PDA

View Full Version : Hiểu đúng về HIV để tránh những nỗi 'lo hão'



Buonqua
07-08-2013, 15:25
Vô tình bị chảy máu trong lần cạo râu ở tiệm 20 năm trước, anh Hoàng lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình đã mắc HIV và lây cho người vợ yêu quý. Thế nhưng, sợ đối diện với sự thật, anh chưa bao giờ dám đi xét nghiệm mà chỉ âm thầm sợ hãi.

Gần đây, chúng tôi thường xuyên nhận được thư gửi về chuyên gia, cũng như những buổi gặp tư vấn trực tiếp và gọi điện qua hệ thống tổng đài của nam giới về vấn đề HIV. Một số ít nhỏ phái nữ giới cũng có thắc mắc về vấn đề này. Trong đó có những người nguy cơ lây nhiễm cách đây vài chục năm, và mang nỗi ám ảnh suốt từ đó đến giờ chưa dám đi xét nghiệm, như trường hợp anh Hoàng ở trên.

Cũng có rất nhiều người đàn ông đi quan hệ với gái mại dâm, lúc hành sự không may bị tuột bao cao su vào trong âm đạo, cũng có người đang quan hệ thì bao bị rách. Có người thì đã kịp thời sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm; nhưng có người không hiểu biết về vấn đề này đã làm mất cơ hội được tư vấn sớm, mất đi cơ hội được điều trị phơi nhiễm. Khi đọc được một số thông tin về căn bệnh HIV có biểu hiện giống mình, họ trở nên mất ăn mất ngủ. Có người sẵn sàng tìm đến các cô gái mà mình từng quan hệ để xin được đưa các cô đi xét nghiệm. Có người vợ tìm đến tư vấn xét nghiệm bởi chồng chị từng đi "giải quyết" ở bên ngoài sau đó về thú thật với vợ.

<tbody>
http://l3.yimg.com/bt/api/res/1.2/4coUOBZ3sUBFzVIfXMCZyA--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQ4MA--/http://media.zenfs.com/vi_VN/News/Vnexpress/HIV-1375841910_500x0-20130807-022020-991.jpg


Ảnh: Health.

</tbody>
Trong hầu hết các trường hợp này, người hỏi hầu như không hiểu biết hoặc biết không đầy đủ về căn bệnh HIV/ AIDS. Vì thế, các lo lắng có lúc trở nên vô cớ, hoặc là "lo hão". Việc hiểu biết những điều cơ bản về HIV dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được tình trạng của mình nếu rơi vào tình huống có nguy cơ:

HIV là gì?
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.

Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.
HIV sống ở đâu trong cơ thể con người:
Trong cơ thể người HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong các dịch tiết sinh học như tinh dịch, dịch âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ “ngưỡng” để làm lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây là cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền của HIV và các biện pháp dự phòng cơ bản.

Trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ “ngưỡng” nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này. Đây là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.
HIV có thể sống trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Vậy khả năng tồn tại của HIV ở ngoài cơ thể người như thế nào?
Khi ở ngoài cơ thể người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Ví dụ như HIV bị tiêu diệt khi gặp:
- Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên trong 30 phút
- Các chất tẩy rửa như nước Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, các chất sát trùng như cồn 70°, nước oxy già 6%.
- A xít (pH10).
Do vậy nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc quần áo, đồ vải vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong 20-30 phút là có thể diệt được HIV.
Với các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích, nếu ta luộc dụng cụ trong 20 phút, kể từ khi nước sôi là có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác…
Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.
Những đặc tính nêu trên của HIV là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.

HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào?
Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.
Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…
Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.
AIDS là gì
AIDS là tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.v.v…. do một căn bệnh nào đó gây ra.

AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.
Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS
- HIV là tên thường gọi của virus. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.
- AIDS là tên gọi chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS thường được gọi là bệnh nhân AIDS.
Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người qua 4 giai đoạn
Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ). Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là “giai đoạn cửa sổ”.

Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.
Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” đã chuyển sang “dương tính”, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”.

Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV “sản sinh” rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:
Một thời gian dài sau thời điểm “chuyển đổi huyết thanh” (có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV) trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV “cuộc chiến đấu không khoan nhượng” giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

Giai đoạn cận AIDS: Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…
Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.

Bác sĩ chuyên khoa Đỗ Thị Minh Đức
Chuyên gia tư vấn cao cấp
Nguyên trưởng khoa khám bệnh,bệnh viện Giao thông Vận Tải




Buonqua
08-08-2013, 15:39
Có thể vô sinh vì lối sống “phóng khoáng”


Bệnh xã hội là loại bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục mà tất cả mọi người nên có kế hoạch kiểm tra để đảm bảo sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tình dục của bạn hoàn toàn ổn định.
Theo thống kê, tại Việt Nam, có khoảng 800.000 - 1.000.000 người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) mỗi năm. Nguồn gây nên bệnh LTQĐTD phần lớn là các dịch sinh dục (tinh dịch, dịch âm đạo), hoặc máu của người bệnh.
Một số bệnh LTQĐTD nam giới thường gặp như:

- Giang mai: Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày. Biểu hiện của giang mai có thể là săng giang mai, sưng hạch bẹn, sẩn giang mai, viêm hạch lan tỏa, củ giang mai. Tất cả các biểu hiện trên đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị, sau đó tái diễn với mức độ nặng hơn. Một số biến chứng nguy hiểm là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.

- Sùi mào gà: Bệnh do loại virus thuộc nhóm papova gây nên. Lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 20-25. Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn. Trong một số trường hợp có thể theo khuynh hướng ác tính, gây ung thư dương vật.

