PDA

View Full Version : Năm Giáp Ngọ và dược liệu mang tên Mã (Ngựa) trong đời sống



songchungvoi_HIV
29-01-2014, 16:08
BS Trần Văn NămViện Y Dược học Dân tộc TP.HCM
Với hàng ngàn loại cây – con làm thuốc được sử dụng trong dự phòng và điều trị bệnh của y học cổ truyền phương Đông có một số loại mang tên “Mã” được dùng đơn độc hoặc phối hợp trong một số bài thuốc cổ phương nổi tiếng được lưu truyền từ xa xưa đến nay.
Những cây thuốc mang tên “Mã”:
1. Mã đậu linh (Fructus Aristlochiae), Tên thực vật: Aristlochia debilis Sieb. Et Zucc.

<tbody>
http://www.t4ghcm.org.vn/uploads/images/2014/2-SucKhoe/013-madaulinh.jpg




</tbody>
- Bộ phận dùng: quả chín thu hái vào mùa thu, phơi nắng hoặc sấy khô.
- Tính vị: đắng, hơi cay, tính lạnh.
- Tác dụng: chống viêm ở hệ hô hấp, loãng đàm, giảm ho.
- Liều dùng: 3 – 10 g.
- Công dụng: điều trị chứng ho và tiết nhiều đàm do viêm phế quản cấp – mạn; kết hợp một số vị thuốc khác như: Tỳ bà diệp, Tiền hồ, Cát cánh, Tang bạch bì…trong điều trị các chứng giảm chức năng hệ hô hấp như bệnh hen phế quản, COPD.
2. Mã đề (Semen et Folium Plantaginis), Tên thực vật: Plantago major L., họ Mã đề (Plantaginaceae).

<tbody>
http://www.t4ghcm.org.vn/uploads/images/2014/2-SucKhoe/013-made.jpg




</tbody>
- Bộ phận dùng: toàn cây (Xa tiền thảo); Lá (Xa tiền); Hạt (Xa tiền tử).
- Thành phần hoá học: chứa nhiều loại flavonoid, acid hữu cơ, vitamin K, vitamin C…tannin, saponin.
- Tác dụng:
o Lá hoặc toàn cây: có tính kháng sinh thực vật, chống viêm nhiễm ở hệ hô hấp, tiết niệu.
o Hạt: chống tiêu chảy do vi khuẩn, tăng bài tiết nước tiểu.
- Liều dùng: thân – lá: 15 – 20 g; hạt: 6 – 12 g.
- Công dụng: dùng điều trị các bệnh: viêm đường tiết niệu, sỏi thận, phù (do bệnh thận, xơ gan), hạt dùng trong trường hợp tăng tiết nhiều đàm do bệnh phế quản – phổi.
3. Mã tiên thảo, Cỏ Roi ngựa (Verbena officinalis L., Họ Cỏ roi ngựa):

<tbody>
http://www.t4ghcm.org.vn/uploads/images/2014/2-SucKhoe/013-matien.jpg




</tbody>
- Bộ phận dùng: toàn cây lúc đang có hoa, rửa sạch, phơi khô.
- Thành phần hoá học: chứa glusosid là verbenalin. Thân và rễ chứa stachyose. Cây có hoa chứa ascorbic tỉ lệ 20% trọng lượng cây tươi.
- Tác dụng: hạ nhiệt, lợi tiểu, tan máu bầm.
- Liều: 6 – 12 g (cây khô), 20 – 50 g (cây tươi).
- Công dụng: trị chứng phù thũng do bệnh gan (viêm gan mạn, xơ gan), bệnh thận (viêm cầu thận, thận hư nhiễm mỡ), tụ máu bầm do chấn thương, viêm vùng hầu – họng.
4. Mã tiền (Semen Strychni), Tên thực vật: Strychnos nuxvomica L., họ Loganiaceae.

<tbody>
http://www.t4ghcm.org.vn/uploads/images/2014/2-SucKhoe/013-matientu.jpg




</tbody>
- Bộ phận dùng: hạt phơi hay sấy khô 50 đến 60 độ.
- Thành phần hoá học: nhiều alkaloid chủ yếu strychnin và brucin.
- Tác dụng: giảm đau; tăng hưng phấn thần kinh cơ do tác động trên tủy sống, trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tủy, trung khu cảm giác ở vỏ não.
- Liều dùng:
o Dạng để sống: chỉ dùng ngoài.
o Dạng Mã tiền chế (sau khi sao chế kỹ với nước vo gạo hoặc dầu mè) dùng từ 0,1 – 0,3 g.
- Công dụng: trị các chứng liệt vận động do tổn thương thần kinh trung ương; cứng cơ – khớp do bệnh khớp mạn tính, thúc đẩy tuần hoàn chống máu tụ.
- Lưu ý: Mã tiền là vị thuốc độc, cần chế biến kỹ trước khi sử dụng, liều thấp, trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng.
5. Mã xỉ hiện (Rau sam, Herba portulaxae Oleracere), tên thực vật: Portulaca oleracca Lin., họ Rau sam (Portulacaceae).
- Bộ phận dùng: cả thân (phần trên mặt đất) thu hái vào mùa hè và thu.
- Thành phần hoá học: chứa saponin, tannin, men ureaza, các vitamin A, C, B1, B2, PP, E.
- Tác dụng: Rau sam có tính kháng sinh thực vật, lợi tiểu. Trên thực nghiệm dịch chiết Rau sam có tác dụng kìm sự phát triển của vi trùng lỵ, thương hàn, trực khuẩn Coli, một số ký sinh trùng đường ruột . Các nhà khoa học Mỹ và Úc cho biết Rau sam có chứa nhiều Omega-3 có tác dụng tốt cho hệ tim mạch và tăng cường chức năng miễn dịch.
- Liều dùng: dạng tươi từ 20 – 50 g; dạng khô từ 10 – 15 g.
- Công dụng: loét niêm mạc miệng, viêm đường tiểu, lỵ, tiêu chảy do viêm đại tràng, viêm nang lông…
Những “Con” thuốc mang tên “Mã”:
1. Cá ngựa (Hải mã, Thuỷ mã): Hippocampus, tên khoa học: Hippocampus kelloggi Jordan et Snyder, họ Hải long (Syngnathidae).
http://www.t4ghcm.org.vn/uploads/images/2014/2-SucKhoe/013-cangua.jpg

