PDA

View Full Version : Bị HIV có nên giữ thai...



canlamnhungbantay
02-03-2014, 08:21
Vợ em phát hiện + HIV khi đi khám thai. Thực sự vợ chồng em rất shock. Nhưng thôi số phân đã sắp đặt sẵn rồi, giờ tụi em có buồn sầu cũng thế. Nhưng tụi em rất lo cho đứa con trong bụng vì hiện tại tình trạng sức khỏe vợ em không tốt lắm (bội nhiễm HIV, Gan C), CD4 còn 277. Bác sĩ khuyên nên bỏ để tập trung điều trị ARV + gan. Vc em đã suy nghĩ rất nhiều, em muốn bỏ để tập trung điều trị cho vợ và cũng đỡ gây bất hạnh cho con nếu cóchuyện gì không hay xảy ra với con sau này. Nhưng vợ em lại muốn giữ vì cô ấy xem đây là động lực để có thể sống tiếp quãng đời còn lại.
Các anh chị cho giúp em lời khuyên để e có thể có một quyết định sáng suốt cho cả vợ và con của em.
Em thắc mắc tại sao cưới nhau 3 năm, tui em quan hệ bình thường sao em vẫn chưa bị nhiễm từ vợ?
Cám ơn các anh chị diễn đà!

songchungvoi_HIV
02-03-2014, 08:26
Vợ em phát hiện + HIV khi đi khám thai. Thực sự vợ chồng em rất shock. Nhưng thôi số phân đã sắp đặt sẵn rồi, giờ tụi em có buồn sầu cũng thế. Nhưng tụi em rất lo cho đứa con trong bụng vì hiện tại tình trạng sức khỏe vợ em không tốt lắm (bội nhiễm HIV, Gan C), CD4 còn 277. Bác sĩ khuyên nên bỏ để tập trung điều trị ARV + gan. Vc em đã suy nghĩ rất nhiều, em muốn bỏ để tập trung điều trị cho vợ và cũng đỡ gây bất hạnh cho con nếu cóchuyện gì không hay xảy ra với con sau này. Nhưng vợ em lại muốn giữ vì cô ấy xem đây là động lực để có thể sống tiếp quãng đời còn lại.
Các anh chị cho giúp em lời khuyên để e có thể có một quyết định sáng suốt cho cả vợ và con của em.
Em thắc mắc tại sao cưới nhau 3 năm, tui em quan hệ bình thường sao em vẫn chưa bị nhiễm từ vợ?
Cám ơn các anh chị diễn đà!
Bạn cần cho songchung biết vợ bạn mang thai mấy tuần??