- Bệnh lậu: Bệnh do vi khuẩn neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào gây nên. Bất cứ ai có QHTD đều có thể bị bệnh lậu, thời gian ủ bệnh: 4 - 7 ngày. Một số trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng bộc lộ trong vòng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh; các triệu chứng có thể tới 30 ngày mới bộc lộ như có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu hay xuất tiết có màu trắng, vàng hay xanh ở dương vật. Đôi khi nam giới bị bệnh lậu thấy đau hay sưng ở tinh hoàn. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn lậu ở trực tràng có thể không có triệu chứng, cũng có thể xuất tiết, ngứa hậu môn, ra máu hay nhu động ruột đau. Nhiễm khuẩn ở họng có thể gây đau họng nhưng thường không bộc lộ triệu chứng. Bệnh lậu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe vĩnh viễn và nghiêm trọng cho cả nam và nữ.


http://dantri4.vcmedia.vn/lsvaPE0d7foDdfJ7sLS/Image/2013/08/1-(5)-a6633.jpg
Khi đã phát hiện nhiễm bệnh LTQĐTD như giang mai, lậu, HIV, sùi mào gà, nấm, Chlamydia..., nếu một trong hai vợ chồng mắc thì người kia phải cùng đi khám và chữa trị triệt để. Bởi nếu chỉ chữa cho vợ mà chồng không điều trị thì người vợ có thể bị tái nhiễm từ chồng và ngược lại.
Không những thế, những bệnh này để lâu không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt cho người mắc mà còn có thể gây vô sinh. Theo khuyến cáo, người có đời sống tình dục không lành mạnh, dễ mắc các bệnh LTQĐTD là người có nguy cơ cao bị vô sinh thứ phát.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về bệnh nam khoa, một sai lầm tai hại là không ít đấng mày râu đã “tự làm bác sĩ” cho mình, có thể vì chủ quan, hoặc vì tâm lý e ngại đến phòng khám. Điều nguy hiểm khác là đa số nam giới thường chỉ đi khám nam khoa khi các bệnh đã biểu hiện “rầm rộ”. Thêm vào đó, rất nhiều nam giới đến khám, khi được bác sĩ đề nghị đưa vợ hoặc bạn tình đến khám cùng để chữa triệt để lại tỏ ra ngại ngần. Phần đông họ sợ đã lây bệnh cho vợ, phần khác lo bị vợ phát hiện mình có quan hệ “ngoài luồng”, sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc bền vững gia đình nên trước khi đưa vợ đến bao giờ cũng năn nỉ bác sĩ giải thích làm sao để vợ nghĩ bệnh này có thể do vệ sinh hay vô tình mắc phải chứ không phải xuất phát từ “lỡ dại ăn chả”. Trong đó, càng để lâu, việc chữa trị các bệnh xã hội LTQĐTD khó hơn và khả năng lây bệnh cho vợ, bạn tình cũng cao hơn rất nhiều.
Để phòng bệnh LTQĐTD, việc quan trọng nhất là mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên phải có những hiểu biết cần thiết về tình dục, về sức khỏe sinh sản và các bệnh LTQĐTD để tự phòng cho bản thân và tránh làm lây bệnh ra cộng đồng. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là sống chung thủy lành mạnh, dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục. Đặc biệt sử dụng các dung dịch vệ sinh của nam và nữ làm sạch “vùng kín” hàng ngày tránh những nguồn lây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Khi phát hiện triệu chứng của bệnh, cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị triệt để.

Buonqua
12-08-2013, 10:19
Sai lầm phổ biến về bệnh lây qua đường tình dục


- Cách duy nhất để đảm bảo 100% là bạn không bị bệnh lây qua đường tình dục (STD) như herpes, chlamydia, hay HIV, là hoàn toàn không quan hệ tình dục theo bất kỳ cách nào. Nhưng một khi đã làm “chuyện người lớn”, bạn cần có thông tin và biết được đâu là đúng và đâu là sai. http://dantri4.vcmedia.vn/FaA3gEccccccccccccos/Image/2013/08/sex-e0338.jpg


Sai: Chỉ có “dân giang hồ” mới bị bệnh.
Đúng: STD không phân biệt bạn là ai.

Người giàu và người nghèo, vận động viên và nhà toán học, giám đốc và giáo sư, ai cũng có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục. Thậm chí bạn có thể mắc bệnh ngay trong lần “quan hệ” đầu tiên. Những người duy nhất không có nguy cơ mắc STD là những người không có quan hệ tình dục cũng như không có bất kỳ kiểu tiếp xúc tình dục nào.

Bạn có thể làm gì? Nếu quyết định làm “chuyện ấy”, hãy luôn sử dụng bao cao su. Cho dù bạn đã áp dụng một biện pháp khác để tránh thai, như thuốc tránh thai, bạn vẫn cần sử dụng bao cao su. Bao cao su là cách tránh thai duy nhất làm giảm nguy cơ mắc STD.

Sai: Nếu “đối tác” của bạn bị STD, bạn sẽ thấy ngay.
Đúng: Thường thì không có dấu hiệu nào cho biết ai đó bị STD.

Nếu chỉ nhìn thôi thì ngay cả bác sỹ cũng không thể nói được là người nào đó có bị STD hay không. Vì thế các bạn cần làm xét nghiệm, ví dụ như xét nghiệm máu. Người bị STD có thể không biết là mình đã mắc: STD không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Người nhiễm có thể mang và lây truyền virus mà không hề phát bệnh. Không được điều trị STD có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như vô sinh hoặc viêm phần phụ, khiến bạn phải vào bệnh viện.
Bạn có thể làm gì? Cho dù tin rằng cả hai bạn đều sạch sẽ, vẫn cần kiểm tra trước khi có “quan hệ”. Sau đó thì luôn sử dụng bao cao su mỗi lần gặp nhau. Có thể mất một thời gian để STD biểu hiện trên các xét nghiệm.

Sai: Có thể tránh STD nếu quan hệ đường miệng hoặc đường hậu môn.
Đúng: Quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn, âm đạo hay bất cứ tiếp xúc nào khác đều có thể lây truyền STD.

Những virus hoặc vi khuẩn gây STD có thể xâm nhập cơ thể qua những vết đứt hoặc xước rất nhỏ trong miệng và hậu môn, cũng như ở đường sinh dục. Một số STD, như herpes hoặc mụn cơm sinh dục, có thể lây qua da khi tiếp xúc với vùng bị bệnh.
Bạn có thể làm gì? Hãy dùng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng (dental dam) mỗi khi bạn có quan hệ đường miệng hoặc hậu môn. Nếu ghét mùi cao su, thì có loại bao cao su có mùi hương dành riêng cho đường miệng.