<tbody>




</tbody>
- Bộ phận dùng: là toàn thân phơi khô (bỏ ruột) của một số loài Cá ngựa.
- Thành phần hoá học: hoạt chất chính chưa rõ, hiện chỉ biết Cá ngựa chứa nhiều protid, lipid.
- Tác dụng: trên thực nghiệm dịch chiết từ Cá ngựa có tác dụng kéo dài thời gian rụng trứng, tăng trọng lượng của tử cung, có tác dụng của nội tiết tố nam trên Tuyến tiền liệt và tinh hoàn, tăng cường hoạt động sinh dục nam.
- Liều dùng: 4 – 10 g /ngày.
- Công dụng: dùng phối hợp các vị thuốc khác sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc tăng cường hoạt động tình dục, hỗ trợ điều trị chứng liệt dương, đau lưng mỏi gối, vô sinh nam – nữ.
2. Con Ngựa (Equus coballus L.): Các chế phẩm từ con Ngựa (thường có giá trị là giống Ngựa bạch), phổ biến nhất hiện nay là Cao nấu từ xương ngựa: Theo một số tài liệu trong và ngoài nước, Cao xương Ngựa có nhiều Calcium, chất keratin cùng với gelatin khi thủy phân cho nhiều acid amin cần thiết giúp phát triển cơ thể. Gần đây một số thầy thuốc y dược cổ truyền sử dụng cao xương Ngựa trong điều trị các chứng bệnh suy nhược mạn tính, các bệnh về xương khớp được ghi nhận có hiệu quả.
- Thịt ngựa (Mã nhục): có 21,5% protid, 5 – 7 % lipid, các muối khoáng và vitamin. Thịt Ngựa có tính nóng, có tác dụng tăng khả năng hoạt động cơ, khớp.
- Sữa Ngựa (Mã nhũ): chứa 2,1% protid cao hơn sữa người (có 1,5%); 1,1% lipid; vitamin C (cao hơn sữa bò); các muối khoáng và yếu tố vi lượng. Sữa Ngựa có vị ngọt, tính không nóng không lạnh, có tác dụng hạ nhiệt, chống khô miệng, khát nước, phục hồi sức khỏe.
- Xương Ngựa (Mã cốt): chứa nhiều muối calcium dạng phosphate, keratin, oscein… cao xương Ngựa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng dinh dưỡng cao, tăng lực, tăng sức hoạt động của cơ khớp.
- Một số bộ phận khác hiện nay của Ngựa ít được sử dụng như: sỏi trong túi mật Ngựa (Mã bảo), Dương vật ngựa, Máu ngựa…
- Lưu ý: hiện nay do chạy theo lợi nhuận nên một số công ty có sản xuất Cao xương ngựa không được bảo đảm chất lượng về vệ sinh, thành phần. Một số công trình của chúng tôi phân tích trên các loại Cao xương khác cho thấy hàm lượng calcium là rất thấp, do vậy việc dùng Cao xương động vật với mục đích bổ sung calcium cần xem xét lại.
3. Con Bọ ngựa (Ngựa trời, Đường lan ) tên khoa học: Mantis religiosa Linnaeus, Họ Bọ ngựa (Mantidae).

<tbody>
http://www.t4ghcm.org.vn/uploads/images/2014/2-SucKhoe/013-bongua.jpg




</tbody>
- Bộ phận dùng: toàn thân con Bọ ngựa (bỏ cánh, ruột); tổ con Bọ ngựa gọi là Tang phiêu tiêu cũng được dùng làm thuốc.
- Tính vị: mặn, ấm.
- Liều dùng: 8 – 10 g (sao vàng, tán bột uống).
- Tác dụng: dùng theo kinh nghiệm của các thầy thuốc YDCT, Bọ ngựa dùng trị triệu chứng tiểu nhiều lần, di – mộng tinh, tiểu dầm trẻ em, động kinh.

http://www.t4ghcm.org.vn/suc-khoe-cho-moi-nguoi/nam-giap-ngo-va-duoc-lieu-mang-ten-ma-ngua-trong-2002 (http://www.t4ghcm.org.vn/suc-khoe-cho-moi-nguoi/nam-giap-ngo-va-duoc-lieu-mang-ten-ma-ngua-trong-2002/)