PDA

View Full Version : Nghị lực sống của cặp vợ chồng nhiễm HIV



songchungvoi_HIV
12-02-2014, 11:07
Thứ Tư, 12/02/2014 10:51 (GMT+7)

GiadinhNet - Họ đã gặp nhau khi cả hai đều bị nhiễm HIV. Nhưng niềm hạnh phúc vỡ òa khi em bé sinh ra lại hoàn toàn khỏe mạnh. Hiện cặp vợ chồng họ không chỉ cùng chung tay xây dựng tổ ấm, làm giàu mà còn tham gia vận động, tuyên truyền giúp những người lây nhiễm HIV khác hòa nhập cộng đồng.


http://giadinh.vcmedia.vn/PsR6ZtJJ1LkakasYq8KiiQuk6p3dl/Image/2014/02/hiv-9fa7e.jpg


<tbody>

Xưởng may của vợ chồng chị Khuyên thu hút 14 người cùng cảnh ngộ tham gia. Ảnh: M.Lý



</tbody>

<tbody>




</tbody>

<tbody>


Vượt lên số phận để sống

Niềm vui khi sinh đứa con đầu lòng chưa vơi thì chị Đoàn Thị Khuyên (SN 1982), trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng (Tiên Lãng, Hải Phòng) chìm trong đau đớn khi biết chồng nhiễm HIV. Anh đã thú nhận với chị rằng trước khi kết hôn, anh từng sử dụng ma túy.

Hoảng loạn, chị Khuyên vội vàng đi xét nghiệm và sau nhiều lần xét nghiệm, kết quả vẫn không cho chị thoát khỏi căn bệnh thế kỷ.Chị Khuyên tâm sự, lúc đó tinh thần rất hoảng loạn, niềm tin chỉ còn biết đặt vào đứa con 4 tháng tuổi. Đưa con đi làm xét nghiệm, sét đánh ngang tai khi cháu cũng bị dương tính với HIV. Lúc này tinh thần chị đã thực sự sụp đổ... Chị Khuyên lặng lẽ bế con ra về mà trong lòng quặn đau.Khi con tròn 1 tuổi, chồng chị qua đời. Chị Khuyên nhớ lại, lúc đó vào nửa đêm, nỗi sợ hãi bị hàng xóm láng giềng kỳ thị nên chỉ gọi xe xích lô để một mình chị đưa chồng ra nhà xác Bệnh viện Việt Tiệp, chờ sáng hôm sau mới báo tin cho hai bên nội, ngoại để lo tang lễ.

Chị Khuyên nghĩ, không chết được thì phải sống, nên ban ngày chị cho con điều trị tại bệnh viện, chiều tối chị bế con đi bán vé số để kiếm sống qua ngày. Những ngày đầu, người dân dị nghị việc hai mẹ con chị nhiễm HIV nên không có mấy người mua, có người hỏi thẳng là cầm vé số này có lây không? Chị chỉ cười và trả lời “Không lây đâu ạ”. Rồi dần dần người ta cũng thương xót cho số phận của hai mẹ con, ngày càng nhiều người mua vé số hơn.

Cũng vì thế mà chị có tiền cho con nằm viện điều trị.Rồi một lần tình cờ biết hoàn cảnh của chị, một nhân viên y tế phường Phù Liễn (quận Kiến An) đã mời chị tham gia vào CLB Hoa Hải Đường để tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Thấy công việc phù hợp với hoàn cảnh, chị Khuyên đã hào hứng tham gia. “Mình bị nhiễm HIV là do chưa có kiến thức. Vì vậy mình là một nhân chứng sống để giúp người khác biết cách phòng tránh căn bệnh này, đặc biệt là biết cảm thông, chia sẻ với những người nhiễm HIV như mẹ con mình”, chị Khuyên chia sẻ.

Bước vào công việc mới với một môi trường làm việc đầy hưng phấn, chị Khuyên dần bỏ đi những mặc cảm tự ti về căn bệnh đang mang. Với tinh thần trách nhiệm cao, chỉ sau thời gian ngắn, chị đã được cử làm Trưởng nhóm CLB Hoa Hải Đường. Như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, cộng với sức trẻ, chị hăng say với công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng tại Hải Phòng và một số tỉnh lân cận.Tình yêu đơm hoa kết trái!Cho đến giờ, khi nhắc lại quãng thời gian buồn của mình và mối nhân duyên lần hai với một người nhiễm HIV, chị Khuyên vẫn chưa tin nổi, cuộc đời mình còn có lúc tìm thấy hạnh phúc.

