PDA

View Full Version : Chương trình "Tỏa sáng giữa đời thường": Nữ bác sĩ hết lòng yêu trẻ



songchungvoi_HIV
28-02-2014, 21:17
Thứ sáu, 28/02/2014 08:23
(CATP) Nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2, chương trình “Tỏa sáng giữa đời thường” xin giới thiệu chân dung một bác sĩ đã nuôi dạy và chăm sóc những đứa trẻ không may mắn nhiễm HIV. Chị luôn túc trực, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ của các em ở Trung tâm nuôi dạy và bảo trợ trẻ em Linh Xuân - Thủ Đức. Ấn tượng đầu tiên về nữ bác sĩ Đào Thị Huê và các bảo mẫu tại trung tâm này là sự tận tụy, chu đáo, hết lòng yêu thương các em nhỏ. Nơi đây chúng ta có thể cảm nhận được tình người nảy nở từ những số phận hầu như không có quan hệ máu mủ... Bác sĩ Huê đã gắn bó với các trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em, bởi cuộc đời chị cũng thiệt thòi, mồ côi từ tấm bé. Chị kể chuyện về các em nhỏ như thể chị đã sinh ra chúng, nuôi lớn bằng tình yêu thương và sự bao bọc của một người mẹ.
http://www.congan.com.vn/images1/ToaSoan-BanDoc/02-14/7-TS-2564.gif
Để trẻ được sống những ngày vui ngắn ngủi“Cách đây vài tháng, có một bé trai ba tuổi nhiễm HIV không thể qua khỏi, tôi đã liên hệ với gia đình đưa cháu về đoàn tụ lúc cuối đời. Thế nhưng, sau đó, người nhà lén lút vứt cháu lại trước cổng trung tâm. Tôi phải bế cháu vào sơ cứu rồi chuyển gấp lên các BV tuyến trên điều trị. Vài ngày sau, cháu ra đi mãi mãi” – BS Đào Thị Huê, Phó giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân trăn trở.

http://image.phunuonline.com.vn/news/2012/20120227/fckimage/13398611173.jpg
BS Đào Thị Huê tại Khoa Sơ sinh Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q,Thủ Đức - TP.HCM) - Ảnh: Phùng Huy

Sáu tuổi, cô bé Đào Thị Huê đã bị bố mẹ bỏ rơi và được gửi đến Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ mồ côi Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM nuôi dưỡng. Kể từ đó, những lúc ốm đau, bé Huê luôn cô đơn, trống trải vì thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, cái vỗ về của cha. Từ những nỗi sợ đó, bé Huê đã biến ám ảnh thành nghị lực và cố gắng theo học ngành y để được chăm sóc các bé có hoàn cảnh đáng thương như mình. Và cuối cùng, Đào Thị Huê cũng trở thành BS. Ngay khi Trung tâm bảo trợ trẻ mồ côi Tam Bình thành lập cơ sở II (nay là Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân) để chăm sóc trẻ nhiễm HIV, BS Huê đã tình nguyện đầu quân. Ôm bé Võ Hoàng Khang, ba tuổi vào lòng, rồi hôn khẽ vào mặt bé, chị kể: “Ngày trước, lúc ba mẹ bỏ rơi, cháu chưa biết đi; còn bây giờ cháu chạy lon ton theo các cô bảo mẫu suốt ngày. Nhìn cháu trắng trẻo, kháu khỉnh, khuôn mặt như thiên thần không ai nghĩ cháu mắc bệnh”.
Công việc của một BS ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ nhiễm HIV tưởng chừng đơn giản, thế nhưng theo chị, phải dành cả tâm huyết và tình yêu thương thực sự mới trụ nổi với nghề. Dẫn chúng tôi vào khoa Sơ sinh với gần 40 trẻ, chị giới thiệu tên từng cháu: “Đây là bé Kim Hoàng, bé Hiếu Tâm, bé Bảo Ninh… rất nhiều trẻ chưa một lần được ba mẹ đến thăm”. Ngồi khuỵu xuống sàn nhà, chị nhấc tấm nệm ra và đặt cháu Nguyễn Thị Ái Nhi, tám tháng tuổi lên để mát-xa. “Lẽ ra, trẻ ở độ tuổi này đã cứng cáp tay chân rồi, nhưng cháu Nhi vẫn không duỗi chân thẳng được. Mỗi ngày, cháu cần được mát-xa để tránh bị liệt” - chị Huê giải thích.
BS Huê cho biết: “Chăm sóc trẻ em đã khó, chăm sóc trẻ nhiễm HIV càng khó hơn. Những trẻ nhiễm HIV thường kèm theo các bệnh viêm phổi, nấm miệng, bệnh ngoài da do nhiễm trùng, lao phổi, tim bẩm sinh, đa dị tật… Đặc biệt, khi các cháu bị biến chứng đi kèm, mỗi ngày phải khám ít nhất ba lần để theo dõi bệnh kỹ lưỡng hơn. Những đứa trẻ này bất hạnh từ khi lọt lòng, tôi chỉ muốn làm hết sức mình để chúng có được những tháng ngày vui vẻ trên cõi đời này”.
VĂN THANH - AN QUÝ - ĐẶNG ANH
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=2184&id=512941