Sai: Nếu bạn đã từng bị STD thì sẽ không bị lại.
Đúng: Bạn có thể bị STD nhiều lần.

Một số bệnh sẽ đi theo bạn suốt đời, như herpes và HIV. Một số khác, như chlamydia và lậu, có thể điều trị được, nhưng bạn sẽ nhiễm lại nếu có quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Bạn có thể làm gì? Hãy tự bảo vệ mình bằng bao cao su, tất nhiên! Và nếu bạn đang có quan hệ tình dục, hãy báo cho bác sĩ biết để được xét nghiệm định kỳ. Nếu bạn có chẩn đoán bị STD, thì đối tác của bạn cũng cần được điều trị đồng thời. Như vậy đối tác của bạn sẽ tránh được những vấn đề trong tương lai - cũng như tránh nhiễm lại cho bạn.

Sai: Nếu bạn đã đi khám và không bị bệnh, thì đối tác của bạn không cần đi khám.
Đúng: Đối tác của bạn có thể bị STD mà không biết.

Bạn có muốn đổ công sức đi xét nghiệm, thấy mình khỏe mạnh, và rồi kết cục lại nhiễm STD từ bạn tình?
Bạn có thể làm gì? Hãy xét nghiệm cùng nhau. Đó có thể không phải là ngày lãng mạn nhất của các bạn, nhưng không có gì thể hiện sự quan tâm nhiều như việc cố bảo vệ bạn trai hoặc bạn gái của mình khỏi bệnh tật.

Bệnh lây qua đường tình dục không chỉ là sự xấu hổ, nó còn là vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Nếu không điều trị, một số bệnh có thể gây những tổn thương vĩnh viễn như vô sinh và thậm chí chết người.

Có vô số những hiểu lầm về sex và STD — mà ở trên chỉ là một số trong số chúng. May mắn là bạn chỉ cần nhớ những điều thiết yếu sau đây:
1. Cách duy nhất để đảm bảo tránh 100% bệnh lây qua đường tình dục (và mang thai ngoài ý muốn) là không quan hệ tình dục.
2. Nếu bạn đang có quan hệ tình dục, hãy luôn dùng bao cao su cho mỗi lần.
3. Nếu bạn đã từng có quan hệ tình dục, hãy đi xét nghiệm STD định kỳ.
Anh Khôi
Theo Health

Buonqua
13-08-2013, 10:16
Đi "sung sướng", về sợ nhiễm HIV tới mức rối loạn tâm thần


GiadinhNet - Gần đây, nhiều trường hợp vào bệnh viện tâm thần điều trị với chứng bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV tới mức ám ảnh. Thậm chí có trường hợp kiến thức đủ rộng để biết con đường lây truyền HIV nhưng vẫn sợ rất viển vông.
<tbody>
http://giadinh.vcmedia.vn/g7DDp2vccccccccccccU6vdB7r4T3g/Image/2013/03/am-anh-nhiem-HIV-450-cdfd0.gif
Không giải thoát được nỗi ám ảnh sợ nhiễm HIV dễ rối loạn tâm thần (Ảnh minh họa)