Chị Khuyên kể, trong một lần tham dự hội thảo về tuân thủ điều trị ARV cho người nhiễm HIV tại Hải Phòng, khi chị lên thuyết trình về các tình huống và cách xử trí thực tế xảy ra đối với những bệnh nhân không tuân thủ uống thuốc ARV, có một tình nguyện viên tên Đỗ Văn Hải (SN 1980), ở phường Anh Dũng, quận Dương Kinh làm chị chú ý vì tinh thần học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm làm công tác xã hội này. Từ đây, chị Khuyên cũng không ngần ngại chia sẻ với “đồng nghiệp” nam về những khó khăn trong cuộc sống riêng tư của mình.

Cảm phục trước nghị lực của một người phụ nữ “chân yếu tay mềm” đã vượt lên chính mình để sống, làm những việc có ích cho cộng đồng, không biết từ lúc nào, anh đã “thầm thương trộm nhớ” chị. Còn chị thương anh Hải bởi hoàn cảnh cũng giống mình (vợ chết vì lây nhiễm HIV từ chồng), có một con trai nhưng may mắn không bị nhiễm HIV, chị Khuyên đã đem lòng yêu anh. Mặc dù đã tự nhủ không tái hôn sau khi đã trải nghiệm những vị đắng của hôn nhân nhưng lòng chân thành, sự quan tâm chia sẻ của anh đã làm chị thay đổi.

Từ đó, tình yêu, khát vọng có một gia đình hạnh phúc đã trở lại và trỗi dậy trong trái tim người phụ nữ đã nếm trải sự tuyệt vọng. Được sự động viên, khích lệ vun đắp của hai bên gia đình, anh chị đã tổ chức lễ thành hôn trong sự hân hoan chúc phúc của họ hàng nội, ngoại hai bên.

Sau khi kết thúc Dự án Cesvi, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, chị cùng 10 anh chị em có cùng chí hướng, mục tiêu hoạt động đã quyết định thành lập nhóm tự lực mang tên: “Nhóm sống tích cực Hải Phòng” do chị làm Trưởng nhóm. Nhóm kết hợp với Toà Giám mục Hải Phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện Việt Tiệp, Hội Từ thiện, Hội LHPN thành phố làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho người nhiễm và trẻ sống chung với HIV tại Hải Phòng.

Còn anh Hải - chồng chị, hiện là một nhân viên hỗ trợ tuân thủ điều trị của Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng). Với công việc này, anh đã giúp được bệnh nhân HIV hiểu được lợi ích của việc tuân thủ điều trị thuốc kháng virus (ARV) để kéo dài cuộc sống. Ngoài ra, anh còn là một tư vấn viên của Phòng tư vấn miễn phí do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.

Kết quả tình yêu của hai người là đầu tháng 5/2013, chị Khuyên đã sinh cho anh Hải một cháu bé, sau 3 năm nên duyên chồng vợ, với cái tên mang nhiều ý nghĩa Đỗ Phúc Hưng. Chị Khuyên cho biết, như một phép màu, vừa rồi, khi đưa bé đi xét nghiệm đã cho kết quả âm tính với HIV.Cuộc sống mới của cặp vợ chồng nhiễm HIV từ đây đã mở ra một con đường mới, một chân trời mới, ở đó, họ đang cùng nhau vun đắp xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau thực hiện những công việc có ích cho cộng đồng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.




</tbody>

<tbody>




Cuối năm 2013, cặp vợ chồng nhiễm HIV đã mở một xưởng may gần nhà từ đất thuê, tạo công ăn việc làm cho 14 người cùng cảnh ngộ.

Cũng từ xưởng may nhân ái này, những người nhiễm HIV đã dần quên đi mặc cảm, tự tin hơn trong cuộc sống, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng.

Theo chị Khuyên, thu nhập bình quân của mỗi công nhân trong xưởng của chị từ 2 đến 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Cho dù thu nhập không cao song hầu hết những người nhiễm HIV đều tỏ ra rất vui mừng khi mình không còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội.


