PDA

View Full Version : Khi nào đẻ mổ là tốt nhất?



songchungvoi_HIV
26-02-2014, 16:11
Sinh thường theo tự nhiên dĩ nhiên là tốt nhưng có những trường hợp đẻ mổ là lựa chọn tốt cho mẹ và bé.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/11/03/35275839bef95e.img.jpg
Có những trường hợp bắt buộc sinh mổ sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé (ảnh minh họa)

Với phương pháp sinh mổ, em bé chào đời không qua đường âm đạo của mẹ như thông thường mà được các bác sĩ đưa ra khỏi tử cung của mẹ thông qua một cuộc phẫu thuật. Sinh mổ thường được thực hiện sau khi gây tê màng cứng hoặc gây tê cột sống để mẹ vẫn có thể nhận biết sự ra đời của bé nhưng không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ gây mê có thể quyết định chọn biện pháp gây mê toàn thân trong một vài trường hợp.
Hiện nay, sinh mổ được xem là một phương pháp cực kỳ an toàn với tỷ lệ tử vong thấp. Tuy nhiên, thời gian để mẹ phục hồi sẽ lâu hơn khi sinh thường và việc phẫu thuật cũng có nhiều khả năng gây ra một vài rắc rối cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các bác sĩ vẫn khuyên mẹ không nên chọn sinh mổ nếu không vì những lý do chính đáng.
Sinh mổ có thể được lên kế hoạch trước (trường hợp này gọi là "chọn" mổ) do các biến chứng khi mang thai trở nên rõ ràng ngay cả trước khi mẹ chuyển dạ, do mẹ đã từng đẻ mổ hoặc có thể không hề có kế hoạch cho đến khi có rắc rối bất ngờ xảy ra trong quá trình chuyển dạ và bác sĩ buộc phải quyết định một ca mổ "cấp cứu". Đó cũng là lí do tại sao mẹ nên tìm hiểu về quá trình sinh mổ để chuẩn bị tinh thần, tâm lý nếu có nhu cầu phát sinh.
Khi nào cần chọn phương pháp đẻ mổ?
- Vị trí của thai nhi không đúng
Em bé bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được. Ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược, thế cằm sau ngôi đầu, ngôi mông lần sinh đầu...Trong những trường hợp này, việc tiến hành sinh mổ là rất cần thiết. Ngoài ra, mẹ mang đa thai cũng nên lựa chọn sinh mổ. Thực tế đã cho thấy, các mẹ có thai hai bé hay nhiều hơn có xác suất ít nhất một bé có vị trí thai bất thường cao hơn rất nhiều so với các mẹ chỉ mang thai đơn.

http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/11/03/1383324039-thai-ngoi-mong.jpgNgôi mông hay ngôi ngang là vị trí thai bất thường khiến sinh thường trở nên khó khăn (ảnh minh họa)

- Biến chứng nhau thai hoặc dây rốn
Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai bất thường khá phổ biến gây nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình sinh. Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung như bình thường mà một phần, hoặc toàn bộ bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung. Phần nhau này sẽ nằm chắn phía trước thai nhi lúc thai nhi di chuyển xuống dưới đường sinh khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, ngăn chặn nguồn máu cấp cho bé. Vì vậy, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai.
Biến chứng khác của nhau thai đòi hỏi phải tiến hành mổ đẻ khẩn cấp đó là nhau bong non, là trường hợp nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi sổ thai. Biến chứng này cắt đứt trao đổi tuần hoàn giữa mẹ và bé, gây ra hậu quả tất yếu là mẹ bị mất máu nghiêm trọng, bị biến chứng rối loạn đông máu, vô niệu, có thể gây tử vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng mẹ. Sa dây rốn cũng là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không lựa chọn đẻ mổ kịp thời, dây rốn bị chèn ép khiến nguồn cung cấp oxy cho bé bị ngắt, nguy hại đến tính mạng của bé.
- Quá trình sinh kéo dài
Tử cung có dấu hiệu vỡ, cơn co thắt tử cung yếu khiến quá trình sinh sản kéo dài mặc dù dùng nhiều biện pháp xử lý vẫn không có hiệu quả. Hay tình trạng sức khỏe của mẹ suy giảm trong quá trình chuyển dạ (như tăng vọt huyết áp, kiệt sức, tiền sản giật, sản giật hoặc những lý do khác). Trong những trường hợp này, nếu vẫn tiến hành sinh thường, thời gian sinh quá dài sẽ hại đến mẹ và thai nhi, vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đưa bé ra khỏi tử cung của mẹ.

http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/11/03/1383324221-329432.jpgQuá trình kéo dài và không có tác dụng nếu tiếp tục, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ chuyển sang đẻ mổ (ảnh minh họa)

- Mẹ có vấn đề về sức khỏe

Nếu như mẹ có vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim, phổi, cao huyết áp, có tiền sử khó đẻ, có tiền lệ về phẫu thuật, sinh mổ sẽ là lựa chọn an toàn cho mẹ và bé. Một số bệnh lý khiến mẹ không thể sinh thường được có thể kể đến như herpes sinh dục đang tiến triển, sùi mào gà, viêm gan, HIV (http://citinews.net/phap-luat/kien-quyet-xu-ly-cac-co-so-kinh-doanh-dich-vu-co-hoat-dong-mai-dam-DXU2E5A/) dương tính..., sinh mổ sẽ an toàn cho bé, bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm các căn bệnh này.

