các địa điểm điều trị Methadone đã thành lập, đồng thời xem xét tính khả thi và hiệu quả của chương trình để tiếp tục triển khai mở rộng cơ sở điều trị Methadone tại các huyện, thị xã khác trên địa bàn.

Thùy Chi

http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Dong-Thap-trien-khai-dieu-tri-Methadone-de-giam-cau/10941.vgp

Charles
06-08-2014, 06:03
<tbody>
Phê duyệt kế hoạch điều chỉnh triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2014 – 2020

(05/08/2014 10:45 PM)




Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Methadone tại tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên tình hình sử dụng ma túy dạng thuốc phiện trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng; Tình hình dịch HIV/AIDS có liên quan đến sử dụng ma túy đang diễn biến phức tạp; Nguồn tài trợ bị cắt giảm, nhu cầu điều trị Methadone của người bệnh ngày càng cao... Vì thế UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3401/QĐ-UBND.VX phê duyệt Kế hoạch điều chỉnh triển khai thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Nghệ An giai đoạn 2014 – 2020.

Kế hoạch này nhằm mục tiêu mở rộng và duy trì bền vững chương trình Methadone, đến năm 2020 có 3.400 người bệnh nghiện ma túy dạng thuốc phiện tại 100% huyện, thành, thị được tham gia Chương trình Methadone, góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các dạng chất thuốc phiện và từ nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

Lộ trình thực hiện được chia thành 3 giai đoạn, trong đó: Năm 2014, triển khai 04 cơ sở điều trị Methadone (CSĐT), điều trị cho 640 bệnh nhân; Năm 2015, triển khai 12 CSĐT, 06 điểm cấp phát thuốc, điều trị cho 3.400 bệnh nhân; Giai đoạn 2016 – 2020, trên cơ sở kết quả triển khai giai đoạn 2012 – 2015 đề xuất mô hình hoạt động phù hợp, đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2020 có trên 40% số người bệnh nghiện ma túy dạng thuốc phiện có hồ sơ kiểm soát tại 100% huyện, thành, thị được tham gia Chương trình Methadone.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch này, UBND tỉnh định hướng triển khai CSĐT Chương trình Methadone tại tất cả các huyện có số người nghiện có hồ sơ kiểm soát từ 250 người trở lên và điểm cấp phát thuốc tại các xã có từ 50 người nghiện trở lên; Thực hiện ***g ghép hợp lý CSĐT, điểm cấp phát thuốc với các cơ sở y tế; Rà soát, bố trí sắp xếp cán bộ, đảm bảo vận hành tốt các CSĐT, điểm cấp phát thuốc, hạn chế tối đa việc bổ sung biên chế; Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, người bệnh tham gia chương trình Methadone theo quy định của Nhà nước; Mở rộng và duy trì bền vững chương trình...

Kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương, Chương trình Mục tiêu Quốc gia, các dự án, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Y tế thành lập Ban chỉ đạo ngành y tế để giúp Ban chỉ đạo Chương trình tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện; Cấp giấy phép hoạt động đối với CSĐT, điểm cấp phát thuốc tại địa phương; Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các quy định về tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc Methadone; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch về biên chế, vị trí việc làm tại các CSĐT, điểm cấp phát thuốc trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; Chỉ đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa huyện, CSĐT triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình theo kế hoạch....

Công an tỉnh phối hợp chỉ đạo chặt chẽ với ngành Y tế và các sở, ban, ngành, đoàn thể khác trong việc triển khai các hoạt động của CSĐT; Làm tốt công tác quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh... Sở LĐTB&XH phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế và các ban, ngành trong việc triển khai các hoạt động tại CSĐT; Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong công tác thông tin giáo dục truyền thông về việc triển khai chương trình Methadone... Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Chương trình Methadone trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân nơi triển khai CSĐT, điểm cấp phát thuốc. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan phối hợp để triển khai tốt kế hoạch theo sự phân công của Ban chỉ đạo tỉnh; Đề nghị UBMTTQ tỉnh chỉ đạo hệ thống MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Methadone.

Giao UBND huyện, thành, thị chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; Chỉ đạo các ban, ngành liên quan thuộc địa phương phối hợp triển khai hoạt động điều trị trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đến sự tham gia phối hợp của công an huyện, xã trong việc đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn đặt CSĐT, điểm cấp phát thuốc, chú ý bảo vệ kho thuốc Methadone.


<tbody>
Tính đến tháng 5/2014, toàn tỉnh đã triển khai 03 CSĐT, trong đó CSĐT tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đi vào hoạt động từ tháng 9/2012; CSĐT tại huyện Quế Phong và Quỳ Châu bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân điều trị từ tháng 6/2014. Tính đến ngày 30/06/2014, tại CSĐT Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh có 11/21 huyện, thành, thị với 437 hồ sơ đăng ký, 393 bệnh nhân được xét duyệt đưa vào điều trị và 271 bệnh nhân đang điều trị. 100% bệnh nhân điều trị bằng Methadone ổn định sức khỏe, tâm lý, có thể làm việc, sinh hoạt bình thường; 100% bệnh nhân điều trị ổn định ở liều duy trì đã khống chế được tình trạng tiêm chích; Đặc biệt chương trình đã giúp giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình bệnh nhân, giảm chi phí của Nhà nước để khắc phục các hậu quả khác của ma túy.


</tbody>

Kim Oanh (tổng hợp)


</tbody>

songchungvoi_HIV
09-08-2014, 10:23
Thái Bình thêm cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone

Thứ sáu 08/08/2014 15:00
Ngày 7/8, tỉnh Thái Bình đã khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đây là cơ sở đầu tiên khai trương trong số 8 cơ sở thành lập mới theo Đề án “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Thái Bình”.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_08_08/hiv.jpg


Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa

</tbody>
Trong năm 2014, cơ sở điều trị tiến hành điều trị cho 100 bệnh nhân, dự kiến sẽ tăng lên 300 bệnh nhân sau năm 2015. Bệnh nhân tham gia điều trị được miễn tiền thuốc Methadone, phí điều trị thu theo Quyết định số 1668/QĐ-UBND của UBND tỉnh là 10.000 đồng/ngày đối với đối tượng bình thường; 5.000 đồng/ngày đối với đối tượng ưu tiên.Tính đến ngày 31/12/2013, tỉnh Thái Bình có trên 5.300 người nghiện chích ma túy. Trước thực trạng này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp kiểm soát tình trạng sử dụng ma túy.Biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone không chỉ được chọn để làm giảm khả năng thèm thuốc, khống chế hoàn toàn cơn nghiện trong thời gian từ 1 -3 tháng mà còn làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh liên quan từ nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, cải thiện sức khỏe và nâng chất lượng cuộc sống.Trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho các bệnh nhân tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong tháng 8, tỉnh triển khai điều trị tại các huyện Đông Hưng, Vũ Thư và Quỳnh Phụ.
Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Thai-Binh-them-co-so-dieu-tri-nghien-bang-Methadone/10985.vgp

songchungvoi_HIV
13-08-2014, 15:05
Đồng Nai: Khai trương cơ sở điều trị Methadone đầu tiên

Thứ tư 13/08/2014 13:00
Sau hơn 6 tháng chuẩn bị, ngày 12/8, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai đã khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đầu tiên trên địa bàn tỉnh.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_08_13/dieu tri.jpg


Bệnh nhân điều trị cai nghiện bằng Methadone sẽ được cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa

</tbody>
Trong buổi sáng ngày khai trương, đã có 13 người nghiện heroin và các chất ma túy khác được uống Methadone để cai nghiện, trong đó có 11 người điều trị lần đầu tiên và 2 người được chuyển về từ các cơ sở điều trị tại TP.Hồ Chí Minh.
Việc khai trương cơ sở điều trị Methadone là hoạt động nằm trong Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của tỉnh giai đoạn 2014 – 2015. Nguồn thuốc Methadone hiện do Quỹ Toàn cầu tài trợ.
Cai nghiện heroin và các chất ma túy tổng hợp thay thế bằng Methadone giúp người nghiện giảm dần cảm giác thèm ma túy, dần dần sẽ không còn nhu cầu sử dụng ma túy. Việc điều trị thay thế Methadone bằng hình thức uống giúp giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do tiêm chích ma túy.
Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 4.000 đối tượng nghiện, đứng thứ 15/63 tỉnh thành cả nước. Riêng thành phố Biên Hòa có hơn 620 đối tượng nghiện. Theo kế hoạch Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, trong năm 2014, tỉnh Đồng Nai tiến hành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 150 đối tượng. Từ nay đến cuối năm, tỉnh sẽ triển khai cơ sở điều trị thứ hai tại Bệnh viện đa khoa Biên Hòa.
Năm 2015, tỉnh phấn đấu sẽ điều trị cho hơn 1.400 đối tượng, mở thêm 3 cơ sở điều trị Methadone khác tại huyện Trung tâm y tế các huyện Long Thành, Trảng Bom và TX.Long Khánh.
Trà My
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Dong-Nai-Khai-truong-co-so-dieu-tri-Methadone-dau-tien/11011.vgp

songchungvoi_HIV
16-08-2014, 17:24
Gian nan công tác cai nghiện

Thứ bảy 16/08/2014 10:00
Theo thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, 6 tháng đầu năm 2014 đã có khoảng 10.000 người sau cai từ các trường, trại trở về cộng đồng nhưng đến nay các tỉnh, thành đều chưa có người nghiện mới được đưa vào cai nghiện bắt buộc.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_08_16/dieutri%20methadone.jpg


Cai nghiện thay thế bằng methadone có mục tiêu rất lớn với 80.000 người được uống methadone vào năm 2015. Ảnh minh họa.

</tbody>
Tại Hội thảo ‘Đại biểu dân cử miền Bắc với chính sách pháp luật về HIV/AISD, ma túy, mại dâm” do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức mới đây, đánh giá về công tác cai nghiện ma túy theo Luật xử lý vi phạm hành chính và đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020, ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐTBXH cho rằng hiện nay công việc này hết sức khó khăn mặc dù, Bộ LĐTBXH đã đưa được khoảng 4.000 người vào cai nghiện tại các cơ sở bắt buộc nhưng đó là theo quyết định cũ.Từ đầu năm 2014, công tác cai nghiện được thực hiện theo Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) với nhiều quy định mới, phức tạp nhưng chưa có các văn bản, biểu mẫu triển khai, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan như Bộ Y tế thiếu các văn bản hướng dẫn về xác định tình trạng nghiện, về tập huấn nghiệp vụ cho nhiều tỉnh thành phố, Bộ Tài chính chưa có Thông tư hướng dẫn các loại kinh phí thực hiện…Tuy nhiên, ông Lê Đức Hiền cũng thẳng thắn thừa nhận dù có đầy đủ văn bản hướng dẫn ban hành đi chăng nữa, thì việc thực hiện cũng đầy gian nan. Bởi lẽ, Nghị định 111 về giáo dục người nghiện tại xã, phường, thị trấn và Nghị định 221 về việc đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc thông qua quyết định của tòa án theo Luật xử lý vi phạm hành chính có nhiều quy định phức tạp.Ví dụ như, từ 1/1/2014, những đối tượng được miễn giảm phải qua Tòa án nơi trung tâm cai nghiện trú đóng quyết định. Thực tế nảy sinh trường hợp như nhiều đối tượng mắc một số bệnh, ốm nặng muốn ra khỏi trung tâm nhưng vẫn phải chờ quyết định của Tòa Án. Bên cạnh đó, quá trình thủ tục lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc hết sức phức tạp qua nhiều cơ quan từ Công An, sang Tư pháp, sang LĐTBXH, rồi đến Toà Án; tình trạng người nghiện bỏ trốn vì quy định trước khi giao cho cơ quan thẩm quyền xem xét, đưa hồ sơ cho người nghiện đọc trước 5 ngày…Cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính hết sức khó khăn, trong khi đó cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng cũng không đẩy lên được. Cai nghiện thay thế bằng methadone có mục tiêu rất lớn với 80.000 người được uống methadone vào năm 2015, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 17.000 người được tham gia chương trình. Hơn nữa, nguồn thuốc vẫn chưa thể chủ động nên việc mở rộng lượng người sử dụng còn chưa khả thi…Góp ý về công tác cai nghiện ma túy, Đại tá Phạm Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng thường trực phòng chống tội phạm và ma túy, Bộ Công An, cho biết, từ cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch rà soát, thống kê người nghiện ma túy trên toàn quốc. Qua báo cáo cho thấy, số người nghiện ở hầu hết các địa phương đều tăng lên. Đặc biệt, tỷ lệ người nghiện ma túy tổng hợp đang có chiều hướng gia tăng (chiếm khoảng 10% số người nghiện) gây ra nhiều diễn biến phức tạp. Bởi ma túy tổng hợp không những làm ức chế, phá hủy hệ thần kinh gây ảo giác khiến người sử dụng không làm chủ hành vi, làm thay đổi nhân cách nhanh chóng trong thời gian ngắn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội.Trong thời gian qua, đã có rất nhiều những vụ án xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc đối tượng phạm tội bị “ngáo đá” gây ra ảo giác, hoang tưởng làm gia tăng tội phạm liên quan đến việc sử dụng như giết người, cướp của, hiếp dâm…Hiện tại Bộ Y tế chưa có một phác đồ điều trị chính thức cho những người nghiện này.Vì thế, việc quản lý, điều trị chữa bệnh, cai nghiện cho nhóm đối tượng nghiện ma túy tổng hợp hiện vẫn đang là một vấn đề nan giải.

Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội được phê duyệt vào tháng 12/2013. Đề án đặt mục tiêu nâng tỉ lệ người nghiện được điều trị lên 70% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020, trong đó giảm tỉ lệ điều trị bắt buộc tại các trung tâm xuống 20% vào năm 2015 và chỉ còn 6% vào năm 2020. Đề án đặt ra một mục tiêu quan trọng khác là nâng tỉ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm lên 20% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.
Hoàng Anh
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Gian-nan-cong-tac-cai-nghien/11042.vgp

Charles
18-08-2014, 18:36
Cơ hội cho người nghiện hòa nhập
Cập nhật ngày: 18/08/2014 15:46


Sau thời gian được điều trị tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên, nhiều người nghiện đã đoạn tuyệt được với ma túy, xin được việc làm ổn định, trở thành người có ích cho xã hội.


- Phổ Yên có số người nhiễm HIV cao thứ 5 trong toàn tỉnh. Tính đến ngày 31-5-2014, toàn huyện có 1.008 người nhiễm HIV, trong đó, 829 người chuyển sang AIDS, 393 người đã tử vong. Hiện nay, 390 người đang được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) và 215 người được điều trị nhiễm trùng cơ hội.

- Tính đến ngày 28-6-2014, tổng số bệnh nhân được điều trị khởi liều Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên là 425 bệnh nhân. Trong đó có 414 bệnh nhân giới tính nam (chiếm 97,4%), 11 giới tính nữ (chiếm 2,6%). Hiện 92 bệnh nhân đã dừng điều trị (chiếm 21,6%), số bệnh nhân đang tham gia điều trị tại Cơ sở là 333 bệnh nhân.
Chúng tôi đến Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên vào một ngày trung tuần tháng 8. Từ đầu giờ sáng đã có khá đông người nghiện ma túy đến điều trị. Họ ngồi ngay ngắn trên những hàng ghế dành cho bệnh nhân và nói chuyện với nhau rất tự nhiên.

Trong số những người nghiện ma túy đến điều trị, chúng tôi có dịp trao đổi với anh L.V.M, 49 tuổi, ở xã Thuận Thành (Phổ Yên), anh kể: Bạn bè rủ rê, tôi đã sa vào con đường nghiện ngập cách đây hơn 10 năm. Khi đó, trung bình mỗi ngày tôi phải bỏ ra 1,8 triệu đồng mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện. Vì vậy kinh tế gia đình sa sút, vợ con buồn phiền, người thân và bạn bè ngày càng xa lánh. Tôi đã cai nghiện nhiều lần, tốn kém không ít tiền của, nhưng đều thất bại. Sau hơn 2 năm điều trị Methadone, tôi đã từ bỏ được ma túy, tăng 7kg, da dẻ hồng hào hơn, sức khỏe được cải thiện rõ rệt, có thể làm được việc nặng giúp đỡ gia đình. Gần 2 năm qua, tôi vượt qua tất cả các đợt kiểm tra ma túy và mới đây, tôi đã xin được việc làm tại một công ty nước ngoài với mức lương khá.

Trao đổi với nhiều bệnh nhân khác, chúng tôi đều nhận được ý kiến đánh giá phương pháp cai nghiện bằng Methadone hiệu quả, không chỉ giúp bệnh nhân dứt hẳn cơn nghiện mà còn tạo cơ hội để họ thay đổi lối sống, làm lại cuộc đời. Anh Đ.V.C ở xã Trung Thành (Phổ Yên) cho biết: Đến Trung tâm, tôi được các y bác sĩ ân cần hỏi thăm, tư vấn không chỉ phương pháp chữa bệnh mà cả những ứng xử trong cuộc sống. Bây giờ, tôi đã được người thân, vợ con tin yêu và bạn bè, hàng xóm tôn trọng.

Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên đi vào hoạt động từ tháng 8- 2011, là một trong 6 cơ sở của tỉnh thực hiện theo Đề án của UBND tỉnh. điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone Hiện nay, cơ sở đang điều trị thường xuyên cho 333 người trong tổng số 907 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý trên địa bàn huyện. Trong số các bệnh nhân đang duy trì điều trị ở đây không ít bệnh nhân trước khi vào điều trị đã suy sụp cả thể chất, tinh thần, kinh tế gia đình khánh kiệt vì ma tuý. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, những y bác sĩ của Trung tâm thường xuyên động viên tư vấn, giúp người nghiện ổn định tâm lý, sống lương thiện, có ích hơn.

Y sĩ Nguyễn Thị Du, Trưởng nhóm tư vấn điều trị Methadone cho biết: Chúng tôi coi các đối tượng nghiện tới điều trị như những người bị mắc bệnh mãn tính. Khi tư vấn, chúng tôi phải đặt mình vào vị trí của những người nghiện để hiểu họ, nói chuyện với họ như những người bạn. Bác sĩ trực tiếp điều trị Nguyễn Văn Công cho biết thêm: Cũng vì hiểu mình là người bệnh, được tôn trọng, phần lớn người nghiện đã quyết tâm sống lương thiện, có ích, khi chữa bệnh tại Trung tâm, họ thành lập câu lạc bộ, tự bảo nhau giữ trật tự, vệ sinh nơi chữa bệnh, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, thăm hỏi nhau mỗi khi ốm đau, bệnh tật...

Bên cạnh liệu pháp tâm lý, Trung tâm cũng khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các phòng chức năng cho cơ sở điều trị Methadone như: Phòng đón tiếp, phòng tư vấn, phòng cấp phát thuốc Methadone, kho bảo quản thuốc, phòng xét nghiệm, phòng khám bệnh. Các phòng được bố trí một cách khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi, quan sát bệnh nhân và hỗ trợkhi cần thiết. Các cán bộ tham gia vào công tác điều trị được cơ sở và chương trình chú trọng đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cả về chuyên môn và y đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và thực hiện điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình vẫn còn một số khó khăn. Bác sĩ Nguyễn Đức Vượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên cho biết: Do người bệnh ngày nào cũng phải uống Methadone nên cán bộ của cơ sở điều trị phải làm việc tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết; môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm cao (qua khám đánh giá ban đầu đã phát hiện 90 bệnh nhân có HIV, 38 bệnh nhân viêm gan B, 292 viêm gan C và nhiều bệnh nhân có biểu hiện tâm thần). Trong khi đó, phụ cấp cho cán bộ thấp, chưa có cán bộ biên chế chuyên trách, nguồn vốn dự án liên tục bị cắt giảm... Để cơ sở tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả, thời gian tới, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ tích cực của chính quyền các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả cộng đồng.



Quốc Tuân

songchungvoi_HIV
19-08-2014, 23:21
Phê duyệt Đề án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone
Ngày đăng: 19/08/2014
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 6/8/2014 phê duyệt Đề án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Thái Bình, thay thế Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện đề án.

http://www.baothaibinh.com.vn/Includes/NewsImg/8_2014/30327_pheduyetcainghiendung.jpg
Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra cơ sở vật chất tại sơ sở điều trị Methadone Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
Theo Đề án, trong năm 2014 thành lập thêm 8 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, nâng tổng số lên 9 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh, điều trị ít nhất cho 820 bệnh nhân. Phấn đấu năm 2015 có khoảng 3.000 người và năm 2016 có trên 70% số người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn tỉnh được điều trị bằng thuốc Methadone; giảm tỷ lệ và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện; cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống; hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng trong nhóm đối tượng tham gia điều trị; cải thiện tích cực tình hình an ninh, trật tự xã hội địa phương.
Điều kiện đối với người đăng ký tham gia điều trị là người nghiện các chất dạng thuốc phiện; có nơi cư trú rõ ràng; tự nguyện tham gia và cam kết tuân thủ các quy định trong điều trị; không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đối với người nghiện chưa đủ 16 tuổi chỉ được điều trị khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó. Kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, huy động đóng góp từ các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước và thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị, mức thu 10.000 đồng/người/ngày đối với người không thuộc đối tượng ưu tiên, 5.000 đồng/người/ngày đối với đối tượng ưu tiên.

Nguôn: baothaibinh.com.vn

songchungvoi_HIV
20-08-2014, 09:57
Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS bằng thuốc Methadone: Hướng đi mới tại tỉnh ta

Cập nhật lúc 08:58, Thứ Tư, 20/08/2014 (GMT+7)
(QBĐT) - Những năm gần đây, tình hình sử dụng ma túy và tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh ta có nhiều diễn biến phức tạp. Không chỉ tập trung ở các địa bàn trung tâm như thành phố, thị trấn, thị tứ như trước đây mà ma tuý đã lan đến các địa phương vùng sâu, vùng xa... Ma túy đã gây ra nhiều bi kịch trong các gia đình, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và làm tăng số người lây nhiễm HIV/AIDS ở các cộng đồng dân cư.
Nhức nhối tệ nạn ma túy
Mặc dù các thành viên trong những nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thường xuyên đến những “địa chỉ quen thuộc” là các chân cầu, công trường đang xây dựng, công viên và bãi hoang... để nhặt bơm kim tiêm mà người nghiện bỏ lại song chỉ sau một vài hôm đã xuất hiện rất nhiều cái mới.
Tại các địa bàn trọng điểm của tệ nạn ma túy, các nhân viên tiếp cận cộng đồng đã lắp đặt rất nhiều hộp để đựng bơm kim tiêm đã qua sử dụng nhưng rất ít người nghiện để ý đến vấn đề này. Những chiếc bơm kim tiêm chứa ẩn chứa hiểm họa kia vẫn được vứt ra ngoài, có khi được vứt ngay bên cạnh hộp chứa bơm kim tiêm bẩn.
Vòng quanh một số công viên ngay giữa lòng thành phố như công viên Nhật Lệ, công viên Bờ Hồ... chúng tôi rùng mình khi nhìn thấy những chiếc bơm kim tiêm nằm ngổn ngang, bừa bãi trong các bãi cỏ, dưới gầm ghế đá hay các gốc cây. Không chỉ ở các công viên mà ngay trên các trục đường ít người qua lại hay tại một số công trình đang xây dựng dở dang cũng là địa điểm “lý tưởng” mà các đối tượng tiêm chích ma tuý “tận dụng”.
Từ đầu năm đến nay, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp dạng đá, dạng viên đang có chiều hướng lan nhanh. Đa số đối tượng liên quan ma túy trong độ tuổi thanh niên... Tệ nạn ma túy đã làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, tạo ra nhiều rào cản thách thức trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
Cứu cánh cho người nghiện ma túy
Trên thực tế, nhiều đối tượng nghiện ma túy đã tham gia cai nghiện theo các hình thức như cai nghiện tập trung tại các trung tâm hoặc thông qua các mô hình cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. Song không ít trường hợp chỉ một thời gian ngắn sau thực hiện cai nghiện lại tái nghiện. Thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch về công tác phòng chống và cai nghiện ma túy.
Tuy nhiên công tác cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục xã hội và cai nghiện tại cộng đồng còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ tái nghiện sau cai nghiện khá cao, chiếm khoảng 70-80% và không ít người đã chết vì ma túy và bệnh AIDS.
Để góp phần hạn chế và đẩy lùi tệ nạn ma túy, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chương trình điều trị các chất dạng nghiện thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Quảng Bình giai đoạn 2013-2018 và xây dựng kế hoạch thí điểm mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2013-2014”.
Bác sĩ Trần Xuân Phú, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết: Chương trình Methadone được triển khai sẽ làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Cụ thể: Trước khi tham gia điều trị 100% bệnh nhân sử dụng heroin, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14%, sau 12 tháng còn 9% và sau 24 tháng chỉ còn 8% số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy.
Bên cạnh đó, trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng ma túy thì đã có sự giảm về tần suất sử dụng. Trước điều trị hầu hết bệnh nhân có tần suất sử dụng rất cao với 48,5% bệnh nhân sử dụng trên 5 lần/ngày, 45% bệnh nhân sử dụng từ 3-4 lần/ngày và chỉ có 6,3% bệnh nhân sử dụng với tần suất 1-2 lần/ngày.
Tuy nhiên sau 12 tháng điều trị, không có bệnh nhân nào sử dụng từ 2 lần/ngày trở lên và tần suất sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng chỉ còn từ 2-3 lần/tháng. Ngoài ra, bệnh nhân tham gia chương trình Methadone đã có sự cải thiện về mặt sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống).
Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng có những chuyển biến tích cực.
Chương trình còn giúp giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Nếu trước điều trị có tới trên 86,9% số bệnh nhân có hành vi tiêm chích ma túy, thì sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này chỉ còn 53,9% và sau 24 tháng giảm xuống còn 42,4% trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng. Phân tích tình trạng sử dụng chung bơm kim tiêm cho thấy tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm giảm rõ rệt chỉ còn 2% trong nhóm bệnh nhân còn tiêm chích ma túy đang tham gia điều trị trên 24 tháng so với 21% trước điều trị.
Những thay đổi tích cực về giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm tiêm chích ma túy và tăng tỷ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su trong nhóm bệnh nhân tham gia chương trình sẽ góp phần dự phòng lây nhiễm HIV từ nhóm những người tiêm chích ma túy sang bạn tình của họ và cộng đồng.
Chương trình cũng đem lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia vào chương trình điều trị... Theo bác sĩ Phú thì ngoài ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV, Methadone còn được xem là một chương trình có ý nghĩa nhân văn, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường để tiếp tục học tập và làm việc, hạn chế và đẩy lùi tệ nạn trộm cắp, cướp giật.
Hiện tại, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đang triển khai chương trình này. Các đối tượng nghiện ma túy đủ điều kiện đều có thể đến cơ sở điều trị Methadone của đơn vị để được cán bộ y tế tư vấn, hỗ trợ điều trị. Trong giai đoạn đầu, tỉnh ta sẽ triển khai chương trình thí điểm tại thành phố Đồng Hới với khoảng 500 người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia.
Cùng với những kết quả khả quan từ nhiều địa phương trong cả nước, hy vọng rằng, tỉnh ta sẽ triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình Methadone nhằm giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

P.V

http://www.baoquangbinh.vn/suc-khoe/201408/can-thiep-du-phong-lay-nhiem-hivaids-bang-thuoc-methadone-huong-di-moi-tai-tinh-ta-2117950/

songchungvoi_HIV
22-08-2014, 15:42
Bình Thuận: Nhân rộng mô hình điều trị Methadone

Thứ sáu 22/08/2014 14:00
Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận sẽ mở thêm 03 cơ sở điều trị nghiện các dạng chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và 07 cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_08_22/methadon.jpg


Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Cụ thể, trong 03 cơ sở điều trị Methadone có 02 cơ sở sẽ đi vào hoạt động từ tháng 01/2015 tại Thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong và tại thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình; 01 cơ sở sẽ đi vào hoạt động từ tháng 01/2016 tại thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh. Mỗi cơ sở điều trị sẽ quản lý và điều trị khoảng từ 150 đến 250 người bệnh.07 cơ sở cấp, phát thuốc Methadone sẽ được mở tại các xã, phường, thị trấn. Trong đó có 05 cơ sở bắt đầu hoạt động từ tháng 01/2015, gồm: tại Mũi Né (Phan Thiết), Tân Nghĩa (Hàm Tân), Thuận Nam (Hàm Thuận Nam), Tân Hải (La Gi), Chí Công (Tuy Phong); có 02 cơ sở bắt đầu hoạt động từ tháng 01/2016, gồm: tại Gia Huynh (Tánh Linh), Tân Thuận (Hàm Thuận Nam). Dự kiến mỗi cơ sở cấp phát thuốc sẽ cung cấp thuốc khoảng từ 20 đến 40 người bệnh.Đối tượng được tham gia điều trị tại các cơ sở trên từ 16 tuổi trở lên nghiện các chất chất dạng thuốc phiện trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện khác nhưng không thành công.Đối với người nghiện dưới 16 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của bố mẹ, hoặc người giám hộ; có hộ khẩu thường trú tại địa phương hoặc có người cam kết hỗ trợ về chỗ ở và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị.Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là phương pháp điều trị lâu dài, suốt đời đối với người bệnh nên việc lưa chọn địa điểm của cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc gần nơi có nhiều người nghiện ma túy sinh sống tạo điều kiện thuận lợi đi lại để bệnh nhân không bỏ thuốc.Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Bình Thuận, tính đến tháng 6/2014, tại Bình Thuận phát hiện hơn 1.600 đối tượng nghiện ma túy, tình hình tội phạm về tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng phức tạp, đáng chú ý là hơn 90% số người nghiện còn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.Theo đại diện UBND tỉnh, việc triển khai, nhân rộng mô hình điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện và giảm thiểu việc lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồn. Đồng thời, giảm tần suất sử dụng, tiến tới ngừng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị để cải thiện sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện và hỗ trợ người nghiện các chất dạng thuốc phiện tái hòa nhập cộng đồng.

Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Cac-chuong-trinh-du-an/Binh-Thuan-Nhan-rong-mo-hinh-dieu-tri-Methadone/11088.vgp

songchungvoi_HIV
27-08-2014, 09:59
Đánh giá kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone


27/8/2014 08:54
Chiều qua (26/8), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.


Đồng chí Vũ Xuân Cường (http://citinews.net/xa-hoi/ky-hop-thu-9-hdnd-tinh-lao-cai-khoa-xiv--nhieu-y-kien-giai-trinh--tra-loi-chat-van-tai-hoi-truong-CJ5YUEA/), Phó Chủ tịch UBND (http://citinews.net/xa-hoi/ve-1-truong-hop-chua-duoc-cong-nhan-liet-si-NNEW7AI/) tỉnh chủ trì hội nghị.

<tbody>
http://baolaocai.vn/userfiles/image/Nam%202014/thang%208/27.8/Ong-Cuong11.jpg


Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.


</tbody>
Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (http://citinews.net/doi-song/doi-moi-dong-bo-phuong-phap-cai-nghien-ma-tuy--13-08-2014--6SVLC2I/) theo mô hình xã hội hóa được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện thí điểm trên địa bàn thành phố Lào Cai. Với sự cam kết hỗ trợ thuốc Methadone từ Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, hỗ trợ kỹ thuật điều trị và đào tạo nhân viên từ Tổ chức Sức khỏe Gia đình Thế giới (FHI), Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
Theo báo cáo tại hội nghị, từ tháng 10/2013, Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa ở Lào Cai đi vào hoạt động đã tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân thuộc các xã, phường của thành phố Lào Cai và các xã lân cận thuộc huyện Bát Xát. Trong số 310 bệnh nhân hiện có mặt đang điều trị có 221 bệnh nhân đã được chuyển vào giai đoạn duy trì ổn định liều (đạt 71,29%), số người còn lại đang trong giai đoạn điều chỉnh liều.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Xuân Cường khẳng định: Trong những năm qua tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng các cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực cho công tác cai nghiện phục hồi và phòng chống lây truyền HIV/AIDS. Cùng với đó, tỉnh đã tích cực đấu tranh, ngăn chặn buôn bán ma tuý, góp phần đảm bảo sự ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, nghiện ma tuý, lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh còn nhiều diễn biến phức tạp. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ mở thêm điểm điều trị Methadone ở phía Nam thành phố Lào Cai và tổ chức điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone lồng ghép tại các cơ sở bệnh viện đa khoa tuyến huyện cùng với việc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện và điều trị thuốc kháng HIV.
Để quản lý hoạt động của các cơ sở một cách hiệu quả, tỉnh sẽ có chế tài quản lý bệnh nhân đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone một cách chặt chẽ nhằm tránh tình trạng lợi dụng là bệnh nhân đang điều trị Methadone để vi phạm pháp luật, buôn bán chất ma túy.


Theo baolaocai.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-859410707)

songchungvoi_HIV
27-08-2014, 20:39
Lào Cai triển khai tốt điều trị thí điểm Methadone

Thứ tư 27/08/2014 17:00
Ngày 26/8, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa trên địa bàn tỉnh.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_08_27/hh.jpg


Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa được UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo thực hiện thí điểm trên địa bàn thành phố Lào Cai từ tháng 10/2013.Dự án được sự cam kết hỗ trợ thuốc Methadone từ Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và hỗ trợ kỹ thuật điều trị, đào tạo nhân lực từ Tổ chức Sức khỏe Gia đình Thế giới (FHI 360) và Trường Đại học Y khoa Hà Nội.Sau gần 1 năm triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone xã hội hóa, tỉnh đã có 500 hồ sơ đăng kí tự nguyện, cơ sở tiếp nhận và điều trị cho 340 bệnh nhân, biến động giảm 30 và hiện đang điều trị 310 người bệnh. Trong đó, 221/310 bệnh nhân đã được chuyển vào giai đoạn duy trì ổn định đạt 71,29%, còn 99 người tiếp tục trong giai đoạn điều chỉnh liều, tỉ lệ bỏ điều trị là 3,5%.Theo đại diện UBND tỉnh Lào Cai, việc thực hiện mô hình xã hội hóa điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, giảm chi phí cho gia đình người nghiện và tiết kiệm chi phí ngân sách cho Nhà nước hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, hiệu quả về kinh tế xã hội của mô hình góp phần tích cực trong việc phát triển bền vững của thành phố nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung.Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tích cực đấu tranh, ngăn chặn buôn bán ma tuý, góp phần đảm bảo sự ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, nghiện ma tuý, lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh còn nhiều diễn biến phức tạp.Để đẩy lùi tệ nạn ma túy và giảm thiểu số người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong thời gian tới, dự kiến tỉnh sẽ mở thêm điểm điều trị Methadone ở phía Nam thành phố Lào Cai và tổ chức điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone lồng ghép tại các cơ sở bệnh viện đa khoa tuyến huyện cùng với việc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện và điều trị thuốc kháng HIV.Để quản lý hoạt động của các cơ sở một cách hiệu quả, tỉnh sẽ có chế tài quản lý bệnh nhân đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone một cách chặt chẽ nhằm tránh tình trạng lợi dụng là bệnh nhân đang điều trị Methadone để vi phạm pháp luật, buôn bán chất ma túy.

Tính đến hết ngày 30/5/2014, toàn tỉnh Lào Cai phát hiện 128/164 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma tuý, với tổng số người nghiện là 4.206 người (4.133 nam và 93 nữ); phân theo nghiện các loại ma tuý (Thuốc phiện 350, Cần Sa 07, Cocain 01, Heroin 3.492, Ma tuý tổng hợp 266, ma tuý khác 41, sử dụng nhiều loại ma tuý 41). Số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh hiện vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng; đặc biệt là nhóm thanh niên ở trung tâm thành phố, thị trấn. Đối tượng tập trung chủ yếu ở nhóm người không có việc làm và có việc làm không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Tuấn Dũng
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Lao-Cai-trien-khai-tot-dieu-tri-thi-diem-Methadone/11124.vgp (http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Lao-Cai-trien-khai-tot-dieu-tri-thi-diem-Methadone/11124.vgp)

songchungvoi_HIV
27-08-2014, 23:23
TP.HCM chi thêm 7 tỉ đồng mua methadone mỗi năm27/08/2014 14:22 (GMT + 7)
TTO - “TP.HCM đã đầu tư thêm 7 tỉ đồng để mua methadone bên cạnh nguồn kinh phí 15 tỉ đồng dành cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS hằng năm".
http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=727220
Bệnh nhân nghiện ma túy uống methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM - Ảnh: Tiến Long

Bà Tiêu Thị Thu Vân - chánh văn phòng Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, cho biết như trên tại buổi giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội sáng 27-8. Việc này nhằm mở rộng việc điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone,
Theo thông tin từ Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, hiện thành phố có tám điểm điều trị và phát thuốc methadone tại tám quận, huyện.
Dự kiến cuối năm nay toàn TP sẽ xây dựng xong khoảng 13 điểm phục vụ cai nghiện methadone, nâng tổng số người nghiện được điều trị methadone từ 1.600 người mỗi thời điểm hiện nay lên khoảng 4.000 người. Tuy nhiên hiện nay TP vẫn chưa tăng thêm được số người uống methadone.
Trả lời câu hỏi của ông Đặng Thuần Phong – phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - về công tác xã hội hóa, mở rộng điều trị methadone ở TP.HCM đến nay vẫn chưa thực hiện dù đã có đề án từ 2012, bà Vân cho biết còn tồn tại rất nhiều khó khăn về nguồn thuốc và cơ sở vật chất.
Từ trước đến nay, kinh phí cho methadone hoàn toàn dựa vào nguồn viện trợ quốc tế nên để mở rộng cần phải chuẩn bị thêm cơ sở vật chất, nhân sự. Trong khi đó việc đầu tư mỗi điểm phục vụ điều trị methadone cũng tốn khoảng 200 triệu đồng. Nguồn thuốc methadone đang được thành phố đấu thầu để mua nhưng đây là một loại thuốc đặc biệt, một chất gây nghiện thay thế nên cơ chế, thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài.
Tiến sĩ Lê Trường Giang – nguyên phó giám đốc Sở Y tế, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM - cho biết việc mở các cơ sở điều trị methadone cũng cần tính toán xây dựng một mạng lưới gồm các điểm trung tâm vừa khám, điều trị, dò liều vừa phát thuốc và các điểm phát thuốc vệ tinh.
Việc tập trung điều trị quá đông người nghiện tại một điểm sẽ gây ra các vấn đề về tâm lý, an ninh trật tự cho cộng đồng dân cư chung quanh.
Đồng thời tiến sĩ Giang đề xuất hiện nay cai nghiện ma túy tại cộng đồng đang bế tắc vì các trạm y tế phường, xã không thể thực hiện cắt cơn, điều trị nghiện thì có thể xem methadone như là một trong những biện pháp cai nghiện tại cộng đồng.
Tuy nhiên có một vướng mắc cần tháo gỡ là luật hiện nay quy định cai nghiện tại cộng đồng chỉ tối đa hai năm là kết thúc mà điều trị cai nghiện bằng methadone thì kéo dài lâu hơn.
VŨ THỦY
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/6...nam%C2%A0.html (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/625290/tp-hcm-chi-them-7-ti%C2%A0dong%C2%A0mua-methadone-moi-nam%C2%A0.html)

songchungvoi_HIV
28-08-2014, 13:47
Nhân rộng mô hình cai nghiện ma túy bằng châm cứu

11:08, 25/08/2014
(Chinhphu.vn) - Đây là phương pháp được GS Nguyễn Tài Thu nghiên cứu và thực hiện hơn 10 năm qua tại Việt Nam.




<tbody>
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/duongphuonglien/2014_08_25/123.jpg?maxwidth=460


Một bệnh nhân nghiện ma túy được tư vấn tại Cơ sở điều trị
methadone số 2 Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Mai Vy

</tbody>

Phương pháp này sử dụng kích thích của kim lên vỏ não, khiến não sản xuất ra morphin nội sinh, làm người nghiện quên đi cơn nghiền. Phương pháp này có thể giúp cai nghiện trong thời gian ngắn mà không sợ bị tái nghiện. Tỉ lệ dứt nghiện hẳn trong vòng 1-2 tuần lên đến hơn 80%.Theo đó, người bệnh sẽ được trị liệu với liệu trình 7 ngày thông qua 3 hình thức: Điện châm, thủy châm và xoa bóp bấm huyệt. Giai đoạn đầu, người bệnh được điện châm để giảm cơn vã. Sau đó, phương pháp thủy châm dùng các loại sinh tố như vitamin B1, B12, B6 và vitamin C để châm trực tiếp vào các huyệt đạo ứng với các hội chứng tạng phủ giúp phục hồi các chức năng của lục phủ ngũ tạng. Sau cùng, xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp điều hòa khí huyết, giúp bệnh nhân thư giãn, phục hồi sức khỏe.Sau thời gian điều trị với các liệu trình cần thiết, bệnh nhân có thể duy trì hiệu quả bằng 3 lần châm cứu/tuần để ngăn ngừa triệt để khả năng tái nghiện.Để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, vào khoảng tháng 9/2014, GS. Bác sĩ Nguyễn Tài Thu - Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam sẽ giảng dạy về cắt cơn nghiện ma túy bằng châm cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng để nhân rộng phương pháp điều trị này.

Được biết, hiện Đà Nẵng có 1.888 người nghiện ma túy, tăng 248 người so với cuối năm 2013. Trong đó số sử dụng ma túy tổng hợp chiếm 65,3%; sử dụng heroin chiếm 21,8%, còn lại là sử dụng các loại ma túy khác.Đặc biệt, hiện nay xu hướng của các đối tượng ngày càng chuyển qua sử dụng ma túy tổng hợp bởi ảo giác mạnh và kéo dài. Nếu không có biện pháp quản lý, kiểm soát các đối tượng trên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.Hiện 78% người nghiện heroin trên địa bàn được thu dung điều trị bằng methadone tại các cơ sở phòng chống HIV/AIDS của thành phố; hoặc điều trị tập trung tại trung tâm 05-06. Tuy nhiên, methadone chỉ có tác dụng điều trị thay thế đối với người nghiện heroin mà không thể điều trị đối với các đối tượng nghiện ma túy tổng hợp.Sau khi được tập huấn “Điện châm cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy” 1 tuần, đội ngũ y bác sĩ sẽ ứng dụng phương pháp này cắt nghiện cho các đối tượng cai nghiện tại địa bàn. Hy vọng với phương pháp mới, tỉ lệ người nghiện ma túy và tình trạng tội phạm do ma túy gây ra sẽ giảm, hướng tới mục tiêu của thành phố là không có người nghiện ma túy trên địa bàn.Bệnh nhân có nhu cầu điều trị cắt cơn nghiện ma túy bằng châm cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng có thể liên hệ với bệnh viện qua số điện thoại 0988.372.227.
Mai Vy
http://baodientu.chinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Nhan-rong-mo-hinh-cai-nghien-ma-tuy-bang-cham-cuu/206950.vgp

songchungvoi_HIV
29-08-2014, 12:03
Tuyên Quang: Mở rộng mô hình điều trị Methadone

Thứ sáu 29/08/2014 10:00

Trong khuôn khổ dự án của Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP), ngày 28/8, HAARP đã phối hợp với Sở Y tế Tuyên Quang tổ chức khai trương cơ sở điều trị Methadone tại huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_08_29/hiv.jpg


Người nghiện điều trị cai nghiện bằng Methadone sẽ được cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

</tbody>

Tháng 12/2010, tỉnh Tuyên Quang đã được Chính phủ cho phép triển khai Dự án HAARP. Dự án do Chính phủ Australia và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan tài trợ nhằm phòng, chống và giảm thiểu lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng.Việc đưa cơ sở điều trị Methadone tại huyện Sơn Dương đi vào hoạt động cũng nằm trong kế hoạch chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2015.Cơ sở điều trị Methadone huyện Sơn Dương được khai trương là cơ sở thứ hai, sau cơ sở điều trị bằng Methadone tại thành phố Tuyên Quang (triển khai đưa vào hoạt động từ cuối năm 2013) cũng do Dự án HAARP tài trợ.Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đánh giá, việc thành lập cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, bằng thuốc Methadone tại Sơn Dương sẽ góp phần quan trọng giảm tỷ lệ người mắc nghiện ma túy và lây truyền HIV trong cộng đồng.Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phối hợp với Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực Châu Á triển khai cơ sở điều trị Methadone tiếp theo tại huyện Chiêm Hóa, góp phần hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao cho tỉnh Tuyên Quang thực hiện việc điều trị bằng Methadone cho 700 đối tượng đến năm 2015. Đồng thời, góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030.Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tuyên Quang phát hiện hơn 1.310 người nghiện ma túy, vì vậy việc xây dựng các mô hình cai nghiện hiệu quả là việc làm rất cần thiết. Trong thời gian tới, bên cạnh việc duy trì những kết quả đã đạt được trong công tác điều trị cai nghiện bằng Methadone, để tiến tới xóa bỏ tệ nạn nghiện ma túy trên địa bàn, giảm thiểu số người nhiễm HIV/AIDS và đạt được chỉ tiêu về điều trị Methadone do chính phủ giao, tỉnh sẽ phấn đấu để mở rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh.Trà My
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Tuyen-Quang-Mo-rong-mo-hinh-dieu-tri-Methadone/11140.vgp

songchungvoi_HIV
29-08-2014, 12:41
(Cadn.com.vn) - Cho người nghiện ma túy điều trị bằng thuốc Methadone là một trong những chính sách giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng, dần từ bỏ ma túy. Tại TP Đà Nẵng chính sách này đang được thực hiện rất tốt, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, qua công tác đấu tranh với tội phạm buôn bán trái phép chất ma túy, CAQ Hải Châu đã phát hiện nhiều bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone lại tiếp tục buôn bán trái phép chất ma túy. Đây là điều đáng báo động, bởi chính họ đang được TP tạo điều kiện để tránh xa ma túy nhưng lại đi gieo rắc cái chết trắng cho những người khác.
Hiện ở Đà Nẵng có hai cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone gồm: Cơ sở số 1 tại 91 - Nguyễn Đức Trung (Q. Thanh Khê) và Cơ sở số 2 tại 163 - Hải Phòng (Q. Hải Châu). Bác sĩ Nguyễn Phú Đoan Trinh-Trưởng cơ sở điều trị Methadone số 2, Đà Nẵng cho biết, hiện cơ sở có 154 bệnh nhân đang điều trị.
Hầu hết các bệnh nhân đều chấp hành tốt việc điều trị, đến uống thuốc đúng giờ theo quy định và cơ sở cũng thực hiện nghiêm ngặt chế độ quản lý bệnh nhân. Về vấn đề các bệnh nhân điều trị bằng Methadone nhưng tham gia buôn bán ma túy trái phép và bị cơ quan CA bắt giữ là nằm ngoài khả năng của cơ sở vì không thể quản lý được bệnh nhân khi họ ra ngoài xã hội.
Bác sĩ Trinh cũng thẳng thắn cho biết, ngoài việc buôn bán ma túy, theo thông tin nhận được tại một số cơ sở điều trị Methadone ở các tỉnh, thành khác còn có hiện tượng bệnh nhân ngậm thuốc ra ngoài bán lấy tiền. Về vấn đề này, tại các cơ sở của Đà Nẵng, sau khi được phát thuốc (dạng siro), bệnh nhân phải uống thuốc trước mặt bác sĩ rồi nói câu cám ơn hoặc phải chào bác sĩ để tránh các hiện tượng như đã nói ở trên.
http://cadn.com.vn/data_news/Image/2014/th8/ng2/993.jpg
Bệnh nhân nhận thuốc Methadone tại cơ sở điều trị số 2 Đà Nẵng.
Trong khi đó, theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, tính đến giữa tháng 6-2014, toàn TP có 1.686 người có liên quan đến ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó đang cai nghiện tại Trung tâm là 107 học viên, đang quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú là 547 người, số đang quản lý giáo dục tại địa phương là 592 người, tự ý bỏ đi khỏi địa phương là 102 người...
Để giúp đỡ người nghiện hòa nhập cộng đồng, các ngành, các cấp nhất là ngành LĐ-TB-XH đã có nhiều hoạt động giúp đỡ, thăm hỏi, động viên phối hợp với các ngành khác tiến hành các biện pháp quản lý, giáo dục, kiểm danh kiểm duyệt... tạo điều kiện làm ăn, tìm công việc mới.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế rằng, công tác quản lý người sau cai ở một số địa phương còn lỏng lẻo nên người sau cai tiếp tục sử dụng, buôn bán trái phép chất ma túy, gây bất an cho xã hội. Vì vậy, việc quản lý chặt và tăng cường các biện pháp giáo dục, giúp đỡ... các đối tượng ma túy, người sau cai nhất là những người đang được điều trị bằng Methadone cần phải được thực hiện đồng bộ, góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện cũng như tái buôn bán ma túy sau khi được hòa nhập cộng đồng.

Nguyễn Tuấn

http://cadn.com.vn/news/119_118187_ca-nh-ba-o-be-nh-nhan-die-u-tri-ba-ng-methadone-bu.aspx

songchungvoi_HIV
01-09-2014, 11:29
Hà Nội: Khẩn trương hoàn thiện giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị Methadone

Thứ hai 01/09/2014 10:44
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa giao sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống AISD và Phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm thành phố, UBND quận, huyện, thị xã khẩn trương nghiên cứu, góp ý kiến đề nghị của Sở Y tế về giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015.


http://tiengchuong.vn/Image.aspx?id=5901&ts=140&lm=635451647240330000
Căn cứ vào số liệu rà soát, thống kê người nghiệp ma tuý trên địa bàn thành phố, Sở Y tế đã dự thảo giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho các quận, huyện, thị xã năm 2014 và 2015 và lấy ý kiến các sở, ngành liên quan.
Đồng thời trình UBND thành phố ra quyết định giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các quận, huyện, thị xã để hoàn thành chỉ tiêu được giao là 2.300 bệnh nhân được điều trị Methadone vào năm 2014 và 8.500 bệnh nhân được điều trị Methadone đến hết năm 2015.
UBND TP Hà Nội yêu cầu, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp y, hoàn thiện tờ trình, dự thảo quyết định giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2014 và 2015, báo cáo UBND thành phố duyệt.

Thùy An

http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Ha-Noi-Khan-truong-hoan-thien-giao-chi-tieu-benh-nhan-dieu-tri-Methadone/11146.vgp

songchungvoi_HIV
03-09-2014, 10:36
Thông báo về việc Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình
Thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 10/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 06/8/2014 của UBND tỉnh, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình thông báo về việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone như sau:
1. Thời gian tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị: Tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy và Chủ nhật).


2. Điều kiện tham gia điều trị Methadone:

- Là người nghiện chất dạng thuốc phiện; Có nơi cư trú rõ ràng;
- Tự nguyện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về điều trị Methadone;
- Có đơn đăng ký tham gia điều trị và xác nhận cảu UBND xã/phường/thị trấn; Bản sao chứng minh nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
3. Kinh phí điều trị: (Theo QĐ số 1668/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình)
* Tiền thuốc Methadone: Bệnh nhân được miễn
* Phí điều trị Methadone:
- Đối tượng bình thường: 10.000đ/người/ngày
- Đối tượng ưu tiên: 5.000đ/người/ngày
4. Chi tiết liên hệ:
Cơ sở điều trị Methadone Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình. Địa chỉ: số 113, đường Nguyễn Tông Quai, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình. Điện thoại: 0363.846.939 (gần Bệnh viện Hoàng An).
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình trân trọng thông báo để địa phương, đơn vị biết, thông tin cho người dân, người nghiện ma túy về chương trình điều trị Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thái Bình.

TTPC HIV/AIDS

songchungvoi_HIV
06-09-2014, 16:57
Bến Tre triển khai điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc Methadone

<tbody>
Người viết: Tuấn Kiệt


06/09/2014


Sau 20 năm từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Bến Tre, tính đến nay toàn tỉnh đã có gần 2.200 người nhiễm. Vào những thập niên trước, khi chưa có thuốc hạn chế mức độ phát triển của HIV tỷ lệ tử vong do nhiễm loại vi rút này có thể nói là 100%. Nhưng vào những năm gần đây, nhờ tiến bộ trong kỹ thuật điều trị và áp dụng các biện pháp can thiệp dự phòng, tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể xuống khoảng 30% các trường hợp nhiễm.

Những người nhiễm HIV gồm nhiều đối tượng nhưng tập trung cao ở nhóm người nghiện chích ma túy. Nhờ những nỗ lực của ngành y tế và sự chung tay góp sức của toàn xã hội đã làm cho tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm đối tượng này giảm từ 27,31% vào năm 2008 xuống còn 15,23% vào năm 2010, và năm 2013 tỷ lệ này là 15,59%, đây là tỷ lệ ở mức khá cao so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cữu Long.

http://www.bentre.gov.vn/images/stories/09-2014/3769_05092014_5577.jpg
Lễ cắt băng khánh thành Khoa Điều trị Methadone. (Ảnh: Tuấn Kiệt)

Gần đây chương trình Methadone được Bộ Y tế triển khai nhằm mục đích giảm tác hại do ma túy gây ra là một dấu ấn hứa hẹn mang lại nhiều cải thiện cho người nghiện và góp phần giảm tác hại cho xã hội trong tương lai gần nhất.

Trên thế giới, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone không phải là một giải pháp mới trong các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, mà đã được triển khai trên 80 quốc gia, với trên 1.000.000 người được điều trị.

Tại Việt Nam, chương trình điều trị Methadone đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt, góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm, giảm sự lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và từ nhóm nghiện chích ma túy ra cộng đồng.

Trong những năm qua, do nguồn thuốc Methadone còn hạn chế, Bộ Y tế chỉ cho phép triển khai thí điểm ở các thành phố lớn và một số ít tỉnh thành có tình hình ma túy nghiêm trọng. Bến Tre là một trong số 32 tỉnh được phép triển khai. Từ đó kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 được ra đời trên cơ sở hướng dẫn của Cục Phòng chống HIV/AIDS và được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 01/2014.

Ngày 26/8/2014, Khoa điều trị Methadone được khánh thành đưa vào hoạt động đúng thời gian dự kiến tại nhà số 04 – đường Nguyễn Trung Trực – Phường 1 – Thành phố Bến Tre. Năm 2014 cơ sở sẽ điều trị cho khoảng 140 bệnh nhân ở TP. Bến Tre và các huyện lân cận như Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam. Theo kế hoạch, năm 2015, Khoa sẽ điều trị ít nhất cho khoảng 300 bệnh nhân trong toàn tỉnh.

Hiện nay, Bến Tre có gần 800 bệnh nhân nghiện ma túy, đây là số bệnh nhân nghiện cần được điều trị và có số lượng lớn, vì vậy việc vận động người nghiện đến đăng ký, quản lý với số lượng lớn trong thời gian kéo dài là điều cần phải quan tâm và cần thiết phải có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể để đảm bảo điều trị ổn định, an ninh khu vực điều trị, mang lại kết quả điều trị tốt nhất góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

Mặc dù vào thời điểm hiện tại, đại dịch HIV/AIDS không có dấu hiệu gia tăng đột biến, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi, nhất là số bệnh nhân nghiện ma túy trong tỉnh vẫn còn nhiều, nếu không có giải pháp can thiệp hiệu quả thì dịch HIV sẽ tiếp tục lan truyền ra cộng đồng và chúng ta sẽ tiếp tục đương đầu với những thiệt hại do dịch HIV gây ra.

Triển khai tốt việc điều trị Methadone giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện giảm tần suất sử dụng các chất dạng thuốc phiện, ma túy bất hợp pháp từ đó sẽ giảm các hành vi tội phạm liên quan đến ma túy, tránh được tử vong do liên quan đến ma túy quá liều, tăng hiệu quả điều trị thuốc kháng vi rút ARV; giảm đáng kể hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tỷ lệ lây nhiễm HIV; bệnh nhân có sự cải thiện đáng kể về mặt sức khỏe, có chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống sau một thời gian điều trị. Ngoài ra, chương trình cũng mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội.

Mới đi vào hoạt động nhưng Khoa Điều trị Methadone được đánh giá rất cao từ thái độ phục vụ đến kết quả điều trị, phụ huynh của các em nghiện hết sức vui mừng khi con, cháu họ không còn sử dụng ma túy, từ đó họ vận động những người nghiện khác đăng ký dùng Methadone. Hy vọng đây là một tín hiệu tốt cho công tác phòng chống HIV/AIDS và là cánh tay hỗ trợ cho những người nghiện đứng lên, xa rời ma túy.
http://www.bentre.gov.vn/content/view/19171/36/




</tbody>

songchungvoi_HIV
08-09-2014, 09:35
Châm cứu điều trị cắt cơn nghiện ma túyThứ hai, 2014-09-08 01:26:09
Từ ngày 5 - 11.9, hơn 50 y bác sĩ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia Chương trình tập huấn lý thuyết và thực hành lâm sàng châm cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy.
Trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm điều trị là GS-TS Nguyễn Tài Thu, Phó chủ tịch Hội Châm cứu thế giới - Chủ tịch Hội Châm cứu VN. GS-TS Nguyễn Tài Thu cho biết liệu trình trị liệu 7 ngày thông qua 3 hình thức: điện châm, thủy châm và xoa bóp bấm huyệt có thể giúp cai nghiện mà không sợ bị tái nghiện. Tỷ lệ dứt nghiện hẳn trong vòng 1 - 2 tuần lên đến hơn 80%. Điều kiện để phương pháp châm cứu điều trị hỗ trợ cai nghiện phát huy hiệu quả là bệnh nhân được phát hiện sử dụng ma túy ở giai đoạn đầu (dưới 1 năm), phải tự nguyện hợp tác điều trị cai nghiện.Trả lời Thanh Niên, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết châm cứu điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện là biện pháp đã được Bộ Y tế cho phép, có hiệu quả để giúp vượt qua cơn “đói” ma túy tại thời điểm điều trị.
An Dy - Liên Châu
Nguồn: ThanhNien.com.vn

songchungvoi_HIV
10-09-2014, 18:57
Bộ Y tế đủ thuốc cai cho 8 vạn người nghiện

Thứ Tư, 10/09/2014 16:25 (GMT+7)
GiadinhNet - Con số này được đại diện Bộ Y tế đưa ra trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Theo thông cáo vừa gửi, Văn phòng Chính phủ cho biết, hôm nay (10/9), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm đã họp với các bộ, ngành về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện và một số vấn đề về chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, HIV, AIDS.


Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản pháp lý hướng dẫn thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, gia đình; xử lý hành chính tại xã, phường, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc...


Bộ Y tế, Tài chính, LĐ-TB&XH được chỉ đạo phải ban hành ngay thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan đến quy định khung giá dịch vụ điều trị Methadone; đẩy mạnh chương trình điều trị bằng Methadone.


Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai thí điểm từ tháng 4/2008 tại Hải Phòng và TP.HCM và đến nay đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố với 92 cơ sở.


Tuy nhiên, theo báo cáo, số người nghiện được điều trị bằng Methadone hiện tại mới đạt gần 20.000 người trong khi mục tiêu đến cuối năm 2015 con số này phải là 80.000 trường hợp. Các địa phương phản ánh đang gặp khó khăn do thiếu nguồn thuốc, thiếu nhân lực vận hành.


Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, hiện nay nguồn thuốc Methadone đáp ứng được nhu cầu điều trị cho 34.000 người và khẳng định, ngành Y tế có thể đảm bảo được nguồn cung ứng thuốc phục vụ mục tiêu điều trị 80.000 người nghiện bằng Methadone.


Báo cáo của Thường trực Ủy ban quốc gia cho thấy nhiều địa phương gặp khó khăn khi thực hiện quy trình xác định, đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc, tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, quản lý sau cai. Những vướng mắc này là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình hình nghiện ma túy diễn biến phức tạp.


Đáng lưu ý, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng, trong khi các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định người nghiện ma túy tổng hợp và phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp.



Hải Phong
http://giadinh.net.vn/y-te/bo-y-te-du-thuoc-cai-cho-8-van-nguoi-nghien-20140910041520187.htm

songchungvoi_HIV
12-09-2014, 08:52
Triển khai thí điểm điều trị nghiện ma tuý bằng MethadoneCập nhật ngày: 05/09/2014 03:50
(BTNO) - Trong những năm qua, số người nghiện ma tuý ở Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung ngày càng tăng cao. Đây là vấn nạn, gây bức xúc cho xã hội, đặc biệt là ngày càng có nhiều thanh, thiếu niên rơi vào con đường nghiện ngập, dẫn đến phạm tội.
http://admin.baotayninh.vn//database/image/2014/09/05/thi%20diem.jpg
Người nghiện chích ma tuý sử dụng kim tiêm quăng bừa bãi, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH, tính đến tháng 6.2014, tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội (K48) có 215 người nghiện chích ma tuý đang cai nghiện (cai nghiện bắt buộc 205 học viên, cai nghiện tự nguyện 9 học viên và sau cai là 1 học viên); giải quyết tái hoà nhập cộng đồng 87 học viên. Tuy nhiên, theo ước tính từ mạng lưới đồng đẳng viên nhóm nghiện chích ma tuý, số người nghiện trong thực tế cao hơn rất nhiều so với số quản lý được. Đa số người nghiện ma tuý có trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma tuý.
Tính đến tháng 6.2014, số học viên quản lý sau cai tại nơi cư trú là 303 người. Trong đó, huyện có số người quản lý sau cai tại nơi cư trú nhiều nhất là huyện Trảng Bàng 59/303 người, kế đến là Hoà Thành 58/303 người, Gò Dầu 45/303 người, thành phố Tây Ninh 43/303 người… Huyện có số người quản lý sau cai ít nhất là Dương Minh Châu với 5/303 người, trong đó có 2 người đã hết hạn quản lý sau cai, chiếm 1,6%. Hầu hết các đối tượng về địa phương một thời gian ngắn đã tái nghiện, trong đó trên 50% thuộc những người không có việc làm hoặc bỏ địa phương đi nơi khác.
Trong những năm qua, Chương trình phòng, chống ma tuý và giáo dục cai nghiện cho người sử dụng ma tuý trên địa bàn tỉnh có nhiều thành công. Tuy nhiên, nguy cơ tái nghiện trong nhóm người sau cai vẫn còn cao vì các học viên chưa có việc làm ổn định. Các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương cùng với gia đình chưa quan tâm, động viên, tư vấn nhằm giúp đỡ học viên có một môi trường vui chơi, học tập, lao động sau khi tái hoà nhập cộng đồng.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tiến hành khảo sát, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2014 – 2015). Dự thảo kế hoạch này được xây dựng với mục tiêu triển khai 1 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh; dự kiến điều trị cho khoảng 400 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tây Ninh và huyện Hoà Thành. Tổng kinh phí dự trù lên đến 15,3 tỷ đồng.
Theo Sở Y tế, Chương trình Methadone đã được triển khai tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008. Kết quả đánh giá bước đầu đã ghi nhận những kết quả hết sức tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân bệnh nhân, gia đình bệnh nhân và xã hội. Từ đó Chính phủ đã cho phép nhiều tỉnh, thành phố tiến hành triển khai chương trình Methadone. Đến nay tại Việt Nam đã mở rộng ra tại 20 tỉnh, thành phố với 60 cơ sở điều trị, có 13.000 bệnh nhân đang được điều trị (tính đến quý I năm 2013) và dự tính số bệnh nhân có thể tăng lên đến 80.000 bệnh nhân vào năm 2015.
Chương trình Methadone đã làm giảm đáng kể hành vi và tần suất sử dụng ma tuý trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Trước khi tham gia điều trị, 100% bệnh nhân sử dụng heroin, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14,05%, sau 12 tháng còn 9,05% và sau 24 tháng chỉ còn 8,41% số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma tuý. Trước điều trị, hầu hết bệnh nhân có tần suất sử dụng rất cao với 48,5% bệnh nhân sử dụng trên 5 lần/ngày, 45,1% bệnh nhân sử dụng từ 3-4 lần/ngày và chỉ có 6,3% bệnh nhân sử dụng với tần suất 1-2 lần/ngày. Tuy nhiên sau 12 tháng điều trị, không có bệnh nhân nào sử dụng từ 2 lần/ngày trở lên và tần suất sử dụng ma tuý trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng chỉ còn từ 2-3 lần/tháng.
Song song đó, Chương trình Methadone còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tỷ lệ tiêm chích ma tuý, góp phần dự phòng lây nhiễm HIV từ nhóm những người tiêm chích ma tuý sang bạn tình của họ và cộng đồng.
Đ.H.T
http://www.baotayninh.vn/phap-luat-anqp/trien-khai-thi-diem-dieu-tri-nghien-ma-tuy-bang-methadone-62794.html

songchungvoi_HIV
18-09-2014, 11:20
Nghệ An: 3.400 người nghiện sẽ được điều trị Methadone đến năm 2020

Thứ năm 18/09/2014 10:00
Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang áp dụng 3 cơ sở điều trị thực nghiệm thay thế nghiện ma túy bằng thuốc Methadone với 370 người nghiện tham gia điều trị. Việc điều trị Methadone đã mang lại hiệu quả cao. Hầu hết, người nghiện tham gia điều trị Methadone đều bỏ hẳn ma túy, sức khỏe và tinh thần được cải thiện.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_09_18/methadone.jpg


Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa

</tbody>
Đặc biệt, chương trình điều trị Methadone đã giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình người nghiện, hạn chế gia tăng các tội phạm liên quan dến ma túy, buôn bán, sử dụng ma túy, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay số người nghiện ma túy được tham gia vào chương trình cai nghiện bằng Methadone còn quá ít so với nhu cầu.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê cho thấy, tính đến đầu tháng 9, Nghệ An phát hiện 9.625 người nhiễm HIV, trong đó 4.570 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 2.612 người đã tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy đang chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 84,2%, chủ yếu trong nhóm tuổi lao động từ 20-39 tuổi.
Trước tình hình trên, để giảm thiểu số người nhiễm mới HIV trong nhóm tiêm chích, ngày 17/9, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giai đoạn 2014- 2020.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 3.400 người nghiện ma túy dạng thuốc phiện tại 100% huyện, thành, thị xã được tham gia chương trình Methadone, góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng cho rằng, hiệu quả của chương trình điều trị Methadone sẽ mang lại sự ổn định kinh tế, trật tự xã hội trên địa bàn. Để chương trình đạt hiệu quả bền vững, ngoài nỗ lực của ngành y tế phải có sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể trong việc vận động, tuyên truyền cho người nghiện ma túy tiếp cận chương trình. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi, công ăn việc làm cho người nghiện ma túy, đặc biệt không kỳ thị, xa lánh người nghiện và người nhiễm HIV, nhằm góp phần giảm tội phạm ma túy và lây nhiễm HIV.