</tbody>

Đi "sung sướng", về ám ảnh sợ nhiễm HIV
Bệnh viện 09 (Hà Nội) vừa tiếp nhận chữa trị cho bệnh nhân N. V. H. – kỹ sư quê ở Hà Nam. Ths. BS Trần Quốc Tuấn - Giám đốc bệnh viện cho biết, trước đó, chỉ vì anh đi quan hệ với gái mại dâm, bao bị bục mà lúc nào cũng bị ám ảnh vì nhiễm HIV. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào, anh cũng đều cho là biểu hiện của HIV. Sau một lần mất ăn mất ngủ vì hoang mang như vậy anh đã bị ám ảnh đến nỗi sợ bị lây HIV trong cả những sinh hoạt hằng ngày.
Theo lời anh kể, khi “vui vẻ”, anh chỉ dám để cô ấy dùng tay kích thích, ngồi lên day trượt khiến dịch ở âm đạo dính vào “cậu nhỏ” của mình. Về nhà trên cơ thể lại xuất hiện những biểu hiện ra mồ hôi trộm, trên lưng có những nốt trứng cá, bàn tay bong tróc, đi ngoài khiến anh hoảng sợ nghĩ chắc chắn mình đã bị nhiễm. Dù đã được tư vấn khả năng phơi nhiễm H trong trường hợp đó không cao nhưng anh vẫn không khỏi lo lắng. Mỗi khi có biểu hiện khác trên cơ thể anh lại gọi điện hỏi bác sỹ có phải bị nhiễm HIV rồi không. Nhiều hôm anh gọi điện thoại nhờ bác sỹ tư vấn 4 – 5 lần.
Đến cơ sở xét nghiệm, bác sỹ nói phải chờ kết quả sau 3 tháng mới cho kết quả chính xác. Suốt thời những ngày tháng đó, anh H thấy như có cái án tử hình đang treo trước mắt. Anh mất ăn mất ngủ không làm được việc gì. Người gày rộc từ hơn 60 cân xuống còn hơn 50 cân cân, xanh xao. Anh luôn hoang tưởng, ảo giác, mất ngủ kéo dài, kèm theo những suy nghĩ ám ảnh dày vò triền miên. Nhiều khi kích động, giận dữ la hét, có khi trầm cảm sững sờ không nói không ăn...
Khi có kết quả khẳng định anh không nhiễm thì anh lại không tin kết quả đó chính xác mà cho rằng các bác sỹ chỉ muốn giấu mình. Anh đòi bác sỹ được điều trị thuốc rồi đi khắp nơi xét nghiệm. Cứ vài ngày anh lại gọi điện cho bác sỹ tư vấn rồi trình bày lại từ đầu đến cuối những nỗi lo của mình. Ngay cả khi bác sỹ đang ngủ cũng phải dậy để tư vấn cho anh. Gia đình làm đủ mọi cách nhưng không kéo anh ra khỏi sự ám ảnh quá mức đó, thậm chí phải gửi anh vào bệnh viện tâm thần để điều trị.
Theo bác sĩ Ngô Thanh Hồi – Giám đốc BV Tâm thần Mai Hương, số lượng bệnh nhân rối loạn tâm thần vì HIV ngày càng nhiều. Việc điều trị cho những bệnh nhân rối loạn tâm lý vì nhiễm HIV rất khó khăn. Những người nghi mình bị nhiễm HIV phải chờ kết quả xét nghiệm một thời gian dài nên tâm lý hoang mang, lo sợ trước sự kỳ thị của mọi người khi biết mình bị nhiễm mới dẫn tới rối loạn tâm thần. Nhiều trường hợp thậm chí đã đi xét nghiệm cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, lại đi xét nghiệm tiếp... Vì sợ mà họ chỉ ăn với đi khám, dù bác sĩ khám đã giải thích rõ các đường lây và cho rằng sự lo lắng là không có cơ sở nhưng bệnh nhân vẫn lo. Họ trở nên tuyệt vọng, thậm chí đòi tự sát.
Tự "ám thị" đâu cũng có thể lây nhiễm HIV
Có những trường hợp mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức do ám ảnh sợ nhiễm HIV quá mức. Như chị Nguyễn Thị T. (32 tuổi) trong công việc cũng phải tuyên truyền về HIV/AIDS nắm rõ đường lây của HIV cũng như khả năng lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây không rõ do công việc căng thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám ảnh, đêm nằm mơ mình nhiễm HIV. Mọi thứ chị đều cảm thấy bất thường và nghĩ là mình bị nhiễm. Khi đi gội đầu, cắt tóc ngoài hàng chị lo lây nhiễm từ người gãi đầu cho mình lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò cũng sợ người thái thịt bị đứt tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus... Qua thăm khám, các bác sỹ cho biết chị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
Theo các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, khi mắc phải chứng bệnh này, những ý nghĩ vô nghĩa cứ lặp lại một cách thường xuyên trong tâm trí người bệnh. Thể hiện sự sợ hãi có tính chất hoang tưởng một cách dai dẳng, lo âu thái quá về việc mắc bệnh. Bệnh nhân có thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý. Song họ vẫn không thể chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư giãn.
Với những người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép dễ mắc chứng bệnh này. Mọi người cần cân bằng tìm đến sự thư giãn, giải trí như đi bộ, tập thể thao... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu stress. Khi lo lắng, căng thẳng về điều gì cần chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu thấy mình có "bất thường" như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... cần đi khám để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Hà My

dragon
13-08-2013, 10:30
bài viết rất bổ ích, thanks

Buonqua
27-08-2013, 13:46
Những Điều Cần Biết Về HIV/SIDA (http://www.vnpplus.com/nhung-dieu-can-biet/3-nhung-dieu-can-biet-ve-hiv-sida)







http://www.vnpplus.com/images/upload/news/aids.jpg
AAIDS (SIDA) là gì?

AIDS là tên tắt của: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là mắc phải Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch. Hội chứng này bao gồm các triệu chứng như bị sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch, v.v.

Đây là giai đoạn cuối của một căn bệnh, do bị nhiễm một loại siêu vi khuẩn. Siêu vi khuẩn này gây suy giảm miễn dịch ở người tên là HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV làm suy yếu dần hệ miễn dịch khiến cho các mầm bệnh khác thừa cơ hội tấn công gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.

Sự khác biệt giữa HIV & SIDA
HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể. SIDA chỉ tình trạng bị nhiễm HIV và bệnh đã bộc phát. Lúc đó hệ miễn dịch của bệnh nhân đã suy giảm khá nhiều. Điều này thể hiện qua xét nghiệm máu, số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khoẻ sa sút với nhiều chứng bệnh. Phân biệt nhiễm HIV và SIDA nhằm tiên liệu bệnh, từ đó thực hiện chế độ chăm sóc và điều trị thích hợp, và đồng thời đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV trong thời gian đầu vẫn sống và làm việc bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã đến giai đoạn SIDA, sức khoẻ họ sẽ suy sụp nhanh và tử vong sau đó.
Làm sao biết bị nhiễm HIV?
Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, kể cả bác sĩ tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm nên không có đặc điểm gì để nhận biết. Vì vậy với HIV, khó có triệu chứng đầu tiên để xác định; cách duy nhất là xét nghiệm máu.

Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh SIDA(AIDS)

Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn SIDA có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès), bệnh giời leo tái đi tái lại, bệnh đẹn ở họng, miệng, hoặc nổi hạch, kéo dài hơn 3 tháng, v.v. Cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch, cũng có những biểu hiện trên. Do vậy, muốn xác định là SIDA hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu.

HIV lây qua quan hệ tình dục như thế nào?
Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam, do động tác giao hợp gây ra. Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.
Quan hệ tình dục có hai loại: dị tính luyến ái (Heterosexual) là quan hệ giữa hai người khác phái tức là nam với nữ và đồng tính luyến ái (Homosexual) là quan hệ giữa hai người đồng phái: nam với nam (gay, pêđê), nữ với nữ (lesbian). Đa số nhân loại thuộc dị tính luyến ái, chỉ khoảng 1% là đồng tính luyến ái mà thôi.

Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không?

Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xảy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/SIDA không?

Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/SIDA!

Hôn sâu có lây không?

Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn “sơ sơ”. Muốn hôn đâu tuỳ ý và mấy lần đều đuợc miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây như máu hoặc dịch sinh dục. Mụn bọc, nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

Giao hợp với một người con gái qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, đúng không?

Đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào thụ thai được nên không cần bao cao su. Còn để ngừa SIDA, thì hoàn toàn không đúng. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đã bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.