Hiện nay bằng nhiều phương pháp khác nhau như khám lâm sàng, siêu âm, monitor sản khoa theo dõi tim thai cơn gò, xét nghiệm máu...bác sĩ có thể đánh giá và tiên lượng cuộc sinh: mẹ nên sinh thường hay sinh mổ, sinh ở bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hay tuyến trung ương... Vì vậy, những tuần cuối từ tuần thứ 35 trở đi các mẹ nên đi khám thường xuyên để các bác sĩ theo dõi và hướng dẫn mẹ nên đẻ mổ hay đẻ thường để mẹ chuẩn bị sẵn tinh thân.http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/11/03/1383324359-53289532.jpgMẹ nên đi khám thai trong những tuần cuối của thai kỳ để bác sĩ tiên lượng cuộc sinh (ảnh minh họa)

Nhưng dù trường hợp thai của mẹ là sinh mổ hay sinh thường thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng vì sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý tự nhiên mà rất nhiều phụ nữ đã làm được, điều mẹ cần làm là để tinh thần thật thoải mái để "vượt cạn" nhanh chóng và thành công nhé!



Theo www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?url=-1735111816)
http://citinews.net/doi-song/khi-nao-de-mo-la-tot-nhat--PBFZJGA/

songchungvoi_HIV
14-03-2014, 14:10
5 lời khuyên để sinh mổ an toàn hơn

05/01/2014 7:00
Một số bà mẹ tương lai chọn sinh tự nhiên trong khi số khác lại chọn sinh mổ. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho chị em trong trường hợp sinh mổ.
Tỷ lệ sinh mổ (http://www.marrybaby.vn/tag/sinh-mo/) ngày càng tăng cao có thể là do biện pháp này cho phép bạn chọn ngày, giờ, phương pháp gây tê và có thể cùng em bé về nhà vào cuối ngày. Nếu bạn sinh mổ, dù tự nguyện hay vì nguyên nhân bệnh lý, các lời khuyên dưới đây có thể giúp ca sinh mổ của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn.
1. Nếu bạn chủ động muốn sinh mổ, nên tắm sạch sẽ trước khi vào phòng sinh
Để giảm lượng vi trùng trên vùng da bị mổ, nên tắm rửa trước bằng xà phòng diệt khuẩn. Bằng cách này, nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ của bạn sẽ thấp hơn. Nhiễm trùng sau khi mổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng hậu sản phổ biến nhất.
2. Giữ ấm
Bị lạnh trước hoặc trong khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đang chờ phẫu thuật hoặc trong khi phẫu thuật, nên xin một cái chăn ấm để đắp vì các phòng mổ thường rất lạnh.

http://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2014/01/02/delivery-day0002-400x267.jpg (http://www.marrybaby.vn/wp-content/uploads/2014/01/02/delivery-day0002.jpg)

Các lưu ý trước khi sinh mổ giúp chị em an tâm hơn khi vào phòng sinh

3. Dùng tông đơ thay vì dao cạo
Một trong những bước cần phải làm để chuẩn bị sinh mổ là cạo lông trên vùng da sắp phẫu thuật. Trước đây người ta dùng dao cạo nhưng thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tông đơ có thể loại bỏ lông hiệu quả và giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với sử dụng dao cạo.
4. Đi bộ sớm sau khi phẫu thuật
Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, chị em nên cố đi bộ càng sớm càng tốt sau khi mổ. Đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn phải một mình chăm sóc con ở nhà.
5. Chăm sóc vết thương đúng cách
Theo sát các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng ngay khi chúng mới xuất hiện. Một phút chủ quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả bạn và bé.
Dù bạn chọn sinh mổ hay sinh thường, MarryBaby cũng chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

MarryBaby (http://www.marrybaby.vn/)
http://www.marrybaby.vn/thai-giao/5-loi-khuyen-de-sinh-mo-an-toan-hon

songchungvoi_HIV
07-09-2014, 08:23
Trường hợp bà bầu bắt buộc phải mổ đẻ

Thứ bảy, 06/09/2014 19:57
Khi bà bầu từng đẻ mổ, có vấn đề về sức khỏe hay mang đa thai...là những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ.






http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_1.jpg
Thai nhi quá lớn. Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_2.jpgMẹ có tiền sử sinh mổ. Nếu bạn đã từng sinh mổ, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về phương pháp sinh cho lần tiếp theo. Ngoài ra nếu mẹ có tiền lệ về phẫu thuật: từng mổ tử cung, các vết khâu mổ phẫu thuật không tốt, sau khi mổ bị viêm nhiễm…thì cũng nên sinh mổ.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_3.jpgVấn đề về nhau thai. Khi nhau thai chặn đường ra của bé; hoặc nhau bị đứt, gãy (nhau tiền đạo) hay nhau bị tách biệt khỏi thành tử cung (nhau thai tách rời), bạn sẽ được chỉ định mổ sinh.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_4.jpg
Thai nhi có vấn đề. Nếu bé có nhịp tim bất thường, bác sĩ sẽ phải tìm cách để em bé chào đời ngay lập tức bằng phương pháp sinh mổ. Hoặc trong trường hợp thai nhi bị dị tật, bác sỹ cũng sẽ chỉ định sinh mổ để an toàn cho tính mạng của trẻ sơ sinh.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_5.jpgNgôi thai ngược. Vị trí của thai nhi không đúng, ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi thai khác thường như nằm ngang, thế cằm sau ngôi đầu, không thể sinh ra thông qua âm đạo, ngôi mông lần sinh đầu…sẽ gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con trong quá trình sinh thường. Bác sỹ sẽ chỉ định sinh mổ vì lý do an toàn.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_6.jpgSức khỏe mẹ bầu có vấn đề. Khi bạn quá yếu và khó thực hiện những cơn rặn đẻ, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng đến phương pháp mổ sinh. Nếu như mẹ có vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim, phổi, cao huyết áp, có tiền sử khó đẻ, có tiền lệ về phẫu thuật, sinh mổ sẽ là lựa chọn an toàn cho mẹ và bé.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_7.jpgMẹ mang đa thai. Nếu là song thai, tam thai hoặc hơn, bác sĩ thường sẽ chỉ định sinh mổ để cả mẹ và bé được an toàn do mẹ thường sẽ mất sức nhiều trong quá trình sinh thường. Thực tế đã cho thấy, các mẹ có thai hai bé hay nhiều hơn có xác suất ít nhất một bé có vị trí thai bất thường cao hơn rất nhiều so với các mẹ chỉ mang thai đơn.