songchungvoi_HIV
02-03-2014, 08:36
Vợ em phát hiện + HIV khi đi khám thai. Thực sự vợ chồng em rất shock. Nhưng thôi số phân đã sắp đặt sẵn rồi, giờ tụi em có buồn sầu cũng thế. Nhưng tụi em rất lo cho đứa con trong bụng vì hiện tại tình trạng sức khỏe vợ em không tốt lắm (bội nhiễm HIV, Gan C), CD4 còn 277. Bác sĩ khuyên nên bỏ để tập trung điều trị ARV + gan. Vc em đã suy nghĩ rất nhiều, em muốn bỏ để tập trung điều trị cho vợ và cũng đỡ gây bất hạnh cho con nếu cóchuyện gì không hay xảy ra với con sau này. Nhưng vợ em lại muốn giữ vì cô ấy xem đây là động lực để có thể sống tiếp quãng đời còn lại.
Các anh chị cho giúp em lời khuyên để e có thể có một quyết định sáng suốt cho cả vợ và con của em.
Em thắc mắc tại sao cưới nhau 3 năm, tui em quan hệ bình thường sao em vẫn chưa bị nhiễm từ vợ?
Cám ơn các anh chị diễn đà!
Bạn tham khảo ở đây:
- Mẹ mang thai khi có kết quả HIV (+), có 2 trường hơp 95% bé có kết quả (-), và 5% bé có kết quả (+)
I. Mẹ sẽ dùng PEP ở thai tuần thứ 14 cho đến khi sinh bé. (Dù mẹ có kết quả CD4 trên 350tb/mm3). Sau ngay khi bé được sinh ra, bé sẽ được dùng PEP dạng siỏ trong 4 tuần. Sau đó bé được xét nghiệm ngay sau khi kết thúc PEP. Trong trường hợp này bé có 2 khả năng:
+ Bé có kết quả (-): bé sẽ được xét nghiệm lại sau 18 tháng, lúc này hầu hết 100% cho kết quả -.
+ Bé có kết quả (+): lúc này với kết quả (+) có thể là (+)do máu của mẹ, Hãy yên tâm đừng quá lo lắng. Bé tiếp tục được làm xét nghiệm lần 2 sau 18 tháng, trong trường hợp này có 2 khả năng:
1. Bé cho kết quả (-), với kết quả này bé sẽ hoàn toàn (-).
2. Bé cho kết quả (+), và lúc này 100% bé (+).
II. Mẹ đang dùng ARV do CD4 từ 350tb/mm3 trở xuống. lúc này mẹ không cần dự phòng lây truyền mẹ sang con. Và bé cũng có 2 khả năng xảy ra:
+ Bé có kết quả (-): bé sẽ được xét nghiệm lại sau 18 tháng, lúc này hầu hết 100% cho kết quả -.
+ Bé có kết quả (+): lúc này với kết quả (+) có thể là (+)do máu của mẹ, Hãy yên tâm đừng quá lo lắng. Bé tiếp tục được làm xét nghiệm lần 2 sau 18 tháng, trong trường hợp này có 2 khả năng:
1. Bé cho kết quả (-), với kết quả này bé sẽ hoàn toàn (-). Hầu như 99,9% bé cho kết quả (-)
2. Bé cho kết quả (+), và lúc này 100% bé (+). Khả năng này hầu như không có, chiếm 0,1%
III. Nếu mẹ mang thai mà không nhễm HIV, dĩ nhiên 100% bé không nhiễm dù bố bé là NCH. Vì trong tinh trùng không có HIV. HIV chỉ có trong tinh dịch.
IV. Khi mẹ là NCH, không cho con bú sữa mẹ,
Vài hàng chia sẽ
Với songchung thì khuyên bạn k nên bỏ thai, vì k phải ai muốn có con là dễ, vì hiện nay, có sự can thiệp của PEP và các chăm sóc tư vấn của BS thì việc sinh bé sẽ an toàn. CD4 của BX bạn tuy thấp nhưng k phải là quá thấp, nếu trong trường hợp này thì cần tiến hành điều trị ARV sớm, để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, Và bạn nên đưa BX đến BV Hùng Vương để được tư vấn, Bạn có thể liên hệ chị Hồng phòng CDC dự phòng mẹ lây truyền cho con tại BV Hùng Vương nhờ giúp đỡ, số điện thoại chị Hồng CDC Hùng Vương: 0906754723.

canlamnhungbantay
02-03-2014, 14:19
Cảm ơn anh songchung rất nhiều. BX em có thai được 7 tuần rồi, anh có thể cho em hỏi, tác dụng phụ của việc điều trị ARV như thế nào? BX em vẫn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường được không?

songchungvoi_HIV
02-03-2014, 14:26
Cảm ơn anh songchung rất nhiều. BX em có thai được 7 tuần rồi, anh có thể cho em hỏi, tác dụng phụ của việc điều trị ARV như thế nào? BX em vẫn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường được không?
Việc tác dụng phụ tùy cơ địa từng người, k phải cũng có, nhưng các tác dụng phụ thường gặp nhất:
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm. Với CD4 của BX bạn như vậy còn khá cao, thường ít khi gặp tác dụng phụ với chỉ số CD4 này, điều cần bây giờ là bạn nên cho chị nhà đăng ký điều trị ARV càng sớm càng tốt, tốt cho sức khỏe và cả cho bé, khi đến TTYTDP nơi bạn sinh sống đăng ký điều trị thì nên cho BS biết hiện BX đang mang thai ở tuần 7 để BS điều trị ARV khuẩn với chỉ số CD4 = 277. Và sao khi đăng ký điều trị xong xin giấy giới thiệu của TTYTDP chuyển về BV Hùng Vương xin khám theo dõi chăm sóc mẹ lây truyền cho con, và khi qua BV nhớ Alo cho Chị Hồng để chị Hồng hướng dẫn thủ tục, khi gặp chị Hồng nói cho Hiếu Mai Khôi gởi lời thăm, Chúc 2 bạn gặp nhiểu sức khỏe

songlamsao
02-03-2014, 14:29
trong cái rủi có cái may, may mắn thay cho anh ko bị nhiễm từ vợ, em hy vọng anh sẽ chăm lo cho vợ anh, là chỗ dựa cho vợ anh sau này.

