PDA

View Full Version : Cánh cửa mở ra



Tuanmecsedec
18-12-2013, 14:55
Cánh cửa mở ra


18/12/2013 10:35 (GMT + 7)

TT - Anh từng nghiện ma túy, nhiễm HIV, rồi chuyển qua giai đoạn nặng nằm liệt giường tám tháng liền, mất thị giác, số lượng tế bào CD4 (tế bào bạch cầu tổ chức hoạt động cho hệ thống miễn dịch) giảm xuống dữ dội.


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=678494
Một buổi tư vấn tại nhà của chi hội Phát Tâm thuộc Hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM - Ảnh: Vũ Thủy

Nhưng giờ đây anh đã trở thành ông chủ một cơ sở kinh doanh, sống hạnh phúc cùng vợ và con trai - hai món quà quý nhất cuộc đời anh.

“HIV cho tôi cuộc sống!”

Câu nói lạ lùng ấy của anh Nguyễn Trung Ánh (Q.9, TP.HCM) có thể khiến người khác phải bật cười. Anh nói: “Thời trung học mình là một cậu ấm ham chơi, mọi thứ ăn chơi đều trải qua rồi nên tìm đến ma túy để thử cảm giác mới. Thế là nghiện”.

Suốt 6-7 năm liền anh cứ cai đi nghiện lại không biết bao nhiêu lần. “Với một kẻ chẳng biết sợ là gì, muốn làm gì thì làm, ăn chơi bạt mạng, nếu không có đợt ngã quỵ vì AIDS thì đến giờ có lẽ tôi vẫn còn là một thằng nghiện. Không có gia đình hạnh phúc, không cảm nhận được tình yêu thương như bây giờ hoặc có lẽ chết dưới gầm cầu nào đó vì sốc ma túy” - anh nói ra điều đó rất nhẹ nhàng.

Nghiện từ năm 13 tuổi nhưng lúc thi lên cấp III và đại học Ánh đều vượt qua với kết quả cao. Đậu Trường chuyên Lê Hồng Phong, đậu vào ĐH Kiến trúc.

Nhưng chính những điều đó càng tạo cho anh tâm lý phớt đời và gia đình cũng không biết anh nghiện suốt một thời gian dài. Năm 2 đại học, anh đón nhận tin mình bị HIV trong một lần hiến máu nhân đạo với một tâm trạng bình thản vì lúc đó anh cũng chẳng hiểu lắm về HIV.

Đến khi tình cờ xem một đoạn phim trên truyền hình về bệnh nhân AIDS gầy trơ hốc mắt, nằm lăn lộn trên giường với những vết lở loét được quay cận cảnh và các bác sĩ mặc đồ trắng toát, khẩu trang, bao tay kín mít đứng quanh giường bệnh nhân, anh thật sự bị ám ảnh và bắt đầu sợ hãi. Anh sợ cả những tấm băngrôn, panô về HIV/AIDS khắp những con đường. Anh lại lao vào ma túy.

Đến năm 2004 nỗi ám ảnh trở thành hiện thực, HIV đột ngột tấn công anh bằng những cơn sốt, té ngã liên tục. Lúc đó anh đang làm công việc bảo trì thang máy sau khi may mắn tốt nghiệp ĐH Kiến trúc với mảnh bằng trung bình. Nói may mắn bởi với ám ảnh căn bệnh, anh chẳng còn nghĩ được đến chuyện học hành.

Từ một chàng trai cao 1,83m, nặng 70kg, anh còn là một bộ xương khô không đi lại nổi chỉ sau một thời gian ngắn. Bố mẹ không dám đưa về nhà vì sợ người xung quanh biết, thuê cho anh một căn phòng trọ, một y sĩ chăm sóc riêng và nhờ một bác sĩ chữa trị.

Anh sốt, nằm co quắp, nhiều đêm nghĩ không biết mình có qua nổi đến sáng mai. Bác sĩ chẩn đoán anh bị bệnh lao, đánh thuốc lao thì anh hạ sốt, khá hơn.

Một lần thần trí tỉnh táo, anh hỏi y sĩ thì biết mình đã nằm năm tháng liền. Khi anh đã khỏe hơn, để cứu anh khỏi nguy cơ ngã quỵ lần nữa, bác sĩ kê đơn mua thuốc kháng virút ARV điều trị HIV, lúc đó vô cùng đắt đỏ, cho anh uống (hiện ARV được cấp miễn phí).