</tbody>


Minh Lý

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nghi-luc-song-cua-cap-vo-chong-nhiem-hiv (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nghi-luc-song-cua-cap-vo-chong-nhiem-hiv-20140212102751194.htm)

niemtinvaconghien
12-02-2014, 17:27
Thứ Tư, 12/02/2014 10:51 (GMT+7)

GiadinhNet - Họ đã gặp nhau khi cả hai đều bị nhiễm HIV. Nhưng niềm hạnh phúc vỡ òa khi em bé sinh ra lại hoàn toàn khỏe mạnh. Hiện cặp vợ chồng họ không chỉ cùng chung tay xây dựng tổ ấm, làm giàu mà còn tham gia vận động, tuyên truyền giúp những người lây nhiễm HIV khác hòa nhập cộng đồng.


http://giadinh.vcmedia.vn/PsR6ZtJJ1LkakasYq8KiiQuk6p3dl/Image/2014/02/hiv-9fa7e.jpg


<tbody>

Xưởng may của vợ chồng chị Khuyên thu hút 14 người cùng cảnh ngộ tham gia. Ảnh: M.Lý



</tbody>

<tbody>


</tbody>

<tbody>


Vượt lên số phận để sống

Niềm vui khi sinh đứa con đầu lòng chưa vơi thì chị Đoàn Thị Khuyên (SN 1982), trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng (Tiên Lãng, Hải Phòng) chìm trong đau đớn khi biết chồng nhiễm HIV. Anh đã thú nhận với chị rằng trước khi kết hôn, anh từng sử dụng ma túy.

Hoảng loạn, chị Khuyên vội vàng đi xét nghiệm và sau nhiều lần xét nghiệm, kết quả vẫn không cho chị thoát khỏi căn bệnh thế kỷ.Chị Khuyên tâm sự, lúc đó tinh thần rất hoảng loạn, niềm tin chỉ còn biết đặt vào đứa con 4 tháng tuổi. Đưa con đi làm xét nghiệm, sét đánh ngang tai khi cháu cũng bị dương tính với HIV. Lúc này tinh thần chị đã thực sự sụp đổ... Chị Khuyên lặng lẽ bế con ra về mà trong lòng quặn đau.Khi con tròn 1 tuổi, chồng chị qua đời. Chị Khuyên nhớ lại, lúc đó vào nửa đêm, nỗi sợ hãi bị hàng xóm láng giềng kỳ thị nên chỉ gọi xe xích lô để một mình chị đưa chồng ra nhà xác Bệnh viện Việt Tiệp, chờ sáng hôm sau mới báo tin cho hai bên nội, ngoại để lo tang lễ.

Chị Khuyên nghĩ, không chết được thì phải sống, nên ban ngày chị cho con điều trị tại bệnh viện, chiều tối chị bế con đi bán vé số để kiếm sống qua ngày. Những ngày đầu, người dân dị nghị việc hai mẹ con chị nhiễm HIV nên không có mấy người mua, có người hỏi thẳng là cầm vé số này có lây không? Chị chỉ cười và trả lời “Không lây đâu ạ”. Rồi dần dần người ta cũng thương xót cho số phận của hai mẹ con, ngày càng nhiều người mua vé số hơn.

Cũng vì thế mà chị có tiền cho con nằm viện điều trị.Rồi một lần tình cờ biết hoàn cảnh của chị, một nhân viên y tế phường Phù Liễn (quận Kiến An) đã mời chị tham gia vào CLB Hoa Hải Đường để tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Thấy công việc phù hợp với hoàn cảnh, chị Khuyên đã hào hứng tham gia. “Mình bị nhiễm HIV là do chưa có kiến thức. Vì vậy mình là một nhân chứng sống để giúp người khác biết cách phòng tránh căn bệnh này, đặc biệt là biết cảm thông, chia sẻ với những người nhiễm HIV như mẹ con mình”, chị Khuyên chia sẻ.

Bước vào công việc mới với một môi trường làm việc đầy hưng phấn, chị Khuyên dần bỏ đi những mặc cảm tự ti về căn bệnh đang mang. Với tinh thần trách nhiệm cao, chỉ sau thời gian ngắn, chị đã được cử làm Trưởng nhóm CLB Hoa Hải Đường. Như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, cộng với sức trẻ, chị hăng say với công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng tại Hải Phòng và một số tỉnh lân cận.Tình yêu đơm hoa kết trái!Cho đến giờ, khi nhắc lại quãng thời gian buồn của mình và mối nhân duyên lần hai với một người nhiễm HIV, chị Khuyên vẫn chưa tin nổi, cuộc đời mình còn có lúc tìm thấy hạnh phúc.

Chị Khuyên kể, trong một lần tham dự hội thảo về tuân thủ điều trị ARV cho người nhiễm HIV tại Hải Phòng, khi chị lên thuyết trình về các tình huống và cách xử trí thực tế xảy ra đối với những bệnh nhân không tuân thủ uống thuốc ARV, có một tình nguyện viên tên Đỗ Văn Hải (SN 1980), ở phường Anh Dũng, quận Dương Kinh làm chị chú ý vì tinh thần học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm làm công tác xã hội này. Từ đây, chị Khuyên cũng không ngần ngại chia sẻ với “đồng nghiệp” nam về những khó khăn trong cuộc sống riêng tư của mình.