Trà My
http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Nghe-An-3400-nguoi-nghien-se-duoc-dieu-tri-Methadone-den-nam-2020/11279.vgp

songchungvoi_HIV
18-09-2014, 17:45
Báo cáo kế hoạch thực hiện Đề án điều trị nghiện chất ma túy thay thế bằng Methadone

Hôm nay, 34 phút trước
Chiều 18/9/2014, đồng chí Dương Thị Tuyến, Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh chủ trì hội nghị nghe ngành Y tế báo cáo Kế hoạch thực hiện điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn (2014-2015). Cùng dự có đồng chí Vũ Chí Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 132/137 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/ADIS với tổng số lũy kế người mắc (từ bệnh nhân đầu tiên đến nay) là 3.302 người nhiễm HIV, trong đó, người có hộ khẩu trong tỉnh là 1.615 người, có 1.071 người chuyển giai đoạn AIDS và 530 người tử vong do AIDS. Kết quả giám sát phát hiện của Trung tâm phòng chống AIDS tỉnh có 39,4% số người nhiễm HIV nghiện chích ma túy; lây truyền qua máu chiếm 56,7%; lây qua đường tình dục là 16%; lây qua đường khác là 27%.Điều trị bằng thuốc Methadone giúp người nghiện giảm mạnh cảm giác thèm ma tuý, giảm tần suất sử dụng và không sử dụng ma tuý, tiến tới giảm liều và ngừng sử dụng Methadone. Trong quá trình này, người bệnh vẫn có thể xuất hiện hội chứng cai nghiện song nhẹ hơn rất nhiều so với việc ngừng sử dụng hêrôin. Chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai thí điểm tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008, mỗi nơi 3 cơ sở điều trị. Liều điều trị duy trì trung bình là 104mg/ngày, cao nhất 300mg/ngày, thấp nhất 15mg/ngày. Trong quá trình điều trị chưa có người bệnh nào xuất hiện triệu chứng quá liều do dùng thuốc Methadone hay tác dụng phụ nghiêm trọng. Tỷ lệ bỏ điều trị thấp (bỏ điều trị 1-2 ngày trong tháng dưới 10%), kết quả số người sử dụng ma tuý giảm từ 100% xuống còn 57% sau tháng đầu tiên điều trị, 30% sau tháng thứ 2 và còn 18% sau 3 tháng điều trị Methadone, sức khoẻ được cải thiện, cuộc sống gia đình tốt hơn, an ninh an toàn tại các điểm uống Methadone được bảo đảm, chương trình cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người nghiện chích ma tuý, gia đình và cộng đồng. Với đối tượng phụ nữ đang mang thai, cho con bú, nhiễm HIV, bị bệnh lao hoặc viêm gan B và C việc điều trị không giống người bệnh khác mà cần có sự điều chỉnh liều lượng Methadone sử dụng cũng như các theo dõi đặc biệt khác theo quy định Bộ Y tế.Kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thị Tuyến đồng ý với kế hoạch của ngành Y tế trình UBND tỉnh việc điều trị Methadone là cần thiết; yêu cầu ngành Y tế đẩy tiếp thu ý kiến các đại biểu hoàn thiện kế hoạch; đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa tác dụng của việc điều trị nghiện thay thế bằng Mathadone trên Báo, Đài PT-TH tỉnh và hệ thống truyền thanh. Theo đó, thành lập Hội đồng xem xét việc điều trị; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên môn phải được đào tạo bồi dưỡng; địa điểm tiếp nhận thuốc và điều trị cho người nghiện; xây dựng chế độ bồi dưỡng cho thầy thuốc thực hiện; rà soát kỹ số lượng người nghiện, lập hồ sơ số đối tượng được điều trị dự tính, cân đối số người được điều trị giữa các vùng miền trong tỉnh hợp lý; xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ tuyên truyền, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ thầy thuốc trong thời gian tới, chậm nhất đến giữa tháng 12-2014 phải xong tiếp nhận thuốc và bảo quản, triển khai an toàn hiệu quả cao nhất. Quá trình thực hiện, sơ kết theo quý, 6 tháng cả năm để rút kinh nghiệm triển khai trong những năm tiếp theo, đảm bảo an toàn, hiệu quả việc điều trị nghiện chất ma túy thay bằng Methadone.
Xuân Hùng
http://baovinhphuc.com.vn/

songchungvoi_HIV
19-09-2014, 18:49
Châm cứu hiệu quả trong cai nghiện
19/9/2014 15:43
Vài mũi kim châm đúng huyệt có thể kích thích hệ thần kinh ngoại vi, gây một chuỗi phản ứng làm giảm đau, giúp cai nghiện hiệu quả và ngăn chặn cảm giác thèm thuốc.


http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/09/19/7541becb9bae06.img.jpg

Ảnh minh họa

Khi kim được châm qua da tại các điểm huyệt cụ thể, chúng giúp cân bằng khí huyết hoặc năng lượng trong người, giúp người được châm cứu bình tĩnh và thoải mái hơn. Đó là lối lý giải theo y học cổ truyền phương Đông. Còn theo phân tích của y học hiện đại: Các vết kim châm gây ra cảm giác đau rất ít nhưng giúp kích hoạt hệ thống thần kinh và não, thúc đẩy phản ứng thư giãn. Nhờ cơ chế này, châm cứu đóng một vai trò trong việc làm giảm đau, giảm căng thẳng, đặc biệt có thể hỗ trợ cai nghiện hiệu quả.
Cai nghiện
Chỉ cần vài mũi kim vào đúng vị trí huyệt có thể kích thích hệ thống thần kinh ngoại vi của bạn, gây ra một chuỗi phản ứng giúp giảm đau, có tác dụng như endorphin. Phân tích cho thấy châm cứu có thể giúp ngăn chặn cảm giác thèm thuốc và thực hiện cai nghiện dễ dàng hơn.
Trị các chứng đau
Một nghiên cứu trên 18.000 bệnh nhân cho thấy châm cứu giúp họ dập tắt cơn đau đầu, đau cổ và đau lưng mãn tính. Đặc biệt kim châm xung quanh các vết thương hở có thể có tác dụng như hormon cortisone làm lành vết thương một cách tự nhiên.
Giải tỏa căng thẳng
Châm cứu giúp thư giãn và giảm các triệu chứng căng thẳng như mất ngủ, đau đầu và mệt mỏi. Một giả thuyết cho rằng những chiếc kim châm vào đúng huyệt sẽ ngăn chặn cơ chế tiết các hormon gây căng thẳng liên quan đến cortisol và neuropeptide Y.
Tâm trạng
Châm cứu được ví như nụ cười giúp gia tăng endorphins và các dẫn truyền thần kinh hạnh phúc, bao gồm serotonin. Từ đó đem lại cho bạn một tâm trạng lâng lâng, thư thái có thể cảm nhận được, đặc biệt với những người châm cứu thường xuyên.
Các bệnh dị ứng
Châm cứu có thể làm dứt tắt tình trạng viêm mũi mà không nhất thiết phải châm kim vào mũi. Các chuyên gia cho rằng việc châm cứu có thể kích thích phản ứng miễn dịch, giúp bạn ít nhạy cảm hơn với chất gây dị ứng và không bị phụ thuộc vào thuốc.
Cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới (PMS (http://citinews.net/kinh-doanh/dong-rupee-xuong-gia-do-anh-huong-dia-chinh-tri-toan-cau-VWAWQEA/))
Phương pháp này giúp cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới với các triệu chứng thường gặp như đầy hơi, đau ngực... Nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể làm giảm đau lên đến 78% các triệu chứng tiền kinh nguyệt nhờ tác dụng làm giảm căng thẳng và điều hòa lượng hormone trong cơ thể.



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=1574983075)

songchungvoi_HIV
24-09-2014, 22:06
Xã hội hóa cai nghiện ma túy bằng methadone

Thứ Tư, 24/09/2014, 09:13 [GMT+7]
(Congannghean.vn)-Sau 3 năm Nghệ An triển khai thực hiện chương trình cai nghiện cho người nghiện ma túy bằng phương pháp điều trị methadone đã thu lại những kết quả tích cực cho bản thân, gia đình người nghiện, góp phần giữ gìn trật tự xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cai nghiện bằng methadone vẫn còn nhiều khó khăn cần được các cấp chính quyền, ban, ngành và xã hội quan tâm đúng mực.

“Giải pháp vàng” cho người nghiện

Đều đặn vào các ngày trong tuần, anh T.V.N. ở huyện Quỳ Hợp bắt xe xuống TP Vinh từ rất sớm, đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS để uống methadone rồi tranh thủ về nhà giúp vợ buôn bán. Đã hơn hai năm nay, kể từ khi điều trị cai nghiện bằng methadone, anh N. đã gần như đoạn tuyệt với ma túy. Bản thân anh khỏe mạnh, tăng cân, ngoài ra anh và vợ còn mạnh dạn kinh doanh cửa hàng ăn uống. “Tôi tưởng mình không thể sống được nữa, 5 năm chìm đắm trong ma túy, vào trại cai nghiện đến 3 lần nhưng đều thất bại, cứ nghĩ mình sẽ không bao giờ thoát được khỏi ma túy. Nhưng sau khi biết Nghệ An thực hiện chương trình điều trị bằng methadone, tôi đã đăng ký điều trị. Từ đó đến nay, tôi không bao giờ lên cơn thèm thuốc nữa. Nhờ có nó mà tôi như được sống lại, gia đình yên ấm, đoàn tụ bên nhau”, anh N. tâm sự.

<tbody>
http://vinhcity.gov.vn/images/news/cai%20nghien%20metanol.jpg


Bệnh nhân đến điều trị cai nghiện bằng methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

</tbody>
Không chỉ riêng anh N. mà đó là tâm trạng chung của những người đang cai nghiện bằng methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Methadone là một chất gây nghiện hợp pháp dùng để thay thế các loại ma túy dạng thuốc phiện như hêrôin. Tuy nhiên, methadone có ưu điểm là không phải tiêm chích, không tăng liều, có tác dụng trong vòng 24 giờ nên chỉ dùng một lần trong ngày. Đây được gọi là phương pháp điều trị thay thế giúp người nghiện từ bỏ dần với ma túy.

Nghệ An là tỉnh phức tạp về ma túy, theo số liệu cuối năm 2013, toàn tỉnh có 6.738 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát, trong khi đó số người sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng tăng. Từ tháng 9/2012, Nghệ An triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone thí điểm tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Hiện nay, toàn tỉnh đã triển khai 3 cơ sở điều trị methadone ở TP Vinh, 2 huyện Quế Phong, Quỳ Châu và có 16/21 huyện có người nghiện được tham gia điều trị bằng thuốc methadone tại các cơ sở.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 15/9/2014, toàn tỉnh có 576 bệnh nhân đăng ký điều trị, trong đó 499 bệnh nhân đã được điều trị và 370 bệnh nhân đang điều trị tại 3 cơ sở. Bác sĩ Luyện Văn Trịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết: Qua theo dõi các bệnh nhân điều trị tại trung tâm, có 98% bệnh nhân thực hiện tốt phác đồ điều trị, hơn 80% bệnh nhân sau khi điều trị đã không còn sử dụng hêrôin, 20% bệnh nhân vẫn còn sử dụng ma túy nhưng ít hơn và hình thức sử dụng là hút chứ không nguy hiểm như tiêm, chích.

Tại hội nghị Triển khai điều trị methadone cho người nghiện ma túy giai đoạn 2014 - 2020 của Sở Y tế vào ngày 17/9 cũng đã khẳng định, điều trị methadone mang lại hiệu quả rất cao. Hầu hết người nghiện tham gia điều trị bằng chất thay thế methadone đều bỏ hẳn ma túy và tinh thần được cải thiện. Đặc biệt, chương trình methadone đã giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình người nghiện, hạn chế gia tăng tội phạm liên quan đến ma túy, góp phần ổn định an ninh trật tự.

Vẫn còn nhiều bất cập

Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có 3 cơ sở điều trị methadone, cơ sở điều trị ở 2 huyện Quế Phong và Quỳ Châu cũng mới đi vào hoạt động cách đây một vài tháng dẫn đến những khó khăn cho bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân ở xa. Nhiều bệnh nhân nhà ở xa, đi lại khó khăn nên sau một thời gian điều trị bằng methadone, khi đã không còn lên cơn thèm thuốc đã từ bỏ giữa chừng. Trong khi đó, điều trị methadone là một quá trình lâu dài, để thành công cần phải có phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh, người bệnh phải hợp tác, kiên trì và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của thầy thuốc.

Người nhà bệnh nhân cũng như chính quyền địa phương, cộng đồng phải quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh chữa trị. Điều trị methadone là phương pháp cai nghiện hiệu quả mà chi phí thấp. Hiện nay, toàn bộ chi phí cho chương trình do dự án Pepfar tài trợ hoàn toàn, tuy nhiên nguồn kinh phí này đang bị cắt giảm gây ảnh hưởng lớn đến việc thành lập các cơ sở điều trị methadone. Hội nghị Triển khai điều trị methadone cho người nghiện ma túy giai đoạn 2014 - 2020 đã dự kiến đến hết năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 12 cơ sở điều trị methadone với 3.400 bệnh nhân tham gia điều trị, tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 3 cơ sở hoạt động.

Methadone là loại thuốc tổng hợp thuộc nhóm có á phiện. Không giống như heroin, methadone không đem lại cảm giác “phê” cho người xử dụng. Tuy vậy những tác dụng của methadone trong cơ thể cũng giống heroin rất nhiều:

- Giảm đau
- Cảm giác thoải mái
- Giảm áp huyết
- Làm nhịp tim chậm lại
- Giảm thân nhiệt

Một trong những khó khăn trong quá trình điều trị methadone đó là sự thiếu thốn về nhân lực. Hiện nay, cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn vẫn chưa nhiều, trong khi đây là công việc nhiều áp lực và nguy hiểm. Đội ngũ nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân là những đối tượng mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan… nên nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, cán bộ y tế lại không được hưởng bất cứ phụ cấp nào. Ngoài ra, do không được tuyên truyền sâu rộng nên nhận thức của người dân về điều trị methadone vẫn còn hạn chế và sai lệch.

Để chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone được hiệu quả, các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cần tích cực vào cuộc, tạo điều kiện cho người nghiện được tham gia điều trị, tái hòa nhập cộng đồng; huy động sự hỗ trợ, nguồn lực, sớm tiến hành xã hội hóa chương trình điều trị methadone để duy trì những kết quả cũng như đảm bảo tính bền vững mà chương trình mang lại.
.


Huyền Thương
http://congannghean.vn/

songchungvoi_HIV
26-09-2014, 08:34
Có thể thoát nghiện bằng methadone

26/09/2014 06:04 GMT+7
TT - Sau thời gian triển khai điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone, đã có người ngưng hẳn điều trị và trở về sống, làm việc như người bình thường.

http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626//2014/09/25/rzqYAQFG.jpg

Uống methadone tại điểm phát thuốc của Trung tâm Y tế dự phòng Q.8 - Ảnh: Vũ Thủy

Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, ý kiến cho rằng điều trị bằng methadone sẽ gây nghiện suốt đời là thiếu tính khoa học. Tuy nhiên, việc điều trị thành công còn tùy thuộc nhiều yếu tố như công ăn việc làm, quyết tâm cai nghiện và cả khả năng đáp ứng thuốc của từng người.

Đánh bại “cái chết trắng”


Đầu tư 1, tiết kiệm 7
Theo bà Phan Thị Thu Hương (http://citinews.net/doi-song/da-co-hon-220-000-nguoi-nhiem-hiv-o-viet-nam-UMH7ZBA/) - phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, methadone có khả năng làm giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy, cải thiện sức khỏe cho người sử dụng, phòng tránh lây nhiễm HIV, viêm gan, giang mai... Đặc biệt, methadone giúp giảm 80% tệ nạn xã hội và mâu thuẫn gia đình liên quan đến ma túy. Mỗi bệnh nhân điều trị bằng methadone chỉ tốn 6-8 triệu đồng/năm - một chi phí nhỏ so với 80 triệu đồng mua ma túy. Nếu cả nước có 80.000 người nghiện được đưa vào chương trình thì sẽ tiết kiệm khoảng 66.000 tỉ đồng mỗi năm. Ngoài ra theo tính toán, cứ 1 USD đầu tư cho chương trình methadone sẽ tiết kiệm 7 USD cho vấn đề an ninh, trật tự, xã hội, sức khỏe và những chi phí tiêu tốn khác về sau.

Sau một ngày chở hàng, chiều tối anh L.T.D. (29 tuổi, ngụ P.6, Q.8, TP.HCM) mới về đến nhà, vui vẻ quây quần ăn bữa cơm chiều với mẹ, vợ và con trai nhỏ mới 18 tháng tuổi đang bi bô tập nói hai tiếng “ba... ba”. Nhìn D. chẳng ai nghĩ anh từng nghiện heroin gần 10 năm và tưởng chừng sẽ không thể quay về cuộc sống bình thường. Ai cũng bảo dính vào heroin sẽ không thoát ra được, D. cũng không tin phương pháp cai nào có thể có tác dụng với anh vì số lần anh đi cai dịch vụ cũng đếm đầy hai bàn tay rồi. Mẹ anh còn vào tận chỗ cai ở với anh để chăm sóc, kèm cặp mà anh không cai nổi.
Khi chương trình methadone vừa về đến Q.8, mẹ anh tìm hiểu, đưa con đến đăng ký tham gia, anh chiều lòng mẹ đi “cai đại”. Vậy mà mọi thứ thay đổi: D. chỉ mất một tuần dò liều rồi đi vào duy trì liều với 70mg methadone/ngày. Anh mập mạp, khỏe mạnh dần lên.
Hằng ngày, cứ 9g D. vào Trung tâm Y tế dự phòng Q.8 uống thuốc rồi đi chở hàng, cố gắng không tới lui những nơi trước kia hay đàn đúm bạn bè cũ. Một năm sau anh có người yêu - cô gái là vợ anh bây giờ. Một năm sau nữa họ có con. Con ra đời cũng là lúc anh thấy mình cần mạnh mẽ dứt khỏi chương trình methadone, vì không muốn ngày nào cũng phải đến trung tâm uống thuốc, dành thời gian để đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ con. Anh bày tỏ nguyện vọng, bác sĩ cho giảm liều dần, từ 70 mg/ngày xuống 5mg rồi 2mg/ngày và cuối cùng anh đã ngừng hẳn sử dụng methadone.
Với vợ chồng chị N.T.T.T. (34 tuổi) và anh T.N.P. (38 tuổi) ngụ tại Q.4, methadone đã cứu cả gia đình họ. Họ quen và lấy nhau khi vẫn còn là hai người nghiện hút, anh nghiện 10 năm, chị cũng chừng đó năm nghiện ngập. Ban đầu họ chỉ “đốt” từ 200.000 đồng mỗi ngày cho heroin, dần dà số tiền lên tới cả triệu đồng. Lúc tăm tối nhất, bế tắc nhất họ nghe nói đến methadone và được xét tham gia chương trình vào đầu năm 2009.
Suốt bốn năm sau, họ gắn với phòng khám, ngày ngày đến uống thuốc. Hai vợ chồng bắt đầu đi bán thịt bò ở chợ, kiếm tiền nuôi hai con nhỏ. Sau một năm giảm liều từ 60mg xuống 1mg methadone/ngày, anh chị đã ngưng hẳn điều trị. Anh P. đã xin được công việc lái xe cho một công ty. Anh xúc động nói: “Vợ chồng tui đã sém chút mất cả cuộc đời, giờ may mà còn làm lại được. Tui phải dạy con tránh xa ma túy”.
Có cơ hội thoát khỏi lệ thuộc hoàn toàn
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiếu (http://citinews.net/doi-song/hanh-phuc-ngot-ngao-trong-gia-dinh-san-phu-sinh-5-BWB5YJY/) - trưởng khoa Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Q.8, nơi đang điều trị cho gần 300 bệnh nhân - đánh giá điều trị cai nghiện bằng methadone là phương pháp hiệu quả, có tỉ lệ đeo bám chương trình rất cao. Trước đây người nghiện có thể sử dụng ma túy 4-5 lần mỗi ngày, nay một vài tháng họ dùng lại một lần, sau đó vẫn tiếp tục điều trị bằng methadone, thì đó đã là một thành công lớn.
Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, methadone là thuốc điều trị thay thế heroin nên cũng gây phụ thuộc. Tuy nhiên ưu điểm của methadone là thuốc có khả năng chuyển hóa tốt hơn và có thể giảm liều dần dần, tiến tới thoát khỏi phụ thuộc. Điều trị nghiện bằng methadone là điều trị duy trì, theo trình tự uống liều ban đầu, tiếp theo là dò liều cho đến khi người nghiện heroin không còn triệu chứng “cơn vã”, tiếp tục duy trì liều này và sau đó là giảm dần liều đang uống.
Bác sĩ Trụ cũng cho biết tại các cơ sở điều trị methadone ở Mỹ đã có những trường hợp tham gia điều trị bằng methadone thành công, ra khỏi chương trình, sau đó họ được mời ở lại làm công tác hỗ trợ những người khác điều trị bằng methadone và mở những điểm điều trị bằng methadone tư nhân. Riêng ở TP.HCM, tại phòng khám methadone các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức đều có một số bệnh nhân chỉ uống methadone với liều rất thấp mỗi ngày, một số đã ngưng hẳn và kết thúc điều trị.
“Người nghiện luôn có những bệnh lý đồng thời khác như: rối loạn tâm thần, chức năng gan bị ảnh hưởng, lao phổi, nhiễm HIV... Những bệnh nhân nghiện này nên được thăm khám điều trị tại các phòng khám methadone trung tâm quận huyện với các liên kết chuyên khoa. Với những người nghiện có nhân thân tốt, môi trường gia đình thuận lợi, có ý thức tuân thủ tốt không lén dùng kèm theo heroin hay các chất ma túy tổng hợp trong quá trình điều trị bằng methadone thì nên ưu tiên cho họ tham gia chương trình” - bác sĩ Trụ đề xuất.
MAI HƯƠNG - VŨ THỦY
Theo tuoitre.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=344232984)

songchungvoi_HIV
26-09-2014, 10:42
Mở rộng điều trị Methadone: Khó khăn và giải pháp

Thứ sáu 26/09/2014 09:00
Việt Nam đặt ra mục tiêu 80.000 người nghiện đựợc điều trị Methadone, tương đương với độ bao phủ 40% vào năm 2015. Tuy nhiên, quá trình mở rộng chương trình Methadone lại vấp phải một số khó khăn.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_09_26/2222-b7c57.jpg

</tbody>
Hiện nay rất nhiều địa phương ở Việt Nam nhận ra hiệu quả của chương trình Methadone, việc mở rộng cơ sở điều trị phụ thuộc vào nỗ lực của từng địa phương, nhất là về cơ sở hạ tầng, nhân lực làm việc cho cơ sở điều trị…Khó khăn đối với người bệnh

Theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ, người nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) cần ký vào đơn tự nguyện đăng ký điều trị và có giấy giới thiệu của UBND xã/phường. Giấy chứng nhận này một mặt nhằm khẳng định người nghiện đó không nằm trong diện cai bắt buộc và hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặt khác, nó thể hiện sự phối kết hợp giữa chính quyền sở tại giới thiệu người nghiện tới cơ sở điều trị Methadone. Đó là mục đích và mong đợi của các nhà quản lý.

Tuy nhiên, do thực tế việc phân chỉ tiêu cai nghiện tập trung được Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng, chống ma túy, mại dâm tuyến tỉnh/thành phố phân cho các huyện/xã/phường nên người nghiện ma túy sợ khi lộ diện xin điều trị Methadone sẽ bị đưa vào danh sách đi cai nghiện bắt buộc cho đủ chỉ tiêu của phường/xã. Nghị định số 96 của Chính phủ hiện nay chỉ bảo vệ các đối tượng đang điều trị Methadone thì sẽ không đưa đi cai nghiện bắt buộc chứ không quy định bảo vệ các đối tượng đang mong muốn được được tham gia điều trị Methadone.

Hàng ngày phải đến uống thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của cơ sở điều trị, không kể ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật trong suốt thời gian dài điều trị. Đây cũng là khó khăn và trở ngại lớn nhất cần người bệnh phải có động lực điều trị rất lớn khi tham gia điều trị Methadone. Khó khăn này sẽ tăng lên nếu nơi ở của người bệnh quá xa với cơ sở điều trị; ở khu vực miền núi đường xá khó đi, không có phương tiện đi lại, hay do yêu cầu của một số công việc không cho phép người bệnh uống thuốc trong giờ làm việc hành chính.

Cũng giống như heroin và các chất dạng thuốc phiện khác, tác dụng không mong muốn của Methadone theo nghiên cứu thuần tập trên gần 1.000 bệnh nhân Methadone tại TP. Hải Phòng và TPHCM năm 2009-2011 bao gồm: Táo bón (57.2% tại thời điểm 3 tháng; 37,2% tại thời điểm 12 tháng điều trị); Khô miệng (25.3% tại thời điểm 3 tháng; 14.3% tại thời điểm 12 tháng điều trị) Ra mồ hôi (31.3% tại thời điểm 3 tháng; 25.3% tại thời điểm 12 tháng điều trị); Suy giảm chức năng tình dục (11.2% tại thời điểm 3 tháng; 11.1% tại thời điểm 12 tháng điều trị); Rối loạn giấc ngủ; Kinh nguyệt bất thường.
Khó khăn cho cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ

Họ phải làm kiêm nghiệm, dịch vụ phải đảm bảo cung cấp 365 ngày trong năm, không có ngày nghỉ Tết, nghỉ lễ và thứ bảy, chủ nhật.

Chế độ chính sách, phụ cấp cho các cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ còn hạn chế.Hiện nay, các cơ sở điều trị Methadone đa số lồng ghép vào các cơ sở y tế với hình thức kiêm nhiệm. Trong bối cảnh tài trợ cắt giảm, đối với triển khai mới các dịch vụ Methadone, các nhà tài trợ không hỗ trợ đầu tư về con người, phụ cấp, phí vận hành.

Việc tự cân đối ngân sách phụ cấp trong tổng thể ngân sách chung của ngành y tế là rất khó khăn. Nhiều địa phương chưa cân đối được thu chi không thể thực hiện chế độ phụ cấp, đãi ngộ cho nhân viên trong hoàn cảnh ngân sách được phân bổ còn eo hẹp.Hơn nữa, ngành y tế rất khó xin đầu tư thêm biên chế mặc dù phải đảm nhận thêm chức năng nhiệm vụ điều trị Methadone.
Khó khăn về quan điểm, chính sách và đầu tư cho chương trình

Rất nhiều người vẫn cho rằng điều trị Methadone là thay cái nghiện này bằng cái nghiện khác và hiểu lầm nghiện ma túy là vấn đề nhân cách, rằng nghiện là hành vi cố ý làm sai. Tuy nhiên, y học đã chứng minh nghiện là bệnh mạn tính, không có thuốc chữa khỏi, chỉ có thể điều trị duy trì bằng thuốc thay thế.Nguồn tài chính để triển khai các cơ sở điều trị hiện nay chủ yếu là tài trợ quốc tế. Trong bối cảnh nguồn tài trợ quốc tế giảm dần, đảm bảo nguồn tài chính để duy trì và mở rộng chương trình là rất cần thiết.

Ví dụ thể ở TP. Hải Phòng và tại Sơn La cho thấy Nhà nước đầu tư nguồn lực cho điều trị Methadone còn rất hạn chế so với đầu tư cho cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lấy TP. Hải Phòng làm ví dụ. Tổng đầu tư chi phí của Thành phố năm 2013 cho ba Trung tâm 06 gấp 12 lần so với đầu tư cho 10 cơ sở điều trị Methadone, và gấp 20 lần khi so sánh TP. Hải Phòng đầu tư bình quân cho mỗi học viên trung tâm 06 so với mỗi bệnh nhân điều trị Methadone.Như vậy, mặc dù thành phố Hải Phòng đồng thuận và đầu tư nhiều nhất vào chương trình điều trị methadone, có độ bao phủ điều trị Methadone cao nhất so với các tỉnh/thành phố trong cả nước (3.200 bệnh nhân/hơn 8000 người nghiện chích ma túy – gần 40%), nhưng kinh phí đầu tư vào chương trình methadone thấp hơn 12 lần.

So với các tỉnh thành phố khác, chương trình methadone chưa được quan tâm nhiều thì đầu tư triển khai Methadone còn thấp hơn nhiều. Ví dụ, tổng kinh phí đầu tư tại Sơn La khi so sánh cho thấy kinh phí đầu tư vào 12 trung tâm cai nghiện bắt buộc hơn 50 tỷ đồng năm 2013 gấp 105 lần số kinh phí 480 triệu đồng Sơn La đầu tư cho chương trình Methadone năm 2013.Ngoài ra, theo Nghị định 96/2012/NĐ-CP Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thì các huyện có từ 250 người nghiện chất dạng thuốc phiện trở lên phải triển khai điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình còn gặp nhiều khó khăn tại các huyện địa bàn miền núi, có diện tích rộng, điều kiện giao thông và phương tiện đi lại của người bệnh còn hạn chế. Vì vậy, cần đa dạng hoá mô hình điều trị Methadone cho phù hợp với điều kiện của vùng miền.

Nguồn thuốc Methadone hiện nay được tài trợ nước ngoài và được nhập khẩu hoàn toàn. Số thuốc cam kết từ tài trợ nước ngoài đủ để điều trị cho 19.000 người bệnh nhưng nguồn tài trợ này dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2015. Việc đảm bảo nguồn thuốc sẵn có trong nước để đáp ứng nhu cầu điều trị cho 80.000 người bệnh trong thời gian tới là hết sức quan trọng trong khi Việt Nam chưa đầu tư kinh phí đảm bảo nguồn thuốc Methadone từ ngân sách trung ương và địa phương cho nhu cầu mở rộng. Năm 2014, mới có 4 tỷ đồng dành mua thuốc Methadone từ chương trình

Mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và 7,7 tỷ đồng từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh, đáp ứng đủ cho khoảng 3000-4000 bệnh nhân. Rất nhiều địa phương muốn thực hiện điều trị Methadone mà không có nguồn kinh phí để mua thuốc Methadone.Hiện nay mỗi bệnh nhân điều trị Methadone mất 7.500 đồng cho một ngày tiền thuốc. Vậy để đạt được mục tiêu 80.000 người được điều trị Methadone sẽ phải chi khoảng 220 tỷ đồng để mua thuốc.

Nếu mua thuốc tập trung sẽ dễ quản lý hơn, giá thành rẻ hơn và lại tránh được nạn nhập và bán thuốc bừa bãi.Để giảm gánh nặng đầu tư về nhân lực, dịch vụ điều trị Methadone hoàn toàn có thể lồng ghép vào các: Cơ sở y tế công lập các tuyến; Cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện, Cơ sở dịch vụ HIV hiện có; Cơ sở y tế trong các trị giam, tạm giam; Cơ sở điều trị nghiện tự nguyện tại cộng đồng đủ điều kiện của tư nhân hoặc công lập.Ngoài ra, chuyển dịch nguồn lực từ các nguồn đầu tư không hiệu quả, giảm bớt kinh phí đầu tư vào trung tâm 06, chuyển sang đầu tư vào chương trình methadone với chi phí rẻ hơn 1/10 cho cùng một số lượng người để điều trị để đầu tư kinh phí mua thuốc Methadon tại Trung ương và địa phương đồng thời đầu tư cho con người và nguồn lực, đào tạo để mở rộng và duy trì dịch vụ Methadone.Ngoài cơ sở chính điều trị Methadone, cần mở nhiều Cơ sở cấp phát thuốc là cơ sở cung cấp dịch vụ cấp phát thuốc Methadone và xét nghiệm nước tiểu ngẫu nhiên.

Các nước trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều mô hình linh hoạt khác, giúp giảm gánh nặng đầu tư vào cơ sở điều trị và thuận tiện cho người bệnh. Tại Trung Quốc, phát thuốc Methadone tại nhà máy, công sở nơi có nhiều người điều trị Methadone; tại Úc, các nước Châu Âu, cơ sở phát thuốc gắn với các cửa hàng dược, nhà thuốc được cấp phép tại cộng đồng; tại các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, phát thuốc Methadone lưu động đến những địa bàn miền núi, dân cư phân bố rải rác. Ngoài ra, tại các nước phát triển có độ bao phủ Methadone cao như Úc, các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, cho phép người bệnh đã điều trị ổn định lâu dài được mang thuốc về nhà. Số liều được phát về nhà tùy thuộc vào mức độ ổn định của người bệnh, có thể dao động từ 2 ngày, 3 ngày đến 1 tuần, 2 tuần và tối đa là 1 tháng.Hơn nữa, có thể chủ động nguồn thuốc Methadone bằng pha chế thuốc trong nước dưới nhiều dạng bào chế. Thuốc Methadone bên cạnh dạng bào chế siro đã có ở Việt Nam, một số quốc gia còn bào chế Methadone dưới dạng viên sủi tan trong nước để thuận tiện cho việc bảo quản, phân phối và phát thước ở địa bàn xa xôi, đi lại khó khăn.
Cần điều chỉnh các quy định pháp lý

Ngày 20/6/2012, Luật xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội thông qua. Mặc dù Luật mới ban hành đã quy định quá trình xét xử pháp lý công khai tại tòa án quận/huyện ra quyết định đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, tuy nhiên, điều 96 khoản 1 của Luật quy định: “Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”. Điều này khi ban hành là thực hiện theo Điều số 61 Hiến pháp năm 1992 quy định người nghiện phải đưa vào cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, Hiến pháp mới ban hành năm 2013 đã bỏ điều này theo quan điểm mới nghiện là bệnh lý, không phải tệ nạn xã hội và do đó, Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính cũng cần thay đổi đề phù hợp với hiến pháp mới.

Hơn nữa, Điều 21.2 Nghị định số 96 về điều trị nghiện CDTP qui định ngừng điều trị methadone sau 2 lần xét nghiệm nước tiểu dương tính (sau 12 tháng điều trị duy trì).

Thực hiện điều khoản này sẽ dẫn đến các hệ quả chưa lường trước như sau: Dừng điều trị methadone quá sớm đối với bệnh mạn tính tái diễn; Bị đưa trở lại trung tâm 06 đồng nghĩa với việc quay lại với phương pháp điều trị không hiệu quả (>90-95% tỉ lệ tái nghiện); Gia tăng nguy cơ với người bệnh (Tiếp tục tiêm chích hàng ngày, tăng nguy cơ tử vong (gấp 8 lần) do sốc thuốc quá liều heroin); Tăng nguy cơ nhiễm mới HIV (Tăng nguy cơ với cộng đồng, tăng hành vi phạm tội, tăng nguy cơ lây truyền HIV (~25% bệnh nhân trong điều trị methadone ở Việt Nam có HIV+, ở TP HCM tỷ lệ này là 46.4%); Tăng nguy cơ với chương trình điều trị methadone (Bệnh nhân trở nên thiếu trung thực về tình trạng sử dụng ma túy của bản thân, gia tăng việc giả mạo, đánh tráo mẫu nước tiểu, và trốn tránh xét nghiệm, tạo điều kiện cho việc hối lộ cán bộ phòng khám Methadone).

Do đó, một trong những giải pháp mang tính pháp lý để mở rộng chương trình Methadone là điều chỉnh lại Điều số 96 Lật Xử lý vi phạm hành chính và Điều số 21 Nghị định số 96 quy định về điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone.
Hoàng Hiền
http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Mo-rong-dieu-tri-Methadone-Kho-khan-va-giai-phap/11337.vgp

songchungvoi_HIV
26-09-2014, 16:51
Thái Bình khai trương Cơ sở điều trị Methadone thứ 5

Thứ sáu 26/09/2014 16:00
Ngày 25/9, Thái Bình đã đưa cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone thứ 5 đi vào hoạt động.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_09_26/metha.jpg


Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Cơ sở điều trị Methadone này được đặt tại Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà được khai trương theo kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Thái Bình.
Theo thống kê Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Hưng Hà hiện có khoảng 670 người nghiện ma túy, trong đó có 181 người nhiễm HIV. Việc triển khai cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi để người nghiện có cơ hội được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, góp phần giảm gánh nặng xã hội và tạo điều kiện cho người nghiện hòa nhập cộng đồng.
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo đúng quy định và tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về chương trình điều trị Methadone trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà đã tiếp nhận điều trị và tiến hành các thủ tục khám sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc theo đúng quy trình trước khi tiến hành khởi liều đợt 1 cho các bệnh nhân.
Dự kiến trong năm 2014, cơ sở này sẽ điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân. Năm 2015 sẽ điều trị từ cho khoảng 250 bệnh nhân tại cơ sở và phấn đấu đến 2016 có 50% số người nghiện thuốc phiện trên địa bàn huyện được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone.

Trà My
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
30-09-2014, 13:42
Điểm tin y tế từ các báo ngày 25/9 đến 27/9 năm 2014
Có thể thoát nghiện bằng methadone
Sau thời gian triển khai điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone, đã có người ngưng hẳn điều trị và trở về sống, làm việc như người bình thường. Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, ý kiến cho rằng điều trị bằng methadone sẽ gây nghiện suốt đời là thiếu tính khoa học. Tuy nhiên, việc điều trị thành công còn tùy thuộc nhiều yếu tố như công ăn việc làm, quyết tâm cai nghiện và cả khả năng đáp ứng thuốc của từng người.
Đánh bại “cái chết trắng”
Sau một ngày chở hàng, chiều tối anh L.T.D. (29 tuổi, ngụ P.6, Q.8, TP.HCM) mới về đến nhà, vui vẻ quây quần ăn bữa cơm chiều với mẹ, vợ và con trai nhỏ mới 18 tháng tuổi đang bi bô tập nói hai tiếng “ba... ba”. Nhìn D. chẳng ai nghĩ anh từng nghiện heroin gần 10 năm và tưởng chừng sẽ không thể quay về cuộc sống bình thường. Ai cũng bảo dính vào heroin sẽ không thoát ra được, D. cũng không tin phương pháp cai nào có thể có tác dụng với anh vì số lần anh đi cai dịch vụ cũng đếm đầy hai bàn tay rồi. Mẹ anh còn vào tận chỗ cai ở với anh để chăm sóc, kèm cặp mà anh không cai nổi. Khi chương trình methadone vừa về đến Q.8, mẹ anh tìm hiểu, đưa con đến đăng ký tham gia, anh chiều lòng mẹ đi “cai đại”. Vậy mà mọi thứ thay đổi: D. chỉ mất một tuần dò liều rồi đi vào duy trì liều với 70mg methadone/ngày. Anh mập mạp, khỏe mạnh dần lên. Hằng ngày, cứ 9g D. vào Trung tâm Y tế dự phòng Q.8 uống thuốc rồi đi chở hàng, cố gắng không tới lui những nơi trước kia hay đàn đúm bạn bè cũ. Một năm sau anh có người yêu - cô gái là vợ anh bây giờ. Một năm sau nữa họ có con. Con ra đời cũng là lúc anh thấy mình cần mạnh mẽ dứt khỏi chương trình methadone, vì không muốn ngày nào cũng phải đến trung tâm uống thuốc, dành thời gian để đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ con. Anh bày tỏ nguyện vọng, bác sĩ cho giảm liều dần, từ 70 mg/ngày xuống 5mg rồi 2mg/ngày và cuối cùng anh đã ngừng hẳn sử dụng methadone. Với vợ chồng chị N.T.T.T. (34 tuổi) và anh T.N.P. (38 tuổi) ngụ tại Q.4, methadone đã cứu cả gia đình họ. Họ quen và lấy nhau khi vẫn còn là hai người nghiện hút, anh nghiện 10 năm, chị cũng chừng đó năm nghiện ngập. Ban đầu họ chỉ “đốt” từ 200.000 đồng mỗi ngày cho heroin, dần dà số tiền lên tới cả triệu đồng. Lúc tăm tối nhất, bế tắc nhất họ nghe nói đến methadone và được xét tham gia chương trình vào đầu năm 2009. Suốt bốn năm sau, họ gắn với phòng khám, ngày ngày đến uống thuốc. Hai vợ chồng bắt đầu đi bán thịt bò ở chợ, kiếm tiền nuôi hai con nhỏ. Sau một năm giảm liều từ 60mg xuống 1mg methadone/ngày, anh chị đã ngưng hẳn điều trị. Anh P. đã xin được công việc lái xe cho một công ty. Anh xúc động nói: “Vợ chồng tui đã sém chút mất cả cuộc đời, giờ may mà còn làm lại được. Tui phải dạy con tránh xa ma túy”.
Có cơ hội thoát khỏi lệ thuộc hoàn toàn
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiếu - trưởng khoa Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Q.8, nơi đang điều trị cho gần 300 bệnh nhân - đánh giá điều trị cai nghiện bằng methadone là phương pháp hiệu quả, có tỉ lệ đeo bám chương trình rất cao. Trước đây người nghiện có thể sử dụng ma túy 4-5 lần mỗi ngày, nay một vài tháng họ dùng lại một lần, sau đó vẫn tiếp tục điều trị bằng methadone, thì đó đã là một thành công lớn. Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, methadone là thuốc điều trị thay thế heroin nên cũng gây phụ thuộc. Tuy nhiên ưu điểm của methadone là thuốc có khả năng chuyển hóa tốt hơn và có thể giảm liều dần dần, tiến tới thoát khỏi phụ thuộc. Điều trị nghiện bằng methadone là điều trị duy trì, theo trình tự uống liều ban đầu, tiếp theo là dò liều cho đến khi người nghiện heroin không còn triệu chứng “cơn vã”, tiếp tục duy trì liều này và sau đó là giảm dần liều đang uống. Bác sĩ Trụ cũng cho biết tại các cơ sở điều trị methadone ở Mỹ đã có những trường hợp tham gia điều trị bằng methadone thành công, ra khỏi chương trình, sau đó họ được mời ở lại làm công tác hỗ trợ những người khác điều trị bằng methadone và mở những điểm điều trị bằng methadone tư nhân. Riêng ở TP.HCM, tại phòng khám methadone các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức đều có một số bệnh nhân chỉ uống methadone với liều rất thấp mỗi ngày, một số đã ngưng hẳn và kết thúc điều trị. “Người nghiện luôn có những bệnh lý đồng thời khác như: rối loạn tâm thần, chức năng gan bị ảnh hưởng, lao phổi, nhiễm HIV... Những bệnh nhân nghiện này nên được thăm khám điều trị tại các phòng khám methadone trung tâm quận huyện với các liên kết chuyên khoa. Với những người nghiện có nhân thân tốt, môi trường gia đình thuận lợi, có ý thức tuân thủ tốt không lén dùng kèm theo heroin hay các chất ma túy tổng hợp trong quá trình điều trị bằng methadone thì nên ưu tiên cho họ tham gia chương trình” - bác sĩ Trụ đề xuất.
http://www.impe-qn.org.vn/

songchungvoi_HIV
02-10-2014, 20:42
Điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy dựa vào cộng đồng
[/COLOR]
Với hình thức điều trị tại cộng đồng, chương trình điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy đem lại nhiều lợi ích cao như: tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận với điều trị; chú trọng hòa nhập xã hội; chi phí phù hợp; giáo dục cộng đồng giảm kỳ thị; ít ảnh hưởng tới công việc, gia đình...

Ngày 1/10, tại T.P Thái Nguyên, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức Hội thảo lập kế hoạch thí điểm mô hình điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy dựa vào cộng đồng.

<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_02/993.jpg


Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện

</tbody>
Chương trình điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy toàn cầu được triển khai từ năm 2009 tại trên 20 nước và bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ cuối năm 2013.
Mục tiêu của Chương trình là điều trị và chăm sóc toàn diện, tự nguyện, hiệu quả và nhân đạo tại cộng đồng cho những người lệ thuộc ma túy; điều trị, chăm sóc người lệ thuộc ma túy như bệnh nhân mắc bệnh mãn tính; giảm thiểu các hậu quả tiêu cực về sức khỏe và xã hội của việc sử dụng, lệ thuộc ma túy; mở rộng tiếp cận với Methadone cho người sử dụng ma túy dạng thuốc phiện.
Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi về Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy và chính sách liên quan đến điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy; tổng quan về công tác điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy; thí điểm mô hình điều trị và chăm sóc toàn diện cho người sử dụng ma túy tại cấp huyện, xã.
Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề như: Dịch vụ xã hội để hỗ trợ người sử dụng ma túy, làm thế nào để liên kết các dịch vụ này với các dịch vụ y tế; các rào cản đối với việc thực hiện thí điểm mô hình đã đưa ra, những kiến nghị, giải pháp để tháo dỡ các rào cản...
Theo đó, các đại biểu cho rằng, các dịch vụ điều trị lệ thuộc chất gây nghiện dựa vào cộng đồng giúp các dịch vụ dễ tiếp cận và có hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí; để thực hiện các mô hình cần có sự tham gia của nhiều ban, ngành, đoàn thể và có sự vận động toàn dân, nhằm đáp ứng, hỗ trợ hơn nữa cho những người lệ thuộc vào ma túy trong việc dự phòng, chăm sóc và tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, những người lệ thuộc ma túy cần một môi trường hỗ trợ từ cộng đồng chứ không phải là sự kỳ thị và phân biệt đối xử để giúp họ tham gia tốt hơn vào công tác điều trị; tất cả các can thiệp chăm sóc y tế khác bao gồm cả việc điều trị lệ thuộc ma túy cần được triển khai dựa trên cơ sở tự nguyện và có sự đồng ý tham gia của bệnh nhân sau khi đã được thông tin đầy đủ...
Trước đó, các đại biểu đã đi khảo sát công tác điều trị và chăm sóc lệ thuộc ma túy dựa vào cộng đồng tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Trong thời gian tới, mô hình điều trị chăm sóc lệ thuộc ma túy sẽ được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên với nhiều hoạt động như: Thành lập điểm cấp phát Methadone tại xã; tập huấn cho cán bộ y tế xã về Methadone; theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật; tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc tập huấn cho các tư vấn viên, giáo dục viên đồng đẳng về các kỹ năng tâm lý xã hội về can thiệp dự phòng nhanh, cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc và điều trị, cung cấp hỗ trợ đào tạo; tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành liên quan...

Tính đến tháng 6/2014, toàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện trên 5.800 người nghiện ma túy. Trong đó, hơn 61% người nghiện sử dụng ma túy dưới hình thức tiêm chích, trên 13% người sử dụng hình thức hít ma túy và trên 25% sử dụng hình thức uống ma túy. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai trên địa bàn từ tháng 9/2011 và đến nay đã có 6 cơ sở điều trị với gần 1.500 người điều trị.


Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
06-10-2014, 15:45
Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở Lai Châu cho kết quả tốt (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30188&cn_id=678084#)
09:49 | 03/10/2014
Ông Nguyễn Công Huấn, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết: Sau một thời gian ngắn triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường đã mang lại hiệu quả tốt.

Chỉ trong vòng một tháng, các điểm cấp phát thuốc Methadone tại trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa ở một số huyện và Trạm y tế một số xã vùng sâu, vùng xa, Sở Y tế Lai Châu đã có danh sách hơn 300 người nghiện đăng ký tự nguyện điều trị.

Từ cuối năm 2013, tỉnh Lai Châu triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone miễn phí cho người nghiện. Hai cơ sở điều trị và gần 10 điểm cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh đã có gần 600 người đến điều trị nghiện tự nguyện bằng thuốc Methadone. UBND tỉnh Lai Châu vừa đồng ý cho Sở Y tế tỉnh tiếp tục mở rộng thêm ba cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methacone trên địa bàn các huyện.

Theo thống kê của ngành y tế Lai Châu, toàn tỉnh hiện có gần 4.000 người nghiện ma túy. Những năm gần đây, mỗi năm trung bình tỉnh Lai Châu tổ chức cai nghiện cho khoảng 1.000 người, tuy nhiên tỷ lệ tái nghiện còn cao./.
Nguyễn Công Hải/TTXVN

songchungvoi_HIV
08-10-2014, 09:08
Hội nghị đồng thuận triển khai chương trình điều trị Methadone tại Hương Sơn

Thứ ba - 07/10/2014 11:07
Chiều ngày 06/10/2014, Sở Y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Hương Sơn tổ chức hội nghị đồng thuận triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị, có gần 100 đại biểu đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Hương Sơn.


http://soytehatinh.gov.vn/uploads/news/2014_10/lng.jpg

Tại Hội nghị, lãnh đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã giới thiệu, phân tích về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng triển khai chương trình điều trị Methadone tại tỉnh Hà Tĩnh; Quy trình triển khai cơ sở điều trị Methadone; quy trình xét chọn, tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào điều trị...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đưa ra những giải pháp khi triển khai chương trình điều trị Methdone tại địa bàn huyện như vấn đề vào cuộc của các cấp, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể, công tác phối hợp tuyên truyền…

Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận cao về việc triển khai cơ sở điều trị Methadone tại huyện Hương Sơn là cần thiết và dự kiến sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý đến ngày 8/10/2014 cơ sở sẽ chính thức đi vào hoạt động tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn.

Chương trình điều trị Methadone tại huyện Hương Sơn sẽ góp phần giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện để hỗ trợ người nghiện chích ma túy tái hòa nhập cộng đồng./.

Tin, ảnh: Tuấn Dũng
http://soytehatinh.gov.vn/

Charles
10-10-2014, 16:39
Tăng cường công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng

Thứ năm 09/10/2014 16:00
Đó là một trong những nội dung đáng lưu ý tại Nghị quyết số 74/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành mới đây.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_09/methadone.JPG


Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện

</tbody>

Theo đó, Chính phủ yêu cầu cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp đổi mới công tác cai nghiện ma túy và mở rộng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong cộng đồng.

Cụ thể,các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và hoàn thành chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Methadone. Bên cạnh đó, tăng cường công tác cai nghiện tại cộng đồng và khẩn trương thực hiện việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, phương án, lộ trình triển khai đổi mới công tác cai nghiện trước ngày 31/12/2014. Trong đó, cần quan tâm đầu tư kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Tập trung mở rộng việc điều trị bằng Methadone bảo đảm đạt chỉ tiêu đề ra trong năm 2014 và 2015, đồng thời lồng ghép chặt chẽ các dịch vụ điều trị bằng Methadone vào cơ sở, hệ thống sẵn có và tăng cường các hoạt động xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế bảo đảm cung cấp đủ thuốc Methadone; Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí mua thuốc Methadone để thực hiện Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở cai nghiện tự nguyện; chính sách hỗ trợ người nghiện thuộc hộ nghèo, người nghiện có hoàn cảnh khó khăn tự nguyện cai nghiện.


Thùy Chi

songchungvoi_HIV
12-10-2014, 13:25
Chờ sửa điểm uống thuốc điều trị cai nghiện

Thứ Bảy, ngày 11/10/2014 - 01:00
(PL)- Anh Nguyễn Văn Nghĩa (quận 3, TP.HCM) phản ánh người nhà anh bị nghiện nhưng quận 3 không có địa điểm uống Methadone, đi quận khác thì phải có hộ khẩu mới được uống nên gia đình gặp nhiều khó khăn khi điều trị cho người thân.

“Chương trình cai nghiện ma túy Methadone được đánh giá có hiệu quả, được triển khai khắp TP, sao quận 3, 7 và 10 không triển khai?” - anh Nghĩa thắc mắc.
“TP đã có kế hoạch triển khai nhưng Trung tâm Y tế dự phòng quận 3 báo cáo chưa thể bố trí được điểm uống Methadone tại quận này trong năm 2014. Lý do là địa điểm dự kiến triển khai nằm trong lộ trình giải tỏa tuyến đường metro Bến Thành - Tham Lương, địa điểm mới đang chờ UBND quận chấp thuận sửa chữa. Do vậy, Ủy ban Phòng, chống AIDS TP đã lùi thời gian dự kiến triển khai Methadone tại quận 3 vào quý I, II-2015”. BS Tiêu Thị Thu Vân, Chánh Văn phòng Ủy ban Phòng, chống AIDS TP.HCM, cho biết như vậy.Theo BS Vân, hiện tại trên địa bàn TP có tám địa điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, cụ thể: quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức (hai địa điểm), Gò Vấp và Tân Bình. Theo kế hoạch, đến quý IV-2014 sẽ triển khai tiếp năm cơ sở điều trị mới tại các trung tâm y tế dự phòng quận 1, 10, 12, Bình Tân và Bình Chánh, hướng đến phục vụ cho 4.000 bệnh nhân. Đến năm 2015 sẽ triển khai thêm 12 quận/huyện còn lại, mục tiêu là cung cấp dịch vụ cho 8.000 bệnh nhân. Tuy nhiên, việc triển khai mở rộng chương trình Methadone phụ thuộc vào việc cung cấp thuốc của trung ương và một số nơi hiện đang thiếu thuốc.
DUY TÍNH
http://plo.vn/

songchungvoi_HIV
13-10-2014, 15:32
Thanh Hóa mở rộng mô hình điều trị Methadone

Thứ hai 13/10/2014 13:00
Từ nay đến cuối năm 2014, tỉnh Thanh Hóa sẽ mở rộng thêm 3 cơ sở điều trị Methadone mới tại các huyện Thọ Xuân, Tĩnh Gia và Hậu Lộc trên địa bàn tỉnh.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_13/2014917950986.jpg


Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện

</tbody>
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 9 cơ sở điều trị Methadone đã đi vào hoạt động với tổng số bệnh nhân đang điều trị là gần 1.170 người.Sau một thời gian điều trị ổn định, khoảng 83% bệnh nhân giảm và dừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện; trên 90% bệnh nhân đều nhận thấy sức khỏe được cải thiện; trên 80% bệnh nhân đã quan tâm đến bản thân, gia đình và các vấn đề xã hội.Theo Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa Nguyễn Bá Cẩn, Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn rộng và khó khăn, dân số đông, có nhiều huyện miền núi vùng sâu vùng xa vì vậy bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị Methadone để uống thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc mở rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.Tuy số người được điều trị hiện tại vẫn còn khiêm tốn so với tổng số đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng qua theo dõi và đánh giá, chương trình đã cho nhiều kết quả tích cực, khẳng định việc đưa Methadone vào sử dụng thay thế heroin hay các chất dạng thuốc phiện khác cho người nghiện là một chủ trương đúng đắn.Theo lộ trình, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 24 cơ sở điều trị Methadone và 5 cơ sở cấp phát thuốc, nâng số bệnh nhân có cơ hội tham gia điều trị từ 6.500 đến 7.000 người.

Trà My
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
19-10-2014, 09:29
Xã hội hóa điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone

Nhân dân (http://www.baomoi.com/Source/Nhan-dan/52.epi) -19/10/2014 02:42
Có thể nói Chương trình điều trị Methadone đã mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội, nhất là làm giảm sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Thế nhưng hiện nay chương trình này mới đáp ứng được 31% số người nghiện hê-rô-in trong diện quản lý được tham gia.



<tbody>


http://www.nhandan.org.vn/media/k2/items/cache/2460/5d678871d47544c2124b1ad1a54dea07_L.jpg
Cán bộ dự án Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS kiểm tra và tư vấn sức khỏe cho người bệnh.


Tính đến tháng 4-2014, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone (Chương trình điều trị Methadone) đã được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố với 88 cơ sở, điều trị cho 17 nghìn 062 người bệnh. Trong hơn năm năm triển khai chương trình Methadone tại Việt Nam không có người bệnh tử vong do quá liều hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Người bệnh tuân thủ điều trị tốt, tỷ lệ bỏ điều trị thấp.


Theo kết quả điều tra nhanh của 11 tỉnh, thành phố, trước khi tham gia Chương trình điều trị Methadone, trung bình một người bệnh phải sử dụng 230 nghìn đồng/ngày để mua hê-rô-in (khoảng 84 triệu đồng/năm).
Thực tế qua hơn năm năm triển khai Chương trình điều trị Methadone ở nước ta đã chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cho gia đình người bệnh và xã hội. Người bệnh tham gia điều trị đã giảm đáng kể cả về tần suất và liều sử dụng hê-rô-in, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Tình trạng về sức khỏe thể chất và tinh thần cải thiện rõ rệt (sống vui vẻ, có ích, chất lượng cuộc sống tăng lên). Tình hình trật tự, an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư nơi có người nghiện chích ma túy cũng được cải thiện đáng kể (tỷ lệ người bệnh có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị). Tại TP Hải Phòng, theo báo cáo của Công an quận Lê Chân, chỉ sau sáu tháng triển khai Chương trình điều trị Methadone, số vụ trộm cắp vặt liên quan đến nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực Bệnh viện Việt Tiệp giảm từ 60 đến 70%, số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy, tại khu vực chợ Sắt cũng giảm hơn 70%.
Mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm mạnh khi người bệnh tham gia điều trị Methadone. Nhiều nghiên cứu và nhiều nguồn thông tin cho thấy, những người nghiện chất ma túy thường có những hành vi ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống bản thân gia đình họ như bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy. Trong nghiên cứu của Bộ Y tế, tỷ lệ người bệnh có những hành vi trên giảm nhanh chóng từ 90% trước điều trị xuống 1,4% sau 12 tháng điều trị. Việc tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone còn làm giảm chi phí đáng kể đối với các gia đình có người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Do người nghiện không mất tiền để mua ma túy và không tốn tiền để điều trị các bệnh tật do sử dụng, tiêm chích ma túy gây nên.
Hiện nay đang điều trị cho gần bảy nghìn người bệnh, như vậy là chương trình đã tiết kiệm được cho người bệnh 588 tỷ đồng/năm. Đối với cá nhân người bệnh không còn bị ám ảnh bởi việc phải tìm kiếm ma túy, không phải chịu tác động của các triệu chứng "đói" thuốc cho nên nhiều người đã tập trung tâm trí để làm việc và trở về gia đình. Theo báo cáo của các cơ sở điều trị tại Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng thu nhập bình quân do bệnh nhân có việc làm hằng tháng tăng từ 2,6 triệu đồng/tháng sau sáu tháng điều trị và lên 3,2 triệu đồng/tháng sau 24 tháng điều trị. Tỷ lệ người bệnh tham gia điều trị Methadone có công ăn việc làm cũng gia tăng. Nếu trước điều trị chỉ có 64,04% số người bệnh có việc làm thì sau 24 tháng điều trị đã có 75,9% số người bệnh có việc làm.
Thế nhưng, muốn đạt được hiệu quả theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, thì phải điều trị cho tối thiểu 40% số người nghiện ma túy hiện có. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công an, đến tháng 10-2013 toàn quốc quản lý được khoảng 170 nghìn người nghiện ma túy (trong đó nghiện hê-rô-in chiếm khoảng 80%), do đó muốn chương trình có hiệu quả thì cần điều trị cho khoảng 54.500 người nghiện ma túy. Nhưng trên thực tế đến cuối tháng 4-2014, toàn quốc mới chỉ có hơn 17 nghìn người nghiện được điều trị (đạt khoảng 31%).
Theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Thông tư số 12/2013/TT-BYT của Bộ Y tế thì, trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình điều trị Methadone có thể được mở rộng với tốc độ nhanh hơn, cứ mỗi quận/huyện có hơn 250 người nghiện chích ma túy thì UBND tỉnh, thành phố phải thành lập cơ sở điều trị Methadone. Với tốc độ mở rộng chương trình Methadone như nêu trên, mô hình toàn diện đang được triển khai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh cũng như ngân sách của Chính phủ sẽ không thể bảo đảm để bao cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Do đó việc triển khai mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ là giải pháp giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình này.


Để giúp cho việc xã hội hóa công tác điều trị Methadone, ngày 15-10-2013, Bộ Y tế đã có Công văn số 6544/BYT-KH-TC hướng dẫn thực hiện khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần căn cứ theo công văn này để xác định khung giá chi tiết của từng dịch vụ khi thực hiện xã hội hóa Chương trình điều trị Methadone tại địa phương.