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2014/09/06/Truong-hop-ba-bau-bat-buoc-phai-mo-de_8.jpgChuyển dạ kéo dài. Bình thường một cuộc chuyển dạ trung bình kéo dài 15 - 16 giờ tính từ khi bắt đầu đến lúc cổ tử cung mở hết, bà mẹ được rặn đẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bà mẹ đó cần được bác sĩ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra.






Theo Linh Chi - Kiến thức

songchungvoi_HIV
17-11-2014, 14:28
Lạm dụng sinh mổ ở Việt Nam

17-11-2014 12:35 - Theo: alobacsi.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=-736362268)

Tuy biết sinh mổ có thể gây nhiều biến chứng cho cả mẹ lẫn con, nhưng không ít sản phụ vẫn chọn sinh mổ để được giờ đẹp, ngày đẹp.


http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2013/10/19/ImageViewaspx1.jpg
Trẻ sinh mổ thường ít được bú mẹ trong 24 giờ sau sinh, trong khi điều này rất tốt cho sức khỏe của trẻ - Ảnh: T.T.D



Trong khi đó, tại hội thảo quốc tế về phòng chống thai lưu và tử vong chu sinh (sau sinh), ông Wame Baravilala - cố vấn chương trình sức khỏe sinh sản Chương trình Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam - cho hay ở các nước có chính sách kiểm soát, tỉ lệ sinh mổ chỉ chiếm 3%. Nhưng nếu không kiểm soát, tỉ lệ sinh mổ có thể lên 45-50%, dẫn tới nhiều hệ lụy phức tạp đến sức khỏe bà mẹ và bé sơ sinh.

BV Phụ sản T.Ư: tỉ lệ sinh mổ lên đến 40-50%

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình (Hà Nội) - khuyến cáo chỉ nên sinh mổ khi người mẹ không có khả năng sinh thường, sinh khó hoặc các chị em có khung chậu hẹp, con quá to hoặc nhau tiền đạo, chảy máu nhiều đe dọa thai nhi...

Song qua những con số thống kê tại hội thảo, ở Việt Nam tỉ lệ sinh mổ rất cao. Ngoài các trường hợp khó sinh phải chỉ định mổ, còn nở rộ chuyện mổ để chọn giờ sinh đẹp, chọn giờ sinh theo yêu cầu của thầy tướng số.

Tại các bệnh viện huyện có thực hiện được sinh mổ, tỉ lệ này có khi đến 15-20%. Một số bệnh viện tuyến trên như Phụ sản Hà Nội, Phụ sản T.Ư, tỉ lệ ca sinh mổ lên đến 40-50%. Ở Việt Nam, do chưa có chính sách kiềm chế sinh mổ nên chưa có thống kê chung toàn quốc về tỉ lệ này, mà vẫn để tự do kiểu trăm hoa đua nở.

Bà Đinh Thị Phương Hòa (http://citinews.net/doi-song/lam-dung-sinh-mo-o-vn-QOBGSNY/), nguyên phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), cho biết dù đa số ca sinh mổ là có chỉ định của bác sĩ, nhưng một tỉ lệ khá lớn ca mổ vì lý do chọn giờ. Bà Hòa cũng nói thêm một điều tra gần đây cho thấy tỉ lệ các bé sinh mổ được bú sữa mẹ trong 24h đầu sau sinh là 0%, không tận dụng được nguồn sữa non quý giá từ mẹ.

Các bé sinh mổ cũng không có được nhịp thở tự nhiên như bé sinh thường. Do không được bú mẹ sớm, bé được cho ăn thêm sữa ngoài và dễ hình thành thói quen không bú mẹ hoàn toàn đủ sáu tháng như khuyến cáo...

1/4 ca tử vong sơ sinh có thể dự phòng

Theo bà Khu Thị Khánh Dung - PGĐ BV Nhi T.Ư, hồi sức trên 5.000 bệnh nhi đến điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện này trong một năm vừa qua, kết quả cho thấy bốn nguyên nhân dẫn đến tử vong sơ sinh nhiều nhất ở Việt Nam là nhiễm trùng, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và bệnh lý thần kinh. So sánh với thế giới, bà Dung cho rằng tình hình bệnh tật ở Việt Nam có khác, bởi các căn nguyên gây tử vong nhiều trên thế giới là nhiễm trùng, viêm phổi và dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên qua xem xét trên 700 trường hợp sơ sinh tử vong trong năm qua, bà Dung khẳng định có đến 24,8% số trường hợp tử vong có thể dự phòng được, 48,9% có thể chăm sóc tốt hơn tránh được tử vong. Trong đó, với bệnh tim mạch bẩm sinh, có thể sàng lọc bằng biện pháp đơn giản đã phát hiện 60% trường hợp mắc để chuyển tuyến điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đe dọa tính mạng trẻ từ sớm.

Một khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và thai lưu ở các nước đang phát triển là tuổi kết hôn rất sớm, các bạn gái tốt nghiệp bậc học phổ thông đã lập gia đình, không có kiến thức nên không biết ngăn ngừa chuyện có thai ngoài ý muốn, khi đã có thai thì không biết cách chăm sóc thai nhi để sinh con mạnh khỏe.

"Muốn giảm tỉ lệ tử vong mẹ và tỉ lệ tử vong sơ sinh thì cần tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe khi sinh và chăm sóc cấp cứu sơ sinh" - bà Vicky Flenady, chủ tọa hội thảo, nhận xét. Nhưng tại Việt Nam, tới 24% các bé sơ sinh được gia đình tự đưa đến bệnh viện cấp cứu mà không kiểm soát được mức độ an toàn, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao... cho thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến cấp cứu sơ sinh.