Cảm phục trước nghị lực của một người phụ nữ “chân yếu tay mềm” đã vượt lên chính mình để sống, làm những việc có ích cho cộng đồng, không biết từ lúc nào, anh đã “thầm thương trộm nhớ” chị. Còn chị thương anh Hải bởi hoàn cảnh cũng giống mình (vợ chết vì lây nhiễm HIV từ chồng), có một con trai nhưng may mắn không bị nhiễm HIV, chị Khuyên đã đem lòng yêu anh. Mặc dù đã tự nhủ không tái hôn sau khi đã trải nghiệm những vị đắng của hôn nhân nhưng lòng chân thành, sự quan tâm chia sẻ của anh đã làm chị thay đổi.

Từ đó, tình yêu, khát vọng có một gia đình hạnh phúc đã trở lại và trỗi dậy trong trái tim người phụ nữ đã nếm trải sự tuyệt vọng. Được sự động viên, khích lệ vun đắp của hai bên gia đình, anh chị đã tổ chức lễ thành hôn trong sự hân hoan chúc phúc của họ hàng nội, ngoại hai bên.

Sau khi kết thúc Dự án Cesvi, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, chị cùng 10 anh chị em có cùng chí hướng, mục tiêu hoạt động đã quyết định thành lập nhóm tự lực mang tên: “Nhóm sống tích cực Hải Phòng” do chị làm Trưởng nhóm. Nhóm kết hợp với Toà Giám mục Hải Phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện Việt Tiệp, Hội Từ thiện, Hội LHPN thành phố làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho người nhiễm và trẻ sống chung với HIV tại Hải Phòng.

Còn anh Hải - chồng chị, hiện là một nhân viên hỗ trợ tuân thủ điều trị của Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng). Với công việc này, anh đã giúp được bệnh nhân HIV hiểu được lợi ích của việc tuân thủ điều trị thuốc kháng virus (ARV) để kéo dài cuộc sống. Ngoài ra, anh còn là một tư vấn viên của Phòng tư vấn miễn phí do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.

Kết quả tình yêu của hai người là đầu tháng 5/2013, chị Khuyên đã sinh cho anh Hải một cháu bé, sau 3 năm nên duyên chồng vợ, với cái tên mang nhiều ý nghĩa Đỗ Phúc Hưng. Chị Khuyên cho biết, như một phép màu, vừa rồi, khi đưa bé đi xét nghiệm đã cho kết quả âm tính với HIV.Cuộc sống mới của cặp vợ chồng nhiễm HIV từ đây đã mở ra một con đường mới, một chân trời mới, ở đó, họ đang cùng nhau vun đắp xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau thực hiện những công việc có ích cho cộng đồng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.




</tbody>

<tbody>


</tbody>


Minh Lý

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nghi-luc-song-cua-cap-vo-chong-nhiem-hiv (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nghi-luc-song-cua-cap-vo-chong-nhiem-hiv-20140212102751194.htm)



:zk20145:thông tin rất bổ ích hãy cố gắng lên a nhé

songchungvoi_HIV
03-03-2014, 09:16
Sự trở về của đôi vợ chồng có “H” - Kỳ1: Sự sống nảy mầm vượt qua tuyệt vọngChủ Nhật, 02/03/2014 15:45
(PL&XH) - Đưa con đi làm xét nghiệm, với hy vọng cháu sẽ không nhiễm HIV, hai vợ chồng hồi hộp, lo lắng thêm phần sợ hãi chờ đợi kết quả với mong mỏi điều kỳ diệu sẽ xảy ra.Tai họa nối tiếp thảm họa

Chị Đoàn Thị Khuyên, SN 1982, là con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em, bố mẹ đều làm nông nghiệp ở thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. 8 tuổi chị đã phải chứng kiến tai họa đầu tiên của gia đình: Bố bị tai nạn gãy chân, phải cắt bỏ đến đầu gối, 9 năm sau, cô em gái út theo chúng bạn đi xuống bãi biển Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, bắt cáy, đã bị chết đuối.

Như sớm nhận thức được gánh nặng trên đôi vai mình, chị chăm chỉ học tập, nhiều năm đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng may mắn không mỉm cười với chị khi 2 năm liền thi ĐH đều bị trượt vì còn thiếu “tí ti” là đủ điểm trúng tuyển. Không từ bỏ con đường học tập, chị quyết tâm đi làm thêm và tiếp tục ôn thi thêm năm nữa. Chị tự hứa nếu lần thứ 3 không đỗ thì mới tính chuyện “sang sông”.