Uống nước chung với người nhiễm HIV/SIDA thường xuyên bị chảy máu ở lợi răng, có bị lây bệnh không?

Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!

Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây SIDA không?

Có thể bị lây SIDA nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được; khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có SIDA!

Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây SIDA không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?

Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì có thể vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay sau đó.

Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị SIDA không?

HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
1. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.
2. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.

Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách, thì có thể lây truyền HIV.

HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?

Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

Theo Mạch Sống

Buonqua
10-09-2013, 09:07
Bàng hoàng kết quả 'dương tính giả' khi xét nghiệm HIV


Theo các chuyên gia y tế, để nhận biết một người bị nhiễm HIV hay không, phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên nếu chỉ làm các xét nghiệm nhanh (test) thì không phải test nào cũng chuẩn xác.

Chính vì không được hướng dẫn cũng như thiếu sự tư vấn từ phía bác sĩ chuyên môn hoặc do e ngại vì liên quan đến HIV, không ít người đã rơi vào trạng thái hoảng loạn hoặc tuyệt vọng vì nghĩ mình bị HIV.

Mặc dù phương tiện truyền thông nói nhiều về HIV, nhưng xem ra vấn đề này vẫn còn mơ hồ khó hiểu đối với nhiều người. Đặc biệt là việc xét nghiệm ở đâu, như thế nào để biết chính xác một người bị nhiễm HIV.

Ngày 23/8/2013, tại bệnh viện đa khoa TP.Thanh Hóa, sản phụ Lê Thị O. (SN 1992) chuyển dạ nhập viện sinh con. Bác sỹ làm thủ tục xét nghiệm máu cho chị O.. Khi có kết quả xét nghiệm thì chị O. đã mẹ tròn con vuông. Nhưng thay vì chuyển kết quả xuống khoa chuyên môn, y tá ở phòng xét nghiệm lại đưa kết quả nghi dương tính HIV cho sản phụ và người nhà bệnh nhân, khiến sản phụ này một mực đòi cắn lưỡi chết. Bà Phạm Thị H., mẹ của sản phụ O. cho biết: "Từ khi có kết quả xét nghiệm, các y, bác sỹ trong bệnh viện bàn tán khắp nơi. Thậm chí bệnh nhân đang điều trị ở đây cũng biết mà xa lánh mẹ con tôi vì sợ lây nhiễm HIV".
http://xmedia.nguoiduatin.vn/99/2013/8/30/1 (18).jpg
Sống trong sợ hãi
Sau khi bị nghi ngờ kết quả dương tính với HIV, chị O. được chuyển lên bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa để theo dõi, cách ly. Không hiểu thông tin chị O. bị HIV rò rỉ từ đâu, nhưng vừa vào tới bệnh viện phụ sản các y bác sỹ bệnh viện này đã thì thầm to nhỏ, người bệnh ở đây cũng kỳ thị, xa lánh mẹ con chị O..

Trước thông tin nghi ngờ của bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện phụ sản Thanh Hóa tiếp tục lấy máu xét nghiệm và cả hai lần đều cho kết quả âm tính.

Tuy nhiên, điều khiến gia đình bệnh nhân bức xúc là sự tắc trách của bệnh viện đa khoa TP.Thanh Hóa đã để lọt thông tin kết quả nghi HIV này cho nhiều người. Theo một số chuyên gia y tế, việc để lộ thông tin của người bệnh của bệnh viện đa khoa TP.Thanh Hóa đã vi phạm cả luật pháp lẫn đạo đức nghề nghiệp.

Điều dư luận quan tâm hiện nay, đó là xét nghiệm về những trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV. Trên thực tế do điều kiện hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, nhiều người đi làm test nhanh vì giá thành rẻ, cho kết quả ngay, độ nhạy rất cao. Tuy nhiên, đối với những test nhanh về HIV thường cho kết quả dương tính giả hay nói cách khác là thiếu chính xác, dẫn đến hậu quả khôn lường. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng về test nhanh, cho kết quả dương tính giả và hậu quả của nó vô cùng nặng nề.

Tại Trung tâm tư vấn miễn phí cho những người nhiễm HIV/SIDA ở Hà Nội, PV đã được nghe câu chuyện của một người 7 năm sống trong thân phận là người nhiễm HIV. Sau 7 năm, khi đi xét nghiệm lại, chị nhận được kết quả là không nhiễm HIV. Nhiều người bán tín bán nghi, hay là chị ấy uống thuốc gì nên đã khỏi bệnh...
Chị Trần Thị Minh T., một đồng đẳng của Trung tâm phòng chống HIV/SIDA Hà Nội, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về người phụ nữ 7 năm sống trong thân phận người bị nhiễm HIV. Theo chị T. câu chuyện này đã ám ảnh chị nhiều năm qua.

Ngược dòng thời gian, chị T. cho hay: Cách đây 10 năm, chị Nguyễn Thị Q. ở Hà Nội tới bệnh viện E Hà Nội để sinh con. Khi phải làm một số xét nghiệm, chị Q. như rụng rời tay chân khi kết quả xét nghiệm của chị là dương tính với HIV (có nhiễm virút HIV), sau đó chị Q. làm tiếp xét nghiệm thêm hai lần nữa, kết quả vẫn dương tính. Nỗi đau của căn bệnh thế kỷ chưa nguôi ngoai, gia đình nhà chồng cấm chị Q. không được nuôi dưỡng đứa con vừa sinh.

Bắt đầu từ thời điểm đó, chị Q. rơi vào trạng thái cô đơn, hoảng loạn tột độ. Với chị, kết luận dương tính với HIV chẳng khác án tử hình. Sau một thời gian sống trong đau khổ dằn vặt, chị Q. tới Trung tâm phòng chống HIV/SIDA ở Hà Nội để tham gia hoạt động cùng những người đồng đẳng. Một lần chị Q. phải làm xét nghiệm về máu, kết quả thật bất ngờ: Chị âm tính với virus HIV (không nhiễm HIV). Điều đáng nói ở đây là trong suốt 7 năm ròng, chị Q. sống trong thân phận người nhiễm HIV và chị đã dùng thuốc kháng virus HIV (ARV-PV) trong suốt từng ấy năm", chị T. chia sẻ. Cũng theo chị T., chồng của chị Q. đã chết vì bệnh HIV sau đó vài năm.