Việt Nam: tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh còn rất caoHội thảo do Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình phối hợp International Stillbirth (http://citinews.net/doi-song/lam-dung-sinh-mo-o-vn-QOBGSNY/) và Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức tại Hà Nội từ ngày 17-19/10/2013. Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết dù tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh ở Việt Nam đã giảm nhưng còn ở mức cao. Hơn mười năm trước có đến 233 sản phụ tử vong/100.000 ca sinh sống, thì hiện Việt Nam đang đặt mục tiêu giảm còn 58/100.000 vào năm 2015. Thống kê cũng cho thấy có đến 59% ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là tử vong sơ sinh, ở nhóm dưới 1 tuổi thì 3/4 là trẻ sơ sinh. Như vậy, nguy cơ trẻ tử vong ngay trong tuần đầu vẫn còn rất cao.

Theo Lan Anh - Tuổi trẻ

songchungvoi_HIV
25-11-2014, 08:16
Tỷ lệ sinh mổ cao
Thực trạng khó thay đổi ?

25/11/2014 07:25:08

Sinh mổ thay cho cuộc “vượt cạn” tự nhiên đang trên đà gia tăng ở một số bệnh viện trong tỉnh, dù trên thực tế có nhiều điều bất lợi hơn sinh thường. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?
Hình ảnh sản phụ nhăn nhó đi lại sau khi sinh mổ khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Liệu sinh mổ có ít đau hơn sinh thường?”. Câu hỏi này được sản phụ Phạm Kim Phượng, ở xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, trả lời rằng: “Sinh mổ đau hơn”. Chị Phượng đã có kinh nghiệm qua một lần sinh thường và một lần sinh mổ. Theo cảm nhận của chị, sinh mổ có nhiều bất lợi hơn sinh thường.



<tbody>
http://www.baohaugiang.com.vn/resources/newsimg/25-11-2014/1642-7.jpg



Thai phụ đến khám thai ở Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang.


</tbody>
Chị Phượng trò chuyện với chúng tôi khi đang nằm trên giường ở bệnh viện sau khi sinh mổ được 3 ngày. Trông nét mặt nhợt nhạt vì đau, chị Phượng nói: “Tôi mới đi được mấy bước, nhưng đau chịu không nổi. Hai ngày trước còn tệ hơn, cả thân tôi không có một chút sức, nằm một chỗ chẳng nghiêng người được. Ngày thứ ba, tôi mới có sữa cho con bú. Khi sinh con đầu lòng, tôi sinh thường, đâu có đau dữ vậy!”. Cũng qua lời kể của chị Phượng, cuộc “vượt cạn” lần trước của chị diễn ra khi thai được 7 tháng. Vì chị bất cẩn bị té nên phải sinh sớm. Nhưng chị chỉ đau một thời gian ngắn chứ không có kéo dài như sinh mổ. Sau sinh, chị phục hồi rất nhanh.

Sinh mổ còn là gánh nặng kinh tế cho gia đình chị Phượng. Tiền ứng vào viện đã trên 7 triệu đồng, trong khi hoàn cảnh gia đình còn khó khăn. Hai vợ chồng chị sinh sống nhờ đi làm công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh. Tổng tiền lương hàng tháng anh chị kiếm được cũng khoảng 8 triệu đồng, nhưng chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày và nuôi đứa lớn đi học cũng vất vả lắm. Vì lo kinh tế, nên khi chị sinh con, chồng chị không về thăm được, do sợ nghỉ làm thì không có tiền. Chị Phượng bị đau bụng mấy ngày và ra huyết nên sợ mới xin được phẫu thuật.

Tương tự, chị Trịnh Thị Sê Na, ở xã Long Trị A, huyện Long Mỹ, cũng yêu cầu sinh mổ vì đau bụng mấy ngày nhưng chưa có dấu hiệu sinh. Chị Sê Na kể: “Tôi đã đau ở bụng mấy ngày trước khi vào viện. Vào đây đau thêm 2 ngày nữa nhưng vẫn không có dấu hiệu sinh. Bác sĩ nói thai bình thường và phải đợi vài ngày nữa mới chuyển dạ”. Lo lắng không biết đau hoài có ảnh hưởng đến thai hay không và không chịu đau nổi nên gia đình chị yêu cầu sinh mổ, dù biết chi phí gấp 2-3 lần so với sinh thường.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang có tỷ lệ sinh mổ cao nhất tỉnh, với gần 61%, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013. Trong tổng số trên 3.100 cas sinh của 10 tháng đầu năm tại bệnh viện này, có gần 1.900 cas sinh mổ. Trả lời câu hỏi của chúng tôi nguyên nhân vì sao tỷ lệ này lại cao, bác sĩ Lê Hoàng Tín, Trưởng Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh mổ gia tăng. Hiện tại, một số thai phụ sức chịu đựng không đủ nên vội vàng yêu cầu sinh mổ khi mới bắt đầu chuyển dạ. Bệnh nhân đã mổ lần 1 thì phải mổ lần 2. Là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, nên trường hợp sinh khó cũng nhiều…”. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thai phụ sinh mổ chiếm tỷ lệ cao ở các bệnh viện trong tỉnh có triển khai sinh mổ.

Bác sĩ Tín thừa nhận, công tác tư vấn cho thai phụ về các thông tin quá trình chuyển dạ và những điều tốt xấu khi sinh thường và sinh mổ hiện vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả. Khi thai phụ yêu cầu sinh mổ, bác sĩ tư vấn, nhưng quyền quyết định là hoàn toàn thuộc về bệnh nhân. Dù chẩn đoán có thể sinh thường nhưng bác sĩ không dám khẳng định là cuộc chuyển dạ an toàn 100%. Nếu miễn cưỡng thai phụ sinh thường mà khi sinh gặp tai biến thì bác sĩ phải nhận sự phản ứng từ phía gia đình thai phụ. Vì vậy, nhiều bác sĩ đành đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân.

Theo nhận định của bác sĩ Phan Thanh Thuấn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Long Mỹ, để kiềm chế tỷ lệ thai phụ sinh mổ hiện nay là rất khó, vì nhận thức của một bộ phận thai phụ về cuộc chuyển dạ còn hạn chế, họ chưa chuẩn bị tâm lý để “vượt cạn”. Một số bác sĩ cũng chưa mạnh dạn giữ quan điểm của mình khi thai phụ yêu cầu sinh mổ. Mặc dù, bệnh viện biết sinh mổ sẽ có nhiều bất lợi cho cả mẹ và bé hơn so với sinh thường, nhưng cũng phải đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân. Kết quả, 10 tháng đầu năm 2014, Bệnh viện Đa khoa huyện Long Mỹ có tỷ lệ sinh mổ trên 40%.

Thực trạng hiện nay là ngành y tế chưa có chính sách để giáo dục, hướng dẫn những điều cần biết khi chuyển dạ trong quá trình mang thai cho thai phụ. Bên cạnh đó, do nghe những người khác kể lại nên nhiều thai phụ nhận thức về cuộc chuyển dạ sẽ rất đau nên muốn phẫu thuật cho xong. Bác sĩ Tín giải bày: “Chúng tôi từng nghĩ sẽ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho thai phụ trong quá trình khám thai. Có thể khi thai phụ đến khám thai chúng ta phát phiếu tham gia lớp tập huấn và hẹn ngày tập huấn để họ đến dự. Nhưng rất khó, vì thai phụ ít chịu bỏ thời gian để dự các lớp này. Bên cạnh đó, nhân lực Khoa sản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang cũng khó đảm bảo được để tổ chức lớp tập huấn, nên dự định đành gác lại”.

Điều cần thiết nhất hiện nay là cung cấp kiến thức, kỹ năng cho thai phụ về quá trình chuyển dạ và cách nào có thể vượt qua sinh đẻ thuận lợi nhất. Giúp họ hiểu được lợi ích của việc sinh thường và những bất lợi của sinh mổ, để thai phụ lựa chọn cách sinh. Theo các bác sĩ sản khoa, nếu thai phụ không có dấu hiệu bất thường, việc sinh tự nhiên là tốt nhất.

Sinh mổ có nhiều bất lợi đối với mẹ và con: Đối với mẹ sinh mổ thời gian nằm viện kéo dài, thời gian phục hồi sau sinh lâu, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao, nguy cơ tử vong cao hơn sinh thường, lần sinh sau cũng phải sinh mổ. Đối với trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh vàng da, mất nước, nhiễm trùng hô hấp, như: viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, hệ tiêu hóa yếu... do không được tiếp nhận một số loại hormon có lợi trong quá trình chuyển dạ.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
http://www.baohaugiang.com.vn/

songchungvoi_HIV
04-12-2014, 14:59
Những điều khiến mẹ bầu suy nghĩ lại về việc sinh mổ04-12-2014 14:00 - Theo: afamily.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=692872840)Trẻ sinh mổ thường thiệt thòi hơn trẻ sinh thường, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có một sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường.Hiện nay, tỉ lệ các mẹ bầu "tự nguyện" sinh mổ càng ngày càng cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn khiến con gặp phải nhiều nguy cơ và có những thiệt thòi nhất định so với các trẻ được sinh thường.



http://afamily1.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/msklmv9oUb7JmiMJx9rccccccccccc/Image/2014/12/me-bau-xinh-dep-55a04/nhung-dieu-khien-me-bau-suy-nghi-lai-ve-viec-sinh-mo.jpg
(Ảnh minh họa: Luk Photo)


Các mẹ bầu không nên tùy tiện đề nghị được sinh mổ mà chỉ nên chấp nhận việc chỉ định sinh mổ trong những trường hợp sau:




Đẻ khó:




Một chẩn đoán đẻ khó là khi việc sinh thường không có tiến triển tốt và em bé dường như không lọt vừa qua khung xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, việc xác định một ca "đẻ khó" cũng cần được hội chẩn và đánh giá cẩn thận giữa nhiều bác sĩ có kinh nghiệm trước khi quyết định can thiệp sinh mổ.




Suy thai:




Nếu như thời gian chuyển dạ của mẹ kéo dài, mẹ đuối sức… thì các em bé có thể xuất hiện những thay đổi bất thường về nhịp tim, đó là dấu hiệu của hiện tượng suy thai. Trong một số trường hợp, việc hỗ trợ mẹ thở tích cực để tiếp tục duy trì nỗ lực sinh thường, tuy nhiên, nếu tình trạng của em bé không tiến triển tốt và trong trường hợp khẩn cấp, một hành động nhanh có thể được ưu tiên.



Vị trí của thai nhi:




Đôi khi vị trí của thai nhi làm cho việc sinh thường là không thể như em bé nằm ngang trong tử cung (gọi là Thai ngôi ngang). Mổ đẻ cũng thường được áp dụng khi thay vì đầu, mông em bé lại ra trước (được biết đến như Thai ngôi mông).




Các vấn đề nhau thai:




Khi nhau thai dính vào cổ tử cung, cổ tử cung mở ra trong quá trình sinh nở có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng, khiến mẹ bầu và bé gặp nguy hiểm. Một ca sinh mổ chính là chiếc phao cứu sinh trong tình huống này, hoặc nếu các vấn đề khác bỗng dưng xuất hiện (như nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm).




Những lưu ý khi sinh mổ




Đa phần các mẹ bầu sinh mổ thường được khuyên nên lên tiếp tục đẻ mổ trong các lần sinh tiếp theo. Tuy nhiên, Hiệp hội Sản Phụ khoa của Canada hiện nay khuyến khích phụ nữ từng sinh mổ nên chọn phương pháp đẻ thường với em bé sau này.




Nếu bạn bị chỉ định sinh mổ vì một trong những nguyên nhân đã nói ở trên hoặc một nguyên nhân đặc biệt nào đó liên quan đến sức khỏe của cả hai mẹ con, hãy thực hiện sinh thường.




Hãy ghi nhớ rằng sau khi đẻ mổ, việc nằm viện của bạn sẽ được lâu hơn, quá trình hồi phục lâu hơn, và bạn có thể cần thêm sự trợ giúp khi cho con bú, cũng như cần được giúp đỡ khi bạn trở về nhà.



(Nguồn: Todaysparent)

songchungvoi_HIV
05-01-2015, 09:55
Mổ lấy thai: lợi và hại05-01-2015 08:48 - Theo: suckhoedoisong.vn (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=253090770)Khi có những trở ngại trong thời gian chuyển dạ, để đảm bảo "mẹ tròn con vuông", bác sĩ phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai.
Sinh nở là hiện tượng sinh lý bình thường, đa số các trường hợp sẽ được thực hiện qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, khi có những trở ngại trong thời gian chuyển dạ, để đảm bảo "mẹ tròn con vuông", bác sĩ phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai.

Mổ lấy thai trên người sống được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1610 và sản phụ đó đã chết sau mổ 25 ngày. Đến nửa sau thể kỷ 19 thì tỷ lệ tử vong mẹ sau mổ thai vẫn còn rất cao, có đến 50-85% nguyên nhân do chảy máu và nhiễm trùng. Sau đó, nhờ vào những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật mổ, phương pháp tiệt trùng, sự phát minh ra những loại kháng sinh cùng với sự phát triển của ngành gây mê hồi sức đã làm giảm nguy cơ tử vong do mổ lấy thai.

Vì sao ngày nay tỷ lệ mổ lấy thai gia tăng đáng kể?

Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh theo phương pháp mổ lấy thai gia tăng đáng kể , với rất nhiều nguyên nhân như sau:- Số người sinh con đầu lòng tăng nhanh làm tăng nguy cơ sinh khó. - Sản phụ trên 35 tuổi sinh con đầu lòng cũng nhiều hơn. - Y học ngày càng hiện đại, nhờ vào máy đo nhịp tim, giúp phát hiện ra được nhiều trường hợp thai nhi bị suy thai và phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai để an toàn cho trẻ. - Những trường hợp thai ngôi bất thường ngày càng nhiều, nhiều nhất là thai ngôi mỏng. - Mổ lấy thai xảy ra trong trường hợp bà mẹ đã có vết mổ cũ. Bác sĩ thường có khuynh hướng sẽ mổ lấy thai lập lại trong những lần mang thai tiếp theo. - Mổ theo yêu cầu của sản phụ và gia đình ở các bệnh viện tư. Một lý do tế nhị nữa là một số bác sĩ cũng có tâm lý thích mổ vì đỡ mất thời gian theo dõi chuyển dạ dài.

Những trường hợp nên mổ lấy thai

Ngày nay, việc mổ lấy thai là một kỹ thuật rất phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có những nguy hiểm nhất định và có ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của người mẹ. Vì vậy, bác sĩ điều trị bao giờ cũng cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mổ cho sản phụ, nhằm để an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.


http://skds3.vcmedia.vn/2015/1-1420218547-anh3-1420422309196.jpg
Ảnh minh họa



Khi bác sĩ quyết định mổ lấy thai thường rơi vào những trường hợp:

- Về phía sản phụ: do khung xương chậu hẹp hoặc lệch, dị dạng đường sinh dục, bất thường cơn tử cung, sinh khó do cổ tử cung có vết mổ cũ mà không có điều kiện để sinh ngã âm đạo, chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung…

- Về phía thai nhi: do thai to, ngôi thai bất thường, thai suy, mạng sống của thai nhi trong tử cung bị đe dọa (vỡ ối, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày…)

- Về những phần phụ của thai: do sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non…

Những bất lợi khi sinh mổ

Nhiều người lầm tưởng mổ lấy thai là an toàn tuyệt đối nhưng trên thực tế cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh (hay còn được gọi là tử vong con trong vòng một tháng sau sinh) ở các trường hợp mổ lấy thai cao hơn so với các trường hợp sinh thường.

Nguyên nhân có thể là do tai biến xảy ra trong lúc gây mê, gây tê, do chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu, do thuyên tắc mạch. Ngoài ra, sẹo trên tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau mà nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong cả mẹ lẫn con, nhất là khi thời gian giữa hai lần mang thai quá gần (vết mổ mới chưa đầy 2 năm lại có thai lại)

Bên cạnh đó, những tai biến xa thường gặp là bệnh lạc nội mạc tử cung , dính ruột, tắc ruột cũng gây bất lợi cho cuộc sinh mổ. Còn một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là so với trường hợp sinh thường, thời gian nằm viện của các sản phụ mổ lấy thai sẽ phải kéo dài hơn, tốn kém hơn và đau đớn nhiều hơn, sự chăm sóc, cho con bú cũng bị ảnh hưởng.

Nếu bạn có ý định sinh mổ

Trong khi chuyển dạ, do tình trạng quá đau, nhiều sản phụ thường yêu cầu để được sinh mổ để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, ngày nay với sự tiến bộ của gây mê hồi sức và kỹ thuật giảm đau trong sản khoa có thể khắc phục được những cơn đau khi sinh giúp các bà mẹ bình tĩnh chờ đợi sự ra đời của các thiên thần một cách tự nhiên nếu không có bất kỳ trở ngại nào khác. Các bà mẹ tuyệt đối không nên mê tín dị đoan vào tử vi, tướng số mà đặt yêu cầu sinh mổ với các bác sĩ một cách không cần thiết.

Thực tế đã có những trường hợp được chỉ định mổ lấy thai mà nếu được thực hiện ban ngày thì sự chuẩn bị cho ca mổ sẽ được tốt hơn với đầy đủ phương tiện cấp cứu, nhưng vì sản phụ và gia đình kiên quyết muốn mổ theo giờ nên phẫu thuật được thực hiện vào ban đêm. Và khi tai biến băng huyết xảy ra thì không có đủ máu để truyền vì việc tìm máu vào ban đêm là rất khó , hậu quả dẫn đến rối loạn đông máu làm cho bà mẹ tử vong.

Cần phải lưu ý rằng mổ lấy thai không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối mà nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe của mẹ và con.

Hiện nay, phương pháp sinh thường, chuyển dạ tự nhiên thường được các bác sĩ tôn trọng. Không can thiệp phẫu thuật khi chưa có chỉ định của các thầy thuốc chuyên môn. Đây là điều có lợi cho sức khỏe sinh sản của các chị em phụ nữ. Vì sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, không chỉ người thầy thuốc mà sản phụ cần phải có thái độ thận trọng, không nên lạm dụng việc mổ lấy thai. Chỉ dùng phương pháp này khi cuộc sinh đường âm đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ, con hoặc cả hai. Cũng cần phải lưu ý rằng mổ lấy thai không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối mà nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe của mẹ và con.

Do vậy, chỉ định mổ lấy thai đúng, hợp lý với kỹ thuật tốt sẽ hạn chế tối đa những hậu quả này và giúp cho tỷ lệ mổ lấy thai có thể giảm đi, đảm bảo được an toàn cho mẹ và con.

Tư vấn chuyên môn: TS.BS Vũ Thị Nhung (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương)

songchungvoi_HIV
05-01-2015, 09:59
Lợi ích của việc sinh tự nhiên05-01-2015 08:08Sinh tự nhiên hay không dùng thuốc giảm đau mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn quá trình chuyển dạ nhanh hơn, ít có nguy cơ can thiệp y tế , mẹ và bé sẽ tỉnh táo sau ca sinh.
Trong xã hội của chúng ta, sử dụng thuốc giảm đau cho phụ nữ chuyển dạ là rất phổ biến, hầu như tất cả bác sĩ đều đồng ý và những người sắp làm mẹ đều mong đợi. Thực tế, tùy thuộc vào bệnh viện và khu vực, tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau cao khoảng 90%, với đa số phụ nữ lựa chọn thuốc gây tê.

Hãy xem xét những lý do chính sau khiến nhiều phụ nữ lựa chọn để có một ca sinh nở tự nhiên.

Sinh nở tự nhiên thường nhanh hơn

Thuốc gây tê và các thuốc giảm đau khác thường dẫn đến sinh con chậm hơn. Thuốc giảm đau thường xuyên can thiệp vào cách chuyển dạ tự nhiên của cơ thể và có thể làm chậm cơn co thắt. Điều này làm tăng tổng thời gian chuyển dạ. Ngoài ra, phụ nữ thường không cảm thấy cơn co thắt của họ và không biết khi nào để rặn.

Nếu không rặn vào những thời điểm quan trọng, hoặc không đủ lực, họ không thể sinh con một cách thuận lợi như mong muốn. Họ sẽ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để sinh con trùng với nhịp điệu của cơ thể.


<tbody style="border: 0px; font-family: inherit; font-size: 13.3333339691162px; font-style: inherit; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline;">
http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2015/01/05/Loi-ich-cua-viec-sinh-tu-nhien_1.jpg



Ảnh: womenworld.

</tbody>

Sử dụng thuốc gây tê thường yêu cầu các biện pháp can thiệp y tế
Bởi vì thuốc gây tê cản trợ các hoạt động tự nhiên của người phụ nữ và kéo dài thời gian lâm bồn, các bác sĩ phải can thiệp, làm quá trình sinh nở chậm lại và có thể nhỏ thêm pitocin (một chất kích thích tử cung), dùng máy hút hoặc kẹp để hút thai nhi thông qua các ống sinh. Ngoài ra, cách này thường đòi hỏi sử dụng công cụ theo dõi bằng cách nghe nhịp tim của thai nhi.

Sử dụng thuốc tê không phải lúc nào cũng gây ra biến chứng, nhưng làm tăng nguy cơ phải dùng các biện pháp can thiệp y tế.

Giúp trẻ sơ sinh có thể tỉnh táo và bú sữa nhanh hơn

Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh thông qua phương pháp sinh nở tự nhiên tỉnh táo hơn và có thể bú sữa nhanh hơn. Nhiều phụ nữ không nhận ra các thuốc giảm đau mà họ nhận được cũng được truyền sang cho em bé.

Do đó nhiều em bé được sinh cũng được gây tê nhẹ. Điều này có thể gây trở ngại cho hành vi bú bẩm sinh của trẻ. Bé khó ngậm núm vú và thiếu sự phối hợp hút/nuốt trong vài tiếng hoặc thậm chí cả ngày sau sinh.

Nghiên cứu dựa trên việc ghi hình những đứa trẻ sơ sinh đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ được tiêm và không được tiêm thuốc giảm đau. Thực tế ở những người mẹ và những em bé không sử dụng thuốc giảm đau thì bản năng gắn kết tự nhiên giữa mẹ và con xuất hiện rõ rệt hơn.

Sinh sản tự nhiên giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn

Bởi vì thuốc gây tê làm quá trình sinh con chậm lại, sản phụ có thể phải bơm thêm pitocin (chất kích thích tử cung) để tăng tốc độ lên cơn co thắt. Các cơn co thắt liên hồi và nhanh chóng diễn ra khiến một người phụ nữ có rất ít thời gian để phục hồi, khiến thai nhi nhận được rất ít khí oxy. Điều này có thể gây hại cho các tế bào não của bé và có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh.

Sử dụng thuốc gây tê khi sinh làm tăng nguy cơ bị sốt cũng như phải sử dụng thuốc kháng sinh ở sản phụ.

Thời gian phục hồi nhanh hơn

Phụ nữ sinh tự nhiên thường cảm thấy tuyệt vời trong một thời gian ngắn sau khi sinh em bé. Bởi vì không sử dụng thuốc tê, họ sẽ không phải nằm bất động và có thể đứng dậy, đi bộ hoặc đi tắm nếu muốn.Nhiều bà mẹ sinh nở tự nhiên cảm thấy phấn khích, đó là do lượng endorphins được tiết ra trong cơ thể trong khi chuyển dạ. Endorphins (http://citinews.net/doi-song/nhung-thoi-diem-vang-de--thang-hoa--cung-nguoi-ay-PSXUDWA/) làm dịu và là kích thích tố giảm đau tự nhiên của cơ thể được sản xuất ra để đối phó với cơn đau. Các thử nghiệm đã cho thấy cơ thể của một người phụ nữ sẽ không tiết ra nhiều endorphins nếu thuốc giảm đau được sử dụng.

Có nhiều trải nghiệm hơn

Khi không sử dụng thuốc trong quá trình sinh nở, phụ nữ rất tỉnh táo và có những trải nghiệm chân thực hơn. Thuốc giảm đau thường làm giác quan của phụ nữ trở nên mơ hồ. Nhiều người không hài lòng về quá trình sinh nở khi họ không thể hoàn toàn tỉnh táo để chào đón con của mình.

Sinh tự nhiên khiến phụ nữ tự tin hơn

Thông thường, những phụ nữ từng sinh tự nhiên sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Vượt qua những yêu cầu khắc nghiệt trong quá trình lâm bồn làm họ cảm thấy mạnh mẽ và bớt sợ hãi khi đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.

Những năm gần đây đã bắt đầu sự trở lại của phương pháp sinh nở tự nhiên. Với sự giúp đỡ của các nữ hộ sinh, phụ nữ bây giờ có thể sinh nở tự nhiên một cách dễ dàng. Nhiều phụ nữ cần hiểu rằng việc sinh nở tự nhiên là khả thi và có thể là một trải nghiệm tuyệt vời. Phụ nữ cần phải lấy lại lòng tin vào khả năng sinh tự nhiên của cơ thể và hiểu được nỗi đau mà họ trải nghiệm không bao giờ là vô ích.



Theo Quỳnh Trang - VnExpress (http://citinews.net/xa-hoi/xe-duoc-chay-vao-pho-di-bo-nguyen-hue-theo-khung-gio-BFBBM6Q/)

songchungvoi_HIV
14-01-2015, 16:22
Nhiều mẹ chọn đẻ mổ để bảo vệ ‘vùng kín’14-01-2015 15:40 - Theo: www.xaluan.com (http://citinews.net/Redirect.aspx?id=1493394687)Tại Brazil,52% sản phụ chọn đẻ mổ với một lý do vô cùng tế nhị, để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống chăn gối vợ chồng.

<center style="color: rgb(0, 0, 0); font-family: arial; font-size: 12px;">http://static.xaluan.com/images/news/Image/2015/01/14/154b62b6565d9f.img.jpg
Tại Brazil, 52% sản phụ chọn đẻ mổ với một lý do vô cùng tế nhị, để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống chăn gối vợ chồng.</center>

Bộ trưởng bộ Y tế Brazil vừa tung ra một chiến dịch vô cùng nghiêm ngặt về việc kiểm soát tình trạng đẻ mổ sau khi số liệu thống kê báo cáo có tới 52% sản phụ nước này chọn đẻ mổ thay vì đẻ thường tự nhiên.

Số liệu của cơ quan Y tế quốc gia nước này cũng cho thấy 84% các ca sinh mổ diễn ra tại các bệnh viện tư nhân và được chi trả bởi các chính sách bảo hiểm y tế. Còn ở các bệnh viện nhà nước, 40% các ca sinh nở là bằng phương pháp đẻ mổ. Tuy nhiên, tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, tỷ lệ sinh mổ chỉ nên đạt không quá 10-15% tổng số các ca sinh nở.Điều đáng nói là các bác sĩ ở cả bệnh viện công lẫn bệnh viện tư đều rất đồng tình với lựa chọn đẻ mổ của các sản phụ, một cán bộ thuộc bộ Y tế Brazil nói.

Nói về nguyên nhân ngày càng nhiều sản phụ chọn đẻ mổ, ông Vera Fonseca, giám đốc liên đoàn các hiệp hội phụ khoa Brazil cho biết: “Phụ nữ Brazil rất quan tâm đến đời sống tình dục và họ lo ngại rằng việc đẻ thường sẽ làm thay đổi “vùng kín”, ảnh hưởng đến cuộc sống chăn gối vợ chồng sau sinh.”

Trước tình trạng số sản phụ đẻ mổ không ngừng gia tăng, ông Arthur Chioro, bộ trưởng bộ Y tế nước này cho biết: “Con số 52% người chọn đẻ mổ là không thể chấp nhận được. Với những ca có thể đẻ thường được thì nên để đẻ thường. Chúng tôi không chấp nhận việc chọn đẻ mổ chỉ vì lý do tiện lợi hay nhanh chóng.”

Ông Chioro cũng yêu cầu các bệnh viện không được khuyến khích bệnh nhân đẻ mổ và phải giảng giải cho họ hiểu tác dụng của việc đẻ thường. Ông cũng đề nghị các hãng bảo hiểm kết hợp với bệnh viện cam kết giảm tỷ lệ đẻ mổ trong 15 ngày tới, nếu không làm được sẽ bị phạt lớn.

Tỷ lệ đẻ mổ ở hầu hết tất cả các nước đều đang không ngừng gia tăng và tỷ lệ này tại Mỹ đang là 32% trên tổng số các ca sinh nở.