Cũng chính thời gian đi làm thêm này, chị đã quen và yêu anh Phạm Hồng Ngọc, SN 1975, ở phường Dư Hàng, quận Lê Chân, TP Hải Phòng và nghĩ là sẽ yên bề gia thất để bố mẹ đỡ vất vả rồi tính chuyện thi cử, học hành tiếp. 1 năm sau khi kết hôn, chị sinh bé trai kháu khỉnh. Những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười thì tai họa lại ập đến. Sau một vài lần đưa chồng đi khám do nghi ngờ anh bị bệnh gan, thì nhận được kết quả: “Anh nhiễm HIV rồi”. Cùng lúc đó anh đã thú nhận với chị rằng trước khi kết hôn, anh từng sử dụng ma túy. Sau đó, chị cũng được bác sỹ động viên và tư vấn là nên làm xét nghiệm HIV tại Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng. Rà soát dữ liệu lưu trữ trên máy tính, bác sỹ cho biết là chị đã bị nhiễm HIV từ lúc sinh con.

Chị cho biết, lúc đó tinh thần rất hoảng loạn, sợ hãi, chỉ còn biết đặt niềm tin vào đứa con 4 tháng tuổi. Đưa con đi làm xét nghiệm, với hy vọng cháu sẽ không nhiễm HIV, hai vợ chồng hồi hộp, lo lắng thêm phần sợ hãi chờ đợi kết quả với mong mỏi điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Tuy nhiên, kết quả ban đầu cho biết cháu dương tính với HIV. Lúc này chị thực sự sụp đổ, đau khổ đến tột cùng... chị lặng lẽ bế con ra về mà trong lòng quặn thắt.

Khi biết tin cả vợ chồng và con chị đều bị nhiễm HIV, người thân trong gia đình sợ hãi, xa lánh. Mọi sinh hoạt của vợ chồng chị đều phải riêng biệt, sống cô lập trên gác 2 của căn nhà rộng chừng 40m2. Hơn thế, khi phát hiện bị nhiễm HIV, chồng chị sinh ra chán nản và quay lại sử dụng ma túy. Con ốm, chồng “bệnh”, chị nuốt nước mắt vào trong và gắng gượng kiếm sống bằng nghề may để nuôi gia đình. “Có những ngày con nôn ra máu, phải đưa đi BV cấp cứu, chồng vẫn lẽo đẽo chạy theo xin tiền đi chích ma túy” – chị kể trong nước mắt. Cơ cực không kể hết, chị cố gắng sống để nuôi con, bù đắp những tổn thương mà đứa con vô tội phải gánh chịu.

Khi con vừa tròn 1 tuổi thì chồng chị qua đời. Chị nhớ lại: Do lúc đó vào nửa đêm, sợ hàng xóm láng giềng kỳ thị, nên chị chỉ gọi 1 chiếc xích lô để đưa chồng ra nhà xác BV Việt Tiệp (Hải Phòng), rồi chờ sáng hôm sau mới báo tin cho hai bên nội, ngoại để lo tang lễ. Không chết được thì phải sống, ban ngày chị cho con điều trị tại BV, chiều tối chị bế con đi bán vé số để kiếm sống. Những ngày đầu, người dân dị nghị việc hai mẹ con chị nhiễm HIV nên không mấy người mua, có người hỏi thẳng là cầm vé số này có lây không? Chị chỉ mỉm cười và trả lời là: “Không lây đâu ạ”. Rồi dần dà người ta cũng thương xót cho số phận của hai mẹ con, ngày càng nhiều người qua mua vé số hơn. Cũng vì thế mà chị có tiền cho con nằm viện điều trị.

Và một ngày may mắn đã đến với chị, chị đã được nhân viên y tế của phường Phù Liễn, quận Kiến An, TP Hải Phòng, mời chị tham gia vào CLB Hoa Hải Đường để tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Cũng chính từ đây, cuộc đời chị tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt thì lại thấy thấp thoáng con đường tương lai phía trước.