THANH MAI

</tbody>

songchungvoi_HIV
19-10-2014, 09:44
Cai nghiện ma túy bằng châm cứu kết hợp uống thuốc Nam - Bước đột phá tạo nên kỳ tích
Cập nhật: Thứ năm, 2/10/2014 - 9h14'
(Cadn.com.vn) - Với sự giúp đỡ của Giáo sư Nguyễn Tài Thu- Phó Chủ tịch Hội Châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam tập huấn, truyền nghề châm cứu, Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng (BV YHCT) đã tạo được tiếng vang trong một số chuyên khoa: châm cứu điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, điều trị và kiểm soát đau cột sống, nhu châm, hỏa long cứu, da liễu, chăm sóc bà mẹ sau sinh, phục hồi chức năng Nhi…
Cuối tháng 9 vừa qua, Bệnh viện đã châm cứu điều trị cai nghiện ma túy (ĐTCNMT) thành công cho một trường hợp nghiện nặng, nghiện lâu năm, đã từng tự cai và cai nghiện bằng những phương pháp khác không thành công, thật sự là một kỳ tích, thu hút sự quan tâm của xã hội.
Kỳ tích từ sự linh động, sáng tạo
Tháng 9-2014, Đơn vị châm cứu ĐTCNMT của BV YHCT TP Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động. Ngày 22-9, bệnh nhân đầu tiên đến BV để được ĐTCNMT là Trần Văn A. (1986 quê Quảng Nam). Điện châm điều trị hỗ trợ CNMT là phương pháp không dùng thuốc của YHCT, có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa ngũ tạng, thông khí huyết giúp người bệnh cắt cơn đói MT.
Lâu nay, điện châm thường chỉ CNMT cho những trường hợp mới nghiện MT trong thời gian khoảng 2 năm, tỷ lệ thành công mới cao. Song, ca đầu tiên của BV YHCT TP Đà Nẵng lại là con nghiện nặng, thời gian nghiện lâu (chích heroin từ năm 2007 và trước đó cũng đã dùng thuốc lắc, ma túy tổng hợp), bình quân mỗi ngày A. phải chích khoảng 5 liều heroin mới thỏa cơn nghiện. Năm 2010, A. đã được cai nghiện tập trung tại trung tâm, không thành công và A. cũng từng quyết tâm tự cai nghiện ở nhà, nhưng không quá 3 ngày lại thất bại, do A. không chịu nổi những cơn đau đớn khi lên cơn.
Không riêng gì A, phần lớn con nghiện đều rất sợ CNMT, bởi trong quá trình cai nghiện, khi lên cơn, bệnh nhân đau đớn, vật vã, thân xác mệt mỏi rã rời, bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu vô cùng… như "dòi bò trong xương"; nhiều người không chịu đựng được sự hành hạ, giày vò khi lên cơn, đã tự làm sát thương bản thân như đập đầu vào tường, cắn tay, chân đến chảy máu, hoặc đáng lo ngại hơn là làm bị thương người thân, y bác sỹ giúp họ cai nghiện. Vì lẽ đó, không ít người đã phải bỏ CNMT giữa chừng, hoặc tái nghiện.
Khi tiếp nhận A., một số bác sỹ lo ngại về sự thành công rất thấp vì A. là con nghiện nặng, nghiện lâu năm. Song, với sự quyết tâm thực hiện và sự quan tâm chỉ đạo sát sao quyết liệt của Ban Giám đốc BV, nhất là thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc BV, lương y Huỳnh Sự (học trò của Giáo sư Nguyễn Tài Thu) cùng một số y, bác sỹ của Đơn vị Châm cứu hỗ trợ ĐTCNMT, BV YHCT TP Đà Nẵng đã tiến hành cai nghiện cho A.
Theo phác đồ điện châm điều trị hỗ trợ CNMT của Bộ Y tế, thì bệnh nhân chỉ được châm cứu, nhưng BV đã mạnh dạn, linh động kết hợp điện châm và cho bệnh nhân uống bài thuốc Nam (gồm 14 vị do Lương y Phan Công Tuấn, Trưởng Đơn vị "Thừa kế ứng dụng thuốc Nam châm cứu" nghiên cứu bào chế), nhằm vừa điện châm cắt cơn, vừa uống thuốc giải độc, an thần, tăng cường sức khỏe cho người cai nghiện. Dự vào chu kỳ lên cơn của A., các bác sỹ đã dự đoán trong vài ngày đầu A. sẽ lên cơn nặng, nên lương y Huỳnh Sự phải ngày đêm túc trực 24/24 giờ bên A. để châm cứu "đón đầu" các cơn nghiện, "chặn" trước những đợt lên cơn của A. kết hợp cho uống thuốc Nam.
Nhờ vậy, A. cho biết những đợt lên cơn của A. không vật vã, đau đớn, bứt rứt như những lần CNMT trước, mà rất nhẹ nhàng, êm ái, nên A. thấy tự tin, khỏe mạnh, tâm lý thoải mái. Thường thì, CNMT bằng các phương pháp khác, sau 7 ngày người cai vẫn chưa ăn được vì sức khỏe suy giảm, nhưng vừa điện châm, vừa uống thuốc Nam đã giúp A. nhanh chóng hồi phục sức khỏe, sau 3 ngày cắt cơn, A. đã có thể ăn uống, điều trị phục hồi 5 ngày sau, A. gần như hoàn toàn bình phục và sau 7 ngày điều trị, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả âm tính.
Ngày 30-9, tức sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã cai nghiện thành công, được xuất viện và được điều trị duy trì chống tái nghiện trong thời gian 1 tháng, mỗi ngày đến BV để châm cứu và uống thuốc 1 lần. Sự thành công đối với ca CNMT đầu tiên là trường hợp khó do bệnh nhân là con nghiện "thâm niên" và nghiện nặng, là bước đột phá tạo nên kỳ tích của BV YHCT TP Đà Nẵng. Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn- Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đã kịp thời đến chúc mừng thành công của BV YHCT TP Đà Nẵng và thăm, động viên tinh thần Trần Văn A. đã quyết tâm cai nghiện thành công.
http://cadn.com.vn/data_news/Image/2014/th10/ng2/48.jpg
Trần Văn A. đang được CNMT tại BV YHCT TP Đà Nẵng. Ảnh:P.V
Lương y như từ mẫu
Vì sao tỷ lệ thành công trong CNMT bằng những phương pháp khác lại thấp, tỷ lệ tái nghiện cao? Một số người cai nghiện cho biết, CNMT bằng phương pháp "cai vo" thật sự ám ảnh, là nỗi khiếp sợ của họ. Với phương pháp này, người nghiện bị nhốt lại trong phòng, tự mình đối mặt và chịu đựng sự hành hạ, giày vò mỗi khi lên cơn và sau 10 ngày sẽ tự cắt cơn.
Vì thế, họ thật sự khủng hoảng về tinh thần, cạn kiệt về sức khỏe sau những ngày tự chống chọi với các cơn nghiện và để có cảm giác khỏe mạnh hơn sau những ngày đáng sợ ấy, họ rất dễ dùng lại MT. Còn phương pháp CNMT bằng dùng thuốc an thần khi lên cơn để người nghiện ngủ mà quên đi cơn thèm thuốc cũng không hiệu quả với người nghiện vì dùng thuốc an thần kéo dài khiến thần kinh suy nhược, sức khỏe giảm sút và họ cũng rất sớm tái nghiện để chống lại sự mệt mỏi.
Nếu 2 phương pháp cai nghiện trên dường như không xem người nghiện là người bệnh, thì CNMT tại BV YHCT TP Đà Nẵng lại quan tâm chăm sóc người nghiện như một bệnh nhân đặc biệt, vì các bác sỹ ở đây luôn xác định hơn bất cứ ca bệnh nào, đối với người CNMT rất cần sự nhiệt huyết, hết lòng vì người bệnh của những "Lương y như từ mẫu". Bởi lẽ, cùng với ý chí quyết tâm cai nghiện, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của người nghiện; sự phối hợp chặt chẽ của người nhà, thì sự quan tâm, động viên, giúp đỡ bằng cả tấm lòng của người thầy thuốc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công CNMT.
Trần Văn A. cho biết trong thời gian CNMT, anh được lương y Sự, bác sỹ Ánh- Giám đốc BV và các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, kể cả 2-3 giờ sáng, khi A. mệt mỏi cần bác sỹ giúp đỡ là có ngay. Các thầy thuốc còn am hiểu tâm lý của người nghiện MT là rất sợ lạnh, nên để xua đi cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh của A., đã dùng Hỏa long cứu, đem lại cảm giác thoải mái, ấm áp cho người cai nghiện. BV luôn tạo điều kiện thuận tiện, thoải mái và thư giãn nhất để người nghiện CNMT hiệu quả nhất.
Chung tay vì "thành phố 5 không"
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc BV cho biết, sau thành công của ca bệnh đầu tiên này, BV YHCT TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư nhân lực và cơ sở vật chất, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CNMT.
Chung tay cùng xã hội, BV sẽ miễn, giảm viện phí cho người CNMT, để mọi người nghiện đều có cơ hội được CNMT, kể cả việc các bác sỹ BV sẵn sàng "khăn gói" đến Trung tâm Giáo dục- Dạy nghề 05-06 TP Đà Nẵng để CNMT, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu "không có người nghiện ma túy tại cộng đồng" của "TP 5 không".

Hồng Nhật

songchungvoi_HIV
23-10-2014, 11:29
Tuyên truyền hỗ trợ cai nghiện bằng thuốc Cedemex
Cập nhật ngày: 13/10/2014 17:15
Ngày 13-10, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội phối hợp với UBND huyện Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Đề án hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex. Tham dự Hội nghị có trên 200 người là lãnh đạo các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe thông tin về thuốc Cedemex và Đề án hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex. Theo đó, đây là loại thuốc bằng dược thảo hỗ trợ cai nghiện ma túy an toàn, hiệu lực cao và có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các loại thuốc cai nghiện đang được phép sử dụng. Thuốc có tác dụng cắt cơn nghiện êm dịu, bình ổn được 2 triệu chứng mà người nghiện ma túy rất sợ là thèm ma túy và dị cảm (dòi bò)... Người nghiện ma túy tham gia Đề án hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền thuốc như sau: Hỗ trợ 100% tiền thuốc cho người nghiện ma túy thuộc hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; 80% cho người nghiện thuộc hộ cận nghèo; 50% cho người thuộc đối tượng khác. Ngoài mức hỗ trợ trên, người nghiện còn được hỗ trợ toàn bộ tiền khám cận lâm sàng và một số chi phí khác.



Để việc triển khai thực hiện Đề án đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian tới, huyện yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện; tạo điều kiện cho người nghiện sau cai được học nghề, tìm việc làm, hòa nhập cộng đồng để tránh tái nghiện.



Hiện nay, Đồng Hỷ vẫn còn trên 800 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý sinh sống tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn. Những năm qua, huyện đã tổ chức cai nghiện cho các cá nhân trên bằng nhiều hình thức, tuy nhiên, hiệu quả cai nghiện chưa cao.



Thu Hà
http://baothainguyen.org.vn/

Charles
24-10-2014, 10:37
Điều trị nghiện các chất ma túy bằng Methadone đã đem lại hiệu quả tích cực

(08:26:48 AM 24/10/2014)

(Tinmoitruong.vn) - Thời gian qua, việc điều trị bằng thuốc Methadone cho người nghiện ma túy tại tỉnh Phú Thọ bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo các lợi ích về sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, hạn chế lây nhiễm HIV, giảm tái nghiện, cải thiện chất lượng cuộc sống, quan hệ gia đình và xã hội cho người nghiện ma túy. Từ những hiệu quả đem lại, tỉnh Phú Thọ đã quyết định nhân rộng điều trị cai nghiện bằng thuốc Methadone ra toàn tỉnh.


http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/tinmoitruong04%289%29.jpg (http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/10/tinmoitruong04%289%29.jpg)
Ảnh: minh họa

Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, trong giai đoạn 2014-2015, tỉnh Phú Thọ sẽ nhân rộng mô hình điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)ra các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Cẩm Khê và thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ. Mục tiêu trong giai đoạn này sẽ thực hiện điều trị bằng thuốc Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)cho 1.000 người, đảm bảo đạt khoảng 50% số người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)trong tỉnh được điều trị. Tỉnh Phú Thọ cũng đã quyết định dành 6,4 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các cơ sở điều trị, mua sắm trang thiết bị và vận hành cơ sở điều trị.

Theo đánh giá, chương trình điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)các chất ma túy bằng Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)đã đem lại hiệu quả (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3_trang-1.html)tích cực. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, số lượng bệnh nhân hiện được điều trị bằng Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)là 550 người, tăng 270 người so với cùng kỳ; trong đó 100% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc methadone có đánh giá hiệu quả (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3_trang-1.html)điều trị là rất tốt. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm từ 100% trước khi tham gia điều trị xuống 12% sau 6 tháng điều trị và xuống 6% sau 9 tháng điều trị, dự kiến 100% bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng heroin sau 12 tháng điều trị. Không phát hiện nhiễm mới HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu trong số các bệnh nhân tham gia điều trị. 100% bệnh nhân phục hồi sức khỏe thể chất, tâm thần và đã tham gia các hoạt động lao động, học tập, tái hòa nhập cộng đồng…

Hiện nay, Phú Thọ có 2282 người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)ma túy ở Phú Thọ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có thuốc đặc trị mà chỉ dùng thuốc cắt cơn kết hợp với tập luyện, lao động đơn giản nên hiệu quả (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3_trang-1.html)cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)còn hạn chế, khả năng tái nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)cao khi trở về cộng đồng.

Thạc sỹ, Bác sỹ Hồ Quang Trung, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Chương trình điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy vậy, chương trình điều trị Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)trong thời gian tới cũng sẽ gặp không ít khó khăn do kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ còn rất hạn chế, số lượng bệnh nhân tham gia điều trị còn ít. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình Methadone, mở các hội nghị đồng thuận ở cấp xã, phường để tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, khu dân cư và nhân dân để thu hút bệnh nhân, mở rộng độ bao phủ của chương trình Methadone.

* T ỉnh Tuyên Quang đang triển khai thực hiện đề án xã hội hóa điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 có ít nhất 70% người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)ma túy được điều trị cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)bằng Methadone.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, ngoài việc mở rộng 2 cơ sở điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)các chất dạng thuốc phiện bằng chất Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)là Trung tâm Y tế thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Y tế huyện Sơn Dương, tỉnh sẽ thành lập thêm 2 cơ sở điều trị Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)mới là Trung tâm y tế huyện Yên Sơn, Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa. Cùng với đó tỉnh sẽ đưa hoạt động phòng chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt những địa phương có số người nhiễm HIV và người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)ma túy cao; đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục và hỗ trợ người sau cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)tái hòa nhập cộng đồng. Tỉnh chỉ đạo các cơ sở điều trị Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)phân vùng, tiếp cận người bệnh trên địa bàn, đảm bảo việc điều trị thuận tiện cho người bệnh; xây dựng kế hoạch cụ thể mở các điểm cấp phát thuốc Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)tại các huyện phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn… cho người sau điều trị cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)ma túy bằng Methadone…

Tuyên Quang hiện có 1.311 người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)ma túy. 2 cơ sở điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)các chất dạng thuốc phiện bằng chất Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)là Trung tâm Y tế thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Y tế huyện Sơn Dương đang điều trị cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)cho 155 người. Từ khi 2 cơ sở đi này đi vào hoạt động (năm 2013), công tác cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)tại Tuyên Quang đã có những kết quả tích cực, hiệu quả (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3_trang-1.html)mô hình mang lại đã mở ra hy vọng mới cho người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)và những người thân của họ. Đa số người điều trị tại đây đều có tiến bộ tốt, sức khỏe ổn định và tuân thủ các quy định, nội quy cơ sở đề ra.

* Tỉnh Lâm Đồng đang triển khai chương trình điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)các chất dạng thuốc phiện, ma túy bằng Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)cho người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tội phạm xã hội có liên quan tới các chất dạng thuốc phiện.

Trước mắt, chương trình điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)bằng thuốc Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)được thực hiện từ năm 2014- 2016 với một cơ sở điều trị được đặt tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng (số 4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, thành phố Đà Lạt). Theo Sở Y tế Lâm Đồng, mục tiêu đến hết năm 2014 sẽ điều trị cho 120 người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)bằng Methadone, trong hai năm 2015 và 2016 mỗi năm sẽ điều trị cho 550 người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)cũng bằng Methadone.

Việc triển khai chương trình điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)ma túy bằng Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)của tỉnh Lâm Đồng cũng được xem là một trong những giải pháp để giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)và từ nhóm người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện.

Hiện Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đang phối hợp tuyên truyền, tư vấn về ý nghĩa, mục đích và hiệu quả (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3_trang-1.html)của việc điều trị nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)bằng Methadone (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/Methadone_trang-1.html)cho người nghiện, gia đình người nghiện, những người có liên quan và cộng đồng xã hội. Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp các cơ quan chức năng để quản lý người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)tại cộng đồng và giới thiệu người nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)tham gia điều trị tại cơ sở điều trị bằng Methadone, cũng như có kế hoạch hỗ trợ người sau cai nghiện (http://www.tinmoitruong.vn/tim-kiem/nghi%E1%BB%87n_trang-1.html)tìm việc làm và hòa nhập cộng đồng.



Lâm Đào An, Vũ Quang Đán, Hoàng Liên Sơn


http://www.tinmoitruong.vn/benh-va-thuoc/dieu-tri-nghien-cac-chat-ma-tuy-bang-methadone-da-dem-lai-hieu-qua-tich-cuc_63_37836_1.html

songchungvoi_HIV
24-10-2014, 11:10
Cai nghiện ma túy bằng phương pháp đông y

Thứ năm 23/10/2014 16:00
Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng mới đây đã điều trị cai nghiện ma túy thành công cho nhiều trường hợp nghiện nặng, nghiện lâu năm bằng phương pháp châm cứu kết hợp thuốc nam.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_23/905832102.jpg


Điều trị cai nghiện ma túy bằng phương pháp châm cứu kết hợp thuốc nam. Ảnh minh họa

</tbody>
Theo phác đồ điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy của Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, bệnh nhân được chỉ định mỗi ngày điện châm 6 lần và uống 3 gói thuốc nam nhằm cắt cơn, giải độc, an thần, tăng cường sức khỏe cho người cai nghiện. Đây là phác đồ điều trị linh hoạt, được đội ngũ thầy thuốc bệnh viện nghiên cứu và ứng dụng thành công trên cơ sở kế thừa từ những thành tựu nổi bật trong châm cứu cai nghiện ma túy của GS-TS Nguyễn Tài Thu.
Không chỉ được điều trị bằng thuốc, các bác sĩ còn luôn động viên tinh thần bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để cùng chia sẻ, giúp cho người nghiện thấy an tâm khi điều trị.
Cụ thể như trường hợp bệnh nhân T.T.A (nam, 28 tuổi, trú Quảng Nam), làm nghề lái xe, có tiền sử sử dụng heroin bằng đường chích từ năm 2007. Trước đó, anh T.T.A đã từng bị cưỡng chế tập trung cai nghiện hơn 1 năm. Sau khi ra trại vẫn tái nghiện. Mỗi ngày anh phải chích đến 5 cữ mới thỏa mãn cơn thèm. Mặc dù, anh T.T.A rất quyết tâm cai nghiện, nhưng đến ngày thứ 3 là lên cơn vật vã, đau bụng quằn quại, đuối sức, không chịu được nên phải dừng lại.
Sau đó, anh T.T.A được biết đến cách điều trị cai nghiện bằng phương pháp đông y nên đã nhập viện ngày 22/9. Nhận thấy đây là trường hợp khó (do nghiện bằng đường chích đã 7 năm) nên Bệnh viện quyết định dùng thuốc nam địa phương, kết hợp điện châm theo phác đồ điều trị do GS. Nguyễn Tài Thu trực tiếp tập huấn truyền nghề cho các thầy thuốc của bệnh viện vào đầu tháng 9 vừa qua.
Anh T.T.A được chỉ định mỗi ngày châm cứu 6 lần và uống 3 gói thuốc (1,5 thang/ngày) sắc sẵn trong 3 ngày đầu để tăng lực, an thần, giải độc, điều hòa cơ thể, chống co cơ và nhức mỏi cho người điều trị cai nghiện.
Bệnh nhân T.T.A cho biết, khi cai nghiện, các triệu chứng của hội chứng cai như thèm thuốc, ngáp, ớn lạnh, đau mỏi khớp, co cơ, cảm giác dòi bò trong xương, mất ngủ xuất hiện thường xuyên, nhưng sau mỗi lần điện châm kết hợp hỏa long cứu, đều thấy giảm nhẹ ngay. Bên cạnh đó, các triệu chứng chảy nước mắt nước mũi, buồn nôn, nôn, đau bụng cũng xuất hiện ít hơn, không giống như những lần cai trước.
Sau 3 ngày điều trị đầu tiên, bệnh nhân đã cắt được cơn nghiện, bắt đầu ăn được, ngủ được, sức khỏe hồi phục nhanh nhưng xét nghiệm định tính opiat nước tiểu vẫn còn dương tính. Tiếp sau đó, bệnh nhân được tiếp tục điều trị mỗi ngày 3 lần châm cứu và uống 2 gói thuốc. Đến ngày thứ 7 thì xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân đã âm tính và được xuất viện.
Trường hợp thứ 2 là anh H.C.N.H ( 33 tuổi, trú Đà Nẵng), làm nghề nấu ăn, nghiện heroin chích (ngày 5 lần) từ năm 2008. Anh H nhiều lần đi trại cai nghiện về nhưng vẫn tái nghiện. Bắt đầu nhập viện vào ngày 3/10, anh H được điều trị tích cực bằng điện châm ngày 6 lần, hỏa long cứu ngày 2 lần và bài thuốc tương tự như của anh T.T.A. Sau 3 ngày, bệnh nhân hoàn toàn bình phục và xét nghiệm nước tiểu âm tính.
Tuy nhiên, để bệnh nhân hồi phục sức khỏe hoàn toàn, hai bệnh nhân trên đang tiếp tục được uống thuốc nam, nhằm hỗ trợ giải độc hàng ngày và châm cứu cách nhật trong vòng 2 tháng sau quy trình điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được hướng dẫn các phương pháp tập luyện, nâng cao ý chí, nghị lực, vượt cám dỗ để tránh nguy cơ tái nghiện.
Theo bác sĩ Phan Công Tuấn, Trưởng Đơn vị thừa kế ứng dụng thuốc nam châm cứu, chi phí cho mỗi ca cai nghiện từ 7 – 10 triệu đồng. Với những bệnh nhân mới nghiện thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Tuy nhiên, quan điểm của bệnh viện là nhận tất cả các bệnh nhân có nhu cầu điều trị.
Bác sĩ Tuấn cũng cho biết, để việc điều trị được thành công, người bệnh phải tự nguyện điều trị, gia đình phải quan tâm, chăm sóc và đặc biệt là giám sát tốt. Hiện nay, bệnh viện đang tiếp tục điều trị cai nghiện cho một số bệnh nhân khác bằng phương pháp này.

Tổng hợp
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
24-10-2014, 12:07
TPHCM: Thử nghiệm thuốc cai nghiện mới

Thứ năm, 23/10/2014 22:23
Trung tâm Y tế dự phòng Q. Gò Vấp sẽ là cơ sở y tế đầu tiên trong cả nước điều trị thử nghiệm thuốc cai nghiện mới Suboxone cho 200 người bị nghiện do chích ma túy.


<tbody>
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/10/23/%E2%80%8BThu-nghiem-thuoc-cai-nghien-moi-1.jpg


Cảnh con nghiện thản nhiên chích ma túy giữa đường khiến người dân TP bức xúc - Ảnh tư liệu

</tbody>

BS Nguyễn Trung Hòa, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng Q.Gò Vấp (TPHCM) cho biết như vậy tại buổi làm việc của Ban văn hóa-xã hội HĐND TPHCM tại UBND Q. Gò Vấp về tình hình thực hiện công tác y tế dự phòng trên địa bàn quận sáng 23/10.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, BS Trung Hòa cho biết Trung tâm Y tế dự phòng Q. Gò Vấp sẽ là cơ sở y tế đầu tiên trong cả nước điều trị thử nghiệm thuốc cai nghiện mới Suboxone cho 200 người bị nghiện do chích ma túy.
So với thuốc cai nghiện Methadone, thuốc Suboxone có nhiều ưu việt hơn khi điều trị những người nghiện ma túy mà đang điều trị HIV, lao.

http://images.alobacsi.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2014/10/23/getimg_160.jpg
Những người này, nếu điều trị cai nghiện bằng Methadone sẽ phải dùng liều cao gấp 2-3 lần so với liều thông thường nên chi phí điều trị tốn kém và có khả năng gây độc.
BS Trung Hòa dự kiến thuốc Suboxone sẽ về tới Việt Nam trong tháng này.
Tháng 11/2014, Trung tâm Y tế dự phòng Q. Gò Vấp sẽ bắt đầu điều trị cai nghiện bằng loại thuốc mới này.
Trong giai đoạn đầu, trung tâm sẽ ưu tiên điều trị cho những người sống trong địa bàn Q. Gò Vấp.
Những người có nhu cầu cai nghiện cần liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng quận để đăng ký, được chọn lựa và điều trị miễn phí.


Theo Thùy Dương - Tuổi trẻ

Charles
26-10-2014, 07:59
Đảm bảo nguồn cung Methadone bền vững cho người bệnh




14:05:00 25/10/2014

Sáng 24/10, ông Michel Sidibé, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ), Giám đốc Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của LHQ đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Y tế (TTYT) Nam Từ Liêm (Hà Nội) – một điển hình xuất sắc về công tác phòng, chống HIV/AIDS và điều trị thay thế ma túy bằng Methadone.


Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Văn Phi, Giám đốc TTYT Nam Từ Liêm, đã báo cáo với ông Michel Sidibé kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS tại đây: Ngoài chăm sóc sức khỏe cho khoảng 300.000 người dân, TTYT còn lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu và thu được nhiều kết quả. 100% bệnh nhân đều cho rằng được cải thiện sức khỏe, hơn 70% bệnh nhân đi làm trở lại hoặc xin được việc làm ổn định, đặc biệt là góp phần quan trọng vào bảo đảm ANTT trên địa bàn. TTYT đã quản lý tốt 1.049 người nhiễm HIV tại phòng khám ngoại trú, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng lao v.v…; điều trị ARV cho 698 người; xét nghiệm HIV cho 90% phụ nữ mang thai; điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; trung tâm hỗ trợ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, sau khi sinh v.v…

Ông Michel Sidibé kiểm tra các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, khu vực điều trị thay thế ma túy bằng Methadone, kiểm tra năng lực chuyên môn của các bác sĩ tư vấn, điều trị; trao đổi với nhóm bệnh nhân đang được điều trị Methadone để lắng nghe ý kiến của họ. Trong buổi làm việc sau đó với lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm và TTYT Nam Từ Liêm, ông Michel Sidibé nhấn mạnh: Điều người bệnh quan tâm nhất hiện nay là nguồn cung Mathadone bền vững. Đây là trách nhiệm của LHQ và của cả Chính phủ cùng ngành Y tế Việt Nam, để đảm bảo 90% người có nhu cầu được sử dụng thuốc điều trị.

Ông Michel Sidibé cũng nhấn mạnh 3 nội dung quan trọng của việc điều trị cho người nghiện ma túy và HIV/AIDS là: Coi trọng nhân cách của người bệnh, sử dụng tốt nguồn nhân lực và thuốc chữa bệnh. Ông đánh giá cao kết quả mà TTYT Nam Từ Liêm đạt được và khẳng định: đây là “tuyến đầu” trong việc thực hiện nhiều việc phải làm trong công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam.


Thanh Hằng



http://cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2014/10/248175.cand

songchungvoi_HIV
28-10-2014, 08:19
Cai nghiện ma túy thành công bằng châm cứu và uống thuốc namThứ ba - 28/10/2014 08:01
Trong lúc cả xã hội đang phải đối mặt với vấn nạn ma túy, việc cai nghiện thành công theo phương pháp mới này sẽ giúp ích rất nhiều cho cộng đồng.

Sau 1 tháng chữa bệnh bằng châm cứu kết hợp uống thuốc nam, Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng đã cai nghiện thành công cho 6 bệnh nhân có tiền sử nghiện ma túy lâu năm.

Đều đặn 1 ngày 6 lần châm cứu, kết hợp với uống thuốc nam, sau 4 ngày điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng để cai nghiện ma túy, Nguyễn Văn T ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã cắt hẳn cơn nghiện. Anh T không còn cảm giác bứt rứt, ớn lạnh, đau nhức cơ khớp. T tâm sự, anh nghiện ma túy nhiều năm nay, ngày nào cũng phải chích 3 đến 5 cử, mất cả bạc triệu, khi không có tiền tiêm chích thì cả ngày bức bối, khó chịu.

Từ khi vào Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng, mỗi ngày anh châm cứu 4-5 lần hoặc nửa đêm mệt mỏi có thể được châm cứu thêm. Hiện nay, anh T đã thấy khỏe hơn rất nhiều so với trước kia, quyết tâm không tái nghiện trở lại.

Trong số 8 người đến Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng điều trị cai nghiện ma túy từ cuối tháng 9 đến nay, hầu hết đều có tiền sử nghiện ma túy từ 5 đến 10 năm, có người đã vài ba lần vào trại cai nghiện tập trung, nhưng sau đó lại tái nghiện.

Anh S. ở thành phố Hồ Chí Minh vừa xuất viện sau 1 tuần cai nghiện thành công bằng phương pháp châm cứu, kết hợp với uống thuốc nam tại Bệnh viện này chia sẻ: Anh nghiện ma túy đã chục năm, bản thân cũng từng cai nghiện bằng nhiều cách tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi điều trị thành công, anh quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy; Còn anh V.H.N, ở quận Sơn Trà Đà Nẵng, thì cho rằng: điều trị tại Bệnh viện y học cổ truyền, người nghiện ma túy không bị cách ly mà được các y bác sỹ xem như bệnh nhân bình thường. Ngoài sự tận tâm của thầy thuốc, bên cạnh họ còn có người thân thường xuyên động viên, chăm sóc giúp họ cắt cơn nhanh chóng...

Lương y Phan Công Tuấn, Đơn vị trưởng đơn vị ứng dụng thuốc nam châm cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng cho biết, từ bệnh nhân đầu tiên tiếp nhận ngày 22/9, đến nay Bệnh viện đã cai nghiện thành công cho 6 trong số 8 bệnh nhân điều trị tại đây.

Theo Lương y Phan Công Tuấn, bệnh nhân có thể châm cứu 10 lần/ngày. Khi bệnh nhân lên cơn, các bác sĩ dùng phương pháp cứu, tức là hỏa long cứu. Kết hợp châm và cứu thì bệnh nhân dễ chịu hẳn, đồng thời hỗ trợ bằng thuốc nam. Qua điều trị 3 mũi giáp công như vậy, bệnh nhân cắt cơn rất nhanh, hều hết trong vòng 3 ngày là bẻ gãy được các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai.

Lương y Huỳnh Sự chia sẻ thêm, những người nghiện ma túy thường không làm chủ được tinh thần, ngại tiếp xúc, nếu thầy thuốc không chủ động đến với họ ngay từ đầu thì hiệu quả sẽ không như mong muốn. Chính vì vậy, quan trọng hơn cả là làm sao cho người bệnh cảm thấy thực sự yên tâm hợp tác với thầy thuốc điều trị đến nơi đến chốn.

Những thầy thuốc như lương y Phan Công Tuấn và Huỳnh Sự mong muốn thành phố Đà Nẵng hỗ trợ Bệnh viện Y học cổ truyền thành lập một trung dạy nghề kết hợp xoa bóp bấm huyệt, trồng hái, sơ chế thuốc nam cho người nghiện ma túy, tạo việc làm để họ tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe, tránh tái nghiện ma túy./.

Theo: t5g.org.vn

songchungvoi_HIV
29-10-2014, 17:36
<tbody>
Điều trị nghiện các chất ma túy bằng Methadone đã đem lại hiệu quả tích cực (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30188&cn_id=681870#)
15:27 | 24/10/2014
Thời gian qua, việc điều trị bằng thuốc Methadone cho người nghiện ma túy tại tỉnh Phú Thọ bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo các lợi ích về sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, hạn chế lây nhiễm HIV, giảm tái nghiện, cải thiện chất lượng cuộc sống, quan hệ gia đình và xã hội cho người nghiện ma túy.

Từ những hiệu quả đem lại, tỉnh Phú Thọ đã quyết định nhân rộng điều trị cai nghiện bằng thuốc Methadone ra toàn tỉnh.

Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, trong giai đoạn 2014-2015, tỉnh Phú Thọ sẽ nhân rộng mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ra các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Cẩm Khê và thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ. Mục tiêu trong giai đoạn này sẽ thực hiện điều trị bằng thuốc Methadone cho 1.000 người, đảm bảo đạt khoảng 50% số người nghiện trong tỉnh được điều trị. Tỉnh Phú Thọ cũng đã quyết định dành 6,4 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các cơ sở điều trị, mua sắm trang thiết bị và vận hành cơ sở điều trị.

Theo đánh giá, chương trình điều trị nghiện các chất ma túy bằng Methadone đã đem lại hiệu quả tích cực. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, số lượng bệnh nhân hiện được điều trị bằng Methadone là 550 người, tăng 270 người so với cùng kỳ; trong đó 100% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc methadone có đánh giá hiệu quả điều trị là rất tốt. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm từ 100% trước khi tham gia điều trị xuống 12% sau 6 tháng điều trị và xuống 6% sau 9 tháng điều trị, dự kiến 100% bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng heroin sau 12 tháng điều trị. Không phát hiện nhiễm mới HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu trong số các bệnh nhân tham gia điều trị. 100% bệnh nhân phục hồi sức khỏe thể chất, tâm thần và đã tham gia các hoạt động lao động, học tập, tái hòa nhập cộng đồng…

Hiện nay, Phú Thọ có 2282 người nghiện trong cộng đồng. Tuy nhiên, công tác cai nghiện ma túy ở Phú Thọ nói chung còn gặp nhiều khó khăn, do chưa có thuốc đặc trị mà chỉ dùng thuốc cắt cơn kết hợp với tập luyện, lao động đơn giản nên hiệu quả cai nghiện còn hạn chế, khả năng tái nghiện cao khi trở về cộng đồng.

Thạc sỹ, Bác sỹ Hồ Quang Trung, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy vậy, chương trình điều trị Methadone trong thời gian tới cũng sẽ gặp không ít khó khăn do kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ còn rất hạn chế, số lượng bệnh nhân tham gia điều trị còn ít. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về chương trình Methadone, mở các hội nghị đồng thuận ở cấp xã, phường để tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, khu dân cư và nhân dân để thu hút bệnh nhân, mở rộng độ bao phủ của chương trình Methadone.

* Tỉnh Tuyên Quang đang triển khai thực hiện đề án xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 có ít nhất 70% người nghiện ma túy được điều trị cai nghiện bằng Methadone.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, ngoài việc mở rộng 2 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất Methadone là Trung tâm Y tế thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Y tế huyện Sơn Dương, tỉnh sẽ thành lập thêm 2 cơ sở điều trị Methadone mới là Trung tâm y tế huyện Yên Sơn, Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa. Cùng với đó tỉnh sẽ đưa hoạt động phòng chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt những địa phương có số người nhiễm HIV và người nghiện ma túy cao; đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục và hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Tỉnh chỉ đạo các cơ sở điều trị Methadone phân vùng, tiếp cận người bệnh trên địa bàn, đảm bảo việc điều trị thuận tiện cho người bệnh; xây dựng kế hoạch cụ thể mở các điểm cấp phát thuốc Methadone tại các huyện phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ vay vốn… cho người sau điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone…

Tuyên Quang hiện có 1.311 người nghiện ma túy. 2 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất Methadone là Trung tâm Y tế thành phố Tuyên Quang và Trung tâm Y tế huyện Sơn Dương đang điều trị cai nghiện cho 155 người. Từ khi 2 cơ sở đi này đi vào hoạt động (năm 2013), công tác cai nghiện tại Tuyên Quang đã có những kết quả tích cực, hiệu quả mô hình mang lại đã mở ra hy vọng mới cho người nghiện và những người thân của họ. Đa số người điều trị tại đây đều có tiến bộ tốt, sức khỏe ổn định và tuân thủ các quy định, nội quy cơ sở đề ra.

* Tỉnh Lâm Đồng đang triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, ma túy bằng Methadone cho người nghiện trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tội phạm xã hội có liên quan tới các chất dạng thuốc phiện.

Trước mắt, chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone được thực hiện từ năm 2014- 2016 với một cơ sở điều trị được đặt tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lâm Đồng (số 4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, thành phố Đà Lạt). Theo Sở Y tế Lâm Đồng, mục tiêu đến hết năm 2014 sẽ điều trị cho 120 người nghiện bằng Methadone, trong hai năm 2015 và 2016 mỗi năm sẽ điều trị cho 550 người nghiện cũng bằng Methadone.

Việc triển khai chương trình điều trị nghiện ma túy bằng Methadone của tỉnh Lâm Đồng cũng được xem là một trong những giải pháp để giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện và từ nhóm người nghiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện.

Hiện Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đang phối hợp tuyên truyền, tư vấn về ý nghĩa, mục đích và hiệu quả của việc điều trị nghiện bằng Methadone cho người nghiện, gia đình người nghiện, những người có liên quan và cộng đồng xã hội. Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cũng phối hợp các cơ quan chức năng để quản lý người nghiện cai nghiện tại cộng đồng và giới thiệu người nghiện tham gia điều trị tại cơ sở điều trị bằng Methadone, cũng như có kế hoạch hỗ trợ người sau cai nghiện tìm việc làm và hòa nhập cộng đồng./.
(Theo TTXVN)

</tbody>

songchungvoi_HIV
30-10-2014, 16:34
Cần Thơ gặp khó khăn trong điều trị Methadone cho người nghiện

Thứ năm 30/10/2014 16:53
Nguyên nhân là do bệnh nhân điều trị Methadone bỏ liều, chuyển đi địa phương khác, tái nghiện, vi phạm pháp luật...





<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_30/ct.jpg



Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện tại Cần Thơ. Ảnh Minh Huệ


</tbody>
Trong 2 ngày 28-29/10, đoàn công tác của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) do Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Phạm Đức Mạnh đã đến kiểm tra các hoạt động về chăm sóc, điều trị Methadone tại Cần Thơ.

Cụ thể, đoàn công tác đã đến kiểm tra cơ sở điều trị Methadone ở quận Ô Môn và quận Thốt Nốt. Theo báo cáo của 2 đơn vị trên, công tác triển khai điều trị Methadone của địa phương đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, kỹ thuật, cũng như nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ sở. Tuy nhiên, chỉ tiêu người nghiện đến điều trị Methadone tại 2 cơ sở chưa đạt (khoảng 30%) do bệnh nhân bỏ liều, chuyển đi địa phương khác, tái nghiện, vi phạm pháp luật...

Hiện nay, Cần Thơ có 4 cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Tính đến đầu tháng 10/2014, Cần Thơ có 1.146 bệnh nhân đến đăng ký điều trị. Trong đó, 980 bệnh nhân đã được nhận điều trị nhưng hiện chỉ có 546 bệnh nhân đang điều trị, số còn lại bỏ điều trị vì nhiều lý do như: tự ý bỏ điều trị không rõ lý do 211 người, bị bắt 122 người…

Trước khó khăn trên, ngành y tế Cần Thơ đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cần Thơ và Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Cần Thơ để tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị.

Công an Cần Thơ cũng đã hỗ trợ rà soát danh sách người nghiện chích ma túy, thống kê số người nghiện ma túy và bệnh nhân bỏ trị để tìm kiếm những bệnh nhân bỏ trị, đồng thời cung cấp thông tin và phát đơn đăng ký điều trị cho người nghiện.

Để tạo điều kiện cho người nghiện có thể dễ dàng tiếp cận điều trị Methadone, các thủ tục tiếp nhận bệnh nhân cũng đã được đơn giản hóa. Từng bệnh nhân khi đăng ký tham gia điều trị đều có các cán bộ chuyên môn tư vấn và hướng dẫn…

Để triển khai hiệu quả công tác điều trị Methadone trong thời gian tới, Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Cần Thơ kiến nghị ngành y tế đảm bảo hỗ trợ thuốc Methadone. Bên cạnh đó, hướng dẫn triển khai điều trị ARV sớm cho bệnh nhân Methadone và hướng dẫn triển khai điều trị Methadone cho bệnh nhân đang điều trị bị bắt đưa vào các cơ sở tập trung…

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Phạm Đức Mạnh cho biết, các dự án sẽ hỗ trợ nguồn thuốc Methadone hết năm 2015. Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế phải đảm bảo nguồn thuốc cho các địa phương, Bộ Tài chính đảm bảo ngân sách mua thuốc Methadone.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ có trách nhiệm phối hợp với Bộ, ngành, đơn vị liên quan để hướng dẫn điều trị ARV sớm, điều trị Methadone cho bệnh nhân bị bắt đưa vào các cơ sở tập trung... Tuy nhiên, Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh đề nghị ngành y tế Cần Thơ cần sớm có nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân bệnh nhân bỏ điều trị và lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông tại địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về HIV/AIDS trên địa bàn.
Minh Huệ
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
30-10-2014, 18:11
Yên Bái: Đổi mới công tác cai nghiện để giảm tác hại của ma túyThứ năm 30/10/2014 16:51Tỉnh Yên Bái vừa phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy tỉnh đến năm 2020, nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế gia tăng người nghiện mới, đồng thời góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao sức khỏe cho nhân dân và hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_10_30/Methadone.jpg



Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp cải thiện sức khỏe và hòa nhập với cộng đồng

</tbody>
Theo đó, mục tiêu cụ thể của đề án nhằm nâng cao nhận thức cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 50% cán bộ chính quyền các cấp và 50% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp điều trị nghiện.

Trong giai đoạn 2014-2015, Yên Bái phấn đấu 50% cán bộ dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 50% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 60% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có văn bằng chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.

Bên cạnh đó, nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ trên 30,0% hiện nay lên 50% vào năm 2015 và nâng số người nghiện được điều trị thay thế bằng Methadone lên 1.200 vào năm 2015. Tăng tỷ lệ người nghiện hoà nhập cộng đồng có việc làm đạt 40% vào năm 2015.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Yên Bái phấn đấu trên 75% cán bộ chính quyền các cấp và trên 75% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện; nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 75% cán bộ dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 80% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 50% vào năm 2015 lên lên 80% vào năm 2020; tăng dần số lượng, tỷ lệ người nghiện được điều trị thay thế bằng Methadone hàng năm; tăng tỷ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng tìm kiếm được việc làm từ 40% vào năm 2015 lên 70% vào năm 2020.

Trong giai đoạn thực hiện đề án, tỉnh sẽ tập trung các hoạt động bao gồm: Duy trì Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội tỉnh trở thành mô hình kiểu mẫu vừa chữa bệnh, vừa giáo dục, lao động và có thái độ ứng xử phù hợp với đối tượng theo đúng chính sách nhà nước.

Xây dựng phương án, lộ trình giảm dần tỷ lệ cai nghiện bắt buộc, tăng dần tỷ lệ cai nghiện tự nguyện với chỉ tiêu năm 2015 cai nghiện bắt buộc là 350, tự nguyện là 100 đối tượng. Đến năm 2020 cai nghiện bắt buộc là 250, tự nguyện là 200 đối tượng.

Duy trì các cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã có và thành lập mới các cơ sở điều trị Methadone tại Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế cấp huyện với quy mô từ 200- 300 bệnh nhân/01 cơ sở. Đồng thời, đảm bảo mỗi huyện có từ 01- 02 cơ sở điều trị Methadone tùy theo quy mô, số lượng người nghiện các chất dạng thuốc phiện của huyện để đến năm 2015 toàn tỉnh có 11 cơ sở điều trị Methadone.

Bên cạnh đó, thành lập các cơ sở cấp, phát thuốc thay thế vệ tinh từng bước phát triển thành điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện tại cộng đồng gắn với trạm y tế cấp xã, vùng địa bàn rộng, nơi có nhiều bệnh nhân điều trị thay thế bằng Methadone…
Thúy Vânhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
02-11-2014, 08:32
Lại thấy xuân về
Cập nhật lúc: 05:04 CH ngày 02/11/2014
Bài thơ "Lại thấy Xuân về" tặng bệnh nhân đang tham gia điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện (heroin) bằng thuốc Methadone tại Cơ sở điều trị Methadone - Trung tâm Y tế huyện Mường Lát
Lại thấy xuân về
Tặng bênh nhân methadone Mường lát

Gần chục năm nây không đón tết
Chẳng thèm để ý đến gì Xuân
Hai đúa con ngoan đều bỏ học
Vợ hiền buồn chán cũng ly thân

Hàng lát quanh vườn trơ gốc mục
Đồi luồng Cha, chẳng kịp lên cây
Không tiếng lợn, gà, không tiếng chó
Ba gian nhà trống gió lung lay

Con suối sau nhà ngừng róc rách
Đàn chim hay hót cũng bay xa
Dân bản, người thân đều kỳ thị
Kế từ khi ta nghiện “ con ma”.*

May nhờ ơn Đảng, ơn Chính Phủ
Thuôc methadone đến vùng cao
Đuổi được ‘‘con ma’’ trong ta đó
Nên ta nay khoẻ đẹp hồng hào

Ôi ! sáng xuân nay mồng một tết
Khấp khởi ta đi uống thuôc về
Hai con chạy ra ôm chân bố
Vợ đứng hiên nhà chọc cười quê

Ngồi xuống mâm cơm nhà cúng tết
Người, cảnh xuây quanh đượm nghĩa tình
Nhìn ra trước ngõ đào, ban nở
Lại thấy xuân về đẹp lung linh.

* Con ma ( ma tuý)

Nguyễn Văn Nhu
http://hivthanhhoa.vn/

songchungvoi_HIV
02-11-2014, 09:15
Mẫu Đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT - BYT
ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


....., ngày .... tháng...... năm 20.....
Ảnh 3x4

ĐƠN ĐĂNG KÝ
Tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.......
..............................huyện............. ., tỉnh, thành phố:.....






Tên tôi là: ...................................Giới tính:.................
Sinh ngày: .........................., tại........................................
Nơi đăng ký thường trú: .................................................. .....
.................................................. .........................................


Nơi ở hiện tại:............................................ .................................
Số CMND:......................., cấp ngày: ............../.........../..........tại:.........
Qua nghiên cứu các điều kiện tham gia điều trị thay thế, tôi viết đơn này xin được tự nguyện đăng ký tham gia chương trình điều trị này và cam kết nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị và nội quy của cơ sở điều trị.
Trân trọng cảm ơn.


Đại diện gia đình hoặc/ Người làm đơn
người giám hộ của người/ (Ký và ghi rõ họ tên)
làm đơn


(Ký và ghi rõ họ tên)


Ủy ban nhân dân xã………. xác nhận cho người đăng ký
tham gia điều trị thay thế:


1. Có nơi cư trú đúng với nơi cư trú khai trên đơn đăng ký;
2. Không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp bắt buộc cai nghiện
theo quy định của pháp luật.



CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


1Địa danh
2Tên xã nơi người bệnh cư trú
3Tên huyện nơi người bệnh cư trú
4Tên tỉnh nơi người bệnh cư trú
5Nơi đăng ký thường trú của người bệnh theo hộ khẩu
6Tên xã nơi người bệnh cư trú

songchungvoi_HIV
03-11-2014, 16:48
Kết quả 1 năm triển khai chương trình điều trị Methadone tại Thành phố Thái Bình


Hôm nay, thứ 2 ngày 03/11/2014

Thực hiện Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thái Bình. Cơ sở điều trị Methadone thành phố Thái Bình được thành lập từ tháng 10/2012 đến nay đang có 211 bệnh nhân được uống thuốc methadone điều trị nghiện ma túy có hiệu quả.
Chương trình điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế Thành phố Thái Bình đã được sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình họ. Sau 1 năm triển khai, chương trình đã thu được những kết quả quan trọng:
1. Về mặt sức khoẻ: Sau điều trị không có bệnh nhân mắc mới các bệnh truyền nhiễm như Lao, HIV, viêm gan B, C..…trên 50% bệnh nhân tăng cân, những người có tác dụng phụ trong giai đoạn duy trì giảm nhiều lần so với giai đoạn dò liều, không có bệnh nhân tử vong, ngộ độc do Methadone trong quá trình điều trị .
2. Về việc sử dụng ma tuý của bệnh nhân: Kết quả khảo sát cho thấy số lượng bệnh nhân sử dụng ma túy sau khi điều trị tháng thứ 3 là 34,8%, sau khi điều trị tháng thứ 6 chỉ còn 2,0%, sau khi điều trị tháng thứ 10 không còn trường hợp nào dương tính với kết quả xét nghiệm nước tiểu về ma túy.
3. Về tình trạng vi phạm pháp luật: Trên 75% bệnh nhân trước khi điều trị có hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản để lấy tiền mua ma túy. Sau điều trị tỷ lệ phạm tội của bệnh nhân giảm nhiều, từ 75% xuống còn 5,1% sau 01 tháng và sau 10 tháng không còn bệnh nhân nào vi phạm pháp luật.
4. Về việc làm của bệnh nhân: Trước điều trị có 35,6% bệnh nhân có việc làm, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này tăng lên 60,3%, sau 10 tháng là 80%, mặc dù nhiều bệnh nhân chỉ làm những công việc đơn giản, thời vụ hoặc phụ giúp gia đình song đây là những kết quả tốt hỗ trợ thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nghiện chích ma tuý.
5. Về hiệu quả kinh tế: Trước điều trị có những bệnh nhân mua heroin hết 1,8 triệu đồng mỗi ngày, chi phí bình quân để bệnh nhân mua heroin trong một ngày là 321.000đ. Khi được tham gia điều trị Methadone chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân chỉ hết 27.000đ/ngày (giảm hơn 12 lần).
Chương trình điều trị Methadone tại Thái Bình đã được triển khai theo đúng các quy định của Bộ Y tế. Phần lớn bệnh nhân sau khi uống Methadone có cải thiện tốt về mặt sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. An ninh trật tự xã hội khu vực đặt cơ sở Methadone ngày một tốt lên, chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện chích ma tuý, gia đình người nghiện và cộng đồng. Sự thành công của cơ sở điều trị Methadone thành phố Thái Bình là bước khởi đầu tích cực để Thái Bình mở rộng triển khai việc điều trị Methadone ở tất cả các huyện, thành phố của tỉnh trong những năm tới theo nghị định số 96/2012/NĐ – CP ngày 15/11/2012 của Chính Phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

TT PC HIV/AIDS

songchungvoi_HIV
03-11-2014, 18:18
Đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

03-11-2014 16:14 - Theo: laodong.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-122183509)

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 32/CT-TTg về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND (http://citinews.net/xa-hoi/cong-an-tinh-cong-bo-quyet-dinh-thanh-lap-tieu-doan-canh-sat-co-dong-RJM5BAQ/) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương rà soát, cập nhật số lượng người nghiện chất dạng thuốc phiện thực tế tại địa phương làm căn cứ lập kế hoạch thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP.

Bên cạnh đó chỉ đạo Chủ tịch UBND các cấp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu; chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc xét chọn bệnh nhân tham gia điều trị của các cơ sở điều trị thay thế theo các quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, bảo đảm khách quan, minh bạch, giảm thời gian chờ đợi.


Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS (http://citinews.net/the-gioi/lieu-is-co-du-kha-nang-dung-ebola-lam-vu-khi--6JSUDYY/) thiết lập ngay các cơ sở điều trị Methadone (http://citinews.net/xa-hoi/doan-cong-tac-cua-bo-cong-an-tham-va-tang-qua-tai-lao-cai-WNML25A/); chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, ban hành khung giá dịch vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, trong đó cho phép tính chi phí nhân công thuê ngoài (thuê hợp đồng lao động) vào giá dịch vụ điều trị Methadone.


Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan bảo đảm nguồn cung thuốc Methadone đáp ứng nhu cầu của các địa phương; hoàn thiện các hướng dẫn về chuyên môn; hỗ trợ các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện từ các nguồn huy động được.


Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai điều trị thay thế, tổ chức triển khai điều trị thay thế trong các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng các quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chỉ đạo các lực lượng quyết liệt đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy và phòng ngừa thẩm lậu ma túy vào nước ta.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan thông tin, truyền thông các cấp đổi mới phương thức truyền thông, lấy phòng ngừa là chính; tập trung vào các đối tượng có hành vi nguy cơ cao, địa bàn trọng điểm, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh cung cấp thông tin về chương trình điều trị thay thế đến mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ưu tiên cho nhóm đối tượng nghiện ma túy và gia đình họ.
Theo chinhphu.vn

songchungvoi_HIV
04-11-2014, 18:48
Đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Thứ hai 03/11/2014 17:00
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS, làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy. Đồng thời, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của cả nước.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_03/ma tuy.jpg



Điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng chất thay thế giúp người nghiện ma túy cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa

</tbody>
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 32/CT-TTg về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Khẩn trương rà soát, cập nhật số lượng người nghiện
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương rà soát, cập nhật số lượng người nghiện chất dạng thuốc phiện thực tế tại địa phương làm căn cứ lập kế hoạch thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP.Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND các cấp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu; chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc xét chọn bệnh nhân tham gia điều trị của các cơ sở điều trị thay thế theo các quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, bảo đảm khách quan, minh bạch, giảm thời gian chờ đợi.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS thiết lập ngay các cơ sở điều trị Methadone; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng, ban hành khung giá dịch vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, trong đó cho phép tính chi phí nhân công thuê ngoài (thuê hợp đồng lao động) vào giá dịch vụ điều trị Methadone.
Bảo đảm nguồn cung thuốc Methadone

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan bảo đảm nguồn cung thuốc Methadone đáp ứng nhu cầu của các địa phương; hoàn thiện các hướng dẫn về chuyên môn; hỗ trợ các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện từ các nguồn huy động được.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai điều trị thay thế, tổ chức triển khai điều trị thay thế trong các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng các quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chỉ đạo các lực lượng quyết liệt đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy và phòng ngừa thẩm lậu ma túy vào nước ta.Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo cơ quan thông tin, truyền thông các cấp đổi mới phương thức truyền thông, lấy phòng ngừa là chính; tập trung vào các đối tượng có hành vi nguy cơ cao, địa bàn trọng điểm, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh cung cấp thông tin về chương trình điều trị thay thế đến mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ưu tiên cho nhóm đối tượng nghiện ma túy và gia đình họ.
Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
05-11-2014, 12:47
Cai nghiện ma túy bằng thuốc thay thế
Cập nhật: 08:14, Thứ 3, 04/11/2014
(ANTV) - Để góp phần phòng, chống HIV/AIDS, làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 32 về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương rà soát, cập nhật số lượng người nghiện chất dạng thuốc phiện thực tế tại địa phương làm căn cứ lập kế hoạch thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.

Đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch, bảo đảm cân đối, lồng ghép triệt để cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí để tổ chức triển khai kế hoạch điều trị bằng thuốc Methadone đạt chỉ tiêu được giao.

Bên cạnh đó chỉ đạo Chủ tịch UBND các cấp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu; chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc xét chọn bệnh nhân tham gia điều trị của các cơ sở điều trị thay thế, bảo đảm khách quan, minh bạch, giảm thời gian chờ đợi.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc chuyển đổi hoặc lồng ghép hoạt động điều trị thay thế tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở xã hội thuộc thẩm quyền quản lý./.


<tbody>
<iframe __idm_frm__="50" allowfullscreen="" class="Iframe-set-antv" frameborder="0" height="330" src="http://antv.gov.vn//ajax/PluginPlay.aspx?urlfile=VIDEOS/2014/11/3/day%20manh%20su%20dung.mp4&urlimg=/Article/duyhien/2014/11/3/20141103203233267267_vlcsnap-2014-11-03-20h31m42s202.png" style="width: 470px"></iframe>

</tbody>





BT
http://antv.gov.vn/

songchungvoi_HIV
06-11-2014, 11:19
Tọa đàm trực tuyến “Điều trị nghiện bằng Methadone”Thứ năm 06/11/2014 07:00
(Chinhphu.vn) - Vào 9h30 ngày 6/11, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Điều trị nghiện bằng Methadone”.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/nguyendieuhuong/2014_11_05/Untitled%20phong%20chong%20ma%20tuy.png?maxwidth=4 60


Các khách mời tham dự chương trình.

</tbody>
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai thí điểm ở nước ta từ tháng 4/2008 tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, chương trình đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố với 92 cơ sở.

Sau 5 năm triển khai chương trình này, nước ta đã đạt được những kết quả nhất định, như số người tái nghiện và lây nhiễm HIV giảm đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ một số khó khăn, như vấn đề cung ứng thuốc, thiếu nguồn nhân lực vận hành…
Để làm rõ hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và bàn về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ để “Điều trị nghiện bằng Methadone” với sự tham dự của các khách mời:
- Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế;
- Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng;
- Bà Nguyễn Tố Như, Phó Giám đốc Tổ chức FHI Việt Nam;
- 1 bệnh nhân đang được điều trị bằng Methadone.

Chương trình được tường thuật trực tuyến trên Cổng TTĐT Chính phủ. Người dân quan tâm có thể gửi câu hỏi tới địa chỉ hộp thư doithoai@chinhphu.vn (doithoai@chinhphu.vn), hoặc gọi tới số điện thoại đường dây nóng: 08048113.

Cổng TTĐT Chính phủ

songchungvoi_HIV
06-11-2014, 14:20
Đẩy mạnh điều trị nghiện bằng thuốc thay thế
Thứ năm, 06/11/2014 13:39
(CATP) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg (ngày 31-10-2014) “về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế”. Chỉ thị nêu rõ, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS, làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của cả nước.


Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15-11-2012 quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện chất dạng thuốc phiện. Con số này mới đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

http://www.congan.com.vn/images1/ToaSoan-BanDoc/11-14/6c-2705.gif
Phòng đọc sách cho học viên cai nghiện ở Trung tâm Nhị Xuân - TPHCM
Để đẩy nhanh tiến độ điều trị thay thế trong tình hình kinh phí giảm mạnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương rà soát, cập nhật số lượng người nghiện chất dạng thuốc phiện thực tế tại địa phương, làm căn cứ lập kế hoạch thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; đôn đốc các cơ sở điều trị Methadone đã được thành lập đẩy nhanh việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


Thủ tướng cũng chỉ đạo Chủ tịch UBND các cấp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc chuyển đổi hoặc lồng ghép hoạt động điều trị thay thế tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở xã hội thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện đồng bộ các hoạt động tư vấn tâm lý, nâng cao sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống, học nghề và tư vấn nghề nghiệp, tạo việc làm phù hợp giúp bệnh nhân tham gia điều trị ổn định tâm lý, dự phòng tái nghiện ma túy.


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS thiết lập ngay các cơ sở điều trị Methadone theo quy định; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, và các cơ quan liên quan bảo đảm nguồn cung thuốc Methadone đáp ứng nhu cầu của các địa phương; Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai điều trị thay thế, tổ chức triển khai điều trị thay thế trong các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng các quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30-12-2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chỉ đạo các lực lượng quyết liệt đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy và phòng ngừa thẩm lậu ma túy vào nước ta. Đẩy mạnh cung cấp thông tin về chương trình điều trị thay thế đến mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ưu tiên cho nhóm đối tượng người nghiện ma túy và gia đình họ.


Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội tại Trung ương và địa phương chủ động tham gia, tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để đẩy mạnh triển khai điều trị thay thế trong cả nước. Theo các cơ quan chức năng, tình hình nghiện ma túy ở nước ta vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước; số người tái nghiện vẫn ở tỷ lệ cao... Toàn quốc có 10 địa phương trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS, trong đó 3 địa phương có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Sơn La.
ĐÌNH CHI
http://www.congan.com.vn/

songchungvoi_HIV
06-11-2014, 18:10
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh điều trị Methadone cho người nghiện ma túyThứ năm 06/11/2014 14:00
Năm 2015, Vĩnh Phúc sẽ chính thức triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Dự kiến, khoảng 800 người nghiện chích ma túy trên địa bàn tỉnh sẽ được điều trị theo chương trình này.

<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_06/hiv.jpg





Điều trị methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

</tbody>
Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh có trên 2.000 người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý. Trong thời gian qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng số người buôn bán các chất gây nghiện và nghiện ma túy. Tuy nhiên, số người nghiện và mắc các bệnh truyền nhiễm từ sử dụng ma túy qua các năm vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
Lũy kế đến tháng 9/2014, tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện 3.371 người nhiễm HIV, trong đó, 1.714 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 667 người tử vong vì căn bệnh này. Đáng lưu ý, số người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy có dấu hiệu gia tăng.
Để tiếp tục tăng cường công tác cai nghiện, giảm thiểu số người nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy, từ năm 2015, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiến hành điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Phương pháp này sẽ giúp cho người nghiện ma túy dừng sử dụng ma túy hoặc giảm tần suất tiêm chích, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, ổn định cuộc sống để tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt giảm thiểu hoặc ngừng các dừng các hành vi phạm pháp liên quan đến việc kiếm tiền mua ma túy.
Theo kế hoạch của UBND tỉnh, Vĩnh Phúc sẽ triển khai cai nghiện bằng thuốc thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 4 cơ sở điều trị: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và các Trung tâm y tế (Bình Xuyên, Lập Thạch, Vĩnh Tường) trong năm 2015.
Người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên có thể tham gia điều trị chương trình này. Đối với những người dưới 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ hướng dẫn điều trị.

Minh Minhhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
07-11-2014, 09:13
Khó mở rộng cai nghiện bằng Methadone
<time style="box-sizing: border-box; float: left; font-style: italic; color: rgb(85, 85, 85); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px; line-height: 18.2000007629395px;">Thứ Sáu, ngày 7/11/2014 - 06:18</time>

ANTĐ - Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Điều trị nghiện bằng Methadone” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 6-11.
Sau 5 năm triển khai, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố với tổng số 92 cơ sở. Tuy nhiên, dù chỉ tiêu được giao là điều trị nghiện bằng Methadone cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy nhưng hiện cả nước mới triển khai được cho 22.000 người.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết, hiện còn 17 tỉnh trên toàn quốc chưa xây dựng kế hoạch triển khai mở rộng việc điều trị nghiện bằng Methadone. Nguyên nhân ngoài các khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực thì nguồn viện trợ từ bên ngoài cho việc triển khai chương trình này hiện đã bị cắt giảm đến 70% nên rất khó khăn cho việc mở rộng điều trị.
Duy Tiến
http://www.anninhthudo.vn/

Nguyen Ha
08-11-2014, 19:14
Điều trị nghiện bằng Methadone: Vì sao còn hạn chế?
Thứ Bảy, ngày 08/11/2014, 09:14

"Điều trị nghiện bằng Methadone vẫn chỉ áp dụng với số lượng hạn chế vì một số địa phương chưa thực sự quan tâm", TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Theo các chuyên gia, điều trị nghiện ma túy bằng Methadone mang lại hiệu quả và an toàn nhưng còn nhiều thách thức khi nguồn hỗ trợ quốc tế thu hẹp và hết hẳn.

Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
http://24h-m-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-11-08/1415412711-dieu-tri-nghien-ma-tuy.jpg
TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Thưa ông, vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh có tình trạng người nghiện uống Methadone rồi nhổ ra mang bán lại. Ông có thể nói rõ hơn về về vấn đề này?

Người nghiện ngậm thuốc trong miệng, không uống, rồi nhổ ra bán lại cho người khác, nếu có thì cũng chỉ là hiện tượng hi hữu, hiếm gặp.

Theo tôi do nhu cầu sử dụng Methadone trong xã hội quá lớn, trong khi mức độ triển khai các điểm điều trị còn có hạn chế. Có những điểm điều trị có đến 500-600 người đến uống thuốc hàng ngày; các nhân viên cấp phát thuốc quá bận, người nghiện lợi dụng lúc nhân viên không để ý để thẩm ngậm thuốc trong miệng rồi nhổ ra bán lại.

Tuy nhiên, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone thực hiện đúng theo quy trình. Bao gồm: Người bệnh nhận thuốc đã được pha loãng từ nhân viên phát thuốc; uống; tráng cốc lần 1; uống; tráng cốc lần 2; uống; sau cùng là nói chào nhân viên trước khi ra về, như vậy đảm bảo rằng người bệnh đã uống thuốc đúng theo liều quy định.

Vậy trong điều trị thay thế nghiện ma túy bằng Methadone có ý nghĩa như thế nào đến những người sử dụng ma túy?

