Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Mái ấm của hàng chục người bị nhiễm HIV.

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,929
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,171 lần

    Mái ấm của hàng chục người bị nhiễm HIV.

    Mái ấm của hàng chục người bị nhiễm HIV

    Thứ sáu, 05/07/2013 13:59

    (CATP) Từ trung tâm xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, men theo đường Võ Văn Bích, chúng tôi tìm đến khu chòi lá nằm sâu trong con đường đất nhỏ quanh co, được bao bọc bởi những cánh đồng cỏ um tùm. Đó chính là mái ấm của những người bị nhiễm HIV (AIDS), người già neo đơn, bệnh tật...Như một gia đình
    Bên trong căn nhà lá nhỏ hẹp nhưng gọn gàng, sạch sẽ, em Nguyễn Thị H. (quê Quảng Bình, người bị nhiễm HIV) đang chăm chú đút từng muỗng cơm cho cụ Liên (người già neo đơn bị bệnh tai biến, bại liệt, mất khả năng tri giác). Dù không nói được, nhưng trong ánh mắt của bà cụ vẫn hàm chứa sự yêu thương, cảm kích. Khi cụ Liên vừa ăn xong, cũng là lúc H. quay qua chăm sóc cho cụ Thơ (85 tuổi, bị gia đình từ bỏ, đưa vào đây từ mấy năm qua khi cụ mắc bệnh tai biến).
    H. cho biết, cô đã sa chân lỡ bước có con khi tuổi đời còn rất trẻ. Sau khi sinh con, H. bị chồng bỏ rơi. Buồn chán, cô đã lao vào ăn chơi sa đọa để rồi bị nhiễm HIV. Tưởng cuộc đời đã đặt dấu chấm hết, nào ngờ cô được người quen giới thiệu, gửi gắm vào đây để làm tình nguyện viên chăm sóc cho những người già neo đơn và người bị nhiễm HIV giống như cô. Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc, tắm rửa các cụ bị bệnh tai biến, H. còn đi chợ mua đồ ăn mang về nấu nướng giúp mọi người có sức khỏe chống chọi với bệnh tật.

    Bà Thư đến mái ấm thăm hỏi, động viên mọi người cố gắng sống vui, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua bệnh tật hiểm nghèo
    Vừa nhìn thấy trời chuyển mây đen, ông Lộc (62 tuổi) vội lấy tấm bạt ra căng, che chắn cho chuồng gà khỏi bị tạt. Bên trong hai dãy nhà lá, được phân chia riêng biệt thành hai khu: khu nam và khu nữ, mọi người ngồi quây quần bên nhau chuyện trò rỉ rả như cùng một gia đình. Anh Nguyễn Thành T. (SN 1978) chạnh lòng kể về những ngày tháng trai trẻ, sống vui vẻ với công việc làm thợ hàn. Nhưng khi cha mẹ T. bỏ nhau, anh chán đời và bắt đầu ăn chơi, bị đám bạn xấu rủ rê hút chích ma túy. Đến năm 2006, căn bệnh thế kỷ bộc phát, không tiền chữa trị, T. phải nằm vất vưởng ở lề đường. Sau đó, anh may mắn được một nhân viên bệnh viện có lòng tốt gửi vào mái ấm. Ở đây, anh được chăm sóc và điều trị bệnh chu đáo.
    Ở mái ấm, T. luôn sống lạc quan, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh. T. kể: Cùng vào mái ấm một lượt, những người bạn cùng cảnh ngộ đã vĩnh viễn ra đi. Theo tâm niệm của người đã chết, nếu họ muốn đưa về quê hay muốn được bình yên ở lại nhà nguyện (nơi cầu nguyện, đọc kinh cầu siêu cho những người chết) thì mái ấm đều lo chu đáo cho họ. Tại đây, hàng trăm con người bất hạnh đã được đùm bọc nhau cho đến giây phút cuối cùng.
    Những tấm lòng vàng
    Thông qua sự giới thiệu của một người bạn công tác ở Ban Y khoa giám mục TPHCM, vào tháng 4-2003, ông Trần Văn Ngọc (một tu sĩ, ngụ tại P13, Q.Phú Nhuận) biết được tâm nguyện của bà Nguyễn Thị Thư (chủ doanh nghiệp chợ Trường Đai, P13, Q.Gò Vấp) muốn dùng phần đất hơn 10 hécta của mình vào mục đích từ thiện. Từ đó, ông đã đề nghị bà Thư cùng hợp tác xây mái ấm nuôi những người bị nhiễm HIV, người già neo đơn, bệnh tật. Ban đầu, số người bệnh đến đây tá túc có hơn 20 người thông qua sự giới thiệu của các bệnh viện tại TPHCM và những người hảo tâm. Dần dà, số người bị nhiễm HIV đến thời kỳ cuối ngày càng nhiều. Từ năm 2010, phần diện tích đất của bà Thư được Tổng công ty cao su Miền Nam lập dự án thu mua, đền bù. Nhưng hiểu được ý nghĩa cao đẹp của bà Thư, đơn vị này vẫn để cho mái ấm được tiếp tục duy trì. Những lúc rảnh rỗi, bà Thư cùng gia đình thường đến mái ấm để thăm nom sức khỏe, giúp đỡ lương thực cho mọi người.
    Cũng như bà Thư, hơn ai hết, ông Ngọc hiểu những người mắc bệnh vốn không thể chống chọi với bệnh tật và mặc cảm với xã hội. Điều mà những người bệnh ao ước nhất là được thoải mái, bình yên về tinh thần, hướng tới sự khỏe mạnh về thể xác. Vì thế ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho họ, ông còn chú trọng đến việc bồi dưỡng tinh thần bằng những điều hay lẽ phải, những lời ca tiếng hát giải khuây. Mặc những rào cản miệt thị và nghi ngờ của xã hội, ông Ngọc vẫn tiếp tục vững lòng với tâm niệm sống “tốt đời đẹp đạo” mà mình đã chọn.
    Đến mái ấm, điều chúng tôi cảm nhận được rõ nhất là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người cùng cảnh ngộ. Tận dụng chút sức lực còn lại, mỗi người đều hết lòng giúp đỡ nhau trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Ai cũng ý thức được công việc mình phải làm, từ đi chợ, xắt rau, cho gà vịt ăn, quét nhà, nấu ăn... Dù chỉ là một sự đóng góp nhỏ nhoi, nhưng mỗi người đều cảm nhận được sự có ích của mình, trong tình yêu thương của người xung quanh.

    NGUYỄN HIẾU

    http://www.congan.com.vn/?catid=708&...mod=detnews&p=
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 16:58.

  2. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    tung_1234 (08-06-2015)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Đố vui có thưởng hàng tuần.
    Bởi prayforall9 trong diễn đàn Hè hè... cười cái coi... hì hì...
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 25-09-2013, 08:48
  2. Công ty không bao giờ được tổ chức xét nghiệm HIV bắt buộc
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Vấn đề pháp lý có liên quan HIV/AIDS
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 26-06-2013, 09:49

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •