PDA

View Full Version : 23 năm 'sống' với bệnh nhân HIV vì một chữ tình



Tuanmecsedec
27-02-2014, 07:00
23 năm 'sống' với bệnh nhân HIV vì một chữ tình

27/02/2014 05:10 GMT+7

http://imgs.vietnamnet.vn/logo.gif- Chẳng ai muốn bị phân công về khoa chuyên điều trị HIV của Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM, vậy mà tại nơi đây, có nữ điều dưỡng đã gắn bó suốt 23 năm qua, chuyển cũng không đi, chỉ vì quá nặng một chữ tình.

Năm 1991, vừa ra trường, cô điều dưỡng trẻ Oách Kim Nhung được phân công về khoa Nhiễm Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM (chăm sóc cả bệnh nhân HIV, viêm gan siêu vi B, C…), sau này tách ra thành Khoa nhiễm E (chuyên chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV).

Mới rời ghế nhà trường, trong lòng còn biết bao hoài bão, ước mơ cống hiến cho nghề, cô gái trẻ tên Nhung đã biết gì là e dè, là sợ.


<tbody>
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/02/26/16/20140226164258-2-.jpg


Điều dưỡng trưởng Oách Kim Nhung 23 năm gắn bó với nghề. Ảnh: Thanh Huyền.


</tbody>

Thời gian cứ thế trôi, khi hiểu ra môi trường mình làm việc có quá nhiều mối nguy hiểm, lúc nào cũng có thể đe dọa tới sức khỏe, tính mạng thì điều dưỡng Nhung lại trót…yêu nghề mất rồi. Hiện nay, Oách Kim Nhung không còn là cô gái trẻ chân ướt chân ráo mà đã là nữ điều dưỡng trưởng, tiếp tục truyền lửa cho các lứa điều dưỡng mới vào nghề.

Những pha phơi nhiễm HIV khó lường

Là người “ngoại đạo” chúng tôi thật sự giật mình khi nghe điều dưỡng Nhung cho biết với vẻ mặt rất bình thản: “ Khoa chị có 36 nhân viên, ¾ trong số đó bị phơi nhiễm với HIV, có người trong 1 năm phải uống thuốc chống phơi nhiễm tới 3 – 4 lần.”

Nghề nào nghiệp đó quả không sai, nhưng với ngành y nói chung và với các y, bác sĩ làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm nói riêng, đó quả là sự hy sinh quá lớn.

“Mọi người cứ nghĩ làm ngành y giàu lắm, kiếm được nhiều tiền, là nghề cao quý được xã hội tôn trọng. Mấy ai hiểu được có những lúc nhân viên y tế tụi chị chỉ còn biết nuốt nước mặt ngược vào trong để tiếp tục gắn bó với nghề.”, chị Nhung tâm sự.

Vì là khoa chuyên điều trị cho bệnh nhân HIV nên mọi thứ đều được làm theo đúng quy trình chống lây nhiễm, vậy mà nhân viên y tế ở đây vẫn không tránh khỏi. Không phải vì họ bất cẩn mà do các bệnh nhân ở khoa này có đặc thù riêng.

Đa số các bệnh nhân trong khoa là các đối tượng bị HIV do tiêm chích ma túy, dân giang hồ, một số lây từ vợ/chồng hoặc trót quan hệ tình dục không an toàn.

Chị Nhung còn nhớ lần xảy ra với một nữ điều dưỡng khác trong khoa. Một bệnh nhân tiêm chích ma túy lên cơn đói thuốc. Đã lường trước nên bệnh nhân này được cho vào phòng cách ly, cố định tay, chân.

Không biết bằng cách nào anh ta đã tự cởi dây buộc tay, bóp cổ một nữ điều dưỡng. Trong quá trình giằng co, nữ điều dưỡng đã bị cào cấu trầy xước, phải uống thuốc chống phơi nhiễm 1 tháng.

Chị Nhung kể về một tình huống phơi nhiễm HIV xảy ra với mình: “Hôm đó chị chích thuốc cho một nam bệnh nhân. Anh này nghiện ma túy. Những người nghiện ma túy ven bị chai hết do tiêm chích nhiều. Chị phải tiêm vào bẹn cho anh ta. Khi đang chích, bệnh nhân đau, nổi cáu, nắm lấy ống xi lanh, rút ra và đâm thẳng vào vai chị.”

