PDA

View Full Version : Uống chung ly rượu có lây nhiễm HIV không



lucky star
06-03-2014, 10:05
Tối qua em có đi đám tang, nên có uống rượu và dùng chung ly rượu với mọi người trong bàn tròn. Vấn đề ở đây là môi em bị tróc da hơi rát do khô môi, em cũng để ý thấy một vài người trong bàn cũng bị lở môi luôn. Viêc dùng chung ly trong tình trạng môi miệng như vậy có làm lây nhiễm hiv không anh chị. Em sợ máu dính lên miệng ly thôi ạ. Mong anh chị đừng nghĩ em kỳ thị ạ.

Charles
06-03-2014, 10:12
Tối qua em có đi đám tang, nên có uống rượu và dùng chung ly rượu với mọi người trong bàn tròn. Vấn đề ở đây là môi em bị tróc da hơi rát do khô môi, em cũng để ý thấy một vài người trong bàn cũng bị lở môi luôn. Viêc dùng chung ly trong tình trạng môi miệng như vậy có làm lây nhiễm hiv không anh chị. Em sợ máu dính lên miệng ly thôi ạ. Mong anh chị đừng nghĩ em kỳ thị ạ.

Bạn không muốn người ta nghĩ bạn kỳ thị thì bạn phải hiểu rằng HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống chung, ngủ chung giường, đi chung nhà VS, .... Chứ bạn sợ kiểu này thì quá là kỳ thị rồi. Yên tâm đi nhé.

songchungvoi_HIV
06-03-2014, 10:15
Tối qua em có đi đám tang, nên có uống rượu và dùng chung ly rượu với mọi người trong bàn tròn. Vấn đề ở đây là môi em bị tróc da hơi rát do khô môi, em cũng để ý thấy một vài người trong bàn cũng bị lở môi luôn. Viêc dùng chung ly trong tình trạng môi miệng như vậy có làm lây nhiễm hiv không anh chị. Em sợ máu dính lên miệng ly thôi ạ. Mong anh chị đừng nghĩ em kỳ thị ạ.
21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?

http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aids-images/H16.jpg
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitin...idsquest21.htm (http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest21.htm)
33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây.
Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
<marquee border="1">HIV LÂY THEO 3 ĐƯỜNG: TÌNH DỤC, ĐƯỜNG MÁU VÀ TỪ MẸ SANG CON</marquee>
http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest33.htm
Uống chung cốc với người HIV bị chảy máu răng có lây?(26-07-2013)


Khi đến thăm các bệnh nhân HIV em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng.

http://www.edenboys.org/uploads/2012/thang10/tuan04/Uong-chung-coc-voi-nguoi-HIV-bi-chay-mau-rang-co-lay-1.jpgTuần trước em đi cùng với một tổ chức từ thiện đến thăm các bệnh nhân HIV. Khi đến nhà họ, em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng. Vậy xin hỏi em có bị lây bệnh không?

(Chung)
Chào bạn,
Câu hỏi của bạn rất hay, hiện tại nhiều người cũng có cùng thắc mắc như thế.
Thực tế, không chỉ trên những người bị chứng chảy máu ở nướu răng, mà trong một số trường hợp, nhất là khi người nhiễm HIV ở vào giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể nhiễm nấm vùng khoang miệng hay hầu họng. Một số có thể bị những nhiễm trùng vùng da gây lở loát, rỉ máu và dịch mô.
Trong tất cả các tình huống trên có thể khái quát theo công thức như sau: Dịch tiết vốn dĩ an toàn (nước bọt) được pha lẫn với dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm (máu), kết quả sẽ cho ra một hỗn hợp dịch tiết dự phòng có nguy cơ lây bệnh, dù khả năng lây nhiễm đã giảm do bị pha loãng.
Trở lại câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời về khả năng lây nhiễm HIV ở hai bình diện: Gia đình (tức những người chăm sóc bệnh nhân) và cộng đồng nói chung.
Trên bình diện gia đình, người nhiễm và người chăm sóc cũng nên thận trọng với khả năng nguy cơ này, nhất là khi tiếp xúc thường xuyên trong môi trường thân cận. Gia đình có thể chuẩn bị riêng một số ly tách sạch cho người bệnh sử dụng, đặc biệt là trong các đợt bệnh nhân bị lở loét vùng miệng.
Gia đình nên trao đổi với người bệnh với một thái độ ôn hòa, cảm thông, và hơn ai hết, người nhiễm sẽ nhận ra và có ý thức bảo vệ cho người thân của mình. Lưu ý, đừng cư xử quá cứng nhắc có thể làm tổn thương đến lòng tự trọng của bệnh nhân.
Trên bình diện rộng hơn, tức là cộng đồng, hiện chưa ghi nhận ca nhiễm HIV nào chỉ do uống nước, hay ngồi ăn chung với một ai đó nhiễm HIV. Nếu chỉ nghĩ về tình huống bạn đưa ra và vin vào câu trả lời "có khả năng", thì vô hình chung, chúng ta đang kỳ thị người có H, bởi khả năng xảy ra tình huống này cũng như tỷ lệ lây nhiễm trong tình huống trên là hoàn toàn không thể.
Thân ái.


Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress

lucky star
06-03-2014, 10:19
Vậy là trường hợp của em không sao phải không anh

Charles
06-03-2014, 10:36
Vậy là trường hợp của em không sao phải không anh

Uhm, không sao, chỉ là kỳ thị quá nên sợ thôi.