Chỉ sau vài tháng tham gia CLB, chị đã được tín nhiệm bầu làm trưởng CLB Hoa Hải Đường. Như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, cộng với sức trẻ, chị rất hăng say với công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng tại TP Hải Phòng và một số tỉnh lân cận
http://img.phapluatxahoi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/03/02/5f5111.JPG
Nhìn tấm hình hai vợ chồng trong ngày cưới với nụ cười rạng rỡ, tự tin, lạc quan như vậy, mấy ai nghĩ họ đang mang trong mình căn bệnh “HIV”? Ảnh: Lê Hoàng
“Duyên tiền định” với người bạn đời đồng cảnh ngộ

Anh Đỗ Văn Hải, SN 1980, quê ở xã Anh Dũng, huyện Kiến Thụy (nay là phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng). Trước đây anh Hải làm nghề lắp ráp xe đạp mini để bán. Nhưng sau đó, việc kinh doanh không còn thuận lợi, dẫn đến thua lỗ, túng quẫn, chán nản, lại bị một số bạn bè rủ rê anh đã sử dụng ma túy.

Năm 1999, anh Hải kết hôn với chị Tạ Ngọc Hiền, SN 1981, quê ở xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy. Anh Hải nhớ lại, vào một buổi chiều con trai anh lúc đó mới vài tuổi, ra quán đầu làng chơi, khi về cháu hỏi: “Bố ơi, có bác hỏi con là mày có phải con thằng Hải nghiện không?”. Chính vì câu nói này mà anh đã hạ quyết tâm tự mình đoạn tuyệt với ma túy cho đến ngày hôm nay.


http://img.phapluatxahoi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/03/02/anh-2-3.JPG

Xưởng may nhà chị Khuyên thu hút hàng chục người cùng cảnh ngộ tham gia. Ảnh: L.Hoàng



Trở lại với cuộc sống bình thường, anh tu chí làm ăn, vun vén cho tổ ấm bé nhỏ của mình với mong muốn bù đắp cho vợ con, cha mẹ vì những tháng ngày lầm lỗi của anh. Trong một lần đi giao hàng, gặp trời mưa, anh bị mưa ướt và nhiễm lạnh rồi sau đó lên cơn sốt, phải đưa đến BV điều trị.

Tại đây, qua xét nghiệm, anh mới biết mình đã bị nhiễm HIV. Sau đó vợ anh cũng đi xét nghiệm và nhận được kết quả dương tính với HIV. Quá sốc trước sự nghiệt ngã của số phận và do biến chứng trong điều trị, vợ anh đã mất khi mới 27 tuổi, để lại con trai thơ dại mới 6 tuổi và người chồng mang “H”.

Đau khổ, chán chường và tuyệt vọng, anh lao vào những cuộc vui trác táng thâu đêm suốt sáng, cờ bạc, rượu chè.

Rồi một ngày anh nhận ra, anh vẫn còn một điểm tựa là bố mẹ già và đứa con trai duy nhất may mắn không bị lây nhiễm HIV từ mình. Cũng giống như lần trước tự anh đoạn tuyệt được với ma túy, thì lần này, anh cũng tự mình đứng dậy.

May mắn đến với anh, Phòng khám Ngoại trú BV Việt Tiệp, Hải Phòng mời anh đến tập huấn để làm nhân viên hỗ trợ tuân thủ điều trị cho những bệnh nhân có “H” bỏ điều trị ARV của Dự án Life-Gap do CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh) của Hoa Kỳ tài trợ.

Trong một lần tham dự hội thảo về tuân thủ điều trị ARV cho người có “H” tại Hải Phòng vào tháng 7-2009, anh đã gặp chị Đoàn Thị Khuyên - là người thuyết trình về các tình huống và cách xử trí thực tế xảy ra đối với những bệnh nhân không tuân thủ thuốc ARV.

Cảm phục trước nghị lực phi thường của người phụ nữ đã vượt lên chính mình để sống và làm những việc có ích cho cộng đồng đã thôi thúc anh nghĩ cách tiếp cận để học hỏi kinh nghiệm công tác của chị, đồng thời chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống riêng tư cũng như công việc anh đang làm. Và không biết từ lúc nào, anh đã “thầm thương trộm nhớ” chị.

Anh Hải kể, vì chị Khuyên đã trải nghiệm với những vị đắng của hôn nhân, nên chị có quan điểm không bao giờ tái hôn nữa. Tuy nhiên, lòng chân thành, sự quan tâm chia sẻ, chăm sóc của anh đã làm chị thay đổi. Từ đó, tình yêu và khát vọng sống, khát vọng có một gia đình hạnh phúc đã trở lại và trỗi dậy trong trái tim người phụ nữ đã nếm trải sự cô đơn và tuyệt vọng. Sau một thời gian đắn đo suy nghĩ, chị đã mở lòng mình để đón nhận tình yêu và lòng chân thành của anh. Chẳng bao lâu, được sự động viên, khích lệ vun đắp của hai bên gia đình, anh chị đã tổ chức lễ thành hôn trong sự hân hoan chúc phúc của họ hàng nội ngoại hai bên, hàng xóm láng giềng và bạn bè.