songchungvoi_HIV
02-03-2014, 14:36
Cảm ơn anh songchung rất nhiều. BX em có thai được 7 tuần rồi, anh có thể cho em hỏi, tác dụng phụ của việc điều trị ARV như thế nào? BX em vẫn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường được không?
Bạn có thể bấm vào đây tham khảo phác đồ mà BX bạn sẽ uống trong thời gian tới:
Chủ đề: Phác đồ phối họp 3 trong 1: Tdf/fdc - công dụng và tác dụng phụ (http://diendanhiv.vn/threads/9643-Phac-do-phoi-hop-3-trong-1-Tdf-fdc-cong-dung-va-tac-dung-phu)

tôi ơi đừng tuyệt vọng
02-03-2014, 14:52
em không biết phải nói gì nhưng thành thật chia buồn cùng anh và bà xã.đúng là như bạn sống làm sao đã nói,trong cái rủi vẫn có cái may.anh hoàn toàn không bị lây nhiễm từ bà xã mình dù đã cưới nhau được 3 năm và vẫn quan hệ với nhau bình thường.điều quan trọng nhất đối với vợ chồng anh bây giờ là cần phải ổn định tâm lý và tập trung hết sức lực,tinh thần cũng như của cải,vật chất để lo dự phòng cho pé thai nhi tránh bị lây nhiễm từ mẹ.em nghĩ anh cũng nên làm theo ước nguyện của chị ấy để chị ấy sớm có động lực sống tiếp và điều trị bệnh.chúc cho anh chị và pé sớm gặp nhiều được may mắn,phép màu cũng như là sự giúp đỡ từ những tấm lòng,bàn tay nhân ái đầy thiện nguyện trong bạn bè,gia đình và xã hội anh chị nhé.và điều cuối cùng em muốn nhắn nhủ đến anh chị là đừng bao giờ tuyệt vọng và từ bỏ ước mơ,dự định cũng như là tương lai của anh chị và của em pé cho đến khi nào mà anh chị vẫn còn dám dấn thân và bước tiếp nhé

tôi ơi đừng tuyệt vọng
02-03-2014, 14:55
Việc tác dụng phụ tùy cơ địa từng người, k phải cũng có, nhưng các tác dụng phụ thường gặp nhất:
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn mữa, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm. Với CD4 của BX bạn như vậy còn khá cao, thường ít khi gặp tác dụng phụ với chỉ số CD4 này, điều cần bây giờ là bạn nên cho chị nhà đăng ký điều trị ARV càng sớm càng tốt, tốt cho sức khỏe và cả cho bé, khi đến TTYTDP nơi bạn sinh sống đăng ký điều trị thì nên cho BS biết hiện BX đang mang thai ở tuần 7 để BS điều trị ARV khuẩn với chỉ số CD4 = 277. Và sao khi đăng ký điều trị xong xin giấy giới thiệu của TTYTDP chuyển về BV Hùng Vương xin khám theo dõi chăm sóc mẹ lây truyền cho con, và khi qua BV nhớ Alo cho Chị Hồng để chị Hồng hướng dẫn thủ tục, khi gặp chị Hồng nói cho Hiếu Mai Khôi gởi lời thăm, Chúc 2 bạn gặp nhiểu sức khỏe
em nghĩ nếu anh Hiếu có điều kiện thì cũng nên đến thăm chị Hồng ấy một lần hay gọi điện hỏi thăm cũng được.như vậy sẽ chân thành hơn đấy anh Hiếu ạ.xin lỗi vì em đã nhiều chuyện và xía vô chuyện của anh nhé

canlamnhungbantay
02-03-2014, 16:51
Cám ơn những lời chia sẻ, động viên từ các bạn thành viên trong diễn đàn. Mình đã có thêm động lực để tiếp tục bước tới rồi. Cám ơn anh Hiếu nhiều!