Trước hết, nghiện các chất dạng thuốc phiện được coi là một bệnh mãn tính của não bộ. Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi nghiện. Hầu hết các phương pháp điều trị cai nghiện đều có tỷ lệ tái nghiện cao. Vì vậy, trên 80 quốc gia đã sử dụng Methadone để điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện.

Methadone cũng là một chất gây nghiện, nhưng ít tác dụng phụ, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi dùng đúng liều thì không gây tai biến sốc thuốc hoặc gây tử vong như Heroin. Methadone có thời gian bán hủy lâu và không gây tăng liều như dùng Heroin. Methadone là thuốc điều trị thay thế, chứ không phải là thuốc cắt cơn hoặc cai nghiện ma túy.

Người sử dụng Methadone không bị hủy hoại sức khỏe như dùng Heroin. Nhiều người uống Methadone có thể tăng 10-12 kg/năm trọng lượng cơ thể. Dùng Methadone bằng đường uống, vì vậy tránh được lây nhiễm HIV cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường máu khác.

Khi sử dụng Methadone, người nghiện phục hồi sức khỏe, vẫn có khả năng lao động tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngoài ra, khi sử dụng Methadone, người nghiện không còn phải sử dụng tiền để mua Heroin nữa, mà sử dụng tiền đó vào những việc có ích hơn.

http://24h-m-img.24hstatic.com/upload/4-2014/images/2014-11-08/1415412692-dieu-tri.jpg
Bệnh nhân điều trị nghiện thành công bằng thuốc Methadone
Được biết hiện nay chỉ có khoảng hơn 22 nghìn người nghiện điều trị nghiện Methadone, trong khi cả nước có tới hàng trăm nghìn người nghiện ma túy. Vậy vì sao điều trị nghiện bằng Methadone vẫn chỉ áp dụng với số lượng hạn chế đối tượng như vậy?

Điều trị nghiện bằng Methadone vẫn chỉ áp dụng với số lượng hạn chế vì một số địa phương chưa thực sự quan tâm. Cụ thể, hiện có 17 tỉnh/thành phôs vẫn chưa phê duyệt kế hoạch tại địa phương mình. Một số địa phương phê duyệt kế hoạch, nhưng không phân bổ đủ nguồn lực để triển khai thực hiện, mà trông chờ vào kinh phí của Trung ương và dự án viện trợ.

Các địa phương gặp khó khăn về nhân lực, không có đủ biên chế để bố trí cho các cơ sở điều trị. Chi phí vận hành các cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone hiện nay chủ yếu là dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài.

Ngoài ra, thủ tục hành chính để đưa người nghiện vào điều trị bằng Methaodone vẫn còn chưa thuận lợi, trong đó có việc phải có xác nhận của chính quyền địa phương là không thuộc đối tượng phải đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Charles
09-11-2014, 18:10
Đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Thứ bảy 08/11/2014 12:00

Ngày 6/11, UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/buikieulien/2014_11_08/images.jpg


Ảnh minh họa.


</tbody>

Theo đó, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã quán triệt, chỉ đạo triển khai có hiệu quả, phân công trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tập thể của từng đơn vị thực hiện nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 31/10/2014.

Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát, cập nhật số lượng người nghiện chất dạng thuốc phiện thực tế tại địa phương làm căn cứ lập kế hoạch thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 31 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch, đồng thời bảo đảm cân đối, lồng ghép triệt để cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí để tổ chức triển khai kế hoạch điều trị bằng thuốc Methadone đạt chỉ tiêu được giao theo Quyết định 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5327/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND TP Hà Nội về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015; đôn đốc các cơ sở điều trị Methadone đã được thành lập đẩy nhanh việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc xét chọn bệnh nhân tham gia điều trị của các cơ sở điều trị thay thế theo quy định tại Mục 1, Chương II Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, bảo đảm khách quan, minh bạch, giảm thời gian chờ đợi.

Triển khai hoàn thiện ngay các thủ tục mở mới 11 điểm điều trị Methadone trên địa bàn Thành phố; Hướng dẫn các Trung tâm cai nghiện và quản lý sau cai nghiện thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội triển khai cải tạo, bổ sung khoa phòng, bổ sung nhiệm vụ điều trị Methadone và chịu trách nhiệm đào tạo, tập huấn cho y, bác sỹ, cán bộ các Trung tâm về quy trình, phác đồ, các quy định về điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

UBND TP giao Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí, truyền thông của Thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của điều trị thay thế đến mọi tầng lớp nhân dân, ưu tiên nhóm đối tượng là người nghiện ma túy để tham gia chương trình điều trị.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu.


Minh Hương
http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kien/Day-manh-dieu-tri-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-bang-thuoc-thay-the/11676.vgp

songchungvoi_HIV
10-11-2014, 17:32
Thái Nguyên: Số người nghiện được điều trị bằng Methadone tăng 3 lầnThứ hai 10/11/2014 16:55

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Thái Nguyên, số người nghiện được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone trong 3 năm qua đã tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm mới triển khai vào năm 2011.

Năm 2011, tỉnh Thái Nguyên có 566 người nghiện được điều trị bằng Methadone. Đến nay con số này là trên 1,5 nghìn người đang điều trị tại 6 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_11_10/images.jpg


Ảnh minh hoạ

</tbody>
Theo Sở Y tế Thái Nguyên, đánh giá hiệu quả Chương trình cho thấy, không có bệnh nhân nào xuất hiện triệu chứng quá liều hay tác dụng phụ do Methadone, tình hình sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.

Sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân còn sử dụng ma túy đã giảm từ 100% xuống còn 37,6% trong nhóm bệnh nhân điều trị dưới 6 tháng và 9,1% trong nhóm bệnh nhân điều trị trên 6 tháng.

Về mặt kinh tế, qua 3 năm, những người tham gia điều trị bằng Methadone đã đem lại hiệu quả kinh tế tới trên 283 tỷ đồng khi tổng chi phí dành cho Methadone toàn tỉnh chỉ vào trên 32 tỷ đồng trong khi nếu người nghiện mua ma túy sẽ phải chi tới trên 315 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, từ nay đến hết năm 2014, toàn tỉnh sẽ tăng số người điều trị bằng Methadone lên 1,7 nghìn người và đến hết năm 2015 sẽ tăng lên 3,3 nghìn người.
Gia Toạihttp://tiengchuong.vn/

Charles
10-11-2014, 20:52
Chương trình điều trị bằng Methadone: Chưa đáp ứng được nhu cầu của “con nghiện”

Chủ Nhật, 09 Tháng mười một 2014, 22:11 GMT+7

“Con nghiện” trong cộng đồng ngày càng nhiều, trong khi các cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone chỉ có giới hạn. Theo đó, phần lớn các cơ sở chỉ đáp ứng được 1/2 số hồ sơ của “con nghiện”. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) với UBND Q.8 và Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Q.8, TP.HCM về công tác phòng chống ma túy, mại dâm trong 10 tháng đầu năm 2014.

Tại buổi làm việc, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Chủ tịch UBND Q.8 - cho biết: Theo thống kê của Ban chỉ đạo 138, tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý trên địa bàn quận là 1.417 trường hợp. Số người sau cai nghiện quản lý tại địa phương là 390 người, trong đó có 336 người có việc làm. 10 tháng đầu năm 2014, quận đã phát hiện 112 vụ, bắt 200 đối tượng tội phạm ma túy và đã thu giữ gần 95 gram ma túy tổng hợp; 198 gói và 339 tép heroin... Đồng thời, Công an quận cũng đã khám phá 1 chuyên án mại dâm và lập hồ sơ khởi tố 2 vụ, xử phạt hành chính các đối tượng. “Tình hình về ma túy, mại dâm trên địa bàn quận tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là 3 phường 6, 12, 14”, ông Vũ nhấn mạnh.

Theo báo cáo của TTYTDP Q.8, từ đầu năm đến nay, trung tâm đã truyền thông thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cho 7.866 lượt người nghiện ma túy, 2.484 lượt người bán dâm và tiếp viên nhà hàng, 14 lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam, 17.787 lượt người nhiễm HIV/AIDS, 1.491 lượt thành viên gia đình người nhiễm, 862 người thuộc nhóm di biến động, 1.357 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 3.649 lượt người trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, trung tâm đã tiếp cận 2.946 lượt người tiêm chích ma túy, 154 lượt nữ bán dâm và phân phát 13.089 bao cao su, 9.928 bơm kim tiêm sạch cho các đối tượng; tiến hành tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV cho 1.252 người…

Riêng chương trình điều trị nghiện bằng Methadone, ông Phan Thanh Hiếu - Trưởng khoa Tư TTYTDP Q.8 - cho biết: Tính đến cuối tháng 10-2014, cơ sở đã tiếp nhận 508 hồ sơ đăng ký điều trị Methadone, gửi xét chọn 456 hồ sơ và đã có 362 hồ sơ được phê duyệt tham gia chương trình. Hiện trung tâm đang điều trị cho 312 người, trong đó số bệnh nhân đang cư ngụ tại Q.8 là 243 người. Chương trình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị trong cộng đồng. Nguyên nhân là do số lượng người nghiện trong cộng đồng cao mà khả năng tiếp nhận điều trị tại đây chỉ giới hạn 350 người. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí và việc triển khai cắt cơn nghiện tại cộng đồng còn vướng mắc về cơ chế, thủ tục…

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng trình bày những khó khăn trong công tác phòng chống ma túy, mại dâm. Cụ thể số lượng người quản lý sau cai nghiện trên địa bàn ngày một đông và thường xuyên di biến động gây khó khăn cho quản lý; thiếu thông tư, văn bản hướng dẫn việc thực hiện lập hồ sơ xử lý người nghiện nên chưa triển khai được.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu: Những ý kiến tại buổi làm việc là cơ sở để Ủy ban Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS và ma túy, mại dâm đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp người nghiện cai nghiện, hạn chế lây nhiễm HIV và giảm bớt gánh nặng cho cộng đồng…


Hòa Triều
http://www.giaoduc.edu.vn/

songchungvoi_HIV
17-11-2014, 13:40
Giải pháp đồng bộ trong xã hội hóa cai nghiện ma túy bằng Methadone

Thứ hai 17/11/2014 10:29
Việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng được triển khai tại TP.HCM từ năm 2012 đến nay được đánh giá là không thành công bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là không thể quản lý được người nghiện ngoài cộng đồng. Vì vậy, để tiếp tục duy trì hình thức cai nghiện tại cộng đồng, gia đình, TP.HCM cần đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_17/methadone.jpg



Điều trị Methadone giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa


</tbody>
Cần đầu tư cơ sở vật chất cho tuyến quận, huyện

Thiếu cơ sở vật chất để cắt cơn giải độc, cũng như thiếu đội ngũ bác sĩ tham gia cắt cơn và xác định mức độ của người nghiện… là những bài toán đang được đặt ra cho thành phố.

Theo UBND TP.HCM, thực hiện Nghị định 94/2010/NĐ-CP về cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, đến nay, 244/322 phường, xã, thị trấn của thành phố đã lập Tổ công tác cai nghiện ma túy và hình thành 5 tổ tư vấn cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

Kết quả đạt được trong thời gian qua là các địa phương đã thực hiện cắt cơn, cai nghiện cho 45 người tại cộng đồng, trong đó có 9 người tự nguyện cai nghiện tại gia đình, 2 người tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, 16 trường hợp cai nghiện thành công được địa phương cấp giấy chứng nhận hoàn thành đợt cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, chỉ 16 trường hợp được công nhận là cai nghiện thành công tại cộng đồng so với tổng số người nghiện thống kê trên địa bàn thành phố là 19.000 người thì kết quả trên là quá “khiêm tốn”.

Lý giải vấn đề này, bà Đỗ Thị Cẩm Vân - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận 8 cho biết, để cắt cơn cho người nghiện ma túy phải mất từ 5 - 10 ngày, nhưng hầu hết trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố chưa đủ cơ sở vật chất cũng như nhân lực để tiếp nhận cắt cơn giải độc cho đối tượng cai nghiện tự nguyện. Do đó, khi xác định được người nghiện Tổ công tác cai nghiện ma túy vẫn phải gửi hồ sơ của họ đi các trung tâm cai nghiện tư nhân hay các trung tâm cai nghiện công lập có thu phí khác để họ được cắt cơn, giải độc.

Sau khi được cắt cơn, có gia đình sẽ đưa người nghiện về nhà phối hợp với cán bộ phường, xã quản lý giáo dục, nhưng cũng có gia đình để việc cai nghiện không bị đứt quãng, họ chấp nhận cho người thân cai nghiện luôn tại các trung tâm.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực cai nghiện ma túy, một cơ sở cắt cơn giải độc cho người nghiện ít nhất phải có ba phòng gồm: Phòng khám, phòng cấp cứu, phòng điều trị, tư vấn và cơ sở đó phải có đội ngũ bảo vệ, điều dưỡng để theo dõi, chăm sóc người nghiện trong thời gian cắt cơn, sau đó mới đưa về phường, xã và gia đình quản lý.

Bên cạnh đó, để có thể cắt cơn và xác định mức độ nghiện cho người nghiện, bác sĩ phải được tập huấn và cấp chứng chỉ công nhận được hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến nay cán bộ y tế tại các trạm y tế phường, xã chưa được tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cho người nghiện. Vì thế, trong thời gian tới, TP.HCM sẽ phải hình thành các trung tâm cai nghiện tự nguyện tại các quận, huyện hoặc thành lập các cơ sở cắt cơn, giải độc liên xã cũng như tăng cường đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực cai nghiện ma túy để giải quyết nhu cầu cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Xã hội hóa việc cai nghiện ma túy bằng Methadone

Theo bà Tiêu Thị Thu Vân, Chánh Văn phòng Ủy ban phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM, hiện TP.HCM đang có 8 cơ sở điều trị ma túy bằng Methadone. Tính đến nay đã có 3.584 người đăng ký cai nghiện bằng uống Methadone, trong đó hiện có 1.775 người đang cai nghiện bằng hình thức này (đạt 63,39% khả năng thu dung của 8 cơ sở).

Hiện tại, toàn bộ kinh phí mua Methadone của thành phố vẫn được trích từ nguồn tài trợ quốc tế, nhưng nguồn này sẽ bị cắt hoàn toàn vào năm 2015.

Để được điều trị, sau khi đăng ký tại các điểm cai nghiện mỗi ngày, người nghiện sẽ phải đến cơ sở một lần để uống Methadone và được các bác sĩ chuyên trách theo dõi, tư vấn. Anh L.H.T, một người nghiện heroin ở phường 6, quận 8 chia sẻ: Đầu năm 2014, tôi bắt đầu tới Trung tâm Y tế dự phòng quận 8 để uống Methadone. Sau 3 tháng uống Methadone, tôi dần quên cảm giác thèm ma túy và tinh thần cũng cảm thấy dần ổn định hơn. Nhờ vậy, cho đến nay ngày nào tôi cũng tranh thủ tới đây sớm để uống, sau đó đi làm bình thường như mọi người.

Uống Methadone được xem là một hướng cai nghiện ma túy tại cộng đồng hiệu quả, được người nghiện ma túy và gia đình họ chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, các điểm cai nghiện bằng Methadone ở thành phố vẫn chưa tiếp nhận hết những người có nhu cầu cai nghiện. Trong khi đó, theo kế hoạch của Bộ Y tế từ nay đến hết năm 2015, TP.HCM phải hoàn tất điều trị cho 8.000 người nghiện. Do vậy, trong thời gian tới TP.HCM cần lên kế hoạch mở thêm các điểm phát thuốc Methadone và xã hội hóa hoạt động này.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, về cơ sở vật chất, trong năm 2015, mỗi quận, huyện của thành phố sẽ được hình thành một cơ sở cai nghiện bằng Methadone, trung bình mỗi một cơ sở sẽ tiếp nhận 300 - 400 người nghiện.

Để đảm bảo việc điều trị liên tục cho người nghiện, UBND thành phố cũng đã chi hơn 3 tỷ đồng để mua thuốc khi nguồn viện trợ bị cắt hoàn toàn. Và để có kinh phí duy trì hoạt động cai nghiện, ngoài những bệnh nhân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… được uống thuốc miễn phí thì những bệnh nhân khác phải trả phí cho mỗi lần uống khoảng 20.000 đồng.

Bên cạnh đó, xã hội hóa cai nghiện bằng Methadone cũng có thể cho phép sử dụng Methadone để cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện bắt buộc công lập và tư nhân (hiện tại Methadone chưa được phép sử dụng trong các cơ sở này). Nhờ vậy, số người nghiện ma túy được tiếp cận Methadone sẽ ngày càng tăng và kế hoạch triển khai cai nghiện bằng Methadone cho 8.000 người, trong tổng số 19.000 người nghiện của thành phố trong năm 2015 sẽ là giải pháp khả thi.
Thúy Vân

Theo TTXVN

songchungvoi_HIV
18-11-2014, 09:30
Giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho các xã, phường
Thứ bảy, 15/11/2014 17 giờ 51 GMT+0

(CT) - Ban chỉ đạo 138 thành phố đề nghị Ban chỉ đạo 138 các quận, huyện: Cái Răng, Bình Thủy, Thốt Nốt, Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh có quyết định giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho các xã, phường; gởi quyết định giao chỉ tiêu cho Ban chỉ đạo 138 thành phố để biết và theo dõi. Hiện nay, mới có quận Ô Môn và quận Ninh Kiều giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho xã, phường. Ban chỉ đạo 138 thành phố đề nghị Ban chỉ đạo 138 quận, huyện cần theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện chỉ tiêu của từng xã, phường hằng tháng; chỉ đạo xã, phường tăng cường sự phối hợp giữa ngành công an, lao động - thương binh và xã hội, y tế đưa người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị Methadone, mời gọi bệnh nhân bỏ trị tham gia lại chương trình.


Ban chỉ đạo 138 thành phố đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện đảm bảo 100% nhân sự luôn làm việc phục vụ bệnh nhân điều trị Methadone gồm: bác sĩ, tư vấn viên, nhân viên hành chính, cấp phát thuốc, xét nghiệm, bảo vệ; chấn chỉnh việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát thuốc Methadone; chú ý bệnh nhân uống thuốc; xây dựng và phê duyệt 10 quy trình quản lý thuốc của cơ sở... Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận và Trưởng cơ sở điều trị Methadone cần chấn chỉnh công tác tư vấn, nhất là tư vấn tuân thủ điều trị; trưởng cơ sở chủ trì chấn chỉnh giao ban hằng tuần. Trung tâm Y tế dự phòng quận Ninh Kiều cần thực hiện ngay dịch vụ điều trị ARV tại Cơ sở điều trị Methadone…


Tính đến ngày 31-10, 9 quận, huyện có 955 bệnh nhân được đưa vào điều trị Methadone, đạt tỷ lệ 96,5% và duy trì điều trị đạt gần 55%; số bệnh nhân bỏ trị là 369 người (không bao gồm số tử vong và chuyển đi ngoài thành phố).

H.HOA
http://www.baocantho.com.vn/

songchungvoi_HIV
18-11-2014, 11:33
Monday, 17 - November - 2014
Cai nghiện bằng methadone: không có nơi nhận

Ngày 31-10, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/11/methadone.jpg (http://caritasphucuong.org/wp-content/uploads/2014/11/methadone.jpg)
Bệnh nhân uống methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM (quận Thủ Đức) – Ảnh: Tiến Long
Tại TP.HCM, mặc dù đã có đề án mở rộng điều trị nhưng đến nay số người được uống methadone vẫn ít ỏi so với số người nghiện.

Nhiều người nghiện ma túy và gia đình họ cho biết có tìm đến các điểm điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone với hi vọng được điều trị, từ bỏ được ma túy, làm lại cuộc đời nhưng không được tiếp nhận.

Không nhận người nghiện quận khác

Dắt con trai đến xin uống methadone tại khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận 4, bà N.T.N. (phường Phú Mỹ, quận 7) năn nỉ các nhân viên nhận con của bà nhưng bà chỉ nhận được cái lắc đầu.

“Họ bảo bây giờ thuốc có hạn chỉ nhận người trong quận thôi, không nhận người các quận khác. Nhưng quận 7 đâu có điểm methadone. Giờ tôi phải làm sao?” – bà N. nói.

Con trai bà N. năm nay 31 tuổi, hít heroin mỗi ngày 500.000-600.000 đồng và đã nhiều lần cai nghiện ở trung tâm, dịch vụ nhưng vẫn tái nghiện, chỉ còn mong vào methadone.

Bà bán đồ chơi trẻ em, không đủ tiền lo cho con đi cai dịch vụ nữa. Người mẹ nghèo vừa nói vừa chảy nước mắt: “Nhà có hai mẹ con, nay nó cũng muốn cai để mẹ con sống cuộc sống bình thường mà cả năm nay đi mấy quận không nơi nào nhận”.

Tương tự, anh N.V.Nghĩa (quận 3) muốn xin cai cho người cháu đã nghiện nhiều năm nay ở các quận Gò Vấp, Bình Thạnh nhưng cũng không được nhận.

Anh bức xúc cho rằng chính sách cho người nghiện cai bằng methadone tại cộng đồng là cơ hội cho nhiều người nghiện làm lại cuộc đời, nhưng lại bất công vì quận có quận không, trong khi quận có thì không chịu nhận người nghiện ở các quận khác.

Vẫn chưa mua được methadone

Theo đề án mở rộng cai nghiện thay thế bằng methadone được TP.HCM phê duyệt thực hiện vào quý 3-2014, TP.HCM sẽ tăng số người điều trị từ trên 1.600 lên 4.000 vào cuối năm 2014 và 8.000 vào năm 2015, mở điểm điều trị methadone tại tất cả các quận, huyện.Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, đến nay số người được điều trị mới chỉ nhích thêm trên 200 người (số người nghiện được điều trị bằng methadone tính đến giữa tháng 10-2014 là 1.775 người).

Một số điểm điều trị đã được thành lập nhưng vẫn chưa thể cấp thuốc.

Cụ thể, đến nay cơ sở điều trị methadone tại quận 12 đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động nhưng chưa có thuốc nên chưa thể nhận bệnh nhân.

Quận Tân Bình cũng đưa vào hoạt động điểm điều trị tại quận này nhưng chỉ tiếp nhận hơn 50 bệnh nhân, sau đó phải ngưng mặc dù lượng hồ sơ nhận được gấp đôi, gấp ba.

Thạc sĩ Mai Thị Hoài Sơn – cán bộ chương trình methadone của Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM – cho biết chương trình điều trị methadone được triển khai tại TP.HCM từ năm 2008 hoàn toàn bằng nguồn viện trợ quốc tế và bị khống chế trần thuốc nên không thể mở rộng thêm bằng nguồn này.

Trong khi đó, TP.HCM lại chưa mua được thuốc methadone để thực hiện xã hội hóa và mở rộng điều trị theo đề án, mặc dù đã duyệt chi 7,7 tỉ đồng cho việc mua thuốc methadone.

Hiện TP.HCM mới chỉ có tám điểm điều trị methadone tại bảy quận, huyện. Ban đầu các quận, huyện có điểm điều trị cũng nhận bệnh nhân chuyển gửi từ các quận, huyện khác nhưng đến nay hầu hết không còn tiếp nhận nữa.

“Gói thầu thuốc methadone nằm chung với gói thầu thuốc y tế khác nên bị lệ thuộc. Hiện nay gói thuốc y tế gặp trục trặc do có một số loại thuốc không nằm trong danh mục đang phải điều chỉnh dẫn đến gói thuốc methadone cũng không thực hiện được” – bà Sơn cho biết.

Do đó trong năm nay có thể chưa thực hiện được việc mở rộng điều trị methadone theo đúng tiến độ mà phải chờ đến quý 1-2015.

“Mượn thuốc”
Theo thông tin từ Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, để hỗ trợ TP.HCM có nguồn thuốc cung cấp cho một số điểm methadone trong thời gian chờ đấu thầu, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã lên kế hoạch mượn thuốc từ nguồn của dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS.
Hiện tại, quỹ này đã chấp thuận tài trợ thuốc cho thêm 10 điểm uống, mỗi điểm khoảng 300 bệnh nhân. Dự kiến nguồn thuốc này sẽ phân bổ cho các điểm điều trị tại quận 1, 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh đang trong quá trình xét duyệt cấp phép đưa vào hoạt động và một số quận, huyện khác.
Đến năm 2015, TP.HCM sẽ hoàn tất mở điểm điều trị methadone tại tất cả quận, huyện còn lại chưa có điểm điều trị, đồng thời thí điểm mô hình điểm phát thuốc tại phường, xã ở các quận 4, 6 và Thủ Đức.

Nguồn: tuoitre

songchungvoi_HIV
18-11-2014, 11:38
Phú Thọ phấn đấu 1.200 người nghiện được điều trị Methadone

Thứ ba 18/11/2014 10:41
Để góp phần đạt được mục tiêu điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho 80.000 người nghiện trên toàn quốc đến năm 2015, tỉnh Phú Thọ phấn đấu 1.200 người nghiện trên địa bàn tỉnh sẽ được điều trị đến năm 2015.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_18/dieu%20tri%20da%20nang_copy.jpg



Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng - Ảnh minh họa


</tbody>
Như vậy, đến hết năm 2014, Phú Thọ có khoảng 700 bệnh nhân được điều trị Methadone, đạt 77,8% so với chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ giao.

Hiện Phú Thọ có 3 cơ sở điều trị và 8 cơ sở cấp phát thuốc Methadone. Các hoạt động được duy trì thường xuyên, đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ cho 680 bệnh nhân. Trong đó, 582 người đang duy trì điều trị trên tổng số 1.828 người nghiện ma túy toàn tỉnh.Qua theo dõi, bệnh nhân điều trị Methadone hồi phục sức khỏe rõ rệt, 89,4% trường hợp sau điều trị đã tăng cân, cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần và có thể tái hòa nhập cộng đồng.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San khẳng định, tỉnh sẽ chú trọng triển khai nhiều hoạt động tích cực cho công tác này, đồng thời đưa vào chương trình trọng điểm trong công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.

Về phía các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, sẽ khẩn trương tiến hành rà soát lại, nắm chắc tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn, tách riêng số lượng đang ở cộng đồng và đang cai nghiện tập trung tại các trung tâm, trong trại giam.

Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động với các hình thức linh hoạt, đa dạng mang lại hiệu quả cao; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghiện ma túy tham gia điều trị bằng thuốc Methadone.

Thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh - Xã hội tỉnh và ngành công an sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các đối tượng trong trại giam và trung tâm cai nghiện tập trung nhằm nâng cao hiệu quả, công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS, đảm bảo trật tự xã hội trên địa bàn…
Thúy Vân
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
19-11-2014, 09:46
Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Mathedone
Thứ tư, 19/11/2014 - 07:31" GMT+7
HGĐT- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đang là một trong những biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV ở Việt Nam. Chương trình điều trị Methadone được triển khai đã đạt được một số kết quả tốt về mặt kinh tế - xã hội.

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone góp phần làm giảm tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện và lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng; cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện, hỗ trợ người nghiện các chất dạng thuốc phiện tái hòa nhập cộng đồng. Giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị; giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tham gia điều trị. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được thực hiện trên cơ sở người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Trong cùng một thời điểm, người bệnh chỉ được đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone tại một cơ sở. Việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone chỉ được triển khai tại cơ sở y tế Nhà nước đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; quy trình điều trị và quản lý phải được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y tế; phải được lồng ghép với hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm và các hoạt động tâm lý xã hội để việc điều trị đạt hiệu quả. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là phương pháp điều trị lâu dài, suốt đời với người bệnh nên việc lựa chọn địa điểm của cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc phải phù hợp, gần nơi có nhiều người nghiện ma túy sinh sống...

Tại tỉnh ta, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của tỉnh được khởi động từ tháng 10.2013. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2377/QĐ-UBND ngày 28.10.2013 về triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2013 – 2020. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Y tế, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện chương trình. BCĐ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh đã tổ chức Hội nghị đồng thuận triển khai kế hoạch Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Mathedone cấp tỉnh; phối hợp liên ngành Công an, Sở LĐTB&XH xây dựng quy chế phối hợp liên ngành thực hiện Chương trình. Sở Y tế cũng đã thành lập 2 đoàn công tác làm việc với UBND huyện Bắc Quang và Vị Xuyên, các ngành có liên quan của huyện về triển khai Cơ sở điều trị Mathedone tại Bắc Quang và Cơ sở cấp phát thuốc tại Vị Xuyên. Bên cạnh đó, hoàn thành sửa chữa, cải tạo phòng làm việc Khu điều trị Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành cơ sở điều trị Mathedone; mua và lắp đặt trang thiết bị cho cơ sở điều trị. Hiện tại đã cử 11 cán bộ đi học về công tác điều trị Mathedone; tiếp nhận hồ sơ và tổ chức điều trị cho 38 bệnh nhân.

Có thể nói, việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đồng thuận, ủng hộ cao, đặc biệt là việc vận động người nghiện và gia đình có người nghiện ma túy tham gia chương trình. Qua thời gian điều trị cho thấy tác động đáng kể trong việc giảm và ngừng sử dụng ma túy. Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm heroin âm tính 100%. Đa số các bệnh nhân đều tự nguyện tuân thủ quy trình điều trị và chấp hành đầy đủ các quy định của cơ sở điều trị. 100% trường hợp đang điều trị tại cơ sở điều trị của tỉnh đã từ bỏ không sử dụng ma túy. Bệnh nhân hài lòng về tinh thần thái độ làm việc của cán bộ tại cơ sở điều trị và yên tâm tin tưởng vào cơ sở y tế trong công tác điều trị...

Tuy nhiên theo lãnh đạo Sở Y tế cho biết: Trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn nhất định như: Địa bàn của tỉnh rộng, số lượng người nghiện của các huyện ít không đủ số lượng người nghiện để triển khai cơ sở điều trị tại mỗi huyện; khó khăn về tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc, đào tạo cán bộ... Do vậy cần được có sự hỗ trợ của Bộ Y tế về kinh phí cho tỉnh thông qua các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo cán bộ; tăng cường kiểm tra giám sát hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; cung cấp vật tư, thuốc đảm bảo cho điều trị. Đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương mở Cơ sở điều trị tại huyện Bắc Quang và Cơ sở cấp phát thuốc tại huyện Vị Xuyên sớm hơn 1 năm so với kế hoạch; bổ sung biên chế làm việc toàn thời gian cho 3 cơ sở; cấp kinh phí cải tạo Cơ sở điều trị khoa truyền nhiễm BVĐK huyện Bắc Quang, Cơ sở cấp phát thuốc huyện Vị Xuyên, mua sắm trang thiết bị...

PV
http://www.baohagiang.vn/

songchungvoi_HIV
19-11-2014, 12:56
Điều trị nghiện bằng Methadone: Những thách thức đặt ra

Thứ tư 19/11/2014 11:44
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mang lại hiệu quả và an toàn cho người nghiện, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức đang đặt ra khi nguồn hỗ trợ quốc tế ngày càng hạn hẹp.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_19/m.jpg




Điều trị methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống


</tbody>
Hiện nay, Bộ Y tế đã tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại 122 cơ sở củai 38 tỉnh, thành phố trong cả nước và đã điều trị cho hơn 22.000 người nghiện. Việc tìm ra một giải pháp thay thế hiệu quả, an toàn cho người nghiện có ý nghĩa rất quan trọng khi cả nước ước tính có đến 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

Đi tìm câu trả lời, Trang tin Tiếng Chuông đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế về vấn đề này.

Thưa Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, hiện chúng ta mới đang điều trị nghiện bằng Methadone cho khoảng hơn 22.000 người nghiện, trong khi cả nước có tới 185.000 người nghiện ma túy. Vì sao việc điều trị nghiện bằng Methadone vẫn chỉ triển khai số lượng hạn chế như vậy?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long:

Methadone được triển khai thí điểm đầu tiên ở Hải Phòng và TP. HCM từ năm 2008. Sau khi triển khai thí điểm thành công, Chính phủ đã cho phép triển khai mở rộng Methadone (MMT) trên phạm vi toàn quốc. Tính đến nay, đã có 38 tỉnh/TP triển khai Methadone, với 122 cơ sở, điều trị cho 22.159 bệnh nhân.

Mục tiêu đặt ra là đến 2015, chúng ta sẽ điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện. Như vậy, hiện nay mới đạt được 27% so với chỉ tiêu này. Việc triển khai MMT của các tỉnh vẫn còn chậm vì một số khó khăn sau đây:

Thứ nhất, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai MMT. Cụ thể, hiện có 17 tỉnh/TP vẫn chưa phê duyệt kế hoạch triển khai MMT tại địa phương mình. Một số địa phương phê duyệt kế hoạch, nhưng không phân bổ đủ nguồn lực để thực hiện, mà trông chờ vào kinh phí của Trung ương và dự án viện trợ.

Thứ 2 là, các địa phương gặp khó khăn về nhân lực, không có đủ biên chế để bố trí cho các cơ sở điều trị MMT nên chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm hoặc hợp đồng.

Thứ 3, các địa phương khó khăn trong việc bố trí cơ sở vật chất để thiết lập các cơ sở điều trị MMT; không có kinh phí để sửa chữa cơ sở, mua sắm các trang thiết bị theo quy định.

Một khó khăn khác nữa là chi phí vận hành các cơ sở MMT hiện nay chủ yếu là dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài. Gần 100% tiền thuốc MMT là do các dự án viện trợ cung cấp; hầu hết các cán bộ làm việc ở các cơ sở điều trị MMT cũng là do Dự án viện trợ trả lương hoặc phụ cấp; trong khi đó, các nguồn viện trợ này cho Việt Nam đang bị cắt giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, thủ tục hành chính để đưa người nghiện vào điều trị MMT vẫn còn chưa thuận lợi, trong đó có việc phải có xác nhận của chính quyền địa phương là không thuộc đối tượng phải đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Tuy vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1008, từ tháng 6/2014 đến nay, chỉ trong thời gian 4 tháng, số lượng người được điều trị MMT đã tăng vọt từ 17.000 lên trên 22.000. Vì vậy, tôi tin rằng trong thời gian tới, các tỉnh sẽ tiếp tục tăng nhanh số người nghiện được điều trị MMT để đạt chỉ tiêu được giao.

Hiện nguồn viện trợ dành cho thuốc Methadone đang giảm dần mỗi năm trong khi mục tiêu của ngành y tế phấn đấu có 80.000 người nghiện được điều trị Methadone vào năm 2015. Đây có phải là điều mâu thuẫn hay không, thưa ông?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long:

Đúng là việc triển khai điều trị MMT hiện nay phụ thuộc nhiều vào tiền viện trợ, trong đó có tiền thuốc, tiền lương, phụ cấp cho cán bộ…

Tuy nhiên, chủ trương mở rộng điều trị MMT là chủ trương của Chính phủ Việt Nam. Khi nguồn tài trợ rút đi thì chúng ta sẽ phải sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, cả trung ương lẫn địa phương. Cụ thể, ngân sách nhà nước chi cho Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 dự kiến sẽ tăng khoảng 40% so với năm 2014, trong đó chủ yếu là để đảm bảo đủ thuốc MMT cho các địa phương.

Ngoài nguồn ngân sách trung ương, một số tỉnh, thành cũng đã chủ động phân bổ kinh phí để mua thuốc MMT, đáp ứng nhu cầu điều trị của địa phương mình.

Bên cạnh bao cấp của Nhà nước về thuốc MMT, lương cán bộ trong biên chế; các chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ thì Chính phủ cũng có chủ trương xã hội hóa, huy động sự đóng góp một phần nhỏ của những người được điều trị MMT để hỗ trợ một phần các chi phí thường xuyên để đảm bảo tính bền vững lâu dài của điều trị.Với những giải pháp đa dạng các nguồn tài chính, mục tiêu đạt 80.000 bệnh nhân được điều trị bằng MMT vào năm 2015 là hoàn toàn khả thi.

Thưa Cục trưởng, về phía cơ quan quản lý, ngành y tế đã có những đề xuất gì để mở rộng chương trình điều trị nghiện bằng Methadone và tăng số đối tượng được điều trị thay thế?

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long:

Để mở rộng chương trình điều trị Methadone và đạt được chỉ tiêu do chính phủ đề ra, thời gian tới, các địa phương cần hết sức quan tâm để triển khai mở rộng MMT, xây dựng, phê duyệt kế hoạch và chủ động trong việc đảm bảo nguồn lực để triển khai mở rộng MMT theo chỉ tiêu được giao; chủ động bố trí cơ sở vật chất; bố trí nhân lực và kinh phí chi thường xuyên để triển khai mở rộng MMT.

Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa và tầm quan trọng của điều trị MMT đến các cấp lãnh đạo và nhân dân, đặc biệt là đến người nghiện ma túy và gia đình của họ.

Để tăng số đối tượng điều trị Methadone, các thủ tục hành chính cần đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho những người nghiện đủ tiêu chuẩn và có nhu cầu được vào điều trị MMT sớm.

Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!
Cao Kim Thoa
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 11:38
Cai nghiện bằng methadone phải trả 10.000 đồng/ngày21-11-2014 08:06 - Theo: www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1919292485)Ngày 20/11, tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình methadone”, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết.Đến ngày 15/11/2014, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai chương trình methadone với 122 cơ sở điều trị và hơn 22 nghìn bệnh nhân tham gia điều trị.Để chương trình điều trị, cai nghiện cho bệnh nhân bằng methadone phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Hoàng Long (http://citinews.net/phap-luat/nguoi-cai-nghien-bang-methadone-gap-kho-vi-thu-tuc-SEIDGXY/) đề xuất thu 10 nghìn đồng/ngày/bệnh nhân. Số tiền này dùng chi cho tiền nước, cốc uống nước, điện, vệ sinh môi trường, chi cho cán bộ hợp đồng...Đồng thời, cũng cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng, rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc...

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 12:02
Cai nghiện bằng Methadone: Giảm thủ tục, tăng truyền thông
Cập nhật lúc 09:39 21/11/2014
KTĐT - Cai nghiện bằng Methadone được chứng minh là tiết kiệm, an toàn cho người nghiện, hạn chế tái nghiện và lây nhiễm HIV.
Song mặc dù được phát thuốc và điều trị miễn phí, người nghiện vẫn e dè, thậm chí ngại tiếp cận với phương pháp cai nghiện này. Đó là bất cập được chỉ ra tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” diễn ra sáng 20/11 tại Hà Nội.
<tbody>
http://cdn.ktdt.vn/mfiles/data/2014/11/81028922/t9.jpg
Bệnh nhân uống Methadone tại cơ sở điều trị cai nghiện. Ảnh: Doãn Tấn


</tbody>
Ngại làm hồ sơ, lỡ cả cuộc đời
Cai nghiện ma túy bằng Methadone được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, bởi người nghiện phục hồi sức khỏe, vẫn có khả năng lao động, lại tránh được lây nhiễm HIV. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, khoảng 95% người nghiện thành công với phương pháp này. Hiện nước ta đã có 38 tỉnh, TP triển khai cai nghiện bằng Methadone với 122 cơ sở, điều trị cho 22.159 bệnh nhân. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện.
Thế nhưng, dù được phát thuốc và điều trị miễn phí, nhiều người nghiện vẫn e dè tiếp cận với các cơ sở điều trị Methadone. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính đưa người nghiện vào điều trị Methadone chưa thuận lợi, trong đó có việc người nghiện phải có xác nhận của chính quyền địa phương là không thuộc đối tượng phải đưa đi cai nghiện bắt buộc. Anh Trần Minh Thắng – thành viên Ban điều hành người nghiện ma túy chia sẻ: “Cũng là người nghiện, bản thân tôi đã không dưới 20 lần cai nghiện tại nhà nhưng không hiệu quả. Chỉ khi dùng Methadone tôi mới không còn thèm heroin. Tuy nhiên, nhiều người nghiện vì ngại lộ diện, không muốn đến địa phương xin xác nhận hộ khẩu thường trú và không thuộc đối tượng đi cai bắt buộc nên đã… lỡ cả cuộc đời. Mặt khác, việc đăng ký cai nghiện bằng Methadone ở một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Có nơi vì ít người đăng ký nên phải chờ tới 4 tháng mới được duyệt hồ sơ và uống thuốc. Trong khoảng thời gian này, có người đã ra đi. Và nhiều địa phương chưa có cơ sở điều trị bằng Methadone nên người nghiện chưa tiếp cận được với phương pháp này”. Trong khi đó, một người nghiện khác đang làm hồ sơ xin cai nghiện bằng Methadone cho biết: “Tôi đang làm hồ sơ xin đi cai bằng Methadone nhưng vẫn chưa xong. Khi đến UBND phường xin xác nhận, họ bảo sang xin công an, đến công an lại bảo họ không có thẩm quyền. Đến Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng để kiểm tra là có bị nghiện không họ lại đưa sang Bệnh viện Thanh Nhàn để kiểm tra phổi, lao, máu, gan, HIV, đo huyết áp…”.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Về vấn đề triển khai chậm việc cai nghiện bằng Methadone ở các địa phương, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân là do cả nước còn 17 tỉnh, TP vẫn chưa phê duyệt kế hoạch triển khai cai nghiện bằng Methadone. Nhiều nơi lại không phân bổ đủ nguồn lực để thực hiện, mà trông chờ vào kinh phí của T.Ư và dự án viện trợ. Ngoài ra, ở nhiều nơi, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, không đủ thiết bị, cơ sở vật chất để điều trị. Một khó khăn khác là chi phí vận hành, tiền thuốc, lương cho nhân viên của các cơ sở cai nghiện bằng Methadone chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài, nhưng các nguồn viện trợ này đang bị cắt giảm mạnh.
Đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc cai nghiện bằng Methadone, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho rằng: “Cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, đặc biệt là huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và mạng lưới người nghiện đang được điều trị Methadone vận động người nghiện đi cai. Đồng thời, rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, từ đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho đơn giản, thuận tiện. Chúng ta có thể xây dựng và triển khai mô hình “Điểm cấp phát thuốc” tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi để thuận tiện cho người nghiện đến uống thuốc hàng ngày. Về lâu dài, để đảm bảo kinh phí, ngoài nguồn viện trợ và ngân sách Nhà nước, chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa. Nhưng hơn hết, người nghiện phải chủ động tìm đến các cơ sở điều trị Methadone và thực hiện nghiêm các quy định”. Về mặt pháp lý, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS Trịnh Thị Lê Trâm gợi ý: “Nên xem xét cho phép người nghiện không có nơi cư trú ổn định được đăng ký điều trị Methadone bằng Chứng minh Nhân dân. Đối với người đang điều trị nghiện Methadone ở cộng đồng bị đưa vào các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại tạm giam, trại giam thì được cơ sở đang điều trị gửi phiếu chuyển gửi đến người phụ trách y tế của cơ sở đó. Đề nghị Nhà nước xem xét để có thể đưa việc điều trị Methadone vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Hồ Hạ
http://www.ktdt.vn/

songchungvoi_HIV
21-11-2014, 14:13
Mới có hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị bằng MethadoneTHU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+) <time style="margin-right: 5px; color: rgb(153, 153, 153); font-family: Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; font-weight: bold; line-height: 11px; text-transform: uppercase;">LÚC : 20/11/14 15:59</time>

"Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone" là chủ đề của hội thảo do Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức ngày 20/11 tại Hà Nội, nhằm tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận chương trình Methadone của những người tiêm chích ma túy và những người cung cấp dịch vụ điều trị Methadone.
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/lepz/2014_11_20/ttxvn_methadone141120.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/lepz/2014_11_20/ttxvn_methadone141120.jpg)
Tư vấn phương pháp cai nghiện bằng thuốc Methadone. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết đến ngày 15/11, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai chương trình Methadone với 122 cơ sở điều trị và hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị.

Nguyên nhân của việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực; còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ Trung ương...

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đề xuất thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng; từng bước xã hội hóa để có nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ hợp đồng; rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho thuận tiện.

Đặc biệt, chương trình Methadone dự kiến sẽ thu 10.000 đồng/người/ngày (chi cho tiền nước, cốc uống nước, điện, vệ sinh môi trường, chi cho cán bộ hợp đồng...).

Đại diện Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tại Hải Phòng cho biết: Tại địa phương, chương trình Methadone giúp giảm 70% hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy; mâu thuẫn gia đình, xã hội giảm mạnh; đặc biệt là giảm đáng kể chi phí đối với gia đình có người nghiện.

Đồng thời, điều trị Mehtadone giúp người nghiện không còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy, tác động của đói thuốc, yên tâm làm việc phụ giúp gia đình... Hầu hết người bệnh, gia đình người bệnh khi được phỏng vấn đều đánh giá tốt về chương trình Methadone; cán bộ công tác tại cơ sở điều trị Methadone cũng đánh giá cao hiệu quả điều trị Methadone so với các phương pháp cai nghiện khác.

Tuy nhiên, hoạt động điều trị nghiện bằng Methadone vẫn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ bệnh nhân dùng ma túy tổng hợp ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp; nhiều bệnh nhân nghiện rượu; bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác ở những địa phương không có chương trình Methadone (trong khi đó quy định không được mang thuốc theo); tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn đề như: Khung pháp lý cho việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; điều trị nghiện tại cộng đồng; rào cản trong việc tiếp cận điều trị Methadone; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone xã hội hóa.

Methadone là một loại thuốc tổng hợp, đồng vận với chất dạng thuốc phiện (nghĩa là có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện như morphin, heroin) nhưng có thời gian tác dụng kép dài hơn. Methadone được sản xuất với mục đích ban đầu là làm thuốc giảm đau trong chiến tranh Thế giới thứ II.

Năm 1964, tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole, khi điều trị cho những người nghiện heroin và đã phát hiện Methadone giúp những người bệnh này ngừng sử dụng heroin và hầu như không bị tăng liều khi sử dụng trong một thời gian dài. Từ đó liệu pháp điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ra đời./.

Charles
21-11-2014, 20:23
Hơn 21.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone

Thứ sáu, 21/11/2014, 01:34 (GMT+7)

(SGGP).- Đây là thông tin được lãnh đạo Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” diễn ra ngày 20-11, tại Hà Nội.

Đến nay, cả nước mới có 38/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện chất dạng thuốc phiện, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015 và chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng cho biết chương trình điều trị bằng Methadone còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, thiếu về số lượng y bác sĩ, nhân viên y tế, họ phải làm việc quá tải, chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và thiếu kinh phí.


NGUYỄN QUỐC
http://www.sggp.org.vn/xahoi/2014/11/367623/

songchungvoi_HIV
22-11-2014, 09:17
Lập trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện ở TP.HCM

Thứ sáu 21/11/2014 16:54
Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV có nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu nhằm phát hiện các phương thức điều trị các chất gây nghiện như morphine, heroine, methamphetamin, rượu, ectasy...


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_11_21/1.jpg

</tbody>

Một trung tâm phát thuốc methadone cho bệnh nhân nghiện ma túy
Ngày 21/11, tại trường Đại học Y Dược TP.HCM, Dự án xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV chính thức được khởi động.

Dự án do trường Đại học Y Dược thành phố phối hợp với Đại học Y Hà Nội và Đại học California (Hoa Kỳ) thực hiện với sự tài trợ của Chương trình Cứu trợ khẩn cấp AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ thông qua Cục Quản lý lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ.

Trung tâm cũng hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước mở các khóa huấn luyện về điều trị nghiện chất và thực hành điều trị cho bệnh nhân nghiện tại các cơ sở điều trị nghiện chất trong nước.


Theo tiến sỹ Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược TP.HCM, những người nghiện không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dễ có nguy cơ lây truyền bệnh HIV, chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Do đó, việc dùng biện pháp y học trong điều trị nghiện chất là một trong những ưu tiên của y học Việt Nam hiện nay, nhất là khi đại dịch AIDS đang rất phổ biến. Từ đó, ngành y tế bắt đầu xây dựng những nghiên cứu, điều trị nghiện chất mang tính chất đặc thù của Việt Nam.


Những nghiên cứu do Trung tâm kết hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ góp phần vào việc phát triển khoa học y học về nghiện chất; góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ trong lĩnh vực điều trị nghiện chất, kết nối giữa các cơ sở điều trị với cơ sở đào tạo. Điều này đang được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc thực hiện chính sách của Nhà nước và Bộ Y tế tăng cường điều trị những bệnh nhân bị nghiện thuốc dạng thuốc phiện với methadone nhằm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm HIV tại cộng đồng, giảm các tệ nạn xã hội gây ra do người nghiện.


Dự án xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV kéo dài trong ba năm. Trước đó, Trung tâm đầu tiên nghiên cứu chuyển giao điều trị chất gây nghiện ở Việt Nam được thành lập tại trường Đại học Y Hà Nội vào năm 2011.
Huy Thành

Theo TTXVN

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 09:29
90% người nghiện ma túy muốn được điều trị methadone24-11-2014 06:57 - Theo: www.anninhthudo.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-856639119) Tại Hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” vừa diễn ra ở Hà Nội, đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết, 90% người sử dụng ma túy và gia đình mong muốn được tiếp cận điều trị methadone.Tuy nhiên từ khi triển khai chương trình điều trị bằng methadone vào năm 2008 đến nay, cả nước mới có hơn 22.000 người nghiện được cai bằng phương thức này, đạt 27% mục tiêu đề ra. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, để chương trình điều trị methadone đạt hiệu quả như mong muốn, cần xóa bỏ những rào cản mà người nghiện ma túy đang gặp phải như: thủ tục xét chọn người tham gia khó khăn, rườm rà; thời gian chờ đợi lâu; khó xin xác nhận của chính quyền địa phương…

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 10:18
Tăng hiệu quả điều trị nghiện ma tuý: Xoá bỏ rào cản với MethadoneTHÙY GIANG (VIETNAM+) <time style="margin-right: 5px; color: rgb(153, 153, 153); font-family: Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; font-size: 11px; font-weight: bold; line-height: 11px; text-transform: uppercase;">LÚC : 22/11/14 10:49</time>
Hiện nay, có tới 90% người sử dụng ma túy muốn được tiếp cận chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN__quan_ly.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN__quan_ly.jpg)
Nhân viên y tế cấp phát thuốc Methadone điều trị cho người bệnh. (Ảnh: TTXVN)Tuy nhiên, trên thực tế, công cuộc điều trị của những đối tượng trên còn vướng mắc rất nhiều rào cản trong tiếp cận chương trình. Họ mong muốn thủ tục hành chính cần đơn giản hơn, bởi hiện nay những người điều trị nghiện muốn tham gia chương trình phải xin xác nhận ở 5-6 nơi và chờ đợi đến vài tháng vẫn chưa được uống thuốc Methadone.

Thông tin trên đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại hội thảo"Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone" do Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Chờ 4 tháng chưa được tiếp cận với thuốc

Phát biểu tại hội thảo anh Trần Thanh Thắng - một tình nguyện viên thuộc Mạng lưới người sử dụng ma túy tại Việt Nam (Vnplud) chia sẻ, trong nhóm có người nộp đơn tham gia điều trị của chương trình tới 4 tháng sau mới được uống thuốc Methadone.

Theo anh Thắng: “Khi người bệnh thắc mắc thì nhận được câu trả lời từ phía cơ sở điều trị là hiện nay số người tham gia chương trình đã ổn định, vì số người vào sau lẻ tẻ và rải rác. Chính vì vậy có cơ sở điều trị buộc bệnh nhân phải chờ đủ từ 7-15 người rồi mới xét duyệt một thể.”

Anh Thắng phân tích, với những người sử dụng ma túy việc bắt họ chờ đợi lâu tới 4 tháng có thể làm sức khỏe của họ giảm sút rất nhiều, có người nhiều khi đã ra đi trong khi chờ đợi được tham gia vào chương trình.

Cùng quan điểm trên, một người sử dụng ma túy tại quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội cũng bày tỏ sự bức xúc khi hơn một tháng sau khi anh tham gia viết đơn để được tiếp cận điều trị nghiện bằng Methadone qua rất nhiều khâu thủ tục hành chính giữa công an phường và ủy ban, qua nhiều lần xét nghiệm ở các bệnh viện anh vẫn chưa được tiếp cận với thuốc.

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu đào tạo HIV/AIDS (Trường Đại học Y Hà Nội), Methadone là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với những người nghiện các chất dạng ma túy trên thế giới. Những nghiên cứu đã cho thấy, việc sử dụng thuốc Methadone đã làm giảm đáng kể việc sử dụng ma túy. Tỷ lệ tiêm chích ở những người nghiện (trong 3 tháng trước phỏng vấn) đã giảm từ 87% trước điều trị xuống còn gần 53% sau 1 năm và còn 42% sau 2 năm điều trị.

Đánh giá về chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, đến ngày 15/11, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố đã triển khai chương trình với 122 cơ sở điều trị và hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị, đạt 71% mục tiêu chỉ tiêu của năm 2014 và đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015.

Như vậy, hiện nay mới chỉ có 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Có 17/61 tỉnh chưa phê duyệt được kế hoạch cung cấp dịch vụ điều trị Methadone.

Theo ông Long, nguyên nhân của việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do cấp uỷ, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực; còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ Trung ương...

Đánh giá của Ban quản lý Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho thấy, kết quả công tác cai nghiện chưa cao. Hoạt động điều trị nghiện bằng Methadone vẫn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ bệnh nhân dùng ma túy tổng hợp ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp; nhiều bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác ở những địa phương không có chương trình Methadone (trong khi đó qui định không được mang thuốc theo...

Đề cập đến khía cạnh giảm bớt “rào cản” đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực này, bà Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) bày tỏ quan điểm cho rằng việc mở điểm điều trị Methadone ngoài công lập hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đã làm không có nhiều cơ sở điều trị Methadone ngoài công lập được cấp phép. Chính điều này gây khó khăn cho người nghiện ma túy càng không có cơ hội được tiếp cận với uống thuốc Methadone.

Bớt “rào cản” với cơ sở xã hội hóa

Thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tại Hải Phòng cho thấy, tại địa phương, chương trình Methadone giúp giảm 70% hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy; mâu thuẫn gia đình, xã hội giảm; đặc biệt là giảm đáng kể chi phí đối với gia đình có người nghiện. Việc điều trị Methadone giúp người nghiện không còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy và yên tâm làm việc phụ giúp gia đình...

Theo báo cáo của Vnplud, 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị bằng Methadone bởi Methadone sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, có sức khỏe để sống và làm việc, giảm nguy cơ bị bắt vào trung tâm cai nghiện bắt buộc.

http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN_nguoi_benh.jpg (http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/oqivokbb/2014_11_22/TTXVN_nguoi_benh.jpg)Người cai nghiện các chất dạng thuốc phiện uống thuốc Methadone. (Ảnh: TTXVN)


Tại hội thảo, anh Thắng và rất nhiều người sử dụng ma túy mong mỏi các cấp chính quyền có thể tạo điều kiện cho người sử dụng ma túy được xét duyệt nhanh hơn các thủ tục để có thể sao 10-15 ngày xét duyệt một lần để người điều trị bớt phải chờ đợi lâu. Bởi mỗi một ngày người sử dụng ma túy nếu như không được uống thuốc Methadone điều trị thay thế thì họ sẽ bớt phải sử dụng ma túy.

Bàn về những giải pháp, ông Nguyễn Hoàng Long cũng đề xuất thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng; từng bước xã hội hóa để có nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ hợp đồng; rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho thuận tiện...

Theo bà Khuất Thị Hải Oanh, quy định yêu cầu đối với điểm điều trị Methadone ngoài công lập cần có tới 10 nhân viên, trong đó có 8 nhân viên y tế và 2 bảo vệ. Bà Oanh phân tích, thực tế số lượng nhân viên không cần đến nhiều như vậy, yêu cầu như vậy sẽ gây khó khăn cho việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập cơ sở điều trị Methadone. Vì vậy, đây sẽ là rào cản lớn cho những đơn vị muốn tham gia vào cung cấp dịch vụ này.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận sôi nổi những vấn đề như tháo gỡ rào cản trong việc tiếp cận điều trị Methadone, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người đăng ký điều trị Methadone kể cả cho những người nghiện không có nơi cư trú ổn định; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone xã hội hóa... và đưa ra các khuyến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn của chương trình Methadone hiện nay./.

songchungvoi_HIV
24-11-2014, 10:43
ĐIỀU TRỊ THUỐC METHADONE:
Mũi tên trúng nhiều đích

Ngày cập nhật 23/11/2014 07:27
(TTH) - Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone là liệu pháp được đánh giá có chi phí rẻ và hiệu quả nhất hiện nay.Cơ hội
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone là cơ hội rất lớn cho những người nghiện heroin, cho cả gia đình và xã hội. Thuốc methadone được đưa vào dùng ở nhiều nước trên thế giới như Úc Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ... Tại Việt Nam, đã có nhiều tỉnh, thành triển khai, ứng dụng điều trị cho người nghiện ma tuý mang lại kết quả đáng ghi nhận. Khảo sát 100 người được điều trị bằng methadone, sau 6 tháng số người tiếp tục sử dụng heroin chỉ còn 14,05% và sau 12 tháng chỉ còn 9,05%. Sau 2 năm điều trị, hầu như số người sử dụng heroin chỉ còn 8,41%. Về tần suất sử dụng heroin, trước điều trị, phần lớn đối tượng sử dụng từ 2-3 lần, thậm chí có người dùng đến 5 lần/ngày. Qua 12 tháng điều trị bằng methadone, không còn bệnh nhân nào sử dụng quá 2 lần/ngày. Tần suất này giảm đáng kể đối với người nghiện còn dùng ma túy chỉ 2-3 lần/tháng.


Cũng theo thang đo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh nhân điều trị thuốc methadone đều được cải thiện về mặt tinh thần, thể chất. Nếu thời gian điều trị methadone càng dài thì mức độ ổn định về mặt thể chất, tinh thần ngày càng tốt, chất lượng cuộc sống tăng lên. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị. Điều trị thuốc methadone cũng mang lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội. Tỷ lệ người nghiện vi phạm pháp luật giảm từ 40,8% xuống còn 1,34% sau hai năm điều trị thuốc methadone. Mâu thuẫn trong gia đình xã hội cũng giảm hẳn. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi bán, cầm đồ đạc, hay nối dối, thậm chí cưỡng ép người thân để lấy tiền mua ma túy giảm nhanh, từ 90% trước khi điều trị xuống còn 1,4% sau 12 tháng điều trị thuốc methadone.


Giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội


Một con số đưa ra từ Bộ Công an và Bộ Lao động Thương binh Xã hội, số người nghiện ma túy ở Thừa Thiên Huế không nhiều so với tỉnh, thành khác. Theo ước tính vào năm 2013 có khoảng 428 đối tượng; trong đó có 334 trường hợp nghiện chất dạng thuốc phiện. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có khoảng 473 trường hợp nghiện các chất thuốc phiện và mỗi năm, ngân sách Nhà nước lo cho công tác chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ cai nghiện những đối tượng này cũng không nhỏ.

Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài.
Bà Trần Thị Ngọc cho biết, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy trên địa bàn hiện nay không nhiều, nằm trong nhóm “top 10” thấp nhất cả nước. Tuy nhiên, với những đối tượng nghiện ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS rất cao. Do đó, hiện nay Thừa Thiên Huế triển khai chương trình điều trị bằng methadone cho người nghiện các chất thuốc phiện như một mũi tên trúng nhiều đích. Đó là hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, ổn định trật tự an ninh xã hội...Theo đánh giá của Bộ Y tế, sử dụng liệu pháp methadone rẻ hơn 9 lần so với áp dụng mô hình cai nghiện tập trung.


Theo kế hoạch, Thừa Thiên Huế thành lập điểm điều trị methadone đầu tiên tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh (đường Nguyễn Văn Linh-KQH Hương Sơ, TP Huế) để từ nay đến năm 2015 có sự tư vấn hỗ trợ của cán bộ y tế và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 200 trường hợp nghiện ma túy. Sau thời gian này, sẽ tiếp tục nâng dần số lượng và cơ sở điều trị tùy theo tình hình bệnh nhân.


Khánh Qua
http://www.baothuathienhue.vn/

songchungvoi_HIV
25-11-2014, 14:29
Xem xét lưu hành thuốc Cedemex điều trị nghiện ma túy
Thứ ba 25/11/2014 14:30
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đang xem xét hồ sơ để có thể cấp phép lưu hành chính thức cho thuốc điều trị nghiện ma túy Cedemex.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_25/thuoc.jpg

</tbody>

Đây là thuốc do Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo nghiên cứu bào chế từ 17 loại thảo dược trong nước, đã được cấp phép lưu hành theo hình thức quản lý đặc biệt từ năm 2008 và hiện đang được thí điểm ứng dụng tại Thái Nguyên, Lai Châu, Hưng Yên... để hỗ trợ cắt cơn và điều trị nghiện ma túy.
Theo ông Nguyễn Phú Kiều, Viện trưởng Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo, từ năm 2013 đến nay đã thí điểm điều trị nghiện ma túy bằng Cedemex trên 443 người nghiện sống tại tám huyện thị, thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Trong đó, có 182 người đã trải qua đủ liệu trình điều trị kéo dài 6 tháng, 130/182 người (trên 71%) được xác nhận là chưa sử dụng lại ma túy trong 6 tháng qua. Ông Kiều cũng cho biết, thực hiện hiệp định hợp tác về kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, năm 2015 Chính phủ Việt Nam sẽ tài trợ Cedemex cho bệnh nhân Campuchia theo đề nghị của Chính phủ Campuchia.

Trà My

Theo Tuổi trẻ

songchungvoi_HIV
25-11-2014, 14:46
Tình trạng thẩm lậu Methadone là hy hữu, hiếm gặp

Thứ ba 25/11/2014 14:36
Sẽ không còn tình trạng thẩm lậu thuốc Methadone (thuốc điều trị nghiện các dạng thuốc phiện) khi chương trình điều trị Methadone được mở rộng tại các địa phương.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_11_25/dieu tri.jpg



Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và hòa nhập với cộng đồng - Ảnh minh họa


</tbody>
Vừa qua, tại TP. HCM, có một số ý kiến phản ánh tình trạng người nghiện uống Methadone rồi nhổ ra mang bán lại. Cho biết về vấn đề này, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho rằng, việc người nghiện ngậm thuốc trong miệng, không uống, rồi nhổ ra bán lại cho người khác, nếu có thì cũng chỉ là hiện tượng hy hữu, hiếm gặp.

Nguyên nhân của việc mang bán lại Methadone có thể là do nhu cầu sử dụng thuốc Methadone quá lớn, trong khi mức độ triển khai các điểm điều trị Methadone có hạn. Có những điểm điều trị Methadone lên đến 500-600 người đến uống thuốc hàng ngày, vì vậy các nhân viên cấp phát thuốc quá bận, người nghiện lợi dụng lúc nhân viên không để ý để thẩm ngậm thuốc trong miệng rồi nhổ ra bán lại.

Để tránh tình trạng trên, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở điều trị Methadone thực hiện đúng theo quy trình điều trị, uống thuốc. Người bệnh nhận thuốc đã được pha loãng từ nhân viên phát thuốc, sau đó uống, tráng cốc lần 1, uống và tráng cốc lần 2, rồi uống. Cuối cùng người bệnh phải nói lời chào nhân viên trước khi ra về, như vậy đảm bảo rằng người bệnh đã uống thuốc đúng theo liều quy định.