Cuộc sống mới của đôi vợ chồng có “H” từ đây đã mở ra một con đường mới, một chân trời mới và hy vọng mà ở đó, họ cùng nhau vun đắp xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau thực hiện những công việc có ích cho cộng đồng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.


(Còn nữa)
Lê Hoàng - Việt Hải
http://phapluatxahoi.vn/20140302095641225p1001c1049/su-tro-ve-cua-doi-vo-chong-co-h-ky1-su-song-nay-mam-vuot-qua-tuyet-vong.htm

songchungvoi_HIV
04-03-2014, 15:54
Sự trở về của đôi vợ chồng có “H” - Kỳ cuối: Trở thành chiếc cầu nối cảm thông

Thứ Ba, 04/03/2014 13:45
(PL&XH) - Đã có lúc chị Đoàn Thị Khuyên và anh Đỗ Văn Hải tưởng cuộc đời đã đi vào ngõ cụt.

Nhưng giờ đây khi họ đã về bên nhau, cùng vun đắp cho tổ ấm bé nhỏ của mình và tham gia tích cực trong công tác phòng chống HIV/AIDS thì một niềm hạnh phúc khôn tả đã đến...

Những lần đầu tham gia hoạt động truyền thông tại Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Hải Phòng, khi đứng trước đám đông, phần nào chị Đoàn Thị Khuyên còn thiếu tự tin, rụt rè. Có những lúc đứng trước mọi người, kể về cuộc đời mình, chị chỉ biết khóc. Nhưng với sự động viên khích lệ của ban lãnh đạo Trung tâm và sự đồng cảm của những người khi được chị chia sẻ, đặc biệt là sự động viên của những người cùng cảnh ngộ trong CLB Hoa Hải Đường (Hải Phòng), chị đã tự tin hơn và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, trong công việc mình đang và sẽ làm.


http://img.phapluatxahoi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/03/04/5dcanh-6.JPG

Anh Hải trong hoạt động truyền thông tư vấn cho cộng đồng. Ảnh: Việt Hải



Chị bắt đầu sắm vai trong các tiểu phẩm tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, hòa mình cùng những điệu múa mềm mại nhưng mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện nghị lực vươn lên trong cuộc sống của người nhiễm “H”. Chị được mời đi tuyên truyền về HIV/AIDS trên 40 tỉnh, thành trong nước và được tham dự một số hội nghị châu Á - Thái Bình Dương.

Tại Hải Phòng, chị Khuyên tham gia hoạt động tuyên truyền cho nam giới tại các khu vui chơi giải trí, các học viên tại các trung tâm cai nghiện; học sinh, sinh viên các trường ĐH, THPT, THCS; tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc cho chính những người nhiễm HIV còn đang e ngại, thiếu tự tin, không dám công khai tình trạng nhiễm bệnh của mình.

Năm 2008, một bước ngoặt mới trong cuộc đời của chị, khi trở thành cán bộ của một tổ chức phi chính phủ quốc tế (cơ quan Hợp tác phát triển Italia - Cesvi). Ở đó, chị đã được học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia quản lý Dự án tăng cường liên kết và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc tại nhà và các dịch vụ điều trị HIV dành cho người có “H” và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV tại huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh, TP Hải Phòng do Tổ chức Pact/USAID Hòa Kỳ tài trợ.

Quá trình làm việc tại Dự án Cesvi, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, chị cùng 10 anh chị em có chung mục tiêu hoạt động đã quyết định thành lập nhóm tự lực mang tên Nhóm sống tích cực Hải Phòng, do chị làm trưởng nhóm. Năm 2010, nhóm đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng khảo sát và lựa chọn là nhóm triển khai dự án: “Hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV tại Việt Nam” do Hội Chữ thập đỏ Mỹ tài trợ. Bên cạnh đó, chị còn làm cộng tác viên cho Dự án SmartWork (HIV tại nơi làm việc), tổ chức các hoạt động truyền thông tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhóm còn kết hợp với Tòa Giám mục Hải Phòng, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS BV trẻ em Hải Phòng, BV Việt Tiệp, Hội Từ thiện, Hội LHPN TP Hải Phòng làm công tác bác ái, tuyên truyền hỗ trợ người nhiễm và trẻ sống chung với HIV tại Hải Phòng. Năm 2010, nhóm được Tổ chức Chemonics Việt Nam lựa chọn mô hình sinh kế “Nuôi gà theo quy trình sinh học” do nhóm tự quản.