songchungvoi_HIV
07-03-2014, 20:38
Vợ em phát hiện + HIV khi đi khám thai. Thực sự vợ chồng em rất shock. Nhưng thôi số phân đã sắp đặt sẵn rồi, giờ tụi em có buồn sầu cũng thế. Nhưng tụi em rất lo cho đứa con trong bụng vì hiện tại tình trạng sức khỏe vợ em không tốt lắm (bội nhiễm HIV, Gan C), CD4 còn 277. Bác sĩ khuyên nên bỏ để tập trung điều trị ARV + gan. Vc em đã suy nghĩ rất nhiều, em muốn bỏ để tập trung điều trị cho vợ và cũng đỡ gây bất hạnh cho con nếu cóchuyện gì không hay xảy ra với con sau này. Nhưng vợ em lại muốn giữ vì cô ấy xem đây là động lực để có thể sống tiếp quãng đời còn lại.
Các anh chị cho giúp em lời khuyên để e có thể có một quyết định sáng suốt cho cả vợ và con của em.
Em thắc mắc tại sao cưới nhau 3 năm, tui em quan hệ bình thường sao em vẫn chưa bị nhiễm từ vợ?
Cám ơn các anh chị diễn đà!
Nhiễm HIV phụ thuộc rất nhiều yếu tố:
- Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao;
- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn.
- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước đang chảy máu, viêm nhiễm... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
- Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.
- Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV... là rất khác nhau, ví dụ:
+ HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm.
+ Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ.
+ Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
+ Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị.

Em thắc mắc tại sao cưới nhau 3 năm, tui em quan hệ bình thường sao em vẫn chưa bị nhiễm từ vợ? =>

1. - Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước đang chảy máu, viêm nhiễm... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. => Nếu trong quá trình QHTD k trầy xước AD hay k trầy xước DV
2. - Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ. => Mức độ QHTD trong tháng nhiều hay ít, hoặc vài lần trong 1 năm.
3. - Giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng =>Người vợ đã qua thời kỳ cửa sổ

canlamnhungbantay
09-03-2014, 23:36
Cám ơn anh rất nhiều, vợ em đang điều trị ARV được 1 tuần rồi, bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tận tình lắm...giờ em chỉ cầu mong cho con em được mạnh khoe và vợ em sống có niềm tin hơn thôi...
Anh cho em hỏi thêm, có người nói trong quá trình mang thai điều trị ARV chỉ số CD4 sẽ không thể tăng thậm chí giảm nhiều sau khi sinh nở có đúng ko ạ?

songchungvoi_HIV
10-03-2014, 21:47
Cám ơn anh rất nhiều, vợ em đang điều trị ARV được 1 tuần rồi, bác sĩ tư vấn chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tận tình lắm...giờ em chỉ cầu mong cho con em được mạnh khoe và vợ em sống có niềm tin hơn thôi...
Anh cho em hỏi thêm, có người nói trong quá trình mang thai điều trị ARV chỉ số CD4 sẽ không thể tăng thậm chí giảm nhiều sau khi sinh nở có đúng ko ạ?
ARV là gì?
ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS. Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng lết hợp để ngăn chặn hình thành khánh thuốc.
Các nhóm thuốc ARV được sử dụng tại Việt nam:
- Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI).
- Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI).
- Nhóm ức chế men protease (PI).
Tác dụng của ARV
- Ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. Thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong doc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bênh nhân nhiễm HIV
http://www.khonggiantinhyeu.vn/sites/default/files/2013/12/10/thuoc_0.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn internet


- Cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho người bệnh- Ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở bênh nhân nhiễm HIV
Nguyên tắc khi sử dụng ARV
- Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.
- Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng điều trị.
- Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.
http://www.khonggiantinhyeu.vn/sites/default/files/2013/12/11/tac-dung-phu-thuoc-hiv.jpgẢnh minh họa. Nguồn internet
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.
- Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Tùy thuộc vào sự sẵn có của thuốc, tình trạng của người bệnh, các nhà chuyên môn sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị tương thích theo công thức trên.
Điều trị ARV khi nào?
- Điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV dựa vào số lượng tế bào CD4 (tế bào bạch cầu chỉ huy).
- Chỉ số CD4 trung bình của một người HIV âm tính thường dao động trong khoảng 500 đến 1200 tế bào/mm3 tuy nhiên một số người có chỉ số này cao hoặc thấp hơn bình thường do bẩm sinh.
Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm3
- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250 TB/mm3
- Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4
Các dấu hiệu chứng tỏ người bệnh có đáp ứng với điều trị ARV
- Sức khỏe được cải thiện: tăng căn, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng hơn, thể trạng, tâm lý tốt hơn, người bệnh có nhiều sức hơn để thực hiện các hoạt động hằng ngày.
- Các triệu chứng liên quan đến bệnh HIV được cải thiện.
- Các bệnh nhiễm trùng cơ hội có từ trước được cải thiện, giảm tần suất mắc và mức độ nặng của các nhiễm trùng cơ hội.
http://www.khonggiantinhyeu.vn/sites/default/files/2013/12/10/them_an.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn internet
Tại sao phải tuân thủ điều trị?
http://haahcm.org/upload/news/stylenews_2_1387939394.jpg
Tuân thủ là gì? Khi bạn đang điều trị bệnh nhiễm HIV, để đạt được kết quả tốt, bạn phải kiên trì với phác đồ điều trị mà bác sĩ của bạn đã ghi trong đơn thuốc. Tuân thủ điều trị giúp đảm bảo cho các thuốc kháng retrovirus (ARV) hoạt động tốt trong cơ thể bạn.Tuân thủ điều trị là dùng đúng số viên thuốc, đúng liều, đúng giờ và đúng cách.
Tuân thủ với phác đồ điều trị bao gồm:

•Uống tất cả các viên thuốc do bác sỹ kê đơn cho bạn
Nếu bạn không uống hết tất cả các thuốc, các thuốc này sẽ không thể phối hợp tác dụng với nhau.
•Dùng thuốc đúng liều
Liều lượng thuốc được bác sỹ kê đơn là liều đúng cho bạn. Nếu bạn dùng liều thấp hơn, thuốc sẽ không tác dụng.Nếu bạn dùng quá liều (liều cao hơn), bạnsẽ dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn.
•Dùng thuốc đúng giờ
Bạn phải dùng thuốc đúng giờ trong ngày và chính xác số lần trong ngày (1 lần, 2 lần, hay 3 lần). Bác sĩ kê đơn các thuốc dùng vào các giờ để đảm bảo cơ thể bạn luôn có nồng độ thuốc đúng mức, đủ để ức chế vi rút.
•Dùng thuốc đúng cách
Nếu bác sĩ dặn uống thuốc sau bữa ăn, thì bạn phải ăn rồi mới uống thuốc, dùng thuốc theo cách này để giúp cơ thể bạnhấp thu thuốc an toàn. Nếu bác sĩ dặnuống thuốc lúc bụng đói hay trước bữa ăn một thời gian,thì bạn cũng nên làm đúng, cách uống thuốc lúc đói này cũngnhằmgiúp cơ thể bạn hấp thuthuốc tốt hơn.


Tại sao tuân thủ lại quan trọng?
Tuân thủ điều trị tốt sẽ trực tiếp làm tăng hiệu quả của thuốc.Tuân thủ điều trị kém có thể làm cho vi rút tiếp tục sinh sản, khi máu có nhiều vi rút hơn thì vi rút càng phá hủy nhiều bạch huyết cầu loại CD4 hơn, khi thiếu bạch huyết cầu CD4 trong máu, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nguy hiểm cho tính mạng.

Tuân thủ điều trị tốt giúp nồng độ thuốc trong cơ thể bạn đạt mức tối ưu để chống lại vi rút HIV.Khi nồng độ thuốc trong cơ thể bạn quá thấp, vi rút trong cơ thể bạn trở nên đề kháng lại chính thuốc đang uống. Vi rút HIV trong cơ thể bạn tiếp tục sinh sản ra vi rút con cháu và thế hệ HIV mới này cũng đề kháng lại thuốc đang uống.