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho rằng, trong thời gian tới, khi các địa phương mở rộng triển khai Methadone, đáp ứng hầu hết nhu cầu điều trị Methadone của người nghiện thì tình trạng thẩm lậu thuốc Methadone sẽ không còn nữa.
Cao Kim Thoa
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
26-11-2014, 10:34
Người nghiện ma túy khó tiếp cận điều trị Methadone26-11-2014 09:21 - Theo: vov.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1243618061)90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone, tuy nhiên họ gặp rất nhiều rào cản.
"Methadone - lý tưởng cho người nghiện ma túy"

Anh Trần Thành Thắng, hiện là Chủ nhiệm CLB Chân Trời Mới (http://citinews.net/xa-hoi/-chan-troi-moi--o-muong-ang-RPY37QY/) - một tổ chức dựa vào cộng đồng của người sử dụng ma túy sau cai và đang điều trị bằng thuốc Methadone (điều trị Methadone) tại huyện Mường Ẳng (Điện Biên) cho biết: Anh vướng nghiện ma túy từ lâu, khiến "thân tàn ma dại", kinh tế gia đình kiệt quệ. Anh được gia đình đưa đi cai nghiện và bản thân anh cũng quyết tâm dứt khỏi làn khói trắng tử thần, thế nhưng không dưới 20 lần cai rồi lại nghiện, nghiện rồi lại đi cai, nhưng đầu óc anh không thể dứt khỏi sự cám dỗ đến mê muội của ma túy.

Khi có chương trình điều trị Methadone triển khai tại Điện Biên, anh Thắng làm hồ sơ và trở thành bệnh nhân của cơ sở. Vậy là từ nhiều năm qua, đúng 7h30 phút hàng ngày, anh và các bệnh nhân khác đến tập trung uống Methadone. Đến nay, nhìn vẻ bề ngoài vạm vỡ, lối nói năng hoạt bát, nhanh nhẹn, không ai nghĩ anh đã trải qua quãng đời đen tối khi dính vào ma túy. Anh Thắng chia sẻ: "Được điều trị Methadone tôi thấy thực sự lý tưởng cho những người mắc nghiện. Giờ tôi không còn thấy thiết tha với ma túy nữa. Nếu như trước đây, tôi chỉ quanh quẩn với suy nghĩ làm sao có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện, thì nay đã thấy đầu óc thanh thản, nhẹ nhõm, có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân, cũng như đi làm để kiếm thu nhập nuôi gia đình".http://vov.vn/Uploaded/laithin/2014_11_26/anh_9_BPOU_OHEM.jpgMột điểm uống Methadone



Ông Nguyễn Hoàng Long (http://citinews.net/doi-song/-khong-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-voi-nguoi-nhiem-hiv-aids---24-11-2014--67VN2MI/), Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay đã có 80 quốc gia triển khai điều trị thay thế bằng Methadone. Dùng Methadone, người nghiện được nâng cao sức khỏe, tránh lây nhiễm HIV, tránh tử vong do sốc ma túy quá liều; đồng thời giảm tệ nạn và kỳ thị từ xã hội, giảm tiêu thụ ma túy bất hợp pháp. Ở nước ta, năm 2008 - 2009 bắt đầu thí điểm điều trị Methadone tại Hải Phòng và TP HCM. Tính đến ngày 15/11/2014 đã có 38/63 tỉnh, thành với 112 cơ sở điều trị với số lượng gần 22.000 bệnh nhân, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

Nhiều rào cản với người nghiện

Theo báo cáo của Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUT) thì 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều rào cản khiến người sử dụng ma túy khó tiếp cận được chương trình này, trong đó có thủ tục "nhập viện". Anh Trần Thành Thắng chia sẻ, thủ tục để một người nghiện được công nhận là bệnh nhân bắt buộc điều trị Methadone rất phức tạp, rườm rà và tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Bản thân anh đã phải mất 4 tháng để hoàn thành hồ sơ. Theo anh Thắng: "Người nghiện đã bị suy kiệt về sức khỏe và kinh tế. Nếu chờ lâu quá, họ phải tốn rất nhiều tiền để hút chích, gây phức tạp cho xã hội, thậm chí có người đã tử vong trước khi hồ sơ hoàn thành".

Anh Nguyễn Đình H. ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, bản thân anh nghiện ma túy và rất mong muốn tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, khi anh tới phường xin xác nhận thì phường chỉ sang bên công an, vì họ nghĩ anh là người nghiện trốn trại. Phía công an nói rằng họ không có quyền xác nhận anh nghiện ma túy, mà phải là cơ sở y tế cấp quận trở lên. Sau đó anh được hướng dẫn tới Bệnh viện Thanh Nhàn, rồi qua Bệnh viện Xanh-Pôn, Bạch Mai làm các xét nghiệm sâu rất tốn kém, tuy nhiên chờ đợi đã hơn 1 tháng mà anh vẫn chưa xong thủ tục, trong khi mỗi ngày vẫn phải vật lộn với cơn nghiện và bằng mọi cách để có tiền sử dụng ma túy trái phép.

Cần xã hội hóa chương trình điều trị Methadone

Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết, nguồn kinh phí chương trình được viện trợ 100%, hiện đang bị cắt giảm nhanh và sẽ kết thúc trong 1 - 2 năm tới; trong khi đó ngân sách Trung ương cắt giảm 70% so với năm 2013. Nhiều cơ sở thiếu kinh phí, không muốn nhận thêm bệnh nhân, nhiều địa phương không có tiền mở thêm cơ sở mới hoặc có sơ sở nhưng lại vắng bệnh nhân, gây lãng phí; đội ngũ nhân viên y tế không mặn mà với công tác này. Điều tra cho thấy cơ sở ở Sơn La với quy mô 200 bệnh nhân nhưng chỉ có 19 người điều trị; cơ sở tại TP Đà Nẵng có quy mô tương tự nhưng cũng chỉ thu hút được 170 bệnh nhân…http://vov.vn/Uploaded/laithin/2014_11_26/IMG_8637_SRGC_WPZP.jpgÔng Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại hội thảo Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone được tổ chức tại Hà Nội vừa qua



Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân dùng ma túy tổng hợp, "ma túy đá" ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp; nhiều bệnh nhân nghiện rượu; bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác ở những địa phương không có chương trình Methadone (trong khi đó quy định không được mang thuốc theo); tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, kinh phí cho một ca điều trị Methadone là từ 20.000-25.000 đồng/ngày/người, trong đó tiền thuốc là 7.000-8.000 đồng. Ông Long đề xuất: "Cần mở rộng xã hội hóa chương trình này. Dự kiến thu 10.000 đồng/người/ngày. Bên cạnh đó, để chương trình đạt hiệu quả hơn, cần rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính để đưa người nghiện vào điều trị; xây dựng mô hình điểm cấp phát thuốc tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi; cũng như có thể sản xuất thuốc trong nước".

Theo anh Nguyễn Đình H., những người nghiện ma túy như anh rất đồng tình đóng tiền. Bởi mỗi tháng họ chỉ phải bỏ ra 300.000 đồng để được điều trị Methadone, trong khi đó mỗi lần hút chích, người nghiện tốn ít nhất khoản tiền tương tự, thậm chí đến 500.000 đồng.

Về khía cạnh pháp lý, bà Trịnh Thị Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS khuyến nghị cần đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đăng ký điều trị Methadone, kể cả cho những người nghiện không có nơi cư trú ổn định; cũng như cần có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập cơ sở điều trị Methadone./.

songchungvoi_HIV
26-11-2014, 12:22
Đầu năm 2015: Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone26-11-2014 11:25 - Theo: baoapbac.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-265151131)UBND tỉnh vừa ký Quyết định 2448/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015 và những năm tiếp theo.
Theo đó, tỉnh sẽ triển khai 3 phòng khám, điều trị thay thế bằng thuốc Methadone trên địa bàn TP. Mỹ Tho, huyện Cái Bè và TX. Gò Công, với chỉ tiêu được Chính phủ giao đến tháng 12-2015 phải điều trị cho 350 bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện; đầu năm 2015 sẽ bắt đầu nhận điều trị bằng Methadone cho người nghiện ở TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo tại Phòng khám, điều trị Methadone của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tiền Giang (số 149, đường Nguyễn Tri Phương, phường 7, TP. Mỹ Tho). Sau đó tiếp tục triển khai 2 phòng khám, điều trị Methadone tại huyện Cái Bè và TX. Gò Công từ tháng 6-2015.


Theo ngành Y tế, việc triển khai điều trị bằng Methadone sẽ góp phần kéo giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tội phạm, giảm tử vong, giảm các bệnh có liên quan trong nhóm đối tượng tham gia điều trị…


Về nguyên tắc triển khai, người nghiện các chất dạng thuốc phiện được quyền lựa chọn tham gia điều trị nghiện bằng thuốc Methadone theo quy định tại Nghị định 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone chỉ được thực hiện khi người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ điều trị.


Trong cùng thời điểm, người bệnh chỉ được đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại 1 cơ sở. Việc tổ chức điều trị bằng thuốc Methadone chỉ được thực hiện tại cơ sở điều trị đã được ngành Y tế cấp giấy phép hoạt động.


Thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Người nghiện các chất dạng thuốc phiện nộp hồ sơ đăng ký điều trị cho Phòng khám, điều trị Methadone có trụ sở đặt tại địa bàn nơi người đó đang cư trú.

Hồ sơ đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bao gồm: Đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo mẫu do Bộ Y tế quy định; bản sao có chứng thực của 1 trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu.
Theo nghiên cứu, Methadone là chất đồng vận toàn phần. Việc điều trị thay thế bằng Methadone có thể giúp người nghiện giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng các chất dạng thuốc phiện, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giúp ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.


Các nghiên cứu quốc tế cũng đã đưa ra những bằng chứng thống nhất là điều trị thay thế bằng thuốc Methadone giúp người nghiện giảm tần suất sử dụng các chất dạng thuốc phiện, giảm các hành vi tội phạm và tử vong do quá liều, tăng hiệu quả của điều trị bằng ARV.


Được biết, tại Việt Nam, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone chính thức triển khai thí điểm tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008. Theo đánh giá của Bộ Y tế, kết quả đánh giá bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
Từ kết quả thí điểm, Chính phủ đã cho phép nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tiến hành triển khai Chương trình Methadone. Đến ngày 31-5-2014, Chương trình Methadone đã mở rộng ra tại 32 tỉnh, thành phố với 92 cơ sở điều trị, tổng số bệnh nhân đang được điều trị là 17.521 người và dự tính số bệnh nhân có thể tăng lên đạt mức 80.000 người vào năm 2015.


Chương trình Methadone triển khai tại Việt Nam đã chứng minh tính hiệu quả sau khi triển khai thí điểm. Điều trị bằng Methadone làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy. Trước khi tham gia điều trị, 100% bệnh nhân sử dụng heroin sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này giảm xuống còn 14,05%, sau 12 tháng còn 9,05% và sau 24 tháng chỉ còn 8,41% số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy.


Bệnh nhân tham gia Chương trình Methadone đã có sự cải thiện về sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống). Thời gian tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Chương trình còn giúp làm giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị.


Qua đó, đem lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy giảm nhanh chóng từ 90% xuống còn 1,4% sau 12 tháng điều trị…

NGUYỄN VIỆT THẢO

songchungvoi_HIV
27-11-2014, 11:11
GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY CÓ CUỘC SỐNG TỐT HƠN

Thứ bảy - 22/11/2014 14:09
Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2013, lúc ấy chỉ có 7 bệnh nhân tình nguyện tham gia điều trị. Chỉ sau ít tháng, số lượng người đến đăng ký uống thuốc Methadone tăng lên 82 người/359 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương, trong đó có 2 bệnh nhân nữ. Phần lớn người tham gia điều trị đều sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà


http://hivquangtri.org.vn/hiv/files/news/thumb/anh-methadone.jpg
bệnh nhân đến uống thuốc thay thế tại cơ sở điều trị Methadone


Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2013, lúc ấy chỉ có 7 bệnh nhân tình nguyện tham gia điều trị. Chỉ sau ít tháng, số lượng người đến đăng ký uống thuốc Methadone tăng lên 82 người/359 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương, trong đó có 2 bệnh nhân nữ. Phần lớn người tham gia điều trị đều sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà. Do nhận thức chưa đầy đủ về tác dụng của Methadone cũng như không kiềm chế được hành vi bản thân, có 17 người ngừng uống thuốc tại cơ sở (8 người bị bắt giam vì vi phạm pháp luật, 9 người tự ý bỏ điều trị). Từ đó đến nay, ngày nào 65 bệnh nhân còn lại cũng đến cơ sở điều trị Methadone điều trị và được bác sĩ theo dõi, tư vấn về sức khỏe, động viên họ sống tốt hơn.
Trước khi tổ chức điều trị, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền, công an địa phương thực hiện các buổi truyền thông, phát tời rơi, ápphích đến tận khu phố, người dân trên địa bàn Đông Hà về chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone; tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone đến các ban ngành, đoàn thể, đơn vị ở tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Bên cạnh đó, cử cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone trực tiếp gặp từng người nghiện chích ma túy và gia đình có con em bị nghiện để tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên đối tượng tham gia chương trình. Bệnh nhân đến cơ sở điều trị sẽ được đánh giá tình trạng bản thân, được tư vấn đầy đủ lợi ích của thuốc Methadone trước và sau khi điều trị. Trong quá trình điều trị, cán bộ của cơ sở sẽ tiếp tục rà soát toàn diện về tư vấn điều trị và hỗ trợ tâm lý xã hội. Bác sĩ điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nguyễn Tiến Nam cho biết: “So với mặt bằng chung của cả nước thì tỷ lệ bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị Methadone ở Quảng Trị là tương đối khá cao. Qua theo dõi, tất cả bệnh nhân đều có tiến bộ rõ rệt về sức khỏe, tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái hơn. Nhờ sử dụng đều đặn thuốc, người bệnh sống tích cực hơn, họ và gia đình giảm rất lớn về chi phí cho các chất gây nghiện, xã hội giảm gánh nặng về tệ nạn. Số người có việc làm ổn định tăng hơn trước, từ 16 người hiện tăng lên 42 người. Nhiều gia đình bệnh nhân rất phấn khởi khi thấy chồng, con em mình thay đổi, từ bỏ ma túy, trở lại cuộc sống bình thường, hăng hái tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định”.
Chương trình điều trị Methadone đã được sự phối hợp tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn Đông Hà, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình họ. Trong quá trình triển khai cơ sở hoạt động, cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone có nhiều cố gắng, phối hợp tốt với các khoa, phòng khác của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; khắc phục khó khăn, làm việc năng động, sáng tạo có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Một bệnh nhân tham gia uống thuốc Methadone chia sẻ: “Lúc đầu đến cơ sở điều trị em rất ngại. Được sự động viên, khích lệ của cán bộ điều trị Methadone, em cố gắng vượt qua khó khăn đấu tranh tư tưởng của bản thân vì cơn thèm thuốc vẫn còn. Sau một thời gian ngắn dùng Methadone, em thấy người mình tỉnh táo, sức khỏe tốt hơn trước, có thể lao động và sống bình thường như những người khác. Thấy em tiến bộ, gia đình vui và luôn nhắc nhở em phải điều trị cho dứt điểm không để tái nghiện. Em rất mong chương trình này được nhân rộng trong tỉnh để nhiều người nghiện chích ma túy tham gia điều trị Methadone, loại bỏ đi những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội”.
Điều trị cai nghiện ma túy thông qua phương pháp sử dụng Methadone được đánh giá là có chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều trị Methadone cần phải có thời gian lâu dài. Người nghiện ma túy sẽ có được 6 lợi ích khi điều trị Methadone như: giảm lệ thuộc vào heroin, tiến tới ngừng heroin; dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; cải thiện sức khỏe; hiệu quả kinh tế hơn so với các liệu pháp điều trị khác; hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Tính đến tháng 6/2014, cơ sở điều trị Methadone ở tỉnh đã tiến hành cho bệnh nhân sử dụng với tổng số lượng thuốc 55.180ml. Trong đó, số bệnh nhân đang dùng liều điều trị cao nhất 11,5ml/ngày, bệnh nhân dùng thấp nhất 2,5ml/ngày, liều điều trị trung bình 6,04ml/ngày/bệnh nhân. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai điều trị Methadone ở tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Theo yêu cầu, nhiệm vụ thì cơ sở điều trị Methadone ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS phải có từ 10-12 biên chế nhưng hiện nay cơ sở chỉ mới có 2 biên chế, còn lại cán bộ kiêm nhiệm và hợp đồng. Hiện toàn tỉnh mới tổ chức thí điểm điều trị Methadone ở thành phố Đông Hà, do đó, lượng người dân nắm bắt thông tin ở khắp các vùng, miền địa phương khác chưa nhiều, chưa có bệnh nhân ngoài thành phố đến điều trị. Hiện chưa có khu điều trị tách biệt nên cơ sở phải đóng tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Gia đình và người nghiện chưa dám công khai đến điều trị vì sợ bị kỳ thị…
Để chương trình điều trị Methadone ở Quảng Trị triển khai thực hiện tốt hơn, theo bác sĩ Nguyễn Tiến Nam thì việc xây dựng cơ sở điều trị Methadone riêng biệt là rất cần thiết, thuận lợi cho việc quản lý và điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa sự đồng thuận, ủng hộ từ phía các ban ngành, đoàn thể, đơn vị các cấp; tăng cường vận động từ phía người dân, người nghiện ma túy và gia đình của họ tích cực tham gia điều trị Methadone. Cần phổ biến rộng rãi chương trình này trên các kênh thông tin đại chúng để đông đảo nhân dân trong tỉnh biết và tham gia. Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở về chương trình điều trị Methadone.


Tác giả bài viết: KÔ KĂN SƯƠNG



http://hivquangtri.org.vn/hiv/index.php?nv=news&op=Tin-Trong-tinh/GIUP-NGUOI-NGHIEN-MA-TUY-CO-CUOC-SONG-TOT-HON-106

songchungvoi_HIV
29-11-2014, 13:12
Thêm hy vọng cho người cai nghiện ma túy ở TPHCM

Thứ sáu, 2014-11-28 18:26:11 - Nguồn: SGGP.org.vn
Thêm hy vọng cho người cai nghiện ma túy ở TPHCM
Cedemex - loại thuốc hỗ trợ điều trị cai nghiện sản xuất tại Việt Nam, được sử dụng chủ lực trong mô hình hỗ trợ điều trị cắt cơn, cai nghiện ma túy ở tỉnh Thái Nguyên, đã đem lại những kết quả tích cực, nhiều người nghiện ma túy đã cai thành công. Đây là tín hiệu vui cho việc cai nghiện ma túy tại TPHCM thời gian tới.

Tìm lại cuộc đờiNghe tiếng điện thoại của chồng reo, đang ở dưới bếp nấu ăn, vợ anh Nguyễn Hoàng Nam, tổ 15, phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên chạy vội lên nghe. “Tội nghiệp, đó là thói quen chưa bỏ được của cô ấy. Tháng đầu tiên tôi bắt đầu cai bằng dùng thuốc Cedemex, cô ấy cũng phải nghỉ làm, ở bên cạnh suốt để chăm sóc. Trong 6 tháng cai tại nhà, tôi không được đụng đến điện thoại, không đi đâu mà không có người nhà đi kèm, không đến những nơi hay tụ tập bạn bè…”, anh Nguyễn Hoàng Nam, một trong những trường hợp điển hình tự cai nghiện tại gia đình thành công bằng thuốc Cedemex cho biết.


Từ công nhân lắp máy có thu nhập ổn định tại một tổng công ty lớn đóng tại TPHCM, kinh tế khó khăn, đơn vị tinh giảm nhân công nên anh Nam mất việc. Khó tìm việc làm, tuổi đã lớn lại không vợ con, anh Nam chán nản trở về Thái Nguyên và nhanh chóng sa vào ma túy khi bị bạn bè rủ rê. Thương cha mẹ già, anh cũng nhiều năm cố gắng cai nghiện bằng đủ cách nhưng không thành công. Đến khi gặp cô gái hiền lành địa phương nhận lời làm vợ, anh có thêm động lực cai nghiện. Năm 2013, anh tham gia chương trình cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex. Anh Nam kể: “Được hướng dẫn quá trình cai nghiện, kể cả khi cầm hộp thuốc trên tay, tôi cũng không tin tưởng lắm. Trong 5 ngày đầu tiên điều trị tấn công, khi ấy tôi chỉ thấy cơ thể mệt mỏi, muốn nằm một nơi yên tĩnh, không muốn ai làm phiền. Điều lạ, so với các phương pháp cai nghiện khác, khi cai nghiện bằng thuốc Cedemex không chỉ cắt được cơn, không có biểu hiện thèm thuốc lúc đến “ngưỡng”, không thấy đau đớn như kiểu có “dòi” bò trong xương, tủy”.


http://image2.tin247.com/pictures/2014/11/29/pny1417199216.jpgBác sĩ điều trị trao đổi với học viên Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân. Ảnh: ĐƯỜNG LOAN

Anh Nguyễn Xuân Long, tổ Quyết Tiến 2, phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên chia sẻ: Hơn mười năm, tôi chìm đắm trong ma túy. Khi tỉnh táo lại thấy ân hận. Năm lần, bảy lượt đi cai nghiện ở trung tâm, tự cai ở nhà vẫn không thành công. Cách đây 4 năm, được chính quyền địa phương và gia đình động viên, anh Long tham gia đề án cai nghiện ma túy tập trung bằng thuốc Cedemex. “Sau sáu tháng sử dụng, ngoài cắt cơn êm dịu, thuốc Cedemex còn loại bỏ nguyên nhân sinh nghiện là thèm ma túy và tính lệ thuộc tinh thần vào ma túy. Đồng thời, kết hợp với điều trị phục hồi các rối loạn chức năng, nhanh chóng phục hồi được các rối loạn chức năng do nghiện ma túy gây nên, giúp tôi bình thường lại”, anh Long cho biết. Không chỉ có công việc đàng hoàng, sức khỏe của anh Long cũng hoàn toàn bình thường. Gia đình nhỏ của anh vừa chào đón thêm một thành viên nữa.

Ngày 25-11, báo cáo với đoàn công tác Thành ủy TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu đến thăm và tìm hiểu mô hình cai nghiện bằng thuốc Cedemex, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Ma Thị Nguyệt, cho biết, Đề án “Thí điểm mở rộng mô hình dùng thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn, điều trị nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng” tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận những kết quả tích cực. Đã có 528 người dùng thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn, điều trị nghiện ma túy và phản hồi về loại thuốc này, gia đình người bệnh cho rằng thuốc Cedemex dễ sử dụng hơn nhiều so với các phương pháp trước. Trên 85% người bệnh sau từ 3 đến 5 ngày điều trị liều tấn công sẽ không còn cảm giác thèm, nhớ ma túy. Sau 6 tháng điều trị, hầu hết người bệnh không còn lệ thuộc vào ma túy và đặc biệt là thuốc không có tác dụng phụ.


Tín hiệu vui
Theo tính toán, chi phí tiền thuốc cho một người bệnh trong 6 tháng chỉ khoảng 14 triệu đồng. Qua thực tế, đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đúc kết: Để cai nghiện thành công cần có đủ 3 yếu tố: Bản thân người nghiện phải tự nguyện, có quyết tâm, có ý chí cộng với thuốc Cedemex và sự quan tâm của gia đình, xã hội.


Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải nhìn nhận, những kinh nghiệm rất quý từ thực tiễn của Thái Nguyên sẽ là “tín hiệu vui cho TPHCM”. TPHCM hiện là một điểm nóng về tình trạng nghiện ma túy với số người nghiện đến nay lên tới hơn 19.000 người, trong đó có khoảng 60% là người không có nơi cư trú ổn định. TPHCM có điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất; đặc biệt là cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp của TP luôn xác định trách nhiệm và nỗ lực thực hiện với nhiều giải pháp để giúp người nghiện ma túy được cai nghiện, chữa bệnh và hòa nhập cộng đồng. “Chúng ta không chỉ tập trung đảm bảo nhân lực, kinh phí để lo việc cai nghiện, chữa bệnh… cho các em mà chính là với tất cả tấm lòng và trách nhiệm cao nhất để giành lại con người, để các em làm lại cuộc đời, hòa nhập với cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc”, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định.

Viện Trưởng Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo Nguyễn Phú Kiều cho biết: “Thuốc hỗ trợ điều trị nghiện ma túy Cedemex là sản phẩm của Đề tài khoa học cấp Nhà nước và hợp tác quốc tế theo Nghị định thư khóa V giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 2004 - 2007 do Viện Nghiên cứu và sản xuất, trên thực nghiệm khoa học tại Trung quốc. Năm 2004, Bộ Y tế đã cho phép ứng dụng Cedemex tại các trung tâm cai nghiện. Năm 2008, thuốc Cedemex ứng dụng ở 8 tỉnh và TP ở Việt Nam. Đến nay đã cắt cơn cho 20.000 người nghiện. Năm 2013, viện đã phối hợp với Thái Nguyên mở rộng mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, Có 243 người nghiện ma túy thực hiện đủ phác đồ điều trị tấn công 5 ngày và duy trì 6 tháng bằng Cedemex. Đến tháng 11-2014, sau 12 - 18 tháng tỷ lệ không tái nghiện đạt 61,32%.
HỒNG HIỆP

songchungvoi_HIV
03-12-2014, 09:20
Giải cứu người nghiện ma túy
07:50 | 03/12/2014
(Tấm Gương) - Hiện trên cả nước có hơn 200.000 người nghiện ma túy. Điện Biên là một trong những tỉnh có số người nghiện ma túy cao nhất cả nước. Điều đáng nói, tỷ lệ người nghiện nhiều nhưng số cơ sở điều trị Methadone thay thế ma túy lại rất hạn chế.
http://upload.tienphong.vn/Uploads/Images/xuantung/2014_12_03/d/307/d3078d39017a3a1d491310184920b4ed.jpg?ThumbnailID=5 29195
Uống Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên ảnh: T.Hà.
Hơn một năm nay, cứ 6 giờ sáng, Giàng A Sùng (26 tuổi, bản Nà Dung, xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà) đều đặn đi xe máy vượt quãng đường hơn 35 km đến điểm uống Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà. Đường khó đi, trời mưa lạnh hay nắng bỏng lưng Giàng A Sùng đều cố gắng không bỏ buổi uống thuốc nào. Nghiện ma túy vài năm nay, không biết bao lần Sùng khiến cả gia đình khổ sở vì trong nhà có gì cũng bị cậu vác đi bán lấy tiền mua ma túy. Khi chương trình điều trị Methadone triển khai tại tỉnh Điện Biên, Sùng may mắn được tham gia, mỗi lần được uống 50ml thuốc. Hơn một năm dùng Methadone, từ một người với thân hình gầy gò chừng 50 cân, giờ Sùng đã tăng được 10 cân, sức khỏe ổn định.
Chúng tôi gặp Đặng Văn Quý (33 tuổi, khối 5, thị trấn Mường Ẳng, huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên) khi anh đến uống thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện.
Quý kể, đã nghiện ma túy hơn 10 năm từ khi còn làm lái xe chở vật liệu xây dựng quanh địa bàn tỉnh. Đói ma túy, Quý phải bán xe ô tô để có tiền mua. Cả hai lần cai nghiện tại Trung tâm 06 đều không thành công vì bị tái nghiện chỉ sau thời gian ngắn. Quý được hàng xóm mách nước cai nghiện bằng thuốc Methadone từ năm 2012.
Gần 2 năm dùng thuốc Methadone đều đặn, Quý không còn cảm giác thèm ma túy, tinh thần thoải mái và mặc cảm với mọi người cũng vơi dần. Quý chia sẻ: “Uống Methadone tôi bị giảm cân do nóng trong người, táo bón nhưng cảm thấy người khỏe hơn. Trước đây mỗi ngày tôi tốn khoảng 300 nghìn để mua ma túy, nay được uống Methadone miễn phí”.
Thống kê của ngành y tế Điện Biên cho thấy, đến tháng 10/2014, Điện Biên có 5 cơ sở điều trị Methadone đang điều trị cho 1.438 người. Chương trình được đánh giá có hiệu quả rất lớn về kinh tế- xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV; góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Khó tiếp cận
Theo báo cáo của Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUT), 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, nguồn kinh phí chương trình được viện trợ 100%, hiện đang bị cắt giảm nhanh và sẽ kết thúc trong 1 – 2 năm tới.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, năm 2014, ngân sách trung ương cắt giảm 70% so với năm 2013. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở thiếu kinh phí, không muốn nhận thêm bệnh nhân. Nhiều địa phương không có tiền mở thêm cơ sở mới hoặc có sơ sở nhưng lại vắng bệnh nhân, gây lãng phí; đội ngũ nhân viên y tế không tha thiết với công tác này.
Y sĩ Vũ Thị Châu Lai, Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Na San (huyện Na San, tỉnh Điện Biên) cho biết, Điện Biên là địa phương có nhiều bản nằm heo hút xa trung tâm y tế huyện nên việc đi lại để uống Methadone rất khó khăn với nhiều người nghiện ma túy. Không ít người nghiện phải đi đến điểm uống thuốc tại huyện cách nhà tới 45-50km. Việc triển khai các cơ sở điều trị Methadone tại xã còn rất xa mới thành hiện thực.
Ông Long cho biết thêm, kinh phí cho một ca điều trị Methadone là từ 20.000-25.000 đồng/ngày/người. Trong đó, tiền thuốc là 7.000-8.000 đồng. Hiện, ngành y tế đang tính mở rộng xã hội hóa chương trình điều trị bằng thuốc Methadone. Theo đó, dự kiến thu 10.000 đồng/người/ngày. Để chương trình đạt hiệu quả hơn, ông Long cho rằng cần rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục để đưa người nghiện vào điều trị; xây dựng mô hình điểm cấp phát thuốc tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi; cũng như có thể sản xuất thuốc trong nước.
Phần lớn những người đang điều trị bằng Methadone cho biết, sẵn sàng đóng góp 10.000 đồng/ngày để được uống Methadone lâu dài thay vì quay trở lại với ma túy.

Methadone được là chất thay thế ma túy, sử dụng bằng đường uống có sự giám sát của nhân viên y tế, nhằm giảm tác hại của ma túy. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện, kể cả ma túy tổng hợp (thuốc lắc) giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng ma túy, giảm tội phạm, giảm tử vong do sốc thuốc đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng... Người bệnh uống Methadone có thể sinh hoạt và lao động như người bình thường mà không cần tiêm chích ma túy. Methadone không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị.
Thái Hà
Tiền Phong

Charles
04-12-2014, 08:33
Giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng

Thứ Năm, 04/12/2014 07:34
Chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone được triển khai thí điểm tại Hà Nội khoảng 2 năm nay cho thấy những kết quả khả quan. Hà Nội sẽ triển khai nhân rộng điều trị bằng phương pháp này trong năm 2015.

Giải pháp cai nghiện thay thế

Sau 2 năm dùng methadone tại Trung tâm y tế quận Đống Đa, giờ đây, những người trong gia đình, cũng như ông Đào Minh Thành (57 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) đều vui mừng vì sức khỏe của ông đã được cải thiện. Ông Thành “dính” vào ma túy đã 10 năm, gia đình bao phen khốn đốn, đứng trên bờ vực ly tán. Từ một người khỏe mạnh, ông Thành trở nên gầy gò, yếu ớt, không thể làm việc, thậm chí khi lên “cơn vật” là tìm mọi cách, kể cả bán đồ của gia đình, để có tiền mua thuốc. Hàng xóm, bạn bè và cả gia đình đều xa lánh. “Nhiều lúc muốn chết đi cho xong, nhưng rồi tôi được giới thiệu đến trung tâm để điều trị bằng methadone cai nghiện. Sau 2 năm, tôi đã tăng được 10 kg, bỏ hoàn toàn hêrôin, kể cả bia, rượu, thuốc lá. Tôi tìm được công việc ổn định, thu nhập 6 - 8 triệu đồng/tháng. Vợ, con và các cháu tôi rất vui mừng. Tôi cảm thấy mình như được sống lại”, ông Thành chia sẻ.



<tbody>

http://media.baotintuc.vn/2014/12/03/21/57/methadon.jpg
Bệnh nhân dùng methadone cai nghiện ma túy.

</tbody>




<tbody>
Tại buổi làm việc với Hà Nội về công tác phòng chống ma túy mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Hà Nội cần nâng cao tuyên truyền về tác hại của ma túy trong cộng đồng, kết hợp cai nghiện tự nguyện trong các trung tâm cai nghiện, điều trị bằng methadone.


</tbody>
Cũng điều trị methadone tại Trung tâm y tế quận Đống Đa được gần 2 năm nay, cuộc sống gia đình chị Trần Minh Thương (43 tuổi) đã ổn định. Hai vợ chồng chị nghiện hêrôin hơn 10 năm, cuộc sống luôn trong cảnh khốn đốn. Hai đứa con thường xuyên bị bỏ bơ vơ vì khi thì bố, khi thì mẹ đi cai nghiện. Bản thân chị luôn ốm yếu, chỉ còn hơn 30 kg. Dù đã rất nhiều lần tự cai và 1 lần bị cai nghiện bắt buộc tại trung tâm, cả 2 vợ chồng chị vẫn quay lại con đường cũ. Một người quen đã giới thiệu vợ chồng chị điều trị bằng methadone. Ngay ngày đầu dùng mathadone, tiền mua hêrôin của hai vợ chồng đã giảm từ 1 triệu đồng xuống còn 400.000 đồng. Sau 20 ngày thì cả hai vợ chồng bỏ hẳn được hêrôin. “Giờ sức khỏe chúng tôi khá tốt, hàng ngày hai vợ chồng thay nhau bán nước, cũng đủ tiền cho con ăn học”, chị Thương chia sẻ.

Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng methadone trong điều trị cho người nghiện, bác sĩ Bùi Nguyên Hồng, trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh HIV quận Đống Đa cho biết: Trung tâm y tế quận Đống Đa đang điều trị cho 318 bệnh nhân, trong đó có 2 người đã cai nghiện hoàn toàn và trở về với cộng đồng. “Quá trình điều trị cho bệnh nhân nghiện bằng methadone đã giúp bệnh nhân giảm hoặc không sử dụng ma túy. Cùng với đó, người bệnh được tiếp cận các dịch vụ y tế khác. Điều đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình; góp phần giảm tội phạm liên quan đến ma túy, ổn định trật tự xã hội”, bác sĩ Hồng nhận xét.

Nhân rộng mô hình

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Việc tổ chức cai nghiện được Hà Nội tập trung chỉ đạo với 3 hình thức, gồm cai nghiện cộng đồng, cai nghiện tại trung tâm và điều trị thay thế bằng methadone. Hình thức cai nghiện tại cộng đồng chỉ có hiệu quả đối với người có nghị lực và hiệu quả cũng không cao. Còn hình thức cai nghiện tại trung tâm cắt cơn nhanh, nhưng về cộng đồng thì hầu hết tái nghiện và không quản lý được.


Điều trị thay thế bằng methadone được triển khai tại Hà Nội 2 năm qua cho thấy hiệu quả khả quan. Theo thống kê, trong số 1.700 đối tượng đang điều trị bằng methadone, có khoảng 47% có việc làm và hòa nhập cộng đồng. Những đối tượng này dần thay đổi nhận thức, hành vi. Qua khảo sát, việc sử dụng hêrôin giảm nhanh, sau 1 năm chỉ còn hơn 1% sử dụng. “Nhìn tổng thể so với các phương pháp khác, điều trị bằng methadone với chi phí khoảng 10.000 đồng/người/ngày là phương pháp có tính hiệu quả kinh tế hơn”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá.


<tbody>
Methadone là chất thay thế ma túy, sử dụng bằng đường uống có sự giám sát của nhân viên y tế, nhằm giảm tác hại của ma túy: Lây nhiễm HIV/AIDS, tội phạm, giảm số người chết do sốc ma túy. Methadone là một chất đồng vận toàn phần tác dụng lên bộ phận tiếp nhận ma túy trong não, tác dụng của thuốc khá nhanh sau khi uống và đạt hiệu quả cao nhất trong khoảng từ 2 đến 6 tiếng. Thời gian bán hủy của methadone là 24 giờ.


</tbody>
Trong những năm tới, Hà Nội vẫn duy trì 3 mô hình cai nghiện và hình thành 2 đề án: “Đề án cai tại cộng đồng và trung tâm” và “Đề án cai nghiện bằng điều trị methadone”. Theo đó, năm 2015, Hà Nội sẽ điều trị bằng methadone cho 8.500 đối tượng. Hà Nội sẽ ký tiếp với 3 đơn vị trung ương trên địa bàn và nhân rộng triển khai tại 24 điểm của các quận, huyện.

“Hà Nội vẫn duy trì các trung tâm cai nghiện tập trung nhưng đồng thời sẽ chuyển một phần khu vực tại trung tâm sang hình thức cai nghiện tự nguyện, trong đó có cho phép điều trị bằng methadone. Gia đình tự nguyện đưa người nghiện vào cai thực hiện cùng đóng góp theo mô hình xã hội hóa”, bà Ngọc cho biết.

Khi nhân rộng mô hình điều trị bằng methadone vào năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ cần bổ sung 340 bác sĩ, cán bộ y tế từ các trung tâm y tế cơ sở và sẽ được tập huấn trước khi chuyển sang điều trị cho người nghiện bằng methadone.

“Dù cai nghiện bằng hình thức nào, quan trọng là để những người nghiện có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Kết quả điều trị bằng methadone với khoảng 47% đối tượng có việc làm và tái hòa nhập luôn tại cộng đồng, là thành công bước đầu để triển khai nhân rộng”, bà Ngọc nhấn mạnh.



<tbody>
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH:

Giao thêm nhiệm vụ cho trung tâm y tế quận, huyện

Hà Nội áp dụng cai nghiện tất cả mô hình, trong đó có 7 trung tâm cai nghiện được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt. Trong đó, đáng chú ý là mô hình cai nghiện cộng đồng và cai nghiện bằng methadone. Cai nghiện tại trung tâm cắt cơn tốt, nhưng khi về cộng đồng tỷ lệ tái nghiện cao. Do đó, xu hướng là giảm trung tâm, tăng cai nghiện thay thế tại cộng đồng và điều trị bằng methadone.

Phương pháp điều trị bằng methadone cần được tăng cường thông qua hệ thống trung tâm y tế quận, huyện sẵn có theo hình thức giao thêm nhiệm vụ. Kinh phí của trung tâm cai nghiện tập trung có thể chuyển sang trung tâm y tế tại cộng đồng khi người nghiện chuyển tiếp về tuyến cơ sở điều trị bằng methadone.

Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế:

Tập huấn khi nhân rộng

Trong hơn 1 năm qua, toàn quốc đẩy nhanh tiến độ điều trị bằng methadone. Hiện đã có 122 cơ sở với 21.000 người. Trong khi Hà Nội sau 2 năm triển khai,vẫn chỉ có 6 cơ sở. Vì vậy, Hà Nội cần khẩn trương nhân rộng bên cạnh các hình thức cai nghiện khác. Đối với các cơ sở y tế có đủ điều kiện thì cho mở rộng hình thức điều trị cai nghiện bằng methadone, trong đó chú trọng tập huấn đội ngũ nhân lực khi triển khai điều trị bằng phương pháp này vào năm 2015.

Ông Nguyễn Kim Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tP Hà Nội:

Cần sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng

Muốn được xem xét tham gia chương trình điều trị thay thế bằng methadone, người nghiện phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; có đơn tự nguyện xin được điều trị. Methadone chỉ có tác dụng với người nghiện các chất dạng thuốc phiện chứ không có tác dụng với người nghiện ma túy đá, thuốc lắc và là một bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài (thường không dưới 1 năm, sau đó giảm dần liều và có thể tiến tới ngừng điều trị).

Trên thực tế, một số người dù đã hội đủ các điều kiện để được điều trị cai nghiện bằng methadone, nhưng do yếu tố tâm lý sợ bị mọi người biết mình là người nghiện, nên ngại chưa dám tham gia. Việc điều trị bằng methadone cần sự quyết tâm, kiên trì của người nghiện và sự động viên hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng. Trong thời gian tới, ngoài 6 điểm đang triển khai chương trình ở các quận, huyện: Long Biên, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, sẽ có thêm các cơ sở điều trị thay thế bằng methadone tại các trung tâm trên địa bàn.


</tbody>



Xuân Minh - Thu Trang
http://baotintuc.vn/xa-hoi/giup-nguoi-nghien-tai-hoa-nhap-cong-dong-20141203220217749.htm

songchungvoi_HIV
04-12-2014, 12:01
Tỉnh ta có gần 1.500 người đang được điều trị cai nghiện bằng MethadoneThứ Năm, 04/12/2014, [GMT+7]
Điện Biên TV - Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đang là một trong những biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV có hiệu quả. Chương trình điều trị Methadone được triển khai ở tỉnh ta trong thời gian qua đạt được một số kết quả đáng phấn khởi.
<tbody>
http://dienbientv.vn/dataimages/201412/original/images1016294_1__6_.jpg




</tbody>
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 5 cơ sở điều trị Methadone đang điều trị cho gần 1.500 người. Chương trình được đánh giá có hiệu quả rất lớn về kinh tế- xã hội và dự phòng lây nhiễm HIV; góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Bản thân nhiều người nghiện đã tự nguyện đến cơ sở điều trị để tham vấn, tư vấn và tự quyết định lựa chọn phác đồ điều trị như là một dịch vụ thân thiện. Cơ sở điều trị nghiện bằng thuốc Methadone được đặt tại khu dân cư cũng giúp tạo cảm giác không xa lánh, kỳ thị giữa người nghiện với cộng đồng. Cai nghiện bằng thuốc Methadone đạt được một số tiêu chí: Giảm hại do tiêm chích ma tuý, giảm nhanh số người tiêm chích các chất dạng thuốc phiện, giảm lây nhiễm HIV/AIDS, giảm phạm tội trộm cắp, cướp giật do nghiệm ma tuý, cải thiện sức khoẻ và mạng lại hạnh phúc cho gia đình người nghiện, giảm chi cho ngân sách Nhà nước./.


Tuấn Trung
http://dienbientv.vn/

songchungvoi_HIV
05-12-2014, 08:56
Khung giá 7 dịch vụ điều trị nghiện bằng thuốc thay thế

17:49, 04/12/2014
(Chinhphu.vn) – Liên Bộ Y tế - Tài chính vừa ra Thông tư liên tịch ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.


http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded/dothanhhoai/2014_12_04/Resize of cainghien.jpg?maxwidth=460
Ảnh minh hoạt

Cụ thể, mức tối đa khung giá 7 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các cơ sở điều trị của Nhà nước được quy định như sau: Mức giá tối đa dịch vụ khám ban đầu 48.000 đồng/lần khám/người; khám khởi liều điều trị 25.000 đồng/lần khám/người; khám định kỳ 20.000 đồng/lần khám/người. Mức giá trên không bao gồm xét nghiệm và thuốc.

Dịch vụ cấp phát thuốc (không bao gồm thuốc) tại cơ sở điều trị thay thế, cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế mức giá tối đa 10.000 đồng/lần/người/ngày.

Dịch vụ tư vấn (không bao gồm thuốc và xét nghiệm) có mức giá từ 5.000 đồng/lần/người (đối với trường hợp tư vấn nhóm) và 10.000 đồng/lần/người (trường hợp tư vấn cá nhân).

Thông tư nêu rõ, thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và dịch vụ khám, chữa bệnh khác tại cơ sở điều trị của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS, làm giảm nhu cầu sử dụng ma túy và vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của cả nước.

Tuệ Văn

songchungvoi_HIV
05-12-2014, 09:21
Khánh Hòa: Hiệu quả cai nghiện ma túy bằng Methadone
Cập nhật: 09:01, Thứ 6, 05/12/2014
(ANTV) - Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là một trong những phương pháp mới đang được triển khai ở một số tỉnh thành của nước ta.


<tbody>
<iframe allowfullscreen="" class="Iframe-set-antv" frameborder="0" height="330" src="http://www.antv.gov.vn//ajax/PluginPlay.aspx?urlfile=VIDEOS/2014/12/4/nghien2.mp4&urlimg=/Article/bichngoc/2014/12/4/20141204202011271271_sequence-01still004.jpg" style="width: 470px"></iframe>

</tbody>
Đã hai tháng nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, anh Đào Duy Vương ở phường Phước Tân, Thành phố Nha Trang đều đặn có mặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa để uống Methadone.


Gần 7 năm chìm trong khói thuốc trắng, từng vật vã cai nghiện nhiều lần, nhưng rồi anh Vương vẫn không thể thoát được ma lực của thứ bột trắng này. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị bằng Methadone tại cơ sở này, anh Vương đã từ bỏ được ma túy, tìm lại được chính mình.
Cơ sở điều trị Methadone tại TP. Nha Trang hiện đang điều trị cho 75 bệnh nhân. Những người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi đến cơ sở đăng kí điều trị đều được đội ngũ y, bác sĩ ở đây thăm khám, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.


Khi bắt đầu quá trình điều trị thì mỗi ngày các bệnh nhân phải đến cơ sở để uống Methadone một lần. Đồng thời, các bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên trong suốt quá trình điều trị.


Khi người bệnh điều trị bằng phương pháp Methadone không những giảm được cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng, tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy như HIV, viêm gan B...


Ông Trần Văn Tin – Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Khánh Hòa cho biết: Qua hơn 3 tháng điều trị chúng tôi thấy phần lớn bệnh nhân đã giảm sử dụng các chất ma túy. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có những hành vi tốt hơn, có những thói quen tốt hơn. Ví dụ như họ bắt đầu biết chào hỏi, biết chấp hành các nội quy của cơ sở, họ ăn nói dễ nghe hơn và họ có nói ra những dự tịnh tương lai là lấy vợ, lấy chồng hoặc là họ cố gắng tìm việc làm. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có sức khỏe ổn định hơn, tốt hơn, có tác phong nhanh nhẹn hơn và ăn mặc lịch sự hơn.


Dù phương pháp này mới bắt đầu triển khai trong một thời gian ngắn nhưng đã cho thấy những hiệu quả khả quan, có tác dụng tốt đối với người bệnh.


Thông qua cách điều trị bằng phương pháp này, người nghiện sẽ sớm ổn định sức khỏe, từ bỏ dần các chất gây nghiện khác, góp phần ổn định cuộc sống, từng bước hòa nhập với cộng đồng và trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
http://www.antv.gov.vn/xahoi/khanh-hoa-hieu-qua-cai-nghien-ma-tuy-bang-methadone/108626.html




BT

songchungvoi_HIV
05-12-2014, 12:49
Khánh Hòa: Hiệu quả cai nghiện ma túy bằng MethadoneThứ sáu 05/12/2014 12:18

Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là một trong những phương pháp đang được triển khai hiệu quả tại tỉnh Khánh Hòa.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_12_05/a.jpg

</tbody>

Người cai nghiện uống Methadone tại cơ sở y tế- Ảnh minh họaĐã hai tháng nay, ngày nắng cũng như ngày mưa, anh Đào Duy Vương ở phường Phước Tân, thành phố Nha Trang đều đặn có mặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa để uống Methadone.

Gần 7 năm chìm trong khói thuốc trắng, từng vật vã cai nghiện nhiều lần, nhưng rồi anh Vương vẫn không thể thoát được ma lực của thứ bột trắng này. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị bằng Methadone tại cơ sở này, anh Vương đã từ bỏ được ma túy, tìm lại được chính mình.

Cơ sở điều trị Methadone tại TP. Nha Trang hiện đang điều trị cho 75 bệnh nhân. Những người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi đến cơ sở đăng kí điều trị đều được đội ngũ y, bác sĩ ở đây thăm khám, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Khi bắt đầu quá trình điều trị thì mỗi ngày các bệnh nhân phải đến cơ sở để uống Methadone một lần. Đồng thời, các bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên trong suốt quá trình điều trị.

Khi người bệnh điều trị bằng phương pháp Methadone không những giảm được cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng, tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy như HIV, viêm gan B...

Ông Trần Văn Tin - Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Khánh Hòa cho biết: Qua hơn 3 tháng điều trị, chúng tôi thấy phần lớn bệnh nhân đã giảm sử dụng các chất ma túy. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có những hành vi tốt hơn, có những thói quen tốt hơn. Ví dụ như họ bắt đầu biết chào hỏi, biết chấp hành các nội quy của cơ sở, họ ăn nói dễ nghe hơn và họ có nói ra những dự tịnh tương lai là lấy vợ, lấy chồng hoặc là họ cố gắng tìm việc làm. Phần lớn bệnh nhân bắt đầu có sức khỏe ổn định hơn, tốt hơn, có tác phong nhanh nhẹn hơn và ăn mặc lịch sự hơn.

Dù phương pháp này mới bắt đầu triển khai trong một thời gian ngắn nhưng đã cho thấy những hiệu quả khả quan, có tác dụng tốt đối với người bệnh.

Thông qua cách điều trị bằng phương pháp này, người nghiện sẽ sớm ổn định sức khỏe, từ bỏ dần các chất gây nghiện khác, góp phần ổn định cuộc sống, từng bước hòa nhập với cộng đồng và trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.

Vĩnh Hoàng

Theo báo Khánh Hòa

songchungvoi_HIV
05-12-2014, 15:11
Những điều cần biết về Chương trình điều trị Methadone05-12-2014 14:05 - Theo: baoapbac.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-443491951)Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác. Methadone (http://citinews.net/doi-song/thieu-kinh-phi-phong-benh--benh-aids-co-nguy-co-bung-phat-44G664A/) không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ.

2. Mục đích Chương trình điều trị Methadone giúp người nghiện Heroin

Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone đòi hỏi lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro, giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C.

Giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra.

Giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích heroin.

Giúp người bệnh phục hồi chức năng, tâm lý xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.

3. Điều kiện tham gia chương trình

Một người khi tham gia chương trình cần đủ các điều kiện sau:

Nghiện các chất dạng thuốc phiện.

Từ 18 tuổi trở lên (nếu dưới 16 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp).

Không thuộc các đối tượng đang thi hành án hoặc diện cai nghiện bắt buộc.

Tự nguyện tham gia Chương trình Mathadone (http://citinews.net/doi-song/nhieu-nguoi-muon-duoc-dieu-tri-nghien-ma-tuy-bang-methadone-U23KZXI/) và cam kết tuân thủ điều trị.

Không chống chỉ định dùng Methadone.

Có hộ khẩu thường trú và tạm trú rõ ràng.

4. Để tham gia chương trình, bạn cần

Đến Khoa điều trị Methadone thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Tiền Giang để được hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia chương trình.

Đến UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú để được xác nhận nhân thân và xác nhận bạn không thuộc diện cai nghiện bắt buộc.

Nộp hồ sơ đã hoàn thành lại cho Khoa điều trị Methadone để bạn được tư vấn, khám đánh giá ban đầu và xét duyệt hồ sơ.

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Tiền Giang sẽ ra quyết định đưa vào điều trị nếu bạn đủ tiêu chuẩn.

Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ bạn sẽ được tiếp nhận điều trị.

5. Một số vấn đề có thể gặp phải

Phải đến Khoa điều trị Methadone uống thuốc hàng ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết.

Có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: Táo bón, khô miệng, tăng tiết mồ hôi…

Có nguy cơ quá liều nếu dùng không đúng cách hoặc dùng cùng lúc với các chất gây nghiện khác.

Phải có sự hỗ trợ thường xuyên của gia đình và xã hội.

6. Quá trình điều trị

1. Giai đoạn khởi liều (khoảng 2 tuần đầu).

2. Giai đoạn chỉnh liều (1 - 3 tháng).

3. Giai đoạn duy trì (từ 1 năm trở lên).


Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ địa chỉ sau: Khoa điều trị Methadone Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Tiền Giang (số 149, đường Nguyễn Tri Phương (http://citinews.net/kinh-doanh/bai-2--giai-quyet--bai-toan--tai-dinh-cu-bang-cach-nao--7FYOQBA/), phường 7, TP. Mỹ Tho). Điện thoại: 073.3875256 - 073.3976022.

songchungvoi_HIV
05-12-2014, 17:09
Ban hành khung giá tối đa các dịch vụ điều trị nghiện bằng thuốc thay thế

Thứ sáu 05/12/2014 15:13
Liên Bộ Y tế - Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch (http://tiengchuong.vn:1619/Uploaded/tranthitiep/2014_12_05/38.PDF) quy định mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị của Nhà nước.

Cụ thể, mức tối đa khung giá 7 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các cơ sở điều trị của Nhà nước được quy định như sau:


Mức giá tối đa dịch vụ khám ban đầu 48.000 đồng/lần khám/người; khám khởi liều điều trị 25.000 đồng/lần khám/người; khám định kỳ 20.000 đồng/lần khám/người. Mức giá trên không bao gồm xét nghiệm và thuốc.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2014_12_05/a.jpg

Ảnh minh hoạ
<table align="center" class="picBox" 0px="" auto;="" padding:="" 0px;="" border:="" outline:="" font-size:="" 14px;="" vertical-align:="" baseline;="" font-family:="" arial,="" helvetica,="" sans-serif;="" border-spacing:="" color:="" rgb(0,="" 0,="" 0);="" line-height:="" 18.719999313354492px;="" text-align:="" justify;"="" width=""><tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;"></tbody></table>Dịch vụ cấp phát thuốc (không bao gồm thuốc) tại cơ sở điều trị thay thế, cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế mức giá tối đa 10.000 đồng/lần/người/ngày.


Dịch vụ tư vấn (không bao gồm thuốc và xét nghiệm) có mức giá từ 5.000 đồng/lần/người (đối với trường hợp tư vấn nhóm) và 10.000 đồng/lần/người (trường hợp tư vấn cá nhân).

Khung giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác ngoài 7 dịch vụ quy định được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.


Thông tư nêu rõ, thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và dịch vụ khám, chữa bệnh khác tại cơ sở điều trị của Nhà nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền quy định mức giá cụ thể dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước.


Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.

Gia Toại
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
08-12-2014, 16:04
Hải Phòng: Tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý người nghiện

Thứ hai 08/12/2014 15:47
UBND thành phố Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố theo quy định mới của Chính phủ. Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chủ trì hội nghị.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_12_08/uong%20thuoc.jpg

</tbody>

TP Hải Phòng đang điều trị cai nghiện bằng Methadone cho hơn 3.280 người -Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố (TP), hiện trên địa bàn TP Hải Phòng có 7.334 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (số người nghiện có hộ khẩu thường trú tại Hải Phòng là 7263 người). Thành phố có 4 Trung tâm thực hiện công tác cai nghiện điều trị cho 1.149 người . Tuy nhiên số đối tượng được cai nghiện tập trung trong 11 tháng đầu năm giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2013; số đối tượng quản lý sau cai tại các Trung tâm 258 người; số người cai nghiện tự nguyện tại các Trung tâm Giáo dục Lao động - xã hội là 194 người.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Tư vấn cai nghiện tại gia đình, cộng đồng đã phối hợp với Tổ công tác cai nghiện tại xã, phường, thị trấn cai nghiện cho 235 người. TP hiện có 12 cơ sở đang điều trị cai nghiện bằng Methadone cho hơn 3.280 người (chiếm tỷ lệ 44,72% số người nghiện của TP).

Thực hiện Nghị định số 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn TP. UBND TP Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch 8567/KH-UBND với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong công tác cai nghiện ma túy, phù hợp với chủ trương đổi mới công tác cai nghiện ma túy trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, hiện công tác này đang gặp không ít khó khăn, do việc phối hợp lập hồ sơ quản lý đối tượng nghiện ma túy theo các Nghị định của Chính phủ hiệu quả chưa cao; việc cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tự nguyện hiệu quả còn thấp, tỷ lệ tái nghiện cao; công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh còn bị ách tắc. Đơn cử là từ đầu năm đến nay, TP chưa đưa được người nghiện nào vào cơ sở chữa bệnh. Bên cạnh đó việc chậm triển khai xã hội hóa chương trình Methadone đã ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề nhân sự và việc tiếp nhận bệnh nhân tại các bệnh viện...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các ban, ngành chức năng của TP cần tăng cường công tác phối hợp, sớm đưa 3 điểm điều trị thay thế bằng Methadone đi vào hoạt động trong đầu năm 2015, đồng thời phải cung ứng đủ thuốc cho các cơ sở này.

Bên cạnh đó, sớm rà soát điều chỉnh lại chính sách, số lượng cán bộ tại các Trung tâm cai nghiện tập trung cho phù hợp với tình hình thực tế, song song với đó phải tăng cường công tác tuyên truyền về phương pháp điều trị thay thế bằng thuốc Methadone và cai nghiện tự nguyện; đẩy mạnh hoạt động truy quét, đấu tranh mạnh mẽ đối với tội phạm ma túy…
Minh Hảo
http://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
08-12-2014, 16:11
Giảm chi phí tối đa từ mô hình xã hội hóa cơ sở điều trị Methadone

Thứ hai 08/12/2014 15:13
(Chinhphu.vn)- Hơn 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, đây là một quá trình điều trị lâu dài và cần kinh phí lớn trong khi các nguồn hỗ trợ đang giảm dần. Để giải quyết thực trạng này một cách bền vững, theo ông Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, cần tiến tới xã hội hóa các cơ sở điều trị Methadone.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_12_08/uong%20thuoc%201.jpg

</tbody>

Rất nhiều người bệnh mong muốn được điều trị bằng Methadone-Ảnh minh họa
Lào Cai là một trong 10 địa phương trọng điểm về nghiện ma túy đã triển khai mô hình này. Mô hình điều trị nghiện ma túy bằng cách dùng Methadone đã thực sự đem lại hiệu quả tích cực đối với chính những người nghiện ma túy, gia đình của họ và cả cộng đồng trong xã hội.

Được thành lập từ tháng 10/2013, chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, cơ sở xã hội hóa đầu tiên điều trị Methadone của tỉnh đang điều trị cho 381 bệnh nhân.

Trao đổi với phóng viên, một số bệnh nhân cho biết, từ khi uống Methadone, được duy trì liều ổn định, họ không còn cảm thấy thèm muốn, bứt dứt và muốn có ma túy sử dụng ngay. Thay vào đó, họ cảm thấy cơ thể được cải thiện nhiều.

Đặc biệt, họ được cha mẹ, vợ con thông cảm, chia sẻ động viên, chăm sóc cho ăn uống đầy đủ, nên bản thân dần lấy lại được thăng bằng, tin tưởng vào cuộc sống.

Về tài chính, nếu như trước đây, hàng năm, ngân sách tỉnh tốn khoảng 9 tỷ đồng/năm để đưa khoảng 550-600 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc tại 2 trung tâm chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội thì khi triển khai dự án điều trị bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa, ngân sách của tỉnh giảm tới 9 tỷ đồng/năm.

Cụ thể, khi xã hội hóa, mỗi người nghiện điều trị bằng Methadone chỉ phải đóng 7.000 đồng/bệnh nhân/ngày. Như vậy, so với trước đây, bệnh nhân và gia đình người nghiện đã tiết kiệm được từ 300.000-1.000.000 đồng mua ma túy sử dụng hàng ngày. Do đó, rất nhiều người bệnh mong muốn được điều trị theo mô hình này.

Cũng chính từ đó, ông Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, tình hình tội phạm, trộm cắp trên địa bàn do đối tượng liên quan đến ma túy đã giảm hẳn so với trước khi triển khai điều trị bằng Methadone, đặc biệt giảm sự kỳ thị của mọi người xung quanh.

“Bản thân người bệnh đã tự chăm sóc bản thân, sống hòa thuận và có trách nhiệm hơn với gia đình từ khi được duy trì liều Methadone ổn định”, ông Cường nhấn mạnh.

Kinh nghiệm từ mô hình xã hội hóa cơ sở điều trị Methadone

Theo đại diện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai, để đạt được hiệu quả tối ưu từ mô hình xã hội hóa cơ sở điều trị Methadone, trước tiên phải xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của những cơ sở này.

Từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, được trang bị những kiến thức về chuyên môn, khả năng giao tiếp hiệu quả, tư vấn và tham vấn tốt cho người nghiện.

Đồng thời, có cơ chế phân công, phối hợp, thống nhất, rõ ràng, có sự gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhân tố quan trọng: hệ thống văn bản quy định rõ ràng, có sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo tỉnh; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chi cục phòng chống TNXH, cơ sở điều trị Methadone...; có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực, tự nguyện của cá nhân người nghiện và gia đình.

Bên cạnh những kinh nghiệm trên, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai cũng kiến nghị nhà nước có chính sách cụ thể về dạy nghề, việc làm cho người sau cai nghiện, có chính sách miễn, giảm phí điều trị cho bệnh nhân nghiện thuộc đối tượng được hưởng các chính sách xã hội theo quy định như đối tượng vào cai nghiện bắt buộc.

Được biết, theo đề xuất của Sở LĐTB-XH và Sở Y tế, UBND tỉnh Lào Cai đã đồng ý năm 2015 sẽ thêm cơ sở điều trị bằng Methadone tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và Bát Xát nhằm bảo đảm đến hết năm 2015 điều trị bằng thuốc Methadone cho 2.431 (chiếm 40%) người nghiện các chất dạng thuốc phiện đúng theo kế hoạch.

Đặc biệt, trong quý IV này, tỉnh sẽ mở thêm một cơ sở xã hội hóa tại khu vực 8 phường phía Nam của TP Lào Cai.
Hiền Minh
http://tiengchuong.vn/

Charles
09-12-2014, 18:12
Mở rộng điều trị bằng Methadone cho người nhiễm HIV/AIDS

<dd class="create" style="float: left;"> Thứ Ba, 09/12/2014 16:04 </dd>

Sáng 8-12, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức hội sơ kết tình hình thực hiện đề án đảm bảo tài chính, triển khai điều trị methadone và thuốc kháng vi rút (ARV).


http://admin.doanhnghiepvn.vn/Resources/images/Suc%20khoe/Song%20khoe/Thang%2012/methanone.jpg


Hướng dẫn, tư vấn cai nghiện bằng Methadone

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tuy đã giảm nhưng chưa sâu và chưa bền vững và vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng nổi cộm, còn là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mỗi năm vẫn có khoảng 12.000-14.000 người HIV mới được phát hiện. Số lũy tích HIV tiếp tục gia tăng. Hiện có 220.000 người nhiễm HIV cần chăm sóc thường xuyên liên tục, suốt đời. Dịch diễn biến trong bối cảnh ngày càng rất khó khăn về nguồn lực.

Nguồn viện trợ quốc tế cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS chiếm tỷ trọng tới hơn 70% nhưng đang giảm dần và chấm dứt sau năm 2017, khả năng bố trí ngân sách nhà nước rất hạn chế, những khó khăn và thách thức đối với chương trình phòng, chống HIV/AIDS ngày càng tăng lên. "Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ là một căn cứ pháp lý hết sức thuận lợi giúp các tỉnh, thành phố chủ động hơn trong việc vận động và huy động được nhiều nguồn lực hơn cho chương trình.