Vừa trở về từ cõi chết, cơ thể anh đáp ứng thuốc liền chịu ngay tác dụng hồi phục hệ miễn dịch. Nó đánh anh nằm liệt tám tháng nữa trước khi tỉnh lại.

Hai lần thập tử nhất sinh, khát khao được sống trong anh bỗng trở nên mãnh liệt. Anh tự nhủ mình không thể chết, mình phải sống. Anh cố gắng duỗi cơ, tập đi.

“Lúc đó tôi đặt cho mình những mục tiêu rất nhỏ. Hôm nay mình phải đi đến cái bàn này, đi đến nhà bếp...” - anh kể. Cũng từ những ngày đó, anh uống ARV đều đặn, liên tục đến tận bây giờ. Và như một phần thưởng cho khát vọng sống, anh dần hồi phục.

Tình yêu ngọt ngào

“Lần đầu tiên tôi cảm nhận được tình yêu thương giữa người với người. Những người chăm sóc rất ân cần, dịu dàng. Họ không đeo khẩu trang, bao tay trắng toát như y sĩ của tôi. Họ dùng bàn tay trần nắm lấy bàn tay khô quắp của một bệnh nhân AIDS sắp về bên kia thế giới. Họ an ủi, vỗ về và cũng đôi tay trần ấy họ chăm sóc những vết lở loét trên người bệnh nhân”.

Đó là lần đầu tiên anh đến một cơ sở từ thiện chăm sóc bệnh nhân AIDS. Những hình ảnh ấy như có sức mạnh cảm hóa tâm hồn anh, thôi thúc anh tìm đến những nơi chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS để giúp đỡ họ. Anh vừa làm vừa tìm hiểu thêm kiến thức về căn bệnh rồi dần trở thành một người chăm sóc khéo tay.

Ánh đã nghĩ mình cứ sống như vậy, lặng lẽ chăm sóc những người đồng cảnh ngộ cho đến một ngày anh gặp một cô gái. Đó là một cô sinh viên trong đội tình nguyện cũng tham gia chăm sóc bệnh nhân.

Cái cách anh chăm sóc người khác khiến cô sinh viên trẻ từ lúc nào đó đã đem lòng yêu thương dù biết anh có bệnh. Đón nhận tình cảm của cô, anh mừng thì ít sợ thì nhiều. Nhưng trái tim vẫn cứ loạn nhịp và anh không cưỡng nổi háo hức được cùng làm mọi việc với cô để chăm sóc bệnh nhân. Từ lúc nào đó họ đến bên đời nhau.

Tình yêu ngọt ngào trôi đi, sức khỏe dần tốt hơn và anh gần như quên mất mình là một người bệnh. Một ngày anh hốt hoảng cầu cứu bác sĩ điều trị sau khi lỡ “vượt rào” trong cơn say xỉn không làm chủ bản thân. Nhưng may mắn được bác sĩ kê thuốc điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng virút ARV (cho bệnh nhân uống trong vòng 72 giờ sau khi xảy ra hành vi nguy cơ), cô đã không bị nhiễm.

Anh tạm yên tâm về cô. Bẵng đi một thời gian, anh biết cô mang bầu. Nghĩ rằng mình mang bệnh không thể làm nổi điều gì cho ai, anh đau đớn khuyên cô bỏ đứa con. Nhưng cô gái kiên quyết đòi giữ lại. Khi cô bảo dù có chết cũng giữ đứa trẻ, anh biết rằng mình chỉ còn cách hết lòng vì mẹ con cô. Vì thật lòng anh cũng rất yêu cô. Mặc cho cả gia đình hai bên ngăn cản, anh hỏi cưới cô và hai người về chung sống với nhau.

Ánh bảo trong cuộc đời anh có nhiều may mắn và điều may mắn nhất là có được hạnh phúc làm chồng, làm cha dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo.

Trước ngày sinh, vợ anh được xét nghiệm lần nữa, kết quả vẫn âm tính. Và cô ấy đã sinh cho anh đứa con. Một đứa con trai kháu khỉnh, khỏe mạnh. Niềm vui đó khiến anh lâng lâng.

Có vợ, có con, anh bắt đầu lao vào làm đủ mọi việc để nuôi gia đình nhỏ. Vợ anh lúc đó còn là sinh viên năm 3 và vẫn tiếp tục đi học.