Nếu vi rút trong máu bạn kháng với một vị thuốc, thuốc đó có thể không còn tác dụng nữa. Các nhà khoa học còn thấy rằng khi vi rút đã kháng với một vị thuốc thì có thể dẫn đến kháng với nhiều thuốc khác. Vì vậy, tuân thủ điều trị kém làm cho bác sĩ của bạn gặp khó khăn khi lựa chọn thuốc để điều trị của bạn.
Tuân thủ điều trị ở mức nào là chấp nhận được?
Lý tưởng, bạn nên đạt được mức tuân thủ điều trị 100%.Tuy nhiên, khó để đạt được mức tuân thủ điều trị 100% qua nhiều năm.

Mức tuân thủ điều trị dưới 95% là kém, kết quả điều trị của bạn sẽ không tốt, bạn dễ bị kháng thuốc.Chỉ cần đôi khi bạn quên liều hoặc không dùng thuốc (hơn 2 lần quên trong một tháng) thì bạn đã bị xếp vào nhóm tuân thủ kém rồi.

Điều gì có thể ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị?


•Nhu cầu và các hoạt động hàng ngày của bạn
Nếu bạn có tham gia tư vấn trước điều trị để chuẩn bị khi nào bắt đầu điều trị và cần uống thuốc gì, thì bạn sẽ tuân thủ điều trị dễ dàng hơn.Thói quentrong sinh hoạt của bạn giúp bạn tuân thủ điều trị tốt hơn.Bạn nên nhớ rõlịch sinh hoạt thường ngày của bạn; bạn nên giữ đúng giờ giấc lúc bạn thức dậy, ăn sáng, và đi làm trong ngày; và ráng nhớ giờ giấc này sẽ thay đổi ra sao vào các ngày nghỉ hay cuối tuần. Từ đó bạn sẽ nhớ rõ thời điểm bạn dùng thuốc trong ngày.

•Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc làm cho một số người bệnh kém tuân thủ điều trị.Bạn nhớ báo cho bác sỹ hay dược sỹ của bạn nếu bạn thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện. Bác sỹ, dược sỹ của bạn sẽ kê đơn các thuốc giúp phòng ngừa các tác dụng phụ.Nếu cần, bác sỹ có thể đổi thuốc khác cho bạn.Nhưng không được tự ngừng uống thuốc mà không thảo luận trước với bác sỹ của bạn.
· Trạng thái cảm xúc và sức khỏe tâm thần
Khi người bệnh bị căng thẳng, buồn lo nhiều (y học gọi là trầm cảm)haycảm thấy tâm trạng không ổn, khả năng tuân thủ điều trị sẽ kém. Nếu bạn thấy mình chưa sẵn sàng bắt đầu điều trị hay cảm thấy không ổn về tâm lý trong khi đang điều trị, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bác sỹ sẽ giới thiệu bạn đến bác sỹ chuyên khoa hay các dịch vụ hỗ trợ khác, để giúp đỡ bạn.
•Tính bảo mật liên quan đến việc bộc lộ tình trạng nhiễm HIV của bạn
Nếu bạn không bộc lộ tình trạng bệnh của mình với những người sống chung với bạn, việc này có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bạn. Rất khó tìm ra chỗ để cất thuốc của bạn được an toàn;dù bạn tìm được một chỗ kín đáo và riêng tư để cất thuốc, thì bạn cũng sẽ khó nhớ lúc nào bạn phải uống thuốc.

Bác sỹ, điều dưỡng hay dược sỹ của bạn luôn có cách giúp bạn nói chuyện với người sống chung với bạn để giúp bạn tuân thủ điều trị tốt.


Quên liều
Chỉ cần bạn quên một liều thuốc thôi, thì cơ thể bạn đã không có đủ lượng thuốc để chống lại vi rút HIV. Quên liều thuốc có thể có thể dẫn đến kháng thuốc.Dùng thuốc sớm hơn hay trễ hơn giờ qui định cũng có thể có ảnh hưởng tương tự. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng thuốc ở mức tốt nhất, thì kháng thuốc sẽ xảy ra.

Một số người bệnh có thể quên uống thuốc do HIV gây ra. Khi bị chứng này, trí nhớ sẽ bị giảm sút do một số tổn thương thần kinh có liên quan đến HIV. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng hay quên của bạn có xảy ra nhiều hơn bình thường, bạn nhớ báo cho bác sỹ của bạn: bạn có thể được giới thiệu đến chuyên gia, hay các dịch vụ hỗ trợ khác để điều trị giúp bạn.