Tính đến thời điểm hiện nay, 17 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm tài chính của tỉnh, thành phố với tổng ngân sách huy động từ địa phương lên tới gần 770 tỷ đồng trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên các tỉnh cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo nguồn ngân sách trên sẽ được thực thi trong quyết định phân bổ ngân sách của địa phương” - GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Đến nay chỉ có 4 trên 63 tỉnh vượt kế hoạch chỉ tiêu được giao, 14 trên 63 tỉnh mới đạt được 70% chỉ tiêu được giao, 16 trên 63 tỉnh đạt 50% chỉ tiêu và đặc biệt có 4 tỉnh chỉ đạt được trên dưới 30% chỉ tiêu. Do đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố báo cáo, thảo luận về các khó khăn, vướng mắc, đưa ra các kiến nghị nhằm mở rộng chương trình Methadone để tháo gỡ và thực hiện chỉ tiêu Chính phủ giao.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định: Hệ thống phòng chống HIV/AIDS vẫn sẽ ổn định và sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ; sẽ đổi mới công tác cai nghiện, hướng tới điều trị methadone không chỉ tại cộng đồng mà cả trong các trung tâm cai nghiện, trại tạm giam, trại giam trên cả nước. Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai, mở rộng chương trình điều trị Methadone để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao; một số tỉnh, thành phố có nguồn lực tài chính tốt có thể chủ động mua thuốc methadone cho tỉnh mình để dành nguồn lực cho các tỉnh còn khó khăn. Về việc cung cấp và điều trị thuốc ARV, Bộ Y tế sẽ đảm bảo nguồn cung cấp thuốc. Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh, thành phố nên tăng cường các hoạt động tư vấn, người nhiễm tự công khai danh tính càng sớm càng tốt để tiếp cận các dịch vụ HIV/AIDS; xây dựng đề án đảm bảo tài chính phòng, chống HIV/AIDS để có đủ nguồn lực triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS…


Theo Đại đoàn kết
http://doanhnghiepvn.vn/

Charles
11-12-2014, 15:18
Cần Thơ: Thách thức trong cai nghiện ma túy bằng Methadone

Cập nhật 12/11/2014 3:23:23 PM
VOVGT - Ngành y tế thành phố Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị bằng Methadone.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:
<audio __idm_id__="646145" controls="" height="29" width="500"></audio>

Thành phố Cần Thơ hiện có 4 cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone với gần 1.000 bệnh nhân đang được điều trị. Tuy nhiên, qua kiểm tra của ngành y tế đến nay, có khoảng gần 40% bệnh nhân đã tự ý bỏ điều trị.

Bác sĩ Lại Kim Anh - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ cho biết: Cần Thơ đã hoàn thành chỉ tiêu đưa số người vào chương trình điều trị bằng chất thay thế Methadone năm 2014, người nghiện tham gia điều trị đều thấy rõ lợi ích thiết thực từ chương trình này. Việc nhiều người nghiện bỏ điều trị cần có những nghiên cứu sâu hơn.


http://vovgiaothong.vn/Upload/THUY%20NVN/T12-2014/11-12-2014/vovgiaothong_can_tho_thach_thuc_trong_cai_nghien_m a_tuy_bang_methadone_5.jpg
Cần Thơ đẩy mạnh tổ chức hội trại tuyên truyền, tư vấn giảm hại cho người nghiện ma túy và người nhiễm HIV
(Ảnh: Lệ Hoa)

Tuy nhiên, qua thực tế làm việc tại các cơ sở điều trị cho thấy, có 4 động cơ có thể dẫn tới bỏ điều trị là: bệnh nhân đã khỏe lên sau 1 thời gian điều trị, tìm được việc làm và phải đi làm xa nên bỏ trị; một số bệnh nhân sau thời gian cắt được cơn nghiện, sống bình thường không thèm thuốc nên tự cho rằng đã khỏe và bỏ điều trị. 2 động cơ tiếp theo là những thách thức cho chương trình điều trị trong thời gian tới.

Bác sĩ Lại Kim Anh cho biết: “Còn nhiều bạn chưa thoát khỏi cám dỗ của ma túy, còn có hành vi vi phạm pháp luật và bị bắt. Đồng thời có 1 lý do mà chúng tôi cho đây vừa là nguy cơ, vừa là thách thức đối với chương trình Methadone. Đó là nhiều em sau khi sử dụng methadone thì bị lôi kéo vào sử dụng ma túy đá. Đó chính là vấn đề thật sự thách thức chương trình Methadone trong thời gian tới”.

Trước những vấn đề mới nảy sinh từ chương trình điều trị bằng Methadone, ngành y tế thành phố Cần Thơ tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố để tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị.

Đặc biệt, Công an Cần Thơ và mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên cũng tích cực hơn trong việc rà soát thông tin về những người bỏ điều trị để hướng dẫn cho họ các phương pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và điều trị ARV…

Trước mắt, những điểm giảm hại cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí phát huy tác dụng, qua đó tìm hiểu và tập hợp người nghiện đưa vào chương trình quản lý. Tại quận Bình Thủy có 7 điểm giảm hại do các cộng tác viên, đồng đẳng viên phụ trách.

Anh Đặng Quốc Thông - cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS của Trung tâm y tế quận Bình Thủy cho biết: “Trong năm 2014 này, tính đến thời điểm 1/12, chúng em đã phát khoảng 31.000 cây bơm kim tiêm sạch, thu về khoảng 21.000 cây bơm kim tiêm bẩn. Chương trình phát bơm kim tiêm sạch này rất hay, vì có những đối tượng họ có thể có tiền mua thuốc, nhưng không thể mua bơm kim tiêm, trong lúc cần thuốc quá, họ có thể làm liều sử dụng bơm kim tiêm chung với nhau. Đó là nguy cơ lây nhiễm rất cao về HIV. Do đó, chương trình phát bơm kim tiêm sạch tránh được nguy cơ lây nhiễm và số lượng người nhiễm không tăng trong đối tượng nguy cơ tiêm chích ma túy”.

Cùng với việc tập hợp, rà soát người nghiện bỏ điều trị bằng Methadone, mạng lưới phòng chống HIV/AIDS sẽ tích cực hướng dẫn bệnh nhân chuyển sang điều trị ARV.Được biết, tại Cần Thơ hiện có 76% người nghiện có nhu cầu được điều trị ARV, cao hơn bình quân cả nước và tỷ lệ người duy trì điều trị cũng đạt tới 95% - cao hơn yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới.


Lệ Hoa - Thường trú VOV tại ĐBSCL


http://vovgiaothong.vn/ban-tin-115/can-thothach-thuc-trong-cai-nghien-ma-tuy-bang-methadone/16494

songchungvoi_HIV
12-12-2014, 10:45
Thái Nguyên: Đẩy mạnh mô hình điều trị nghiện ma túy bằng MethadoneThứ năm 11/12/2014 16:35

Hướng tới mở rộng mô hình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone. Dự kiến, tỉnh Thái Nguyên sẽ nâng số người được điều trị Methadone lên 3.300 người vào năm 2015 và 3.600 người vào năm 2020.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_11/me.jpg


Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, hiện Thái Nguyên phát hiện trên 5.700 người nghiện ma túy. Để giảm thiểu số người nhiễm mới HIV do tiêm chích, tỉnh đã bắt đầu triển khai chương trình điều trị nghiện bằng Methadone vào tháng 9/2011 tại 4 huyện, thành phố với 566 người tham gia.

Sau hơn 3 năm triển chương trình, toàn tỉnh đã có trên 1.500 người đang điều trị bằng Methadone tại 6 cơ sở của 5 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm mới triển khai năm 2011.

Đánh giá hiệu quả chương trình, đại diện Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết, sau khi điều trị không có bệnh nhân nào xuất hiện triệu chứng quá liều hay tác dụng phụ do Methadone, tình hình sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.

Đặc biệt tỷ lệ bệnh nhân còn sử dụng ma túy đã giảm từ 100% xuống còn 37,6% trong nhóm bệnh nhân điều trị dưới 6 tháng và 9,1% trong nhóm bệnh nhân điều trị trên 6 tháng; tỷ lệ người bệnh có mâu thuẫn với gia đình giảm từ 38,7% xuống còn 1,1%; bệnh nhân điều trị bằng Methadone cũng được xác định ổn định về sức khỏe, hòa nhập tốt với cộng đồng…

Về mặt kinh tế, qua 3 năm, những người tham gia điều trị bằng Methadone đã đem lại hiệu quả kinh tế tới trên 283 tỷ đồng, khi tổng chi phí dành cho điều trị bằng Methadone toàn tỉnh chỉ vào trên 32 tỷ đồng, còn nếu người nghiện mua ma túy sẽ phải chi tới trên 315 tỷ đồng.

Với kết quả trên, UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây đã xây dựng Đề án Duy trì và Mở rộng chương trình điều trị nghiện và các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2015-2020. Đề án đặt mục tiêu sẽ duy trì 10 cơ sở cấp phát thuốc bảo đảm điều trị cho 3.300 bệnh nhân vào năm 2015 và nâng lên 16 cơ sở cấp phát thuốc bảo đảm cung cấp thuốc điều trị cho 3.600 bệnh nhân vào năm 2020.

Theo Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Thái Nguyên Ma Thị Nguyệt, Thái Nguyên là một trong 7 tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy của cả nước, vì vậy, việc duy trì và mở rộng chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu điều trị của người nghiện ma túy, góp phần giảm tội phạm do người nghiện gây ra, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và giúp ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.

Để thực hiện mục tiêu Đề án Duy trì và Mở rộng chương trình điều trị nghiện và các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2015-2020, tỉnh sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở y tế, xây dựng và tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực tại các cơ sở điều trị, cấp phát.

Đồng thời, đưa ra lộ trình xã hội hóa điều trị theo từng giai đoạn. Cụ thể, đối với người bệnh thuộc diện chính sách sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí khám và tiền thuốc; đối với bệnh nhân không thuộc diện chính sách sẽ được cấp phát thuốc miễn phí đến hết năm 2015, áp dụng thu phí 50% tiền thuốc trong năm 2016 và áp dụng thu phí 100% tiền thuốc mới mức thu 10 nghìn đồng/người/ngày từ năm 2017 đến 2020…

Trà Myhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
12-12-2014, 10:47
Cần Thơ: Thách thức trong cai nghiện ma túy bằng MethadoneThứ năm 11/12/2014 17:48

Ngành y tế thành phố Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị bằng Methadone.

Thành phố Cần Thơ hiện có 4 cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone với gần 1.000 bệnh nhân đang được điều trị. Tuy nhiên, qua kiểm tra của ngành y tế đến nay, có khoảng gần 40% bệnh nhân đã tự ý bỏ điều trị.

Bác sĩ Lại Kim Anh - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Cần Thơ cho biết: Cần Thơ đã hoàn thành chỉ tiêu đưa số người vào chương trình điều trị bằng chất thay thế Methadone năm 2014, người nghiện tham gia điều trị đều thấy rõ lợi ích thiết thực từ chương trình này. Việc nhiều người nghiện bỏ điều trị cần có những nghiên cứu sâu hơn.
<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_12_11/1.jpg

</tbody>

Cần Thơ đẩy mạnh tuyên truyền cho người nghiện ma túy và người nhiễm HIVTuy nhiên, qua thực tế làm việc tại các cơ sở điều trị cho thấy, có 4 động cơ có thể dẫn tới bỏ điều trị là: bệnh nhân đã khỏe lên sau 1 thời gian điều trị, tìm được việc làm và phải đi làm xa nên bỏ trị; một số bệnh nhân sau thời gian cắt được cơn nghiện, sống bình thường không thèm thuốc nên tự cho rằng đã khỏe và bỏ điều trị. 2 động cơ tiếp theo là những thách thức cho chương trình điều trị trong thời gian tới.

Bác sĩ Lại Kim Anh cho biết: “Còn nhiều bạn chưa thoát khỏi cám dỗ của ma túy, còn có hành vi vi phạm pháp luật và bị bắt. Đồng thời có 1 lý do mà chúng tôi cho đây vừa là nguy cơ, vừa là thách thức đối với chương trình Methadone. Đó là nhiều em sau khi sử dụng methadone thì bị lôi kéo vào sử dụng ma túy đá. Đó chính là vấn đề thật sự thách thức chương trình Methadone trong thời gian tới”.

Trước những vấn đề mới nảy sinh từ chương trình điều trị bằng Methadone, ngành y tế thành phố Cần Thơ tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố để tuyên truyền, khuyến khích người nghiện tham gia điều trị và tiếp tục điều trị.

Đặc biệt, Công an Cần Thơ và mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên cũng tích cực hơn trong việc rà soát thông tin về những người bỏ điều trị để hướng dẫn cho họ các phương pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và điều trị ARV…

Trước mắt, những điểm giảm hại cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí phát huy tác dụng, qua đó tìm hiểu và tập hợp người nghiện đưa vào chương trình quản lý. Tại quận Bình Thủy có 7 điểm giảm hại do các cộng tác viên, đồng đẳng viên phụ trách.

Anh Đặng Quốc Thông - cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS của Trung tâm y tế quận Bình Thủy cho biết: “Trong năm 2014 này, tính đến thời điểm 1/12, chúng em đã phát khoảng 31.000 cây bơm kim tiêm sạch, thu về khoảng 21.000 cây bơm kim tiêm bẩn. Chương trình phát bơm kim tiêm sạch này rất hay, vì có những đối tượng họ có thể có tiền mua thuốc, nhưng không thể mua bơm kim tiêm, trong lúc cần thuốc quá, họ có thể làm liều sử dụng bơm kim tiêm chung với nhau. Đó là nguy cơ lây nhiễm rất cao về HIV. Do đó, chương trình phát bơm kim tiêm sạch tránh được nguy cơ lây nhiễm và số lượng người nhiễm không tăng trong đối tượng nguy cơ tiêm chích ma túy”.

Cùng với việc tập hợp, rà soát người nghiện bỏ điều trị bằng Methadone, mạng lưới phòng chống HIV/AIDS sẽ tích cực hướng dẫn bệnh nhân chuyển sang điều trị ARV.

Được biết, tại Cần Thơ hiện có 76% người nghiện có nhu cầu được điều trị ARV, cao hơn bình quân cả nước và tỷ lệ người duy trì điều trị cũng đạt tới 95% - cao hơn yêu cầu của Tổ chức Y tế thế giới.
Huy Thành

Theo báo Cần Thơ

songchungvoi_HIV
16-12-2014, 07:56
Sắp cai nghiện bằng methadone tại các trại giam

Thứ Ba, ngày 16/12/2014 - 01:10
(PL)- Bộ Y tế ngày 15-12 tổ chức hội nghị đánh giá về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua. Hội nghị diễn ra nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết đang có khoảng 500.000 người quan hệ tình dục đồng giới nam, đây là nhóm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam gia tăng nhanh chóng (chiếm 5%), hơn cả nhóm phụ nữ bán dâm (3%). Cũng theo ông Cảnh, các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay biến đổi phức tạp, khó kiểm soát và khó can thiệp.
Thông tin tại hội nghị cũng cho hay hiện Bộ Y tế chưa có phác đồ điều trị ma túy đá trong khi 70%-80% người nghiện đang sử dụng loại ma túy này. Đặc biệt, người sử dụng ma túy đá thường có hiện tượng ảo giác, gây kích ứng nhu cầu tình dục dẫn tới tình trạng quan hệ tình dục tập thể, làm tăng nguy cơ lây lan dịch HIV/AIDS.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm vẫn có khoảng 14.000 người mắc mới HIV được phát hiện, con số này tiếp tục gia tăng và hiện có 220.000 người nhiễm HIV cần chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Tới đây, Bộ Y tế sẽ mở rộng điều trị cai nghiện bằng methadone không chỉ ở cộng đồng mà còn điều trị ở các trại giam, trại tạm giam.
HUY HÀ
http://plo.vn/suc-khoe/sap-cai-nghien-bang-methadone-tai-cac-trai-giam-516412.html

songchungvoi_HIV
16-12-2014, 09:23
Vẫn chưa có phác đồ điều trị ma túy đá (16/12/2014)

16-12-2014 09:17 - Theo: daidoanket.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-813826647)

Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ngày 15-12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động này.

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/)/AIDS (http://citinews.net/xa-hoi/nang-cao-nhan-thuc-trong-phong--chong-hiv-aids-o-lu-doan-xe-tang-215-5CTOBBQ/) (Bộ Y tế), hiện Bộ Y tế chưa có phác đồ điều trị ma túy đá trong khi 70-80% người nghiện hiện sử dụng ma túy đá. Đang có khoảng 500.000 người quan hệ tình dục đồng giới nam, là những tiềm ẩn nguy cơ cao. VN đang cung cấp bơm kim tiêm cho người nghiện ma túy, đến 65%; mở rộng điều trị nghiện bằng methadone, giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy…Dịp này, Bộ Y tế và Hội Nhà báo VN trao giải báo chí viết về HIV/AIDS cho 49 tác phẩm, nhóm tác phẩm.

Ngọc Minh

songchungvoi_HIV
17-12-2014, 08:40
Cai Nghiện ma túy: Hiệu quả của những phương pháp mới
Tính đến tháng 5-2014, toàn tỉnh đã có gần 4.000 người nghiện ma túy, số lượng người tiêm chích ma túy ngày càng tăng và tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao. Trước tình trạng đó, Đồng Nai đã triển khai nhiều phương pháp cai nghiện ma túy như: châm cứu, sử dụng thuốc Cedemex, Methadone...http://laodongdongnai.vn/userimages/dacnhan/trang11_100914_2.jpg

Uống Methadone tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Hy vọng mới cho người cai nghiện



Anh V. T. G., ngụ tại phường Tân Phong, TP. Biên Hòa đã có “thâm niên” sử dụng ma túy từ năm 2007 đến nay. Mỗi ngày trung bình anh G. tiêu tốn cả triệu đồng với 4 cữ sử dụng heroin. Khi đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS lấy thuốc điều trị HIV, các bác sĩ đã tư vấn để anh G. tham gia chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. “Ngay lúc uống Methadone xong tôi thấy mình không còn nghĩ tới heroin, nhưng cảm giác vẫn còn vật vã, ớn lạnh”, anh G. cho biết.



Trong phòng theo dõi sau khi uống Methadone, anh H. T. C., ở tại phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa cho biết, mình đã sử dụng heroin khoảng 10 năm. Anh C. cũng nhiều lần đi cai nghiện nhưng đều thất bại. “Lần điều trị này gần như là hy vọng cuối cùng của tôi. Sau khi uống Methadone 30 phút, người đỡ bần thần hơn”, anh C. cho hay. Theo bố của anh C., nhiều lần gia đình đưa con đi cai nghiện, nhưng về nhà lại tái nghiện. “Gia đình tôi cũng đã chờ chương trình này từ lâu. Nếu phương pháp này có hiệu quả sẽ giúp con tôi cắt được heroin. Ðiều đó giúp cho kinh tế gia đình bớt khó khăn, gia đình đỡ căng thẳng bởi con tôi không vì heroin mà phải lâm vào trộm cắp, cướp giật...”, bố của anh C. chia sẻ.



Ngoài điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, điều trị nghiện bằng thuốc Cedemex cũng đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh. Anh N. H. T., ở khu phố 2, phường Tam Hiệp là 1 trong 15 người không tái nghiện sau khi sử dụng thuốc Cedemex.



Ðược biết anh T. nghiện ma túy 7 năm nay và đã trải qua rất nhiều lần cai nghiện với nhiều loại thuốc, nhiều biện pháp cắt cơn khác nhau. Những lần cai nghiện trước đó cũng chỉ được một thời gian rồi anh lại tái nghiện. Khi được biết Trạm Y tế phường Tam Hiệp triển khai thí điểm dùng Cedemex để cắt cơn nghiện, anh đã tự nguyện tham gia. Anh T. cho biết: “Khi dùng thuốc Cedemex cắt cơn nghiện, tôi không bị cảm giác dòi bò trong xương, không thèm ma túy. Sau 6 tháng điều trị, đến nay sức khỏe của tôi đã ổn định. Tôi hy vọng lần này mình sẽ cai được ma túy vĩnh viễn”.

Nhiều biện pháp cai nghiện



Theo thông tin từ Sở Lao động, thương binh và xã hội, tỷ lệ tái nghiện chiếm đến 50% sau khi ra trại và có đến 90% tái nghiện sau 1 năm cai nghiện tại cộng đồng.



BS. Võ Thị Kim Loan, nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Khi điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ làm giảm đáng kể hành vi và tần suất sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Cụ thể, sau 6 tháng điều trị, chỉ còn khoảng 14% bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy; sau 1 năm, tỷ lệ này giảm xuống còn 9%. Thời gian điều trị càng lâu, số bệnh nhân dứt hẳn được ma túy càng nhiều, tỷ lệ tái nghiện càng thấp. Một con số nữa cho thấy hiệu quả của chương trình đó là: trước khi điều trị có đến một nửa số bệnh nhân sử dụng ma túy khoảng 5 lần 1 ngày, nhưng sau 1 năm điều trị bằng Methadone không còn bệnh nhân nào sử dụng từ 2 lần 1 ngày trở lên và đối với nhóm còn tiếp tục sử dụng ma túy thì tần suất cũng chỉ còn khoảng 2 đến 3 lần 1 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị.



BS. Loan nhận xét: “Trước đây, Ðồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp can thiệp như phân phát bơm, kim tiêm miễn phí cho các đối tượng tiêm chích ma túy. Các chương trình này từng bước mang lại hiệu quả nhưng chưa triệt để. Chính vì vậy, điều trị bằng Methadone không chỉ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV mà còn giúp làm giảm tần suất và tiến tới ngừng sử dụng ma túy. Từ đó, làm giảm hành vi vi phạm pháp luật và giúp những người nghiện có việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống”.



BS. Nguyễn Giỏi, Trưởng phòng Hành chính quản trị và tổ chức cán bộ, Trung tâm Y tế TP. Biên Hòa cho biết: Mặc dù mới đưa vào thí điểm, nhưng việc dùng thuốc Cedemex để cắt cơn cai nghiện cho thấy, tỷ lệ người không tái nghiện cao và mang lại hiệu quả hơn so với các phương pháp khác. Ngoài cắt cơn êm dịu, Cedemex còn loại bỏ được triệu chứng thèm, đói ma túy, phục hồi sức khỏe nhanh, góp phần chống tái nghiện tốt. Người nghiện điều trị bằng Cedemex cũng không có tai biến khi điều trị và không có biểu hiện bất thường khi dùng thuốc.



“Tuy nhiên, phương pháp điều trị này còn gặp một số khó khăn và chưa lường trước được các tình huống trong cai nghiện như: vật vã, nôn ói, suy kiệt”, BS. Giỏi nói.



Ngoài 2 phương pháp trên, việc cắt cơn nghiện bằng phương pháp châm cứu cũng đang được thực hiện tại Ðồng Nai từ năm 2009. Phương pháp này đã được triển khai tại: TP. Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, Long Thành và Nhơn Trạch. Thời gian tới, chương trình tập huấn tiếp tục được triển khai tại thị xã Long Khánh. “Cắt cơn nghiện bằng châm cứu kết hợp với thuốc an thần chỉ để hỗ trợ cắt cơn nghiện, còn để cai nghiện dứt điểm còn cần nhiều sự hỗ trợ. Phương pháp này dễ thực hiện, cắt cơn nhanh chỉ trong vòng 7 ngày. Nhưng nó chỉ áp dụng cho người nghiện thuốc phiện nhẹ. Còn những người nghiện nặng hay nghiện ma túy đá, thuốc lắc thì không thể áp dụng phương pháp này được”, BS. Nguyễn Văn Nghị, Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh cho hay.



“Hiện nay, có nhiều phương pháp cai nghiện, nhưng một người không nên sử dụng một lúc 2 phương pháp cai nghiện cùng lúc”, BS. Nghị khuyến cáo.

Thuốc cai nghiện ma túy Cedemex là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo nghiên cứu và sản xuất năm 2003. Ưu điểm của Cedemex là cắt cơn êm dịu, không gây hiện tượng dị cảm (có cảm giác dòi bò trong xương), không còn thèm ma túy và không gây tác dụng phụ cho người nghiện.



Methadone là một loại ma túy hợp pháp, không phải là thuốc cai nghiện. Là ma túy, song Methadone có ưu điểm là không tăng liều. Người nghiện khi dùng Methadone vẫn có thể lao động bình thường, nên việc sử dụng này tạm thời có thể giảm được tội phạm “làm liều” do thiếu tiền mua thuốc. Do bản thân nó là ma túy nên khi sử dụng liên tục, con người vẫn lệ thuộc vào nó và lệ thuộc suốt đời.
http://laodongdongnai.vn/Xahoi/Mai-am-gia-dinh/03900F/cai-nghien-ma-tuy-hieu-qua-cua-nhung-phuong-phap-moi.aspx

songchungvoi_HIV
17-12-2014, 17:58
Điều trị nghiện ma túy bằng Methadone: 15 nghìn đồng/người/ngàyThứ tư, 17/12/2014 10:04 GMT+7
Chi phí điều trị nghiện ma túy bằng Methadone chỉ ở khoảng 15 nghìn đồng/người/ngày. Trong khi đó, một người nghiện nếu sử dụng heroin trung bình tiêu tốn 230.000 đồng/ngày (khoảng 84 triệu đồng/năm).
Thông tin trên được Ths Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết ngày 15/12, tại buổi gặp gỡ báo chí nhân tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS.



Theo ông Cảnh, tính đến tháng 9/2014 cả nước ghi nhận trên 224 nghìn người nhiễm HIV, trong đó có gần 70 nghìn người tử vong do AIDS. Dịch HIV tập trung trước hết trong nhóm người tiêm chích ma túy, đồng giới và phụ nữ bán dâm. Đường lây truyền HIV chủ yếu là dùng chung bơm kiêm tiêm (45%) và quan hệ tình dục với gái mại dâm (18%), quan hệ với nam nguy cơ cao (28%).



Đến nay, dịch HIV đã giảm nhưng chưa sâu, chưa bền vững. Mỗi năm có khoảng 12 -14 nghìn người nhiễm HIV mới được phát hiện. Đây cũng là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
http://newsen.vn/data/news/2014/12/17/36/Dieu-tri-nghien-ma-tuy-bang-Methadone--15-nghin-dong-nguoi-ngay-0-1418784856.jpg
Về kinh phí dành cho điều trị bệnh nhân hiện vẫn còn thiếu và chưa bền vững, Đến nay, số tiền dành chữa trị bệnh nhân HIV đến 80% là kinh phí viện trợ, trong đó 95% tiền thuốc ARV; 100% tiền thuốc Methadone. Vì thế, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ 1-1-2015, người nhiễm HIV/AIDS sẽ được Quỹ BHYT thanh toán thuốc điều trị, trong đó có cả thuốc ARV (kháng virus) và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác là một thuận lợi cho người bệnh.



Với mục tiêu giảm số nhiễm mới HIV trong cộng đồng, ngành y tế sẽ mở rộng ng thời cung ứng đầy đủ các loại thuốc ARV và thuốc methadone. Ông Cảnh cho biết Bộ Y tế đã có kế hoạch mở rộng chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone với mục tiêu điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cho khoảng 80.000 người

nghiện chích ma túy vào năm 2015.



Kết quả triển khai trước đó cho thấy trung bình 1 bệnh nhân tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm); trong khi đó, chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 15.000 đồng/người/ngày.



Chưa kể, methadone giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt người nghiện. Người nghiện được điều trị bằng methadone trung bình tăng 10 – 12kg/ngăm. Tránh lây nhiễm HIV (>90%), giảm 85% nhu cầu tiêu thụ ma túy; giảm tệ nạn xã hội và mâu thuẫn gia đình. Vì thế, Bộ Y tế có chủ trương mở rộng điều trị Methadone cho người nghiện ma túy trong thời gian tới.

Theo Dân trí

songchungvoi_HIV
20-12-2014, 11:16
Nhiều rào cản đối với người nghiện ma túy khi điều trị Methadone (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=691647#)
20:22 | 19/12/2014
(ĐCSVN) - 90% người nghiện ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone, tuy nhiên để mở rộng chương trình điều trị, cả địa phương và người sử dụng ma túy vẫn gặp không ít khó khăn và rào cản khi tiếp cận với chương trình này.

Methadone được triển khai thí điểm đầu tiên ở Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008. Sau khi triển khai thí điểm thành công, Chính phủ đã cho phép triển khai mở rộng Methadone trên phạm vi toàn quốc. Tính đến nay, đã có 38/63 tỉnh, thành phố triển khai Methadone, với 122 cơ sở, điều trị cho hơn 22.000 bệnh nhân. Mục tiêu đến 2015, Việt Nam sẽ điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện.


<tbody>
http://dangcongsan.vn/cpv/Upload/News/2014/12/Uong%20thuoc%20Methadone%2019-12.JPG



Bệnh nhân uống thuốc Methadone tại cơ sở điều trị.
Ảnh: Đỗ Thoa

</tbody>

Điều trị Methadone sẽ gặp khó khăn khi nguồn viện trợ cắt giảm

Theo Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long: Hiện nay, 80 quốc gia đã triển khai điều trị thay thế bằng Methadone. Điều trị bằng Methadone giúp giảm lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu khác (giang mai, viêm gan); tránh tử vong do sốc ma túy quá liều; tạo sức lao động, có việc làm, có thu nhập; giảm tệ nạn xã hội... Tuy nhiên, tại Việt Nam, số người được điều trị bằng Methadone mới chỉ đạt khoảng 27% so với mục tiêu đến cuối năm 2015 (điều trị cho 80.000 người), chỉ chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do địa phương xây dựng, phê duyệt kế hoạch chậm; nhiều nơi có kế hoạch nhưng nguồn lực triển khai không đầy đủ.

Một khó khăn khác nữa là chi phí vận hành các cơ sở điều trị Methadone (MMT) hiện nay chủ yếu là dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài. Gần 100% tiền thuốc MMT là do các dự án viện trợ cung cấp; hầu hết các cán bộ làm việc ở các cơ sở điều trị MMT cũng là do Dự án viện trợ trả lương hoặc phụ cấp; trong khi đó, các nguồn viện trợ này cho Việt Nam đang bị cắt giảm nhanh chóng.

Ngoài ra, thủ tục hành chính ở nhiều nơi chưa thuận lợi; thiếu nhân lực làm công tác cai nghiện; cán bộ làm việc quá tải, không có ngày nghỉ, lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng...

Đại diện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng nhấn mạnh: Chương trình MMT tại Hải Phòng hiện đang gặp nhiều khó khăn như: tỷ lệ bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy sau 9 tháng điều trị là 12%; bệnh nhân đang điều trị ARV có kết quả dương tính với heroin cao hơn; tỷ lệ bệnh nhân dùng ma tuý tổng hợp Methamphetamine ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp (20% tính đến tháng 9/2014). Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện rối loạn tâm thần; những bệnh nhân điều trị lâu năm có nguyện vọng giảm liều; một số trường hợp ra khỏi chương trình MMT đều tái nghiện lại heroin; tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng... Đặc biệt, bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác tại các địa phương không có chương trình MMT sẽ gặp khó khăn trong việc uống thuốc hàng ngày do qui định không được phép mang thuốc theo.

Nhiều rào cản với người nghiện

Đại diện cho Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUD), anh Trần Thanh Thắng đến từ Điện Biên cũng cho rằng: Hiện nay, người sử dụng ma túy đang gặp nhiều rào cản khi tiếp cận hoặc sử dụng MMT. Điển hình là việc khi đăng ký điều trị, người nghiện ma túy rất sợ bị lộ danh tính; sợ kỳ thị và lo mất việc làm nếu phải công khai tình trạng điều trị của mình (nhất là đối với công chức nhà nước) hoặc bị bắt đi trung tâm cai nghiện bắt buộc.

Bên cạnh đó, thủ tục xét chọn khó khăn, rườm rà, thời gian chờ đợi lâu (cần nhiều xác nhận); chờ đợi lâu để đủ người khởi liều (từ 1 - 3 tháng). Người nghiện ma túy muốn điều trị MMT thường gặp khó khăn khi xin dấu xác nhận của UBND và công an do các cơ quan này lo sợ ảnh hưởng đến thành tích của địa phương.

Cùng với đó, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước chưa có MMT trong khi đó các điểm điều trị tập trung tại một số thành phố lớn, khu vực trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu của người nghiện ma túy muốn điều trị; một số cơ sở có chỉ tiêu nhưng người muốn điều trị phải đợi cho đến khi có người bỏ liều mới được vào... Đối với người đang điều trị bằng MMT thì thời gian uống thuốc chưa phù hợp (khoảng từ 7 giờ 30 đến 8 giờ) và qui định giờ uống thuốc cố định gây khó khăn cho người sử dụng ma túy khi họ phải đi làm theo giờ hành chính.

Trao đổi với phóng viên về những rào cản khi tiếp cận điều trị MMT, anh Trần Thanh Thắng tâm sự: Thủ tục để một người nghiện được công nhận là bệnh nhân bắt buộc điều trị MMT rất phức tạp, rườm rà và tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Bản thân anh đã phải mất 4 tháng để hoàn thành hồ sơ. Theo anh Thắng: “Người nghiện đã bị suy kiệt về sức khỏe và kinh tế. Nếu chờ lâu quá, họ phải tốn rất nhiều tiền để hút chích, gây phức tạp cho xã hội, thậm chí có người đã tử vong trước khi hồ sơ hoàn thành”.

Đồng tình với ý kiến trên, anh Nguyễn Đình H. ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, bản thân anh nghiện ma túy và rất mong muốn tiếp cận chương trình điều trị MMT. Tuy nhiên, khi anh tới phường xin xác nhận thì phường chỉ sang bên công an, vì họ nghĩ anh là người nghiện trốn trại. Phía công an nói rằng họ không có quyền xác nhận anh nghiện ma túy, mà phải là cơ sở y tế cấp quận trở lên. Sau đó anh được hướng dẫn tới Bệnh viện Thanh Nhàn, rồi qua Bệnh viện Xanh-Pôn, Bạch Mai làm các xét nghiệm sâu rất tốn kém, tuy nhiên chờ đợi đã hơn 1 tháng mà anh vẫn chưa xong thủ tục, trong khi mỗi ngày vẫn phải vật lộn với cơn nghiện và bằng mọi cách để có tiền sử dụng ma túy trái phép.

Theo báo cáo của VNPUD, Chương trình MMT đã đáp ứng nguyện vọng của 90% người sử dụng ma túy và gia đình; đồng thời giúp giảm 90% lây nhiễm HIV do hạn chế tiêm chích ma túy; cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghiện; giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình; nguy cơ tái nghiện thấp... Tuy nhiên, để chương trình được triển khai hiệu quả, anh Trần Thanh Thắng, đại diện VNPUD khuyến nghị: Đơn giản các thủ tục xác nhận (chỉ cần có hộ khẩu và xác nhận của người phụ trách khu vực dân cư, không cần xác nhận của công an); có thể khởi liều ngay khi đăng ký; có các điểm uống MMT tại các xã, phường để người nghiện dễ tiếp cận; cung cấp đầy đủ thông tin và qui trình, thủ tục, hướng dẫn khởi liều cho người sử dụng ma túy. Bác sỹ và nhân viên y tế có kỹ năng làm việc với người sử dụng ma túy và không kỳ thị bệnh nhân; bảo mật thông tin cá nhân của người điều trị...

Về khía cạnh pháp lý, bà Trịnh Thị Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS khuyến nghị cần đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đăng ký điều trị MMT, kể cả cho những người nghiện không có nơi cư trú ổn định; cũng như cần có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập cơ sở điều trị MMT./.
Đỗ Thoa
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=691647

songchungvoi_HIV
23-12-2014, 20:39
Hưng Yên: Nhiều người cai nghiện thành công bằng thuốc Cedemex23-12-2014 18:18 - Theo: baohungyen.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1909863671)Ngày 23.12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị tổng kết chương trình thí điểm cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng bằng thuốc Cedemex và quản lý sau cai nghiện ma túy.Thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy Cedemex được nghiên cứu, bào chế bởi Viện nghiên cứu, điều trị các bệnh hiểm nghèo. Thuốc Cedemex được ứng dụng vào cai nghiện ma túy tại một số tỉnh như: Thái Nguyên, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng. Tại tỉnhHưng Yên, mô hình được thực hiện từ năm 2013 với 45 người nghiện tham gia. Sau 1 năm điều trị, số người âm tính với ma túy là 17 người, bằng 37,7%. Trong đó, tỷ lệ người cai nghiện thành công đến thời điểm này ở xã Đình Cao (Phù Cừ) là 70%; xã Tân Việt (Yên Mỹ) là 24% và thành phố Hưng Yên đạt 40%. Qua theo dõi, đánh giá của người bệnh, sau 3 - 5 ngày, người nghiện không còn cảm giác thèm ma túy. Sau 6 tháng, người cai nghiện có tinh thần thoải mái, sức khỏe cải thiện. Điểm nổi bật là người nghiện không phải cách ly môi trường sống. Tuy nhiên, tỷ lệ người cai nghiện không thành công vẫn còn cao. Nguyên nhân là do ý chí, nghị lực của người bệnh và sự vào cuộc của chính gia đình người nghiện và các địa phương chưa quyết liệt. Các đối tượng sau cai nghiện không có việc làm nên chán nản đã sử dụng ma túy trở lại…



<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13.3333339691162px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">


http://baohungyen.vn/dataimages/201412/original/images1107060_IMG_8199.jpg


Khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện mô hình.

</tbody>


Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nghiện điều trị cắt cơn, cai nghiện, hòa nhập cộng đồng. Một số người cai nghiện thành công chia sẻ tâm tư, suy nghĩ của mình khi được hỗ trợ điều trị cai nghiện. Các đại biểu đều kiến nghị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện, tạo cơ hội cho người nghiện sau cai nghiện có việc làm, ổn định cuộc sống. Các ngành chức năng và nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với tội phạm buôn bán ma túy và các chất gây nghiện trong cộng đồng…
Lệ Thu

songchungvoi_HIV
27-12-2014, 10:52
TP.HCM: Hướng đến điều trị Methadone cho 8.000 người nghiệnThứ bảy 27/12/2014 08:23

Ngành y tế TP.HCM hiện đang gấp rút chuẩn bị hoàn thiện cơ sở vật chất, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực… hướng đến việc mở rộng điều trị Methadone cho 8.000 người nghiện ma túy trong năm 2015.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2014_12_27/hoang1.jpg


Toàn cảnh họp báo. Ảnh Phan Hoàng

</tbody>

Trao đổi với báo chí chiều 26/12 về công tác điều trị Methadone tại TP.HCM, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết, thành phố đang triển khai 8 cơ sở điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Methadone tại trung tâm y tế các quận: 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và Trung tâm cai nghiện ma túy thuộc Sở LĐTBXH.

Tính đến nay, thành phố đã hoàn thành 90% kế hoạch đề ra trong năm 2014; đang hướng đến việc mở rộng điều trị Methadone cho khoảng 8.000 người nghiện ma túy trong năm 2015 như chỉ tiêu đã được Chính phủ giao.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu trên, ngoài những điểm đang hoạt động, thời gian tới, ngành y tế TP.HCM sẽ khẩn trương bổ sung các điểm điều trị Methadone tại các bệnh viện quận huyện chưa có mô hình này.

Song song với các cơ sở mới, thành phố cũng sẽ tổ chức thí điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế các phường xã trực thuộc các quận huyện có cơ sở điều trị cai nghiện. Mô hình này sau đó sẽ được đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng nếu thấy có hiệu quả.

Trước mắt, Sở Y tế thành phố sẽ khẩn trương rà soát và bổ sung cơ sở vật chất hiện có của các bệnh viện quận, huyện và trạm y tế để đảm bảo việc tiếp nhận bệnh nhân trong thời gian tới.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khó khăn lớn nhất đối với việc mở rộng chương trình Methadone là việc thiếu thuốc điều trị, khó đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân được liên tục. Trên thực tế, hiện nay, toàn bộ kinh phí mua Methadone vẫn được trích từ tài trợ quốc tế, nhưng nguồn lực này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015.

Để giải quyết vấn đề này, TP.HCM đang hướng đến việc triển khai xã hội hóa chương trình Methadone nhằm đáp ứng nhu cầu. Theo đó, thời gian tới, người điều trị bằng Methadone có thể phải trả phí mỗi lần là 20.000 đồng. Trong đó, 10.000 đồng được chi trả cho tiền thuốc, chi phí còn lại dành cho các khoản khám chữa bệnh khác.

Việc thu phí điều trị Methadone sẽ được ngành y tế TP.HCM đưa vào triển khai thí điểm ngay thời gian tới.

Tại TP.HCM, “Chương trình điều trị thay thế các chất gây nghiện bằng thuốc Methadone” bắt đầu được triển khai thí điểm từ năm 2008. Kết quả thí điểm cho thấy, đây thực sự là “cứu cánh” đối với người nghiện ma túy khi nhanh chóng giúp họ đoạn tuyệt với ma túy, hồi phục thể chất, tinh thần, ổn định cuộc sống.

Từ kết quả nêu trên, vừa qua, Chính phủ cũng đã đồng ý để TP.HCM tiếp tục mở rộng chương trình ra toàn bộ 24/24 quận huyện trên địa bàn.
Phan Hoànghttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
27-12-2014, 16:35
Lào Cai: 70% người nghiện được cai tại trung tâmThứ bảy 27/12/2014 16:55

Từ năm 2005 đến nay, mỗi năm Lào Cai tổ chức cai nghiện cho khoảng gần 1.000 lượt người nghiện ma túy. Trong đó, 30% được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, 70% được cai nghiện tại các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_27/dieu%20tri.jpg


Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong thời gian qua của Lào Cai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội dự báo vẫn diễn biến phức tạp.

Số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh xã hội Lào Cai cho thấy, hiện Lào Cai có 53/164 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy. Tổng số người nghiện khoảng trên 4.210 người; phân theo nghiện các loại ma tuý (thuốc phiện 350, cần sa 07, cocain 01, heroin 3.492, ma tuý tổng hợp 266, ma tuý khác 41, sử dụng nhiều loại ma tuý 41). Số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng; đặc biệt là nhóm thanh niên ở trung tâm thành phố, thị trấn. Đối tượng tập trung chủ yếu ở nhóm người không có việc làm và có việc làm không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

Đáng chú ý, đến nay hầu hết số người nghiện hút thuốc phiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, theo thói quen đã được xóa bỏ, nhờ đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, đã có hàng nghìn người nghiện được cắt cơn, phục hồi sức khỏe. Tỷ lệ nghiện ma tuý ở người dân tộc thiểu số thấp hơn so với người Kinh khoảng 2,38 lần (có 1.924 người dân tộc thiểu số/2.288 người Kinh nghiện, trong khi tổng số người dân tộc thiểu số chiếm gần gấp đối người Kinh). Có 85 người nghiện từ 16-18 tuổi, 683 người nghiện có công việc ổn định.

Để xóa bỏ tệ nạn ma túy, từ năm 2010 đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh đã phối hợp với các ngành, địa phương và cơ quan truyền thông tổ chức trên 1.000 buổi tuyên truyền đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh phòng, chống ma túy, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy trên địa bàn và tác hại của ma túy, tội phạm ma túy.

Bên cạnh đó, 100% các xã phường, thôn, tổ nhân dân, các bản làng vùng cao và các trường học trên địa bàn đã tham gia ký cam kết xây dựng xã, phường, đơn vị, trường học không có ma túy.

Đại diện của Sở Lao động, Thương binh Xã hội tỉnh cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức. Đồng thời, nâng cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền và trách nhiệm của xã hội và cộng đồng trong phòng chống ma túy, phòng chống các tệ nạn xã hội do ma túy gây ra.

Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa giai đoạn 2013 - 2020. Hiện tỉnh đã tiếp nhận, điều trị cho gần 300 bệnh nhân, dù vẫn đang trong thời gian thử nghiệm.

Trong năm 2014, cơ sở xã hội hóa đã tiếp tục nhận và duy trì điều trị, nâng tổng số người được điều trị lên lên con số 400. Đồng thời, liên kết với các trường nghề, các cơ sở dịch vụ đào tạo, dạy nghề, việc làm để tổ chức tư vấn học nghề, tìm kiếm việc làm, ổn định tâm lý và cuộc sống cho bệnh nhân.

Điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone vừa chi phí thấp, vừa giúp người nghiện có thời gian học tập và lao động sản xuất tại gia đình, địa phương. Bên cạnh đó, người điều trị cũng thường xuyên được sự chăm sóc, giúp đỡ, động viên từ gia đình. Vì vậy, tỉnh có thể sẽ đánh giá mô hình thí điểm để nhân rộng tại một số địa phương đông dân cư, có nhiều đối tượng nghiện hút.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số học viên đang được cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai tại các trung tâm, cơ sở cai nghiện cộng đồng và các câu lạc bộ quản lý sau cai nghiện khoảng 2.000 người, chiếm trên 50% đối tượng thực có trên địa bàn. Con số tái hòa nhập sau cai nghiện tuy có tăng nhưng ở mức độ còn chưa cao một phần do cở sở cai nghiện chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế.

Thúy Vânhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
31-12-2014, 08:20
Thái Bình: Dẫn đầu về tỷ lệ huyện, thành phố triển khai MethadoneThứ ba 30/12/2014 15:57

Chỉ trong năm 2014, tỉnh Thái Bình đã triển khai 8 cơ sở điều trị Methadone cho gần 1.100 người nghiện ma túy, dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ các huyện, thành phố triển khai chương trình Methadone.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2014_12_30/me.jpg


Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Tính đến ngày 29/12, tỉnh Thái Bình phát hiện hơn 3.580 người nhiễm HIV/AIDS. Riêng trong năm 2014, tỉnh phát hiện 114 người nhiễm mới, tình hình dịch có dấu hiệu chững lại.

Trong thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được đẩy mạnh và mang lại nhiều hoạt động tích cực. Trong năm 2014, tỉnh đã chú trọng công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV như điều trị thuốc kháng ARV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV tại Bệnh viện Lao, bệnh phổi và khám, chữa bệnh cho các học viên tại Trung tâm 06, thành phố Thái Bình…

Để đẩy mạnh hiệu quả của công tác phòng, chống HIV/AIDS, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Thái Bình Cao Thị Hải cho biết, năm 2015, tỉnh sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, mở rộng độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, mở rộng, tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn và điều trị nhiễm HIV/AIDS; hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS, đồng thời nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

Về việc mở rộng mô hình cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, tỉnh sẽ chú trọng công tác tuyên truyền để những người nghiện ma túy hiểu được tác dụng của việc điều trị bằng Methadone và tiếp tục đảm bảo về nguồn lực, cán bộ y tế để các cơ sở điều trị Methadone hoạt động hiệu quả.

Đặc biệt, tỉnh sẽ cân đối, giao chỉ tiêu phù hợp cho các huyện, thành phố để phấn đấu đạt mục tiêu điều trị Methadone cho 3.000 người trong năm 2015 nhằm góp phần giảm thiểu hành vi nguy cơ, tiến tới giảm đối tượng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy.

Trà Myhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
31-12-2014, 09:38
Khánh thành cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone thứ 230-12-2014 15:51 - Theo: baodongnai.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-1326242220)Ngày 30-12, Bệnh viện đa khoa Biên Hòa đã tổ chức lễ khánh thành cơ sở điều trị nghiện heroin và các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đây là cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone thứ 2 của tỉnh đi vào hoạt động (cơ sở 1 thuộc Trung tâm Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh).

<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13.3333339691162px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">


http://baodongnai.com.vn/dataimages/201412/original/images1024506_IMG_9630.jpg


Các đại biểu cắt băng khánh thành cơ sở điều trị cai nghiện bằngMethadone (http://citinews.net/doi-song/thieu-kinh-phi-phong-benh--benh-aids-co-nguy-co-bung-phat-44G664A/) số 2

</tbody>

Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó giám đốc Sở Y tế Huỳnh Cao Hải (http://citinews.net/doi-song/ngan-ngua-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh-X3ZR24Q/) cho biết, Methadone là một trong những dạng chất gây nghiện nhẹ thay thế cho heroin và thuốc phiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe và các hành vi của người nghiện. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm được cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất

Được biết, cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone số 2 tiếp nhận hồ sơ của người nghiện cư ngụ tại các địa phương trong tỉnh. Khi đến điều trị cai nghiện tại các cơ sở nói trên sẽ được khám sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm và cấp thuốc miễn phí.
Ngọc Thư

songchungvoi_HIV
04-01-2015, 14:39
Những người vượt hơn 50km mỗi ngày để uống MethadoneChủ nhật 04/01/2015 13:00

Điện Biên tháng 12 đã bước vào mùa Đông, những dải hoa dã quỳ nở bung tạo nên những màu vàng rực bên ven đường, hay trên các sườn đồi, núi. Nhưng đằng sau cảnh sắc thiên nhiên yên ả và hiền hòa đó là cả một cuộc chiến thực sự của những số phận đang bằng mọi cách trở lại với gia đình, cộng đồng.



Ở vùng đất lịch sử này, dù mưa hay lạnh đến mấy cũng có những con người muốn thoát khỏi lầm lỗi của một thời, hàng ngày vất vả chạy xe máy hay đi bộ hơn hàng chục cây số xuống trung tâm y tế huyện để uống thuốc điều trị Methadone nhằm cai nghiện ma túy.

50km để đổi lấy 2 phút

Từ khoảng gần 10 giờ sáng, tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên), cứ chốc chốc 5 phút lại có một người đàn ông chạy vào điểm cấp phát Methadone để nhận thuốc, ký tên rồi uống thuốc. Những thao tác của họ rất thuần thục, chỉ thực hiện trong khoảng chưa đầy 2 phút.

Dừng xe bên lề đường rồi nhanh chóng chạy vào điểm cấp phát thuốc là anh Sùng A Dùng (41 tuổi) ở bản Làng Dung (xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà).


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_01_04/1a.JPG


Người bệnh tại tỉnh Điện Biên chạy xe hàng chục cây số mỗi ngày để đi uống thuốc Methadone điều trị nghiện ma túy

</tbody>

Anh Dùng cho hay, mỗi ngày từ 6 giờ sáng phải chạy xe máy vượt quãng đường khoảng 50km đường đồi núi vòng vèo dể xuống Trung tâm Y tế huyện Mường Chà uống thuốc Methadone.

Thời gian cả đi và về đối với Dùng cũng hết nguyên buổi sáng, buổi chiều anh tranh thủ cùng vợ lên rẫy để làm lụng kiếm tiền. Dù việc uống thuốc Methadone hiện nay là miễn phí nhưng với anh lại tốn kém rất nhiều tiền xăng xe vì quãng đường đi lại quá xa.

Hỏi về vì sao đến với ma túy, Dùng thật thà giãi bày: “Lúc đầu em dùng ma túy, em khổ lắm, sức khỏe và tinh thần bị giảm sút. Em luôn tìm cách để lấy tiền mua ma túy, tinh thần và sức lực hầu như không có, không có tâm trạng tập trung làm ăn.”

Sau đó, do được sự tư vấn của nhân viên y tế, Dùng đã quyết định xuống trạm y tế huyện để uống thuốc Methadone hàng ngày để thay thế cho ma túy. Đến nay, Dùng đã uống thuốc Methadone đều đặn được hơn 1 năm.

“Từ lúc sử dụng đến bây giờ là em khỏe hẳn, làm được nhiều việc để kiếm tiền và gia đình không phải lo nữa,” Dùng hồ hởi chia sẻ.

Một bệnh nhân khác là anh Giàng A Sùng còn rất trẻ (26 tuổi) ở bản Làng Dung, xã Ma Thì Hồ cũng đều đặn hàng ngày chạy xe máy hơn 30km xuống trạm y tế của xã để uống thuốc điều trị.

Sùng cho hay, trước kia anh đã dùng ma túy suốt hai năm và khoảng một năm trở lại đây, anh dùng thuốc Methadone và không còn cảm giác thèm ma túy. Đặc biệt, sau khi bỏ ma túy và dùng thuốc Methadone điều trị thay thế, Sùng đã tăng được 10kg.

Khi được hỏi hàng ngày phải đi quãng đường xa như vậy có cảm thấy nản? Sùng cho hay mỗi lần uống thuốc, cả đi và về anh mất khoảng hơn 2 tiếng tuy nhiên vì những lợi ích mà thuốc mang lại nên Sùng thực hiện rất đầy đủ. “Hơn nữa, vì mình là lao động chính trong nhà, nên cần phải có sức khỏe để làm các việc, do vậy, mình quyết tâm dùng thuốc đều đặn để giúp đỡ vợ con,” Sùng tâm sự.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_01_04/1b.JPG


Người bệnh uống thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà

</tbody>

Nếu trước kia phải đi nhờ xe của mọi người để đi uống thuốc, sau một năm vừa qua cai nghiện bằng phương pháp này, anh đã tích lũy được khoản vốn kha khá và tháng trước vừa mua được chiếc xe máy để đi uống thuốc cho chủ động.

Không có điều kiện như những bệnh nhân kia, hàng ngày bác Giàng A Và (48 tuổi) ở bản Huổi Lóng, xã Na Sang, huyện Mường Chà hàng ngày đi bộ từ 6 giờ sáng để 10 giờ có mặt tại Trung tâm y tế huyện uống thuốc.

Bệnh nhân Giàng A Và cho hay, việc đi lại hàng ngày tuy đường hơi xa nhưng đã quen để rèn luyện sức khỏe. Chỉ có những hôm đường bị sạt lở hay mưa bão to, bác mới ở nhà.

Người nghiện “mòn mỏi” chờ thuốc

Theo thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên, với hơn 9.500 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tính đến tháng 7/2014), Điện Biên vẫn là điểm nóng về tình trạng nghiện ma túy.

Hiện nay, có nhiều người nghiện ma túy tại Điện Biên mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị bằng Methadone. Tuy nhiên, người nghiện ma túy còn gặp rất nhiều rào cản do vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc cung ứng dịch vụ tiếp cận điều trị Methadone ở những tuyến cơ sở.

Điển hình như tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên có hơn 350 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý nhưng hiện nay mới chỉ có 77 bệnh nhân điều trị Methadone. Nguyên nhân là do chương trình điều trị bằng thuốc Methadone mới chỉ cung ứng ở tuyến huyện mà chưa về tuyến xã. Người nghiện ma túy ở những xã vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận với Methadone do rào cản về khoảng cách địa lý. Việc đưa Methadone về tuyến xã chính là mong ước của những người nghiện để lấp đầy những khoảng trống địa lý.

Y sỹ Vũ Thị Châu Lai, Trạm trưởng Trạm y tế xã Na Sang (huyện Mường Chà) cho hay, nếu như chương trình được triển khai tại xã thì rất tiện lợi cho bệnh nhân. Bởi nhiều người dân ngại ra khỏi địa bàn, tiện lợi cho bệnh nhân đỡ mất tiền xăng đi lại. Nên nếu chương trình triển khai tại xã thì đó là điều may mắn cho bệnh nhân, nâng cao cơ hội giúp họ giảm chi phí.

Huyện Mường Chà vẫn còn may mắn hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh Điện Biên như Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé… những địa phương có tỷ lệ người nghiện ma túy cũng rất cao nhưng chưa có cơ sở điều trị bằng Methadone.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_01_04/1c.JPG


Những tờ lá đơn mong mỏi được uống thuốc điều trị Methadone tại tỉnh Điện Biên được xếp hàng để chờ chỉ tiêu mới

</tbody>

Phân tích về vấn đề này, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, ở nhiều địa bàn hiện nay ngành y tế chưa đủ nguồn lực để triển khai đầy đủ các hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc điều trị. Đặc biệt là đối với các khu vực vùng sâu vùng xa và trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên. Bởi đây là một địa bàn rộng trong khi nguồn nhân lực mỏng, đi lại hết sức khó khăn.

“Các điểm uống Methadone hiện tại rất xa khu dân cư. Đây cũng là những khó khăn mà chúng ta cần có những giải pháp để mở rộng và thay đổi cách cung câp dịch vụ, bằng cách phải đưa việc cấp thuốc đến trạm y tế xã, các điểm uống thuốc lưu động tại các xã để phục vụ tốt hơn cho người dân. Tạo thuận lợi cho họ được uống thuốc thường xuyên để đảm cho chương trình được bền vững,” ông Cảnh chia sẻ.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, chương trình điều trị Methadone đang được thực hiện tại 5 điểm: thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Chà, huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng. Hiện nay số người được điều trị bằng Methadone tại 5 điểm trên là hơn 1.400 bệnh nhân, con số còn khá khiêm tốn so với số người nghiện ma túy nói chung và số người cần được điều trị bằng Methadone nói riêng trong toàn tỉnh.

Do vậy, việc triển khai các dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở còn nhiều khó khăn, có nhiều khoảng trống trong tiếp cận dịch vụ điều trị Methadone cho người nghiện ma túy. Điều này đang trông chờ ngành y tế và chính quyền các địa phương vào cuộc để có các giải pháp hiệu quả và bền vững.
Theo TTXVN

songchungvoi_HIV
06-01-2015, 12:08
Hà Nội có thêm cơ sở cai nghiện bằng MethadoneThứ ba 06/01/2015 10:26

Ngày 05/1, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức lễ khai trương cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5. Đây là cơ sở thứ 7 của thành phố chính thức được đưa vào hoạt động.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_01_06/tr.jpg


Bệnh nhân đến khám và điều trị Methadone tại Trung tâm Methadone huyện Từ Liêm

</tbody>

Tại Hà Nội, từ tháng 9/2009, Sở Y tế Hà Nội đã thí điểm triển khai 6 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone thuộc các quận, huyện, thị xã là Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây. Các cơ sở điều trị hiện đang cung cấp dịch vụ tư vấn cho trên 1.700 người nghiện.

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho người nghiện cải thiện sức khỏe, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, vì vậy việc mở rộng và triển khai thêm cơ sở điều trị Methadone là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều trị nghiện ma túy bằng Methadone trên địa bàn thành phố mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý, do đó nhu cầu về điều trị còn rất lớn.

Để đạt được mục tiêu có thể điều trị Methadone cho 8.500 người đến năm 2015, Hà Nội lập kế hoạch mở rộng thêm 11 điểm điều trị Methadone, trong đó có điểm tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Hà Nội cho biết, ngành y tế, lao động thương binh xã hội và lực lượng công an sẽ tiếp tục thông báo rộng rãi chủ trương của thành phố để những người có nhu cầu cai nghiện biết và đăng ký điều trị.

Đối với chương trình điều trị thay thế các chất gây nghiện, thành phố cam kết sẽ miễn phí 100% chi phí thuốc điều trị đối với các bệnh nhân tự nguyện đăng ký điều trị tại Trung tâm.

Đồng thời, thành phố sẽ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng điều trị, khu vực luyện tập phục hồi sức khỏe cho người bệnh, đảm bảo chất lượng và số lượng đội ngũ y, bác sĩ phục vụ điều trị tại Trung tâm. Đặc biệt, sau quá trình điều trị, các học viên tại Trung tâm sẽ được đào tạo nghề để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.



Thùy Chihttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
08-01-2015, 16:59
Chuẩn bị triển khai thêm 10 cơ sở điều trị bằng MethadoneThứ năm 08/01/2015 16:59

Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 có thể điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 8.500 người, Hà Nội đã lập kế hoạch mở rộng thêm 10 cơ sở điều trị Methadone hoạt động trên địa bàn thành phố.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_01_08/m.jpg


Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>

Dự kiến các trung tâm này sẽ khai trương trước ngày 1/2/2015, giúp những người nghiện ma túy được điều trị ổn định, chiến thắng bản thân, hòa nhập cộng đồng và trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.

Methadone là một trong những dạng chất gây nghiện nhẹ thay thế cho heroin và thuốc phiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe và các hành vi của người nghiện. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường.

Phương pháp điều trị Methadone sẽ giúp cho người nghiện giảm được cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Các cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone sẽ tiếp nhận hồ sơ của người nghiện cư ngụ trên địa bàn. Khi đến điều trị cai nghiện tại các cơ sở nói trên sẽ được khám sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm và cấp thuốc miễn phí.

Trước đó, ngày 5/1/2015, Hà Nội đã khai trương cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5, nâng số cơ sở cai nghiện bằng methadone trên địa bàn lên 7 cơ sở.

Từ tháng 9/2009, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thí điểm 6 cơ sở điều trị Methadone tại các quận, huyện, thị xã như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây. Đến nay, các cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện.

Việc điều trị nghiện ma túy bằng methadone đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe.

Tuy nhiên, điều trị nghiện ma túy bằng methadone trên địa bàn thành phố mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý trong khi nhu cầu về điều trị còn rất lớn.

Thanh Tràhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
17-01-2015, 07:34
Hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone7-01-2015 07:31 - Theo: hanoimoi.com.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-970044724)
Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có sự thay đổi, công tác cai nghiện gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về quy chế trình tự, thủ tục, thẩm quyền tổ chức cai nghiện ma túy cho phù hợp với tình hình thực tế và cho ra đời cơ sở cai nghiện tự nguyện bằng Methadone. Chỉ chưa đầy nửa tháng áp dụng, đã có hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone.

<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">


http://hanoimoi.com.vn/Uploads/anhthu/2015/1/17/methadone.jpg


Điều trị bằng Methadone giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

</tbody>



Là một trong những người đầu tiên đăng ký cai nghiện tự nguyện bằng Methadone ở Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V (thuộc Sở LĐ-TB&XH), anh Đặng Trần Quân (http://citinews.net/giai-tri/van-hoc-du-ky-hoi-sinh-tro-lai-5WZS7TQ/) (huyện Thường Tín) cho biết: "Sở dĩ, tôi biết được cơ sở cai nghiện này là nhờ công an và chính quyền địa phương vận động, phân tích rõ chính sách ưu tiên của thành phố đối với việc cai nghiện bằng Methadone và quy trình đăng ký chỉ 1-2 ngày, nên tôi đã đăng ký". Ông Nguyễn Văn Lưu (http://citinews.net/xa-hoi/ngay-hoi--dai-doan-ket-toan-dan-toc--o-vinh-hung-SK2SD7A/), ở quận Thanh Xuân đưa con trai đi cai nghiện tại trung tâm này cho biết: "Được các chú công an vận động, con trai tôi đã tự nguyện xin vào Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cai nghiện. Các chú công an cũng đến tận nhà đưa con tôi đi. Được tận mắt chứng kiến cơ sở vật chất của trung tâm, gia đình rất yên tâm gửi gắm con mình".


Chỉ sau 3 ngày mở cửa, cơ sở điều trị tự nguyện bằng Methadone tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V đã nhận được đơn đăng ký của 81 người. Sau nửa tháng, số bệnh nhân đến cai nghiện tại đây lên tới hơn 200 người. Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cho biết: "Lần đầu tiên, TP Hà Nội đưa vào hoạt động một cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone theo hình thức tự nguyện. Với việc đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đón nhận được 400 người bệnh, đội ngũ y bác sĩ chuyên tâm, trang thiết bị máy móc hiện đại và chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên bên cạnh việc cai nghiện bệnh nhân còn được học tập, rèn luyện và đào tạo nghề để dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thành phố hỗ trợ hoàn toàn chi phí thuốc men, sinh hoạt cho người bệnh".






Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc (http://citinews.net/xa-hoi/-du-lich-vuon--tren-cao-nguyen-D7CE4AQ/): Mắt thấy, tai nghe

Các địa phương cần đưa người nghiện và gia đình họ đến trung tâm cai nghiện tự nguyện, để họ mắt nhìn, tai nghe về thực tế cuộc sống ở đây. Đề nghị ngành LĐ-TB&XH tạo điều kiện cho các quận, huyện đến trung tâm tham quan, học tập. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quá trình cai nghiện, thành phố còn áp dụng quy trình mới trong việc hoàn tất thủ tục cho người đi cai nghiện. Theo đó, nếu quy trình của Chính phủ là 37 ngày thì quy định của thành phố rút xuống còn 13 ngày.

Hà Nội hiện có 6 trung tâm điều trị bằng Methadone. Các cơ sở này đang thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện. Việc điều trị bằng Methadone giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Methadone trên địa bàn thành phố mới áp dụng được cho khoảng 8% tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý.