Chúng tôi đã rất cố gắng tìm mọi cách để liên lạc với chị Q. nhưng chị từ chối gặp mặt. Chị Q. bảo: "Tôi muốn chôn vùi quá khứ đau buồn vì hiện tại tôi đã có gia đình mới, chồng tôi yêu thương tôi, với tôi như thế là quá đủ...". Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện chị Q. đang hoạt động tại nhóm đồng đẳng tại Hà Nội, nhưng không phải là người nhiễm HIV.

Chị Q. may mắn không mắc phải căn bệnh thế kỷ, nhưng nỗi đau về tình mẫu tử, về những gì chị đã phải trải qua, nó như vết thương mãi mãi không bao giờ phai mờ trong suy nghĩ của chị.
Câu chuyện đau lòng của chị Q. xảy ra cách đây đã nhiều năm thiết tưởng đó là bài học đắt giá cho ngành y nói chung và bác sĩ trực tiếp làm xét nghiệm cho chị Q. nói riêng.
http://xmedia.nguoiduatin.vn/99/2013/8/30/2 (16).jpg
Bệnh viện Đa khoa TP.Thanh Hóa nơi sản phụ O. đến sinh con.

Hậu quả khôn lường nếu...
Hiện nay đa số các phòng khám hoặc các bệnh viện lớn đều hỗ trợ việc khám và xét nghiệm HIV tự nguyện. Tuy nhiên có thể do yếu tố tâm lý e ngại khi đề cập đến vấn đề về HIV, sự hiểu biết có giới hạn hay sự bất tiện của dịch vụ mang lại, dẫn đến những người có nhu cầu xét nghiệm HIV còn nhiều băn khoăn. Nhiều người cầm trên tay kết quả xét nghiệm hẳn hoi, nhưng vì không được bác sỹ chỉ dẫn cụ thể nên rất hoang mang.

Nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, anh Trần Văn T. (ở Hưng Yên) đã lẳng lặng giấu gia đình đi xét nghiệm máu. Cầm trên tay kết quả xét nghiệm có ghi chỉ số S/CO, anh T. không hiểu là mình có nhiễm HIV hay không. Quá lo lắng, anh gọi điện tới trung tâm để được tư vấn. Hay như chị Nguyễn Thu T. ở Cầu Giấy (Hà Nội), do nghi ngờ chồng có quan hệ với gái mại dâm nên chị đi xét nghiệm HIV, làm test nhanh. Kết quả dương tính khiến chị rất hoảng loạn. Nhưng chị được bác sỹ làm khuyên nhủ: Phải làm xét nghiệm EliZa mới chính xác. Chị T. đã gọi điện tới một số trung tâm tư vấn về HIV, nhưng chị T. vẫn ăn không ngon ngủ không yên. Đối với chị kết quả dương tính với HIV đồng nghĩa với việc đã nhiễm căn bệnh thế kỷ.

Bác sỹ Nguyễn Thành Long, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết: "Việc đầu tiên để làm xét nghiệm là các test nhanh, bởi làm test nhanh cho kết quả ngay, ít chi phí, độ nhạy cao. Đối với xét nghiệm HIV, nếu có dương tính với HIV thì bác sỹ phải tư vấn cho bệnh nhân biết là có thể là dương tính giả hoặc chưa đủ căn cứ kết luận một người bị nhiễm HIV mà phải làm xét nghiệm bằng phương pháp khác.

Trong trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính với HIV, bác sỹ làm xét nghiệm cần hướng dẫn cho bệnh nhân phải làm tiếp các xét nghiệm khác, ví dụ như xét nghiệm EliZa để có kết quả chính xác.

Cũng theo bác sỹ Long, trên thực tế, do một số người vì e ngại hoặc hiểu biết có giới hạn về HIV, nên dù bác sỹ đã tư vấn nhưng họ vẫn lo lắng và nghi ngờ, thậm chí giấu biệt kết quả không nói với ai và cho rằng cứ dương tính với HIV coi như đã bị nhiễm HIV không đi xét nghiệm lại nữa... Điều này là vô cùng nguy hiểm. "Nếu bác sỹ không có lương tâm và trách nhiệm thì hậu quả thật khôn lường", bác sỹ Long nói.
BTV

2013
10-09-2013, 10:26
Đọc rồi sợ thêm. Em còn sợ giang mai và dùi mào ga nữa đây lậu và chlamydia xét nghiệm rồi.

Buonqua
23-10-2013, 08:45
Dùng khăn tắm trong khách sạn có lây HIV không, BS ơi?

Xin chào bác sĩ! Em có một điều rất lo lắng mong được BS giải đáp giúp em. Hôm trước, em và bạn gái có đi vào khách sạn. Chúng em xác định không “quan hệ” trước hôn nhân nên chỉ vào nằm nghỉ.

Vào đó, em và bạn gái tắm (chúng em tắm riêng). Vấn đề là chúng em đã dùng khăn của khách sạn để lau người. Bạn gái em lại vô ý dùng khăn để lau "chỗ kín".

Chúng em rất lo, nếu có ai đó vào trước bị HIV dùng khăn đó thì dù khăn được giặt khô vẫn có nguy cơ lây đúng không ạ?

Trên người em và bạn gái đều không có vết thương hở nhưng có mụn và vết muỗi cắn. Nói chung có trầy xước nhẹ vì em có gãi, (những mụt đó có máu đã đông phía ngoài). Chúng em rất lo lắng không biết mình có bị lây HIV không. Mong BS tư vấn sớm giúp em, em xin cảm ơn! (Bạn đọc quận 10, TPHCM)


Chào em,

Khăn tắm trong khách sạn thường được giặt bằng chất chất tẩy rửa (xà phòng hay bột giặt). Đây là môi trường kiềm và khăn được giặt trong nước thì hẳn là lượng virus HIV còn lưu lại trên khăn không nhiều.