Có nhiều khi bạn quên uống thuốc, cách giải quyết là bạn có thể uống ngay khi bạn nhớ ra.Nếu bạn không thể nhớ, thì bạn đợi đến liều kế tiếp, cùng bác sỹ hoặc dược sỹ kiểm tra lại số thuốc bạn đã uống.
Bảng kiểm:

• Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được tại sao bạn phải điều trị.
• Hãy đảm bảo là bạn biết các thuốc đặc trị bạn đang dùng và tại sao dùng.
• Hãy kiểm tra là bạn biết liều thuốc ARV mà bác sỹ kê cho bạn.
• Luôn cố gắng tìm hiểu xem có điều gì gây trở ngại đến việc uống thuôc của bạn không: từ việc ăn uống đến những sinh hoạt khác.
• Nhớ hỏi về các tác dụng phụ nào có thể xảy ra và cách xử trí ra sao.
• Hãy chắc chắn rằng bạn biết khi nào là thời điểm cho lần hẹn tái khám tiếp theo và nhớ tính tra xem bạn có đủ thuốc dung cho đến lúc đó không.
• Nhớ ghi lại những số điện thoại cần liên hệ (phòng khám, các nhóm hỗ trợ, đường dây điện thoại trợ giúp 24 giờ v.v…) tiện cho bạn khi bạn cần gọi điện và nói chuyện với một ai đó.



Một số lời khuyên về tuân thủ điều trị

Quên uống thuốc là lý do thường gặp nhất làm cho nhiều bệnh nhân đã bỏ thuốc ARV trước đây. Bạn nên yêu cầu người thân hay bác sỹ giúp đỡ và hỗ trợ để bạn luôn nhớ giờ uống thuốc.
· Nhiều người bệnh đã ghi nhật ký để giúp họ nhớ uống thuốc.
· Bạn nên ghi lịch để bạn biết khi nào uống thuốc và đánh dấu khi bạn đã uống thuốc rồi.
· Hẹn giờ bằng đồng hồ, lời nhắc trên máy vi tính và các biện pháp nhắc nhở khác.

Bs.Trần Thịnh
Ủy ban Phòng chống AIDS TPHCM

Chú ý:
Hãy nhớ rằng, có một số thuốc khác không được khuyến cáo dùng chung với các thuốc ARV. Các thuốc này bao gồm các thảo dược dân gian (một số thảo dược xách tay từ Trung Quốc), các thuốc dạng khí dung đường mũi và hô hấp, các thuốc bổ, các thuốc dùng trong thể thaovà rượu.Các thuốc này có thể gây tương tác thuốc hoặc làm thuốc hoạt động không hiệu quả. Luôn luôn nhớ cùng dược sỹ của bạn kiểm tra xem có nên dùng chung hay không.

besusuctl
16-03-2014, 11:30
a chủ thớt ơi cho e xin xđt của vk a đc không? E muốn học hoỉ ít kinh nghiệm và lơì khuyên ở chị, vì vc e đều là ngưòi có h. Tuị e mong có con và hiện nay e đã mang thai đuợc 10 tuần. Dù vui nhưng em vẫn lo lo sao í. Hơn nưã nhiều nguơì noí liêù mạng nên mơí sinh nên em rất cần tư vấn cuả các chị cùng hoàn cảnh đã sinh con an toàn ..em xin cảm ơn

canlamnhungbantay
02-04-2014, 23:33
Chào bạn! Có lẽ bạn nên nhờ các anh chị trên diễn đàn tư vấn. Chứ bx mìnhcũng chỉ làm theo hướng dẫn, tư vấn của các anh chị, bác sĩ bên bv thôi....chúc gia đình bạn mạnh khỏe và hạnh phúc....

canlamnhungbantay
02-04-2014, 23:36
A Hiếu ơi! Chị Hồng hùng vương hỏi thăm sức khỏe anh, chị ấy xin sdt liên lạc của a nhưng e ko có!
Nếu đc anh liên lạc với chị ấy nhé!

tôi ơi đừng tuyệt vọng
03-04-2014, 00:39
anh Hiếu đâu mất rồi nhỉ?số điện thoại của anh ấy ở dưới chữ ký đó anh...