Mỗi một nhân viên ở Khoa nhiễm E có một tình huống phơi nhiễm HIV khác nhau. Có chị điều dưỡng mới đi làm móng chân, khóe ngón chân bị chảy máu. Khi rút ống truyền cho bệnh nhân, máu từ ống truyền nhỏ trúng ngay ngón chân bị thương, thế là bị phơi nhiễm.

Theo chị Nhung, các nhân viên y tế trước khi về làm việc tại Khoa nhiễm E đều được tập huấn đầy đủ. Vậy mà có trường hợp sáng mới nhận việc, chiều đã nộp đơn xin nghỉ.

Cũng có người can đảm hơn, làm một thời gian rồi yêu nghề, rồi gắn bó nhưng không dám nói về công việc của mình cho bạn trai, chồng, con và gia đình.

“Tôi đã khóc khi cô ấy chết”

“Ở Khoa sản, bác sĩ, điều dưỡng mừng vui khi thấy cảnh mẹ tròn con vuông, ở Khoa Ngoại, Khoa Cấp cứu, nhân viên y tế ở đó cũng thấy ấm lòng bởi vừa phẫu thuật, hồi sức cứu sống được một mạng người. Còn ở đây, bệnh nhân chỉ có cửa vào, không có cơ hội khỏi bệnh đi ra. Hỏi bọn chị sao không buồn cho được.”, chị Nhung nói.

Một bệnh nhân đã đến và ra đi như thế, để lại bao nhiêu tiếc nuối trong lòng người điều dưỡng trưởng. Chị Nhung sẽ không bao giờ quên được bệnh nhân này, và sẽ nhớ thêm bao nhiêu bệnh nhân như thế nữa?

Năm đó, người ta đưa tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM một thai phụ nhiễm HIV. Vừa tới cổng bệnh viện, thai phụ đã ngưng tim, ngưng thở nên không kịp chuyển đi đâu mà phải đỡ đẻ ngay tại Khoa nhiễm E.


<tbody>
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/02/26/16/20140226164258-1-.jpg



Khoa nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM. Ảnh: Thanh Huyền.

</tbody>

Sau khi đỡ ra, em bé được chuyển ngay qua Bệnh viện Từ Dũ, còn người mẹ vẫn tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.

Toàn thân của bệnh nhân lở loét, ai cũng ái ngại. Điều dưỡng Nhung đã nhận chăm sóc bệnh nhân này. Mỗi sáng chị cùng một nhân viên khác mang thau nước to tới vệ sinh, tắm rửa cho nữ bệnh nhân.

Người bệnh nhân loét hết, toàn máu. Điều dưỡng Nhung lấy gạc thấm cho khô rồi bôi thuốc. Khi bóc gạc ra tới đâu là máu chảy tới đó.

Điều mãi ám ảnh nữ điều dưỡng này chính là đôi mắt của bệnh nhân.

Khi bà mẹ trẻ nhìn điều dưỡng Nhung, cầu xin hãy cứu mạng để cô ta được gặp con, được bế con dù chỉ một lần. Đôi mắt sâu thẳm đầy khát khao tình mẫu tử, của một người mẹ sinh con ra nhưng chưa được nhìn mặt, ẵm con tới một lần.

Hai tháng tận tình chăm sóc, các vết thương toàn thân của nữ bệnh nhân đã khô mặt. Các điều dưỡng chưa kịp mừng thì bệnh nhân lại đột nhiên xuất hiện vết loét ở ngực. Vết thương tiến triển rất nhanh, thấu tận xương, dù đã hội chẩn với Khoa da liễu nhưng gần như không thể làm được gì.

“Cô ấy bị nhiễm trùng máu. Tối hôm đó chị không có ca trực. Sáng hôm sau vào nghe các em báo cô ấy mất tối qua rồi. Nghe tin đó mà chị nghẹn ngào. Vậy là người mẹ trẻ ra đi mà chưa kịp bế con một lần. Cô ấy ra đi với khát khao còn đang dang dở.” - nữ điều dưỡng không cầm nổi nước mắt.

Ở Khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, có những bệnh nhân bị người thân, chồng, con hắt hủi. Trong những lúc cô đơn, yếu đuối và hoang mang nhất của cuộc đời, bầu bạn với họ, tiễn biệt họ, không ai khác là các nhân viên y tế.

Thanh Huyền

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/163192/23-nam--song--voi-benh-nhan-hiv-vi-mot-chu-tinh.html