Hơn nữa, khăn lại được phơi khô (nghĩa là khăn có thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ) ở điều kiện không khí nhiệt độ nóng trên, chắc chắn số lượng virus HIV sống sót càng ít hơn!

Với hai lý do trên, em và bạn gái cứ yên tâm, vì số lượng virus HIV tối thiểu còn lại trên khăn (nếu có) cũng không đủ để lây nhiễm HIV.

Như vậy, trong trường hợp này, đương nhiên là hai em sẽ không phải tiếp "vị khách bất đắc dĩ" đó đâu. Đừng suy nghĩ căng thẳng quá! Tuy nhiên, tốt nhất, sau này em nhắc bạn gái đừng bao giờ dùng khăn chung để lau chỗ kín. Giấy vệ sinh vẫn là lựa chọn tối ưu em nhé.

Chúc hai em vui khỏe, hạnh phúc!
BS-CK1 Nguyễn Minh Thu

Buonqua
19-11-2013, 16:41
HẠCH LÀ GÌ?
Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn, bình thường không sờ thấy. Khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, hạch sưng to. Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, có chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Khi hạch hoạt động mạnh thì sưng to, hay gặp trong các bệnh liên quan đến hệ liên võng nội mạc, bệnh tạo huyết, các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ung thư.
Hạch có thể bằng hạt ngô, hạt lạc, có khi to bằng quả trứng, quả xoài, đau hoặc không đau, rất dễ phát hiện. Có 4 yếu tố quan trọng để giúp chẩn đoán hạch to là: Tuổi bệnh nhân, đặc điểm của hạch bạch tuyết, vị trí hạch, các biểu hiện lâm sàng và toàn thân phối hợp với hạch to.
Hạch to ở vùng cổ, vùng thượng đòn
Lao hạch: Hạch nhỏ, nhiều, xuất hiện dần dần, không đau, xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm, dưới xương hàm. Hạch to nhỏ không đều, cái mềm, cái chắc, lúc đầu di động dễ, lâu dần hạch dính vào nhau, có khi rò ra chất bã đậu, bờ vết rò nham nhở, màu tím, để lâu thành sẹo xấu, dân gian gọi là “tràng nhạc”. Kèm theo có khi sốt về chiều, người gầy, sút cân, xanh xao. Có những tổn thương lao ở nơi khác như phổi, màng phổi, màng bụng.
Hạch Hodgkin: Do Hodgkin tìm ra năm 1832, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, hạch to ở hố thượng đòn trái, rồi lan lên cổ, ít lâu có thể có hạch ở hai bên, nhưng bên trái vẫn to hơn. Dần dần có hạch ở nách (65%), trung thất (70%). Đặc điểm của hạch là rắn, không đau, không dính vào da, không dính vào nhau, không hóa mủ. Thường kèm theo lách to, cứng như đá (65%), ngứa (70%). Bệnh nhân sốt từng đợt, mỗi lần sốt thì hạch to thêm hoặc xuất hiện một hạch khác.
Hạch to xuất hiện ở bẹn
Bệnh Nicolas Favre: Do nhiễm Chlamydia, xuất hiện thành chùm hạch to nhiều hoặc ít, phát triển sâu vào hố chậu. Hạch đau và mềm, có thể rò ra thành nhiều lỗ như kiểu gương sen.
Bệnh hạ cam: Do nhiễm khuẩn đường sinh dục. Hạch bẹn nhiều khi ở một bên, một hạch to, nóng, đau, mõm, tiến triển thành mủ. Tìm thấy trực khuẩn Ducrey trong mủ của hạch.
Bệnh giang mai: Giai đoạn đầu, hạch nổi to ở bẹn, là chỗ xâm nhập của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Thường bẹn có 4-5 hạch nhỏ, hơi rắn, di động dễ. Sang giai đoạn hai, hạch có thể mọc mọi nơi trong cơ thể.
Hạch to vị trí không xác định
Viêm hạch: Hạch nhỏ đơn độc hoặc từng chùm, ở bất kỳ vị trí nào: cổ, nách, bẹn. Đau âm ỉ, đau tăng khi sờ nắn, nóng, di động dưới da và tổ chức sâu, có sốt. Hạch viêm nặng có thể vỡ mủ đặc, xanh hoặc vàng. Xét nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Viêm nhiễm gây sưng hạch ở vùng lân cận: Thường thấy hạch to ở những vùng có hạch bạch huyết chi phối. Khi bị viêm nhiễm, các hạch này sẽ sưng lên như viêm họng, viêm amidan, viêm ở vùng răng, hàm, mặt, gây sưng hạch ở dưới hàm, nhọt ở vùng đùi có hạch ở bẹn. Zona ngực có hạch ở nách. Hạch ở đây có đặc tính của một viêm nhiễm: sưng, nóng, đỏ, đau, mật độ chắc, di động được. Có khi hạch tiến triển thành mủ, vỡ ra ngoài.
Ung thư hạch (Lymphosarcome): Còn gọi là bệnh Kundrat (1893), gặp ở người trên 45 tuổi. Nhiều hạch to ở cổ, thượng đòn, nách và hạch mạc treo. Hạch thường dính với nhau thành khối lớn, xuất hiện và phát triển nhanh. Ấn đau, mật độ rắn, dính vào tổ chức dưới da và tổ chức sâu, nên không di động được. Bệnh nhân suy sụp toàn thân, tiến triển nhanh 1-2 năm. Lách to trung bình, làm xét nghiệm sinh thiết thấy tế bào ung thư.
Ung thư di căn: Tính chất của hạch giống như trên. Ung thư từ một cơ quan khác di căn vào hệ thống hạch bạch huyết. Thường ung thư vú di căn vào hạch nách, ung thư xương, dạ dày, phế quản, vòm họng di căn hạch thượng đòn, ung thư tử cung, tinh hoàn di căn hạch bẹn.
Hạch to do cơ địa: Thấy ở một số người gầy yếu, sức khỏe toàn thân kém. Thường hạch ở bẹn, cổ. Hạch nhỏ dễ di động, không đau, mật độ chắc. Không điều trị, sau một thời gian hạch sẽ hết khi sức khỏe cơ thể hồi phục bình thường.
Hạch to do các bệnh về máu
Bệnh bạch cầu cấp: Hạch to, mềm, di động, xuất hiện hầu hết ở các vùng có hạch (cổ, nách, hố thượng đòn, bẹn), hạch chỉ là triệu chứng phụ. Dấu hiệu nổi bật là hội chứng thiếu máu phát triển nhanh, hội chứng chảy máu dưới da, sốt rất cao, lách to nhanh. Có tổn thương loét niêm mạc miệng và họng. Làm huyết đồ thấy giảm dòng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu tăng rất nhiều...
Bệnh bạch cầu mạn thể lympho: Hạch nhiều, đa số hạch bé, phát triển nhanh. Chỉ trong vòng vài ba tháng là các hạch ở cổ, nách, bẹn to, mềm, di động được. Lách chỉ hơi to, làm huyết đồ và tủy đồ, hồng cầu và tiểu cầu giảm, dòng lympho tăng nhiều.
Hạch to do các bệnh toàn thân
Bệnh dịch hạch (thể nổi hạch): Trước đây có những đại dịch mà năm 1894 Yersin đã tìm thấy vi khuẩn Pasteurella pestis. Ngày nay rất ít gặp loại dịch này. Nguồn bệnh từ loài chuột đồng. Bọ chuột là động vật trung gian truyền bệnh.
Trước khi nổi hạch, bệnh nhân thường có khó chịu như nhức đầu, chóng mặt, đau tứ chi, buồn nôn và gai sốt. Hạch nổi ở bất kỳ nơi nào, phần nhiều hạch ở bẹn, nách, cổ, cơ ức đòn chũm. Hạch hình tròn hay hình quả xoài, hạch dính vào da xung quanh, nắn rất đau. Sau độ một tuần thì đỡ đau, mềm và vỡ mủ. Trong mủ có thể thấy vi khuẩn Pasteurella pestis, tình trạng toàn thể rất nặng. Cơ thể suy nhược, ủ rũ, bơ phờ. Sốt cao 39-40oC. Khi hạch vỡ mủ thì hạ sốt.
Bệnh phát ban: Như Rubella, sốt xuất huyết, sau khi sốt thì nổi ban hay xuất huyết. Sau ba ngày thì hết ban. Hạch to bằng đốt ngón tay, hay nhỏ hơn, mềm, không hóa mủ, đau khi sờ nắn.
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm virus: Nhiều hạch, to bằng hạt lạc đến quả táo, xuất hiện ở toàn thân. Hạch chắc, nhẵn, sờ đau, di động dễ dàng, không hóa mủ. Toàn thân có sốt cao, mạch nhanh, mắt đỏ. Có viêm hoặc loét họng, lách to.
Bệnh BBS (Besnier-Boeck-Schaumann, hay bệnh Sarcoidose): Là bệnh của các tổ chức liên kết. Hạch toàn thân rất rắn, không đau, tiến triển chậm, hầu như không khỏi. Sinh thiết hạch thấy tế bào đặc hiệu. Tổn thương các phủ tạng như: phổi xơ, đưa đến tâm phế mạn tính; tâm viêm mạn, urê tăng, protein niệu, đái ra máu; cơ tim bị xơ, loạn nhịp.
Bệnh mèo cào: Do móng mèo, do gai các cây có mủ (xương rồng), do chấn thương nhỏ đưa virus vào. Sau 15 ngày bị cào, bệnh nhân sốt thì xuất hiện hạch toàn thân, nhưng nhiều nhất là ở khu vực bị cào. Hạch nhỏ không đau, xét nghiệm bạch cầu hạ, dòng tế bào Monocyte và Lympho tăng. Hai, ba tuần sau sẽ khỏi.
Hạch do phản ứng thuốc: Như Hydralazin, Allopurinol…
Khi thấy nghi ngờ hoặc chắc chắn mình có hạch to, nên đến bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể và cách xử trí thích hợp.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống

songchungvoi_HIV
30-08-2016, 16:03
Có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu không?


Thứ tư, 17/08/2016 07:43
Cách đây 5 ngày em bị cảm trong người, nhức đầu, nghẹt mũi, mệt mỏi trong người. Sau đó thì chuyển qua sốt và ho có đàm.

Khi hết các triệu chứng ấy thì người em nổi lên các chấm đỏ. Gần đây em có quan hệ tình dục không an toàn.

Bác sĩ cho em hỏi đây có phải triệu trứng của HIV không? Và các chấm đỏ có nguy hiểm gì không ạ? Mong bác sĩ giúp em. Cảm ơn bác sĩ.


(Nghia Nguyen - nghianguyen...@gmail.com)




http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2016/8/17/Co-dau-hieu-nao-dac-hieu-cho-nhiem-HIV-giai-doan-dau-khong-1.jpg
Hình minh họa. Nguồn Internet


Chào em,

Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu (http://alobacsi.com/benh-khac/bs-oi-con-co-dau-hieu-nhiem-hiv-giai-doan-dau-q71124c196.htm), vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu (http://alobacsi.com/benh-khac/bs-oi-con-co-dau-hieu-nhiem-hiv-giai-doan-dau-q71124c196.htm) thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm virus cúm thông thường, bệnh lý ngoài da...

Do đó, không dựa vào bất kỳ triệu chứng nào để biết được có mới nhiễm HIV hay không. Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV, kết quả chính xác nhất là từ 3 - 6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ. Và em nên khám chuyên khoa Da liễu để được định bệnh và xử trí thích hợp.

Còn vấn đề các nốt ngoài da của em, nhận định ban đầu của BS có thể là nốt muỗi đốt, viêm nang lông với số lượng ít, rải rác; cần kiểm tra thêm chuyên khoa da liễu để xác định.

Thân ái!

BS Trần Thị Thu Cúc - AloBacsi.com