Từ đó, hoạt động không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từ 10 thành viên ban đầu đến nay Nhóm sống tích cực đã có hơn 100 thành viên tham gia. Chị không ngừng vận động gây quỹ sinh kế cho nhóm. Đến nay nhóm đã gây quỹ với số vốn trên 100 triệu đồng, hỗ trợ được 35 thành viên. Không dừng lại ở mô hình chăn nuôi, nhóm đang tiếp tục mở rộng mô hình như cơ sở may mặc, buôn bán nhỏ... phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng thành viên. “Trong thời gian tới Nhóm sống tích cực sẽ không ngừng vận động gây quỹ để tăng số vốn quay vòng giúp cho nhiều thành viên hơn - đó là chiến lược lâu dài của Nhóm sống tích cực. Chúng tôi sẽ phấn đấu không ngừng để Nhóm tự lực trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác phòng chống HIV/AIDS”, chị Khuyên phấn khởi chia sẻ.

Về phần anh Hải, chồng chị, là một nhân viên hỗ trợ tuân thủ điều trị của Phòng khám ngoại trú BV Việt Tiệp. Với công việc này, anh đã giúp bệnh nhân có “H” hiểu được lợi ích của việc tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) để kéo dài cuộc sống. Ngoài ra, anh còn là một tư vấn viên của Phòng tư vấn miễn phí do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện tại BV Việt Tiệp.

Tại đây, anh đã gặp nhiều người có nguy cơ cao, người nhiễm HIV, người thân của người nhiễm. Họ đang rất lo lắng cho sức khỏe của mình, anh đã giúp họ có thêm kiến thức, biết cách tự chăm sóc bản thân và tự tin hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, tại khoa Lây nhiễm có rất nhiều bệnh nhân nặng, trong đó có những phạm nhân đang thụ án nhiễm HIV, do bệnh trầm trọng đã được chuyển đến khoa này để điều trị.

Ngoài ra, anh còn tham gia vào các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các trung tâm cai nghiện và các trường học; tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc cho những người cùng cảnh ngộ tại cộng đồng. Công việc có ý nghĩa đã tiếp thêm cho anh sức mạnh để sống có ích hơn cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Những thành quả mà anh chị đã đạt được trong suốt gần 10 năm qua làm cho nhiều người cảm phục. Đặc biệt, nhận thấy sự nỗ lực vươn lên, tình yêu thương, đùm bọc, chở che nhau để cùng sống có ích, năm 2011, bố mẹ anh Hải đã dành tặng cho gia đình của anh chị một món quà thật ý nghĩa, đó chính là căn nhà 2 tầng 180m2 khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, giá trị trên 4 tỷ đồng. Đó là món quà mà anh chị xứng đáng được nhận, nó không chỉ là món quà vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần vô cùng lớn lao.

Để từ đây, mỗi ngày mới đến, anh Hải lại chăm chỉ với công việc, còn chị sau một thời gian chăm nuôi cháu bé, chị dự định sẽ tiếp tục công việc đầy ý nghĩa cho cộng đồng xã hội trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.

Chúng tôi cầu chúc cho anh chị và các cháu luôn mạnh khỏe, để sống và làm nhiều việc có ích hơn nữa cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, để rồi: “Ngày mai trời lại sáng”!

Tháng 1-2013, kết thúc thực hiện Dự án Cesvi tại Việt Nam, cũng là lúc chị Khuyên mang trong mình một sinh linh bé nhỏ – kết quả tình yêu của anh chị Khuyên – Hải sau 3 năm nên duyên chồng vợ. Và đầu tháng 5-2013, bé trai này đã cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui, chúc phúc của gia đình và bè bạn với cái tên mang nhiều ý nghĩa: Đỗ Phúc Hưng. Chị Khuyên cho biết, như một phép màu, sau một tháng đưa bé đi xét nghiệm đã cho kết quả ban đầu cháu âm tính với HIV. “Lúc đó, vợ chồng tôi không thể tin nổi và vô cùng hạnh phúc” – chị Khuyên chia sẻ.
Lê Hoàng- Việt Hải
http://phapluatxahoi.vn/20140304102625218p1001c1049/su-tro-ve-cua-doi-vo-chong-co-h-ky-cuoi-tro-thanh-chiec-cau-noi-cam-thong.htm (http://phapluatxahoi.vn/20140304102625218p1001c1049/su-tro-ve-cua-doi-vo-chong-co-h-ky-cuoi-tro-thanh-chiec-cau-noi-cam-thong.htm)