Anh quần quật làm đủ thứ, từ buôn bán thiết bị cơ khí đến bán hàng đa
cấp. Sáng 5 giờ anh đã ra khỏi nhà, làm không biết ngày nghỉ, chủ nhật.

Thời gian đó, thêm một người bạn thân của anh lại chết trên tay anh vì AIDS. Sức khỏe còn yếu, anh cảm thấy sợ và suy sụp với nỗi ám ảnh cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Nhưng nghĩ đến vợ, đến con anh lại vùng lên sống.

Cuộc sống của gia đình ba người ổn định hơn khi anh trở thành đầu mối thu gom, cung cấp sữa ong chúa thô cho một công ty lớn chuyên sản xuất mặt hàng này.

“Con trai tôi giờ đã 7 tuổi, đã vào lớp 2 và đang ở với ông bà ngoại ở Đồng Nai. Vợ tôi cũng đã tốt nghiệp đại học và làm quản lý một tòa nhà ở Q.2 nên cả nhà sống tạm đủ. Cô ấy hiện đang tiếp tục học chương trình thạc sĩ”, anh vui vẻ khoe về gia đình nhỏ.

Sức khỏe anh bây giờ rất tốt. Bố mẹ anh đã dần bỏ được nỗi sợ hãi về đứa con trai nghiện hút từ nhỏ, thấy anh quyết tâm làm ăn, nay tin tưởng giao vốn để sắp tới anh mở hẳn xưởng sản xuất sữa ong chúa tinh chế của riêng mình chứ không chỉ làm đại lý thu gom nữa.

Cuộc sống hiện tại của anh cứ như một câu chuyện cổ tích, được nuôi bằng tình yêu và nghị lực sống mãnh liệt. Anh đã đi qua cánh cửa hẹp của cuộc đời để đến được với cuộc sống hạnh phúc, ấm áp ngày hôm nay.


VŨ THỦY.

<tbody>



http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/585859/canh-cua-mo-ra.html


</tbody>

songchungvoi_HIV
18-12-2013, 15:00
Cánh cửa mở ra


18/12/2013 10:35 (GMT + 7)

TT - Anh từng nghiện ma túy, nhiễm HIV, rồi chuyển qua giai đoạn nặng nằm liệt giường tám tháng liền, mất thị giác, số lượng tế bào CD4 (tế bào bạch cầu tổ chức hoạt động cho hệ thống miễn dịch) giảm xuống dữ dội.


http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=678494
Một buổi tư vấn tại nhà của chi hội Phát Tâm thuộc Hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM - Ảnh: Vũ Thủy

Nhưng giờ đây anh đã trở thành ông chủ một cơ sở kinh doanh, sống hạnh phúc cùng vợ và con trai - hai món quà quý nhất cuộc đời anh.

“HIV cho tôi cuộc sống!”


Câu nói lạ lùng ấy của anh Nguyễn Trung Ánh (Q.9, TP.HCM) có thể khiến người khác phải bật cười. Anh nói: “Thời trung học mình là một cậu ấm ham chơi, mọi thứ ăn chơi đều trải qua rồi nên tìm đến ma túy để thử cảm giác mới. Thế là nghiện”.


Suốt 6-7 năm liền anh cứ cai đi nghiện lại không biết bao nhiêu lần. “Với một kẻ chẳng biết sợ là gì, muốn làm gì thì làm, ăn chơi bạt mạng, nếu không có đợt ngã quỵ vì AIDS thì đến giờ có lẽ tôi vẫn còn là một thằng nghiện. Không có gia đình hạnh phúc, không cảm nhận được tình yêu thương như bây giờ hoặc có lẽ chết dưới gầm cầu nào đó vì sốc ma túy” - anh nói ra điều đó rất nhẹ nhàng.


Nghiện từ năm 13 tuổi nhưng lúc thi lên cấp III và đại học Ánh đều vượt qua với kết quả cao. Đậu Trường chuyên Lê Hồng Phong, đậu vào ĐH Kiến trúc.


Nhưng chính những điều đó càng tạo cho anh tâm lý phớt đời và gia đình cũng không biết anh nghiện suốt một thời gian dài. Năm 2 đại học, anh đón nhận tin mình bị HIV trong một lần hiến máu nhân đạo với một tâm trạng bình thản vì lúc đó anh cũng chẳng hiểu lắm về HIV.