Xuất phát từ quan điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhằm khuyến khích những người muốn từ bỏ các chất gây nghiện, trở về với cuộc sống đời thường, TP Hà Nội đã thí điểm mô hình điều trị tự nguyện tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V. Để có thể đạt mục tiêu điều trị Methadone cho 8.500 người trong năm 2015, thành phố đã lập kế hoạch mở rộng thêm 10 điểm điều trị nữa. Dự kiến, các cơ sở này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2-2015. Đây là hình thức cai nghiện tự nguyện và còn rất mới nên Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu ngành y tế, LĐ-TB&XH và Công an tiếp tục thông báo rộng rãi chủ trương của thành phố để những người có nhu cầu cai nghiện biết và đăng ký điều trị. Sau quá trình điều trị, các học viên sẽ được đào tạo nghề để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội…


Những đổi thay đáng kể trong công tác cai nghiện nêu trên thể hiện quyết tâm của Hà Nội, giảm dần số người nghiện ma túy, kiềm chế không để phát sinh tệ nạn ma túy.

songchungvoi_HIV
17-01-2015, 08:47
Cơ sở điều trị Methadone đầu tiên tại địa bàn tỉnh Kon Tum (http://congankontum.gov.vn/tin-tong-hop/trong-tinh/53340-co-so-dieu-tri-methadone-dau-tien-tai-dia-ban-tinh-kon-tum.html)
Thứ sáu, 16 Tháng 1 2015 18:56
Căn cứ Quyết định số: 1008/QĐ-TTg, ngày 20/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ“Về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015”; Quyết định số: 1075/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum “Về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2015”. Ngày 25/12/2014 Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số: 527/QĐ-SYT về việc “Thành lập cơ sở điều trị Methadone số 1 tại phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum năm 2015” (gọi tắt là cơ sở điều trị methadone) thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum”.

Một số hình ảnh của cơ sở điều trị Methadone số 1 tại phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây,TP Kon Tum:



http://congankontum.gov.vn/images/news/16012015coso.jpg

http://congankontum.gov.vn/images/news/16012015coso1.jpg

http://congankontum.gov.vn/images/news/16012015coso2.jpg

Cơ sở điều trị Methadone là cơ sở điều trị tình trạng nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trực thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Mục tiêu hoạt động của cơ sở điều trị Methadone là nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người nghiện các chất dạng thuốc phiện và toàn xã hội trong việc tự nguyện điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone; dự kiến trong năm 2015 sẽ tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn toàn tỉnh bằng thuốc Methadone, góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Hiện nay, Sở Y tế đang triển khai chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tích cực chuẩn bị các mặt công tác về tuyển chọn, bố trí nhân sự, cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Trung ương tổ chức, dự trù kinh phí, cơ sở vật chất.., đúng theo quy định; đồng thời phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc điều trị Methadone; phối hợp với Công an xã, Công an các huyện, TP, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy- Công an tỉnh Kon Tum thống kê, lập danh sách người nghiện, người nghi có liên quan đến hoạt động ma túy trên địa bàn toàn tỉnh,… từ đó vận động cá nhân, gia đình người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone; hướng dẫn người bệnh nộp hồ sơ đăng ký tham gia điều trị Methadone và gửi hồ sơ đăng ký tham gia về Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum.

Dự kiến vào đầu tháng 4/2015, cơ sở Điều trị Methadone đầu tiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Thu Tâm (Phòng CSĐT tội phạm về ma túy) (http://congankontum.gov.vn/)

songchungvoi_HIV
18-01-2015, 11:57
Mở thêm 17 cơ sở điều trị methadone17/01/2015 11:41 GMT+7
TTO - Ngày 17-1, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có kế hoạch đưa vào hoạt động thêm 17 cơ sở điều trị methadone mới trong năm nay tại các quận, huyện chưa triển khai chương trình methadone.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px;">


http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/01/17/S5tcH3t9.jpg


Bệnh nhân uống methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM (quận Thủ Đức) - Ảnh: Tiến Long

</tbody>

Khi kế hoạch được triển khai, chương trình này bao phủ tất cả 24 quận, huyện của TP.HCM.


Theo thông tin từ Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, trước đây khả năng điều trị của mỗi cơ sở từ 250 - 300 bệnh nhân. Nhưng đến năm 2015, sẽ nâng khả năng điều trị của mỗi cơ sở lên 350 bệnh nhân.


Với 17 cơ sở mới, dự kiến sẽ có thêm khoảng 6.000 người nghiện được tiếp cận điều trị bằng methadone.


Công tác điều trị nghiện thay thế bằng methadone được triển khai tại TP.HCM từ năm 2008. Đến nay TP đã có bảy cơ sở triển khai điều trị tại trung tâm y tế dự phòng của bảy quận gồm quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức và một cơ sở được triển khai tại Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy thuộc ở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.


Tính đến hết năm 2014 đã có 2013 bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng chất thay thế methadone.


L.TH.H - V.THỦY
http://tuoitre.vn/

songchungvoi_HIV
18-01-2015, 14:22
Hà Nội thí điểm cai nghiện tự nguyện bằng Methadone: Mô hình bước đầu khả quan

Thứ bảy 17/01/2015 13:00

Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có sự thay đổi, công tác cai nghiện gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về quy chế trình tự, thủ tục, thẩm quyền tổ chức cai nghiện ma túy cho phù hợp với tình hình thực tế và cho ra đời cơ sở cai nghiện tự nguyện bằng Methadone. Chỉ chưa đầy nửa tháng áp dụng, đã có hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone.




<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_01_18/a.jpg

</tbody>

Điều trị bằng Methadone giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những người đầu tiên đăng ký cai nghiện tự nguyện bằng Methadone ở Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V (thuộc Sở LĐ-TB&XH), anh Đặng Trần Quân (huyện Thường Tín) cho biết: "Sở dĩ, tôi biết được cơ sở cai nghiện này là nhờ công an và chính quyền địa phương vận động, phân tích rõ chính sách ưu tiên của thành phố đối với việc cai nghiện bằng Methadone và quy trình đăng ký chỉ 1-2 ngày, nên tôi đã đăng ký". Ông Nguyễn Văn Lưu, ở quận Thanh Xuân đưa con trai đi cai nghiện tại trung tâm này cho biết: "Được các chú công an vận động, con trai tôi đã tự nguyện xin vào Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cai nghiện. Các chú công an cũng đến tận nhà đưa con tôi đi. Được tận mắt chứng kiến cơ sở vật chất của trung tâm, gia đình rất yên tâm gửi gắm con mình".

Chỉ sau 3 ngày mở cửa, cơ sở điều trị tự nguyện bằng Methadone tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V đã nhận được đơn đăng ký của 81 người. Sau nửa tháng, số bệnh nhân đến cai nghiện tại đây lên tới hơn 200 người. Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cho biết: "Lần đầu tiên, TP Hà Nội đưa vào hoạt động một cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone theo hình thức tự nguyện. Với việc đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đón nhận được 400 người bệnh, đội ngũ y bác sĩ chuyên tâm, trang thiết bị máy móc hiện đại và chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên bên cạnh việc cai nghiện bệnh nhân còn được học tập, rèn luyện và đào tạo nghề để dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thành phố hỗ trợ hoàn toàn chi phí thuốc men, sinh hoạt cho người bệnh".

Hà Nội hiện có 6 trung tâm điều trị bằng Methadone. Các cơ sở này đang thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện. Việc điều trị bằng Methadone giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Methadone trên địa bàn thành phố mới áp dụng được cho khoảng 8% tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý.

Xuất phát từ quan điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhằm khuyến khích những người muốn từ bỏ các chất gây nghiện, trở về với cuộc sống đời thường, TP Hà Nội đã thí điểm mô hình điều trị tự nguyện tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V. Để có thể đạt mục tiêu điều trị Methadone cho 8.500 người trong năm 2015, thành phố đã lập kế hoạch mở rộng thêm 10 điểm điều trị nữa. Dự kiến, các cơ sở này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2-2015. Đây là hình thức cai nghiện tự nguyện và còn rất mới nên Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu ngành y tế, LĐ-TB&XH và Công an tiếp tục thông báo rộng rãi chủ trương của thành phố để những người có nhu cầu cai nghiện biết và đăng ký điều trị. Sau quá trình điều trị, các học viên sẽ được đào tạo nghề để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội…

Những đổi thay đáng kể trong công tác cai nghiện nêu trên thể hiện quyết tâm của Hà Nội, giảm dần số người nghiện ma túy, kiềm chế không để phát sinh tệ nạn ma túy.



Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc: Mắt thấy, tai nghe

Các địa phương cần đưa người nghiện và gia đình họ đến trung tâm cai nghiện tự nguyện, để họ mắt nhìn, tai nghe về thực tế cuộc sống ở đây. Đề nghị ngành LĐ-TB&XH tạo điều kiện cho các quận, huyện đến trung tâm tham quan, học tập. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quá trình cai nghiện, thành phố còn áp dụng quy trình mới trong việc hoàn tất thủ tục cho người đi cai nghiện. Theo đó, nếu quy trình của Chính phủ là 37 ngày thì quy định của thành phố rút xuống còn 13 ngày.

Theo báo HNM

Charles
19-01-2015, 11:17
<tbody>
Kon Tum: Đưa cơ sở điều trị Methadone đầu tiên đi vào hoạt động

(19/01/2015)


Ngày 17-1 Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, bà Nguyễn Thị Ven cho biết, đã ký ban hành Quyết định số 527 thành lập cơ sở điều trị Methadone số 1 (tại phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây, TP.Kon Tum). Đây là cơ sở điều trị Methadone đầu tiên của tỉnh trực thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh.



Dự kiến trong năm 2015, cơ sở sẽ tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn toàn tỉnh bằng thuốc Methadone, góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone. Mặt khác, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của người nghiện các chất dạng thuốc phiện và toàn xã hội trong việc tự nguyện điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Hiện Sở Y tế, triển khai công tác về tuyển chọn, bố trí nhân sự, cán bộ chuyên môn, dự trù kinh phí, cơ sở vật chất… đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc điều trị Methadone; phối hợp với ngành Công an các cấp thống kê, lập danh sách người nghiện, người nghi có liên quan đến hoạt động ma túy trên địa bàn toàn tỉnh… Phấn đấu vào đầu tháng 4-2015 cơ sở điều trị Methadone đầu tiên trên địa bàn tỉnh sẽ chính thức đi vào hoạt động.


R.C.Kim



</tbody>

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1420&Style=1&ChiTiet=98420

songchungvoi_HIV
20-01-2015, 16:13
Kon Tum: Triển khai mô hình điều trị nghiện bằng MethadoneThứ ba 20/01/2015 16:31

Dự kiến đầu tháng 4/2015, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đầu tiên trực thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum sẽ chính thức đi vào hoạt động trên địa bàn.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_01_20/me.jpg


Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Cơ sở điều trị Methadone này sẽ được mở tại Phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Trong năm 2015, cơ sở sẽ tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn toàn tỉnh bằng thuốc Methadone, góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Mặt khác, tỉnh sẽ triển khai các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, hành động của người nghiện các chất dạng thuốc phiện và toàn xã hội trong việc tự nguyện điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Hiện Sở Y tế tỉnh đang triển khai công tác về tuyển chọn, bố trí nhân sự, cán bộ chuyên môn, dự trù kinh phí, cơ sở vật chất…Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc điều trị Methadone.

Bên cạnh đó, phối hợp với ngành công an các cấp thống kê, lập danh sách người nghiện, người nghi có liên quan đến hoạt động ma túy trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, cả nước hiện còn 8 tỉnh không tổ chức cai cho người nghiện ma tuý tại cả trung tâm và cộng đồng bao gồm: Kon Tum, Hưng yên, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đăk Nông. Như vậy, đây sẽ là bước tiến góp phần nâng cao nhận thức của người nghiện về điều trị cai nghiện, góp phần giảm tội phạm do người nghiện gây ra, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và giúp ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.

Thúy Vânhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
20-01-2015, 16:34
Nâng cao hiệu quả điều trị người nghiện ma túy bằng thuốc Methadone
(08:31, 20/01/2015)

(Thainguyentv.vn)- Cơ sở điều trị Methadone số 2, Phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên là một trong 6 cơ sở điều trị của tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo Đề án điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của UBND tỉnh Thái Nguyên. Trong năm 2014, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho trên 370 người nghiện ma túy trên địa bàn, đạt kế hoạch đề ra.


<tbody>
http://www.thainguyentv.vn/uploaded/140/140266_1.jpg#editor (http://www.thainguyentv.vn/uploaded/140/140266_1.jpg)


Năm 2014, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho trên 370 người nghiện ma túy trên địa bàn,
đạt kế hoạch đề ra.

</tbody>

Trong số đó, có gần 30 bệnh nhân đang chỉnh liều và trên 350 bệnh nhân vào giai đoạn duy trì. Sau thời gian điều trị đã có 280 bệnh nhân có việc làm, số bệnh nhân vi phạm pháp luật giảm 42%, không có trường hợp nhiễm HIV mới.

Hiện nay, cơ sở có 12 cán bộ, ý, bác sỹ và điều dưỡng trực tiếp tham gia vào công tác điều trị. Tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như các chế độ đặc thù khác, tuy nhiên, cơ sở luôn tuân thủ đúng các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế về uống thuốc hàng ngày…Bên cạnh đó, các hoạt động về tư vấn, xét nghiệm, các buổi sinh hoạt nhóm nhằm tiếp cận với bệnh nhân để tuyên truyền về những tác hại của ma túy cũng như sự lây lan HIV/AIDS qua đường tiêm chích; cách hòa nhập cộng đồng… cũng thường xuyên được cơ sở tổ chức và đem lại hiệu quả tích cực.Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện Đề án và Mở rộng chương trình điều trị nghiện và các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020, Trung tâm Y tế TP Thái Nguyên sẽ mở thêm 02 điểm cấp phát thuốc tại Trung tâm Y tế dự phòng, chống AIDS tỉnh và Phòng khám khu Bắc thuộc Phường Quan Triều, TP Thái Nguyên để đảm bảo đến hết năm 2015, TP sẽ tiếp nhận và điều trị cho 1.000 người nghiện ma túy./.
Tin, ảnh: Thu Hương

Charles
22-01-2015, 20:25
Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Những tín hiệu vui

Cập nhật lúc 09:38, Thứ Năm, 22/01/2015 (GMT+7)

(QBĐT) - Sau hơn 5 tháng triển khai chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện. Chương trình đang ngày càng thu hút nhiều đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh tự nguyện tham gia.

Bác sĩ Nguyễn Anh Đông, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết: Kể từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay, cơ sở điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS luôn thực hiện nghiêm túc các hoạt động chuyên môn, tăng cường hoạt động tư vấn trước, trong, sau điều trị cho người bệnh. Điều đáng ghi nhận là, đội ngũ cán bộ y tế nơi đây đã nỗ lực hết mình trong việc tiếp cận, chăm sóc và điều trị cho những người bệnh “đặc biệt”. Họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một người thầy thuốc mà họ còn là người bạn luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ hỗ trợ người bệnh về mặt tinh thần để động viên giúp đỡ các đối tượng tham gia cai nghiện đạt hiệu quả cao. Kết quả cho sự nỗ lực đó là hầu hết các đối tượng tham gia chương trình đều có những cải thiện rõ nét về sức khỏe, nhiều đối tượng đã giảm liều và ngừng sử dụng heroin.

Bác sĩ Đông cho hay, đa số các bệnh nhân tham gia chương trình điều trị đều chấp hành tốt quy định giờ giấc uống thuốc cũng như các tư vấn, khuyến cáo của cán bộ y, bác sĩ. Trung tâm rất chú trọng đến các hoạt động tư vấn, cung cấp cho người bệnh những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Bằng sự tận tình với công việc và kỹ năng thuyết phục mềm dẻo, kiên trì cùng sự hỗ trợ đắc lực của gia đình người bệnh đã tạo cho người bệnh niềm tin chiến thắng bản thân để từ bỏ ma túy, hòa nhập cộng đồng. Hiện tại, cơ sở điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của Trung tâm đang tiếp nhận điều trị cho 82 bệnh nhân, là những đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Và kết quả đáng mừng là không chỉ giảm tần suất và ngừng hẵn sử dụng ma túy, bệnh nhân còn được cải thiện rõ nét về mặt tinh thần, tâm trí ổn định để kiên trì điều trị. Kết quả này mở ra hướng đi mới trong công tác phòng, chống ma túy và HIV/AIDS, góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội.


<tbody>
http://www.baoquangbinh.vn/dataimages/201501/original/images577264_anh9.jpg


Người bệnh đang làm thủ tục tham gia điều trị bằng Methadone.


</tbody>

Heroin là loại ma túy mạnh, vì thế sử dụng loại này thường dễ bị nghiện và nghiện rất nhanh, cai heroin lại vô cùng khó khăn bởi những cơn vật vã do thiếu thuốc nên thường làm cho người nghiện nản chí. Thế nhưng nhiều người đã từ từ giảm liều và cuối cùng bỏ được heroin sau khi được điều trị bằng Methadone. Từ lợi ích trên, nhiều người bệnh đã không quản ngại khó khăn, chấp hành nghiêm túc quy trình điều trị.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, anh T-một người nghiện ma túy ở huyện Tuyên Hóa luôn có mặt đúng giờ tại cơ sở điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để được tư vấn và uống thuốc. Khi được hỏi về những khó khăn khi tham gia điều trị, anh T cho biết, với anh thì chẳng có khó khăn nào lớn bằng khi mà trước đây, mỗi ngày anh phải chi đến 1,5 triệu đồng cho ma túy. Bây giờ chỉ tốn vài chục ngàn đi xe buýt để được điều trị, được cai nghiện thì lợi ích quá lớn nên anh sẽ quyết tâm. Cả gia đình anh đều rất vui mừng khi sức khỏe anh cải thiện từng ngày. Hiện tại anh không còn dùng ma túy nữa. Một số người tham gia điều trị tại cơ sở chia sẻ rằng, trước đây họ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, có người vài ba trăm, có người tiền triệu để sử dụng ma túy khiến cho gia đình họ rơi vào cảnh bần cùng khốn khó. Không chỉ thế, ma túy còn khiến họ trở thành người lệ thuộc, không thể thiếu ma túy dẫu chỉ vài giờ. Song chỉ trong một thời gian điều trị ngắn, họ đã giảm liệu và ngưng sử dụng ma túy. Điều đó cho thấy hiệu quả khả quan của phương pháp điều trị cai nghiện heroin thay thế bằng methadone hiện nay.

Một trong những lợi ích lớn của việc điều trị cai nghiện heroin bằng Methadone chính là hạn chế sự lây lan HIV/AIDS. Theo các chuyên gia về y tế thì trong quá trình nghiện, người nghiện ma túy tìm cách làm gia tăng khoái cảm, mà trong đó đường tiêm chích ma túy vào tĩnh mạch gây tác dụng nhanh và “phê” nhất. Do đó, hành vi này làm gia tăng số người nhiễm HIV và viêm gan siêu vi B, C do sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm. Vì vậy, triển khai điều trị bằng Methadone được xem là một mũi tên trúng nhiều đích: hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, ổn định trật tự an ninh xã hội... Mặt khác, cai nghiện bằng methadone thường nhẹ nhàng hơn so với một số cách cai nghiện khác bởi người nghiện không phải vật vã đau đớn khi “đói” thuốc mà thay vào đó là sự thích ứng dần dần với Methadone nên người nghiện dễ chấp nhận việc cai nghiện và ít khi bị tái nghiện do Methadone làm giảm dần sự thèm muốn ma túy.

Với những lợi ích và hiệu quả thiết thực từ chương trình này, trong thời gian tới, tỉnh ta sẽ mở thêm một số cơ sở điều trị tại các địa bàn khác trong tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh ở các địa phương tham gia điều trị, góp phần hạn chế và đẩy lùi tệ nạn và tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.


Nhật Văn
http://www.baoquangbinh.vn/suc-khoe/201501/dieu-tri-cai-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-bang-thuoc-methadone-nhung-tin-hieu-vui-2122107/

Charles
27-01-2015, 16:36
Hà Nội khai trương 2 cơ sở điều trị Methadone

Thứ ba 27/01/2015 15:00

Sáng 27/1, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS - Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện 09 Hà Nội đã tổ chức khai trương cơ sở điều trị Methadone.



<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_01_27/cat-bang.jpg

</tbody>
Lễ cắt băng khai trương cơ sở điều trị methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS - Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: Tú Mai


Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền, việc điều trị bằng methadone không chỉ mang lại hạnh phúc cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân mà còn mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội. Điều đó thể hiện ở lối sống tích cực, giảm gánh nặng cũng như giảm lây nhiễm các bệnh HIV, viêm gan…

Giám đốc Sở Y tế đề nghị Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh được điều trị một cách tốt nhất. Đồng thời, thực hiện tốt qui trình từ khám và điều trị phải đảm bảo an toàn, hiệu quả …

Còn tại Bệnh viện 09, với nhiệm vụ chính là chăm sóc và điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh HIV/AIDS cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện quản lý và điều trị cho 396 người bệnh uống ARV trên tổng 505 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 70-80% có tiền sử nghiện các chất dạng thuốc phiện. Việc tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS đã rất khó khăn, đối với những người nghiện việc tuân thủ còn khó khăn hơn nữa. Từ thực tế đó, bệnh viện đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở Methadone để phần nào giúp người bệnh có điều kiện và cơ hội tuân thủ điều trị ARV tốt hơn, tăng hiệu quả điều trị ARV, đồng thời giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình và bản thân người bệnh.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2015, Hà Nội sẽ tiếp nhận điều trị cho 8.500 người nghiện ma túy bằng Methadone. Ngoài 6 cơ sở điều trị Methadone hiện có sẽ thành lập thêm 11 cơ sở nữa, tổng cộng là 17 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn Hà Nội.

Qua quá trình triển khai thực hiện, tính đến nay các cơ sở điều trị Methadone đã cơ bản hoàn thành tất cả các công đoạn từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt là thuốc, công tác tập huấn cán bộ và cấp các chứng chỉ hành nghề cũng như giấy phép. Trước ngày 1/2/2015, Hà Nội sẽ khai trương 8 cơ sở điều trị Methadone nữa.

Theo chỉ đạo của Chính phủ đã giao cho Hà Nội, trong năm 2014, tiếp nhận điều trị 2.300 bệnh nhân điều trị Methadone và cho đến hiện nay, Hà Nội đã tiếp nhận điều trị cho 2.800 bệnh nhân.


Tú Mai
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Ha-Noi-khai-truong-2-co-so-dieu-tri-Methadone/12508.vgp

songchungvoi_HIV
28-01-2015, 15:05
Hà Nội: Thêm 2 cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone


Cập nhật lúc: 14h45" | 28/01/2015

(VnMedia) - Ngày 27/1, Sở Y tế Hà Nội khai trương 2 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Bệnh viện 09.



<tbody>
http://images.vnmedia.vn/images_upload/2015/vnm_2015_279625.jpg



Ảnh minh họa.


</tbody>


Đây là 2 trong số 11 cơ sở thuộc chương trình điều trị các chất dạng thuốc gây nghiện bằng Methadone trong năm 2015, nâng tổng số các cơ sở điều trị Methadone lên 17, phục vụ 8.500 bệnh nhân trên địa bàn thành phố.


Cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone sẽ giúp người nghiện giảm cảm giác thèm ma túy, dần dần sẽ không còn nhu cầu sử dụng ma túy. Ngoài ra, việc điều trị này sẽ giúp giảm hẳn được tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, chương trình điều trị Methadone đã mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội, nhất là làm giảm sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Khắc Hiền cũng cho biết, năm 2015, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội được giao nhiệm vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 8500 người.


Để thực hiện chỉ tiêu này, trước ngày 1/2/2015, thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt khai trương thêm 11 cơ sở trên địa bàn thành phố, trong đó hiện đã có 3 cơ sở tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và Bệnh viện 09 được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nhân lực sẵn sàng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân.


Trong năm 2014, Hà Nội được giao kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 2300 người tại 6 cơ sở được thành lập trước đó. Nhìn chung, các cơ sở này đã cơ bản tiếp nhận đủ số lượng bệnh nhân theo chỉ tiêu, kết quả điều trị khả quan, giúp những người nghiện ma túy được điều trị ổn định, chiến thắng bản thân, hòa nhập cộng đồng và trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.
Kim Thảo

songchungvoi_HIV
30-01-2015, 15:11
Xem xét thí điểm đưa Methadone vào trại giamThứ sáu 30/01/2015 15:22

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan có kế hoạch cụ thể để thí điểm điều trị nghiện bằng Methadone cho phạm nhân nghiện ma túy trong năm 2015 và báo cáo Chính phủ kết quả đánh giá sau 1 năm thực hiện.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.5454540252686px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_01_30/me.jpg


Việc điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế trong trại giam sẽ góp phần cải thiện tâm lý, thể chất cho phạm nhân

</tbody>

Đây là kiến nghị của Bộ Y tế trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2015.

Bộ Y tế sẽ phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công an trong công tác điều trị Methadone trong trại giam; kết nối các cơ sở điều trị Methandone ngoài cộng đồng để phạm nhân tiếp tục được điều trị sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương, tổng hợp trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2014, toàn quốc phát hiện hơn 204.370 người nghiện ma túy. Trong đó, gần 40.290 người nghiện ở trong cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam của Bộ Công an, chiếm khoảng 20% số người nghiện trên toàn quốc.

Hiện nay, công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone chủ yếu được triển khai tại 129 cơ sở của ngành Y tế với 24.225 người nghiện (chiếm 96% số người được điều trị trên toàn quốc); 4% còn lại được điều trị trong 5 cơ sở do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý.

Tại các cơ sở quản lý của Bộ Công an, chỉ có 550 trường hợp đang tham gia điều trị Methadone. Đây là những trường hợp đang được điều trị bằng phương pháp này tại cộng đồng thì bị đưa vào các cơ sở quản lý của Bộ Công an.

Nhiều bằng chứng trên thế giới cho thấy việc điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế trong trại giam đã góp phần cải thiện tâm lý, thể chất cho phạm nhân. Đồng thời, cũng giảm thiểu việc sử dụng ma túy bằng đường tiêm chích, làm giảm nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh khác qua đường máu. Phương pháp điều trị này cũng giúp tăng tuân thủ điều trị và giảm các hoạt động tội phạm liên quan đến ma túy sau khi ra trại.

Trà Myhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
10-02-2015, 16:32
Hà Nội: Đã có 17 cơ sở điều trị MethadoneThứ ba 10/02/2015 16:31

Từ đầu tháng 1 đến nay, toàn thành phố đã khai trương và đưa vào hoạt động 11 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_02_10/m_copy.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy

</tbody>

11 cơ sở điều trị Methadone được đưa vào hoạt động tại các cơ sở điều trị Methadone bao gồm: Cơ sở điều trị thuộc Trung tâm Y tế quận Tây Hồ, quận Hoàng Mai, huyện Ba Vì, huyện Đông Anh, huyện Chương Mỹ, huyện Ứng Hòa, huyện Đan Phượng, huyện Phú Xuyên; cơ sở thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội; cơ sở thuộc Bệnh viện 09; cơ sở điều trị tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V Hà Nội.

Như vậy, đến thời điểm này, Hà Nội đã có 17 cơ sở điều trị Methadone và sẽ điều trị cho 8.500 người nghiện chích ma túy trong năm 2015.

Năm 2014, Hà Nội được giao kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 2.300 người tại 6 cơ sở được thành lập trước đó. Các cơ sở đã cơ bản tiếp nhận đủ số lượng bệnh nhân theo chỉ tiêu, kết quả điều trị khả quan, giúp những người nghiện ma túy được điều trị ổn định, hòa nhập cộng đồng.

Theo ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; kêu gọi, ưu tiên nhóm đối tượng nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị giúp tái hòa nhập cộng đồng và ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy.

Tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận các đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu.

Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi lồng ghép hoạt động điều trị thay thế tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở xã hội thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện đồng bộ các hoạt động tư vấn tâm lý, nâng cao sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống, học nghề và tư vấn nghề nghiệp, tạo việc làm giúp bệnh nhân tham gia điều trị ổn dịnh tâm lý, dự phòng tái nghiện ma túy…


Tính đến ngày 31/12/2014, lũy tích số bệnh nhân đưa vào điều trị tại 6 điểm điều trị Methadone trên 6 quận/huyện/thị xã trên địa bàn Hà Nội là 2.914 bệnh nhân, số bệnh nhân hiện đang điều trị là 2.023 bệnh hân. Sau 5 năm triển khai, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone có hiệu quả tốt, giúp bệnh nhân điều trị an toàn, thay đổi hành vi nhận thức, tăng thể trạng sức khỏe, giảm sử dụng heroin, giảm tội phạm do người nghiện gây ra.
Thùy Chi
Theo tiengchuong

songchungvoi_HIV
10-02-2015, 17:48
Thái Bình đã có 9 cơ sở điều trị Methadone


Hôm nay, thứ 3 ngày 10/02/2015

Ngày 06/8/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1804/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Thái Bình. Theo đó, trong năm 2014 tỉnh sẽ thành lập thêm 8 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, nâng tổng số lên 9 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh, điều trị ít nhất cho 820 bệnh nhân.

Mục tiêu của Đề án phấn đấu năm 2015, có khoảng 3.000 người và năm 2016 có trên 70% số người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn được điều trị bằng thuốc Methadone; Giảm tỷ lệ và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tham gia điều trị; Giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị…



Tính đến tháng 02/2015, toàn tỉnh có 9 cơ sở điều trị Methadone, đã tiến hành điều trị cho 1285 bệnh nhân. Các cơ sở điều trị Methadone bao gồm: TTPC HIV/AIDS; TTYT Thành phố; TTYT Kiến Xương; TTYT Vũ Thư; TTYT Hưng Hà; TTYT Đông Hưng; TTYT Tiền Hải; TTYT Quỳnh Phụ; TTYT Thái Thụy. Thái Bình hiện là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ các huyện/thành phố triển khai chương trình Methadone.



Kết quả khảo sát nhanh trên 200 bệnh nhân đã điều trị Methadone cho thấy: Bệnh nhân sau khi uống Methadone có cải thiện tốt về mặt sức khỏe, sau điều trị không có bệnh nhân mắc mới các bệnh truyền nhiễm như Lao, HIV, viêm gan B,C…, trên 50% bệnh nhân tăng cân, không có bệnh nhân tử vong, ngộ độc do Methadone trong quá trình điều trị. Về việc sử dụng ma túy, số bệnh nhân sử dụng ma túy sau điều trị tháng thứ 3 là 34,8%, sau khi điều trị tháng thứ 6 chỉ còn 2,0%, sau khi điều trị tháng thứ 10 thì không còn trường hợp nào dương tính với kết quả xét nghiệm về ma túy. Bên cạnh đó, người bệnh có những chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống, an ninh trật tự xã hội được đảm bảo.



Chương trình này đến nay đã nhận được sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình./.

TT PCHIV/AIDS
Theo thaibinhpac

Charles
15-02-2015, 05:18
<tbody>
Methadone góp phần giảm lây nhiễm HIV



Chủ nhật, 15/02/2015 - 01:16 AM (GMT+7)






http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/src/2562/b6156f55991f23581e0775d2cb7f82c5.jpg
Người bệnh đến uống thuốc tại cơ sở điều trị Methadone (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị). Ảnh: VĂN SƯƠNG



Năm 2008, Hải Phòng là một trong những tỉnh đầu tiên được triển khai thí điểm điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone tại ba quận: Lê Chân, Thủy Nguyên và Ngô Quyền. Sau bảy năm hoạt động, Hải Phòng đã tăng từ ba lên 15 cơ sở điều trị, với tổng số người tham gia điều trị là 3.233 người, góp phần giảm tỷ lệ đáng kể số người tái nghiện, lây nhiễm HIV và cải thiện chất lượng cuộc sống...



Bác sĩ Phan Trọng Khánh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Hải Phòng cho biết: Mặc dù là địa phương đầu tiên điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone nhưng Hải Phòng đã đạt được những kết quả nhất định. Theo số liệu thống kê của trung tâm tính đến tháng 12-2013, số người nhiễm HIV của thành phố là hơn 10 nghìn và số người nhiễm HIV hiện còn sống là hơn bảy nghìn. Hiện nay, các cơ sở Methadone đang tiếp nhận điều trị cho gần 500 người nhiễm HIV. Phần lớn người bệnh nghiện ma túy lâu năm, từng cai nghiện nhiều lần nhưng không thành công. Sau giai đoạn dò liều, trung tâm sẽ chuyển sang giai đoạn điều trị duy trì. Ðến nay, nhiều người đã từ bỏ được ma túy với kết quả hơn 90% có phản ứng âm tính. Ðáng chú ý, trong số người được điều trị từ bỏ ma túy có đến 76% đã có việc làm (trước khi điều trị chỉ 30% số người có việc làm). Người bệnh hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái, cải thiện được các mối quan hệ gia đình và xã hội. Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, tăng cân, có khả năng lao động bình thường. Ðối với người bệnh nhiễm HIV nhưng vẫn nghiện ma túy được điều trị tốt hơn do không bị ảnh hưởng của hội chứng cai ma túy, và giảm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS. Hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy trên địa bàn giảm 70%, đồng thời giảm đáng kể chi phí đối với gia đình có người nghiện. Người nghiện không còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy hay bị tác động của đói thuốc cho nên họ tập trung vào lao động kiếm sống, thu nhập tăng lên hằng tháng từ 2,6 triệu đồng lên đến 3,2 triệu đồng, sau 24 tháng điều trị. Theo kết quả điều tra của tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI), tại Hải Phòng trung bình một người bệnh tiêu tốn 230 nghìn đồng/ngày để mua hê-rô-in tương đương 84 triệu đồng/năm. Hiện nay có 3.200 người nghiện của Hải Phòng được điều trị bằng Methadone đã tiết kiệm được cho họ và gia đình hơn 268 tỷ đồng/năm.

Nhớ lại một thời lầm lỡ đã qua, anh Nguyễn Hùng Thắng vẫn như vẹn nguyên nỗi ám ảnh: "Ngày còn nghiện ngập mình chỉ toàn "vòi" tiền mẹ, rồi khi rủ rê bạn bè trộm cắp. Vào tù, ra tội, vợ con chán nản bỏ về nhà ngoại. Gia đình căm ghét, thất vọng, thậm chí nhiều lúc bố mẹ còn không muốn nhìn mặt nữa". Sau gần 20 năm chìm đắm trong ma túy, tháng 3-2008, anh Thắng được quận Lê Chân xét duyệt đưa vào chương trình hỗ trợ người cai nghiện bằng thuốc Methadone. Sau một thời gian uống thuốc, anh được các hướng dẫn viên tư vấn hướng nghiệp để học nghề theo yêu cầu, được hỗ trợ hoàn toàn kinh phí học nghề và tư vấn tạo việc làm. Hơn sáu năm qua, cuộc sống của anh dần ổn định, hạnh phúc thật sự đã đâm chồi khi anh lấy lại niềm tin yêu từ những người thân trong gia đình. Càng mừng hơn khi gia đình của họ đang chuẩn bị đón một sinh linh bé nhỏ chào đời. "Cuộc sống của mình giờ đã hoàn toàn đổi thay. Ðược cha mẹ, vợ con tin tưởng, yêu thương, mình thấy cần có trách nhiệm hơn. Hiện giờ, mình chỉ mong có thêm nhiều khách sửa xe để kiếm sống. Hy vọng mình sẽ làm chủ được cuộc sống của chính mình" - anh Thắng hồ hởi khoe.

Chị Nguyễn Thị L, từng trải qua những thời khắc thật kinh hoàng khi lấy chồng không có nghề nghiệp lại cờ bạc, nghiện ngập, rồi đến bản thân trở thành đệ tử của "nàng tiên nâu". Sống trong cảnh "chồng chích vợ hút" không lâu thì anh chị ly dị. Những tưởng sau khi đi bước nữa với một người đàn ông biết cảm thông với quá khứ đã qua, cuộc sống của chị sẽ vơi bớt bất hạnh. Thế nhưng mặc cảm của một người từng có quá khứ tội lỗi và cơn nghiện ma túy vẫn hành hạ chị từng ngày. May mắn nhờ sự quan tâm của gia đình và sự sẻ chia của chồng, chị đã đến đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ cai nghiện bằng thuốc Methadone tại cơ sở điều trị quận Ngô Quyền, đến nay đang có những tín hiệu tích cực. Ngoài ra, tại đây chị đã được định hướng, đào tạo nghề... Và một tương lai tươi sáng đã lại hé mở với chị...

Theo bác sĩ Phan Trọng Khánh, mặc dù công tác điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone đã đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ người bệnh nhiễm HIV vẫn sử dụng ma túy còn cao (chiếm 25%), tỷ lệ người bệnh dùng ma túy tổng hợp (Methamphetamine) ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp. Nhiều người bệnh lâu năm sau khi ra khỏi chương trình Methadone lại tái nghiện gây khó khăn trong công tác điều trị HIV/AIDS. Nhiều người bệnh không cư trú tại địa phương, cho nên việc chữa trị thực hiện không đều đặn, cho nên tỷ lệ bỏ điều trị tăng cao (từ tháng 9-2013 đến tháng 12-2014 tăng từ 283 người lên 348 người). Bên cạnh đó, nhân viên y tế còn thiếu kinh nghiệm trong công tác điều trị, phần lớn bác sĩ điều trị Methadone chưa được tập huấn về điều trị HIV/AIDS nên ít phát hiện những nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân AIDS. Ðể giải quyết những mặt còn hạn chế trong công tác này, theo bác sĩ Khánh cần tập huấn liên tục về điều trị nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, đồng thời để bảo đảm bền vững, chương trình cần có các biện pháp hỗ trợ xã hội cho người nghiện giúp họ tuân thủ điều trị. Ngoài ra, việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ người bệnh sau cai nghiện, xây dựng các nhóm tự lực, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ vốn làm kinh tế để họ có được công việc ổn định, yên tâm điều trị cũng là vấn đề đáng quan tâm.

<tbody>
Tính đến ngày 15-10-2014, cả nước mới có 38/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện các chất dạng thuốc phiện, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80 nghìn người vào cuối năm 2015. Nguyên nhân của việc chậm triển khai là do cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ Trung ương , trong khi nguồn lực tài chính quốc tế đã bị cắt giảm và đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế...

NGUYỄN THANH LONG

Thứ trưởng Y tế


</tbody>




THANH MAI


</tbody>

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_xahoi/_mobile_tintucxh/item/25626502.html

Charles
03-03-2015, 19:26
<tbody>
Vĩnh Phúc: Người nghiện ma túy được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone

Thứ ba, 03 Tháng 3 2015 11:11




http://thuonghieuvacongluan.com/images/stories/2015/thang3/tuan1/vpo.jpg

Tính đến 31/12/2014 toàn tỉnh Vĩnh Phúc có: 9/9 huyện, thành, thị; 132/137 (96,4%) xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS được ghi nhận. Lũy tích số người nhiễm HIV là 1693 (trong đó chuyển AIDS 1131) tử vong 550 người. Số người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS được phát hiện hàng năm vẫn tăng, đặc biệt tăng nhanh trong các năm 2006-2009, từ năm 2010 đến nay, số HIV/AIDS và tử vong mới phát hiện chững lại, năm 2014 có giảm nhẹ. Đối tượng nhiễm HIV chủ yếu vẫn tập trung ở đối tượng nghiện chích ma túy là 40%. Đường lây chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy 62,7%. Để giảm lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy, tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu triển khai từ tháng 01/2015 chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone theo Kế hoạch 6572/KH-UBND ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc với mục tiêu thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ và Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu tỉnh Vĩnh Phúc có 800 bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone năm 2014- 2015 nhằm: Giảm tác hại do nghiện các chất dạng thuốc phiện gây ra như lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các chất dạng thuốc phiện và hoạt động tội phạm; Giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích chất dạng thuốc phiện từ đó, giảm các hành vi ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình, xã hội do người tiêm chích ma túy gây ra; Cải thiện sức khỏe và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tham gia sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Hiện tại, đã có 4 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đủ điều kiện triển khai điều trị Methadone là Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch và Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường. Tại cở sở điều trị Methadone Trung tâm phòng chống HIV/AIDS trong ngày 19 và 20/01/2015 đã tiếp nhận bệnh nhân khám và xét nghiệm cho 15 bệnh nhân, tổ chức khởi liều cho 12 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được điều trị. Số bệnh nhân tiếp tục đăng ký điều trị trong tháng 01/2015 là 54 bệnh nhân. Số bệnh nhân được chuyển từ các cơ sở điều trị ở tỉnh khác về là 5 bệnh nhân. Tại buổi khởi liều đầu tiên tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh tất cả các bệnh nhân tham gia đều tuân thủ theo đúng nguyên tắc của việc sử

dụng thuốc. Trước khi tiến hành uống Methadone, các bác sĩ của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đã tiến hành tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các tác dụng của việc dùng Methadone, qua tư vấn tất cả bệnh nhân đều mong muốn và sẵn sàng tham gia điều trị.

Sau hơn một tháng điều trị điểm tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, sẽ tiếp tục tổ chức triển khai tại 3 điểm con lại: Cơ sở điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyện vào ngày 02/3/2015; Cơ sở điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch vào ngày 09/3/2015; Cơ sở điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường vào ngày 16/3/2015;

Thủ tục tham gia đăng ký điều trị Methadone đơn giản, thuận tiện, bệnh nhân cần chuẩn bị: Bản photo chứng thực Chứng minh thư nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh; 04 ảnh 4x6, 16 ảnh 3x4; Đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng Methadone, cam kết tuân thủ điều trị (nhận mẫu Đơn tại Trạm y tế và có xác nhận của UBND xã); Giấy xác nhận của ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã thực hiện xong việc cai nghiện tập trung (nếu có); Giấy tờ có liên quan tới đối tượng ưu tiên là Thương binh, Người nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật trên 81%, Người nghèo, Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, Trẻ mồ côi, Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (nếu có). Các bệnh nhân đến Trạm y tế để đăng ký và được hướng dẫn chi tiết về thủ tục.

Theo báo cáo của Công an tỉnh Vĩnh Phúc tính đến 30/5/2014, có 2012 người nghiện ma túy. Trên thực tế số người nghiện ma túy ẩn còn cao hơn con số thống kê hiện tại. Vì vậy, đề nghị các đơn vị, tổ chức, gia đình động viên, giải thích, khuyến khích người nghiện ma túy hãy đến đăng ký sớm để được điều trị thay thế bằng Methadone sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người được điều trị cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm tăng tỉ lệ người nghiện có việc làm, tỉ lệ vi phạm pháp luật giảm, giảm tỷ lệ lây truyền các bệnh qua đường máu khi tiêm chích đặc biệt lây truyền HIV/AIDS, giúp cho người nghiện sớm hòa nhập cộng đồng. Đồng thời cũng là góp phần giảm hộ nghèo, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững và xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đáp ứng được đủ 19 tiêu chí của phong trào xây dựng nông thôn mới.


Bác sỹ. Lê Quang Sơn – Giám đốc Trung tâm PC HIV/AIDS
http://thuonghieuvacongluan.com/xa-hoi/y-te-giao-duc/23189-vinh-phuc-nguoi-nghien-ma-tuy-duoc-dieu-tri-thay-the-bang-thuoc-methadone.html



</tbody>

Charles
19-03-2015, 19:40
Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả chương trình điều trị Methadone

Thứ năm 19/03/2015 15:26

Trong năm 2015, tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng điều trị ngoại trú để giúp các bệnh nhân có điều kiện tiếp cận, điều trị tốt hơn.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_03_19/993.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Theo Bác sĩ Lê Thanh Bạch, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDStỉnh Bạc Liêu, việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là phương pháp can thiệp giảm tần suất sử dụng, tiến tới ngừng sử dụng thuốc phiện cho người tham gia điều trị, giúp người nghiện cải thiện sức khỏe. Đồng thời, mở ra hướng đi mới trong công tác phòng, chống ma túy và HIV/AIDS, góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội.

Nằm trong mục tiêu của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, chương trình điều trị nghiện bằng Methadone đã được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu triển khai trong năm 2014. Hiện tỉnh đang nghiệm thu kết quả và sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả, mở rộng chương trình trong thời gian tới.

Qua thời gian thực hiện, chương trình đã đem lại hiệu quả như: Tiết kiệm chi phí điều trị, giúp sức khỏe bệnh nhân ngày càng được cải thiện và từng bước hòa nhập với cộng đồng. Chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện chích ma túy, gia đình người nghiện và cộng đồng trên địa bàn.

Phần lớn bệnh nhân tham gia điều trị, sau khi uống Methadone có cải thiện tốt về mặt sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số xã, phường chưa tích cực tuyên truyền vận động bệnh nhân tham gia điều trị. Đặc biệt, một số bệnh nhân vẫn chưa tuân thủ nội quy của khoa, bỏ liều không có lý do chính đáng. Hoặc đôi khi tư tưởng bệnh nhân còn bị dao động bởi một số thông tin xấu bên ngoài tác động…

Bên cạnh việc thực hiện chương trình điều trị Methadone, tỉnh Bạc Liêu cũng đẩy mạnh các hoạt động điều trị HIV, tư vấn, can thiệp giảm tác hại… Các hoạt động này đang được thực hiện tại các phòng khám ngoại trú đặt tại: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP. Bạc Liêu, Trung tâm Y tế các huyện Giá Rai, Phước Long, Khoa Nhiễm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh….

Bác sĩ Lê Thanh Bạch cho biết, trong năm 2015, mục tiêu của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở tỉnh dưới 0,3% so với dân số, thông qua các chương trình hành động tại 7 huyện, thành phố và giảm tác hại của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Cụ thể, tỉnh sẽ mở rộng độ bao phủ các chương trình can thiệp khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm người nghiện ma túy xuống dưới 20% và nhóm phụ nữ mại dâm dưới 4%; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng HIV đạt 90% trên tổng số người nhiễm đủ tiêu chuẩn điều trị; duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 80%; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng lên 60%...

Đặc biệt, tỉnh chú trọng phương pháp điều trị Methadone cho người nghiện, tiến tới ngừng sử dụng ma túy cho người tham gia điều trị. Do đó, thời gian tới tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền đến bệnh nhân và gia đình về lợi ích khi tham gia điều trị thay thế bằng Methadone. Cùng với việc quản lý chặt người điều trị tại khoa, UBND các xã, phường sẽ phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ nguồn vốn để bệnh nhân có việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng.


Trà My
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Bac-Lieu-Nang-cao-hieu-qua-chuong-trinh-dieu-tri-Methadone/13053.vgp

songchungvoi_HIV
24-03-2015, 15:19
Hải Phòng: Quyết tâm vượt chỉ tiêu điều trị nghiện bằng MethadoneThứ ba 24/03/2015 14:47

Hải Phòng luôn là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện các mô hình mới trong phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc triển khai thí điểm chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone từ năm 2006, tạo tiền đề cho việc mở rộng mô hình ra 42 tỉnh, thành phố như hiện nay.




<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_03_24/1.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố - Ảnh Kim Thoa

</tbody>

Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng còn có nhiều gương điển hình, tiêu biểu trong phòng, chống HIV/AIDS như anh hùng châu Á Phạm Thị Huệ, người có sự ảnh hưởng ở tầm quốc tế… Ngoài ra, các tổ chức mạng lưới người nhiễm HIV thành phố, các câu lạc bộ người nghiện chích ma túy, mạng lưới người đồng tính nam, các mô hình an sinh, sinh kế cho người nhiễm HIV… cũng luôn được Hải Phòng quan tâm, phát triển bằng các hoạt động hết sức hiệu quả.

BS Đoàn Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hải Phòng cho biết: Hiện nay Hải Phòng đang triển khai 15 cơ sở điều trị Methadone, trong đó có 4 cơ sở cấp phát thuốc đang điều trị cho 3.496 bệnh nhân, đạt 76% kế hoạch năm 2015.

Trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng quyết tâm vượt chỉ tiêu điều trị nghiện bằng Methadone, góp phần đạt được mục tiêu toàn quốc có 80.000 người nghiện được điều trị Methadone đến năm 2015. Để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn, Hải Phòng chuẩn bị mở thêm 2 cơ sở điều trị và 2 cơ sở cấp phát thuốc trong quý 2 năm 2015.

BS. Đoàn Thị Thu cho biết thêm, tháng 12/2013, UBND thành phố Hải Phòng đã cho phép thực hiện xã hội hóa công tác điều trị Methadone, với mức tạm thu là 10.000 đồng/ngày/người bệnh. Kết quả thu phí sau một năm đạt tỷ lệ 90%. Như vậy, từ nguồn kinh phí xã hội hóa, nguồn hỗ trợ của thành phố và thuốc Methadone do Trung ương hỗ trợ công tác điều trị đã đảm bảo hoạt động ổn định, giúp công tác điều trị cho nguời nghiện đạt hiệu quả cao hơn.

Để công tác phòng, chống HIV/AIDS thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đề nghị ngành Y tế Hải Phòng tiếp tục kiện toàn tổ chức theo Thông tư 02, không ngừng quan tâm đến công tác xét nghiệm phát hiện những trường hợp nhiễm HIV mới để điều trị sớm cho người nhiễm.

Về hoạt động giảm hại, song song với việc mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, thành phố cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ chương trình trao đổi bơm kim tiêm, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt quan tâm đến nhóm đồng tính nam.

Trong công tác điều trị ARV, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao kết quả 65% người nhiễm HIV được điều trị ARV. Đồng thời đề nghị Hải Phòng tiếp tục mở rộng điều trị và kiện toàn các phòng khám đang thuộc các đơn vị dự phòng để có thể thanh toán chi phí điều trị cho người nhiễm từ nguồn bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, Hải Phòng cần xây dựng nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh bao gồm hỗ trợ kỹ thuật xét nghiệm, điều trị ARV, điều trị thay thế để chủ động nâng cao năng lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến thành phố đến cơ sở.

Kim Thoahttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
24-03-2015, 19:35
Kết quả 1 năm triển khai chương trình điều trị Methadone tại Thành phố Thái Bình


Hôm nay, thứ 3 ngày 24/03/2015


Thực hiện Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thái Bình. Cơ sở điều trị Methadone thành phố Thái Bình được thành lập từ tháng 10/2012 đến nay đang có 211 bệnh nhân được uống thuốc methadone điều trị nghiện ma túy có hiệu quả.
Chương trình điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế Thành phố Thái Bình đã được sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình họ. Sau 1 năm triển khai, chương trình đã thu được những kết quả quan trọng:
1. Về mặt sức khoẻ: Sau điều trị không có bệnh nhân mắc mới các bệnh truyền nhiễm như Lao, HIV, viêm gan B, C..…trên 50% bệnh nhân tăng cân, những người có tác dụng phụ trong giai đoạn duy trì giảm nhiều lần so với giai đoạn dò liều, không có bệnh nhân tử vong, ngộ độc do Methadone trong quá trình điều trị .
2. Về việc sử dụng ma tuý của bệnh nhân: Kết quả khảo sát cho thấy số lượng bệnh nhân sử dụng ma túy sau khi điều trị tháng thứ 3 là 34,8%, sau khi điều trị tháng thứ 6 chỉ còn 2,0%, sau khi điều trị tháng thứ 10 không còn trường hợp nào dương tính với kết quả xét nghiệm nước tiểu về ma túy.
3. Về tình trạng vi phạm pháp luật: Trên 75% bệnh nhân trước khi điều trị có hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản để lấy tiền mua ma túy. Sau điều trị tỷ lệ phạm tội của bệnh nhân giảm nhiều, từ 75% xuống còn 5,1% sau 01 tháng và sau 10 tháng không còn bệnh nhân nào vi phạm pháp luật.
4. Về việc làm của bệnh nhân: Trước điều trị có 35,6% bệnh nhân có việc làm, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này tăng lên 60,3%, sau 10 tháng là 80%, mặc dù nhiều bệnh nhân chỉ làm những công việc đơn giản, thời vụ hoặc phụ giúp gia đình song đây là những kết quả tốt hỗ trợ thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nghiện chích ma tuý.
5. Về hiệu quả kinh tế: Trước điều trị có những bệnh nhân mua heroin hết 1,8 triệu đồng mỗi ngày, chi phí bình quân để bệnh nhân mua heroin trong một ngày là 321.000đ. Khi được tham gia điều trị Methadone chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân chỉ hết 27.000đ/ngày (giảm hơn 12 lần).
Chương trình điều trị Methadone tại Thái Bình đã được triển khai theo đúng các quy định của Bộ Y tế. Phần lớn bệnh nhân sau khi uống Methadone có cải thiện tốt về mặt sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. An ninh trật tự xã hội khu vực đặt cơ sở Methadone ngày một tốt lên, chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện chích ma tuý, gia đình người nghiện và cộng đồng. Sự thành công của cơ sở điều trị Methadone thành phố Thái Bình là bước khởi đầu tích cực để Thái Bình mở rộng triển khai việc điều trị Methadone ở tất cả các huyện, thành phố của tỉnh trong những năm tới theo nghị định số 96/2012/NĐ – CP ngày 15/11/2012 của Chính Phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

TT PC HIV/AIDS

Charles
25-03-2015, 18:24
Đà Nẵng: Vận động người nghiện tích cực tham gia điều trị Methadone

Thứ tư 25/03/2015 16:00

Hiện nguồn viện trợ từ các tổ chức nước ngoài dành cho chương trình điều trị nghiện bằng Methadone đang bị cắt giảm mạnh. Vì vậy, chương trình điều trị đang có xu hướng chuyển sang xã hội hóa. Tuy nhiên, để vận động người nghiện tham gia tích cực chương trình điều trị này, TP. Đà Nẵng quyết định hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho người điều trị và tăng cường công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho những người điều trị.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_03_25/dieu.jpg


Để vận động người nghiện tham gia tích cực chương trình điều trị này, TP. Đà Nẵng phấn đã quyết định hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho người điều trị - Ảnh minh họa

</tbody>
Điều trị nghiện heroin bằng thuốc Methadone được coi là “phao cứu sinh”, giúp người nghiện, gia đình và xã hội thoát gánh nặng về tài chính. Chính vì vậy, toàn quốc hiện đang nỗ lực để đạt được mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 80.000 người nghiện tham gia điều trị.

Tính đến ngày 20/3, Đà Nẵng có 355 người nghiện đang được điều trị tại cơ sở điều trị Methadone số 1 (91 Nguyễn Đức Trung, quận Thanh Khê) và cơ sở điều trị Methadone số 2 (163 Hải Phòng, quận Hải Châu). Thành phố luôn tạo mọi điều kiện để người nghiện heroin có cơ hội tham gia điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone.

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Đà Nẵng được sự tài trợ của dự án hợp tác giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế - Dịch vụ con người Hoa Kỳ (VAAC-US.CDC) nên bệnh nhân được điều trị miễn phí. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2015, dự án chỉ hỗ trợ thuốc Methadone và dừng hỗ trợ các chi phí khác.

Để tiếp tục duy trì hiệu quả và bảo đảm tính bền vững của chương trình, trong năm 2015, Đà Nẵng quyết định đầu tư 1,2 tỷ đồng chi trả toàn bộ kinh phí điều trị, bao gồm: Xét nghiệm cơ bản ban đầu, khám sàng lọc ban đầu, xét nghiệm nước tiểu thường xuyên và các chi phí thường xuyên khác như nước uống, cốc uống thuốc sử dụng một lần, bảo quản thuốc...

Nhờ có chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, nhiều người nghiện đã làm lại cuộc đời, cải thiện sức khỏe, sống lành mạnh và tái hòa nhập với cộng đồng. Điển hình như chị Phan Thu T, tham gia chương trình điều trị Methadone từ năm 2012, đến nay sức khỏe của chị đã được cải thiện rất nhiều, chị đã tìm được công việc ổn định và có thể nuôi sống bản thân. Không chỉ là một trong những thành viên điều trị tích cực mà chị còn giới thiệu nhiều người cùng tham gia điều trị.

Theo Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Đà Nẵng Phạm Thị Đào, với sự hỗ trợ kinh phí từ thành phố, việc điều trị Methadone cho người nghiện heroin trên địa bàn không bị giới hạn. Ngược lại, hai cơ sở Methadone luôn tiếp tục tạo niềm tin, điều kiện để những người nghiện được tham gia chương trình. Thêm vào đó, sẽ tăng cường công tác xét nghiệm, khám sàng lọc, tư vấn… cho người bệnh.

Chị N.T.T.L (SN 1988, quận Hải Châu) tham gia chương trình từ tháng 6/2011 chia sẻ: “Năm trước, nghe thông báo người bệnh sẽ chịu một phần kinh phí, chúng tôi lo lắm. Nay được thành phố quan tâm hỗ trợ toàn bộ, tôi vừa mừng, vừa thấy có động lực để phấn đấu điều trị tốt, không bao giờ quay trở lại con đường cũ”.

Như vậy, đây có thể coi là giải pháp tích cực không chỉ khích lệ những người nghiện trên địa bàn thành phố yên tâm tiếp tục duy trì điều trị mà còn vận động những người nghiện khác tìm hiểu và tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.


Trà My
http://tiengchuong.vn

Charles
25-03-2015, 18:29
Bình Thuận: Phấn đấu hơn 1.140 người nghiện điều trị Methadone năm 2015

Thứ tư 25/03/2015 16:00

Theo Quyết định 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ tiêu giao cho tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 sẽ có 1.144 bệnh nhân được tham điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Vì vậy, tỉnh Bình Thuận đang gấp rút triển khai các hoạt động để có thể đạt được chỉ tiêu này.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_03_25/dt.jpg


Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>
Tính đến năm 2014, toàn tỉnh Bình Thuận phát hiện hơn 2.100 người nghiện ma túy, chủ yếu phổ biến là người dân ven biển ở các địa phương như Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong, Bắc Bình. Độ tuổi của người nghiện ma túy có xu hướng trẻ hóa, cuối năm 2014, có đến 88,1% người nghiện ma túy ở độ tuổi từ 16 - 30, nhóm tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ 9,88% và nhóm tuổi dưới 16 là 2,02%. Hơn 95% người nghiện ma túy tại Bình Thuận là nam giới.

Hình thức sử dụng ma túy trên địa bàn chủ yếu là tiêm chích, chiếm tỷ lệ đến 92%. Chính vì vậy, đây chính là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích. Bên cạnh hậu quả liên quan tới HIV/AIDS, những người nghiện gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, ảo giác, căng thẳng thần kinh… Đi cùng, là những hệ lụy về tài chính, ảnh hưởng đến xã hội, bởi có đến 90,36% người nghiện mâu thuẫn với người thân trong gia đình và 40% có hành vi vi phạm pháp luật.

Hiện Bình Thuận có 2 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận ở Phan Thiết và Trung tâm Y tế thị xã La Gi. Tính đến cuối tháng 12/2014, toàn tỉnh có 407 bệnh nhân tham gia điều trị Methadone, đạt 81,4% chỉ tiêu của Chính phủ giao là 500 bệnh nhân.

Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Thuận Phạm Thanh Thành cho biết, để đạt được chỉ tiêu 1.144 bệnh nhân được điều trị Methadone đến năm 2015 đang là một thách thức lớn đối với tỉnh, bởi phần lớn bệnh nhân vùng ven biển là người lao động biển, mỗi chuyến biển kéo dài từ vài ngày đến 1 tháng, đặc biệt vụ cá nam sắp tới thời gian đi biển sẽ dài hơn, nên việc uống Methadone hàng ngày có nguy cơ bỏ liều nửa chừng.

Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn này cần có chương trình hỗ trợ tạo việc làm phù hợp lâu dài cho bệnh nhân để tránh bỏ điều trị giữa chừng. Như vậy chương trình điều trị Methadone sẽ mang lại hiệu quả cao, có tính chất bền vững hơn.

Bên cạnh đó, cả hệ thống chính trị từ các phường, xã cần chung tay vào cuộc vận động tuyên truyền cho các bệnh nhân và gia đình người thân của những người nghiện tham gia điều trị Methadone, đồng thời tổ chức thực hiện các mô hình nói chuyện chuyên đề, giao lưu giữa những người điều trị, tư vấn cho gia đình người nghiện và bệnh nhân nghiện đang điều trị Methadone…

Dự kiến, cuối tháng 3/2015, tinh Bình Thuận sẽ triển khai thêm 2 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế Bắc Bình, Trung tâm Y tế Tuy Phong và 1 điểm cấp phát thuốc tại Mũi Né (Phan Thiết).


Thúy Vân
http://tiengchuong.vn

Charles
30-03-2015, 17:15
Kết hợp điều trị liệu pháp dược lý với các hoạt động tư vấn cho người điều trị Methadone

Thứ hai 30/03/2015 16:40

Để cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone đạt hiệu quả cao hơn nữa, cần kết hợp điều trị liệu pháp dược lý và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý, nâng cao thể lực, động viên, giáo dục kỹ năng sống, dự phòng tái nghiện cho bệnh nhân điều trị.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_03_30/tham.jpg


Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long thăm hỏi bệnh nhân điều trị Methadone tại Huế

</tbody>
TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục Trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã đề nghị như trên trong chuyến thăm và làm việc mới đây tại Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ở đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế.

Cơ sở điều trị Methadone của tỉnh Thừa Thiên- Huế đi vào hoạt động từ giữa tháng 11/2014, sau gần 4 tháng đi vào hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở đã tiếp nhận điều trị cho 101 bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện, chủ yếu là bệnh nhân nghiện heroin, đạt được 50% chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 về việc “Giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone năm 2014 - 2015".

Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao và biểu dương sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất của UBND tỉnh, các ban ngành và ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên- Huế đã giúp cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh được thẩm định và đi vào hoạt động đúng theo quy định của nhà nước.

Bên cạnh đó, Cục trưởng yêu cầu ngành y tế tỉnh cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính từ cấp xã phường, giảm thời gian chờ đợi để tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp, các ban ngành về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích về mặt xã hội của chương trình điều trị Methadone.

Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp công tác liên ngành, hỗ trợ, tư vấn việc làm; tăng cường công tác quản lý thuốc Methadone, nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị Methadone.


Hồng Minh
http://tiengchuong.vn

songchungvoi_HIV
31-03-2015, 16:32
Ra mắt trang tin điện tử về điều trị MethadoneThứ ba 31/03/2015 16:55

Nhằm cung cấp cho người nghiện ma túy, bệnh nhân đang sử dụng thuốc Methadone và các cán bộ y tế những thông tin hữu ích về chương trình điều trị Methadone, Dự án USAID/SMART TA của Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI) đã cho ra mắt trang tin điện tử mới về chương trình điều trị Methadone Việt Nam.



<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_03_31/m.jpg


Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

</tbody>

Bạn đọc đến với trang tin điện tử có thể tìm thấy thông tin chi tiết về nghiện ma túy, điều trị Methadone, cập nhập tin tức, tham khảo tài liệu đào tạo và xem video. Bên cạnh đó, có thể tìm kiếm phòng khám Methadone thuận lợi nhất, tìm hiểu về điều kiện để điều trị Methadone và các thủ tục yêu cầu điều trị.

Trang tin điện tử www.mmtvietnam.com (http://www.mmtvietnam.com/) với các nội dung cốt lõi được viết song ngữ dưới dạng tiếng Việt và tiếng Anh, giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin một cách an toàn và riêng tư.

Ngoài ra, bạn đọc còn có thể tìm thấy thông tin về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại các địa chỉ:

Facebook: www.facebook.com/methadonetreatment (http://www.facebook.com/methadonetreatment)
Google+: https://plus.google.com/b/.../1016928157050794833.../about/p/pub (https://plus.google.com/+Mmtvietnam/about/p/pub)
Twitter: https://twitter.com/mmtVietnam (https://twitter.com/mmtVietnam)
Methadone là một chất có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện, có tác dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện, nhưng gây khoái cảm yếu. Methadone được dùng bằng đường uống, tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 đến 4 giờ. Thời gian bán hủy trung bình của Methadone là 24 giờ. Sau một thời gian điều trị bằng thuốc Methadone, có thể giảm liều và tiến tới ngừng sử dụng Methadone.

Với lợi ích của việc điều trị Methadone và những kết quả tích cực trong quá trình triển khai thí điểm Hải Phòng và TP.HCM từ năm 2008, Chính phủ đã cho phép triển khai mở rộng Methadone trên phạm vi toàn quốc.