Đến khi tình cờ xem một đoạn phim trên truyền hình về bệnh nhân AIDS gầy trơ hốc mắt, nằm lăn lộn trên giường với những vết lở loét được quay cận cảnh và các bác sĩ mặc đồ trắng toát, khẩu trang, bao tay kín mít đứng quanh giường bệnh nhân, anh thật sự bị ám ảnh và bắt đầu sợ hãi. Anh sợ cả những tấm băngrôn, panô về HIV/AIDS khắp những con đường. Anh lại lao vào ma túy.


Đến năm 2004 nỗi ám ảnh trở thành hiện thực, HIV đột ngột tấn công anh bằng những cơn sốt, té ngã liên tục. Lúc đó anh đang làm công việc bảo trì thang máy sau khi may mắn tốt nghiệp ĐH Kiến trúc với mảnh bằng trung bình. Nói may mắn bởi với ám ảnh căn bệnh, anh chẳng còn nghĩ được đến chuyện học hành.


Từ một chàng trai cao 1,83m, nặng 70kg, anh còn là một bộ xương khô không đi lại nổi chỉ sau một thời gian ngắn. Bố mẹ không dám đưa về nhà vì sợ người xung quanh biết, thuê cho anh một căn phòng trọ, một y sĩ chăm sóc riêng và nhờ một bác sĩ chữa trị.


Anh sốt, nằm co quắp, nhiều đêm nghĩ không biết mình có qua nổi đến sáng mai. Bác sĩ chẩn đoán anh bị bệnh lao, đánh thuốc lao thì anh hạ sốt, khá hơn.


Một lần thần trí tỉnh táo, anh hỏi y sĩ thì biết mình đã nằm năm tháng liền. Khi anh đã khỏe hơn, để cứu anh khỏi nguy cơ ngã quỵ lần nữa, bác sĩ kê đơn mua thuốc kháng virút ARV điều trị HIV, lúc đó vô cùng đắt đỏ, cho anh uống (hiện ARV được cấp miễn phí).


Vừa trở về từ cõi chết, cơ thể anh đáp ứng thuốc liền chịu ngay tác dụng hồi phục hệ miễn dịch. Nó đánh anh nằm liệt tám tháng nữa trước khi tỉnh lại.


Hai lần thập tử nhất sinh, khát khao được sống trong anh bỗng trở nên mãnh liệt. Anh tự nhủ mình không thể chết, mình phải sống. Anh cố gắng duỗi cơ, tập đi.


“Lúc đó tôi đặt cho mình những mục tiêu rất nhỏ. Hôm nay mình phải đi đến cái bàn này, đi đến nhà bếp...” - anh kể. Cũng từ những ngày đó, anh uống ARV đều đặn, liên tục đến tận bây giờ. Và như một phần thưởng cho khát vọng sống, anh dần hồi phục.


Tình yêu ngọt ngào


“Lần đầu tiên tôi cảm nhận được tình yêu thương giữa người với người. Những người chăm sóc rất ân cần, dịu dàng. Họ không đeo khẩu trang, bao tay trắng toát như y sĩ của tôi. Họ dùng bàn tay trần nắm lấy bàn tay khô quắp của một bệnh nhân AIDS sắp về bên kia thế giới. Họ an ủi, vỗ về và cũng đôi tay trần ấy họ chăm sóc những vết lở loét trên người bệnh nhân”.


Đó là lần đầu tiên anh đến một cơ sở từ thiện chăm sóc bệnh nhân AIDS. Những hình ảnh ấy như có sức mạnh cảm hóa tâm hồn anh, thôi thúc anh tìm đến những nơi chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS để giúp đỡ họ. Anh vừa làm vừa tìm hiểu thêm kiến thức về căn bệnh rồi dần trở thành một người chăm sóc khéo tay.


Ánh đã nghĩ mình cứ sống như vậy, lặng lẽ chăm sóc những người đồng cảnh ngộ cho đến một ngày anh gặp một cô gái. Đó là một cô sinh viên trong đội tình nguyện cũng tham gia chăm sóc bệnh nhân.