Ngày 20/6/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1008/QĐ-TTg về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone năm 2014 và 2015. Theo Quyết định này, Chính phủ giao cụ thể chỉ tiêu cho 61 tỉnh phải điều trị cho 30.850 bệnh nhân trong năm 2014 và điều trị 81.047 bệnh nhân vào thời điểm cuối năm 2015.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, tính đến ngày 19/3/2015, các tỉnh đã thực hiện điều trị được 27.602 bệnh nhân, tương đương 34,06% chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao.
Thúy Vânhttp://tiengchuong.vn/

Charles
01-04-2015, 11:10
Hải Phòng: 100% người nghiện tiếp cận các dịch vụ điều trị

Thứ tư 01/04/2015 10:31

Đó là mục tiêu mà Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Phòng đặt ra trong năm 2015.

Theo báo cáo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Phòng, đến nay trên địa bàn thành phố có 7.334 người nghiện ma túy, trong đó có 3.400 người nghiện được điều trị Methadone tại 15 cơ sở; 201 người được điều trị tại gia đình cộng đồng. Hiện Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội số 2 thành phố đang cai nghiện bắt buộc cho 346 người; Trung tâm Gia Minh là 612 người, trong đó có 190 người quản lý sau cai.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2015_04_01/m.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện

</tbody>
Thực hiện Nghị quyết 98⁄NQ-CP ngày 26⁄12⁄2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng xây dựng kế hoạch cai nghiện cho người nghiện ma túy năm 2015. Theo đó, sẽ tổ chức cai nghiện bắt buộc cho 1.509/7.334 người chiếm tỷ lệ 20,57%; cai tại cộng đồng 3.834/7.334 người chiếm 52,27%.

Thời gian tới Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hải Phòng tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ khó khăn trong việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tăng cường chỉ đạo công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, phấn đấu 100% người nghiện được tiếp cận các dịch vụ điều trị, cai nghiện khác nhau để giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.


Đăng Dũng
http://tiengchuong.vn

Charles
02-04-2015, 08:59
Khánh Hòa: Khó khăn trong cai nghiện ma túy bằng Methadone

Bản tin 115 | Thứ 5, 2/4/2015

VOVGT - Hoạt động điều trị bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn như: khu điều trị chật hẹp, chế độ chính sách cho nhân viên y tế còn hạn chế…
Nghe nội dung chi tiết tại đây:

<audio controls="" height="29" width="500"></audio>

Gần 10 năm nghiện ma túy, nhiều lần cai nghiện không thành công, anh Nguyễn Văn C, ở phường Phước Hải, thành phố Nha Trang đã đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa để điều trị bằng Methadone. Sau khi làm các hồ sơ, thủ tục, tiến hành các xét nghiệm cần thiết, anh được các nhân viên tại đây cấp phát thuốc Methadone dạng siro để uống ngay tại chỗ.

Anh Nguyễn Văn C cho biết: “Mới uống ngày đầu tiên mà thấy cũng đỡ, cũng giằng được cữ, cắt được cơn mệt. Mấy bữa trước, giờ này là người quằn quại, bây giờ uống thuốc thì thấy cũng bình thường”.


http://vovgiaothong.vn/Upload/THUY NVN/2015/T4-2015/2-4/vovgiaothong_khanh_hoa_kho_khan_trong_cai_nghien_m a_tuy_bang_methadone_5.jpg
Bệnh nhân uống Methadone tại cơ sở cấp phát thuốc (Ảnh minh họa)

3 tháng nay, bất kể nắng mưa, bà Trần Thị H. ở phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang đều đặn đưa con trai của mình đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để nhận thuốc. Con trai bà nghiện ma túy đã 6 năm, gia đình, vợ con khuyên nhủ, đưa đi nhiều nơi cai nghiện nhưng không có kết quả. Vậy mà mới qua 3 tháng điều trị bằng Methadone, đến nay con bà đã khỏe hơn, không còn cảm giác thèm ma túy, gia đình ai cũng mừng.

Bà Trần Thị H. chia sẻ: “Chương trình này rất tốt cho những người nghiện ma túy. Uống thuốc này tuần đầu có thể quên ma túy đi, tuần thứ 2 có thể dứt hẳn, không có mơ tưởng đến. Có thuốc này sáng ngày cháu nó đến nó uống, sau đó nó về nhà thấy nó vẫn bình thường. Nó nghiện tới mấy năm rồi, mỗi ngày tiêu xài cũng 1 triệu đồng”.

Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam từ năm 2008. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn nên được coi là phương pháp điều trị an toàn cho sức khỏe của người nghiện. Đến nay, tại tỉnh Khánh Hòa có 165 người được điều trị bằng Methadone. Trong khi đó, chỉ tiêu đến hết năm 2015, Trung tâm phải điều trị cho 500 người nghiện.

Ông Trần Văn Tin, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa cho biết: Hoạt động điều trị bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn như: khu điều trị chật hẹp, chế độ chính sách cho nhân viên y tế còn hạn chế… Đặc biệt, Methadone đang được cấp miễn phí từ các chương trình tài trợ của các tổ chức quốc tế nhưng theo cam kết, nguồn tài trợ này sẽ chấm dứt sau năm 2015.

“Dự kiến kế hoạch mở rộng Methadone ở phía Bắc và phía Nam tỉnh, bệnh nhân sẽ đóng góp một phần chi phí cho dịch vụ này. Phần lớn bệnh nhân nghiện ma túy là nghèo, thất nghiệp, mang nhiều mầm bệnh trong người. Cho nên nếu chúng ta làm không tốt sẽ dẫn đến bệnh nhân có nguy cơ tuân thủ kém, rất dễ tái nghiện”, ông Tin phân tích.

Cai nghiện ma túy đòi hỏi phải thường xuyên và lâu dài. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có kế hoạch hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghiện được chữa bệnh, hòa nhập cộng đồng.


Thái Bình - Thường trú VOV tại Miền Trung
http://vovgiaothong.vn (http://vovgiaothong.vn/ban-tin-115/khanh-hoakho-khan-trong-cai-nghien-ma-tuy-bang-methadone/64794)

Charles
03-04-2015, 11:34
<header>Điều trị Methadone thí điểm đối với phạm nhân tại trại giam</header>
<time>Thứ Sáu, ngày 3/4/2015 - 07:16</time>

ANTĐ - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vừa có ý kiến chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy bằng thuốc Methadone; tăng cường điều trị thuốc kháng virus (ARV) cho người nhiễm HIV/AIDS.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch để triển khai điều trị Methadone thí điểm đối với phạm nhân tại trại giam. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an ban hành ngay hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; ban hành hướng dẫn cụ thể để triển khai điều trị Methadone thí điểm đối với phạm nhân tại trại giam. Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng Luật Dự phòng và điều trị nghiện; Luật Phòng chống mại dâm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan…


Minh Trí
http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/dieu-tri-methadone-thi-diem-doi-voi-pham-nhan-tai-trai-giam/603106.antd

Charles
05-04-2015, 15:42
Methadone đến với người nghiện vùng sâu, vùng xa

Chủ nhật 05/04/2015 13:49

Vùng quê Tiên Cảnh (H. Tiên Phước, Quảng Nam) lâu nay bình yên như bao làng quê khác, nhưng trong những gần đây rộ lên tình trạng thanh niên rủ nhau làm vàng và nạn nghiện ma túy cũng kéo theo từ đó.

Toàn xã có gần 200 người nghiện; ma túy là nỗi ám ảnh với người dân nơi đây. Do vậy, khi có thông tin đoàn công tác của Sở Y tế và CA Quảng Nam tuyên truyền hướng dẫn cách cai nghiện ma túy bằng Methadone, người dân đã đến khá đông, trong đó có cả những thanh niên nghiện ma túy. Tại buổi tuyên truyền, hướng dẫn, ngoài việc tuyên truyền cho người dân về tệ nạn ma túy, tác hại của ma túy; cán bộ sở y tế đã tư vấn, hướng dẫn người dân về phương pháp cai nghiện ma túy bằng methadone.

Chương trình Methadone được nhiều nước trên thế giới công nhận đây là chương trình điều trị thay thế nghiện hiệu quả nhất. Methadone là một chất có tác dụng tương tự các chất dạng thuốc phiện nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn. Methadone được sử dụng được bằng đường uống, có tác dụng làm mất các biểu hiện cai khi ngừng sử dụng ma túy, làm giảm thèm nhớ ma túy và phục hồi chức năng thể chất. Hiện methadone được Nhà nước ta hỗ trợ cai nghiện miễn phí. Methadone chỉ có tác dụng với người nghiện các chất heroin. Ưu điểm điều trị nghiện bằng Methadone là không gây hại cho người sử dụng, người bệnh không phải dùng thuốc hướng thần khác. Đồng thời còn giúp người bệnh chấm dứt hoặc giảm đáng kể việc sử dụng heroin, có khả năng duy trì công việc, học tập.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_04_05/7a.jpg

</tbody>

Hướng dẫn tuyên truyền tận nhà

Buổi tuyên truyền, hướng dẫn đã thật sự thu hút người dân và đặc biệt là những người đã trót nghiện ma túy bằng câu chuyện người thật việc thật của anh Đào Việt Ánh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam một người đã từng nghiện ma túy và đã trải qua một thời gian dài bế tắc khi nhiều lần cai nghiện nhưng không thành công. Tuy nhiên, anh đã tìm được cứu cánh, đã và đang cai nghiện có hiệu quả với thuốc methadone khi cai nghiện tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Nam.

Không chỉ tư vấn, hướng dẫn tập trung tại cộng đồng mà đoàn công tác còn đến nhiều gia đình có người nghiện ma túy để tìm hiểu, hướng dẫn cách cai nghiện. Gia đình ông Trà Văn Điền (thôn Bình Yên, xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) trong nhiều tháng qua đã mất ăn, mất ngủ khi có con trai là Trà Văn Huân, 24 tuổi lâm vào cảnh nghiện ma túy. Để giúp con thoát khỏi ám ảnh của ma túy, gia đình ông đã khuyên nhủ và động viên con trai cai nghiện. Nhưng quả thật khó khăn khi nhìn con trai cai nghiện cắt cơn khó nhọc tại nhà. Vợ chồng ông phải gác lại tất cả công việc kinh tế để giúp con. Vì thế, khi nghe được giới thiệu phương pháp cai nghiện bằng methadone, gia đình ông đã vui mừng và mong muốn cũng được sớm điều trị cho con.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyengiangoanh/2015_04_05/7b.jpg

</tbody>

Tuyên truyền tập trung

Được biết, tại H. Tiên Phước, không chỉ xã Tiên Cảnh có số đông người nghiện ma túy mà nhiều xã lân cận trên địa bàn cũng có nhiều người nghiện. Chính vì thế, trong chuyến công tác này, đoàn cũng đã khảo sát để chuẩn bị các điều kiện đề nghị thành lập một cơ sở cấp thuốc tại Tiên Phước để tạo điều kiện tốt nhất cho người cai nghiện, nhất là thuận tiện cho việc đi lại, phát huy hiệu quả cai nghiện.

Ước tính tỉnh Quảng Nam có 600-800 người nghiện chích heroin, đây là số người cần được điều trị lâu dài bằng Methadone. Hiện tại tỉnh ta, Cơ sở điều trị Methadone đầu tiên tại TP Tam Kỳ bắt đầu hoạt động từ ngày 1-12-2014. Mới hơn 3 tháng triển khai nhưng đã gần 100 người tham gia điều trị, tức là sẽ có gần 100 người có khả năng chia tay con đường nghiện ma túy, chừng ấy gia đình được lấy lại niềm vui và tiếng cười, điều mà họ tưởng chừng như chẳng còn nữa.


Theo CAND
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Methadone-den-voi-nguoi-nghien-vung-sau-vung-xa/13230.vgp

Charles
06-04-2015, 10:19
Điều trị bằng Methadone giúp nhiều người nghiện ma túy tìm lại giá trị cuộc sống

Thứ hai, 06/04/2015 - 09:45

Nhiều năm trở lại đây, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp. Phần lớn số người sử dụng ma túy còn trong độ tuổi thanh niên và tệ nạn ma túy làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, tạo ra nhiều thách thức đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Trên thực tế, nhiều người nghiện ma túy tham gia cai nghiện theo hình thức tập trung tại các trung tâm hoặc thông qua các mô hình cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. Song không ít các trường hợp chỉ một thời gian ngắn sau lại tái nghiện. Ở các địa phương khác, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã mang lại kết quả tốt cho nhiều người.

Tại Bắc Ninh, Trung tâm Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone vừa được thành lập và đi vào hoạt động năm 2014 nhằm ngăn chặn tình trạng lây truyền HIV qua tiêm chích ma túy đồng thời hạn chế và đẩy lùi tệ nạn ma túy.

Sáng ngày 30-3 vừa qua, cơ sở điều trị khởi liều cho 18 bệnh nhân hoàn tất các thủ tục đồng thời điều trị duy trì cho 71 bệnh nhân khác. Dù mọi việc chỉ dồn gọn trong một buổi sáng, tính cả người nhà và bệnh nhân lên tới hơn 100 người nhưng chúng tôi ghi nhận được sự khẩn trương mà khoa học, nền nếp ở đây. Các y bác sĩ, tư vấn viên và nhân viên của trung tâm tất bật với công việc bất chấp cái oi bức những ngày giao mùa.

Bác sĩ Vương Thị Tuyến cho biết: Sau khi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, bệnh nhân sẽ được khởi liều, dò liều để tìm ra liều lượng phù hợp. Trong số 89 ca bệnh đang điều trị tại cơ sở, bệnh nhân đến từ thành phố Bắc Ninh vẫn chiếm đa số với khoảng 2/3. Trong đó có 4 bệnh nhân vừa dùng ARV, vừa điều trị thay thế. Những bệnh nhân này, việc dò liều vất vả hơn nhiều do tương tác thuốc. Có khi vừa dò liều phải vừa điều chỉnh cả thuốc ARV bởi hai loại thuốc này có sự tương tác với nhau.

Nếu như ngày đầu tiên hoạt động, chỉ có 7 người điều trị khởi liều, đến nay có gần 100 bệnh nhân tự nguyện đến đây để được điều trị, duy trì sức khỏe và hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Anh V.Q.B. ở Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh) sinh năm 1970 nhưng có tới 15 năm nghiện ma túy, một trong 7 người điều trị khởi liều đầu tiên tại cơ sở chia sẻ: Những năm trước tôi có nghe nói về phương pháp điều trị thay thế này nhưng ở Bắc Ninh chưa có. Tôi nghiện ma túy nhiều năm và chừng đó năm cuộc sống gia đình cực khổ, chuyện cãi vã xảy ra như cơm bữa, vợ không tin chồng, họ hàng làng xóm xa lánh… Dùng methadone thay thế heroin không tốn kém, lại được bảo đảm sức khỏe, tôi tăng được 5kg. Sau 3 tháng điều trị, tôi như trút được gánh nặng, không còn cơn thèm, nhớ heroin nữa, cuộc sống gia đình trở lại bình thường, gia đình vui vẻ, anh chị em ai cũng cởi mở hẳn lên.

Cũng giống như anh B., anh B.Đ.L. ở phường Đại Phúc nghiện ma túy 5-6 năm nay, từng có người yêu nhưng chia tay cũng vì ma túy. Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng, nhưng giờ đây, những điều đó trở thành quá khứ bởi từ khi kiên trì điều trị thay thế bằng methadone, niềm tin yêu trở lại trong gia đình anh.

Trong khi hầu hết các bệnh nhân khác khi được hỏi còn e dè, đều chưa muốn công khai danh tính thì anh Nguyễn Thế Cường ở phường Vạn An (thành phố Bắc Ninh) không ngại ngùng và chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện riêng của mình. Anh Cường nghiện ma túy nhiều năm và cũng đi cai nhiều lần nhưng lần nào về cũng tái nghiện. Bản thân anh từng kết hôn nhưng vợ chồng chia tay nhau vì nghiện ma túy. Gần đây, anh nghe nói đến phương pháp điều trị thay thế này, được tư vấn về những lợi ích khi điều trị nên anh rủ thêm một số người bạn đăng ký tham gia. Gặp bệnh nhân Cường trong ngày điều trị khởi liều, anh bày tỏ rõ quyết tâm kiên trì điều trị để không lệ thuộc vào heroin nữa và có cơ hội làm lại cuộc đời.

Các bệnh nhân sau một thời gian điều trị tại cơ sở đều chuyển biến tích cực. Tất cả những bệnh nhân khi được hỏi đều khẳng định ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân, đồng thời không còn cảm giác thèm nhớ, lên cơn vật vã như trước nữa. Và điều chung nhất họ tâm sự với chúng tôi chính là sự thay đổi từ phía gia đình, cộng đồng. Không còn bị kỳ thị, tự kỳ thị, được tôn trọng và tin tưởng, nhiều người đã hòa nhập tốt và tìm lại được giá trị đích thực của cuộc sống.

Bác sỹ Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trưởng cơ sở điều trị cho biết: Qua 3 tháng triển khai, Chương trình Methadone đã cho thấy hiệu quả tích cực khi làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Họ được cải thiện toàn diện về mặt sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vì vậy cũng được nâng cao.

Methadone là liệu pháp điều trị chuẩn quốc tế cho người nghiện heroin. Khi được kiểm soát chặt chẽ, đây là liệu pháp cực kỳ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Ngoài ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV, chương trình methadone còn mang ý nghĩa hết sức nhân văn, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường để tiếp tục học tập, làm việc.

Việt Hoa
http://baobacninh.com.vn

songchungvoi_HIV
23-04-2015, 19:09
Kon Tum chính thức điều trị Methadone cho người nghiệnThứ tư 22/04/2015 17:26

Ngày 21/4, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã tổ chức Lễ khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone số 1. Đây là cơ sở điều trị đầu tiên, nằm trong khuôn viên phòng khám Đa khoa khu vực phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_04_22/Methadone.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân

</tbody>

Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đối với người nghiện các chất dạng thuốc phiện sẽ làm giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng các dạng thuốc phiện, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, giúp người nghiện ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

Với việc đưa vào sử dụng cơ sở điều trị bằng Methadone này, tỉnh Kon Tum sẽ tổ chức tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong năm 2015, theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015.

Để cơ sở điều trị Methadone đầu tiên của tỉnh phát huy hiệu quả trong quá trình hoạt động, trong thời gian tới, Sở Y tế tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; vận động, giới thiệu người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị; tổ chức quản lý, giáo dục và hỗ trợ người nghiện tham gia.

Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát việc điều trị Methadone đảm bảo theo quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế; quản lý chặt chẽ người bệnh trong quá trình điều trị. Đồng thời, triển khai công tác quản lý người bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ đào tạo dạy nghề và tạo công ăn việc làm để giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

Tại cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone số 1, cán bộ và nhân viên cơ sở sẽ tổ chức điều trị cho người nghiện theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế. Hướng dẫn thủ tục hồ sơ đăng ký tiếp nhận đối tượng tham gia điều trị tại cơ sở đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, không gây phiền hà cho đối tượng.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2014, số đối tượng nghiện, số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma tuý vẫn gia tăng so với năm 2013, số người nghiện tập trung chủ yếu tại các địa bàn phức tạp về ma túy như huyện Ngọc Hồi, Đăk Hà và thành phố Kon Tum. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 354 đối tượng nghiện (tăng 77 đối tượng so với năm 2013).

Trà Myhttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
14-05-2015, 15:43
Dùng methadone, người nghiện giảm vi phạm trên 30 lần14/05/2015 13:22 GMT+7
TT - Đây là báo cáo ngày 13-5 của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Theo đó, tính đến hết tháng 4-2015 Bộ Y tế và các địa phương đã mở cơ sở điều trị methadone cho người nghiện ma túy tại 43 tỉnh thành, với gần 30.000 người nghiện được điều trị. Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt là năm 2015 có 80.000 người nghiện được điều trị methadone thì kết quả này không đạt mục tiêu, thậm chí rất chậm so với mục tiêu.


Tuy nhiên, qua khảo sát về hiệu quả điều trị, tỉ lệ người nghiện ma túy ở VN tuân thủ điều trị methadone rất cao, lên tới 93-96 tùy theo thời gian điều trị, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với khảo sát tại Malaysia và Trung Quốc chỉ đạt 72-75 . Sau hai tháng điều trị, tỉ lệ người nghiện còn sử dụng ma túy giảm xuống còn gần 16 , tỉ lệ bị lây nhiễm HIV giảm rất mạnh (24 tháng chỉ phát hiện một bệnh nhân HIV dương tính mới trong gần 1.000 người nghiện được khảo sát), tỉ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40 xuống còn 1,3 sau 24 tháng điều trị...


LAN ANH

http://tuoitre.vn/

songchungvoi_HIV
14-05-2015, 19:04
Gần 29.300 người nghiện đang được điều trị MethadoneThứ năm 14/05/2015 19:00

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến hết tháng 4/2015 Bộ Y tế và các địa phương đã mở cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện ma túy tại 43 tỉnh thành, với gần 29.300 người nghiện được điều trị.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.3999996185303px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_05_14/dt.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy tại Quận Long Biên - Ảnh Thùy Chi

</tbody>

Điều trị nghiện các chất dạng thuộc phiện bằng Methadone hiện đang được triển khai tại hơn 80 quốc gia với trên 1 triệu bệnh nhân. Tại Trung Quốc, chương trình này được triển khai từ năm 2004. Hiện Trung Quốc có 716 phòng khám/28 tỉnh với tổng số trên 330.000 bệnh nhân. Chương trình điều trị Methadone tại Trung Quốc giúp ngăn ngừa được 7.000 trường hợp nhiễm HIV, giảm được trên 42 tấn heroin tiêu thụ. Tại Malaysia, hiện có 288 điểm điều trị Methadone với 45.000 bệnh nhân.

Tại Việt Nam, qua khảo sát về hiệu quả điều trị, tỷ lệ người nghiện ma túy tuân thủ điều trị Methadone rất cao, lên tới 93-96 tùy theo thời gian điều trị, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với khảo sát tại Malaysia và Trung Quốc chỉ đạt 72-75.

Sau hai tháng điều trị, tỷ lệ người nghiện còn sử dụng ma túy giảm xuống còn gần 16%, tỷ lệ bệnh nhân giảm hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40 xuống còn 1,3 sau 24 tháng điều trị..., tỷ lệ lây nhiễm HIV giảm rất mạnh (24 tháng chỉ phát hiện 1 người nhiễm HIV dương tính mới trong gần 1.000 người nghiện được khảo sát).

Bên cạnh đó, giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm bệnh nhân còn tiêm chích ma túy từ 21% xuống còn 2% sau 24 tháng tham gia điều trị. Đồng thời, cải thiện rõ rệt về thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống. Cụ thể, chất lượng cuộc sống bệnh nhân được cải thiện rõ rệt sau 24 tháng, đặc biệt về thể chất; tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15%, sau 12 tháng điều trị.

Ngoài ra, việc điều trị Methadone cũng giúp người nghiện giảm mạnh mâu thuẫn trong gia đình. Giảm hành vi lừa dối, cưỡng ép người thân để có tiền mua ma túy từ 90% xuống còn 2%; giảm mâu thuẫn trong gia đình và bạn bè từ 20% xuống còn 3%. Đặc biệt, điều trị Methadone giúp mạng lại hiệu quả kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ người điều trị có việc làm tăng 75,9% sau 24 tháng điều trị.

Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015 phải đạt 80.000 người nghiện được điều trị Methadone. Trong khi đó, hiện mới có 29.300 bệnh nhân đang được điều trị. Như vậy, các bộ ngành liên quan cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác này để đạt được mục tiêu do chính phủ đưa ra.

Thùy Chihttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
15-05-2015, 18:28
Yên Bái: Điều trị Methadone cho gần 660 người nghiện ma túyThứ sáu 15/05/2015 15:05

Yên Bái là một trong những địa phương có số người nghiện ma túy cao trong cả nước, với gần 3.000 đối tượng có hồ sơ quản lý.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.3999996185303px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenkimlien/2015_05_15/1_copy_copy.jpg

</tbody>

Công tác cai nghiện ma túy được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tại Trung tâm chữa bệnh đang cai nghiện cho gần 660 người và hàng trăm người đang điều trị Methadone tại các cơ sở.

Tỉnh Yên Bái cũng đã đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ hệ thống cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng và quản lý người nghiện sau cai.


Ông Phạm Xuân Tùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: “Để cho thực hiện có hiệu quả công tác này, chúng tôi yêu cầu các địa phương hỗ trợ, giúp đỡ các học viên đã cai nghiện trở về. Hằng tháng có nhận xét, đánh giá đối với từng học viên. Và khi họ đã cai nghiện trở về mà bản thân hay gia đình có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế thì chúng tôi sẽ có những can thiệp để họ được vay vốn phát triển kinh tế”.
Theo VOV

songchungvoi_HIV
17-05-2015, 14:17
TP Uông Bí: Triển khai chương trình điều trị cai nghiện bằng methadoneCập nhật: 23:59, 16/05/2015 (GMT+7)


Dự kiến trong quý III-2015, TP Uông Bí sẽ đưa Cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone vào hoạt động. Đây là địa phương thứ 5 trong tỉnh triển khai chương trình này (sau Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn, Đông Triều), hướng đến mục tiêu góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện, giúp người nghiện từng bước giảm dần và không lệ thuộc vào ma tuý, hồi phục sức khoẻ, thay đổi hành vi lối sống, phục hồi nhân cách.


<tbody>
http://baoquangninh.com.vn/dataimages/201505/original/images800067_untitled_2_VUSX.jpg


Ảnh minh họa

</tbody>

TP Uông Bí hiện có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 toàn tỉnh, trong đó số bệnh nhân xác định địa chỉ là trên 220 người. Qua kết quả giám sát trọng điểm năm 2013 của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, số người nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý ở TP Uông Bí chiếm 24,8%. Qua điều tra các tụ điểm, ước tính trên địa bàn thành phố có khoảng 250 người nghiện chích ma tuý. Thành phố đã triển khai các hoạt động tiếp cận và cấp phát bơm kim tiêm sạch miễn phí cho các đối tượng nghiện chích ma tuý, tư vấn thay đổi hành vi phòng chống ma tuý, phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

Nhằm góp phần làm giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện, năm qua thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. Đến nay, sau gần một năm chuẩn bị, Cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone TP Uông Bí đã được xây sửa gần hoàn thiện. Cơ sở nằm trong khuôn viên Trạm Y tế phường Trưng Vương, bao gồm các phòng: Đón tiếp, đăng ký; tư vấn; khám bệnh; cấp phát thuốc; kho bảo quản thuốc; khu vực ngồi chờ. Sở Y tế bố trí 250 triệu đồng đầu tư trang thiết bị cho Cơ sở, đảm bảo đầy đủ theo danh mục và yêu cầu kỹ thuật của Bộ Y tế.Bác sĩ Trần Ngọc Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố, cho biết: Nhân lực là một trong những khâu khó nhất trong triển khai kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. Để Cơ sở đi vào hoạt động cần có 12 nhân viên, trong đó có 8 cán bộ chuyên môn và 4 nhân viên phục vụ. Trung tâm Y tế thành phố đã cử 12 cán bộ đi đào tạo kiến thức, kỹ năng tại Hà Nội để sẵn sàng tiếp nhận công việc. Trước mắt, khi Cơ sở đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ cử cán bộ, nhân viên làm việc kiêm nhiệm, đảm bảo mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, Tết.

Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Uông Bí tuân thủ quy trình điều trị theo đúng quy định của Bộ Y tế. Người bệnh tham gia điều trị phải đáp ứng được quy định tại Hướng dẫn “Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” do Bộ Y tế ban hành, như: Đủ 18 tuổi trở lên; có đơn tự nguyện tham gia; không có chống chỉ định sử dụng thuốc methadone; không có hành vi vi phạm pháp luật; có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ổn định tại TP Uông Bí v.v.. Bác sĩ Trần Ngọc Phương nói rõ thêm: Methadone là một chất dạng thuốc phiện được sử dụng hợp pháp trong điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện khác. Người nghiện sử dụng thuốc vẫn có thể sinh hoạt, làm việc bình thường và tránh được tiêm chích, tránh lây truyền HIV. Dự kiến, quý III-2015 Cơ sở điều trị mới đi vào hoạt động, nhưng đến nay đã có một số người nghiện, gia đình người nghiện đến Trung tâm Y tế thành phố hỏi thông tin và đăng ký tham gia.
Hoàng Quý
http://baoquangninh.com.vn/

songchungvoi_HIV
18-05-2015, 16:04
Hiệu quả chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Hà Nội
07:48, 17/05/2015


Đến nay, Hà Nội có 17 cơ sở điều trị cho hơn 8.500 bệnh nhân ma túy cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, giúp bệnh nhân thay đổi hành vi trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, tăng thể trạng sức khỏe, giảm sử dụng Heroin, giảm hành vi tội phạm do người nghiện gây ra.


<tbody>
http://image.dantocmiennui.vn/uploaddtmn//Article/maithehung/2015/5/11/cai-nghien-1-1.jpg


Bệnh nhân ma túy uống thuốc cia nghiện bằng Methadone tại cơ sở điểu trị Methadone Quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc- TTXVN

</tbody>



<tbody>
http://image.dantocmiennui.vn/uploaddtmn//Article/maithehung/2015/5/11/cai-nghien-2jpg-1.jpg


Nhân viên y tế giám sát bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone tại cơ sở điểu trị Methadone Quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc- TTXVN

</tbody>



<tbody>
http://image.dantocmiennui.vn/uploaddtmn//Article/maithehung/2015/5/11/cai-nghien-3jpg-1.jpg


Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone tại cơ sở điểu trị Methadone Quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc- TTXVN

http://dantocmiennui.vn/



</tbody>

songchungvoi_HIV
19-05-2015, 14:04
Methadone ngoài tầm kiểm soát
Trong thời gian gần đây, đã có một số trang mạng công khai rao bán Methadone với những lời cam đoan chắc chắn sẽ cắt cơn nghiện ma túy. Theo các chuyên gia y tế, Methadone là một loại thuốc thay thế để người nghiện giảm dần việc dùng ma túy và tiến đến cai nghiện hẳn. Việc rao bán Methadone như trên là bất hợp pháp và có thể mang lại nhiều hệ lụy xấu cho người nghiện.
100ml giá 2,5 triệu đồng

“Uống thuốc Methadone giúp ta không mệt mỏi hay có cảm giác dòi bò; không bị thèm, nhớ ma túy; đặc biệt, trong thời gian cắt cơn vừa đi chơi, đi làm, ăn uống, ngủ nghỉ khỏe ra. Tôi chỉ cần 5% ý chí của người nghiện cộng thêm 95% kinh nghiệm và nhất là sự hỗ trợ của thuốc Methadone của tôi thì chắc chắn bỏ được ma túy là chuyện rất dễ dàng”. Đây là quảng cáo của một trong những lời rao bán thuốc Methadone đăng tràn lan trên mạng như trang mạng http://raovat...; vatgia… Phóng viên đã thử liên hệ với một người bán thuốc có rao quảng cáo trên mạng. Qua điện thoại, người bán hàng tên H. có vẻ cảnh giác hỏi lại: “Có gì không? Em ở đâu?”. Sau màn chào hỏi, gợi chuyện, người bán tên H. mới cởi mở “tư vấn”: “Em mua 100ml, giá 2,5 triệu đồng, uống được 20 lần nhé. 3 ngày đầu cắt cơn, em uống mỗi ngày 2 lần. Còn từ ngày thứ tư trở đi, em chỉ cần uống một lần duy nhất vào buổi sáng thôi. Thuốc này sẽ ở trong máu 24 tiếng, sau đó, em phải nạp liều kế tiếp”, H. nói.


http://laodongdongnai.vn/NewImages/ngocthanh/2015/05/270/H270_Hinh3.jpg
Một người nghiện uống Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh


Còn về liều lượng, H. cho biết: “Mới đầu, em phải thử lượng 5ml trong ngày đầu tiên. Nếu vẫn thấy chưa đủ đô, đến ngày thứ 2, em sẽ tăng lên 6ml và ngày thứ 3 là 7ml, rồi từ đó duy trì ở liều này (không pha thêm nước)”. Còn chất lượng thuốc, H. trấn an: “Nhiều người cũng tự mua uống, nhưng không cắt cơn được nên họ cũng phân vân. Đó là do người bán ham lời pha nhiều nước nên không đủ liều lượng. Thuốc của chị bảo đảm chất lượng. Chị sẽ cho em biết nhà chị luôn. Nếu thuốc không đúng như chị quảng cáo, em cứ mang đến nhà trả lại chị. Thuốc này do Mỹ tài trợ (?!)”.


BS. Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện nay, tại Việt Nam, Nhà nước quản lý việc điều trị cai nghiện bằng Methadone. Loại thuốc này do Mỹ tài trợ, được xếp vào loại quản lý theo quy chế thuốc độc bảng A, được bảo quản và phân phối theo chế độ kiểm soát nghiêm ngặt. Nhà nước chưa cho phép bán thuốc này ngoài thị trường. Chính vì vậy, nguồn thuốc được rao bán ngoài cộng đồng hiện nay có thể là nguồn từ trong các cơ sở cai nghiện ra hoặc là một chế phẩm khác giả danh thuốc Methadone mà các đối tượng lợi dụng để kiếm tiền. Theo quy định hiện hành, nếu người nào mang Methadone ra ngoài bán cũng phạm pháp.

Methadone có hiệu quả, nhưng phải trong tầm kiểm soát


BS. Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết: Về quy trình dò liều (tăng dần) mà đối tượng trên nói thì khá đúng, nhưng không phải ai cũng uống dò liều 5ml cả, mà chỉ từ 2ml rồi tăng dần đến khi người nghiện không còn cảm thấy thèm ma túy nữa. “Nếu uống ngay 5ml Methadone ở ngày đầu tiên, có người nghiện sẽ không chịu được và xảy ra các tai biến không lường trước được”, BS. Hải nói.


Trên địa bàn tỉnh đã có 2 cơ sở điều trị Methadone với khoảng 600 người tham gia uống Methadone mỗi ngày. BS. Ngô Duy Thắng, làm việc tại cơ sở điều trị Methadone đặt ở BVĐK TP. Biên Hòa cho biết: Trong thời gian đầu tham gia uống Methadone, bệnh nhân vẫn sử dụng heroin. Đã có tình trạng vứt bơm kim tiêm đầy rẫy tại BV do thường họ phải sử dụng heroin vài lần/ngày nên việc uống Methadone 1 liều/ngày vẫn chưa đủ. “Nhưng chỉ sau thời gian dò liều (mất vài tháng), hầu hết bệnh nhân tham gia uống Methadone đã không còn thích heroin nữa. Có thể nói, điều trị cai nghiện bằng Methadone mang lại hiệu quả rất cao. Vì vậy, lúc đầu cơ sở này chỉ có 7 người tham gia uống Methadone, nhưng sau 4 tháng, số người đã tăng lên là 188 người”, BS. Thắng nói.


Tuy nhiên, điều trị Methadone phải có liệu trình nhất định, tăng hoặc giảm liều lượng phụ thuộc vào từng bệnh nhân và đo liều từ từ. Vì vậy, nếu ngoài cộng đồng có sử dụng Methadone cũng cần phải có nhân viên y tế giám sát bởi thông thường, người nghiện hay bị nhiễm HIV, lao…


Còn theo BS. Hồ Hoàng Cảnh, Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh, tâm lý của người nghiện là không muốn bộc lộ, không muốn đến nơi đông người. Ở một số nước khác, việc sử dụng Methadone khá phổ biến tại cộng đồng với sự giúp đỡ của nhân viên y tế trong việc dò liều, điều chỉnh liều lượng cho đúng để tránh tác hại của thuốc. Nếu sử dụng không đúng liều, Methdone sẽ gây ra một số tác hại như gây ngủ, suy gan, suy thận. Vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế để dò liều. Việc dò liều sẽ được thực hiện từ từ, không được cho bệnh nhân uống liều cao ngay.


“Mục đích cuối cùng là bỏ heroin và cả Methadone. Chỉ những bác sĩ được đào tạo, tập huấn về điều trị Methadone mới có thể làm được việc dò liều và xử lý các biến chứng nếu có do các tác hại của thuốc gây ra”, BS. Cảnh nói.


Methadone là một loại ma túy hợp pháp (không phải là loại thuốc cai nghiện) dùng để thay thế các loại ma túy dạng thuốc phiện như heroin. Người nghiện khi dùng Methadone vẫn có khoái cảm nhưng yếu, nên đây được gọi là phương pháp điều trị thay thế. Do Methadone dùng bằng cách uống nên không làm lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, Methadone chỉ có tác dụng với những người nghiện heroin, không có tác dụng với người nghiện loại ma túy tổng hợp, như: thuốc lắc, ma túy đá... Không được dùng Methadone đối với những người dị ứng với Methadone, người bệnh gan nặng, suy hô hấp, hen cấp tính, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, viêm loét đại tràng, co thắt đường tiết niệu và đường mật, người suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường... người bị các rối loạn tâm thần.

http://laodongdongnai.vn/

songchungvoi_HIV
20-05-2015, 13:49
Thí điểm bổ sung nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyệnThứ tư 20/05/2015 13:12

Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm bổ sung chức năng chữa trị, tổ chức giáo dục dạy nghề và hướng nghiệp cho các đối tượng nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội.


<tbody style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-weight: inherit; font-style: inherit; font-size: 14.3999996185303px; vertical-align: baseline;">
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_05_20/h.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân - Ảnh: Thùy Chi

</tbody>

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2229/QĐ-UBND về việc thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Theo đó, Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chăm sóc, quản lý, tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS theo quy trình quy định; tổ chức, cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Trung tâm được bổ sung nhiệm vụ tổ chức cho các đối tượng lao động trị liệu, lao động sản xuất hướng nghiệp; liên kết với các cơ sở dạy nghề ở địa phương tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trung tâm và trình độ của từng đối tượng.

Bên cạnh đó, tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi nhân cách, thể dục thể thao, dạy văn hóa cho các đối tượng và hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy.

Thùy Chihttp://tiengchuong.vn/

songchungvoi_HIV
20-05-2015, 15:13
Thí điểm bổ sung nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện cho Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số I (06:12 20/05/2015)

HNP - Ngày 18/5, UBND TP ban hành Quyết định số 2229/QĐ-UBND về việc thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.



Theo đó, bổ sung chức năng chữa trị, tổ chức giáo dục dạy nghề và hướng nghiệp cho các đối tượng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS; điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội.



Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chăm sóc, quản lý, tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS theo quy trình quy định; tổ chức, cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone.

Đồng thời, Trung tâm được bổ sung nhiệm vụ tổ chức cho các đối tượng lao động trị liệu, lao động sản xuất hướng nghiệp; liên kết với các cơ sở dạy nghề ở địa phương tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trung tâm và trình độ của từng đối tượng; tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi nhân cách, thể dục thể thao, dạy văn hóa cho các đối tượng; Hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy.



Hà Quốc
http://hanoi.gov.vn/

songchungvoi_HIV
20-05-2015, 15:48
Chương trình methadone tại Bắc Ninh là thực sự cần thiết

Thứ Tư, 20/05/2015 - 09:29
Nghiện ma túy là căn bệnh mãn tính, dễ tái phát, thuộc về não bộ, gây rối loạn về hành vi và cảm xúc. Người nghiện sẽ mất sự nhận thức sáng suốt, có thể hủy hoại mọi thứ mà họ nghĩ đến chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ma túy mà không nghĩ đến hậu quả.


Hiện nay, chưa có thuốc cai nghiện ma túy. Các phương pháp hiện có chủ yếu hỗ trợ người bệnh vượt hội chứng cai một cách nhẹ nhàng hơn, nhằm hạn chế biến chứng của hội chứng cai. Thêm nữa, việc điều trị lâu dài, chống tái nghiện còn kém hiệu quả (tỷ lệ tái nghiện trên 90%). Trong điều trị cần phối hợp với các liệu pháp khác như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm và quản lý bằng thể chế. Một trong những phương pháp được thế giới đánh giá cao, hiệu quả, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi là phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

Phương pháp này có ưu điểm là có tác dụng nạp chéo với các chất dạng thuốc phiện, do đó người bệnh không xuất hiện hội chứng cai và thèm chất ma túy. Thời gian bán hủy kéo dài 24-36 giờ, chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày. Hiệu quả cao với đường uống, tránh phải tiêm chích và sốc thuốc. Methadone dung nạp chậm nên tránh được khuynh hướng tăng liều. Cai Methadone dễ hơn cai Heroin (giảm liều từ từ cho phù hợp với sự thích nghi của người bệnh) và có hiệu quả kinh tế cao.

Phương pháp này nhằm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tái phát dùng chất ma túy; giảm tỷ lệ phạm pháp liên quan đến tội phạm như: buôn bán ma túy, trộm cướp, mại dâm, giết người... giảm tỷ lệ lây truyền viêm gan B, C, HIV do tiêm chích ma túy; giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, tử vong do dùng quá liều ma túy; phục hồi chức năng sinh lý, lao động, tái hòa nhập gia đình, cộng đồng và xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu tại các nước cho thấy hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone đem lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự và đạt hiệu quả cao.

Đó là: Dự phòng lây nhiễm HIV: Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đường uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các CDTP. Giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp: Các nghiên cứu về kết quả điều trị thay thế thuốc bằng Methadone tại Anh, Mỹ và Úc cho thấy việc giảm sử dụng Heroin trong nhóm người bệnh được điều trị. Giảm tội phạm: Theo nghiên cứu đánh giá của Úc về trị liệu dược lý cho những người lệ thuốc Opioid cho thấy tỷ lệ tội phạm sử dụng Heroin ở những người được điều trị giảm từ 20% xuống 13% trong nhóm tội phạm và trộm cắp tài sản và giảm từ 23% xuống 9% trong nhóm tội phạm liên quan đến buôn bán ma túy. Giảm tỷ lệ tử vong: Tỷ lệ tử vong ở người nghiện Heroin (quá liều, sốc phản vệ, nhiễm trùng máu...) tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thấp hơn rõ rệt so với nhóm người không được điều trị Methadone. Hiệu quả chi phí: Theo nghiên cứu của Anh (NTORS-Study UK), về hiệu quả điều trị, ước tính cứ 1 đôla đầu tư vào Chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thì sẽ tiết kiệm được 3 đôla cho các chi phi pháp lý.

Tại Việt Nam, chương trình Methadone cũng được triển khai từ năm 2008 và đã chứng minh tính hiệu quả tương đương với hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Đến nay, chương trình mở rộng ra tại 43 tỉnh/thành phố với 148 cơ sở điều trị. Tính đến quý I năm 2015 số bệnh nhân đang được điều trị là hơn 27.000 và dự tính có thể tăng lên 80.000 bệnh nhân vào cuối năm 2015.

Sau khi tham gia chương trình Methadone, đa số bệnh nhân có cải thiện về sức khỏe thể chất và tâm thần, chất lượng cuộc sống và chuyển biến tích cực về thái độ, hành vi cuộc sống. Sự cải thiện tích cực về thay đổi thái độ, hành vi là những thành công đáng ghi nhận của chương trình. Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15%. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng có những chuyển biến tích cực.

Trong những năm qua Bắc Ninh tiến hành nhiều hoạt động nhằm làm giảm hậu quả của việc sử dụng ma túy. Tiêu biểu trong giai đoạn vừa qua, Bắc Ninh đã mở được cơ sở điều trị Methadone đầu tiên tại Thanh Sơn (Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh). Việc mở cơ sở điều trị Methadone là thực sự cần thiết để làm giảm số người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy, giảm số người tử vong, giảm số vụ vi phạm trật tự xã hội, ổn định đời sống cho người nghiện ma túy và làm giảm các chi phí liên quan đến luật pháp, y tế, xã hội, bảo hiểm... Giúp người nghiện các CDTP tại tỉnh Bắc Ninh, gia đình họ có được “phao cứu sinh” để họ nâng cao sức khỏe, tìm được việc làm và ổn định cuộc sống.


Tạ Đình Liêm

http://baobacninh.com.vn/

Charles
27-05-2015, 08:23
Thêm 2 cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone

Cập nhật lúc 00:01, Thứ Tư, 27/05/2015 (GMT+7)

(ĐN)- Ngày 26-5, tại cuộc họp triển khai mở rộng cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí đề nghị Sở Y tế và các đơn vị hữu quan cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về kinh phí, cơ sở vật chất; hỗ trợ nghiệp vụ để đưa thêm 2 cơ sở điều trị nghiện tại TX.Long Khánh và huyện Long Thành vào hoạt động trong năm 2015. Trước mắt, trong tháng 6 này phải đưa thêm 1 cơ sở đi vào hoạt động.


<tbody>
http://baodongnai.com.vn/dataimages/201505/original/images1068931_tri.jpg


Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí phát biểu tại buổi làm việc

</tbody>
Ngoài ra, Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền tác dụng tích cực của phương pháp điều trị cai nghiện bằng Methadone. Đặc biệt, lực lượng công an ở các địa phương có các cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone hoạt động tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương bảo vệ an ninh trật tự tại các cơ sở này.

Được biết, tại 2 cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone của tỉnh là Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Biên Hòa ngày càng có đông người đến đăng ký điều trị. Cả 2 cơ sở đã có gần 600 người đăng ký, trong đó có 529 người đang điều trị. Việc điều trị cai nghiện bằng Methadone giúp người nghiện giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền khác, giảm kinh phí do sử dụng ma túy. Đồng thời, việc cai nghiện bằng Methadone cũng góp phần giảm tử vong do sốc thuốc, giảm tội phạm và giảm xung đột với gia đình.


Ngọc Thư
http://baodongnai.com.vn/tintuc/201505/them-2-co-so-dieu-tri-cai-nghien-bang-methadone-2388817/

Charles
27-05-2015, 08:26
Kết quả bước đầu trong việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

Thứ Tư, 27/05/2015, 06:58 (GMT+7)

BHG- Sau gần 1 năm triển khai, chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh bước đầu đem lại những lợi ích thiết thực cho người điều trị về sức khỏe, từng bước giúp họ tái hòa nhập cộng đồng...


<tbody>
http://www.baohagiang.vn/dataimages/201505/original/images1124561_1.jpg


Bệnh nhân đến uống thuốc Methadone hàng ngày tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.


</tbody>
Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp dùng để thay thế các loại ma túy. Tuy là chất gây nghiện, nhưng Methadone ít gây nghiện hơn ma túy, người sử dụng không phải tăng liều, hấp thu qua đường uống nên giảm được nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu khác; tác dụng của thuốc kéo dài 24 giờ nên những người được điều trị Methanone chỉ phải uống thuốc 1 lần/1 ngày. Methadone cũng không gây phấn khích ảo giác như các loại ma túy khác nên sau khi uống nguời nghiện vẫn lao động bình thường, ổn định cuộc sống, hạn chế sa vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật... Đây là liệu pháp được đánh giá có chi phí rẻ và hiệu quả nhất hiện nay.

Sau khi được tư vấn, vận động tham gia điều trị bằng thuốc Methadone, anh Nguyễn Đình H. ở phường Minh Khai (TPHG) đều đặn mỗi ngày đến Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh để được uống thuốc với mong muốn sẽ từ bỏ được ma túy, có sức khỏe để lao động sản xuất, làm lại cuộc đời. Anh chia sẻ: Trước đây, anh cũng đã đi cai nghiện theo chương trình bắt buộc nhưng không thành công. Từ khi được điều trị bằng thuốc Methadone, anh thấy mình khỏe ra, tăng cân, đầu óc thoải mái, không phải vật vã vì thèm thuốc như trước nữa. Vì vậy, anh mong muốn chương trình dùng thuốc thay thế này sẽ giúp mình đoạn tuyệt được với ma túy... Cũng giống anh H., anh Đặng Văn T. ở xã Trung Thành (Vị Xuyên) hàng ngày cũng lặn lội gần 40 km để đến Trung tâm uống thuốc. Anh cho biết: Khi biết có chương trình điều trị bằng thuốc Methadone thay thế cho ma túy, anh và gia đình đã tự nguyện đăng ký và làm các thủ tục để được tham gia trương trình. Sau khi tham gia uống thuốc không những sức khỏe được cải thiện mà anh còn ngừng được việc sử dụng ma túy, góp phần giảm được gánh nặng kinh tế cho các gia đình...

Bác sỹ Nông Văn Huyến, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadonne được Trung tâm chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 7.2014 bao gồm các phòng chức năng, trang thiết bị khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu điều trị và uống thuốc cho người nghiện. Sau hơn 9 tháng triển khai, Trung tâm tiếp nhận và duy trì điều trị cho trên 50 bệnh nhân là những đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình điều trị, hầu hết người nghiện nằm trong chương trình điều trị đều chấp hành tốt quy định giờ uống thuốc cũng như các tư vấn, khuyến cáo của cán bộ y, Bác sỹ để bảo vệ sức khỏe. Và kết quả đáng mừng là không chỉ giảm tần suất và ngừng sử dụng ma túy, bệnh nhân còn được cải thiện rõ nét về mặt tinh thần, tâm trí ổn định để kiên trì điều trị. Kết quả này, mở ra hướng đi mới trong công tác phòng, chống ma túy và lây nhiễm HIV/AIDS, góp phần giảm gánh nặng kinh tế cho các gia đình có người nghiện và ổn định trật tự xã hội.

Theo các bác sỹ tại Trung tâm thì việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện. Qua thực tế sử dụng thuốc Methadone thì hầu hết người sử dụng ma túy chấp hành tốt phác đồ điều trị; 70 – 80% người nghiện sau khi tham gia điều trị đã cải thiện về sức khỏe, tâm lý ổn định. Một số người còn đi học nghề, tìm việc làm, giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế và điều quan trọng là xã hội giảm nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích ma tuý không an toàn.

Tuy nhiên, theo Bác sỹ Huyến, để việc điều trị bằng Methadone đạt hiệu quả cao hơn, thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của việc điều trị bằng Methadone và vai trò, trách nhiệm của xã hội, gia đình trong việc giúp người bệnh điều trị, phục hồi chức năng để nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Cùng với nỗ lực của đội ngũ cán bộ tại cơ sở điều trị, bản thân người nghiện cần phải kiên trì, tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của thầy thuốc và quy định trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, cũng rất cần sự quan tâm ủng hộ của người thân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội để người bệnh xóa bỏ mặc cảm, động viên, tạo điều kiện về việc làm, giúp người bệnh có thêm nghị lực, yên tâm điều trị...

Từ kết quả bước đầu này, Sở Y tế Hà Giang đã xây dựng lộ trình phát triển thêm 2 cơ sở đó là, cơ sở điều trị Mathedone tại Bắc Quang và cơ sở cấp phát thuốc tại Vị Xuyên. Hiện nay, đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động trong quý III năm 2015. Như vậy, những người nghiện ma túy tại các địa phương trên sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, góp phần hạn chế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.


TIẾN LÂM
http://www.baohagiang.vn/xa-hoi/201505/ket-qua-buoc-dau-trong-viec-dieu-tri-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-bang-methadone-589145/

Charles
11-06-2015, 07:59
Hiệu quả điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Cao Bằng

Thứ tư 10/06/2015 17:55

Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone không chỉ giúp người nghiện dần thoát khỏi "cái chết trắng", không tiêu tán tài sản gia đình cho những cơn thèm thuốc, mà còn góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B, C, giảm tử vong cho người sử dụng heroin quá liều…


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_06_10/m.jpg


Bệnh nhân đến uống thuốc Methadone hàng ngày tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS

</tbody>
Đó cũng là những ưu điểm nổi bật của mô hình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Cao Bằng.

Theo ông Đàm Quốc Hương, Trưởng khoa Truyền thông can thiệp và huy động cộng đồng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Cao Bằng, mô hình điều trị bằng Methadone cho người nghiện tại đây hoạt động từ tháng 3/2014; đến nay có tới 90% bệnh nhân từ bỏ được các loại ma túy, không tái phát cơn nghiện. Hầu hết bệnh nhân cho rằng uống thuốc Methadone đem lại cho họ tinh thần thoải mái, tỉnh táo, ăn, ngủ tốt, tăng cân và khi sử dụng ma túy trở lại gây cho họ cảm giác đau đầu khó chịu, không còn ham muốn. Trung tâm đang điều trị cho 270 bệnh nhân nghiện các dạng thuốc phiện, qua xét nghiệm cho thấy có 202 bệnh nhân sau khi dùng thuốc Methadone đã ổn định liều điều trị, không còn sử dụng ma túy trở lại.

Anh Hoàng Văn T (sinh năm 1987) phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng chia sẻ: Bị nghiện ma túy từ năm 2003, người gầy nhom, ngày nào T cũng phung phí của gia đình từ 1- 2 triệu đồng để mua ma túy về dùng với bạn bè. Nhưng từ khi tỉnh mở ra mô hình điều trị bằng thuốc Methadone, gia đình đã động viên T về đây uống thuốc cai nghiện. Sau hơn 8 tháng uống Methadone giờ đây T không còn cảm giác thèm thuốc, không lên cơn nghiện. Thuốc lại cấp miễn phí, vừa cai được nghiện, lại không tốn kém tiền của như trước kia nên ngày nào T cũng uống để cai bằng được.

Chị Phùng Thị Vân, cán bộ cấp phát thuốc Methadone chia sẻ, Trung tâm có một bệnh nhân sinh năm 1952, bị nghiện hơn 30 năm nay đã “tiêu đốt” cạn kiệt gia tài rồi mới quyết tâm đi cai nghiện. Trước đó, ông dùng đủ loại thuốc đông tây y, các phương pháp cai nghiện khác nhau, nhưng vẫn không dứt được cơn nghiện. Từ khi về Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh uống thuốc Methadone, bệnh nhân này phấn khởi cho biết không còn tái cơn thèm thuốc, hút trở lại cũng không có cảm giác.

Chị Vân chia sẻ thêm, để giúp đỡ những người đã từng lầm lỡ, các cán bộ, bác sĩ ở trung tâm rất tận tụy, phân công nhau lịch trình khám, cấp thuốc cho bệnh nhân tất cả các ngày, kể cả nghỉ lễ tết. Hầu hết bệnh nhân đến đây uống thuốc điều trị rất tích cực, đúng giờ, chấp hành nghiêm quy định khám chữa, phác đồ điều trị.

Hiện nay, tỉnh Cao Bằng có trên 1.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, đa số còn trẻ, tập trung ở độ tuổi 18-37, trên 80% số người nghiện đang sinh sống trong cộng đồng. Cao Bằng mới xây dựng được một cơ sở điều trị bằng thuốc Methadone tại địa bàn thành phố, mỗi năm điều trị cho 350 người nghiện. Nhiều người nghiện ma túy ở các huyện muốn đến điều trị cai nghiện nhưng không được vì không có hộ khẩu tại thành phố.

Ông Đàm Quốc Hương cho biết thêm, mô hình điều trị cho người nghiện bằng thuốc Methadone đang phát huy hiệu quả tích cực. Để mở rộng phạm vi điều trị cho đối tượng nghiện, Trung tâm đang lập phương án mở thêm một số cơ sở điều trị tại các huyện có số người nghiện cao như Trùng Khánh, Hòa An, Nguyên Bình. Cùng với việc tổ chức đào tạo lại cho 25-30 cán bộ làm công tác cai nghiện bằng thuốc Methadone, Trung tâm cũng xây dựng đề án xã hội hóa để hỗ trợ một phần chi phí cho hoạt động điều trị.



Trà My


Theo TTXVN
http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Hieu-qua-dieu-tri-cai-nghien-cac-chat-dang-thuoc-phien-bang-Methadone-tai-Cao-Bang/14017.vgp

Charles
12-06-2015, 08:10
Cần mở rộng các điểm điều trị người nghiện ma túy bằng Methadone

12/06/2015, 00:22 [GMT+7]

Ngày 10-6, Tổ chuyên gia giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm gồm các ông: Nguyễn Bích Đạt - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và các hoạt động can thiệp giảm hại trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Đức Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành làm việc với đoàn.


<tbody>
http://www.baokhanhhoa.com.vn/dataimages/201506/original/images1072385_IMG_2508.jpg


Đại diện lãnh đạo các bên liên quan ký kết bản ghi nhớ


</tbody>

Toàn tỉnh đang quản lý 1.033 đối tượng nghiện ma túy và hơn 3.200 trường hợp nhiễm HIV. Thời gian qua, các ngành chức năng đã tổ chức hơn 100 lượt thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, qua đó triệt phá 6 vụ mại dâm, bắt 39 đối tượng, xử phạt 18 triệu đồng, khởi tố 9 đối tượng là chủ chứa, môi giới; phát hiện, bắt và xử lý 43 vụ với 61 đối tượng phạm tội ma túy, thu giữ hơn 1kg ma túy tổng hợp... Bên cạnh đó, tỉnh đã cho 53 đối tượng ma túy, mại dâm hoàn lương vay vốn làm ăn với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng; thực hiện cai nghiện cho 80 người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh và 58 người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; tổ chức cho 209 người nghiện ma túy đăng ký điều trị bằng Methadone.... Tại buổi làm việc, tỉnh kiến nghị một số vấn đề như: tăng cường nguồn lực cho công tác phòng ngừa nhằm giảm phát sinh tệ nạn mại dâm; Chính phủ sớm ban hành văn bản hướng dẫn khắc phục những vướng mắc trong việc đưa người nghiện vào cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm...

Ông Nguyễn Bích Đạt đánh giá cao công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và các hoạt động can thiệp giảm hại trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề nghị thời gian tới, tỉnh cần mở rộng các điểm điều trị người nghiện ma túy bằng Methadone; tiếp tục nhân rộng mô hình can thiệp giảm hại, hỗ trợ cho các đối tượng ma túy, mại dâm hoàn lương; tăng cường quản lý người nhiễm HIV...

Sau buổi làm việc, UBND tỉnh, Tổ công tác và Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển cộng đồng ký kết bản ghi nhớ về phối hợp triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện và mô hình mới can thiệp giảm hại cho người bán dâm.

V.G
http://www.baokhanhhoa.com.vn/xa-hoi/201506/can-mo-rong-cac-diem-dieu-tri-nguoi-nghien-ma-tuy-bang-methadone-2391737/

Tuanmecsedec
15-07-2015, 20:11
​Phú Yên triển khai điều trị thay thế nghiện bằng thuốc Methadone

15/07/2015 00:10 GMT+7

UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt đề án thực hiện chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

Theo đề án, mục tiêu cụ thể trong năm 2015, dự kiến điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho khoảng 60 người nghiện; giảm tối đa tỷ lệ số người sử dụng ma túy trái phép trên địa bàn; đồng thời, khống chế không để tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng trong số người đang tham gia điều trị.

Theo lộ trình triển khai đề án, trong năm 2015, tỉnh sẽ triển khai các nội dung chủ yếu như: thành lập ban chỉ đạo; đào tạo cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị Methadone; thành lập ban xét chọn và nhóm hỗ trợ kỹ thuật; tổ chức hội nghị triển khai; chuẩn bị cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; thẩm định và cấp phép hoạt động cho cơ sở điều trị; tổ chức xét chọn người bệnh....; xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm 2016.

http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/07/15/hinh-4-1436945926.jpg

Nhân sự tại một cơ sở điều trị Methadone tối thiểu là 11 người làm việc, trong đó 2 bác sĩ làm việc toàn thời gian chịu trách nhiệm khám và điều trị cho bệnh nhân. Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS được lồng ghép và hệ thống tư vấn, xét nghiệm và điều trị ARV sẵn có tại trung tâm.
Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, ngày tết; số lượng bệnh nhân điều trị trong tháng là 60 bệnh nhân; số lượng thuốc cho một bệnh nhân là 10 ml/ngày.


Nguồn: Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

http://tuoitre.vn/tin/can-biet/20150715/phu-yen-trien-khai-dieu-tri-thay-the-nghien-bang-thuoc-methadone/777966.html
(http://tuoitre.vn/tin/can-biet/20150715/phu-yen-trien-khai-dieu-tri-thay-the-nghien-bang-thuoc-methadone/777966.html)

Charles
20-07-2015, 17:12
Tuân thủ quy định điều trị nghiện bằng Methadone

Thứ hai 20/07/2015 09:00

Từ ngày 01/9, bác sỹ chỉ được kê đơn thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone sau khi trực tiếp khám, đánh giá người bệnh, kê đơn thuốc vào bệnh án và Đơn thuốc Methadone.


<tbody>
http://tiengchuong.vn/Uploaded/nguyenthilananh/2015_07_20/dt.jpg


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy - Ảnh: Thùy Chi


</tbody>
Đó là một trong nội dung quy định về việc quản lý thuốc Methadone do Bộ Y tế mới ban hành.

Việc kê đơn thuốc Methadone phải tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn quy định tại Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và các quy định.

Cụ thể, đối với người bệnh trong giai đoạn dò liều, bác sỹ kê đơn thuốc Methadone hàng ngày; đối với người bệnh trong giai đoạn điều chỉnh liều, bác sỹ kê đơn thuốc sau từ 3 đến 5 ngày điều trị tùy theo tình trạng của người bệnh; đối với người bệnh trong giai đoạn điều trị duy trì, thời gian mỗi lẫn chỉ định thuốc Methadone không vượt quá 1 tháng và phải ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của đợt điều trị…

Về việc cấp phát thuốc Methadone, chuyển tiếp điều trị và xử lý một số tình huống đặc biệt phải rõ ràng. Khi cấp phát thuốc tại cơ sở điều trị Methadone hoặc cơ sở cấp phát thuốc Methadone, nhân viên cấp phát thuốc có trách nhiệm cấp phát đúng liều cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ trong đơn thuốc, trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn dò liều, nhân viên cấp phát thuốc phối hợp với bác sỹ và cán bộ hành chính theo dõi người bệnh trong vòng từ 3 đến 4 giờ dau khi uống liều thuốc đầu tiên.

Đồng thời, quan sát người bệnh khi uống thuốc đảm bảo người bệnh uống hết thuốc trước khi ra khỏi cơ sở; Ghi chép việc sử dụng thuốc của người bệnh; Tuân thủ quy tắc bảo mật thông tin của người bệnh.

Đối với người điều trị, phải có trách nhiệm uống hết thuốc Methadone trước sự có mặt của nhân viên y tế. Phải ký nhận đã uống thuốc vào phiếu theo dõi điều trị Methadone và tuân theo thủ hướng dẫn của nhân viên y tế.

Về thẩm quyền phê duyệt dự trù nhu cầu sử dụng thuốc Methadone, Bộ Y tế sẽ duyệt dự trù sử dụng thuốc Methadone từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và các Bộ, ngành không có đơn vị đầu mối quản lý về y tế.

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được duyệt dự trù sử dụng thuốc từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế; Cơ quan đầu mối quản lý về y tế của các Bộ, ngành cũng sẽ được duyệt dự trù sử dụng thuốc từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình. Việc giao thuốc phải được thực hiện trước ngày 30 của tháng lập dự trù.

Bên cạnh đó, việc vận chuyển thuốc Methadone tới các cơ sở điều trị Methadone, cơ sở cấp phát thuốc được thực hiện theo quy định tại điều 13 Thông tư số 19/2014/TT-BYT của Bộ Y tế.

Việc giao nhận thuốc Methadone, ngoài việc tuân thủ các quy định về giao nhận thuốc quy định tại điều 12 Thông tư số 19/2014/TT-BYT còn phải tuân thủ thêm các quy định về việc giao nhận thuốc Methadone giữa đơn vị phân phối và cơ sở điều trị, giao nhận thuốc Methadone giữa cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc.

Đối với việc bảo quản thuốc Methadone tại cơ sở điều trị Methadone thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 điều 4, Khoản 2 điều 5 Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế...



Thùy Chi
http://tiengchuong.vn/Van-ban-moi/Tuan-thu-quy-dinh-dieu-tri-nghien-bang-Methadone/14531.vgp