Cái cách anh chăm sóc người khác khiến cô sinh viên trẻ từ lúc nào đó đã đem lòng yêu thương dù biết anh có bệnh. Đón nhận tình cảm của cô, anh mừng thì ít sợ thì nhiều. Nhưng trái tim vẫn cứ loạn nhịp và anh không cưỡng nổi háo hức được cùng làm mọi việc với cô để chăm sóc bệnh nhân. Từ lúc nào đó họ đến bên đời nhau.


Tình yêu ngọt ngào trôi đi, sức khỏe dần tốt hơn và anh gần như quên mất mình là một người bệnh. Một ngày anh hốt hoảng cầu cứu bác sĩ điều trị sau khi lỡ “vượt rào” trong cơn say xỉn không làm chủ bản thân. Nhưng may mắn được bác sĩ kê thuốc điều trị phơi nhiễm bằng thuốc kháng virút ARV (cho bệnh nhân uống trong vòng 72 giờ sau khi xảy ra hành vi nguy cơ), cô đã không bị nhiễm.


Anh tạm yên tâm về cô. Bẵng đi một thời gian, anh biết cô mang bầu. Nghĩ rằng mình mang bệnh không thể làm nổi điều gì cho ai, anh đau đớn khuyên cô bỏ đứa con. Nhưng cô gái kiên quyết đòi giữ lại. Khi cô bảo dù có chết cũng giữ đứa trẻ, anh biết rằng mình chỉ còn cách hết lòng vì mẹ con cô. Vì thật lòng anh cũng rất yêu cô. Mặc cho cả gia đình hai bên ngăn cản, anh hỏi cưới cô và hai người về chung sống với nhau.


Ánh bảo trong cuộc đời anh có nhiều may mắn và điều may mắn nhất là có được hạnh phúc làm chồng, làm cha dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo.


Trước ngày sinh, vợ anh được xét nghiệm lần nữa, kết quả vẫn âm tính. Và cô ấy đã sinh cho anh đứa con. Một đứa con trai kháu khỉnh, khỏe mạnh. Niềm vui đó khiến anh lâng lâng.


Có vợ, có con, anh bắt đầu lao vào làm đủ mọi việc để nuôi gia đình nhỏ. Vợ anh lúc đó còn là sinh viên năm 3 và vẫn tiếp tục đi học.


Anh quần quật làm đủ thứ, từ buôn bán thiết bị cơ khí đến bán hàng đa cấp. Sáng 5 giờ anh đã ra khỏi nhà, làm không biết ngày nghỉ, chủ nhật.


Thời gian đó, thêm một người bạn thân của anh lại chết trên tay anh vì AIDS. Sức khỏe còn yếu, anh cảm thấy sợ và suy sụp với nỗi ám ảnh cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Nhưng nghĩ đến vợ, đến con anh lại vùng lên sống.


Cuộc sống của gia đình ba người ổn định hơn khi anh trở thành đầu mối thu gom, cung cấp sữa ong chúa thô cho một công ty lớn chuyên sản xuất mặt hàng này.


“Con trai tôi giờ đã 7 tuổi, đã vào lớp 2 và đang ở với ông bà ngoại ở Đồng Nai. Vợ tôi cũng đã tốt nghiệp đại học và làm quản lý một tòa nhà ở Q.2 nên cả nhà sống tạm đủ. Cô ấy hiện đang tiếp tục học chương trình thạc sĩ”, anh vui vẻ khoe về gia đình nhỏ.


Sức khỏe anh bây giờ rất tốt. Bố mẹ anh đã dần bỏ được nỗi sợ hãi về đứa con trai nghiện hút từ nhỏ, thấy anh quyết tâm làm ăn, nay tin tưởng giao vốn để sắp tới anh mở hẳn xưởng sản xuất sữa ong chúa tinh chế của riêng mình chứ không chỉ làm đại lý thu gom nữa.


Cuộc sống hiện tại của anh cứ như một câu chuyện cổ tích, được nuôi bằng tình yêu và nghị lực sống mãnh liệt. Anh đã đi qua cánh cửa hẹp của cuộc đời để đến được với cuộc sống hạnh phúc, ấm áp ngày hôm nay.


VŨ THỦY


<tbody>
http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/p...cua-mo-ra.html (http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/585859/canh-cua-mo-ra.html)


</tbody>





Đáng khâm phục vì không từ bỏ số phận nghiệt ngã, đáng để cho các bạn trẻ học hỏi và biết sống khi lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Chúc Gia Đình Anh Chị luôn hạnh phúc.
Một người đồng cảm